Bài 29
BÔNG TRÁI VÀ CÁC ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH
I. TRÁI THÁNH LINH.
1. Các vị của Trái Thánh Linh: Ga-la-ti 5:22,23 liệt kê 9 mùi vị như một đơn vị độc nhất của một trái.
a. Yêu thương: Đây là tình yêu thiên thượng, một đức tánh của Đức Chúa Trời đang ngự trị (I Giăng 4:16, I Cô-rinh-tô 13).
b. Vui mừng: Không phải là thứ hạnh phúc của thế gian, nhưng là sự vui mừng sâu sắc (Phi 4:4).
c. Bình an: Đây là sự bình an của Đức Chúa Trời làm thỏa mãn hoàn toàn mọi linh hồn (Cô-lô-se 3:15).
d. Nhịn nhục: (kiên nhẫn) Con người tự nhiên thì thiếu sự nhịn nhục nhưng người thánh đồ thì trái lại.
e. Nhơn từ (bao dung).
f. Hiền lành (từ thiện).
g. Trung tín (đáng tin cậy).
h. Mềm mại (khiêm nhu) (II Tim 2:25).
i. Tiết độ (tự chế) điều độ trong việc ăn, uống, mặc, sinh hoạt.
Những mùi vị của Trái Thánh Linh hoàn toàn trái ngược với công việc tự nhiên xấu xa của xác thịt. Các mùi vị nầy được trình bày cách đẹp đẽ trong Đấng Christ vì Ngài là Đấng đầy dẫy Đức Thánh Linh.
2. Trái Thánh Linh là bằng cớ của sự chết :
Giăng 12:24 “Nếu hột giống lúa mì kia chẳng chết sau khi gieo xuống đất thì cứ ở một mình, nhưng nếu chết đi thì kết quả được nhiều.” Nếu chúng ta không chết, chúng ta sẽ chỉ sản sinh những công việc của xác thịt. Đó là bằng cớ bởi vì bản ngã của người tìm đồ chưa bị đóng đinh. Nhiều người không có kết quả bởi vì bản ngã của họ không được đóng đinh, cho nên họ tiếp tục là một mình không có kết quả. Chỉ có đời sống mới trong Chúa mới có khả năng đem lại bông trái làm vinh hiển Danh Chúa.
3. Trái Thánh Linh là cần thiết:
Giăng 15:2 “Nhánh nào trong Ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết.”Lu-ca 13:19, có lẽ về sau nó sẽ ra trái bằng không Chúa sẽ đến. Lý do duy nhất cho sự hiện hữu của chúng ta sau khi chúng ta tin Chúa là chúng ta phải kết quả.
Sự không kết quả, không thể vui hưởng lâu dài các đặc quyền của việc có kết quả. Ân phúc Chúa không thể đi đôi mãi với sự vô kết quả. Hãy đã đảo sự vô sinh trong Chúa.
Lu-ca 13:7 “Kìa, dã 3 năm nay Ta (tượng trưng cho Đức Chúa Trời) đến hái trái nơi cây vả nầy mà không thấy.” Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ hài lòng với điều chi khác hơn là sự kết quả thuộc linh trong đời sống chúng ta.
Gia-cơ 5:7 “Hãy xem người làm ruộng, họ bền lòng chờ đợi sản vật quý báu dưới đất “Chúa Jêsus Christ đang chờ đợi trái thật trong đời sống chúng ta. Ga-la-ti 5:22,23.
4. Trái tỏ ra cây:
a. Ma-thi-ơ 12:13 “vì xem trái thì biết cây.” Trong Dân số ký 13:26, các thám tử đi dọ thám mang về trái cây xứ Ca-na-an để chứng minh đó là nơi đất rất tốt.
b. Trong Tân ước các thánh đồ kết trái tốt tỏ ra mình được tái sanh. Hình thức bên ngoài là tốt, nhưng bắng cớ sống động là trái tỏ ra cây, đó là cây xoài hay cây táo, người đó là thánh đồ hay kẻ giả hình. Ma-thi-ơ 7:16-20, cây nho không thể sanh trái vả hay sai gốc. Người thánh đồ không thể sanh ra công việc xác thịt: Ga-la-ti 5:17-21.
c. Thường thường đời sống chúng ta là một sự mâu thuẫn giữa sự rủa sả và phước hạnh, giữa ngọt ngào và cay đắng, giữa cây vả và cây ô-li-ve Gia-cơ 3:9-12, không lạ gì khi thế gian hoang mang bối rối khi nhìn xem chúng ta?
5. Mục đích của trái:
Ma-thi-ơ 21:34 người chủ sai đầy tớ đi đặng thâu hoa lợi vì đến mùa hái trái.
Trái trong đời sống tín đồ là những việc lành mà người khác thấy được và tôn vinh Đức Chúa Trời. Ta chỉ sản xuất trái ngọt cho riêng bản thân mình thì không làm vinh hiển Danh Chúa được, ta còn phải kết quả cho người khác mới làm sáng Danh Chúa.
6. Căn nguyên của trái:
Ô-sê 14:8 “Bởi Ta mà sanh ra hoa trái ngươi” căn nguyên, nguồn cội của trái là Đức Chúa Trời.
Giăng 15:4 “Nhánh nho nếu không dính vào gốc nho thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong Ta thì cũng không kết quả được.”
Trái thiên nhiên là công việc tự nhiên của xác thịt. Người tín đồ sanh trái tốt nhiều, khi người đó đâm rễ vững nền trong Đấng Christ Ê-phê-sô 3:17,18.
7. Trái là nguồn gốc của sự sanh sôi nẩy nở:
Sáng 1:11 “Đức Chúa Trời phán, đất phải sanh cây cỏ, cỏ kết hột giống, cây trái kết quả.” Hột giống là quả, nếu không có quả thì không có hột giống hay sự tái sinh sản. Nếu đời sống chúng ta không có kết quả thuộc linh, thì chúng ta không thể tái sinh sản. Từ đó, thay vì là nguồn phước cho đời, chúng ta trở thành một vật cản trở cho sự phát triển của Tin lành. Cô-lô-se 1:10 “nẩy nở ra đủ các việc lành càng thêm lên…”
Chúng ta có sinh sản không, muốn vậy chúng ta phải kết quả bằng Trái Thánh Linh.
II. CÁC ÂN TỨ THÁNH LINH.
1. Các loại ân tứ :
I Cô-rinh-tô 12:8-10, các ân tứ Thánh Linh như khôn ngoan, tri thức, đức tin, chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân biệt các Thần, nói tiếng lạ và giải tiếng lạ.
I Cô-rinh-tô 12:28 các ân tứ phù hợp với các chức vụ của một sứ đồ, tiên tri, giáo sư, người làm phép lạ, người chữa bệnh, người cứu giúp, người nói các thứ tiếng.
Ê-phê-sô 4:11-16 thêm vào các ân tứ khác như ân tứ giảng Tin lành, chăn bầy. Rom 12:6-8 thêm các ân tứ khác nữa như ân tứ khuyên bảo, bố thí, cai trị và ân tứ làm việc thiện. (Có lẽ có khoảng 24 ân tứ khác nhau).
2. Các ân tứ được ban cho theo ý chí cao cả của Đức Chúa Trời:
I Cô-rinh-tô 12:11 mọi việc đó là công việc của đồng một Thánh Linh mà thôi, theo ý muốn Ngài phân phát sự ban cho riêng mỗi người.
Đức Thánh Linh đặt người tân tín hữu vào trong thân thể của Đấng Christ, và ban ơn thích ứng cho người đó trong vị trí đặt biệt của người đó trong thân thể. Ê-phê-sô 2:21,22. Việc lựa chọn chỗ đứng nầy hoàn toàn theo ý riêng Chúa muốn, tùy theo quyền tể trị của Ngài.
Khi Ngài lựa chọn chỗ đứng cho một người, Ngài tiếp tục làm cho tế bào mới nầy thích ứng với cả thân thể.
3. Các ân tứ nhằm đem lại ích lợi chung:
I Cô-rinh-tô 12:7 “Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người cho ai nấy đều được ích lợi chung.” Cả thân thể được ích lợi vì ân tứ mới được ban thêm cho một tín hữu. Thân thể con người không thể có các bộ phận không cần thiết, cũng vậy, thân thể Đấng Christ cũng không thể có những bộ phận vô dụng trong đó.
Sự qui đạo và sự Báp-têm vào thân thể của Đấng Christ của chúng ta (I Cô-rinh-tô 12:13) không phải chỉ là để chúng ta thoát khỏi địa ngục, nhưng nó còn là để chúng ta trở thành một người giúp đỡ, đem ơn phước đến cho thân thể.
Thân thể của Đấng Christ tức Hội thánh vô hình, phải được mạnh mẽ hơn bởi bạn đã được đặt vào trong Hội thánh, và bạn trở nên có giá trị nhờ các ân tứ đặc biệt của Đức Thánh Linh.
4. Các ân tứ cần được ao ước :
I Cô-rinh-tô 12:31 “Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hôn hết.”Đừng thỏa mãn với chỉ một hay hai ân tứ. Hãy tìm kiếm và cầu xin Chúa ban cho bạn các ân tứ khác,khả dĩ giúp bạn trong chỗ đứng đặc biệt mà Chúa dành cho bạn trong thân thể Đấng Christ.
Phao-lô nhắc rằng ân tứ nói tiên tri là ân tứ được ước ao nhiều nhất I Cô-rinh-tô 14:1-39. Trong Ma-thi-ơ 25:14-30 một số người được ban cho một ta-lâng (ân tứ), một số khác 2 hoặc 5 ta-lâng. Người nhận 5 ta-lâng làm lợi thêm 5 ta-lâng nữa, còn người nhận một ta-lâng đem giấu trong Ma-thi-ơ 25:28, ta-lâng đem giấu nầy cũng bị cất đi giao cho người có 10 ta-lâng và cuối cùng người nầy có 11 ta-lâng hay 11 ân tứ.
Khi tin Chúa chúng ta có thể có một hay hai ân tứ, nhưng ta hãy cứ tiếp tục tìm kiếm thêm nữa để làm vinh hiển Chúa. Riêng bản thân tôi (Alban Donglas) tôi tin rằng khi mới tốt nghiệp trường Kinh thánh tôi chỉ có vài ân tứ, nhưng Chúa đã ban thêm cho tôi các ân tứ khác trong 20 năm qua.
5. Các ân tứ đều thích hợp với người có các ân tứ đó :
I Cô-rinh-tô 7:7 song mỗi người đã được ban cho riêng mình bởi Đức Chúa Trời, người này thể này, kẻ kia thề khác. Mỗi người tín đồ Đấng Christ đều có một ân tứ. Không một cá nhân nào bị bỏ quên. Người quản lý không cần phải có ân tứ giảng đạo. Đức Thánh Linh ban ân tứ riêng cho mỗi người tùy theo nhiệm vụ người đó.
6. Các ân tứ phải được sử dụng :
I Ti-mô-thê 4:14 “Đừng bỏ quên ân tứ Chúa ban trong con.” Ân tứ cần phải được thực hành thường xuyên để đem lại ích lợi trong nước Chúa. Chúng ta hãy quan tâm cải tiến luôn các ân tứ Thiên thượng nẩy. Cô-lô-se 1:29.
KẾT LUẬN:
Đây không phải là các tài năng thiên nhiên. Đây là những ân tứ đặc biệt của Đức Thánh Linh ban cho. Chúng ta phải sống kết quả cho Chúa y theo các ân tứ thích hợp Chúa ban cho.