Lịch Sử Hội Thánh
I.THỜI KỲ CÁC SỨ-ĐỒ (Năm 30 Đến 100 Tây Lịch)
1. Cơ-Đốc Giáo Phôi Thai
2. Một Niềm Tin Khác Thường Xuất Hiện
3. Việc Viết Thành Sách Tân ước
4. Cơ-Đốc Giáo Do Thái
II.XÁC NHẬN VÀ BẢO VỆ NIỀM TIN(Năm 100 Đến 300)
5. Tình Trạng Thế Giới Khi Cơ-Đốc Giáo Xuất Hiện
6. Những Đụng Độ Ban Đầu Với Tà Giáo
7. Kinh Thanh Cơ-Đốc Xuất Hiện
8. Hội Thánh Sau Cơn Bắt Bớ
9. Những Phụ Giáo Của Hội Thánh
III. HỘI THÁNH THẮNG LỢI ( Năm 300 Đến 500)
10. Cơ-Đốc Giáo Trở Thành Tôn Giáo Của Đế Quốc La Mã
11. Tín Điều Va Kinh Thánh
12. Hội Thánh Và Sự Thờ Phượng
13. Những Giảng Sư Va Người Lãnh Đạo Nổi Danh
14. Thể Chế Tu Viện Lúc Ban Đầu
15. Hội Thánh Bành Trướng
IV. THỜI TRUNG CỔ( Năm 500 Đến 1500)
16. Tình Hình H.T. Sau Khi Đế Quốc La Mã Suy Sụp
17. Chế Độ Tu Viện
18. Học Thuật Và Triết Lý Trung Cổ
19. Chế Độ Giáo Hoàng
20. Các Cuộc Thánh Chiến
21. Kinh Thánh
V. CÁC H.T. CHÍNH THỐNG MIỀN ĐÔNG (Năm 1054 Đến 1980)
22. Đông Tây Xung Đột
23. Đế Quốc Phương Đông Va Hội Thánh
24. Những Thành Quả Và Thất Bại Của Miền Đông
25. Hội Thánh Chính Thống Đông Phương Ngày Nay
VI. THỜI KỲ CẢI CHÁNH ( Năm 1500 Đến 1600)
26. Những Làn Gió Cách Tân 27. Desiderlus Eramus (1483-1536)
28. Martin Luther ( 1483-1546)
29. John Calvin ( 1509-1564)
30. H.T. Anh Quốc Và Vua Henry VIII( 1509-1547)
31. Hai Triều Đại Edward VI Và Mary(1547-1548) Trang 108 32. Công Cuộc Hòa Giải Của Nữ Hoàng Elizabeth
33. Cuộc Cải Cách Trong Hội Thánh Công Giáo La Mã
VII. CƠ-ĐỐC GIÁO HIỆN ĐẠI
34. Tình Hình Sau Cuộc Cải Cách
35. Cơ-Đốc Giáo Vào Mỹ Châu
36. Cộng Đồng Cơ-Đốc Giáo Ngày Nay
MỘT SỐ NIÊN ĐẠI CẦN NHỚ
Giáo Hội Nghị tại Giê-ru-sa-lem
Hoàng Đế Nero bắt bớ Hội Thánh
Polycarp tử đạo
161 – 180 Hoàng Đế Marcus Aurelius
249 – 251 Hoàng Đế Decius
284 – 305 Hoàng Đế Diocletian
Giáo Hội Nghị Carthage
Sắc lệnh Milan
Constantine trọn quyền
325 Giáo Hội Nghị tại Nicaea
361 – 363 Hoàng Đế Julian
MỘT SỐ DANH XƯNG TRONG
LỊCH SỬ HỌI THÁNH CẦN NHỚ
Ê-tiên
Phao-lô
Irenaeus
Justin Marty
Marcion
Ignatius
Polycarp
Hoàng Đế (Emperor) Marcus Aurelius
Hoàng Đế (Emperor) Decius
Hoàng Đế (Emperor) Diocletian
Giám Mục Papias
Cyprian
Clement of Alexandria
Origen
Hoàng Đế (Emperor) Constantine Sắc lệnh Milan 313
Codex Vaticanus
Codex Sinaitius
Hoàng Đế (Emperor) Julian
Hoàng Đế (Emperor) Teodosius Arius
Athanius
Tín Điều của Hội Đồng Nicaea Jerome (340 – 420)
Vulgate
Augustine
John Chrysotom
Ambrose
Pelagius
Alaric
Anthony
Pachominus
Basil, Giám mục Caeserea
Ulfilas
Patrick
Clovis
Attila
Benedict
Columba
Boniface
St. Bernard
Dominic
Francis of Asisi
Thomas Aquinas
William of Ockham
Roger Bacon
Bonaventura
Giáo hoàng Gregory the Great Charlemage
Giáo Hoàng Gregory VII (Hildebrand) John Wycliff
Tu sĩ Lollard
John Huss
Desiderius Erasmus
Martin Luther
Philip Melanchthon
Jone Calvin
Henry VIII
Thomas Cranmer
Thomas More
Cromwell
William Tyndale
Vua Jame I
IgnatiusLoyola
Roger William
Francis Makemie
Geoge Fox
William Oenn
John Wesley
Thomas Coke
Francis Asbury
Thomas Campbells
(Năm 30 đến 100 Tây Lịch)
CƠ-ĐỐC GIÁO PHÔI THAI
Khi bóng tối bao phủ mịt mù trên thành Giê-ru-sa-lem chiều thứ sáu ấy, sau khi Chúa Giê-xu đã chịu hình trên đồi sọ, thì sứ mạng của Ngài dường như đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn. Những nhà cầm quyền thời bấy giờ nghĩ rằng đem xử tử Ngài như một tội nhân tầm thường là đủ phá tan uy tín của phong trào do Ngài khởi xướng và chấm dứt được ngay tình trạng sôi động trong dân chúng. Đang khi thi thể Ngài được đặt suốt ngày Sa Bát trong ngôi mộ vốn dành cho người khác thì những môn đồ Ngài tê bại vì xúc động và th ất vọng, thương khóc Ngài, người mà họ đã ‘trông mong chắc sẽ cứu lấy dân Y-sơ-ra-ên’ (Lu-ca 24:21). Khi họ nhớ lại cơn cuồng nộ của đám dân hò hét ‘Hãy đóng đinh nó’, ‘ Hãy đóng đinh nó’, các bằng hữu cũng như các người đã theo Ngài vẫn còn run sợ. Nhiều ngày sau có lẽ họ sẽ chỉ dám gặp nhau trong những căn phòng đóng cửa cài then thật kỹ.
Dường như mọi sự kinh hoàng diễn ra đã xóa tan tất cả công cuộc phục vụ sáng lòa của Chúa Giê-xu. Ngài đã chữa lành bệnh cho bao người và làm sống lại niềm hy vọng trong lòng hàng trăm người khác. Lúc đó, chưa ai viết lên một dòng của Tân ước, họa may có người nào đó nguệch ngoạc ghi vội một vài lời Ngài đã phán phòng hờ sẽ quên chăng. Đêm thứ sáu ấy và trong suốt ngày Sa Bát tiếp theo, phần đông các nhân vật cầm quyền tại Y-sơ-ra-ên thật đã thỏa lòng vì đã làm câm miệng được một tiên tri vô danh xuất thân từ xứ Ga-li-lê, một tiên tri đã gây ra biết bao xáo trộn. Cả các bạn của Ngài cũng phải thú nhận là bao nhiêu hy vọng của họ đã tiêu tan hết. Nhưng cũng giống như kinh nghiệm của Ysơraên trong dĩ văng, từ thất bại lại xuất hiện ra mầm thắng lợi, vì ‘PHÚC ÂM’ mà Chúa Giê-xu đã rao truyền ra chỉ trong vòng không đến ba trăm năm là đủ trở thành một nguồn động lực tâm linh cho Đế Quốc La Mã và rồi cho cả nền văn minh Tây phương nữa.
Sự thể đã xảy ra như thế nào? Chúng ta có thể thấy lời giải đáp ở trong bốn sách Phúc Âm và ở trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, cuốn này là cuốn sách lịch sử duy nhất ghi lại thời kỳ các Sứ Đồ viết chính trong lúc đương thời. Theo bốn sách Phúc Âm thì niềm tin Cơ-Đốc chớm nở vào ngày thứ nhất trong tuần lễ, ngày mà từ đó về sau hết thảy mọi người Cơ-Đốc đều kể là ngày Thánh. Ngày đó những người đàn bà theo Chúa Giê-xu mang các loại thuốc thơm và dầu xức đến mộ Ngài để sửa soạn thi thể Ngài trước khi chôn.
Những việc xảy ra sau đó là một sự huyền nhiệm vượt qua sự giải thích bằng lý luận, tuy nhiên những việc đó cũng đã khiến những kẻ theo Chúa Giê-xu tin quyết rằng sự chết của Ngài không phải là một kết thúc mà trái lại, chính là một khởi đầu. Thoạt tiên những môn đồ nghe tin các bà kia nói lại thì họ không hiểu nổi ý nghĩa và họ coi những lời kể lại về ngôi mộ trống và câu nói của thiên sứ như là một ‘chuyện hoang đường’. Dầu vậy Phi-e-rơ và Giăng có chạy thẳng đến ngôi mộ đục trong đá núi để được tận mắt chứng kiến và họ thấy ngôi mộ quả thật trống. Ngược lại trong đám môn đồ của Chúa ai là người đầu tiên tin rằng Chúa của họ đã sống lại từ kẻ chết, điều này không được rõ lắm. Có thể là ‘Môn đồ mà Ngài yêu’ (Giăng 20:8) cũg có thể là Ma-ri Ma-đơ-len (20:11-18) hoặc Phi-e-rơ (1 Cô-rinh-tô15:5). Rồi không bao lâu sau đó, kể cả Thô-ma, là một ngưòi hoài nghi, tất cả môn đồ đều đồng lòng tin rằng Chúa đã sống lại vì hết thảy đều đã nhìn thấy Ngài. Bởi có sự tin quyết ấy nên họ chẳng hề bị xao xuyến về những tin đồn đại mà nhà cầm quyền tại Giê-ru-sa-lem cho loan truyền ra để giải thích về ngôi mộ trống, một sự kiện có thể gây rất nhiều rắc rối. Một tin đồn nói rằng các môn đồ đã ăn trộm xác Chúa đem đi, tin ấy không thể đứng vững là vì có thể nào chính những kẻ tổ chức một sự lừa dối lại có thể mắc lừa bởi sự lừa dối ấy?
Đối với các môn đồ, sự sống lại của Chúa Giê-xu dường như đã cất khỏi mặt họ một cái màn che và họ bắt đầu hiểu những việc trong đó họ đã dự phần. Sự sống lại thực sự của Chúa đã trở thành cao điểm trong lời tuyên bố vào ngày lễ Ngũ Tuần ‘Đức Chúa Giê-xu này, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó’ (Công-vụ 2:32). Niềm tin này không phai nhạt đi, mà càng ngày càng tăng, vì Phaolô sau này lại trân trọng viết trong thơ 1 Cô-rinh-tô 15:14. ‘Nếu Đấng Christ chẳng đã sống lại thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích’. Niềm tin về sự sống lại của Chúa Christ đánh dấu bước khởi đầu lịch sử của Cơ-Đốc Giáo. Học giả Charles H. Dodd đã xác định đó ‘không phải là một niềm tin trong Hội Thánh, mà chính Hội Thánh đã phát triển quanh niềm tin ấy’.
Sách Tân ước ghi lại rằng sau khi Chúa Christ Phục Sinh, Ngài ở lại với nhóm môn đồ ít ỏi của Ngài, và dạy cho họ hiểu những phương diện sâu sắc hơn trong niềm tin của họ và mô tả cho họ thấy trước được hình thái phát triển tương lai của Cơ-Đốc Giáo. Có người nói :’Cơ-Đốc Giáo đã được sinh thành với quyển Kinh Thánh trong nôi’. Trong thời gian Ngài phục vụ, Chúa Giê-xu đã thường lấy lời Đức Chúa Trời làm nền móng cho sự dạy dỗ của Ngài. Ngài trích dẫn những lời ấy và Ngài giải thích. Theo Phúc Am Lu-ca, Chúa Christ sau khi Phục Sinh đã giải thích lại Kinh Thánh cho môn đồ qua ánh sáng của sự Phục Sinh của Ngài và Ngài ‘mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh’ (Lu-ca 24:45). Những lời giải thích của Ngài thật bao quát vì ‘Ngài bắt đầu từ Môi se, rồi kế đến mới đến các đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong câu Kinh Thánh’ (Lu-ca 24:27).
Những sách cổ xưa được tổ tiên lưu lại nay bao hàm thêm ý nghĩa mới vì những môn đồ đưọc thấy trong đó nhiều ám chỉ về đời sống, về sự Phục Sinh của Chúa Christ và họ nhận ra rằng những lời hứa của Kinh Thánh trong quá khứ đã thể hiện trọn vẹn trong Ngài. Chính Ngài cũng đã phán rõ ràng về Kinh Thánh : ‘Ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn’. (Ma-thi-ơ 5:17). Các môn đồ hiểu rằng sự Phục Sinh của Chúa Christ là dấu hiệu nói lên sự trị vì của Đức Chúa Trời trên mặt đất, điều họ hằng trông đợi, thật đã bắt đầu. Bây giờ họ biết rằng Giê-xu mà họ đã lẽo đẽo theo tại các miền Ga-li-lê và Giu-đê, chính Ngài là Chúa và là Đấng Christ. Cách Ngài giảng giải những vấn đề căn bản trong Kinh Thánh sau này trở thành nền móng cho những bài giảng của các Sứ Đồ và những thư tín của Phao-lô, đồng thời cũng là đề tài của các sách Phúc Âm nữa.
Tiếng ca ngợi của lời làm chứng từ những người rao truyền những việc Chúa Giê-xu đã làm, bổ túc thêm vào những lời chứng trong Cựu ước, đó là tiếng của những kẻ theo Ngài, những kẻ đã được nghe Ngài phán: ‘Các ngươi sẽ làm chứng về ta’ (Công-vụ 1:8). Thật vậy họ đã trở thành những chứng nhân về tất cả những ‘điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã sờ, về lời sự sống’ (IGi1Ga 1:1).
Để lấp chỗ trống do sự bội phản của Giu-đa các môn đồ đã chọn Ma-thi-a (Matthias) làm Sứ Đồ thứ 12. Trong mắt họ, họ đã kể Ma-thi-a xứng đáng chức vụ Sứ Đồ bởi vì Ma-thi-a đã làm chứng nhân về sự Phục Sinh của Chúa và ‘đã theo cùng chúng ta trọn lúc Đức Chúa Giê-xu đi lại giữa chúng ta, từ khi Giăng làmphép Báp Têm cho đến ngày Ngài được cất lên khỏi giữa chúng ta’. (Công-vụ1:21-22). Nói tóm lại, Ma-thi-a có thể làm chứng vì chính ông đã chứng kiến. Dù sau khi cả bốn sách Phúc Âm đã được viết xong, thì người ta vẫn thích nghe lời làm chứng của những kẻ đã tận mắt chứng kiến Chúa Giê-xu, hay là những kẻ đã từng theo sát họ, hơn bất cứ những gì chép trong một sách. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai, Giám Mục Papias ở Hierapolis, hồi tưởng lại thời niên thiếu của mình khi những kẻ thường được theo chân các môn đồ đầu tiên hãy còn sống, sống viết như sau : ‘Nếu tôi gặp người nào đã từng theo các bậc trưởng lão, tôi thường hối tiếc về các lời mà các bậc trưởng lão ấy nói ra. Anh rê nói gì, hoặc Phi-e-rơ, hay bất cứ môn đồ nào của Chúa… Vì tôi nghĩ rằng đọc sách thì ích lợi sao bằng được nghe những lời phát từ một tiếng nói sống động và hằng nhắc nhở ‘.
Không bao lâu sau ngày Chúa Phục Sinh, đám người đang trông ngóng Ngài nhận được mệnh lệnh sau chót của Ngài. ‘Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân’ (Ma-thi-ơ 28:19). Đối với nhóm người Do Thái này, đây quả là một mệnh lệnh lạ thường, vì Do Thái Giáo chưa từng bao giờ là tôn giáo phái giáo sĩ đi các nưóc mà chỉ là một sở hữu
quý giá của một dân tộc riêng biệt. Do Thái Giáo là niềm tin riêng của dòng dõi Ap-ra-ham mà thôi.
Khi Chúa Christ ra lệnh: ‘Này ta thường ở cùng với các ngươi luôn cho đến tận thế’, chắc chắn kèm theo đó là một bảo đảm có sự phù trợ từ trời, và cuối cùng, Ngài còn hứa ‘khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận được quyền phép’ (Công-vụ 1:8). Lời hứa này sẽ được thực hiện vào ngày Lễ Ngũ Tuần trong một phòng cao tại Giê-ru-sa-lem khi những người theo Chúa Giê-xu từng trải sự được ban cho Đức Thánh Linh. Họ nghe thấy tiếng gió mạnh thổi ào ào, rồi lại nhìn thấy những ngọn lửa, và họ đã nói ‘các thứ tiếng khác’. Khi họ được nói những ‘tiếng khác’ ấy, họ thầm hiểu rằng sứ điệp của Chúa Christ cần phải được rao truyền đến mọi giống dân. Đối với những môn đồ nhóm họp ngày đó, ngày Lễ Ngũ Tuần chính là ngày của Chúa như đã được tiên báo trong Kinh Thánh. Những sự lạ thường xảy ra trong ngày đó đã thể hiện quyền ủy và sự tôn cao của Chúa Phục Sinh của họ mà từ đây họ sẽ tôn thờ như một Chúa sống đời đời.
Kinh nghiệm đưọc ban cho Đức Thánh Linh cho họ một cảm xúc mạnh mẽ tưởng như thần linh của Đức Chúa Trời vốn ở trong họ nay đã thức tỉnh. Đó là một thần linh họ chưa hề nghĩ đến một lời giải thích nào theo thần học, nhưng họ biết chắc rằng đó chính là sự ban cho mà Chúa Christ đã từng hứa (Giăng 14:26 ; Công-vụ 2:38, 39).
Trong những ngày kế tiếp, Đức Thánh Linh này đã ở trong họ, tác động lòng những người đàn ông và đàn bà ấy và giúp họ ‘làm hơn điều họ muốn làm, thương yêu hơn lòng họ muốn thương yêu, cầu nguyện hơn tâm thần họ muốn cầu nguyện’.
Được Đức Thánh Linh cảm động, Phi-e-rơ trước hết kêu gọi ‘cả nhà Y-sơ-ra-ên’, giải thích những việc xảy ra trước ngày Lễ Ngũ Tuần bằng những lời tiên tri của Giô-ên (Gio Ge 2:26-28) và xác định là Chúa Giê-xu đã thật Phục Sinh. Phi-e-rơ nhấn mạnh cao điểm của lời giảng : ‘Vậy cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắn rằng Giê-xu mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã tôn cao Ngài làm Chúa và Đấng Christ’ (Công-vụ 2:36). Lời nói của Phi-e-rơ đâm thấu tim những người nghe nên họ hỏi ‘vậy chúng tôi phải làm chi?’ Cả đám dân xôn xao kích động, những dấu kỳ phép lạ tiếp tục xảy ra; hàng trăm người đưọc làm phép Báp Têm trong danh Chúa Giê-xu Christ, và nhiều người khác, kể cả những thầy tế lễ, đã nhận Chúa Giê-xu chính là Đấng Mê-si-a. Vào thời kỳ phôi thai thuở đó, phong trào này quả thật là một sự phục hồi sinh động của Do Thái Giáo, một cuộc phấn hưng với tất cả lòng sùng kính, tin cậy, lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời. Người ta bắt đầu nhận ra rằng trong sứ mạng của Chúa Christ, trong đời sống, sự chết và Phục Sinh của Ngài quả thật Đức Chúa Trời đã mở rộng một đường mới cho mọi người đến với Ngài.
Những kẻ tin Chúa hằng sống vẫn còn trung tín với luật pháp Do Thái cũ, và họ vẫn đến đền thờ cầu nguyện vào những giờ đã định, vì họ tin rằng niềm tin của họ không phải là niềm tin mới nhưng là sự thực hiện niềm tin cũ cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, những người theo phái Sa-đu-sê hoảng sợ khi thấy dân chúng quá sốt sắng tiếp nhận sứ điệp mới, và họ đã cấm các Sứ Đồ nhân danh Đấng Christ rao giảng sứ mạng mới. Phi-e-rơ và Giăng bị bắt giam hai lần. Hai người bị đánh đập, bị điệu ra trước tòa công luận, ở đó có luật sư (Rabbi) Ga-ma-li-ên bênh vực cho họ (Công-vụ 5:34), cảnh giác các đồng sự bằng những lời sau này trở thành những lời tiên tri: ‘Nếu mưu luận và công cuộc này ra bởi người ta, thì sẽ tự hư đi, nhưng nếu bởi Đức Chúa Trời ra thì các người phá diệt các người đó chẳng nổi, và lại là liều mình chống nghịch cùng Đức Chúa Trời’ (Công-vu 5:39).
Mặc dù sự ngăn chặn của nhà cầm quyền, Cơ-Đốc Giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Những kẻ theo phong trào dốc lòng giữ lời dạy của các Sứ Đồ, sự thông công giữa anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện.…và hết thảy những kẻ tin đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Họ bán gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. (Công-vụ 2:42, 44, 45). Các Sứ Đồ được công nhận làm lãnh đạo, khéo gây dựng mối thông công mạnh mẽ trong phong trào đến nỗi những ai thiếu thốn đều được giúp đỡ và những kẻ tin đều ‘một lòng một ý cùng nhau; ‘(Công-vụ 4:32). Trong bầu không khí hiệp một này, các Sứ Đồ dạy rằng Đấng Christ là sự thực hiện đầy trọn những gì đã tiên báo trong Kinh Thánh. Họ cùng nhau chia xẻ những gì họ nhớ lại về những lời Ngài đã phán, những việc Ngài đã làm, cứ nhắc đi nhắc lại như thế cho đến khi cô đọng thành các câu chuyện văn chương linh hoạt mà sau này các sách Phúc Am đã thâu thập làm nền tảng. Thêm vào sự dạy dỗ và thông công, lại còn những buổi thờ phượng hàng ngày chung với những thân hữu Do Thái trong đền thờ, đồng thời có cả những buổi nhóm riêng tại nhà các tín hữu. Tại đây ‘lễ bẻ bánh’ trở thành bữa ăn chung để cùng ghi nhớ bữa ăn tối họ dự lần chót cùng Chúa. Trong những buổi nhóm họp này, họ đọc những đoạn Kinh Thánh Cựu ước và giảng theo lề lối như Chúa Giê-xu đã thực hành trong các nhà hội. Tuy nhiên kể từ nay, những lời giảng này được soi sáng bởi những điều Ngài dạy dỗ và sự Phục Sinh của Ngài.
MỘT NIỀM TIN KHÁC THƯỜNG XUẤT HIỆN
Đông đảo người Do Thái gia nhập phong trào mới, tự nhiên họ như bị thu hút bởitính cách sáng tạo tâm linh và tinh thần nhân đạo trong đó. Họ xúc động khi nghe Phúc Âm do các Sứ Đồ giảng và họ tin chắc rằng trong Chúa Cứu Thế, sự khải thị của Đức Chúa Trời cho dân Ysơraên đã vượt đến tột đỉnh. Nhưng có một số người Do Thái không muốn nhận Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a (Messiah) là Chúa vì họ sợ rằng cách dạy dỗ mới mẻ này sẽ phá đổ thay vì làm cho trọn vẹn niềm tin cũ của họ. Không bao lâu sau đó, lòng sợ hãi ấy đã dồn cả vào Ê-tiên, là một tín đồ Do Thái, giỏi tiếng Hy Lạp.
Kinh Thánh gọi ông là một người ‘Chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp (Hellenist). Các Sứ Đồ đã nhận Ê-tiên để giúp rao giảng Tin Lành cho người Hy Lạp đồng hương với Ê-tiên. Vào lúc đó có lẽ Ê-tiên là người đã hiểu rõ hơn những người Cơ-Đốc Giáo Do Thái ở Giê-ru-sa-lem vốn nói tiếng A-ra-ma-ich (Aramaic). Ê-tiên hiểu rằng những điều Chúa Giê-xu dạy dỗ hoặc minh bạch, hoặc hình bóng đều là những lời Ngài phán với mọi dân tộc. Lệnh Ngài là :’Hãy đi dạy dỗ muôn dân’ (có nghĩa là ‘Hãy khiến muôn dân là môn đồ ta’ (Ma-thi-ơ 28:19). Lệnh ấy đe dọa tính chất riêng tư của niềm tin Do Thái.
Có một số người lên tiếng cãi với Ê-tiên thì họ không thắng nổi sự thông sáng và lời lẽ hùng biện của Ê-tiên khi ông bàn cãi về Chúa Cứu Thế. Họ nổi giận, xúm vào bắt Ê-tiên và đưa ra tòa công luận. Ê-tiên tự bệnh vực mình bằng những lời giải thích lịch sử xuất sắc nhưng đến khi nói họ hãy ngắm xem Chúa Giê-xu vinh hiển đứng bên hữu Đức Chúa Trời’ (Công-vụ 7:56), thì những lời đó đã gây ra hỗn loạn tại phiên tòa. Những người Do Thái cho những lời Ê-tiên nói là phạm thượng, kéo Ê-tiên ra ngoài tường thành và ném đá cho đến chết.
Sau-lơ bấy giờ còn niên thiếu, trung thành với Do Thái giáo đến như cuồng tín, đứng xem trận ném đá giết Ê-tiên lấy làm đắc ý. Nhưng có thể lời cầu nguyện ‘Lạy Chúa, xin đừng để tội này trên họ’ của Ê-tiên để xin tha thứ cho những kẻ giết mình, đã ám ảnh Sau-lơ. Cũng có thể, theo như Thánh Augustine nhận định sau này : ‘Nếu Ê-tiên không cầu nguyện lời đó, Hội Thánh đã chẳng có được Sau-lơ’. Kế đó, trên đường đi Đa mách (Damascus) Sau-lơ trở lại tin Chúa Cứu Thế và đổi tên mới là Phao-lô, ông tiếp tục công việc của Ê-tiên mở rộng ranh giới Cơ-Đốc Giáo.
Người Cơ-Đốc trở lại đạo đầu tiên là lời chứng minh chân lý trong câu nói của Tertullian, nhà thần học nổi danh đầu thế kỷ thứ ba :’Huyết kẻ tử đạo là hạt giống của Hội Thánh’. Sau khi Ê-tiên chết và trong cơn bắt bớ liền theo sau đó, nhiều người Cơ-Đốc nói tiếng Hy Lạp trốn khỏi Giê-ru-sa-lem và khởi sự giảng Tin Lành của Chúa Cứu T hế ra các vùng Giu-đê, Sa-ma-ri, Phê-ni-xi (Phoenicia), Chíp-rơ (Cyprus) và An-ti-ốt. Lúc đầu lời giảng của họ là để kêu gọi người Do Thái trở về cùng Chúa, nhưng sau này các dân khác gốc cũng được nghe Phúc Âm của Ngài.
Theo sách Công Vụ Các Sứ Đồ, nhờ lời giảng của Phi-e-rơ mà người ngoại đầu tiên tin Chúa. Sự kiện này gây ra nhiều chỉ trích mạnh mẽ của số tín đồ tại Giê-ru-sa-lem (Công-vụ 10:1-11:18). Vào thời sơ khai Hội Thánh đã phải đối diện với một vấn đề gây chia rẽ sâu đậm. Khi những người Cơ-Đốc Do Thái hội hiệp với dân ngoại, ăn chung với họ thì câu hỏi đặt ra là những người này có là phạm luật pháp hay không? Khi một người ngoại muốn trở thành tín đồ Chúa thì trưóc hết có phải làm theo luật pháp Do Thái trọn vẹn chăng?
Trong vòng 10 năm sau khi Ê-tiên tử đạo, những môn đồ được tương đối bình an ở lại Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem là thành của giao ước cũ, họ lại càng tôn kính thành ấy vì là thành Thánh, nơi mà Chúa Cứu Thế đã lập giao ước mới, nơi mà Ngài đã chết và Phục Sinh, nơi mà Thánh Linh đã được ban cho cộng đồng của những người theo Chúa. Chính giữa cơn bắt bớ dữ dội trong thời Vua Ac-rip-ba (Agrippa) đệ nhất, là cháu vua Hê-rốt (Năm 42 – 44 SC) mà Sứ Đồ Gia-cơ bị chặt đầu và Phi-e-rơ bị bắt và tống giam. Sau những biến cố tàn bạo đó, những môn đồ đầu tiên bị tản lạc, và sách Công Vụ không theo dõi vết tích của họ nữa. Thành An-ti-ốt và La Mã đều nhận Phi-e-rơ là người sáng lập. Hội Thánh Ê-phê-sô thì liên hệ nhiều đến Sứ Đồ Giăng, và Hội Thánh Mar Thoma ở An Độ tiếp tục tôn Sứ Đồ Thô-ma là người sáng lập. Tại Giê-ru-sa-lem, công việc lãnh đạo Hội Thánh được trao cho Sứ Đồ Gia-cơ, là em của Chúa Giê-xu. Vào năm 49 sau Chúa, ông tổ chức Giáo hội nghị đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem, trong đó ông đề nghị nên có một sự thỏa thuận giữa những người Cơ-Đốc gốc Do Thái và nhóm người Cơ-Đốc không phải gốc Do Thái, nhóm này tuy nhỏ nhưng đang gia tăng nhanh chóng (Công-vụ 15:1-29). Sự thỏa thuận này khiến cho những người hoạt động không còn bị bó buộc trong những đòi hỏi nghi lễ của luật pháp Do Thái, những đòi hỏi đã ngăn trở nhiều người ngoại tin nhận Cứu Chúa. Kết cục của sự thỏa thuận này là dần dần họ cởi bỏ đưọc cái ách Do Thái đè trên cộng đồng Cơ-Đốc.
Nhiều người đàn ông và đàn bà có tên hay không có tên ghi trong sách Tân ước đã rao truyền sứ điệp của Cứu Chúa đến các người ngoại. Dĩ nhiên ông Phao-lô là người nổi danh hơn cả. Trong những chuyến du hành truyền giáo rất xa, ông luôn luôn dẫn đầu phong trào Cơ-Đốc, dù ở An-ti-ốt, nơi các tín đồ lần đầu tiên được gọi là Cơ-Đốc nhân, hay ở đảo Chip-rơ, Tiểu Á, Hy Lạp, hoặc La Mã, những người Do Thái và cả những người Cơ-Đốc Do Thái cũng chê trách ông là đã bỏ đường lối đã theo xưa nay. Nhưng vì đã được giáo dục trong vòng người Pha-ri-si, được huấn luyện làm thầy dạy luật, quen thuộc với tư tưởng Hy Lạp, được hiểu sự dạy dỗ của các Sứ Đồ và trên hết đầy lòng trung tín với Chúa, nên dù phải đối đầu với sự chống báng, ông càng hiểu sâu sắc lời dạy dỗ, cũng như ý nghĩa về Chúa Cứu Thế hơn, có lẽ hơn bất cứ ai trong hàng những người lãnh đạo ban đầu. Phao-lô tin chắc rằng ‘dân Y-sơ-ra-ên là dân đã được nhận làm con nuôi, được sự vinh hiển, lời giao ước, được ban cho luật pháp, sự thờ phượng và lời hứa, là dân sanh ra từ các tổ phụ và theo phần xác thì thuộc về dòng dõi của Chúa Cứu Thế’. (RoRm 9:4-5). Phao-lô và các nhà truyền giáo đầu tiên trưóc hết đã mang Tin Lành của Chúa đến các anh em của họ, thuộc dòng giống của họ. Họ thăm viếng các nhà hội rải rác khắp nơi sau thời kỳ dân Do Thái bị lưu đày, để cố gắng thuyết phục mọi người rằng sự khải thị của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên đã đạt cao điểm nơi Chúa Cứu Thế. Nơi nào ông không thuyết phục nổi người Do Thái, thì họ quay lại chốn nghịch và thóa mạ ông như đã xảy ra tại An-ti-ốt xứ Bi-xi-đi (Pisidia) (Công-vụ 13:14-17) lúc bấy giờ ông mới xây qua người ngoại, vì vậy sứ mạng truyền giáo của ông càng ngày càng hướng về người ngoại. Mặc dầu ông đã gây dựng nhiều Hội Thánh quanh bờ biển Địa Trung Hải, ông luôn luôn cố san bằng những dị biệt giữa những người này và những người Cơ-Đốc Do Thái tại Giê-ru-sa-lem. Có một lần ông viết thư bày tỏ ‘Sự buồn phiền lớn không nguôi’ khi ông thấy mình không thắng được sự cứng lòng thuộc dòng giống của chính ông, không đem được họ về niềm tin trong Đấng Christ là Đấng Mê-si-a của họ. Ông đã rất đau lòng khi viết rằng: ‘Thà tôi cầu nguyện xin chính mình tôi bị rứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác’ (9:3). Bản thân ông vẫn là một người Do Thái trung thành với truyền thống cũ, và đoạn sách 21:15-16 tường thuật cho ta rõ hành vi sau chót của ông là một người tự do làm trọn nghi lễ luật pháp Do Thái (Câu 19 và 24)
Ông đã giảng một Phúc Âm về Chúa Cứu Thế vượt trên Do Thái Giáo và luật pháp của tôn giáo này. Ông viết ‘Không phải tôi sống nữa mà Đấng Christ sống trong tôi’. Ông lại thêm ‘Vả anh em ai đã chịu phép Báp Têm trong Đấng Christ đều đã mặc lấy Đấng Christ vậy, tại đây không còn chia ra người Do Thái hoặc người Hy Lạp, không còn tôi mọi hoặc tự chủ, không còn đàn ông hoặc đàn bà vì trong Chúa Christ anh em thảy đều là một. Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ thì anh em là dòng dõi của Ap-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa ‘ (Ga-la-ti 2:20; 3:27-29)
VIỆC VIẾT THÀNH SÁCH TÂN ƯỚC
Ngày nay người ta được biết rõ về công việc viết sách Tân ước hơn là so với thời xưa, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm không chắc chắn lắm và nhiều tháng năm vẫn còn nghi vấn. Nhưng các học giả phần đông đồng ý một điều: lá thư thứ nhất của Phao-lô gửi người Tê-sa-lô-ni-ca, viết từ thành Cô-rinh-tô vào khoảng năm 50 sau Chúa là bản văn Tân ước lâu đời nhất thuộc Tân ước, còn giữ nguyên được bản chính. Thư đó và những thư Phao-lô viết tiếp theo sau đã khởi đầu sự hình thành sách Tân ước. Phao-lô và những Hội Thánh nhận thư tín của ông cũng chưa ai coi những lời truyền thông ấy là kinh điển, vậy mà khi mọi người nhận biết đó là những lời phát biểu chính thức của niềm tin Cơ-Đốc thì những tài liệu ấy trở thành kinh điển, họ biết những lời đó được Đức Chúa Trời soi dẫn.
Công cuộc truyền giáo của Phao-lô giữa dân ngoại, theo lời truyền lại đã chấm dứt vào năm 64 sau Chúa là năm Phao-lô và Phi-e-rơ cũng bị tử đạo cùng với nhiều Cơ-Đốc nhân khác trong thời Nê-rô hành hại. Khi tiếng của các Sứ Đồ im bặt thì những chứng nhân thế hệ sau càng ngày phải căn cứ vào những nguồn tài liệu để tìm ra các sự kiện đã làm căn bản cho Tin Lành về Đấng Christ. Trong thời kỳ này, người ta gom góp, chép và chuyền cho nhau xem trong vòng các Hội Thánh, các thư của Phao-lô và vào năm 150 sau Chúa, khi quyển sách cuối cùng của Tân ước được viết xong, tác giả dã minh định rằng các thư của Phao-lô quả là kinh điển (IIPhi 2Pr 3:15-16).
Thêm vào những thư nói trên, Hội Thánh cũng sưu tập những mẩu chuyện, những lời phán của Chúa Giê-xu, cùng những việc đã xảy ra trong khi Ngài sống trên đất. Người ta cũng gom góp những bản văn Cựu ước có liên hệ đến sứ mạng của Ngài. Thế rồi những tài liệu ấy được viết ra minh bạch để các vị truyền giáo và giáo sư có thể dùng làm căn bản niềm tin. từ những bản văn như thế và từ ký ức những người đã được chính tai nghe lời các Sứ Đồ giảng dạy, chúng ta được biết là sách Phúc Âm Mác đã hoàn thành vào khoảng các năm 65 đến 75. Sau đó một thời gian ngắn hai tác giả khác đã duyệt lại sách Mác thêm vào một số tài liệu riêng họ đã tìm ra và trình bày một cách thích đáng cho những thính giả đặc biệt của họ.
Các sách Phúc Âm Ma-thi-ơ và Lu-ca cũng được viết ra cách tương tự. Rồi có lẽ gần cuối thế kỷ thứ nhất, ông Giăng, một nhà truyền giảng thứ tư, đứng trên một quan điểm độc lập, trích rất ít tài liệu từ ba sách Phúc âm kể trên, viết ra sách Phúc Âm Giăng, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Cả bốn sách Phúc Âm nói trên và sách Công Vụ không viết bằng ngôn ngữ A-ra-ma-ích như người ta trông chờ, vì tiếng A-ra-ma-ích là ngôn ngữ mà Chúa và các môn đồ Ngài sử dụng, nhưng lại viết bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ thông dụng khắp đế quốc La Mã trong 2 thế kỷ đầu tiên. Chắc chắn là các tác giả đã dịch một số tài liệu từ A-ra-ma-ích ra. Quả vậy, một vài tiếng A-ra-ma-ích còn sót lại trong các sách Phúc Âm. Nhưng ngày nay cũng có một số học giả tin rằng các sác Phúc Âm đầu tiên được viết bằng tiếng A-ra-ma-ích. Nhưng chúng ta biết là các sách Phúc Âm, sách Công Vụ, và các thư của Phao-lô được viết cho Hội Thánh dân ngoại, nói tiếng Hy Lạp, mục đích là để trình bày Chúa Christ cho người sống trong thế giới La Hy (La Mã, Hy Lạp)
CƠ-ĐỐC GIÁO DO THÁI
Trong khi Cơ-Đốc Giáo phát triển trong vòng dân ngoại và cho ra những tài liệu căn bản, thì nhóm Cơ-Đốc Do Thái đem sứ mạng của Chúa Giê-xu đến với dân họ là dân Y-sơ-ra-ên. Trong khoảng 20 năm, Sứ Đồ Gia-cơ, em Chúa Giê-xu, chủ tọa Hội Thánh gốc tại Giê-ru-sa-lem là một nhánh riêng thuộc Do Thái Giáo. Trong khoảng thời gian có nhiều bạo động tôn giáo vì lòng cuồng tín nổ ra trước chiến tranh Do Thái – La Mã, cộng đồng Cơ-Đốc phải lánh nạn qua sông Giô-đanh, tại thành Pella của dân ngoại, một thành phố trong vùng Đê-ca-bô-lơ (Decapolis), nơi đây những tín đồ đã tránh được nạn tàn phá Giê-ru-sa-lem bởi tay người La Mã vào năm 70.
Sau cơn tàn phá, những tín đồ Do Thái trở lại thành Thánh, và họ chọn Si-mê-ôn là cháu Sứ Đồ Gia-cơ lên làm lãnh đạo Hội Thánh, vì dường như chức vụ này được biệt riêng cho dòng dõi gia đình Chúa Giê-xu. Vào thế kỷ thứ tư, có sứ giả Eusebius chuyên viết về các Hội Thánh đã viết: ‘Những người được xưng là anh em… quản trị toàn thể Hội Thánh vì họ là những người tử đạo và bà con với Chúa Christ’
Mười lăm Giám Mục tiếp nối nhau là những người dân Do Thái hành đạo, và lãnh đạo khối Cơ-Đốc Do Thái tranh đấu tại Palestine cho đến năm 135. Sau đó khối Cơ-Đốc này càng ngày càng bớt người đi, kém tài chánh nên không thu hút được những người lãnh đạo đủ khả năng, kết cuộc là Hội Thánh Palestine xưa kia mạnh mẽ thế nào, nay không còn sánh được với Hội Thánh dân ngoại ngày càng thêm sinh lực. Năm 132 người Do Thái nổi lên chống lại kẻ cầm quyền La mã. Họ rêu rao rằng người lãnh đạo cuồng tín của họ Simon Bar Kosiba, là Đấng Mê-si-a đến để cứu Y-sơ-ra-ên. Hội Thánh gốc từ thời các Sứ Đồ không thể chấp nhận lời rêu rao ấy, bèn dứt liên hệ với Do Thái giáo và tàn lụi đi. Bởi vậy, sau thế kỷ mà Phao-lô và các người khác đổ bao công khó để thuyết phục dân Do Thái rằng Đấng Christ là sự trọn đầy của những lời hứa từ Đức Chúa Trời cho Y-sơ-ra-ên, thì Do Thái Giáo và Cơ-Đốc Giáo hoàn toàn phân rẽ.
Bar Kosiba nổi loạn bị thua thiệt nặng nề trên đống đổ nát của Giê-ru-sa-lem, người La mã xây dựng lại một thành phố thuộc địa đặt tên là Aelia Capitolina. Dưới Giê-ru-sa-lem ngày nay ta còn tìm thấy vết tích địa đồ thành phố xưa. Thành phố này có rạp hát, có nơi làm trò xiếc hoặc những trụ cột lớn, có những bồ tắm hơi, có các cổng vào, các cửa lớn, các tượng thần Jupiter và Hoàng Đế Hadrian nơi đền cũ được xây. Các người Do Thái và Cơ-Đốc nhân gốc Do Thái không được vào thành phố nói trên, tuy nhiên có những tín đồ gốc dân ngoại đưọc vào đó và thành lập một cộng đồng Cơ-Đốc mới, cộng đồng đó được các Giám Mục dân ngoại hướng dẫn.
Đầu thế kỷ thứ 3, những tín đồ dân ngoại tại thành phố Aelia có dịp đón rước một đoàn hành hương, đoàn người này sống theo một đức tin mới. Theo Giám Mục Melito ở Sardis, họ đến để thấy tận mắt ‘nơi mà Phúc Âm đưọc truyền rao và lịch sử Cơ-Đốc bắt đầu diễn tiến’. Cũng tại đây, Giám Mục Alexander Flavian lập nên một thư viện vào năm 212 có những tài liệu vô giá về lịch sử Hội Thánh ban đầu cho những học giả như Origen, Eusebius, và Jerome.
(Năm 100 đến 300)
TÌNH TRẠNG THẾ GIỚI KHI CƠ-ĐỐC GIÁO XUẤT HIỆN
Bấy giờ Đế quốc La Mã có uy quyền nhất. Với quân lực mạnh và chính trị xảo quyệt. Đế quốc La Mã tuy gọi là hợp nhất nhiều dân tộc khác nhau, nhưng vẫn phải chấp nhận tình trạng không thuần nhất trong các dân tộc khác nhau nên đã nới rộng cho họ một phạm vi đáng kể để họ thực hiện những phong tục ngôn ngữ, tôn giáo của riêng họ, Dầu vậy, luật La Mã áp dụng cho toàn đế quốc vì thế nên Phao-lô là người gốc Do Thái có quốc tịch La Mã vẫn có quyền chống án tại tòa án cấp tỉnh ở Xê-xa-rê lên tòa thượng thẩm tại La Mã. Tàu bè di chuyển trong biển Địa Trung Hải có những đường riêng được bảo vệ, hệ thống đường bộ cũng rất tốt giúp cho sự giao thông trong toàn đế quốc . Khởi đầu những đường này chỉ có mục đích quân sự và kinh tế để di chuyển quân đội và trao đổi hàng hóa, nhưng sau đã đem lại ích lợi nhiều trong việc truyền bá Cơ-Đốc Giáo.
Đến khi Cơ-Đốc Giáo tiến tới các thành phố chính trong vùng Địa Trung Hải, thì những thần La Mã vẫn tôn thờ từ trước, không còn mấy người theo và đế quốc này thiếu một trung tâm tôn giáo. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh, người La Mã hướng về niềm tin khác nhau trong số đó có cả những huyền giáo của Hy Lạp lẫn Đông phương. Rất nhiều người cứ hướng thờ những nữ thần thiên nhiên như nữ thần Đại mẫu (Cybele) ở Tiểu Á, Nữ thần Isis, thần của sung túc và ảo thuật. Nhiều người La mã muốn sống theo những tiêu chuẩn đạo đức cao thì thờ thần Mithras của Ba Tư, thần của sự thông sáng. Đây là một tôn giáo mà quân sĩ ưa theo, vì thế mà có sự ganh đua với Cơ-Đốc Giáo ; còn Do Thái Giáo, tuy không được phổ biến như những loại huyền giáo nói trên, nhưng cũng lôi cuốn được một số người ngoại như đã chép trong Tân ước, là vì tôn giáo này nêu cao một Thượng Đế thánh khiết và nếp sống đạo đức. Tuy nhiên trước kia các tiên tri đã rao truyền một sự cứu chuộc ban cho toàn thế giới. (Ê-sai 45:22-23)
Do Thái giáo căn bản vẫn là tôn giáo của một dân riêng biệt nên không thu hút đưọc nhiều người La mã. Cơ-Đốc Giáo kết hợp được những gì tốt nhất trong các tôn giáo đương thời, tôn giáo này vừa đạo đức vừa huyền bí. Nó chống lại mọi điều ác phá hoại cuộc đời mọi người đàn ông và đàn bà, và làm thỏa lòng họ khi nó giúp họ tìm ra lẽ sống. Niềm tin Cơ-Đốc tập trung vào một Đức Chúa Trời thánh khiết, vì Cha của tất cả mọi người, Con Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ bảo đảm cho tình thương của Cha chung. Tôn giáo này dạy rằng những ai sống ngay thẳng và có đức tin đều có thể thông công với Đức Chúa Trời qua Đức Giê-xu Christ. Ong Augustine là vĩ nhân lãnh đạo Hội Thánh ở Bắc Phi sau này có viết : ‘Cơ-Đốc Giáo giúp cho những người thường có thể sống theo một quy luật đạo đức mà trưóc kia chỉ có một vài triết gia theo nổi’.
Sự thắng lợi của Hội Thánh vẫn còn là mộng xa vời vào thế kỷ thứ hai và thứ ba, vì những khó khăn và hiểm nghèo qúa lớn đe dọa Hội Thánh. Vừa ra thoát khỏi những bó buộc chính trị và tôn g iáo của Do Thái Giáo vào thế kỷ thứ nhất, lại bị các huyền giáo ganh đua và chính quyền bắt bớ, ngay trong lòng Cơ-Đốc Giáo lại có những tà giáo nổi lên. Cơ-Đốc Giáo chân chính phải tranh đấu để tồn tại, bằng cách thực hiện trách nhiệm định nghĩa niềm tin, thắng hơn nhưng phải ganh đua và cầm cự được sự bắt bớ mà không nao sờn. Ngoài ra lại còn phải thuyết phục hoán cải những dân man rợ luôn luôn muốn xâm lấn đế quốc, đồng thời phải gây dựng một tổ chức khả dĩ tồn tại dù Đế Quốc sẽ tan rã và nền văn minh La Mã sẽ sụp đổ. Để đương đầu với mọi thách thức nói trên, Hội Thánh đã chiêu tập và trưởng dưỡng những bộ óc sáng tạo nhất thời đó và duy trì được những tài khéo cũng như nền trí thức của La mã, Hy lạp và Ai Cập. Cơ-Đốc Giáo đã thiết lập được một sự hợp nhất mới tại Tây Âu, tập trung vào một hội tự nguyện duy nhất trên thế giới, bao gồm hết được mọi phương tiện của con người và cuộc sống. Kết cuộc là từ Hội Thánh đã xuất hiện ra được một nền văn minh mới.
NHỮNG ĐỤNG ĐỘ BAN ĐẦU VỚI TÀ GIÁO
Vì Cơ-Đốc Giáo có sinh lực, lại được người ta ưa thích càng ngày càng đông, nên đã thu hút một số lớn những người Cơ-Đốc ‘giả hiệu’. Sách Công Vụ có nói đến một đám nhố nhăng, ngay thời kỳ mới mẻ đó, đã có mưu đồ lợi dụng niềm tin mới như vợ chồng A-na-nia và Sa-phi-ra, thuật sĩ Si-môn (sau này có từ ngữ ‘Simony’ nghĩa là nghề phù phép nhảm nhí), Ê-ly-ma, một thuật sĩ khác ở đảo Chip-rơ ; các thầy bói tại Phi-líp, rồi đến các con trai của Sê-va đi rong làm nghề đuổi quỷ. Những người bạn giả của Cơ-Đốc Giáo này dễ nhận ra nên không gây tai hại bao nhiêu. Những phái tà giáo bóp méo Phúc Âm theo những ý riêng lạ lùng của họ còn tai hại hơn. Vì cộng đồng Cơ-Đốc đón tiếp bất cứ ai đến, cung hiến tự do cho những ai đã gia nhập, gây nên bầu không khí thích hợp cho những tư tưởng và giáo thuyết khác nhau. Những tư tưởng và giáo thuyết này làm sinh động Hội Thánh, và giúp mọi người hiểu Phúc âm sâu sắc hơn. Tuy nhiên một số lý thuyết quá cực đoan đã gây ra nhiều vụ tranh cãi có thể làm thiệt hại cho niềm tin Cơ-Đốc. Tân ước có 5 thư tín viết trong khoảng những năm từ 80 đến 150 (Hê-bơ-rơ, I và II Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giu-đe) đã phản ảnh những cuộc tranh cãi nói trên.
Trong những năm ấy, Hội Thánh cần những lời dạy dỗ chính xác, nên tìm đến các thư của Phao-lô mà họ thâu góp được, và các sách Tin Lành vừa viết xong, để họ học thẳng từ nguồn gốc tức là những nhân chứng hàng đầu và hàng nhì và để biết chắc về những gì họ đã được nghe kể lại (Lu-ca 1:14).
Hồi đó, Hội Thánh sử dụng một sách mới sắp xếp lại gọi là ‘codex’. Sách này giúp họ có ngay những tài liệu thuận tiện, dễ đọc, để phá đổ phía tà giáo, dạy dỗ trung tín và thu hút người chưa tin. Thời ấy, sách Codex chẳng khác gì sự sáng chế ra truyền thanh và truyền hình của thế kỷ 20. Codex là sách viết trên giấy bằng ruột loại lau sậy Papyrus, cũng có trang như những sách ngày nay. Nó không cồng kềnh như những cuộn giấy người ta dùng lúc ban đầu, nên đạt được tác dụng phổ biến tốt hơn. Hội thánh được coi như là đã đi tiên phong trong cách sử dụng lối truyền thông mới này, bởi vì rất nhiều sách codex tìm thấy, sót lại từ thế kỷ thứ 2, thứ 3, đều có lời văn Cơ-Đốc.
Từ lúc được Phao-lô tìm cách tách ra khỏi luật pháp Do Thái, Cơ-Đốc Giáo phải đối đầu với một phái gọi là Trí Thức Giáo (Gnosticism). Phái này đe dọa nặng nề nhất. Thư Cô-lô-se và thư I Giăng có nói đến hình thái ban đầu của phái ấy. Trí Thức Giáo là một phong trào có tính cách huyền bí bao gồm triết học Hy Lạp, các đạo giáo Đông phương, những dạy dỗ có tính cách mặc khải trong đạo Do Thái lẫn với tin tưởng Cơ-Đốc, tất cả các thứ nói trên nhào trộn thành một mớ ‘trí thức’ kín giấu hứa hẹn sự cứu rỗi cho những ai được ‘khai tâm’ tức là được soi sáng tâm linh. Những người theo phái trí thức không nhận Đức Chúa Trời sáng tạo vì họ coi vật chất xấu xa và không hy vọng tìm được hạnh phúc ở thế gian này. Hơn nữa họ cũng không nhận rằng Đấng Christ là một người thực sự đã sống, đã chịu cực hình và đã chết trên cây thập tự như là một người thường. Họ giảng rằng Đấng Christ quả thật là một biểu hiện tâm linh, một thần đã xuất hiện trong hình dáng một người. Giáo lý này hoàn toàn trái ngược với lời chứng của các Sứ Đồ, nói rằng ‘Đấng Christ đã được thể hiện ra trong xác thịt’ (1 Ti-mô-thê 3:16).
Phái ‘Trí Thức Giáo’ có lúc gần như lấn áp Cơ-Đốc Giáo vì những người thông minh nhất và giáo sĩ tận tâm nhất trong Hội Thánh đã từng bị lôi cuốn theo phong trào được nhiều kẻ ưa thích này và họ đã viết nhiều về lý thuyết của họ, người ta tìm được 64 tài liệu của phái này viết ra tại vùng Nag-Hamadi, thuộc Ai Cập vào năm 1946. Đó là những bản còn sót, hẳn còn nhiều bản khác đã thất lac. Có ba bản cùng lấy tên là sách Phúc Âm theo Thô-ma (Thomas), sách Phúc Âm theo Phi-líp, và sách Phúc Âm của chân lý. Tất cả đều viết bằng ngôn ngữ Coptic, là tên một giống dân ở Ai cập, có ghi nhiều câu nói của Chúa Giê-xu, phần lớn đã chép trong bốn sách Phúc Âm chính thức. Dầu vậy, cũng có những câu chúng ta không được biết đến và có thể kể như đáng được biết trong di sản Cơ-Đốc Giáo.
Một người đã bênh vực Hội Thánh chống lại phái trí thức giáo, đó là ông Irenaeus, sinh tại Tiểu Á, có tinh thần tin kính sâu đậm. Ông là đồ đệ của Polycarp ở Si-miệc-nơ (Smyrma), sau làm Giám mục tại Lyons, một thành phía Nam nước Pháp (Gaul) và được gọi là một trong những giáo phụ đầu tiên của Hội Thánh. Quyển sách quan trọng nhất ông viết ra vào năm 185 là quyển Chống Lại Các Tà Giáo trong đó ông nêu lên những điểm tỏ ra rằng giáo thuyết của ‘Trí Thức Giáo’ đặt nền móng hoàn toàn trái ngược với niềm tin Cơ-Đốc từ đầu.
Vào thế kỷ thứ 2, những cộng đồng Cơ-Đốc đẩy những phần tử theo ‘Trí Thức Giáo’ ra ngoài hàng ngũ. Qua kinh nghiệm này Hội Thánh bắt đầu viết rõ ra lề lối tin như thế nào là đúng, thành những câu hỏi mà những người muốn chịu phép Báp Têm phải trả lời. Niềm tin ban đầu chỉ tóm tắt trong câu xác nhận ‘Giê-xu là Chúa’ (1 Cô-rinh-tô 12:3) nhưng đến thế kỷ thứ ba, hội thánh tại La mã hỏi những người muốn chịu phép Báp Têm những câu hỏi dưới đây :
‘Ngươi có tin vào Đức Chúa Trời, Cha toàn năng không? Ngươi có tin vào Chúa Giê-xu Christ Con của Đức Chúa Trời, sinh bởi Thánh Linh và Nữ Trinh Ma-ri, bị Bôn-xơ Phi-lát (Pontius Pilate) đóng đinh, đã chết và sống lại từ kẻ chết ngày thứ ba, đã lên trời, và ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, và sẽ trở lại để đoán xét kẻ sống và kẻ chết không? Ngươi có tin Thánh Linh Hội Thánh và sự sống lại của thể xác không?
Sau đó người ta thêm một vài chi tiết khác để ngăn ngừa các tà giáo xâm nhập, và những câu hỏi trên đổi thành những lời xác nhận, và nay chúng ta có đoạn văn thường đọc được gọi là Bài Tín Điều Các Sứ Đồ.
KINH THÁNH CƠ-ĐỐC XUẤT HIỆN
Ngay từ đầu, Hội Thánh tôn trọng bản Septuagint là bản sách Cựu ước viết bằng tiếng Hy Lạp và coi đó là Kinh Thánh. Các Sứ Đồ, giáo sĩ luôn luôn trích dẫn trong đó và đọc từng đoạn trong giờ thờ phượng. Không lâu sau đó người ta đọc nhưng bản văn Cơ-Đốc đầu tiên, kể cả những thư tín của Phao-lô (IIPhi 2Pr 3:15-16) và các sách Phúc Âm, thêm bào bản văn Sueptuagint. Ong Justin Martyr, viết sách Biện luận (Apogoy) tại La Mã vào năm 150, bắt đầu trích đọc sách Tin Lành, sau đó trích đọc Cựu ước như sau :
‘Những ký sự của các Sứ Đồ (sách Tin Lành) hoặc những bản văn của các tiên tri được đọc lên khi có đủ thì giờ. Khi người đọc xong, người hướng dẫn khiển trách và khuyến khích chúng tôi nên làm theo những gương mẫu tốt lành đó. Sau đó chúng tôi đứng cả lên và cùng cầu nguyện, khi cầu nguyên xong chúng tôi dự phần ăn bánh và uống rượu hoặc nước.
Marcion một chủ tầu giàu có ở tỉnh Bông (Pontus ) bên bờ Bắc Hải, là con một Giám Mục Cơ-Đốc. Ông đến La Mã vào năm 140 để tìm người ủng hộ đề nghị của ông về việc chấp nhận một sách giao ước ‘mới’. Sau khi dâng hiến một số tiền lớn cho công việc bố thí của Hội Thánh, ông đứng lên trình bày những ý kiến của ông. Vì chịu ảnh hưởng của phái Trí Thức Giáo, nên ông tin rằng Đức Chúa Trời của Cựu ước là đại diện cho sự ác và muốn hồi phục Tin Lành của Đấng Christ để trở về với tính cách thuần túy ban đầu thì cần phải dứt niềm tin này ra khỏi bối cảnh Do Thái của nó. Ông đề nghị phải bãi bỏ cả bộ sách Septuagint (Cựu ước viết bằng tiếng Hy Lạp) và công nhận một bản thuyết trình do ông viết ra, cộng thêm một số tài liệu trích từ sách Tin Lành Lu-ca đã kiểm lại nghiêm ngặt, cùng với những thư tín của Phaolô, lấy đó làm sách giao ước ‘mới’. Dù Marcion có một số đông người ủng hộ, nhưng Hội Thánh La Mã vẫn bác bỏ những tư tưởng ‘trí thức’ của ông, coi đó là tà đạo, trả lại tiền ông dâng hiến, và mời ông ra khỏi Hội Thánh (dứt phép thông công).
Marcion không nản lòng, ông về sáng lập một nhóm ‘Trí thức’ mới người ta gọi là nhóm Marcionite. Nhóm này khá mạnh, nên tồn tại đến tận thế kỷ thứ 5. Vì không công nhận Chúa Giê-xu là một người như mọi người, Marcion và nhóm người theo ông đã loại trừ sự hiển nhiên của những việc chép trong các sách Tin Lành và sự dạy căn bản của Hội Thánh. Vì loại bỏ Cựu ước, họ cũng loại bỏ luôn cả niềm tin trong Chúa Christ của Hội Thánh, không kể đó là sự thể hiện đầy trọn của kinh điển và cao điểm trong sự khải thị của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên .
Để đối phó với sự tấn công hai mặt của phe ‘trí thức’ Hội Thánh xác định lại Kinh Thánh là nền móng của niềm tin, định rõ tin những điều nào, và loại trừ những sách cổ động cho lý thuyết lạ. Công tác chống trả thực tế nhất là danh sách những sách nào bày tỏ niềm tin các chân thực nhất.
Còn một số sách Phúc Am khác có nhiều điểm còn phải hoài nghi (Apocryphal) được viết ra từ năm 170. Hồi đó ông Tatian là một Cơ-Đốc nhân người Syria, sưu tầm viết một sách Tin Lành để dùng trong công việc rao truyền danh Chúa trong vùng Đông Bắc Syria thuộc Vương quốc Edessa. Ông trích và chắp nối những đoạn lấy từ 4 sách Tin Lành chính thức ra làm thành một câu chuyện liên tiếp về đời sống Chúa Giê-xu. Người ta đặt tên sách này là Diatessaron , nghĩa là ‘4 tin lành làm một’ nhưng cũng có tên chế riễu là ‘Tin Lành keo kéo’ (kéo cắt, keo dán). Có lẽ lúc đầu sách dùng bằng tiếng Syria, sau đó người cũng dịch ra thành tiếng Hy Lạp. Sự kiện ông Tatian đã loại bỏ những sách Phúc âm có điểm hoài nghi mà chỉ dùng 4 sách Phúc âm sau này được công nhận là chính thức để tra cứu, chứng minh rằng trước đầu thế kỷ thứ ba bốn sách Phúc âm nói trên đã có giá trị nổi bật và được kể là đáng tin cậy, có uy tín nhất. May thay, không mấy người theo phương pháp của Tatian để hòa hợp 4 sách Tin Lành. Vì vậy mỗi sách vẫn giữ được sắc thái riêng biệt duy nhất không bị mất nét đặc thù như số phận những tài liệu ban đầu mà những nhà sưu tầm Cựu ước đã ghi chép lại biết bao nhiêu lần, từ Sáng Thế Ký cho đến Phục Truyền.
Có một bản văn chép tay bằng chữ La Tinh, gọi là Muratorian Fragment , người ta cho rằng bản văn này xuất xứ từ Hội Thánh La Mã vào năm 200. Bản văn này công nhận tất cả các sách trong Tân ước hiện tại là Kinh Thánh, ngoại trừ mấy thư Hê-bơ-rơ, thư Gia-cơ, thư I Phi-e-rơ và II Phi-e-rơ, và III Giăng, còn có sự tranh cãi về uy tín của những thư nói trên.
Bản văn Muratorian Fragment cũng chỉ công nhận thêm hai sách (sau này cũng sẽ bị kể là có điểm hoài nghi) Sự Sáng láng của Sa-lô-môn và Khải huyền của Phierơ . Dầu vậy về quyển thứ hai, tài liệu cũng có ghi lại sự không tin quyết thời đó như sau : ‘Một vài Giám Mục không đồng ý cho đọc giữa Hội Thánh’
Cuối cùng, tính chất thuộc linh và giá trị vượt thời gian của những tài liệu đưa ra bởi ảnh hưởng cá nhân của các Sứ Đồ và những người theo họ ban đầu, càng tỏ rõ là những sách này được tôn kính như Kinh Thánh. Danh sách cổ nhất liệt kê 27 sách gồm thành Tân ước được ghi lại trong bức thư do ông Athanasius, Trưởng lão tại Alexandria viết và năm 367 trong kịp Lễ Phục Sinh, gửi cho tất cả các vị lãnh đạo các Hội Thánh nhỏ trong giáo phận ông quản trị.
HỘI THÁNH SAU CƠN BẮT BỚ
Trong thế kỷ thứ nhất, tuy còn ít người biết và yếu đuối, lâu lâu cũng có các sự bắt bớ do những chống nghịch địa phương, nhưng Hội Thánh cứ được phát triển trong yên lặng. Như chúng ta đã biết, nào là một đám đông Do Thái đã ném đá Ê-tiên, Sau-lơ làm khó cho những môn đồ của Chúa. Vua Ac-ríp-ba (Agrippa) chém đầu Sứ Đồ Gia-cơ, bắt giam Phi-e-rơ và Phao-lô cũng thường bị tầm nã và giam cầm. Hoàng Đế Nero giết nhiều người Cơ-Đốc La mã, có lẽ kể cả Phi-e-rơ và Phao-lô, việc đó không hẳn là chính sách của đế quốc, mà chỉ là một âm mưu đổ lỗi cho họ đã gây ra cơn hỏa hoạn khốc liệt của thành La Mã khiến cho các Sứ Đồ và tín hữu biến thành kẻ ‘đưa đầu chịu báng’.
Tuy nhiên vào cuối thế kỷ ‘vấn đề Cơ-Đốc’ cũng làm chính quyền La Mã đau đầu. Như đã chép trong Tân ước vào năm 81 – 96 (15 năm), Hoàng Đế Domitian chính thức ra lệnh ruồng bắt tín đồ Cơ-Đốc và Hội Thánh gồng mình cầm cự (1 Phi-e-rơ 4:12-17 và Khải-huyền 2:10). Một trong những nạn nhân của cuộc bắt bớ là tác giả Khải-huyền, bị đầy khổ sai ở đảo Bát Mô (Patmos) ngoài bờ biển Tiểu Á (Khải-huyền 1:9).Một nạn nhân khác là Khâm Sai Flavius Clements anh em họ của Hoàng Đế, năm 95 ông này bị xử tử có lẽ vì ông tin Chúa. Vợ ông tên là Flavia Domitilla bị
đày. Tín hữu của Hội Thánh La Mã trốn tránh trong những hầm mộ dưới đất. Một trong những hầm mộ rất xưa ấy mang tên của Domitilla. Đến thời Hoàng Đế Trojan lên ngôi trị vì (98-117) mặc dầu có những sự bắt bớ trước đó, nhiều người tài giỏi, tên tuổi đã tin theo niềm tin mới, vì thế Cơ-Đốc Giáo trở thành một lực lượng đáng kể. Chính sách La Mã rộng rãi với các đạo giáo nhưng không áp dụng cho người Cơ-Đốc là vì họ không chịu theo quốc giáo và những thần của La Mã, họ lại từ chối không chịu đốt hương thờ cúng Hoàng đế như thần đang tôn thờ. Chính quyền kết án họ là vô thần, loạn phản và tuyên bố đạo của họ là bất hợp pháp. Người nào bị buộc tội là tin Chúa, có thể bị chém đầu, muốn khỏi tội chỉ cần từ chối Chúa Christ và thờ phượng các thần La Mã. Tuy chính quyền không theo dõi riêng từng cá nhân để đem ra xử án, nhưng quả thật các tín đồ đã phải sống trong bầu không khí thường xuyên bị đe dọa. Trước những đám đông cuồng nộ, nhiều người đã phải từ chối niềm tin, nhưng cũng có những người chọn tử đạo để làm chứng lần chót về đức tin của họ trong Chúa Giê-xu Christ.
Một trong những người này là Ignatius, Giám mục thành An-ti-ốt (Antioch). Năm 110 ông bị giải đến La mã như một tử tội. Nghĩ đến ngày sắp chịu hành hình tại công đường, ông viết : ‘Tôi muốn hết thảy ai nấy đều biết rằng tôi tự ý chịu chết cho Đức Chúa Trời. Tôi là hạt lúa của Đức Chúa Trời. Lũ thú rừng đã xay tôi để tôi được thành bột bánh tinh khiết cho Đấng Christ. Có thể Ignatius đã là môt môn đệ thân cận của Sứ Đồ Giăng. Ông chống lại phe ‘Trí Thức Luận’ duy trì sự hơp nhất trong Hội Thánh, và ông là người đầu tiên nói Hội Thánh là ‘chung ‘ nghĩa là ‘phổ thông’ ‘Hội Thánh’ không có tính cách ‘riêng của ai ‘ hay ‘riêng nơi nào’
Một vị tử đạo nổi tiếng khác là Polycarp, bạn của Ignatius và làm Giám Mục tại Si-miệc-nơ (Smyrna) thuộc Tiểu A. Năm 156 ông đã cao tuổi, đi truyền giáo tại La mã trở về Smyrna thấy Hội Thánh nhà đang bối rối vì có những kẻ chống báng nổi lên, lại thêm đám đông bên ngoài hò la : ‘ Tống khứ bọn vô thần này đi’. Rồi họ lại kêu : ”Hãy bắt lấy tên Polycarp!’. Chính quyền Smyrna khuyên vị giám mục già hãy từ chối đức tin mình đi, nhưng Polycarp trả lời : ‘Tôi đã hầu việc Ngài 86 năm, Ngài không làm gì thiệt thòi cho tôi. Làm sao tôi có thể nói điều gì xấu về Vua tôi là Đấng Cứu tôi ? ‘ Thế là dân chúng xô Polycarp chết thiêu trên đống gỗ, đầy đủ phẩm giá và lòng can đảm. Có lẽ ông là người cuối cùng còn lại trong số những người đã được tiếp xúc với những người đã đối diện với Chúa Giê-xu dưới thời Hoàng Đế Marcus Aurelius (161 – 180), vị Hoàng Đế này có thể đã là một người nhân từ và hiểu biết, nhưng dưới triều ông Hội Thánh lại càng bị truy nã nhiều thêm quá đỗi. Nguyên do chỉ vì Hoàng Đế ấy tin rằng chính đạo Cơ-Đốc đã gây nên nhiều rối loạn làm lung lay ngài vàng của ông. Thời ấy, trưởng Hội Thánh là Justin, có danh hiệu là ‘người tử đạo’ cũng bị xử tử tại La mã cùng với một số môn đồ khác.
Sau Marcus Aurelius thì đế quốc suy sụp rõ ràng. Số dân giảm xuống, thương mãi thu hẹp, thuế má gia tăng. Chính quyền bất lực, việc trấn giữ biên thùy không được như trước. Tuy có mộ quân ngoài vào hàng ngũ thật nhiều, nhưng quân lực La Mã không còn hùng mạnh như xưa. Rồi ông ta đổ tội đó cho người Cơ-Đốc; số người của họ tăng và họ từ chối không chịu thờ các thần xưa nên các thần nổi giận làm cho La Mã khốn khổ. Bởi thế, Cơ-Đốc Giáo vẫn bị chính quyền coi là bất hợp pháp. Nhưng trên thực tế Hội Thánh không bị quấy nhiễu luôn luôn, do đó Hội Thánh cũng đã hưởng một thế kỷ gọi là được dung túng và số tín hữu và lực lượng của họ tiếp tục gia tăng.
Đến thời Hoàng Đế Decius (249 – 251) ông ra lệnh rất nghiêm ngặt thẳng tay đối với tất cả những Cơ-Đốc nhân nào không chịu dân lễ cho Hoàng Đế. Chính sách rất tàn bạo này thi hành luôn trong 10 năm. Trong thời gian này, một học giả nghiên cứu Kinh Thánh, cũng là một trong những vĩ nhân Hy Lạp về thần học là Origen cũng bị tra tấn mà chết.
Dưới thời Hoàng Đế Diocletian (284 – 305) cuộc bắt bớ cuối cùng lại càng bội phần kinh khủng. Để thiết lập lại trật tự trong Đế Quốc rối loạn, Diocletian ban hành 4 sắc lệnh chống Cơ-Đốc Giáo. Họ bị cấm nhóm họp. Các nhà thờ bị phá hại, Kinh Thánh bị đem đốt, các người lãnh đạo Hội Thánh bị tra tấn và xử tử. Những người Cơ-Đốc Giáo trung tín bị lưu đày, tài sản bị tịch thu. Tất cả mọi người Cơ-Đốc bắt buộc phải tế thần và dâng lễ cho Hoàng Đế cũng như cúng thần. Từ thuở đầu, những người Cơ-Đốc vẫn vâng theo luật pháp. Và cứ theo sách 1 Ti-mô-thê 2:1-2, họ thường xuyên cầu nguyện cho Hoàng Đế và tất cả những bậc cầm quyền, nhưng họ nhất mực không chịu cầu nguyện xin Hoàng Đế. Khi bị thử thách một số đã từ chối niềm tin, nhưng trong thời gian bị bắt bớ danh sách các người tử đạo vẫn mỗi ngày mỗi dài thêm. Chiến dịch khủng bố lan rộng toàn Đế Quốc. Người ta kể lai có một lính La Mã tên là Alban người tử đạo đầu tiên tại Anh Quốc bị xử tử tại Verulamium gần Luân Đôn vì ông ta đã giúp cho một người hầu việc Chúa ẩn trú. Cuối cùng chính sách của Hoàng Đế Diocletian cũng thất bại, qua cơ hành hại, khốn khó, Hội Thánh vẫn vươn mình lên trong thắng lợi, vì được dứt dấy bởi lòng can đảm và trung tín của những người chịu tử đạo, và càng ngày càng vững mạnh vì niềm tin sống động trong Chúa Cứu Thế.
NHỮNG GIÁO PHỤ CỦA HỘI THÁNH
Đang lúc Hội Thánh chống cự với các tà giáo, và tìm cách đứng vững trước cơn bắt bớ, Hội Thánh đã đào tạo ra một số người thánh thiện viết sách. Những sách này làm thành nền văn chương Cơ-Đốc trong những thế kỷ sau thời kỳ các Sứ Đồ. Những Giám Mục, thần học gia, giáo sư, các học giả này có trí thức cao, phán đoán giỏi lại thông thuộc kinh điển. Họ đưọc gọi là những Giáo Phụ của Hội Thánh và sự dạy dỗ của họ được coi là có uy tín về đức tin cũng như về đời sống thực tế. Sách của họ cho chúng ta biết nhiều điều vô giá về truyền thống và niềm tin Cơ-Đốc, về lịch sử Hội Thánh và về truyền thống và niềm tin Cơ-Đốc, về lịch sử Hội Thánh và sự hình thành Tân ước. Sách của họ trích nhiều từ các bản Tân ước đầu tiên cho nên giúp rất nhiều cho các học giả sau này trong việc nghiên cứu bản văn Tân ước. Những sách của họ viết có thể đến hàng chục cuốn.
Những Giáo Phụ Hội Thánh được gọi là những “Giáo Phụ sau thời Sứ Đồ’ thì đúng hơn, là vì họ đã quen biết hoặc gặp gỡ chính các Sứ Đồ hay là các môn đệ gần cận của các Sứ Đồ. Có những văn bản của các Giáo Phụ nói trên viết đồng thời với những sách hiện nay dùng trong Tân ước. Tân ước có lúc gồm cả “thư của Barnabas ‘ ‘Đấng Chăn Chiên của Hermas ‘ thư ‘I Clement và II Clement ‘. Hai tài liệu thứ nhất tìm thấy trong sách Codex Sinaiticus. Hai tài liệu sau tìm thấy trong sách Codex Alexandrinus, vào thế kỷ thứ năm. Phần đông các Giáo Phụ không phải là những người giỏi văn chương. Cũng như Phao-lô, họ viết để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp lúc bấy giờ, bởi vậy họ viết ra những tài liệu đầy nhân tính, bày tỏ tâm tình họ đối với Cơ-Đốc Giáo.
Các văn bản của các Giáo Phụ một số được liệt kê dưới đây :
1. ‘Bức thư của Barnabas ‘ : do một giáo sư vô danh viết khoảng các năm 78 – 120. Nội dung sách luận rằng Co Đốc Giáo siêu việt hơn Do Thái giáo và khuyên dạy về đạo đức.
2. ‘Hai bức thư của Clement ‘ bức thư thứ nhất, (I Clement) có lẽ do 1 Giám Mục đầu tiên của La Mã, môn đệ của Phi-e-rơ. Đó là một thư chính thức viết vào năm 96 của Hội Thánh La Mã gửi Hội Thánh Cô-rinh-tô nói đến ba trách nhiệm trong sự hầu việc. Bức thư thứ hai (II Clement) viết vào khoảng năm 120 – 160 là một bài giảng về các đề tài đạo đức, không rõ tên người viết.
3. ‘Bảy bức thư của Ignatius ‘ giám mục An-ti-ốt (Antioch) viết vào năm 110 nói về hành trình đi La Mã của ông để chịu tử đạo.
4. ‘Bức thư của Polycarp ‘ do Giám mục Hội Thánh Si-miệc-nơ (Smyrna) viết gửi Hội Thánh Phi-lip vào năm 115. Ông hỏi thăm số phận bạn ông là Ignatius. Sự quan trọng của Kinh Thánh trong Hội Thánh ban đầu được ghi lại qua mấy lời ông viết :’Tôi tin tưởng anh em rất am tường Kinh Thánh’
5. ‘Sự Tử đạo của Polycarp ‘ viết vào năm 155 do một người đã tận mắt chứng kiến vụ hành hình giám mục Polycarp tại Smyrna.
6. ‘Đấng Chăn chiên của Hermas ‘ là một sách Khải Thị, khuyên dạy về đạo đức do Hermas một Cơ-Đốc nhân La Mã viết. Ông này có thể là anh em với Giám mục tại La mã vào năm 140.
7. Sách ‘Lời dạy của 12 Sứ Đồ ‘ giảng về đức tin Cơ-Đốc, sự thờ phượng và hầu việc, viết vào năm 90.
8. ‘Những bản văn của Papias ‘ vào năm 145 vị Giám mục này ở Hieropolis, góp nhặt những lời dạy quý báu của tất cả những ai đã biết Chúa Giê-xu. Hai câu sau đây ta thường gặp, là do Papias viết :’Mác nhân được trở thành người thông dịch của Phi-e-rơ đã chép ra chính xác mọi điều ông nhớ được’. Và Ma-thi-ơ sắp xếp thứ tự lại những lời phán của Chúa bằng tiếng Aramaic mà ‘mọi người giảng giải theo khả năng thông hiểu của mình’
9. ‘Bức thư gởi Diognetus ‘ viết hồi nào không được rõ, tác giả cũng vô danh, đã mô tả Cơ-Đốc nhân như là ‘linh hồn của thế giới’. Trong thư có nói rằng : ‘họ cũng giống như mọi người khác, họ theo phong tục địa phương, ăn, uống như mọi người. Họ lấy vợ lấy chồng, có con, nhưng không giết trẻ con. Họ sống trên đất, nhưng quê hương của họ ở trên trời. Họ vâng theo luật pháp tùy nơi họ ở và vượt lên trên luật pháp trong nếp sống riêng của họ’
Trong thế kỷ thứ 2 và thứ 3, khi các Giáo phụ Hội Thánh bảo vệ niềm tin chống lại tà giáo, có nhiều người trình bày những phương diện trí thức của Cơ-Đốc Giáo cho số người ngoại có học thức. Sự cố gắng đó đem lại kết quả khiến Hội Thánh thắng cuộc trong cuộc tranh chấp chống ngoại đạo đa thần, bởi vậy những người Cơ-Đốc viết sách nối tiếp nhau trong thời vàng son của văn chương các Giáo Phụ, có cơ hội nghiên cứu các vấn đề thần học và giải bày kinh điển.
Dưới đây là danh sách 6 vị Giáo Phụ Hội Thánh danh tiếng nhất trong thế kỷ thứ 2 và thứ 3:
– Justin ‘người tử đạo’ (100-165)
– Irenaeus (120-200)
– Clement ở Alexandria (150-215)
– Tertullian (160-230)
– Cyprian (220-258)
– Origen (182-251)
1. Justin Martyr (100-165) sinh tại Shechem xứ Samaria xưa, sau trở thành một triết gia Hy Lạp. Đang khi ông nghiên cứu triết học Plato, ông bắt đầu chú ý đến các tiên tri Do Thái và ‘những người đã làm bạn hữu của Chúa Christ’ và tin rằng những lời giảng của họ về ‘ban đầu và cuối cùng của mọi sự’ là thật. Ông thành tâm tin rằng Cơ-Đốc là triết học xưa nhất, chân thực nhất và cao siêu nhất. Khi ông du hành đây đó giảng dạy, ông choàng bộ áo triết gia là dấu hiệu về nghề nghiệp ông. Ông thành lập một trường học tại Lã Mã ở đó ông diễn thuyết về đức tin và đạo đức và ông giảng dạy kinh sách. Một trong những học trò của ông là Tatian, sau
này viết sách ‘Bốn Tin Lành làm một ‘ Diatessaron. Chính ông viết sách ‘Biện Hộ ‘ (Apology) và ‘Đối thoại với Trypho ‘ trong đó ông bênh vực Cơ-Đốc Giáo chống lại những chỉ trích của người ngoại, những phản đối của người Do Thái và những lời lên án của chính quyền. Ông tử đạo ở La mã nên người ta kêu ông là Justin ‘người tử đạo’.
2. Irenaeus (120-200) nhà thần học vĩ đại thứ nhất và là Giáo Phụ đầu tiên sắp xếp thứ tự tất cả những điều dạy dỗ Cơ-Đốc thành hệ thống. Sách chính của ông là quyển ‘Chống lại các tà giáo ‘; , trong đó ông viết ‘ Chúa Christ là giáo sư duy nhất chân thực và vững chải, là lời Đức Chúa Trời , Chúa Giê-xu Christ chúng ta, bởi
tình thương siêu việt của Ngài, thật đã trở thành như chúng ta có thể đem chúng ta lên đến bậc giống như Ngài. Ông là một trong những người đầu tiên xác nhận những bản văn Cơ-Đốc viết theo sự dạy dỗ của các Sứ Đồ cũng ngang uy tín và giá trị như kinh điển Cựu ước.
3. Clement ở Alexandria (15-215) là vi ện trưởng thứ hai viện Kinh Thánh ở Alexandria. Trường học danh tiếng này gần giống như một đại học Cơ-Đốc cho những người mới tin cũng như những người đã giỏi về kinh điển. Clement khuyên những người mới tin nên đọc Kinh Thánh ở nhà trước bữa cơm chính trong ngày.
Ông cũng khuyên những cặp vợ chồng nên đọc chung với nhau. Clement là người đầu tiên kết hợp triết học Plato với Cơ-Đốc Giáo. Ông đã nhớ đến Ga-la-ti 3:24-24 khi viết ‘triết học được ban cho người Hy Lạp, cho đến lúc Chúa kêu gọi người Hy Lạp. Bởi vì đây là một thầy giáo đã đem tâm trí người Hy Lạp cho Đấng Christ cũng như luật pháp đã đem ngưòi Do Thái đến với Ngài’.
4. Tertullian (160-230) người bênh vực niềm tin hăng say nhất thời kỳ này, sinh tại Carthage ở Bắc Phi, ông làm luật sư, tin Chúa tại La Mã vào năm 190, là người tín đồ Cơ-Đốc đầu tiên viết bằng tiếng La Tinh. Sách ‘Biện hộ’ viết bằng thể văn mạnh mẽ, dễ đọc, bày tỏ học vấn rộng rãi của ông và chứng minh khả năng ông có thể giảng về Cơ-Đốc Giáo cách minh bạch và chính xác. Ông trình bày những ý niệm Cơ-Đốc một cách gọn ghẽ và gay ấn tượng sâu sắc. Ông đã viết những câu này : Tín đồ Cơ-Đốc không được sinh ra, song được sinh lại. ‘Đức tin không sợ chết đói; , ‘Huyết những người tử đạo là hạt giống của Hội Thánh’ ông ghi chép những nổ lực truyền giáo miền xa kể cả những khu ở Mê-sô-bô-ta-mi (Mesopotamia), Ba Tư và biên thùy An Độ, nhưng ông quen thuộc nhiều hơn vói những Hội Thánh Bắc Phi, Tây Ban Nha và Pháp. Ông viết: ‘Những nơi nào rên đất Anh mà người La Mã không đặt chân tới đều lệ thuộc luật pháp Đấng Christ’. Đó là lời ghi chép xưa nhất cho chúng ta biết khoảng năm 200 đã có những giáo sĩ Cơ-Đốc tại Anh Quốc.
5. Cyprian (220-258) là một người giàu có, nhiều học thức, làm giám mục tại Carthage. Ông là một trong những người lãnh đạo Hội Thánh có uy quyền nhất. Khi lớn tuổi ông mới tin Chúa, ông nổi tiếng giúp Hội Thánh đặt ra một chính sách đối với những tín đồ vấp ngã, do yếu đuối đã từ chối Chúa để khỏi tử đạo. Ông khuyên Hội Thánh nên cho những tín đồ ấy một cơ hội thứ hai. Chính ông cũng phải trốn chạy trong một cơn bắt bớ. Tuy nhiên 8 năm sau khi gặp lắp thử thách ông đứng vững trong đức tin và tử đạo.
6. Origen (182-251) nhà thần học vĩ đại nhất thuở ban đầu. Sinh tại Alexandria, cha mẹ tin Chúa, khi ông còn nhỏ đã được dạy dỗ về Kinh Thánh. Khi cha ông tử đạo ông muốn chịu tử đạo theo để làm chứng lần chót về Chúa Christ, nhưng mẹ ông ngăn cản. Khi 18 tuổi ông trở thành viện trưởng trường Kinh Thánh, trường dạy theo lối vấn đáp ở Alexandria là trường có một số người lãnh đạo danh tiếng các Hội Thánh Đông Au theo học. Làm giáo sư ông không lấy học phí của sinh viên, nhưng chép tay những kinh điển để kiếm tiền, ông sống một đời sống thanh bạch. Sau này ông đổi đến Caesarea tại Palestine và ông lập một trường học danh tiếng, sử gia Eusebius đã theo học tại đó.
Về phương tiện nghiên cứu, ông giỏi trong nhiều lĩnh vực, quyển sách ‘Bàn về Những Nguyên Tắc Đầu Tiên ‘ viết trước năm 231, theo lời tác giả Wiliston Walker, không những là quyển đầu tiên giới thiệu Cơ-Đốc Giáo một cách mach lạc xuất sắc, mà những tư tưởng và phương pháp trong đó đã định lượng cả đà phát triển tín điều Hy lạp’ . Quyển ‘Chống lại Celsus ‘ là ‘bản văn bênh vực niềm tin Cơ-Đốc có những lý lẽ sâu sắc nhất mà thế giới xưa đã để lại’. Còn hơn 600 bộ sách khác được người đương thời gán tên cho ông, coi ông là một nhà viết văn Cơ-Đốc sáng tạo và dồi dào nhất giữa Phao-lô và Augustine.
Ông cũng là một người đi tiên phong trong việc nghiên cứu lịch sử cũng như các văn bản Kinh Thánh. Cùng với các học trò tại Sê-sa-rê (Caesarea) ông so sánh nhiều bản văn Tân ước thời đó, hơi khác nhau, hy vọng tìm ra chính nguyên bản như thế nào. Hơn nữa ông cũng dùng khả năng bao quát của mình, tra cứu Cựu ước và với sự phụ họa của đồng bạn viết ra quyền sách nổi danh Hexapla sau 20 năm công phu cực nhọc. Quyển sách này đã ghi lại phương pháp phê phán văn bản. Sách trình ra 6 bản Cựu ước để so sánh và nghiên cứu. Mỗi trang sách Hexapla chia làm 6 cột. Cột một chép văn bản Do Thái mà Origen đã nhận được do các giáo sư Do Thái để lại. Cột hai là bản âm bản văn ấy ra tiếng Hy Lạp. Cột 3, 4 và 6 chép ba bản dịch khác ra tiếng Hy Lạp do Aquila, Symmachus và Theodotion dịch. Cột 5 là chính những lời phê phán của Oriten về bản Septuagint (ở cột hai). Sách Hexapla khó có thể chép lại toàn bộ vì dày những 6500 trang, nhưng vẫn được lưu tại thư viện của Origen tại Caesarea, trong vòng 400 năm tiếp đó. Các học giả Cơ-Đốc thường đến đó tra cứu. Khi người Hồi chiếm Palestine vào t hế kỷ thứ bảy thì sách đó mất. Nhân việc tìm thấy những cuốn sách tại Hắc Hải vào năm 1947, người ta cũng thấy một số khác đựng trong các bình đất nung đặt trong một hầm mỏ tại Giê-ri-cô (Jericho). Những tài liệu trên đây cho chúng ta biết ý kiến của Sử Gia Eusebius (thế kỷ thứ tư) khi bình luận về sách Haxapla của Origen. Ông nói :’trường hợp một trong những này (văn bản Thi Thiên được chép lại trong sách Hexapla) Ông Origen nhắc lại rằng người ta đã tìm thấy nó tại Jericho đựng trong một cái lò vào thời Hoàng Đế Antonius, con Hoàng Đế Severus (khoảng 211)’ (Năm 300 Đến 500)
CƠ-ĐỐC GIÁO TRỞ THÀNH TÔN GIÁO CỦA ĐẾ QUỐC LA MÃ
Đầu thế kỷ thứ 4, mặc dầu bị bắt bớ, Cơ-Đốc Giáo đã trở thành một lực lượng sống động trong Đế Quốc. Lúc đầu nó chỉ thu hút được những người nghèo và thiếu học đến khi phẩm hạnh của các đời sống Cơ-Đốc trở nên rõ rệt, thì những người học rộng, trí thức cao bắt đầu giải nghĩa Phúc Âm cho những kẻ đương thời, và những giai cấp cao như là gia đình thượng thư, các sĩ quan trong quân lực, các bậc tỉnh trưởng, và những người thân quyến của Hoàng Đế đều đến tiếp nhận niềm tin mới. Những cộng đồng Cơ-Đốc đã được thiết lập tại các thành phố lớn quanh Địa Trung Hải càng ngày càng thu hút nhiều người và người ta thành lập đưọc nhiều Hội Thánh cả đến những nơi xa của đế quốc. Tác giả Edwyn Bevan viết trong sách ‘Cơ-Đốc Giáo’ như sau:
‘Cơ-Đốc Giáo ngay từ đầu đã có sức thu hút có tính cách xã hội, ít có ai nghĩ tới điều đó. Phúc âm của Cơ-Đốc nếu chỉ là một chân lý lẻ loi đơn độc trôi ra trong không khí thì khó chinh phúc được lòng người. Nhưng kết qủa ấy chính là do nếp sống hợp quần của những nhóm Cơ-Đốc nhỏ sinh hoạt trong những thành thị của thế giới xưa… Những người đã tiếp xúc với một nhóm như thế cảm thấy một bầu không khí không giống ở đâu hết . ‘
Giữa một thế giới độc dữ, những người Cơ-Đốc cư xử tử tế. Trong một hệ thống xã hội căn cứ trên sự phân chia giai cấp quá cách biệt, người Cơ-Đốc coi ai cũng là con của Đức Chúa Trời. Giữa xã hội đầy dẫy những cám dỗ dục tình, người Cơ-Đốc cố gắng sống đời sống thanh sạch, và gia đình họ được hướng dẫn bằng những lý tưởng cao. Họ tin rằng hôn nhân không thể tan rã được và họ coi việc dạy dỗ con cái theo hạnh kiểm Cơ-Đốc là một trong những trách nhiệm chính của họ. Khi thời cuộc đổi thay, kinh tế xáo trộn, người Cơ-Đốc chăm sóc những góa phụ và trẻ mồ côi, người nghèo, người bệnh và người tàn tật. Họ mở rộng cửa tiếp khách lạ thuộc mọi tầng lớp và mọi chủng tộc vì họ tin rằng Hội Thánh là một xã hội rộng rãi bao gồm đủ mọi người. Một người ngoại, xúc động vì tình thân hữu Cơ-Đốc đã thốt lên : ‘Ôi ! Những tín đồ của Đấng Christ thương yêu nhau một cách lạ lùng’ Những người Cơ-Đốc thường thường là những người lương thiện, đáng tin và tốt. Họ đến đâu thì họ đem vui vẻ bình an cho mọi người lân cận. Những người La Mã ngoại đạo, khi đã tỉnh ngộ thấy tôn giáo của họ suy tàn dần, lại hốt hoảng thấy nền văn minh của họ từ từ tan rã, nên họ kêu nhau đông đảo đến các Hội thánh, ở đó họ gia nhập vào một nhóm người có niềm tin vào một quê hương ở trên trời một niềm tin và hy vọng đem lại ý nghĩa cho đời sống.
Năm 200, Ông Tertullian, với lời văn chính xác, đã mô tả Hội Thánh gương mẫu trong quyển ‘Biện Hộ’ của ông như sau :
‘Chúng tôi là một hội, cùng chung một ý niệm tôn giáo, một kỷ luật hợp nhất, có niềm hy vọng chung ràng buộc. Chúng tôi họp nhau cùng đến gần Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các vị Hoàng Đế các bậc thượng thư, những người cầm quyền để thế giới được an ninh, mặt đất được thái bình. Chúng tôi họp nhau để đọc sách của Đức Chúa Trời. Chúng tôi nuôi niềm tin của chúng tôi bằng những lời Thánh ấy ‘.
Danh sách ba kỳ Giáo Hội nghị chứng tỏ công cuộc truyền giáo lan rộng đến phương Tây. Kỳ hội nghị họp năm 256 ở Carthage đã qui tụ được 87 Giám Mục từ Bắc Phi đến dự. 19 Giám Mục và 24 trưởng lão từ các nơi trong xứ Tây Ban Nha, đã nhóm họp tại Elivira (grenada) vào năm 305. 9 năm sau, tại Arles, Đông Nam nước Pháp, có 33 Giám Mục (trong số này có 3 vị từ ba vùng trong Anh quốc đến dự : Londinium, Eboracum và Lindum Colonia) nhóm kỳ giáo hội nghị lớn thứ nhất của Hội Thánh Tây Âu.
Dầu vậy, cho đến năm 311 Cơ-Đốc Giáo vẫn là một tôn giáo bất hợp pháp. Và các cá nhân tín đồ vẫn còn sợ sệt một sự trừng phạt tối đa từ phía chính quyền. Người nối ngôi Hoàng Đế Diocletian là Hoàng Đế Galerius, vì muốn được sự ủng hộ của đám quân sĩ dưới quyền không tin Chúa, đã ra lệnh truy nã Hội Thánh một lần chót. Nhưng khi hấp hối, ông đột nhiên đổi chính sách, ký sắc lênh ‘hòa đồng’, cho phép những tín đồ Cơ-Đốc ‘quyền được sinh hoạt lại và thiết lập những nơi thờ phượng’ sắc lệnh cũng còn ghi thêm rằng các tín đồ phải ‘cầu nguyện Đức Chúa Trời cho chúng ta đưọc qua khỏi’ có thể là vì hấp hối sợ chết nên ông ta đã ra đạo luật nói trên.
Constantine, bấy giờ 23 tuổi làm phu tá Hoàng Đế là người có cao vọng muốn nắm quyền, đã cùng ký. Với sắc lệnh năm 311, Hoàng đế Galerius lại thêm các điều khoản bắt buộc áp dụng chặt chẽ nên được các Cơ-Đốc nhân ủng hộ sốt sắng. Trưóc đó, Hoàng Đế Constantine đã được đạo quân La Mã đóng tại York tôn lên để nối ngôi cha mình là Hoàng Đế Constantius. Nay muốn được lòng toàn Đế Quốc, Constantine phải chiến thắng được những kẻ địch thù trưóc. Sau khi Galerius chết, Constantine dẫn quân sĩ qua núi Alps theo hướng Nam về La mã để dành quyền cai trị Thủ Đô Đế Quốc khỏi tay Maxentius là Hoàng Đế miền Tây, quân Maxentius mạnh hơn ngăn chặn Constantine qua sông. Theo lời sử gia Eusebius, Constantine được xem một sự hiện tháy ‘một thập tự ánh sáng ở trên trời’ và một hàng chữ lửa rao báo ‘In hoc signo vinces’ (Với dấu này, ngươi sẽ chiến thắng). Sáng hôm sau trước khi lâm trận ông vội vã ra lệnh quân sĩ sơn dấu hiêu Cơ-Đốc nhân (hai mẫu tự Hy lạp Chi và Rho) vào mũ trận của ông và các khiên của chiến sĩ, trong số đó hẳn có nhiều người đã tin Chúa. Họ giáp chiến hăng hái và Constantine đã thắng trận, Maxentius bị dìm chết dưới sống Tiber và Constantine làm bá chủ miền Tây.
Trận đánh ở cầu Milvian vào ngày 28 tháng 10 năm 312 đánh dấu một khúc quanh lịch sử Cơ-Đốc Giáo, vì khi Constantine nhớ rằng ông ta đã chiến thắng dưới dấu thập tự thì ông tin rằng Đức Chúa Trời của người Cơ-Đốc đã ở cùng ông và sự thành công của rông là phần thưởng của niềm tin Cơ-Đốc.
Năm 313, Constantine đến Milan dự lễ cưới em gái là Constantia lấy Licinius,Hoàng Đế miền Đông, hai vị Hoàng Đế đã ký chung một sắc lệnh gọi là sắc lệnh Milan nội dung như sau :
‘Những người Cơ-Đốc và tất cả những người khác phái được tự do theo tôn giáo nào họ thích. Họ phải được phép tiếp tục đức tin của họ không bị ngăn trở và không bị quấy rối hoặc hành hạ. Điều đó phải hợp với trật tự của Đế Quốc và sự thái bình của thời đại chúng ta, vậy ai nấy phải đưọc tự do thờ phượng Thượng Đế mình lựa chọn’.
Sự giao hảo giữa Đông và Tây trở nên căng thẳng khi Licinius lại bắt bớ người Cơ-Đốc. Chiến sự bùng nổ vào năm 323 giữa hai Hoàng Đế. Licinius thua trận và bị xử tử. Từ đó Constantine nắm trọn quyền trên Đế Quốc La mã cả hai miền Đông Tây.
Nhận thấy Đế Quốc quá rộng cần có một trung tâm điểm thuộc linh để hoàng thành sự hiệp một, Constantine loại trừ các thần La Mã xưa và công nhận Cơ-Đốc Giáo, cho tín hữu dự phần phục vụ quốc gia. Vì Ông thấy rõ sinh lực cũng như sự đoàn kết của các cộng đồng Cơ-Đốc, về phương diện đạo đức họ cũng vượt hơn các nhóm tôn giáo khác, nên ông hy vọng những đức tính tốt của người Cơ-Đốc sẽ đưọc tiêm nhiễm vào đời sống của Đế Quốc. Do đó ông hành động rất nhanh, thêm quyền và uy tín cho Hội Thánh để Hội Thánh có đủ sức hỗ trợ quyền đôc đoán của ông. Ông bổ nhiệm các Giám Mục Cơ-Đốc và các vị lãnh đạo Hội Thánh từ trong các người thân cận, mướn thầy Cơ-Đốc dạy học các con ; ra lệnh đúc tiền có biểu hiệu Cơ-Đốc, khuyến khích bà Helena là mẹ ông đi thăm đất thánh, mang trên mũ một cái đinh của cây thập tự mà Chúa Giê-xu đã bị treo, mà theo bà Helena là đã được tìm thấy ở thành Giê-ru-sa-lem. Ông trở thành người bảo trợ Hội Thánh rất đắc lực và ra những đạo luật nhân đạo theo nguyên tắc Cơ-Đốc, nhưng ông cũng làm một vài việc ác như giết con trai, giết vợ đầu, khiến người ta khó hiểu ông tin Chúa thế nào.
Phần nào cũng vì thành phố La Mã là thành trì của tôn giáo La Mã xưa đang suy tàn, Constantine di chuyển kinh đô đến Byzantium, trên bờ biển Bosphorus. Năm 330 ông mời các Giám Mục đến dâng thành phố mới này cho Nữ Trinh Phước Hạnh Mary. Thành này sau lấy tên là Constantinople. Tại đây, cũng như tại La Mã, Giê-ru-sa-lem, Bết-lê-hem và nhiều nơi khác, ông sai các kiến trúc sư, họa sĩ và điều khắc gia, xây cất và trang hoàng những cung điện nguy nga làm nơi thờ phượng.
Constantinople cho xây cất 50 nhà thờ mới, ông yêu cầu bạn ông là sử gia Eusebius, cũng là Giám mục ở Sê-sa-rê (Caesarea), tác giả cuốn Lịch Sử Giáo hội (Historia Ecclesiastica), chép ra 50 bản Kinh Thánh lớn. Constantine dặn Eusebius tìm những người chép chuyên nghiệp và phải dùng những nguyên bản nào đáng tin cậy nhất có thể kiếm được. Họ phải chép trên loại giấy Vellum tốt nhất, không được dùng giấy Papyrus mau hư. Ông còn dặn thêm là những sách chép đóng xong phải dễ đọc và thuận tiện mang đi, khi công việc chép sách đóng sách xong xuôi phải chở đến Constantinople trên 2 cỗ xe có một chấp sự đi theo trông coi.
Hai bản Kinh Thánh đẹp nhất còn sót lại từ nửa trên thế kỷ thứ tư, bản Codex Vaticanus được giữ ở thư viện Vatican tại La mã và bản Codex Sinaiticus được giữ ở thư viện Anh Quốc, Luân Đôn, có lẽ là hai bản của Hoàng Gia. Theo chữ viết tay ở hai bản đó, ta có thể biết chắc thời kỳ chép là nửa trên thế kỷ thứ tư, và ta cũng biết người chép phần Tân ước trong sách Codex Vaticanus cũng đã chép lại một ít của sách Codex Sinaiticus. Hồi đó só văn bản được công nhận làm Tân ước chưa được hoàn toàn, vì như đã trình bày, sách Codex Sinaiticus có chép cả ‘thư của
Barnabas’ và ‘ Đấng chăn chiên của Hermas’ là hai tài liệu sau này bị loại ra. Constantine sợ rằng sự tranh cãi về giáo thuyết do Arius đưa ra (xin xem chương 11) có thể làm thiệt hại sự hiệp nhất của Hội Thánh, bèn tham gia trực tiếp vào vấn đề có liên hệ đến niềm t in Cơ-Đốc và triệu tập một đại hội đồng Cơ-Đốc lần thứ nhất vào năm 325. Nơi họp là thành phố Nicaea, ở Bắc Tiểu Á, Constantine đích thân long trọng chủ tọa phiên khai mạc với đầy đủ lễ nghi, tỏ ra quyết tâm chỉ huy công việc của Hội Thánh, nghĩ rằng danh hiệu truyền thống La mã ông được mang là Pontifex Maximus (tạm dịch : Đệ Nhất Giáo Chủ) cho ông quyền đó.
Suốt thời kỳ ông trị vì, ông không hẳn là một Cơ-Đốc nhân đúng nghĩa, mà chỉ chuẩn bị làm tín đồ nghĩa là chưa được nhận phép Báp Têm, chần chữ cho đến khi nằm trên giường hấp hối, ông tin rằng làm cách đó thì có thể chết và tha hết mọi tội ác. Ông qua đời năm 337, được chôn ở Hội Thánh các Sứ Đồ tại Constantinople, là nơi ông đã dự bị sẵn mộ mình giữa các kỷ niệm công đức các Sứ Đồ.
Các con của Constantine tiếp tục chính sách của ông. Sau khi những người này chết đi, có người cháu là Julian (361 – 363) mệnh danh là ‘kẻ bội đạo’ là Hoàng đế La Mã cuối cùng công khai theo tà giáo. Mặc dầu ông tìm cách khôi phục việc thờ cúng các thần xưa và rút lại những đặc quyền đã ban hành cho người Cơ-Đốc, ông đã thất bại. Người ta kể lại rằng trước khi chết ông đã kêu lên :’Hỡi người Ga-li-lê! Ông đã thắng’ Đến năm 392, khi Hoàng đế Theodosius I cấm việc cúng bái và tuyên bố tất cả mọi hình thức tôn giáo trái với Hội Thánh là bất hợp pháp bấy giờ Cơ-Đốc Giáo mởi trở thành tôn giáo duy nhất hợp pháp của Đế Quốc.
Sự thắng lợi của Hội Thánh đồng thời cũng đem lại một số vấn đề mới. Phẩm chất của sinh hoạt muốn được hưởng những đặc quyền dành riêng cho tín đồ Cơ-Đốc giảm dần, nhiều người kéo nhau đến xin chịu phép Báp Têm và trở thành những tín đồ chỉ có danh hiệu là tín đồ mà thôi. Hơn nữa quyền lực của Hội Thánh trên các vấn đề nội bộ bị sút giảm vì các Hoàng Đế Đông Phương bắt đầu từ Constantine, không những hay xía vào các vấn đề nói trên lại còn dùng Hội thánh để củng cố chính sách Đế quốc nữa.
TÍN ĐIỀU VÀ KINH THÁNH
Trong những thế kỷ đầu tiên, vấn đề khẩn cấp nhất đối với Hội Thánh là làm thế nào để tồn tại, nhưng khi chính quyền đã chấp nhận Cơ-Đốc Giáo làm quốc giáo thì một mối lo mới xuất hiện : làm thế nào đương đầu với các đạo giáo khác. Các học giả về tư tưởng Hy Lạp cố gắng tìm hiểu huyền nhiệm của Đấng Christ và ý nghĩa của tín điều đầu tiên thời các Sứ Đồ : Tín điều đó xác nhận ‘Giê-xu là Chúa’ (1 Cô-rinh-tô 12:3) và đã đưa ra một số giáo thuyết mới. Tín điều nói trên đã khởi phát tại La Mã trong thế kỷ thứ 2, sau này gọi là Tín Điều các Sứ Đồ. Tín Điều này dùng để đánh đổ tà giáo trí thức luận. Dầu vậy, đến thế kỷ thứ tư có một Linh Mục cao tuổi tên là Arius, có lòng tin kính và rất được kính trọng như một nhà truyền giáo có học thức rộng đã đưa ra một chủ thuyết mà mọi người gọi là Arianism. Tại hội thánh Alexandria, ông giảng rằng Chúa Christ là một người được Thượng Đế tạo dựng nên, thì phải lệ thuộc dưới quyền Đức Chúa Trời là Cha, vì Chúa Giê-xu không hoàn toàn là Đức Chúa Trời, và cũng không hoàn toàn là người. Vị trưởng lão ở Alexandria đã lên án ông Arius và những người theo sự giảng dạy sai lạc đó của Arius. Nhiều nhà thần học Hy Lạp thấy chủ thuyết của Arius làm yếu đi đức tin Cơ-Đốc vì nếu Chúa Christ chỉ có nửa thần tánh, thì khác gì các thần ngoại đạo đâu?
Người đứng lên chống lại thuyết của Arius là Athanasius, một chấp sự trẻ tuổi thông minh, sau này trở thành trưởng lão tại Alexandria. Athanasius tin quyết rằng Chúa Christ đích thật là Đức Chúa Trời, Ngài cũng hoàn toàn là người, và đời sống của Ngài là một đời sống trong đó bản tánh của Đức Chúa Trời đã được tỏ bày trọn vẹn. Niềm tin này căn cứ trên kinh sách (Giăng 1:1-18; Cô-lô-se 1:15-20; Hê-bơ-rơ 1:1-4). Athanasius có nhận xét tinh tường, ông nhận thấy chủ thuyết của Arius chẳng đem lại sự cứu rỗi cho nhân loại. Vì vậy, Athanasius viết như sau : Chúa Christ đã thành người để chúng ta có thể mang bản chất của Đức Chúa Trời, một câu gần nghĩa với câu của Phao-lô (Cô-lô-se 2:9-10) ‘Sự đầy dẫy của bản tánh Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ, và anh em lại nhờ Ngài mà có được đầy dẫy sự sống’.
Cuộc tranh luận chỉ thu gọn vào hai tiếng. Phe Athanasius giảng rằng Chúa Christ đồng một bản chất (homoiousion) với Đức Chúa Trời. Còn phe Arius thì nói rằng Chúa Christ có bản chất tương tự như bản chất của Đức Chúa Trời (homoiousion), một số người không ưa những cái quá tế nhị trong tư tưởng Hy Lạp, cho cuộc tranh cãi này chỉ dựa trên một vần, một chữ. Cả Hoàng Đế Constantine cũng viết :’Vấn đề có gì đâu, thất không đáng phải cãi cọ hăng như vậy’
Dầu vậy, Hoàng Đế cũng công nhân là sự tranh luận này đã đe dọa nền hợp nhất của Hội Thánh là nền tảng căn bản của sự an ninh trong Đế Quốc. Bởi vậy, như đã nói ở trên, ông triệu tập Hội Đồng các vị lãnh đạo Hội Thánh tại Nicaea trong Tiểu Á, trả tiền cho hơn 300 Giám Mục đến dự, và ông đã đích thân chủ tọa phiên khai mạc Hội đồng. Bạn của Constantine là sứ giả Eusebius cũng dự hội và nhận thấy nhiều Giám Mục còn mang trên mình dấu tích những sự tra tấn họ đã phải chịu dưới thời các Hoàng Đế trước Diocletian và Galerius. Đại đa số giám mục đã đầu phiếu bác bỏ chủ thuyết của Arius, và đó cũng phản ảnh ý của Hoàng Đế muốn hợp nhất Hội Thánh. Hội Đồng truất phế và cất chức Arius cùng với hai giám mục khác về phe với ông này.
Trước khi Hội Đồng giải tán, một nhóm người do Athanasius hướng dẫn đã yêu cầu có một văn kiện đủ uy tín về niềm tin của Hội Thánh phải được thảo ra và được Hội Đồng chấp thuận. Đó là nguồn gốc của bài được gọi là Tín Điều của Hội đồng Nicaea. Bản tuyên ngôn này mô tả Chúa Christ ‘chính là Đức Chúa Trời là Cha, và vì để cứu rỗi chúng ta mà Ngài đã nhập thể trong xương thịt và trở nên một người’. Niềm tin này, được Hội Đồng Constantinople năm 381 kiểm lại và đại hội đồng giáo phẩm tại Chalcedon duyệt y vào năm 451 (70 năm sau), nó nói lên lòng tin quyết căn bản của Hội Thánh rằng Chúa Christ là sự khải thị trọn vẹn về Đức Chúa Trời trong một đời sống con người thật sự. Các Hội Thánh chính thống Đông Au, Công giáo La mã và phần lớn Hội Thánh Tin Lành sau này đều công nhận bản tuyên ngôn ấy như là lời giải thích về sự huyền nhiệm của bản tánh và nhân vị Chúa Christ. Mặc dầu bài Tín Điều của Hội đồng Nicaea đã được công nhận rồi, những sự bất đồng tín kiến tại miền Đông vẫn không chấm dứt, sau thuyết Arianism lại còn các thuyết Nestorianism và Monophysitism tiếp tục gây nên nhiều vụ tranh cãi gay go.
Tên của Athanasius không những có liên quan với bản ‘Tín Điều của Hội Đồng Nicaea’ nhưng cũng liên quan cả với việc lựa chọn 27 sách của Bộ Tân ước. Như đã nói trên, bức thư ông viết vào dịp Lễ Phục Sinh năm 367 gửi cho các lãnh đạo Hội Thánh ở Alexandria l ần thứ nhất có kể đủ danh sách này.
Athanasius, và những tín đồ miền Đông nói chung đọc Tân ước qua nguyên bản tiếng Hy Lạp, Cựu ước của họ dùng dĩ nhiên là quyển Septuagint (Cựu ước bản dịch ra tiếng Hy Lạp). Ở miền Tây, ngôn ngữ La Tinh là ngôn ngữ thông dụng của nhà nước và Hội Thánh, người ta dùng những bản dịch ra tiếng La Tinh. Vì các bản tiếng cổ ngữ La Tinh ấy văn chương vụng về nên vị Giáo Hoàng Damasus hồi thế kỷ thứ tư đã sai thứ ký của ông à Jerome soát xét và sửa lại.
Ông Jerome (340 – 420) không những là một học giả Kinh Thánh, có kiến thức rộng lại giỏi về ngôn ngữ nên viết ra những lời La Tinh trong sáng, sắc sảo và khéo dùng những từ ngữ súc tích. Chính ông cũng dè dặt về sự chính xác trong công việc dịch thuật. Ông đã viết cho Giáo Hoàng như sau : ‘Những người quen đọc một bản Kinh Thánh, bất cứ bản nào, sẽ chê trách tôi là mạo muội thêm bớt những sách xưa và dám sửa những sách ấy’. Dầu vậy, ông quyết tâm ‘tìm cho ra sự thật đúng đắn’ và ông nghiêm chỉnh làm công việc sửa lại những lầm lỗi của những người dịch không chính xác, và những thay đổi của những kẻ phê phán dốt nát và những kẻ vừa chép lại vừa ngái ngủ.
Ông lui về một tu viện gần Bết-lê- hem, tìm sự giúp đỡ của các học giả Do Thái và ông dịch nguyên bản Hê-bơ-rơ của Cựu ước ra tiếng La Tinh. Ông cũng nhuận chánh lại những bản Tân ước đã dịch ra cổ ngữ La Tinh và sửa lại theo các sách Codex Hy Lạp đương thời, khi dịch, ông cố gắng diễn ý nguyên bản văn thay vì dịch từng tiếng một. Bản dịch mới hoàn thành vào khoảng năm 400, mang tên là Vulgate. Bản dịch này không được kết quả như mong muốn ngay. Một số người đã quen với lời văn cổ của những bản cổ ngữ La Tinh cho rằng Jerome đã thay đổi bản văn và làm sai lạc ý nghĩa. Augustine là Giám muc nổi danh tại Hippo, viết thư cho Jerome, nói có lần một Giám Mục ở Bắc Phi đọc theo bản dịch La Tinh mới của Jerome, lời văn lạ đã gây ẩu đả trong Hội Thánh. Jerome trả lời có lẽ những người ấy đã không thích dùng chữ hereda, khi họ đã quen đọc chữ Cucurbita để chỉ về dây dưa phủ bóng che cho Giô-na. Trong thư trả lời, Jerome cũng nhận việc chọn chữ của ông chưa hẳn đúng.
Chính Augustine cũng không hoàn toàn thỏa mãn với lối văn thông dụng hằng ngày của bản dịch Jerome. Vì khi trẻ được thấm nhuần văn chương cổ điển, ông che sự sống sượng của những bản dịch cổ ngữ La Tinh. Nhưng sau này, trở thành tín đồ, ông lại nói ông thích những bản cổ ngữ hơn là bản dịch mới là vì người ta thấy được tính cách xưa của Thánh Kinh và điều đó nói lên một niềm tin không đứt đoạn.
Mặc dầu bị chỉ trích, trong thời kỳ ấy, bản Vulgate là một nỗ lực có ý nghĩa và giá trị học thuật, sau này cũng được tôn trọng. Dần dần bản dịch cũng được công nhận và đứng vững, làm cuốn Kinh Thánh của Tây Au trong một ngàn năm. Qua những năm dịch Kinh Thánh, Jerome thấy rằng ý nghĩa sâu sắc của nó không hiện ra bên ngoài, ông viết :’Cái gì trong sách Thánh cũng lóng lánh lòe sáng, kể cả vỏ ngoài, nhưng trong ruột ngọt hơn. Nếu ai muốn ăn ruột thì phải bóc vỏ đi’
Augustine hẳn còn nhớ hồi nhỏ chưa là tín đồ, ông còn bài bác Kinh Thánh vì khôg đủ khả năng hiểu, nên ông nói rằng phải sống trong cộng đồng Cơ-Đốc mới có thể hiểu được Kinh Thánh là làm tăng trưởng đức tin, hy vọng và tình thương của người đọc hoặc người nghiên cứu. Hơn nữa, ông còn tin rằng lý do đầu tiên việc giảng Kinh Thánh không phải là để khoe kiến thức, hay để làm lòa mắt người nghe, nhưng là để giúp người nghe hiểu đức tin của họ và phát triển những đức tin Cơ-Đốc.
HỘI THÁNH VÀ SỰ THỜ PHƯỢNG
Khi Cơ-Đốc Giáo trở thành quốc giáo, người ta thấy rõ rệt sự thay đổi trong các nơi thờ phượng. Thời kỳ Các Sứ Đồ, người ta nhóm thờ phượng tại các nhà riêng (Cô-lô-se 4:15) hoặc các nhà nguyện nhỏ không ai chú ý đến trong những năm bị bắt bớ. Nay người ta dần dần xây cất những nhà thờ nguy nga to lớn, thường được Hoàng Gia bảo trợ. Những nhà thờ lớn ấy trang bị đón tiếp từng đoàn người ngoại đến xin chịu phép Báp Têm hoặc để nghe những giảng sư có tài. Những nhà thờ lớn này cũng có thêm nghi lễ trang nghiêm hơn và theo những hình thức cố định. Năm 323, Hoàng Đế Constantine xây đền Chúa Cứu Thế tại La Mã, tại nơi hiện này là nhà thờ St. John Lateran. Nhờ thờ này được cất kề bên lâu đài của Hoàng Đế Plantius Lateranus, lâu đài này được để lại cho Giáo Hoàng Sylvester I, và trở thành nhà thờ La Mã, mang tên là ‘Mẹ và đầu của Hội Thánh tại La Mã và thế giới’. (Urbis et Orbis). Các kiến trúc sư La Mã đã xây cất trên nền đền cũ, trước kia dự tính làm toà án La Mã và phòng hội của Hoàng Gia. Hoàng Đế Constantine trang trí nhà thờ này bằng những hình bông hoa, nhã bát, những bình cắm nến bằng vàng và bạc.
Năm kế tiếp, người ta kể lại là Constantine lại xây một đền thờ khác trên đồi Vatican, nơi có mộ Phi-e-rơ. Đây là đền thờ đầu tiên mang tên Phi-e-rơ một đền thờ có thể chứa 40.000 tín đồ đứng cầu nguyện. Kiến trúc lộng lẫy, có sân phía trước, đại sảnh rộng lớn, có 5 hành lang và một rừng cột, phía trên chạm trổ tinh vi. Các tường đều có các bục hoa và kính hoa màu. Khi đền này bị hư, người ta phá đi và xây đền thờ Thánh Phierơ hiện tại. Công việc khởi sự vào năm 1506 và có các nghệ sĩ nổi danh cộng tác như Bramanti, Raphael, Michelangelo và Bernini.
Kế hoạch xây cất của Hoàng Đế Constantine không phải chỉ gồm có hai ngôi Thánh Đường lớn ở La mã. Theo lệnh của Hoàng Đế, Giám Mục Macarius ở Giê-ru-sa-lem đào dưới Roman Forum tại thành thánh và tìm thấy một hang đá trước là ngôi mộ đặt xác Chúa. Do đó, các thế hệ tín đồ sau này biết đó là nơi Chúa đã phục sanh. Sau khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70, người La Mã còn xây cất nhiều kiến trúc khác trên di tích ấy. Hoàng Đế truyền cho Macarius dựng một đài kỷ niệm xứng đáng để ghi nhớ nơi chí thánh này. Bà Helena là mẹ của Hoàng Đế Constantine cũng đến thăm Giê-ru-sa-lem vào dịp đó và chắc đã được xem sơ đồ những dinh thự sắp xây nơi mộ Chúa Christ. Bà cũng xây 2 ngôi Thánh Đường ở nơi khác, một trên núi Ô-li-ve và một tại Bết-lê-hem.
Các công thự chính mà Constantine xây cho Giê-ru-sa-lem là một ngôi đến kiểu tròn có mái lớn cất trên mộ Chúa và một Thánh Đường. Những tín đồ Cơ-Đốc Hy Lạp gọi ngôi đền tròn là Anastasis có nghĩa là Phục Sinh. Người Cơ-Đốc La Tinh gọi là Mộ Thánh. Những di tích của ngôi đền nói trên được lưu trữ trong ngôi đền cũng kiểu tròn tương tự, do những người dự các cuộc thánh chiến xây vào thế kỷ 12. Ngày này hãy còn nhiều dấu tích. Gần Thánh Đường Anastasis, người ta cũng xây một đền lớn khác, các vách tường và sân phía trong đều được phủ dưới những tấm đá cẩm thạch nhiều màu, theo lời của sử gia Eusebius ‘trần thì lát bằng những tấm chạm trổ trông lên như một mặt biển lớn… với những trang trí vàng lóng lánh chiếu muôn màu trong đền.’
Sau khi toàn bộ đền đài tại Giê-ru-sa-lem đã hoàn tất. Hoàng Đế làm lễ dâng hiến vào năm 335, từng đoàn người hành hương đến thờ phượng tại nơi chí thánh này của Cơ-Đốc Giáo. Những đoàn hành hương có ghi lại cảm tưởng qua những lưu bút kỷ niệm trong số có một người vô danh từ Bordeaux (Pháp). Ông này đã được xem đền khi đang xây vào năm 333. Nửa thế kỷ sau, một bà người Tây Ban Nha, cũng là một tín đồ tin Kinh Thánh thật tên là Etheria (hoặc Egeria) có một nhận xét tinh tường, đến thăm viếng các nơi thánh, tay cầm quyển Kinh Thánh. Năm 1884 người ta tìm thấy các thư bà viết, mô tả chi ti ết các lễ bà đã dự, một tài liệu vô giá cho người sau biết rõ thể thức thờ phượng hồi thế kỷ thứ 4. Bà cũng bình luận về quang cảnh lộng lẫy bên trong nhà thờ Mộ Thánh (Holy Sepulcher) với những trang trí bằng bạc và vàng, các màn, châu báu, cây cắm nến và cây đèn.
Đền thờ nguy nga nhất thời đầu tiên ấy là nhà thờ Hagia Sophia do Hoàng Đế Justinian xây. Tên nhà thờ có nghĩa là ‘Sự Khôn Ngoan Thánh’ (Holy Wisdom) nói lên nhân vị Chúa Christ. Qua nhiều trận động đất và nhiều lần xây cất lại, ngôi đền đó vẫn còn. Các kiến trúc sư, Anthemios ở Tralles và Isidoros ở Melitus, đã xây đền này tại Constantinople. Trong lễ dâng hiến vào năm 537, người ta kể lại Hoàng Đế Justinian đã thốt lên: ‘Sa-lô-môn ơi, tôi đã cất ngôi đền đẹp hơn đền ông xây’. Đền này cũng biểu hiện sự cố gắng của Hoàng Đế muốn củng cố Hội Thánh, làm thành trì của Đế Quốc, làm sống lại Đế Quốc La Mã Cơ-Đốc (Christ Roman Empire) phổ thông, nơi này là trung tâm chính trị và tôn giáo của toàn miền Đông Đế Quốc cho đến thế kỷ thứ 15. Thánh Đường Sophia là một kiến trúc vĩ đại kỳ diệu bằng cẩm thạch, vàng và bạc. Bên trong chạm trổ nguy nga. Đây là tuyệt đỉnh của kiến trúc Byzantine. Đây cũng là công trình kiến trúc đẹp nhất kiểu Byzantine. Thánh Đường Hagia Sophia là nhà thờ của Giáo phụ, do đó ngai của Giáo Phụ cũng đặt tại đền thờ. Khi quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople vào năm 1453, nhà thờ biến thành chỗ thờ phượng của người Hồi Giáo. Ngày nay ngôi nhà lại dùng làm bảo tàng viện nghệ thuật Byzantine.
Trong những nhà thờ mới huy hoàng và tại những nhà thờ nhỏ bé khiêm nhường khắp nơi, âm thanh cầu nguyện và thờ phượng đều phản ảnh tư tưởng và lời Kinh Thánh. Những lời lẽ phát biểu từ ngàn xưa vẫn thể hiện sự sống của con người trong Đức Chúa Trời, không những bày tỏ những nét sâu đậm hùng hồn và lòng tin kính của tín đồ nhưng còn nuôi dưỡng cả tâm thần hiệp một trong sinh hoạt cầu nguyện của toàn thể Hội Thánh. Ai ai dù ở đâu cũng tìm cảm hứng trong Kinh Thánh. Kinh Thánh nuôi dưỡng niềm hy vọng Cơ-Đốc, thêm chất liệu vào đức tin Cơ-Đốc. Những điều ghi chép về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo thế gian, trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên , và cuối cùng là trong Chúa Giê-xu Christ, cho ta sự tin chắc về lẽ thật Cơ-Đốc Giáo. Tín đồ và các người chăn dắt họ, nhờ nghiên cứu Thánh Kinh mà được hiểu sâu hơn về phạm vi bao gồm trong Tin Lành của Chúa Cứu Thế.
Những lễ Báp Têm trọng thể tổ chức trong các ngôi đền thờ mới đưa các người lớn vào đời sống Cơ-Đốc trưởng thành. Kiến trúc đẹp như chỗ làm phép Báp Têm tại Ravenna được xây cất lên và trang trí nhằm mục tiêu nói trên. Irenaeus nhắc đến một lễ Báp Têm cho con trẻ vào năm 185, nhưng lễ này đến thế kỷ thứ 6 mới trở thành phổ thông, vào thời kỳ này đã có nhiều người có địa vị được xuất thân từ những gia đình Cơ-Đốc.
Người ta giữ lễ thờ phượng vào Chúa Nhật vì là ngày Chúa Christ Phục Sanh. Trong những buổi lễ phái nam ngồi một bên phái nữ ngồi một b ên, như thể lệ các nhà hội. Thanh thiếu niên đứng hay ngồi ở một nhóm riêng. Người già cả có ghế, phụ nữ có con trẻ có chỗ ri êng, các chấp sự chăm sóc chu đáo sắp xếp nói trên và ngăn cản các lời thì thào, cười cợt hay ngủ gật. Lễ Chúa Nhật có 2 phần. Phần đầu ai dự cũng được họ hát Thi Thiên, đọc Cựu ước, những thư của Phao-lô hay các Sứ Đồ khác, và các sách Tin Lành. Đoạn Kinh Thánh đã lựa cho được giảng theo lời dạy dỗ của Chúa Christ, một thể thức bắt chước cách dạy dỗ trong các nhà hội xưa (Lu-ca 4:16-21). Phần đầu kết thúc bằng lời cầu nguyện, một bài giảng và lời chúc phước. Sau đó những ai chưa chịu phép Báp Têm đi về nhà.
Những đoạn Kinh Thánh lựa chọn trong lễ Chúa Nhật có mục đích bổ túc những bài học Kinh Thánh trong một khoảng thời gian nào đó. Đến cuối thế kỷ thứ 4, Hội Thánh Cơ-Đốc theo phong tục Do Thái, ghi ra những bài học bắt buộc và lập thành một công thức có dính những bài nào, đoạn nào thích hợp cho các lễ Tuần Thánh, Phục Sinh, Giáng Sinh và Hiển Linh (Epiphany, 6 tháng giêng) là lễ kỷ niệm ngày Chúa Christ tự tỏ mình cho dân ngoại khi các bác học Đông Phương đến Bê-lê-hem.
Phần thiêng liêng nhất trong lễ thờ phượng là Tiệc Thánh, khi những người chưa chịu phép Báp Têm đã ra về những người đã nhận lễ Báp Têm ở lại. Sau khi một chấp sự nói :’Kyrie Eleison’ (Xin Chúa thương xót) Hội Thánh đọc Kinh Thánh đối đáp và đọc bài Tín Điều Các Sứ Đồ và cầu nguyện chung. Kế đó, Giám Mục chủ lễ mặc áo lễ, với các đồng sự đứng xung quanh khởi sự lễ Tiệc Thánh, còn gọi là Lễ Cảm tạ (Eucharist). Danh hiệu này, từ chữ Hy Lạp Eucharistia (Tạ Ơn) nhấn mạnh sự tạ ơn vì Chúa đã nhập thế và chịu hy sinh và tạ ơn Chúa về sự sống mới mà Ngài đã ban cho dân Ngài. Hội Thánh tin vào sự hiện diện thiêng liêng của Chúa Christ trong bánh và rượu, nhắc lại lời Ngài đã phán để thiết lập lễ mầu nhiệm ban sự sống mới. ‘Này là thân thể ta vì các ngươi mà phó cho … chén này là giao ước mới trong huyết ta’ (1 Cô-rinh-tô 11:24-25 ; Mác 14:22-24).
NHỮNG GIẢNG SƯ VÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO NỔI DANH
Trong thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ 4 đến giữa thế kỷ thứ 5, có nhiều giảng sư có tài tại các thành phố. Những bài giảng của họ là phần quan trọng trong các buổi lễ ngày Chúa Nhật. Thường thường vị Giám Mục là giảng sư. Ông ta giải nghĩa Kinh Thánh và dạy dỗ, áp dụng vào đời sống hằng ngày những gì học được. Thường lệ hội chúng vỗ tay khi được nghe những đoạn thích thú. Có ba vị giảng sư nổi danh thời đó là ba Giám Mục: Ông John Chrysostom ở Hội Thánh miền Đông và các ông Ambrose và Augustine ở Hội Thánh miền Tây.
John Chrysostom (245 – 407) là một thầy tu khổ hạnh, chăm chỉ trong việc nghiên cứu. Ông là một trong những giáo phụ Hy Lạp xuất chúng, và được người ta gọi là Chrysostom, có nghĩa là ‘miệng vàng’ vì ông giảng rất hùng hồn. Ông giải nghĩa Kinh Thánh không theo kiểu ‘hình bóng’ như mọi người quen làm hồi đó, nhưng ông đứng trên quan điểm văn chương và lịch sử. Ông nói Kinh Thánh là đồ dùng của người Cơ-Đốc. Ông khuyên các gia đình nên mời lân bang xóm giềng đến nhà đọc Kinh Thánh chung với họ. Ông có thể báo trước đoạn Kinh Thánh sẽ giảng tuần sau để Hội Thánh biết và nghiên cứu trước ở nhà và dự bị hiểu sứ điệp của ông. Ông giảng rất hay về những vấn đề thực tế của đời sống Cơ-Đốc, do đó trong 12 năm ông rất được ưa chuộng tại An-ti-ốt (Antioch). Có một lần ông trách hội chúng vỗ tay ca ngợi ông, lúc ông cho là không thích hợp, nhưng khi ông trách hội chúng lại càng vỗ tay nhiều hơn. Danh ông càng nổi. Năm 398, Hoàng Đế mời ông về Constantinople làm giáo phụ. Ở đây cũng như ở An-ti-ốt các đám đông say mê nghe ông giảng dạy. Tuy nhiên vì ông muốn cải tổ lối sống buông lung của các người lãnh đạo và không đồng ý với lối y phục quá đáng của phụ nữ. Nữ hoàng Eudoxia cho là ông chỉ trích chính bà cho nên cả phái lãnh đạo và nữ hoàng đều can gián ông. Họ triệu tập một cuộc họp mặt của hội đồng Hội Thánh một cách bất hợp pháp, lên án và cách chức vị giáo phụ, đổ tội vu vơ và đày ông đi Armenia. Giáo hoàng Innocent I lấy làm bất bình về việc này, dứt thông công với Constantine nhưng ông John Chrysostom qua đời tại nơi bị lưu đày.
Ambrose (337 – 397) được giáo dục tại La Mã, với mục đích giữ chức vụ hành chánh. Khi còn trẻ ông đã làm thị trưởng thành phố Milan. Một ngày kia người ta bầu một vị tân Giám Mục và có nhiều tiếng cãi cọ ồn ào. Ông thị trưởng muốn làm cho làm cho dân chúng yên lặng và bảo vệ trật tự, bèn đi vào trong nhà thờ. Đang
khi ông nói thì có tiếng người la, rồi cả đám đông cùng reo lên : ‘Ambrose làm Giám Mục’ Tuy ông chưa nhận phép Báp Têm nhưng ông cho sự reo hò kia là một tiếng gọi từ Đức Chúa Trời, và dự bị chịu phong chức Giám Mục sau lễ Báp Têm và nhận chức vụ hầu việc Chúa. Ông đem tiền của cho người nghèo, đem tài sản cho Hội Thánh và đôc chỉ nghiên cứu thần học. Lòng trung thực của ông, thêm óc thông minh và tài quản trị đã giúp ông trở thành một người hầu việc xuất sắc ở Hội Thánh Miền Tây.
Đọc những sách thần học của ông viết về đức tin và ảnh hưởng của đức tin trong những vấn đề thực tế, người ta thấy ông là người biết rộng về nền học cổ điển cũng như thông thạo kinh điển. Ông có ý niệm sâu sắc về tội lỗi và ân điển nên ông viết :’Tôi không khoe mình vì tôi là công bình, nhưng khoe mình vì đã được chuộc. Tôi
không khoe mình vì đã thoát khỏi tội, nhưng vì được tha thứ về những tội của tôi’. Về Kinh thánh ông viết :’Trên thiên đường cũng như trong những trang Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bước đi tìm kiến con người. Khi một kẻ có tội đọc những lời Kinh Thánh, kẻ ấy nghe tiếng Đức Chúa Trời phán :’A đam ngươi ở đâu?’
Tại nhà thờ ông soạn những bài Thi Thiên cho hội chúng hát đối đáp. Ông chép một số Thánh Ca xưa ra thành những đoạn thơ 4 dòng, có bài còn được giữ trong những sách Thánh Ca hiện nay, ông cũng cho sử dụng loại bài ca ngâm không có nhịp điệu, có lẽ lấy từ lời ca ngâm của Do Thái và Hy Lạp xưa. Bây giờ tại Milan, người ta còn giữ lời ca ngâm của Do Thái và Hy Lạp xưa này gọi là ‘Ambrosian Chant’
Danh tiếng của ông đã làm cho ông phải đối đầu với đại đế Theodosius ngay tại cửa nhà thờ. Ông cấm đại đế bước vào thánh đường trước khi công khai nhận tội đã tàn sát dân chúng tại thành Tê-sa-lô-ni-ca (Thessalonica) và xin Đức Chúa Trời tha tội cho. Đại đế Theodosius phải làm theo, và như vậy là công nhận sự ưu việt của uy quyền thuộc linh của Giám Mục, và Giám Mục có quyền can thiệp vào đời sống thế gian.
Ông Ambrose có nhiều tài năng, và trên hết ông là một giảng sư hùng biện. Augustine thích nghe ông, có lần được cảm động , và trở thành tín đồ.
Augustine (354 – 430) sinh tại Bắc Phi, cha là người ngoại đạo và mẹ là tín ồ tên là Monica. Tuy khi còn trẻ ông sống chỉ để tìm lạc thú, không bỏ qua cơ hội vui chơi nào, nhưng tâm trí ông vẫn đăm chiêu dò tìm ý nghĩa của đời sống. Ông tìm hiểu Kinh Thánh nhưng bất mãn với lời văn chương khi ông so sánh với các tác giả La Tinh Và Hy Lạp mà ông ưa thích. Sau khi ông trở thành giảng sư về khoa luận thuyết ở La Mã và Milan, chính tại Milan ông được những buổi giảng của Ambrose thu hút.
Ông Ambrose làm phép Báp Têm cho Augustine vào năm 387. Đời sống tín đồ đã hoàn toàn thay đổi ông và ông trở lại Bắc Phi. Ông dâng trọn đời sống hầu việc Chúa, nghiên cưú Kinh Thánh viết sách và giảng đạo, sau đó ông làm giám mục tại Hippo. Khi quân Vandal đến đây vây Hippo thì ông qua đời.
Ảnh hưởng của Augustine trong tư tưởng Cơ-Đốc chỉ đứng sau Phao-lô mà thôi. Tuy nhiên, trong thời ông còn sống, lý thuyết căn bản của ông về tội lội và ân điển cũng bị người ta chỉ trích. Năm 400 có Pelagius, một thầy tu, cũng là một nhà thần học gốc Anh có lễ là Ai Nhĩ lan, đến La Mã giảng một thuyết mới bác bỏ tội nguyên thủy. Pelagius dạy rằng ai nấy, đàn ông, đàn bà, đều có thể tự sức làm nên sự cứu chuộc mình. Họ có thể trở thành người trọn vẹn bởi đức tin nhờ việc lành của họ. Năm 415, Augustine viết thư cho Jerome, bấy giờ làm chủ tọa tại Tu Viện Bết-lê-hem, tỏ ý lo lắng là Pelagius có mưu đồ đưa tà thuyết của mình vào miền Đông, Jerome viết thư nói thẳng với Pelagius, gọi ông là ‘kẻ ngu nhất trong đám kẻ ngu, trí óc đã trở nên tối tăm vì ăn nhiều cháo lúa Ai Nhĩ Lan. Người ta lên án tà thuyết của Pelagius, nhưng vấn đề tự do ý chí và ân điển mà Pelagius nêu ra vẫn còn chưa giải quyết được.
Mặc dầu có những thách thức như trên, ảnh hưởng của Augustine lúc đương thời cũng như sau đó rất rộng rãi. Ông luôn luôn viết thư, luận thuyết, viết sách, viết bài giảng. Năm trăm bài giảng còn lưu lại đến bây giờ. Hai quyển sách ông viết gây ảnh hưởng sâu xa trong Cơ-Đốc Giáo tây phương và được coi là những sách tôn giáo cổ điển đó là quyển Xưng tội (Confessions) và Thành Đức Chúa Trời (De Civitate Del). Quyển ‘Xưng tội ‘ viết vào năm 400 là sách tự thuật đời sống thuộc linh, nói lên một trình độ tin kính cá nhân rất sâu đậm, chỉ thua Phao-lô. Trong lời cầu nguyện mở đầu ông viết như sau :’Chúa đã làm nên chúng ta cho chính mình Chúa, lòng chúng ta không tìm được yên nghỉ cho đến khi tìm được sự yên nghỉ trong Chúa’.
Ông bắt đầu viết quyển ‘Thành của Đức Chúa Trời ‘ vào năm 412, tên sách lấy ở Thi-thiên 87:3. Mới hai năm trước đó, vua quân Visigoth là Alaric đã đánh chiếm La Mã là thành đưọc phòng thủ kiên cố. Những người có tâm tư suy nghĩ đều bàng hoàng và sợ đây là mở màn cho những ngày tàn của lịch sử. Nhiều người không tìm được lý do tai nạn, đổ cho Hội Thánh là đã gây ra sự suy sụp của La Mã vì đã bỏ những thần xưa là những vị thần vẫn giữ gìn bảo vệ thành. Dầu vậy, Augustine cũng nhìn cuộc chiến của Alaric trong bối cảnh lịch sử và trích dẫn Kinh Thánh để giải thích một triết lý về lịch sử, đem lại niềm tin nơi Đức Chúa Trời và khiến người ta hiểu được cả cuộc thắng trận. Về tấn kịch của nhân loại ông cho rằng những quyền lực của thế gian, lên rồi xuống, nhưng Thành của Đức Chúa Trời là Hội Thánh, nơi ẩn trú và quê hương thật của loài người, còn mãi đời đời. Trong thời Trung Cổ cả Hội thánh lẫn Đế quốc cũng tìm cảm hứng từ giấc mơ ‘Thành của Đức Chúa Trời trên đất ‘ của Augustine. Người ta kể lại là Đại đế Charlemagne thường để một sách này dưới gối lúc nằm ngủ.
THỂ CHẾ TU VIỆN LÚC BAN ĐẦU
Khi Cơ-Đốc Giáo được nhà nưóc công nhận ở thế kỷ thứ 4 thì các tu viện mọc ra nhanh và nhiều. Hồi đó, dân ngoại đổ xô đến các nhà thờ và Hội Thánh trở nên càng ngày càng dính líu với những việc thế gian. Phần nào vì muốn phản ứng lại những khuynh hướng thế gian ấy, hơn nữa từ thoạt đầu người tín đồ đã từ khước những giá trị vật chất để tìm kiếm những phần thưởng thuộc linh, nên có nhiều người đàn ông và đàn bà dâng đời sống của họ cho Đức Chúa Trời qua lối sống tin kính và khổ hạnh.
Anthony (250 – 350) một người Ai Cập trẻ tuổi, giàu có được coi như là người sáng lập thể chế tu viện. Một hôm, sau khi nghe đọc tại Hội Thánh câu :’Hãy đi, bán hết gia tài mình , đem thí cho kẻ nghèo khó, chắc sẽ được của báu ở trên trời rồi hãy đến mà theo ta’ (Mác 10:21) ông về làm theo ngay lời Chúa. Ông lui về sa mạc để một mình cầu nguyện, sống khổ hạnh và chống cám dỗ. Nhiều người theo gương thánh thiện của ông, ngược hẳn sự độc dữ của thế gian, kéo vào sa mạc ở với ông, họ sống đơn độc trong các hang hố, nhưng thường nhóm thờ phượng và ăn chung. Anthony được tôn làm người lãnh đạo của họ và được gọi tên là Abbot.
Nhiều thầy tu trong số này không đọc chữ được nên phải học thuộc những câu Kinh Thánh để suy ngẫm ngày đêm. Vị giáo phụ tại Alexandria là Athanasius, một lần kia bị lưu đày và bị lên án chung với những thầy tu nói trên, đã sửng sốt thấy lòng tin kính lớn và đời sống thanh đạm của họ. Ông bèn viết sử của người sáng lập, quảng bá uy tín của Anthony. T ừ đó Hội Thánh được nghe tin tức về phong trào mới này.
Pachomius (292 – 346) là một lính Ai Cập, trở thành tín đồ, đưa ra một hình thức tu viện mới: ‘Các thầy tu không sống riêng biệt nhưng liên hệ với nhau chặt chẽ như một hội đoàn, có kỷ luật nhất định và nghiêm ngặt. Họ làm những việc được giao phó, đúng g iờ thì họp lại thờ phượng và mặc áo giống nhau. Rất nhiều người nam và nữ ưa thích hình thức mới này và gia nhập đông đảo. Vào giữ thế kỷ thứ 4, có 10 tu viện như thế được thành lập tại Ai Cập. Bà chị của Pachomius cũng sáng lập 2 tu viện cho phụ nữ.
Vào năm 362, Martin ở Tours, một ngày kia lấy áo choàng của mình phủ cho một người hành khuất, và trở nên nổi tiếng từ đó. Ông sáng lập một tu viện tại Poitiers (Pháp) và cổ võ phong trào này. Ông Jerome vừa dịch Kinh Thánh vừa trông nom một tu viện tại Bết-lê-hem. Ông cũng kiểm soát một nữ tu viện gần đó do hai mẹ con bà Paula một người La Mã giàu có xây cất. Các họa sĩ thời phục hưng thường vẽ tranh ông Jerome ngồi viết gần bàn g iấy, trong một phòng nhỏ, bên ông có một con sư tử hoặc ngồi, hoặc ngủ dưới chân.
Basil (330 – 370) Giám mục thành Sê-sa-rê (Caesaria) ở xứ Cáp-ba-đốc (Cappadocia) là một trong những giảng sư có tài về việc giải thích bản Tín Điều Nicaea, sửa đổi lối sống tu viện do Pachomius lập ra. Basil đưa vào tu viện nhiều công việc bình thường hơn và tuy lối sống vẫn khổ hạnh nhưng bầu không khí chung có phần thoải mái hơn. Chính ông là người đặt ra quy luật một ngày tu viện có 8 buổi thờ phượng chung. Những giờ xen kẻ là để học Kinh Thánh, làm việc thủ công hay những việc khác có ích như dạy học trẻ em. Bà Macrina chị của Basil ở
Caesarea và cũng là chị của Gregory ở Nissa, cũng là một nhà thần học có tài năng và chính bà đã đặt nền móng cho nếp sống của những nữ tu.
HỘI THÁNH BÀNH TRƯỚNG
Từ ban đầu Hội Thánh đã vâng lệnh Chúa Christ đi rao Tin Lành ‘cho đến cùng trái đất’ (Công-vụ 1:8). Trước khi Hoàng Đế Constantine ban sắc lệnh Milan, những nhà truyền giáo Cơ-Đốc cũng đã đặt chân lên hầu hết Đế Quốc La Mã và còn đi xa hơn nữa. Như ta đã biết, vào cuối thế kỷ thứ hai Tin Lành đã được giảng cho Anh Quốc khi còn là thuộc địa La Mã. Người tử đạo đầu tiên tại Anh là Alban, ông tử đạo trong thời kỳ Hoàng đế Diocletian hành hại tín đồ. Năm 314 có 3 Giám Mục người Anh đến dự hội nghị ở Arles (Pháp).
Về phía Đông có xứ Armenia, một vương quốc chịu phục dưới quyền đế quốc La Mã. Xứ này là xứ đầu tiên nhận Cơ-Đốc Giáo làm quốc giáo. Gregory được gọi là ‘người soi sáng’ đã khuyên vua Tiridates tin Chúa và làm phép Báp Têm cho vua vào năm 301, việc này xảy ra 11 năm trước khi Constantine chiến thắng ở cầu Milvian, dưới những cơ mang dấu hiệu Cơ-Đốc.
Phía Bắc sông Danube, có Ulfilas (311 – 383) mệnh danh là ‘Sứ Đồ của người Goth’ đã kêu gọi được nhiều ngời Visigoth trở lại tin Chúa. Ông này tin Chúa tại Constantinople và năm 341 được phong làm Giám Mục lưu hành. Vì ngôn ngữ Goth chưa có chữ viết nên Ulfilas phải dựa vào chữ Hy Lạp và La Tinh mà sáng tác ra một cách chép vần Gothic để dịch Kinh Thánh ra tiếng Gothic. Đến thế kỷ thứ 5, một Linh Mục có học ở Armenia, tên là Mestrop cũng gặp một tình trạng như vậy. Ông cũng phải sáng chế ra một cách dịch Kinh Thánh cho Hội thánh Armenia. Trong tập khảo cứu về lịch sử Cơ-Đốc, tác giả Kenneth Scott Latourette kết luận :’Nhiều ngôn ngữ đã được chuyển ra chữ viết bởi công của các nhà truyền giáo Cơ-Đốc, nhiều hơn bất cứ các cơ quan nào khác hợp chung lại’.
Ulfilas tôn kính bản văn xưa nên ông dịch sát nghĩa, gần như dịch từng tiếng, nhưng ông e ngại về tinh thần sách ‘Các Vua’, nên không dịch, sợ rằng đọc sách này dân chúng trong nước ông lại nổi máu chiến tranh. Vào thế ký thứ 6 người ta có chép lại những sách Tin Lành đã dịch ra tiếng Gothic, gọi là quyển Codex Argenteus chép bằng bạc và vàng trên giấy tím, hiện nay tàng trữ tại trường đại học Uppsala, Thụy Điển.
Nhờ công lao của những người truyền giáo như Ulfilas nên khi các giống dân Visigoth, Ostrogoth, Vandal, Burgundian và Lombard vượt qua bờ cõi đế quốc trong thời các bộ lạc di dân, có nhiều người đã tin Chúa rồi. Cả những bộ lạc không biết Chúa cũng bỏ những thần ngoại đạo cũ của họ khi họ đến định cư giữa dân chúng La Mã, vì họ cho rằng văn minh và Cơ-Đốc Giáo đồng nghĩa với nhau và họ sốt sắng tiếp nhận cả hai.
Những bộ lạc Celtic ở Ai Nhĩ Lan, từ lâu đời vẫn là ngoại đạo, được ông Patrick (389 – 461) hướng dẫn đến niềm tin Cơ-Đốc. Ong này là thế hệ thứ ba từ khi Cơ-Đốc Giáo vào đất Anh. Khi còn nhỏ, những toán cướp từ Ai Nhĩ Lan đến phá phách nông trại của cha ông có lẽ bây giờ ở xứ Wales, họ bắt ông và đem về đất Ai Nhĩ Lan ngoại đạo. Ong ở đó 6 năm làm nô lệ chăn bầy chiên cho chủ. Theo lời ông nói, ông đã cầu nguyện ‘mỗi ngày 100 câu, mỗi đêm cũng gần số đó, khi phải ở trong rừng trong núi’. Một đêm kia, trong giấc mơ, ông nghe tiếng nói :’Chiếc tầu của anh đã sửa soạn xong’, ông bèn chạy vội ra bờ biển và thuyết phục chủ tàu cho ông về quê hương. Sau đó ông lại nghe tiếng nói giống Ai Nhĩ Lan có vẻ như van nài ông :’Hỡi con trẻ thánh, hãy trở lại và đi giữa chúng tôi một lần nữa’. Ong theo học tại một tu viện ở Gaul (pháp) được phong chức Giám Mục vào năm 432 và trở lại Ai Nhĩ Lan. Tại đây ông tiếp những người cầm đầu bộ lạc tin Chúa, lập những giáo phận và đặc biệt thành công trong việc thành lâp các tu viện trên các đất đai mà các người cầm đầu bộ lạc dâng hiến. Sau 29 năm truyền giáo, Ai Nhĩ Lan đã trở thành như một xứ Cơ-Đốc Giáo.
Clovis (466 – 511) khi 15 tuổi đã nối ngôi vua của dân Salian Franks, và đem bộ lạc gốc Đức này đánh thắng quân La Mã ở Bắc và Trung nưóc Pháp (Gaul). Không bao lâu sau đó ông kết hợp được toàn dân Frank chịu quyền cai quản của ông. Vợ ông là Clotilda, một công chúa Burgundian, vì thuộc về dòng La Mã chứ không phải giòng Arian, nên khuyên ông nên theo đạo của bà, tức là Cơ-Đốc Giáo. Do đó năm 496 tại Rheims, vua và 3000 người theo ông đã chịu Báp Têm. Clovis được lòng tất cả dân chúng La Mã, được các Giám Mục ủng hộ nên đã mở mang được bờ cõi từ sông Rhine đến chặng núi Pyrénées, gây thiệt hại cho những bộ lạc Đức khác đã theo thuyết Arius từ trước. Bởi vậy Clovis đã thành người lập quốc cho nước Pháp. Ông lấy Paris làm kinh đô, xây nhà thờ của Các Thánh Đồ, sau này gọi là Nhà thờ St. Genevieve. Vì có những người có quyền trong đám dân Franks ngả theo niềm tin chính thống tức là niềm tin chung của dân La Mã, nên những bộ lạc Đức khác cũng đã bỏ chủ thuyết Arius và trở về Cơ-Đốc Giáo chính thống, vì vậy Tây Au có một sự thống nhất khó có thể đạt được bằng bất cứ cách nào khác. Trong thế ký thứ tư và thứ năm (300 – 500), những câu chuyện điển hình này đã chứng tỏ là hội thánh đã tiến trên nhiều ‘mặt trận’, vậy nên đến đầu thời Trung ổ, Hội thánh đã bắt đầu giúp dân ngoại quay về niềm tin thật và tiến lên địa vị có uy quyền thế lực.
(Năm 500 Đến 1500)
TÌNH HÌNH HỘI THÁNH SAU KHI ĐẾ QUỐC LA MÃ SUY SỤP
Đến thế kỷ thứ sáu, thế giới cổ xưa đã đạt một cao độ trật tự và nếp sống văn minh, nhưng sau đó thì mất năng lực sáng tạo và bắt đầu tan rã. Những dân tộc man rợ xung quanh liên tiếp tấn công bờ cõi đế quốc, La Mã tuy có quân đội đồn trú cẩn mật nhưng cũng không chống lại được từng đợt xâm lăng tiến xuống Tây và Nam vượt qua sông Danube, sông Rhine, và Bắc Hải, rồi chèo thuyền theo giòng sông vào tận miền quê không phòng thủ.
Những trận xâm lăng lớn bắt đầu vào thế kỷ thứ năm. Khoảng giữa các năm 410 – 442, sau khi đã chiếm đóng hơn 300 năm, những đoàn quân La Mã rút khỏi Anh Quốc, để lại số dân chúng đã chịu ảnh hưởng La Mã làm cớ cho những tranh chấp nội bộ và những toán cướp từ mọi phía kéo vào: từ phía Tây có bọn cướp Ai Nhĩ Lan, từ phía Bắc có bọn Pick, từ phía Đông có bọn Jut, Angle và Saxon. Ở nưóc Ý sau khi vua Alaric và quân Visigoth cướp phá thành La Mã vào năm 410, một đạo quân xâm lăng mới lại đến thành vào năm 452, đó là đạo quân Hung Nô của Attila. Đoàn quân thiện chiến này từ Trung Á kéo đến, lẽ ra đã chiếm được thành La Mã nếu Giáo Hoàng Leo I, một nhà lãnh đạo vĩ đại thời đó, không đích thân ra gặp Attila, không b iết ông đã thuyết phục Attila cách nào mà Attila rút lui. Hành vi can đảm này nâng uy tín chức vụ của ông, vì nó chứng tỏ khi các quan cai trị và các tướng tá bỏ trách nhiệm Hội thánh sẵn sàng bước ra lấp chỗ trống do chính quyền để lại.
Vào năm 476 là năm Đế Quốc La Mã kể như ‘sụp đổ’, quân Ostrogoth hạ bệ vị Hoàng Đế La Mã cuối của phương Tây, còn ở phương Đông, dù quân Ba Tư có tiến hành đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ sáu, quân Hồi Giáo tấn công vào thế kỷ thứ 7, đế quốc còn tồn tại được một nghìn năm, mãi đến ngày quân Thổ tràn chiếm vào năm 1453. Những đoàn quân của các bộ lạc xâm lăng tiến đánh Tây Phương đã gây ra nhiều cuộc chém giết, loạn ly ghê gớm đến nổi nay nhắc đến mấy thế kỷ đầu thời Trung Cổ người ta còn gọi thời đó là ‘thời tăm tối’. Một số dân man rợ, khi chiếm được đất mới họ ao ước, liền gấp rút học theo lề lối sống địa phương. Nhưng phần lớn vì muốn đoạt ngay kết quả một nền văn hóa cao, đã mạnh tay cướp lấy bất cứ những gì chúng ước muốn, nên vô tình đã hủy phá tan tành một hệ thống văn minh chúng tưởng là dễ chiếm lấy, những thật ra chúng không hiểu và không bảo tồn được. Đường sá, hải cảng không được chăm sóc nữa trở thành hư hỏng, làm trở ngại giao thông và thương mãi. Dân chúng sợ sệt cho hiện tại, kinh hãi tương lai, không dám có kế hoạch dài hạn. Những thợ xây và các thợ khéo trong các nghề khác chẳng có công việc để sử dụng những kiến thức tài năng chạm trổ trên đá đã làm nổi danh dân La Mã. Cả đến việc xây gạch cũng không còn vì người ta chỉ cần những chỗ t rú tạm bợ mộc mạc, những ống máng dẫn nước khi đã hư hỏng thì cứ để hư luôn. Một thành phố như thành La Mã, đã có cả triệu dân nay chỉ còn khoảng 50.000, vì thiếu nước uống. Tai hại hơn cả, những trung tâm học thuật ở La Mã, Alexandria, Carthage, Milan bị hủy hoại và các thư viện bị đốt. Trong những điều kiện như thế thì kiến thức cũng như tư tưởng sáng tạo phải ngưng lại. Nền giáo dục tiêu biến, ngoại trừ trong các tu viện còn sót lại ít người biết đọc hay biết viết, kể cả nhóm thầy tu.
Vào thế kỷ thứ 6 ông Gregory, Giám Mục tại Tours, đã nói : ‘nghiên cứu sách vở đã chết hẳn giữa chúng tôi rồi’
Trong thời rối loạn này, khi các quân man rợ và sự ngu dốt đã tiêu diệt hết những thành quả của thời kỳ Hy Lạp – La Mã, chính Cơ-Đốc Giáo đã cứu vãn được những gì còn vớt vát được của nền văn minh hấp hối. Hội thánh nhờ có niềm tin chung, và uy quyền tập trung nơi Giám Mục La Mã, nên đã duy trì được nhiều ý niệm La Mã về vấn đề trật tự và bảo vệ được phần nào hệ thống trong Đế Quốc. Nhờ Kinh Thánh và nghi lễ, Hội thánh còn giữ gìn đưọc ngôn ngữ La Tinh và công trình nghiên cứu học hỏi của người đi trước. Trong thời loạn lạc tuyệt vọng, Hội Thánh vẫn giảng cho dân chúng sự bình an đời đời, niềm phước hạnh mà dù cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội có vô luật pháp đến đâu cũng không xâm phạm được.
Cuối cùng, Hội Thánh là nguồn năng lực thiêng liêng đem về sự hiêp một và sức mạnh cho nền văn minh mới. Thời kỳ lộn xộn dù lâu dài cũng chấm dứt và một nền an sinh tương đối vững hơn xuất hiện. Cơ-Đốc Giáo dấy lên như kẻ tranh đấu cho văn minh Tây Phương. Thời đại những sự kiện này xảy ra có thể gọi là thời đại của niềm tin. Thành phố nào cũng có nhà thờ, các tu viện mọc lên như nấm. Học vấn lại phục hồi, và những nhà thờ là những công trình tiêu biểu nhất thời trung cổ để lại, chúng nó vẫn còn đứng sừng sững như là những biểu hiện niềm tin của các vua, các Giám Mục, và dân chúng, nhắc cho mọi người rằng nước Đức Chúa Trời là một thực tại.
CHẾ ĐỘ TU VIỆN
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ thì lối sống tu viện xuất hiện từ thế kỷ thứ ba và thứ tư đã ăn sâu vào đức tin cá nhân và sự hết lòng hết ý hầu việc Chúa Christ này trở thành sức mạnh của Hội thánh. Thoạt đầu, nếp sống lý tưởng trong tu viện cốt dành cho những người đơn độc, nhưng về sau nó cũng ảnh hưởng đến lối sống của các người ngoại. Tu viện có thể là nơi ẩn náu cho những ai muốn lánh khỏi những cơn rối loạn chính trị và xã hôi thời trung cổ. Không những thế, tu viện còn là nơi học hỏi, huấn luyện những thầy tu đi rao truyền Phúc Âm cho các dân man rợ. Có nhiều dòng tu cổ võ việc lao động tay chân, vả lại phần lớn các dòng tu phải tự túc nên họ huấn luyện cả nghề trồng trọt cày cấy để sinh hoa lợi mà sống. Các thầy tu dọn cỏ, dẫn nước vào những mảnh đất của họ, trồng hoa màu, chia khu trồng cây ăn trái vườn nho, nuôi bò, cừu, gà và lập những trang tại kiểu mẫu, và do đó lao động được đề cao. Họ cũng tiếp tục làm tròn trách nhiệm quản trị thiên n hiên theo lối dạy trong đoạn một sách Sáng Thế Ký.
Chính các tu viện đã có công lớn bảo vệ được kho tàng kiến thức thời xưa. Cassiodorus (480 – 575) là một nhà văn, một thầy tu và một nhà chính trị giỏi, đã lập 2 tu viện tại đất của nhà ở miền Nam nưóc Ý. Khi xong nghiệp chính trị, làm thư ký cho đại đế Theodoric, ông rút về tu viện ở Vivarjim, tại đây ông thu góp sách, lập nên một thư viện dạy các tu sĩ học và chép lại kinh điển xưa, dịch sách Hy Lạp ra tiếng La Tinh. Ông cũng nhuận chánh bản Vulgate La Tinh của Jerome căn cứ vào những bản văn chép tay khả tin nhất, là vì trong khoảng 150 năm sau khi sách này được dịch ra những người chép lại đã chép sai nhiều chỗ. Như vậy khắp nơi các tu viện vẫn làm các công việc hàn gắn xây dựng nói trên ngay đang thời các thế kỷ tối tăm hắc ám bao trùm cả Tây Au.
Ông Benedict ở Nursia (480 – 547) là nhà cải cách nổi danh, tác giả quyển luật dòng Benedictine đã ngăn ngừa phong trào tu viện Tây Au khỏi sự khổ hạnh quá độ cũng như những điều kiện thiếu sáng suốt khác. Năm 529 ông thành lập tu viện mẫu, dòng Benedictine trên đồi Monte Cassino, khoảng giữa La Mã và Naples. Ở đây, các học viên được thử sống một năm đời sống tu viện, sau đó mới tuyên thệ sống thanh bần chịu vâng phục và tiếp tục ở lại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của một viện trưởng được bầu lên. Tuy ông Benedict tin rằng thờ phượng là nhiệm vụ đầu tiên của tu sĩ, ông cũng buộc học viên phải học và làm việc đồng áng cũng như tiểu công nghệ vì ông nói : ‘Nhàn hạ là kẻ thù của linh hồn’. Suốt dòng lịch sử, phái Benedictine đã cung cấp 24 giáo hoàng, 200 tổng giám mục và khoảng 15.000 văn sĩ và học giả cho Hội Thánh.
Chế độ tu viện Celtic (vùng Bắc Pháp) khác với chế độ Benedictine vì có tính cách huyền nhiệm hơn và cũng khắc khổ hơn. Tại những tu viện do Patrick sáng lập sau 432, những con trai và con gái các gia đình lớn ở Ai Nhĩ Lan thường ở trong những căn lều, vách làm bằng cành cây đan, xung quanh có tường đất. Ơ đó họ được yên ổn phần nào vì khắp nơi các bộ lạc nổi lên tranh hùng tranh bá.
Công việc truyền giáo cũng như lòng ham học là những đặc điểm của chế độ tu viện Ai Nhĩ Lan khởi đầu từ ông Finnian khi ông sáng lập một tu viện và trường học tại Clunard vào năm 520. Tu viện này trở thành mẫu mực cho các tu viện Clomacnois, Bangor, Derry, Durrow và Kells. Thế kỷ thứ 6 và thứ 7 là thời vàng son của nền học vấn tu viện Ai Nhĩ Lan, các trường học tại tu viện dạy đủ môn : La Tinh, Hy Lạp, toán số, hình học, thiên văn học, địa dư, âm nhạc, thu hút nhiều học giả các nơi từ Au Châu đến và ảnh hưởng vào sự phục hưng nền học vấn thời các vua Carolingian tại Pháp (từ 751 trở đi). Năm 563, Columba là học trò của Finnian, cùng 12 đồng bạn dùng những thuyền nhỏ bọc da thú khởi hành từ Scotla nd đi truyền giáo hải ngoại. Họ cập bến bờ biển phía Tây Tô Cách Lan (đảo Iona, thuộc quần đảo Inner Hebrides). Tại đây họ thành lập một tu viện, sau này trở thành trung tâm Cơ-Đốc Giáo Celtic. Từ đó họ rao truyền danh Chúa khắp Tô Cách Lan đến tận vùng đông Bắc là Northumbria. Ông Adamnan sau này làm viện trưởng tu viện Iona có viết tiểu sử Columba, và trong tập này lần đầu tiên có nói đến con quái vật hồ Loch Ness. Sách chép rằng quái vật đã đe dọa một người bơi và nó lui đi khi ông Columba làm dấu thập tự. Năm 634, Aidan, một thầy tu ở Iona lập một tu viện t rên đảo Lindisfarne ngoài bờ biển Đông Bắc nước Anh. Từ trung tâm này, Cơ-Đốc Giáo lan truyền khắp Northumbria, ở đây bao nhiêu dấu tích của Cơ-Đốc Giáo La Mã trước kia đều bị những người Anglo Saxon xâm lăng mới đến bôi xóa hết. Những thầy tu Ai Nhĩ Lan cũng sang Châu Au lập tu viện St. Gall ở Thụy Sĩ, tu viện Bobbio ở Bắc Ý. Thời Trung Cổ những nơi này nổi tiếng vì các thư viện và đời sống văn hóa tại đó. Trong các tu viện Ai Nhĩ Lan, người ta luôn luôn chép lại các bản văn xưa và cách
trang trí sách về chữ đầu trang trở nên một nghệ thuật có giá trị. Một trong những ví dụ đặc sắc của nghệ thuật Celtic (Tây Bắc Au) là quyển sách Tin Lành tiếng La Tinh chép tay, trang trí bằng những nét quăn cuốn với nhau và những hình người, hình thú rất đẹp, goi là sách của tu viện Kells. Sách có lẽ làm xong hồi thế kỷ thứ 8, thứ 9, nhưng được đem về Kells ở Ái Nhĩ Lan t rong thời gian quân Bắc Au cướp phá. Bây giờ sách nói trên được lưu giữ tại thư viện Đại Học Ba Ngôi (Trinity) tại Dublin. Những sách khác có dấu tích nghệ thuật Celtic là quyển sách của tu viện Dorron (thế kỷ thứ 7) cũng được lưu giữ ở thư viện nói trên ; và quyển Tin Lành Lindisfarne, sách này được để tại thư viện Anh ở London. Những trang trí trong quyển này đẹp và hoa mỹ đến độ người xem có thể ngờ là thiên sứ họa chứ không phải tay người họa được.
Trong những người Anh Quốc được huấn luyện tại tu viện rồi sang truyền giáo tại lục địa nổi tiếng có ông Infrid (Winfrith) là người gốc Anglo Saxon ở Devonshire, xuất thân từ tu viện Benedictine gần Winchester. Giáo hoàng Gregory III đặt tên ông là Boniface (680 – 754). Vị ‘Sứ Đồ Đức Quốc’ này (người đồng thời gọi ông như vậy) làm việc cho Charles Martel (ông của Charlemagne). Nhiều người tin Chúa tại các vùng Thuringia, Hesse, Franconia và Bavaria qua công cuộc truyền giáo của ông. Trong các tu viện ông lập nên để ủng hộ niềm tin mới, có trung tâm Benedictine lớn, dạy học và huấn luyện truyền giáo tại Mainz vào năm 746, ông Boniface, với tư cách là người có chức vụ hơn cả, tổ chức lại Hội thánh và duy trì kỷ luật giữa một thời kỳ rối loạn. Lúc về già ông trở lại Friesland (Hòa Lan) nơi ông khởi đầu sứ mạng. Tại đây sau này ông bị tử đạo dưới tay bọn ngoại đạo thờ thần Notan.
Một số người nam và nữ có trình độ khá nhất đã gia nhập các tu viện. Họ cầu nguyện, thờ phượng và giữ niềm tin sống động. Họ giúp đỡ người nghèo, người bệnh và người đói. Vì họ có tài nghiên cứu nên lo việc dạy học và giáo dục, và vì họ tin vào một thế giới trật tự do Đức Chúa Trời cai trị, Ngài là Đấng đáng tin cậy và không lầm lẫn nên họ đặt được nền móng cho khoa học hữu lý phát triển. Thế giới bấy giờ, chính trị rối ren ‘như tơ vò’, loạn lạc kh ông ngừng gây nhiều khốn khó, những học giả chỉ có cách ẩn vào tu viện mới được yên ổn và có thì giờ nghiên cứu viết lách. Ơ trong đó ít nhiều không bị xâm phạm quấy rối, người ta chép kinh điển và những sách t hánh khác, các nghệ sĩ sáng tạo những trang trí chữ, họa phẩm kiến trúc, điêu khắc phẩm, âm nhạc, thêu, làm đồ kim khí, thủy tinh, thảy đều phục vụ cho Cơ-Đốc Giáo và vinh quang Đức Chúa Trời.
Các tu viện càng ngày càng được ưu chuộng vì có hiệu quả tốt, nên càng trở nên giàu có và có uy quyền. Nay lại lôi cuốn những kẻ lười biếng là những ai chỉ muốn tránh những gian nan và lo lắng của đời sống. Và khi kỷ luật trong tu viện lỏng lẻo, lòng sốt sắng giảm sút, tất nhiên phải có những phong trào cải cách.
Năm 910, công tước xứ Aquitaine là William the Pious lập một tu viện tại Cluny, nơi này sau trở thành trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng nhất ở Âu Châu hồi thế kỷ 10 và 11. Hai ông viên trưởng đầu tiên là Berno và Odo đã thiết lập những cải cách mà cả ngàn nhóm cộng đồng dưới quyền họ quản trị đều bắt chước rầm rập. Kết quả phong trào Cluny là có nhiều nhà thờ được xây cất, nghi lễ được tô bồi, nhiều trường được thành lập và các phòng học, phòng chép sách được mở rộng.
Dòng Cluny cũng hơi đi quá trớn trên phương tiện xa xỉ và kiến trúc quá cầu kỳ, nên lại có dòng Cistercian được thành lập năm 1098 trong rừng Citeaux gần Dijon. Đây là một dòng khác đã có nhiều ảnh hưởng trong thế kỷ 12. Vị viện trưởng thứ 3 gốc Anh Quốc, tên là Stephen Harding (1134), tổ chức nếp sống khổ hạnh trong cộng đồng. Những tu sĩ để ít thì giờ thờ phượng nhưng ra công phát cỏ, nhặt đá tháo nước vùng lầy mở mang được nhiều đất trồng trọt tốt. Chính là các tu sĩ dòng này đã nhập cảng nghề len vào Anh quốc và nhiều kỹ thuật nông trại vào Au Châu, cả hai điều này đã mang lại lợi lớn về kinh tế. Trong vòng 150 năm, có hơn 600 tu viện xin gia nhập vào hệ thống tu viện Citeaux, nhận sự lãnh đạo của viện trưởng. Một trong những tu viện trưởng là St. Bernard (1090 – 1153) nổi tiếng thời Trung Cổ, sáng lập tu viện Clairvaux và làm viện trưởng nhiều năm.
St. Bernard thích âm nhạc và trong một thư ông viết ông có nói : âm nhạc phải ‘chiếu ra’ chân lý Cơ-Đốc, và làm vui tai để cảm động lòng người. Âm nhạc nếu giữ được thế quân bình giữa sự bừa bãi và sự khắc khổ, tất nhiên sẽ ảnh hưởng vào bản chất con người. Những bản văn và những bài giảng ông viết ra, luôn luôn phản ảnh lời cũng như lối viết ra tư tưởng kinh điển nên ta thấy rõ ông rất tinh thông sách Thánh. Ông khuyên mọi người nên quay về nghiên cứu Kinh Thánh nhưng nói rằng đổi được lòng người quan trọng hơn là giảng Kinh Thánh. Nhiều người biết danh ông, như một giảng sư bậc nhất thời đó lại là người lãnh đạo tôn giáo có thế lực nhất ở Tây Au, ông kêu gọi cuộc Thánh chiến thứ hai, chẳng may thất bại. Sự sinh hoạt thành thị đến thế kỷ thứ 13 đưọc hồi phục lại, nay cần một lối sinh hoạt mới. Cho đến bây giờ Hội Thánh chỉ chăm sóc cho dân chúng các làng mạc thôn quê, nay xuất hiện những dòng khất sĩ, mục đích của họ là đáp ứng nhu cầu cho dân chúng thành thị. Tu sĩ (Tiếng Hy Lạp là Monachs đơn độc) là người ở riêng biệt, những khất sĩ (tiếng La Tinh Franter, tiếng Anh xưa : Frere : anh em) không ở trong tu viện kín mà đi ra giảng dạy nơi nào có dân ở.
Dòng black Friar cũng gọi là Dominican là do ông Dominic gốc (1170 – 1221) ở nhà thờ Castile (Tây Ban Nha) sáng lập. Ông cùng đồng bạn, đều sống thanh bần truyền giáo tại vùng Languedoc (Pháp) vừa giảng vừa học, những tu sĩ Dominican đến dạy học tại những trường đại học mới mở. Những ngày đi hành khất họ mang theo một cái túi, nay đã đổi thành ‘giải áo’ của những người tốt nghiệp đại học. Một người khác, sáng lập dòng Grey Friar thường gọi là dòng Franciscan, ai cũng yêu mến và biết đến, đó là Francis of Assisi (1182 – 1126) ông vui tính, giản dị, chỉ biết hầu việc Chúa, tôn trọng mọi vật sống như anh chị em, ông biểu hiện cho những lý tưởng thuộc linh cao nhất thời trung cổ. Ông được cảm hứng sáng lập dòng Friars đi chân không, khi một sáng kia vào giờ lễ, một Linh Mục đọc đoạn Kinh Thánh Ma-thi-ơ 10:5-14 Chúa sai 12 môn đồ đi rao giảng Tin Lành. Dòng Franciscan thu hút đưọc những bộ óc thông minh và tâm thầ cao quý nhất thời đó và đóng góp được 4 giáo hoàng và nhiều học giả.
Sau đây chúng ta sẽ thấy phần lớn hai dòng khất sĩ Dominican và Franciscan, nhờ có nhiều học giả thông thái, đã đóng góp nhiều hệ thống luân lý học, triết học và thần học thời Trung Cổ và nhờ đó các trường đại học được mở mang.
HỌC THUẬT VÀ TRIẾT LÝ CƠ-ĐỐC THỜI TRUNG CỔ
Hệ thống tư tưởng phát sinh từ các trường học đầu tiên tổ chức trong các tu viện và nhà thờ, hoạt động trí thức đưọc thức tỉnh sau nhiều thế kỷ mê man, thụ động. Đó là hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc trong thời Trung Cổ. Hệ thống này căn cứ trên uy quyền Kinh Thánh, các Giáo phụ và cả Aristotle nữa. Hệ thống này khởi thủy từ Anselm, Viện trưởng tu viện ở Bec, sau làm Tổng Giám mục tại Canterbury vào năm 1093. Ông đưa ra ý kiến nói rằng vì trí óc con người có thể quan niệm về một Thượng Đế hoàn hảo, chẳng có ai hơn, vậy thì chính đó là bằng chứng thật có một Đức Chúa Trời. Khẩu hiệu của Anselm là Fides Quaerens Intelligentiam’ nghĩa là ‘Niềm tin tìm thông hiểu’ nói lên điều mà các học giả tin quyết, ấy là lẽ phải và luân lý có thể giúp hiểu sâu hơn và làm sáng tỏ niềm tin và các giáo thuyết của Hội Thánh.
Nhiều triết gia thời Trung Cổ cho rằng đức tin và lý trí là hai phần của một toàn bộ, và họ tin rằng trí óc con người có thể dung hòa hai phần ấy. Trong thời con người còn mê tín dị đoan và sự tin kính thường khi vô lý, những người theo hệ thống tư tưởng mới tìm cách đạt một nền móng hợp lý cho Cơ-Đốc Giáo. Những cuộc tranh luận của họ có khi đi vào chi tiết đến độ như ‘chẻ sợi tóc làm đôi’. Họ đặt những câu hỏi như là : Có bao nhiêu thiên sứ có t hể đứng trên đầu một mũi kim? Tuy nhiên vì họ muốn tìm ra một niềm tin hợp lý nên lòng ham học càng trở nên sốt sắng, lời nói cần được minh bạch hơn và tư tưởng cần chính xác hơn. Kết quả là vô số sinh viên kéo nhau đến các đại học mới, đặc biệt là tại Paris và Oxford, cả hai buổi đầu đều nổi danh vì có nhiều thầy giỏi về triết học và thần học. Thời đó, Kinh Thánh là một trong những đề tài chính trong chương trình học. Trường Đại học Paris, thành lập thế kỷ thứ 12, là một trung tâm dẫn đầu việc nghiên cứu tư tưởng Aristotle, triết lý của ông đã gia nhập Tây Phương giữa các năm 1120 – 1220 nhờ sách của 2 tác giả: Triết giaAvarres gốc Tây Ban Nha Ả Rập,và học giả Maimonides gốc Do Thái. Các giáo sư đã thu hút nhiều sinh viên từ khắp Au Châu đến các trung tâm học vấn lớn nhất trên, trong thế kỷ 12 là các ông Peter Abelard, William of Champeaux, Hugh of St. Victor, và Peter Lombard.
Đến thế kỷ 13, hệ thống tư tưởng này đạt đến độ phát triển cao nhất nhờ học giả Dominican và Franciscan dạy ở Paris và Oxford. Hai vị thầy Dominican xuất sắc là Albertus Magnus (c. 1280) một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu tư tưởng Aristotle và học trò của ông là Thomas Aquinas (1274). Người ta nói ông này đã ‘Cơ-Đốc hóa Aristotle’. Ông ta là một bậc trí thức lớn rất lỗi lạc thời đó. Ông viết bộ Summa Theologiae vào năm 1265 để dung hòa lý trí với tôn giáo. Thi sĩ Dante xúc động sâu sắc vì quyển sách nổi tiếng trên nên viết vở kịch Divine Comedy, ông sáng tác ra một lối trình bày độc đáo về ý niệm triết học và thần học của Aquinas.
Ngày nay, quyển Summa của Thomas Aquinas là căn bản thần học của Giáo hội Công giáo La Mã. Người ta gọi hệ thống thần học của ông là Thomism.
Dòng Franciscan có khuynh hướng chống đối thuyết Thomism. Ông Bonaventura (1274) người viết tiểu sử St. Francis và quản lý dòng Franciscan, không đồng ý với Thomas Aquinas, người bạn và đồng sự của mình tại đại học Paris. Ông tranh cãi là vì ông sợ rằng lý luận nhiều quá sẽ làm mất niềm tin. Ông chỉ chấp nhận sự dạy dỗ của Aristotle đến độ những lời dạy dỗ này phù hợp với sự khải thị và truyền thống Cơ-Đốc mà thôi.
Nhưng người Franciscan ở Oxford lại chống ông Aquinas xa hơn nữa. Một trong những người này, Roger Bacon (1294) một học giả rất giỏi, đi trước thời đại của mình về khoa học thiên nhiên, chỉ trích những học giả chỉ tin tưởng vào Aristotle để mở rộng kiến thức. Ông không muốn đọc những bản dịch La Tinh vụng về nói về Aristotle, (Chính ông biết tiếng Do Thái và Hy Lạp), ông khuyên các học giả nên thí nghiệm với những vật có thật vì ông tin rằng, nếu nghiên cứu ra những nguyên tắc chỉ huy những vật đó, thì sẽ có ngày con người bay được, đi xe không cần ngựa kéo, đi t ầu biển không cần buồm hay chèo!
Duns Scotus (1308) thuộc về nhóm Franciscan ở Oxford là một nhà tư tưởng, luân lý xuất sắc, ông đề ra một hệ thống tư tưởng thần học mới cho rằng mặc dầu thần học dành nhiều chỗ cho sự hoài nghi triết học nhưng triết gia phải chấp nhận uy quyền của Hội Thánh. Đến đây thì kiến thức của hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc có cầu kỳ hồi đó bắt đầu nứt rạn.
Sau rốt, William of Ockham (1349) học trò của Duns Scotus, cũng như thầy dạy học tại Oxford, thuộc phái Franciscan, nói rằng đức tin khải thị ra những chân lý vượt quá tầm lý trí và thần học Cơ-Đốc không thể kết hợp được với hình thức ngoại đạo của triết học Aristotle được. Thế là hệ thống tư tưởng Scholasticism bị hoàn toàn suy sụp. Ockham dạy rằng người tín đồ dựa vào uy quyền Kinh thánh mà thôi, không dựa vào quyết định của Giáo Hoàng hay giáo hội nghị, đó là một sự dạy dỗ mà sau này ông Martin Luther ca ngợi, tôn ông Ockham là’ thấy yêu quý’ Dù hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc thời trung cổ (Scholasticism) không giải thích được một cách hữu lý tất cả các giáo thuyết của Hội Thánh, nhưng hệ thống ấy cũng đã tạo nên một khuôn mẫu tư tưởng thời trung cổ, cũng hùng hồn, phong phú, tỉ mỉ, tế nhị như kiến trúc Gothic phát hiện thời ấy, hơn nữa, tuy không đạt được mục tiêu, hệ thống này cũng thành công ở chỗ dạy con người biết suy tư và giải thoát Au Châu khỏi đêm dài tối tăm.
CHẾ ĐỘ GIÁO HOÀNG
Chế độ Giáo Hoàng từ thời Trung Cổ đã phát triển thành một trong những cơ cấu đặc sắc nhất. Lúc ban đầu, các Giám Mục và Linh Mục đều được gọi là ‘pope’ từ từ ngữ La Tinh ‘Papa’ (cha). Nhưng từ thế kỷ thứ 6 danh hiệu ‘Pope’ đã chỉ dành cho Giám Mục La Mã. Phải đến thế kỷ thứ 9, Gregory VII mới ra lệnh rõ ràng là từ đây chỉ Giám Mục đương nhiệm tại La Mã mới được gọi là Giáo Hoàng thôi.
Sự ưu việc của Hội Thánh La Mã được căn cứ trên tục truyền rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ đã sáng lập Hội Thánh này, chính Phi-e-rơ cũng làm Giám Mục đầu tiên, sau nữa là theo 3 đoạn sách Tin Lành Ma-thi-ơ 16:18-19; Lu-ca 22:32; Giăng 21:15-17 người ta có thể cho rằng những đoạn này như có hàm ý là ông Phi-e-rơ đưọc Chúa giao cho chức vụ lãnh đạo toàn thể Hội Thánh.
Thế kỷ thứ 5, Giám Mục Leo the Great (400 – 461) người đã giải cứu La Mã khỏi Attila cầm đầu rợ Hung (Hun) nói rằng địa vị cao hơn hết của Phi-e-rơ đối với các Sứ Đồ về phương tiện đức tin cũng như quản trị, phải thuộc về những người nối tiếp Phi-e-rơ làm Giám Mục La Mã.
Năm 445, Leo yêu cầu được Hoàng Đế Valentinian III ban sắc lệnh truyền các Giám Mục và hàng giáo phẩm mới phải vâng lời Giám Mục tại La Mã, vì vị này có ‘uy quyền của Phi-e-rơ’
Địa vị của chế độ Giáo Hoàng được Gregory the Great (540 – 604) củng cố, ông này là người đầu trong số 16 người cùng mang tên Gregory. Ông có tài quản trị và có lòng xây dựng một xã hội La Mã trật tự tôn trọng luật pháp nên đã thành công trong sứ mạng lãnh đạo tinh thần của ông. Ông sinh trưởng trong một gia đình thượng thư giàu có; khi ông t rở thành thầy tu ông đã thành lập 7 tu viện Benedictine t rên đất của gia đình. Câu chuyện sau được nhiều người biết: Một ngày kia Gregory thấy có nhiều thiếu niên tóc hung bị rao bán làm nô lệ ở chợ La Mã. Ông hỏi: ‘Chúng là ai?’ người ta trả lời ông đó là dân Angle ở Anh đó, ông nói :’Sao lại bán người Angle, mặt họ như mặt thiên sứ, thì họ phải đồng kế tự với các thiên sứ trên trời mới đúng’. Ông nóng lòng muốn đem những người Angle trở lại cùng Chúa, ông định lên đường đến tận quê hương họ nhưng sau 3 ngày Giáo Hoàng kêu ông trở lại.
Năm 590 ông được bầu làm Giáo Hoàng. Ông nhận chức vụ tuy có bệnh lâu năm không khỏi. Ông là một thầy tu đầu tiên trở thành Giáo Hoàng. Ngồi chức vụ cao như vậy đang lúc quyền cai trị trong nước sút kém, ông mộ quân đánh người Lombard, ra lệnh cho các tướng tá, cắt đặt tỉnh trưởng, sửa lại các ống dẫn nước, nuôi kẻ nghèo khó bằng hoa lợi ruộng đất của Hội Thánh và bang giao với các vua ở Au Châu. Từ đó có những hoạt động thế gian của chức vụ Giáo Hoàng.
Giáo Hoàng có nhiệm vụ duy trì kỷ luật chặt chẽ trong hàng giáo phẩm. Ông cũng nhấn mạnh là uy quyền của Giáo Hoàng phải ở trên những quyết định của Giáo Trưởng tại Constantinople. Năm 596, vì còn muốn rao truyền Tin Lành cho Anh Quốc, ông Gregory sai bạn mình sau này mang tên là Augustine ở Canterbury cùng với 40 thầy tu xuất thân từ tu viện của chính ông thành lập tại La Mã, đi mang sứ điệp của Chúa cho người Anglo Saxon. Những người truyền giáo đầu tiên lên bờ ở Kent, đặt căn cứ ở Canterbury và bắt đầu công việc kêu gọi dân Anh trở lại cùng Chúa.
Trên nhiều phương diện, ông Gregory là vị Giáo Hoàng tài ba hơn hết trong các vị Giáo Hoàng thời trung cổ. Tác giả Williston Walket viết như sau trong quyển ‘lịch sử Hội Thánh Cơ-Đốc’. Hội Thánh đã phát triển theo những đường hướng mà chính ông Gregory đă nhằm. Ông tự lấy tên là Servus Servorum Dei,’ người hầu việc các tôi tớ của Đức Chúa Trời’. Ông còn là một nhà lãnh đạo xuất sắc nhờ tài nghiên cứu và giảng dạy nữa. Ông viết sách phổ biến những chủ thuyết của Augustine, vị Giám Mục nổi danh ở Hippo. Thời đó ca nhạc thờ phượng rất khác nhau ở nhiều Hội Thánh rải rác khắp đó đây, đe dọa tính chất thống nhất của sự thờ phượng và cả đến niềm tin nữa. Ông Gregory bèn lập ra một loại nhạc Cơ-Đốc duy nhất cho Lễ Mi Sa. Loại nhạc này gọi là điệu ca Gregory hay là Plain Song, tức là một kiểu như vừa hát vừa nói.
Thời Trung Cổ cũng là thời hay xảy ra những vụ tranh chấp bất đồng trong những mối liên hệ giữa Giáo Hoàng và chính quyền trong nước. Pepin the Short con của Charles Martel và bố của Charlemagne, muốn được Giáo Hội cho phép trước khi ông truất phế vị vua vô quyền cuối cùng của triều đại Merovingian và tự mình nhận chức vua của dân Frank. Do đó, ông nhờ Giáo hoàng Zacharias giúp.
Zacharias vội vàng chuẩn y ngay, nói rằng :’Thà để người có quyền cai trị được làm vua, hơn là giữ kẻ chỉ xưng vua mà không có khả năng’. Trong lễ phong vương cho vua Đức, những nhà quý tốc Frank nâng cao cái khiên mà Pepin đứng trên đo, nhưng đến năm 751 mới được xức dầu và đội vương miện, vua tự do lấy tên là Gratyia Dei Rex Francorum, ‘Vua dân Frank bởi ân điển Đức Chúa Trời’. Một ý niệm mới về tước vua nảy sinh ra từ đó, theo lời sứ giả người Anh Edward Gibbon ‘Một trưởng bộ lạc Đức nay hóa thành một người được xức dầu của Chúa’. Một vua, ‘bởi ơn của Đức Chúa trời từ nay sẽ được coi như đại diện của Đức Chúa Trời
trên đất, và việc thần dân tuân lệnh vua trở thành như một nhiệm vụ tôn giáo. Mặt khác, Pepin nhẫn ức dầu và đội vương niệm với sự đồng ý của Giáo Hoàng, cho nên từ đó lập ra nguyên tắc Giáo Hoàng có quyền cho phép hay rút lại ngôi tước, một nguyên tắc làm đầu mối cho nhiều vụ bất bình và tranh chấp giữa các Giáo Hoàng và các nhà cai trị thời Trung Cổ.
Vị giáo hoàng kế tiếp Zacharias là Stephen II lại làm vững thêm uy tín của danh hiệu Pepin, khi ông đến thăm viếng Hội thánh St. Denis gần Paris và đội vương miện cho Pepin lần nữa! Ông cũng xức dầu cho Pepin và các con trai của Pepin, ban cho chúng một danh hiệu “nhà quý tộc cai trị Đế quốc La Mã’. Để báo ơn Giáo Hoàng, Pepin tiến quân qua ý và đánh bại quân Lombard. Để công nhận yêu cầu của các Giáo Hoàng được quyền thừa kế đế quốc tại La Mã, Pepin tặng cho Giáo Hoàng lãnh thổ Ravenna đã chiếm được của đế quốc Byzantine. Vụ này gọi là ‘qùa tặng của Pepin’ vào năm 756 và có hậu quả lâu dài về sau : nó đặt nền móng cho các phần đất thuộc Giáo Hoàng và khơi mào cho quyền thế gian của Giáo Hoàng, một quyền được duy trì mãi đến năm 1870.
Con của Pepin là Charlemagne Đại đế (742 – 814) mở rộng lãnh thổ hơn gấp đôi di sản của cha mình và vì có công tái tạo được một Đế Quốc nên gây ra ý niệm một Đế quốc La Mã Thánh. Charlemagne là một nhân vật kỳ tài, một chiến sĩ, một nhà hành chánh một người đỡ đầu cho nền học vấn và giáo dục, lại là một người con tin kính của Hội Thánh, ông là một trong những người lãnh đạo được ngợi khen nhất thời Trung Cổ. Charlemagne cũng chịu Giáo Hoàng phong chức cho giống như cha mình.
Ngày Giáo hoàng Leo III đặt vương miện lên đầu ông, khi ông quỳ tại Thánh đường St. Peter ở La Mã vào dịp Giáng Sinh năm 800, thì tất cả mọi người quen với ý nghĩ Hội Thánh và quốc gia là hai phương diện tương liên chặt chẽ của nước Đức Chúa Trời. Vì đã nghiên cứu sách ‘thánh Đức Chúa Trời’ của Augustine,
Charlemagne nghĩ rằng ông chính là người được cầm quyền một đế quốc thuộc Đức Chúa Trời.
Trong một thư cho Leo, Charlemagne ví Giáo Hoàng như A-rôn và chính mình như Môi-se. Mục tiêu của Charlemagne là cộng tác với Giáo hoàng, ủng hộ Giáo Hoàng chứ không phải vâng lệnh Giáo Hoàng.
Trong cuộc tranh chấp giữa giáo hội và nhà nước hồi thế kỷ 11, có những hoàn thân thế lực muốn kiểm soát Hội Thánh, còn các Giáo Hoàng thì đòi quyền đứng trên các nhà cai trị. Đến một thời điểm suy thoái của lịch sử Giáo Hội, sự tham nhũng lan tràn và chức Giáo Hoàng bị trắng trợn bán mua, thì một vị Giáo Hoàng mạnh nhất và đáng kể nhất trong các Giáo hoàng Trung Cổ xuất hiện. Đó là ông Hildebrand, ông sinh tại Tuscany, học tại La Mã trong một tu viện dòng Cluny (Xem chương 17). Năm 1073 trong lúc đám tang Giáo Hoàng Alexander II cử hành tại nhà thờ St. John Lateran, dân chúng tôn Hildebrand làm Giáo Hoàng và mặc dầu trước đó ông đã hai lần từ chối, họ cũng bắt ông về nhà thờ St. Peter và tôn ông lên ngôi vị.
Ông lấy tên hiệu là Gregory VII (1220 – 1085) và lập tức cải cách khiến cho Giáo hội vượt lên trên quyền cai trị trong nưóc và làm cho quyền vị Giáo hoàng đứng cao trên hết. Trong nổ lực này, người ta thấy ông không vì cao vọng cá nhân mà chỉ dốc lòng làm tròn trách nhiệm thiêng liêng là chăn bầy chiên Cơ-Đốc giữa một thời đại vô luật pháp và lòng người độc ác đến dã man. Ông tin rằng quyền thế của Giáo Hoàng là một sự ban cho từ trời và chỉ vì mục đích cứu chuộc các linh hồn và thay đổi các tổ chức của loài người theo những nguyên tắc Cơ-Đốc. Ong đòi hỏi hàng giáo phẩm, dân chúng và nhà cầm quyền, phải tuyệt đối vâng theo lệnh luật của Giáo Hoàng. Ông cảnh cáo các Vua Pháp, Anh, Đức phải bỏ đường tà và vâng theo lời khuyên bảo của ông. Ông giải nghĩa cho William the Conqueror biết rằng quyền của Giáo Hoàng lớn hơn quyền của vua vì đến ngày sau rốt, Giáo Hoàng chịu trách nhiệm cho vua. Hoàng Đế Henry IV ở Đức vì chống lại nên bị dứt thông công. Henry IV muốn xin ân đó nên tìm đến Giáo Hoàng ở Canossa, ông đi chân trên tuyết như một tội phạm, quang cảnh này nói lên sự hạ mình thấp nhất của quyền thế gian đứng trước quyền Giáo Hội.
Thế kỷ 13, Giáo Hoàng Innocent III (1198 – 1216) một Giáo Hoàng tài giỏi, có học thức và tài cai trị, nâng quyền thế gian của Giáo Hoàng lên độ cao nhất. Ong tin rằng nếu những vấn đề thuộc linh đứng trên những vấn đề thuộc thể, và nếu Hội Thánh quản trị tâm linh và các vua thế gian quản trị thân thể thì các vua thế gian phải lệ thuộc Giáo Hoàng. Hành động theo lý thuyết quyền tối cao của Giáo Hoàng, ông dành được và thi hành quyền ấy trên các vương quốc ở Au Châu để : ‘Hoặc nhổ, hoặc phá Hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc dùng, hoặc trọng (Gie Gr 1:10)
Trong các việc chính trị của ông, ông ra lệnh chọn người cầm quyền tại Đế Quốc La Mã thánh và phong tước cho Otto ở Brunswick làm Hoàng Đế. Sau khi Otto sai lời ước hẹn với Giáo Hoàng, ông dứt thông công với Otto và chọn Frederick II nối ngôi. Khi Innocent III chọn Stphen Langton làm Tổng giám mục tại Canterbury (Anh) trái với ý muốn của vua John, vua này làm khó cho hàng giáo phẩm Anh và tịch thu đất của Hội Thánh. Giáo Hoàng trả đũa bằng cách khai trừ, bởi vậy trong 6 năm chuông nhà thờ không vang, cửa nhà thờ đóng không cho tín hữu ra vào.
Cuối cùng Giáo Hoàng dứt thông công với vua John và xui người Pháp đặt kế hoạch xâm lăng Anh quốc. Thấy tình hình bất an, vua John đầu phục Giáo Hoàng như một sứ quân vào năm 1213 và ưng thuận nạp số thuế lớn hàng năm. Mọi giao hảo mới giữa Giáo hoàng và vua gây hoảng hốt cho Tổng giám mục Stephen Langton, ông sợ hậu quả khó lường được. Ông này hợp sức với các bá tước Anh tìm cách ngăn chặn quyền độc tài áp bức của vua bằng cách ép vua phải ký giao ưóc Magna Charta tại Runnymede, công nhận quyền hạn của họ, và Tân Giáo Hoàng lên án giao ước này.
Để củng cố thêm uy quyền của mình, Giáo Hoàng Innocent III triệu tập đại hội đồng Lateran lần thứ tư, năm 1215, một hội đồng nổi tiếng, ra luật ấn định những ý tưởng của Giáo Hoàng đối với Hội Thánh và thiết lập vững vàng một quan điểm về quyền tối cao của Giáo hoàng, quan niệm này kéo dài đến cuối thế kỷ.
Mặc dầu quyền thế nói trên của Giáo Hoàng đã lên đến tột đỉnh ở thế kỷ 13, sau đó quyền ấy bắt đầu đi xuống nhanh chóng. Từ 1309 đến 1377 các Giáo hoàng người Pháp, sống tại Avignon trên bờ sống Rhone. Cũng nhờ lời thuyết phục của 2 bà phụ nữ đức hạnh là Bà Catherine người thành Siena và bà Bridget người Thụy
Điển chức vị Giáo Hoàng dần dần được hồi phục và trở lại La Mã. Tuy nhiên ngay sau đó lại có những tranh chấp nội bộ, từ 1378 đến 1417, có khi 2,3 người tranh nhau chức vị Giáo Hoàng.
Giáo hội nghị Constance tìm cách chấm dứt những tranh chấp này, đổi thể chế Giáo Hoàng từ độc tài sang lãnh đạo theo hiến pháp nhưng cũng không đi đến đâu. Mặc dầu dưới ‘triều ‘ các Giáo hoàng ở thế kỷ 15 các nghệ sĩ đại tài của Tây Phương đã được nâng đỡ, biến la Mã thành một kinh đô lộng lẫy của thời Phục Hưng, nhưng về phương diện thuộc linh, chế độ Giáo hoàng đã xuống quá thấp, có những người như Alexandria VI giữ quyền vị, dân chúng phản kháng ầm ĩ đưa dần đến cuộc Cải Chánh “Tin Lành’
CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN
Ngay từ trước khi Hoàng đế Constantine xây cất nhà thờ tại ‘Mộ Thánh’ vào thế kỷ thứ tư, thành Giê-ru-sa-lem đã là nơi chiêm bái của vô số người hành hương. Đến thời Trung Cổ, thành này lại càng quan trọng hơn vì tín đồ Cơ-Đốc rất tôn trọng các cuộc hành hương cũng như các thánh tích. Ngay cả sau khi quân Hồi Giáo đã chiếm Giê-ru-sa-lem khỏi tay Đế quốc Byzantine vào năm 638, những đoàn hành hương vẫn tiếp tục không bị trở ngại vì người Ả Rập cũng đồng tâm với người Cơ-Đốc tôn kính những nơi có liên hệ đến đời sống của Chúa Cứu Thế. Dầu vậy, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ (Seljuk Turk) chiếm Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ 11, chúng làm khó cho các đoàn hành hương và phá phách nhà thờ “Mộ Thánh”. Những khiêu
khích ấy là môt trong những nguyên nhân đưa đến cuộc thánh chiến.
Năm 1005, Giáo hoàng Urban II (1042 – 1099) một vị Giáo Hoàng học thức và hùng biện , cũng là bạn của Gregory VII, nhận được lời yêu cầu giúp đỡ của Hoàng Đế Byzantine, Alexis, khi quân Thổ đang đe dọa thành Constantinople. Năm ấy Giáo Hoàng tuyên bố mở cuộc thánh chiến thứ nhất qua m ột bài diễn văn đầy nhiệt tình và rất kết quả đọc tại Hội Đồng Clermont miền Đông nước Pháp, ông kêu gọi tất cả tín đồ đi giúp Hoàng Đế Alexis đang lâm nạn và giải cứu những nơi Thánh khỏi tay người Hồi Giáo. Giáo Hoàng kêu gọi các hiệp sĩ và lính ngưng chém giết các anh em tín đồ Cơ-Đốc của họ để đi giúp các thân hữu Cơ-Đốc miền Đông. Ông khuyến khích họ ‘hãy lên đường đến Mộ Thánh; hãy giựt lại đất đai trong tay những kẻ vô tín độc ác và chinh phục lại những xứ ấy. Cả hội chúng hăng say đồng thanh đáp lại. Đây là ý Chúa. Cuộc thánh c hiến đầu tiên bắt đầu với khẩu hiệu đoàn kết ấy.
Lòng hăng say ban đầu được một tu sĩ ở Amiens là Peter vị ẩn tu cổ võ qua những bài giảng cảm động, khiến cho hết thảy người nghe đủ mọi hạng từ dân chúng cho đến hàng vua chúa đều được giục lòng lo lắng cho Đất Thánh. Nhưng người ta gia nhập cuộc thánh chiến này do nhiều lý do khác nhau. Có người vì thích phiêu lưu mạo hiểm, danh vọng hay của cải cướp được. Cũng có người lên đường vì cảm động với lòng tin nhiệt thành, họ tin rằng họ chiến đấu cho Đấng Christ và để linh hồn họ được cứu. Họ mang một thập tự trước ngực khi đi, và đeo sau lưng khi về. Ba đạo quân lớn do hàng quý tộc Au Châu chiêu mộ lên đường tiến về phương Đông tháng 8 năm 1096, nhưng đến tháng 6 năm 1099 mới chiếm lại được Giêrusalem, sau khi tàn sát những người dân Hồi giáo ở trong thành, những chiến sĩ lập nên một chế độ phong kiến tại đó, gọi là Vương quốc Giê-ru-sa-lem. Lãnh tụ Godfrey ở Bouillon tự xưng tước tại xứ Giê-ru-sa-lem với danh hiệu là ‘người bảo vệ Mộ Thánh’ nhưng sau khi ông qua đời năm 1100 em ông nối ngôi làm vua lấy danh hiệu là vua Baldwin I (1100 – 1118)
Đất Thánh được chia ra làm 4 vùng, mỗi vùng có một Tổng Giám Mục và 10 giáo phận nhỏ, mỗi giáo phận có một giam Mục, tất cả đều thuộc dưới quyền một Giáo Trưởng La Tinh ở tại Giê-ru-sa-lem. Nhiều tu viện được thành lập. Các thương gia Ý đã tiếp tế cho quân sĩ định cư ở những thành phố lớn. Nhiều dòng tu sĩ đồng thời là binh sĩ, trong số đó quan trọng nhất là dòng hiệp sĩ Templar và hiệp sĩ Hospitaler, giữ trọng trách trấn thủ vương quốc.
Cuộc thánh chiến thứ hai do Bernard người sáng lập tu viện Clairvaux, dòng Cistercian (xem chương 17) lãnh đạo. Cuộc thánh chiến này thất bại. Tin thua trận Giê-ru-sa-lem và phần lớn Đất Thánh đã lọt vào tay người Hồi Giáo, khiến Hoàng đế Frederick Barbarosa, vua Philip Augustus của Pháp và vua Richard the Lion Hearted của Anh, hợp nhau tổ chức cuộc thánh chiến thứ ba. Sau khi Hoàng Đế chết đuối trong một tai nạn, hai vua con lại bất đồng ý kiến, nên chuyện này lại thất bại nữa. Đến cuộc thánh chiến thứ tư, do dân chúng Venice yêu cầu, họ cung cấp ngựa xe chuyên chở nên chiếm lại được Constantinople. Điều khôi hài nhất là trong cuộc thánh chiến đó chính những chiến sĩ Cơ-Đốc đã cướp phá nhà thờ lớn Hagia Sophia (xem chương 12) .
Cuộc thánh chiến cho con trẻ tham gia vào năm 1212 là một giai đọan lỗi lầm thê thảm. Còn vài cuộc viễn chinh khác tiếp theo, lần thứ 9 là lần chót vào năm 1271 do Hoàng Thân Edward của Anh Quốc lãnh đạo, sau này là vua Edward I.
Mặc dầu, tốn rất nhiều sinh mạng và tiền của trong gần 200 năm, nhưng cuộc thánh chiến không đạt được mục tiêu đề ra. Giê-ru-sa-lem thất thủ năm 1244. Thành trì Cơ-Đốc cuối cùng là Acre cũng mất năm 1291, thế là chấm dứt việc chiếm đóng Đất Thánh của người Cơ-Đốc. Dầu vậy, hậu quả gián tiếp của những chiến trận này thật là vô số. Thương mại được phấn hưng, những đường giao thông dọc sông Rhine và qua dãy núi Alps đem lại thịnh vượng lớn cho những thương gia ở Genoa, Venice, Pisa và nhiều thành phố khác. Nhu cầu cần quyên tiền tiếp tế cho những đoàn quân tham chiến đã khiến quan lại phong kiến chia xẻ đất đai tài sản của họ. Từ đó thành thị phát triển, các ngành thủ công chuyên nghiệp lập thành hiệp hội và những thương gia củng cố nghiệp đoàn. Quan trọng hơn nữa, các cuộc thánh chiến đã phổ biến giáo dục tự do và mở rộng tầm quan sát cho những ai chưa hề ra khỏi làng xã hay lâu đài của họ…. khi được mắt thấy tai nghe về những nền văn minh ở phương Đông. Hơn nữa sự tiếp xúc với người Ả Rập là một chủng tộc rất thông minh, cũng thức tỉnh nhiều trí óc còn mê ngủ.
Không lâu sau đó, Au Châu được chứng kiến một cuộc phục hưng về trí thức nhờ phong trào hành hương liên tiếp thăm viếng những cổ tích danh tiếng như Giê-ru-sa-lem, La Mã, Compostella ở Tây Ban Nha và Canterbury ở Anh. Như đã nói ở các chương trước, nhờ các phong trào tín ngưỡng nói trên, Hội thánh nâng đỡ việc thành lập các đại học, thần học và triết học thời Trung Cổ (gọi là hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc, xem chương 18) các nhà thờ Gothic được xây cất, và những tác giả như Chaucer khởi sự dùng ngôn ngữ địa phương để viết văn. Kết quả tột đỉnh của thời kỳ Trung Cổ là nhà học giả John Wycliffe. Ông xuất thân từ Đại học Oxford và hoàn thành dịch t oàn bộ Kinh Thánh ra chữ Anh.
KINH THÁNH
Thế kỷ thứ sáu, mở đầu thời Trung Cổ, Giáo hoàng Gregory the Great tuyên bố Kinh Thánh là nguồn cốt yếu của mọi kiến thức tôn giáo. Ong tin rằng Kinh Thánh được linh cảm thiên thượng và có ý nghĩa thuộc linh hàm súc. Nhưng ông khuyên người đọc nên tìm hiểu nghĩa lịch sử của Kinh Thánh trước khi đi sâu vào sứ điệp kín dấu trong những trang sách này. Ông nói : ‘Muốn hiểu Kinh Thánh thì phải ưa thích đọc Kinh Thánh và làm theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh’. Ông còn viết ‘Chúng ta sẽ nghe được lời Chúa nếu chúng ta làm theo lời ấy’. ‘Trong suốt cả quyển Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chỉ nói với chúng ta nhằm mục đích ấy mà thôi, để đưa chúng ta đến chỗ yêu mến Ngài và yêu thương đồng loại.’
Khi thời hắc ám dã man tàn bạo xảy đến, nền văn minh Tây Phương (Hy Lạp và La Mã) suy sụp và gần như bị dập tắt. Mặc dầu năm thế kỷ trước đó, sự đọc Kinh Thánh đã nuôi dưỡng đời sống các tín đồ Cơ-Đốc và làm cho đời sống họ sâu nhiệm hơn, đồng thời cũng đã phấn hưng tinh thần trí thức của những người lãnh đạo họ trong dân chúng, có nhiều người đến nhà thờ, nghe đọc Kinh Thánh bằng tiếng La Tinh song chẳng hiểu gì cả, vì tiếng La Tinh chẳng còn ai nói nữa. Trẻ con không được dạy đọc và trong các gia đình Cơ-Đốc, cũg như trong số các Thầy Tế Lễ, Linh Mục phần lớn đều mù chữ. Sách thì hiếm và đắt. Mua được một cuốn Kinh Thánh cũng đắt như mua một cái nhà. Trong thời dốt nát và xáo trộn này, các thầy giảng không thể trông mong như John Chrysostom trông mong là hội chúng đã đọc những câu Kinh thánh mà ông đưa ra vào Chúa Nhật trước khi đến nhà thờ dự lễ.
Dầu vậy, trong những giai đoạn hắc ám nhất, vẫn còn có một vài tín đồ yêu mến Kinh Thánh. Ở những tu viện xa xôi, vẫn có những bàn tay kiên nhẫn chép Kinh Thánh. Vẫn có những cặp mắt chăm chú đọc Kinh Thánh. Các tu sĩ nam và nữ vẫn dùng Kinh Thánh trong giờ thờ phượng và họ sống theo những nguyên tắc mà Kinh Thánh nêu ra. Đặc biệt là trong các tu viện Ai Nhĩ Lan, người ta đề cao sự nghiên cứu và truyền giáo. Kinh Thánh được giữ gìn, chép lại ra nhiều bản, học hỏi nghiên cứu, đem đi các nơi làm căn bản cho việc truyền giáo và kim chỉ nam cho đời sống Cơ-Đốc.
Charlemagne, ý thức được giá trị của học vấn cổ điển cùng về Kinh Thánh, có mời một học giả nổi danh ở Anh là Alcuin ở thành York đến lập trường Palace School ở Aachen để dạy những con nhà quý tộc và làm trường đại học cho Hoàng Gia, hàng giáo phẩm cũng như triều đình. Alcuin (735 – 804) trước được theo học ở trường nhà thờ York do một môn đệ của một Linh Mục và cũng là một học giả người Anglo Saxon tên là The Venerable Bede dạy và nhờ vậy đã nhận được một nền giáo dục tốt nhất có thể có được thời đó ở Tây Au. Khi ông nhận lời mời của Charlemagne, ông đã đem về lục địa bao nhiêu kiến thức bấy lâu ẩn dấu và phát triển trên hòn đảo Anh Quốc khi Au Châu bị giặc cướp man rợ xâm lăng. Chính Charlemagne cũng đến học ở Palace School (trường của hoàng cung), đọc được nhưng viết không nổi. Tại Aachen ông Alcuin dạy 7 môn học chính thời trung cổ là : văn phạm, viết văn minh bạch, luân lý, toán số, hình học, thiên văn học và âm nhạc. Ong cũng nhuận chánh lại quyển Vulgate (Kinh thánh La Tinh, xem chương 11) sửa lại những sai lầm về chữ viết, vầ dấu và văn phạm, do những người chép lại không cẩn thận. Khi Charlemagne lên ngôi tại La Mã năm 800, Alcuin có tặng cho ông một cuốn sách Tin Lành. Theo gương Charlemagne người nối ngôi là Alfred the Great (871 – 900) vua của dân Saxon miền Tây cũng khuyến khích sự học, bằng cách mời một nhóm học giả tiếng tăm lập một trường thuộc hoàng cung cho thanh thiếu niên giáo phẩm và quý tộc. Tuy phần lớn của đời ông phải chinh chiến với dân Dane nhưng ông đã củng cố Hội thánh, hồi phục kiến thức cho hàng giáo phẩm và khuyến khích việc đọc Kinh Thánh. Tuy không có chứng cớ chính xác, nhưng có một số học giả cho rằng vua Alfred đã dịch 50 bài Thi Thiên đầu ra tiếng Anglo Saxon.
Sau hiểu biết Kinh thánh tăng dần dần, nên đã gây ảnh hưởng càng ngày càng thêm vào những giá trị căn bản của xã hội. Để giúp những ai biết ít tiếng La Tinh, người ta thường viết những lời giải thích bằng ngôn ngữ địa phương ở giữa những dòng Kinh Thánh. Từ thế kỷ 12 trở đi, Kinh Thánh là đề tài nghiên cứu trong những trường đại học và nhà thờ danh tiếng. Tại đây có những thầy giỏi như là Anselm, Peter Lombard, Abelard và Hugh of St. Victor. Người ta cũng soạn ra những sách bình luận và viết những tập vấn đáp. Ngay cả trước khi sáng chế ra chữ in các tín đồ hành hương và tu sĩ đi dạy đạo đều mang theo trong bao những sách Tin Lành có hình vẽ. Những hình vẽ mẫu in ra bằng những bản khắc gỗ và chữ thì chép tay. Loại Kinh Thánh cho người nghèo này đã giúp sứ điệp Kinh Thánh lan tràn và cũng giúp cho nghệ thuật họa hình Cơ-Đốc phát triển.
Cho đến cuối thời Trung Cổ, dân chúng chỉ hiểu Kinh Thánh qua nghi lễ, phần lớn được sắp xếp và chọn lựa theo những bản Kinh Thánh. Những nghi thức này thiết lập ra những lề lối thờ phượng có ý nghĩa sâu xa và giữ trong tâm hồn. Những bài Thi Thiên được dùng luôn trong lễ thờ phượng, người đương thời ưa thích vì những lời trong các bài thi ca cổ ấy như nói lên chính lời nguyện cầu của họ. Trong lễ Misa, sách Phúc Am được tin như là biểu hiên cho chính Chúa Christ. Một chấp sự có chấp sự phó đi theo mang bình đốt hương, và 2 người cầm nến, đi lên bàn thờ đem quyển Kinh Thánh về bàn đọc, trong khi mọi người tháo mũ, để gươm và gậy sang một bên để nghe đọc bài học Phúc Am. Có nhiều quyển Phúc Am còn sót lại viết chữ rất đẹp và có hình vẽ về các câu chuyện của Kinh Thánh. Nhìn công phu và nghệ thuật tỉ mỉ trong những sách đó, ta thấy được niềm tin sống động trong lòng những người điều khiển công việc viết sách, những người viết sách và những người sử dụng sách. Vua Chúa, quý tộc tặng nhau hay tặng cho nhà thờ, tu viện, có những quyển có bìa vàng do những thợ kim hoàn Trung Cổ trang trí có những bìa ngà khắc hay chạm bằng châu báu.
Trưóc khi thời kỳ tươi sáng trở lại, Kinh Thánh quả đã trở thành quyển sách căn bản thời Trung Cổ. Sách này huấn luyện cả nam và nữ hiểu về Thánh Linh. Tâm trí họ đầy lời Kinh Thánh, ý Kinh Thánh và chuyện Kinh thánh. Văn La Tinh ngô nghê của Jerome trong quyển Vulgate đã đổi thành ra La Tinh Trung cổ thích hợp với người có học, và nay lại ảnh hưởng đến các ngôn ngữ thông dụng địa phương của dân chúng. Người ta dùng Kinh Thánh để dạy thiếu nhi, cũng như để học hỏi nghiên cứu trong những đại học mới thành lập. Văn chương và kịch nghệ tôn giáo
trở thành phong phú. Kinh Thánh thúc đẩy mọi cải cách trong nội bộ Hội thánh, nhà thờ. Tóm lại, Kinh Thánh là một yếu tố chính để tạo nên thời đại mới.
Nhờ Kinh Thánh mà các nghệ sĩ và thợ khéo hồi đó có vô số đề tài để mô tả và chạm vào đá, hay vẽ hình màu trong sách, dệt thảm thêu, khắc vào kim khí, gỗ hay ngà, nem, đồ gốm hay vẽ trên tường. Những tay thợ khéo này tin rằng tài năng của họ là tự Chúa ban cho, như Bết-xa-lê-ên (bezalel) xưa kia (XuXh 35:31-33) mà Môi se nói là ông ‘đầy dẫy thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết để làm mọi thứ nghề thợ, đặng bày ra và làm đồ vàng bạc và đồng, đặng khắc và khảm các thứ ngọc, đặng chạm cây làm các đồ khéo léo’. Những mỹ nghệ phẩm của họ dù để trang trí một nhà thờ, hay chữ đầu một trang giấy là để bày tỏ vẻ đẹp cao trọng mà thời Trung Cổ gọi là Splendor Veritatis, sự chói sáng của lẽ thật hay là ‘hào quang chân lý’.
Những ý tưởng và hình ảnh trong Kinh Thánh gây nhiều cảm hứng trong kiến trúc Gothic. Chúng ta ai nấy đều thấy rõ cách bày tỏ đức tin và sinh lực thuộc linh của thời Trung Cổ khi nhìn xem các nhà thờ lớn, các tu viện lưu lại dấu tích nền kiến trúc vẻ vang này. Hồi đó người ta tin rằng các thực tại cuối cùng trong đó họ sống động và hiện hữu tức là cái thế giới thuộc linh, mắt người không nhìn thấy, một nơi toàn vẻ đẹp thiên thượng và hòa điệu. Để biểu dương tính chất hòa điệu vô hình của toàn thể công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, những người thợ xây và kiến trúc thời đó nỗ lực hoàn thành một thứ tự và kích thước tương quan hoàn hảo trong mọi phần của công trình. Những nhà thờ họ xây có nhiều cái sừng sững giữa miền đất mênh mông, giống như Cơ-Đốc Giáo đã ngự trị trong đời sống của những nam nữ thời đó, khiến người nhìn ngắm xúc động tưởng như đấy chính là nơi Đức Chúa Trời ngự, là trung tâm của nước Ngài trên đất.
Ngày lễ dâng hiến nhà thờ Canterbury năm 1123, trong ánh sáng của màu sắc lộng lẫy vinh quang, ban thánh nhạc vừa thành lập đã cất tiếng ca ‘Kinh hoàng thay nơi này ! quả thật, đây là nhà Đức Chúa Trời, cửa của thiên đàng, nơi sẽ được gọi là hoàng cung của Chúa’. Tập sử ký về tu viện Annales Monastic có tường thuật lại rằng, trong lễ dâng hiến này, vua Henry I đứng cùng những bậc lãnh đạo quý tộc Anh Quốc ‘đã tuyên thệ với lời th ề từ miệng vua rằng quả thật thánh đường này đáng kinh hoàng’.
Năm 1144, tu viện trưởng Suger sửa chữa lại mặt tiền và chỗ của ban nhạc tại nhà thờ tu viện St. Denis gần Paris, đánh dấu ngày một kiểu xây Gothic canh tân xuất hiện. Kiểu này có những cửa cuốn, nhọn phía trên, những cột chống đứng cách xa tường, những mái vòm có đường xây ngạnh, thảy đều hòa hợp nhịp nhàng đưa tầm mắt xuống nền đá nguy nga kiên cố, và dùng đường nét và ánh sáng nói lên sự huy hoàng linh động của thành Thánh trong đó Đức Chúa Trời ngự giữa loài người.
Muốn biết người được xem thấy một nhà thờ Gothic, đầy ánh kính màu đã có những cảm xúc mạnh mẽ thế nào, hãy nghe bức thư đọc trong lễ dâng hiến : ‘Tôi cũng thấy thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống (Khải-huyền 21:2-5) sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình tôi nghe một tiếng lớn từ nơi Ngài mà đến, nói rằng: Này đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người ! Ngài sẽ ở với chúng và chúng sẽ làm dân Ngài;
chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mặt chúng, sẽ không có sự chết cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa ; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Này ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn lại rằng: ‘Hãy chép, vì những lời này đều trung tín và chơn thật’
Khi mô tả chỗ ban thánh nhạc chứa chan ánh sáng ở nhà thờ St. Denis có 12 cột chống, ông Suger trích một đoạn thư Eph Ep 2:20-22 để nói lên biểu hiện kiểu kiến trúc này: ‘Anh em đã được dựng lên trên nền của các Sứ Đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê-xu là đá góc nhà. Trong Ngài cả tòa nhà ràng buộc với nhau,
để làm nên một nhà thờ thánh trong Chúa’. Với những hình ảnh như trên trong lòng, những người xây cất và trang trí thường khắc một biểu tượng về Chúa Christ vào những viên đá nổi dưới mái vòm Gothic. Trên thực tế, cả tòa nhà và với những hình ảnh và trang trí, ánh sáng, đường nét và màu sắc đã được dùng như một bản tóm lược tư tưởng tôn giáo Trung Cổ và khác nào như một quyển Kinh Thánh cho dân chúng.
Chính quyển Kinh Thánh xưa chỉ những người giàu và học thức mới có, mãi đến thế kỷ 14, 15 mới thấy xuất hiện những bản tóm tắt có hình vẽ gọi là Biblia Pauperiums. Phần lớn những sách này chứa đầy tranh ảnh với lời chú thích bằng ngôn ngữ thông dụng địa phương. Ý kiến đặt trọn bộ Kinh Thánh vào tay mọi người bằng ngôn ngữ Anh vừa xuất hiện, dường như bắt nguồn từ ông John Wycliffe (1320 – 1384) giảng sư ở Đại học Oxford, một chính trị gia, một nhà cải cách tôn giáo và cha đẻ của văn xuôi Anh. Do nghiên cứu và kinh nghiệm chính trị, nên ông tin rằng chỉ có một thẩm quyền duy nhất đáng kể về các vấn đề thuộc linh. Thẩm quyền ấy là quyển Kinh Thánh chứ không phải Giáo Hoàng, hay hàng giáo phẩm, hay truyền thống Hội Thánh. Thời đó, người dân thường hay cả đến các thầy tu cũng rất ít học, rất hiếm người hiểu được ý nghĩa của văn La Tinh nghe đọc vang vang từ quyển Vulgate của Jerome vì chẳng có bản văn nào khác.
Dầu vậy, ông Wycliffe tin rằng bất cứ người nào cũng nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh. Thường dân hay giáo phẩm thì tin rằng nhiều bại hoại đã len lỏi vào các tổ chức tôn giáo, sẽ khiến chấm dứt đời sống Hội Thánh. Nhưng việc đọc Kinh Thánh sẽ thánh hóa Hôi Thánh và Cơ-Đốc Giáo sẽ đổi mới.
Cho nên ông Wycliffe nhóm lại những học giả đã cùng dịch bản Vulgate ra tiếng Anh năm 1382. Vì chưa có máy tin nên bản văn đầu cũng như những bản tiếp theo đều phải chép tay. Đó là những pho sách rất công phu và tốn kém. Để vượt qua sự khó khăn này, Wycliffe tổ chức những ‘thầy tu nghèo’ những tu sĩ Lollard du hành đi chân trần, mặc áo dài, mang gậy cứ hai người một, đi khắp nước Anh giảng chủ thuyết của ông và đem kiến thức Kinh Thánh cho dân chúng. Mặc dầu những kẻ cầm quyền trong Hội Thánh cũng như trong chính quyền đều chống đối mạnh mẽ, vì ai nấy đều nhìn thấy phong trào này là một thách thức đối với uy quyền của họ, những tu sĩ du hành Lollard vẫn tiếp tục công tác cho đén lúc thời cải chánh khởi mào.
Đến Wycliffe, thì thời kỳ Trung Cổ bắt đầu hạ màn. Vì sự chống đối ý tưởng của ông quá mạnh nên việc ông chủ trương không thay đổi Anh Quốc bao nhiêu. Nhưng những sinh viên Bohemian ở Oxford trong số này có vị tử đạo Jerome ở thành Prague vì cảm phục chủ thuyết của Wycliffe, về nước phổ biến thuyết đó tại Đại học Prague. Sứ điệp của họ thúc giục nhà cải cách tôn giáo John Huss tiếp tục chống lại sự hư hoại của các Hội Thánh và nêu cao Kinh Thánh là ‘luật pháp của Đức Chúa Trời’. Kết cuộc là chính ông bị tử đạo.
(Năm 1054 đến 1980)
ĐÔNG TÂY XUNG ĐỘT
Đang khi mọi diễn tiến thời Trung Cổ xảy ra ở Tây Au thì tại miền Đông xảy ra một diễn biến khác. Các Hội Thánh bắt đầu từ các thế kỷ đầu tiên trên lý thuyết kể như là hợp nhất. Trong phạm vi nội bộ này, Đại hội đồng Chalcedon lần thứ 4, họp năm 451 chỉ công nhận năm vị nắm chủ quyền cho năm vùng chính. Mỗi vùng có một Giáo Trưởng, Giáo trưởng là một Giám Mục có quyền trên các Giám Mục khác. Năm Giáo trưởng nói trên là những vị lãnh đạo ở La Mã, Constantinople,
Alexandria, Antirốt và Giêrusalem. Hơn nữa đại hội Chalcedon quyết định rằng Giáo trưởng Constantinople là người duy nhất đứng đầu toàn thể Hội Thánh miền Đông.
Sự phân rẽ lớn xảy ra năm 1054, mà chẳng bên nào muốn, là do mỗi bên đi quá xa về nhiều phương diện. Ngoài vấn đề ngôn ngữ, lại còn các vấn đề về văn hóa, chính trị, tôn giáo phân rẽ các Hội Thánh Đông và Tây. Thế kỷ thứ ba, tiếng La Tinh được thay thế tiếng Hy Lạp ở miền Tây thì miền Đông vẫn duy trì tiếng Hy Lạp trong Hội thánh Cơ-Đốc. Những trận xâm lấn của các giống dân man rợ thời Trung Cổ làm giảm sút đời sống văn hóa của phương Tây nhưng Phương Đông vẫn bình an, ở phương Tây giáo hoàng thường khi có thế lực hơn chính quyền nhưng ở Phương Đông Hội Thánh vẫn luôn luôn ở dưới sự kiểm soát mà Hoàng đế Constantine đã thiết lập. Vào thế kỷ thứ tám và thứ chín có cuộc tranh luận về việc sử dụng hình ảnh để thờ phượng, thì Hoàng đế Leo III Tại Phương Đông ra lệnh cấm và cũng ban lệnh dó cả trong hàng ngũ quân đội. Nhưng ở Phương Tây thì Giáo Hoàng và dân chúng không theo. Đông và Tây bắt đầu không còn thông công với nhau nữa. Cuối cùng cuộc rạn nứt lớn năm 1054 đã chia Hội Thánh Cơ-Đốc ra làm hai. Hội Thánh Chính Thống Đông Phương và Hội thánh Công Giáo La Mã Tây Phương. Vấn đề chia rẽ hai bên từ trước đến nay vẫn là : Đông Phương bác bỏ thẩm quyền của Giáo Hoàng.
ĐẾ QUỐC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ HỘI THÁNH
Ở phương Tây trong những năm thời Trung Cổ đầy khó khăn và đầy biến cố, thì kinh đô Constantinople vẫn là nơi tàng trữ chủ yếu của văn hóa Hy Lạp và La Mã đồng thời cũng là trung tâm của một nền văn minh tiến bộ và cầu kỳ nhất trên thế giới. Thành phố này có ba vòng tường thành phòng thủ kiên cố, chiếm được cũng khó, nên đã trở thành lớn rộng và thịnh vượng nhất Au Châu. Những công viên, những đường phố, những cung điện lâu đài chứa đầy kho tàng văn chương, nghệ thuật. Những nhà thờ nổi tiếng nhất là nhà thờ Hagia Sophia khiến cho du khách Anh, Do Thái, Ả rập, Goth và Norsemen trầm trồ ca ngợi. Có những sứ thần Nga đến từ Kiev vào thế kỷ thứ 10 được thấy nhà thờ Hagia Sophia, về viết như sau : ‘Chúng tôi chỉ biết có Đức Chúa Trời ở giữa loài người và lễ của họ trang mỹ hơn mọi lễ ở các nước khác, vì chúng tôi không thể quên được vẻ tráng lệ ấy’ Hoàng đế Justinian (527 – 565) đã thành công trong viêc cầm đầu Hội Thánh Phương Đông hơn cả các Hoàng Đế trước, Hội Thánh trở nên giống như một ‘bộ trong guồng máy Quốc Gia!” Vì được coi như đại diện Chúa Christ trên đất, Hoàng Đế cũng là người quản trị Hội Thánh và người đứng ra triệu tập các hội đồng Cơ-Đốc. Những uy quyền chính trị, những hiểu làm ganh tỵ, lại thêm những quan niệm khác nhau về nhân vị Chúa Christ luôn luôn làm đầu mối xung đột giữa Giáo Phụ, Hội Thánh vì cớ đó trở nên yếu dần.
NHỮNG THÀNH QUẢ VÀ THẤT BẠI CỦA MIỀN ĐÔNG
Nestorius là một Linh Mục ở Syria, nổi tiếng là sống thanh đạm khắc khổ và có tài hùng biện. Ông trở thành Giáo Phụ Constantinople năm 428. Hồi đó những người tin kính gọi Mary Mẹ Chúa Giê-xu là ‘Mẹ Đức Chúa Trời’. Nestorius khi giảng chống lại cách gọi như thế vì nó làm cho sự phân biệt nhân tính và thần tính của Chúa Christ không được rõ ràng. Do đó có một cuộc tranh cãi thần học cam go về việc định nghĩa chính xác nhân vị của Chúa Christ. Và ông Cyril, Giáo phụ tại Alexandria, nắm lấy cơ hội để làm mất mặt một Giáo Phụ trổi hơn bèn lên án Nestorius là muốn tách đôi nhân vị của Chúa Christ. Tuy thế, Nestorius chỉ có nói : ‘Khi nói danh Đấng Christ, chúng ta đồng thời hàm ý hai bản chất’. Dầu vậy, lòng ganh tỵ, hiếu danh, óc bè đảng đã thổi phồng sự ‘khác biệt’ giữa hai chủ thuyết của Hai Giáo Phụ đến nỗi kéo luôn cả hai Hoàng Đế Đông và Tây vào sự chia rẽ. Thế là sự hợp nhất của Cơ-Đốc Giáo không còn nữa. Hội đồng Ê-phê-sô năm 431 lên án và cất chức Nestorius mà không cho ông phần trần, ông bèn rút về tu viện cũ của ông tại An-ti-ốt, nhưng rồi cũng bị Hoàng Đế lưu đày sang xứ Arabia. Sau đó Hội Thánh Đông Phương dưới quyền của Hoàng Gia, làm khó cho những người theo Nestorius khiến cho họ phải trốn sang Ba Tư, ở đây họ thành lập những Hội Thánh Nestorian rất mạnh mẽ.
Sự sốt sắng của các Hội thánh này lên cao độ đến nỗi họ đã sai các giáo sĩ của họ tới tận bờ biển Malabar tại An độ vào thế kỷ thứ 6. Tại đây, họ khởi lập, hoặc tái lập Hội Thánh Mar Thoma là cộng đồng Cơ-Đốc địa phương lâu đời nhất, còn duy trì ở Ấn Độ ngày nay. Đến thế kỷ thứ 7, những người Cơ-Đốc theo thuyết của Nestorius vào trung bộ Trung Hoa và nhờ họ có một số người tin Chúa tại tỉnh Shensi (Giang Tây). Tại Sian (Tây An) trung tâm hoạt động của giáo phái này còn thấy một bia đá dựng lên năm 781 để kỷ niệm sự thành lập một Hội Thánh và trên tảng đá có khắc bằng chữ Trung Hoa và Syriac nội dung nói Tân ước có 27 sách. Sau khi cộng đồng Cơ-Đốc Trung Hoa ấy bị tiêu diệt, những giáo sĩ Nestoran còn trở lại Trung Hoa lần nữa vào thế kỷ 13, và thuyết phục được nhiều người trong các bộ lạc Tartar và Thổ tin nhận Chúa. Một bà công chúa gốc thổ Nhĩ Kỳ theo giáo phái này là bà mẹ của Kublai Khan (Hốt-tất-liệt) vị thủ lãnh Mông Cổ đã cai quản cả đế quốc Trung Hoa rộng lớn. Marco Polo, một thuyền trưởng từ Venice (Y Đại Lợi) đã đến thăm triều đình tai Bắc Kinh, ở đó các tín đồ Nestorian được Hoàng đế Kublai Khan che chở, và một tòa nhà Tổng giám mục được thành lập tại Kinh đô vào năm 1275.
Những điều mà giáo phái này tin nhận cũng gây nên một phản ứng lớn. Vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 xuất hiện một chủ thuyết tên là Monophysitism, do một từ ngữ Hy Lạp có nghĩa là ‘một bản chất’, ‘một tính’. Mặc dầu chủ thuyết này nói rằng Chúa Christ chỉ có một bản chất vừa nhân tính, vừa thần tính không phân chia nhưng hậu quả vẫn là đặt nặng phần thần tính.
Hội Thánh Chính Thống không đồng ý, nhưng có điều Hội Thánh miền Đông đã theo chủ thuyết ‘nhất tính’ này. Những người Ai Cập theo có lẽ chẳng phải vì thật tin, nhưng vì không ưa người Hy Lạp chế ngự trong các Hội Thánh Chính Thống. Họ lập ra Hội Thánh Coptic độc lập, có tính cách quốc gia của riêng họ, nay hãy còn và Hội Thánh Ê-thi-ô-bi (Ethiopia) là con đẻ của Hội thánh Coptic Ai Cập hiện cũng còn. Ban đầu, giữa thế kỷ thứ 4, có Frumentius được Giáo Phụ Athanasius ở Alexandria phong cho làm Giám Mục tại Axum là người đã t hành lập Hội thánh
Ethiopia. Các nước Palestine, Syria và Armenia đều theo gương Ai Cập lập các Hội Thánh độc lập, có tính cách quốc gia. Hội Thánh Syria này gọi là Hội Thánh Jacobite của Syria nay còn sinh hoạt tại thung lũng sông Tigris và có tín đồ ở Nam Ấn.
Những vụ cãi nhau về lý thuyết ấy không có lợi cho Giáo Hội Cơ-Đốc miền Đông, nên khi những đoàn quân Hồi Giáo cuồng tín tiến đánh những nơi đã có tín đồ Cơ-Đốc vào thế kỷ thứ 7, Đế Quốc không còn sức chống lại xâm lăng : Syria, Palestine, Ai Cập, và vùng Bắc Phi, đảo Sicily đều bị chiếm trong danh Allah! Một ‘nước’ Hồi giáo được lập nên, biên giới lan đến tận Tây Ban Nha. Nhưng năm 732 ông của Charlemagne là Charles Martel thắng trận tại Tours, đánh đuổi được những người theo Mohammed ra khỏi đất Pháp.
Giáo Hội miền Đông thất lợi phía Nam vì sự bành trước của Hồi Giáo thì lại được bù trừ nhờ sự phát triển về phương Bắc vào những lãnh thổ dân Slavic trong vùng Balkans và Nga. Được lời mời của công tước xứ Moravia, Hoàng Đế miền Đông sai hai đặc sứ, Cyril và Methodius đi truyền giáo cho người Slavic vào năm 864. Để chuẩn bị cho công tác, tục truyền tằng Cyril đặt ra một loại chữ viết Slavic gọi là Cyrillic, làm căn bản cho mẫu tự chữ Nga. Còn Methodius thì dịch Kinh Thánh ra tiếng Slavic khi đã cao niên.
HỘI THÁNH CHÍNH THỐNG ĐÔNG PHƯƠNG NGÀY NAY
Sau khi Đế quốc Byzantine bị sụp đổ năm 1553, Hội Thánh miền Đông bước vào 5 thế kỷ liên tiếp thay đổi, nhưng vẫn cố níu lấy lề lối thờ phượng và niềm tin riêng của mình. Ở Phương Đông giáo điều không quan trọng bằng kinh nghiệm tôn giáo. Người ta nhận được kinh nghiệm này khi thờ phượng, vì lòng tôn thờ mà được tiếp xúc một cách thần bí với Đức Chúa Trời. Những bài tín điều đọc lên không phải là những tuyên ngôn của đức tin mà là những hành động thờ phượng. Đến thế kỷ 13, lễ nghi Byzantine đã được phát triển ở Constantinople, và trở thành lề lối chung cho các Hội Thánh Chính Thống và người ta dịch lời Hy Lạp ra mọi ngôn ngữ để dùng trong các Hội Thánh khác nhau. Đến lúc các Hội Thánh tự trị của từng quốc gia xuất hiện thì cộng đồng Hội Thánh Chính Thống Đông Phương thành hình. Họ có được sự hiệp nhất trong chủ thuyết là vì tất cả đều thừa nhận các quyết định của 7 Giáo hội Nghị họp trong khoảng thời gian từ năm 325 đến năm 787 (462 năm) Mặc dầu ngày nay cộng đồng này tự coi như là thừa kế đích thực của Hội Thánh Cơ-Đốc đầu tiên, họ cũng tạo được tình thân hữu với các khối Cơ-Đốc khác và nhiều Hội Thánh miền Đông là thành viên của Hội Đồng các Hội Thánh Hoàn Cầu (World Council of Church). Hội Thánh miền Đông gồm có 4 giáo phận dưói sự trông coi của Thượng Giáo Phụ Constantinople, Alexandria, An-ti-ốt,
Giê-ru-sa-lem và các Hôi Thánh Chính Thống của các nước sau đây: Đảo Chíp rơ (Cyprus), nước Nga, Rumania, Nam Tư, Hy Lạp, Bulgaria, Georgia, Albania, Phần Lan và Tiệp. Giáo Phụ Constantinople lãnh đạo cộng đồng Chính Thống Miền Đông, nhưng quyền của ông tại đây không sánh được với quyền của Giáo Hoàng ở miền Tây, vì Giáo Phụ chỉ là người có địa vị cao hơn trong các người ngang hàng và ông chỉ trực tiếp kiểm soát Hội Thánh của ông mà thôi. Nhiều thuộc viên của Hội Thánh này sống tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Âu Châu.
Bởi được nuôi dưỡng qua các bí tích và cảm hứng qua nghi lễ, sự học hỏi Kinh Thánh, gương cao của đời sống tu sĩ, Cơ-Đốc Giáo vẫn đứng vững mặc dầu bị công kích nhiều trận và tiếp tục là một lực lượng tiềm tàng ở phương Đông. Ngày nay, nhiều Hội Thánh và tu viện phương Đông còn những tấm kính màu hoặc hình trang trí trên tường, khi ngắm xem tưởng như dĩ vãng và tương lai vô tận vẫn hòa hợp cùng nhau, những dấu tích ấy quả đã chứng tỏ về những truyền thống linh động của Cơ-Đốc Giáo tại Đông Phương.
(Năm 1500 Đến 1600)
NHỮNG LÀN GIÓ CANH TÂN
Chúng ta thấy Cơ-Đốc Giáo đã lan tràn khắp Châu Au vào thời Trung Cổ. Hội Thánh tiến vào lấp chỗ trống tâm linh do sự sụp đổ của Đế Quốc La Mã gây nên và nhận lãnh trách nhiệm đem nhân loại đến văn minh. Giáo lý Cơ-Đốc đặt ra các tiêu chuẩn hạnh kiểm giảng dạy thanh bần và bình an. Cơ-Đốc Giáo gây một niềm hy vọng vượt lên trên mọi hoàng cảnh để nâng đỡ những kẻ tầm thường. Nhờ Cơ-Đốc Giáo các tài năng và những kiến thức của Hy Lạp và La Mã được bảo tồn. Cơ-Đốc Giáo khai hóa dân man rợ và đón tiếp họ vào đại gia đình. Sau hết, Hội Thánh đã lập nên một sự thống nhất mới, bao gồm cả Au Châu, tại miền Tây, Giám Mục La Mã, tức là Giáo Hoàng đứng trên hết kể cả luật pháp và xét xử. Mặc dầu vẫn còn chống đối song ông vẫn duyệt y kết quả sự bầu cử của các Giám Mục khác, kiểm soát giới tu sĩ và các tu viện, phái đại diện đến các triều đình, và trên uy quyền trần tục ông vẫn đứng trên các Hoàng Đế, các vua và các bậc cầm quyền khác. Dùng thế lực tài chánh, ông định tầm quan trọng của các giáo hạt, giáo phẩm, định lệ phí cho một số dịch vụ và thu từ mỗi gia đình Cơ-Đốc một số tiền nhỏ hằng năm gọi là ‘đồng xu Phi-e-rơ’. Bởi ông có quyền dứt phép thông công, không những chỉ cho một cá nhân, và có khi cả một nước, được nhận bí tích và sự thông công với Hội Thánh, cho nên ông có quyền lớn. Ông tuyên bố Giáo Hội là cơ cấu duy nhất khả dĩ đi giảng lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu Christ và cứu các linh hồn cho được sự sống đời đời. Ngoài Hội Thánh, không ai có thể được cứu. Bởi vậy, thời Trung Cổ, đời sống của mọi người nam, nữ hay thiếu niên đều ở dưới quyền Hội Thánh. Tuy nhiên, các thương gia, hoặc thợ chuyên môn không biết Chúa, và các hội đồng hoàng gia chống đối quyền của giới tu sĩ, và luật đạo.
Giữa thế kỷ 14, các cơn gió canh tân bắt đầu thổi. Tình thế chung đã được thiết lập bấy giờ đang chuyển sang giai đoạn giao thời, về tôn giáo, chính trị, kinh tế văn hóa và trí thức. Các lãnh Chúa, thế lực sút kém vì gánh nặng kinh tế do các cuộc thánh chiến gây nên, và những trận chiến gây hoang tàn, nay được thay dần bằng những chế độ quốc gia trong đó dân chúng được quyền lên tiếng. Nô lệ không còn nữa vì kinh tế tiền tệ mới phá hủy dần tập tục ấy. Giới trung lưu trở nên lớn mạnh, thương mãi và kỹ nghệ lan rộng, các thành thị trung cổ mở mang thành quan trọng hơn. Các thuyền nhỏ mong manh, được thay thế dần bằng các tàu đi trên biển cả và nhờ máy đo sao, và địa bàn nên đi xa và trở về bến an toàn.
Hội Thánh vẫn đứng đầu trong những thành quả to lớn thời Trung Cổ về học vấn, nghệ thuật, văn chương và đã thao luyện nhiều trí óc xuất sắc thời bấy giờ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng các học giả và văn minh Tây Phương từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Hội thánh đỡ đầu cho mọi thành công về nghệ thuật, văn chương và nghiên cứu. Nhiều nhà nhân văn đầu tiên, những học giả của nền ‘kiến thức mới’ là những tu sĩ. Nền ‘kiến thức mới’ được phát triển thêm khi quân Thổ Ottoman chiếm Constantinople vào năm 1453, và các học giả Hy Lạp, mang theo những sách quý
cổ điển Hy Lạp và La Mã, chạy trốn về phương tây. Vì say mê đón nhận những tư tưởng và hình thức cổ điển, tất cả những gì tự nhiên và hợp với nhân tính, nên các nhà nhân văn học bỏ những khảo cứu trừu tượng và hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc theo phái triết học Aristotle. Các đại học Au Châu đều quen thuộc với các bộ sách cổ điển Hy Lạp La Mã, giới tu sĩ sợ những điều dạy dỗ đạo đức của Cơ-Đốc Giáo bị lấn át. Nhưng dần dần các Giám Mục cũng như các hoàng thân đều đón nhận ‘kiến thức mới’. Giáo Hoàng Nicolas V, cũng là một học giả cổ điển quen thuộc, giữa thế kỷ 15, thành lập thư viện Vatican và quyết định đỡ đầu các công trình nghiên cứu cổ điển. Nhiều nhà nhân văn học bắt đầu quan tâm đến những bản văn Cơ-Đốc đầu tiên và nghiên cứu Kinh Thánh theo một quan điểm mới mẻ. Những điều này cách mạng hóa quan điểm tôn giáo tại Tây Au Châu và dọn đường cho thời kỳ cải cách.
Đến cuối thời Trung Cổ (thế kỷ 15) tất cả những thay đổi trên tạo nên nhiều đảo lộn, báo hiệu một thời kỳ hát triển mới của nhân loại đang đến gần. Người ta thêm niềm tin vào con người và những khả năng vô hạn của con người. Nhân phẩm, giá trị của các các nhân nam nữ được chú ý hơn, đây là điều dạy dỗ căn bản của Cơ-Đốc Giáo, thể hiện qua mối quan tâm đến an sinh của mọi người. Thế kỷ 14 và 15 có nhiều bằng chứng cụ thể là thời đại mới đã mở đầu. Cuối chương 20 đã nói đến ông Wycliffe, người được gọi là ‘sao mai của thời kỳ cải chánh’ đã trồng hạt giống, dù chính quyền bắt bớ, thiếu phương tiện truyền thông tư tưởng, hạt giống ấy cũng sẽ đem về một mùa gặt hái.
Nghề in được sáng chế và trở thành một yếu tố mạnh mẽ trong cuộc Cải Chánh. Năm 1455, quyển sách đầu in ra bằng chữ kim loại ở thế giới Tây Phương là quyển Kinh Thánh tiếng La Tinh do xưởng in của Gutenberg tại thành phố Mainz trên bờ sống Rhine phát hành. Hai mươi năm sau tại Anh, William Caton được khuyến khích lập xưởng ấn loát và in quyển sách đầu tiên ngay nơi phát chẩn từ thiẹn của tu viện Westminster, nhờ mối quan tâm và đỡ đầu của một nhà từ thiện, là bà Margaret Beaufort, dòng dõi vua Edward III và mẹ của vua Henry VII.
Lề lối sinh họat của thời Trung Cổ thay đổi dần dần, dân chúng bắt đầu chống lại những lạm dụng len lỏi trong các tổ chức tôn giáo của họ và tra vấn những điều mê tín bấy lâu nay vẫn được chấp nhận không bàn cãi. Nhiều hình thức tôn giáo từ bao lâu nuôi dưỡng tâm linh họ nay họ cho chỉ là những công thức trống rỗng không thỏa mãn được đời sống nội tâm của họ, Giáo Hội cần phải thích ứng với thế giới chung quanh. Giáo Hội cần được Cải Chánh. Tiếc thay, Giáo Hội dính líu vào chính trị và quyền hành trong nước quá chặt chẽ nên khi thời cải cách đến, nứt rạn đã xảy ra làm tan vỡ nền hợp nhất mà Hội thánh đã giữ được trong quá khứ.
DESIDERIUS ERASMUS (1466 – 1536)
Erasmus, một nhà văn học Hòa Lan, đã gây ảnh hưởng mạnh trong thời đại của ông và ông là một nhà tiên phong của phong trào Cải Chánh. Tuy sinh ở Rotterdam, nhưng ông sống nhiều năm tại Pháp, Anh, Ý , Đức và Thụy Sĩ, vì ông là một người quốc tế ‘coi t hế giới như là một quê hương chung của mọi người’. Khi mới lên 9 tuổi, học ở một trường ở Deventer, ông đã tỏ ra có nhiều hứa hẹn vì có trí nhớ rất sắc và ham học. Một bạn học của ông là Adrian ở Utrecht, sau này dạy học cho Hoàng Đế Charles V và sau cùng trở thành Giáo Hoàng Adrian VI. Ông cố gắng bài trừ các tệ đoan đạo đức và hành chánh, nhưng chưa đầy hai năm thì ông qua đời. Ông là vị Giáo hoàng cuối cùng không có quốc tịch Ý, cho đến khi John Paul II được bầu làm 1978.
Khi Erasmus độ 18 tuổi, cha mẹ ông mất, vì nghèo ông phải vào tu viện, ở đó ông rất chăm chú tra cứu trong thư viện. Tuy nhiên, đời sống trong tu viện quá bình lặng, đến nhà nguyện và làm các việc hằng ngày, và ông chán vì chẳng có ai đủ học thức cao để đối thoại. Sau đó ông xin được ra khỏi tu viện và vào đại học Paris. Để tự túc, ông dạy học, trong các học trò của ông có Lord Mountjoy, vị này mời ông sang Anh và giới thiệu ông với một nhóm nhân văn học xuất sắc ở Oxfoxd. Họ lấy các sách cổ điển và Kinh Thánh làm nền móng cho việc dạy học, vì họ tin rằng những tài liệu trên sẽ soi ánh sáng mới vào những chân lý cũ. Xem bức thư dưới đây do ông viết, ta biết ông đã rất vui thích về những người ông gặp và mọi điều ông thấy ở Anh ‘không khí dịu, thoáng và dễ chịu, người thì nhạy cảm và thông minh, nhiều người có học, biết văn chương cổ điển. Khi Colet giảng, tôi tưởng đang nghe Plato. Linacre (sau này làm Bác sĩ cho Henri VIII) là một nhà tư
tưởng sâu sắc, tôi chưa hề gặp ai như vậy. Grocyn có kiến t hức rất rộng rãi. Thomas More có một tính tình thật là dịu dàng vui vẻ. Số sinh viên học văn chương cổ điển ở đây thật là đông.
Gặp những người bạn mới này khiến ông càng thêm thích văn chương cổ điển. Tất cả sau này đều nổi danh. John Colet, trước đã học tại Ý và Pháp, giảng cho một số đông sinh viên Oxford về đời sống và những thư của Phao-lô. Vì Colet tin rằng cần phải tìm về nguồn gốc từ Kinh Thánh, nên ông khuyên Erasmus học chữ Hy Lạp và dốc lòng tra cứu Tân ước trong ngôn ngữ của sách này. Sau này Erasmus viết thư cho Colet như sau: ‘Ông tìm cách đem trở lại Cơ-Đốc Giáo của các Sứ Đồ và cất bỏ những gai góc rườm rà mọc lên bấy lâu nay, thật là một công trình cao quý” Năm 1501, Erasmus trở lại Anh, Thomas More lúc đó mới 22 tuổi, đưa ông đến lâu đài Eltham gần Greenwich, nơi con cháu của hoàng gia thường đến đổi không khí. Tuy vua Henry VII, Hoàng Hậu và con cả là Arthur không có mặt, Erasmus có gặp Hoàng Tử Henry và hai người em của hoàng tử : một người là Margaret, sau làm Hoàng Hậu Scotland (Tô Cách Lan) và là bà của Mary vừa mới lên ba, sau này là Hoàng Hậu nước Pháp một thời gian ngắn và sau đó trở nên bà của Lady Jane Grey. Erasmus rất thán phục cách cư xử của Hoàng Tử Henry, mới lên 9, song có nhiều năng khiếu và học giỏi, cũng đã nghe đến đời sống trí thức nổi danh của Erasmus và nóng lòng muốn nghe Erasmus nói chuyện. Sau này, 6 năm sau, Hoàng Tử trả lời thư của Erasmus như sau :’Thư của ông làm cho tôi vui nhiều lắm, lời lẽ hùng biện nhưng tôi không khen ngợi thể văn mà cả thế giới ngưỡng mộ’. Vì ông có trí óc thông sáng, viết sách nhiều và liên lạc thư tín với nhiều người, lại nghiên cứu, nên danh tiếng lan rộng ở Châu Au. Về phương diện tôn giáo ông có óc thực tế và ưa điều hợp lý, nên ông tượng trưng cho một quan niệm nhân văn tốt đẹp nhất ở Châu Âu. Ông quen biết và thư từ với nhiều người giỏi thời bấy giờ, và nhiều nhà lãnh đạo , kể cả vua Charles V, Giáo hoàng Leo X, Vua Henry VIII, cũng công nhận ảnh hưởng của ông và vẫn tham khảo ý kiến ông.
Những sách chính của ông viết về các giáo phụ của Hội Thánh như : Jerome, Cyprian, Irenaeus, Ambrose, Augustine, Chrysostom, Basil và Origen. Những bản văn này, cộng với những lời phi lộ do ông viết đều do xưởng in danh tiếng của John Froben tại Basel phát hành.
Nhưng tác phẩm quan trọng nhất là tập Tân ước nguyên văn Hy Lạp, mà ông dịch ra tiếng La Tinh, kèm những ghi chú liên quan đầu tiên bằng tiếng Hy Lạp có đề tặng cho Giáo Hoàng X là người đã ưng thuận việc thực hiện công trình này.
Erasmus phải mất 3 năm từ 1511 đến 1514 dịch quyển này, khi ông giữ ghế Giáo Sư Lady Margaret Beaufort chuyên đề thần học tại Đại học Cambridge do bạn ông là John Fisher đã thu xếp giữ chỗ cho ông.
Quyển Tân ước của Erasmus đạt kết quả vượt mức, riêng tại Pháp sách bán ngay được 100.000 cuốn. Trong những lần xuất bản tiếp theo, ông thêm nhiều ghi chú và bình luận công khai chống lại những lạm dụng trong Hội Thánh và sự ngu dốt của những người lãnh đạo giáo dân trong Giáo Hội. Ơ thế kỷ thứ 16, người ta thường lấy kinh Thánh làm tòa giảng để phổ biến ý kiến của người dịch.
Cho đến lúc bấy giờ, những tập Kinh Thánh được giấu kín trong các thư viện của tu viện, và chỉ có những người nghiên cứu thần học mới được dùng đến. Thường dân chỉ được biết những đoạn nghe ở nhà thờ, những đoạn này lại được đọc bằng tiếng La Tinh với giọng khó hiểu cho nên sứ điệp của Kinh Thánh không được truyền thông ra quần chúng. Khi quyển Kinh Thánh của Erasmus dịch xong thì các nhà học giả và các người trí thức mới có thể tự mình tìm hiểu những việc thuộc về Chúa Christ, các Sứ Đồ và những đều họ dạy dỗ. Họ có thể so sánh lối sống bất toàn và có lúc thối nát trong Hội Thánh đương thời với Cơ-Đốc Giáo nguyên thủy, một đức tin đã kêu gọi nhiều người trở lại cùng Chúa. Kết quả là một cơn động đất thuộc linh.
Năm 1521 Erasmus viết : ‘Công trình của tôi là phục hồi lại một bản văn dã chọn và nhắc nhở các tu sĩ là chẳng nên cãi nhau về các chi tiết nhỏ mà nên học biết Tân ước’. Biết Kinh Thánh là một nguyên tắc căn bản của thời kỳ cải chánh. Ngoài công việc tu chánh Kinh Thánh, ông Erasmus luôn luôn bận rộn viết sách hoặc những văn tập nhỏ với lời văn sáng sủa, vui vẻ và dễ đọc của ông. Ông học rộng và rất quan tâm đến những khó khăn trong Cơ-Đốc Giáo, lại vì có đức tính ngay thẳng và viết văn rõ ràng nên người đương thời rất thích đọc sách của ông. Dĩ nhiên ông viết bằng chữ La Tinh, ngôn ngữ thông dụng của các học giả và các nhà trí thức khắp Au Châu. Sách Đối Thọai (Colloquies) là những cuộc đối thoại ông nhạo cười những thối nát của xã hội một cách dí dỏm nhưng đầy lòng thông cảm. Sách Tục Ngữ Cách Ngôn (Adages) bày tỏ ý kiến của ông đối với những vấn đề thông thường. Một quyển khác ai cũng biết là quyển Ca ngợi sự Điên Rồ (the Praise of Folly) trong đó ông tóm lược những cuộc đàm thoại khi thăm hai bạn thân tại Anh:
Ông Thomas More, lúc đó đang làm v iệc trong cung vua, và ông John Fisher, giám mục Rochester. Cuộc thảo luận nghiêm trang và có ý buồn, vì ba người bạn cùng nhận biết thảm trạng trong Hội Thánh và không ngớt chê bai lên án những xấu xa và lạm dụng trong đó.
Ông mong rằng khi mọi người biết rõ vấn đề hơn, và khôn sáng hơn, họ sẽ biết những lầm lẫn của họ và từ bỏ, cũng như sẽ chấm dứt những tệ đoan mê tín và những tập tục vô nghĩa của Hội Thánh. Ông thấy trưóc là phong trào Luther đang sửa soạn cơn bão tố, ông cảnh cáo: ‘Đã đành Hội Thánh cần cải cách, nhưng bạo động không phải là đường lối tốt’. Ông còn nghĩ rằng, nếu những người hiểu biết cầm quyền ở Au Châu thì tình hình đã chín mùi để họ đem cải cách đến một cách yên lặng. Nhưng thật ra, điều đó đã không xảy ra.
MARTIN LUTHER (1483 – 1546)
Martin Luther một giáo sĩ dòng Augustinian, học giả Kinh Thánh, giáo sư thần học tại Đại Học Wittenberg, là người châm ngòi lửa đầu tiên cho cuộc Cải Chánh. Cha ông, một thợ mỏ quê mùa, có đức tin, đã phấn đấu từ khi nghèo khó cho đến lúc trở thành một người dân thành thị khá giả. Ông có cao vọng nuôi con đi học để làm luật sư. Luther vào đại học, nhưng ông bị ám ảnh, luôn cảm thấy cảm thấy mình tội lỗi nên ông lánh đời để trở thành một tu sĩ. Có lòng tin kính và hầu việc cách đặc biệt, ông lại có tài giảng dạy và giỏi quản trị hành chánh. Có một thời kỳ tranh đấu nội tâm, ông cảm thấy không đến gần Đức Chúa Trời được mặc dầu với nhiều cố gắng khổ tu và làm ‘công đức’, ông bắt đầu nghi ngờ rằng chưa hẳn Hội Thánh đã có phương tiện đưa đến cứu rỗi. Phải chăng con người phải làm theo những đòi hỏi của Hội Thánh, bí tích và ‘công đức’ mới được nhận ơn của Đức Chúa Trời? Thình lình, lời Phao-lô ở Rô-ma 1:17; vang trong trí ông như sấm sét. ‘Người công bình sẽ sống bởi đức tin’ hay là ‘người được công bình nhờ đức tin sẽ sống’. Ông nói rằng lời này ‘quả thật là cửa thiên đường cho ông’, và từ đó thay vì cố gắng tìm sự cứu rỗi bằng công khó nhọc của mình, ông được yên lòng tin rằng Đức Chúa Trời đã cho ông sự cứu rối ấy. Từ kinh nghiệm cá nhân đó, ông Luther viết ra một giáo thuyết trái với sự dạy dỗ của Hội Thánh cho rằng, con người ‘ chỉ được cứu rỗi nhờ bí tích và công đức’. Ông giảng rằng Đức Chúa Trời ban cho đức tin và đó là điều kiện duy nhất của sự cứu rỗi để thoát khỏi tội lỗi và mặc cảm tội lỗi, để được kể là công bình trước mặt Đức Chúa Trời.
Ông bất bình với Hội thánh khi có những thừa sai của Giáo hoàng Leo X đến Đức để bán những ‘phép xá tội’ (tức là Giáo Hoàng tuyên bố tha cho tội nhân đã ăn năn hay đã chuộc lại lỗi mình, khỏi phải chịu đau đớn vì những tội cũ ấy trong ‘nơi luyện tội’ (Purgatory). Tiền thu đưọc sẽ dùng vào công việc xây dựng lại nhà thờ St. Peter ở La Mã là Toà Thánh của Cơ-Đốc Giáo Phương Tây. Ong Luther coi việc mua bán này là một lạm dụng xấu xa trái hẳn với những chân lý sâu xa của Cơ-Đốc Giáo. Kế đó, ngày 31 tháng 10 ăm 1517 ông viết 95 điều khoản (thÊ-sai) lên án việc bán ‘phép xá tội’ đó là 95 đề án danh tiếng mà ông đã đóng đinh vào cửa nhà thờ lớn ở Wittenberg. Ông muốn có cuộc thảo luận để tiến đến cải cách, ông không muốn cách mạng. Nhưng thảo luận thì chẳng thấy đâu, mà 95 điều khoản thì được vô số người chùyen tay nhau và sốt sắng chăm chú đọc. Tình hình đã chín mùi , lòng người sôi động và những biện pháp cứng rắn được thi hành. Thế là Luther đã mở toang cửa ngõ cho cuộc cách mạng lớn nhất của lịch sử Hội Thánh.
Ông tiếp tục giảng dạy và viết bài chống lại những lạm dụng của giới tu sĩ, chống lại uy quyền thiêng liêng của Hội Thánh, lại còn thúc giục hoàng thân tại Đức hãy tách lãnh thổ của họ ra ngoài vòng kiểm soát ngoại lai của Giáo hoàng. Bị triệu đến trước Hội đồng các vùng trong Đế Quốc La Mã thánh, họ tại Worms năm 1521, ông công nhận là ông đã viết tất cả chồng tài liệu chữ Đức, chữ La Tinh, mà các thẩm phán đưa ra, nhưng ông nói ông không thể rút lại những lời ông đã chỉ trích Giáo Hoàng, trừ phi có người tìm được trong Kinh thánh những đoạn thích hợp để vạch ra sự sai lầm của ông. Ông nói lớn :’Tôi không thể làm thế nào khác được. Ông đứng đây, giữ những lời đã nói, Đức Chúa Trời sẽ giúp tôi. Amen’. Hội đồng bèn ban lệnh tuyên bố Luther ở ngoài vòng luật pháp, và không cho phép ai cho ông ta ăn, uống hay nơi nghỉ ngơi. Dầu vậy, ông đã được coi là vĩ nhân và không mấy người quan tâm đến lệnh của hội đồng. Liền sau đó, các bạn ông kiếm ra một nơi an toàn cho ông ẩn náu, đó là tòa lâu đài tại Wartburg của Frederick the Wise, hoàng thân xứ Saxony.
Tại đó ông dịch Tân ước ra tiếng Đức và xuất bản sách đó năm 1522. Ông không dịch từ bản dịch Vulgate, vì trưóc đó bản La Tinh này đã có người dịch ra nhiều bản tiếng Đức vụng về, nhưng dịch thẳng từ bản văn Hy Lạp đã được in ra sách, nhờ công lao của Erasmus. Trong khoảng 10 năm, vừa tổ chức vừa phổ biến những bài giảng thuyết của ông, ông dịch xong toàn bộ Kinh Thánh. Bản dịch này rất quý giá về phương diện tôn giáo cũng như văn chương vì ông Luther rất giỏi về ngôn ngữ thông dụng; văn ông dễ đọc vì ông dùng nhiều thành ngữ dân tộc và lại trau chuốt.
Lề lối ngôn ngữ của văn chương Đức sau này chịu ảnh hưởng rất nhiều của quyển Kinh Thánh do Luther dịch.
Khi các lãnh thổ Đức nổi lên chống lại Giáo Hoàng, thì có những người tin kính tán đồng vì họ không chịu nổi những lạm dụng của Hội Thánh, cũng có nhừng người vụ lợi đồng ý vì muốn chiếm đất đai và lợi tức của Hội Thánh, và cũng có những người yêu nước không ưa uy quyền của La Mã. Có đủ hạng người ủng hộ Luther : hoàng thân, dân thành thị, thợ thuyền, dân quê, tu sĩ. Họ công kích cả hệ thống cai trị thuộc linh, phép tha tội, dứt thông công, miễn phạt, tuyên bố sạch tội, luôn cả thủ tục xưng tội và các tòa án tôn giáo. Chẳng bao lâu, bạo động bùng nổ, lôi cuốn Đức Quốc vào rối loạn.
Erasmus ở xa xem xét và tỏ ý bất mãn vì những điều dạy dỗ của ông, khi Luther và đồng bạn đem ra áp dụng lại gây kết quả quái đản như vậy, thoạt đầu ông Erasmus viết :’Tôi tán thành những việc có vẻ đầy thiện ý của Luther, tôi có viết thư cho ông ta và khuyên ông ấy rằng nên dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng một chút, có lẽ ông sẽ là một tia sáng soi ra ra tối tăm và có thể Giáo Hoàng sẽ trở t hành bạn ông, tôi tin điều đó’. Nhưng sau đó ông lại viết : Tôi không thể tán thành bạo động’ cuộc nổi loạn tại Đức càng tăng độ gay gắt, lòng ông càng thêm lo âu. Ông tự hỏi : Không hiểu cái gì đã thúc đẩy Luther nặng lời với Giáo Hoàng và các học giả Hội Thánh cùng các khất sĩ như thế. Sự trạng đã rối bời lại còn khuấy động thêm có ích gì? Hay Luther muốn đốt cháy cả t hế giới?
Tại hội đồng Speyer năm 1529, đa số các nhà cầm quyền tại các lãnh thổ Đức quyết định ngăn trở phong trào Luther, nhưng có một thiểu số đã thực hiện những cải cách do Luther đề ra và họ ký một thư phản kháng. Bởi vậy, những người theo Luther từ đó được gọi là ‘protestant’ (những người phản kháng),danh từ này nay chỉ
về những người không theo sự dạy dỗ và luật pháp của Hội Thánh Công Giáo La Mã.
Năm 1530, một bác học là bạn và đồng nghiệp của Luther ở Wittenberg nhà nhân văn học khiên nhường Philip Melanchthon, soạn một bản tuyên ngôn rõ, gọn, về những tín điều và giáo thuyết của phái Luther, bản tuyên ngôn này gọi là ‘Bản xưng nhận đức tin Augsburg’. Sau khi các hoàng thân phái Luther ở Đức đã công nhận bản văn đó, và tài liệu trên trở thành bản tín điều chính của Hội Thánh Lutheran. Hội Thánh đã có tiêu chuẩn giáo lý, có Kinh Thánh Đức Ngữ, giờ thờ phượng, có thêm hội chúng tham dự vào việc ca ngợi, bằng ngôn ngữ thường ngày của dân Đức, nên Hội Thánh Lutheran phát triển mau, lan sang Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và trở thành tôn giáo chánh thức tại các nước trên. Riêng tại Đức vẫn phải chia hai nhóm: Các địa phương theo Công giáo La Ma và các địa phương theo Lutheran, tùy người lãnh đạo địa phương ấy theo bên nào.
Những năm còn lại, Luther sắp đặt và phổ biến Tin Lành mới của ông. Năm 1525 ông cưới một bà trước kia là tu sĩ, Katherine Von Bora, một phụ tá quý giá, đem cho ông hạnh phúc gia đình, 3 con trai và 2 con gái.
Mặc dầu bận rộn, ông cũng sáng tác được 30 thánh ca, có một bản tên là Ein Fests Burg. ‘Thành vững mạnh là Đức Chúa Trời chúng ta’. (Chúa vốn bức t hành kiên cố ta rày…) bản này đưọc hát tại các Hội Thánh Tin Lành khắp nơi như tiếng hát đức tin trong trận chiến. Có lẽ Luther đã phỏng theo một điệu ca Gregorian cổ để làm bài hát này. Cả bài, nhất là câu đầu, được khắc vào đài lễ niệm của ông ở Wittenberg, dường như nói lên được cái tiềm lực sống của con người ông.
JOHN CALVIN (1509 – 1564)
Song song với Matin Luther, thế kỷ thứ 16 còn có nhà thần học Pháp John Calvin, là người lãnh đạo phong trào Tin Lành rất nổi tiếng đương thời. Hai người có bản tính trái ngược nhau, Luther có óc sáng tạo hay xúc động và dễ bị hoàn cảnh thúc đẩy, trái lại Calvin sống khổ hạnh, bình thản , biết diễn tả tư tưởng mạnh lạc. Ông sinh vào một gia đình trung lưu khá giả sống tại Noyon đông bắc Paris. Cha ông muốn có chức vụ trong Hội Thánh Công Giáo nên xin được một học bổng cho ông và do đó ông vào được Đại học Paris. Ơ đây ông chuyên tâm nghiên cứu về nhân văn và tập viết văn rất xuất sắc. Một người bà con tên là Olivetan khuyên ông nghiên cứu Kinh Thánh và tập đọc Tân ước bằng tiếng Hy Lạp. Chính Olivetan cũng là người đầu tiên dịch Kinh Thánh ra tiếng Pháp. Hồi đó những ý tưởng của Luther đã bắt đầu có ảnh hưởng tại Pháp nên không lâu sau đó Calvin gặp được một nhóm nhân văn học không đồng ý với các việc làm và chủ thuyết của Hội Thánh. Khi ông hơn 20 tuổi ông đã được từng trải một kinh nghiệm thuộc linh mà ông gọi là ‘đột ngột trở lại Chúa’ nên từ đó ông tin quyết là Đức Chúa Trời đã phán với ông qua Kinh Thánh và từ nay ông phải vâng theo ý Chúa. Khi ông nhận thấy ông không thể nào tiếp tục nhận trợ cấp của Hội Thánh Công Giáo, ôngbèn khước từ sự giúp đỡ ấy. Dứt liên hệ với Hội Thánh thì ở Pháp khó yên thân, ông mới đi sang Basel, thành phố Tin Lành và trung tâm đại học tại Bắc Thụy Sĩ, nơi Froben đã in bản Tân ước song ngữ Hy Lạp La Tinh của Erasmus.
Năm 1536, tại Basel, Calvin xuất bản quyển Nguyên Tắc Đại Cương Cơ-Đốc Giáo (The Institutes of the Christian Religion) tóm tắt những gì thuộc về đức tin Tin Lành cổ điên. Sách này trình bày những ý tưởng thần học của những người lãnh đạo đầu tiên, nhất là Luther và nhà cải cách Thụy Sĩ, ông Ulrich Zwingli, lời văn hay đẹp, rõ ràng, mạch lạc. Calvin không công nhận quyền của Giáo Hoàng, nhưng công nhận những giáo thuyết như : Kinh Thánh không sai lầm, con người được cứu duy bởi đức tin, và thuyết lý cho là kẻ tin là đã được lựa chọn trưóc. Ông cũng đồng ý là kỷ luật cần thiết trong Hội Thánh để bảo vệ đạo đức trong sạch của tín hữu. Ông viết một thư trịnh trọng, lễ phép trình tặng quyển sách Nguyên Tắc Đại Cương Cơ-Đốc Giáo cho vua nước Pháp (Francis I) và khi vua 26 tuổi ông đã trở thành người lãnh đạo của Tin Lành Pháp. Theo lời mời của nhà cải cách Pháp
Guillaume Farel, Calvin đến Thụy Sĩ năm 1536 để giúp tổ chức Cộng Hòa Tin Lành mới tại Geneva. Ngoại trừ một lần đi xa, ông giữ chức vụ Mục Sư trưởng và giảng sư tại Genveva cho đến ngày tạ thế. Thành phố Genveva dưới quyền lãnh đạo tôn giáo và chính trị của ông trở thành trung tâm Tin Lành tại Tây Au, và người ta gọi ông là ‘Giáo Hoàng Tin Lành’, ông gây dựng một nước ở dưới sự quản trị của Chúa, mọi v ấn đề của dân sự đều do Hội Thánh hướng dẫn.
Hội thánh thì có các Mục Sư hay trưỡng lão (gọi là Presbyter) quản trị. Do đó có danh hiệu Presbyterian. Calvin đề cao những đức tính tân tiến, chăm chú, tiết độ và tinh thần trách nhiệm, ông coi những đức tính ấy rất cần thiết cho sự thể hiện sự trị vì của Đức Chúa Trời trên đất.
Mỗi ngày ông giảng tại nhà thờ, và giải quyết về các vấn đề giáo thuyết và sự quản trị Hội Thánh, ngoài ra ông còn trả lời những câu hỏi về luật pháp, cảnh sát, kinh tế, thương mại và sản xuất công nghệ. Ông liên lạc bằng thư tín rất rộng, viết những sách thần học bình luận về Kinh Thánh và dịch Kinh Thánh ra tiếng Pháp. Ông lập nhiều trường trung và đại học tại Genveva, có nhiều sinh viên từ Anh, Tô Cách Lan và nhiều nơi khác tại Âu Châu đến theo học do đó giáo thuyết Calvin đã được truyền bá khắp nơi xa gần.
Các học giả Anh, muốn xa lánh những cuộc hành hại của Nữ Hoàng Mary, đến Genveva thì tìm đưọc không khí tự do và sự khuyến khích mà họ cần để nhuận chánh lại quyển Kinh Thánh 1539 vì tại đây họ được giúp đỡ nhiều hơn. Người anh rể của Calvin là William Wentingham đã lo việc sắp xếp và in tập Tân ước Geneva năm 1557. Ba năm sau cả quyển Kinh Thánh được nhuận chánh và in xong, đó là một trong 6 quyển Kinh Thánh tiếng Anh đã được in ra và là quyển chính xác hơn hết và có ghi chú nhiều hơn cả. Khổ sách tương đối nhỏ và mỗi đoạn chia ra thành nhiều câu cho nên rất tiện dụng. Quyển Kinh Thánh này rất thông dụng trong mỗi gia đình, Shakespeare đọc bản văn đó và những người hành hương Puritan cũng đã mang sang Mỹ Châu bản văn đó khi họ đến Plymouth (Massachusetts) năm 1620.
Những người được Calvin huấn luyện đã phổ biến những nguyên tắc của ông đến hầu hết mọi nước ở Au Châu, lập nên một tiêu chuẩn xử thế đạo đức cao giữa tín đồ Tin Lành. Năm 1560 mặc dầu có sự chống đối của Mary, Nữ Hoàng Tô Cách Lan John Knox cũng thành lập được một Hội Thánh cải chánh, tín hữu lấy tên là Presbyterian. Ở Pháp, những người theo thuyết Calvin gọi là Huguénot, ở Hòa Lan, thuyết Calvin được biến thành ra tôn giáo của những người yêu nước, William, Hoàng thân xứ Orange đã lãnh đạo những người này thành lập Công Hòa
Hòa Lan. Những người theo Calvin ở Anh lấy tên là Trưởng Lão (Presbyterian) và những người này khi muốn loại trừ mọi ảnh hưởng Công Giáo trong Hội Thánh thì được gọi tên là Thanh Giáo (Puritan). Một số người Thanh Giáo dời sang Massachussetts vào thế kỷ 17. Giáo thuyết Calvin đã ảnh hưởng lâu bền trong văn hóa Au Châu mãi cho đến ngày nay, do đời sống trí thức, lòng tin kính vững chắc, và sự sốt sắng tham gia vào công tác xã hội.
HỘI THÁNH ANH QUỐC VÀ VUA HENRY VIII (1509 – 1547)
Đến thế kỷ thứ 16, đa số dân chúng Anh bất mãn với Hội Thánh. Sự bất mãn bắt đầu gia tăng mau từ thời John Wycliffe cuối thế kỷ 14. Có nhiều lý do cho sự bất mãn này. Dân Anh là dân có quốc gia tính nhất Au Châu, họ không tin Hội Thánh là vì Giáo Hoàng, người đứng đầu của Giáo Hội, là người ngoại quốc đối với họ. Ngay từ năm 1215, các bá tước Anh đã ép vua John phải ký bản Magna Charta công nhận một số quyền tự do chính trị và dân sự cho dân chúng.
Văn kiện quan trọng nhất trong lịch sử hiến pháp Anh là một điều khoản nhằm vào quyền độc đoán của Vua và sự can thiệp của Giáo Hoàng : “Hội thánh Anh quốc được tự do bảo vệ những quyền và những tự do của mình không bị xâm phạm”. Vào thời Trung Cổ, một số tu sĩ dốt nát đến nỗi không hiểu những chữ La Tinh không Kinh Thánh, giới cấp cao của họ thì lai giàu có, nhiều quyền và thế lực. Các Giám Mục ở lâu dài như các hoàng thân. Hội Thánh có một phần tư đất đai trong nước và kiểm soát ít nhất một phần mười lợi tức quốc gia, mà không trả thuế. Những số tiền thật lớn gửi đi La Mã (Rome)để phục vụ Giáo Hoàng, cho nên giới nghèo và trung lưu rất ấm ức. Dân chúng than phiền về lệ phí và thuế Hội Thánh thu, chê trách lối sống và đạo đức của giới tu sĩ, bất mãn về những điều họ nhìn thấy trong các tu viện, thật sự nhiều tu vi ện đã trở nên vô ích vì không theo đúng mục đích ban đầu nữa. Thêm vào những yếu tố trên, còn có ảnh hưởng của những nhà nhân văn có thực tài hồi đầu thế kỷ 16 như Erasmus, Colet, Thomas More và nhiều người khác tại Đại học Oxford và Cambridge, họ đồng thanh cổ võ việc cải cách Hội Thánh và trở lại Cơ-Đốc Giáo thuần túy của Kinh Thánh.
Mặc dầu Hội thánh tại Anh bị chỉ trích, nhưng dân Anh vẫn là một dân tin kính, chuông nhà thờ ít khi yên lặng, nên hòn đảo Anh Quốc được mang tên là ‘hòn đảo chuông rền’. Các nhà thờ được xây cất cho đến thời kỳ cair cách. Nhà thờ Bath Abbey như ta thấy ngày nay được xây cất từ năm 1499 do những tay thợ giỏi của Vua Henry VII. Mái vòm rất đẹp của nhà thờ Kings College Chapel tại Đại học Cambridge được cất xong năm 1513 và những cửa kính màu mãi đếnnăm 1531 mới xong.
Vua Henry VIII là một người Công giáo La Mã có lòng tin kính, chăm nghiên cứu thần học, thông minh, không hẳn chỉ biết hưởng thụ. Năm 1521, khi biết có bọn ‘tà giáo’ Lutheran mới tại Đức, Henry VIII lấy làm khó chịu và viết sách bài bác Đề Cao Bảy Bí Tích. Ông gửi một bản cho Giáo hoàng Leo X. vì tiên đoán những việc có thể xảy ra, cố vấn của vua là Sir. Thomas More khuyên vua đừng đề cao uy quyền của Giáo Hoàng quá mức trong thư. Nhưng vua Henry VIII bỏ qua lời khuyến, và nói rằng: ‘Chúng ta chịu ơn của thế lực La Mã thật nhiều, nên có tôn trọng quá mức cũng không sao’.
Lòng tin kính của Henry VIII và cách hiểu đúng phép của vua làm đẹp lòng Giáo hoang nên được phong cho danh hiệu Người Bảo Vệ Niềm Tin (Fidei Defensor) là danh hiệu vua mang cho đến khi qua đời. Những vua kế tiếp của Anh Quốc tiếp tục được mang danh hiệu này, trên các đồng tiền lưu hành có khắc nổi hai chữ ‘FD’ hay ‘Fid Def’.
Tuy nhiên Henry liên quan vào một tình thế chính trị khiến ông phải cắt đứt giao hảo với Giáo Hoàng. Nguyên là ông lấy Catherine ở xứ Aragon là vợ của ông anh Arthur, vừa qua đời. Luật Hội Thánh cấm kết hôn với vợ góa của anh và vua Henry đã phải xin Giáo Hoàng cho phép. Catherine chỉ sinh được một con gái là công
chúa Mary, và không có hy vọng sinh thêm một trai cho Henry để nối ngôi. Để đề phòng một cuộc nội chiến tranh ngôi như trận War of the Rosse, vua Henry biết là phải có một con trai hợp pháp. Từ trước đó chưa hề có phụ nữ làm vua nước Anh. Bà Margaret Beaufort (xem cuối chương 26) đã dành ngôi vua mới cho con trai bà là Henry VII, cũng như Elizabeth ở thành York là vợ của Henry VII cũng dành cho chính mình, nhưng Henry VII là người đã được ngôi. Bởi vậy, Henry VIII theo gương đó, khôn khéo yêu cầu Giáo Hoàng hủy bỏ hôn nhân với Catherine, lấy cớ là sự cho phép của Giáo Hoàng trước không đủ lý do chính đáng và Henry VIII xin cưới Anne Boleyn. Mặc dầu sự hủy bỏ như trên cũng chỉ là chuyện thường, Giáo Hoàng cũng chần chừ 7 năm không giải quyết. Lý do là vì từ lúc Hoàng Đế Charles V cướp phá La Mã vào năm 1527, Giáo hoàng như tù binh giam lỏng, và Hoàng Đế Charles quyết tâm không muốn Catherine (là dì của Hoàng Đế) bị vua Henry VIII phế bỏ.
Thấy Giáo hoàng bất động, coi nhẹ quyền lợi của Anh Quốc, Henry VIII tức giận tự mình giải quyết vấn đề. Vua Henry VIII truất phế Wolsey là đương kim khâm sai Giáo Hoàng tại Anh, khi đó làm đầu quốc hội, lấy cớ là Wolsey đã không xin được sự thỏa thuận của Giáo Hoàng cho hủy bỏ hôn nhân với Catherine – và Sir Thomas More được mời lên thay thế Wolsey. Kể từ năm 1529 cả quốc hội lẫn hội đồng Giám Mục và tu sĩ Anh Quốc ra nhiều đạo luật, thỉnh cầu và quyết nghị ủng hộ việc cắt liên lạc với Giáo Hoàng. Năm 1534, hội đồng Giám Mục và tu sĩ Anh Quốc tuyên bố ‘theo Kinh Thánh, Giám Mục La Mã không có quyền gì lớn hơn bất cứ Giám Mục ngoại quốc nào tại Anh’. Cũng trong năm đó, quốc hội cấm gửi mọi ngân khoản cho Giáo Hoàng và cho phép Tổng Giám Mục ở Canterbury từ đây cấp mọi phép tắc và miễn lễ. Tuy nhiên, luật này có nói rõ là chủ thuyết về niềm tin Công Giáo đã có từ trước không có gì thay đổi. Vậy, cuộc Cải Chánh đã bắt đầu từ Anh Quốc, Hội Thánh Anh Quốc vẫn tiếp tục là Hội Thánh Phổ Thông vẫn có từ xưa. Quyền hành trước kia Giáo Hoàng có tại Anh thì nay chia ra cho Hội Thánh và nhà vua. Tổng Giám Mục ở Canterbury được uy quyền tôn giáo cao nhất tại Anh giải quyết các vấn đề tôn giáo. Còn vua Anh thì cũng giống như các hoàng t hân Cơ-Đốc thời đó chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề ngoài Hội Thánh là: ấn định quyền lợi Hội Thánh, tổ chức an sinh và bảo vệ hòa bình.
Vua Henry cử Thomas Cranmer, một học giả thuộc Viện Đại Học Cambridge, vẫn chống quyền Giáo Hoàng xưa nay, làm Tổng Giám Mục ở Canterbury. Sau khi được ban và phong chức năm 1533, Cranmer triệu tập một tòa án tôn giáo, và tuyên bố hôn nhân của Henry VIII với Catherine là vô giá trị. Và vua cưới Anne Boleyn, sinh được một con gái tên là Elizanbeth.
Ngày 3 tháng 11, 1534, quốc hội duyệt một văn kiện tuyên bố vua Henry và các vua kế tiếp là ‘lãnh đạo tối cao duy nhất của Hội Thánh Anh Quốc, trong giới hạn luật Đấng Christ cho phép’. Những ai không nhận quyền vua là tối cao thì sẽ bị chặt đầu về tội phản quốc. Hai học giả danh tiếng, cũng là tu sĩ đạo đức cao là Giám Mục John Fisher ở Rochester – Erasmus gọi ông này là một vị thánh – và Sir Thomas More người ‘bạn chân thành’ rất được Erasmus quý trọng, đều bị bỏ trong ngục Tower vì không nhận quyền vua. Giáo Hoàng phản ứng, phong Fisher làm khâm sai Giáo Hoàng nhưng cả Fisher và More đều bị chặt đầu.
Con gái vua Henry VIII là Mary không chịu phủ nhận quyền Giáo Hoàng, nhưng được Cranmer kín đáo che chở xin tha, nên thoát chết chém.
Giáo Hoàng mới, Paul III, dứt phép thông công vua Henry VIII và ra lệnh cho dân chúng Anh nổi loạn chống vua. Ông cũng xúi giục các vua Au Châu khai chiến với Henry. Tại Anh có nhiều vụ chống đối nhỏ như nhóm Pilgrimage of Grace miền Bắc, nhưng nói chung, không ai chú ý đến lời xúi giục của Giáo Hoàng. Hội Thánh Anh quốc tiếp tục giữ lễ Misa, các bí tích và các buổi hành lễ không thay đổi. Dầu vậy, có một phương diện trong sinh hoạt Hội Thánh đã biến chuyển rất mạnh. Vua Henry và vị đầu quốc hội bấy giờ, Thomas Cromwell, một chính trị gia tàn bạo, phế bỏ tất cả các tu viện để chiếm đất đai, tài sản, lấy cớ rằng những tu viện này có liên lạc trực tiếp với Giáo Hoàng và là những ổ tệ đoan trong Hội Thánh đang cần cải cách. Thêm nữa trên thực tế những tu viện không còn tác dụng lợi ích như xưa nên chẳng có ai lên tiếng phản đối. Bộ mặt nước Anh thay đổi vì Cromwell đã phế bỏ các tu viện. Những nhà thờ xây trong đó thì bị lột mái, nên suy sụp dần. Dân chúng thành thị hoặc thôn quê đến lấy đi đá, gỗ, gạch đem về dùng vào việc riêng. Những nhà nguyện đẹp như nhà nguyện tại tu viện Tewkesbury cũng không tránh khỏi phá phách. Khi tu viện này giải tán và nhà thờ bị đánh giá ‘thừa’, dân chúng trong vùng nhất quyết muốn giữ lại phần chính của nhà thờ, viện lẽ là họ vẫn nhóm thờ phượng tại đó, nên họ đưọc phép mua lại cả khu nhà thờ với giá là 450 bảng Anh, là giá các chuông và mái nhà bằng chì mà những ủy viên của Cromwell đã định nấu cho chảy ra và bán lấy tiền.
Vua Henry lấy đất tu viện ban thưởng cho các bạn ông và những người ủng hộ ông, hoặc bán giá rẻ cho giai cấp đang lên, nhưng vua cũng giữ lại một số đất để dùng. Những khu đất lớn nhất mà vua giữ nay thành những công viên chính của Luân Đôn.
Thêm vào sự phá phách các tu viện, những tay sai của Cromwell và những kẻ cuồng tín dưới thời vua Edward VI nóng nảy vì muốn dẹp hết mọi dấu tích của mê tín và lối tư tưởng lỗi thời, đã làm thiệt hại rất nhiều vẻ đẹp của nước Anh thời Trung Cổ. Họ đập vỡ tranh thờ, và vòng đá chạm xung quanh, họ ném đá vào các cửa kính màu chắp hình các thánh và thiên sứ. Họ làm tiêu tán những ‘xá lợi’ của các vị thánh và bàn thờ lưu giữ các xá lợi ấy. Bàn thờ của nhà nguyện Westminster Abbey rất đẹp, có chạm châu báu, do Edward the Confessor (người xưng nhận đức tin) làm, bị phá hủy và bàn thờ giát vàng của Thomas và Becket Tổng giám mục ở Canterbury cũng bị đập tan tành. Mặc dầu những biến chuyển nói trên, đời sống tôn giáo và tập quán dân chúng vẫn tiếp tục, bề ngoài ít thay đổi, có những người vẫn trung thành với Giáo Hoàng, lén thờ phượng chung với lân bang cùng trong một nhà thờ họ đạo và cũng nhận bí tích ở nhà thờ. Cũng giống như vua nước Anh, đa số dân chúng tán thành việc thoát khỏi quyền Giáo Hoàng nhưng họ không thích lối thờ phượng và giáo thuyết hoàn toàn đổi mới mà Luther và Calvin khơi mào tại lục địa.
Dầu vậy, những thay đổi dĩ nhiên phải đến. Từ bao nhiêu thế kỷ, dân chúng đã được dạy rằng duy Giáo Hoàng mới mở được cửa thiên đàng. Khi không còn Giáo Hoàng, họ hỏi nhau :’Ai bây giờ có quyền tha tội và cứu linh hồn chúng ta’. Năm 1536 Tổng Giám Mục Cranmer đã trả lời câu hỏi này dứt khoát rồi. Ông nói ‘Không có người nào hay tổ chức nào của loài người có thể đem đến cho họ sự cứu rỗi’. Bảo rằng tội của chúng ta được tha bởi luật pháp hay nghi lễ của loài người lập ra, thật là sai quá. Muốn được cứu rỗi chỉ có cách tin Chúa Christ. Từ đó, những giáo thuyết Tin Lành bắt đầu được dạy tại các nhà thờ Anh.
Trung tâm cuộc Cải Chánh là quyển Kinh Thánh, chúng ta đã thấy các học giả tận tụy nghiên cứu các nguyên bản. Khắp nơi có những phong rào dịch Kinh Thánh ra tiếng địa phương mới để các người ngoài Hội Thánh có thể tự tìm lấy ý nghĩa của lời Đức Chúa Trời. Tuy thế tại Anh vẫn còn những luật nghiêm ngặt cấm người ngoài đọc Kinh Thánh. Hơn nữa, mãi đến năm 1525 khi quyển Tân ước của William Tyndale xuất hiện, bấy giờ dân Anh mới được đọc Kinh Thánh qua ngôn ngữ đương thời. Ay là nhờ Tyndale đã được thấm nhuần nền học cổ điển tại Đại học Oxford, có những thầy như Grocyn, Latimer và Linacre ; tại Đại học Cambridge học thầy Erasmus lại nhờ ông có biệt tài viết văn Anh lúc đó mới thành hình và nhờ nhiều cố gắng phi thường của ông và đồng bạn nên có nhiều người dâng đời sống cho lý tưởng của dân Anh từ đây có Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ. Mặc dầu chính quyền sợ những tư tưởng Tin Lành giải bày trong lời giới thiệu và những ghi chú bên lề của sách Tân ước Tyndale, và cứ hễ tịch thu được bao nhiêu thì đem đốt bấy nhiêu, nhưng không ngăn chặn đưọc những bản in tại Đức và thâm nhập vào Anh qua các hải cảng. Mà dân chúng thì lại thích đọc văn bản Tyndale, không có cách gì ngăn trở được.
Trước khi Tyndale tử đạo gần Brussels (bỉ) vào năm 1535, Miles Coverdale xuất bản quyển Kinh Thánh toàn bộ đầu tiên bằng Anh ngữ. Ông đã thâu góp những bản dịch hay nhất để làm thành quyển này, trong số có nhiều bản của Tyndale ông đề tặng sách cho vua Henry VIII, có hình họa ở trang đầu. Năm 1537 John Rogers là người được kế nghiệp trong việc xuất bản sách này, phát hành một sách sưu tầm tất cả những bản dịch Tân ước, Cựu ước cộng thêm một số bản dịch của Coverdale rồi in tên hiệu tác giả là Thomas Matthew, quyển này sẽ được dùng làm căn bản cho những bản dịch về sau. Cả Cranmer và Cromwell đều hoan nghênh quyển này và Cromwell xin được sự chấp thuận của vua ‘cho phép dân chúng được mua và đọc trong nưóc’.
Vốn là nhà chính trị xảo quyệt Cromwell biết rằng cả hai bộ Kinh Thánh tiếng Anh đang lưu hành, không bộ nào hoàn toàn, quyển dưới tên Matthew thì có những ghi chú có thể tranh cãi, quyển của Coverdale thì phẩm chất không đều. Cromwell xin vua cho sửa soạn quyển Kinh Thánh năm 1593 và in ra rất đẹp. Phần nhiều giữ nguyên những bản dịch của Tyndale như Coverdale đã làm nhưng không có những ghi chú bên lề nữa.
Vị lãnh đạo quốc hội này ra lệnh đặt quyển Kinh Thánh mới này tại các nhà thờ họ đạo khắp nơi để cho dân chúng có thể đọc lời Chúa qua Anh Ngữ. Khi truyền ngôi vua cho con, vua Henry cũng để lại một nước trong đó mà đa số dân chúng ủng hộ Hội Thánh Anh. Bên cạnh đa số nói trên, có hai nhóm nhỏ, nhóm thứ nhất những người Tin Lành này mỗi ngày đã đông thêm mặc dầu vua Henry đàn áp. Vẫn muốn du nhập những cải cách của Luther và Calvin nhóm thứ hai là những người Công Giáo La Mã muốn lập lại uy quyền của Giáo Hoàng. Dưới thời vua Edward VI, những người Tin Lành được thắng hơn, nhưng dưới thời Mary phái Công Giáo La Mã lại được lợi thế.
HAI TRIỀU ĐẠI EDWARD VI VÀ MARY ( 1547-1558)
Edward VI là con của Jane Seymour, bà vợ thứ ba của Henry VIII, lên ngôi khi vừa được chín tuổi, một cậu bé nghiêm trang. Khi nhận phong vương, người ta trình cho vua ba thanh gươm tượng trưng cho ba vương quốc, tục truyền rằng cậu bé có hỏi thanh gườm thứ tư – tức là Kinh Thánh mà cậu gọi là ‘gươm của Thánh Linh … đáng quí hơn các gươm kia’. Trong 6 năm trị vì, nước Anh người theo Tin Lành càng nhiều, vua Edward cũng hiểu nhanh mọi việc của Hội Thánh và chính phủ. Khi Edward còn nhỏ, Hội Đồng Cố Vấn chọn công tước Somerset là cậu của vua, một quần thần giỏi và hoạt động, giao quyền bảo vệ nước Anh. Somerset có thiện chí và thiện cảm với Tin lành, tin ở tự do tôn giáo va chính trị, thương người nghèo và người bị mất tài sản. Tuy nhiên ông cũng là người của thời đại và cũng có tham vọng vật chất và thế lực. Cần vật liệu xây lâu đài cho mình, ông không ngại phá một phía cửa nhà thờ St. Paul, và dự bị phá luôn cả nhà nguyện Westminster Abbey, nhưng vị Mục Sư quản nhiệm ở đó can ngăn kịp thời. Ông cho phép những người cải cách Tin Lành tự ý đổi những tập tục tôn giáo tại Anh, nên tạo cơ hội cho những bất hòa cay đắng và những phản kháng của dân chúng nữa.
Thời đó Thomas Cranmer, vị Tổng Giám Mục học giả ở Canterbury cho rằng những luật lệ tôn giáo mới không cải cách Hội Thánh cách tốt đẹp được, ông bèn khởi sự xét lại cách thờ phượng và các bí tích của Hội Thánh Trung cổ. Năm 1549 ông và môt vài bạn đưa ra quyển Sách Cầu Nguyện Đầu Tiên Của Edward VI vì có ý muốn khôi phục lại tinh thần thờ phượng của người Cơ-Đốc ban đầu. Ông dịch lại các bài học từ tiếng La Tinh cổ ra tiếng Anh, làm đơn giản và bỏ các chi tiết mê tín, và dùng thì giờ đọc Kinh Thánh làm phần chính trong lễ thờ phượng.
Từ Coverdale dịch Thi Thiên ra thành thơ, đến Cranmer lượm lặt những văn bản dịch hay dễ cảm động người đọc, nay Kinh Thánh đã thành một tác phẩm Anh Ngữ. Thế kỷ tiếp, dầu còn xảy ra nhiều biến cố tôn giáo, Kinh Thánh vẫn còn nguyên , chỉ thay đổi ít và thành thông lệ cho lễ thờ phượng tại các nhà thờ Anh Giáo. Từ bấy giờ người đến dự có thể hiểu được những lời lẽ trong giờ lễ và tích cực dự phần trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Hồi đó, Cranmer cũng soạn một bản xưng nhận đức tin mục đích là để loại trừ những ý tưởng tà đạo đương thời và để làm nền móng cho sự hợp nhất. Những điều tin nhận này được gọi là 42 Điều Khoản được vị vua trẻ tuổi chấp thuận trước khi vua qua đời năm1553. Người kế nghiệp vua là Mary,người chị cùng cha khác mẹ, là một tín đồ Công giáo, Mary trị vì năm năm , khôi phục lại uy quyền Giáo Hoàng tại Anh và áp dụng lại các luật chống tà giáo đã có từ thời Trung Cổ. Mary cũng yêu càu khâm sai Reginald Pole, người trong hoàng tộc, đã ở ngoài nước nhiều năm trở về để đại diện cho Giáo Hoàng. Ông này trở lại nước Anh cách tưng bừng, trong thuyền đi ngược dòng sông Thames, mui thuyền có trang trí bằng một cây thập tự bóng lộn. Sau khi ngỏ lời trước Quốc Hội, ông ban phép tha tội cho toàn quốc, và như vậy nước Anh không phải ân hận gì về việc cũ, theo tà giáo và chia rẽ. Tuy vậy, Khâm Sai Pole là người không thực tế không nhìn rõ hoàn cảnh sinh hoạt ở Anh, nên không giúp được Nữ Hoàng Mary đối phó với Tin Lành và ngăn chặn phong trào này. Mary lấy Philip II ở Tây Ban Nha, ông này cũng là người ủng hộ Công Giáo có danh ở Au Châu. Nhưng hạnh phúc chẳng thấy đâu, Mary lại bị dân chúng chê bai và Giáo Hội Công Giáo cũng chẳng tiến hơn được bước nào. Cuối cùng, khi biết không khôi phục lại đuợc Hội Thánh La Mã ở Anh, Mary cùng các cố vấn đổi sang chính sách đàn áp. Gần 300 nhà cải cách Anh đã phải bị xử tử, nhiều người trong số đó bị đốt, vì bà hoàng tin rằng chỉ có lửa mới rửa được nước Anh khỏi những tội nặng nề đã phạm.
John Rogers, Mục Sư nhà thờ St Paul bạn thân của Tyndale và phụ trách về mọi bản văn Tyndale đã viết ra, là người tử đạo đầu tiên bị thiêu tại Smithfield ngoại ô Luân Đôn. Dân chúng Luân Đôn hò reo ca tụng ông khi ông tiến đến hỏa đài. Ngày 16 tháng 10, 1955, trước cửa trường Baliel College ở đại học Oxford, Hugh Latimer và Nicholas Ridley, hai nhà cải cách có danh và đức độ, cũng bị thiêu. Trước khi chết Latimer an ủi Ridley: ‘Hỡi bạn, hãy vui mừng và can đảm, hôm nay bởi ơn Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đốt lên một ngọn nến mà tôi tin sẽ không bao giờ tắt tại Anh’. Latimer, Mục Sư của Hoàng gia và cố vấn cho vua Henry VIII, có đạo tâm sâu sắc, lời giảng mạnh và thấm thía nên đã kêu gọi được nhiều người theo những nguyên tắc của phong trào cải cách . Ridley, Giám mục Luân Đôn, giúp đỡ người nghèo trong giáo hạt và thiết lập kỷ luật trong giới tu sĩ dưới quyền ông.
Năm sau, Thomas Cranmer đã già yếu, bị truất khỏi chức Tổng Giám Mục Khi bị xử án, ông chối bỏ đức tin vì theo Giám Mục Hooper ở Gloucester , nhận xét nhược điểm của ông ta là ‘quá sợ việc gì sẽ có thể xảy đến cho mình’. Dù chối bỏ đức tin, ông vẫn bị xử tử tại Oxford. Trên hỏa đài ông cầu xin Chúa tha tội cho ông và anh dũng dơ tay ra lửa, bàn tay đã ký tờ chối bỏ, nói rằng: ‘Bàn tay phải không xứng đán này!’
Mary, người dùng nhiều cách hung bạo để dập tắt phong trào, là người mà dân chúng Anh không mấy ưa thích, và có nhiều người từ các Giám Mục thông thái đức độ, đến các nam nữ thường dân, đều muốn chết vì niềm tin của họ và quả thật, ngọn nến mà Latimer đốt lên đã không hề tắt.
CÔNG CUỘC HÒA GIẢI CỦA NỮ HOÀNG ELIZABETH
Elizabeth I, khi còn nhỏ đã phải sống qua một thời kỳ có nhiều giao động nguy hiểm về chính trị và tôn giáo. Năm 1558, lúc bà 25 tuổi, bà lên nối ngôi Mary, chị cùng cha khác mẹ. Dân chúng hân hoan đón chào Nữ hoàng mới. Nhiều bức tranh họa đã mô tả bà như một Nữ hoàng xa vời, một hình ảnh trong huyền thoại, đeo đầy người ngọc vàng châu báu, mặc những áo choàng kỳ lạ. Tuy vậy, trong 45 năm trị vì, bà tỏ ra có tài trị quốc, thông minh và cứng rắn, làm cho nước Anh lại cường thịnh về kinh tế cũng như chính trị, và bà đã hàn gắn được những tranh chấp tôn giáo thời vừa qua.
Là con gái của vua Henry VIII và Anne Boleyn, bà chủ trương tách biệt với Hội Thánh La mã. Ngoài ra, bà lại là sinh viên rất giỏi, thấm nhuần nền giáo dục Cơ-Đốc mới của thời Phục Hưng, các người trợ lực tài giỏi và trung thành của bà lại là tín đồ Tin lành cả. Việc đầu tiên khi lên ngôi, là bá ký một đạo luật gọi là Đạo Luật Chủ quyền ( Act of Supremacy) cử bà là ‘Người quản trị đứng đầu của Hội Thánh Anh’ chứ không gọi là ‘Vị cầm đầu trên hết’( Supreme head ), ngay cả người Công Giáo La mã cũng không ưa thích danh hiệu này.
Bà hỏi y kiến của tất cả các nhóm về vấn đề an ninh của Hội Thánh và giao cho một ủy ban duyệt lại quyển Sách Cầu Nguyện . Trong tinh thần hòa giải hai quyển I và II Sách Cầu Nguyện của Granmer thực hiện năm 1549 và 1552, được soạn lại làm chung thành một quyển năm 1559 gọi là Sách Cầu Nguyện Chung . Quyển này viết bằng loại Anh ngữ ai cũng hiểu. Nội dung có những điểm cốt yếu của đức tin Cơ-Đốc, lễ nghi Cơ-Đốc, kết hợp với sự thâm hiểu Tin Lành trong tinh thần cải chánh. Sách căn cứ vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh theo lời giảng của các trưởng lão Hội Thánh ban đầu cũng như các học giả Cơ-Đốc đương thời. Sách nói lên niềm tin Cơ-Đốc đã có từ ban đầu, gìn giữ những bí tích của Hội Thánh đầu tiên, công nhận chức vụ của các Giám Mục, Linh Mục, Chấp Sự, xử dụng quyển sách lễ (những lời cầu nguyện dùng trọn năm) quyển sách cầu nguyện hằng ngày, và những nghi lễ Đông Phương. Lần đầu tiên, toàn thể nghi lễ của Hội Thánh được ghi trong sách, Mục Sư và người ngoài tổ chức Hội Thánh đều có thể đọc, ngoại trừ những bài giảng, hoặc những đoạn Kinh Thánh dài. Lời văn trong sáng lại nói lên đức tin phổ thông một cách rất hay, uyển chuyển và uy nghi nên ngôn ngữ của Sách Cầu Nguyện thấm dần vào ngôn ngữ của dân chúng. Người ta đọc sách của văn hào Shakespeare và những thi hào thế kỷ 17 như John Donne và George Herbert, thường gặp những thành ngữ đã có trong Sách Cầu nguyện năm 1559. Sách này làm nền tảng cho lễ thờ phượng của các nhà thờ Anh Giáo qua nhièu thế kỷ kế tiếp.
Mặc dầu quyển Sách Cầu Nguyện tóm tắc đầy đủ giáo thuyết của Hội Thánh Anh, nhưng năm 1563, một văn bản Xưng Nhận Đức Tin có ’39 điều khoản’ cũng được công bố để thay thế cho bản 42 Điều Khoản của Cranmer làm 10 năm trước. Bản 39 Điều khoản (Articles) đề cập đến các vụ tranh cãi chủ thuyết bằng một thể văn nhẹ nhàng để hòa giải những người Anh càng nhiều càng tốt. Vì lẽ phần đông các Mục Sư cấp thời không dính líu đến chính trị thời Bà Mary, nên họ tiếp tục hầu việc dưới thời Bà Elizabeth, nhưng những người nào đã nhận phong chức dưới thời bà Mary thì tình trạng khác. Tất cả những người này (chỉ trừ một người ) sau khi không chịu rút lại lời thề hứa trung thành với Giáo Hoàng, đã rời bỏ giáo hạt của họ, khiến cho thời đó nước Anh rất thiếu Giám Mục. Khi Tổng Giám Mục Pole tạ thế, Bà Elizabeth chọn Matthew Parker làm Tân Tổng Giám Mục tại Canterbury, trước đó có hồi ông làm Mục Sư cho thần mẫu của bà. Ông là môt người khôn sáng, nhất tâm, trước làm Giảng sư ở Trường Corpus Christi, thuộc Đại học Cambridge, bấy giờ mọi người còn nhớ ông vì cứ mỗi năm đến ngày sinh nhật ông có lệ tặng cho đại học một sách trong thư viện của ông Hoang H Hoàng. Ông cũng để lại cho đại học của ông cả thư viện vô giá có những bộ Kinh Thánh chép tay và sách thâu góp từ các tu viện đã bị giải tán các năm trước đó.
Ngày 17 tháng 12, 1559 là ngày phong chức cho Tổng Giám Mục Matthew Parker. Chương trình lễ được hoạch định rất cẩn t hận để bảo vệ sự nối tiếp chức vụ Tổng Giám Mục sau này tại Anh quốc. Tại lâu đài Lambeth, là tư dinh của Tổng Giám Mục bên bờ sông Thames thành phố Luân Đôn, dưới chân năm cửa sổ nhọn phía bên trong ngôi nhà nguyện cổ, nơi gần 200 năm trước John Wycliffe đã bị kết tội theo tà đạo, Matthew Parker chịu phong chức dưới sự đặt tay của bốn Giám Mục, William Barlow ở Bath, John Scory ở Hereford, John Hodgkin ở Bedford và Miles Coverdale trước ở Exeter.
Hai người trong số trên đã chịu phong chức dưới triều vua Henry VIII theo nghi lễ tiền cải cách. Hai người còn lại đã chịu phong chức theo nghi thức đã được ấn định trong quyển Sách Cầu Nguyện của Cranmer đã duyệt lại. Như vậy, sự nối tiếp của các Giám Mục từ thời các Sứ Đồ được duy trì trên phương diện lịch sử trong Hội Thánh Anh quốc, và điều này rất quan trọng cho tính cách hợp lệ của các cấp bậc Giám Mục, Mục Sư và Chấp Sự trong Anh Giáo.
Không lâu sau khi được phong chức, Tổng Giám Mục Parker khởi sự duyệt lại quyển Kinh Thánh lớn (1539) để thay thế quyển Kinh Thánh Geneva (1557) vì quyển này có nhiều ghi chú của Calvin mà Anh giáo không chấp nhận. Năm 1568, nhờ sự cộng tác của một số người trợ lực Parker hoàn thành quyển ‘Kinh Thánh của các Giám Mục’ một quyển sách to và đẹp. Vì các phần duyệt lại, phẩm chất không đồng đều nên số người ưa sử dụng không đông, tuy nhiên quyển này quan trọng ở chỗ nó làm nền tảng chính chức cho việc soạn thảo quyển King James tức là ‘Bản Dịch Được Phép’ (Authorized Version) năm 1617.
Giữa một thời đại tranh chấp tôn giáo rất hăng say, những biện pháp của thời kỳ lắng dịu dưới triều Nữ Hoàng Elizabeth đã hợp nhất lại sinh hoạt tôn giáo tại Anh. Vừa duy trì niềm tin và nghi lễ xưa, vừa công nhận những lẽ thật đã xuất hiện trong phong trào cải chánh. Hội thánh Anh Quốc này đứng giữa một bên là Công Giáo La Mã, và một bên là Tin Lành Luther và Calvin. Ngay thời đó, những giáo
thuyết và nghi lễ trong Anh giáo vừa rộng rãi, vừa hàm súc, và đã thành nền tảng cho đại gia đình các Hội Thánh thuộc Anh Giáo khắp hoàn cầu. Cương vị mà Hội thánh Anh có được là do công lao của hai học giả thần học xuất sắc: John Jewel và Richard Hooker. Do sự nghiên cứu truyền thống của Hội Thánh đầu tiên Jewel phân biệt rõ những gì chỉ là bề ngoài và những gì là cốt yếu của Hội thánh. Khi ông làm Giám Mục tại Salisbury, ông đã tu bổ lại những tường đổ nát bao quanh khuôn viên nhà thờ, nhưng trên môt phương diện khác, ông đã đặt viên đá đầu tiên cho Anh Giáo. Năm 1562, ông viết sách Bênh vực Hội thánh Anh , đây là lần thứ nhất cương vị Hội Thánh Anh được xác định một cách hệ thống nói lên những gì khác biệt với Hội thánh La Mã.
Hooker là một cậu bé nghèo quê ở Heavitree gần Exeter, được Giám mục Jewel giúp cho vào trường Corpus Christi thuộc Đại học Oxford. Tại đây, ông đã trở nên một trong những nhà thần học nổi danh của Anh. Sau này, khi phục vụ trong vòng các họ đạo thôn quê ông đã viết pho sách lớn Luật Tổ Chức Quản Trị Trong Giới Tu Sĩ. Đây là một tập thảo luận nổi tiếng về vấn đề quản trị Hội thánh, một tài liệu cổ điển xác định những nguyên tắc Anh Giáo, viết bằng một thể văn rất hay giải bày cái cũ cái mới, cương vị Công giáo và Cải Chánh thế nào có thể hòa hợp và sự nối t iếp trên dòng lịch sử của Hội Thánh Anh được duy trì. Về phía Bắc nhà thờ Exeter có một tượng đá trắng mô tả ông Hooker, mũ áo học giả, đang ngồi, một quyển sách mở đầu gối, như ngồi cạnh bảo vệ đời sống liên tục của nhà thờ và cộng đồng Cơ-Đốc.
Dù có nhiều dị biệt căn bản, Anh Giáo và Công Giáo tiếp tục thờ phượng cùng nhau cho đến năm 1570, nhờ chính sách của Nữ Hoàng muốn bao gồm vào Hội Thánh quốc gia thật nhiều dân chúng Anh và thật nhiều quan điểm tôn giáo, càng nhiều càng hay. Nữ hoàng Elizabeth không coi Hội Thánh Anh như một giáo phái hay một danh hiệu, nhưng là một cộng đồng quốc gia hiệp chung cầu nguyện. Năm 1570 Giáo Hoàng dứt phép thông công Elizabeth, ra lệnh cho những người Công Giáo La Mã tại Anh rút khỏi Hội Thánh Anh, cho phép dân Anh được khỏi thần phục Nữ Hoàng của họ, đồng thời kêu gọi các vua Pháp và Tây Ban Nha đem quân xâm chiếm nước Anh. Trong những nhóm mưu phản Nữ Hoàng hồi đó, có cả một người chị em họ với Nữ Hoàng dã tham gia đó là bà Mary, Nữ Hoàng Tô Cách Lan. Giáo Hoàng phái quân sĩ đi ủng hộ một cuộc nổi loạn ở Ai Nhĩ Lan, và đã bắt đầu chuẩn bị cho một đội chiến thuyền Tây ban Nha (Spanish Armada) tiến vào Anh quốc. Trong thời gian này, Nữ Hoàng Elizabeth đã phải phản ứng bằng cách bắt giam hay xử tử những kẻ bội phản, người ta có thể coi đây là một vụ đàn áp tôn giáo nhưng cũng có thể coi là trách nhiệm bảo vệ quốc gia khỏi bị bội phản.
Bên cạnh Hội Thánh Anh, lại còn có những người Thanh Giáo (xem cuối trang 29) cho rằng việc dàn xếp của thời Nữ Hoàng Elizabeth chưa thật đủ để cải cách Hội Thánh Trung Cổ cho nên họ tổ chức nhóm họp thờ phượng riêng. Mặc dầu có nhiều người Thanh Giáo bị làm khó và bắt buộc phải rời nước Anh, nhưng vẫn còn một số lớn Thanh Giáo hoặc Presbyterian (xem cuối chương 29) ở lại trong hội thánh Anh. Khi Elizabeth qua đời năm 1603, tất cả các giáo phái đều hân hoan đón vị vua kế nghiệp là James I: Công Giáo thích là vì bà mẹ của Jame I là Mary, Nữ Hoàng Tô Cách Lan. Những người Thanh Giáo hoặc Trưởng Lão (Presbyterian) thích là vì Jame I đã được giáo dục theo lề lối Trưởng Lão (Presbyterian), những người theo Anh Giáo thích là vì họ nghĩ rằng vua James I sẽ thân với họ hơn là thân với phía Trưởng Lão. Vì James I thường hay nói câu: ‘không có Giám mục,
thì không có vua’, ý kiến của phái Anh giáo là đúng hơn cả.
Vừa lên ngôi, ông triệu tập một hội nghị họp tại Hampton Court để xem xét những điều bất bình của phái Thanh Giáo và giải quyết sự bất hòa của họ với các Giám mục. Vua James chẳng làm gì để giải quyết, và hội nghị sắp sửa kết thúc trong thất bại thì John Reynolds, vị lãnh đạo của người Thanh Giáo và Viện Trưởng trường
Corpus Christi, tại đại học Oxford đứng lên đề nghị nên làm một bản dịch Kinh Thánh mới vì những bản đang dùng sai sót nhiều và không diễn tả hết tất cả chân lý của nguyên bản. Vua James, vì tự mình cũng đã dịch vài bài thi thiên, nên ông thuận ngay. Vua chỉ định một nhóm 54 vị học giả đầy khả năng làm việc trong bảy năm và họ đã hoàn thành bản Authorized Version (Văn Bản Được Phép) năm 1611. Bản dịch là kết quả vẻ vang của công trình này, nên ngôi vị tôn trọng của nó không bản nào tranh dành được và vì nhờ bản dịch này mà dân Anh đã thành một dân ham đọc Kinh Thánh.
CUỘC CẢI CÁCH TRONG HỘI THÁNH CÔNG GIÁO LA MÃ
Ngay cả trước khi phong trào Cải Chánh bắt đầu, đã có nhiều người trong Hội Thánh Công Giáo muốn có một công cuộc cải cách. Một thế hệ trước Erasmus, Nữ hoàng xứ Castile là Isabella, cùng trị vì với chồng là Ferdinand, vua nước Tây Ban Nha thống nhất, hai người đã cố gắng tìm cách cải tổ Hội Thánh. Là một phụ nữ tin kính trí thức cao và có đức tin mạnh, bà Isabella cắt đặt những người đức độ, có lòng tin kính vào những chức vụ cao trong Hội Thánh Tây Ban Nha. Bà sốt sắng đến nỗi đã tìm cách diệt trừ tà giáo và đuổi người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha. Bà là mẹ của Catherine, vợ thứ nhất của Vua Henry VIII, và ai nấy đều biết bà đã đem nữ trang của bà ra cầm để có tiền giúp đỡ chuyến đi Columbus tìm ra Tân Thế Giới.
Bà cũng nhờ ông Francisco Ximenes (Ximenes là linh mục của bà) cùng tìm cách sửa lại những quá độ trong giới tu sĩ và dạy dỗ họ thêm. Do đó Hồng Y Ximenes mới mở một trường đại học tại Alcala. Chính tại đây, suốt 15 năm kế tiếp, ông Ximenes đã tài trợ và trông nom một chương trình in, ấy là sưu tầm và in bộ Kinh Thánh đa ngữ gồm nhiều quyển tên là Complutensian (Alcala) Polyglot Bible. Đây không phải là bộ Kinh Thánh cho thường nhân, nhưng là cho giới học thức, vì không phải là văn bình dân thông dụng mà là bản văn Do Thái và Hy Lạp, La Tinh và các tài liệu phụ khác. Thật ra bản Tân ước Hy Lạp của bô sách nói trên in năm 1514 là bản Hy Lạp đầu tiên. Nhưng vì bản này chỉ được mọi người biết đến khi toàn bộ Kinh Thánh đa ngữ được xuất bản năm 1522, do đó bản văn Hy Lạp của Erasmus in năm 1516 được ra mắt công chúng trước.
Khi Giáo Hoàng Paul III được bầu vào năm 1534, thì phong trào Cải Chánh đã gây tai hại nhiều cho uy tín Hội Thánh Công giáo. Người ta bắt đầu tìm cách chữa chạy. Giáo Hoàng mới viết một thư cho Erasmus nhờ ông giúp đỡ giải quyết những trận xâu xé gây chia rẽ trong Hội Thánh, nhưng Erasmus đã cao tuổi, lại ốm yếu nên không làm gì được. Bấy giờ việc đầu tiên Giáo Hoàng làm là đòi hỏi chính sách lựa chọn người để giao phó trách nhiệm, từ nay sẽ căn cứ trên lòng hăng say phục vụ và học thức chứ không căn cứ trên dòng dõi gia đình hay tài sản nữa. Vì
vậy, Giáo hoàng Paul III đã mở đường cho nhiều vị kế tiếp ông, khôn ngoan và ngay thẳng khiến Hội Thánh Công Giáo có được một tinh thần tin kính mới. Việc thứ hai là ông triệu tập Hội nghị Trent và ủy quyền cho hội nghị làm những cải cách cần thiết và giải quyết những vấn đề còn giằng co về đức tin. Từ 1546 đến 1563, hội họp 3 lần, bác bỏ những giáo thuyết của Tin Lành, xác nhận lại những điểm chính trong thần học Công Giáo, công nhận quyền tối aco của Giáo Hoàng, ban bố sắc lệnh nhằm đưa đời sống các tu sĩ vào kỷ luật, xuất bản một sách đối đáp tín điều đồng nhất và một quyển Kinh Thánh La Tinh thông dụng, theo bản Vulgate. Giáo hoàng cũng rất quan tâm đến nghệ thuật nên thuê họa sĩ Michelangelo vẽ tranh ‘Phiên Tòa Đoán Xét Cuối Cùng’ trên bàn thờ trong nhà thờ Sistine Chapel. Năm 1541, lễ cắt băng khánh thành bức tranh, thật là một xác minh mạnh mẽ uy quyền Hội Thánh và là lời cảnh cáo về số phận những ai theo tà giáo. Năm 1546 Giáo Hoàng Paul III lại cử Michelangelo trông coi v iệc xây cất lại nhà thờ St. Peter tại La Mã, một công trình kiến trúc lớn nhất của Cơ-Đốc Giáo. Michelangelo làm việc vì vinh hiển Đức Chúa Trời nên đã khéo phối hợp công trình của các kiến trúc sư trước đó làm thành một hệ thống nguy nga sau trở nên trung tâm của Hội Thánh Công Giáo La Mã và cũng là một biểu tượng về sức mạnh và quyền tối thượng của Hội Thánh này nữa.
Để đối lại với phong trào Cải Chánh Hội Thánh La Mã biểu lộ một tinh thần tin kính cao hơn khi lập thêm những dòng khổ tu và cải cách những dòng cũ. Đứng đầu trong các dòng mới lập có ‘Dòng Tên’ Jesus, cũng gọi là ‘Dòng Jesuit’. Dòng này do Ignatius Loyola thành lập. Ông là một quân nhân Tây Ban Nha. Ông quyết định thay vì hầu việc vua thế gian, thà làm lính cho Chúa Christ để chiến đấu cho vinh hiển lớn của Đức Chúa Trời. Có sáu bạn học của ông ở Đại học Ba Lê (Paris) theo ông. Năm 1540 Giáo hoàng Paul III công nhận dòng Jesuit. Dòng này thu hút
nhiều người tài giỏi đến hầu việc hết lòng và giữ kỷ luật cao, tuyệt đối vâng lệnh vị lãnh đạo của họ cư ngụ tại la Mã.
Trong thời kỳ xung đột gay go trong nội bộ Hội Thánh La Mã, dòng Jesuit đã góp phần làm sâu đậm thêm đời sống thuộc linh của Hội Thánh và củng cố quyền của Giáo Hoàng. Các trường và các đại học họ lập ra được nổi danh bởi vì những người Jesuit là những người học giả giỏi về khoa học và nhân văn, họ là những thầy dạy giỏi nhất Au Châu. Công việc truyền giáo đem họ đi khắp nơi, sang cả Viễn Đông, vị giáo sĩ nổi tiếng nhất tại đây là Francis Xavier.
Bên Tân thế Giới, họ truyền giáo cho những bộ lạc Huron và Iroquois ở Bắc Mỹ. Một giáo sĩ Jesuit là Jacques Marquette đã tìm ra sống Mississipi, tại Nam Mỹ họ làm việc giữa những thổ dân Brazil và Paraguay. Cho đến nay Dòng Jesuit là dòng lớn nhất trong Hội Thánh Công Giáo La Mã, nhờ công khó của họ nên Hội Thánh đã phấn hưng và trở thành một lực lượng thuộc linh lớn mạnh.
TÌNH HÌNH SAU CUỘC CẢI CHÁNH
Sau cuộc cải chánh, bản đồ Cơ-Đốc Giáo thay đổi tòan diện. Mặc dầu vẫn còn sự phân cách giữa các Hội Thánh chính thống miền Đông và Hội Thánh Công Giáo miền Tây, nhưng tại phương Tây còn có những chia rẽ mới. Như chúng ta đã thấy, sự hiệp một của Hội Thánh Công Giáo thời Trung Cổ không còn nữa khi Au Châu theo Tin Lành và Anh quốc theo Anh giáo. Tô Cách Lan, các nước Bắc Au, Phần Lan, Estomia, Latvia, những xứ thuộc miền Bắc nước Đức, những quận thuộc miền Tây Thụy Sĩ, Cộng Hòa Hòa Lan đều rút khỏi thế lực của Giáo Hội Công Giáo La Mã để thành lập các Giáo Hội Tin Lành quốc gia. Giáo Hội La Mã còn tồn tại ở Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bohemia, Hung, Bồ Đào Nha, Pháp, Nam Hòa Lan, Nam Đức, tại Pháp và Ai Nhĩ Lan, nhưng ảnh hưởng Giáo Hội Công Giáo ở những nơi khác đã sụt đến tối thiểu. Tuy nhiên, nói chung tình hình tại Tây Au như đã mô tả trên đây tương đối được vững an từ 1600 đến nay. Ta cũng đã thấy, nhờ có phong trào cải cách mà Hội Thánh Công Giáo La Mã đã trổi dậy mạnh mẽ hơn và sốt sắng hơn để hồi sinh Cơ-Đốc Giáo. Các tệ đoan phổ thông nhất đã được bài trừ, cương vị thần học được Giáo hội ấn định rõ ràng, những dòng tu mới phục vụ dân chúng một cách thiết thực hơn nhờ đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ, vì vậy Hội Thánh Công Giáo La Mã bước vào thời đại mới một cách vững chắc. Tại những nước chịu ảnh hưởng Tin Lành, đời sống thuộc linh của nhiều người được thức tỉnh. Nhiều người đọc Kinh Thánh, lòng tin kính nẩy nở, người ta biết quan tâm đến đồng loại và lo về sự cứu rỗi của linh hồn họ. Nhưng Tin lành cũng bị yếu vì chia rẽ. Ngoài những hệ thống Lutheran, Cải Cách (Calvinitic) và Hội thánh Anh (Anglican), lại còn có những phong trào độc lập khác, nhỏ hơn khiến cho các cơ cấu Tin Lành lớn cũng gặp khó khăn t rong lý thuyết và thực hành.
Tại Anh, có nhóm Thanh Giáo (puritan) chống lại một số hình thức trong Hội Thánh Anh, mà họ coi là mê tín Công Giáo còn sót lại, nên họ muốn thanh tẩy những nghi lễ và giáo thuyết cho hoàn hảo. Họ tin rằng Kinh Thánh phải là uy quyền căn bản của Cơ-Đốc Giáo, chứ không phải Họi Thánh. Vì họ cổ võ quan niệm mọi tín đồ đều là thầy tế lễ, nên họ đồng ý việc các Mục Sư mặc áo lễ, dường như đặt mình ra một lọai người riêng biệt. Họ đề cao một đức tin sốt sắng nhưng đơn giản, không có những nhà thờ hào nhoáng, nhưng có một nếp sống đạo đức cao, một xã hội cải cách. Đời sống của người Puritan được mô tả đầy đủ trong sách ‘Thiên Lộ Lịch Trình’ (the Pilgrim’s Progress) của John Buyan; ở thế kỷ thứ 17 những người chống lại Hội Thánh được nhiều người theo, trong nước họ thường bị bác bỏ vì không có tự do tín ngưỡng và sự nhường nhịn nhau cũng hiếm. Tại Au Châu, duy có Hòa Lan có một trình độ tự do và nhân nhượng về tôn giáo khá rộng rãi, do đó nhiều người bị bắt bớ chỗ khác chạy đến Hòa Lan ẩn náu, trong số này có nhóm Separatist Puritan, nhóm Hội Chúng (Congregationalist) Anh, sau này cũng theo chân nhóm những người hành hương tự do (pilgrim Fathers) đến định cư tại Tân Thế giới vào năm 1620.
CƠ-ĐỐC GIÁO VÀ MỸ CHÂU
Trưóc hết Cơ-Đốc Giáo đến Tân Thế Giới vào thế kỷ 16 do những người Tây ban Nha đi chinh phục Trung Mỹ và Nam Mỹ Châu. Theo đó có rất nhièu giáo sĩ Franciscan, Dominican và Jesuit đến thành lập những hệ thống truyền giáo để kêu gọi dân địa phương. Năm 1551 và 1553 những giáo sĩ này mở hai trường lớn nhất tại Tân Thế Giới : Đại học San Marcos thành phố Lima, thuộc Peru và Đại học Mexico.
Năm 1604, Pierre de Monts, người Pháp thành lập nhóm Tin Lành Huguenot đầu tiên tại Gia Nã Đại. Sau đó những người Công Giáo Pháp đến dưói sự hướng dẫn của Giám Mục đầu tiên, Francis de Laval, ở Québec, Hội Thánh Công giáo La Mã trở nên một sinh lực trong khối dân định cư này. Hồi đó, tiểu thuyết gia Willa Cather viết chuyện Bóng Người Trên Đá (Shadows on the Rock) và trong truyện đó Giám mục De Laval là nhân vật chính.
Các nhóm dân khác từ Au Châu đến Mỹ Châu định cư phần lớn là vì họ bị bắt bớ bởi đức tin của họ. Dĩ nhiên cũng có nhiều người đến vì lý do chính trị, kinh tế hay xã hội, nhưng hầu như mỗi giáo phái đã xuất hiện sau phong trào Cải Chánh đều có gửi tín đồ sang Tân Thế Giới. Bốn khối lớn nhất định cư trong thời gian này : Anh Giáo (Anglican), Hội chúng (Congregational), Trưởng Lão (Presbyterian) và Báp tít (Baptist).
Năm 1607, khi các người Anh đến định cư tại Jamestown họ thành lập ngay tiểu bang Virginia với ý định lập một nơi cư ngụ vĩnh viễn và họ ra một đạo luật công nhận Hội Thánh Anh là Hội Thánh chính thức tại đây, dưói sự cai quản của Giám Mục Luân Đôn (London). Rồi lần lượt Hội Thánh Anh được gọi là Hội Thánh chính thức tại Tiểu bang Maryland, Bắc và Nam Carolina, Nữu ước và Georgia nhưng tại các tiểu bang này, cũng có chỗ Hội Thánh Anh yếu thế là vì có nhiều Hội thánh khác không đồng ý.
Tại Virginia năm 1693 đại diện của Giám Mục London là giáo sĩ James Blair, thành lập đại học William & Mary tại thành phố Williamsburg. Đây là ngôi trường cổ thứ hai tại Bắc Mỹ. Ngôi trường thứ nhất là Harvard do những giáo sĩ Hội Chúng (Congretionalist) thành lập năm 1636. Hai trường trên mở đường cho một
danh sách dài những trường đại học nổi tiếng do các Hội thánh tổ chức. Trong số này có trường King’s College nay là đại học Columbia thành lập tại Nữu ước năm 1754 do Hoàng Gia trợ cấp. Lúc đầu các lớp được dạy học tại Hội Thánh Trinity. Đến lúc phong trào định cư chấm dứt và nền độc lập của Hoa Kỳ được công nhận vào năm 1783, thì những Hội Thánh Anh bấy lâu vẫn do Giám mục London cai quản, bây giờ tự tổ chức lại trong hoàn cảnh mới. Những người Anh này lấy tên là Giám Nhiệm (Episcopalian) và các Hội Thánh của họ trở thành Giáo Hội Giám
Nhiệm (Episcopal Church) để bày tỏ lòng trung thành của họ đối với công việc các Giám Mục đã làm từ thời các Sứ Đồ, cho tới lúc đó chưa có người Mỹ nào làm Giám Mục. Năm 1783 một vị Giám Mục đã được bầu lên ở Connecticut là Samuel Seabury không được Hoàng Gia Anh chấp thuận là vì có luật định rằng các Giám Mục phải tuyên thệ trung thành với Hoàng Gia, ông Seabury bèn đi Tô Cách Lan.
Tại đó các vị Giám Mục có thể phong chức cho ông Seabury mà không cần buộc phải tuyên thệ. Cho nên ngày 14 tháng 11 năm 1784, ba vị Giám Mục của Hội Thánh Episcopal Tô Cách Lan đã phong chức cho ông Seabury làm Giám Mục đầu tiên của Hội Thánh Giám Nhiệm (Episcopal ). Đây là bưóc đầu tiên mở đường cho sự bành trướng của Hội thánh Anh Giáo ra hải ngoại và khắp thế giới.
Hai năm sau, Quốc Hội Anh ra một đạo luật miễn cho các Giám Mục được phong chức để hầu việc tại các Hội Thánh ngoài các lãnh thổ thuộc Anh, khỏi tuyên thệ trung thành với Hoàng Gia. Và Tổng Giám Mục tại Canterbury năm 1787 đã phong chức cho những vị Giám Mục được bầu là ông William White ở Pennsylvania và ông Samuel Provost ở Nữu ước. Buổi lễ được tổ chức tại ngôi nhà nguyện cổ đẹp trong lâu đài Lambeth nơi Matthew Parker (chương 32) đã được phong chức Tổng Giám Mục tại Canterbury hơn hai trăm năm trước và cũng là nơi Wycliffe (xem cuối chương 21) bị xử tội tà giáo vào thế kỷ 14.
Quyển sách cầu nguyện chính thức đầu tiên tại Mỹ, được nhuận chánh lại cho thích hợp với nhu cầu tín đồ Mỹ được xuất bản năm 1789 sau đại hội đồng Hội Thánh nhóm họp tại Philadelphia. Từ đó Hội Thánh Tin Lành Giám nhiệm (Episcopal) tại Hoa Kỳ được thiết lập, có Sách Cầu Nguyện Chung, có Giám Mục và tổ chức Hội Thánh theo lối dân chủ. Từ Tiểu bang Maine đến tiểu bang Georgia, đâu cũng có những Hội thánh Episcopal, nhưng ít hơn các Hội Thánh Hội Chúng. (congregationalist), Trưởng lão (Presbyterian), và Báp-tít (Baptist). Tuy nhiên trong số người đã ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập, thì những người Tin Lành Giám Nhiệm (Episcopalian) nhiều hơn các Hội Thánh khác. Khởi đầu từ ngày các tín đồ Thanh Giáo (Puritan – Pilgrim Fathers) đặt chân lên Plymouth năm 1620, rất nhiều người Thanh Giáo (Puritan) Anh đã vượt qua Đại Tây Dương để lánh nạn và tránh bắt bớ tại quê hương, họ đến Tân Thế Giới lập những cộng đồng khả dĩ thể hiện những lý tưởng Cơ-Đốc của họ. Do đó tại Plymouth, Massachusetts Bay, Connecticut (Hartford) và New Haven các nhóm Hội Chúng (Congragationalist) đã tổ chức thành những khối ‘thịnh vượng chung’ theo lời Kinh Thánh, đặt dưới quyền Đức Chúa Trời, được những lãnh đạo như John Winthrop và John Cotton ở Boston, Richard Mather ở Dorchester, Thomas Hooker ở Hartford và John Davenport ở New Haven. Họ theo hình thức Hội chúng (Congregational) về tổ chức Hội Thánh và mỗi Hội Thánh đều tự do giải quyết công việc nội bộ. Mỗi khối đều phải có hình thức tôn giáo thống nhất. Những người không đồng ý phải bị loại ra ngoài khối, quyển sách kỷ luật của nhóm Hội Chúng, ghi những điểm chính yếu của Calvin, trong bản xưng nhận niềm tin Westminster làm năm 1647. Đại học Harvard được thành lập năm 1636 bằng trợ cấp của nhóm Hội Chúng
(Congragational) định cư tại vùng Vịnh Massachusetts và tài sản của John Harvard để lại cho. Ông tốt nghiệp trường Emmanuel ở đại học Cambridge và Đại học mang tên ông có mục đích để huấn luyện Mục Sư cho các Hội Thánh Hội Chúng (Congragational) nhiều hơn những Hội Thánh mang ba danh hiệu kia.
Roger William được coi như là ông tổ của những người Báp-tít Mỹ. Ông bị truất khỏi cộng đồng VỊnh Massachusets vì chống đối sự gò bó tôn giáo, và ông lánh đến Rhode Island. Năm 1639, tại thành phố Providence ông và nhiều đồng bạn muốn tìm tự do tín ngưỡng đã thành lập Hội Thánh Báp-tít đầu tiên tại Mỹ. Những người Báp-tít chủ trương những nguyên tắc sau đây :
– Hội Thánh và chính quyền phân biệt
– Phép Báp Têm nhận chìm xuống nước
– Tin Chúa là được làm thành viên Hội Thánh
– Mỗi Hội Thánh đều độc lập
– Cá nhân chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời .
Trong những thời kỳ phấn hưng ở thế kỷ 18 và những chuyến di cư lớn về phía Tây số tín đồ Báp-tít tăng nhanh là vì tổ c hức Hội Thánh dân chủ, và các Mục Sư không cần đưọc huấn luyện, không lãnh lương đặc biệt của dân chúng sống trong các vùng biên giới.
Giáo sĩ Francis Makemie, người ÁI Nhĩ Lan gốc Tô Cách Lan được gọi là ông tổ của nhóm Trưởng Lão (Presbyterian) Mỹ vì ông có công tổ chức hội trưởng lão đầu tiên tại Philadelphia năm 1706. Từ 1720 đến 1740 có hơn 100.000 người Trưởng Lão ở ái Nhĩ Lan, nhưng gốc Tô Cách Lan, họ không chịu được những điều kiện kinh tế, tôn giáo do chính quyền Anh ép buộc họ, nên họ đã đến Mỹ. Vì họ đến muộn nên những người Trưởng Lão (Presbyterian) sùng đạo này tiến xa về phía Tây, định cư tại West Virginia, phía Tây North Carolina, Kentucky,
Tennessee và các tiểu bang phía Nam. Để huấn luyện Mục Sư cho số Hội Thánh tăng trưởng nhanh, năm 1746 những người Trưởng Lão (Presbyterian) lập trường
Đại học New Jersey nay là Đại học Princeton. Ông John Wetherspoon, Viện trưởng Đại học này là Mục Sư duy nhất đã ký vào bản tuyên ngôn độc lập. Khi cuộc chiến tranh cách mạng bắt đầu (1775 – 1783) các lãnh thổ Anh tại Mỹ dứt ra khỏi quyền kiểm soát của nước Anh. Các hội thánh Trưởng lão (Presbyterian) chỉ thua các Hội Thánh Hội Chúng (Congragational) về con số mà thôi.
Ngoài bốn tổ chức tôn giáo lớn nhất kể trên, còn một số những giáo phái nhỏ hơn nhưng có ảnh hưởng rải rác trong các khối định cư tại Mỹ. Nhóm lâu dài nhất là Davenport ở New Haven. Họ theo hình thức Hội chúng (Congregational) về tổ chức Hội Thánh và mỗi Hội Thánh đều tự do giải quyết công việc nội bộ. Mỗi khối đều phải có hình thức tôn giáo thống nhất. Những người không đồng ý phải bị loại ra ngoài khối, quyển sách kỷ luật của nhóm Hội Chúng, ghi những điểm chính yếu của Calvin, trong bản xưng nhận niềm tin Westminster làm năm 1647. Đại học Harvard được thành lập năm 1636 bằng trợ cấp của nhóm Hội Chúng (Congragational) định cư tại vùng Vịnh Massachusetts và tài sản của John Harvard để lại cho. Ông tốt nghiệp trường Emmanuel ở đại học Cambridge và Đại học mang tên ông có mục đích để huấn luyện Mục Sư cho các Hội Thánh Hội Chúng (Congragational) nhiều hơn những Hội Thánh mang ba danh hiệu kia.
Roger William được coi như là ông tổ của những người Báp-tít Mỹ. Ông bị truất khỏi cộng đồng VỊnh Massachusets vì chống đối sự gò bó tôn giáo, và ông lánh đến Rhode Island. Năm 1639, tại thành phố Providence ông và nhiều đồng bạn muốn tìm tự do tín ngưỡng đã thành lập Hội Thánh Báp-tít đầu tiên tại Mỹ. Những người Báp-tít chủ trương những nguyên tắc sau đây :
– Hội Thánh và chính quyền phân biệt
– Phép Báp Têm nhận chìm xuống nước
– Tin Chúa là được làm thành viên Hội Thánh
– Mỗi Hội Thánh đều độc lập
– Cá nhân chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời .
Trong những thời kỳ phấn hưng ở thế kỷ 18 và những chuyến di cư lớn về phía Tây số tín đồ Báp-tít tăng nhanh là vì tổ c hức Hội Thánh dân chủ, và các Mục Sư không cần đưọc huấn luyện, không lãnh lương đặc biệt của dân chúng sống trong các vùng biên giới.
Giáo sĩ Francis Makemie, người ÁI Nhĩ Lan gốc Tô Cách Lan được gọi là ông tổ của nhóm Trưởng Lão (Presbyterian) Mỹ vì ông có công tổ chức hội trưởng lão đầu tiên tại Philadelphia năm 1706. Từ 1720 đến 1740 có hơn 100.000 người Trưởng Lão ở ái Nhĩ Lan, nhưng gốc Tô Cách Lan, họ không chịu được những điều kiện kinh tế, tôn giáo do chính quyền Anh ép buộc họ, nên họ đã đến Mỹ. Vì họ đến muộn nên những người Trưởng Lão (Presbyterian) sùng đạo này tiến xa về phía Tây, định cư tại West Virginia, phía Tây North Carolina, Kentucky,
Tennessee và các tiểu bang phía Nam. Để huấn luyện Mục Sư cho số Hội Thánh tăng trưởng nhanh, năm 1746 những người Trưởng Lão (Presbyterian) lập trường Đại học New Jersey nay là Đại học Princeton. Ông John Wetherspoon, Viện trưởng Đại học này là Mục Sư duy nhất đã ký vào bản tuyên ngôn độc lập. Khi cuộc chiến tranh cách mạng bắt đầu (1775 – 1783) các lãnh thổ Anh tại Mỹ dứt ra khỏi quyền kiểm soát của nước Anh. Các hội thánh Trưởng lão (Presbyterian) chỉ thua các Hội Thánh Hội Chúng (Congragational) về con số mà thôi.
Ngoài bốn tổ chức tôn giáo lớn nhất kể trên, còn một số những giáo phái nhỏ hơn nhưng có ảnh hưởng rải rác trong các khối định cư tại Mỹ. Nhóm lâu dài nhất là không những về sinh hoạt thuộc linh mà cũng vì lòng sốt sắng truyền giáo nữa. Năm 1741 Zinzendorf đặt tên vùng định cư của người Moravian tại Pennsylvania là Bethlehem thành phố này trở thành trung tâm của phong trào do ông khởi xướng tại Mỹ và sau này có nhiều cơ xưởng đúc thép. Tính tất cả những giáo phái nhỏ kể trên, có 95 Hội Thánh Quaker, 251 Hội Thánh Cải Cách Hòa Lan và Đức, khoảng 20 Hội t hánh Mennonite, 20 nhóm Dunker và độ 8 Hội thánh Moravian.
Tuy trong thời gian định cư, người Công giáo La Mã chỉ có độ 50 Hội Thánh, phần lớn tại Maryland và Pennsylvania, nhưng nhân số họ đã tăng mau do những chuyến di cư lớn từ Ái Nhĩ Lan và Nam Au Châu vào thế kỷ 19 và 20. Hiện nay họ có khoảng 50 triêu tín đồ và là nhóm tôn giáo lớn nhất tại Hoa Kỳ. Mặc dầu có nhiều Hội Thánh sinh hoạt trong các vùng định cư, có nhiều hình thức thờ phượng phong phú, về đức tin cũng như nghi lễ, đa số dân chúng Mỹ vẫn lãnh đạm với tôn giáo cho đến ngày Phong Trào Phấn Hưng (Great Awakening) xuất hiện và đời sống Cơ-Đốc được dứt dấy, họ mới bắt đầu đến các nhà thờ. Bắt đầu từ 1726 từ các Hôi Thánh Cải Cách Hòa Lan tại New Jersey, sự phấn hưng này gây xúc động mạnh lan tràn qua tất cả các vùng định cư và kéo dài hơn nửa thế kỷ. Các Mục Sư giảng khuyên mọi người sống một đời sống đạo đức, và phải có lòng tin kính nghiêm trang, đồng thời nêu cao tính chất biến đổi đời sống của sự ‘tin Chúa’. Phong trào bắt đầu từ Anh với John Wesley. Khi ông còn là sinh viên tại Oxford, ông có thành lập một nhóm tôn giáo nhỏ trong đó có em ông là Charles sáng tác thánh ca và ông George Whitefield, có tài giảng ngoài trời cho công chúng. Các sinh viên khác chế riễu và gọi họ là ‘Methodists’ vì họ chăm nghiên cứu và dự những buổi nhóm đều đặn, nhưng họ cứ vững lòng tiến bước. Ông John Wesley trở thành một Mục Sư của Hội Thánh Anh. Ông nỗ lực rao truyền đạo Chúa khắp nơi. Ngoài đồng ruộng, trong xưởng máy, và trong Hội Thánh du hành tại Anh, Tô Cách Lan và Ai nhĩ Lan. Sứ điệp của ông là ‘sự cứu rỗi chỉ đến từ Chúa Christ’ và khi ông đề cao sự tái sanh và đời sống thánh thiện, có hàng nghìn người tin theo. Năm 1791 ông tạ thế thọ 88 tuổi. Ông có thể thỏa lòng là đã cùng các bạn đồng công cách mạng đời sống đức tin của từng lớp hạ lưu và trung lưu tại Anh. Nhờ một người trong số các bạn của Wesley là ông Georga Whitefield, nhà truyền giảng phấn hưng danh tiếng dã du hành nhiều lần qua các vùng định cư từ 1740 đến 1770 giáo phái Giám Lý (Methodist) được thành lập tại Mỹ.
Năm 1764 ông Thomas Coke được John Wesley ủy thác, thành lập Hội thánh Methodist Epicopal tại Mỹ. Ông Coke và ông Francis Asbury, một nhà truyền giảng du hành nổi tiếng, trở thành hai Giám Mục đầu tiên. Sự sốt sắng của các Giám Mục du hành và lòng tin kính cao độ tại các trại nhóm họp đã khiến các hội thánh Giám Lý (Methodist) mọc lên nhan nhản. Hơn nữa, người Giám Lý (Methodist) nhấn mạnh vào điểm ‘An điển được ban nhưng không’ và cá nhân phải chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời nên thích hợp với dân chúng sống trong một xã hội dân chủ. Ba nhánh của những người Giám lý (Methodist) họp nhau lại để thành lập Hội Thánh Giám Lý (methodist) vào năm 1939. Đến 1968 Hội Thánh này lại hiệp một với Hội Thánh Evangelical United Brethren Church (chính Hội
Thánh này cũng là kết quả của một cuộc liên kết) để lập nên Hội thánh Giám lý Tổng hợp (United Methodist Church) một trong những Hội Thánh lớn mạnh có uy thế nhất tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
CỘNG ĐỒNG CƠ-ĐỐC NGÀY NAY
Giữa những biến đổi của thế kỷ 19 và 20, Cơ-Đốc Giáo phát triển nhanh tuy phải đương đầu với sự thách đố của các triết lý quá thiên về vật chất và về đời sống hiện tại. Nhiều phong trào truyền giáo đã được tung ra để rao truyền sứ điệp của Chúa đến mọi nơi trên thế giới. Cơ-Đốc Giáo đã thành lập được nhiều Hội Thánh then chốt mới, đã dịch Kinh Thánh ra gần 2000 thứ tiếng và thổ ngữ, đã nghiên cứu lại những tín điều căn bản, đã nhìn sâu hơn vào lời Chúa dã làm cho lễ thờ phượng phong phú hơn, đã cố gắng sửa sai và đi tiên phong trong nhiều dịch vụ nhân đạo. Vô số các thành tựu khác nhau đó của cộng đồng Cơ Đốc là do lòng hiến dâng và sự hi sinh không hề ngưng cuả vô vàn Cơ-Đốc Nhân. Câu chuyện Cơ-Đốc Giáo vẫn ‘mạnh tiến qua giông tố; trongnhững năm này, là câu chuyện của nhiều dân tộc trong nhiều quốc gia, hẳn bao nhiêu pho sách cũng còn chưa đủ chép.
Giáo thuyết Tin Lành đã khuyến khích tự do tín ngưỡng lại vừa là con đường cho sự phát triển, nên tiềm tàng có khuynh hướng thành lập nhiều Hội thánh mới. Ví dụ, những người trong Hội Thánh Hội Chúng (Congregationalist) không tin giáo lý Ba Ngôi Đức Chúa Trời, đi ra thành lập một nhóm mới, vào khoảng năm 1815 lấy danh hiệu là Unitarian. Trong số người lãnh đạo của nhóm này, có Ralph Waldo Emerson nhà luận thuyết, triết gia và thi sĩ nổi danh. Vào đầu thế kỷ 19, Thomas và Alexander Campbell cùng một số người khác rao truyền một Tin Lành đơn sơ, mộc mạc, họ ước mong tất cả các tín đồ đều trở về sự đơn sơ mộc mạc ấy, để chấm dứt mọi chia rẽ phe phái, nhưng chính những người theo họ sau cùng tách ra khỏi để lập Hội thánh ‘Môn đồ Đấng Christ’ (Disciples of Christ) nay gọi là Giáo Hội Cơ-Đốc (Christian Church).
Còn những tổ chức khác cũng bắt nguồn từ đức tin Cơ-Đốc, dầu không là chính thống, chúng ta cũng nên nhắc đến ở đây: Nhóm Mormon, do Joseph Smith thành lập năm 1830 ; nhóm Christian Scientist, do Mary Baker Eddy thành lập năm 1879, nhóm Nhân Chứng cho Giê-hô-va (Jehovah’s Witnesses) thành lập năm 1931. Những nhóm khác theo đúng tinh thần của Phúc âm là nhóm Ngũ Tuần (Assemblies of God), một nhóm có nhiều tinh thần truyền giáo thành lập năm 1914, và nhiều nhóm khác ảnh hưởng đến đời sống tại Mỹ như Hội Phước Am Liên Hiệp (Christian & Missionary Alliance) Hội Na-xa-rin (Church of the Nazarene). Vì quá nhiều khối tôn giáo nên nhiều Cơ-Đốc Nhân và những người lãnh đạo lấy làm chán nản không biết tương lai đi về đâu. Nhớ đến lời Chúa dạy Hội Thánh là ‘một bầy chiên, một người chăn’ (Giăng 10:16), những người lãnh đạo bắt đầu tiến từ phân rẽ đến cộng tác và hiệp một. Tại Hoa Kỳ, nước đầu tiên vào năm 1905 có 30 Hội Thánh thỏa thuận lập nên một số cơ quan để phối hợp hoạt động. Đến giữa thế kỷ 20, cơ quan này thành Hội Đồng Quốc Gia các Hội Thánh Đấng Christ tại Hoa Kỳ (National Council of the Churches of Christ in the U.S.A) bao gồm khoảng 33 danh hiệu của Tin Lành vừa chính thống Đông Phương tổng cộng hơn 40 triệu tín đồ. Tại Pháp, Thụy Sĩ , Anh và Gia Nã Đại, người ta cũng tổ chức các cơ quan tương tự. Phong trào hợp nhất cứ tiếp tục, tránh được sự chia rẽ do giáo thuyết dị biệt trong cùng một danh hiệu, và nhiều Hội Thánh đã từng tách rời nay lại hiệp một lại. Từ 1925 đến 1965 trên khắp thế giới có 37 tổ chức liên hiệp mới xuất hiện, bao gồm những 124 Hội Thánh trước đó đứng riêng rẽ.
Ở cấp bậc cao hơn, phong trào Cơ-Đốc nói chung đã tới một khúc quanh khi 150 tổ chức Tin Lành, Anh giáo, Và Chính thống từ 44 nước đã họp tại Amsterdam năm 1948 để chính thức thành lập Hội Đồng Các Hội Thánh thế giới (World Council of Churches). Ba mươi năm sau số hội viên gia nhập đã gia tăng lên đến hơn 200. Hội thánh Công Giáo La Mã đã bắt đầu nối liên lạc với các Hội Thánh khác sau khi Hội Đồng Vatican II (1962 – 1965) ban hành sắc lệnh khuyến khích người Công Giáo cộng tác với những ‘Hội thánh và cộng đồng phân cách’ đứng ngoài Hội Thánh La Mã’. Giáo hoàng John 23 (1958 – 1963) tuy chỉ giữ chức vụ có 5 năm nhưng đã mở lòng nghênh đón những Hôi Thánh Chính Thống Miền Đông từ lâu đời phân cách. Giáo Hoàng John nhớ đến chuyện Giô sép và những người anh đã trở nên xa lạ của Giô sép, đón chào vị thủ lãnh của Hội Thánh chính thống Hy Lạp bằng mấy tiếng đầy ý nghĩa ‘Tôi là John, người em của các anh’.
Trải qua 20 thế kỷ, như chúng ta đã thấy, Hội Thánh đã từng tiến bước trong giông tố cũng như dưới ánh nắng quang đãng. Cộng đồng thánh của dân Chúa mỗi thời đại vẫn lớn mạnh nhờ đức tin và đời sống thuộc linh sâu đậm của mỗi tín dồ, những người này dù có lúc đã thất bại có lúc đã xử sự như kẻ thù, và dù bản chất con người nhiều lúc yếu đuối, nhưng họ vẫn tiêp tục tiến tới đúng như lời Cyrill F. Garbett vị Tổng Giám Mục tại York mới đây đã viết : ‘Hội Thánh là một đoàn quân tiến giữa lòng đất địch, không phải là nơi nghỉ cho người mệt mỏi’
Tại mặt trận nào Hội thánh cũng phải đương đầu với các mẫu mực vật chất và những giá trị mau t hay đổi. Dần dần những chân lý Cơ-Đốc cũng bị nghi ngờ khiến cho sự hầu việc của Hội Thánh để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân loại càng khó khăn. Dầu vậy sứ điệp của Cơ-Đốc Giáo vẫn mãi là một sinh lực thâm nhập và thắng hơn trong nền văn minh của chúng ta. Mỗi thế hệ mới, phấn đấu với những khốn khó của đời người, bất mãn với tình trạng sống chỉ là hiện hữu mà thôi, khao khát nhân đạo, tự do, hòa bình và niềm vui. Con người vẫn tự hỏi: ‘Tại sao tôi sống? Ý nghĩa đời sống của tôi là g? Từ xưa đã có lời “loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi’ (Phục-truyền 8:3; Ma-thi-ơ 4:4). Ngày nay cộng đồng dân Chúa rải khắp thế giới, cộng đồng của tình thương rao truyền một Phúc Am, một sứ điệp đã liên tiếp giải phóng mọi ngƣời nam nữ khỏi ràng buộc nô lệ của tội lỗi và đem họ vào sự sống hoàn toàn đổi mới. Lời hứa của Chúa vẫn vững bền: ‘Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta ‘(Giăng 12:32).
Chuyển ngữ
Xong ngày 14 tháng 1, 1986
10 giờ tối
Fountain Valley, CA 92708
Nguyễn Xuân Cảnh