Những quan sát mà tác giả bài viết nêu ra không nói đến tầm ảnh hưởng vĩ đại trong chức vụ truyền giáo của Billy Graham (ví dụ như rao giảng cho hơn 200 triệu người), mà nói về những di sản lâu dài mà ông để lại, để từ đó chúng ta có thể rút ra cảm hứng cho cuộc sống và chức vụ của chính chúng ta hôm nay.
Sự công bố cuối cùng về di sản của một người là sự để lại tốt nhất cho các nhà sử học, nhưng trong trường hợp của Billy Graham, một số quan sát đáng tin cậy có thể được đưa ra lúc này. Khi tôi vừa đau buồn vì sự ra đi của ông, cũng vừa vui mừng vì ông giờ được ở với Đấng Cứu Chuộc là Đấng ông yêu mến, tôi đưa ra một số quan sát về di sản lâu dài ông để lại. Những quan sát này không phải là về những ảnh hưởng to lớn trong chức vụ truyền giáo của Billy Graham (như việc ông giảng cho hơn 200 triệu người), mà là về di sản ông để lại mà từ đó chúng ta có thể lấy cảm hứng cho chính cuộc đời và mục vụ của mình ngày hôm nay.
1. Tin vào thẩm quyền của Kinh Thánh
Sau khi đấu tranh với khoảng thời gian đầy những nghi ngờ, được thúc đẩy bởi sự hoài nghi của bạn ông là Charles Templeton, Graham đã đưa ra một cam kết vững chắc để khẳng định Kinh Thánh là Lời đáng tin cậy của Đức Chúa Trời. Cụm từ đáng chú ý trong các bài giảng của ông là “Kinh Thánh nói…”
2. Biết năng quyền của lời cầu nguyện
Ông ấy tiếp tục nhắc lại rằng “Có 3 bí mật trong chức vụ của tôi. Đầu tiên là cầu nguyện; thứ hai là cầu nguyện; và thứ ba cũng là cầu nguyên.” Ông cầu xin Chúa cứu linh hồn những người hư mất. Trong cuốn sách của ông năm 2006, The Journey (tạm dịch: Cuộc Hành Trình), Graham đưa ra lời khuyên: “Mọi người nam người nữ của Chúa đều là những con người cầu nguyện. Một Cơ Đốc nhân cầu nguyện ít hơn là Cơ Đốc nhân ít năng quyền hơn. Qua cả Kinh Thánh và lịch sử Hội Thánh, những người tạo nên ảnh hưởng lớn nhất là người cầu nguyện nhiều nhất.”
3. Biết sự đầy trọn của Đức Thánh Linh
Ông ghi chép lại khoảng thời gian ông ở đảo Anh với người giảng Phúc Âm từ xứ Wales là Stephen Olford, và cách Stephen đã giúp đỡ ông hiểu như thế nào là có được sự đầy trọn của Đức Thánh Linh trên đời sống và sự giảng dạy của một người. Graham nói rằng, bên cạnh việc ông bước đi theo Chúa, thì cuộc gặp gỡ với Stephen Olford là kinh nghiệm thuộc linh quan trọng nhất trong cuộc đời ông. Trong cuốn sách của ông năm 1978, The Holy Spirit (Đức Thánh Linh), Graham trình bày rõ ràng về điều quan trọng với ông: “Không phải chúng ta có Thánh Linh nhiều chừng nào, mà là Thánh Linh có chúng ta nhiều chừng bao.”
4. Tập trung vào thập tự giá
Giống như sứ đồ Phao-lô, ông “quyết định không biết gì khác ngoài Đức Chúa Giê-xu Christ, và Đức Chúa Giê-xu Christ bị đóng đinh vào thập tự giá.” (1 Cô-rinh-tô 2:2). Ở giữa chủ nghĩa thế tục và hoài nghi đang tăng lên, khi những “nhà truyền giáo” khác tránh giảng về thập tự giá, thì Billy Graham nói rõ ràng rằng nếu không có thập tự giá (và sự phục sinh) thì chúng ta không có sứ điệp Phúc Âm. Ông can đảm công bố rằng sự cứu rỗi chỉ được tìm thấy qua thập tự giá của Đấng Christ.
5. Đẩy mạnh sự truyền giáo cá nhân
Ông nhận ra rằng Chúa đã kêu giọi ông trở thành người truyền giáo cho hàng triệu người, nhưng ông cũng hiểu rằng phần lớn con người ta đến với Đấng Christ là qua sự làm chứng của những Cơ Đốc nhân trung tín. Qua nhiều năm, Hiệp Hội Truyền Giáo Billy Graham đã tài trợ cho hàng trăm buổi huấn luyện để trang bị Cơ Đốc nhân trong việc chia sẻ Phúc Âm.
6. Chuẩn bị cho tương lai
Ông biết rằng Chúa có thể chưa trở lại khi ông còn sống, và nhu cầu cho chức vụ chia sẻ Phúc Âm nên tiếp tục khi ông không còn giảng nữa. Một trong những di sản lâu dài của ông mà tôi có vinh dự được dự phần là Trường Truyền Giáo Billy Graham ở Viện Thần Học Báp-tít Nam Phương. Graham yêu mến ngôi trường này (ngôi trường duy nhất trên thế giới mang tên ông) và rất phấn khởi về những khóa huấn luyện tiếp diễn mà những người nam người nữ sẽ được nhận ở đây sau khi ông qua đời.
7. Sống một đời sống thánh khiết
Qua chức vụ đáng chú ý của ông, trải qua khoảng 8 thập kỷ, chưa bao giờ có vụ tai tiếng nào. Từ rất sớm trong chức vụ Graham đã cam kết bảo vệ cuộc sống của ông và chức vụ khỏi tai tiếng – đặt ra tiêu chuẩn cao về cả trách nhiệm tài chính và đạo đức về tình dục. Chúng ta có thể giải thích sức ảnh hưởng của Graham như thế nào? Vợ ông Ruth đã nói có lẽ việc giải thích ảnh hưởng của ông trên toàn cầu là tốt nhất. Bà cho rằng, “Billy không phải là người giảng tuyệt vời – nhưng ông ấy là người nam thánh khiết.”
Di sản nào Billy Graham đã để lại cho chúng ta? Ông đã làm gương là một người tin chắc vào thẩm quyền của Kinh Thánh, biết năng quyền của lời cầu nguyện, kinh nghiệm sự đầy trọn của Đức Thánh Linh, tập trung vào thập tự giá, thúc đẩy sự truyền giáo cá nhân, chuẩn bị cho tương lai và sống một đời sống thánh khiết.
Trong một cuộc thập tự chinh mở rộng của mình, Billy có em rể mình là Leighton Ford giảng trong một buổi tối để ông có thể nghỉ ngơi. Billy muốn ở đó để cầu nguyện cho Leighton khi giảng, nên ông đã đeo kính râm và đội mũ, đi ra ngoài và ngồi ở hàng ghế người nghe tối hôm đó.
Billy cảm nhận được người đàn ông ngồi bên cạnh mình đang thấy bị cáo trách bởi sứ điệp, và khi Ford đưa ra lời kêu gọi, Billy đã hỏi người đàn ông này nếu ông ấy muốn tiến lên và cam kết đi theo Đấng Christ. Người đàn ông nhìn Billy và nói, “Không, tôi nghĩ tôi sẽ đợi đến ngày mai khi “khẩu súng lớn” [là chính Billy] giảng.”
Thế giới đã mất đi một nhà vô địch ngày hôm nay; nhưng Billy Graham sẽ muốn nói với mọi người tin rằng, “Đừng đợi cho đến khi “khẩu súng lớn” tiếp theo xuất hiện. Hãy đi và chia sẻ về Đấng Christ với gia đình, đồng nghiệp, bạn học, hàng xóm, bạn bè hay người bạn quen ngày hôm nay.” Đó chính là di sản Graham để lại và cách ông ấy muốn chúng ta đáp ứng lại với tin ông ấy trở về nhà hôm nay.
[:]