NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Tám: Aimee Semple McPherson
“Một ai đó phải từng thấy lúc cô bước đi trên đại lộ Main Street từ hướng ngân hàng và tiệm hớt tóc; cô là một người phụ nữ rất trẻ trong bộ đầm trắng, đang xách một cái ghế.
“Đứng trên cái ghế đó, cô giơ cánh tay dài của mình hướng lên trời như thể đang cầu xin sự giúp đỡ… Và sau đó cô chẳng làm gì cả… Cô nhắm đôi mắt to tròn của mình lại và đứng đó với đôi tay giơ thẳng, giống như một cái tượng bằng cẩm thạch…
“Ngay cả khi nhắm mắt, Aimee vẫn có thể cảm nhận đám đông người khi nó lên đến năm mươi người há miệng và la hét… Người nữ trẻ này mở mắt ra và nhìn xung quanh.
“Cô nhảy ra khỏi ghế và hét lên: ‘Mọi người, hãy đi theo tôi, nhanh lên.’”
“Móc cánh tay cô qua phía sau cái ghế, cô vượt qua đám đông và bắt đầu chạy trở lại Đại lộ Main Street. Mọi người đuổi theo cô, đầu tiên là những cậu bé, sau đó là nhiều người nam và nữ. Họ đi theo cô vào trong cánh cửa của Victory Mission. Ở đó có vừa đủ chỗ ngồi cho tất cả mọi người.
Cô thì thầm với người tiếp tân: ‘Khóa cửa lại. Khóa cửa và cứ để cửa khóa cho đến khi tôi xong hết nhé.’”1
Aimee Semple McPherson đã được mô tả như một người phụ nữ được sinh ra trước thời của mình. Thực ra, Aimee là một người tiên phong thuộc linh lót đường cho tất cả chúng ta và cần phải được xem là người chịu trách nhiệm phần lớn cho cách chúng ta bày tỏ Cơ Đốc giáo ngày nay.
Aimee bất chấp mọi trở ngại. Câu chuyện cuộc đời của cô đã miêu tả sinh động về cô như một người phụ nữ vẫn đang sống và đầy ấn tượng. Không có gì thư giãn về cô. Với cô, một thách thức là một điều phải được nắm lấy và chinh phục. Cô cưỡi trên ngọn sóng truyền thông, và thực ra chỉ dẫn hướng đi cho nó. Nếu việc quảng cáo trông có vẻ tệ, cô sẽ thổi phồng nó xa hơn nữa và mỉm cười suốt thôi. Nếu mọi người cảnh báo cô đừng làm điều gì đó, cô thường làm điều ngược lại, từ chối đầu hàng sự sợ hãi. Thực tế, không có điều gì quá bình thường cho Aimee Semple McPherson. Bất cứ điều gì cần làm để “có được mọi người” – Aimee sẽ làm. Cô ấy ngồi cùng “những người thu thuế và gái mại dâm”, xuất hiện ở những nơi mà Cơ Đốc Nhân bình thường ngại đến đó. Tất cả những người nghèo, người bình dân và người giàu đều yêu quý cô vì điều đó, và hàng ngàn người đến dự các buổi nhóm của cô.
Nhưng dĩ nhiên “phía tôn giáo” ghét cô. Khi quan điểm chính trị về hệ phái dường như ngăn trở và làm tổn thương quá nhiều mục sư, Aimee lại hiếm khi nghĩ về chúng. Cô phá hỏng sự ẩn dật và tính hẹp hòi tôn giáo, dường như thương hại những người bị nó kiểm soát. Aimee bắt đầu xây dựng một chức vụ rất lớn và vĩ đại đến nỗi ngay cả Hollywood cũng để ý đến.
Một thời điểm nọ, khi những người phụ nữ chỉ bị xem như một “món đồ” đối với chức vụ, Aimee đã xây dựng Đền thờ Angelus để mời họ tham gia. Đền thờ đó được xây dựng và cung hiến trong suốt thời gian suy thoái, và là một công trình công phu có đến năm ngàn chỗ ngồi. Trong lúc tòa nhà đó được lấy đầy ba lần mỗi Chúa Nhật, Aimee thậm chí còn liều hơn thế. Cô đã xây dựng trạm phát thanh Cơ Đốc đầu tiên trên thế giới, và đã sáng lập ra một trong những hệ phái phát triển nhanh nhất hiện nay.
Aimee sống trong đỉnh cao của Phong trào Ngũ Tuần đầy “những điều nên làm” và “những điều không nên làm” của tôn giáo, những người nữ nói chung không được chấp nhận trong chức vụ. Và để khiến cho vấn đề tệ hơn với quan niệm tôn giáo thời đó, cô đã ly dị.
MỘT THẾ HỆ MỚI ĐƯỢC SINH RA
Cuộc đời của cô bắt đầu trong sự tranh luận và xì-căng-đan. Aimee được sinh ra cho James Morgan và Mildred “Minnie” Kennedy vào ngày 9 tháng Mười năm 1890, gần Salford, Ontario, Canada. Đứa con gái duy nhất của James và Mildred, Aimee Elizabeth Kennedy đã lớn lên trong một thị trấn ầm ĩ tin đồn vì cớ những người đặt vấn đề với những hoàn cảnh xung quanh việc ra đời của cô. Cha của cô, năm mươi tuổi, kết hôn với mẹ của cô, Minnie, lúc bà ấy chỉ mười lăm tuổi.
Trước khi cưới, Minnie mồ côi đã từng là người làm việc sốt sắng với Cứu Thế Quân. Cảm nhận sự kêu gọi hầu việc Chúa, cô đã truyền giáo ngày và đêm trong nhiều thành phố xuyên khắp Ontario. Sau đó, một ngày nọ cô đọc một bài báo về nhu cầu của nhà Kennedy cần một y tá sống chung để chăm sóc cho bà Kennedy đang bị ốm. Vì thế cô chấp nhận công việc đó và dọn đến ở cùng với gia đình, đặt chức vụ của mình sang một bên.
Sau khi bà Kennedy qua đời, Minnie vẫn ở tại nhà của gia đình Kennedy. Không lâu sau, người đàn ông lớn tuổi hơn đã hỏi cưới Minnie làm vợ. Cả thị trấn nổi lên tin đồn, nhưng James Kennedy cứ mặc cho họ nói.
Ngày hôm sau của đám cưới, Minnie quỳ gối xuống và cầu nguyện. Cô xưng nhận rằng mình đã thất bại trong sự kêu gọi hầu việc Chúa, và xin Chúa tha thứ. Sau đó, cô cầu nguyện:
“Nếu Chúa nghe lời cầu nguyện của con, như Ngài từng nghe lời cầu nguyện của bà An-ne, xin Chúa ban cho con một đứa con gái, con sẽ dâng nó cho công việc nhà Ngài, và nó có thể giảng Lời Chúa mà lẽ ra con đã giảng, thế vào chỗ mà lẽ ra con đã ở, và sống cuộc đời mà lẽ ra con phải sống trong sự hầu việc Ngài. Ôi Chúa ôi, xin hãy nghe và nhậm lời cầu xin của con…”2
Không lâu sau, Minnie mang thai. Cô tin chắc rằng mình mang thai con gái, vì thế mọi thứ cô sắp xếp, mua sắm hay nhận cho em bé đều là màu hồng. Sau đó, trong sự nhậm lời cầu nguyện của cô, một em bé gái đã chào đời ngày 9 tháng Mười vào gia đình làm nông Kennedy người Canada, gần Salford.
Những người trong Cứu Thế Quân đã đến và thăm em bé, và họ mang đến tin buồn rằng vợ của Đại tướng vĩ đại William Booth, bà Catherine Booth, đã qua đời. Catherine từng là người đồng sáng lập Cứu Thế Quân và là một trong những vị khách mà có lẽ Aimee có thể trở thành người kế vị rất tốt của bà.3
Cho dù chương trình của Chúa dành cho đứa bé này là gì thì sau khi Minnie nghe xong những lời này, cô biết rất rõ rằng Aimee chắc chắn sẽ lớn lên vượt xa hơn những mong đợi của mình.
ỄNH ƯƠNG VÀ TẤM BẢNG LỚP
Khi Aimee được ba tuần tuổi, Minnie đã dâng cô cho Chúa trong buổi nhóm của Cứu Thế Quân. Thời thơ ấu của cô là một bức tranh hoàn hảo. Cô được nuôi nấng như đứa con duy nhất trong một nông trại lớn trong một gia đình nghề nông mở rộng với những con vật nông trại như những người bạn chơi cùng. Cô lớn lên với những câu chuyện về Đa-ni-ên trong hang sư tử, Giô-sép và Pha-ra-ôn, và Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập. Lúc Aimee lên bốn, cô có thể đứng ở một góc phố, giữa buổi biểu diễn đánh trống, và thu hút một đám đông bằng việc kể lại những câu chuyện Kinh Thánh.
Aimee là một bé gái gan dạ. Cô bé đầy những ý tưởng bướng bỉnh. Không có gì đe dọa được cô bé, ngoại trừ việc nhận ra rằng bất kể cô bé ở đâu thì Chúa đều có thể nhìn thấy mọi điều cô làm.
Một lần nọ, trong lúc nằm trên giường bệnh, một người làm thuê thò đầu mình vào cửa, hỏi xem anh có thể làm gì cho cô. Aimee thở dài một cách ngang bướng và nói: “Con muốn nghe mấy con ếch hát. Hãy đi xuống đầm và mang về cho con ba hay bốn con ếch và bỏ chúng vào cái xô nước để bên cạnh giường con.”
Vì thế người đàn ông đó làm như điều được dặn, và khoảng một giờ sau, anh ta quay trở lại phòng của cô bé với một cái xô lớn đầy hoa huệ và ếch. Nhưng khi anh ta rời đi để làm việc, anh ta không nghe thấy tiếng Aimee la hét gọi anh để cứu khỏi những con ếch đã nhảy ra khỏi xô, và bây giờ đang nhảy khắp phòng! Chính bà Minnie, mẹ của Aimee là người đã bắt những kẻ nhầy nhụa không mời mà đến này!”
Lúc còn là cô bé học ở trường, Aimee luôn là người đứng đầu. Khi những đứa trẻ khác chọc ghẹo cô, gọi cô là một “đứa Cứu Thế Quân”, Aimee đã nổi giận. Nhưng thay vì đánh trả lại, cô lại chơi cùng chúng. Những năm sau, cách phản ứng như thế đã khiến Aimee trở nên nổi tiếng.
Một lần nọ khi Aimee đang bị trêu chọc, thay vì trả đũa lại những người bạn học của mình, cô có một cái hộp, một cây thước và một tấm khăn trải bàn màu đỏ. Sau khi cô chỉ định một cậu bé khiêng một mô hình bà lão màu đỏ (red Hag) và đi vòng quanh đập vào cái hộp của cô như cái trống trong khi hát to hết cỡ. Lúc đầu, những cậu bé đứng vào hàng phía sau cô, cười nhạo việc diễu hành đó, nhưng sau đó chúng bắt đầu thích. Không lâu sau, những bé gái cũng bước vào và tham gia cuộc diễu hành sôi động của cô. Và từ ngày đó trở đi, không ai chọc Aimee về Cứu Thế Quân nữa. Đức tin của cô bé luôn được trân trọng chứ không bao giờ bị khước từ nữa.5
Khi Aimee còn là một cô bé, cô thích xem mẹ của mình, là người giám thị trường Chúa Nhật trong các buổi nhóm của Cứu Thế Quân. Khi cô vừa từ Hội Thánh về đến nhà, cô đã xếp ghế lại thành một vòng tròn trong phòng của mình. Sau đó, cô sẽ bắt chước mẹ mình bằng việc giảng cho mọt đám đông tưởng tượng của cô.
Trong tấm hình ở trường, Aimee tám tuổi đang giữ cái bảng lớp trong lúc ngồi giữa vòng những học sinh khác. Những đứa trẻ ở hai bên của giáo viên trông có vẻ tức giận. Chúng tức giận vì trước khi bức hình đó được chụp, cuộc tranh cãi đã nổ ra về việc ai sẽ là người cầm tấm bảng lớp. Nhưng khi chúng đang cãi nhau, đột nhiên Aimee nhảy vào giữa và tóm lấy nó! Sau đó khi những đứa khác cố gắng giựt lại thì giáo viên đã tóm tất cả mọi người và bắt chúng ngồi xuống để chụp hình.
Tấm hình đó phục vụ như một bức hình chụp nhanh mang tính tiên tri về chức vụ tương lai của Semple McPherson. Những đứa trẻ xung quanh cô bé cảm thấy bực mình vì hành động dạn dĩ và kiên quyết của cô. Và ở ngay chính giữa, Aimee ngồi giữa đôi chân bảo vệ của cô giáo – đầy vui mừng và tự tin trong sự chiến thắng hân hoan!
TIẾN TỚI MỤC TIÊU!
Trong suốt thời thanh xuân, tính cách về giáo điều của Aimee bắt đầu xuất hiện. Cô có một thái độ sôi nổi và khôi hài với thẩm quyền. Nếu bạn được chọn để trở thành người lãnh đạo trên cô, bạn sẽ phải chứng tỏ một cách ấn tượng rằng bạn có thể làm được điều này trước khi mong đợi bất kỳ sự đầu phục nào từ cô!
Aimee không hẳn là người thiếu tôn trọng hay nổi loạn, và cô không bao giờ cố ý gây khó dễ cho người có thẩm quyền. Chỉ là vì khả năng lãnh đạo của cô quá tuyệt vời đến nỗi những người xung quanh cô tự nhiên bị thách thức và cảm thấy không thể nói nên lời. Ngay cả khi còn nhỏ, lúc Aimee đi vào phòng, cô bé có thể có được sự chú ý của bất kỳ ai mà không cần phải nói một lời nào.
Một số người nói Aimee là một đứa trẻ hư và chính cha của cô bé, James Kennedy, là người đã nuông chiều cô. James rất thích đứa con gái gan dạ bé bỏng của mình. Nhiều người khác nói Aimee chỉ làm cha mẹ cô mệt mỏi vì sự sôi nổi và sáng tạo của cô. Nhưng với họ, Aimee Elizabeth là một sự nhậm lời của Chúa, và họ đối đãi với cô bé như một báu vật.
Minnie Kennedy trông nom Aimee như chim ưng. Bà là người mẹ tốt với Aimee, nhưng việc học cách đứng lên cho Minnie không phải là kỳ công nhỏ. Chỉ mỗi việc cố gắng trả lời cho cô bé Aimee những câu hỏi khó đã dọn đường cho cô bé như một người lãnh đạo Cơ Đốc tương lai. Vì cớ nhiệt huyết trong cuộc sống và sự mạnh mẽ về cảm xúc, chẳng mấy chốc Aimee bắt đầu vui thích tiếng vỗ tay. Là thiếu nhi, tính khí gây chú ý của cô bé trở nên nổi tiếng trong những vở kịch của địa phương. Và cô một nhà hùng biện nổi tiếng trong trường trung học.
Vào năm mười hai tuổi, Aimee đã chiến thắng huy chương bạc vì một bài phát biểu được trình bày ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Cơ Đốc lịch thiệp ở Ingersoll, Ontario, Canada. Cô sẽ tranh tài ở Luân Đôn, Ontario để tranh huy chương vàng.
Năm mười ba tuổi, Aimee đã là một diễn giả nổi tiếng và nổi bật trước công chúng. Cô được mời đến góp phần giải trí trong các buổi ăn tối của Hội Thánh, nhiều tổ chức, các cuộc bán đấu giá vào Giáng Sinh, các lễ hội và dã ngoại. Nhiều cộng đồng ở Ingersoll và Salford sớm nhận thấy rằng mọi người sẽ đến từ nhiều dặm cách đó để được giải trí bởi cô bé tài năng đặc biệt này.6
DARWIN HAY CHÚA GIÊ-XU?
Nhưng việc học của Aimee trong Hội Thánh Giám Lý ở Salford đã sớm khiến cô gặp vài hoang mang. Dù những người bên Giám Lý khích lệ bài diễn thuyết và sự giải trí bên trong hội thánh của họ, thì họ hoàn toàn lên án về những rạp chiếu phim và các vở kịch ở bên ngoài. Thực tế, Minnie đã được hướng dẫn để tin rằng “những hình ảnh chuyển động” là điều tội lỗi nhất từng được tạo ra. Vì thế Aimee lớn lên trong một thế thệ tin vào những luật lệ tôn giáo nghiêm ngặt. Những người có thẩm quyền trong Hội Thánh và những người khác đã chính thức cảnh báo cô rằng nếu cô còn đến rạp chiếu phim nào nữa thì cô sẽ bị xuống địa ngục. Tuy vậy, một lần nọ khi được mời đi xem phim, cô đã đồng ý đi. Và khi cô đi, cô đã nhận ra nhiều thành viên khác trong Hội Thánh mình. Một người là giáo viên trường Chúa Nhật. Sự giả hình đó đã làm cô cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc.
Khi Aimee vào trường phổ thông năm 1905, thuyết Darwin vừa mới được phổ biến. Thình lình, mọi sách giáo khoa mới đều đầy ắp thuyết Darwin tuyên bố rằng sự sống trên đất này bắt đầu từ a-míp, và con người là bà con với tinh tinh.
Aimee rất sốc. Dù cô chưa phải là Cơ Đốc Nhân đã được tái sanh, thì cô đã được dạy dỗ về Kinh Thánh, và thật sự bị xúc phạm bởi những lời tuyên bố của Darwin. Vì thế, cô đã đến gặp giáo sư khoa học của mình và bạo dạn chất vấn ông ấy về vấn đề này. Theo như ông lo ngại, “nghiên cứu sinh học đã thay thế cho sự mê tín cổ xưa.”7 Nhưng Aimee dồn người đàn ông đáng thương đó vào góc tường đến mức mà cuối cùng ông phải lảng tránh cô, sau đó đưa cho cô một danh sách các loại sách cần nghiên cứu.
Aimee chấp nhận sự thách thức đó. Không chỉ đọc những tác giả ngoài đời và những lý thuyết của họ, mà khi cô đọc xong không ai trong những tác giả đó biết nhiều về chủ đề về thuyết Darwin hơn cô biết. Điều này đã trở thành một khuôn mẫu trong suốt cuộc đời của cô. Aimee rất siêng năng và không thể bị đánh bại.
Nhưng trong việc đọc sách của mình, cuối cùng Aimee quyết định rằng thuyết Darwin đã đúng. Sau tất cả, Hội Thánh đã không thực hành điều Kinh Thánh nói. Dường như Hội Thánh chỉ là một buổi tụ tập mang tính xã hội cho những vở kịch và giải trí, và không có phép lạ nào xảy ra như những phép lạ cô đọc được trong Kinh Thánh. Vì thế cô bắt đầu tranh luận với nhưng mục sư khách mời và chất vấn vì sao họ giảng nếu ngày nay không còn phép lạ nữa.
Khi bị chất vấn, một vị mục sư đã hắng giọng và giải thích cách mà các phép lạ không còn nữa, mô tả nó như “sự chấm dứt ân tứ”. Sau đó khi Aimee thách thức ông với những câu Kinh Thánh khác, cuối cùng ông bảo cô ấy rằng những vấn đề này hoàn toàn vượt quá hiểu biết của cô. Hiển nhiên người này không biết về sự quyết tâm của Aimee.
Một buổi tối nọ sau giờ nhóm của Hội Thánh, Aimee thách thức một diễn giả khách mời về một vấn đề mà cha mẹ cô rất xấu hổ. Cô hỏi vị mục sư đang run: “Nếu Kinh Thánh là thật, vì sao những người hàng xóm của chúng ta lại nộp thuế đủ để phá hủy đức tin của chúng ta?”8 Một lần nữa, Aimee đã có lời cuối cùng. Nhưng cô cảm thấy khốn khổ, vì dường như không ai có lý lẽ thuộc linh để giải quyết sự hoang mang của cô.
Cuối cùng, Aimee đã đưa ra kết luận theo như niềm tin của cô rằng, nếu nhiều phần trong Kinh Thánh không còn đúng nữa thì không có phần nào trong Kinh Thánh là đúng cả. Cô lý luận xa hơn rằng nếu có một lỗ thủng ở một nơi nào đó, thì toàn bộ điều đó sẽ bỏ đi. Vì thế cô quyết định trở thành người vô thần.
Trở về nhà sau cuộc chiến đấu khẩu chai sạn cuối cùng này với mục sư, Aimee chạy tức tốc vào phòng mình, mở cánh cửa chớp ra, và nhìn ra ngoài trời. Khi cô đang quan sát vẻ lộng lẫy của các vì sao, Aimee xúc động. Một ai đó phải tạo ra thiên đàng, và cô muốn biết đó là ai, đó là cái gì. Không phải là câu chuyện hay tin đồn nữa. Cô muốn thực tế.
Vì thế, Aimee đã cầu nguyện: “Ôi Chúa – nếu thật có Chúa – xin hãy bày tỏ Chính Ngài cho con!”9 Hai ngày sau, Chúa đã nhậm lời cầu xin của cô.
NHỮNG NGƯỜI NHÀO LỘN THÁNH ĐANG Ở ĐÂY!
Aimee là một “người trẻ bình tĩnh quyết tâm”. Vào năm mười bảy tuổi, cô là một cô gái xinh đẹp dường như có mọi điều cô muốn. Không giống như những cô gái khác trong miền đó, cô chưa bao giờ nói về việc kết hôn và có con. Cô rất thông minh và gia đình cô thoải mái về tài chánh. Quần áo được may của cô đều rất hợp thời trang, và cha mẹ cô hết sức chiều chuộng cô. Cô cũng có khả năng nói và thu hút một khán giả nào đó với một hoặc hai câu nói, và cô đã chiến thắng bất kỳ cuộc thi nào về diễn thuyết mà cô từng tham gia. Cô đã đi đến nhiều nơi khiêu vũ, nhận thấy có nhiều thành viên trong Hội Thánh đến đó. Thực ra, người đầu tiên nhảy với cô là một mục sư Trưởng lão. Nhưng hơn thế nữa, Aimee cần Chúa. Và không lâu sau, cô đã gặp được Ngài.
Ngày hôm sau khi Aimee cầu xin Chúa bày tỏ chính Ngài, cô đang lái xe từ trường về nhà với cha mình. Khi họ đang đi xuống đại lộ Main Street ở Ingersoll, cô để ý thấy một bảng hiệu trên cửa sổ trước cửa hàng ghi rằng: SỰ PHẤN HƯNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH: ROBERT SEMPLE, NHÀ TRUYỀN GIÁO AI-LEN.
Aimee từng nghe về cách những người Ngũ Tuần này ngã trên sàn và nói những thứ tiếng không ai biết. Và cô từng nghe những câu chuyện điên cuồng về việc họ la hét và nhảy múa. Cô rất tò mò, vì thế tối hôm sau trước giờ tập dợt chương trình Giáng Sinh của Aimee, James Kennedy đã dẫn con gái mình đến buổi truyền giảng. Họ ngồi ở hàng ghế sau.
NGAY CẢ CHIM CŨNG CƯỜI
Tại buổi nhóm, Aimee tập trung hết cỡ. Cô rất thích thú khi nhìn thấy một số người dân thành thị hát và hô to “Ha-lê-lu-gia” với tay giơ lên. Cô nghĩ: “Một buổi trình diễn thật tuyệt!” Nếu cô không phải là người vô thần, Aimee nghĩ cô sẽ tự hô to! Cô đã hoàn toàn vui thích buổi biểu diễn mộc mạc này từ tháp trí tuệ của mình. Sau đó, Robert Semple bước vào phòng.
Vào lúc đó, mọi thứ đã thay đổi cho Aimee. Semple cao khoảng 1,88 mét, mắt xanh, tóc xoăn nâu, và có tính khôi hài tuyệt vời. Nhiều năm sau, Aimee vẫn trìu mến nói về đôi mắt xanh của anh như “có ánh sáng của thiên đàng.”
Là tín hữu Trưởng Lão Ai-len, Semple rời khỏi quê hương mình và đi đến New York bằng tàu. Sau đó anh đã đi qua Toronto, Canada, rồi đến Chicago, Illinois. Chính trong năm 1901 thì sự bày tỏ việc nói các thứ tiếng đã lan từ Topeka, Kansas đến Chicago. Và chính lúc ở Chicago, Robert Semple đã nói tiếng lạ lần đầu tiên. Trong lúc làm việc như một thư ký cho cửa hàng bách hóa Marshall Field của thành phố, Chúa đã kêu gọi anh hầu việc Ngài. Anh đã trở thành một nhà truyền giáo rất thành công được biết đến khắp Bắc Mỹ và Canada. Và bây giờ, anh đã đến thị trấn của Aimee.
Khi Semple bước vào nơi truyền giảng bé nhỏ đó, dường như cả thế giới của Aimee đứng yên. Mục sư Robert Semple sải bước đến bục giảng và mở Kinh Thánh của mình ở Công vụ đoạn 2. Sau đó, anh lặp lại một mạng lệnh đơn giản: “Ăn năn… hãy ăn năn.” Aimee bắt đầu bứt rứt và lúng túng. Mỗi lần Semple giảng, lời của anh như mũi tên xuyên thấu lòng cô. Về sau Aimee đã nói: “Tôi chưa từng nghe bài giảng nào giống như thế. Dùng Kinh Thánh như một thanh gươm, anh ấy đã chia cắt cả thế giới ra làm hai.”
Nhà truyền giáo trẻ tuổi không phân vân giữa hầu việc Chúa và hầu việc thế gian. Nếu bạn yêu một bên, bạn sẽ không thể yêu được bên kia. Hoặc là bạn theo Ngài, hoặc là chống lại Ngài. Điều đó chỉ đơn giản như thế. Aimee chăm chú lắng nghe từng lời. Sau đó, nhà truyền giáo trẻ tuổi nhìn lên trời và bắt đầu nói tiếng mới. Khi cô nhìn thấy, mặt của anh dường như bừng lên ánh sáng bên trong.
Khi Semple nói, Aimee có thể hoàn toàn hiểu được điều đang được nói. Đó là tiếng phán của Chúa, bày tỏ Chính Ngài cho cô, đáp lời cầu nguyện của cô:
“Từ khoảnh khắc tôi nghe người thanh niên đó nói tiếng mới, cho đến ngày nay, tôi chưa bao giờ nghi ngờ một giây phút nào rằng có một Đức Chúa Trời, và Ngài đã bày tỏ cho tôi thấy tình trạng thật của mình là một tội nhân đáng thương, hư mất, khốn cùng, phục vụ cho địa ngục.”10
Ba ngày sau, Aimee dừng xe ngựa ở giữa đường một mình, giơ tay lên trời và kêu xin Chúa thương xót. Sau đó, đột nhiên, như cô đã viết về điều này:
“Bầu trời tràn ngập ánh sáng. Cây cối, cánh đồng và những chú chim sẻ tuyết bay qua bay lại như đang ngợi khen Chúa và mỉm cười với tôi. Tôi nhận thức quá rõ về dòng huyết cứu chuộc của Chúa Giê-xu đến nỗi dường như tôi cảm nhận điều đó đang tuôn chảy trên mình.”
Cuối cùng, Aimee đã được tái sanh.
RÚNG ĐỘNG BỞI QUYỀN NĂNG
Tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời mình, Aimee đã cầu nguyện và nhận được một khải tượng. Khi cô nhắm mắt lại, cô nhìn thấy một dòng sông đen chảy ào ạt với hàng triệu người nam, người nữ và trẻ con bị cuốn trong đó. Họ đang bị cuốn đi vô vọng bởi dòng nước đó và bị rơi xuống một cái thác. Sau đó cô đã nghe – “Hãy trở thành người chinh phục những linh hồn.”11
Bối rối vì làm thế nào để cô có thể hoàn thành được nhiệm vụ này, Aimee bắt đầu tìm kiếm Chúa nhiều hơn. Nhiều phụ nữ không thể giảng. Chỉ đơn giản vì họ không được phép. Nhưng Aimee tin rằng nếu một ngư phủ Phi-e-rơ có thể giảng thì một cô gái nông trại Canada cũng có thể giảng nữa. Vì thế cô tra cứu trong Tân Ước. Và khi cô làm thế, cô đã đi đến kết luận rằng đòi hỏi duy nhất cần thiết cho một người được kêu gọi để giảng là báp tem trong Thánh Linh. Vì thế, đi ngược với điều mẹ cô mong đợi, Aimee bắt đầu tham gia các buổi nhóm “chờ đợi” đã xảy ra tại Ingersoll, Ontario, một thời gian.
Có rất nhiều biểu hiện trong các buổi nhóm chờ đợi ở Ingersoll. Buổi nhóm được hình thành với mục đích để nhận lãnh báp-têm bằng Đức Thánh Linh, được hầu hết nhiều người xem là vô cùng cực đoan. Ngay cả Cứu Thế Quân cũng đến Minnie để bàn luận cư xử theo kiểu Ngũ Tuần một cách đột ngột của con gái bà.12
Nhưng Aimee không quan tâm suy nghĩ của một người là gì. Tất cả những gì cô muốn làm là làm vui lòng Chúa … và Robert Semple. Chính tình yêu của Robert dành cho Chúa đã khiến Aimee sốt sắng theo đuổi Ngài. Cô sốt sắng muốn biết Chúa như Robert đã làm.
Thứ hạng ở lớp của Aimee bây giờ đang tụt dần vì cớ dành quá nhiều thời gian ở các buổi nhóm chờ đợi. Một buổi sáng nọ, khi Aimee đi ngang qua nhà của người phụ nữ tổ chức các buổi nhóm chờ đợi, cô cảm thấy mình không thể tiếp tục đến trường – cô muốn nói tiếng mới! Thực tế, cô đã chờ để được nói các thứ tiếng rất nhiều, đến nỗi cô quay trở lại từ xe lửa và bấm chuông cửa của người phụ nữ đó. Bây giờ cô đang bỏ học để chờ đợi trong sự cầu nguyện.
Một lần nọ, Aimee đã được mời đến và giải thích tiếng khóc trong lòng của cô, cô cùng người lãnh đạo của nhóm chờ đợi đã tìm kiếm Chúa và cầu nguyện. Thậm chí Aimee đã xin Chúa trì hoãn lớp học để cô có thể tiếp tục chờ đợi và nhận lãnh ở đó. Và khi cô làm thế, một trận bão tuyết đã tấn công Ingersoll. Luồng gió lạnh đó không những ngăn cô không thể đến trường mà cũng ngăn không cho cô về nhà. Aimee vô cùng xúc động! Cô đã ở lại đó vì tuyết trong ngày cuối tuần để chờ đợi Thánh Linh.
Sáng sớm thứ Bảy kế tiếp, trong lúc mọi người đang ngủ ở nhà, Aimee thức dậy sớm để tìm kiếm Chúa. Khi cô cất tiếng thờ phượng Chúa, những lời ngợi khen sâu thẳm từ đáy lòng cô, cho đến cuối cùng, có một tiếng sấm thoát ra khỏi cô và rung lên từ đầu cho đến chân.
Aimee trượt xuống sàn nhà, cảm thấy như thể cô đã bị cuốn vào những đám mây vinh hiển. Thình lình, có lời bắt đầu tuôn ra khỏi miệng cô trong một ngôn ngữ khác – đầu tiên trong từng cụm từ ngắn, sau đó là cả câu. Đến lúc này, cả nhà đã tỉnh giấc vì tiếng của cô, và cả nhóm đã la hét và vui mừng ở tầng dưới. Giữa vòng họ, là Robert Semple. Không biết chính xác là Robert Semple đã ở thị trấn của Aimee bao lâu. Nhưng anh phải đi tới đi lui vì việc anh ở đó khi Aimee được báp tem trong Thánh Linh.
ĐIỆU NHẢY “CÓ ĐIỆN”
Robert đã đi nhiều nơi, nhưng thường ở cùng với Aimee suốt mùa đông. Sau đó, vào đầu mùa xuân năm 1908, Robert trở lại Ingersoll và cầu hôn cô. Thực ra, anh đã cầu hôn Aimee trong chính ngôi nhà mà cô đã nhận được báp tem Thánh Linh trước đó vài tháng. Sáu tháng sau, vào ngày 12 tháng Tám năm 1908, Aimee đã kết hôn với Robert Semple trong căn nhà ở nông trại của cô gần Salford, Ontario.
Aimee đã không thể hoàn tất phổ thông vì cớ tình yêu cô dành cho Semple. Thực ra, cô đã bỏ lại mọi thứ để yêu thương, tôn trọng và vâng lời người chồng mới của mình. Robert là tất cả những gì cô cần cho một cuộc sống đầy trọn và phong phú.
Về sau cô đã viết: “Anh ấy là trường thần học, người cố vấn thuộc linh, và là người yêu dịu dàng, kiên nhẫn và đáng tin cậy của tôi.”13
Trước khi kết hôn, Aimee và Robert đã thuyết phục cha mẹ của cô rằng nói các thứ tiếng khác là điều đúng với Kinh Thánh. Nhưng cả hai phải bỏ công sức nhiều hơn để thuyết phục Minnie về ý muốn của Chúa liên quan đến sự kêu gọi đến Trung Quốc của vợ chồng họ.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, Robert đã làm việc trong một nhà máy vào ban ngày và đi giảng vào buổi tối. Không lâu sau, chức vụ của anh đã đem họ đến London, Ontario là nơi họ đã phục vụ trong nhiều gia đình. Robert sẽ giảng trong khi Aimee chơi đàn dương cầm, hát và cầu nguyện với những người mới tin Chúa. Chỉ trong vài tháng, một trăm người đã nhận báp tem trong Thánh Linh, với hơn nhiều người khác được cứu. Họ cũng nhìn thấy nhiều sự chữa lành nổi bật.14
Vào tháng Giêng năm 1909, gia đình Semples đã đến Chicago, Illinois, là nơi Robert được phong chức bởi Mục sư William Durham. Họ đã hầu việc Chúa ở đó nhiều tháng trong gia đình lân cận người Ý, rất thỏa lòng và vui vẻ.
Robert và Aimee Semple
Về sau cũng trong năm đó, gia đình Semples đã đi đến Findlay, Ohio, cùng với Mục sư Durham để làm việc trong một tổ chức truyền giáo khác. Chính ở nơi đó mà Aimee đã kinh nghiệm sự chữa lành thiên thượng đầu tiên của cô. Nó xảy ra khi Aimee bị gãy mắt cá chân sau khi ngã cầu thang. Bác sĩ nhìn vào Aimee và bảo rằng cô sẽ không bao giờ sử dụng được bốn sợi dây chằng này nữa. Và cô được dặn là không được đứng ít nhất một tháng. Nhưng Aimee tiếp tục đi khập khiễng đến các buổi nhóm cầu nguyện, mặc dù việc chuyển động nhẹ nhất của sàn nhà cũng gây ra cơn đau dữ dội.
Cuối cùng, tại một buổi nhóm, cơn đau trở nên quá lớn đến nỗi cô phải quay trở lại phòng của mình. Khi cô ngồi và nhìn vào những ngón chân bị đen và sưng phồng của mình, cô nghe một tiếng nói: “Nếu con đi đến đó (tổ chức truyền giáo) và nhờ anh Durham đặt tay trên chân của con thì Ta sẽ chữa lành cho con.” Nhận biết đó là tiếng phán của Chúa, Aimee đã làm theo những gì cô được bảo.
Tại tổ chức truyền giáo, Anh Durham đang đi lên đi xuống lối đi giữa của các dãy ghế, nhưng dừng lại và đặt tay trên chân của Aimee. Một cảm giác giống như cú điện giật nơi chân của cô, và ngay lập tức vết bầm đen không còn trên chân cô nữa. Cô cảm thấy các dây chằng đã trở lại đúng vị trí khi xương của cô đã được bình phục, bất thình lình cô không cảm thấy đau nữa.
Aimee phấn khởi nhờ một người cắt dây băng bó. Sau một số tranh cãi, cuối cùng họ đã đồng ý làm điều đó. Một khi dây băng bó đã được tháo bỏ, họ rất kinh ngạc khi nhìn thấy một bàn chân được lành lặn hoàn toàn. Sau đó, Aimee đứng trên chân mình và nhảy múa khắp Hội Thánh!15
CÁC QUỶ, XIỀNG XÍCH & THIÊU ĐỐT ẤN ĐỘ GIÁO
Vào đầu năm 1910, gia đình Semples, bây giờ đang mong đợi một đứa con, đã lên tàu đến Trung Quốc. Hai vợ chồng đã đến thăm cha mẹ của Robert ở Ai Len, sau đó dừng chân ở London là nơi anh giảng trong nhiều buổi nhóm. Trong lúc anh đang ở trong một buổi nhóm, một triệu phú Cơ Đốc đã mời Aimee đến giảng ở Tòa nhà Victoria và Albert. Aimee chỉ mới mười chín tuổi, trước đây chưa từng giảng trước công chúng, nhưng cô không muốn mất cơ hội phục vụ Chúa. Vì vậy cô bồn chồn nhận lời.
Khi Aimee đứng trước nhiều người trong tòa nhà, cô mở Kinh Thánh trong Giô-ên 1:4. Khi cô bắt đầu dạy mang tính tiên tri về sự khôi phục của Hội Thánh qua các thời đại. Thực tế, cô đã rất chú tâm vào thời điểm đó, đến nỗi sau buổi nhóm, cô chỉ nhớ được sự xức dầu lạ thường đã cảm thúc cho sứ điệp đó. Cô không thể nhớ điều mình đã nói, nhưng cô có thể nhớ những tiếng vỗ tay và nhiều người đã lau nước mắt khi họ nghe cô giảng.
Vào tháng Sáu năm 1910, gia đình Semples đến Hong Kong. Nhưng Aimee chưa sẵn sàng cho những gì cô nhìn thấy. Thức ăn của người Trung Quốc gồm sâu, bọ và chuột khiến cô cảm thấy kinh tởm, và căn nhà của họ rất ồn ào đến nỗi họ nghỉ ngơi được rất ít. Cuối cùng họ nhận biết căn nhà nhỏ của mình đã bị “ám” bởi các tà linh khiến gây ra những tiếng ồn cả ngày lẫn đêm.
Một ngày nọ, những người theo Ấn Độ giáo đã thiêu sống một người đàn ông ở bên ngoài cửa sổ bếp của họ. Cùng với những thứ khác, Điều này đã khiến Aimee có nguy cơ bị chứng ít-tê-ri (kích động quá mức) hầu hết thời gian. Cô bắt đầu ghét việc truyền giáo. Và không lâu sau, vì cớ điều kiện sống nghèo nàn của họ, cô và Robert đã bị nhiễm sốt rét. Tình trạng của Robert nặng hơn cô và vào ngày 17 tháng Tám, chỉ sau hai tháng ở đó, Robert Semple đã qua đời.
Bây giờ Aimee chỉ còn lại một mình tự lo liệu trong một xứ sở xa lạ này. Nỗi đau của cô quá sức chịu đựng khi cô mang thai đứa con với Robert. Một tháng sau khi Robert qua đời, vào ngày 17 tháng Chín năm 1910, cô đã sinh một đứa bé gái nhỏ xíu, nặng bốn pound (khoảng 1,8kg), đặt tên là Roberta Star.
Nhưng cái chết của Robert đã khiến cuộc sống của Aimee đầy nỗi đau buồn. Không điều gì có thể mô tả nỗi khốn khổ của cô khi cô nằm trong bệnh viện để chiến đấu với sự kinh khiếp của thực tế rằng phải tiếp tục sống một mình. Đôi khi cô muốn quay vào những bức tường của bệnh viện và hét vào chúng.16
Minnie, mẹ của Aimee đã gửi tiền cho cô để cô về nhà. Là một giáo sĩ góa chồng cô độc cố gắng vượt Thái Bình Dương, với đứa con nhỏ xíu cô đang bế là điều duy nhất mang lại cho cô hy vọng.
NGÔI NHÀ THÂN YÊU
Khi về đến nhà, Aimee đã khóc về việc mất Robert hơn một năm, nhưng cô vẫn tiếp tục tìm kiếm ý muốn Chúa cho đời sống mình. Cô đi đến New York và sau đó đến Chicago, hy vọng phục vụ trong các Hội Thánh mà Robert từng rời đi. Và rồi sức khỏe của đứa bé trở nên tệ hơn, nên cô đã về lại căn nhà thơ ấu của mình. Nhưng nỗi đau của Aimee đã không để cô ngồi lại quá lâu, và cuối cùng cô quay trở lại New York.
Trong lúc ở New York, Aimee đã gặp Harold McPherson, là người không lâu sau trở thành người chồng thứ hai của cô. McPherson đến từ Rhode Island, và được mô tả là một người đàn ông đáng tin cậy, suy nghĩ thấu đáo, có sức mạnh và rất tử tế.
Vào ngày 28 tháng Hai năm 1912, Aimee và Harold đã kết hôn. Aimee gọi Harold là “Mack”. Roberta gọi anh là Bố Mack. Họ chuyển đến Providence, Rhode Island, để sống trong một căn nhà nhỏ là nơi Harold có việc làm trong một ngân hàng và Aimee ở nhà làm việc nội trợ. Và vào tháng Bảy năm 1912, Aimee đang mong chờ đứa con thứ hai của cô.
Theo Aimee, vấn đề thật sự mà cô và Harold đã tranh chiến trong mối quan hệ hôn nhân của họ là ở lãnh vực các mục tiêu rất khác nhau của họ. Cô mô tả ba năm sau đám cưới giống như câu chuyện Giô-na. Aimee chạy trốn khỏi Chúa, và kết quả là cô phải trải qua sự ngã lòng. Cô bị mắc bệnh truyền nhiễm, và cuối cùng bị suy sụp tinh thần.
“CON CÓ ĐI KHÔNG?”
Sau đó, Rolf, đứa con trai duy nhất của cô đã chào đời vào ngày 23 tháng Ba năm 1913, và là một người mẹ, cô bắt đầu nhận ra bên trong cô cần xây dựng một sự trưởng thành và ổn định về mặt cảm xúc để có thể đem đến ích lợi cho tương lai của mình. Không lâu sau khi sinh đứa con thứ hai, Aimee bắt đầu nghe tiếng Chúa phán với cô: “Hãy giảng Lời Chúa! Con có đi không?” Cô nghe tiếng phán đó đặc biệt khi cô đang dọn dẹp nhà.17
Sự nhạy bén với tiếng phán của Chúa Thánh Linh mà Aimee đã phát triển trong những năm qua cuối cùng đã làm thức tỉnh một quốc gia đang ngủ. Có người nói rằng cô đã dịu dàng nói với hàng ngàn người trong chức vụ của mình như một người mẹ nói cùng những đứa con của mình.
Năm 1914, Aimee làm việc khắp cộng đồng, giảng và dạy trong các trường Chúa Nhật, nhưng điều này không làm thỏa mãn sự kêu gọi mà bây giờ đã bắt đầu bùng nổ: “HÃY LÀM CÔNG TÁC CỦA MỘT NHÀ TRUYỀN GIÁO! CON CÓ ĐI KHÔNG?”
Nhưng cũng trong năm 1914, Aimee trở bệnh nặng. Sau nhiều ca phẫu thuật, cô đã không khỏe hơn và trở nên nản lòng đến mức xin Chúa cho mình chết.
Các bác sĩ đã gọi mẹ của Harold và bà Minnie đến để thông báo với họ về cái chết sắp xảy ra của Aimee. Nhưng khi Minnie nghe về thông báo của họ, bà nhớ lại lúc đã cầu nguyện dâng cho Chúa đứa con gái của mình. Và bà nhớ lại lời thề nguyện của mình – rằng Aimee sẽ hoàn thành sự kêu gọi mà Minnie đã từ bỏ. Bà nắm lấy lời hứa của Chúa, chối bỏ việc để Aimee chết. Các y tá đã khóc khi họ nhìn thấy Minnie đứng bên cạnh thân thể của Aimee, khóc và nhắc lại lời hứa của bà với Chúa.
Khi hy vọng dường như đã mất, các bác sĩ thực tập đã chuyển Aimee từ căn phòng đó đến một nơi mà họ dành cho những người hấp hối. Chính tại đó mà Aimee bắt đầu nói sau tình trạng hôn mê. Cô kêu gọi mọi người hãy ăn năn – và cô nghe tiếng phán đó một lần nữa: “Con có đi không?” Cô dồn hết sức để thều thào rằng cô sẽ đi. Sau đó, cô mở mắt ra và mọi cơn đau đều tan biến. Và chỉ trong hai tuần, cô đã tỉnh dậy và khỏe mạnh.
“TÔI NẰM TRÊN ĐỐNG RƠM”
Đến lúc này, Harold có một công việc tốt và muốn Aimee giống như những người phụ nữ khác – dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn trong bếp. Nhưng Aimee cảm thấy không thể cứ ở tình trạng vừa bị giới hạn và có thể giữ sự kêu gọi để đi được. Vì thế vào mùa xuân năm 1915, sau khi Harold đi làm, Aimee đã đem Roberta và Rolf, cùng với đồ đạc, và rời đi đến Toronto.18
Cô đã đánh điện cho Harold trước khi rời đi để tham dự buổi nhóm Ngũ Tuần ngoài trời: “Em đã cố gắng làm theo ý anh và đã thất bại. Anh có muốn đến và đi cùng với em không? Em chắc rằng chúng ta sẽ hạnh phúc.”19
Minnie đồng ý chăm sóc những đứa trẻ để Aimee có thể bắt đầu chức vụ. Nhiều tháng sau, Harold đáp ứng với bức điện tín của Aimee. Vào lúc này, họ đã quá cách xa nhau, Harold không thể bắt kịp cô. Sau nhiều tháng cố gắng giải quyết những khác biệt của mình, họ đã đối diện với điều không thể tránh được.
Bây giờ với sự cam kết tương lai của mình, Aimee lo ngại rằng cô sẽ không bao giờ vận hành trong quyền năng mà cô từng có khi kết hôn với Robert. Cô sợ sự xức dầu của Chúa đã lìa bỏ mình. Nhưng nỗi sợ của cô chấm dứt khi cô được những người bạn của mình chào đón nồng nhiệt tại buổi nhóm ngoài trời. Cô được truyền cảm hứng khi nghe những lời ngợi khen từ tấm lòng của họ và cảm nhận được ngọn lửa của Chúa đang đốt cháy trong cô.
Tuy nhiên, cô cảm thấy cần phải xưng nhận sự sao lãng của mình với Chúa, và trong lần kêu gọi đầu tiên của buổi nhóm, cô là người đầu tiên đã bước xuống. Khi cô quỳ gối tại chỗ cầu nguyện, cô cảm nhận được ân điển và sự tiếp nhận của Chúa.
Cô kể lại: “Tình yêu thương đó lớn hơn điều mà tấm lòng tôi có thể chịu nổi. Trước khi tôi biết rằng tôi “nằm trên đống rơm, dưới quyền năng.”
Aimee đã ở lại kỳ trại đó nhiều tuần. Cô rửa chén, phục vụ bàn, và cầu nguyện cho nhiều người. Đã lâu lắm rồi cô mới cảm nhận niềm vui như thế.20
MỘT CÁI LỀU RÁCH & NĂNG QUYỀN THUỘC LINH
Không lâu sau, Aimee bắt đầu giảng. Cô sử dụng một phương pháp thu hút đám đông, và nhiều người đi từ khắp miền quê đến để nghe cô giảng. Vào năm 1915, một trong những buổi nhóm của cô đã thu hút hơn năm trăm người. Cô đã trở nên một điều mới lạ. Bên cạnh những điều gây ấn tượng của cô, cô còn là một người phụ nữ, và diễn giả nữ rất khó tìm trong thời ấy. Vì thế mọi người tò mò đến gặp và nghe cô giảng.
Những người dân thành phố đã quyên góp 65 đô-la cho cô trong một trong những buổi nhóm. Với số tiền dâng đó, cô có thể mua được một cái rạp lẽ ra bán với giá 500 đô-la. Phấn khởi khi có được giá thỏa thuận đó, Aimee đã tháo vải bạt theo mùa để dựng rạp. Nhưng không may thay, đó không phải là một thỏa thuận giá hời. Tấm bạt đã bị rách toạc ra ở nhiều chỗ. Vì thế Aimee nhanh chóng tập hợp những người tình nguyện lại và cùng vá những lỗ thủng đó cho đến khi các ngón tay của họ bị chai và sưng phồng. Đến lúc mặt trời lặn, việc may vá lều đã xong.
Một lần nọ, khi nhìn vào đám đông, Aimee thấy Harold. Anh đã đi đến một trong những buổi nhóm để xem cô giảng. Trước khi buổi tối đó kết thúc, anh đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh và tham gia với cô trong các buổi nhóm một thời gian ngắn.
Có một sự đồng cảm tự nhiên trong Aimee đã làm nổi bật phong cách chức vụ riêng của cô và thu hút rất nhiều người từ nhiều tầng lớp xã hội. Nhiều người có thể liên hệ với cô, vì sau tất cả, ai cũng có mẹ. Và những người đến đều kinh nghiệm quyền năng của Chúa qua nhiều sự bày tỏ diệu kỳ. Nhiều người chỉ đến để cảm nhận sự hiện diện của Chúa, và hàng ngàn người nhận được báp tem.
HỘI THÁNH LƯU ĐỘNG
Trong bảy năm kế tiếp, Aimee đã đi khắp nước Mỹ sáu lần. Giữa những năm 1917 và 1923, cô đã giảng trong hơn một trăm thành phố với nhiều buổi nhóm kéo dài từ 2 đêm đến một tháng.
Kinh nghiệm chức vụ đầu tiên của cô về sự chữa lành thiên thượng xảy ra với một người phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp. Cổ của cô ấy bị vặn vẹo đến nỗi cô không thể nhìn vào nhà truyền giáo này. Nhưng đột nhiên khi đi theo lời cầu nguyện của đức tin, cô đã xoay cổ của mình và nhìn vào gương mặt của Aimee. Chúa đã chữa lành cho cô ấy và Aimee biết được điều đó khi cô nhìn vào mắt người phụ nữ ấy.
Aimee nói dứt khoát rằng cô không bao giờ tìm kiếm một chức vụ chữa lành, và không thích ý tưởng về việc này21. Nhưng sự chữa lành đến với sự kêu gọi truyền giáo của cô, và sau khi nghe về những kết quả thành công lạ thường trong việc đáp lời cầu nguyện của cô, nhiều người đã đổ xô đến để được cầu nguyện.
Trong một buổi nhóm nọ, tiền dâng hiến đủ để mua một chiếc xe du lịch Packard. Không lâu sau nó đã trở thành Hội Thánh lưu động của cô. Aimee sẽ đứng ở băng ghế sau và giảng tám đến mười buổi nhóm trong một ngày. Sau đó, giữa các buổi nhóm, cô sẽ phát chứng đạo đơn và tờ rơi để mời mọi người đến.
Dù Aimee tổ chức các buổi nhóm của mình bằng ân điển thì cô cũng rất mạnh mẽ. Cô phát triển một sức mạnh từ việc lôi, kéo rạp của mình, từ việc đóng cọc xuống đất trong những lần sắp xếp. Thực tế, cô nói lớn tiếng và khỏe mạnh hơn hầu hết những người nam.
BỊ PHỎNG, PHỒNG GIỘP, & MÙA MARDI GRAS
Như đã nói đến từ trước, Aimee được mọi người chú ý vì cách giảng đầy trìu mến của cô. Cô thường đối xử với khán giả của mình như người mẹ đối xử với con cái. Cô không bao giờ lên án hay đe dọa, luôn khích lệ những người nghe mình hãy yêu mến ân điển và lòng thương xót của Chúa.
Nhưng, giống như người mẹ mạnh mẽ, Aimee không hề yếu đuối. Một lần nọ, một cây đèn nổ tung ngay mặt của cô, khiến cô bị cháy. Cô nhanh chóng đâm đầu vào cái xô nước, nhưng không phải trước khi các vết bỏng giộp đã lan đến cổ và mặt của cô. Tệ hơn thế, tất cả những điều này xảy ra khi những người chất vấn đang nhìn và chế nhạo. Rạp của cô đầy người trong lúc xảy ra chuyện đó, vì thế cô rút lui từ phía sau trong sự đau đớn rất nhiều. Một trong những người chất vấn nhảy lên bục giảng và nói:
“Người phụ nữ giảng về sự chữa lành thiên thượng đang bị đau. Cô ấy đã bị bỏng ở mặt vì vậy tối nay không có nhóm.”
Nhưng ngay sau khi người đó nói xong, Aimee giận dữ chạy nhanh qua tấm bạt của rạp và nhảy lên bục giảng. Cô đang đau đớn, nhưng vẫn có thể có đủ sức để ngồi bên cây đàn piano và kêu lên: “Con ngợi khen Chúa là Đấng chữa lành con và cất mọi sự đau đớn này!” Sau đó, trong khoảng hai đến ba bài hát, đám đông chứng kiến một phép lạ: Gương mặt của Aimee đã chuyển từ đỏ như tôm luộc trở thành màu của da thịt bình thường!22
Aimee thường sử dụng mọi cơ hội để thu hút đám đông, vì thế trong một lần ở thị trấn trong suốt một cuộc diễu hành Mardi Gras, cô cảm thấy những nỗ lực của mình sẽ vô ích nếu cô không có kế hoạch. Cô để ý thấy nhiều xe diễu hành đi vào với nhiều chủ đề của các doanh nghiệp khác nhau trong địa phương và nhiều bang. Vì vậy, cô nhanh chóng biến chiếc xe Packard đời 1912 trở thành Hội Thánh lưu động! Nhân sự của cô đã giúp cô che phủ phần trên, khiến nó trông như một ngọn đồi với một cái lều trên đỉnh đồi, sau đó trang trí bằng cây cọ và rêu Tây Ban Nha. Ở phía hai bên, cô vẽ chữ “Chúa Giê-xu sắp quay trở lại” và “Tôi đang đến dự buổi nhóm ngoài trời của Ngũ Tuần. Còn bạn thì sao?” Và ở bên trong, Aimee chơi đàn organ nhỏ xíu của mình trong lúc Harold lái xe xuống dòng xe diễu hành mà không bị cảnh sát để ý.
Đám đông thích điều này và hô vang sự ủng hộ của họ với những tiếng cười và tiếng cổ vũ khàn khàn của mình! Và đêm đó họ đã kéo đến chật ních rạp! Aimee kể lại: “Chính sự táo bạo của điều chúng tôi làm dường như đã thu hút họ.”23
TỪ HAROLD ĐẾN MINNIE
Cũng trong khoảng thời gian này mà Aimee bắt đầu xuất bản tạp chí The Bridal Call (Sự kêu gọi của Nàng dâu). Sự xuất bản này bắt đầu với tờ báo bốn trang, nhưng trong ba tháng đã phát triển thành một tạp chí hoàn chỉnh gồm mười sáu trang có những hình ảnh, bài giảng, thơ, và số tiền quyên góp. Ý định của Aimee cho việc xuất bản này là để khôi phục lại Hội Thánh, bằng việc “lấy đi những sự chỉ trích và tội lỗi và mặc lấy một tinh thần của một sự ăn mừng, một lễ cưới hạnh phúc.”24
Danh tiếng của Aimee về sự tự do trong Thánh Linh đã thu hút nhiều người từ nhiều bối cảnh khác nhau. Không lâu sau mọi dạng người tìm kiếm chuyện ly kỳ, người lang thang, côn đồ trong khu vực cũng xuất hiện trong rạp của cô. Khi các buổi nhóm ít người thì cô có thể kiểm soát họ. Nhưng khi buổi nhóm tăng lên đến một ngàn người, cách duy nhất cô có thể làm dịu những sự bùng nổ cảm xúc của họ là phương cách âm nhạc và hát, và cô đã làm điều này một cách rất điêu luyện. Không lâu sau, cô đã kết hợp với việc kể chuyện và đóng kịch vào trong việc giảng của mình, Aimee thấy dễ chịu giữa vòng văn hóa của người da đen. Cô thích viếng thăm nhà của họ, thường nhận thấy mình nghèo hơn những người đó. Họ cũng biết cô yêu mến họ. Họ tụ tập thật đông với cô ở phía Nam khi cô đến thăm và làm việc với họ trong những cánh đồng thuốc lá và cây bông.
Bây giờ, đám đông đã nhiều vô số. Nhưng đời sống cá nhân của Aimee bắt đầu chịu khổ nhiều, khi cô và Harold bất đồng về chức vụ. Anh không thích cuộc sống rày đây mai đó mà họ đang có, anh cũng không hiểu khải tượng của cô về tương lai. Vì thế, cuối cùng, sau cả một đêm đối chất, Harold đã thu dọn hành lý và bỏ đi.
Nhiều năm sau, Harold đệ đơn xin ly hôn, tuyên bố rằng Aimee đã rời bỏ anh. Nhưng cô đã phản đối vụ kiện đó, nói điều ngược lại. Harold tiếp tục tái hôn và sống một cuộc sống gia đình bình thường.
Lúc này, Minnie đã tham gia vào chức vụ của Aimee và mang theo đứa con gái của Aimee, tên là Roberta. Lúc này Roberta đã bảy tuổi và đã không gặp được mẹ trong hai năm. Nhưng giờ cô bé được ở với mẹ, cô bé nhanh chóng thích thú với chức vụ của mẹ và thích xem mẹ giảng.
Ngay lập tức Minnie nhận trách nhiệm về hiện tượng đám đông. Aimee đã thu hút vô số người. Khi hàng ngàn người kéo đến các buổi nhóm của cô, Aimee rất mong có ai đó giúp cô quản lý họ. Và Mẹ Kennedy là một người vốn có khả năng làm điều này. Bà tin rằng truyền giảng không chỉ bao gồm đức tin – nó đòi hỏi sự tổ chức! Việc dự tính chi tiết quá tỉ mỉ của Minnie tùy thuộc vào công tác trong sự xức dầu của Aimee, và cuối cùng nó khiến con gái của cô từ các rạp đến các đại hý trường La Mã.
ĐÔI GIÀY GIÃN VÀ MỘT CÁI CHAI CÓ MÂY
Giữa tất cả những điên cuồng và ám ảnh của chức vụ, con cái của Aimee luôn nói rằng chúng cảm thấy an ninh với mẹ mình khi ở trên đường. Chúng thích đi cùng với cô. Một số người cáo buộc Aimee rằng cô khiến cho cuộc sống của chúng trở nên khó khăn. Nhưng sự thật của vấn đề là cả hai phía đều rất thất vọng khi chúng không thể đi cùng với cô!
Rolf và Roberta có nhiều kỷ niệm tuyệt vời về mẹ của mình. Roberta nhớ nhiều câu chuyện mà mẹ cô đã kể khi họ đang lái xe trên đường. Một lần nọ, Roberta muốn bắt lấy một đám mây sau khi mẹ cô mô tả một đám mây rất đẹp. Vì thế Aimee nhanh chóng tấp xe vào bên đường, lấy một cái chai rỗng và ra khỏi xe. Sau đó, cô giơ cái chai rỗng đó lên không trung cho đến khi sương mù xung quanh cô tạo thành những giọt nước nhỏ bên trong cái chai đó. Khi cô quay trở lại xe, cô đưa nó cho Roberta với một đám mây thật.
Rolf còn nhớ một lần nọ anh cảm thấy rất cần đôi giày, và anh đã nhận được một đôi giày như là món quà. Khi hộp quà được gửi đến, cả gia đình rất phấn khởi. Nhưng khi Rolf thử mang giày thì chúng không vừa. Sự thất vọng len vào cho đến khi Roberta hỏi: “Mẹ ơi, những đứa trẻ Y-sơ-ra-ên đã làm gì với giày đi trong sa mạc ạ? …chân của chúng chắc chắn phải to ra.” Sau đó, không suy nghĩ, Aimee nhanh chóng đáp: “Chúa hẳn phải làm cho giày của chúng giãn ra.” Sau đó, Roberta xin Chúa hãy làm điều tương tự cho giày của Rolf, vì thế Mẹ Aimee đã nói: “Mẹ không biết, nhưng chúng ta hãy quỳ gối và cầu xin Ngài.” Sau đó, Rolf mang thử đôi giầy lần nữa, và lần này – chúng hoàn toàn vừa vặn!
Một lần khác, khi Rolf đang chơi chân trần trên đám cỏ cao của chỗ cắm trại thì bị thương ở chân vì đã giẫm lên một cái cào bị che khuất. Chân của cậu bé đã bị đâm thủng rất sâu và chảy máu đen.
Khi Aimee nghe tin về tai nạn của Rolf, cô chạy vội vàng đến bên cạnh cậu bé và ẵm cậu bé lên chiếc giường của cậu trong căn lều nhỏ của họ. Rolf vẫn còn nhớ cách mẹ giữ chân cậu trong lúc cầu nguyện xin Chúa chữa lành. Sau khi cô cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho con của mình, thì gần như ngay tức thì, Rolf đã thiếp vào giấc ngủ.
Nhiều giờ sau, Rolf thức dậy bởi tiếng kêu lớn từ xa của đám đông người trong buổi nhóm. Khi cậu thức dậy, cậu thấy máu vấy bẩn trên giường mình và cậu sờ vào chân. Khi cậu làm thế, cậu nhìn vào phía dưới chỗ cái cào đã đâm vào chân cậu, nhưng không còn dấu vết của vết thương. Nghĩ là mình đang nhìn nhầm chân, cậu nắm chân kia lên nhưng nó cũng trơn nhẵn. Phấn khởi vì những gì nhìn thấy, cậu nhận ra rằng chân mình đã được lành hoàn toàn!
KHOÁC LẤY CÔNG VIỆC
Niềm tin duy nhất về Ngũ Tuần thời ban đầu mà Aimee biết là việc đứng lên chống lại tín lý nên thánh như một công tác thứ hai của ân điển. Cô cảm nhận mạnh mẽ rằng những người tuyên bố hay theo đuổi “sự hoàn hảo Cơ Đốc” thường quay lưng lại với những người ở thế gian, tạo ra một chủ nghĩa tôn giáo biệt lập. Aimee muốn Phúc Âm phù hợp với tất cả mọi người. Và cô không muốn bất kỳ ai cảm thấy sợ hãi về việc nghe Lời Chúa. Cô cảm thấy có gánh nặng bởi những người ưu tú mà cô nhìn thấy trong Hội Thánh cứ giữ những người tội nhân khốn cùng ở cách xa. Cô gọi tội là tội, mời gọi mọi người ăn năn: “Bất kể tên yêu thích mà bạn gọi nói là gì, tội vẫn là tội… Chúa nhìn vào tấm lòng và tìm kiếm sự thánh khiết, vì sao, vì không có sự thánh khiết thì không ai có thể thấy được Chúa. Chúng ta phải được cứu, chúng ta phải được nên thánh, nhưng tất cả những điều này đều là bởi dòng huyết cứu chuộc quý báu của Chúa Giê-xu Christ.”25
Vào năm1918, khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổi lên dữ dội ở Châu Âu, và Hoa Kỳ bị bệnh cúm chết người bùng phát, Aimee được xem là tia hy vọng vì cớ tín lý của cô. Một trong những sự đột phá chính trong chức vụ của cô được nhiều người trân trọng là tinh thần tôi tớ. Để minh họa điều này, một ngày nọ Chúa đã chỉ dẫn Aimee trong lúc cô đang tìm mua một bộ áo đầm mới:
Chúa phán: “Con là đầy tớ của mọi người, không phải sao? Hãy lên lầu và hỏi xem áo dành cho người đầy tớ.”
Vì thế Aimee vâng lời và mua hai bộ áo đầy tớ với giá 5 đô-la. Và từ lúc đó trở đi, mọi người luôn nhìn thấy cô mặc bộ áo đầm màu trắng và chiếc áo choàng không tay đặc trưng của người đầy tớ.26
TA HỨA CHO CON MỘT VƯỜN HỒNG
Một buổi chiều nọ, khi Roberta đang bị bệnh cúm, cô đã hỏi mẹ mình vì sao họ không có một gia đình như những người khác. Khi Aimee cầu nguyện cho sự chữa lành của Roberta, Chúa phán với cô và tuyên bố rằng Ngài không chỉ khiến con gái cô trổi dậy mà cũng sẽ ban cho họ một căn nhà ở miền Nam California đầy nắng. Thậm chí cô nhận được khải tượng về căn nhà mới của họ, nhìn thấy một căn nhà gỗ một tầng với khu vườn hoa hồng.
Khi Roberta khỏe lại, cả nhóm lên đường đi California. Về sau, Roberta nói rằng chúng không biết rằng phép lạ về một căn nhà thật sự tốn bao nhiêu tiền vì “Khi mẹ bảo chúng con một điều gì đó xảy ra thì nó giống như là tiền đã ở trong ngân hàng.”27
Chuyến đi đó không phải là thành tích nhỏ. Bản đồ đường đi rất ít, các thị trấn thì cách xa nhau, và tình trạng con đường cũng không chắc chắn. Nhưng không có điều gì cản trở Aimee cả.
Trên đường đến West Coast, Aimee đã lái vào Indianapolis khi họ vừa mới bãi bỏ lệnh cấm bệnh cúm. Chính tại đó mà cô đã gặp Maria Woodworth-Etter. Cuối cùng thì đây thật sự là điều phấn khởi cho cuộc đời cô khi được gặp người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho cô rất nhiều – và được nghe bà giảng!
Cuối cùng, khi cô đến Los Angeles vào cuối năm 1918, danh tiếng của Aimee đã đi trước cô. Đến lúc này, tổ chức Truyền giáo Đường Asuza chỉ còn là một kỷ niệm. Nhiều thành viên đã tản lạc khắp thành phố, nhưng họ đang chờ đợi một ai đó mà Chúa sẽ sử dụng để đem họ lại với nhau. Và khi Aimee đến, họ tin cô chính là người đó.
Hai ngày sau khi cô đến nơi, Aimee đã giảng một sứ điệp cho bảy trăm người với tựa đề: “Hãy hô vang! Vì Chúa đã ban cho bạn thành phố này.” Đến đầu năm 1919, các lối đi, các sàn nhà và ngưỡng cửa sổ của khán phòng nhạc giao hưởng đều đầy ắp những người đến nghe cô giảng.
Những người Los Angeles không thể làm điều gì đủ cho Aimee và gia đình của cô. Chưa đến hai tuần từ khi cô đến nơi, một người phụ nữ đã đứng lên trong một buổi nhóm của cô, nói rằng Chúa đã bày tỏ với bà ấy rằng sẽ cho nhà truyền giáo này một mảnh đất nào đó mà cô có thể xây nhà. Những người khác đứng lên và đưa ra lời hứa về công sức và nguyên vật liệu. Thậm chí những bụi hoa hồng trong khải tượng của cô cũng được hiến tặng, và đến tháng Tư, căn nhà với cổng vòm và một cái lò sưởi đã trở thành hiện thực.
MỘT CÁI ÁO KHOÁC NHIỀU MÀU
Đến lúc này, Aimee có thể nhìn thấy một nơi ở lâu dài để giảng là một nhu cầu lớn. Vì thế giữa những năm 1919-1923, cô đã đi khắp nước Mỹ. Chín lần giảng và gây quỹ cho tòa nhà ở Angelus Temple. Và bất cứ nơi nào cô đi đến thì mọi người đều quý mến cô.
Như cô vẫn thường làm để làm vui lòng những thính giả lớn tuổi hơn, giọng giảng của Aimee có thể thay đổi từ “ngôn ngữ của con trẻ” cho đến những câu chuyện của phụ nữ, rồi với thái độ nghiêm trang, giọng nói trầm hơn của một nữ tiên tri sôi nổi và chinh phục linh hồn. Chúa đã ban ơn cho cô trong cách nói để phù hợp với nhiều tình huống khác nhau.
Báo chí phát hiện Aimee năm 1919. Và khi họ phát hiện ra cô, họ được mời vào để tham gia vào cái mà nhiều năm sau trở thành một trong những mối quan hệ truyền thông yêu/ghét nổi tiếng nhất từng được ghi nhận. Aimee yêu quý họ, nhưng họ chưa bao giờ chắc chắn về điều cô sẽ làm với họ là gì! Họ không quen với bất kỳ ai lợi dụng những phương pháp của họ, và sẽ cố gắng để giăng bẫy cô với những câu hỏi mánh khóe như: “Aimee, vớ da có xấu không?” Đáp lại, cô sẽ duyên dáng bắt chéo chân và nói: “Nó hoàn toàn tùy thuộc việc chúng bị phơi ra bao nhiêu.”28Những dạng tin tức này tự khiến Aimee trở thành một hiện tượng của quốc gia.
Trên đường
Ở Baltimore, Maryland, thính phòng đầu tiên mà Aimee giảng gồm ba ngàn chỗ ngồi. Nhưng nhiều người đã ra về vì thiếu chỗ ngồi. Vì thế cô phải thuê một thính phòng khác có sức chứa sáu ngàn người. Chính tại nơi này mà Aimee gây cho vô số người dân Baltimore qua việc cô chỉ ra một hành động của ma quỷ trong một người thờ phượng có những biểu hiện quá mức. Cho đến thời điểm này, việc đương đầu với một người “đang ngây ngất” cho Chúa bị xem là hành xử không đúng. Nhưng Aimee đã quở trách người phụ nữ đó và gọi một thành viên trong ban hát giữ cô ấy ở trong một căn phòng nhỏ.
Sau khi cầu nguyện và quan sát người phụ nữ này, Aimee thách thức đạo lý lãnh đạo trong thời của cô và kêu gọi Hội Thánh đạt đến sự trưởng thành thuộc linh:
“Người phụ nữ này chứng tỏ là một người điên từng ở trong bệnh viện tâm thần… Nhưng đây là người nữ mà nhiều thánh đồ đã cho phép đi dạo quanh bục giảng – vì sợ rằng họ sẽ dập tắt Thánh Linh.”29
Trong khi Aimee đang ở Baltimore thì có một chiến dịch chữa lành quốc gia đã bắt đầu. Nhiều phép lạ kỳ diệu và vô cùng phi thường đã xảy ra. Các tiêu đề đều vang lên những kết quả của mỗi buổi nhóm.
Có người nói rằng khi Aimee bước vào tiền sảnh trước một buổi nhóm, ở đó thường có nhiều người bệnh tật xúm lại với hy vọng đụng được cô. Và khi cô thấy họ, cô cảm thấy quá sức và sẽ chạy vào trong phòng thay đồ để xin Chúa giúp đỡ.
Mỗi khi Aimee đi, nhiều đám đông cứ chen lấn để đụng đến cô. Cô rất thường khi nhìn thấy cảnh sát bị buộc phải chốt cửa nhằm để bảo vệ cô.
Sau một khoảng thời gian, khi cô nhắm mắt vào buổi tối, những gì cô nhìn thấy là một ngàn bảy trăm người đang đứng chen chúc trong một nơi được xây để chứa khoảng một ngàn người. Cô nhìn thấy những chỗ cầu nguyện và tầng hầm đầy ắp người bệnh và cô tỉnh giấc với suy nghĩ Chúa Giê-xu sẽ giải quyết những điều này như thế nào:
“Bạn có nhận ra cách Chúa đã leo lên thuyền và chèo ra xa khỏi đất liền, chỉ để giảng cho mọi người hay không?”30
Vào năm 1921, Aimee tổ chức buổi nhóm kéo dài ba tuần ở Denver, Colorado, với khoảng mười sáu ngàn người lấp đầy Thính phòng Municipal hai đến ba lần mỗi ngày. Một đêm nọ, tám ngàn người phải bỏ về.
“MINNIE”—KHÔNG PHẢI CHUỘT MINNIE
Trong suốt những ngày tuyệt vời của chức vụ, Minnie xông xáo bảo vệ sức khỏe của con gái bà. Bà xem đó là thứ tự ưu tiên hàng đầu, vì nếu sức khỏe của Aimee mà sa sút thì chức vụ của cô cũng sẽ bị như thế. Họ trông giống như chị em với nhau hơn là mẹ và con gái, nhưng chưa bao giờ thật sự gắn kết về mặt thuộc linh.
Minnie là một người tổ chức tuyệt vời. Bà lo cho chức vụ của Aimee từ đầu đến cuối, giữ cho tài chánh có dư. Bà là người bền bỉ, đôi khi chỉ ngủ hai tiếng một đêm. Che chắn tất cả những người bệnh nào trước giờ nhóm để loại bỏ những người gây phiền toái ra bên ngoài. Và bà dành nhiều giờ với những người tàn tật trước khi buổi nhóm bắt đầu.
Minnie chưa bao giờ ngồi xuống để dùng bữa. Bà thường lấy thức ăn vào những giờ phút kỳ lạ nhất giữa những lúc ghi danh những người tàn tật, đón chào những ứng viên, và tổ chức các chức vụ giúp đỡ. Bà siêng năng làm việc để thiết lập một nền tảng công việc cho chức vụ. Nhưng bà chưa bao giờ hiểu được sự đầy trọn trong sự kêu gọi của Aimee. Và bà chưa bao giờ thật sự hiểu được vì sao Aimee làm những điều này.
Nếu có một ai đó quá thân với Aimee thì Minnie sẽ làm phiền con gái của mình cho đến khi mối quan hệ đó bị đổ vỡ. Nhiều người nhân sự đã nghỉ việc hay bị đuổi việc vì cớ Minnie. Có lẽ đây là một trong những lý do mà Aimee chưa bao giờ có một người bạn thân trong một thời gian dài. Mối quan hệ mẹ-con của họ luôn đi kèm với nhiều sự căng thẳng. Và trong những năm kế tiếp, cảm nhận của Aimee về việc “bị sở hữu” và “bị kiểm soát” cuối cùng đã khiến họ phải chia ly.
Vào năm 1921, Aimee rất yếu từ lúc cô đang đi trên đường để bắt đầu tìm kiếm một nơi họ có thể xây Angelus Temple. Cô tìm được nó kế bên khu vực Công viên Echo uy tín của Los Angeles là nơi được bao quanh bởi cỏ xanh mướt, những khu vực cắm trại và một hồ nước xinh đẹp.
“ĐI ĐẦU”—TỪ ĐẢNG 3K ĐẾN HOLLYWOOD
Aimee luôn là “đầu tiên” trong nhiều lĩnh vực. Trong lúc xây dựng Temple, đài phát thanh Oakland Rockridge đã mời cô trở thành người nữ đầu tiên từng giảng trên đài. Điều này đã làm khơi dậy một ngọn lửa khác trong cô, và đến thời điểm cô sẽ lập cho mình một đài phát thanh. Nhưng trước tiên, cô sẽ xây Temple trước.
Mọi người đều đóng góp vào dự án xây dựng này. Nhiều thị trưởng, thống đốc, người Di-gan – thậm chí Đảng 3K (đảng cực đoan phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ) cũng nhanh chóng quyên góp. Dù Aimee không đồng thuận với Đảng 3K thì họ vẫn yêu quý cô. Nhưng chính “lòng yêu quý” này mà đã khiến họ gây nên một tội ác.
Một buổi nhóm khác ở Denver vào tháng Sáu năm 1922, Aimee đang ở sảnh bên với một người nữ phóng viên khi một người nhờ cô cầu nguyện cho một người tàn tật bên ngoài. Cô đã dẫn người phóng viên đó đi ra ngoài cùng với mình vì cô muốn người đó chứng kiến sự cầu nguyện. Nhưng khi họ bước ra cửa, cả hai đã bị bắt cóc, bịt mắt và chở đến một buổi họp của Đảng 3K.
Hóa ra, tất cả những gì mà Đảng 3K muốn là một sứ điệp riêng từ nhà truyền giáo này. Vì thế cô đã giảng cho họ một sứ điệp từ Ma-thi-ơ 27 về “Ba-ra-ba, người đã nghĩ rằng mình không bao giờ được tìm thấy”. Sau khi cô giảng xong, Aimee lịch sự lắng nghe khi Đảng 3K hứa rằng họ sẽ hỗ trợ thầm lặng cho cô. Đối với họ, điều này chỉ đơn giản là bất cứ nơi nào trong nước Mỹ mà Aimee đi đến thì cô có thể nhờ họ quan sát và bảo vệ cô. Sau đó họ bịt mắt cả hai người lần nữa và đem họ trở về sảnh ở Denver.31
Người phóng viên đó đã đăng lên một câu chuyện to tát về vụ bắt cóc Aimee thậm chí cao hơn nhiều và khiến tiền đổ vào Temple càng nhiều hơn nữa.
Vào cuối năm 1922, đền thờ năm ngàn chỗ ngồi của Aimee cuối cùng đã hoàn tất. Việc cung hiến đền thờ đã diễn ra trong một buổi nhóm xa hoa vào Ngày đầu năm của năm 1923. Những người không thể tham dự đã nhìn thấy nó giống như một xe diễu hành được phủ đầy hoa và chở các thành viên trong ban hát trong cuộc diễu hành Tournament of Roses của Pasadena. Điều này đã mang lại cái giá đầu tiên của sự chia rẽ.32
Tờ báo New York Times đã đưa ra toàn bộ tin tức, và từ đó trở đi, Đền thờ Angelus đã có một âm vang hoàn hảo. Có người nói rằng nhiều nhà sản xuất Hollywood đã hy vọng rằng Aimee sẽ thất bại chỉ để họ có thể có được tòa nhà và biến nó thành một nhà hát.
Angelus Temple, Los Angeles, California – Đền thờ năm ngàn chỗ ngồi luôn đầy ắp người bốn lần mỗi Chúa Nhật.
Nhưng Aimee không thất bại, và cuối cùng cô đã tự biến nó trở thành một nhà hát. Đó là một nhà hát cho Chúa.
Theo Aimee, cả quyển Kinh Thánh là một vở kịch thánh được dùng để giảng và minh họa một cách đầy kịch tính. Và chính nơi này là nơi cô tin rằng nhiều Hội Thánh thuộc các hệ phái đã đánh mất vị trí hàng đầu của mình. Aimee thật sự tin rằng Hội Thánh đã trở nên quá lạnh lẽo và nghi thức, trong khi lòng yêu thích giải trí của thế gian lại mang đến cho họ sự khích lệ, niềm vui và tiếng cười. Cô cũng cảm nhận đây là lý do mà rất nhiều Cơ Đốc Nhân đang đói khát sự giải trí. Tháng Bảy năm 1922, Aimee đặt tên Đền thờ Angelus là “HỘI THÁNH PHÚC ÂM FOURSQUARE” vì cớ khải tượng cô nhận được trong lúc giảng chương đầu của sách Ê-xê-chi-ên. Ngày ký tên đầu tiên trong hội của cô đã sản sinh ra một ngàn mục sư. Mỗi tuần có hai buổi nhóm được biệt riêng ra ở Đền thờ để cầu nguyện cho người bệnh. Dù cô đã có hai mươi bốn trưởng lão phụ giúp, Aimee vẫn tự tổ chức hầu hết các buổi nhóm này cho đến khi cô qua đời năm 1944.
Các kết quả chữa lành ở Los Angeles gây sửng sốt, nhưng chúng lại ít được quần chúng quan tâm hơn là các chiến dịch quốc gia của Aimee. Trong các buổi nhóm lớn hơn ở Đền thờ, sự tập chú là chinh phục linh hồn và đào tạo người chinh phục linh hồn.
MỘT VÀI CÂU CHUYỆN VỀ ĐỀN THỜ
Không nghi ngờ gì, Đền thờ Angelus là một nơi rất bận rộn. Aimee có một tháp canh cầu nguyện được vận hành trong hai mươi bốn giờ một ngày. Cô cũng thành lập một ban hát một trăm người và một ban kèn đồng gồm ba mươi sáu người. Nơi thánh đó đầy ắp tiếng nhạc trong mỗi buổi nhóm. Và cô mua các trang phục, đồ dùng sân khấu, và phong cảnh để nêu bật các bài giảng của cô ở Hollywood. Hầu hết những người Los Angeles biết rằng việc tham dự một buổi nhóm ở Đền thờ Angelus là một sự kiện khá quan trọng.
Aimee có một khiếu khôi hài nổi bật, và dù có nhiều sai sót trong những bài giảng minh họa đầu tiên của cô thì cô luôn làm tốt nhất có thể. Một lần kia, để cho có một cảnh Vườn Ê-đen thêm sống động, cô đã đặt một con vẹt đuôi dài từ lần đến thăm rạp xiếc. Nhưng cô không biết ngôn ngữ lỗ mãng và thô tục của nó trong lúc đang chuẩn bị cho phần trình diễn. Và ở giữa nhà thờ của mình, con vẹt đuôi dài đó đã quay sang phía cô và nói: “Ôi, cút xuống địa ngục đi.”
Năm ngàn người tham dự đứng yên trong sự không tin. Sau đó, như thể con chim đó muốn bảo đảm là mọi người đều nghe được tiếng của nó, nó nói thêm lần nữa! Nhưng Aimee không chịu thua đâu! Cô đã lợi dụng sai lầm này – như điều cô vẫn làm trong những tình huống khó xử – bằng cách tiếp tục “làm chứng cho con chim”, khích lệ nó hãy đáp ứng. Sau đó khi nó đáp lại những lời nói cũ đó, khán giả trở nên kích động! Cuối cùng, cô đã “thuyết phục” con chim thuê đó về đường lối Cơ Đốc thật bằng việc hứa cho nó một chỗ đậu trên thiên đàng vì đã dự phần trong buổi biểu diễn của cô.33
Dĩ nhiên, một số mục sư đã bắt bớ Aimee vì phương cách của cô.
Nhưng cô sẽ đáp trả họ công khai bằng cách nói:
“Hãy chỉ cho tôi một cách tốt hơn để thuyết phục những người sẵn lòng đến Hội Thánh và tội sẽ thử phương pháp của quý vị. Những xin vui lòng… đừng bảo tôi phải giảng cho những chiếc ghế trống. Chúng ta đừng phí thời gian để tranh cãi về phương pháp. Chúa sử dụng tất cả chúng ta. Có còn nhớ câu châm ngôn cho công thức của món thỏ hầm không? Nó bắt đầu bằng việc “trước tiên hãy bắt con thỏ của bạn.”34
SAO NHẤP NHÁY, TRƯỜNG KINH THÁNH & RADIO
Nhiều ngôi sao Hollywood quan tâm đến những gì Aimee nói. Những người tham dự thường xuyên ở Đền Thờ là Mary Pickford, Jean Harlow, and Clara Bow. Charlie Chaplin cũng có thể đến dự vài buổi nhóm của cô, và về sau trở thành bạn thân với nhà truyền giáo này. Thực tế, về sau Chaplin giúp Aimee lên trình diễn trong các bài giảng có minh họa của cô – và Aimee sẽ chỉ cho anh lẽ thật của cuộc sống.
Anthony Quinn cũng chơi trong ban nhạc của Aimee. Quinn ở cùng với Aimee trước lần trình diễn tuyệt vời đầu tiên của anh như một diễn viên. Khi Quinn còn là một thiếu niên, Aimee đã dẫn anh đi như người phiên dịch cho cô ở buổi truyền giảng tiếng Tây Ban Nha. Diễn viên nổi tiếng thế giới này về sau đã kể lại một trong những giây phút tuyệt vời nhất của cuộc đời anh là khi Aimee để ý đến anh. Và anh đã viết:
“Nhiều năm sau, khi tôi nhìn thấy nhiều nữ diễn viên tuyệt vời đang làm việc, tôi sẽ so sánh họ với bà ấy… Ingrid Bergman… Katharine Hepburn… Greta Garbo… tất cả đều thiếu cú điện giật đầu tiên mà Aimee Semple McPherson đã gây ra trong tôi.”35
Vào tháng Hai năm 1923, Aimee mở trường chức vụ của cô mà cuối cùng được biết đến như là Trường Kinh Thánh L.I.F.E. (Lighthouse of International Foursquare Evangelism; tạm dịch là: Ngọn hải đăng của chức vụ truyền giáo quốc tế Foursquare) Aimee là một giáo viên nhiều người mong ước.
Ở trường, “chị”, khi phong trào này gọi cô như thế, được dùng như một giáo viên và để cởi mở bày tỏ những điểm yếu lẫn điểm mạnh của cô với các học viên. Các tác giả Cơ Đốc yêu thích của cô là Wesley, Booth và một nhà truyền giáo người Canada tên là Albert Benjamin Simpson. Aimee thường trích dẫn những người này và dạy từ những tác phẩm của họ.
Thỉnh thoảng cô sẽ kiểm tra học viên bằng cách rời lớp sớm và bảo họ hãy ở lại và cầu nguyện. Sau đó cô sẽ trốn ở phòng trước. Khi các sinh viên rời đi, cô sẽ xem ai rời đi với vẻ ngớ ngẩn, và những người lưu tâm đủ để nhặt một mảnh giấy hoặc rác nào đó. Những người chú ý sẽ nhận được sự khen ngợi của cô vì cô tin rằng sự chú ý đến chi tiết sẽ sản sinh ra một người hầu việc Chúa có giá trị và nhạy bén.
Vào tháng Hai năm 1924, Aimee mở Đài phát thanh KFSG (Kall Four Square Gospel), với giấy phép của Ủy ban truyền thông liên bang từng cấp cho một người phụ nữ. Đó cũng là đài phát thanh Cơ Đốc đầu tiên từng được vận hành.
CÓ PHẢI AIMEE CHẾT KHÔNG?
Vào năm 1926, Aimee đang cần một kỳ nghỉ tốt, vì thế bà đến Châu Âu và Đất thánh. Hầu như suốt thời gian đó, cuối cùng cô cũng trở lại với việc giảng. Sau đó, vào thời điểm trở về năm 1926, vụ tai tiếng và cuộc tranh cãi lớn nhất của cô đã xảy ra. Vào ngày 18 tháng Năm, trong lúc tận hưởng buổi chiều ở bãi biển với thư ký của mình, Aimee đã soạn phần ghi chú cuối cùng cho bài giảng tối hôm đó. Cô đã nhờ thư ký gọi điện thoại cho Đền thờ, nhưng khi người thư ký quay trở lại thì Aimee đã biến mất. Nghĩ rằng Aimee đã đi bơi, nên người thư ký xem ngoài biển, sau đó thông báo cho các nhà chức trách.
Hơn ba mươi hai ngày sau, sự mất tích của Aimee đã trở thành tin tức nóng nhất trên thế giới. Các bãi biển của Los Angeles đều bị lục soát và thậm chí tìm kiếm dấu vết của cô ở tận ngoài khơi. Nhưng họ không tìm được gì cả.
Trong lúc chờ đợi, một lá thư tiền chuộc được gửi đến cho Đền Thờ Angelus với giá 25 ngàn đô. Minnie vứt nó đi cùng với những thư rác bây giờ đang đổ vào. Và một lá thư khác đến từ một nguồn khác đòi 500 ngàn đô và đám đông trở nên rối tung. “Việc trông thấy Aimee” là mệnh lệnh của thời đó. Một lần nọ, người ta đã báo cáo là trông thấy cô mười sáu lần trong cùng một ngày, từ bờ biển này sang bờ biển khác.
BỊ BẮT CÓC!
Cuối cùng, buổi nhóm tưởng niệm được sắp xếp cho Aimee ở Đền thờ Angelus vào ngày 20 tháng Sáu. Ba ngày sau buổi nhóm đó, Aimee bước đến Douglas, Arizona từ sa mạc ở Agua Prita, Mexico.
Khi được hỏi về việc cô đã ở đâu, Aimee bảo với mọi người rằng một người nam và một người nữ đã đến với cô để nhờ cầu nguyện cho đứa con đang hấp hối của họ vào ngày ở bãi biển sau khi thư ký của cô rời đi. Cô nói người phụ nữ đó khóc và rồi người nam đó choàng áo khoác để che áo tắm của cô với hy vọng cô sẽ đồng ý. Sau đó, cô đồng ý giúp cặp vợ chồng này và theo họ lên xe. Aimee giải thích cô đã làm điều này nhiều lần trong chức vụ của mình như thế nào, và nghĩ chắc không sao.
Nhưng khi ba người họ ra xe, Aimee để ý thấy là chiếc xe đang nổ máy. Cô kể có một người ngồi cầm lái và người phụ nữ làm điệu bộ như người mẹ bước vào xe trước cô. Sau đó cô được người giả làm cha bảo hãy vào trong xe khi ông ta thô lỗ đẩy cô vào. Điều kế tiếp cô biết là một ai đó đã nắm phía sau đầu của cô và người phụ nữ đó một miếng giấy thấm thuốc mê đặt lên mặt của cô.
Khi Aimee tỉnh dậy, cô thấy mình đang bị giam trong một cái lều bởi một người phụ nữ và hai người đàn ông. Cô kể rằng họ đã đe dọa cô, cắt một ít tóc của cô và đốt các ngón tay cô bằng điếu xì-gà. Cô cũng kể rằng khi họ đem cô đến một nơi khác, hai người đàn ông đó rời đi, và cô có thể trốn thoát khi người phụ nữ đó đi mua sắm. Người phụ nữ đó đã trói Aimee bằng ga giường trước khi cô ta đi, nhưng Aimee đã có thể cắt đứt tấm ga đó bằng mép sắc bén của một cái hộp thức ăn. Khi được tự do, Aimee đã ra bằng đường cửa sổ, sau đó băng qua sa mạc trong nhiều giờ cho đến khi cô đến một túp lều nhỏ ở Douglas, Arizona.
Cuối cùng, khi cô nhận được sự hợp tác từ cảnh sát khi họ tin vào ‘lời tuyên bố’ về nhân thân của cô, Aimee đã gọi điện thoại cho Minnie ở Los Angeles. Nhung thậm chí Minnie đã không tin cô cho đến khi cô bày tỏ một bí mật mà chỉ Aimee có thể biết về đời sống riêng tư của họ.
BẠN NGHĨ GÌ?
Đêm hôm sau ở trong bệnh viện, khoảng năm mươi ngàn người chào đón Aimee quay trở lại Đền thờ Angelus. Nhưng sự thử thách của cô chỉ vừa bắt đầu.
Aimee đã cáo buộc và miêu tả những người bắt cóc cô, nhưng họ không bị bắt. Và khi cảnh sát hợp tác với cô trong nỗ lực vạch lại những bước chân trên sa mạc của cô, thì họ không tìm thấy căn lều nào trùng khớp với sự mô tả của cô.
Thế là Asa Keyes, công tố viên của tòa án khu vực Los Angeles, đã cáo buộc Aimee nói dối và nói nhiều điều làm mất uy tín của cô. Có người từng báo đã nhìn tháy cô trong một căn nhà gỗ ở Carmel cùng với chủ nhiệm chương trình phát thanh của cô, Kenneth Ormiston, và Keyes đã đưa ra những người làm chứng nhằm xác nhận sự thật này.
ờ màu của Foursquare
Đền Thờ Angelus
Tờ báo Los Angeles Times chụp hình lúc mọi người nói – “Ngợi khen Chúa!”
Năm ngàn chỗ ngồi*
Aimee và ban hát trình diễn một trong nhiều vở opera ở Đền thờ Angelus
Ngày đầy băng ca vào một buổi phấn hưng
Hàng ngàn người xếp hàng trong tang lễ của Aimee
Cho đến nay, những kẻ bắt cóc có thể đã được lưu tâm thì sự thật là Aimee có nhiều kẻ thù trong thế giới ngầm. Những tay anh chị có cả một mạng lưới khổng lồ trong việc mại dâm, mua bán ma túy, cho vay nặng lãi, và bán rượu lậu ở khu vực Los Angeles. Và Aimee đã chinh phục nhiều người quan trọng của họ về với Chúa.
Cũng đúng là Aimee thường mở các kênh trong đài phát thanh của cô cho phép những người mới tin Chúa kể lại kinh nghiệm cứu rỗi của họ. Nhưng khi những người trước đây từng làm việc trong thế giới ngầm tin Chúa lên đài phát thanh chia sẻ bài làm chứng của mình, thì thường họ không chỉ kể về việc họ tin Chúa – họ sẽ phơi bày những tội ác của những tổ chức trước đây của họ – nhiều lần gọi đích danh các tổ chức đó.
Câu chuyện bắt cóc của Aimee không bao giờ thay đổi. Thực ra, câu chuyện của cô là câu chuyện duy nhất không hề bị thay đổi. Nhiều phóng viên, thám tử và ủy viên công tố đã thay đổi sự tường thuật của họ hết lần này đến lần khác. Ngay cả những nhân chứng làm chứng chống lại Aimee cũng thay đổi lời khai của họ. Và khi họ làm thế, những lời buộc tội cô về sự suy đồi đạo đức, cản trở công lý và âm mưu tạo ra bằng chứng giả của cô cuối cùng cũng đã suy yếu.
Một số chú giải thú vị bên lề liên quan đến xì-căng-đan của Aimee bao gồm những thực tế về công tố viên Keyes là cuối cùng đã bị buộc phải đến San Quentin. Và công tố viên của Aimee về sau được phát hiện là đã chết. Phạm vi ảnh hưởng đã khiến nhiều người biết rằng thật sự đã có một đám đông có liên quan.36
CÓ PHẢI CÔ ĐÃ LÀM GÃY MŨI CỦA MINNIE?
Sau sự trở lại chức vụ của cô, Aimee đã mặc bộ áo choàng của một nhà truyền giảng sứ đồ thật sự. Cô thường xuất hiện ở những hộp đêm, vũ trường, quán bi-da, và các trận đấu quyền anh để thông báo về buổi nhóm của cô trong những thời gian tạm nghỉ của mình. Nhiều nhà quản lý như nhà quảng cáo, và các khách quen của họ quý mến cô.
Aimee không sợ những tội nhân trong thế gian, và bây giờ cô tìm kiếm thậm chí với sự nhiệt tình lớn hơn để đem Chúa Giê-xu đến nơi họ đang ở. Cô nghĩ rằng thật buồn cười khi quá nhiều Cơ Đốc Nhân dựng hàng rào cho việc đâu là những nơi Phúc âm cần được rao giảng và những nơi không được.
Nhưng khoảng cuối năm 1926, hết vụ kiện này đến vụ kiện khác tấn công cô, và những người tài trợ cho cô đã bao gồm cô trong đủ loại dự án kinh doanh. Khi các kế hoạch của họ thất bại, sự đổ lỗi và các hóa đơn chưa được thanh toán đều đổ dồn trên Aimee. Nhiều công tố viên dường như chỉ khiến mọi thứ tệ hơn. Và hơn thế nữa, Aimee thật sự cần một người bạn. Cô cần một ai đó mà cô tin tưởng. Dường như mọi người mà cô từng thân thiết đều phản bội hoặc bị tiều tụy dưới sự chỉ trích.
Ngay cả bà Minnie, mẹ của Aimee, bây giờ cũng dao động trong việc hỗ trợ con gái mình. Minnie cứ đi tới đi lui giữa vai trò của bà như một người mẹ tận tâm và giúp đỡ, và một người giám sát ác ý về một chức vụ mà bà không hiểu được. Bà luôn nhanh chóng chỉ trích con gái mình khi bà nhìn thấy mọi thứ cách khác biệt. Và không lâu sau bà cũng làm điều này một cách công khai.
Aimee luôn tôn kính mẹ mình nơi công cộng, nhưng khi Minnie xuất hiện trước mọi người với những cú đấm mạnh của bà, thì mọi chuyện đi đến mức không chịu nổi. Bây giờ chính mẹ của Aimee đang tranh đấu với cô nơi công cộng, cô cảm thấy hoàn toàn bị phản bội. Và Hội Thánh bắt đầu chia rẽ. Những người phục vụ dưới Minnie bị giằng xé trong sự trung thành của họ, trong khi Ban Trưởng lão của Đền thờ đứng về phía của Aimee. Thực tế, khi đến hồi kết thúc, các trưởng lão đã giúp đỡ để soạn ra “kế hoạch nghỉ hưu lâu dài” cho Minnie.
Kỳ diệu là, giữa tất cả những điều này, Aimee đã sáng tác vở opera đầu tiên của cô vào năm 1931 và đặt tên nó là Regem Adoratge, hoặc, Thờ phượng Vua. Vở opera này xảy ra sau một chuyến viếng thăm khác đến Xứ Thánh. Nhưng cô lưỡng lự về nhà vào thời điểm này vì cớ sự khó khăn gia tăng với mẹ mình. Sự lo sợ của cô đã được chứng minh cách rõ ràng, vì khi cô về nhà, cô và Minnie phải giải quyết lần cuối cùng.
Một thực tế nổi tiếng khi Minnie tức giận với Aimee, những lời nói của bà rất tàn nhẫn và đầy ác ý. Nhưng đến lần cuối cùng trong những bất đồng nổi tiếng của họ, báo chí đã đưa tin rằng cuối cùng Minnie đã có một cái mũi bị bầm tím và phải băng lại. Tiêu đề đi kèm với hình ảnh trang bìa của bà đã dối trá ghi rằng: “MẸ AIMEE NÓI CÔ ĐÃ LÀM GÃY MŨI CỦA BÀ!”
Nhưng nhiều việc không giống như những gì được nhìn thấy. Thực ra, Minnie vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật tạo hình vào buổi tối họ tranh cãi với nhau, và về sau lại chối bỏ mọi chuyện.37Tất cả đều như nhau, chỉ vậy thôi. Minnie đã xong việc. Và bây giờ bà đã đi khỏi.
Tiếp theo việc bị ép “nghỉ hưu” của Minnie, hàng loạt nhà quản lý nộp hồ sơ để chiếm vị trí của cô. Cùng với các chi phí trong việc giải quyết với mẹ mình, sự chán nản, các vụ kiện, số nợ của Aimee nhanh chóng gia tăng. Thực ra, cô phải mất đến mười năm sau mới có thể giải quyết mọi vụ kiện và trả hết nợ. Và khi cuối cùng điều đó xảy ra, có một thông báo chúc mừng được đặt trên nóc Đền thờ.
CÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT RÔ-BỐT SINH HỌC
Nhưng sự căng thẳng này đã trở nên quá sức chịu đựng của Aimee. Và năm 1930, cô chịu sự suy sụp về mặt cảm xúc/thể lý hoàn toàn, và bị giam hãm trong một ngôi nhà tranh ở bãi biển Malibu dưới sự chăm sóc liên tục của một bác sĩ.
Tiếp theo sự thử thách mười tháng này, Aimee đã trở lại Đền thờ Angelus, và đã khôi phục đến một mức độ nào đó. Nhưng cô không bao giờ lấy lại được sức lực và sự mạnh mẽ mà trước đây cô từng có. Bác4sĩ3của Aimee giải thích vấn đề của cô bằng việc chỉ nói rằng cô “đã không thể có đủ sự nghỉ ngơi cần thiết.”38
Đến đầu năm 1931, Aimee rất cô đơn. Cái giá cho sự nổi tiếng quá cao, cô chẳng có người bạn thân nào và cô rất cần tình bạn.
Rolf kết hôn với một sinh viên trường Kinh Thánh giữa năm đó, và Aimee đã phấn khởi. Sau đó vào ngày 13 tháng Chín năm 1931, cô tái hôn. Lúc này, người chồng thứ ba của cô là ông David Hutton. Có người nói rằng vì cớ sự cô đơn của Aimee và nhu cầu về tình yêu thương và sự bảo vệ rất lớn đến nỗi cô tưởng tượng mọi ưu điểm đều ở trong người đàn ông này. Nhưng thực tế thì lại không phải thế.
Không lâu sau khi họ kết hôn, Hutton đã bị một người phụ nữ khác mà ông từng hứa sẽ kết hôn kiện ra tòa. Vụ kiện này kéo dài một năm, và quyết định của tòa đã chống lại ông.
Nhưng Aimee tiếp tục trong sự kêu gọi của mình khắp quốc gia. Cô trải nghiệm thành công lớn ở New England, khi có hàng ngàn người đến nghe cô giảng. Vì vấn đề sức khỏe, nên ngày 22 tháng Tư năm 1927, cô đã nộp đơn từ chức khỏi tư cách là mục sư của Đền thờ Angelus. Lời đề nghị này bị từ chối. Sau đó, vào tháng Giêng cô lên tàu đến Châu Âu, theo như lời khuyên của bác sĩ. Và một lần nữa, hàng ngàn người đã kéo đến các buổi nhóm của cô. Trong lúc cô vắng nhà, Hutton đã nộp đơn ly dị ở giữa xì-căng-đan.
NỮ HOÀNG CHIẾN TRANH THẦM LẶNG
Giữa những năm 1938 đến 1944 là những năm yên lặng cho Aimee. Báo chí rất ít nói về Aimee.
Aimee bị kiện bởi những nhân viên bất mãn phụ tá cho các mục sư, và bất kỳ ai khác nghĩ rằng họ có thể kiếm một đồng đô-la nhờ cô. Vì thế, cô thuê Giles Knight, một quản trị kinh doanh mới, để giữ cô khỏi được mọi người chú ý. Tất cả các phóng viên đều phải thông qua người đó để gặp cô, và mọi người đều bị từ chối. Aimee chỉ thông báo cho Knight biết cô ở nơi nào, sau đó ở ẩn để sống một cuộc sống ẩn dật nửa chừng.
Rolf McPherson vẫn nói lời tốt đẹp về Knight vì sự phục vụ cho mẹ anh đã mang lại nhiều bình an cho gia đình.
Nhiều nỗ lực của Aimee trong những năm này được dành cho việc chăn bầy, huấn luyện những người hầu việc Chúa tương lai, thiết lập hàng trăm Hội Thánh và sai phái nhiều giáo sĩ đi khắp thế giới. Nhưng đến năm 1942, cô cũng dẫn một ban nhạc chuyên dùng nhạc khí bằng đồng và bộ gõ cùng với màu cờ xuống Los Angeles để bán trái phiếu chiến tranh. Cô đã bán trái phiếu được 150 ngàn đô-la trong vòng một giờ, vì thế Bộ tài chính Hoa Kỳ đã tặng cho cô một tấm bằng biểu dương vì nỗ lực yêu nước của cô. Cô cũng thường xuyên tổ chức các buổi nhóm cầu nguyện tối thứ Sáu ở Đền thờ Angelus trong suốt Chiến tranh Thế giới II, nhận được lời cảm kích từ Tổng thống Roosevelt và thống đốc bang California vì đã làm điều đó.
NGƯỜI VĨ ĐẠI YÊN NGHỈ
Đến năm 1944, sức khỏe của Aimee rất yếu. Bà đã bị nhiễm vi khuẩn vùng nhiệt đới trong những chuyến đi truyền4g4iáo của mình. Vì thế vào tháng Hai năm đó, bà đã bổ nhiệm Rolf như là vị phó chủ tịch mới cho chức vụ. Rolf đã bày tỏ sự trung tín của mình và đã phục
vụ mẹ anh rất tốt trong nhiều năm qua. Thực tế, anh là người duy nhất ở lại với bà trong suốt thuận và nghịch cảnh.
Đến tháng Chín năm 1944, Rolf bay đến Oakland cùng mẹ của mình để cung hiến một Hội Thánh mới. Có một sự tắt đèn tạm thời trong thành phố vì cớ chiến tranh, vì thế Aimee và Rolf dành buổi tối đó với nhau trong căn phòng của bà để trò chuyện về chức vụ và gia đình. Nhiều đám đông lớn và công tác chức vụ này luôn làm Aimee phấn khởi, vì thế bà ở trong tinh thần rất phấn chấn. Khi buổi tối đó đến lúc kết thúc, Rolf hôn mẹ mình và chúc ngủ ngon, sau đó rời khỏi phòng.
Aimee đã bị chứng mất ngủ khá lâu. Bà vẫn luôn uống thuốc an thần từ bác sĩ của mình, và hiển nhiên bà đã uống vài viên để đi ngủ vào tối hôm đó. Có lẽ bà không biết mình nên uống bao nhiêu, và bà đã sắp lịch giảng vào ngày hôm sau. Vì vậy bà quyết định là mình cần phải ngủ nhiều hơn.
Theo như các bác sĩ, khoảng bình minh là lúc Aimee cảm biết có gì đó không ổn. Nhưng thay vì gọi cho Rolf, bà đã gọi cho bác sĩ của mình ở Los Angeles. Ông ấy đang có một ca phẫu thuật nên không nghe máy. Vì thế, bà gọi cho một bác sĩ khác, là người đã giới thiệu cho bà bác sĩ Palmer ở Oakland, California. Nhưng trước khi bà có thể gọi cuộc điện thoại thứ ba, Aimee đã hôn mê.
Lúc 10 giờ sáng, Rolf cố gắng đánh thức mẹ mình và phát hiện ra bà đang nằm trên giường thở cách khó nhọc. Không thể gọi bà dậy, anh đã gọi cho bên y tế. Nhưng đã quá trễ, nên vào ngày 27 tháng Chín năm 1944, Aimee Semple McPherson đã về với Chúa. Bà qua đời ở tuổi năm mươi ba.
Thi thể của Aimee được đặt trong Đền thờ Angelus trong ba ngày và ba đêm khi sáu ngàn người nối đuôi nhau đến viếng để bày tỏ lòng kính trọng cuối cùng. Sâu khấu là nơi đặt quan tài mở của bà, chỗ ban nhạc, và hầu hết các lối đi giữa các dãy ghế của Đền thờ Angelus đều phủ đầy hoa. Năm chiếc xe chở đầy hoa đã phải rời đi.
Sau đó, vào ngày sinh nhật của Aimee, ngày 9 tháng Mười năm 1944, một đoàn xe hộ tống gồm sáu trăm xe ô tô lái đến Công viên Tưởng niệm Forest Lawn là nơi Tướng Lãnh mặt trận của đạo quân của Đức Chúa Trời đã được yên nghỉ. Nghĩa trang đó đã chứa hai ngàn người, cùng với một ngàn bảy trăm mục sư Foursquare là những người Aimee từng phong chức.
Toàn bộ câu chuyện về Aimee Semple McPherson không thể kể hết chỉ trong một chương sách. Như những tướng lãnh vĩ đại khác của Đức Chúa Trời, chỉ có thiên đàng mới có thể bày tỏ hết mọi điều bà đã làm được. Nhưng vì mục đích của chúng ta ở đây, hãy để tôi nói rằng trong cuộc đời của bà, Aimee đã sáng tác 175 bài hát và thánh ca, nhiều bài opera, và mười ba vở kịch Kinh Thánh bùng nổ và giảm mạnh. Bà cũng đã giảng sáu ngàn bài giảng và giúp cho hơn 8000 mục sư tốt nghiệp từ trường Kinh Thánh L.I.F.E. Cũng theo thống kê trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, một ai đó và khoảng nửa triệu người đã nhận được sự giúp đỡ từ chức vụ của bà. Và ngày nay, hệ phái Foursquare vẫn đang tiếp tục trình bày lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời như họ từng n4hậ5n được từ Chị McPherson, trong lời Tuyên xứng Đức tin ban đầu của Foursquare Gospel. Bốn cạnh đó là: “Chúa Giê-xu là Cứu Chúa, Chúa Giê-xu là Đấng chữa lành, Chúa Giê-xu là Đấng làm báp tem trong Đức Thánh Linh và Chúa Giê-xu là Vị Vua sẽ đến.”
HƯỚNG ĐẾN VẬN MỆNH CỦA BẠN
Để kết luận, tôi muốn tập chú vào một điểm quan trọng mà Aimee luôn nhấn mạnh với các sinh viên trường Kinh Thánh của bà:
“Hãy ở chính giữa con đường.”
Từ tất cả những gì bạn đã đọc về bà, câu nói này rõ ràng không phải đang nói đến việc thỏa hiệp. Chị Aimee đang nói về sức mạnh cần có để đứng vững vàng trong một chỗ. Và đối với bà, câu nói này mang ý nghĩa hai mặt.
Trước hết, bà nói rằng: hãy dạn dĩ trong xu thế chủ đạo của cuộc sống, nhưng đừng để thế gian rập khuôn trong khuôn mẫu của họ. Hãy tự do bày tỏ tình yêu và sự tự do mà Chúa Giê-xu đã mang đến trái đất này. Và hãy đứng vững vàng khi đối diện với áp lực, đừng bao giờ chùn bước khi đối diện với sự sợ hãi. Cũng hãy dạn dĩ thể hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời cho đời sống mình trong năng lực của điều mà thiên đàng đã kêu gọi bạn làm.
Thứ hai, hãy đam mê trong các ân tứ của Thánh Linh, nhưng đừng bao giờ quá mức. Đừng đe dọa đám đông chỉ vì bạn có quyền năng. Aimee thường dùng ví dụ về một chiếc xe và năng lượng của nó để nêu ra ý này. Dù nó có thể dễ dàng đi được tám dặm trong một giờ thì cũng sẽ rất ngốc nghếch khi một người rồ máy với tốc độ đó ở giữa một đám đông. Bà muốn nêu ra rằng quyền năng đến từ Đức Thánh Linh luôn ở đó, nhưng điều đó không có nghĩa là được sử dụng trong trong thời gian quá dài để thi hành chức vụ trong buổi nhóm của Chúa cho những người khác.
Điều Aimee đang muốn nói với chúng ta khi bà nói “hãy ở chính giữa con đường” là thế này: Việc quá mức có thể khiến bay phóng lên nhanh, nhưng cuối cùng sẽ nổ và rơi thẳng xuống đất. Đức tin của Cơ Đốc Nhân luôn là một nếp sống, vì vậy hãy chạy như chạy việt dã – không phải như chạy nước rút.
Bây giờ, hãy nhận lấy ngọn đuốc mà Aimee đã chuyển cho chúng ta, đừng chấp nhận làm người tầm thường của cuộc đời “tôn giáo”. Hãy làm rúng động thế giới của chúng ta cho Chúa bằng sự tự do, sự dạn dĩ và sự khôn ngoan mà Chúa đã ban cho bạn. Hãy đứng vững vàng ở “chính giữa con đường”, khi bạn hoàn thành định mệnh của mình trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
https://ebookcodoc.com/nhung-tuong-lanh-cua-duc-chua-troi/chuong-tam-aimee-semple-mcpherson.html