Xin gioi thieu voi moi nguoi bai hat Mot ngay co Chua
Phần lớn trong chúng ta thấy khó khi cầu nguyện cho ai đó được cứu vì chúng ta không biết phải nói gì, “Chúa ơi, xin hãy cứu người này.” Chúng ta cảm thấy thật ngu dại khi cứ cầu nguyện cùng một lời như thế lặp đi lặp lại nên chúng ta thường hay bỏ cuộc và ngưng cầu nguyện. Tuy nhiên, loại cầu nguyện này liên hệ đến bốn lĩnh vực : cá nhân, người làm chứng, lời Chúa và sự phấn hưng. Khi chúng ta học cầu nguyện cụ thể trong những lĩnh vực này, lời cầu thay của chúng ta sẽ trở nên đầy thách thức và hiệu quả.
Để bắt đầu, chúng ta cầu nguyện cho cá nhân đó bằng cách nêu tên, xin Chúa làm năm điều trong đời sống người đó. Trước hết, chúng ta xin Chúa thánh hóa người đó. Điều này nghe hơi lạ nhưng đây là cách Chúa bắt đầu công việc cứu chuộc trong đời sống của từng cá nhân. Ngài luôn luôn thánh hóa hay «biệt riêng» người đó cho sự cứu rỗi trước khi Ngài cứu rỗi người đó.
Kinh Thánh dạy rõ lẽ thật này trong 1Phi-e-rơ 1:2, “đã được chọn lựa theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Cha và được thánh hóa bởi Đức Thánh Linh để vâng phục và được rảy huyết của Chúa Cứu Thế Giê-su.” Chúng ta thấy cùng sự nhấn mạnh này trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-14, “Đức Chúa Trời đã chọn anh chị em từ ban đầu Ctd: như những trái đầu mùađể được cứu rỗi nhờ Thánh Linh thánh hóa và nhờ tin chân lý. . .”
Như là Đức Chúa Trời vẽ một vòng tròn vô hình quanh người đó và rồi bắt đầu đem ảnh hưởng của Ngài tác động người đó. Thật dễ để thấy rằng bất cứ điều gì đến “bên trong” cái vòng đó đều trực tiếp ảnh hưởng đến người đó. Khi chính Đức Chúa Trời bước vào cái vòng đó, nhiều điều kì diệu bắt đầu xảy ra, như bạn thấy khi bạn đọc lời làm chứng cá nhân ở phần sau của sách này.
Lẽ thật kì diệu này là lời khích lệ lớn lao cho những ai trong chúng ta cầu nguyện cho người khác vì chúng ta có thể an tâm rằng Đức Thánh Linh là Chúa của mùa gặt lu-ôn luôn theo dõi người này, một khi Ngài thánh hóa người đó! Một sinh viên đại học, tự cho mình là vô thần, lần nọ đã viết cho C.S. Lewis giải thích rằng anh đã quen biết với một số sinh viên cơ đốc đã làm chứng sốt sắng cho anh về đức tin của họ. Một số điều họ nói đã làm cho anh phải suy nghĩ; anh đang trải qua một sự tranh chiến dữ dội. Tiến sĩ Lewis suy nghĩ gì? Lewis viết hồi âm : “Tôi nghĩ anh đã “cắn câu” rồi – Đức Thánh Linh đang theo dõi anh. Tôi đoán là anh không thể trốn thoát nổi” (Dunn 118).
Bây giờ chúng ta xin Chúa chúc phước cho người đó. Khi Chúa Giê-su sai các môn đồ vào “mùa gặt của Ngài,” Ngài ban cho họ những lời dạy cụ thể là “Trước hết hãy nói, ‘Bình anh cho nhà đó’” (Lu 10:1-5). Vì luôn luôn là chính sự tốt lành của Đức Chúa Trời dẫn người ta đến sự ăn năn (Rô 2:4). Nên bắt buộc là chúng ta xin Chúa ban phước cho họ.
Nhưng đôi khi lời cầu nguyện của chúng ta cho người khác được cứu không mang lại kết quả nhanh chóng, chúng ta có khuynh hướng thất vọng và thiếu kiên nhẫn, thầm ước ao Chúa “dùng roi hoạn nạn dạy cho họ một bài học.”
Khi dân chúng làng Samari khướt từ Chúa, các môn đồ muốn Chúa thiêu đốt họ. Ngài quở các môn đồ, rằng, “Các ngươi không biết điều gì cảm các ngươi. Vì Con Người đến không phải để tiêu diệt con người mà để cứu rỗi” (Lu 9:52-56). Nếu chúng ta muốn sánh với Cứu Chúa yêu dấu của chúng ta, chúng ta phải liên tục ước ao điều tốt nhất của Ngài dành cho mọi người. Chúng ta nên đặt biệt xin phước lành tốt nhất của Ngài đến trên những người mà chúng ta cầu nguyện.
Thứ ba, chúng ta xin Chúa cáo trách người đó, vì sự cáo trách thật cần thiết cho sự cứu rỗi. Chỉ Đức Thánh Linh mới có thể cáo trách ai đó nên chúng ta hãy nài xin Giăng 16:8-11 trong lời cầu nguyện của chúng ta. Về căn bản sự cáo trách nghĩa là cáo trách về lỗi lầm. Lỗi lầm hay nan đề của người hư mất nằm ở chổ “không tin Chúa Giê-su” và đây là TỘI mà Đức Thánh Linh cáo trách (Gi 16:9).
Người ta đều biết “tội” của họ là gì, ngoại trừ tội không tin Chúa Giê-su. Vì đây là tội duy nhất kết án người ta xuống địa ngục nên satan che mắt con người về tội này. Vì thế, Đức Thánh Linh cáo trách hay thuyết phục người hư mất về mỗi tội này, bày tỏ cho họ thấy Chúa Cứu Thế Giê-su trong sự vinh hiển của Ngài để họ có thể được cứu. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng sự cáo trách không tự động đảm bảo sự cứu rỗi. Như Phao lô “giải thích về sự công chính, sự tiết độ và phán xét hầu đến, Phê-lít run sợ . . .” (Công vụ 24:25). Nhưng không có bằng cớ trong Kinh Thánh cho thấy ông ta được cứu.
Kế tiếp, chúng ta xin Chúa soi sáng tâm trí người đó về lẽ thật. Ngay cả sau khi một người bị thuyết phục về nhu cầu cần được cứu, một tâm trí bị che mắt khỏi Phúc âm có thể vẫn còn đóng kín với ánh sáng của Phúc âm vinh hiển của Chúa Giê-su và người đó vẫn còn sốngtrong tối tăm thuộc linh (2 Cô 4:6). Một khi tấm lòng và tâm trí đã được mở ra với lẽ thật, Chúa dùng cơ đốc nhân giải thích Phúc âm cho người đó. Dù hoạn quan Ê-thi-ô-pi là người tìm kiếm chân lí, và đã đến Giê-ru-sa-lem thờ phượng Chúa cách công khai và cũng có Kinh Thánh, ông nhìn nhận rằng ông không thể hiểu “ngoại trừ có ai đó hướng dẫn tôi” (Công vụ 8:26-39).
Câu chuyện hấp dẫn nhất là câu chuyện của Cọt-nây (Công vụ 10). Ông là người “tin kính và cả nhà ông đều kính sợ Chúa, bố thí cho người ta và cầu nguyện với Chúa luôn.” Này, ông còn tốt hơn nhiều cơ đốc nhân mà chúng ta biết, tuy nhiên, ông vẫn còn hư mất – ông không hiểu con đường cứu rỗi. Ông được một thiên sứ dạy bảo hãy sai người mời Phi-e-rơ là người sẽ “cho ông biết ông nên làm gì.” Cọt-nây và người thân của ông rất mở lòng với Phúc âm nên ngay sau khi họ nghe “Đạo Chúa” thì Đức Thánh Linh giáng trên họ và họ được cứu đang khi Phi-e-rơ vẫn còn giảng!
Hãy xin Chúa mở trí mở lòng của người hư mất – Ngài sẽ làm! Sau đó, người ta sẽ được cứu cách kì diệu.
Giờ thì chúng ta sẵn sàng để xin Chúa cứu người đó. Tuy nhiên, chúng ta phải sẵn sàng để Chúa làm bất cứ điều gì cần thiết xúc tiến sự cứu rỗi của người đó, vì Đức Chúa Trời đã sắp đặt các biến cố trong đời sống người đó nhằm đem người đó đến sự ăn năn.
Khi chú giải về Luca 19:10, “Vì Con Người đến tìm và cứu kẻ bị hư mất,” Chafer có nói, “Đây còn hơn là cố gắng tìm người chưa được cứu, vì họ có mặt khắp mọi nơi. Từ ngữ này gợi ý một sự chuẩn bị của Chúa cho người chưa tin để đem họ đến sự thay đổi theo những điều kiện cần thiết để được cứu rỗi.” (Chafer 3-4).
Gia đình của Tony Fontenot đã cầu nguyện cho anhtin Chúa nhiều năm. Lời cầu nguyện của họ dường như vô dụng cho đến ngày 22, tháng Năm, 1982. Vào cái ngày định mệnh đó anh bị tai nạn máy bay và súyt chết. Đức Chúa Trời đã làm anh thức tỉnh và phần còn lại thật dễ dàng!
Lần nọ có một người chuẩn bị đón nhận Phúc âm, cần ai đó chia sẻ Phúc âm cho anh ta. Điều tự nhiên phải làm là cầu nguyện xin Chúa sai ai đó làm việc này. Sự thật thì đây là điều mà Ngài bảo chúng ta làm, “Mùa gặt thật trúng, nhưng thợ gặt thìýt. Vậy, hãy cầu xin Chúa mùa gặt sai thêm thợ gặt vào đồng lúa của Ngài.” (Mat 9:37-38).
Vì những con gặt quáýt, nghĩa là “ít về mức độ, tầm mức, số lượng, thời gian hay giá trị” (Strong’s Dictionary), chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa giúp trong lĩnh vực này. Trước hết chúng ta cầu xin Ngài sai thêm con gặt. Từ Hy-lạp “ekballo” có ý niệm dùng đến sức mạnh – đẩy ra, ném ra, quăng ra.
Hãy nhớ Chúa gặp khó khăn khi sai Giô-na đến Nin-ive giảng Lời Ngài? Ngài “buộc” ông phải đi. Một tình huống tương tự xảy ra khi hội thánh do dự trong việc phổ biến Phúc âm bên ngoài ranh giới của họ. Chúa cho phép một “Trong lúc ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem bắt đầu bị bắt bớ dữ dội.” (Công vụ 8:1), nhưng “Ngoại trừ các sứ đồ, tất cả các tín hữu đều phải chạy tan lạc trong khắp miền Giu-đê và Sa-ma-ri.” (Công vụ 8:4).
Vì những con gặt không chỉ ít về số lượng mà cònýt về thời gian và giá trị, chúng ta xin Chúa trang bị cho họ những phẩm chất nhằm khiến họ thành chứng nhân hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng tất cả sự trang bị đến qua Đức Thánh Linh. Samuel Chadwick nói, “Quyền năng của Đức Thánh Linh không thể phân cách khỏi thân vị của Ngài . . . Đức Chúa Trời không để thất thoát thuộc tính của Ngài. Quyền năng của Ngài không thể cho mượn.Nó không thể tách khỏi sự hiện diện của Ngài . . . Ngài không chỉ là Đấng ban cho quyền năng, Ngài dùng tới quyền năng. Không ai có thể làm điều đó” (Chadwick 89).
Đây là lí do Chúa Giê-su truyền lệnh cho các môn đồ hãy chờ đợi ở thành Giê-ru-sa-lem cho đến chừng «các ngươi sẽ chịu báp tem trong Đức Thánh Linh» (Công vụ 1:4-5). Rồi Ngài phán với họ, «Nhưng các con sẽ nhận lãnh quyền năng khi Đức Thánh Linh đến trên các con, và các con sẽ làm nhân chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến tận cùng quả đất.” (Công vụ 1:8).
Dù sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là quyền thừa kế của chúng ta (Công vụ 2:38-39), hội thánh biết rấtýt về “quyền năng vĩ đại lớn lao dành cho chúng ta là kẻ tin” (Êph 1:19). Hậu quả là những linh hồn quanh chúng ta đang lao xuống địa ngục vì chúng ta bất lực không giúp gì được họ nếu không mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh. Vì thế, chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa đầy dẫy các công nhân của Ngài bằng Đức Thánh Linh, trang bị họ bằng quyền năng (khả năng và sức mạnh), sự can đảm (Công vụ 4:31), sự khôn ngoan (Châm 11:30), sự nhiệt thành (Cô 4:12-13), lòng trắc ẩn (Giu-đe 22-23) và sự hiểu biết thiên thượng (Giê 33:3). Và kết quả là nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi!
Sau khi chúng ta đã cầu nguyện cho những người được cứu và để các nhân sự làm chứng cho họ, bấy giờ chúng ta cầu nguyện để lời Chúa được chia sẻ cho họ. Lí do làm việc này gồm hai điều : trước hết, không ai được cứu nếu không nghe lời Chúa (Rô 10:14) và thứ hai, satan ghét lời Chúa, liên tục tấn công lời Chúa, dùng mọi nỗ lực quỷ quyệt của nó ngăn cản người ta không nhận lời Chúa. Vì cần lời Chúa để cáo trách (Công vụ 2:37), để giải phóng (Gi 8:32), và để cứu rỗi (1Phi 1:23) người hư mất, satan cựclực chống đối lời Chúa qua sự xao lãng (Lu 8:11-15), dựng các đồn lũy (2Cô 10:4-5), và dùng sự giả trá (2Cô 11:3-4).
Lời Chúa đối với satan như thuốc tê đối với siêu nhân – nó làm cho hắn yếu ớt và bất lực. Nó cũng làm cho nước của nó thu hẹp khi giải phóng các nô lệ của nó vì “Các ngươi sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Gi 8:32). Nhưng hãy để ý, không phải lẽ thật giải phóng bạn mà lẽ thật mà bạn biết. Nên satan làm mọi cách có thể để giữ không cho người ta biết lẽ thật.
Khi giải thích dụ ngôn của người gieo giống cho các môn đồ Ngài, Chúa Giê-su phán satan đến lập tức và cướp đi lời Chúa trước khi người đó hiểu được (Mác 4:15). Đây là lí do thật cần thiết chúng ta cầu nguyện để lời Chúa được chia sẻ cho người hư mất.
Khi cầu nguyện để Chúa dùng lời Ngài cứu rỗi người hư mất, chúng ta sẽ trình dâng năm nhu cầu cụ thể. Trước hết, Lời Ngài được “tự do” (2 Tê 3:1). Điều này đơn giản có nghĩa rằng lời Chúa không bị ngăn trở; rằng satan không cách nào ngăn cản sự vận hành của lời Đức Chúa Trời. Nó sẽ tìm cách ngăn cản lời Chúa bằng mọi cách nó nghĩ ra, cản ngăn và kiềm hãm không cho sứ điệp lời Chúa giảng ra, bóp méo lời Chúa, tiêu diệt Kinh Thánh, gieo rắc nghi ngờ về lời Chúa . . . và vân vân.
Kế đến, chúng ta cầu nguyện cho lời Chúa được tôn vinh (2Tê 3:1). Điều này có nghĩa là lời Chúa được tôn trọng và đánh giá cao giữa vòng những người nghe. Chúng ta sẽ có một sự tôn kính đối với lời Ngài khi chúng ta thấy rằng Ngài “tôn cao lời Ngài trên cả danh Ngài” (Thi 138:20. Thật ra, Đức Chúa Trời là lời Ngài hiện thân. “Ban đầu có Ngôi lời và Ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi là Đức Chúa Trời. . . Và Ngôi lời trở nên xác thịt và ngự giữa chúng ta. . .” (Gi 1:1,14).
Chúng ta cũng cầu nguyện cho lời Chúa được gia tăng (Công vụ 12:24), vì một trong những quy luật của mùa gặt là, “Ai gieo nhiều thì gặt nhiều” (2Cô 9:6).
Chúng ta cũng cầu nguyện cho lời Chúa được thắng thế hay phô bày sức mạnh (Công vụ 19:20). Giống như một hạt giống nhỏ có thể phá vỡ một lớp đất để đâm chồi nẩy lộc thì hạt giống lời Chúa được trồng trong tấm lòng cũng vậy.
Lời cầu nguyện tôi thích nhất đối với lời Chúa là lời Chúa sẽ kết quả. Công vụ 14:1 nói rằng các môn đồ “giảng, và vô số người cả do thái lẫn dân ngoại đều tin.”Chúng ta có thể nài xin Ê-sai 55:11, “Này, lời đã ra từ miệng Ta, sẽ không trở về cùng Ta vô hiệu quả, nhưng sẽ làm điều Ta đã định và hoàn thành việc Ta đã sai khiến nó.” Đức Chúa Trời muốn lời Ngài được kết quả; hãy xin Ngài biến lời Ngài kết quả thì bạn đang cầu nguyện theo ý muốn của Ngài và lời cầu nguyện của bạn sẽ được đáp lời!
Hãy để tôi nhắc bạn rằng Giu-đaých-ca-ri-ốt đã sống liên tục tiếp xúc với Lời hằng sống của Đức Chúa Trời nhưng ông đã chết và xuống địa ngục vì Chúa Giê-su phán, “Tốt hơn là người đó thà không sinh ra thì hơn” (Mác 14;21). Những người Pharisi – những con người sùng đạo nhất thời đó – thuộc lòng lời Chúa và có thể trích nhiều đoạn Kinh Thánh, nhưng họ xa cách Nước Đức Chúa Trời như bất cứ người nào.
Chúng ta phải hiểu rằng chỉ có Đức Thánh Linh mới làm sống động lời Chúa trong lòng người nghe thì người đó mới được cứu. Đây là lí do chúng ta phải cầu nguyện cho lời Chúa kết quả trong đời sống của những kẻ nghe!
Nếu chúng ta thật sự muốn nhìn thấy vô số được cứu thì chúng ta phải cầu nguyện cho sự phấn hưng. Câu Kinh Thánh kinh điển về sự phấn hưng bắt đầu cách này, “Nếudân sự Ta, là dân gọi bằng danh Ta hạ mình xuống và cầu nguyện . . .” (2 Sử 7:14). Loại cầu nguyện được nói đến ở đây là cầu thay – cầu nguyện cho người khác. Chỉ sau khi Gióp cầu nguyện (cùng một từ trong tiếng Hê-bơ-rơ ở trên) cho các bạn ông mà Chúa thay đổi tình huống của ông (Gióp 42:10).
Trong thời gian phấn hưng, tất cả lời cầu nguyện là nhắm vào người khác. Duncan Campbell mô tả sự phấn hưng là “một sự bão hòa Đức Chúa Trời” (Edwards 26). Khi người ta bão hòa Đức Chúa Trời, họ quan tâm đến người khác hơn là bản thân. Lòng trắc ẩn của Chúa cho các linh hồn trở thành lòng trắc ẩn của họ.
Hãy nghe Finney mô tả ưu thế của sự cầu nguyện trong thời gian phấn hưng : “Tôi đã nói nhiều lần chính linh cầu nguyện đã chiếm ưu thế trong các cuộc phấn hưng này là một đặt điểm nổi bật trong các buổi nhóm này. Thông thường những người mới tin Chúa hay cầu nguyện, và trong một số trường hợp, họ thường ở lại cầu nguyện suốt đêm, và cho đến khi thể xác mệt nhoài, vì nhiều linh hồn tin Chúa xung quanh họ. Đức Thánh Linh tác động rất mạnh lên tâm trí của cơ đốc nhân; và họ dường như cùng mang gánh nặng về những linh hồn đời đời, thay vì nói chuyện, họ quì gối cầu nguyện.
“Không chỉ các buổi nhóm cầu nguyện được nhiều người tham gia … nhưng có tinh thần cầu nguyện mạnh mẽ. Cơ đốc nhân cầu nguyện rất nhiều, nhiều người để nhiều giờ cầu nguyện riêng. Trong trường hợp có hai người trở lên thì hãy nhận lời hứa này: ‘Nếu hai người trong các ngươi hiệp một cầu xin bất cứ điều gì họ cầu xin, Cha ta trên trời sẽ làm cho họ’ và xem ai đó thành đối tượng cầu nguyện; và thật kì diệu tầm mức mà những lời cầu nguyện hướng tới. Sự đáp lời cầu nguyện được bày tỏ trong nhiều phương diện, không ai thoát khỏi sự cáo trách mà Đức Chúa Trờiđáp lời cầu nguyện mỗi giờ, mỗi ngày” (Finney 141-42).
Đọc qua các cuộc phấn hưng sẽ thấy ngay hàng trăm, hàng ngàn và thậm chí hàng triệu linh hồn tin Chúa trong những thời điểm này. Jonathan Edwards xem phấn hưng là phương cách chính Chúa dùng mở mang nước Ngài (Edwards 26). Vậy nếu bạn muốn thấy những linh hồn được cứu, hãy cầu nguyện xin phấn hưng!