Làm Thế Nào Để Đức Thánh Linh Dẩn Dắt
một khải tượng. Vào lúc 6h30 tối, Ngài bước vào căn phòng của tôi,Vào tháng hai năm 1959 tại ElPaso, Texass, Chúa hiện ra với tôi trong ngồi xuống chiếc ghế cạnh giường tôi, và nói chuyện với tôi khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi sẽ kể thêm về khải tượng trên trong sách này, nhưng trước tiên tôi muốn nhấn mạnh một điểm sau đây.
Hôm đó Ngài nói với tôi về chức vụ tiên tri (Êphêsô 4:11-12). Ngài nói:
“Ta không đặt để các tiên tri trong Hội Thánh để hướng dẫn Hội Thánh Tân Ước”. Lời Ta nói: “Vì tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa
Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời”. Bây giờ nếu con lắng nghe Ta, Ta sẽ dạy dỗ con cách nào để bước theo Thánh Linh của Ta. Sau đó Ta muốn con dạy cho dân sự Ta cách nào để được Thánh Linh dẫn dắt”.
Tôi rất xấu hổ vì tôi đã không dạy dỗ nhiều về đề tài này trong nhiều năm qua. Thỉnh thoảng tôi có nói đến sơ sơ, nhưng thực ra thì chưa khi
nào dạy về đề tài này cả.
Vì thế trong thời gian gần đây Chúa đã khuấy động lòng tôi và bây giờ tôi bắt đầu dạy nhiều hơn về đề tài này. Cuốn sách này là một phần của sự khuấy động đó.
Chương 1
NGỌN ĐÈN CỦA CHÚA
“Vì tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời” (Rô ma 8:14)
“Chính Đức Thánh Linh hiệp với tâm linh làm chứng cho chúng ta rằng chúng ta là con của Đức Chúa Trời” (Rôma 8:16)
“Linh tánh loài người vốn là một ngọn đèn của Đức Giê-hô-va, dò thấu các nơi ẩn bí của lòng” (Châm ngôn 20:27)
Con cái Chúa có thể trông mong để được Thánh Linh hướng dẫn. Một bản dịch khác của Châm ngôn 20:27 “tâm linh con người là ngọn đèn của Đức Giê-hô-va.” Câu này có nghĩa là: Đức Chúa Trời sẽ khai sáng chúng ta – Ngài dẫn dắt chúng ta qua tâm linh chúng ta.
Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta tìm kiếm sự dẫn dắt bằng những phương cách khác nhau hơn là cách mà Đức Chúa Trời đã nói. Và khi chúng ta làm
như vậy thì chúng ta lại gặp rắc rối. Đôi khi chúng ta suy xét cách dẫn dắt của Đức Chúa Trời bằng những thông tin mà các giác quan vật lý chochúng ta biết. Thế nhưng không có chỗ nào trong Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời có phán rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta thông qua các giác quan vật lý. Chúng ta thường hay nhìn sự việc theo quan điểm của lý trí và rồi cố gắng lý giải nó. Thế nhưng cũng không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta qua lý trí. Kinh Thánh không nói thân thể con người là ngọn đèn của Chúa, cũng không nói tâm trí con
người là ngọn đèn của Chúa. Kinh Thánh nói tâm linh con người là ngọn đèn của Chúa.
Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta – Ngài sẽ khai sáng chúng ta – qua tâm linh chúng ta.
Bây giờ trước khi chúng ta có thể hiểu được cách mà Đức Chúa Trời dẫn dắt và hướng dẫn chúng ta qua tâm linh, chúng ta phải hiểu được bản tính con người. Chúng ta cần hiểu rằng con người là một linh, có một hồn và sống trong một thân thể.
Chương 2
CON NGƯỜI – MỘT LINH THỂ ĐỜI ĐỜI
Đức Chúa Trời phán rằng: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như
hình Ngài: Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời.” (Sáng thế ký 1:26-27)
Con người là một hữu thể thần linh. Con người được sáng tạo theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu phán rằng Đức Chúa Trời là một thần
Linh (Giăng 4:24). Vì thế, con người phải là một linh thể.
Con người là một thể linh, có một hồn và sống trong một thân thể (1Têsalônica 5:23).
Khi thân thể con người chết đi, tâm linh vẫn tiếp tục sống. Phần tâm linh của con người là đời đời. Thần Linh thì không bao giờ chết, và con người là một tâm linh. Phaolô đang nói về cái chết thể xác ở đây:
Philip 1:23-24 “Tôi bị giằng co giữa hai đường: Tôi muốn ra đi để ở cùng Đấng Christ là điều tốt hơn. Nhưng tôi cứ ở lại trong thân xác,ấy là điều cần thiết hơn cho anh em”.
Phao lô vẫn còn sống. Dù ở trong hay ngoài thân xác, ông vẫn còn sống. Nếu ông còn sống trong xác thịt (thân xác) thì ông có thể dạy dỗ cho Hội thánh tại Philíp và trở thành một nguồn phước cho họ. Đối với tín hữu Philíp thì điều đó cần thiết hơn. Tuy nhiên, với Phaolô thì đi ở với Đấng Christ thì tốt hơn. Thật ra Phao lô muốn nói: “Một là tôi sẽ sống trong thân xác, hai là tôi sẽ đi về ở với Đấng Christ” – Ai sẽ đi?
“Tôi” sẽ đi. Phaolô không nói về thể xác ông. Thể xác của ông đã đi rồi. Điều mà ông đang nói ở đây là con người bên trong, tức tâm linh con người, hiện đang sống bên trong thân xác.
Đôi khi người ta hỏi “Liệu chúng ta có biết nhau trên Thiên đàng không? Tôi liền hỏi: “Ở dưới đất này chúng ta có quen biết nhau không?”.
Bạn thấy không, bạn là người sẽ về Thiên đàng. Nếu bạn quen biết nhau ở dưới đất, thì bạn sẽ quen biết nhau ở Thiên đàng. Bạn là người hiện
đang sống dưới đất và bạn cũng là người sẽ về Thiên đàng.
Phaolô nói: “Tôi sẽ đi về ở với Đấng Christ thì tốt hơn”. Tôi thích điều này! Nếu Phaolô về ở với Chúa là tốt hơn thì thật là phước hạnh. Do
đó, ông mới nói “thì tốt hơn”.
Một số tà giáo dạy rằng khi con người chết thì họ chết như con chó chết (Người Việt nam cho rằng: Chết là hết – ND). Không, con người không
chết như con chó. Con người không chỉ là thân xác, con người là một tâm linh, có một hồn và sống trong một thân xác. Một số khác thì lại cho
rằng khi con người chết là “an giấc”. Kinh thánh không dạy điều đó. Một số khác nữa cho rằng tâm linh con người chết đi thì nó sẽ luân hồi thành con bò, con chó, hay một người nào đó. Thuyết luân hồi là điều không đúng với Kinh thánh và là phi Kinh thánh. Hãy cứ bám lấy lời Đức Chúa Trời và như thế sẽ giải quyết tất cả những thắc mắc về vấn đề này. Phaolô nói: “Tôi muốn ra đi để ở cùng Đấng Christ là điều tốt hơn”.
Phaolô giảng cùng một lẽ thật và dạy cũng một sự kiện cho mọi Hội thánh. Ở đây ông dùng các từ ngữ khác nhau để dạy cùng một lẽ thật phước hạnh này cho Hội thánh tại Côrinhtô
2Côrinhtô 4:16 “Cho nên chúng tôi không nản lòng, trái lại dù con người bên ngoài của chúng tôi bị suy tàn, con người bên trong chúng tôi cứ đổi mới mỗi ngày”.
Có một con người bên trong, và cũng có một con người bên ngoài. Con người bên ngoài chỉ là ngôi nhà để bạn sống. Con người bên trong là con người thật của bạn. Con người bên trong không bao giờ già cỗi. Con người này được đổi mới mỗi ngày. Con người bên trong là con người tâm linh.
Tâm linh của chúng ta là gì? Hãy ghi nhớ mạch văn Kinh Thánh chúng ta dùng để giới thiệu. Rôma 8:14 nói “…tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời”.
Sau đó câu 16 cho chúng ta một ít cái nhìn về cách mà Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta “Chính Thánh Linh (Chính Ngài) cùng tâm linh chúng ta
đồng chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời”. Nói cách khác Thánh Linh của Đức Chúa Trời cùng làm chứng với tâm linh con người. Châm ngôn 20:27 nói: “Linh tánh (tâm linh) loài người là ngọn đèn của Đức Giê-hô-va…”
Theo các câu Kinh Thánh này thì Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta qua tâm linh chúng ta, do đó chúng ta phải biết tâm linh chúng ta là gì.
Jêsus nói với Ni-cô-đem: “…Nếu người nào chẳng được tái sanh, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3)
Ni-cô-đem vốn là con người tự nhiên nên chỉ có thể nghĩ theo cách tự nhiên. Vì thế ông nói: “Người đã già thì làm sao sanh lại được? Có thể nào vào trong lòng mẹ lần thứ hai mà sanh ra nữa sao?” (Giăng 3:4)
Jêsus không nói về việc sanh nở theo thể lý. Ngài phán: “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Linh là linh” (Giăng 3:6). Ngài đang nói về sự sanh lại tâm linh. Phần trong con người được sanh lại chính là tâm linh. Tâm linh con người nhận sự sống đời đời – sự sống của Đức Chúa Trời và bản tính của Đức Chúa Trời. Chính tâm linh con người đã trở thành tân tạo vật trong Đấng Christ. Phaolô gọi tâm linh con người là “người ẩn mật trong lòng”
1Phierơ 3:4 “Nhưng hãy lấy tâm linh nhu mì, yên lặng mà trang sức người ẩn mật trong lòng là sự trang sức chẳng hay hư nát, rất quí giá trước mặt Đức Chúa Trời”. (BNC)
Trong nhiều chỗ khác, khi Kinh Thánh nói về tấm lòng tức là nói về tâm linh. Đây là con người thật. Hiểu như thế sẽ giúp ích cho đức tin chúng ta. Trong Tân ước, chỗ nào dùng chữ tấm lòng thì có thể thay thế bằng chữ tâm linh, như vậy bạn sẽ hiểu rõ ràng những gì Kinh Thánh nói. Chính tâm linh con người mới được tái sanh.
2Côrinhtô 5:17 “Vậy nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người được dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi nầy mọi sự đều trở nên mới”. (BNC)
Câu này nói về con người bên trong, chớ không nói về con người bên ngoài. Khi bạn tái sanh và trở nên tạo vật mới bạn không nhận một thân thể mới. Con người bên ngoài vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. Nếu trước khi được tái sanh bạn bị sói đầu, thì sau tái sanh, bạn vẫn còn sói đầu. Nếu trước lúc tái sanh bạn có đôi mắt đen, thì sau tái sanh bạn vẫn có đôi mắt đen. Con người bên ngoài không thay đổi. Bạn thì phải thay đổi. Đức Chúa Trời không thay đổi con người bên ngoài. (Nhưng bạn thì phải thay đổi con người bên ngoài. Bạn sẽ tìm xem trong Kinh Thánh những gì Đức Chúa Trời muốn bạn thay đổi con người bên ngoài – rồi sau đó bạn làm theo). Đức Chúa Trời thay đổi con người bên trong. Ngài biến con người bên trong thành một tân tạo vật trong Đấng Christ, một tạo vật mới, một sự sáng tạo mới. (Ađam là sự sáng tạo cũ – ND)
Chương 3
CÓ Ý THỨC CỦA TÂM LINH
“…Nguyện tâm linh, tâm hồn và thân thể anh chị em được gìn giữ trọn vẹn, không có gì đáng trách…” 1Têsalônica 5:23
Trong đoạn Kinh Thánh này, Phaolô bắt đầu với phần bên trong của con người, tức tấm lòng của con người, là tâm linh và rồi mới đến con người
bên ngoài.
Tuy nhiên, nhiều người trích sai câu Kinh Thánh này. Họ nói thân thể hồn và tâm linh. Tại sao họ lại đặt thân thể trước? Bởi vì họ có một ý thức của thân thể (nhận thức xuất phát từ tâm linh – ND). Đối với những con người này thì những điều thuộc về tâm linh không quan trọng, vì thế họ luôn luôn nhấn mạnh đến thân thể trước.
Đôi lúc chúng ta có ý thức về hồn (lý trí) nhiều hơn bởi vì chúng ta sống quá nhiều trong lĩnh vực hồn.
Thế nhưng, con người là một hữu thể thần linh. Chúng ta cần phải có ý thức của tâm linh, khi chúng ta càng có ý thức của tâm linh thì những điều thuộc về tâm linh sẽ càng thực hữu hơn đối với chúng ta.
Nếu muốn được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, chúng ta phải có ý thức của tâm linh, còn không thì chúng ta sẽ không hiểu gì cả. Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua tâm linh chúng ta.
Hãy đặt tâm linh trước, hãy có ý thức của tâm linh, ý thức của con người bên trong. Hãy nhận biết rằng bạn là một hữu thể linh và bạn được Đức Chúa Trời sáng tạo thành một tạo vật mới trong Christ Jêsus. Điều này sẽ giúp bạn tăng trưởng về thuộc linh.
Cách đây nhiều năm tôi cũng nghĩ như thế, và tôi bắt đầu nói lớn tiếng với mình: Ta là một hữu thể linh, ta có một hồn, và ta sống trong một thân xác. Nói như thế sẽ giúp tôi càng có ý thức của tâm linh. Điều này cũng giúp ích cho đức tin của tôi, bởi vì đức tin thuộc về tâm linh, hay tấm lòng.
Chương 4
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÂM LINH VÀ HỒN LÀ GÌ?
“Vì Lời Đức Chúa Trời sống động và đầy năng lực, sắc bén hơn mọi gươm hai lưỡi, xuyên thấu, đến nỗi phân chia hồn với linh, cốt với tuỷ, xét đoán các tư tưởng, và ý định trong lòng người”. (Hêbơrơ 4:12)
Tâm linh và hồn không giống nhau.
Cách đây nhiều năm, khoảng đầu thập niên 50, tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ về đề tài này. Tôi mua sách của những Trường Kinh Thánh nổi tiếng, cả Trường Truyền Thống, để xem thử họ dạy về đề tài con người như thế nào. Nhưng không cuốn sách nào làm tôi thoả mãn. Thật ra các sách ấy dạy không thật sự đúng với Kinh Thánh. Nói như Kinh Thánh nói thì chỉ đúng “một phần” thôi. Tôi cũng hỏi các học giả Kinh Thánh và các mục sư trên khắp nước Mỹ về vấn đề này. Nếu tôi đề cập đến tên của họ thì chắc có lẽ bạn cũng biết. Tôi nghe có người hỏi một trong những vị mục sư nổi tiếng ngày nay rằng: “Sự khác biệt giữa giữa tâm linh và hồn là gì? Vị này ngạc nhiên trả lời: “Tôi nghĩ là nó giống nhau thôi.” Đó là câu trả
tôi nhận từ các vị học giả mà tôi hỏi.
Thế nhưng làm sao nó giống nhau được? Phaolônói: “bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, tâm linh và hồn được phân chia bởi Lời Đức Chúa Trời” (Hêbơrơ 4:12). Nếu bạn có thể phân chia nó thì nó không thể giống nhau được.
Tuy nhiên, chỉ có lời Đức Chúa Trời mới có thể phân chia linh và hồn là vì chúng ta không đào sâu trong Lời Chúa. Cách đây nhiều năm tại miền tây nước Mỹ, người ta đổ xô đi tìm vàng. Nhiều người tiến về miền tây. Họ muốn được giàu có nhanh. Nhiều người đãi được một ít thỏi vàng từ đất. Nhưng nếu bạn thật sự muốn được nhiều vàng thì bạn phải đào sâu. Điều này cũng đúng trong vấn đề thuộc linh: Bạn có thể phơn phớt trên bề
mặt của Kinh Thánh và đãi được một vàng đây đó – thỉnh thoảng cũng được một ít thỏi vàng. Nhưng nếu bạn thật sự muốn được nhiều vàng, bạn phải đào sâu trong Lời Đức Chúa Trời.
Trong 15 năm tôi đã phải đốt đèn suốt đêm để nghiên cứu kỹ đề tài này. Nếu nói là tôi muốn biết điều gì thì điều đó chính là sự khác biệt giữa tâm linh và hồn. Cuối cùng tôi đã trải qua tiến trình thanh lọc. Tôi viết xuống ý này: Nhờ thân thể tôi tiếp xúc với lĩnh vực vật lý (Điều này không có gì thắc mắc). Nhờ tâm linh tôi tiếp xúc với lĩnh vực thuộc linh. Như vậy thì chỉ còn một phần khác của con người tôi tiếp xúc với một lĩnh vực khác. Khi đó, tôi biết phần đó phải là phần hồn vì nhờ nó, tôi tiếp xúc với lĩnh vực của hồn (gồm có tình cảm và trí hiểu). Vì thế tôi viết: Nhờ hồn tôi tiếp xúc với lĩnh vực trí hiểu. Đây là một câu Kinh Thánh giúp tôi hiểu được điều đó.
1Côrinhtô 14:14 “Nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện nhưng tâm trí lại bất động”.
Bản Kinh Thánh The Amplìied dịch: “Vì nếu tôi cầu nguyện trong tiếng lạ, tâm linh (bởi Đức thánh Linh bên trong tôi) cầu nguyện, còn tâm trí thì không tạo ta kết quả…”
Sự hiểu biết – trí hiểu tự nhiên của con người chúng ta, là một phần của hồn chúng ta.
Để ý điều Phaolô nói: “Tâm linh tôi cầu nguyện, còn tâm trí tôi không kết quả.” Ông không nói: “Khi tôi cầu nguyện tiếng lạ là hồn tôi cầu nguyện”. Ông nói rõ rằng: “Khi cầu nguyện tiếng lạ thì tôi không cầu nguyện bởi hồn của tôi, tôi cầu nguyện bởi tâm linh – tấm lòng con người bên trong của tôi”. Bạn có nhớ những gì Jêsus phán không?
Giăng 7:37-39 “Đến ngày cuối của kỳ lễ, là ngày long trọng nhất, Đức Jêsus đứng dậy, lên tiếng gọi: Người nào khát hãy đến cùng Ta mà uống! Người nào tin ta thì sông nước trường sinh sẽ tuôn tràn từ cõi lòng mình, đúng như Kinh Thánh đã dạy. Đức Jêsus nói điều này để chỉ về Đức Thánh Linh vì Đức Jêsus chưa được hiển vinh”.
Jêsus nói kết quả của việc nhận lãnh Đức Thánh Linh là “sông nước hằng sống sẽ tuôn chảy từ trong lòng người”. Một bản dịch khác là: “những dòng sông nước sống sẽ tuôn ra từ con người bên trong”.
Có một em bé sáu tuổi, con gái của một vị mục sư Ngũ Tuần, đang cùng một số em khác đến dự một buổi nhóm phấn hưng. Một số em đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh và khởi sự nói tiếng lạ. Em gái sáu tuổi này ôm bụng, chạy đến thưa với mẹ “Mẹ ơi, mẹ ơi, tiếng lạ tuôn ra từ cái bụng của
con.”
Em bé này nói đúng Kinh Thánh đấy! Tiếng lạ phát ra từ bụng của em, tức tâm linh, hay con người bên trong của em. Đó là nơi phát ra tiếng
lạ. Đức Thánh Linh cư ngụ trong tâm linh bạn ban một thứ tiếng cho tâm linh bạn, rồi bạn nói lớn ra.
Bây giờ hãy cùng xem các câu Kinh Thánh này: “Linh tánh (tâm linh) loài người là ngọn đèn của Đức Giê- hô- va, soi thấu các nơi bí ẩn của lòng…”, “sông nước hằng sống tuôn ra từ trong lòng người đó…”
Tất cả sự dẫn dắt từ Chúa mà tôi nhận được đều đến từ tâm linh của tôi. Và phần lớn trong số đó tôi đều nhận được trong khi tôi cầu nguyện
tiếng lạ. Bạn có thể hiểu được tại sao tâm linh bạn được khuấy động khi bạn cầu nguyện trong tiếng lạ.
Một lý do, mà Hội Thánh khắp thế giới nói chung đã thất bại ê chề là vì họ chỉ cầu nguyện một loại cầu nguyện, tức cầu nguyện bằng trí hiểu,
hay bằng tâm trí. Các Cơ đốc nhân này nỗ lực chiến đấu cuộc chiến thuộc linh bằng khả năng lý trí.
Tôi đã học được điều này trong nhiều năm. Trong những lúc khủng hoảng cuộc đời, tôi đã học nhìn vào tâm linh bên trong tôi. Tôi đã học cầu nguyện trong tiếng lạ. Trong khi tôi cầu nguyện tiếng lạ, sự dẫn dắt đến từ bên trong tôi, ấy là vì tâm linh tôi hoạt động. Thân thể tôi không hoạt động, hồn (tâm trí) tôi cũng không hoạt động, ấy là qua tâm linh tôi mà Đức Chúa Trời dẫn dắt tôi.
Đôi khi tôi thông giải những gì tôi cầu nguyện trong tiếng lạ, và qua sự thông giải tôi nhận được sự soi sáng và sự hướng dẫn (1Côrinhtô 14:13). Phần lớn trường hợp thì không phải như vậy. Rất nhiều lần khi tôi đang cầu nguyện tiếng lạ, từ bên trong tôi cảm nhân một điều gì đó dức dấy trong tôi. Nó bắt đầu hình thành. Tôi không thể nói rõ nó là cái gì bởi vì lý trí của tôi không hiểu được. Nhưng bên trong lòng thì tôi biết là nên làm gì, tôi sẽ bước theo, tôi lắng nghe tâm linh tôi.
Bởi vì tâm linh con người là ngọn đèn của Chúa.
Chương 5
CỨU PHẦN HỒN
“Vì thế, hãy bỏ tất cả những điều ô uế, gian ác đang lan tràn, lấy lòng khiêm nhu nhận lấy lời Chúa đã trồng trong anh chị em là lời có khả năng cứu rỗi linh hồn anh chị em”. (Giacơ 1:21).
Tâm linh con người là phần được tái sanh trong con người. Đó là phần bên trong con người nhận sự sống đời đời, tức bản chất và sự sống của Đức Chúa Trời. Tâm linh con người trở thành tạo vật mới trong Jêsus Christ. Hồn không phải là con người bên trong. Hồn không được tái sanh. Việc cứu rỗi phần hồn là một quá trình.
Trước đây, Giacơ 1:21 thường làm tôi rối trí khi tôi là một mục sư thuộc giáo phái (truyền thống). Khi đó tôi chưa được đầy dẫy Đức Thánh Linh, tôi không hiểu biết như bây giờ. Tôi dùng chữ “tâm linh” và “hồn” lẫn lộn nhau – linh cũng như hồn và hồn cũng như linh. Tôi không phân chia như Kinh Thánh chia. Do đó tôi gạt qua câu Kinh Thánh này cho đến khi tôi đủ trưởng thành để hiểu câu này muốn nói gì.
Lá thư của Giacơ không viết cho tội nhân. Giacơ không viết lá thư này cho người thế gian, mà là viết cho Hội Thánh. Chúng ta biết điều này vì
trong Giacơ 5:14 ông nói: “Trong anh em có ai đau yếu chăng? Người ấy hãy mời các trưởng lão. Hội Thánh đến…” Nói cách khác nếu có ai đau yếu trong Hội Thánh, người đó hãy mời các trưởng lão Hội Thánh đến. Bây giờ hãy quay lại đoạn một của Giacơ, ta hãy đọc từ câu 18:
Giacơ 1:18-21 “Chính Ngài đã sinh thành chúng ta bởi lời chân thật đúng theo ý định Ngài để chúng ta thành một loại trái đầu mùa của muôn loài Ngài sáng tạo. Thưa anh chị em thân yêu, hãy ý thức điều này: Mỗi người phải mau nghe, chậm nói, chậm giận. Vì cơn giận của con người không thể hiện đức công chính của Đức Chúa Trời. Vì thế, hãy bỏ tất cả những điều ô uế, gian ác đang lan tràn, lấy lòng khiêm nhu nhận lấy lời Chúa đã trồng trong anh chị em”.
Giacơ đang nói cho các tín hữu được tái sanh. Ông viết “Theo ý muốn của Cha rằng chúng ta được tái sanh bởi Lời của Lẽ Thật”. Ông gọi họ là
“Anh em yêu dấu của tôi”. Vì thế, họ là những người ở trong Đấng Christ. Ông khích lệ những tín hữu được tái sanh được đầy dẫy Thánh Linh này
lấy lòng nhu mì nhận lấy Lời Đức Chúa Trời đã trồng trong họ: “…Lời có khả năng cứu linh hồn anh em”. Rõ ràng là hồn của họ đã không được cứu. Bạn thấy không tâm linh con người bên trong, con người thật, tiếp nhận sự sống đời đời và được tái sanh. Tuy nhiên, tâm trí và tình cảm là yếu
tố cấu tạo nên hồn, thì vẫn phải xử lý với nó. Các phần này không được tái sanh. Nó chỉ được đổi mới.
Phaolô nói về việc đổi mới tâm trí khi viết cho các thánh đồ tại Rôma.
Rôma 12:2 “Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hoá bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn
và đẹp lòng của Đức Chúa Trời.”
Tác giả Thi Thiên nói về việc “Bổ lại linh hồn”.
Thi Thiên 23:3 “Ngài bổ lại linh hồn tôi…”
Theo tiếng Hêbêrơ trong Cựu ước thì là từ “bổ lại” (phục hồi) và cũng cùng nghĩa với từ “đổi mới” trong Tân Ước. Hồn – Tâm Trí, phải được đổi
mới hay được phục hồi.
Mẹ tôi đã để lại cho tôi một cái ghế từ đời bà ngoại của tôi. Tôi nhớ lúc bà ngoại tôi sơn cho nó mới lại. Người ta sơn và tân trang lại. Cũng cái ghế đó nhưng nó được tân trang lại. Nó được làm mới lại.
Trong Kinh Thánh không hề nói rằng Đức Chúa Trời phục hồi tâm linh chúng ta. Tâm linh chúng ta trở thành tân tạo vật trong Jêsus Christ. Tuy nhiên, hồn chúng ta phải được đổi mới, hay phục hồi.
Đổi mới như thế nào? Chúng ta có những câu Kinh Thánh liên quan đến phần hồn: “Vì thế, hãy bỏ tất cả những điều ô uế, gian ác đang lan tràn, lấy lòng khiêm nhu nhận lấy lời Chúa đã trồng trong anh chị em là lời có khả năng cứu rỗi linh hồn anh chị em…”, “Đừng rập khuôn theo đời
này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng của Đức Chúa Trời…”, “Ngài bổ lại linh hồn tôi…” (Giacơ 1:21; Rôma12:2; Thi Thiên 23:3)
Hồn của con người được cứu hay phục hồi khi tâm trí được đổi mới bởi Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời có tác dụng cứu rỗi, hay đổi mới và phục hồi phần hồn.
Khi tâm trí chúng ta được đổi mới bởi lời Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ suy nghĩ phù hợp với những gì Lời Đức Chúa Trời nói. Chúng ta có khả năng biết và thử nghiệm ý chỉ cho phép cũng như ý chỉ toàn hảo của Đức Chúa Trời. Một khi chúng ta đổi mới hồn của mình chúng ta sẽ không phải thắc mắc nhiều về ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Nhu cầu cấp bách nhất trong Hội Thánh ngày nay là đổi mới tâm trí bởi Lời Đức Chúa Trời.
Chương 6
DÂNG THÂN THỂ
“Thưa anh chị em, vì thế tôi nài anh chị em – do lòng thương xót của Đức Chúa Trời hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống động, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời – đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em” (Rôma 12:1)
Chính con người bên trong – chớ không phải con người bên ngoài – mới trở thành tân tạo vật trong Đấng Christ. Khi chúng ta trở thành một tạo vật mới thì chúng ta vẫn có một thân thể như trước. Điều chúng ta phải học là để con người mới bên trong chúng ta cai trị. Nhờ có con người mới đó, chúng ta kiểm soát được xác thịt và bắt phục thân thể mình.
Ta hãy xem lại 2Côrinhtô 5:17 “Vậy, nếu ai ở trong Christ thì nấy là người được dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi này mọi sự đều trở nên mới”. Một bản dịch khác viết là: “Nếu ai ở trong Đấng Christ thì có một cái tôi mới…” (BNC)
Đôi khi trong Hội Thánh chúng ta nghe người ta nói về “việc chết bản ngã (chết cái tôi)”. Câu nói như thế không có trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta đã được trở nên một cái tôi mới thì chúng ta không cần chết cái tôi này. Điều chúng ta cần làm là đóng đinh xác thịt. Kinh Thánh có nói
về việc đó.
Đóng đinh xác thịt không phải là điều Đức Chúa Trời sẽ làm thay cho bạn. Đây là điều bạn phải làm. Phaolô viết cho Hội thánh: “Vậy, anh em ơi, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời mà nài khuyên anh em hãy dâng thân thể. ..” (Rôma12:1 – BNC)
Ai dâng thân thể của bạn? Bạn là người dâng. Bạn ở đây chính là ai? Đó là con người bên trong đã được tái sanh và trở thành một tạo vật mới. Bạn phải dâng thân thể của bạn. Nếu bạn không dâng thì không có điều gì thay đổi cả.
1Côrinhtô 9:27 “Nhưng tôi phải áp dụng kỷ luật và khắc phục thân thể tôi, e rằng sau khi giảng dạy người khác, chính tôi lại bị loại chăng.”
Ở đây Phaolô nói về việc ông bắt phục thân thể mình. “Tôi phải áp dụng kỷ luật. Tôi khắc phục thân thể tôi”.
Tôi là ai? Đó là con người thật của Phaolô – con người bên trong đã trở thành tạo vật mới trong Jêsus Christ và đã được đầy dẫy Đức thánh Linh. “Tôi phải giữ thân thể tôi. Tôi khắc phục nó”
Phaolô bắt thân thể ông phục điều gì? Con người bên trong. Phaolô không để thân thể kiểm soát con người bên trong mà trái lại ông để con người bên trong kiểm soát con người bên ngoài.
Bây giờ hãy để ý điểm này: Phaolô, một vị sứ đồ vĩ đại, một con người thánh của Đức Chúa Trời, một người khổng lồ thuộc linh, người đã viết phân nửa các sách Tân ước, lại là người phải kỷ luật thân thể mình (có nghĩa là thân thể ông muốn làm những điều sai quấy nên ông mới bắt phục hay kỷ luật nó, còn không thì ông kỷ luật nó làm chi).
Thế nhưng dù thân thể bạn muốn làm những điều sai quấy thì không có nghĩa là bạn chưa được cứu hay chưa được đầy dẫy Đức thánh Linh. (Nếu điều này đúng thì chắc Phaolô cũng chưa được cứu). Bao lâu mà bạn còn trên đất này thì bạn còn phải tranh chiến với xác thịt.
Có người đàn ông nọ đến nói với tôi: “Anh Hagin, tôi muốn anh cầu nguyện cho tôi”.
Tôi hỏi anh ta: “Cầu nguyện về chuyện gì. Tôi muốn biết để cầu nguyện”
Anh ta trả lời với vẻ nghiêm túc: “Tôi muốn ông cầu nguyện để tôi không còn gặp rắc rối với ma quỷ nữa”.
Tôi nói: “Anh muốn tôi cầu nguyện cho anh chết sao?” – “Ồ không, không, tôi không muốn chết.”
Tôi trả lời: “Cách duy nhất để anh khỏi gặp rắc rối với ma quỷ là từ giã cõi đời này và về Thiên Đàng.”
Chừng nào bạn còn sống trên cõi đời này thì bạn còn gặp rắc rối với ma quỷ. Chừng nào bạn còn sống trong xác thịt thì bạn vẫn gặp rắc rối với xác thịt. Thế nhưng, ngợi khen Chúa, qua Lời Đức Chúa Trời bạn đã được ban cho phương tiện, uy quyền, khả năng để đối phó với ma quỷ và
xác thịt.
Đức Chúa Trời không thể làm điều này. Điều tôi muốn bạn thấy, đó là: Bạn là người phải làm việc này. Phaolô không nói rằng Đức Chúa Trời sẽ
làm việc này cho bạn. Ông cũng không nói Đức thánh Linh sẽ làm việc này cho bạn. Ông nói: Bạn phải dâng thân thể mình. Bạn đừng làm theo đời này. Bạn phải được biến hoá bởi sự đổi mới tâm trí. Bạn là người dâng thân thể mình. Bạn phải đổi mới bởi Lời Đức Chúa Trời. Bạn phải làm việc này.
Sự sống và bản chất Đức Chúa Trời ở trong tâm linh bạn. Hãy để chính con người bên trong kiểm soát bạn. Hãy lắng nghe con người đó. Tâm linh
con người là ngọn đèn của Chúa. Chính là qua tâm linh bạn mà Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt.
Chương 7
SỐ MỘT – LỜI CHỨNG BÊN TRONG
“Chính Thánh Linh làm chứng cùng tâm linh chúng ta…” (Rôma 8:16)
Bạn thấy rằng cách thức duy nhất mà Đức Chúa Trời dẫn dắt hết thảy con cái Ngài là qua lời chứng bên trong.
Xin để tôi nhắc lại: Tôi nói trong lời tựa là tôi sẽ kể về những gì Jêsus đã phán với tôi vào Tháng Hai năm 1959 tại ElPaso, Texas. Lúc đó là sáu giờ ba mươi phút. Tôi đang ngồi trên giường học Kinh Thánh. Mắt tôi mở to ra. (Có ba loại khải tượng: Loại khải tượng cao nhất là khải tượng thấy bằng mắt trần. Trong khải tượng này, các giác quan vật lý của một người không bị đè nén, và mắt vẫn mở ra. Người đó vẫn còn sử dụng tất cả các khả năng vật lý, mà vẫn có thể nhìn thấy trong lĩnh vực linh).
Tôi nghe tiếng bước chân. Cánh cửa phòng tôi hé mở nên tôi có thể nhìn thấy ai bước vào. Tôi nghĩ là có ai đến. Nhưng khi tôi nhìn kỹ thì thấy Chúa Jêsus. Tôi dựng tóc gáy và nổi da gà. Tôi đã thấy Ngài, Ngài mặc chiếc áo trắng, mang giày (Chúa Jêsus đã hiện ra với tôi tám lần rồi). Ngoại trừ lần này, còn tất cả các lần khác thì Ngài đều đi chân không. Lần này Ngài mang giày nên tôi đã nghe tiếng bước chân Ngài đi. Dường như Ngài cao khoảng 5 feet 11 inches năm thước và dáng người nặng khoảng 180 pounds.
Ngài đi qua và đóng khép cửa lại. Ngài đi qua đi lại bên giường tôi, còn tôi thì cứ dõi mắt nhìn theo Ngài. Ngài lấy một cái ghế dựa, kéo nó
lại gần bên giường tôi rồi Ngài ngồi xuống, khoanh tay và bắt đầu trò chuyện với tôi như vầy: “Đêm nọ Ta đã nói với con lúc con chạy xe
hơi…”
Chiếc xe lúc đó đầy người, trong đó có vợ tôi, tôi, cùng những người khác đang tiến qua hai dãy phố để đến tại nơi tôi đang ở và Jêsus ngồi
bên cạnh tôi để trò chuyện với tôi. Trong xe, tôi đã nghe Đức thánh Linh phán với tôi. Tôi nghĩ mọi người trong xe đều nghe tiếng đó nên tôi
hỏi: “Quí vị có nghe gì không?” Họ trả lời: “Không, chúng tôi không nghe gì cả.”
Trong Cựu ước các tiên tri thường nói: “Lời Đức Giê-hô-va đến cùng tôi như vầy…” Có khi nào bạn thắc mắc lời ấy đến như thế nào không? Có
thể là nó không đến bằng tiếng nghe được. Nếu nghe được thì ai có mặt ở đó cũng nghe được – tiên tri được bảo là không được phép nói cho ai
những gì Đức thánh Linh phán. Lời của Chúa đến với tâm linh của tiên tri từ Đức thánh Linh. Lúc đó nó thực đến nỗi dường như là nó có thể nghe
được. Lời phán của Chúa rất thực đối với tôi nên tôi nghĩ lúc đó ai ngồi trong xe cùng với tôi cũng đều nghe đưọc.
Khi ngồi bên cạnh giường tôi, Ngài phán: “Đêm nọ ở trong xe ta đã phán dạy con một số điều. Lúc đó qua Thánh Linh Ta, Ta nói là sẽ phán dạy con thêm sau này. Vì thế, bây giờ Ta đến để nói với con điều này…”
Ngài phán những điều có liên quan đến chức vụ tiên tri. Jêsus ngồi tại ghế đó nói chuyện với tôi khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ. Và tôi cũng nói chuyện với Ngài. Tôi hỏi những câu hỏi về những gì Ngài đang phán. Ngài đều trả lời hết. Tôi sẽ không đi sâu vào tất cả những gì Ngài nói về chức vụ tiên tri. Đó là một sứ điệp khác. Nhưng tôi sẽ nói đến một số điều.
Jêsus phán cùng tôi: “Tiên tri thời Tân ước rất giống tiên tri thời Cựu ước ở chỗ là tiên tri thời Cựu ước được gọi là “tiên kiến” bởi vì người đó thấy và biết nhiều điều một cách siêu nhiên. Tiên tri thời Tân ước cũng thấy và biết nhiều điều một cách siêu nhiên. Nhưng tiên tri thời Tân ước không có cùng vị thế như tiên tri thời Cựu ước là ở chỗ Ta không đặt để các tiên tri trong hội thánh để dẫn dắt hội thánh. Một Cơ đốc nhân dưới thời Tân ước không tìm kiếm sự dẫn dắt qua các tiên tri, và không nên tìm kiếm nó. Làm vậy là không đúng với Kinh Thánh. Về lĩnh vực này, chức vụ tiên tri Tân ước chỉ để xác chứng những gì người ta đã nhận trong tâm linh rồi.
“Dưới thời Cựu ước chỉ có thầy tế lễ, tiên tri và vua chúa mới được Thánh Linh xức dầu để đảm trách các chức vụ này. Những người mà bạn gọi là thường dân thì không có Thánh Linh đến trên họ và trong họ. Vì thế dưới thời Cựu ước dân chúng tìm kiếm sự dẫn dắt qua tiên tri bởi vì tiên tri có Thánh Linh của Chúa”.
Cảm tạ Chúa, dưới thời Tân ước, chúng ta không chỉ có Thánh Linh đến trên chúng ta mà chúng ta còn có Ngài ở trong chúng ta!
Jêsus cũng phán cùng tôi: “Dưới thời Tân ước, Kinh Thánh không nói: Tất cả những ai được các tiên tri dẫn dắt, người đó là con của Đức Chúa
Trời”. Tân ước nói: “Vì tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời”. (Rôma 8:14)
Sau đó Ngài phán: “Cách duy nhất, chính yếu mà ta dẫn dắt tất cả con cái Ta là qua lời chứng bên trong. Ta sẽ chỉ cho con cách mà lời đó đến
để con không phạm sai lầm như trước đây.”
Chúa Jêsus giải thích cùng tôi rằng để đứng trong chức vụ tiên tri người đó trước hết phải là một người rao giảng Phúc Âm, được biệt riêng và được kêu gọi vào chức vụ, kèm theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống người đó. Thứ hai, người đó có ít nhất hai trong số các ân tứ khải thị – lời nói khôn ngoan, lời nói tri thức, ân tứ phân biệt các linh – cộng với ân tứ tiên tri, vận hành trong chức vụ người đó.
Kế đó, Ngài bảo tôi để ý tới điều đã xảy ra cho tôi ba ngày trước. Cách đây ba ngày, tôi đã ngồi xuống viết lá thư cho một vị mục sư để xác định ngày mà tôi tổ chức buổi nhóm cho ông. Không hiểu sao mà ngày đầu tôi viết được nửa trang giấy rồi lại xé bỏ giỏ rác. Ngày sau tôi cũng làm tương tự. Ngày thứ ba tôi cũng làm tương tự. Đây cũng chính là ngày mà Chúa hiện ra trong căn phòng này nói chuyện với tôi.
Jêsus nói: “Con thấy Ta ngồi đây nói chuyện với con. Đây là sự biểu lộ của Đức thánh Linh, được gọi là sự phân biệt linh (Phân biệt linh là nhìn thấy trong lĩnh vực linh). Đây là sự vận hành của chức vụ tiên tri.
Con đang nhìn thấy trong lĩnh vực linh. Con nhìn thấy Ta. Con nghe Ta nói chuyện. Qua khải tượng, Ta đem đến cho con một lời tri thức và cũng là lời khôn ngoan. Ta đang bảo con đừng đến Hội thánh đó. Vị mục sư đó đã không chấp nhận cách mà con giảng dạy khi con đến đó. Thế nhưng Ta sẽ không dẫn dắt con theo cách đó nữa (Ngài đã không dẫn dắt theo cách này nữa và việc này xảy ra cách đây nhiều năm). Từ giờ trở đi Ta sẽ dẫn dắt con qua lời chứng bên trong. Con phải kiểm tra trong linh của con. Đó là lý do con đã xé lá thư đó ba lần. Con sẽ nhận một điều gì đó bên trong tức là một sự kiểm tra, đèn đỏ một dấu hiệu ngừng lại. Ngay cả tiếng nói “Đừng đi” cũng không phải là tiếng phán. Nó chỉ là sự thôi thúc bên trong.
Jêsus đã nhắc tôi về một sự thăm viếng khác. Năm trước tôi đã giảng cho một hội đồng thuộc giáo phái Full Gospel. Hầu như tất cả mục sư ở đó
đều mời tôi đến tổ chức buổi nhóm. Tôi nghĩ tôi đã nhận hàng trăm cú điện thoại. Có một mục sư nọ đến nói với tôi rằng: “Anh Hagin, có bao giờ anh đến các Hội thánh nhỏ không?”
Do nhiều chuyện khác nên tôi quên mất cuộc nói chuyện đó. Tuy nhiên nhiều tháng sau, vào một hôm khi đang cầu nguyện tại nhà thờ cho các buổi nhóm, tôi nhớ lại cuộc nói chuyện ấy. Sau đó ngày nào những lời ấy cũng đến với tôi. Cuối cùng sau ba bốn chục ngày, tôi nói: “Chúa ơi, Ngài có muốn con đi đến Hội thánh nhỏ đó để tổ chức nhóm không? Tôi càng cầu nguyện và càng suy nghĩ về điều đó, thì tôi càng cảm nhận rõ bên
trong tôi. Bạn sẽ có một cảm nhận thoang thoáng trong tâm linh bạn. Đó là dấu hiệu hành động. Đó là lời chứng của Đức thánh Linh bảo đi. “Bây giờ con thấy Ta ngồi đây con nghe ta nói chuyện với con và Ta bảo đi đến Hội thánh đó. Thế nhưng Ta không bao giờ dẫn dắt con theo cách đó nữa.(Và Ngài đã không làm vậy nữa). Từ giờ trở đi Ta sẽ dẫn dắt con như Ta dẫn dắt mọi Cơ đốc nhân khác – đó là qua lời chứng bên trong”.
Sau đó Chúa phán lời này cho tôi. Lời này không chỉ ích lợi cho tôi mà cũng cho bạn nữa: “Nếu con học bước theo lời chứng bên trong Ta sẽ khiến con giàu có. Ta sẽ hướng dẫn con trong mọi lĩnh vực cuộc sống, tài chánh cũng như thuộc linh. [Một số người nghĩ Đức Chúa Trời chỉ quan tâm đến sự thịnh vượng thuộc linh của họ thôi chớ không quan tâm đến điều gì khác nữa. Nhưng Ngài quan tâm đến mọi sự mà chúng ta quan tâm].
Ta không chống lại việc con cái Ta được giàu có. Ta chống lại lòng tham của họ.”
Tôi đã bước theo lời chứng bên trong và Ngài đã làm như Ngài phán. Ngài đã khiến tôi giàu có.
Có người hỏi: “Có phải ông là một nhà tỉ phú không?”.
Tôi không nói điều đó. Có người chưa hiểu được ý nghĩa của từ “giàu có”. Nó có nghĩa là một sự chu cấp đầy đủ, một sự cung cấp dư dật. Tôi nhận một sự chu cấp không chỉ đủ mà còn dư dật nữa. Tôi nhận sự cung cấp dư dật tràn trề, ấy là vì tôi học bước theo sự dẫn dắt của Đức thánh Linh qua lời chứng bên trong.
Điều Ngài đã làm cho tôi, Ngài cũng sẽ làm cho bạn, việc này không đến tức thì, hay sau một tuần. Khi bạn học phát triển tâm linh bạn và bước theo lời chứng bên trong, Ngài sẽ hướng dẫn bạn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Tôi có biết một người tại Texas. Anh ta không hề mang giày cho tới khi anh ta 12 tuổi, anh ta chỉ học tới lớp năm, thế nhưng tiền đã vô như nước, anh ta trở thành một nhà tỉ phú.
Hai người khác nữa, một ở Califonia và một ở Minesota, là những người khách thường đến nhà anh ta. họ đã kể cho tôi nghe những gì mà anh ta đã kể cho họ. Anh ta nói: “Trong những năm tháng qua tất cả những vụ đầu tư của tôi không hề tổn thất một đồng xu nào cả”.
Anh nói như vậy làm tôi thích chỉ muốn nghe tiếp. Tôi hỏi: “Thế thì chuyện đầu tư của anh thì sao?” – “Tất cả những gì tôi đầu tư đều có lời” – Anh ta kể cho hai người này nghe trong những trường hợp khác và cũng kể cho họ nghe cách mà anh ta làm việc này: “Tôi luôn luôn làm như thế này: khi có ai đến đề nghị muốn tôi đầu tư một việc gì đó, phản ứng đầu tiên là tôi suy nghĩ về vụ đó”. Bây giờ thì tôi biết được rằng Chúa Jêsus phán: “Khi các ngươi cầu nguyện thì hãy vào phòng riêng đóng cửa lại”, Ngài không có ý nói bạn phải vào phòng riêng đóng cửa lại và cầu nguyện. Mà Ngài muốn nói tâm trí chúng ta phải đóng lại với những điều khác bên ngoài, chỉ chú tâm vào sự tìm kiếm Ngài. Tôi có một phòng riêng lớn, nơi tôi dùng để cầu nguyện cho những thương vụ này, tôi chờ đợi cho đến khi nghe những gì tâm linh mình nói. Đôi khi tôi chờ tới ba ngày, tôi không có ý nói là tôi ở trong phòng suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi có thể đi ra khỏi phòng để ăn uống. Nhưng phần lớn thời gian thì tôi một mình chờ đợi Chúa, cho tới khi tôi xác nhận một cách chắc chắn lời chứng trong tâm linh những gì tôi phải làm”.
Đôi lúc lý trí tôi bảo: “Mày thật là ngu dại khi đầu tư tiền vào đó. Mày sẽ mất hết. Nhưng lòng tôi lại bảo: “Hãy tiến hành đầu tư”. Vì thế tôi đầu tư. Và trong suốt những năm tháng qua, tôi không mất một đồng xu nào.
“Lần khác, có người đến muốn làm ăn và lý trí tôi bảo: “Mày sẽ kiếm được nhiều tiền khi đầu tư việc này”. Nhưng tôi không chú ý đến lý của
tôi nói gì, tôi vào phòng riêng và chờ đợi. Đôi lúc tôi chờ suốt đêm, tôi cầu nguyện và đọc Kinh Thánh, song hầu hết thời gian là tôi yên lặng chờ đợi, đến khi tôi có thể nghe được những gì bên trong lòng tôi nói. Khi lòng tôi nói: “Không, ngươi đừng đầu tư việc đó”, thì đầu tôi lại nói: “Được mà, ngươi sẽ kiếm được nhiều tiền!” nhưng tôi không làm theo.
Người này đã làm gì? Anh ta đã học bước theo lời chứng bên trong và Đức Chúa Trời đã hướng dẫn anh trong công việc làm ăn của anh ta, cho đến cuối thập niên 1930 và đầu thập nien 1940 anh ta có hai tỷ đô la. Bây giờ số tiến đó nghe không lớn lắm, như vào thời đó thì quả là một số tiền lớn.
Bạn có nghĩ là Đức Chúa Trời yêu anh ta hơn yêu bạn không? Không, người này đã để thì giờ lắng nghe Chúa. Anh ta có những bước, những phương tiện và mức độ để chờ đợi Chúa.
Tôi có nói chuyện với một số đầy tớ Chúa. Chúng tôi cũng có thông công với nhau. Có người hỏi vị mục sư kia, là một mục sự rất thành công:
“Chúng tôi biết Đức Chúa Trời kêu gọi anh, và sự xức dầu của Thánh Linh Đức Chúa Trời đến trên anh. Nhưng theo quan điểm anh, có điều gì anh
làm đã góp phần cho sự thành công của anh hơn những người khác?”.
Vị đó trả lời: “Tôi luôn bước theo cảm nhận sâu xa bên trong tôi”. Ông ta muốn nói gì đây? Ông có ý nói: “Tôi luôn lắng nghe tâm linh tôi. Tôi làm những gì tâm linh tôi bảo tôi làm. Tôi bước theo lời chứng bên trong”.
Lời chứng bên trong cũng siêu nhiên như sự dẫn dắt qua khải tượng và chiêm bao, nó không phải là chuyện trên trời. Nhiều người tìm kiếm những
việc siêu nhiên mà không biết rằng việc siêu nhiên ở ngay trước mắt họ luôn luôn.
Chương 8
BIẾT RÕ ƠN CHÚA CỨU RỖI NHƯ THẾ.
“Ai tin Con Đức Chúa Trời thì có chứng cớ trong mình…” (1Giăng 5:10)
“Bởi chưng phàm ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con của Đức Chúa Trời” (Rôma 8:14).
Con cái Đức Chúa Trời có thể mong đợi Thánh Linh Đức Chúa Trời dẫn dắt. hallêlugia! Bạn không phải để ai khác dẫn dắt bạn và bảo bạn nên làm điều gì. Đức thánh Linh sẽ dẫn dắt chúng ta, chúng ta thấy Kinh Thánh nói vậy.
Ngài dẫn dắt như thế nào? câu 16 đưa ra cho chúng ta một kim chỉ nam: “Chính Thánh Linh cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời” (Rôma 8:16).
Điều quan trọng nhất ở đời này đã xảy đến cho bạn là việc bạn trở thành con cái Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cho bạn biết rằng bạn là con của Ngài do Thánh Linh đồng chứng với tâm linh bạn. Do đó bạn có thể hiểu rằng cách trước tiên và quan trọng hơn hết mà Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn là qua lời chứng bên trong.
Bạn sẽ không biết được rằng bạn là con cái Đức Chúa Trời bởi vì có ai đó nói tiên tri như vậy. Bạn sẽ không chấp nhận điều đó. Bạn sẽ không biết rằng bạn là con cái Đức Chúa Trời bởi vì ai nói: “Tôi cảm thấy anh là con cái Chúa”. Bạn sẽ không chấp nhận điều đó. Bạn không phải là con cái Đức Chúa Trời bởi vì bạn thấy khải tượng. Bạn có thể có hoặc không có khải tượng, nhưng khải tượng không phải là điều khiến bạn thành con cái Đức Chúa Trời. Đó không phải là điều Kinh Thánh nói. Đó không phải là cách để bạn biết bạn là con cái Chúa.
Kinh Thánh nói chúng ta biết mình là con cái Đức Chúa Trời bằng cách nào? Thánh Linh của Ngài – Thánh Linh của Đức Chúa Trời đồng chứng với
tâm linh chúng ta.
Đôi lúc bạn quả thật không thể giải thích do đâu mà bạn biết mình là con cái Đức Chúa Trời, nhưng sâu xa trong lòng, bạn biết rõ đều đó. Bạn biết rõ điều này! Bạn biết mình là con cái Chúa qua lời chứng bên trong.
Tôi được tái sanh lúc tôi còn là một cậu bé nằm trên giường bệnh vào ngày 22 tháng 4 năm 1933. kể từ ngày đó, tôi không bao giờ nghĩ mình chưa được cứu. Thế nhưng lúc còn là một Cơ đốc nhân non trẻ, tôi đã phải chạy trốn những con người mà hay nói rằng: “Anh không được cứu bởi vì anh không thuộc Hội thánh chúng tôi”, hay lý luận rằng “Anh không được cứu bởi vì anh chưa làm phép báp-tem theo cách của chúng tôi”. Và cũng có nhiều người khác nữa đưa ra lý do tại sao họ nghĩ là tôi chưa được cứu.
Thế nhưng tất cả điều này không làm tôi rối trí. Tôi chỉ cười về điều đó bởi tôi đã có lời chứng! Và tôi đã có tình yêu thương!
“Chúng ta sở dĩ biết rằng chúng ta đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống là vì chúng ta thương yêu anh em…” (1Giăng 3:14)
Chương 9
THỬ LỐT CHIÊN!
“Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi và ban cho các
ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi và khiến các ngươi nói theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lệnh ta và làm theo”. (Êxêchiên 36:26-27)
Vào thời điểm năm 1941 lúc đó tôi chưa biết nhiều như bây giờ. Xin đừng hiểu lầm – tôi không có ý nói là bây giờ tôi biết mọi sự – Tôi không thích cho mình là biết hết mọi sự về Chúa và Kinh Thánh. Không! chúng ta không biết hết mọi sự, nhưng ngợi khen Chúa về những gì chúng ta hiện đang biết.
Vào năm 1941 nhà tôi và tôi làm mục sư cho Hội thánh tại vùng đất đen ở North Central Texas. Có một Hội thánh khác ở dưới cánh đồng dầu tại
Đông Texas muốn tôi đến làm mục sư. Vì thế tôi lái xe xuống và giảng vào một Chủ nhật nọ. Hội thánh hỏi họ có thể bỏ phiếu bầu tôi làm mục sư
được không và tôi trả lời được. Sau khi ở buổi nhóm về nhà tôi bắt đầu “xin dấu hiệu của Chúa”
Lúc bấy giờ tôi sinh ra và lớn lên tại Hội thánh Báp tít Nam Phương. Tôi giảng dạy như một mục sư Báp tít Nam Phương. Vào năm 1937 tôi nhận báp-tem Đức thánh Linh khi còn là mục sư Báp tít Nam Phương. Vào năm 1939 tôi nhận làm mục sư của một Hội thánh Fullgospel nhỏ. Vào tháng Ba năm 1941 chính Hội thánh tại Đông Texas muốn nhận tôi làm mục sư. Lúc này tôi đã sống với những người ngũ tuần lâu đủ để gạn lọc những quan niệm sai lầm tôi, tôi có học được nhiều điều tốt lành từ họ. Thế nhưng điều này thì không tốt. Tôi cứ nghe họ nói về việc “xin dấu hiệu của Chúa”. Vì thế tôi cũng bắt đầu xin Chúa dấu hiệu.
Bây giờ tôi thật sự đã biết rõ. Song lúc đó dường như tôi gặp nhiều rắc rối trong sự cầu nguyện, chẳng hạn như việc ở riêng chờ đợi Chúa và kiêng ăn chỉ để “xin dấu hiệu từ Chúa”
Khi xin dấu hiệu của Chúa, người ta thường cầu nguyện như vầy: “Chúa ơi, nếu Ngài muốn làm việc này – thì xin Chúa cho dấu hiệu”. Hoặc là
“Chúa ơi, nếu Ngài muốn con làm việc này xin Chúa khiến nó xảy ra”, hay là “Chúa ơi, xin đóng cánh cửa này, mở cánh cửa kia”…
Có một số cánh cửa ma quỷ có thể đóng và có một số nó cũng có thể mở khi những cánh cửa này ở trong lãnh thổ của nó. Kinh Thánh gọi nó là thần của đời này (2Côrinhtô 4:4). Cầu nguyện như thế chẳng khác gì nói: “Chúa ơi, nếu Ngài muốn con tuần tới đi đến thành phố Kansas, xin Ngài
mở cánh cửa trước của anh Hagin”. Chính tôi có thể mở cánh cửa đó vì tôi sống tại đó. Bạn thấy không, Satan có thể làm việc trong lĩnh vực giác quan.
Đức Chúa Trời có một cách dẫn dắt con cái Ngài tốt hơn là phương cách thử xin dấu hiệu may rủi này. Kinh Thánh Tân Ước không nói: “Hễ ai được
dẫn dắt qua việc xin dấu hiệu trong Cựu ước.”
Tại sao phải quay trở lại sống trong thời Cựu Ước? Chúng ta có một điều gì đó tốt hơn. Cựu ước dành cho những người chết về tâm linh. Tôi không còn chết về tâm linh nữa. Tôi hiện đang sống! Tôi có Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong tôi.
Hãy nhớ Ghêđêôn không phải là một tiên tri, thầy tế lễ hay vua chúa. Trong Cựu ước, chỉ ba chức vụ này mới được Thánh Linh Đức Chúa Trời xức
dầu mà thôi. Thánh Linh Đức Chúa Trời không hiện diện cách cá nhân với dân sự.
Đó là lý do cứ mỗi năm một lần mọi nam nhi phải dâng mình tại đền thờ ở Giêrusalem. Sự vinh hiển Shekinah – Sự hiện diện của Chúa – được giữ
kín tại nơi Chí Thánh. Nhưng khi Jêsus chết trên Thập Tự Giá, bức màn ngăn nơi Chí Thánh bị xé ra làm đôi từ trên chí dưới và Đức Chúa Trời
hiển lộ ra bên ngoài. Kể từ đó Ngài không còn ngự trong đền thờ làm bằng đất nữa. Ngài ngự trong chúng ta.
Những Cơ đốc nhân thời Tân Ước, là người được đầy dẫy Đức thánh Linh mà xin dấu hiệu thử ý Chúa là điều nguy hiểm. Tôi biết mối nguy này qua lời Chúa cũng như qua kinh nghiệm.
Nghĩ lại năm 1941 đang lúc lái xe tôi nói: “Chúa ơi, con sẽ xin dấu hiệu. Con giao điều này cho Chúa (Tôi hiểu rằng tôi không có giao phó
cho Chúa gì cả). Nếu một trăm phần trăm trong số họ bầu tôi làm mục sư thì tôi sẽ chấp nhận việc này là ý Chúa và tôi sẽ nhận Hội thánh đó”.
Tôi được mọi người bầu! Đó là dấu hiệu tôi xin Chúa. Họ bầu tôi 100%. Họ đã sai ý Chúa. Tôi cũng sai ý Chúa luôn. Họ xin dấu hiệu thử ý Chúa
và tôi cũng xin dấu hiệu thử ý Chúa. Tôi ra khỏi ý muốn toàn hảo của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cũng để tôi làm chuyện đó.
Chúng tôi dời về ở tại tư thất. Theo cái nhìn của con người thì chúng tôi sống thoải mái hơn trước đây. Chúng tôi có thêm tiền. Chúng tôi được sống trong một tư thất rộng hơn. Chúng tôi đi chiếc xe cũng sang hơn.
Do đó tôi học hỏi, cầu nguyện và nhận sứ điệp và tất cả đều nóng cháy với Chúa. Song mỗi lúc tôi bước vào cửa nhà thờ, cứ như là có ai đó tát gáo nước lạnh vào mặt tôi. Tôi mất hết lửa. Trong mười tám tháng tôi không giảng sứ điệp nào cho ra hồn. Không có sự cảm động nào cả.
Nhà tôi thì ngập ngừng không dám nói gì. Rốt cuộc nhà tôi nói: “Anh ơi, anh chỉ giảng những lời lẽ hay thôi”.
Đó là tất cả những gì tôi làm: Chỉ phát âm mà thôi. Thật ra tôi không giảng gì cả. Khi thời gian hợp đồng hết hạn thì tôi đi. Tôi cũng không phải chờ xem có dấu hiệu nào nữa để rút lui, tôi chỉ rút êm.
Sau này, khi còn làm mục sư, tôi muốn trở lại đó nhóm một lần nữa bởi vì tôi nuốn những người này biết rằng giờ thì tôi đã có thể giảng thật sự. Họ chưa hề nghe tôi giảng. Cuối cùng, cũng đến ngày tôi được trở lại đó và tổ chức một đợt phấn hưng. Nhiều người bàn tán xôn xao: “Không ngờ vị đó mà cũng có thể giảng được như thế sao!”
Tôi nói: “Được chứ! Tôi giảng được như thế trước khi tôi đến đây và cũng giảng được như thế sau khi rời khỏi đây”. Họ nói “Đúng! Nhưng anh không giảng được như thế khi anh đến đây”. Tôi nói: “Không! Bởi vì tất cả chúng ta đều đi sai ý Chúa. Tôi đến đây là sai ý Chúa và mấy anh đề cử tôi cũng sai ý Chúa luôn”.
Tôi học được từ việc xin dấu hiệu thử Chúa. Một lần sai trật cũng đủ sửa sai một người. Nhưng một số người dù đã từng xin dấu hiệu thử Chúa
mà không kết quả, song vẫn cứ xin dấu hiệu hoài.
Từ lúc đó trở đi tôi không hề sai ý Chúa khi đi đến bất kỳ Hội thánh nào khác làm mục sư. Và tôi không còn xin dấu hiệu thử Chúa nữa. Tôi cầu
nguyện và chờ đợi Chúa. Tôi thưa chuyện với Chúa đủ lâu đến nỗi tôi biết ngay trong lòng những gì tôi phải làm.
Chương 10
BƯỚC THEO LỜI CHỨNG
“Chúa thắp ngọn đèn tôi: Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, soi sáng nơi sự tăm tối” (Thi thiên 18:28)
Chúng tôi rời Hội thánh đó. Một số lãnh đạo của một giáo phái nọ mời tôi đảm nhận tạm thời một Hội thánh khác, nên chúng tôi đã nhận.
Sau này, trong khi học lời Chúa cầu nguyện, tôi có một gánh nặng là phải trở lại Hội thánh mà trước đây tôi đã ra đi do việc xin dấu hiệu thử Chúa. Tôi chưa làm xong những gì Đức Chúa Trời muốn tôi làm ở đó.
Thường điều này xảy ra khi tôi cầu nguyện trong tiếng lạ cho bài giảng của tôi và cho buổi nhóm Chủ Nhật – phải nhớ rằng khi tôi cầu nguyện tiếng lạ, “tâm linh tôi cầu nguyện”. Tâm linh con người là ngọn đèn của Chúa. Khi nhận được gánh nặng về Hội thánh mà tôi đã ra đi trước đây hơn một năm, tôi nhảy lên và chạy ra khỏi phòng.
Lần nọ, một mình tôi đi trên con đường gần nhà thờ và tự hỏi: “Làm sao mà mình ra tới đây?” Để ra tới đó tôi phải chạy ra khỏi nhà thờ, băng qua hội trường và ra khỏi cổng bên hông. Nhưng tôi không nhớ là mình đã làm điều đó. Tôi đang mang gánh nặng về Hội thánh đó, và tôi cố gắng trút nó đi. Tôi không muốn trở lại đó làm mục sư.
Cuối cùng, sau khoảng 30 ngày, tôi thưa với Chúa: “Chúa ơi, có phải Ngài đem con về chỗ đó không? Có phải Ngài muốn ban cho con một số chỉ dẫn không?” Sau đó tôi nói tiếp “Xin phán với vợ con. Vợ con cũng có thể nghe được”.
Một sáng nọ khi chúng tôi đang rửa chén bát, tôi nói với nhà tôi: “Em ơi, nếu Chúa phán gì với em xin cho anh biết”. Tôi không nói điều gì khác nữa cho nhà tôi.
Sau đó tôi chờ 30 ngày. Đối với một số điều bạn không cần phải vội vã bôn ba. Kinh Thánh nói: “…ai tin sẽ chẳng gấp rút”
(Êsai 28:16). Đức tin không hề vội vã. Ma quỷ sẽ cố lôi kéo bạn. Nó sẽ nói: “Nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên”. Nó sẽ tìm cách đem bạn ra khỏi đức tin, kéo bạn vào sự nghi ngờ, vô tín và đem bạn khỏi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
Ba mươi ngày sau, trong khi tôi rửa chén và nhà tôi thì lau, tôi nói: “Mấy hôm nay Chúa có phán gì với em không?” Nhà tôi nói: “Nếu Ngài có phán thì em cũng không biết”. Tôi nói rõ hơn một ít nữa để nhà tôi hiểu được. Tôi nói lại: “Chúa có phán điều gì về việc quay trở lại không?” Tôi nói tên của thành phố mà có Hội thánh đó.
Nhà tôi nói: “Ồ có, em nghĩ là chính em nói”.
Tôi nói: “Được, mình thử phân tích những gì em nghĩ là do chính em nói.”
Nếu em có ý nói về xác thịt thì điều đó không đúng. Nhưng em có ý nói về con người của em thật sự, tức con người bên trong – con người thật, thì điều đó đúng. Hãy nhớ rằng tâm linh là ngọn đèn của Chúa. Do đó, không phải bạn, tức con người bên ngoài, mà là chính Chúa thắp sáng ngọn đèn của bạn, tức con người bên trong – con người trong lòng.
Tôi nói với nhà tôi: “Anh muốn hỏi em một câu. Thế chúng ta có chắc là đúng như vậy không? Xét theo phương diện tự nhiên thì em có muốn trở lại Hội thánh đó không?” Nhà tôi trả lời: “Ồ không”.
“Vậy thì điều này không thể nào là do em nói được. Không thể nói đó là do xác thịt hay con người của em nói ra. Em sẽ không biết điều gì mà em không muốn làm.”
Tôi biết nhà tôi có lời chứng bên trong như tôi đã có. Đôi khi đã nhận được lời chứng bên trong, song nhiều người vẫn không biết.
Tôi nói với nhà tôi: “Anh tin là Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta theo cách này. Đức Chúa Trời mở cánh cửa để chúng ta trở lại đó. Chúng ta hãy để Ngài làm việc này.”
Ngài đã làm. Chỉ trong vòng vài tháng, tôi cũng không cố gắng gì, tôi được mời để giảng cho Hội thánh đó một tuần lễ. Sau đó ban trị sự hỏi tôi có thích trở lại đó làm mục sư không.
Tôi không nói với họ rằng tôi đã nhận một lời nào đó từ Chúa. Tôi chỉ nói: “Có thể tôi trở lại.”
Tôi nói: “Được, họ cứ bầu. Vì thế tôi sẽ nói điều tôi làm – các anh cứ bầu chọn – còn sau tôi sẽ nói cho các anh hay.”
Xét theo quan điểm con người nhà tôi và tôi vẫn không muốn quay trở lại đó. Mặc dù chúng tôi yêu thương tín đồ, tuy nhiên chúng tôi không muốn sống tại thành phố đó. Chúng tôi không muốn sống tại ngôi nhà đó.
Trong lòng thì tôi muốn vâng phục Chúa, song xác thịt tôi thì cứ giằng co. Theo con người tự nhiên và theo suy nghĩ tự nhiên của tôi, tôi không muốn quay trở lại đó.
Thật vậy, trong khi tôi cứ cầu nguyện và kiêng ăn thì ban trị sự Hội thánh loan báo và giới thiệu sự bầu chọn, tôi thật sự thưa với Chúa rằng tôi không muốn tin lời chứng mà tôi và nhà tôi đã biết rõ.
Tôi đã qua ngày thứ ba của sự kiêng ăn. Tôi muốn Chúa làm việc một cách đặc biệt nào đó – tôi muốn nhận lời nào đó hoặc tiếng lạ và sự thông giải hay lời tiên tri hay Chúa có thể phán thẳng từ trời rằng “Hãy Đi Đến Nơi Đó”. Tôi tiếp tục quỳ gối nài nỉ van xin – bởi vì tôi không biết làm cách nào khác hơn.
Đức Chúa Trời cũng dẫn dắt qua tiếng phán trong lòng lẫn lời chứng bên trong. Có một tiếng phán trong lòng nói: “Đứng dậy khỏi đây và chấm dứt hành động theo cách này.”
Tôi đứng dậy. Sau đó tôi thưa: “Chúa ơi, Ngài có thể ban cho một dấu hiệu siêu nhiên để con cảm thấy an tâm hơn được không.”
Ngài phán: “Con đã có tất cả những gì Ta ban cho con. Con không cần dấu hiệu siêu nhiên nào cả. Con không cần bất kỳ tín hiệu siêu nhiên nào trên bầu trời. Con không cần phải nhận tiếng lạ và sự thông giải. Con không cần lời tiên tri nào cả. Con đã biết trong lòng rằng điều gì con nên làm. Vậy bây giờ hãy làm đi”.
Tôi thưa: “Được rồi, con sẽ làm”.
Nhiều khi chúng ta bỏ qua lời chứng bên trong. Chúng ta muốn có một điều gì đó siêu phàm. Chúng ta tìm kiếm những điều thuộc cảm quan mà đánh mất những điều siêu nhiên.
Chúng ta hãy biết biết rằng Đức Chúa Trời dẫn dắt hết thảy con cái Ngài chủ yếu qua lời chứng bên trong.
Chương 11
SỐ HAI – TIẾNG PHÁN TRONG LÒNG
“Trong Đấng Christ tôi nói sự thật, tôi không nói dối, lương tâm làm chứng cho tôi trong Đức thánh Linh”. (Rôma 9:1)
Cách thứ nhất mà Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua lời chứng bên trong. Cách thứ hai là qua tiếng phán trong lòng. Con người bên trong là con người tâm linh, có một tiếng nói, giống như con người bên ngoài cũng có một tiếng nói. Chúng ta gọi tiếng nói này là lương tâm của con người bên trong.
Tâm linh bạn có một tiếng nói. Tâm linh bạn sẽ nói với bạn.
Vào tháng 9 năm 1966, chúng tôi từ vùng ngoại ô Dallas, dời về sống tại Tulsa, Oklahoma. Chúng tôi sống ở đó 17 năm.
Việc dời đến sống tại đó xảy ra như thế này: Nhà tôi và tôi đang hầu việc Chúa tại Tulsa. Chức vụ đang tiến triển và nghĩ trước trong đầu về việc mở văn phòng và xây ngôi nhà tại Texas để đủ chỗ cho sự phát triển.
Nhưng có một người bạn cũng đang ở với chúng tôi tại Tulsa đã nói: “Anh Hagin ơi, anh phải dời về Tulsa sống. Văn phòng cũ của anh T. L. Osborn đang cần bán. Người giám đốc kinh doanh của anh ta nhờ tôi bán dùm. “Sau đó anh ta nói giá. Giá thì thật là rẻ. Nhưng tôi lại không thích. Cuối cùng anh ta nói: “Chúng ta hãy đi xem thử”. Tôi đi chỉ để làm vui lòng anh ta.
Giây phút mà tôi đứng bên trong ngôi nhà đó thì có một tiếng chuông kêu lên trong lòng tôi (Đôi khi lời chứng bên trong rất thật nên dường như nó nghe giống như “tiếng chuông” kêu bên trong). Tôi biết rõ điều này như là tôi biết rõ tên tôi vậy. Nhưng tôi không muốn lắng nghe tiếng đó. Tôi muốn ở tại Garland (Đó là lý do nhiều lần chúng ta không nghe. Chúng ta nói mình nghe, nhưng thật ra chúng ta không muốn nghe).
Khi quay trở về nhà của bạn tôi, nhà tôi hỏi tôi về ngôi nhà đó. Tôi trả lời: “Ồ, không được! Anh đã tính toán hết rồi. Chúng ta vẫn ở chỗ cũ. Chúng ta sẽ dùng toàn bộ căn nhà chúng ta làm văn phòng. Chúng ta vẫn cứ ở tại Garland.”
Đêm đó vợ chồng chúng tôi đi ngủ, song tôi không thể ngủ được.
Bình thường, tôi không bị mất ngủ. Kinh Thánh nói: “Chúa ban giấc ngủ cho kẻ Ngài yêu dấu” (Thi thiên 127:2). Tôi là kẻ yêu dấu của Ngài. Bạn cũng vậy… “Đức Chúa Trời đã ban dư dật cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài” (Êphêsô 1:6). Vì thế tôi luôn luôn công bố lời hứa của Chúa và thưa: “Chúa ơi, con là yêu dấu của Ngài, Con tin xác quyết nơi Lời của Ngài. Con cảm tạ về giấc ngủ.” Và tôi luôn ngủ được.
Nhưng lần này, tôi không thể ngủ được. Lương tâm bị đau đớn. Lương tâm tôi là tiếng nói của tâm linh tôi. Tâm linh tôi biết rõ là tôi khôngchịu lắng nghe.
Đang khi nằm im lặng giữa đêm, tôi cầu nguyện: “Chúa ơi, nếu Ngài muốn con về sống ở Tulsa, con sẽ đi. Về phương diện con người con không muốn đến sống ở đó, nhưng con không muốn đứng khựng lại trong đường lối của Ngài.
Sau đó, sâu xa trong lòng, tôi nghe một tiếng nói nhỏ. Tôi không có ý nói là Đức thánh Linh đang phán. Khi Đức thánh Linh phán thì tiếng phán của Ngài đầy uy quyền. Tiếng nói nhỏ là tiếng của tâm linh bạn đangnói. Nhưng tâm linh chúng ta nhận được tiếng đó từ Đức thánh Linh ở bên trong chúng ta.
Tiếng nói êm dịu đó, tức là tiếng nói bên trong không có đầy uy quyền, nhưng có một điều gì đó bên trong tôi nói: “Ta sẽ ban cho con ngôi nhà đó.”
Tôi cười. Tôi biết tôi rất vô tín về chuyện này, vì thế tôi nói: “Dạ được, khi Ngài cho con thì con sẽ tin”.
Cũng tiếng nói nhỏ nhẹ đó, nhận từ những gì Đức thánh Linh đang phán, nói: “Con sẽ xem Ta làm”.
Không cần kể chi tiết, bạn sẽ ngạc nhiên cách mà Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi căn nhà đó.
Chương 12
NHỮNG KẾT QUẢ CỦA SỰ NỘI TRÚ THÁNH LINH
Phaolô nhìn thẳng vào Hội Đồng Quốc Gia và nói: “Thưa các anh em, suốt đời tôi vẫn trước mặt Đức Chúa Trời, không có gì phải thẹn lương tâm…” (Công vụ 23:1)
Thật là lý thú khi đọc hết các thư tín mà Phaolô viết cho các Hội thánh và xem ông nói gì về lương tâm. Bạn thấy rằng ông luôn luôn làm theo lương tâm.
Có phải lương tâm là người hướng dẫn an toàn không?
Vâng, nếu tâm linh bạn đã trở thành một con người mới trong Đấng Christ thì lương tâm bạn là tiếng nói của tâm linh.
2Côrinhtô 5:17 “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người được dựng nên mới”. (BNC)
Những điều này xảy ra trong tâm linh bạn, trong con người bên trong. Trước hết, người đó là một tạo vật mới – một con người mới hoàn toàn trong Đấng Christ. Thứ hai, những sự cũ đã qua đi – bản chất ma quỷ ở trong tâm linh đã đi qua. Thứ ba, mọi sự đều trở nên mới trong tâm linh không phải trong thân xác hay trong tâm trí, bây giờ người đó có bản chất của Đức Chúa Trời trong tâm linh mình.
Do đó, nếu tâm linh bạn là một con người mới có sự sống và bản chất Đức Chúa Trời bên trong thì nó là một người dẫn dắt an toàn.
Một người mà không được tái sanh thì không thể bước theo tiếng nói của tâm linh. Tâm linh người đó không được tái sanh. Lương tâm người đó cho phép người đó làm bất cứ việc gì.
Khi bạn có sự sống và bản chất của Đức Chúa Trời bên trong bạn, lương tâm bạn sẽ không cho phép bạn làm bất cứ việc gì. Mà nếu bạn được tái sanh, bạn có sự sống của Đức Chúa Trời.
Giăng 3:16 “Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban con một của Ngài, để ai nhận Đấng ấy sẽ không bị hư vong nhưng được Sự Sống Vĩnh Phúc”.
Rôma 6:23“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là Sự Sống Vĩnh Phúc trong Đức Jêsus Christ”
Có người nói: “Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ sống đời đời ở thiên đường”.
Không, câu trên không có ý nói như vậy. Hãy xem câu Kinh Thánh này.
1Giăng 5:13 “Tôi viết những điều này cho anh chị em là những người tin danh Con của Đức Chúa Trời để anh chị em biết anh chị em có Sự Sống Vĩnh Phúc...”
“Có” là thì hiện tại. Chúng ta có sự sống đời đời ngay hiện tại. Nếu bạn là một Cơ đốc nhân được tái sanh, bạn có sự sống của Đức Chúa Trời trong tâm linh bạn ngay hiện tại.
Ôi, ước gì tín hữu học bước theo tâm linh họ! Ước gì họ học để tận dụng sự sống hiện ở bên trong họ!
Tôi gia nhập Hội thánh và được báp-tem khi còn rất trẻ, nhưng điều đó không biến tôi thành một Cơ đốc nhân thật. Tâm linh tôi vẫn chưa được tái sanh khi tôi nằm trên giường bịnh vì bệnh tim lúc 15 tuổi. Tôi thật sự được tái sanh trong khoảng thời gian 16 tháng khi còn nằm trên giường bệnh. Sau đó vào tháng Tám năm 1934 lúc tôi còn là một cậu bé, tôi đọc cuốn Kinh Thánh Lý của bà tôi, và tôi đã được chữa lành.
Tôi đi học Trung Học trở lại. Tôi nghỉ học hết một năm. Trước khi tôi được tái sanh, tôi đã nghỉ một số môn. Lúc đó nếu bạn bị điểm “D” là bị rớt. Và nếu bạn rớt một môn bạn sẽ ở lại lớp và phải học lại từ đầu. Hai giáo viên của hai môn đều nói với: “Chúng tôi sẽ cho em thêm hai điểm còn không em sẽ bị điểm “D”.
Nhưng sau khi tôi được tái sanh tôi không bao giờ bị điểm âm nữa, ngoại trừ điểm “A”. Và tôi không hề đem cuốn sách nào về nhà để học
Bấy giờ tôi không biết gì về báp-tem của Đức thánh Linh, nhưng bạn có
biết tôi biết gì không? Tôi biết tôi có sự sống của Đức Chúa Trời bên
trong tôi!
Mỗi sáng khi tôi đi học trên đường phố, tôi thường trò chuyện với Chúa. Tình cờ tôi được Đức thánh Linh dẫn dắt, lòng tôi thay vì nghe lý trí tôi nói.
Tôi nói: “Chúa ơi, con đọc thấy trong Cựu ước, Đaniên và ba bạn Hêbêrơ học tại Babylôn, và Ngài đã ban cho họ được ơn với người đầu hoạn quan (người đốc học) (Đaniên 1:9). Chúa ơi, xin cho con được ơn với tất cả những thầy giáo. Cảm tạ Ngài về điều này, con đã được. Con cũng đọc thấy sau khi xong ba năm huấn luyện, ba bạn Hêbêrơ khôn hơn gấp mười những người còn lại (c. 18-20 ) Chúa ơi, con có sự sống của Ngài bên trong con. Giăng 1:4 chép: “Trong Ngài có nguồn sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”, ánh sáng tiêu biểu cho sự phát triển. Xin ban cho con sự tri thức, khả năng trong mọi lĩnh vực và khôn ngoan để con có thể khôn gấp mười lần…”
Mỗi ngày, khi đi học, tôi thường công bố: “Trong Ngài có sự sống và sự sống là ánh sáng cho con người. ánh sáng đó ở khắp trong ta. Sự sống của Đức Chúa Trời ở trong ta. Sự sống đó là ánh sáng, là sự phát triển bên trong ta. Ánh sáng này phát triển tâm linh ta, phát triển tâm trí ta. Ta có Đức Chúa Trời ở trong ta. Ta có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời ở trong ta. Sự sống của Đức Chúa Trời trong tâm linh ta kiểm soát ta. Ta quyết định trong lòng là ta sẽ bước đi trong ánh sáng của sự sống đó.”
Dĩ nhiên tôi không có ý nói là tôi không cần học. Tôi phải học suốt thời gian nghỉ hè. Tại lớp, tôi lắng nghe chăm chú tất cả những gì giáo viên giảng. Nhưng vì đã có sự sống đời đời trong tâm linh tôi, và tâm trí tôi cũng được đổi mới bởi lời Chúa nên trí khôn tôi và tâm trí tôi gia tăng từ 30 lên 60 phần trăm.
Sự sống của Đức Chúa Trời sẽ làm điều đó cho bất cứ ai.
Phép lạ gây kinh ngạc nhất mà tôi đã chứng kiến về sự sống đời đời ảnh hưởng đến trí khôn của một người là phép lạ đã xảy ra cho một cô gái tên là Mari. Trí khôn của cháu đã gia tăng ít nhất là 90% – Mari bắt đầu đi học lúc bảy tuổi và suốt bảy năm liền cháu không lên nổi lớp một. Suốt bảy năm đó cháu không thể viết được ngay cả tên của mình. Cuối cùng, trường đã yêu cầu cha mẹ cho cháu về nhà.
Tại Hội thánh tôi làm mục sư lúc đó Mari 18 tuổi cháu hành xử như đứa bé 2 tuổi. Cháu chơi và bò trên nền nhà như một em bé. Nếu bất chợt không có mẹ cháu ngồi bên cạnh, thì cháu chợt té, hay kéo áo lên và chạy đến mẹ cháu, áo quần cháu khi nào cũng dơ bẩn. Tóc tai thì lúc nào cũng bù xù.
Vào một đêm nọ trong buổi nhóm truyền giảng phấn hưng, Mari tiến lên tin Chúa. Cháu nhận sự sống đời đời, tức bản chất của Đức Chúa Trời. Một sự thay đổi kỳ diệu đã xảy ra tức thì. Ngay chính đêm hôm sau, cháu ngồi tại buổi nhóm và trông như một cô gái 28 tuổi. Quần áo và tóc tai của cháu thật gọn gàng. Trí khôn của cháu dường như gia tăng tức thì.
Nhiều năm sau, tôi trở lại thành phố đó để lo cho một đám tang. Tôi hỏi người thư ký Hội thánh đó: “Cháu Mari thế nào rồi?” Cô ta dẫn tôi ra phía sân trước: “Hãy xem những ngôi nhà mới sắp mọc lên ở đây.”
Tôi nói: “Vậy hả? Thì sao” – “Đó là khu chung cư của thành phố. Mari đang xây đó! Bây giờ cô ta góa bụa. Cô ta biết kiếm tiền. Cô ta là người làm ra tiền. Cô ta có ba đứa con rất dễ thương. Mẹ cô ta thường ngồi hàng ghế đầu vào mỗi Chúa Nhật. Mấy đứa con ăn mặc rất đẹp đẽ và ngoan ngoãn nhất trong Hội thánh. Với tư cách là thư ký Hội thánh, tôi muốn nói với ông là hàng tuần Mari đều dâng một phần mười và các của dâng.”
Sự sống của Đức Chúa Trời đã đến với cô ta!
Tôi tin chắc rằng chúng ta không bao giờ hiểu hết được những gì chúng ta đã nhận lãnh. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng Chúa chỉ tha thứ chúng ta mà thôi nên cho rằng chúng ta vẫn còn bản chất cũ như trước đây. Chúng ta cố gắng trung tín cho đến chết. Nếu chúng ta nhờ có đủ người cầu nguyện cho chúng ta thì chúng ta mới an tâm.
Không! Cảm tạ Chúa, sự sống của Đức Chúa Trời đã được truyền vào tâm linh chúng ta! Bản chất Đức Chúa Trời ở trong tâm linh chúng ta. Đức thánh Linh đang sống và cư ngụ trong tâm linh chúng ta.
Chương 13
NHỮNG KINH NGHIỆM
Philíp xuống miền Samari, truyền giảng Đấng Christ cho dân chúng… thì họ đều tin nhận và chịu phép báp-tem, cả nam lẫn nữ… Nghe tin dân chúng Samari đã tiếp nhận Đạo Chúa, các sứ đồ ở Giêrusalem liền sai Phierơ và Giăng xuống thăm. Đến nơi, hai ông cầu nguyện cho các tín hữu nhận lãnh Thánh Linh vì Thánh Linh chưa giáng xuống trên người nào cả, họ chỉ mới chịu phép báp-tem nhân danh Chúa Jêsus mà thôi. Rồi ông đặt tay trên các tín hữu thì họ nhận lãnh Thánh Linh. Công vụ 8:5,12,14-17
Trong Tân ước tất cả con cái Chúa đều có Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nếu bạn được tái sanh, Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong tâm linh bạn.
Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa việc được tái sanh bởi Đức thánh Linh với việc đầy dẫy Đức Thánh Linh. Cơ đốc nhân được tái sanh có thể đầy dẫy cùng một Thánh Linh mà người đó đã có trong mình. Và khi người đó được đầy dẫy Thánh Linh thì có một sự tràn trề. Người đó sẽ nói tiếng lạ theo như Thánh Linh ban cho họ nói (Công vụ 2:4).
Các học giả Kinh Thánh biết rằng nước là hình bóng về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Chính Jêsus dùng nước như là một hình bóng về sự tái sanh khi nói với người đàn bà bên giếng nước Samari.
Giăng 4:10,11,13,14 “Đức Jêsus đáp: Nếu chị hiểu Lộc trời và biết Người xin chị nước uống là ai, chắc chị sẽ xin Người và Người sẽ cho chị nước trường sinh! Thiếu phụ tiếp lời: Thưa ông, gàu ông không có mà giếng lại sâu, làm sao ông múc được nước trường sinh đó?… Nhưng uống nước Ta ban cho sẽ chẳng bao giờ khát nữa. Nước ta ban cho sẽ biến thành suối nước trong người tuôn tràn sự sống vĩnh phúc.”
Jêsus cũng dùng nước làm hình bóng về Đức thánh Linh khi nói về việc đổ đầy Thánh Linh
Giăng 7: 37-39 “Đến ngày cuối của kỳ lễ là ngày long trọng nhất, Đức Jêsus đứng dậy, lên tiếng kêu gọi: Người nào khát hãy đến cùng Ta mà uống! Người nào tin Ta thì sông nước trường sinh sẽ luôn tuôn tràn từ cõi lòng mình, đúng như Kinh Thánh đã dạy. Đức Jêsus nói điều này để chỉ về Thánh Linh mà những người tin Ngài sắp nhận lãnh. Thật ra, Thánh Linh chưa giáng xuống vì Đức Jêsus chưa được hiển vinh”.
Đây là hai kinh nghiệm khác nhau. Sự tái sanh là giếng nước ở trong bạn, tuôn tràn sự sống vĩnh phúc. Sự đổ đầy Đức thánh Linh là những dòng sông – không chỉ là một dòng sông.
Nước ở trong giếng cũng có mục đích. Nước trong giếng là vì ích lợi của bạn. Nó mang đến phước hạnh cho bạn.
Nước trong những dòng sông thì có mục đích khác. Những dòng sông tuôn tràn từ bạn để mang phước lành đến người khác.
Có người nói: “Nếu bạn được tái sanh bởi Thánh Linh, bạn đã có Đức thánh Linh. Thế là đủ rồi!” Nhưng chỉ vì bạn uống một hớp nước không có ý nghĩa là bạn uống một ly nước đầy. Có một kinh nghiệm đổ đầy Đức thánh Linh theo sau việc tái sanh và kết quả là dòng sông nước sống tuôn tràn từ sau việc tái sanh và kết quả là dòng sông nước sống tuôn tràn từ bên trong – tâm linh.
Có người khác lại nói ai không được đổ đầy Thánh Linh kèm theo việc nói tiếng lạ thì không có Đức thánh Linh. Điều này cũng không đúng. Nếu tôi uống được một hớp nước dù tôi không uống hết ly, song ít ra tôi cũng đã uống nước rồi. Nếu một người được tái sanh bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời thì người đó có Thánh Linh của Đức Chúa Trời luôn ở trong người đó.
Chương 14
ĐỨC CHÚA TRỜI BÊN TRONG
“…Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống như Đức Chúa Trời đã phán: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ. Ta sẽ là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ là dân Ta.” (2Côrinhtô 6:1)
Nếu bạn được tái sanh, Đức thánh Linh đang sống và luôn luôn ở trong tâm linh bạn.
Ngài đang sống và luôn ở nơi nào? Trong đầu bạn phải không? Không! Trong thân xác bạn phải không? Về một phương diện thì đúng, nhưng không đúng theo cách chúng ta nghĩ. Lý do duy nhất thân thể của bạn trở thành đền thờ của Đức thánh Linh là vì thân thể bạn là đền thờ của tâm linh bạn. Đức thánh Linh luôn ở trong tâm linh bạn. Và Ngài thông công với bạn qua tâm linh bạn. Dĩ nhiên, tâm linh bạn quay sang ảnh hưởng tâm trí bạn.
Ngay cả khi còn là một con trẻ trong Đấng Christ, lúc tôi còn nằm trên giường bệnh, tôi đã biết những điều này qua lời chứng bên trong. Tôi không biết gì về việc đầy dẫy Đức thánh Linh và nói tiếng lạ, nhưng tôi đã tái sanh bởi Thánh Linh. Tôi có lời chứng của Thánh Linh ngay bên trong vì tôi là con cái của Chúa.
Tôi đã nằm trên giường bệnh khoảng bốn tháng thì một ngày nọ, mẹ tôi đến cạnh giường tôi và nói: “Con ơi, mẹ không muốn làm phiền con nhưng anh Dub đã làm sai.”
Anh Dub là người anh cả của tôi. Lúc đó anh tôi mười tuổi và anh đã bỏ nhà đi. Gia đình chúng tôi không biết hiện anh ở đâu.
Mẹ tôi cảm nhận một điều gì đó trong tâm linh bà. Bà nghĩ có lẽ anh tôi đã gặp rắc rối và bị nhốt tù. Mẹ tôi nói: “Mẹ đã cầu nguyện cho nó ba ngày nay, nhưng mẹ cần con giúp đỡ.”
Tôi thưa: “Mẹ ơi, con nghĩ mẹ đã lo cho bệnh tình của con là đủ rồi.
Con đã biết rõ về anh Dub cách đây mấy ngày, anh không ở trong tù. Anh
không bị chuyện đó, nhưng tánh mạng anh đang ở trong tình trạng nguy
hiểm. Con đã cầu nguyện rồi, và anh sẽ khoẻ thôi. Mạng sống anh sẽ được
gìn giữ, con đã nhận được câu trả lời.”
Lúc đó tôi chưa biết cách để nhận được sự đáp lời về sự chữa lành mất
một năm sau đó tôi mới được chữa lành. Nhưng ngợi khen Chúa, tôi biết
được một điều là đức tin bạn tới đâu thì Đức Chúa Trời sẽ ứng phó với
bạn tới đó.
Ba ngày sau đó, anh Dub về nhà lúc nửa đêm. Bạn thấy không, năm đó là
năm 1933 cũng là năm thất nghiệp. Nhiều người đổ xô ra đường vì thất
nghiệp trong những ngày khủng hoảng trầm trọng. Anh tôi đã đi xuống vùng
thung lũng Riogrande để tìm việc làm, nhưng anh không tìm được, vì thế
anh quyết định phóng lẹ lên tàu hàng để quay về vùng thung lũng đối
ngang McKinney (Thời đó nhiều người đi lại bằng tàu lửa)
Mới đi được 50 dặm về phía bắc Dallas, anh bị té xuống đường ray và
đập đầu xuống đất trong lúc tàu đang chạy với tốc độ khoảng 50 đến 60
dặm một giờ, anh té xuống đường ray. Vào thời đó, người ta đốt than bên
cạnh đường ray. Anh rơi xuống đống than và bị phỏng lưng. Điều kỳ diệu
là lưng anh không bị gãy, nếu chúng tôi không biết sự việc này qua lời
chứng bên trong và cầu nguyện thì có lẽ lưng anh đã bị gãy.
Anh nằm bất tỉnh trên đường ray và sau một lúc thì anh tỉnh lại, áo
quần rách tả tơi và anh cố sức đi trong màn đêm, ban ngày anh nằm dưới
gốc cây ở ngoài đồng trống mênh mông lúc đó đúng vào mùa trái cây, vào
ban đêm anh lê lết đi thẳng tới McKinney. Anh về tới nhà lúc giữa khuya,
mẹ tôi đem anh lên giường và vài ngày sau thì anh bình phục lại.
Mẹ tôi và tôi lúc đó không phải là những Cơ đốc nhân đầy dẫy Đức
thánh Linh, nhưng chúng tôi là những Cơ đốc nhân, và chúng tôi có một
lời chứng bên trong – một thôi thúc bên trong tâm linh chúng tôi rằng có
điều gì đó trục trặc. Đây là điều mà mỗi Cơ đốc nhân phải có và phải
phát triển, chúng ta nên phát triển tâm linh chúng ta.
Cách đây chưa tới mười năm bạn tôi một đầy tớ Chúa thuộc nhóm Phúc Âm
trọn vẹn bị một tai nạn xe hơi trầm trọng, nhiều người bị chết, vợ ông
cũng suýt chết, ông thì bị thương nặng, xe thì bị tan nát nhưng hai vợ
chồng đều được chữa lành bởi ơn thương xót của Chúa.
Ông nghe tôi dạy về đề tài này và ông nói với tôi: “Anh Hagin tôi có
thể tránh được những tai nạn này nếu trước đó tôi lắng nghe sự thôi thúc
bên trong.”
Do đó, trong nhiều trường hợp tương tự nhiều người nói “Tôi không
hiểu sao mà điều đó lại xảy ra cho một Cơ đốc nhân tốt lành như thế! Ông
ta là một đầy tớ Chúa mà!” rồi họ đổ lỗi cho Chúa và nói rằng do Đức
Chúa Trời đem đến (đầy tớ Chúa cũng phải học lắng nghe tâm linh bạn
vậy).
Vị đầy tớ Chúa này nói với tôi: “Nếu tôi chịu lắng nghe theo điều gì
đó bên trong – tôi đã nhận một thôi thúc rằng có một điều gì đó sắp xảy
ra – thì có lẽ tôi đã chờ đợi một chút và cầu nguyện rồi. Nhưng tôi nghĩ
mình bận quá, không có thì giờ cầu nguyện”.
Nhiều lúc nếu chúng ta chờ đợi, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho chúng ta,
chúng ta sẽ tránh được nhiều điều. Do đó, chúng ta đừng than vãn về
những gì thất bại trong quá khứ, chúng ta hãy tận dụng những gì thuộc về
chúng ta và tin rằng nó sẽ không tái diễn nữa. Dù sao thì chúng ta
không thể làm gì được với quá khứ. Chúng ta hãy bắt đầu phát triển tâm
linh chúng ta và học lắng nghe tâm linh của mình.
Đức thánh Linh hiện đang cư ngụ trong tâm linh chúng ta. Chính tâm
linh chúng ta nhận những thôi thúc này từ Đức Thánh Linh và sau đó
chuyển giao cho tâm trí chúng ta qua sự thôi thúc hay lời chứng bên
trong.
Jêsus phán: “…Ai yêu kính Ta sẽ vâng giữ Lời Ta. Cha Ta sẽ yêu quý
người, chúng ta sẽ đến ở với người đó” (Giăng 14:23). Trong đoạn Kinh
Thánh này Chúa Jêsus đang nói về sự ngự đến của Đức thánh Linh. Con và
Cha trong Thân vị của Đức thánh Linh sẽ đến cư ngụ trong chúng ta. Nơi
cư ngụ là nơi chúng ta sống. Một bản dịch khác ghi rằng: “Chúng ta sẽ
đến cùng người đó và làm trong người đó.”
Đức thánh Linh nói qua sứ đồ Phaolô: “Anh chị em không biết rằng anh
chị em chính là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh của Đức Chúa
Trời ở trong anh chị em sao? (1Côrinhtô 3:16). Một bản dịch khác rằng:
“Thánh Linh của Đức Chúa Trời nghỉ ngơi bên trong bạn. Đó là chỗ Ngài
sống – bên trong bạn!”
Kinh Thánh nói: “Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống
như Đức Chúa Trời đã phán: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ. Ta sẽ là Đức Chúa
Trời của họ và họ sẽ là dân Ta.” (2Côrinhtô 6:16)
Gộp những câu Kinh Thánh này lại với nhau: Giăng 14:23; 1Côrinhtô 3:16; 2Côrinhtô 6:16 – Đức Chúa Jêsus đáp: “Ai
yêu kính Ta sẽ vâng giữ lời Ta. Cha sẽ yêu quý người chúng ta sẽ đến ở
với người đó… Anh chị em không biết rằng anh chị em chính là đền thờ của
Đức Chúa Trời và Đức thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh chị em
sao?…Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa
Trời đã phán: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ và họ sẽ là dân Ta”.
Chúng ta chưa khám phá hết chiều sâu của những gì Đức Chúa Trời thật
sự phán: “Ta sẽ ở trong họ. Ta sẽ sống trong họ. Ta sẽ đi lại giữa họ.”
Nếu Đức Chúa Trời ngự trong chúng ta và Ngài quả đã ngự thì đó là nơi
Ngài phán với chúng ta.
Chương 15
LỆ THUỘC TÂM LINH
“…thật Ta nói cùng các con ai bảo ngọn núi nầy: Hãy cất
lên và ném xuống biển mà lòng không chút nghi ngờ, nhưng tin những gì
mình nói sẽ xảy ra thì sẽ đạt được. Vì thế, Ta bảo các con bất cứ điều
gì các con cầu nguyện và nài nỉ hãy tin mình đã được thì các con sẽ được
như vậy.” (Mác 11:23-24)
Tâm linh của bạn biết những điều mà tâm trí bạn không biết, vì Đức thánh Linh ở trong tâm linh bạn.
Lúc còn là thiếu niên bác sĩ đã bỏ cho tôi chết và họ nói rằng họ bất
lực. Bằng cách nào đó tôi biết có một sự cứu giúp nào đó mà Kinh Thánh
có nói đến.
Tôi bắt đầu đọc Tân ước vì tôi biết tôi không có nhiều thời gian. Cuối cùng tôi đọc tới Mác 11:23 và 24.
Khi tôi đọc tới Mác 11:24, một tiếng nói bên ngoài nói với với tâm
trí tôi: “Câu Kinh Thánh này không có ý nói về những gì ngươi ước ao
(cầu xin) về vật chất, về tâm trí hay tài chánh. Câu này có nghĩa là bất
cứ điều gì ngươi ước ao (cầu xin) về thuộc linh, ơn chữa bệnh đã không
còn nữa!”
Tôi cố gắng mời mục sư tới giải thích cho tôi Mác 11:23 có ý nghĩa là
gì. Nhưng mục sư không đến, cuối cùng có một đầy tớ Chúa đến. Ông ta vỗ
nhẹ cánh tay tôi và nói nhỏ nhẹ: “Hãy chịu đựng cháu ơi. Vài ngày nữa
thì cháu sẽ đi êm thôi.”
Tôi chấp nhận lời phán quyết này và nằm đó chờ chết. Chuyện này xảy
ra hai tháng trước khi tôi đọc Kinh Thánh và đọc tới Mác 11:23 và 24.
Tôi nói: “Chúa ơi, con cố gắng tìm người giúp con, nhưng con không
thể tìm được. Vì vậy, con thưa với Ngài điều con sẽ làm, con sẽ tin xác
quyết lời Ngài. Khi còn ở trên trái đất này, Ngài đã phán như vậy con
tin lời nầy. Nếu Ngài không nói dối, thì con sẽ ra khỏi giường bệnh vì
con tin những gì Ngài phán.”
Sau đó tôi cầu xin theo lời này. (Tôi phải mất một thời gian dài vì
tôi bị giới hạn trong việc cử động tay chân. Người ta để Kinh Thánh
trước mặt tôi và tôi chỉ lật lướt qua từng trang). Tôi quyết định đọc
qua phần Kinh Thánh đối chiếu nói về đức tin và sự chữa lành, tôi đọc
tới Giacơ 5:14 và 15 “Có ai trong anh chị em yếu đau, hãy mời các
trưởng lão của Hội thánh để họ nhân danh Chúa xức dầu rồi cầu nguyện cho
mình. Lời cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu chữa người bệnh, Chúa sẽ đỡ
người ấy dậy. Nếu người bệnh phạm tội cũng được tha”.
Tôi nghĩ tất cả những câu Kinh Thánh và lời hứa về sự chữa lành cùng
sự cầu nguyện đều liên hệ đến câu này – tôi nghĩ bạn phải mời các trưởng
lão Hội thánh đến. (Bạn không phải mời – bạn có thể mời nếu cần). Vậy
tôi bắt đầu khóc: “Chúa ơi, nếu con phải mời các trưởng lão Hội thánh
đến xức dầu cho con để được chữa lành, thì con không thể được lành. Con
không biết có trưởng lão nào trong Hội thánh tin chuyện này không”
Tôi đã được cứu rỗi gần sáu tháng và tôi chưa hề nghe được tiếng nói
bên trong. Tôi không nói về tiếng phán của Thánh Linh của Đức Chúa Trời –
tiếng phán này có uy quyền hơn – tôi nói về tiếng nói nhỏ nhẹ của tâm
linh tôi.
Tâm linh tôi nói với tôi: “Ngươi có để ý câu Kinh Thánh đó nói rằng lời cầu nguyện đức tin sẽ cứu chữa kẻ bệnh không?”
Tôi phải xem lại. Tôi cứ chú tâm vào chỗ mời các trưởng lão mà không
để ý câu sau. Tôi la lên: “Đúng rồi! Đây là điều Kinh Thánh nói.” Nó
giống như cú sốc thật sự đối với tôi.
Sau đó bên trong tôi nói ra những lời này: “Ngươi có thể cầu nguyện lời cầu nguyện đó như bất cứ người nào”. Hallêlugia!
Nhưng sự học hỏi về thuộc linh của tôi rất chậm cũng như bạn thôi.
Tôi vẫn còn nằm trên giường bệnh chín tháng trước khi tôi thấy được rằng
tôi phải tin mình đã nhận sự chữa lành trước khi nó bày tỏ ra.
Chính là lúc tôi đang cầu nguyện: “Con tin con đã nhận được sự chữa
lành!” mà tôi thấy được điều tôi phải làm. Tôi nói: “Con tin nhận sự
chữa lành từ đỉnh đầu cho đến bàn chân”. Kế đến tôi bắt đầu ngợi khen
Chúa vì tôi tin tôi đã nhận sự chữa lành.
Lần nữa, bên trong tôi, tôi nghe những lời này đây không phải là
tiếng phán của Thánh Linh mà là tiếng nói nhỏ nhẹ. Nếu tâm trí và thể
xác của tôi hoạt động tốt thì chắc có tôi không nghe tiếng nói này: “Bây
giờ ngươi tin ngươi khoẻ mạnh.” – Tôi nói “Ta tin chắc.”
Tiếng nói bên trong nói: “Hãy đứng dậy. Người khoẻ mạnh phải thức dậy lúc 10h30 phút sáng.”
Tôi bị bại lâu nay nên đây là một sự tranh chiến – tôi kéo mình ra.
Cuối cùng tôi đứng dậy bò tới phía đầu giường, đầu gối tôi gần chạm sàn
nhà, tôi không có cảm giác gì từ ngang thắt lưng trở xuống. Khi bò về
phía đầu giường tôi nói trở lại: “Ta muốn tuyên bố trước sự hiện diện
của Đức Chúa Trời Toàn Năng, Chúa Giê-xu Christ, Đức thánh Linh và các
thiên sứ thánh có mặt trong phòng nầy, ta muốn ma quỷ cùng hết thảy các
tà linh có mặt trong căn phòng nầy hãy ghi nhớ lời này: Đó là theo Mác
11:24, tôi tin tôi nhận được sự chữa lành.”
Khi tôi nói ra điều đó tôi cảm nhận một điều gì đó trong thể xác,
giống như có ai đó ở trên rót mật vào trong tôi, tôi cảm thấy nó đụng từ
đỉnh đầu tôi đụng xuống, dường như nó giống một giọt mật chảy vào trong
tôi, chảy xuống cổ và vai rồi xuống chân tay đến tận từng ngón tay ngón
chân rồi đến toàn thân và đi ra ngoài.
Thình lình tôi đứng bật dậy! Kể từ đó tôi đã đứng thẳng luôn.
Tuy nhiên tôi muốn bạn thấy điều này: Tôi lắng nghe tâm linh tôi, đức
tin thuộc về tâm linh, đức tin không làm việc hết “công suất” cho đến
khi bạn học được những điều này. Hãy học lệ thuộc nơi Chúa – Đấng hiện ở
bên trong bạn. Hãy học phát triển tâm linh bạn. Hãy có đức tin nơi sự
kiện rằng đức tin của bạn nơi Chúa sẽ hữu hiệu.
Chương 16
TẤM LÒNG MỀM MẠI
“Vì khi lòng chúng ta lên án chúng ta thì Đức Chúa Trời
còn vĩ đại hơn là lòng chúng ta nữa và Ngài biết mọi sự. Các con yêu
dấu, nếu lòng không lên án mình thì chúng ta được vững tâm trước mặt
Đức Chúa Trời”. (1Giăng 3:20-21)
Nếu bạn là Cơ đốc nhân và bạn làm một điều gì đó không đúng, liệu Đức
Thánh Linh có lên án bạn không? Không, mà tâm linh bạn sẽ lên án bạn.
Bạn cần phải hiểu điều này. Tuy nhiên điều này không dễ làm bởi vì chúng ta đã bị dạy dỗ không đúng.
Đức Thánh Linh sẽ không lên án bạn, tại sao? Vì Đức Chúa Trời sẽ
không lên án, hãy nghiên cứu những gì Đức Thánh Linh đã dùng Phaolô viết
trong thư gửi người Rôma, ông hỏi: “Ai là người kết án? có phải Đức
Chúa Trời chăng? Không! Chính Đức Chúa Trời là Đấng xưng công chính”.
Jêsus nói rằng tội lỗi duy nhất mà Đức Thánh Linh sẽ cáo trách (thuyết phục) thế gian là tội khước từ Jêsus (Giăng 16:7-9)
Chính lương tâm bạn – tiếng nói của tâm linh bạn, sẽ biết khi nào bạn đã phạm tội.
Tôi đã khám phá ra rằng ngay cả khi tôi phạm tội, dù tâm linh tôi lên
án tôi, Đức Thánh Linh vẫn an ủi tôi, giúp đỡ tôi, chỉ cho tôi con
đường ăn năn. Trong Kinh Thánh, bạn không đọc thấy chỗ nào nói Đức Chúa
Trời là Đấng lên án (định tội). Jêsus gọi Đức Thánh Linh là Đấng an ủi.
Bản Kinh Thánh The Ampified Bible đã nêu ra bảy ý nghĩa của từ này trong
tiếng Hy lạp.
Giăng 14:16 (Amplified) “Và Ta sẽ xin Cha, Ngài sẽ ban cho các
con Đấng an ủi ( Đấng cố vấn, Đấng cứu giúp, Đấng cầu thay, Đấng biện
hộ, Đấng ban sức, và Đấng phù hộ) khác để ở cùng các con mãi mãi”.
Đức Thánh Linh đóng tất cả các vai trò này! Ngài sẽ phù hộ bạn khi
không có ai khác giúp bạn. Ngài sẽ giúp đỡ bạn. Ngài là một Đấng giúp
đỡ!
Chính tâm linh bạn biết lúc nào bạn phạm tội. Tôi rất vui rằng tôi đã
học điều này từ rất sớm. Vì thế tôi được phước rất nhiều trong cuộc
sống.
Tôi được cứu và được chữa lành, và trở lại trường trung học khi biến
cố sau đây xảy ra: Tôi thật sự không biết làm sao để tránh phạm tội này –
không ai trong gia đình tôi chửi thề. Nhưng chúng tôi có một người hàng
xóm mà chúng tôi có thể nói là tại Texas, anh ta chửi thề tối ngày, bạn
có thể nghe anh ta chửi thề từ đầu xóm đến cuối xóm. Tôi nghĩ tôi đã
bắt chước anh ta. Do đó, tôi nói với mấy đứa bạn của tôi: “Hê, không
đâu…” (tuôn ra câu chửi thề).
Giây phút tôi nói lời đó, bên trong tôi biết rằng tôi đã phạm tội.
Điều gì lên án tôi? Đức Chúa Trời chăng? Không! chính là tâm linh tôi.
Tâm linh tôi tạo vật mới này, con người mới này không nói như thế. Sự
sống và bản chất của Đức Chúa Trời không nói như vậy. Còn xác thịt con
người bên ngoài, có thể muốn làm những gì nó quen làm trước đây, muốn
nói những gì nó quen nói trước đây. Nhưng bạn phải đóng đinh xác thịt.
Cách hay nhất để đóng đinh xác thịt – con người bên ngoài, là phơi bày
những lỗi lầm của mình ra ánh sáng.
Lúc đó tôi đã làm như vậy. Tôi không chờ đợi cho đến khi tôi được cảm
động. Lòng tôi thưa với Chúa: “Chúa yêu quý, xin tha thứ vì con đã nói
như vậy”. Người thanh niên mà tôi đã chửi anh đã phải bỏ đi. Tôi tìm anh
để xin anh tha thứ cho tôi. Anh ta không để ý những gì tôi nói, anh ta
vẫn thường nghe người ta chửi thề. Nhưng tôi phải ăn năn.
Đó là tiếng nói của tâm linh tôi. Đó là lương tâm tôi. Lương tâm tôi
rất nhạy cảm và tôi không muốn xúc phạm lương tâm. Trừ khi bạn có một
lương tâm nhạy cảm, còn không bạn sẽ không phân biệt được những điều
thuộc linh. Ấy là vì lương tâm bạn là tiếng nói của tâm linh bạn, và
chính lương tâm bạn – tiếng nói của tâm linh bạn – sẽ “thông báo” đến
tâm trí những gì Đức Thánh Linh phán với bạn trong lòng.
Kinh Thánh nói về những Cơ đốc nhân có lương tâm bị chai lì:
1Timôthê 4:2 “Họ là đạo đức giả, nói dối, có lương tâm chai lì“
Hội Thánh đầu tiên mà tôi làm mục sư là Hội Thánh cộng đồng miền quê.
Tôi thường đi xa vào tối thứ bảy, ở lại hai đêm thứ bảy và chủ nhật, và
trở về làng vào thứ hai. Tôi thường ở tại nhà của một người giám lý –
một con người thuộc linh, một con người vĩ đại đã 89 tuổi. Ông và tôi
không phải thức dậy sớm như mấy người khác để ra đồng. Đang khi họ phải
đi làm hay ra đồng áng thì cụ cùng tôi ăn sáng lúc 8 giờ.
Tôi không uống cà phê, nhưng cụ thì uống. Bạn khó mà tin rằng ông ta
có một lọc cà phê kiểu cũ – kiểu thập niên 30, ngồi gần bếp lò kiểu cổ
và đun nước pha cà phê. Tôi đã từng thấy ông chế cà phê, đổ vào một cái
ly lớn, rồi khi cà phê còn nóng, ông nốc thẳng vào miệng hết cả một ly.
Lần đầu tiên tôi thấy ông uống kiểu vậy, tôi la lên. Tôi nghĩ nếu mà tôi thì chắc có lẽ đã phồng hết miệng rồi.
Làm sao ông có thể uống cà phê kiểu đó được? Tôi không thể uống vậy
được. Chỉ cần một muỗng cà phê thôi thì miệng tôi, cuống họng tôi, và cả
ruột gan tôi cũng bị phỏng luôn. Còn ông này, ông uống cả một ly lớn
như vậy mà không có hề hấn gì.
Tuy nhiên, ông không thể uống vậy lúc đầu. Phải qua nhiều năm uống cà
phê nóng như vậy, môi miệng và ruột gan ông mới trở nên chai lì. Cuối
cùng, ông mới có thể uống được cà phê nóng như thế mà không bị hề hấn
gì.
Về phương diện thuộc linh thì điều này cũng xảy ra tương tự.
Hãy học cách giữ cho lương tâm nhạy cảm. Hãy học biết giây phút nào
bạn sai trật, và khi lương tâm bạn lên án bạn, hãy ăn năn ngay lúc đó.
Đừng chờ đợi cho đến khi bạn đến nhà thờ. Hãy nói ngay: “Chúa ơi, xin
tha thứ cho con. Con đã phạm tội”. Nếu được, nếu có ai ở đó nghe bạn hay
thấy bạn, hãy xin lỗi với người đó ngay: “Tôi đã sai. Xin tha thứ cho
tôi. Đáng lẽ ra tôi không nên nói vậy”.
Bạn phải giữ tâm linh bạn nhạy cảm nếu bạn muốn được Đức Thánh Linh dẫn dắt.
Chương 17
CẢM GIÁC – TIẾNG NÓI CỦA THỂ XÁC
“Chính Đức Thánh Linh hiệp với tâm linh làm chứng cho…” (Rôma 8:16).
Thường thì người ta nghĩ rằng từ “làm chứng” trong câu này là nói về
những chuyện thuộc thể. Không phải vậy. Nó là chuyện thuộc linh. Chính
Thánh linh của Đức Chúa Trời làm chứng cùng với tâm linh chúng ta. Ngài
không làm chứng với thể xác chúng ta. Bạn không thể được dẫn dắt bởi cảm
giác thể xác.
Chúng ta lầm lẫn nhiều điều qua cách chúng ta nói. Chúng ta nói: “Tôi
cảm nhận sự hiện diện của Chúa”. Không, chúng ta không cảm nhận. Về
phương diện thuộc linh chúng ta cảm nhận sự hiện diện Ngài. Hãy dùng từ
cảm nhận cách cẩn thận, nó sẽ tạo ra một cảm giác sai lầm rằng đó là cảm
nhận thể xác. Đừng lẫn lộn cảm nhận thể xác với cảm nhận thuộc linh.
Cảm giác là tiếng nói của thể xác.
Lý trí là tiếng nói của hồn hay tâm trí.
Lương tâm là tiếng nói của tâm linh.
Bước đi bởi cảm giác dễ gặp rắc rối. Đó là lý do rất nhiều tín đồ
trồi lên trụt xuống (tôi gọi họ là tín đồ “sống theo cảm xúc”), khi này
khi khác. họ sống theo cảm giác. họ không sống theo đức tin. Họ không
sống theo tâm linh họ.
Khi họ cảm thấy vui, họ nói: “Ngợi khen Chúa. Con đã được cứu.
Halêlugia, con được đầy dẫy Thánh linh. Mọi sự đều tốt đẹp”. Khi họ cảm
thấy buồn, méo mặt méo mày, họ nói: “Tôi mất hết rồi. Tôi không muốn gì
nữa cả, có lẽ tôi đã sa ngã rồi”.
Tôi nghe nhiều người nói về việc họ đã sa sút rồi sau đó lại mạnh mẽ,
rồi sa sút. Từ trước tới nay tôi không bao giờ “ sa sút”. Tôi đã tin
Chúa hơn năm mươi năm, và tôi không bao giờ sa sút. Trái lại, tôi luôn
mạnh mẽ. Bạn không cần phải sa sút.
Nhiều người nói về những “kinh nghiệm đồng vắng”. Tôi chưa bao giờ có
những kinh nghiệm “đồng vắng”. Vâng, tôi đã gặp nhiều hoạn nạn và thử
thách, nhưng tôi luôn luôn mạnh mẽ, sống vượt trên những hoạn nạn và thử
thách!
Nhiều năm trước đây, khi tôi còn làm mục sư, có một phụ nữ đến buổi
nhóm của chúng tôi và kể cho chúng tôi nghe về đứa con gái 39 tuổi của
bà. Bác sĩ sắp mổ cô này vì họ phát hiện cô cũng bị tiểu đường. Họ cố
gắng chẩn đoán tình trạng tiểu đường khi cô còn hôn mê. Ba bác sĩ đều
nói rằng cô sẽ không bao giờ tỉnh lại được. Cô sẽ chết.
Người mẹ này nói: “Xin ông vui lòng đặt tay trên cái khăn tay này”.
Tôi đã đặt tay và cầu nguyện. Rồi người mẹ này đón xe buýt đi 300 dặm
trở lại bệnh viện nơi cô con gái đang nằm hôn mê, bà sờ ngay chỗ truyền
dưỡng khí và đặt tấm khăn lên ngực con gái mình. Ngay lúc tấm khăn này
đụng tới cô, cô tỉnh lại. Cô được lành bệnh, được tái sanh, đầy dẫy Đức
Thánh Linh và bắt đầu nói tiếng lạ luôn “một lèo”. Các y tá rất phấn
khởi, và họ mời bác sĩ đến. Bác sĩ nói: “Việc cô ta tính lại là một điều
kỳ diệu. Nhưng cô không được phép nói”. Ông ta ra dấu bảo cô ta im
lặng, nhưng không ích gì. Cô ta tiếp tục nói tiếng lạ và la lên: “Tôi đã
được lành. Tôi đã được lành. Tôi đã được lành”. Ngày hôm sau họ lại xét
nghiệm lần nữa. máu cô thật tốt. Cô không còn bị tiểu đường nữa. Sau
đó, họ cũng không tìm thấy ung bướu nữa, nó đã biến mất. Sau vài ngày,
họ cho cô ta xuất viện.
Người phụ nữ này kể cho vợ tôi và tôi nghe rằng một thời gian sau đó,
bác sĩ nói: “Chúng tôi không lấy tiền bà. chúng tôi không làm gì cả. có
một “Đấng bề cao hơn chúng tôi đã chữa lành”.
Bây giờ, ba năm sau đó, khi cô này 42 tuổi, em cô ta đem cô đến nhà chúng tôi lúc 2 giờ sáng. Cô đã có ung bướu khác.
Tôi nghĩ cô ta đã kinh nghiệm sự chữa lành trước đây, nên tôi nói:
“Chị có thể được lành bệnh lần nữa. chúng tôi sẽ đặt tay lên chị”.
Cô ta khóc và nói: “Anh Hagin ơi, tôi thật sự không màng đến việc tôi
lành bệnh hay không. Tôi ước ao trở lại với Chúa và tôi muốn chết sớm
để được lên thiên đàng”.
Khi cô nói điều này, tôi đoán chắc là cô ta đã sa ngã. Cô trông rất
buồn, tôi nghĩ cô đã phạm những tội lỗi rất khủng khiếp. Vì thế tôi nói:
“Chúa sẽ tha thứ cho chị”. Và tôi giải thích những gì Kinh Thánh nói về
điều này, rồi tôi nói: “Tất cả chúng ta nên quỳ gối cạnh ghế này… (Vợ
tôi và người em của cô cũng có ở đó). Tôi quỳ bên cạnh chị, nếu chị
không muốn xưng tội cho tôi nghe thì hãy nói với Chúa và Ngài sẽ tha thứ
chị”.
Cô ta ngước nhìn tôi và nói: “Anh Hagin, tôi đã tra xét tấm lòng tôi. Theo như tôi biết, tôi không có phạm tội gì cả”.
Tôi nổi bực. Tôi đi ngủ trễ – vừa mới chạy xe ở xa về và tổ chức nhóm
hàng đêm, vừa mới ngả lưng thì có người đến gõ cửa lúc sáng sớm, làm
chúng tôi thức giấc. Tôi đoán tôi đã nói hơi sốc cô ta; tôi biết điều
đó.
Tôi nói: “Hãy đứng dậy. Xin ngồi trên ghế này”. Tôi hơi khó chịu:
“Nếu cô không có phạm tội gì thì tại sao lại nói rằng ước gì tôi trở lại
cùng Chúa?”
Cô ta trả lời: “Đúng vậy, tôi không cảm thấy như trước đây nữa”.
Tôi nói: “Điều này có liên hệ gì đâu? nếu tôi sống theo cảm giác thì
chắc có lẽ hết một nữa bài giảng của tôi phải nói đến chuyện tôi sa ngã
rồi”.
Cô ta nhìn tôi: “Anh có ý nói là các mục sư cũng cảm nhận như vậy sao?”
Tôi thưa: “Đúng như vậy, chúng tôi cũng chỉ là con người thôi. Thật
ra, nếu tôi sống theo cảm giác ngay bây giờ, tôi chắc cũng nhờ chị cầu
nguyện cho tôi. Tôi không cảm nhận gì cả, tôi không cảm thấy gì từ khi
chị đến đây”.
Cô nói: “Vậy thì anh sẽ làm gì? Làm sao anh cầu nguyện dốc hết sức được?”
Tôi nói: “Tôi không có cầu nguyện dốc hết sức. Tôi đã dốc hết sức
rồi. Một Cơ đốc nhân phải sống hết lòng cho Chúa – người đó phải hết
lòng, sống trong sự thông công với Chúa mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút”.
Cô nói: “Vậy anh sẽ làm gì?”
Tôi nói: “Được, hãy ngồi đây xem tôi. Tôi sẽ nhắm mắt cầu nguyện, còn chị hãy mở mắt ra”.
Sau đó, tôi cầu nguyện: “Chúa ơi, con vui mừng vì con là con cái của
Chúa. Con vui vì con đã được cứu. Con vui vì con đã được tái sanh. Con
không có cảm nhận gì cả – nhưng điều đó cũng không có liên hệ gì. con
người bên trong của con là con người mới. Con người bên trong của con là
tạo vật mới trong Đấng Christ. Con muốn cảm tạ Ngài không chỉ vì con
được tái sanh, mà vì con còn được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Đức Cha, Đức
Con, Đức Thánh Linh cư ngụ trong con. Con muốn cảm tạ Ngài về điều này.
hallêlugia!”
Tôi không cảm nhận gì cả, nhưng dù sao tôi vẫn cầu nguyện như thế.
Khi tôi công bố như thế, trong tâm linh tôi “Ngài ở trong tôi luôn luôn”
có một điều gì đó bắt đầu trào dâng đó là một sự thôi thúc và sự biểu
hiện của Đức Thánh Linh. Tôi vẫn không cảm nhận điều gì cả. nhưng trong
tâm linh tôi, tôi có thể cảm nhận một sự sôi sục. Nó trào lên môi miệng
tôi. Tôi bắt đầu cười – có tiếng cười trong Thánh Linh. Tôi bắt đầu nói
tiếng lạ.
Cô này nói “Nét mặt anh đã thay đổi. Mặt anh sáng rực lên”.
Tôi nói: “Mặt tôi lúc nào cũng như vậy. Phaolô bảo Timôthê hãy nhen
lại ân tứ ở trong Timôthê. Tôi chỉ nhen lại những gì vẫn luôn hằng ở
trong tôi”.
Cô hỏi: “Tôi có thể cầu nguyện như thế được không?”
Tôi trả lời: “Được, cô có thể”.
Cô ta đã cầu nguyện – cô ta nhen lại những gì vẫn luôn ở trong cô.
Tôi không nhớ là có cầu nguyện cho cục ung bướu không. Sau này tôi nghe
từ cô ta nói là nó đã biến mất rồi.
Hãy đặt đức tin bạn nơi lời Đức Chúa Trời – chớ không phải nơi cảm giác của bạn.
Rôma 8:16 không nói Đức thánh Linh làm chứng với thể xác chúng ta, hay với cảm giác chúng ta.
Smith wigglesworth, một vị sứ đồ đức tin vĩ đại người Anh có nói:
“Tôi không làm những gì tôi cảm nhận. Tôi không làm theo những gì tôi
thấy. Tôi làm theo những gì tôi tin. Tôi không thể hiểu biết Đức Chúa
Trời theo cảm giác. Tôi hiểu Đức Chúa Trời theo những gì lời Chúa nói về
Ngài. Tôi hiểu Chúa Jêsus Christ theo những gì lời Ngài nói về Ngài.
Lời Ngài nói Ngài như thế nào thì Ngài như thế ấy”.
Bạn không thể là chính bạn theo cảm giác. Hãy hiểu biết bản thân – là
một người được tái sanh, đầy dẫy Thánh Linh theo những gì lời Chúa nói
về bạn, và khi bạn đọc những gì lời Chúa nói về bạn, thì dầu bạn có cảm
nhận hay không: “Phải, tôi là người như thế. Tôi có điều này. Lời Chúa
nói tôi có điều này, tôi có thể làm những gì lời Chúa nói tôi có thể.
Lời Chúa nói thể nào thì tôi thể ấy”. Lúc đó bạn bắt đầu phát triển về
phần tâm linh.
Và chính Thánh Linh đồng chứng cùng tâm linh bạn.
Chương 18
SỰ GIÚP ĐỠ BÊN TRONG
“Nhưng khi Thánh Linh là Thần Chân lý đến, Ngài sẽ dẫn
đưa các con vào mọi chân lý, vì không tự mình nói ra nhưng chỉ nói những
gì Ngài nghe, và báo cho các con những việc sẽ xảy đến”. (Giăng 16:13).
Ta hãy để ý một số điều Jêsus nói về Đức thánh Linh trong Giăng 16:13 “…Ngài sẽ dẫn đưa các con vào mọi chân lý”. Ngài sẽ dẫn dắt bạn. Ngài sẽ hướng dẫn bạn.
“Vì Ngài không tự mình nói ra nhưng chỉ nói những gì Ngài nghe…”
Đức Thánh Linh có phán. hễ điều gì Ngài nghe Đức Chúa Trời phán, hễ
điều gì Ngài nghe Chúa Jêsus phán, Ngài phán với tâm linh bạn. Ngài sẽ
phán ở nơi nào? Ngài ở trong tâm linh bạn và đó là nơi Ngài sẽ phán.
Ngài không phán trên không trung. Ngài phán trong lòng. Đức thánh Linh
chuyển giao sứ điệp của Đức Chúa Trời đến tâm linh bạn, qua lời chứng
trong lòng hoặc là qua tiếng nói êm dịu – tiếng nói của lương tâm, hay
qua tiếng phán bên trong, tiếng phán uy quyền của Đức thánh Linh.
“…báo cho các con những việc sẽ xảy đến…” Tôi không tin điều
này chỉ có nghĩa là Đức thánh Linh sẽ tỏ cho chúng ta biết về những
biến cố tương lai như đã ghi trong lời Chúa, ý này còn có nghĩa là Đức
thánh Linh sẽ bày tỏ cho bạn biết những điều tương lai. Trong đời sống
cá nhân tôi, không có cái chết nào trong gia đình bà con tôi mà tôi
không biết trước. Tôi biết trước hai năm về việc ông gia tôi sắp chết,
và tôi bắt đầu chuẩn bị tâm lý cho vợ tôi về cái chết của ông. Nhà tôi
là con một, con nhỏ trong gia đình nên rất gần gũi cha mình, tôi biết
nhà tôi sẽ đau buồn. Vì thế tôi nói với nhà tôi: “Mình ơi, anh biết ba
Rooker lớn tuổi rồi. Suốt hai năm liền, từng hồi từng lúc tôi nói vài
lời với nhà tôi để nhà tôi sẵn sàng.
Khi tôi đi xa để dự một buỗi nhóm thì tôi nhận một cú điện. Đêm nọ
sau buổi nhóm, tôi đang ngồi tại khách sạn, chuông điện thoại reo. Một
điều gì đó trong tôi nói: “Điện cho ngươi đấy. Đây là điều ngươi đã nói
đến hai năm nay”. Hai mươi tám ngày sau thì ông đã về thiên đàng. Bạn
không thể không sửa soạn một khi mà bạn biết trước.
Giăng 14:26 “Nhưng khi Đấng Phù Hộ đến tức là Thánh Linh mà Cha
nhân danh Ta phái đến, Ngài sẽ dạy dỗ mọi điều và nhắc lại cho các con
nhớ tất cả những gì ta đã truyền dạy các con”.
Đức thánh Linh sẽ dạy dỗ bạn, Ngài sẽ nhắc lại cho bạn nhớ lại mọi sự.
Nhiều người thường hỏi tôi làm sao mà tôi nhớ nhiều chuyện thế, liền một lúc tôi có thể trưng dẫn ba phần tư Kinh Thánh Tân ước.
“Làm sao mà anh thuộc Kinh Thánh như thế?” – tôi luôn trả lời: “Trong
cuộc đời, tôi chưa bao giờ học thuộc Kinh Thánh, tôi không biết gì về
chuyện học thuộc lòng, tôi nghĩ bạn có thể phát triển tâm trí khi bạn
“động não” nhiều. Nhưng tôi chỉ nói lời Chúa và những lời ấy khắc sâu
trong tôi. Đức thánh Linh nhắc cho tôi nhớ. Ngài ở trong lòng tôi.
Đức thánh Linh sẽ chỉ cho bạn những điều tương lai và nhắc cho bạn nhớ nếu bạn học biết hợp tác với Ngài.
Chương 19
SỐ BA – TIẾNG PHÁN CỦA THÁNH LINH
“Phierơ còn đang suy nghiệm về khải tượng ấy, thì Thánh Linh bảo: Kìa có ba người đang tìm con”. (Công vụ 10:19)
Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua tiếng nói nhỏ nhẹ, nhưng Ngài cũng
dẫn dắt chúng ta qua tiếng của Đức thánh Linh phán với chúng ta. Đây là
cách thứ ba mà chúng ta được Thánh Linh dẫn dắt. Cách thứ nhất là qua
lời chứng bên trong. Cách thứ hai là qua tiếng nói nhỏ nhẹ bên trong.
Cách thứ ba là qua tiếng phán đầy uy quyền của Đức thánh Linh Có một sự
khác nhau giữa tiếng phán bên trong của Đức Thánh Linh phán với tâm linh
chúng ta và tiếng nói nhỏ nhẹ, tức là tiếng nói của tâm linh chúng ta
nói với chúng ta. Khi Đức thánh Linh ở trong chúng ta phán thì tiếng
phán này đầy uy quyền.
Đôi khi tiếng phán này rất giống tiếng phán nghe được, bạn có thể
nhìn xem thử ai đã nói lời đó, đôi khi bạn nghĩ có ai đó ở phía sau mình
nói ra. Nhưng sau đó bạn nhận ra tiếng nói này ở trong bạn.
Còn nhớ cậu bé Samuên trong Cựu ước nghe được một tiếng phán gọi tên
cậu: “Hỡi Samuên, hỡi Samuên” Cậu nghĩ là Hêli đang gọi mình. cậu bật
dậy và chạy đến chỗ Hêli xem thử ông ta cần gì. Hêli nói: “Không phải,
Ta không có gọi ngươi.” Samuên đi ngủ trở lại. Lần nữa cậu cũng lại chạy
đến Hêli: “Không, ta không gọi ngươi.” Việc này xảy ra ba lần. Cuối
cùng Hêli hiểu được những gì xảy ra. Hêli nói: “Lần sau nếu Chúa có gọi
ngươi hãy thưa lại với Ngài”. Vì thế lần sau, khi việc này lại xảy ra,
Samuên đáp lại tiếng phán đó, và Chúa phán tiếp với Samuên (1Samuên
chương 3).
Tất cả những sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời đều là siêu nhiên, tuy
nhiên một số sự dẫn dắt không có gì “lạ mắt”. Hơn năm mươi năm trong
chức vụ tôi khám phá ra rằng có khi Đức Chúa Trời vận hành theo một cách
đặc biệt hơn – lúc đó Ngài phán với tôi bằng tiếng phán nghe được bằng
tai – nghĩa là tiếng phán này rất rõ. Nếu Ngài không phán cách “đặc
biệt” như vậy chắc tôi sẽ không đứng vững được.
Ví dụ, đối với Hội thánh sau cùng mà tôi làm mục sư, tôi nghe họ đang
tuyển lựa chức mục sư và tôi đã sắp xếp để giảng ở đó tối thứ tư, trong
khoảng thời gian trước khi tôi đến đó để giảng tôi có tổ chức buổi nhóm
phấn hưng ba tuần tại Housston. Trong kỳ phấn hưng này, vị mục sư em
trai của ông (cũng là một người hầu việc Chúa) và tôi gặp nhau tại nhà
thờ mỗi ngày để cầu nguyện cho các buổi nhóm tối. Hội thánh đang tuyển
lựa chức mục sư là Hội thánh nhà của họ. Mỗi ngày vị mục sư này cùng với
người em của mình hỏi tôi: “Anh có cầu nguyện cho Hội thánh đó không?”
Cuối cùng tôi đã cầu nguyện cho Hội thánh đó. Tôi chỉ thưa với Chúa:
“Con sẽ đến Hội thánh đó thứ hai tới này, và con sẽ giảng vào thứ tư.
Con không biết Ngài có muốn con làm mục sư ở đó hay không. Dẫu vậy, Ngài
phán sao thì con cũng xin vâng.”
Đó là những gì tôi cầu nguyện. Sau đó tôi nghe một tiếng phán rõ ràng
khiến tôi bật dậy, tôi nhìn lại phía sau tôi nghĩ rằng một trong hai vị
này nghe tôi cầu nguyện và đang đùa với tôi vì tôi nghe tiếng phán này
như là có người nào đó nói vào tai tôi. (bạn có thể giải thích điều này
hàng ngàn cách cũng được! Bạn có thể để cho ma quỷ nói với bạn rằng bạn
sẽ chết, hoặc là bạn sẽ thất bại. Nhưng nếu tiếng phán này có ý nghĩa
là chức vụ tôi sẽ thay đổi thành chức vụ mục sư).
Sau đó hai vị này bước xuống. Như thường lệ, họ hỏi: “Anh có cầu
nguyện cho Hội thánh đó chưa?”. Tôi trả lời: “Hai anh đang gặp mục sư
mới chớ ai nữa!” – “Ồ, nếu anh biết Hội thánh đó như chúng tôi biết thì
anh sẽ không nói như thế. Hội thánh đó chia rẽ trầm trọng. Một nửa thì
ủng hộ còn một nửa thì chống đối. Cần phải đạt hai phần ba phiếu bầu thì
mới được làm mục sư, và chúng tôi nói thật với anh rằng anh sẽ không
được bầu đâu.”
Tôi trả lời lại: “Tôi không cần biết chuyện đó, tôi chỉ biết rằng tôi
sẽ là mục sư kế vị.” – họ nói: “Nhưng mà anh không biết Hội thánh đó
bằng chúng tôi đâu”. Tôi nói: “Không đâu, tôi biết Jêsus và tôi biết
Thánh Linh Đức Chúa Trời, tôi biết điều anh vừa nói với tôi”.
Sau khi tôi giảng lần đầu tiên tôi thấy sao mà Đức Chúa Trời không có
hành động gì cách đặc biệt, tôi nói lời nào thì đều bị bác bỏ giống như
là nước đổ lá môn, tình hình thật khó khăn.
Tôi nghĩ tôi sẽ giảng chỉ một đêm nhưng họ sắp xếp để tôi giảng nhiều
đêm. Mỗi đêm như vậy là vợ con tôi và tôi phải dời đi đến ở nhiều nơi.
Đêm này chúng tôi ở tại nhà của một vị chấp sự này còn đêm khác thì ở
tại nhà vị khác.
Một chấp sự nói với chúng tôi: “Nếu anh thường xuyên ở với tôi một số
người trong Hội thánh sẽ ganh tị mà nghĩ rằng tôi ủng hộ anh và họ sẽ
bỏ phiếu chống anh.”
Chúng tôi sắp xếp đồ đạc trong xe hơi, và hàng đêm phải lên đường để
đi cho kịp đến sáng mai. Đêm nào chúng tôi cũng phải thức dậy, tôi
thường nói với vợ tôi: “Nếu Đức Chúa Trời không phán cách đặc biệt với
anh, anh sẽ dậy đem mẹ con em đi ngay mà không nói lời nào.”
Xác thịt của tôi muốn rời khỏi đó ngay tức thì. Tâm trí tôi muốn thì
rời khỏi. Tâm linh tôi thì giữ tôi lại vì Đức Chúa Trời đã phán với tôi
bằng một cách rất đặc biệt.
Sau đó họ có cuộc bầu phiếu, tôi được bầu, ai cũng nói: “Đây là một
phép lạ lớn lao trong thế kỷ, tức là ai trong Hội thánh này cũng bầu
giống nhau.”
Tôi vẫn một mực biết rằng tôi sẽ trúng cử. Thánh Linh Đức Chúa Trời đã cho tôi biết là tôi sẽ được bầu.
Chương 20
SUY XÉT BỞI LỜI CHÚA
“Hãy xem xét mọi sự…” (1Têsalônica 5:21)
Luôn luôn nhớ điều này: Kinh Thánh dạy rằng Thánh Linh Đức Chúa Trời
và lời Đức Chúa Trời luôn hợp nhất. Mỗi khi Thánh Linh phán với bạn thì
điều đó luôn luôn phù hợp với lời Đức Chúa Trời.
Nhiều người cũng cho rằng mình nghe được “tiếng phán” và nhận được
một số “khải thị”. Còn số khác thì lúc nào cũng tuyên bố là nghe được
“tiếng Chúa”.
Bạn nên suy xét những điều này, bạn có thể suy xét những kinh nghiệm
thuộc linh này đúng hay sai bằng cách suy xét qua lời Đức Chúa Trời.
Cách đây nhiều năm tôi có giảng tại California. Một phụ nữ đã mời vị
mục sư, vợ ông ta và tôi đến nhà bà ăn cơm trưa. Bà nói: “Anh Hagin, tôi
muốn kể cho anh những gì Chúa đã phán với tôi, tôi muốn kể cho anh khải
thị của tôi”.
Trước khi bà mở miệng nói, tôi đã cảm nhận trong tâm linh qua lời
chứng bên trong rằng có điều gì đó sai trật, nhưng bà ta cứ khăng khăng
kể nên tôi đồng ý lắng nghe, bà đã đãi tôi tại ngôi nhà xinh xắn của bà
rồi bây giờ bà muốn tôi cũng phải lắng nghe khải thị của bà. Bà bắt đầu
kể và nói được khoảng mười phút thì tôi ngắt lời bà, tôi không thể chịu
được nữa.
Tôi nói: “Xin đợi vài phút. Có cuốn Kinh Thánh ở trên cái bàn đằng
kia. Hãy lấy mở ra chỗ … ”. Tôi chỉ cho bà đoạn nào và câu nào trong
Tân ước – Tôi nói: “Hãy đọc đi”
Bà ta đọc, sau đó tôi chỉ cho bà câu Kinh Thánh khác, tôi chỉ cho bà
nhiều câu Kinh Thánh khác, tôi chỉ cho bà nhiều câu khác nữa, những câu
mà bà đọc trái ngược với những gì bà đã kể.
Tôi nói: “Chị thấy không? tôi không thể chấp nhận những gì chị kể. Nó
không phù hợp với Kinh Thánh. vì vậy điều này không thể của Thánh Linh
Đức Chúa Trời được”.
“Nhưng mà anh Hagin này, lúc đó tôi đang cầu nguyện tại bục giảng” –
tôi nói: “Tôi không quan tâm là chị đang cầu nguyện chỗ nào trong nhà
thờ, điều đó vẫn không đúng vì nó không phù hợp với lời Đức Chúa Trời” –
“Nhưng tôi biết Đức Chúa Trời ban cho tôi điều này mà.”
Tôi nói: “Không, Ngài không phán vậy, đây là lời Ngài và những gì chị
nói hoàn toàn trái với những gì lời Chúa nói, chị có thể nêu cho tôi
câu Kinh Thánh nào hỗ trợ cho những gì chị nói không?”
“Không, nhưng tôi biết tôi nghe tiếng đó nói với tôi.”
“Tôi vừa mới chỉ cho chị năm câu Kinh Thánh và nếu cần tôi có thể cho chị hai mươi câu mâu thuẫn với những gì chị nói.”
Bà nói: “Thôi được, dù có Kinh Thánh hay không có Kinh Thánh, tôi vẫn biết Chúa đã phán với tôi và tôi vẫn giữ điều này.”
Khi chúng tôi đi khỏi, vị mục sư nói với tôi: “Khi nãy tôi không muốn
nói gì với anh cả. Người phụ nữ đó là một thánh đồ của Chúa, nóng cháy
cho Chúa, bà là nguồn phước cho Hội thánh, nhưng hiện tại thì bà đi đến
nhiều Hội thánh Ngũ Tuần trong thành phố vì rằng bà cứ khăng khăng đòi
sẽ áp đặt khải thị này lên mọi người.”
Chúng ta không nên tìm kiếm tiếng phán. Chúng ta không nên chạy theo tiếng phán.
Chúng ta nên theo lời Đức Chúa Trời.
Vào mùa hè năm 1954, tôi đang giảng tại một buổi nhóm ở Oregon. Vào
lúc kết thúc buổi nhóm đầu tiên, tôi đặt tay trên những người đang đứng
sắp hàng để cầu nguyện. Trước khi tôi cầu nguyện cho họ tôi hỏi từng
người rằng họ tiến lên cầu nguyện về điều gì và khi tôi đến bên một
người phụ nữ nọ, chồng bà ta phải đỡ bà trên tay, ông ta nói: “Chúng tôi
tiến lên để xin Chúa chữa lành vợ tôi”. Ông bảo tôi rằng vợ ông bị bệnh
suy nhược thần kinh.
Tôi không biết người phụ nữ này là một giáo viên trường Chủ Nhật
trước đây của Hội thánh đó, và cũng không biết rằng chồng bà là một chấp
sự trong Hội thánh.
Nhưng khi tôi đặt tay trên tay bà, trong tíc tắc một hình ảnh hiện ra
như trên tivi, tôi biết hết mọi tình tiết. Tôi biết điều này bởi một ân
tứ Thánh Linh được gọi là lời nói tri trức (1Côrinhtô 12:8). Tôi thấy
người phụ nữ này trong một buổi nhóm rất đông người tại một trong những
thành phố lớn của bang oregon. Tôi thấy bà đang ngồi với hàng ngàn người
trong hội chúng, bà có nghe một nhà truyền giảng kể về việc Chúa đã
phán với ông ta bằng tiếng phán nghe được bằng tai và kêu gọi ông vào
chức vụ.
Tôi không nghi ngờ về việc đó, tuy nhiên, người phụ nữ này không biết
một điều rằng nhà truyền giảng đó đã không cầu xin Chúa phán với ông
theo cách đó, chính Chúa chủ động phán với ông. Chúng ta không có quyền
tìm kiếm để được Chúa phán với chúng ta bằng tiếng phán nghe được bằng
tai. Nếu Ngài bảo chúng ta là Ngài sẽ phán bằng cách đó trong lời Ngài
thì chúng ta có quyền đòi hỏi. Do đó, nhà truyền giảng này không có mong
chờ Chúa phán bằng cách đó – nhưng nếu Chúa muốn thì Ngài có thể làm và
Ngài thấy thích hợp để làm vậy trong trường hợp đặc biệt.
Lúc mà người phụ nữ này nghe nhà truyền giảng kể như vậy bà vẫn tỉnh
táo bình thường. Nhưng sau đó khi bà bắt đầu tìm kiếm Chúa để Chúa phán
với bà bằng tiếng phán nghe được bằng tai – ma quỷ đã dụ dỗ bà. Bà bắt
đầu nghe nhiều tiếng nói, những tiếng nói này khiến bà phát điên luôn.
Bây giờ bà sắp bị buộc phải nhập viện lần thứ hai.
Tôi cũng thấy điều này trong tâm linh: Chồng bà đã đem bà đến cùng
một nhà truyền giảng hôm nọ để được giải cứu, nhưng bà không được giải
cứu gì cả, giờ thì chồng bà đổ lỗi cho nhà truyền giảng đó. Sau đó ông
chồng đem bà vợ đến một nhà truyền giảng nổi tiếng khác, bà cũng không
được giải cứu. Chồng bà cũng giận dữ với nhà truyền giảng đó, tôi biết
bà cũng sẽ không được giải cứu nếu tôi chỉ đặt tay trên bà, và rồi thì
ông chồng cũng sẽ nổi giận với tôi luôn, vì thế tôi rút tay lại.
Tôi nói với ông chông: “Hãy đem vợ anh về thư viện mục sư, chờ ở đó,
khi tôi cầu nguyện xong cho những người sắp hàng ở đây, tôi sẽ nói
chuyện với anh.”
Sau đó, khi tôi cầu nguyện chữa lành xong cho những người tiến lên, vị mục sư và tôi cùng vào thư viện.
Tôi nói với cặp vợ chồng này: “Trước hết, tôi chưa hề đến bang Oregon
trước đây, tôi chưa hề gặp anh chị trước đây, thậm chí tôi cũng không
biết là vị mục sư có biết anh chị hay không.”
Vị mục sư: “Ông ta là một trong những chấp sự của tôi.”
Tôi nói: “thôi được, tôi sẽ nói với anh lý do tôi không đặt tay cầu
nguyện cho vợ anh. Anh biết không, vợ anh muốn nghe những tiếng nói
này.”
Tôi nói tiếp: “Bà ta không đến nỗi mất trí mà không biết những gì tôi đang nói đây.”
Bà ta thốt lên: “Tôi biết đích xác những gì ông nói.”
Tôi trả lời: “Chị ơi, chị sẽ không được giải cứu cho đến khi muốn
được giải cứu. Bao lâu mà chị còn muốn nghe những tiếng nói đó thì chị
sẽ được nghe.”
Bà nói: “Tôi muốn nghe những tiếng nói này.”
Bao lâu một tội nhân muốn sống trong tội lỗi. Đức Chúa Trời sẽ để cho
người đó sống trong tội lỗi. nhưng nếu người đó muốn thay đổi, Đức Chúa
Trời sẽ làm thoả mãn và giải cứu người đó. ”
Dù người đó là một tín đồ, điều này cũng không có nghĩa là người đó
đánh mất ý chí tự do, người đó không trở thành người máy – một cái máy
được Đức Chúa Trời bấm nút và nó tự động làm những gì Chúa muốn. Người
đó vẫn còn là một người có ý chí tự do. Bao lâu người đó muốn mọi thứ
giống như vậy, thì nó sẽ cứ như vậy, còn nếu người đó muốn hợp tác với
Chúa người đó có thể được giúp đỡ.
Người phụ nữ này nói: “Đó là cách tôi muốn.”
Tôi thưa: “Tôi biết ngay từ giây phút tôi đặt tay trên chị, đó là lý
do tôi không cầu nguyện cho chị được, bao lâu chị muốn như thế, thì nó
sẽ cứ như thế.”
Đừng tìm kiếm tiếng nói!
1Côrinhtô 14:10 “Trong thế gian này có lắm thứ tiếng, mỗi thứ đều có nghĩa”.
Chúng ta không được phép chấp nhận bất cứ điều gì nhưng phải tra xét những điều này theo ánh sáng của lời Chúa.
Tôi rất vui là tôi đã học được một số điều này từ rất sớm trong cuộc
đời theo Chúa, như tôi đã nói rằng tôi đã nhận sự chữa lành khi tôi còn
nhỏ qua việc hành động theo Mác 11:23 và 24.
Tôi sinh ra với một quả tim bị biến dạng. Tôi không thể nào chạy
nhảy, chơi đùa như những đứa trẻ khác. Trước ngày sinh nhật thứ mười sáu
của tôi, tôi đã phải nằm giường bệnh bốn tháng. Cơ thể tôi hầu như bị
bại hoàn toàn, tôi sút giảm chỉ còn 40,3 kg.
Ngày nọ tôi hỏi vị bác sĩ thứ năm về bệnh tình của tôi: “Mắt và máu
cháu có bị bệnh gì không? Khi bác sĩ Mathis lấy máu thử nghiệm từ ngón
tay cháu, thì cháu trông không còn là máu đỏ nữa”.
Vị bác sĩ này nói: “Cháu ơi, bác sĩ sẽ nói thật cho cháu nghe. Bác sĩ
sẽ giải thích điều này theo ngôn từ “bình dân”. Lượng bạch cầu tiêu thụ
nhanh hơn lượng hồng cầu mà cơ thể cháu sản xuất. Về mặt giải phẫu học
chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này nếu như cháu không bị bệnh tim và
không bị bại. Vì thế, bệnh tim bất trị này sẽ dẫn đến tử vong.
Tôi không biết gì về sự chữa lành của Chúa, tôi cũng không biết có ai
tin sự chữa lành của Chúa không. Khi tôi tìm thấy điều này trong Kinh
Thánh, tôi nghĩ tôi đã tìm được một điều mà không ai khác biết. Và tôi
đã hành động theo lời Đức Chúa Trời và được chữa lành.
Các thành viên trong gia đình tôi đều là những tín đồ bình thường.
Nói rõ hơn, họ là những tín đồ con trẻ. Họ được cứu, nhưng họ không được
dạy dỗ điều gì khác nữa, họ không biết gì về những điều Chúa nói về sự
chữa lành. (Hội thánh chúng tôi dạy rằng Đức Chúa Trời có thể chữa lành
nếu Ngài muốn. Còn những Hội thánh khác thì dạy rằng không chỉ Ngài
không muốn chữa lành mà Ngài còn không thể chữa lành). Vì thế khi tôi
bắt đầu tìm thấy trong Kinh Thánh và chia xẻ cho gia đình tôi về điều
này, họ đã làm tôi nản lòng. Tôi có đủ khôn ngoan để nắm chặt Kinh Thánh
và giữ những điều này cho mình.
Khi tôi nhận sự chữa lành thì không có ai trong phòng. Tôi đứng dậy
và đi quanh phòng một vài ngày rồi mới nói cho mẹ tôi hay: “Xin mẹ đem
cho con đôi giày, quần áo lót, và bộ quần áo. (tôi không mặc gì cả ngoại
trừ bộ đồ ngủ trong suốt 16 tháng) Sáng nay con muốn dậy đi lại bàn để
ăn sáng.”
“Ôi không, con ơi, con có biết con đang làm gì không?”
Tôi phải mất 45 phút mới thuyết phục được mẹ tôi lấy những thứ ấy cho tôi.
Nhà ông bà tôi ở sát bên cạnh nhà mẹ tôi, và tôi bảo mẹ tôi đừng nói cho những người còn lại trong gia đình biết.
Bạn cần biết điều này, ông tôi thường thức dậy lúc sáng sớm và ngồi
trước hiên nhà. Khi bạn nghe hiên nhà kêu rót rét thì có nghĩa là ông
đứng dậy đi vô phòng ăn, khỏi cần xem đồng hồ thì bạn cũng biết đó là 7
giờ 30 phút, ông tôi làm việc rất đúng thời khoá biểu. Nếu bạn xem đồng
hồ và không phải 7h 30 thì bạn nên chỉnh lại. Vì lúc nào cũng đúng 7h
30.
Phòng ngủ của tôi phía trước nhà ông. Đúng 7 giờ 30 phút sáng hôm đó,
tôi nghe tiếng rót rét tại hiên nhà, tôi nghe tiếng chân ông đi vào
phòng ăn, tôi đã mặc áo quần tươm tất ngồi trên chiếc ghế trong phòng
tôi. Tôi chờ họ đến ngồi chung bàn, sau đó tôi bước ra khỏi phòng và vào
buồng ăn.
Họ không chờ tôi gì cả, có một người ngước nhìn và thốt lên: “Ông ơi,
có phải người chết sống lại không? Có phải Laxarơ sống lại không?”
Tôi thưa: “Phải, Chúa đã khiến tôi sống lại.”
Sau đó ông nhờ tôi cầu nguyện cảm tạ Chúa, tôi cầu nguyện. Rồi chúng
tôi cùng ăn. Điều ngạc nhiên là nếu bạn ít nói thì bạn sẽ ăn được nhiều.
Ngồi ăn với ông bà thì bạn không thể nói nhiều, đặc biệt nếu bạn là
phận con cháu, chúng tôi ăn xong chỉ trong vòng 15 phút.
Tôi trở lại phòng mình, lúc đó là 8 giờ thiếu 10 phút. Tôi biết mẹ
tôi sẽ vào phòng lúc 8 giờ để xếp chăn màn, thường thì tôi ở trong phòng
và bà phải tắm cho tôi. Chỉ hai ngày trước đó ngày mà tôi được chữa
lành, bà đã tắm cho tôi. Lúc đó tôi vẫn không đi lại được. Vì thế sáng
thứ năm đó, dù tim tôi đập bình thường song tôi vẫn cảm thấy yếu vì mất
sức rất nhiều.
Vì thế tôi nghĩ, mình sẽ nằm xuống giường nghỉ thêm cho đến khi mẹ
mình vào dọn dẹp phòng. Sau đó, mình sẽ đi ra và ngồi với ông mình ở
hiên nhà, tôi dự đinh đi bộ xuống phố khoảng 10 giờ.
Tôi chợp mắt ngủ được 10 phút. Đúng 8 giờ tôi bất chợt thức dậy. Tôi
tưởng mẹ tôi đã ở trong phòng. Có ai đó ở trong phòng. Tôi không thấy
người đó, nhưng tôi nghe tiếng nói này – mà đối với tôi là tiếng nói
nghe bằng tai được.
Tiếng ấy nói chậm rãi, và thậm chí có trích Kinh Thánh nữa: “Đời sống
người sẽ ra sao? Nó giống như hơi nước, hiện ra chốc lát rồi biến mất.”
Rồi tôi không còn nghe nữa. Sau đó tiếng đó nói tiếp: “Hôm nay ngươi
chắc chắn sẽ chết.”
Không phải tiếng nói nào cũng đến từ Chúa đâu! Tiếng nói đầu tiên tôi
nghe là tiếng nói của ma quỉ, nhưng lúc đó tôi không nhận ra, tôi nghĩ
Chúa đang hiện diện trong phòng tôi.
Tôi ngồi dậy khỏi giường. Nhiều ý tưởng chạy qua đầu tôi như chong
chóng, tôi biết Giacơ nói: “Sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi
nước hiện ra một lát, rồi lại tan mất.” (Giacơ 4:14) Tôi biết đó là câu
Kinh Thánh. Và tôi biết Chúa bảo Êsai đi nói với Êxêchia: “Hãy sắp đặt
nhà ngươi vì ngươi hầu chết, không sống được nữa” (Êsai 38:1)
Trong suốt tháng đầu nằm trên giường bệnh, lúc đó tôi chưa biết về sự
chữa lành của Chúa nên tôi chỉ cầu nguyện theo cách mà tôi biết. Các
bác sĩ đã nói là tôi phải chết và tôi đã chấp nhận điều này, cho nên tôi
cầu nguyện: “Chúa ơi, xin cho con biết trước để con có thì giờ chào
vĩnh biệt mọi người.”
Vì thế khi tôi nghe tiếng nói này nói với tôi, tôi nghĩ: “Chúa đã bày
tỏ cách siêu nhiên để cho mình biết là mình sẽ chết để mình có thì giờ
chào vĩnh biệt mọi người, sự chữa lành của Chúa là đúng thật, mình đã
được chữa lành.” (Ma quỷ không đồng ý về điểm này, tôi đã có lời Chúa hỗ
trợ cho điểm này). Gia đình mình biết rằng mình đã được chữa lành, họ
có thể thấy được điều đó, nhưng hãy nhớ rằng Kinh Thánh nói: “Như đã
được ấn định, loài người phải chết một lần”, và thời điểm ấn định của
mình đã đến, hôm nay mình sẽ chết.
Tôi vùng dậy khỏi giường và tôi đi nhè nhẹ quanh phòng (Tôi nghĩ Chúa
đứng ngay giữa phòng) rồi tôi ngồi trên chiếc ghế cạnh cửa sổ, tôi ngồi
chờ chết tại đó từ 8 giờ sáng đến 2 giờ 30 chiều.
Khoảng 2: 30 phút, khi vẫn còn đang ngồi trên chiếc ghế đó, tôi nghe
có những lời nói vang lên bên trong tôi, lúc đó tôi không biết như bây
giờ, tôi đã được tái sinh bởi Thánh Linh. Đức thánh Linh ở trong tâm
linh tôi, và Ngài cũng là đấng đã viết ra Kinh Thánh, những người thánh
viết ra lời Chúa bởi sự thần cảm của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Đức thánh
Linh biết điều gì chép trong sách thánh đó, bởi vì Ngài ở trong tôi,
nên tôi biết một số điều mà Thánh Linh biết.
Vì thế, có những tiếng nói từ trong lòng tôi nói vào tâm trí tôi: “Ta
sẽ cho người thoả lòng sống lâu và chỉ cho người thấy sự cứu rỗi của
ta.”
Lần thứ hai những lời này lại nói trong tâm trí tôi: “Ta sẽ cho người
thoả lòng sống lâu và chỉ cho người thấy sự cứu rỗi của ta.”
Tôi đồng ý và ngẫm nghĩ trong đầu về ý tưởng này trong một lát, sau
đó tôi nghĩ: “Đúng! Nhưng hôm nay Chúa đã bày tỏ cách siêu nhiên để cho
mình biết là mình sẽ chết mà!” lần nữa khi tôi nghĩ đến ý tưởng này thì
tôi bỏ qua những lời đó.
Lần thứ tư, lần này, tiếng nói đầy uy quyền hơn, Thánh Linh của Chúa
phán: “Ta sẽ cho người thoả lòng sống lâu và chỉ cho người thấy sự cứu
rỗi của ta.”
Tôi tự hỏi: “Ai nói lời này nhỉ?” – Tôi có ý nói: “Ai ở trong căn phòng này nói với mình vậy nhỉ?”
Nhưng tiếng nói náy lại trả lời rằng: “Thi thiên 91”.
Cuốn Kinh Thánh của tôi nằm ngay dưới chiếc ghế mà tôi ngồi chờ chết
suốt ngày hôm đó, thậm chí tôi cũng chẳng ngó ngàng gì đến nó cả. Giờ
thì tôi nhặt lên lật đến Thi Thiên 91, khi tôi đọc đến câu cuối cùng
Kinh Thánh nói: “Ta sẽ cho người thoả lòng sống lâu và chỉ cho người
thấy sự cứu rỗi của ta.” (c.16)
Thế nhưng bạn có cho là ma quỷ sẽ bỏ cuộc liền không? Không đâu! Một
tiếng nói khác – dường như là văng vẳng bên tai tôi – nói vào lỗ tai tôi
và nói trong đầu tôi: “Đúng rồi! Nhưng câu Kinh Thánh đó là ở Cựu ước,
nó chỉ dành cho dân Ysơraên chớ không dành cho Hội thánh.”
Tôi ngồi đó và suy nghĩ một lát. Sau đó tôi tự nói: “Ta biết điều
mình làm rồi! Ta sẽ đối chiếu các câu khác thử xem, nếu ta biết có câu
nào trong Tân ước mà nói giống như vậy thì ta sẽ biết câu ấy thuộc về ta
và thuộc về Hội thánh.”
Tôi bắt đầu đọc Thi Thiên 91. Phần đối chiếu “thoả lòng sống lâu” dẫn
tôi đến Châm Ngôn tôi lại thấy rằng tiếng nói đầu tiên tôi nghe bằng
tai có thể là không phải đến từ Chúa.
Tiếng nói đó đã trích Hêbơrơ 9:27 “Như đã được ấn định, loài người
phải chết một lần, sau đó phải chịu xét đoán”, nhưng đã giải thích sai
câu này, vì ma quỷ biết tôi không biết gì khác hơn nên tiếng nói đó đã
nói lại: “Ai cũng có thời kỳ ấn định để chết.” Bạn nghe người ta nói như
vậy luôn, thậm chí các Cơ đốc nhân được tái sinh, được đầy dẫy Thánh
Linh cũng nói: “Khi đến đúng thời điểm, mình cũng chết thôi”. Điều đó
không đúng! Bạn không có một thời điểm ấn định để chết.
Tôi đọc thấy trong sách Châm Ngôn có nói lặp đi lặp lại rằng nếu bạn
làm ác những năm tháng đời bạn sẽ bị rút ngắn. Nhưng nếu bạn làm lành
thì năm tháng đời bạn sẽ được thêm lên. Tôi biết lời Chúa là đúng, tôi
biết rằng tiếng nói đó đã lấy câu Kinh Thánh ra khỏi một đoạn rồi nói
với tôi nên có thể là không đến từ Chúa, vì nó không phù hợp vời phần
còn lại của lời Đức Chúa Trời.
Tôi tiếp tục đối chiếu, tôi quay sang đến Tân Ước, tôi nhảy đến
Êphêsô 6:1-3, rồi lật sang Phierơ nhất và nhì, và tôi thấy rằng Phaolô
và Phierơ đã trích Cựu ước nói về việc sống lâu (1Phierơ 3:8-12; 2Phierơ
1:3) Tôi nhảy ra khỏi ghế với một tay cầm Kinh Thánh, tôi vừa chống
nạnh vừa dậm chân và nói: “Hỡi ma quỷ, ngươi hãy ra khỏi đây! Tiếng nói
này là ngươi nói với ta. Ngươi đã nói với cách siêu nhiên. Ta muốn ngươi
biết rằng hôm nay ta sẽ không chết đâu! Và ngày mai ta cũng chưa chết
luôn! Tuần sau ta cũng chưa chết! Tháng sau ta cũng chưa chết! Năm năm
sau ta cũng chưa chết! Và mười năm nữa ta cũng chưa chết! Và hai mươi
năm nữa ta cũng chưa chết! Hai mươi lăm năm nữa ta cũng chưa chết! Ba
mươi năm nữa ta cũng chưa chết! Bốn mươi năm nữa ta cũng chưa chết! Năm
mươi năm nữa ta cũng chưa chết! Năm mươi năm nữa ta cũng chưa chết!
Lời Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ cho người thoả lòng sống lâu” (Thi thiên 91:16), và tôi vẫn tiếp tục sống cho đến khi tôi thoả lòng thì thôi.
Chương 21
TÂM LINH? XÁC THỊT? HAY THÁNH LINH?
“Linh tánh (tâm linh) loài người vốn một ngọn đèn của đức Giê-hô-va”. (Châm ngôn 20:27)
Có người hỏi: “Làm sao tôi có thể biết đó là tâm linh tôi hay Đức thánh Linh, bảo tôi làm một việc gì đó?”
Tâm linh con người là ngọn đèn của Chúa.
“Nhưng có thể lắm chính tôi muốn làm thì sao?”
Hãy xác định từ ngữ bạn dùng. Nếu “tôi” mà bạn có ý nói đến là xác
thịt, thì dĩ nhiên bạn không thể làm theo xác thịt. Nếu “tôi” mà bạn có ý
nói đến là con người bên trong, con người thật của bạn thì làm theo con
người bên trong là hoàn toàn đúng. Hãy tiến hành và làm những gì Ngài
muốn bạn làm.
Nếu tâm linh bạn là một con người mới trong Christ Jêsus và những sự
cũ đã qua đi và mọi sự đều trở nên mới thì tâm linh bạn có sự sống và
bản chất của Đức Chúa Trời bên trong và Đức thánh Linh ở trong tâm linh
bạn và tâm linh bạn thông công với Đức Chúa Trời – tâm linh bạn không
bảo bạn làm những gì sai trật. nếu bạn là một Cơ đốc nhân đầy dẫy Thánh
Linh, con người bên trong bạn được đầy dẫy Thánh Linh – chớ không chỉ
được một ít (một lượng), mà là được đầy dẫy – Ngài cư ngụ bên trong bạn.
Chính con người bên ngoài, chớ không phải con người bên trong, xúi
bạn phạm tội. Bạn phải có khả năng phân biệt xác thịt hay tâm linh muốn
bạn làm. Đây là câu Kinh Thánh làm rối trí nhiều người.
1Giăng 3:9 “Ai được Đức Chúa Trời sinh ra thì không phạm tội, vì
bản chất của Ngài ở trong người ấy. người ấy không thể phạm tội vì đã
được Đức Chúa Trời sinh ra”.
Câu này nói về con người bên trong. Về phương diện thể xác, chúng ta
sinh ra do cha mẹ chúng ta và chúng ta mang bản chất cha mẹ mình. Về
phương diện thuộc linh, chúng ta được sinh bởi Đức Chúa Trời và mang bản
chất của Ngài. Bản chất của Đức Chúa Trời không phải là bản chất phạm
tội.
Dù là một tín đồ, nhưng nhiều khi tôi cũng có phạm tội. Nhưng con
người bên trong của tôi thì không phạm tội. Con người đó không đồng ý
với tôi khi phạm tội. Con người đó cố tìm cách giúp tôi khỏi phạm tội.
Tấm lòng tôi khóc bởi vì tôi phạm tội. Tôi để cho xác thịt tôi kiểm soát
và tôi đã phạm tội, nhưng tâm linh tôi không bao giờ chấp nhận điều đó.
Hạt giống của Đức Chúa Trời ở trong tâm linh tôi, chớ không phải trong
xác thịt tôi.
Nếu bạn tiếp tục để cho xác thịt bạn kiểm soát bạn thì bạn sẽ tiếp
tục phạm tội. Nếu bạn cứ tiếp tục để cho tâm trí tự nhiên của bạn kiểm
soát bạn mà không đổi mới tâm trí bằng lời Đức Chúa Trời thì bạn sẽ tiếp
tục phạm tội.
Đó là lý do Phaolô viết cho các Cơ đốc nhân được tái sinh, được đầy
dẫy Đức thánh Linh tại Rôma và bảo họ làm hai việc: Trước hết họ phải
dâng thân thể và kế đó, họ phải đổi mới tâm trí bằng lời Chúa (Rôma
12:1-2)
Chừng nào tâm trí bạn không được đổi mới bởi lời Chúa, thì xác thịt
và tâm trí chưa được đổi mới của bạn sẽ kiểm soát tâm linh bạn. Và cứ
như thế nó sẽ khiến bạn vẫn còn là một Cơ đốc nhân con trẻ – một tín đồ
xác thịt.
Phaolô nói với Hội thánh tại Côrinhtô: “Anh chị em thân mến, tôi
vẫn không thể nói với anh chị em như nói với những người thuộc linh,
nhưng như nói với những người xác thịt, như những trẻ sơ sinh trong Đấng
Christ” (1Côrinhtô 3:1)
Ông nói tiếp: “Vì anh chị em vẫn còn là xác thịt…” (c.3). Một bản Kinh Thánh khác dịch: “Vì anh chị em vẫn còn bị thể xác kiểm soát.”
Sau đó ông nói với họ: “Và [anh em] sống như người thế gian sao?”
(c.3). Một bản Kinh Thánh khác dịch: “Anh em sống như người đời”. Ông
có ý nói gì? Ông có ý nói họ đang sống và làm việc như những người ngoài
đời.
Khi tâm trí bạn được đổi mới bởi lời Chúa thì tâm trí bạn sẽ “hùa” về
phía tâm linh thay vì hùa về phía thể xác. Và cả tâm linh lẫn tâm trí –
tâm linh bạn qua tâm trí bạn – sẽ kiểm soát thể xác bạn.
Tâm linh của tôi sẽ bảo tôi đừng phạm tội. Nó có bản chất của Đức
Chúa Trời ở trong nó, nó có sự sống của Đức Chúa Trời ở trong nó, nó có
tình yêu của Chúa ở trong nó và nó có Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở
trong nó.
1Phierơ 1:4 “Qua những điều này Ngài đã ban cho chúng ta những
lời hứa lớn lao và quý báu, bởi đó anh chị em… mà được dự phần vào bản
tánh của Đức Chúa Trời”.
Chúng ta được sinh lại bởi Đức Chúa Trời. Kế đó, chúng ta phải ăn
nuốt lời Chúa. Làm như thế, chúng ta dự phần bản chất thiên thượng, bản
chất của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta có bản chất của Chúa ở trong chúng
ta, tâm linh chúng ta không bảo chúng ta phạm tội.
Bất cứ điều gì tâm linh bạn bảo bạn làm thì đều đúng cả.
Chương 22
TÔI NHẬN THẤY
“Chúng tôi ở lại đây một thời gian dài, qua ngày đại lễ
Chuộc Tội, đến lúc này vượt biển thật là nguy hiểm. Phaolô khuyên họ:
Thưa các ông, tôi nhận thấy chuyến hải trình từ đây thật nguy hiểm,
chẳng những thiệt hại lớn cho chiếc tàu và hàng hoá, mà còn nguy hiểm
cho tính mạng chúng ta nữa.” (Công Vụ 27: 9-10).
Phaolô nói: “Tôi nhận thấy…” Ông không nói: “Tôi có một khải thị.”
Ông cũng không nói: “Chúa bảo tôi.” Mà ông nói: “Tôi nhận thấy…” Ông
nhận thấy bởi cách nào?
Bởi lời chứng bên trong, ông không nhận thấy trong đầu, ông không
nhận thấy bằng thể xác, ông đã có lời chứng này trong tâm linh mình.
Có một gia đình nọ có bảy người cùng đi ăn chung. Họ mới đến nhà hàng
thì người cha bỗng nói: “Nào chúng ta hãy về nhà” – “Tại sao?” – “Cha
không biết! Cha được thôi thúc và nhận thấy chúng ta phải về nhà”.
Họ vội vã về nhà. Đám lửa phát cháy. Nếu họ chần chờ thì chắc có lẽ
lửa sẽ thiêu trụi hết. Nhưng lời chứng bên trong đã cảnh báo họ trước.
Nếu nhà họ bị cháy trụi, có người sẽ nói: “Chúa cho phép. Ngài có mục đích trong việc này”
Không, chúng ta đã thất bại bởi vì chúng ta không lắng nghe bên trong – tâm linh chúng ta. Chúng ta không có ý thức tâm linh.
Bạn không thấy chỗ nào trong Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời khiến những
tai hoạ này xảy ra để dạy dân sự của Ngài điều gì đó. Nếu những người
trên chiếc tàu đó đã chịu lắng nghe Phaolô thì họ chắc có thể cứu được
con tàu và hàng hoá, đằng này họ lại không chịu nghe, nên họ mất tất cả
và cũng suýt mất mạng. Và nếu sau đó họ không chịu nghe Phaolô nữa thì
họ cũng chết chìm luôn.
Đức Chúa Trời không phải là kẻ thù! Ngài cố hết sức cứu giúp chúng
ta! Ngài không làm để chống chúng ta mà Ngài làm để bênh vực chúng ta!
khi chúng ta có được một ý thức tâm linh nhiều hơn, chúng ta có thể học cách để hợp tác với Ngài tốt hơn.
Hãy nhớ rằng cách chủ yếu mà Đức Chúa Trời hướng dẫn con cái Ngài là qua lời chứng bên trong.
Chương 23
SỰ HƯỚNG DẪN “LẠ MẮT”
“Muôn tâu, vì thế, tôi không dám bất phục khải tượng từ trời” (Công Vụ 26:19)
Ngày nay Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta giống như cách Ngài hướng
dẫn các tín đồ đầu tiên. Lời Ngài bây giờ cũng hữu hiệu như lúc đó. Lời
Chúa không thay đổi. Thánh Linh Đức Chúa Trời không thay đổi. Đức Chúa
Trời cũng không thay đổi.
Các tín đồ đầu tiên lúc đó không phải thuộc Hội thánh khác và chúng
ta bây giờ lại thuộc Hội thánh khác. chúng ta đã mắc phải sai lầm khi
nghĩ như vậy, chúng ta sống trong cùng một thời như họ đã sống – Thời
Đại Hội thánh. Chúng ta cũng cùng một Hội thánh, chúng ta có cùng một
Đức thánh Linh. Tuy nhiên dường như chúng ta cho rằng họ có nhiều điều
mà chúng ta không có, chẳng phải thế sao?
“Vì tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời”
(Rôma 8:14). Ngày nay cũng có những người con của Đức Chúa Trời. Và
Thánh Linh Đức Chúa Trời vẫn còn đang dẫn dắt con cái Đức Chúa Trời.
Vì vậy, chúng ta xem kỹ sách Công Vụ Các Sứ Đồ và những chỗ khác
trong Kinh Thánh để xem cách mà Thánh Linh Đức Chúa Trời hướng dẫn các
tín đồ đầu tiên. Đôi khi một người nhận sự hướng dẫn qua một khải tượng.
Một số khác nhận sự hướng dẫn từ một thiên sứ hiện ra để bảo họ phải
làm gì.
Tuy nhiên, những hiện tượng lạ mắt này không xảy ra mỗi ngày trong
cuộc sống của các tín đồ này. Nó xảy ra đôi lần trong suốt quãng đời của
họ. Vì thế, đây không phải là cách Đức Chúa Trời thường hướng dẫn.
Chúng ta thường có cảm tưởng rằng hầu như mỗi ngày đều có thiên sứ hiện
ra cho ai đó và phán bảo họ điều gì đó. Cảm tưởng đó không đúng.
Rất nhiều khi Đức Chúa Trời cố tìm cách làm chứng cùng tâm linh chúng
ta, cố hướng dẫn chúng ta theo cách mà Ngài đã nói trong lời của Ngài,
nhưng chúng ta lại không lắng nghe bởi vì chúng ta muốn thấy khải tượng,
hay thiên sứ hiện ra.
Chúng ta không có quyền tìm kiếm khải tượng. Chúng ta không có quyền
xin thấy thiên sứ, không có câu Kinh Thánh nào nói chúng ta nên làm việc
đó. Nhưng chúng ta có quyền công bố những gì Kinh Thánh hứa. nếu Đức
Chúa Trời muốn sai một thiên sứ đến thì tốt thôi. Hoặc nếu Ngài muốn ban
cho một khải tượng thì cũng tốt.
Khi còn là một tín đồ non trẻ, tôi đã làm những điều mà hầu hết các
tín đồ đã làm trong giai đoạn mới tin Chúa. Tôi nghe nói nhiều về các
khải tượng và thiên sứ và tôi đã cầu nguyện để điều tương tự như thế xảy
ra cho tôi – nó đã không xảy ra.
Sau đó, việc tôi trưởng thành về thuộc linh khiến tôi không bao giờ
trông mong nó xảy ra nữa, tôi cũng không cầu nguyện để việc này xảy ra,
tôi cũng không trông chờ. Nhưng vào năm 1949, có một hôm tôi đến cầu
nguyện tại Hội thánh cuối cùng mà tôi làm mục sư, tôi giam mình trong
nhà thờ để chờ đợi Chúa vì tôi đã có lời chứng bên trong rằng tôi nên
làm vậy. Sau đó, Đức thánh Linh – không phải tâm linh tôi – phán với
tôi.
Trước khi tôi kể cho quý vị những gì Ngài phán, tôi muốn quý vị cùng
tôi xem một đoạn Kinh Thánh sau để xem thể nào Phierơ đã thấy một khải
tượng và sau đó được hướng dẫn bởi tiếng phán của Đức thánh Linh.
Công Vụ 10:9-11 “Hôm sau, khi họ gần đến Giốp-bê, khoảng giữa
trưa, Phierơ lên mái nhà cầu nguyện. Ông đói và thèm ăn. Khi người ta
đang dọn ăn thì ông xuất thần. Thấy bầu trời mở ra và có vật gì như tấm
khăn lớn buộc bốn góc hạ xuống đất.”
Đức Chúa Trời bày tỏ cho Phierơ qua một khải tượng rằng Ngài sẽ chấp nhận dân Ngoại. Bây giờ đọc sang câu 19-20: “Phierơ còn đang suy nghiệm về khải tượng ấy, thì Thánh Linh bảo: kìa có ba người đang tìm con. Con hãy đứng dậy xuống dưới nhà và đi với họ. Đừng do dự, vì ta đã sai họ đến”
Những người này là ba người đến từ nhà Cọtnây. Sau khi Phierơ đi đến
nhà Cọt-nây tại Sê-ra-rê và rao giảng cho những người Ngoại bang này,
ông lên Giêrusalem. Kinh Thánh nói: “… các tín hữu đã chịu cắt bì chỉ trích ông” (Công vụ 11:2). Trong Công Vụ đoạn 11, Phierơ kể lại những gì xảy cho ông ở Công Vụ đoạn 10
Công Vụ 11:11-12 “Ngay lúc ấy có ba người mà người ta phái từ
Sê-sa-rê đến mời tôi, đến đứng trước cửa nhà. Đức thánh Linh bảo tôi đi
với họ, đừng nghi ngại gì…”
Đức Thánh Linh phán với Phierơ. Có thể lắm Phierơ đã nhìn quanh quẩn
để xem thử ai đã nói với ông, tôi không biết, nhưng ông biết rằng Đức
thánh Linh bảo ông đi.
Đức thánh Linh đã phán với tôi khi tôi chờ đợi Chúa tại nhà thờ của
tôi. Đức thánh Linh phán: “Ta sẽ ban cho con những khải tượng và sự mặc
khải”. Ngay tức thì, những sự mặc khải, phù hợp với lời Chúa, bắt đầu
đến – tôi không nói về những khải thị không phù hợp với lời Chúa. Sau đó
vào năm 1950 những khải tượng bắt đầu xảy đến. Chính Chúa Giê-xu hiện
ra với tôi và nói chuyện với tôi nhiều lần khác nhau. Và tôi cũng nhận
những khải tượng khác nữa.
Chương 24
THÁNH LINH BẢO TÔI ĐI
“Tại Hội thánh An-ti-ốt có các tiên tri và giáo sư:
Ba-na-ba, Simôn biệt danh là Ni-giê, Lu-xi-út, người Ly-bi, Ma-na-ên em
nuôi của vua Hê-rốt và Sau-lơ. họ đang thờ phượng Chúa và kiêng ăn, Đức
thánh Linh bảo: Các con hãy dành riêng Ba-na-ba và Saulơ cho ta để họ
làm công tác ta uỷ nhiệm.” (Công Vụ 13:1-2)
Đức thánh Linh phán bảo. trước hết, thật thú vị khi để ý rằng Đức
thánh Linh phán bảo trong bối cảnh như thế nào. “Họ đang thờ phượng Chúa
và kiêng ăn, Đức thánh Linh bảo…”
tôi tin quyết chúng ta cần những buổi nhóm mà nơi đó chúng ta có thể
phụng sự (chiêm ngưỡng) Chúa. rất nhiều lần chúng ta chỉ hầu việc lẫn
nhau. Học Kinh Thánh thì tốt, chúng ta cần học Kinh Thánh, ca hát cũng
tốt, nhưng nhiều khi chúng ta không hát cho Chúa, chúng ta chỉ hát cho
Hội thánh nghe, chúng ta hãy có những buổi nhóm để chúng ta phụng sự
Chúa, chờ đợi Chúa, trong một bầu không khí như thế Đức thánh Linh có
thể phán dạy chúng ta.
Đây là một nhóm gồm năm đầy tớ Chúa, tôi không biết Đức thánh Linh
phán bảo như thế nào, có thể là một trong các tiên tri này nói lời ấy
ra, nhưng tôi chắc chắn điều này: Hết thảy đều nghe và hết thảy đều đồng
ý rằng Đức thánh Linh đang phán.
Đức thánh Linh phán: “Các con hãy dành riêng Ba-na-ba và Saulơ cho ta để họ làm công tác ta đã uỷ nhiệm” (Công Vụ 13:2)
Phierơ nói: “…Đức thánh Linh bảo tôi đi…” (Công Vụ 11:12)
Sau khi tôi đã ở trong chức vụ nhiều năm, cái chết cũng đến gần kề
tôi. Tôi biết khi nào thì cái chết đến, tôi đã chết hai lần và sau đó
sống lại. Tôi có thể cảm nhận cái chết là như thế nào. Thật ra, tôi đã
rơi vào gọng kìm của sự chết nhưng Đức thánh Linh đến trên tôi và vực
tôi dậy.
Tôi nghe một tiếng phán, đối với tôi tiếng phán này tôi có thể nghe
bằng tai, tôi tin rằng đó là Chúa Giê-xu. Tôi biết rằng chính Đức Chúa
Trời hay Chúa Giê-xu phán điều này, rồi Ngài lập lại.
Tiếng phán này nghe rất giống tiếng nói của con người. Chúa nói: “Con
sẽ không chết, nhưng sẽ sống. ta muốn con đi dạy cho dân sự ta về đức
tin, ta đã dạy con về đức tin qua lời Ta. Ta đã cho phép con trải qua
những kinh nghiệm của con, nào bây giờ hãy đi dạy dân sự Ta những gì Ta
đã dạy con. Hãy đi dạy dân sự ta về đức tin.”
Lúc tiếng nói đó chấm dứt thì tôi hoàn toàn khoẻ mạnh lại.
Từ trước tới giờ tôi đã nỗ lực vâng theo khải tượng từ trời. Đó là lý
do tôi dạy về đức tin rất nhiều – tôi được bảo phải dạy lẽ thật này.
Bây giờ tôi sẽ nói tới thời điểm mà Chúa Giê-xu hiện ra với tôi vào
năm 1959 tại El Paso, Texas. Chính là lúc bầy tỏ khải tượng này mà Ngài
đã dạy bảo tôi: “Hãy đi dạy dân sự Ta phương cách để được Thánh Linh Ta
hướng dẫn”, tôi đã chậm trễ dạy về lẽ thật này. Từ giờ trở đi tôi sẽ dạy
nhiều về lẽ thật này, đây là lý do cuốn sách này được viết ra.
Chương 25
NHẬN SỰ HƯỚNG DẪN QUA LỜI TIÊN TRI
“Hãy theo đuổi tình yêu thương, hãy khao khát tìm kiếm các linh ân, đặc biệt là ân tứ truyền sứ điệp Đức Chúa Trời” (1Côrinhtô 14:1)
“Có phải tất cả đều là sứ đồ sao? Có phải tất cả đều là
tiên tri sao? Có phải tất cả đều là giáo sư sao? Có phải tất cả đều làm
phép lạ sao?” (1Côrinhtô 12:29)
Phaolô, khi đang nói cho các trưởng lão của Hội thánh tại Êphêsô trong sứ điệp tạm biệt của mình, đã nói: “Kìa,
nay được Đức thánh Linh ràng buộc, tôi đi về Giêrusalem, chẳng biết sẽ
gặp những gì tại đó, tôi chỉ biết một điều: Trong mỗi thành phố, Thánh
Linh đều bảo tôi rằng ngục tù và gian khổ đang chờ đón tôi”. (Công Vụ 20:22, 23)
Sau đó trong đoạn 21, trong chuyến hành trình, Phaolô dừng chân tại
Ty-rơ, nơi mà tàu phải tháo dỡ hàng hóa. Luca, tác giả sách Công Vụ,
cũng ở vùng Phaolô. Ông viết: “Tại đây, chúng tôi gặp một số môn đồ nên ở
lại với họ bảy ngày. Các môn đồ được Thánh Linh báo trước, đã khuyên
Phaolô đừng lên Giêrusalem.” Phaolô vẫn tiếp tục cuộc hành trình.
Công Vụ 21: 8, 14 “Hôm sau, đến Sê-ra-rê, chúng tôi vào
trọ nhà ông truyền giáo Phi-líp, là một trong bảy vị chấp sự. Ông có 4
con gái đồng trinh thường nói tiên tri. Mấy ngày sau, A-ga-bút, một nhà
tiên tri từ xứ Giu-đê xuống. Đến thăm chúng tôi, lấy nịt lưng của Phaolô
tự trói tay chân mình và nói: Đây là điều Thánh Linh phán dạy: Người
chủ chiếc nịt này sẽ bị người Do Thái trói như vậy tại Giê-ru-sa-lem và
vộp vào tay người ngoại quốc. Nghe xong, chúng tôi và các môn đồ địa
phương đều nài nỉ Phaolô đừng đi lên Gia-ru-sa-lem. Nhưng Phaolô đáp:
Anh em làm gì mà khóc lóc cho đau lòng tôi. Chẳng những tôi chịu trói mà
còn sẵn lòng chịu chết vì danh Chúa Jêsus tại Giê-ru-sa-lem! Sau khi
không thuyết phục được Phaolô thì họ nói rằng: Nguyện ý Chúa được nên”.
Một số người nghĩ rằng Phaolô đã sai lầm chỗ này. Tuy nhiên, khi
Phaolô lên Giêrusalem thì ông bị bắt, Jêsus đến đứng bên cạnh ông vào
ban đêm. Ngài hiện ra với ông trong một khải tượng. Ngài không quở
Phaolô. Jêsus không bảo Phaolô rằng ông đã sai lầm. Ngài phán: “Con cứ can đảm lên! Con đã làm chứng cho ta tại Giêrusalem thể nào, con cũng phải làm chứng cho Ta tại Lamã thể ấy”. (Công vụ 23:11).
Không, Phaolô đã không sai lầm. Điều mà Đức Chúa Trời đang làm là sửa soạn Phaolô cho những gì sắp xảy ra cho ông phía trước.
Lưu ý là chúng ta thấy có hai ân tứ khác nhau vận hành ở đây: (1) Ân
tứ nói tiên tri; (2) Chức vụ tiên tri. Hai ân tứ này khác biệt. Nó không
giống nhau, thật là tai hại khi lầm lẫn hai ân tứ này, thế nhưng người
ta vẫn thường hay nhầm lẫn.
Sự kiện một người nói tiên tri không khiến người đó thành một tiên
tri. Lời Đức Chúa Trời dạy rõ ràng mọi người nên khát khao nói tiên tri
(1Côrinhtô 14:1). Tuy nhiên, nếu chỉ nói tiên tri mà khiến bạn thành một
tiên tri, thì chắc có lẽ Chúa sẽ nói mọi người nên khát khao làm tiên
tri. Do đó, Phaolô: “Có phải tất cả đều là sứ đồ sao? Có phải tầt cả đều là tiên tri sao?…”
(1Côrinhtô 12:29). Câu trả lời là không! Vì tất cả không thể đều là
tiên tri. Đức Chúa Trời không bảo chúng ta tìm kiếm gì mà chúng ta không
thể có.
Ân tứ nói tiên tri là nói với người ta để gây dựng, khích lệ và an ủi
(1Côrinhtô 14:3). Lời tiên tri là lời được nói ra cách siêu nhiên bằng
những từ hiểu được – tiếng mẹ đẻ (nói tiếng lạ là nói ra lời cách siêu
nhiên bằng thứ tiếng không thể hiểu được – ngôn ngữ bạn không hiểu. Nói
tiên tri có thể dùng trong sự cầu nguyện cũng như trong việc nói tiếng
lạ.
Đôi lúc khi bạn nói tiên tri, dường như là có hai người ở bên trong
một số các bạn. Đối với tôi thì như thể là tôi đang đứng bên cạnh bạn.
bạn thấy không, chính là từ trong lòng tôi nơi mà Thánh Linh Đức Chúa
Trời đang cư ngụ, mà tôi nói tiên tri. Tôi lắng nghe bằng lỗ tai vật lý
của tôi những gì Ngài phán.
CHỨC VỤ TIÊN TRI.
Có một chức vụ tiên tri. Ở đây chúng ta không nói chi tiết nhưng chỉ
nói cách vắn tắt chức vụ tiên tri liên hệ đến sự hướng dẫn. Để một người
trở thành một tiên tri, người đó phải đứng trong chức vụ và vận hành
trong chức vụ đó. Các ân tứ khác, ngoài ân tứ nói tiên tri, cũng vận
hành trong chức vụ người đó, ân tứ nói tiên tri, như chúng ta đã nói, là
nói với con người để gây dựng khích lệ và an ủi. Trong ân tứ nói tiên
tri không có yếu tố tiên báo trước – không tiên đoán trước. Tuy nhiên,
trong chức vụ một tiên tri thì có yếu tố tiên báo và tiên tri. Một tiên
tri có các ân tứ khải thị (lời nói khôn ngoan, lời nói tri thức hoặc
phân biệt các linh vận hành kèm với lời tiên tri).
Điều quan trọng phải hiểu rằng những sự việc thuộc linh cũng bị lạm
dụng như những sự việc tự nhiên, một số người chưa hiểu được điểm này.
Họ tưởng rằng hễ cái gì là thuộc linh phải toàn hảo – không thể bị lạm
dụng được.
Tôi đã biết có nhiều người trước đây rất giàu nhưng bây giờ bị phá
sản vì họ nghe theo ai đó nói tiên tri về cách đầu tư tiền bạc.
Tôi nhớ có một người dự một trong những buổi nhóm của tôi. Tôi biết
ông này, nhưng thực sự thì không quen biết lắm. Tôi không biết rằng ông
không bao giờ kinh doanh được gì mà không nhờ các vị gọi là “tiên tri”
nói tiên tri cho ông nên làm gì.
Tôi nói với ông: “Dường như tôi có cảm nhận để nói với anh. Anh sẽ
mất hết gia sản mà anh có và sẽ bị phá sản luôn nếu anh cứ nghe theo
những người đang khuyên anh”.
Ông không chịu nghe. Con người đáng thương này, một người rất giàu
có, đã bị mất nhà cửa và mọi thứ ông có. Tôi đã những thấy việc thế này
xảy ra không chỉ một lần mà là nhiều lần.
Tôi đã thấy nhiều người hầu việc Chúa đã đánh mất chức vụ do những lời tiên tri sai lầm.
Bạn phải suy xét những lời tiên tri bởi lời Đức Chúa Trời. Nếu lời tiên tri không phù hợp với lời Chúa thì nó không đúng.
Thứ hai, bạn phải suy xét những lời tiên tri cá nhân qua những gì bạn
nhận trong chính tâm linh bạn, nếu trong tâm linh không có điều gì cả
thì đừng chấp nhận lời tiên tri cá nhân.
Trong nhiều năm tôi đã đi lại rất nhiều để hầu việc Chúa, nơi nào tôi
đến cũng luôn có những người nói họ có (một lời) từ Chúa cho tôi – đôi
khi có tới hai ba lời tiên tri. Và suốt những năm này chỉ có một hai lời
tiên tri là đúng.
Đừng xây dựng cuộc đời trên những lời tiên tri. Đừng hướng dẫn đời
bạn qua những lời tiên tri. Hãy xây đời mình trên lời Đức Chúa Trời! Hãy
kể những điều khác là điều thứ yếu. Hãy đặt lời Đức Chúa Trời lên hàng
đầu!
Đôi lúc người ta nói: “Nếu Chúa làm thì phải đúng chớ!” – Bạn phải
hiểu một điều rằng không phải là tự thân Đức Chúa Trời làm đâu, nhưng đó
là con người nói tiên tri bởi sự thần cảm của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
Mà hễ việc gì có con người nhúng tay vào thì hẳn là không trọn vẹn rồi.
Chỉ Thánh Linh Đức Chúa Trời mới trọn vẹn thôi. Các ân tứ Đức thánh
Linh tự thân nó là trọn vẹn. Nhưng chắc chắn là khi biểu lộ các ân tứ
này ra thì nó không phải lúc nào cũng trọn vẹn, bởi vì nó được biểu lộ
qua những cái bình bất toàn. Đây là lý do lời tiên tri và tiếng lạ kèm
với sự thông giải cần phải được suy xét bởi lời Đức Chúa Trời.
1Côrinhtô 14:29-30 (BNC) “Người tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc
ba người nói mà thôi, còn những kẻ kia thì biện biệt. Song nếu có kẻ
khác ngồi đó được sự khải thị thì người đương nói trước phải nín lặng”.
“Người tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói”. Kinh
Thánh đang nói về các tiên tri ở đây – chớ không chỉ nói đến những
người nói tiên tri thôi. Đừng chấp nhận bất cứ lời nào chỉ vì do một
tiên tri nói ra. Lời đó phải được suy xét theo Kinh Thánh. Chúng ta
không xét đoán con người. Nhưng chúng ta suy xét những lời người ta nói.
Bây giờ hãy để ý câu 30: “Song nếu… được sự khải thị [tiên tri]…”
tiên tri thì phải có sự khải thị. Những chức vụ khác thì thỉnh thoảng
cũng có, song tiên tri thì hẳn phải có điều này.
1Côrinhtô 14:32 “Tâm thần của các tiên tri phải được các tiên tri kiểm soát”.
Có người nói: “Chúa bắt tôi nên tôi buộc phải nói ra thôi!” Tâm linh
của các tiên tri phải được các tiên tri kiểm soát. Điều đó có nghĩa là
người đó không nhất thiết phải nói ra. Những lời đó ra từ tâm linh người
đó nên người đó có thể kiểm soát nó được. Ân tứ tiếng lạ, thông giải
tiếng lạ và nói tiên tri vận hành trong sự xức dầu của Đức thánh Linh.
Và cũng có thể qua những cách này mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một
lời nói tri thức, một lời nói khôn ngoan hay khải thị khi chúng ta cần
tới. Nhưng chúng ta phải chủ động nói tiên tri. Chúng ta phải chủ động
nói tiếng lạ và thông giải tiếng lạ. Chúng ta là người nói ra.
Nhiều khi đang lúc Đức thánh Linh vận hành, ai nói tiên tri được hãy
nói tiên tri – nhưng điều đó có nghĩa là người đó buộc phải nói ra. Hơn
nữa, khi Thánh Linh đang biểu lộ, những ai được Chúa dùng để nói tiếng
lạ và thông giải tiếng lạ có thể nói tiên tri – nhưng cũng không có
nghĩa là người đó buộc phải nói ra. Phải có sự xức dầu của Thánh Linh
mới làm việc đó. Còn không thì hãy ngồi xuống và để Đức Chúa Trời vận
hành qua những ai có sự xức dầu.
Cách đây nhiều năm, tôi có tổ chức một buổi nhóm 7 tuần. Hằng đêm cứ
tới giờ người ta đưa nộp tiền dâng, thì có một phụ nữ đứng lên và nói
tiếng lạ. Đêm nào bà cũng nói tiếng lạ y như vậy. Chỉ cần vài lần thôi
thì tôi cũng có thể nói tương tự như bà. Nếu không có ai khác thông
giải, bà cũng thông giải luôn, việc này giống như nước đổ đầu vịt đối
với hội chúng nó làm cho buổi nhóm mất sự sống.
Vị mục sư Hội Thánh đó yêu cầu tôi dạy cho hội chúng vào một sáng
Chúa nhật nọ vì ông phải đi xa trường hợp này là bất thường – nhưng tôi
đã dạy xong trước khi chuông reo. Một trong những vị chấp sự nói: “Anh
Hagin, xin cho tôi hỏi một câu được không?” Tôi nói: “Được, anh cứ hỏi.
Tôi nghĩ điều này cũng phù hợp với bài học”. Ông hỏi: “Khi một sứ điệp
nói bằng tiếng lạ và kèm với sự thông giải nơi hội chúng, thì nó đem
phước đến cho Hội thánh hay là tiêu diệt Hội thánh?”
Người phụ nữ này ngồi ngay trước mặt tôi.
Tôi trả lời: “Câu trả lời này có trong bài học. Bây giờ tôi không trả lời nữa”.
Nhưng một số lãnh đạo khác trong Hội thánh nói: “Anh Hagin chúng ta phải trả lời câu đó”.
Vì thế tôi nói: “Nếu điều đó là của Đức thánh Linh thì nó sẽ gây dựng Hội thánh, chớ không làm suy sụp Hội thánh.”
Người phụ nữ này rất thông minh đủ để có thể hiểu được câu nói này. Bà ta nói với tôi: “Có phải tôi sai rồi không?”
Tôi trả lời: “Vâng, thưa bà, bà đã sai lầm”.
Bà nói: “Tôi cũng luôn luôn nghĩ vậy. Lời chứng bên trong tôi cho tôi
biết điều đó. Nhưng tôi muốn được Đức Chúa Trời dùng. Tôi sẽ chấm dứt
không nói vậy nữa”.
Tôi thưa: “Cảm ơn bà. Bà là nguồn phước thật cho Hội thánh”.
Những người khác có thể nổi giận và nói: “Họ đã không để cho Đức Chúa Trời vận hành”.
Đôi khi có những người cứ nói giống như người phụ nữ này, xong không
có sự xức dầu của Thánh Linh gì cả. Điều này cũng không bỏ qua sự kiện
là tiếng lạ mà bà nói tiếng lạ thật. Tuy nhiên, nó không được vận hành
đúng cách nó bị lạm dụng.
Tôi khuyên mọi người nên cẩn thận với những lời tiên tri cá nhân.
Nhiều cuộc đời đã bị chìm đắm và tan nát vì không suy xét kỹ những lời
tiên tri cá nhân. Đừng cưới một người nào đó chỉ vì do có ai đó nói tiên
tri rằng bạn phải cưới họ. Trong nhiều năm, tôi đã nghe thấy những lời
tiên tri như thế. Tôi chưa hề thấy cuộc hôn nhân nào thành công cả.
Nhiều gia đình tan nát cũng vì những lời tiên tri kiểu như thế.
Ngoài ra, cũng đừng bước vào chức vụ chỉ vì có ai đó nói tiên tri
rằng bạn phải vào. Hãy coi thử điều đó có trong lòng bạn không. Nếu một
lời tiên tri xác chứng những gì bạn đã nhận rồi thì tốt. Chúa Jêsus phán
với tôi khi Ngài hiện ra với tôi trong một khải tượng năm 1959: “Nếu
lời tiên tri xác chứng những gì con đã nhận thì hãy chấp nhận. Nếu không
thì đừng chấp nhận.”
Đức thánh Linh phán: “Các con hãy dành riêng Banaba và Saulơ cho ta
để họ làm công tác Ta đã uỷ nhiệm” (Công vụ 13:2). Chúa đã kêu gọi họ
rồi. Lời này chỉ là lời xác chứng thôi.
Trong Hội thánh cuối cùng mà tôi làm mục sư có một thanh niên rất tốt
về mặt thuộc linh. Vợ tôi nói với tôi: “Em tin cánh tay của Chúa ở trên
người đó. Đức Chúa Trời kêu gọi người đó vào chức vụ”.
Tôi trả lời: “Chính anh cũng tin như vậy. Nhưng anh không kêu goị bất
kỳ ai. Anh sẽ không nói với bất kỳ ai rằng họ đã được kêu gọi, ngay cả
khi anh biết họ đã được kêu gọi”.
Đây là lý do. Vì khi một người bước vào chức vụ thì việc này không
phải là dễ. Phaolô nói với người hầu việc Chúa trẻ tuổi tên là Timôthê:
“Chịu đựng gian khổ như một người lính giỏi của Đấng Christ” (1Timôthê
2: 3). Khi gặp khó khăn – một điều chắc chắn sẽ có – bạn sẽ có sự chiến
thắng. Nhưng đối với một người không biết chắc là mình được kêu gọi, thì
nếu gặp hoàn cảnh khó khăn người đó có thể sẽ nói: “Tôi chỉ đi vì ba
tôi nói vậy”. Hoặc “Có người nói tiên tri với tôi, chớ tôi thật sự không
biết là tôi đã đươc kêu gọi”. Tuy nhiên, người nào đã biết rõ tâm linh
họ rằng họ đã dâng mình cho Chúa, và biết Chúa đã kêu gọi mình, sẽ đứng
vững qua mọi thử thách.
Vì thế, tôi không nói gì với người thanh niên này. Sau đó, vào một
tối Chúa nhật nọ, khi tất cả chúng tôi đều cầu nguyện gần bục giảng, tôi
đi vòng cầu nguyện cho từng người theo như Chúa hướng dẫn. Tôi ngừng
bên cạnh người thanh niên này khi anh đang quỳ gối cầu nguyện tha thiết.
Tôi vừa mở miệng cầu nguyện, thì nghe những lời này tuôn ra: “Đây là
lời xác chứng về những gì ta đã phán với con lúc 3 giờ chiều nay khi con
đang cầu nguyện tại hầm trú bão, con cầu xin lời xác chứng, và đây là
lời xác chứng. Đây là lời ta phán cùng con”.
Sau buổi nhóm cầu nguyện tôi hỏi: “Có phải anh cầu nguyện tại hầm trú bão lúc 3 giờ chiều nay không?”
(Tôi muốn kiểm tra thử tôi có sai không vì tôi muốn sửa sai). Nếu tôi
sai, tôi sẽ nhìn nhận là “tôi đã sai”. Đừng sợ nói “mình sai”. Khi lần
đầu tiên tôi học lái xe hơi, tôi thất bại một vài lần rồi sau đó chạy
vòng trở lại nhưng tôi không bỏ lái xe chỉ vì tôi thất bại. Còn các bạn
thì sao? Chúng ta cũng phải khôn ngoan về những việc thuộc linh. Không
phải vì sai mà tôi bỏ cuộc. Tôi sẽ tiếp tục làm sao cho lần sau tôi
không sai nữa, vì thế tôi phải kiểm tra để thử.
Người thanh niên này nói: “Đúng, tôi có cầu nguyện. Ông biết không,
đôi khi tôi cảm thấy Chúa kêu gọi tôi, nhưng tôi không biết nói sao. Vì
thế, tôi để thì giờ tại hầm trú bão cầu nguyện, suy ngẫm, đọc Kinh
Thánh, chờ đợi Chúa, tôi cảm thấy Chúa phán với tôi rằng: “Ta đã kêu gọi
con vào chức vụ – và Ta sẽ xác chứng tại buổi nhóm tối nay”. Nhưng tôi
không biết Ngài sẽ xác chứng như thế nào?
Hãy nhớ rằng nếu không có lời chứng hay sự xác chứng điều gì bạn đã
nhận rồi, thì đừng có chấp nhận thêm một lời tiên tri cá nhân nào.
Ân tứ tiên tri thật kỳ diệu, miễn là ân tứ này cứ ở trong phạm vi an
ủi gây dựng và khích lệ. Hãy khuyến khích điều đó. Nhưng nhiều khi có ai
đó nói tiên tri, khi nhìn thấy một người có chức vụ tiên tri nói ra một
điều tri thức, thì người này bắt đầu suy nghĩ: “Mình nói tiên tri được
mình cũng có thể nói lời tri thức nữa”. Do đó, người này cũng có thể ra
khỏi vị trí của mình và rơi vào vị trí của người khác mà không phải của
mình.
Trong một buổi huấn luyện Kinh Thánh tổ chức tại Tulsa có một người
phụ nữ đến với tôi. Cô ta đi cùng một nhóm người ở thành phố gần đó. Cô
ta nói: “Anh Hagin, điều này hoàn toàn mới mẻ đối với chúng tôi. Tại
thành phố của chúng tôi, chúng tôi có buổi nhóm hàng tuần. Tôi muốn hỏi
ông điều này, một số người nghĩ tôi sai nhưng tôi nghĩ những gì chúng
tôi đang làm không sai. Thật ra, tôi không biết có nên gọi đó là buổi
nhóm cầu nguyện – ai cũng đều đặt tay lên nhau và cũng nói tiên tri. Họ
để suốt buổi chiều để nói tiên tri với nhau, và tôi không nhận được một
lời tiên tri nào ích lợi cả.
Họ nói tiên tri rằng mẹ tôi sẽ chết trong vòng 6 tháng. Mười tám
tháng rồi mà mẹ tôi không chết gì cả. Sau đó, họ nói tiên tri rằng chồng
tôi sẽ bỏ tôi. Anh ta chưa tin Chúa, nhưng anh rất tốt, và tôi yêu anh.
Anh là một người biết lo cho vợ con. Chúng tôi không có khó khăn gì cả.
Đây chỉ là 2 trường hợp điển hình thôi. Tôi luôn luôn nhận lời tiên tri
nói rằng tai hoạ sẽ xảy ra với tôi – nhưng không một tai hoạ nào xảy ra
cả.
Tôi trả lời: “Không, nó không xảy ra đâu vì chị là con cái Chúa”
Cô ta nói: “Có phải đó là lạm dụng ân tứ không” – Tôi trả lời: “Đúng vậy”
Chúng ta cần biết những điều này, một em bé rất dễ bị dẫn dụ và lạm
dụng. Chúng ta cần quay lại lẽ thật. Đó là điều Phaolô viết cho Hội
thánh Côrinhtô về những vấn đề này.
Chương 26
NHẬN SỰ HƯỚNG DẪN QUA KHẢI TƯỢNG
“Tại Sê-sa-rê có một người tên Cọt-nây, là đội trưởng
trong quân đội La mã, thuộc trung đoàn Y-ta-li-a. Ông và cả gia đình là
những người sùng kính Đức Chúa Trời, thường cứu giúp những người nghèo
khổ và thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Một hôm vào khoảng ba
giờ chiều, ông thấy rõ ràng khải tượng một thiên sứ của Đức Chúa Trời
bước vào gọi ông: Cọt-nây!”. (Công vụ 10:1-3)
Đôi khi Đức Chúa Trời hướng dẫn qua các khải tượng. Cọt-nây là một
người sùng kính Chúa, nhưng ông không được tái sinh. Ông không biết gì
về Jêsus, ông là một người theo đạo Do Thái, và thiên sứ hiện ra cùng
ông trong khải tượng không thể giảng Phúc Âm cho ông. Đức Chúa Trời
không kêu gọi thiên sứ giảng Phúc Âm. Đức Chúa Trời kêu gọi con người
giảng Phúc Âm. Tuy nhiên, thiên sứ có thể nói cho Cọt-nây biết chỗ nào
để sai người đến mời người khác đến giảng Phúc Âm cho ông, và cho ông
biết cách để được cứu.
Cọt-nây thấy một thiên sứ trong một khải tượng. các thiên sứ cũng có
khả năng, khi Chúa cho phép, mặc lấy hình thể mà mắt trần có thể thấy
được, y như là bạn thấy một người vật lý vậy.
Hê-bơ-rơ 13:2 “Đừng quên tiếp đãi khách lạ, nhờ đó có người đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết”.
Kinh Thánh gọi kinh nghiệm mà Cọt-nây có là khải tượng (Công Vụ
10:3). đây là một khải tượng thuộc linh. Cọt-nây đã nhìn thấy trong thế
giới, và có những thiên sứ hiện hữu trong thế giới thần linh. Nếu những
người khác có mặt ở đó, họ cũng không thể thấy điều gì cả. Tuy nhiên,
nếu thiên sứ mặc lấy hình thể thấy được, thì ai cũng có thể thấy được.
Có ba loại khải tượng: Khải tượng thuộc linh, khải tượng xuất thần [ngất trí] và khải tượng thấy bằng mắt trần.
1. Trong khải tượng thuộc linh, bạn có thể thấy bằng con mắt tâm linh
– không phải bằng mắt trần. khi Phaolô thấy Chúa trong Công Vụ, đó là
một khải tượng thuộc linh. Ông không thấy Chúa bằng con mắt vật lý.
Công Vụ 9:8 “Saulơ đứng dậy mở mắt ra, nhưng chẳng thấy gì hết người ta cầm tay ông dắt vào thành Đa-mách”.
Khi Chúa phán với Saulơ, mắt ông đang nhắm. Do đó, bất cứ điều gì
Phaolô thấy được, thì ông không thể thấy bằng con mắt vật lý được. Chúng
ta biết điều này bởi vì Kinh Thánh nói rằng Khi Mắt Của Ông Mở Ra – ông
bị mù.
2. Công Vụ 10: 9-11 “Hôm sau khi họ gần đến Giốp-bê, khoảng giữa
trưa Phierơ lên mái nhà cầu nguyện. Ông đói và thèm ăn. khi người ta
đang dọn ăn thì ông xuất thần. Thấy bầu trời mở ra và có vật gì như tấm
khăn lớn buộc bốn góc hạ xuống đất”.
Khi một người xuất thần, các giác quan vật lý của người đó tạm lắng
xuống, người đó không biết mình đang ở đâu lúc đó, người đó bất tỉnh,
người đó không biết điều gì xảy ra xung quanh mình, người đó ý thức về
những sự việc thuộc linh hơn những sự việc thể lý.
3. Loại khải tượng thứ ba gọi là khải tượng thấy bằng mắt trần. Khải
tượng đã xảy ra tại ElPhasôvào năm 1959 (mà tôi có đề cập trong sách
này), là một khải tượng trong khi mắt tôi mở to ra. các giác quan vật lý
của tôi không bị hề hấn gì, tôi không có ngất trí. Chúa Giê-xu bước vào
phòng tôi, tôi nhìn thấy Ngài bằng con mắt vật lý. Trong số tất cả khải
tượng mà tôi đã nhận, chỉ có hai khải tượng là khải tượng thấy bằng mắt
trần, ba trong số đó xảy ra khi tôi xuất thần, số còn lại là những khải
tượng thuộc linh.
Có những loại khải tượng khác nhau trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Ngày nay cũng có những khải tượng khác nhau.
Chẳng hạn như, trong các khải tượng, đôi khi nhiều điều mang tính
biểu tượng. Khải tượng của Phierơ là biểu tượng. Ông thấy nhiều loại côn
trùng, cả vật thánh sạch lẫn vật ô uế. Ông phải suy ngẫm về khải tượng
đó mới có thể hiểu được (Công Vụ 10:19). Đức thánh Linh phán với ông khi
ông đang suy nghĩ về khải tượng đó, và bảo ông đi với ba người nữa tới
nhà Cọt-nây. Phierơ vẫn không biết đích xác khải tượng đó nghĩa là gì.
Nhưng khi ông đi, nhiều điều xảy ra, và ông bắt đầu hiểu được rằng Đức
Chúa Trời đã kêu gọi Dân Ngoại bước vào ơn cứu chuộc như người Do Thái.
Công Vụ 8:26-29 “Một thiên sứ của Chúa bảo Phi-líp: Hãy xuống
miền nam đến con đường hoang vắng chạy từ Giêrusalem xuống Ga-xa.
Phi-líp đứng dậy lên đường. Kìa, có một người Êthiôbi, là thái giám của
Canđác, nữ vương Êthiôbi, làm tổng giám đốc ngân khố. Ông đã lên
Giêrusalem thờ phượng. Và lên đường về nước, ông đang ngồi trên xe ngựa
mà đọc sách tiên tri Êsai. Thánh Linh bảo Phi-líp: Con hãy lại gần theo
sát xe ấy!”
Một số tín đồ Hội thánh công nhận rằng Đức Chúa Trời phán với các sứ
đồ như Phierơ, nhưng họ cho rằng những sự thăm viếng như thế chỉ dành
cho các sứ đồ. Tuy nhiên Phi-líp không phải là một sứ đồ. Lúc đầu ông
được chọn làm chấp sự (Công Vụ 6:5). Chức vụ cao nhất mà ông đảm trách
là chức vụ nhà truyền giảng (Công Vụ 21:8). Phải chăng có một điều đáng
buồn là trong cộng đồng Cơ Đốc Giáo, chúng ta đã cướp đi nhiều phước
lành và sự bày tỏ của Đức thánh Linh mà đáng lý chúng ta phải có, vì
chúng ta đã chối bỏ quyền năng siêu nhiên mà nói rằng: “Những phép lạ
này chỉ dành cho các sứ đồ. Tất cả ân tứ này chấm dứt khi các sứ đồ thời
Tân Ước chết đi.”
Công Vụ 9:10-12 “Tại Đa-mách, có một môn đệ của Chúa tên là
A-na-nia. Trong khải tượng, Chúa gọi: A-na-nia! Ông thưa: Lạy Chúa, có
con đây! Chúa bảo: Con hãy đứng dậy đến Phố Thẳng, tìm trong nhà Giuđa
một người tên Saulơ gốc Tạc-sơ, vì người đang cầu nguyện. Và đã thấy
trong khải tượng một người tên là A-na-nia bước vào đặt tay trên mình để
được sáng mắt lại”.
A-na-nia không phải là một chấp sự, ông chỉ là một môn đệ. Ông là
người mà ngày chúng ta gọi là người hầu việc Chúa tình nguyện (người
không được phong chức). Tuy nhiên, Chúa đã dùng ông. Tất cả chúng ta nên
đặt mình vào vị trí mà Chúa có thể dùng chúng ta khi Ngài thấy thích
hợp. Nhưng chúng ta không phải chờ đợi Chúa cho khải tượng rồi mới làm
điều gì đó cho Chúa. Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta khải tượng,
hoặc là Ngài không ban. Một thiên sứ có thể hiện ra với chúng ta hoặc là
không hiện ra.
Thật là một vinh dự lớn cho tôi khi được giảng tại một Hội thánh của
một con người vĩ đại của Đức Chúa Trời, lúc đó ông bảy mươi tuổi, ông đã
được đầy dẫy Đức thánh Linh hồi đầu thế kỷ này, và ông cũng đã từng đi
làm giáo sĩ tại Trung Hoa năm 1912. Ông đã kể cho tôi nghe nhiều kinh
nghiệm mà ông đã trải qua.
Mỗi đêm thứ sáu, ông có một buổi nhóm học Kinh Thánh tại Hội thánh
ông (Tôi tin ông là một trong những giáo sư Kinh Thánh nổi tiếng nhất
thế giới – và tôi cũng nghe nhiều người nói như thế). Ông kể lại điều
này cho tôi nghe. Ông nói sẽ dạy một số đề tài khi Chúa dẫn dắt, nhưng
ông cũng để cho Hội thánh đề nghị đề tài qua việc viết ra trên giấy. Có
một trường hợp nọ, phần lớn tín đồ Hội thánh đều viết: “Chúng tôi muốn
nghe sự giảng dạy về thiên sứ. Chúng tôi chưa hề nghe giảng dạy về đề
tài này trước đây.”
Ông đã từng dạy một số năm tại một trong những trường Kinh Thánh Ngũ
Tuần nổi tiếng nhất, nên ông nghĩ ông sẽ dạy về đề tài này trong hai
tuần. Ông kể: “Tôi càng nghiên cứu, tôi càng nhận được nhiều điều. Tôi
đã dạy sáu tuần và tôi vẫn chưa dạy hết đề tài này”.
Con người này có một vị trí chính thức trong giáo phái Full Gospel
(Tin lành trọn vẹn) của ông. Ngay sau khi dạy về thiên sứ, ông có mặt
tại buổi nhóm với những nhà lãnh đạo của giáo phái đó. Một vấn đề cần
bàn thảo là có báo cáo rằng một người hầu việc Chúa trong giáo phái của
họ đã tuyên bố thấy được thiên sứ. Người đó nói rằng thiên sứ chỉ dẫn
cho ông ta về chức vụ. Họ sắp loại trừ ông ta khỏi giáo phái đó.
Vị giáo sư Kinh Thánh này nói: “Tôi chỉ ngồi im lặng tại đó. Tôi
không có ý kiến gì cả. Tôi không nói lời nào cả trừ khi họ mời tôi nói.
Tôi thấy có sự căng thẳng. Họ sẵn sàng đuổi một vị đầy tớ Chúa nữa ra
khỏi giáo phái này”.
Cuối cùng, có một anh em đứng lên nói: “Tôi tin chúng ta phải nghe
anh S., anh đã gắn bó với chúng ta ngay từ đầu của phong trào. Anh là
một trong những giáo sư tài ba của chúng ta. Hãy nghe anh nói.”
Ông kể cho tôi nghe là ông bắt đầu nói với họ về phần nghiên cứu
thiên sứ mà ông vừa mới dạy xong ở Hội thánh. Sau đó ông kể tiếp: “Tôi
không phải là người duy nhất quan tâm đến đề tài này bởi vì có hàng ngàn
đầy tớ Chúa khác cũng đã từng thấy thiên sứ. Điều làm tôi hơi thắc mắc
là tại sao phần lớn trong chúng ta không thấy được thiên sứ.”
Ông nói tiếp: “Thứ hai, nếu chúng ta dứt phép người này vì ông ta đã
thấy thiên sứ chỉ dạy cho ông ta về chức vụ của ông, chúng ta sẽ chia sẻ
gì bù vào cho tín đồ của chúng ta? Có điều gì siêu nhiên hơn không? Có
điều gì hợp với Kinh Thánh hơn kinh nghiệm này không? Nếu chúng ta không
có, tôi nghĩ chúng ta nên cứ giữ nguyên như vậy.”
Tức tốc, có một người đứng bật dậy nói: “Tôi cảm thấy chúng ta nên
ghi nhận điều này, và hãy quên hết những chuyện kia đi”. Họ bỏ phiếu
đông ý là để nguyên chuyện này.
Vào năm 1963, văn phòng của tôi chỉ là một căn phòng nhỏ tại nhà tôi ở
Garland, Texas. Thật ra thì nó chưa có đúng nghĩa là một văn phòng. Có
một số người ở thành phố khác tiếp xúc với tôi, họ nói: “Nếu anh dời văn
phòng về thành phố, chúng tôi sẽ mua tất cả những trang thiết bị văn
phòng, thuê thư ký, và trả tiền lương cho nhân viên, anh không phải trả
gì hết. Chúng tôi muốn in một số tài liệu của anh” .
Có một người khác, là kỹ sư điện, nói: “Anh Hagin, nếu anh cho phép
tôi, tôi sẽ thu băng tất cả bài giảng của anh. Anh khỏi phải trả tiền gì
hết, tôi sẽ thu băng miễn phí tất cả tài liệu này.”
Những sự dâng hiến này nghe “mát ruột” thật. Bạn nghĩ chắc là nó đến
từ Chúa. Nhưng lúc đó, tôi đang cầu nguyện với một nhóm người. Chúng tôi
có một thì giờ rất tươi mới để phụng sự Chúa. Buổi nhóm này có bầu
không khí giống như trong Công Vụ 13:1 và 2 có nói đến – một bầu không
khí mà Đức Chúa Trời sẽ vận hành.
Tôi vừa ngồi trên bục giảng cạnh cái ghế vừa cầu nguyện, thình lình,
Chúa Giê-xu đứng ngay trước tôi. Tôi nhắm mắt lại, đây là một khải tượng
thuộc linh, tôi không có xuất thần. Có một thiên sứ cao to đứng ngay
bên cạnh Chúa Giê-xu. Trước đây tôi đã từng thấy thiên sứ – nhưng chưa
có thiên sứ nào to lớn như lần này. người này chắc cao khoảng 10 mét.
Jêsus phán với tôi về một số điều. (Và tất cả những gì Ngài phán đều
ứng nghiệm). Thỉnh thoảng, đang lúc Ngài nói chuyện, tôi liếc nhìn thiên
sứ đó. Khi tôi nhìn, vị thiên sứ mở miệng và bắt đầu nói điều gì đó,
khi tôi quay sang nhìn Chúa Jêsus thiên sứ hết nói. Sau khi Chúa Giê-xu
nói chuyện với tôi xong, tôi hỏi: “Người này là ai vậy Chúa? Người này
muốn trình bày điều gì?”
Jêsus trả lời: “Đó là thiên sứ của con.” – Tôi nói: “Thiên sứ của con à?”
Ngài phán: “Đúng, thiên sứ của con, con đọc trong Kinh Thánh thấy có
nói về những đứa trẻ mà thiên sứ của chúng thường ở trước mặt ta luôn,
khi con lớn lên, con cũng không mất thiên sứ này).
(Há không được an ủi sao! Tôi đã có một thiên sứ cao to ở quanh tôi. Ngợi khen Chúa!”
Tôi nói: “Vị này muốn gì?” – Chúa Giê-xu phán: “Người này có một sứ điệp cho con.”
Lúc đó, tôi cứ suy nghĩ về từng lời từng chữ trong Kinh Thánh đến nỗi
tôi quên mất Thánh Linh. Tôi thưa: “Ngài đang nói chuyện với con, vậy
thì sao Ngài không ban cho con sứ điệp”. Tại sao con phải nghe lời của
một thiên sứ?” Ngoài ra, lời Chúa nói hễ ai được Thánh Linh của Đức Chúa
Trời dẫn dắt đều là con cái của Đức Chúa Trời. Con có Đức thánh Linh.
Tại sao Đức thánh Linh không phán với con?
Chúa Jêsus đã thương xót tôi và kiên nhẫn với tôi. Ngài phán: “Con có
bao giờ đọc trong Lời Ta thấy thiên sứ nói với Phi-líp đi xuống con
đường Gaxa không? Đó không phải là sự hướng dẫn sao? Đó không phải là sự
dẫn dắt sao? Đó không phải là thiên sứ của ta hiện ra cho Cọt-nây dù
ông chưa phải là một người được tái sinh sao? Há không phải thiên sứ đã
bảo ông nên làm gì sao?”
Ngài ban cho tôi thêm một số thí dụ trong Kinh Thánh.
Cuối cùng, tôi nói: “Dạ đủ rồi. Con xin lắng nghe”. Sau đó tôi nhìn
lên vị thiên sứ to cao này và nói: “Xin nói điều gì? Xin hãy nói!”
Vị này bắt đầu nói như vậy: “Ta được sai đến từ Đức Chúa Trời Toàn
Năng để bảo rằng con đừng để những người này (và thiên sứ kể tên của họ)
xây dựng văn phòng cho con bởi vì họ có rất nhiều tiền”.
Sau đó, thiên sứ nói tên người kỹ sư điện, và nói: “Đừng để anh ta
thu băng bài giảng của ngươi. Anh ta có một động cơ mờ ám. Nếu anh ta
nắm giữ những việc này trong tay, anh ta sẽ kiểm soát hết. Ta được sai
đến từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng để nói cho ngươi điều
này nữa: “Tiền sẽ đến để con có thể lập văn phòng, ngươi sẽ có sách
riêng, có băng riêng. Ngươi sẽ là người lãnh đạo việc này, con là chủ,
bởi vì Ta sẽ chỉ cho con biết phải làm gì, đừng để người khác làm. Trong
vòng bốn tháng, sau khi mọi việc đã được hoàn toàn và nghiệm thu con sẽ
có đủ tiền để xúc tiến công việc này. Vì Ta sẽ sai các thiên sứ đem
tiền đến”.
Khi đúng thời điểm, tôi nhận được 4000 đô-la, đủ để làm những gì Chúa đã bảo tôi làm. Đó là giai đoạn của chức vụ.
Tôi có thể kể thêm nữa, nhưng bấy nhiêu cũng đủ để minh hoạ rằng
những điều này thật đã xảy ra. Nhưng để tôi nhấn mạnh điểm này – dù Đức
Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua các khải tượng và những biểu hiện siêu
nhiên khác, tôi khích lệ bạn đừng tìm kiếm khải tượng. Bạn có thể đi quá
lời Chúa, và ma quỷ có thể lừa dối bạn. Chúng ta thích lời hướng dẫn
trực tiếp, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng được như vậy. Vì thế,
đừng cố gắng tự tạo ra khải tượng, nếu Chúa không bày tỏ. Không một chỗ
nào trong Kinh Thánh nói rằng khải tượng đã xảy đến khi có người tìm
kiếm. Trái lại trong Kinh Thánh, khải tượng xảy đến cho những người
không hề tìm kiếm nó.
Hãy thoả lòng. Điều duy nhất bạn phải làm là bước theo lời chứng bên
trong. Nhưng hãy huấn luyện, học hỏi và phát triển tâm linh bạn, để lời
chứng bên trong ngày càng thực hữu hơn đối với bạn.
Rồi thì, nếu Đức Chúa Trời thấy thích hợp để thăm viếng và biểu hiện
cho bạn cách siêu nhiên, hãy cảm tạ Chúa về những kinh nghiệm này.
Hãy biết rằng các thiên sứ của Đức Chúa Trời đang ở với bạn. Thiên sứ của bạn đang ở với bạn dẫu bạn có thấy hay không.
Chương 27
LẮNG NGHE TẤM LÒNG
“Chúng tôi ở lại đây một thời gian dài, quá ngày đại lễ
Chuộc tội, đến lúc này vượt biển thật là nguy hiểm Phaolô khuyên họ:
Thưa các ông tôi nhận thấy chuyến hải trình từ đây thật nguy hiểm chẳng
những thiệt hại lớn cho chiếc tàu và hàng hoá, mà còn nguy hiểm cho tính
mạng chúng ta nữa” (Công Vụ 27:9,10).
Phaolô không nói: “Chúa bảo tôi rằng chuyến hải trình này sẽ bị thiệt
hại” – ông chỉ nói: “Tôi nhận thấy rằng chuyến hải trình này…” trong
tâm linh Phaolô có một nhận thức bên trong, một lời cảnh báo bên trong,
một lời chứng bên trong, rằng chuyến hải trình này thật nguy hiểm. Đây
là cách chính yếu mà Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta.
Phaolô không nhận thấy bằng lý trí. Ông không có kinh nghiệm nào về
tâm lý cả, tôi không thích “chuyện tâm lý” này. Những nhận thức thuộc
linh không nằm trong lĩnh vực tâm trí. Bạn không thấy hiện tượng là
thường về tâm lý trong Kinh Thánh. Hơn nữa, Phaolô cũng không nhận thấy
trong thể xác. Ông có lời chứng trong tâm linh.
Kinh nghiệm này thuộc về hết thảy chúng ta. Đức thánh Linh vốn luôn ở
trong tâm linh chúng ta sẽ thông công với chúng ta qua tâm linh – chớ
không phải qua tâm trí. Đó là lý do tâm linh bạn biết những điều mà lý
trí bạn không biết. Nhưng vì chúng ta không được dạy dỗ để lắng nghe tâm
linh chúng ta, và đôi khi chúng ta chậm chạp trong vấn đề này.
Lý do mà chúng ta, những tín đồ “nói tiếng lạ”, liên tục sai lầm,
phạm lỗi lẫm và thất bại là vì tâm linh chúng ta, đáng lý hướng dẫn
chúng ta, thì nó lại bị “nhốt tù”. Tri thức hay lý trí đã chiếm ngôi.
Những ai khép kín với tâm linh mình và không bao giờ chịu lắng nghe
nó – bởi vì tâm linh con người là ngọn đèn của Chúa, thì sẽ bị hụt hẫng
trong cuộc sống và trở thành mồi cho những con người ích kỷ và hay vẽ
vời.
Vợ tôi và tôi có tổ chức một buổi nhóm cho một nữ Mục sư nọ – một phụ
nữ rất tốt về thuộc linh. Chính cô kể câu chuyện này cho tôi nghe.
Có một nhà truyền giảng đến một thành phố nọ, ông kêu gọi tất cả Hội
thánh hợp tác với ông trong buổi nhóm truyền giảng cho cả thành phố. ông
thuê một sân vận động của thành phố. Điều đáng buồn để nói là những ai
có chức vụ thì thường là không thành thật. Vì người này không có uy tín
gì lắm nên người ta đòi trả tiền trước. Vì thế, ông đi đến người nữ Mục
sư này, cô ta ngây thơ đủ để nói rằng Hội thánh cô sẽ chịu chi trả 3000
đô-la tiền thuê và tất cả chi phí quảng cáo trên báo chí. Hằng đêm, đám
đông tham dự khoảng 2000 đến 3000 người, ông nhận được rất nhiều tiền,
nhưng ông rời khỏi thành phố đó mà không trả một đồng xu nào. Hội thánh
của vị nữ Mục sư này phải lấy 5000 đô-la tiền quỹ xây dựng nhà thờ chi
trả cho nhà truyền giảng này.
Cô Mục sư này kể cho tôi nghe: “Anh Hagin nếu tôi lắng nghe tấm lòng tôi, tôi sẽ không bao giờ làm chuyện đó”.
Tôi nói với cô: “Tôi nghe nói cô đã nhận lại số tiền của cô rồi mà”.
Cô nói: “Tôi đã nhận lại. Tôi khám phá ra chỗ mà ông ta tổ chức buổi
nhóm tại một tiểu bang khác, tôi mua vé máy bay và đi đến đó. Buổi nhóm
đã bắt đầu rồi. Tôi chờ đợi. Khi người ta trao buổi nhóm để ông giảng
thì tôi bước ngay lên bục giảng. Một người giúp đỡ cố gắng ngăn chặn
tôi. Tôi nói: “Không, tôi là một người hầu việc Chúa tôi muốn gặp tên
‘đểu cáng’ này”. Tôi bước ngay lên bục giảng và đẩy ông ta sang một bên.
Tôi nói: “Tôi đến để đòi 5000 đô la của tôi. Tôi sẽ lấy tiền dâng tối
nay. Tôi đã đem theo một số giấy tờ đây. chúng tôi sẽ thu lại toàn bộ
số tiền dâng tại đây và tôi sẽ ở lại đây hàng đêm cho đến khi Hội thánh
chúng tôi thu hồi lại toàn bộ số tiền”.
Ông ta nói: “Thôi được bây giờ chúng ta…”
Tôi trả lời: “Không, nếu ông không đưa cho tôi đủ số tiền thì khi họ
giao buổi nhóm cho ông, tôi sẽ lên bục giảng và nói cho mọi người những
gì đã xảy ra. Không chỉ thế tôi sẽ đi theo ông hết buổi nhóm này đến
buổi nhóm khác, buổi nhóm nào tôi cũng lên bục giảng loan báo tương tự
và cho mọi người biết những gì ông đã làm”.
Không cần nói, suốt hai đêm liền cô ta đã lấy lại số tiền và đi về nhà. Tôi rất phục sự can đảm của cô ta.
Nhưng vấn đề tôi muốn chú trọng đến là như thế này. Cô ta đã kể cho
tôi nghe: “Anh Hagin nếu tôi đã chịu lắng nghe tâm linh của tôi, thì
chuyện này đã không thể xảy ra được. Tôi không có ý nói là nếu tôi đã
lắng nghe tiếng phán, tôi không có ý nói tiếng nói nhỏ nhẹ. Tôi có ý nói
là nếu tôi đã lắng nghe lời chứng bên trong. Tôi đã nhận sự ‘báo động’
trong tâm linh tôi. Nếu tôi đã lắng nghe thì tôi không bảo đảm cho số nợ
của ông ta”.
Nếu chúng ta chịu lắng nghe tấm lòng của mình – lời chứng bên trong,
hay tiếng nói bên trong – chúng ta chắc đã không làm những việc mà chúng
ta đã lầm lỡ.
Tôi đã mất tiền vì không chịu nghe lời chứng bên trong. Tôi biết
trong lòng rằng tôi không nên làm chuyện đó. Tại sao tôi lại làm? Tại
sao nhiều người trong số chúng ta không chịu nghe theo lời chứng bên
trong?
Nhưng chỉ vì việc bạn phạm lỗi lầm thì bạn đừng nên bỏ cuộc. Về
phương diện tự nhiên bạn sẽ không bỏ cuộc chỉ vì bạn mắc phải lỗi lẫm.
Nếu chuông điện thoại reo lúc giữa đêm thì bạn phải phóng ra khỏi giường
để cố gắng trả lời chớ không nằm im đó. Bạn phải thức dậy trả lời bạn
sẽ không bỏ cuộc chỉ vì bạn hơi cảm thấy đau chân đau tay. Cũng vậy, bạn
sẽ không bỏ cuộc chỉ vì tay chân thuộc linh của bạn hơi đau nhức.
Như tôi đã nói, người nào mà “lơ là” và không bao giờ chịu lắng nghe
tâm linh thì sẽ què quặt. Còn người nào, dù đó là nam hay nữ, trai hay
gái, mà chịu lắng nghe tâm linh thì sẽ leo lên đỉnh cao!
Nếu các tín đồ chỉ cần tra xét trong lòng mình, thì trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống thì họ đều biết nên làm gì.
Bạn sẽ không cần tìm kiếm sự hướng dẫn khi mà Kinh Thánh đã cho bạn
biết bạn nên làm gì, hãy tiến hành làm đi. Kinh Thánh cho bạn biết làm
thế nào để hành xử trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Kinh Thánh cũng nói
cho người chồng biết cách đối xử với vợ mình. Kinh Thánh cũng nói cho
người vợ biết cách đối xử với chồng mình. Kinh Thánh cũng nói cho những
bậc cha mẹ biết cách đối xử với con cái mình. Kinh Thánh nói cho hết
thảy chúng ta phải bước đi trong tình yêu thương – tình yêu thiên thượng
và tình yêu thiên thượng đó cũng là một vấn đề thuộc tấm lòng. Đó là
một tình yêu không tìm tư lợi riêng.
Chương 28
CÁCH HUẤN LUYỆN TÂM LINH
“Linh tánh loài người vốn một ngọn đèn của Đức Giê hôva…” (Châm ngôn 20:27).
Chúa soi sáng và hướng dẫn chúng ta qua tâm linh chúng ta nếu điều đó
đúng – mà quả đúng như vậy – thì chúng ta cần có ý thức về tâm linh
nhiều hơn. Chúng ta cần mỗi ngày càng ý thức về sự kiện rằng chúng ta là
những hữu thể tâm linh, chớ không chỉ là những hữu thể lý trí, hay vật
lý. Chúng ta cần huấn luyện tâm linh mình để nó sẽ trở thành người hướng
dẫn an toàn hơn.
Có một điều đã kìm hãm Cơ đốc nhân nói chung là chúng ta quá ý thức
về thể lý (ý thức thuộc thể xác – body – conscious), và quá ý thức về lý
trí (ý thức thuộc hồn – soul – conscious) hơn là ý thức về tâm linh.
Chúng ta đã phát triển phần thể xác và phần hồn, nhưng chúng ta hầu như
không màng gì đến phần tâm linh.
Tôi có một băng cát-sét dạy về lĩnh vực này, nó đã giúp ích rất nhiều
tín đồ, tại một buổi nhóm của chúng tôi, một thanh niên mà tôi biết rất
rõ đã làm chứng thể nào cuốn băng này đã giúp ích cho anh rất nhiều.
Cách đây vài năm, khi anh khoảng 31 hay 32 tuổi gì đó, anh ta đi làm
ăn, anh ta bỏ công việc làm và nhận được số tiền lương tổng cộng là
5.500 đô-la. Lúc đó anh ta còn độc thân và anh ta phải dùng số tiền này
để tiêu xài cũng như để làm vốn. Vào thời điểm đó, tiền để dành của anh
thâm hụt xuống chỉ còn 50 đô-la.
Anh ta làm chứng như thế này: “Tôi lắng nghe các cuốn băng của anh
Hagin, có băng giảng về đức tin và lời công bố, và một băng có tựa là:
‘Làm thế nào để huấn luyện tâm linh’. Hàng đêm, khi đi ngủ, tôi đều nghe
cuốn băng này, buổi sáng trong lúc cạo râu, tôi cũng mở cho nghe lại,
tôi nghe đi nghe lại cuốn băng này – có lẽ tới hàng trăm lần – cho đến
khi sứ điệp này thấm vào tâm linh tôi. Do lắng nghe tâm linh và vận dụng
đức tin mà vốn liếng của tôi lên tới 30 triệu đô-la”.
Hiện tại người thanh niên này khoảng 40 tuổi. Anh ta không phải là
mục sư. Anh ta là một thương gia, anh ta kể cho tôi nghe thể nào tâm
linh của anh đã nói với anh và cho anh biết cách đầu tư và mua bán đất
đai.
Trong chương này tôi sẽ chia sẻ phần chính yếu của sự dạy dỗ ghi trong cuốn băng đó: Cách Huấn Luyện Tâm Linh.
Tâm linh có thể được huấn luyện như tâm trí, tâm linh cũng có thể
được tài bồi và được huấn luyện như thân thể vậy. Đây là bốn nguyên tắc
để huấn luyện và phát triển tâm linh con người chúng ta.
1. Suy gẫm lời Đức Chúa Trời.
2. Thực hành lời Đức Chúa Trời.
3. Để lời Đức Chúa Trời chiếm vị trí hàng đầu.
4. Tức tốc làm theo tiếng nói của tâm linh.
1. Suy gẫm lời Đức Chúa Trời.
Những người nam nữ rất sâu nhiệm về thuộc linh mà tôi được biết đều
là những người đã để thì giờ suy gẫm lời Đức Chúa Trời. Không suy gẫm,
bạn không thể phát triển sự khôn ngoan thuộc linh. Ngay sau khi Môise
chết Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự kiện này cho Giôsuê khi ông bắt đầu chức
vụ.
Giôsuê 1:8 “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy
gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì
như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước”.
Nếu Đức Chúa Trời không muốn Giôsuê được thịnh vượng, vậy tại sao
Ngài bảo ông cách nào để thịnh vượng? Nếu Ngài không muốn ông thành
công, thì tại sao Ngài bảo với ông cách để được thành công mỹ mãn? Ngài
muốn Giôsuê được thành công – và Ngài cũng muốn bạn được thành công.
Diễn ý lẽ thật này theo ngôn ngữ của Tân ước, chúng ta sẽ nói: “Lời
Đức Chúa Trời đặc biệt là Tân ước – chớ rời xa khỏi miệng ngươi. Nhưng
hãy suy gẫm nó ngày và đêm, hầu cho ngươi có thể tuân theo mọi điều đã
chép trong đó. Bởi đó ngươi sẽ làm cho đời sống mình được thịnh vượng,
và sẽ thành công mỹ mãn”.
Nếu bạn muốn làm một điều gì lớn lao trong cuộc đời, nếu bạn muốn đạt
đến đỉnh cao trong cuộc sống, hãy để thì giờ suy gẫm lời Đức Chúa Trời.
Hãy bắt đầu để ít nhất mười hay mười lăm phút suy gẫm, rồi sau đó sẽ
thêm lên.
Vào năm 1949, tôi rời khỏi Hội thánh cuối cùng mà tôi làm Mục sư và
kể từ đó tôi đi công trường hầu việc Chúa, tôi thường kiêng ăn và cầu
nguyện nhiều hơn bây giờ. (Bạn sẽ học nhiều điều khi bạn đi hầu việc
Chúa lưu động). Mỗi ngày tổ chức hai đến ba buổi nhóm – mà tôi cũng
thường làm như vậy – và đôi khi bạn phải tốn rất nhiều công sức, cả
thuộc thể lẫn thuộc linh. Tôi dạy buổi sáng, suốt buổi chiều thì cầu
nguyện rất lớn tiếng, rồi tối đến thì giảng. Tôi chỉ ngồi mỗi ngày một
buổi đang khi nhóm lại và vì thế mà tiêu hao rất nhiều năng lực, và cuối
cùng tôi trở nên ốm yếu. Hơn nữa, cứ hai ngày trong tuần tôi lại phải
kiêng ăn – thứ ba và thứ năm, tôi không ăn uống gì cả trong suốt 24
tiếng đồng hồ.
Ngày nọ, Chúa phán với tôi: “Ta muốn con sống một cuộc đời kiêng cữ
hơn là kiêng ăn hai ba ngày”. Tôi hỏi: “Ý Chúa muốn nói gì? Con chưa hề
nghe ai nói như thế!”
Chúa phán: “Thay vì kiêng ăn vài ngày rồi ăn uống trở lại tuỳ thích,
thì hãy sống một cuộc đời kiêng cữ còn hơn. Dù gì đi nữa, kiêng ăn cũng
không thay đổi Ta chút nào. Trước khi con kiêng ăn, trong khi con kiêng
ăn, sau khi con kiêng ăn xong, Ta cũng vẫn y nguyên. Kiêng ăn không làm
thay đổi lời của Ta, kiêng ăn giúp con kiểm soát xác thịt. Vì thế đừng
ăn uống tuỳ thích. Hãy kiểm soát xác thịt luôn luôn.
Sau đó Ngài phán: “Đừng để thời gian suốt buổi chiều cầu nguyện đến
nỗi đến giờ nhóm thì con kiệt sức. Hãy nằm trên giường mà suy gẫm”.
Vì thế tôi bắt đầu nằm đó suốt buổi chiều suy gẫm. Và tôi bắt đầu suy
gẫm nhiều hơn là tôi cầu nguyện và kiêng ăn, tôi ngày càng thuộc linh
hơn.
Đó là điều Đức Chúa Trời phán trong Giôsuê 1:8 “…bởi đó ngươi sẽ làm
cho đời sống ngươi thạnh vượng”. Tôi muốn được thịnh vượng trong chức vụ
hầu việc Chúa. “…và sẽ được thành công mỹ mãn…”. Tôi cũng muốn được
thành công trong chức vụ hầu việc Chúa. Lời hứa này hiệu nghiệm đối với
bạn dù là bạn đang hầu việc Chúa hay chăn nuôi hay buôn bán xe cộ, hay
bất cứ công việc gì.
Lời Đức Chúa Trời chớ rời xa khỏi môi miệng ngươi. Hãy nói lời Đức
Chúa Trời. Nhưng cũng hãy suy gẫm nó. Hãy ngẫm nghĩ về lời Đức Chúa
Trời.
Từ ngữ Hêbơrơ mà được dịch là suy gẫm còn có ý nghĩa là nói lẩm nhẩm.
Hãy lẩm nhẩm lời Đức Chúa Trời. Hãy nói lời Đức Chúa Trời cho chính
mình.
Trước khi tôi nghe người ta dạy dỗ về việc suy gẫm, Chúa đã dẫn dắt
tôi nằm trên giường lẩm nhẩm lời Chúa, tôi chỉ nói lời Chúa cho tôi
nghe. Và tôi đã kinh nghiệm một số buổi nhóm đầy phước hạnh, tôi đã phát
triển đời sống tâm linh của tôi, và cùng lúc cũng giữ sức của tôi nữa.
Tôi thích lối dịch khác của Giôsuê 1:8. Phần cuối cùng của câu dịch
là: “…ngươi mới có khả năng ứng xử khôn khéo những vấn đề trong cuộc
sống”. Bạn không tài nào thành công mỹ mãn nếu bạn không biết cách nào
ứng xử khôn khéo những vấn đề trong cuộc sống.
Làm sao bạn có thể ứng xử khôn khéo những vấn đề trong cuộc sống? –
Bằng cách suy gẫm lời Đức Chúa Trời và bước đi theo ánh sáng của lời
Chúa.
2. Thực hành lời Chúa.
Thực hành lời Chúa nghĩa là trở nên người làm theo lời Chúa.
Giacơ1:22 “Hãy thực hành lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ…”
Chúng ta có rất nhiều “người nói lời Chúa” và thậm chí rất nhiều
“người vui mừng về lời Chúa” nhưng chúng ta không thấy có nhiều “người
thực hành lời Chúa”.
Hãy bắt đầu thực hành để trở nên người làm theo lời Chúa bằng cách
làm theo những gì lời Chúa bảo bạn, làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Một số người nghĩ rằng thực hành lời Chúa nghĩa là giữ 10 điều răn.
Đây không phải là điều Giacơ 1:22 nói đến. Nói cho cùng, trong thời Tân
ước chúng ta chỉ có mỗi một điều răn – điều răn yêu thương. Chúa Jêsus
phán: “Bây giờ Ta truyền cho các con một điều răn mới: Các con hãy
yêu thương nhau. ta đã yêu thương các con thể nào các con cũng hãy yêu
nhau thể ấy”. (Giăng 13:34).
Một người biết thực hành lời Chúa thì sẽ làm việc đó. Nếu bạn yêu ai,
bạn sẽ không ăn cắp của người đó. Bạn sẽ không nói dối đối với đó. Tân
ước nói rằng tình yêu, là làm trọn pháp luật. Nếu bạn bước đi trong tình
yêu bạn sẽ không vi phạm pháp luật, là luật nhằm ngăn chặn tội lỗi.
Trở nên người thực hành lời Chúa nghĩa là chúng ta phải làm những gì
được phép trong các thơ tín. Thơ tín là những lá thơ viết cho chúng ta
tức là Hội thánh. Để làm ví dụ cho việc làm theo lời Chúa chúng ta hãy
xem một số lời dạy của một trong những thơ tín.
Philíp 4:6 “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin, và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”.
Vậy hãy làm điều đó! Chúng ta không bàn tới việc thực hành một phần
của câu Kinh Thánh này. Đó là phần bảo hãy cầu nguyện. Nếu chúng ta chỉ
thực hành phần đó mà không làm phần đầu, thì chúng ta không thực hành
lời Chúa rồi – chúng ta không phải là người làm theo lời Chúa.
Bản dịch The Amplified của Philíp 4:6 bắt đầu: “Đừng bực bội hay lo
lắng về điều gì cả…”. Trước hết chúng ta được dạy là đừng bực bội. Nếu
bạn bực mình và lo lắng, thì có cầu xin cũng vô ích. Cầu nguyện như thế
cũng vô hiệu. Một lời cầu nguyện đầy lo lắng và bực bội sẽ không linh
nghiệm.
Tôi cảm thấy tiếc cho một đầy tớ Chúa, người đã đến thăm tôi cách đây
vài năm. (Dù vậy đôi khi không thể trả lời cho người đó chỉ để thương
cảm anh ta). Cuộc đời anh ta đầy dẫy những thử thách bão tố. Bao tử của
anh bị đau, anh không thể tiêu hoá những gì anh ăn, anh cũng mất ngủ.
Thần kinh anh căng thẳng do bị một tai nạn. Anh đến nhờ tôi giúp đỡ. Tôi
chia xẻ cho anh những gì lời Chúa nói, và cách để cầu nguyện cho tình
cảnh này. Khi tôi khích lệ anh nhận lấy câu Kinh Thánh này và làm theo,
anh bất bình nói: “Thôi đi, đâu phải ai cũng có đức tin như ông”.
Tôi nói với anh không phải là vấn đề có nhiều đức tin mà là vấn đề cố
gắng làm theo lời Chúa, tôi nói với anh nếu anh thực hành lời Chúa, đức
tin anh sẽ được gây dựng. Và tôi chỉ cho anh cách tôi thực hành câu
Kinh Thánh đặc biệt này.
Khi tôi ở một mình tôi đọc câu Kinh Thánh này lớn tiếng, và tôi nói với Chúa rằng lời của Ngài là thật, và tôi tin lời đó.
Tôi nói với vị đầy tớ của Chúa này rằng anh bị cám dỗ khi nói rằng
anh không thể không lo lắng hay bực mình được. Nhưng Đức Chúa Trời đã
không bảo chúng ta làm những việc mà chúng ta không thể làm được. Khi
Đức Chúa Trời phán chớ lo phiền – nghĩa là chúng ta chớ lo lắng hay bực
mình. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời công chính, và Ngài sẽ không bảo
chúng ta làm điều mà chúng ta không thể làm.
Khi lần đầu tiên tôi thực hành câu Kinh Thánh này thì rất dễ để tôi
trình các nhu cầu của tôi cho Chúa – rất khó để tin rằng tôi không lo
lắng. Tuy nhiên, bởi vì Đức Chúa Trời phán chúng ta chớ lo phiền, nên
tôi có thể nói: “Ta không chấp nhận lo lắng hay lo phiền gì cả”.
Tôi nói với Chúa rằng tôi đã trình các nhu cầu của tôi cho Ngài. Sau
đó, tôi cảm tạ Ngài về sự đáp lời. Điều này làm lắng dịu tâm linh tôi và
làm tâm linh lo lắng của tôi thanh thản để ma quỷ không làm cho tôi lo
lắng nữa.
Sau đó tôi đi làm việc. Tuy nhiên, trước khi tôi biết như vậy, thì ma
quỷ cố gắng làm cho tôi lo lắng trở lại. Tôi chỉ đơn giản là đọc lại
câu Kinh Thánh này, và tiếp tục công bố câu này.
Vị đầy tớ Chúa này bắt đầu thực hành Philíp 4:6. Sau này anh kể cho
tôi nghe rằng nan đề đã được giải quyết, và nó không lớn như anh tưởng.
Anh sẽ bị kiện về một chuyện nào đó, nhưng Chúa đã cứu anh khỏi nó.
Có khả năng vì bạn quá lo lắng về chuyện gì đó đến nỗi bạn không ăn
không ngủ được. Nhưng điều duy nhất bạn phải làm là hãy thực hành lời
Chúa, bạn sẽ nhận kết quả.
Philíp 4:7 “Sự bình an của Đức Chúa Trời, là bình an vượt trên
mọi hiểu biết, sẽ bảo vệ tấm lòng và tâm trí anh chị em trong Chúa Jêsus
Christ”.
Nhiều người muốn những gì câu 7 nói – nhưng họ lại không muốn thực
hành câu 6 nói rằng đừng lo lắng. Bản dịch The Amplified của câu 7 ghi
rằng: “Và sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt quá sự hiểu biết sẽ canh
phòng và bảo vệ tấm lòng và tâm trí anh em trong Christ Jêsus”. Sự bình
an của Đức Chúa Trời sẽ canh giữ tấm lòng và tâm trí bạn.
Tuy nhiên bạn chỉ có thể gặt hái những kết quả, và có thể có được sự
bình an này mà không cần làm theo lời Chúa không? Không, bạn không thể
có được.
Câu 6 bảo chúng ta đừng lo lắng. Người mà hay lo lắng hay phiền muộn
thì hay nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Câu 8 nói cho chúng ta biết chúng ta
nên suy nghĩ những điều gì.
Philíp 4:8 “Sau hết, thưa anh chị em bất cứ điều gì chân thật
điều gì đáng kính điều gì công chính điều gì thanh sạch điều gì đáng yêu
chuộng điều gì cao quý; nếu có đức hạnh, nếu có điều gì đáng khen, anh
chị em hãy suy nghĩ đến”.
Hãy làm theo câu 8, hãy thực hành câu này, hãy suy nghĩ những điều
công chính. Nhiều người nghĩ “bậy bạ”. Bạn biết rằng họ nghĩ sao họ nói
vậy. Kinh Thánh nói: “…bởi sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra”
(Mathiơ 12:34). Họ liên tục lo lắng và bực mình và luôn nghĩ về những
điều tiêu cực trong cuộc sống – và họ liên tục nói những điều vô tín.
Bạn không thể trở nên người làm theo lời Chúa mà cứ liên tục cứ nói
những điều vô tín. Bạn càng nói về những điều này nó càng trở nên to lớn
hơn. Nếu có điều gì không thoả mãn những tiêu chuẩn này – nếu nói không
đúng, không chân thật không công chính không thánh sạch không đáng yêu
không có tiếng tốt – thì đừng nghĩ đến, cũng đừng nói đến nó.
Bản dịch Amplified của 1Côrinhtô 13:7 ghi: “Tình yêu thương… luôn sẵn
sàng tin điều tốt nhất nơi mọi người”. Qua nhiều năm tôi đã thấy rằng
hầu hết những câu chuyện mà tôi nghe về người ta đều không thoả mãn tiêu
chuẩn đầu. Những câu chuyện này đều không thật vì bạn cũng đừng nói về
những chuyện mà bạn nghe. Cũng đừng suy nghĩ về nó làm chi. Một số điều
bạn nghe có thể thật – nhưng nó có thể không đáng yêu, không thánh sạch,
và hãy để ý điều này – phải có tiếng tốt nữa. Vì vậy chúng ta cũng
không nên nghĩ về nó.
Do suy nghĩ những điều xấu xa như trên, chúng ta đã nhường chỗ cho ma
quỷ. Vũ khí nguy hiểm nhất của nó là quyền lực của lời dụ dỗ, nó luôn
nỗ lực để nhảy vào đời sống tư tưởng của bạn. Đó là lý do chúng ta được
dạy trong lời Chúa rằng “…Hãy suy nghĩ về những điều này”.
Đặc biệt trong các thư tín, Đức thánh Linh đang phán cùng Hội thánh.
Vì thế hãy suy gẫm các lá thư này và suy gẫm những gì Ngài phán và hãy
trở nên người làm theo lời Chúa – bạn sẽ tăng trưởng về tâm linh.
3. Để lời Chúa chiếm vị trí hàng đầu.
Việc huấn luyện, phát triển và giáo dục tâm linh chúng ta đến qua
việc để lời Đức Chúa Trời chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống chúng ta.
Châm ngôn 4:20-22 “Hỡi con, hãy chăm chỉ về các lời ta, khá
nghiêng tai nghe những bài giảng thuyết thiên sứ. Các lời ấy chớ để xa
khỏi con mắt con, hãy giữ lấy nơi lòng con. Vì lời ấy là sự sống cho
người nào tìm được nó, và sự khoẻ mạnh cho toàn thân thể của họ”.
Trong đoạn này Đức Chúa Trời phán: “…Hãy chăm chỉ nghe các lời của ta
[để ý lời Chúa – để nó lên hàng đầu], nghiêng tai nghe những bài thuyết
giảng của Ta [lắng nghe những gì ta phán]. Chớ để lời ấy xa khỏi mắt
con [cứ tiếp tục nhìn xem lời Đức Chúa Trời], giữ nó nơi lòng con [lời
Ta]”
Có một phần thưởng phong phú khi làm theo các câu này. Tại sao Đức
Chúa Trời bảo chúng ta đặt lời Ngài lên hàng đầu và lắng nghe những gì
Ngài phán, cứ nhìn xem lời Ngài và giữ lời Ngài trong lòng chúng ta? ấy
là vì: “…lời ấy [Lời Chúa] là sự sống cho người nào tìm được nó và sức
khoẻ cho toàn thân thể họ”.
Bên lề của bản Kinh Thánh King James nói từ ngữ được dịch là sức khỏe
theo tiếng Hêbơrơ nghĩa là thuốc. Lời Đức Chúa Trời là “thuốc chữa cho
toàn thân thể họ”, có sự chữa lành trong lời Đức Chúa Trời.
Trong mười hai năm tôi làm mục sư, có nhiều tín đồ trong Hội thánh bị
bệnh, đi bệnh viện rồi sau đó nhờ cầu nguyện, tôi không nói đi khám bác
sĩ là sai. Chắc chắn là không sai. Chúng ta tin bệnh viện và các bác
sĩ, cảm tạ Chúa về điều đó, nhưng ý tôi nói là “Tại sao không đặt lời
Chúa lên hàng đầu?” Đôi khi chờ đến khi hết cách rồi thì tín đồ mới nhờ
cậy lời Chúa.
Một mục sư Báp tít, là người không tin sự chữa lành của Chúa lúc đó,
đã kể về căn bệnh đau amiđan của ông. Bác sĩ cứ khẳng định rằng họ phải
cắt đi. Vì thế họ đưa ra hạn chót là ông phải cắt nó đi.
Theo thói quen, mỗi sáng, ông và gia đình nhóm lại đọc Kinh Thánh và
cầu nguyện trước khi con cái đi học. Ngay chính ngày mà vị mục sư này
lên thời khoá biểu vào bệnh viện, thì đoạn Kinh Thánh cho buổi nhóm gia
đình là đoạn nói về vua Asa, người đã bị bịnh ở chân và thay vì tìm kiếm
Chúa, ông tìm bác sĩ, và ông bị chết (2Sử ký 16:12-13)
Vị mục sư này bảo rằng ông đã bị đánh động bởi câu Kinh Thánh này.
Ông hiểu ra rằng ông không có cầu nguyện cho căn bệnh đau amiđan của
mình. Ông chia sẻ điều này cho vợ con và nhờ họ hiệp nhau cầu nguyện cho
căn bệnh đau amiđan và ông không còn đau nhức gì nữa. Ở đây có một bài
học cần phải nhớ: Kinh Thánh không ám chỉ rằng vua Asa chết vì ông tìm
bác sĩ trước. Tuy nhiên, Kinh Thánh có ý nói rằng ông nên đặt Chúa lên
hàng đầu. Chúng ta phải huấn luyện mình để biết đặt Chúa lên hàng đầu.
Chúng ta phải huấn luyện để tự hỏi mình về bất kỳ vấn đề gì: “Lời
Chúa nói gì về điều này?” Chúng ta nên tự hỏi mình những gì Đức Chúa
Trời muốn chúng ta – rồi hãy đặt lời Chúa lên hàng đầu.
Đôi khi gia đình và bạn hữu cố lôi kéo chúng ta vào rắc rối – nhưng
bạn cần suy nghĩ về những gì lời Đức Chúa Trời nói. Hãy đặt lời Chúa lên
hàng đầu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
4. Tức tốc vâng theo tiếng nói của tâm linh.
Tâm linh con người có một tiếng nói. Chúng ta gọi tiếng nói đó là
lương tâm. Đôi khi chúng ta gọi nó là bản năng, tiếng nói nội tâm, hay
sự hướng dẫn. Thế gian thì gọi đó là linh tính. Nhưng dù gọi gì đi nữa,
thì cũng là tâm linh bạn nói với bạn. Tất cả tâm linh con người, dù tin
hay chưa tin Chúa, đều có một tiếng nói.
Tâm linh con người, như chúng ta đã thấy ở các chương trước, là con
người thuộc linh con người tâm linh, con người ẩn giấu bên trong, nó ẩn
giấu đối với các giác quan vật lý, bạn không sờ được nó bằng cánh tay
vật lý, đây là con người đã trở nên con người mới trong Đấng Christ
(2Côrinhtô 5:17). Khi một người được tái sinh, tâm linh người đó trở nên
một tâm linh mới.
Đức Chúa Trời nói tiên tri qua cả Êxêchiên lẫn Giêrêmi rằng có một
thời kỳ tương lai, lúc đó Ngài sẽ cất tấm lòng bằng đá khỏi chúng ta và
ban cho chúng ta một tấm lòng mới. Ngài nói rằng Ngài sẽ đặt Thần Ngài
trong chúng ta. Trong Tân ước, ai cũng có thể nhận được sự tái sinh này.
Sự tái sinh là một sự sinh lại của tâm linh con người. Như 2Côrinhtô
5:17 cho chúng ta biết, nếu ai ở trong Đấng Christ, người đó là một tạo
vật mới – tất cả những điều cũ kỹ trong tâm linh – bản chất cũ, đã qua
đi, và mọi sự đều trở nên mới.
Khi bạn để cho tâm linh tái sinh này có quyền suy gẫm lời Đức Chúa
Trời, lời Chúa trở thành nguồn thông tin của nó. Tâm linh bạn sẽ nên
mạnh mẽ, và tiếng nói bên trong – lương tâm bạn một khi được huấn luyện
trong tâm linh, sẽ trở thành một sự hướng dẫn trung thực.
Có phải bạn để ý rằng việc suy gẫm lời Chúa, thực hành lời Chúa, để
lời Chúa chiếm hàng đầu, thảy đều đến trước việc vâng theo tâm linh bạn
không? Bạn thấy không, thực hành lời Chúa, để lời Chúa chiếm hàng đầu –
thì tâm linh bạn sẽ là một sự hướng dẫn đầy thẩm quyền.
“Linh tánh loài người là ngọn đèn của Đức Giê-hô-va…”
(Châm ngôn 20:27). Tâm linh tái sinh của bạn có bên trong nó sự sống và
bản chất của Đức Chúa Trời. Đức thánh Linh ngự trị trong tâm linh bạn.
“Đấng ở trong anh em vĩ đại hơn những kẻ ở thế gian” (1Giăng 4:4). Đức
thánh Linh ngự trong tâm linh bạn. Đức Chúa Trời thông công với bạn qua
tâm linh bạn bởi vì đó là chỗ của Ngài. Tâm linh bạn nhận thông tin qua
Ngài.
Hãy học để làm theo tiếng nói của tâm linh.
Nếu bạn không có thói quen làm điều đó, bạn sẽ không đạt đến vị trí
đó nhanh được. Như chúng ta đã nói, tâm linh có thể được gây dựng và làm
cho mạnh mẽ cũng như thể xác vậy. Tâm linh có thể được huấn luyện như
tâm trí vậy. Nhưng cũng giống như không thể tuần này bạn đi học lớp một
rồi tuần sau bạn học lớp mười hai liền thì tâm linh cũng không được huấn
luyện nhanh như vậy.
Tuy nhiên, nếu bạn làm theo bốn điểm này và thực hành nó, sau một
thời gian ngắn bạn có thể biết ý Chúa ngay cả những chi tiết trong cuộc
sống. Bạn sẽ nhận sự hướng dẫn và luôn luôn biết trả lời “được” hay
“không” ngay tức thì. Bạn sẽ biết trong tâm linh những gì bạn nên làm
trong tất cả mọi vấn đề của cuộc sống.
Chương 29
CẦU NGUYỆN TRONG THÁNH LINH
“Nếu tôi cầu nguyện tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện
nhưng tâm trí lại bất động. thì tôi phải làm gì? Tôi sẽ ca ngợi bằng
tâm trí nữa. tôi sẽ ca ngợi bằng tâm linh nhưng cũng ca ngợi bằng tâm
trí nữa.” (1Côrinhtô 14:14-15)
Một trong những sự luyện tập thuộc linh quan trọng nhất là hãy cầu
nguyện tiếng lạ mỗi ngày. Lúc đó tâm linh bạn tiếp xúc trực tiếp với Cha
của mọi linh.
1Côrinhtô 14:2 “Vì người nói tiếng lạ không phải nói với người
nhưng nói với Đức Chúa Trời, vì không hiểu người ấy nói gì, và người do
Đức thánh Linh mà nói những sự huyền nhiệm”.
Khi bạn cầu nguyện tiếng lạ thì chính tâm linh bạn cầu nguyện – Đức
thánh Linh ban cho lời nói, nhưng chính tâm linh bạn cầu nguyện. Phaolô
nói: “Nếu tôi cầu nguyện tiếng lạ, tâm linh tôi cầu nguyện…”
(1Côrinhtô 14:14) – tôi luôn luôn theo thói quen này để cầu nguyện tiếng
lạ mỗi ngày. Cầu nguyện giữ cho tâm linh tôi tiếp xúc với Cha của mọi
linh. Nó giúp tôi càng có ý thức về tâm linh hơn.
Khi bạn cầu nguyện tiếng lạ, tâm trí bạn im lặng – bởi vì bạn không
cầu nguyện theo lý trí. Và một khi tâm trí im lặng, bạn sẽ càng ý thức
hơn về tâm linh và về những sự việc của Thánh Linh.
Hãy ra khỏi lĩnh vực giác quan. hãy ra khỏi lĩnh vực xác thịt. hãy ra khỏi lĩnh vực lý trí con người.
Hãy bước vào lĩnh vực đức tin và lĩnh vực tâm linh. Đức tin thuộc về tâm linh – đó là nơi nhiều điều vĩ đại sẽ xảy ra.
Các bước cần thiết để nhận sự cứu rỗi.
1. Nhận biết: “Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”“…Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi là kẻ có tội” (Luca 18:13). Theo ánh sáng của Lời Chúa thì bạn phải nhìn nhận rằng bạn là một tội nhân. (Rôma 3:23).
2. Ăn năn: “Chính anh em cũng bị hư vong nếu không ăn năn tội lỗi, quay về với Thượng Đế” (Luca 13: 3). “Vậy anh em hãy ăn năn, quay về với Đức Chúa Trời, ngõ hầu tội lỗi của anh em được tẩy sạch” (Công vụ 3:19). Bạn phải thấy được sự kinh khiếp của tội lỗi, và sau đó hãy ăn năn tội lỗi.
3. Xưng nhận: “Nhưng nếu chúng ta thú tội với Chúa, Ngài sẽ giữ lời hứa tha thứ chúng ta và tẩy sạch tất cả lỗi lầm chúng ta” (1Giăng 1:9). “…Và do miệng xưng nhận Ngài, anh em được cứu rỗi” (Rôma 10:10).
Hãy xưng tội với Đức Chúa Trời, chớ không phải với con người.
4. Từ bỏ: “Con hãy bỏ những việc gian ác, loại các tư tưởng xấu xa! Con hãy quay về với Chúa; …vì Ngài khoan dung vô hạn” (Êsai 55:7). Buồn về tội lỗi thì tự nó chưa đủ. Chúng ta phải xử lý nó một lần đủ cả.
5. Tin cậy: “Vì Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi hy sinh
Con Một của Ngài, để tất cả những người tin nhận Con Thượng đế đều không
bị hư vong, nhưng được sự sống vĩnh cửu” (Giăng 3:16). “Nếu miệng anh em xưng nhận Giê su là Chúa, và lòng anh em tin Thượng Đế đã khiến Ngài sống lại, thì anh em được cứu rỗi” (Rôma 10:9). Tin vào công tác mà Đấng Christ đã hoàn tất tại thập tự giá.
6. Tiếp nhận: “Chúa Cứu Thế đã sống giữa lòng dân tộc nhưng dân
tộc Chúa khước từ Ngài. Tuy nhiên tất cả những người tiếp nhận Chúa đều
được quyền làm con cái Thượng đế – tiếp nhận Chúa là đặt niềm tin nơi
Chúa” (Giăng 1:11-12). Bởi lòng tin, bạn phải tiếp nhận Chúa cứu thế cho cá nhân mình, thì bạn sẽ kinh nghiệm sự tái sinh.
Nếu bạn muốn tiếp nhận Chúa Jêsus vào linh hồn vào đời sống bạn, sau đây là những điều sẽ giúp bạn cầu nguyện theo:
Lạy Cha yêu dấu ở trên trời.
Con cảm ơn Ngài vì Ngài yêu thương con.
Con cầu xin con Ngài là Chúa Jêsus Christ, bước vào đời sống con.
Con biết con đã phạm tội, và làm những việc không đẹp lòng Ngài.
Bây giờ con xin Ngài tha thứ cho con tất cả tội lội này và thanh tẩy đời sống con.
Xin giúp con vâng theo Ngài và lời dạy của Ngài.
Xin bảo vệ con khỏi Satan và tội ác.
Xin dạy con đặt Chúa đầu tiên trong mọi sự suy nghĩ và việc làm của con.
Xin giúp con yêu thương tha nhân như Ngài đã yêu con.
Và xin Cha từng bước chỉ cho con kế hoạch mà Ngài hoạch định cho cuộc đời con.
Con xin dâng chính mình con và cuộc đời con cho Ngài.
Con thờ phượng và ngợi khen Ngài, Đấng tạo hoá và là Chúa của con.
Con sẽ không ngừng cảm tạ Chúa vì sự hy sinh của con Ngài trên thập tự giá để con có được sự sống vĩnh cửu nơi Ngài.
Xin giúp con dẫn dắt những người khác đi theo Chúa.
Con chờ đợi Chúa tái lâm đem con về thiên đàng.
Lạy Chúa Jêsus, xin hãy đến nhanh chóng. A-men.
Mục Lục
- Ngọn đèn của Chúa.
- Con người: Một tâm linh đời đời.
- Có ý thức của tâm linh.
- Sự khác biệt giữa tâm linh và hồn là gì?
- Cứu phần hồn.
- Dâng thân thể.
- Số một: Lời chứng bên trong.
- Biết rõ ơn cứu rỗi như thế.
- Thử lốt chiên!
- Bước theo lời chứng.
- Số hai: Tiếng phán trong lòng.
- Những kết quả của sự nội trú Thánh Linh.
- Những kinh nghiệm.
- Đức Chúa Trời bên trong.
- Lệ thuộc tâm linh.
- Tấm lòng mềm mại.
- Cảm giác: Tiếng nói của thể xác.
- Sự giúp đỡ bên trong.
- Số Ba: Tiếng phán của Thánh Linh
- Suy xét bởi Lời Chúa
- Tâm linh? Xác thịt? Hay Thánh Linh
- Tôi nhận thấy.
- Sự hướng dẫn “ Lạ mắt”
- Thánh Linh bảo tôi đi
- Nhận sự hướng dẫn qua lời Tiên tri
- Nhận sự hướng dẫn qua Khải tượng
- Lắng nghe tấm lòng
- Cách huấn luyện Tâm Linh
- Cầu nguyện trong Thánh Linh
Kenneth E. Hagin