Ân Điển Lạ Lùng
Sự lạ lùng. Đó là cách duy nhất để diễn tả sự chuyển hóa lạ thường mà đã xảy ra trong cuộc đời của John Newton. Newton đã sinh ra tại Luân-Đôn (London) vào năm 1725. Mẹ anh đã chết khi anh bảy tuổi. Cha của anh đã gởi anh ra biển vào lúc mười một tuổi. Từ việc làm đầu tiên như một cậu bé trong căn-bin (cabin) rồi đến một người giúp việc trên sàn tàu, John đã bị đặt vào một cuộc đời say sưa, thuộc trần tục và trái luân lý – và anh đã đi theo nó.
Không lâu sau, John đã trội hơn những người bạn cùng tuổi của anh về tư cách tàn bạo. Nhạy bén – thông minh và chế nhạo, anh đã viết những bài hát xúc phạm chế giễu những viên chức của chiếc tàu chiến the H. M. S. Harwich mà anh đã vào phục vụ năm 1744. . Anh đã tự làm vui bằng cách đầu tư vào những lời chửi thề mới và hướng dẫn những người bạn cùng tuổi của anh làm những cuộc chạy trốn nguy hiểm và táo bạo. Anh thường bỏ trốn nhiệm vụ của anh. Khi vẫn còn trong tuổi niên thiếu. Anh đã bị bắt lại, bị đánh đập và giáng cấp từ chuẩn úy hải quân xuống thủy thủ.
Cuối cùng theo yêu cầu riêng của mình, John Newton đã được trao đổi đễ phục vụ trên một con tàu nô lệ, đưa ông đến bờ biển của Sierra Leone. John Newton sau đó trở thành đầy tớ của một thương nhân nô lệ và bị lạm dụng tàn nhẫn. Đầu năm 1748, ông được giải cứu bởi một thuyền trưởng đi biển đã được biết đến cha của John. John Newton cuối cùng đã trở thành thuyền trưởng của tàu riêng của mình, chạy dọc buôn bán nô lệ.
Như một người buôn bán nô lệ, tấm lòng của Newton càng cứng cỏi hơn. Anh đã có biệt danh là một người đàn ông ăn nói thô lỗ và gắt gỏng, bị coi thường và khinh bỉ bởi những người dưới quyền và những cấp trên của anh. Anh không quan tâm cho ai cả ngoài bản thân anh và đã không tìm kiếm thứ gì ngoại trừ chính điều thú vị của anh.
Mặc dù Newton đã có một số hướng dẫn tôn giáo ban đầu từ mẹ của mình, người đã qua đời khi ông là một đứa trẻ, ông đã từ lâu từ bỏ niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, trên một chuyến đi về nhà, trong khi ông đã cố gắng để lèo lái con tàu xuyên qua một cơn bão, ông đã trải qua những gì mà ông đã ghi lại trong nhật ký của ông “Sự giải thoát vĩ đại.” Khi tất cả dường như bị mất và con tàu sẽ chắc chắn chìm, ông kêu lên, “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.” Như những cơn sóng đập vào chiếc tàu và làm đầy nước trong căn-bin của anh, sự sợ hãi đã tràn ngập lòng của Newton. Anh đã đấu tranh một cách liều mạng để cứu lấy chiếc tàu, tát nước, và che đậy những lổ hở trên thân tàu bằng những cánh buồm của chiếc tàu, những cái bị vải bao bì, cho đến quần áo của chính anh. Như là một người thủy thủ có kinh nghiệm, John đã biết rằng anh có ít cơ hội sống xót. Và anh chưa sẵn sàng để đối diện với sự vĩnh viễn.
Những hồi tưởng thời thơ ấu của anh đã tràn ngập trở lại – những lời Kinh Thánh và những bài thánh ca mà người mẹ kính-sợ-Thượng-Đế của anh đã dạy anh, những lời cầu nguyện của bà đã nêu tên anh. John đã cố gắng kêu la với Thượng Đế cho lòng thương xót, nhưng anh đã bị ngừng lại đột ngột bởi ý nghĩ về sự xấu xa hèn mọn của mình, thế nào mà anh xứng đáng để kêu xin. Làm thế nào mà anh có thể quay về với Thượng Đế kêu cầu giúp đở, khi anh bỏ quên Ngài từ lâu? John đã trải qua một đêm đau khổ trong sự tìm-kiếm-linh-hồn sâu xa.
Ngày sau đó, cơn bão đã bớt đi. Một cách ngạc nhiên, chiếc tàu méo mó đã tìm được bến cảng an toàn. Lúc đó, Newton nói, rằng anh đã được thuyết phục rằng “có một Thượng Đế, Đấng nghe và trả lời những lời cầu nguyện.” Anh đã khám phá một tình yêu mới của Thượng Đế đã được diễn tả trong Kinh Thánh:
“Đức Chúa Trời đã yêu thương thế gian, đến nỗi Ngài đã ban Con một của Ngài, hầu cho hể ai tin con ấy thì không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời không phải gởi Con Ngài đến để phán xét thế gian, nhưng thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu” (Giăng 3:16, 17).
Giữa cơn bão, cặp mắt của Newton đã được mở ra. Anh đã nhận biết rằng anh là một người có tội và cần sự giúp đở của một Đấng Cứu Thế. Lần đầu tiên, anh đã hiểu được ý nghĩa về ơn huệ của Thượng Đế. Sự ăn năn tội lỗi quá khứ của anh, anh đã dâng trọn cuộc đời của anh cho Thượng Đế. Trong phúc chốc, anh đã trở thành một người đàn ông mới.
Vài năm sau, khi anh ngẫm nghĩ về kinh nghiệm của anh, Newton đã viết lên những lời:
Ơn lạ lùng – âm thanh ngọt ngào làm sao – mà cứu lấy một người bất hạnh như tôi! Tôi một lần đã hư mất nhưng bây giờ tìm lại được, đã mù mà bây giờ lại thấy.
Chính ơn huệ đó đã dạy lòng tôi biết kính sợ, và ơn đó đã giải cứu tôi khỏi những sợ hải; Thật quý báu thay ơn huệ đó đã xuất hiện vào đúng giờ phút mà tôi đầu tiên tin nhận!
Xuyên qua những nguy hiểm, vất vả và cạm bẫy của cuộc đời, ơn huệ này đã gìn giữ tôi đến giờ đây, và ơn huệ này sẽ dẫn tôi về nhà.
Vào năm 39 tuổi, một người đã từng mua bán nô lệ xưa nay đã trở thành một mục sư. John Newton đã tận tụy cuộc đời còn lại của anh để chia xẻ với mọi người tin tức tốt lành của phúc âm:rằng: Chúa Giê-xu Christ đã đến để ‘tìm và cứu những kẻ bị mất.’ (Lu-ca 19:10) Newton đã hướng dẫn phong trào của chủ nghĩa bãi bỏ nô lệ ở Anh Quốc, chỉ ra tội lỗi của sự nô lệ và đấu tranh để chống sự trao đổi mà anh đã một lần tham gia vào. Trên tấm mộ bia, and đã kết luận cuộc đời của anh như sau::
John Newton, Người Truyền giảng. Đã từng là một người bội phản và phóng túng. Một người đầy tớ trong những người nô lệ ở châu Phi,. Là bởi sự thương xót giàu có của Thượng Đế và Đấng Cứu Thế của chúng ta Chúa Giê-xu Christ. Được bảo tồn, phục hồi, tha thứ, và được ủy thác để thuyết giáo niềm tin mà anh một thời đã cần cù để phá hủy.
Giống như Newton, bạn, cũng vậy, có thể kinh nghiệm được ơn huệ lạ lùng của Thượng Đế – bất kể bạn là ai hay bạn đã phạm tội nhiều bao nhiêu. Bạn có thể bắt đầu chính cuộc đời của bạn – thay đổi mối quan hệ với Chúa Giê-xu Christ. Bạn có thể cầu nguyện như vầy:
“Kính thưa Thượng Đế, con nhận biết rằng con đã bị hư mất trong tội lỗi của con và bị mù trước sự thật của Ngài. Con biết rằng bây giờ Ngài đã gởi Con của Ngài để chết trên thập tự giá cho con – để chuộc lấy hình phạt bởi tội lỗi của con. Xin vui lòng tha thứ cho con. Hãy vào trong cuộc đời của con và thay đổi con bằng ơn huệ của Ngài. Nhân danh Chúa Giê-xu, A-men.”
MMM / NGUON HY VONG (Theo Christin Ditchfield)