Bài 33
NHỮNG BÀI HỌC KHÁC VỀ KINH THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU:
Kinh thánh không phải có chứa Lời Đức Chúa Trời nhưng Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời.
Nếu Kinh thánh chỉ là cuốn sách thường của loài người, là chúng ta phải mong ước cuốn sách khác ngay. Nếu Kinh thánh chỉ là cuốn sách thường của loài người, tại sao con người thấy khó nắm vững và hiểu biết hết nội dung của Kinh thánh? Lý do con người từ khước sự linh cảm đầy trọn của Kinh thánh là do vấn đề tội lỗi, và do sự giảm thiểu tầm quan trọng cũng như hậu quả và kết cuộc của tội lỗi.
Kinh thánh chứa đựng những Lẽ thật kín giấu cho loài người trải qua nhiều thời đại, và hiện nay đã được phơi bày; Ê-phê-sô 3:5 sự khải thị dành cho các tiên tri hầu như độc lập với trí hiểu của họ; (I Phi-e-rơ 1:10 -12) khi họ rao giảng và ghi chép các sự kiện đã được bày tỏ cho họ không một lời tiên tri nào là do vị tiên tri tự ý nói ra 2 Phi-e-rơ 1:21. Đa-vít tự nhận lời mình nói ra đã được linh cảm 2 Sa-mu-ên 23:2. Các tác phẩm của các sứ đồ và các tiên tri đều là Lời của Đức Chúa Trời, 2 Phi-e-rơ 1:21, cả Kinh thánh đều là vàng ròng không pha II Ti-mô-thê 3:16. Nê-hê-mi chấp nhận lời của các tiên tri như lời của Đức Chúa Trời Nê-hê-mi 9:13,30. Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 22:31,32 đã trưng dẫn Kinh thánh như là lời thật của Đức Chúa Trời dành cho loài người.
Trong Cựu ước có 2600 lần các tiên tri nhấn mạnh lời của họ là lời của Đức Chúa Trời, trong Tân ước sự xác định tương tự cũng xảy ra 525 lần.
I. UY QUYỀN CỦA KINH THÁNH.
Trong một ít thế hệ trước đây, Kinh thánh được nhấn mạnh như là Lời đầy uy quyền của Đức Chúa Trời. Điều đáng buồn là sự kiện này không còn kéo dài lâu hơn nữa, con người ngày nay cho rằng mình thông minh, văn minh, tiến bộ hơn đến nỗi thách thức uy quyền của Kinh thánh. Chúng ta đang sống trong một thời đại vô luật pháp khi con người chống nghịch lại uy quyền của Kinh thánh trong mọi phương diện của cuộc sống như tôn giáo, chính trị và tri thức. Qua sự sáng tạo con người được dựng nên để thèm khát uy quyền và để thờ phượng Đấng tối cao.
Ngày nay, nhiều người ngưỡng mộ Kinh thánh, cho đó là cuốn sách kỳ diệu, nhưng lại khước từ uy quyền của Kinh thánh. Ngay cả những nhà vô thần cũng ca ngợi Kinh thánh như là tuyệt tác văn chương không thể so sánh được. Một số tín đồ Cơ Đốc thừa nhận Chúa Jêsus là uy quyền tối cao, nhưng lại khước từ uy quyền của Kinh thánh. Lập luận nầy không đứng vững được, vì Đấng Christ mà chúng ta thừa nhận là Đấng uy quyền cũng là Đấng Christ của Kinh thánh.
Những lý do mà một số người không chịu chấp nhận Kinh thánh là uy quyền tối hậu là:
1. Họ nghĩ rằng Kinh thánh và khoa học không phù hợp với nhau. Điều này đúng với một số lý thuyết khoa học chưa được chứng minh là đúng, nhưng những lý thuyết đã được chứng minh là đúng thì luôn luôn hòa hợp với Kinh thánh. (I Ti-mô-thê 6:20)
2. Họ nghĩ rằng Kinh thánh và khoa địa chất không phù hợp nhau. Nhà địa chất học Guyot xác nhận rằng địa chất học chân chính và Kinh thánh phù hợp nhau hoàn toàn.
3. Họ nghĩ rằng Kinh thánh và khoa học phổ thông không phù hợp nhau. Sir G.G. Stokes chủ tịch hội khoa học Hoàng gia (Royal Society) bác bỏ thẳng thừng điều này.
4. Họ nghĩ rằng kinh thánh và khoa vật lý không phù hợp nhau. Nhà vật lý Radar, một nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ bác bỏ sai lầm này.
5. Một số nghĩ rằng Kinh thánh và khoa học địa lý không phù hợp nhau. Tấn sĩ Christie một nhà địa lý nổi danh tuyên bố răng không có một sự sai lầm nào về địa lý trong Kinh thánh.
6. Một số người nghĩ rằng Giáo hội là uy quyền tối cao chứ không phải là Kinh thánh. Hội thánh có trước Tân ước chứ không có trước Cựu ước, Lời Đức Chúa Trời vô ngộ có trước và vô cùng chính xác hơn Giáo hội.
7. Có lẽ lý do thực tế là sự hững hờ đối với Kinh thánh giống như thái độ bất cần, không màng đến như thái độ của quan trấn thủ Galion xứ Achai (Công 18:17).
II. SỰ TỐI THƯỢNG CỦA KINH THÁNH.
Đây là sách tối thượng vượt lên cao hơn tất cả các sách được viết ra trên thế gian nầy. Đây là sách duy nhất mà trong giờ thử thách và trong phút lâm chung người ta tìm đến. Đây là sách tối thượng vì nó có câu trả lời cho mọi vấn đề sự sống và sự chết. Đây là sách cổ xưa nhất, ảnh hưởng tốt trên các dân tộc và loài người, không thể tính biết được. Đây là sách trong sáng nhất không hề pha lẫn huyền thoại hay sự tưởng tượng mơ hồ nào. Đây là Lời hằng sống của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.
III. MỘT SỐ ĐIỀU DƯỜNG NHƯ MÂU THUẪN TRONG KINH THÁNH.
1. Giăng 1:8 “Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời bao giờ” – Xuất 24:10 “và họ thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.” Thật ra, cả hai câu trên đều đúng. Họ không thể thấy Đức Chúa Trời vì Ngài là Thần Linh nhưng họ thấy sự phản chiếu của Ngài. Khi tôi nhìn vào tấm gương, tôi thấy sự phản chiếu gương mặt của tôi, nhưng tôi không bao giờ thấy mặt tôi như người khác thấy.
2. Dân số 25:9 chép 24.000 người chết vì bệnh dịch – I Cô-rinh-tô 10:8 lại chép 23.000 người chết trong một ngày. Câu trả lời là 23.000 người ngã chết trong một ngày, còn 24.000 người là tổng số người chết trong trận dịch.
3. II Sa-mu-ên 24:24 Đa-vít đã trả 50 siếc-lơ bạc để mua sân đạp lúa – 1 Sử 21:25 lại ghi 600 xiếc-lơ vàng. Câu trả lời: Lúc đầu Đa-vít mua sân đạp lúa mất 50 xiếc-lơ bạc và sau đó Vua đã mua hết cả sản nghiệp với giá 600 xiếc-lơ vàng.
4. I Ti-mô-thê 6:16 Đức Chúa Trời ngự trong ánh sáng – 1 Vua 8:12 Đức Chúa Trời ngự trong tối tăm mờ mịt. Câu trả lời: cả hai câu đều đúng vì Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tại.
5. Ê-sai 40:28 Đức Chúa Trời không bao giờ mệt, không bao giờ cần nghỉ ngơi – Xuất 31:17 Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới trong 6 ngày và Ngài nghĩ lấy sức lại trong ngày thứ 7. Câu này không có ý nói Đức Chúa Trời nghĩ vì Ngài mệt, Đức Chúa Trời không hề mệt mỏi. Đức Chúa Trời nghĩ ngày thứ 7 để đánh giá cao công trình của Ngài.
6. Giăng 13:27 Sa-tan nhập vào Giu-đa Ích-ca-ri-ốt trong lễ tiệc thánh. – Lu-ca 22:3,47 rõ ràng Sa-tan nhập vào Giu-đa trước lễ tiệc thánh. Câu trả lời: Sa-tan nhập vào Giu-đa 2 lần, lần sau hoàn toàn hơn lần trước.
7. Công 1:1-12 Chúa Jêsus thăng thiên từ núi Ô-li-ve – Lu-ca 24:50 -51 Chúa Jêsus, thăng thiên từ Bê-tha-ni. Câu trả lời: cả hai câu đều đúng vì Bê-tha-ni là một nơi bên sườn núi Ô-li-ve.
8. Công 9:7 Các bạn đồng hành của Phao-lô nghe tiếng – Công 22:9, 26:14. Các bạn đồng hành của Phao-lô không nghe tiếng. Câu trả lời: Các bạn đồng hành chỉ nghe một tiếng như tiếng sấm chứ không hiểu tiếng đó nói chi.
9. 1 Vua 6 ghi lại thời kỳ giữa lúc xuất Ai-cập và lúc khởi sự xây cất đền thờ là 480 năm, thực ra theo lịch sử thì đến 573 năm. Câu trả lời: Sự khác nhau của 93 năm là đúng khớp với thời gian lưu đày trong thời kỳ các Quan xét, và không được tính vào trong lịch sử Do-thái. Những năm xa cách Đức Chúa Trời kể như những năm mất, phí và không được Chúa kề đến.
10. I Sa-mu-ên 6:19 nói rằng Đức Chúa Trời giết 50.070 người nhìn vào hòm Giao ước Sử gia Josephus thì nói rằng chỉ có 70 người bị giết mà thôi. Có lẽ là cả hai đều đúng, Đức Chúa Trời có lẽ giết ngay tại chỗ 70 người và thêm 50 ngàn người sau đó, hay là tổng số người bị giết trong biến cố đó là 50070 người.
11. Lu-ca 18:35,43 Jêsus chữa lành một người mù khi họ đến gần Giê-ri-cô – Mác 10:46,52 Jêsus chữa lành một người khi họ ra khỏi Giê-ri-cô – Ma-thi-ơ 20:19 -34 Jêsus đã chữa lành hai người không tên tuổi khoảng cách xa Giê-ri-cô. Đây là 3 trường hợp khác biệt nhau, riêng rẽ chứ không phải 3 bản báo cáo về một câu chuyện.
12. Những điều dường như mâu thuẫn khác đều dễ trả lời vì Kinh thánh không hề sai lầm.
IV. SỰ ĐÁNG TIN CỦA KINH THÁNH.
Làm sao bạn biết Kinh thánh là đáng tin? Làm sao bạn biết các tác giả dự kiến đó thực sự là người chép sách? Kinh thánh có đáng tin không?
Vâng Không một nguyên bản nào của Kinh thánh còn lại cho đến ngày nay Có lẽ Chúa ngăn ngừa không để người ta thờ lạy Kinh thánh. Những bản cổ xưa nhất còn đến ngày nay là:
1) Bản Vatican ở Rô-ma, thế kỷ IV.
2) Bản Sinaitic ở Leningrad Liên-xô, thế kỷ IV.
3) Bản Alexandrian ở Luân-đôn thế kỷ V.
Chúng ta thừa nhận Kinh thánh là đáng tin vì đã được Hội thánh thừa nhận là có uy quyền từ năm 180 SC. Các bằng cớ bên ngoài của sự thừa nhận đó có thể thu thập được từ thời các sứ đồ, các giáo phụ.
Ngay cả những nhà tà giáo, và bội Đạo cũng không buộc lòng phải thừa nhận sự hoàn toàn đáng tin của Kinh thánh. Những nhân vật nổi danh trong số này là Basilides, Caprocate, Celsus, Porphyry và những người khác. Một cuộc khảo xét 4.000 bản Kinh thánh cổ đang còn trên thế giới, đã xác định tính chất đáng tin của Kinh thánh.
Chúng ta tin rằng Kinh thánh hoàn toàn đáng tin.
KẾT LUẬN:
Chúng ta đừng thờ Kinh thánh, nhưng hãy đọc Kinh thánh, tin Kinh thánh, và vâng lời Kinh thánh.