Bài 43
SỰ XƯNG NGHĨA
LỜI GIỚI THIỆU:
Một trong những sai lầm hiện nay là cho sự xưng nghĩa và sự tha thứ chỉ là một. Thật ra, sự xưng nghĩa còn hơn cả sự tha thứ, xưng nghĩa là “tuyên bố là công nghĩa.” Vấn đề của Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc nhân loại là xưng tội nhân là công nghĩa mà không thể bỏ qua tội lỗi của họ được. Đức Chúa Trời không thể thỏa hiệp trong sự phán xét và nhẹ tay đối với tội lỗi. Luật pháp và luật công bình đòi hỏi án chết cho mọi tội lỗi. Ê-xê-chi-ên 18:4 “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết “Ê-xê-chi-ên 18:20. Sự thương xót của Đức Chúa Trời thôi thúc Ngài giải cứu kẻ phạm tội vì Ngài yêu họ.
Trong một tòa án của loài người, vị quan tòa tuyên bố trắng án cho người vô tội và kết án người có tội. Phục truyền 25:1 “Phải định công bình cho người công bình và lên án kẻ có tội “Đức Chúa Trời từ chối tuyên bố vô tội cho người có tội ” Xuất 23:7 Ta không kể kẻ có tội là vô tội, Đức Chúa Trời tuyên án những quan tòa làm sai luật công bình. Ê-sai 5:22,23…
Lu-ca 16:15 Chúa Jêsus lên án người PHA-RI-SI vì họ đã tự xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Rom 2:13 “Kẻ làm theo luật pháp được xưng là công bình.” Vấn đề đối với Đức Chúa Trời là con người có thể làm trọn luật pháp được không?
Rom 3:23 “Vì mọi người đều đã phạm tội… .” Vấn đề trở nên quá phức tạp và tế nhị đến nỗi chỉ có sự khôn ngoan vô hạn và ân điển của Đức Chúa Trời mới có đủ khả năng giải quyết. Đức Chúa Trời giải quyết vấn đề như thế này: Chúa Jêsus đã tình nguyện làm người để sống một đời trọn vẹn theo luật pháp, đạt được sự công nghĩa, rồi ban sự công nghĩa cho người tin Ngài như một món quà, một tặng phẩm.
I. ĐỊNH NGHĨA. (Sự xưng nghĩa là gì?)
Sự xưng nghĩa là sự được kể là công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời khi tội nhân được đặt vào sự công nghĩa của Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Trời nhìn thấy người ấy trọn vẹn trong Đấng Christ.
Vì vậy Đức Chúa Trời nhìn nhận tội nhân là vô tội, là công nghĩa trong Chúa cứu thế, được che giấu trong thân vị kỳ diệu của Ngài. Sự xưng nghĩa là hành động pháp lý của Đức Chúa Trời khi mà những người đặt đức tin nơi Đấng Christ được tuyên bố là công nghĩa trước mặt Ngài, được trắng án và khỏi bị hình phạt.
Rom 4:3 “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và điều đó được kể là công bình của ông”
Rom 4:5 “Nhưng ai không làm chi hết… ”
II. NỘI DUNG CỦA SỰ XƯNG NGHĨA.
1. Sự tha tội và sự xóa bỏ án phạt: Đối với Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa thì sự tha tội không phải là việc nhỏ mọn, nhưng thực ra Đức Chúa Trời thích tha thứ và tẩy sạch tội lỗi. Mi-chê 7:18,19″… Ngài ném mọi tội lỗi của họ xuống biển sâu.” Trong sự xưng nghĩa, mọi tội lỗi chúng ta được tha thứ và án phạt chúng ta cũng được xóa bỏ. Công 13:38,39 “Lại nhờ Ngài hễ ai tin thì được xưng công bình….”
2. Sự công bình của Đấng Christ được kể cho người tin Chúa: Sự tha một tội nhân không giống một tù nhân đã thi hành án xong không còn bị phạt mà lại không có quyền công dân. Trong Đấng Christ, tội nhân được đầy đủ quyền công dân.Rom 3:22 “Sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus….”Sự công bình trọn vẹn của Đức Chúa Jêsus Christ được kể cho tội nhân tin cậy Chúa.
III. ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ THA THỨ Đức tin –
TỘI NHÂN kêu gào: “Làm thế nào tội nhân được món quà công nghĩa nầy?”
Câu trả lời là do “TIN ” Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế và Chúa của mình. Trong Ga-la-ti 2:16 “…chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ…” Rom 3:26 “Ngài tỏ ra mình công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus.”Rom 4:5″… đức tin kẻ ấy được kể là công bình cho mình.”
Người thánh thiện nhất của loài người cần được cứu rỗi bởi đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, và một tội nhân gian ác cũng được xưng nghĩa cùng một phương cách y như vậy.
IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN XƯNG NGHĨA.
1. Nhờ Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là tác giả và là người thực hiện sự xưng nghĩa, Rom 8:33 “Ai sẽ lên án kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình cho những kẻ ấy.” Sự xưng nghĩa là hành động pháp lý được chính Đức Chúa Trời toàn năng tuyên bố. Ngài tuyên bố một tội nhân là trắng án, là vô tội căn cứ trên sự vô tội của Chúa Jêsus.
2. Nhờ ân điển: Ân điển là nền tảng hay là nguồn của sự xưng nghĩa Rom 3:24, Tít 3:7.
3. Nhờ huyết: Huyết cũng là nền tảng của sự xưng nghĩa Rô 5:9.
4. Nhờ sự phục sinh: Sự phục sinh là sự thừa nhận hay sự công bố của sự xưng nghĩa. Rô 4:25 “Ngài đã sống lại để xưng công bình cho chúng ta.”
V. CHỨNG CỚ CỦA SỰ XƯNG NGHĨA. (Các việc làm)
Người thực sự được xưng nghĩa sẽ thề hiện sự kiện này ra trong các việc lành Gia-cơ 2:21-23. Khúc Kinh thánh này tỏ ra mối liên hệ chính đáng giữa đức tin và việc lành. Bởi đức tin chúng ta được xưng nghĩa, nhưng sau đó chúng ta sẽ sống một đời sống công nghĩa, thể hiện ra các việc lành.
VI. KẾT QUẢ CỦA SỰ XƯNG NGHĨA.
1. Bình an: Rom 5:1 Chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin thì hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. (tức là được sự bình an)
– Bình an trong lương tâm qua sự thương xót của Đức Chúa Trời.
– Bình an trong lòng qua tình yêu của Đức Chúa Trời.
– Bình an trong tâm trí qua Lẽ thật của Đức Chúa Trời.
– Bình an trong linh hồn qua sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
2. Bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời qua sự thờ phượng, ngợi khen, kêu cầu: Rom 5:2 Chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy. Bước vào ơn điển của Đức Chúa Trời là địa vị mới qua sự xưng nghĩa.
3. Sự hoạn nạn: Mục sư Sa-mu-ên Matthew ở Madras, Ấn độ, rất cẩn thận chỉ ra điều mà ông cho là 2 hậu quả lớn của sự xưng nghĩa: Đó là sự hòa thuận với Đức Chúa Trời và sự bị bắt bớ trong thế gian nầy. Rom 5:3, II Ti-mô-thê 3:12.
KẾT LUẬN :
Chúng ta được Đức Chúa Trời tuyên bố trắng án. Rom 8:33 Chúng ta được xưng nghĩa nhờ công lao của Chúa Jêsus. Ê-sai 53:11 “Tôi tớ Công bình Ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình… ”
Chúng ta được xưng nghĩa qua trung gian đức tin Rom 5:1. Bằng cớ của sự xưng nghĩa là việc làm của chúng ta Gia-cơ 2:14. Chúa Jêsus phán trong Lu-ca 8:13,14. khi tội nhân cầu nguyện “Lạy Đức Chúa Trời xin thương xót tôi ” thì “Trở về nhà được xưng công bình.”