Bài 67
SỰ KHINH THƯỜNG HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU:
1 Cô-rinh-tô 11:22 “Hay là anh em khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời.”
Câu hỏi nầy đặt ra nhân khi Phao-lô bàn về bữa tiệc yêu thương nhân lễ Tiệc thánh và các hành động xấu của tín đồ làm sự xấu hổ cho Hội thánh Cô-rinh-tô. Trong bài học nầy, chúng ta sẽ đề cập đến những vấn đề khác, Chúng ta vô tình làm xấu hổ cho Hội thánh mà ta không biết.
Trong thời Cựu ước, Đức Chúa Trời đề cập đến một quốc gia. Trong thời Tân ước, Đức Chúa Trời đề cập đến một Hội thánh: Sau Lễ Ngũ Tuần khi Đức Thánh Linh giáng lâm, mọi người tín đồ đều được báp-tem vào thân thể của Đấng Christ. Hội Thánh không phải là một tổ chức trần gian. Đó là thân thể của Đấng Christ. Khi tin nhận Chúa, một người được kết hợp vào thân thể của Đấng Christ.
Một số có địa vị cao như mắt, lưỡi, tay. v. v… nhưng hầu hết Cơ đốc nhân đều giữ địa vị âm thầm nhỏ bé, nằm sâu bên trong thân thể, có lẽ là một tế bào. Nhưng nếu một tế bào bị thương tổn,thì cả thân thể bị ảnh hưởng.
Hội thánh là thân thể vô hình của các tín đồ, Hội thánh hữu hình là tổ chức ở trần gian bao gồm người tốt người xấu, cỏ lùng và lúa mì, người được cứu và kẻ giả hình. Hội thánh ở trần gian tiếc thay lại chia ra nhiều giáo phái, và những người sống biệt lập. Công tác hiện tại của Đấng Christ là xây dựng Hội thánh. Ma-thi-ơ 16:18 “Ta sẽ lập Hội thánh Ta trên đá nầy.” Đây là thân thể sống chứ không phải là hòn đá chết. Chúng ta có khinh bỉ Hội thánh nầy không? Khinh bỉ có nghĩa là đối xử vời Hội thánh cách coi thường, khinh khi, không tôn trọng.
I. HỘI THÁNH BỊ KHINH THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
1. Người vô tín chế giễu Hội thánh như là một tổ chức đáng khinh, vô dụng.
2. Dĩ nhiên người tín đồ Cơ đốc không khinh thường Hội thánh theo cách ấy. Nhưng bất hạnh thay, người tín đồ Cơ đốc lại khinh bỉ Hội thánh theo những cách khác.
a. Bỏ qua sự nhóm lại: Hê-bơ-rơ 10:25 Khi ta không đi nhóm lại ở nhà thờ là cách ta nói với Hội thánh: “Việc nhóm tại nhà thờ là không quan trọng. Thời tiết tốt thì đi, cảm thấy khỏe trong người là đi, có nhiều thì giờ thì đi, còn mệt, còn bận thì thôi.” Đây là việc khinh thường Hội thánh, còn coi các việc khác là quan trọng hơn, ưu tiên hơn trong đời sống. Dĩ nhiên ta thừa nhận rằng những người thực sự đau ốm, không thể đi nhà thờ được thì không nói, nhưng chúng ta nói về nhũng người cứ cảm thấy đau đầu mỗi khi đến nhà thờ nhưng lại hết đau đầu ngay khi về nhà ăn trưa.
b. Chúng ta khinh thường Hội thánh khi ta chỉ tiếp nhận những quyền lợi trong Hội thánh mà không chịu nhận lấy trách nhiệm:
1) Chúng ta dâng con trong nhà thờ nhưng chúng ta không dẫn nó đến học trường Chúa nhật.
2) Chúng ta đưa con đến làm lễ cưới ở nhà thờ nhưng không bao giờ lập gia đình lễ bái ở nhà.
3) Chúng ta có tên trong danh sách Hội thánh mà sống giống y như người ngoại đạo.
4) Chúng ta đi dự tiệc thánh hàng tháng hoặc một năm một lần, nhưng không hề tìm cách chinh phục linh hồn hư mất.
5) Chúng ta vui dự chương trình lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh, nhưng không hề học hỏi các lẽ thật khác trong Lời của Chúa.
6) Chúng ta làm lễ an táng thân nhân mình theo nghi thức Hội thánh nhưng chúng ta sống gian ác mà không hề sửa soạn cho ngày qua đời của mình.
7) Chúng ta xem khinh Hội thánh khi giảm giá Hội thánh xuống thành một câu lạc bộ làm ăn, một nơi giải trí không hơn không kém.
c. Khi ta không chuẩn bị tấm lòng trong thờ phượng, chúng ta mong vị Mục Sư Truyền Đạo nghiên cứu, cầu nguyện và chuẩn bị tốt bài giảng. Chính mỗi tín đồ cũng phải chuẩn bị tư thế của mình. Mỗi người chuẩn bị cả bề ngoài như ăn mặc chỉnh tề, đến chuẩn bị tâm linh thờ Chúa bằng sự cầu nguyện tĩnh tâm nữa. Nhớ mang theo Kinh thánh, Thánh ca, giấy ghi bài học.
d. Khi ta không lắng nghe và bất kính trong giờ thờ phượng Đức Chúa Trời không thích sự bất kính. Hãy nhớ bạn đang ở trong nhà Đức Chúa Trời để thờ phượng Ngài. Không phải chúng ta nghe gì, nhưng còn nghe thế nào nữa.
e. Chúng ta khinh thường Hội thánh với niềm tin hời hợt, sự hiểu biết giáo lý lòng lẻo. Không thể bào chữa cho tật nói lắp trên diễn đàn cũng như dưới hàng ghế hội chúng.
Chúng ta học nghề để sống hàng ngày nhưng chúng ta có học đủ để minh chứng thần tánh của Đấng Christ hay không? Nếu chúng ta không thể sẵn sàng trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về niềm tin chúng ta từ Kinh thánh là ta tự làm xấu hổ mình và Hội thánh.
f. Bằng những đời sống sai lầm và không kiên định. Nếu tôi thấy một tín hữu ở một Hội thánh rõ ràng phạm tội, tôi có thể nói: “Xấu hổ thay cho Hội thánh đồ không thể tạo nên một Cơ đốc nhân khá hơn người đó.”
Là một thành viên của Hội thánh nào bạn phải chịu trách nhiệm nặng nề trước Hội thánh đó. Sống cẩu thả, bê bối sau khi xưng nhận sự cứu rỗi là khinh thường Hội thánh.
g. Khi dâng tiền cho Hội thánh cách không xứng đáng. Nếu bạn cho con 100 đ ăn quà và bạn dâng cho Hội thánh 50 đ. Bạn thấy bạn kính trọng Hội thánh hay là khinh thường Hội thánh? Nếu tôi thừa nhận việc dâng cho Hội thánh là dâng cho Chúa, thì món dâng của tôi phải phản ảnh mức độ yêu thương của tôi đối với Chúa là Chúa Cứu thế của tôi. Dưới luật pháp chúng ta được yêu cầu dâng 1/10. Dưới ân điển chúng ta dâng 1/10 và cộng thêm món dâng của tình yêu.
h. Khi ta không chịu sử dụng tài năng của mình cho Hội thánh: Tôi hát để giải trí cho bạn bè nhưng không chịu hát để tôn vinh Chúa. Tôi đem hết tài năng phục vụ cho cơ quan, tổ chức trần gian nơi ta làm ăn sinh sống, còn ta không hề dùng tài năng mình cứu người và giúp việc cần trong Hội thánh.
Dầu ý thức hay vô tình chúng ta nói rằng: “tài năng của tôi to lớn quá không nên xài phí ở Hội thánh nhỏ bé quá.” Chú ý: Khiêm nhường giả hiệu là hình thức kiêu căng. Đây là sự khinh thường Hội thánh. Hãy nhớ Hội thánh là thân thể của Chúa chứ không phải là tổ chức trần gian Đức Chúa Trời và Hội thánh phải là quyền yêu sách trước tiên của tôi.
i. Khi ta làm một tín đồ biệt lập với nhà thờ. Nhà thờ không thánh khiết đủ cho tôi tham gia. Có nhiều kẻ giả hình trong đó quá không xứng cho tôi tham dự. Tôi ngồi ở nhà và nghe Tấn sĩ Billy Graham giảng trên Đài truyền thanh thay vì tôi đi dự nhóm ở nhà thờ. Đây là hình thức khinh thường Hội thánh. Ngay cả nếu tôi không đồng ý 100% với nhà thờ thì tôi vẫn có thể thông công với những người anh em trong Chúa khác.
j. Bằng cách không chịu tham gia sinh hoạt ở nhà thờ. Đó là cách nói: “Nhà thờ nầy không xứng với tôi. Tôi đã tốt, đã đủ, không cần nhà thờ, không cần ai giúp.”
II. HẬU QUẢ VIỆC KHINH THƯỜNG HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI :
1. Chúa Jêsus sẽ phải bị thương tổn nhiều vì chúng ta phạm tội với chính mình Ngài.
2. Tổ chức trần gian của Hội thánh bị yếu đi. Nhà thờ cần bạn và bạn cần nhà thờ.
3. Tội nhân bị vấp phạm và quay khỏi Chúa. Một Hội thánh mạnh và trong sạch hấp dẫn tội nhân đến cùng Đấng Christ.
4. Hậu quả là số người tham dự sinh hoạt của Hội thánh trở nên yếu ớt vì ít người mà công tác thì nhiều.
5. Nói cho đúng, người không gia nhập Hội thánh là những người sẽ mất mát.
a. Về thuộc linh: Vì đời sống thuộc linh của họ sẽ yếu.
b. Về kinh tế: Đức Chúa Trời ban phước cho người dâng mình cho Chúa.
c. Về đạo đức: Bạn cần lời dạy và sự gây dựng của Hội thánh.
d. Về sức khỏe: Đức Chúa Trời muốn bạn nghĩ việc để thở phượng Chúa một ngày trong bảy ngày.
III. CÁCH GIẢI THOÁT KHỎI SỰ KHINH THƯỜNG HỘI THÁNH :
1. Nhận tội: Con đã khinh bỉ chính thân thể Chúa.
2. Ăn năn xưng tội: xin Chúa tha. I Giăng 1:9.
3. Hứa nguyện không dám tái phạm.
4. Cầu xin Chúa dạy con tôn vinh Hội thánh, kính trọng Hội thánh thể nào cho đẹp lòng Chúa.
5. Hãy thưa với vị Mục sư chủ tọa ngay rằng bạn có lỗi với Hội thánh và kiên quyết sửa chữa ngay.
KẾT LUẬN:
Thật là điều nguy hiểm khi bạn đang khinh bỉ Hội thánh mà Chúa Jêsus Christ đang bận