Bài 68
KỶ LUẬT CỦA HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU:
Kỷ luật của Hội thánh giống như thời tiết. Chúng ta nói chuyện nhiều về nó, nhưng ít khi chúng ta làm gì đến nó.
Phao-lô mong các Cơ đốc nhân sử dụng tòa án của Hội thánh hơn là Tòa án của người đời.
1 Cô-rinh-tô 6:1-3 “… Anh em không biết chúng ta sẽ phán xét thiên sứ sao? Huống chi việc đời nầy? ” Cũng xem câu 12.
Kỷ luật nghĩa là sử dụng các biện pháp sửa chữa như là hình thức sửa phạt nhằm duy trì thái độ tốt, đúng của các thuộc viên Hội thánh.
Ngày nay hình thức kỷ luật ít có hiệu quả trong Hội thánh. Tại sao? Có phải vì chúng ta yếu đuối, nguội lạnh và sợ áp dụng nguyên tắc của chúng ta?
Có phải vì ai nấy đã đạt đến sự trọn lành rồi không còn đòi hỏi gì nữa?
Hay có phải vì Hội thánh chúng ta sợ mất tín đồ? Nếu chúng ta sửa phạt tội lỗi có thể qui Hội thánh bị thiếu chăng? Chúng ta thích sự phổ thông, tiền bạc, nhà thờ rộng, thì giờ dễ chịu hơn là sự thánh khiết? Chúng ta sợ gọi tội lỗi là Tội Lỗi. Và như vậy chúng ta bỏ qua hành vi xấu của anh em mình? Hội thánh thời sứ đồ mạnh mẽ vì là Hội thánh tinh
tuyên trong sạch. Hội thánh thời chúng ta yếu ớt vì ta thỏa hiệp với chỗ đứng của mình và bỏ qua tội lỗi của hội chúng.
I. KHI NÀO CHÚNG TA DẠY VỀ KỶ LUẬT :
Tôi tin rằng chúng ta phải dạy về kỷ luật của Hội thánh sau khi một người tin Chúa, nhưng trước lễ báp-tem của người đó. Trong lễ báp-tem, chúng ta đặt trước người cầu lễ báp-tem tiêu chuẩn Cơ đốc của chúng ta. Theo đó chúng ta phải dạy họ sự sửa phạt tội không vâng lời.
Chúng ta nói với con cái chúng ta “Con hãy dọn sạch giường, nếu không ba không cho con ăn tối.” Em bé sẽ đánh giá sự kiện và hành động theo đó. Trước khi tham gia vào Hội thánh, người tín đồ cần biết trách nhiệm của mình. Việc nầy tương đối dễ dàng trong các nước theo La mã giáo là nơi người ta quen với uy quyền của giáo hội và sự dứt phép thông công.
II. TA PHẢI DẠY GÌ VỀ KỶ LUẬT?
1. Nền tảng uy quyền của chúng ta trong việc thi hành kỷ luật là Lời Chúa Jêsus dạy trong Ma-thi-ơ 18:15-17.
a. Đến với người phạm tội khi chỉ có người đó với mình, để kêu gọi người đó ăn năn.
b. Nếu người đó từ khước, hãy mời thêm hai hay ba nhân chứng nữa.
c. Nếu người đó tiếp tục cứng lòng, hãy báo cho Hội thánh biết.
d. Nếu người không chịu nghe Hội thánh nữa, hãy coi người đó như kẻ ngoại đạo.
2. Những trường hợp thi hành kỷ luật:
a. Tà giáo: Tít 1:13 “Lời chứng ấy quả thật lắm. Vậy hãy quở nặng họ, hầu cho họ có đức tin vẹn lành.”
b. Tội lỗi công khai: I Ti-mô-thê 5:20 “Kẻ có lỗi, hãy quở trách họ trước mặt mọi người, để làm cho kẻ khác sợ.” Ha-ba-cúc 1:13 “Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ.” Rô-ma 7:13 “Tội lỗi nhơn điều răn trở nên cực ác.” Xin Chúa cho chúng ta xem tội lỗi là điều khủng khiếp đến nơi phải sửa phạt và loại trừ tội lỗi khỏi Hội thánh chúng ta.
c. Loạn luân: 1 Cô-rinh-tô 5:1-5. Người nầy bị dứt phép thông công vì đã phạm tội với mẹ hoặc mẹ kế của mình.
3. Mức độ kỷ luật:
Phó người có tội cho Sa-tan để phá hủy phần thể xác.
– 1 Cô-rinh-tô 5:5 “Hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Jêsus.”
– 1 Cô-rinh-tô 5:13 “Hãy trừ bỏ kẻ gian ác khỏi anh em.”
– I Ti-mô-thê 1:20 “Trong số ấy có Hi-mê-nê và A-léc-xan-đơ, ta đã phó cho quỉ Sa-tan rồi, hầu cho họ biết đừng phạm thượng nữa.”
Một người phạm tội không đáng bị dứt phép thông công thì làm gì?
Nếu người phạm tội tỏ ra ăn năn thật lòng, cấm người đó dự tiệc thánh hay giữ chức vụ công khai trong một thời gian (3 tháng,6 tháng một năm tùy theo mức độ tội lỗi).
Quyết định nầy phải được biểu quyết thông qua hội nghị của Hội thánh.
III. TA PHẢI DẠY KỶ LUẬT NHƯ THẾ NÀO?
Trước hết, Hội thánh hoặc Ban Trị sự Hội thánh phải sống đời sống trong sạch, có kỹ luật, không bị trách móc về lời nói và việc làm. Đây là trách nhiệm lớn lao:
1. Trong sự khiêm nhưỡng: 1 Cô-rinh-tô 10:12 “Ai tưởng mình đứng, coi chừng kẻo ngã.” Không một ai nên có tư tưởng tôi thanh hơn người này, người khác. Nếu bị sự cám dỗ và ở hoàn cảnh giống nhau, có thể tôi sẽ mắc tội nặng hơn người ấy.
2. Trong sự thành thật: “Hãy cất lấy cái đà trong mắt mình trước khi lấy cái rác trong mắt anh em.”Ma-thi-ơ 7:3-5. Một số người sẽ có thái độ “Tôi không trọn vẹn, cho nên, tôi sẽ không kỷ luật anh em tôi.” Điều nầy sai. Nếu Đức Chúa Trời giao trách nhiệm cho tôi, tôi phải sẵn sàng thi hành trách nhiệm.
3. Trong tình yêu thương: 1 Cô-rinh-tô 3:4 “Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhơn từ.” Chắc chắn chúng ta phải đối phó vấn đề tội nhân bằng tình yêu thương. Tình yêu thương là đòn bẩy mạnh mẽ nhất của chúng ta để lôi kéo một người trở về con đường công bình ngay thẳng. Người có tội sẽ có thể chống lại lời nói và lý luận của chúng ta, nhưng sẽ đáp ứng lại tình yêu của ta. Phải kiên nhẫn cho đến “70 lần 7” nếu ta thấy có dấu hiệu ăn năn.
4. Bằng Kinh thánh: Bạn phải chắc chắn chứng tỏ cho người mắc tội thấy rõ việc làm của anh ta là tội lỗi theo như Kinh thánh xác định, chứ không phải là theo văn hóa dân tộc. Hội thánh được xây dựng trên Lời Chúa và mọi hành động của Hội thánh phải căn cứ trên các giáo lý và nguyên tắc ghi trong Kinh thánh.
5. Bằng lời làm chứng: Sẵn sàng chia xẻ kinh nghiệm cá nhân về đề tài nầy. Điều nầy sẽ giúp đỡ tạo nên sự tin cậy lẫn nhau, khiến người có tội cảm thấy mình được đối xử như một người anh em chứ không phải là hạng người hèn kém.
6. Bằng kinh nghiệm: Ở Panheien (Tây nam Trung quốc), Hội thánh tại đó thi hành kỷ luật các trường hợp sau:
a. Một người bị dứt phép thông công vì lấy vợ bé (đa thê).
b. Một người đàn bà bị cấm dự tiệc thánh trong ba tháng vì sử dụng ma túy, trái với luật pháp.
c. Một quả phụ bị kỷ luật vì dụ dỗ một thanh niêncó thái độ không đứng đắn.
KẾT LUẬN:
Xin Chúa cho chúng ta sự can đảm của lòng tin quyết để thi hành kỷ luật.
Công vụ 20:28 “Hãy giữ mình và luôn cả bẩy mà Đức Thánh Linh đã giao phó cho anh em làm kẻ coi sóc.”