Bài 89
Những động cơ truyền giáo
GIỚI THIỆU:
Sứ điệp nguyên thuỷ được chuẩn bị cho Hội nghị Trung Tâm Thanh Niên Tin Lành Baguio (Baguio Youth Gospel Centre Conference), vào tháng 12 năm 1958.
II.Cô-rinh-tô 5:14 “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi”
Tất cả mọi tín hữu là, hoặc nên là được cảm động bởi tình yêu thương của Đức Chúa Giê-xu Christ, để phục vụ Ngài vì đã được biến đổi từ sự chết đến sự vui mừng. Bất hạnh thay, nhiều Cơ-đốc nhân lại có những ý tưởng mơ hồ khi hỏi rằng tại sao họ phải nên phục sự Đấng Christ. Tuy nhiên họ lại không suy nghĩ quả quyết và chắc chắn về vấn đề rất quan trọng này.
Ý nghĩa của từ “cảm động” (constrained): nó có nghĩa là thúc ép, bắt buộc.
Trong Kinh Thánh Cựu Ước, con người bị ép buộc bởi luật pháp, trong Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta bị thúc ép bởi tình yêu thương. Điều này cao cả hơn trong hai sự kiện đó? Tôi tin rằng Tình yêu thương thì cao cả hơn.
Nhiều tín hữu sẽ sẳn lòng phục vụ Chúa Giê-xu nếu Ngài kêu gọi họ đi đến Trường Kinh Thánh và dâng mình hầu việc Ngài trọn thời gian.
Trong khi chờ đợi sự kêu gọi đặc biệt đó, họ không không cảm thấy một nhu cầu hay sự thúc bách nào để phục vụ Chúa, là Đức Chúa Giê-xu Christ, là Chúa Cứu Thế.
Để hiểu được ý nghĩa của bài học, người ta cần phải nghiên cứu đoạn Kinh văn. Đoạn Kinh văn trong II. Cô-rinh-tô 5:14 cho chúng ta nhiều khích lệ về sự phục vụ.
I.NHỮNG TOÀ NHÀ TRỐNG RỖNG TRÊN THIÊN ĐÀNG:- II.Cô-rinh-tô 5:1-4.
Sự chết là một chủ đề không được ưa chuộng,nhưng nó là một chủ đề mà chúng ta phải đối mặt một cách liên tục.
Trong câu 1, Phao-lô nói về toà nhà của Đức Chúa Trời trên Thiên đàng. Cũng hãy xem Giăng 14:2 “Trong nhà của Cha ta có nhiều chỗ ở”
Lu-ca 14:23 “Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta.”
Tôi tin rằng sự hiện đến lần thứ hai của Đấng Christ được trì hoản để chờ cho đến khi những toà nhà trên Thiên đàng được đầy trọn- cho các linh hồn được cứu và cho sự thừa kế thiên đàng đã được tuyên bố.
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một chứng thư chuyển nhượng về toà nhà đó trong cuộc hội thoại vào năm 1936.
Có bao nhiêu bạn hữu, những người được yêu mến, những người thân thuộc của bạn không có được chứng thư chuyển nhượng đó?
Là một Cơ-Đốc nhân, tôi lấy làm cảm động để thuyết phục mọi người hãy xác định về quyền sở hữu căn nhà đó NGAY TỪ BÂY GIỜ.
Tôi chẳng phải là kẻ ích kỷ khi giữ kín điều này và không chia sẻ nó? Không, tôi phải bảo cho người khác biết!
II. SỰ ĐƠN GIẢN CỦA ĐỨC TIN: II. Cô-rinh-tô 5:7
Câu 7; ” Vì chúng ta bước đi bởi Đức Tin
” Đường lối và chương trình của sự cứu rỗi thì rất đơn giản.
Mọi người thuộc bạn bè tôi, người có tuổi, người trẻ, kẻ có học hay người có tư tưởng đơn sơ. Mọi người đều có thể đạt được điều kiện cứu rỗi đơn giản bằng đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 1958, tất cả những người nghèo tại Manila (những người khốn khó) tụ tập lại những nơi chỉ định chia sẻ những quà cứu trợ từ Malacanang.
Yêu cầu đơn giản để được nhận quà là sự nghèo khó. Nhiều người đã thỉnh nguyện và đã nhận được thực phẩm và quần áo.
Nếu Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng mỗi người phải trả 100 pesos để nhận được sự cứu rỗi, thế thì có nhiều người sẽ bị loại ra.
Tuy nhiên Đức Chúa Trời chỉ đòi hỏi đức tin, điều mà mọi người có thể sở hữu được.
Tất cả mọi người đều có thể đạt được yêu cầu này_tất cả có thể tin. Tuy nhiên cần phải có một người nào đó bảo cho họ biết về câu chuyện kỳ diệu của Đức Chúa Giê-xu và về Thập tự giá trước khi họ có thể tin nhận nó.
III. SỰ AO ƯỚC LÀM VUI LÒNG CHÚA CỨU THẾ: II. Cô-rinh-tô 5:9
Câu 9: “Cho nên, chúng ta dầu ở trong thân thể này, dầu ra khỏi, cũng làm hết lòng để được đẹp lòng Chúa.” Tiếng kêu chân thành của mỗi Cơ-Đốc nhân là làm đẹp lòng Chúa của họ là Đức Chúa Giê-xu Christ.
Chúng ta không còn sống để làm vui lòng chính chúng ta nữa. Chúng ta ao ước được làm vui lòng Chúa mới của chúng ta.
Câu chuyện: Một người chơi đàn vi-ô-lông được vổ tay tán thưởng v.v
, nhưng anh ta không có dấu hiệu hài lòng. Đôi mắt của anh ta hướng về một vị trí ở trên ban-công. Anh ta đang nhìn người thầy cuả mình đang ngồi trên đó. Cuối cùng, sau lần biểu diễn thứ ba, người thầy vổ tay khen ngợi, người chơi vi-ô-lông mĩm cười đáp lại. Các bạn và tôi đang đợi chờ nụ cười tán thành của Đức Chúa Giê-xu.
Chúng ta hãy nổ lực để phục vụ Ngài một cách trung tín, không phải chỉ để cho con người vui lòng, nhưng làm việc với một cái nhìn là phục vụ mang lại sự tôn vinh và vinh quang chỉ dành cho Ngài.
IV. SỰ PHÁN XÉT HẦU ĐẾN : II.Cô-rinh-tô 5: 10, 11.
Đây là sự phán xét dành cho bạn và tôi, những tín hữu tại “Bema” (xem bài 84). Chúng ta sẽ không bị phán xét vì đã chấp nhận Đấng Christ, chúng ta sẽ bị phán xét về những thượng tầng cấu trúc mà chúng ta xây trên nền tảng đó (Christ). I.Cô-rinh-tô 3:11
Tất cả những công trình của chúng ta sẽ được thử nghiệm bằng lửa. Nếu chúng ta đã phục sự Ngài một cách trung tín thì chúng ta sẽ nhận được phần thưởng. Nhiều người sẽ nhận được các mảo miệng và huy chương (hình sao).
Những kẻ không trung tín không chỉ bị mất phần thưởng, nhưng còn phải chịu sự hư mất và “cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” vẫn còn ở trên họ. II.Cô-rinh-tô 5:11.
Sự kiện một ngày nào đó tôi sẽ bị phán xét khiến cho tôi bước đi một cách thận trọng và phục sự một cách cần mẫn. Điều đó không chỉ phủ nhận rằng tôi sợ trừng phạt. Nó cũng xác định cho việc tôi muốn được phần thưởng và mảo miệng đặt dưới chân của Cứu Chúa. Khải Huyền 4:10,11.
V. ĐẤNG CHRIST CHẾT VÌ MỌI NGƯỜI : II.Cô-rinh-tô 5:14b
“Đấng Chirst chết vì mọi người”, đây là câu chuyện Phúc Aâm đầy phước hạnh.
Đây là lý do tại sao tôi đã rời bỏ đời sống tiện nghi tại Canada để đi đến Trung Quốc. Tôi biết rằng Chúa Giê-xu yêu thương người Trung Hoa và đã chết vì mỗi một người trong số họ.
Đây cũng là lý do tại sao tôi đã đến đất nước Phi-luật Tân. Tôi không ngại rao giảng cho bất cứ một ai và tự hỏi rằng phải chăng con người này đã được bao hàm tại Calvary?
Hơn nữa, nếu Chúa Giê-xu chết vì mọi người, thế thì mỗi người đều có quyền để biết về điều ấy.
Chúng tôi phục vụ Chúa Giê-xu bằng cách thông báo cho họ biết về sự kiện vĩ đại này. Đối với chúng ta đó là một sự kiện nổi tiếng, nhưng đối với nhiều người cho đến nay vẫn chưa nghe nói hay biết đến điều đó.
Tất cả mọi người cần đến một Cứu Chúa. Chúa Giê-xu đã chết vì mọi người. Thế nên vchungs ta hãy bảo cho mọi người đều biết.
VI. BỔN PHẬN ĐẠO ĐỨC BUỘC PHẢI SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC :
II.Cô-rinh-tô 5:15.
Cuộc sống phục vụ là một cuộc sống vị tha. Không phục vụ cho chính mình nhưng phục vụ cho người khác.
Tôi đã rời bỏ trang trại vì nó dường như ù là một lối sống ích kỷ. Làm việc hằng nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tuần nhưng chẳng hề giúp đở một ai trừ ra chỉ phục vụ cho chính mình mà thôi.
Câu 15 “
hầu cho những kẻ còn sống không phải vì chính mình mà sống nữa
”
Ngày nay tôi dâng hiến cuộc đời tôi cho Đức Chúa Giê-xu Christ để phục sự Ngài. Ngài đã cứu tôi, Ngài đã mua tôi. Ngài đã cứu chuộc tôi. Tôi thuộc về Ngài. Ngài phải có tất cả những gì mà tôi sở hữu.
Nếu sự cứu rỗi là mục tiêu của sự sống, thế thì chúng ta có thể được chuyển đổi vào sự biến đổi để vào thẳng chốn Thiên đàng. Nếu điều ấy đã xảy ra thì ai đã là người đem Phúc Aâm đến cho chúng ta? Chúng ta được cứu để phục vụ không phải phục vụ cho chính mình, nhưng phải phục vụ cho Ngài và cho những người lân cận. Ngài là thợ gốm còn tôi là đất sét. Ngài là Chủ, tôi là đầy tớ. Ngài là Chúa và tôi phải vâng theo các mệnh lệnh.
Tôi tin rằng cuộc sống hạnh phúc nhất là một cuộc sống vị tha. Cá nhân ích kỷ là một con người đáng thương, luôn luôn ghen tị vì e rằng người khác sẽ nhận được nhiều phần thưởng và sự khen ngợi hơn mình.
Con người phục vụ người khác lấy làm vui mừng về mọi thành công và sự vui thoả đến trên cuộc đời kẻ khác.
VII.CHÚNG TA LÀ NHỮNG SỨ GIẢ CÓ LỜI GIẢNG HOÀ : II.Cô-rinh-tô 5:18-21
Câu 18: “
và đã giao chức vụ giảng hoà cho chúng ta”
Sự giảng hoà ám chỉ rằng hai người là những kẻ thù. Điều này rất đúng. Hai bên là Đức Chúa Trời và tội nhân.
Đối với chúng ta là những những tín hữu đã được giao cho công tác mang tin tức giảng hoà đã thắng được nơi Calvary (Đồi Sọ) đến cho những tội nhân cách xa Đức Chúa Trời.
Câu 20 gọi chúng ta là các sứ giả. Chúng ta là những người đại diện chính thức của quyền cai trị ở Thiên đàng đối với kẻ tội nhân, kẻ quay lưng lại nghịch cùng Đức Chúa Trời.
Bạn có muốn trở thành viên đại sứ của quần đảo Phi-luật Tân tại Canada không? Nhưng trở thành viên đại sứ của vương triều tại Thiên đàng thì có được vinh dự và trách nhiệm cao cả hơn nhiều.
Chúng ta không phải là những viên đại sứ mệt mỏi nhưng là những đại sứ đang làm nhiệm vụ một cách tích cực.
KẾT LUẬN :
Vì bảy lý do này mà tôi được cảm động để phục vụ Chúa Giê-xu Christ hôm nay.
Lãnh vực phục vụ hay loại phục vụ không quan trọng vào lúc này. Điều quan trọng ấy là, tôi có trung tín phục vụ Ngài tại nơi mà muốn tôi có mặt hay không?
CÂU HỎI ÔN LẠI :
881. Hãy định nghĩa từ “được cảm động” (constrained) như đã được dùng trong II.Cô-rinh-tô 5:14 ?
882. Hãy liệt kê bảy lý do tại sao tôi nên phục vụ Đức Chúa Giê-xu Christ.
883. Sự liên kết giữa Lu-ca 14:23 và Giăng 14:2 là gì?
884. Theo II. Cô-rinh-tô 5:7 thì đâu là sự khích lệ để phục vụ Chúa Giê-xu?
885. Tại sao người chơi đàn vi-ô-lông đã không thoả lòng (đáp lại) khi các khán giả vổ tay tán thưởng?
886. Hãy giải thích câu nói “Đức Chúa Trời đáng sợ” trong II.Cô-rinh-tô 5:11?
887. Hãy liệt kê những ai bị loại trừ khỏi câu II.Cô-rinh-tô 5:14b.
888. Có nhất thiết nghề làm nông trang là một lối sống ích kỷ không? Hãy giải thích.
889. Điạ vị cao trọng nào được tự động ban cho mỗi tín hữu?
890. Lý do nào trong 7 lý do được nêu ra trong câu hỏi 882 mà bạn nghĩ rằng đó là sự trắc nghiệm lớn lao nhất? Tại sao?