Hội Thánh Phi-la-đen-phi
Kế tiếp là thư gửi cho Hội Thánh Phi-la-đen-phi. Chúng ta thấy Chúa nói với Thi-a-ti-rơ là phải ăn năn, Chúa cũng bảo Sạt-đe là phải ăn năn. Nhưng Chúa không nói như vậy với Phi-la-đen-phi. Tại sao? Vì Phi-la-đen-phi là điều Chúa muốn có. Phi-la-đen-phi có nghĩa là tình yêu anh em. Trong Ma-thi-ơ 23 Chúa nói: “các ngươi không được để người ta gọi mình là Ra-bi”. Ngày nay, người ta gọi là “mục sư”, “linh mục”. Chúa nói: “vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em”. Chúa muốn giữa chúng ta không có tầng lớp nào cả, mà Ngài muốn tất cả chúng ta là anh em. Điều này hoàn toàn khác với sự dạy dỗ của đảng Ni-cô-la. Rồi Chúa nói với Phi-la-đen-phi rằng Ngài là “Đấng Thánh và Đấng Chân Thật”, và Phi-la-đen-phi “đã gìn giữ lời kiên nhẫn của Ngài”. Có nghĩa là ở Phi-la-đen-phi không phải chỉ có sự dạy dỗ về Lời Chúa mà còn có thực tại của Đấng Christ. Ngài là Đấng Chân Thật có nghĩa là Ngài đã làm ứng nghiệm Lời Ngài tại Phi-la-đen-phi. Cũng có nghĩa là ở Hội Thánh này thật sự có thực tại của Lời Chúa và có sự thánh khiết. Phi-la-đen-phi hoàn toàn được giải phóng khỏi Ba-la-am, khỏi sự gian dâm thuộc linh, đồ cúng thần tượng, và tiền bạc…
Trong thư này, Chúa giới thiệu Ngài là Đấng có chìa khóa của Đa-vít và Ngài ban cho họ một cái cửa mở. Bây giờ, chúng ta xem cái cửa này nghĩa là gì? Trong Giăng 10, Chúa nói Ngài là cái cửa và những ai đi qua Chúa thì gặp được đồng cỏ. Đồng cỏ này nói đến thức ăn thuộc linh. Ngày nay, nếu một Hội Thánh muốn là Phi-la-đen-phi thì bắt buộc phải có nhiều thức ăn thuộc linh. Ở đây, Chúa đã mở ra một cái cửa ở trong Lời Chúa dẫn đến đồng cỏ xanh tươi, và đây cũng là một cái cửa cho Phúc m. Trong thư Cô-lô-se và một số chỗ khác, Phao-lô cầu nguyện xin Đức Chúa Trời mở cái cửa để cho Phúc m của Chúa được lan truyền….
Phi-la-đen-phi là giai đoạn nào trong lịch sử? Vào năm 1727 có một phong trào rất đặc biệt là phong trào anh em ở Herrnhuter. Phong trào này có liên quan đến đường thẳng của Phi-la-đen-phi là khôi phục Hội Thánh thật. Từ năm 1722 đến 1727, nhiều anh em đến từ Bohemia và các nơi khác đã tập trung tại lãnh địa của bá tước Zinzendorf. Họ đã trải nghiệm được sự hiệp một giữa các anh em trong nhiều năm. Tại nơi đó, họ đã bỏ tất cả việc làm của đảng Ni-cô-la, sự dạy dỗ của Ba-la-am, và tất cả những điều liên quan đến tiền. Thậm chỉ khẩu hiệu của họ theo tiếng La-tinh là “Unitas Fratrum” có nghĩa là sự hiệp một của các anh em. Đây quả thật là sự tác động của Chúa, là mùi vị của Phi-la-đen-phi mà Đức Chúa Trời muốn có. Từ phong trào này, Phúc m được truyền ra mọi lục địa của thế giới. Họ thật sự có một cái cửa mở. 100 năm sau tại Ireland có các anh em ở Plymouth. Vào năm 1827 thì họ bắt đầu từ bỏ tất cả truyền thống, tổ chức, và những gì thuộc về tôn giáo. Họ đã nhóm với nhau trong sự hiệp một và trong tình yêu giữa các anh em. Phong trào này được đổ đầy bởi Chúa, họ đã nhận ra rất nhiều khải thị trong Lời Chúa như: sự trở lại của Chúa, ý nghĩa của 5 sách Môi-se, những lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên và rất nhiều điều nữa. Có thể nói trong giai đoạn này, Lời Chúa được mở ra như chưa từng có. Sự chúc phước của Lời Chúa được bày tỏ trên toàn thế giới. Phong trào được chúc phước này đã biểu lộ được Phi-la-đen-phi. 100 năm sau đó ở Trung Quốc, Đức Chúa Trời đã dùng một nước hoàn toàn không bị ô uế bởi tôn giáo để bày tỏ rất nhiều ánh sáng về Hội Thánh, về xây dựng Hội Thánh thực tiễn. Watchman Nee, có thể nhiều người đã biết cái tên này, đã nhận rất nhiều ánh sáng của Chúa về xây dựng Hội Thánh, ý nghĩa của Hội Thánh, khôi phục Hội Thánh. Họ cũng đã thực hành theo đó. Lúc đó họ đã có một cánh cửa mở từ Trung Quốc, đến Đông Nam Á, Mỹ và Châu u nữa. Vào khoảng thập niên 60 thì đến Mỹ, 70 thì tới Châu u. Ở đó có rất nhiều thức ăn thuộc linh. Chúng ta thấy rằng Chúa đã thực hiện mục tiêu Phi-la-đen-phi này theo từng bước. Phi-la-đen-phi này chính là sự khôi phục lại chân đèn bằng vàng, là sự biểu lộ đích thực của Hội Thánh bắt đầu từ thế kỷ thứ 18 cho đến bây giờ.