Sau kỳ trại thiếu nhi (dưới 13 tuổi) hồi đầu tháng 8/2013, khi thấy mấy bé mạnh dạnh đứng lên làm chứng, tôi thật cảm động vì mấy bé rất có ý thức đến với Chúa để gần gũi Chúa. Qua kỳ trại này, các bé được dạy cách đến với Chúa và đi theo Chúa, cũng như con đường theo Chúa là thế nào. Tôi tin điều này cũng cần thiết cho chúng ta, đặc biệt đối với những người khao khát hiện thực của Chúa, muốn nghe tiếng Chúa phán. Bài viết này ghi lại nội dung trại thiếu nhi, gồm có 6 phần.
Phần 1: Ta là cái cửa
“Ta là cái cửa: nếu ai bởi ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi; họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ” (Giăng 10:9).
1. Các cửa và cổng lớn dùng để bảo vệ
Chúa chúng ta sử dụng nhiều vật dụng trong cuộc sống hàng ngày để làm cho chúng ta hiểu được Chúa là tất cả và Chúa muốn Ngài là gì đối với chúng ta. Ví dụ, trong chương 10 của sách Phúc Âm Giăng, Chúa nói về chính mình: “Ta là cái cửa cho các chiên”. Một lát sau Chúa nói Ngài là con đường và cũng là người chăn hiền lành. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem Chúa nói Ngài là cái cửa có nghĩa là gì.
Các cánh cửa và các cổng lớn dùng để làm gì? Chúng ta tìm thấy chúng ở đâu trong đời sống hàng ngày? Hãy nghĩ đến nhà của các em. Không phải ở đó cũng có nhiều cửa, bao gồm cửa an toàn và cửa kém an toàn sao? Dĩ nhiên cửa chính của nhà là cửa an toàn nhất và các em cũng biết tại sao nó như vậy. Ở nhà các em thì chỉ những người có chìa khóa hay những người các em cho vào thì mới vào được, còn tất cả những người khác thì phải ở ngoài. Những cái cửa này là sự bảo vệ lớn cho các em, đặc biệt là ngăn không cho người lạ mặt đi vào trong nhà. Còn trong nhà, thì những cái cửa phòng không quan trọng bằng. Những cái cửa phòng dùng để ngăn không gian riêng của mỗi người.
Trước đây có những cái cửa và cổng lớn để làm cổng thành phố. Xung quanh các thành phố có các bức tường thành và trong các bức tường có một hay nhiều cổng rất chắc chắn và an toàn. Không ai có thể vượt qua các tường thành, mà tất cả phải đi qua các cổng thành để vào trong thành. Ở các cổng này có nhiều người canh gác và họ chú ý rất kỹ đến việc ai được phép vào thành và ai không được phép vào. Vào buổi tối, các cổng được đóng lại để những người dân ở trong thành có thể ngủ một cách an toàn.
Bây giờ các em biết rằng một cái cửa hay một cái cổng luôn dẫn vào trong nhà hay vào phòng. Chúng là sự bảo vệ và ngăn chặn những người không được phép bước vào.
2. Sự cần thiết của các cửa trong đền thờ Đức Chúa Trời, sự phân cách giữa thánh khiết và ô uế
Trong lều tạm, ngôi nhà đầu tiên của Đức Chúa Trời ở giữa loài người, cũng có một hình thức của cửa, là một tấm thảm rất chắc chắn. Trong các đền thờ sau của Đức Chúa Trời, cũng có các cổng chắc chắn, lớn và rất có giá trị ở bên ngoài và bên trong đền thờ. Đúng là Cha trên trời của chúng ta ở đó, ở giữa loài người. Nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng đã tạo ra trời và đất, rất vĩ đại. Dĩ nhiên Ngài không cần phải tự bảo vệ mình trước ai cả, các em có nghĩ vậy không? Những cánh cửa này bảo vệ những người tội lỗi. Một người sẽ chết ngay lập tức nếu người đó trong tội lỗi của mình mà gặp Đức Chúa Trời công chính và thánh khiết. Những cánh cửa này không cho phép những người ô uế nào đến với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời thánh khiết không thể để một người ô uế đến với mình một cách đơn giản như vậy được. Đức Chúa Trời không chỉ là tình yêu mà Ngài cũng là sự công chính. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau. Một người phạm tội ăn trộm. Người này có một ông cậu là sếp cảnh sát của thành phố. Nếu người này đến với cậu mình thì người cậu, mặc dù là bà con và cũng rất yêu thương cháu, phải đối xử với người này theo công lý và dẫn người này ra tòa.
Thật là một tình trạng rất bi thảm vì Đức Chúa Trời, mặc dù yêu loài người chúng ta hơn tất cả, nhưng vì tội lỗi nên phải đặt một cái cửa giữa chúng ta và Ngài. Ngài không muốn gì hơn là việc cánh cửa này được mở ra cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, tội lỗi đã ngăn chặn cánh cửa này được mở ra!
3. Giê-su mở ra cánh cửa đến nhà Cha – Ngài là cái cửa
Bây giờ chúng ta có thể hiểu được rằng Chúa Giê-su là cái cửa có nghĩa là gì. Chúa là cái cửa tốt nhất, quan trọng nhất và đẹp nhất mà người ta có thể nghĩ ra được, vì Chúa dẫn chúng ta đến trực tiếp với Cha thiên thượng. “Ta là cái cửa: nếu ai bởi ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi; họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ” (Giăng 10:9).
Chúa Giê-su đã gánh chịu toàn bộ hình phạt cho tội lỗi chúng ta trên thập giá ở Gô-gô-tha, để chúng ta nhận được món quà này. Có nghĩa là nếu chúng ta tin Ngài và tiếp nhận Ngài vào trong tim chúng ta, thì không có tội nào có thể ngăn cản chúng ta với Đức Chúa Trời thánh khiết và công chính nữa. Bởi đức tin, Đức Chúa Trời này đã trở thành cha chúng ta. Thật là trên cả tuyệt vời, cánh cửa vào nhà Cha đã được mở ra cho tất cả các trẻ em, kể cả cho em!
4. Tiếp nhận Chúa vào lòng
Chúng ta có thể nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa Giê-su, con cảm ơn Chúa bằng cả tấm lòng vì Chúa đã trả giá cho mọi tội lỗi của con trên thập giá ở Gô-gô-tha. Xin hãy vào lòng con. Cảm tạ Chúa vì bây giờ con hoàn toàn thuộc về Chúa, Amen”.
Nếu chúng ta cầu nguyện như thế hay tương tự, sẽ xảy ra những điều sau:
Cánh cửa đến với Cha (cánh cửa này chính là Chúa Giê-su) trước khi cầu nguyện vẫn còn bị đóng kín, thì bây giờ đã mở rộng ra và điều tốt đẹp nhất hơn tất cả là cánh cửa này không bao giờ bị đóng lại đối với các em nữa.
Nghĩa là các em luôn có thể, dù các em có tâm trạng như thế nào, hay đã làm gì, các em luôn có thể đến với Chúa Giê-su và qua đó cũng đến với Cha thiên thượng của các em.
Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là chúng ta phải chắc chắn trong lòng rằng chúng ta đã đi qua những cánh cửa này. Không ai trong chúng ta ở trong trại này trở về nhà mà không đi qua chúng. Mỗi chúng ta ở đây phải nắm bắt cơ hội dâng trái tim mình cho Chúa bằng cách cầu nguyện: “Chúa Giê-su, con đến với Chúa, con tin Chúa, con tiếp nhận Chúa vào trong lòng con. Xin tha thứ mọi tội lỗi của con. Cảm ơn Chúa vì Chúa là cuộc sống mới của con”.
Dĩ nhiên các em phải chấn chỉnh lại những gì các em đã làm sai, các em phải ăn năn, xin lỗi. Nhưng các em sẽ không bao giờ bị đánh mất tình yêu của Chúa Giê-su và đường đến với Ngài và với Cha thiên thượng, vì các em mãi mãi trở thành con của Cha. Không ai có thể thay đổi được nữa. Một người con thì luôn là con của cha nó, kể cả lúc nó lớn lên và trưởng thành.
5. Đến với Chúa Giê-su mỗi ngày
Bây giờ nó phụ thuộc vào các em, rằng mỗi ngày các em có đi qua cánh cửa này, sau khi nó được mở ra lần đầu tiên cho các em. Các em làm như thế nào? Các em hướng lòng về Chúa, nói chuyện với Chúa. Mỗi buổi sáng trò chuyện với Chúa Giê-su của các em. Các em cảm ơn Chúa về một ngày mới, về cha mẹ của mình, về gia đình, sức khỏe và vì các em luôn có đủ thức ăn và đồ mặc,…
Chắc chắn có thật nhiều điều mà các em có thể cám ơn Chúa Giê-su mỗi ngày. Hãy suy gẫm hay ghi ra giấy những điều mà các em nhớ đến. Hay tốt hơn nữa là các em hãy làm tươi mới mình với những câu mà Đa-vít đã viết để cảm ơn Đức Chúa Trời. Hôm nay các em hãy đọc Thi Thiên 104. Thật tuyệt!
Mỗi khi các em nghĩ đến Chúa, ngợi khen, cảm tạ hay hát một bài hát cho Ngài, các em đi qua cánh cửa, nghĩa là đi qua Chúa Giê-su, cánh cửa của chúng ta, để đến với Đức Chúa Trời tuyệt vời là Cha của chúng ta!
6. Sự chắc chắn và bảo đảm dành cho con cái Đức Chúa Trời
Sau đây là vài câu Kinh Thánh mà Cha chúng ta đã ban cho chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, vì Ngài muốn chúng ta hoàn toàn chắc chắn và tin rằng chúng ta là con của Ngài mãi mãi và luôn có sự sống đời đời của Đức Chúa Trời:
1.Giăng 3:1-2: “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời; và chúng ta thật là con cái Ngài… Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy “.
1.Giăng 5:13: “Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời“.
Giăng 10:27-29: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha“.
Hãy đếm xem có bao nhiêu điều mà Chúa đã hứa cho các em trong ba câu Kinh Thánh cuối, hãy cám ơn Chúa và hãy vui về những điều đó!
Không có gì lớn hơn trên đời này, mà chúng ta có thể đạt được, bằng việc trở thành con của Đức Chúa Trời!
Bây giờ Chúa Giê-su ở trong lòng các em và luôn ở về phía các em. Đức Chúa Trời vì chúng ta, ai có thể chống lại chúng ta được! Đừng bao giờ quên điều này!
Để kết thúc, tôi khích lệ các em đọc toàn bộ Giăng 10. Qua đó các em có thể làm quen với Chúa Giê-su tuyệt vời của chúng ta nhiều hơn nữa.
Ngợi khen Chúa!
Phần 2: Nguồn cung cấp cho chúng ta trên con đường của sự sống
“Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy” (Giê-rê-mi 15:16)
“Vậy, hằng buổi sớm mai mỗi người lượm vừa đủ sức mình ăn; khi mặt trời nắng nóng thì vật đó tan ra” (Xuất Ê-díp-tô Ký)
1. Sự bắt đầu con đường đức tin của chúng ta
Năm nay trại thiếu nhi có chủ đề là: “Chúng ta bước đi trên con đường của sự sống”. Mỗi con đường đều có điểm khởi đầu, một độ dài nhất định và một điểm kết thúc. Có lẽ mấy em nghĩ rằng hầu hết các con đường và lối đi đã có rồi nên các em chỉ cần ra khỏi nhà mà đi thôi.
Đối với đường của Chúa thì khác hẳn. Chúa có một sự khởi đầu rõ ràng, và sự khởi đầu này là chính Chúa. Tối hôm qua chúng ta đã nói về sự bắt đầu của con đường của Chúa và thông công về “cái cửa”: Chính Giê-su là cái cửa! Chúng ta đã tiếp nhận Chúa vào làm Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta và đã nhận được một sự sống mới, là sự sống của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã đi qua cánh cửa này và đã đi những bước đầu tiên trên con đường có một không hai, con đường tuyệt vời và đặc biệt của Đức Chúa Trời. Con đường này dẫn tới đâu? Trong các Thi Thiên có chép rằng (Thi Thiên 84:5, 7): “Phước cho người nào được sức lực trong Chúa, Và có lòng hướng về đường dẫn đến Si-ôn!… Họ đi tới, sức lực lần lần thêm; Ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn“. Như vậy, cuối cùng con đường này dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Trời tại Si-ôn. Si-ôn có nghĩa là gì? Si-ôn là tên ngọn núi của Đức Chúa Trời ở thành Giê-ru-sa-lem tại Israel. Đó là nơi mà Chúa đã chọn làm nơi ở, đó là nhà của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ dẫn chúng ta trên con đường đến với Ngài và đến với nhà Ngài. Một mặt, chúng ta đã sắp đến nơi vì Đức Chúa Trời luôn ở rất gần chúng ta, và chúng ta luôn có thể tiến đến với Ngài. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa đến nơi vì chúng ta quen biết Ngài vẫn còn quá ít, và thỉnh thoảng cảm thấy xa cách Ngài. Nhưng chúng ta yêu Chúa, mặc chúng ta chưa thấy Chúa trực tiếp. Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta đến thành của Ngài, đến nhà Ngài.
2. Chúng ta cần nguồn cung cấp trên con đường đức tin
Sau khi chúng ta hôm qua đã nghe về sự bắt đầu cuộc sống của chúng ta với Đức Chúa Trời, điều quan trọng hôm nay là chúng ta cần phải được nuôi dưỡng và được làm vững mạnh trên con đường sự sống. Các em đã bao giờ suy nghĩ xem điều gì cần thiết để đi trên một con đường dài? Nếu không ăn thì không ai có thể làm một hành trình dài cả. Nhưng nếu có thức ăn, chúng ta cũng có sức để hết con đường.
Chúng ta bắt đầu một ngày mới với việc ăn, bằng bữa ăn sáng. Các em nhận được thức ăn từ mẹ và mang nó theo đến trường; buổi trưa thì có bữa ăn trưa, chiều thì có thức ăn nhẹ và tối thì có bữa ăn tối. Các em cảm thấy khỏe mạnh, và mỗi bữa ăn, các em lại cảm thấy đói và thèm ăn! Nhưng chúng ta ăn gì vậy? Tôi nghĩ rằng nó có một sự khác biệt lớn đối với mỗi người, ngay cả ăn sáng cũng vậy: Các em có thể chỉ uống một ly sữa, trong khi hàng xóm lại thích ăn trái cây, hay một người hàng xóm khác lại thích ăn những món mình thích như: bánh mì với mứt, với bơ đậu phộng hay với xúc xích. Ở nhiều nước châu Á thì người ta ăn sáng với cơm. Thế chúng ta có để ý đến những gì mình ăn có tốt cho sức khỏe hay không? Nếu ăn nhiều đồ ngọt, các em sẽ mất đi cảm giác thèm ăn những thực phẩm bổ dưỡng và hợp lý, sau đó không còn cảm thấy đói nữa, vì đã đầy bụng rồi.
Tại sao tôi lại nói nhiều đến chuyện ăn ở đây? Cũng giống như chúng ta cần ăn mỗi ngày để sống qua ngày và để lớn lên, Kinh Thánh nói chúng ta phải luôn luôn ăn Lời Chúa là thức ăn thuộc linh của chúng ta, để được nuôi dưỡng và đi tiến lên trên con đường của sự sống.
Nếu có bản dịch Tân Ước của Hội Thánh, các em sẽ để ý đến câu Kinh Thánh nào ở trang III:
Giê-rê-mi 15:16: “Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy“.
Ở đây Giê-rê-mi nói về kinh nghiệm của ông, khi ông tự nuôi dưỡng mình bằng lời Chúa; lời Chúa là thức ăn của ông, là niềm vui và và cũng là sự an ủi cho lòng ông. Tốt nhất chúng ta cũng làm cái kinh nghiệm như vậy cho chính mình vào mỗi buổi sáng trước khi ăn hay làm gì đó, vì nếu không chúng ta sẽ không còn cảm giác ngon miệng cho Chúa và lời của Ngài nữa.
3. Tận hưởng Chúa một cách tươi mới mỗi buổi sáng
Qua Xuất Ê-díp-tô Ký 16, chúng ta thấy lịch sử của dân Israel khi họ ra khỏi Ai Cập và trên đường đến miền đất tốt lành, là nơi mà Đức Chúa Trời đã hứa. Vì không vâng lời, nên họ phải đi một đường vòng lớn. Cả một dân sự đông đảo, bao gồm nhiều người và gia súc, đã đi vòng vòng suốt 40 năm. Và dân này cần sự cung cấp. Xuất Ê-díp-tô Ký 16:4 nói rằng:
“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Nầy, ta sẽ từ trên trời cao làm mưa bánh xuống cho các ngươi. Dân sự sẽ đi ra, mỗi ngày nào thâu bánh đủ cho ngày nấy…“.
Các câu Kinh Thánh sau nói rõ là ban ngày có ma-na và buổi tối có thịt chim cút. Ma-na giống như là sương vậy, có rất sớm trong ngày, khi màn đêm vừa kết thúc. Sau đó, khi mặt trời làm mọi vật nóng lên, thì nó tan ra (câu 21). Một số người muốn tích trữ ma-na cho ngày hôm sau, nhưng điều gì đã xảy ra? Có sâu bọ ở bên trong và ma-na bốc mùi hôi hám.
Ngay từ đầu buổi nhóm, chúng ta đã thấy nó thật là bình thường khi bắt đầu mỗi ngày bằng việc ăn. Những thức ăn này sẽ ngon hơn nếu là thức ăn tươi! Nhưng nếu là đồ ăn cũ thì nó giảm mất vị ngon. Điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng với thức ăn của Đức Chúa Trời thì sao? Chúng ta, các con của Đức Chúa Trời, cũng cần có thức ăn tươi vào mỗi buổi sáng. Chúng ta cùng cần có thời gian và sự yên tĩnh. Như dân Isarel mỗi sáng thu lượm ma-na và đã ngạc nhiên về nó, thì mỗi buổi sáng các em hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời và thức ăn của Ngài một cách mới mẻ, và hãy để Đức Chúa Trời làm các em ngạc nhiên về những gì Ngài nói với các em. Lời Chúa không được “trở nên cũ”, dĩ nhiên bản thân lời Chúa chẳng bao giờ cũ cả. “Trở nên cũ” ở đây có nghĩa là không ai trong chúng ta có thể sống từ những câu Kinh Thánh mà chúng ta đã đọc hồi hôm qua hay tuần trước. Lời Chúa sẽ không còn tươi và không còn tác dụng nuôi dưỡng, làm vững mạnh hay khích lệ nữa. Hôm nay, lời Chúa đối với các em là tươi mới, nhưng nếu các em nghĩ rằng mình có thể tích trữ cho ngày hôm sau, thì nó không không còn ngon để ăn. Vì nó sẽ giống như ma-na lúc trước, nó sẽ “bị hư, và có sâu bọ”, rồi các em sẽ mất cảm giác ngon miệng , sau đó lòng các em sẽ thèm muốn những thức ăn khác. Lòng chúng ta luôn đói, nhưng nếu nó không đói khát ma-na thì nó sẽ thèm khác những thứ khác là những thứ sẽ làm hỏng mất mùi vị ngon của lời Đức Chúa Trời. Cũng như bao tử, lòng chúng ta không thể trống rỗng được. Mỗi ngày Chúa chuẩn bị thức ăn tươi mới cho chúng ta, mỗi buối sáng có ma-na mới! Các em hãy dành một khoảng thời gian nhất định vào mỗi buối sáng. Các em hãy quyết định trong lòng trước Cha trên trời và xin Cha hỗ trợ và thức các em dậy vào mỗi sáng.
Để kết thúc, tôi muốn tặng các em một câu Kinh Thánh mà Đa-vít đã hứa với Đức Chúa Trời và khuyến khích các em canh thức mỗi sáng, để các em trải qua ngày cùng với Chúa và bước đi với Ngài.
Thi Thiên 5:3: “Đức Giê-hô-va ôi! buổi sáng Ngài sẽ nghe tiếng tôi; Buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và trông đợi”
Các câu Kinh Thánh liên quan:
- Ma-thi-ơ 4:4 và Phục Truyền 8:3: “Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời“
- Giăng 4:10, 13-15: uống nước sự sống.
- Giăng 10:27: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta“
- 1.Sa-mu-ên 3:1-11: Chúa nói trong tâm linh chúng ta, hãy học để nghe tiếng của Chúa.
- 2.Cô-rinh-tô 3:16-17: nếu chúng ta hướng lòng về Chúa, chúng ta sẽ nhận được sự rõ ràng, chạm được Thánh Linh và kinh nghiệm sự giải phóng.
- Giê-rê-mi 29:12-14: “…khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng, ta sẽ cho các ngươi tìm được ta…“
- Thi Thiên 90:14: “Ôi! xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhơn từ Chúa, thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui vẻ“
- Rô-ma 6:4: “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp tem trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy“
- Sáng Thế Ký 5:22: “Hê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời”
Phần 3: Chúa Jesus là con đường
“Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu chuộc ngươi, là Đấng Thánh của Israel, phán như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích, và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi” (Ê-sai 48:17)
1. Đức Chúa Trời yêu các em
Ha-lê-lu-gia, niềm tin vào Chúa Jesus đã mang chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời là Cha. Chúa đã xuống trái đất này để gọi chúng ta và chúng ta được cứu bởi Ngài. Chúng ta đang ở trong nhà của Đức Chúa Trời hằng sống, là Hội Thánh của Ngài (1.Ti-mô-thê 3:15). Đức Chúa Trời sẽ đánh giá rất cao nếu con người quyết định cho Ngài. Các trẻ em, giống như các em vậy, đặc biệt rất quý giá đối với Chúa. Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương, và mong muốn lớn nhất của Chúa là chúng ta ở bên Chúa trong mọi lúc.
Các em đã bao giờ nghĩ về lý do tại sao mà trẻ em rất quan trọng với Chúa chưa? Đối với cha mẹ các em thì sao? Cha mẹ có thường nói thương các em nhiều không? Đối với cha mẹ, thì các em là người quan trọng nhất, các em có thể vững tin điều này. Họ hướng dẫn, bảo vệ và chăm sóc các em, vì họ yêu thương các em vô bờ bến. Điều cha mẹ thích nhất là con cái ở bên mình hay sống ở gần mình. Đức Chúa Trời của chúng ta cũng như vậy!
2. Chúa dẫn dắt các em bởi lời Ngài và Chúa là ánh sáng của các em
Tất cả chúng ta đều có một con đường ở phía trước, đó là con đường đời của mỗi người. Hôm nay các em không thể nói trước được con đường đời sẽ dẫn mình đi đâu. Một ngày nào đó, các em sẽ kết hôn, có thể ở xa cách cha mẹ, thậm chí có thể định cư ở một nước khác. Và sau này các em sẽ làm nghề gì? Chắc hẳn các em đã có lần nghĩ đến, nhưng bây giờ các em chưa biết câu trả lời. Còn rất nhiều điều mà các em sẽ trải qua, không ai hôm nay có thể nói trước rằng các em sẽ ra sao trong năm tới, trong mười năm nữa.
Các em có hạnh phúc vì Chúa trong mọi lúc là bạn đồng hành (Thi Thiên 139:5) của các em không? Ngay cả khi cha mẹ không ở gần, Chúa luôn ở bên các em trong mọi lúc, vì Ngài sống trong lòng các em. Nhận biết được tiếng Chúa là điều rất quan trọng, tiếng của Ngài không có lớn như tiếng cha mẹ mà là một giọng nói nhỏ và dịu dàng đến từ bên trong. Các em đã từng bướng bỉnh với cha mẹ và không làm theo những gì họ bảo chưa? Chắc chắn rồi, nhưng sau vài phút có cái gì đó nói ở bên trong các em và thôi thúc các em làm theo cha mẹ hay xin lỗi cha mẹ. Trong con đường đời với Chúa, thì nghe tiếng của Ngài là điều cực kỳ quan trọng. Chúa Jesus nói trong Giăng 10:27: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta“.
Trong Giăng 14:6, Chúa phán: “Ta là con đường…“. Chúng ta hãy xem xét xem mình đi con đường sự sống với Chúa có nghĩa thực tiễn như thế nào. Ở trong hình các em thấy rằng con đường của sự sống là thẳng và luôn dẫn lên cao. Trong Thi Thiên 84, chúng ta đã thấy con đường này dẫn lên núi Si-ôn. Chính Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta trên con đường qua lời Ngài. Lời Ngài là ánh sáng của chúng ta:
“Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi Thiên 119:105)
Vì mục đích này, mà Đức Chúa Trời đã gửi con Ngài đến thế gian. Chúa Jesus đã nói trong Giăng 8:12: “Ta là ánh sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống“. Phi-e-rơ đã nhận ra điều này và đã nói với Chúa trong Giăng 6:68: “Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời“. Vì vậy chúng ta hãy khôn ngoan: Hãy đọc lời Chúa, qua đó chính Ngài sẽ nói với các em!
3. Chúa gìn giữ các em
Ở trên con đường của chúng ta luôn có nhiều ngã rẽ là các đường rộng, ban đầu nhìn có hấp dẫn, lôi cuốn. Nhưng sau một thời gian, chúng không dẫn đi tới nhưng lại đi lùi, chậm chí dẫn đi xuống như Chúa đã cảnh cáo chúng ta trong Ma-thi-ơ 7:13. Hay suy nghĩ xem con đường nào có thể như vậy. Các em chắc hẳn đã từng đứng trước một quyết định: “Tôi tham gia ở đây hay không làm theo; sau đó tôi sẽ cảm thấy tốt hơn hay xấu hơn?” Có lẽ cha mẹ đã làm các em chú ý đến một ngõ cụt hay một con đường sai. Thật khó khăn để tìm được con đường đúng, nếu không phải là Chúa trong các em dẫn dắt các em.
Các em thấy trong hình, con đường của Chúa tuy thẳng, nhưng lại hẹp. “Thẳng” có nghĩa là các em chỉ cần đi theo Chúa, không cần nhiều cố gắng riêng của mình, thậm chí không cần phải “bẻ lái” nhiều mà chỉ cần theo sau Chúa. “Hẹp” có nghĩa là không có nhiều khả năng để đi về phía bên trái hay bên phải của con đường. Nếu các em đi lên một ngọn núi, thường chỉ có một sườn núi (con đường) hẹp để đi lên đỉnh, ở bên trái hay bên phải của nó là dốc. Còn ở trong một thung lũng thì sao (Thi Thiên 23)? Trái và phải dẫn lễn dốc. Thỉnh thoảng chúng ta đi lên núi và thỉnh thoảng cũng ở trong thung lũng. Trong cả hai trường hợp, tốt nhất là đi theo con đường hẹp và thẳng. Các em nên chắc chắn điều này: Chúa biết con đường và Chúa muốn dẫn bầy của Ngài đến đồng cỏ tốt nhất (Giăng 10:9).
4. Chúng ta là ánh sáng đối với người thế gian
Chúng ta khắc hẳn với những người của thế gian này. Vì chúng ta tin Chúa Jesus Christ, Chúa đã làm chúng ta trở nên khác hẳn. Điều gì làm cho chúng ta là các con của Đức Chúa Trời trở nên khác? Chúng ta không tốt hơn hay thông minh hơn, mà chúng ta có sự sống của Chúa ở bên trong. Sự sống của Chúa đã làm nên sự khác biệt này. Thế gian và những người của thế gian đã chết. Lời Chúa (Ê-phê-sô 2:1) cho biết: “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình“. Chúa đã làm chúng ta trở nên sống, và chúng ta cũng đã biết được mùi vị của sự sống và có một khả năng phân biệt được những gì đem lại sự sống, điều gì sống và điều gì chết. Chúng ta, các con của Đức Chúa Trời, nhận thức được điều này ở bên trong. Không cần ai phải giải thích dài dòng cho chúng ta cả. Chúng ta không làm theo nhiều điều mà người thế gian làm. Vì chúng ta không thấy “ngon”, chúng không cho chúng ta sự sống mà chúng có đầy sự chết. Mỗi chúng ta cũng biết kinh nghiệm này và cũng có các ví dụ riêng của mình. Thật là tốt nếu chúng ta đi theo mùi vị của sự sống và tiếp tục luyện tập để luôn đi theo những gì mang lại cho chúng ta sự sống ở bên trong, và nhanh chóng từ bỏ những gì làm giảm hay làm mất sự sống. Chúa đã làm chúng ta trở nên khác hẳn bởi sự sống của Ngài và bây giờ chúng ta chú ý đến nó. Ngợi khen Chúa! Chúa biết chính xác những gì các em cần và những gì có hại cho các em. Các em đang ở trên con đường của sự sống. Con đường của các em là con đường được Chúa chúc phước (Thi Thiên 16:11).
Thông qua các em, các bạn trong lớp sẽ thấy một cái gì đó từ con đường sự sống. Các em là ánh sáng cho họ, để họ nhìn thấy sự khác biệt. Trong Giăng 8:12, Chúa phán: “Ta là ánh sáng của thế gian“, trong Ma-thi-ơ 5:14, Chúa cũng nói như vậy về chúng ta: “các ngươi là ánh sáng thế gian“. Là các con của Đức Chúa Trời, chúng ta phải tỏa sáng như những ngọn đèn trong thế gian – điều này Chúa đã dùng Phao-lô đã xác nhận với các anh em ở Hội Thánh tại Phi-líp: “để anh em trở nên không chỗ trách được và thanh sạch, là con cái toàn hảo của Đức Chúa Trời giữa một thế hệ xảo quyệt và sa đọa; giữa thế hệ đó, anh em hãy chiếu rạng như các ngọn đèn trong thế gian” (Phi-líp 2:15). Một người mà không có sự sống của Đức Chúa Trời thì không thể tỏa sáng được. Và chúng ta, dù ý thức hay không ý thức, chúng ta sẽ tỏa sáng. Khi Chúa nói: “Các ngươi là ánh sáng của thế gian“, Chúa cũng nói: “một cái thành trên núi thì không thể nào bị khuất được“. Chúa khích lệ chúng ta xưng nhận Ngài trước thế gian. Thỉnh thoảng người ta sẽ hỏi rằng tại sao chúng ta khác biệt. Hãy để Chúa ban lòng can đảm cho các em, hướng dẫn các em như Chúa đã hứa và các em xưng nhận Ngài. Chúng ta không cần phải xấu hổ vì khác họ, Chúa tỏa sáng trong chúng ta và ở cùng chúng ta.
Các em đừng để nhiều sự bận rộn trong thế gian cướp đi thời gian quý báu của mình. Có thật nhiều điều hữu ích mà chúng ta có thể làm. Đừng phung phí thời gian với các phương tiện truyền thông, máy vi tính, truyền hình và đừng để mạng xã hội bắt giam chúng ta. Nhiều người thế gian dành rất nhiều thời gian cho những thứ đó và thực sự bị giam cầm trong mạng xã hội. Chúng ta là những con cá sống, không để mất điều gì trong mạng cả và đừng để thời gian quý báu trên con đường sự sống bị cướp đi bởi mọi thứ bận rộn vô dụng.
5. Đi theo người chăn cùng với các anh em
Chúng ta cũng không đơn độc, mà có nhiều anh em. Cùng nhau chúng ta có thể đi theo Chúa được, như một đàn chiên đi theo người chăn vậy. Khi các em bị điều gì đó làm lung lay, làm phân tâm, các em có thể đơn giản bước theo dấu vết của bầy (Nhã Ca 1:8). Bầy chiên là Hội Thánh và các em có thể chắc chắn rằng: Nơi Chúa chăn bầy cũng là nơi tốt nhất của các em. Và các em tin điều gì là quan trọng nhất trên con đường của sự sống? Chính là Chúa. Chúa là người sẽ nói với các em, Ngài sẽ cố vấn cho các em.
“Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu chuộc ngươi, là Đấng Thánh của Israel, phán như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích, và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi” (Ê-sai 48:17)
6. Các câu Kinh Thánh về con đường của sự sống
Con đường của chúng ta với Chúa Jesus |
Con đường của thế gian |
||
Con đường thẳng và công chính | Phục Truyền 32:4 | Con đường cong quẹo, gian khổ | Thi Thiên 125:5 |
Con đường hẹp | Ma-thi-ơ 7:14 | Con đường rộng | Nhiều nhánh trái và phải |
Đường đời đời dẫn đến vinh hiển | Thi Thiên 139:24 | Dẫn đến sự hư mất | Ma-thi-ơ 7:13b |
Đường đi với Chúa và với anh em | Thi Thiên 23 | Con đường cô độc | Lu-ca 15:11-32 |
Con đường rõ ràng | Xuất Ê-díp-tô 13:21 | Có nhiều ngõ cụt, mê cung | |
Con đường đã được thử nghiệm | Nhã Ca 1:8 | Đầy rủi ro | Châm Ngôn 16:18 |
Đường có đầy dẫy ánh sáng | Ê-sai 42:16, Gióp 22:28 | Con đường tối tăm | Châm Ngôn 2:13 |
Được chăm sóc đây đủ | Ma-la-chi 3:10 | Con đường khốn cùng, mòn mỏi | Ma-thi-ơ 9:36 |
Phần 4: Tất cả họ sẽ quen biết Ta
“Vì tất cả đều sẽ biết Ta, từ người nhỏ nhất cho đến người lớn nhất” (Hê-bơ-rơ 8:11)
1. Tất cả chúng ta mong muốn biết Cha của mình
Đức Chúa Trời của chúng ta thật đáng yêu làm sao khi cánh cửa đến với Ngài được đóng lại đối với những người thông thường, hay người ô uế để họ không phải gặp Đức Chúa Trời thánh khiết và công chính khi họ chưa chuẩn bị gì cả. Nhưng trong sự khôn ngoan và trong tình yêu lớn lao dành cho chúng ta, Ngài đã chuẩn bị sẵn một cái cửa tuyệt vời để ai cũng có thể đi qua cửa này để đến với Ngài. Ai là cái cửa này? Chúa Jesus! Đấng đã chết vì chúng ta và qua đó đã trả giá cho sự ô uế, sự bất công, tội lỗi và sự yếu đuối của chúng ta. Chúng ta đã tin Chúa Jesus và nhờ đó đã bước vào trong Ngài. Chúng ta đã chết cùng với Ngài và cũng đã cùng sống lại với Ngài. Trong mắt của Đức Chúa Trời, chúng ta bây giờ là những người ở trong Chúa Jesus Christ và chúng ta trở nên rất dễ chịu trong mắt Ngài.
Bây giờ, sau khi đã biết về cánh cửa đến với Đức Chúa Trời, chúng ta cũng nên chăm chỉ sử dụng nó, đi qua nó để đến với Đức Chúa Trời nhiều như có thế. Vì chúng ta muốn làm quen với Ngài. Ngài thật là giàu có, thật tuyệt vời, Ngài muốn cho chúng ta tất cả. Thật là khờ dại nếu bây giờ chúng ta bỏ lỡ Ngài. Nó giống như khi một ông vua mời các em đến để thừa hưởng toàn bộ vương quốc và tất cả các tài sản của ông, nhưng các em lại bị làm phân tâm vì những người bạn cũ mời các em chơi trò chơi máy tính hay hứa kết nạp các em vào nhóm của họ. Các em có chịu như vậy không? Không đời nào! Tốt hơn là đến với ông vua này và dành thời gian với ông.
Đức Chúa Trời của chúng ta là vị vua chân thật, Ngài là Vua của tất cả các vua! Như vậy, sau khi cách cửa đến với Ngài được mở ra đối với các em, các em hãy khôn ngoan và đừng để gì cản trở mình đế đến với vị vua này, đến càng nhiều càng tốt.
Các em hãy tưởng tượng xem nếu ai đó thỉnh thoảng đến với các em, và sau khi đã nhận được điều mình muốn từ các em, cảm ơn xong rồi lại đi mất. Các em muốn có những “người bạn” như vậy không? Các em cho rằng Đức Chúa Trời, Cha chúng ta và cũng là vị vua giàu có này, sẽ hài lòng khi tất cả các con của Ngài như vậy? Điểm chính ở đây không phải là Ngài không muốn cho, mà Ngài tìm kiếm những người quan tâm đến Ngài chứ không chỉ xin điều gì đó từ Ngài. Các em có muốn mình là một người con của Đức Chúa Trời mà chỉ đến với Cha một chút để lấy những gì mình muốn hay cần? Hay các em thích là một người thực sự quen biết Đức Chúa Trời là Cha và là một người con làm Cha vui lòng!
Ở nhiều chỗ trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã hứa một điều tuyệt vời và điều này cũng tiết lộ cho chúng ta biết điều mà Ngài muốn:
- Tất cả đều sẽ biết Ta, từ người nhỏ nhất cho đến người lớn nhất (Hê-bơ-rơ 8:11, Giê-rê-mi 31:34)
- Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai con gái Ta, Chúa Toàn năng phán như vậy (2.Cô-rinh-tô 6:18)
Đức Chúa Trời đã gieo sự khao khát được quen biết Ngài vào trong lòng chúng ta. Có nhiều tín đồ chỉ biết Đức Chúa Trời là Cha và Chúa Jesus qua lời kể của người khác hay từ các sách vở. Chúng ta có thể quen biết một người không nếu chỉ thông qua các lời kể hay các sách nói về người đó? Chắc chắn là không thể được! Tốt nhất là chúng ta trò chuyện trực tiếp với người đó.
Câu Kinh Thánh 2.Sử Ký 16:9a nói rằng: “Vì mắt của Đức Giê-hô-va dò xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có trọn tấm lòng đối với Ngài“. Bây giờ các em có thể tưởng tượng một chút về cảm giác của Đức Chúa Trời khi Ngài có nhiều người con “hời hợt” như vậy. Và thật vậy, Đức Chúa Trời không có nhiều người con thực sự quen biết Ngài và mong muốn có một mối quan hệ gần gũi với Ngài. Đức Chúa Trời vĩ đại và toàn năng, là Đấng đã tạo ra tất cả và là vua tể trị trên toàn vũ trụ, phải dò xét toàn bộ trái đất để tìm thấy những người thực sự tìm kiếm Ngài và những người có trái tim trọn vẹn dành cho Ngài. Các em có thể tưởng tượng nổi không?! Vì loài người, Đức Chúa Trời đã tạo nên trái đất thật đẹp xinh và Ngài duy trì tất cả mọi thứ. Nhưng trong số rất nhiều người đó, chỉ ít người có tấm lòng như vậy cho Chúa. Có bao nhiêu trẻ em trong trường, trong lớp các em hay trong thành phố có một trái tim không bị chia cắt dành cho Chúa? Chỉ có rất ít thôi. Những người ít ỏi này thật quý giá đối với Đức Chúa Trời. Tuy Đức Chúa Trời thật giàu có và Ngài không thiếu gì cả, nhưng có một điều quý giá mà chỉ các em có và chỉ mình các em mới có thể cho Ngài được. Đó là cái gì vậy? Đó là một trái tim không bị chia cắt, một tấm lòng trọn vẹn.
Ai cũng có trái tim cả. Nhiều người có trái tim cứng cỏi, thậm chí xấu xa. Nhưng Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo ra chúng ta, có thể làm nó trở nên tươi mới và mềm mại.
Ai trong các em ở chung một phòng với anh chị mình? Như vậy cái phòng đó là một cái phòng được chia sẻ. Một phần, thuộc về mình, phần khác thuộc về anh hay chị. Trong phần riêng của mình, các em có quyền làm những gì mình thích, như để đồ đạc của các em, hay treo tranh ảnh,… Nhưng phần còn lại thì thuộc về người khác. Đó là một căn phòng bị chia sẻ và luôn có hai người quyết định.
Và trái tim của các em cũng như là một căn buồng bị chia sẻ sao? Một phần các em cho Đức Chúa Trời, nhưng phần còn lại các em lại muốn có tất cả những gì thế gian cung cấp. Trong một nửa trái tim thì các em yêu Đức Chúa Trời là vị vua tuyệt vời này, nhưng trong phân nửa trái tim còn lại, các em yêu thế gian, là thứ không thuộc về Đức Chúa Trời, thậm chí còn chống lại Ngài. Nhưng các em lại đánh giá cao những gì nó cung cấp, giống như vợ chồng Lót vậy. Họ sống trong một thành phố hoàn toàn đồi bại, vô đạo đức, xấu xa, nhưng họ không thể ra khỏi nó, Đức Chúa Trời đã phải “nắm tay” kéo họ ra. Nhưng điều này không giúp được vợ của Lót, bà quay lại nhìn vì trái tim bà cảm thấy nặng nề và bà rất quý những gì ở trong thành. Bà có một tấm lòng bị chia cắt.
Áp-ra-ham thì khác hẳn. Trước đó, ông cũng đã sống trong một thành phố của những người thờ hình tượng, tại U-ru, thuộc về xứ Canh-đê. Nhưng Đức Chúa Trời tuyệt vời của chúng ta, là Đức Chúa Trời của sự vinh hiển, đã hiện ra với ông và bảo rằng: “Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho” (Sáng Thế Ký 12:1). Đức Chúa Trời đã hiện ra với Ap-ra-ham nhiều lần nữa và như thế Áp-ra-ham lại đến trước mặt Ngài, đã dựng một bàn thờ và có thể tương giao với Ngài. Như vậy, đối với ông, Đức Chúa Trời cũng đã mở một cánh cửa, dù đó vẫn chưa phải là cánh cửa thật bởi Chúa Jesus. Và mỗi khi Áp-ra-ham đến với Chúa, ông dọn dẹp các buồng trong tim ông. Ông từ bỏ nó tất cả những gì Đức Chúa Trời không đẹp lòng. Hôm nay từ bỏ điều này, mai điều khác, rồi tuần tới, hay năm tới những thứ khác. Một số điều ông phải kiên nhẫn xử lý trong nhiều năm vì nó không đơn giản để từ bỏ. Một số điều đã bám chặt trong chúng ta, nên không thể mang nó ra ngoài một cách đơn giản như mang bàn ghế. Nhưng dần dần, tim ông trở thành một trái tim không bị phân chia, cùng một nhịp đập với Đức Chúa Trời của ông. Áp-ra-ham đã tin Chúa trong tất cả những gì ông đã nghe từ Ngài. Như vậy lòng ông trở nên vững vàng và ông không tính toán với Chúa: ví dụ bây giờ tôi có nên tin Đức Chúa Trời và làm theo hay tôi còn phải đạt được điều này điều kia… Qua đó, Đức Chúa Trời có thể tin tưởng ông nhiều hơn. Vì vậy, Áp-ra-ham, người tin Đức Chúa Trời, cũng được gọi là một người bạn của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 2:23)! Tôi cũng muốn được gọi như vậy! Các em không muốn trở thành những người như vậy sao? Cùng với Đức Chúa Trời, những người này dọn sạch trái tim của họ, cho đến khi nó không còn là một trái tim bị phân chia nữa, mà là một trái tim trọn vẹn. Khi đó, người ta có thể gọi các em là “bạn của Đức Chúa Trời”. Các em hoàn toàn tin cậy Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cũng có thể tin tưởng các em.
Đức Chúa Trời tìm kiếm những người trẻ tuổi, là những người muốn quen biết Ngài! Hãy nói với Đức Chúa Trời của các em: “Cha ơi, con muốn dâng chính con cho Cha. Con tuyệt đối muốn có một trái tim không bị phân chia. Tim con không được yêu nhiều thứ, mà nó phải không bị phân chia và nó phải trọn vẹn dành cho Chúa! Hãy giúp con mỗi ngày dọn dẹp nó, cho đến khi con có thể đi con đường của Chúa”.
Hãy làm như Áp-ra-ham và tin Chúa. Hãy trộn lẫn tất cả lời Chúa mà các em đọc hay nghe với đức tin, nếu không thì nó sẽ không giúp ích được cho các em. “… những lời họ đã nghe KHÔNG ích chi hết, vì trong khi nghe, chẳng lấy đức tin nhận lời đó thuộc về mình” (Hê-bơ-rơ 4:2). Hãy nói với Chúa: “Chúa ơi, con tin Chúa! Lời Chúa là chân thật và chắc chắn! Hãy thực hiện lời Ngài, để lời Chúa được ứng nghiệm trên con!”
2. Hãy dâng lòng con cho Cha và hãy gìn giữ lòng con (Châm Ngôn 23:26)
Hãy cẩn thận với trái tim mà các em đã dâng cho Cha. Hãy giữ gìn trái tim các em nhiều hơn tất cả mọi thứ cần giữ gìn. Tại sao? Vì các nguồn sự sống từ nơi đó mà ra! Các em cần một cánh cửa để đến với Đức Chúa Trời. Nhưng cũng đừng quên rằng Chúa cũng cần một cánh cửa để đến với các em, và vào trong trái tim các em. Đừng để cánh cửa này bị chặn lại hay bị sử dụng bởi những thứ khác. Chúa giữ cánh cửa của Ngài mở ra cho các em, và các em giữ cánh cửa của mình luôn mở cho Ngài. Nó phải luôn như vậy!
3. Đa-ni-ên có một thói quen tuyệt vời (Đa-ni-ên 6:11)
Bên cạnh, Áp-ra-ham, chúng ta có thể lấy Đa-ni-ên làm ví dụ. Đa-ni-ên từng là một người rất bận rộn. Hãy đọc câu chuyện của ông. Ông có nhiều việc để làm và phải gánh chịu nhiều trách nhiệm. Nhưng ông cũng có một trái tim không bị phân chia dành cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có chỗ trong tim ông. Còn mọi điều khác kể cả những việc quan trọng trong cung vua đều phải phục tùng Chúa, chính là Vua trên muôn vua. Các em hãy như Đa-ni-ên, hãy chọn một thời gian cố định trong ngày vào mỗi buổi sáng và làm thành thói quen của các em. Đa-ni-ên còn có thêm hai thời gian cố định khác, đối với chúng ta là buổi trưa (như sau khi đi học về, lúc ăn trưa hay đầu giờ chiều, khi các em bắt đầu rảnh rỗi), và buổi tối, khi mình có sự yên tĩnh. Đừng nói là không thể được. Chúng ta hầu như không cần cố gắng nhiều sức để ăn ba bữa một ngày, mà trái lại cũng có niềm vui khi ăn nữa. Một anh em lớn tuổi kể rằng anh có thói quen cầu nguyện trước mỗi bữa ăn. Sau đó, anh này tính rằng trước 3 bữa ăn, anh hướng lòng về Chúa, cầu nguyện ngắn gọn, cám ơn Chúa, trong một năm thì có 1000 lần. Vậy sau khi anh đã sống 60 năm với Chúa thì là bao nhiêu lần? Anh đó đã hướng về Chúa 60000 lần trước mỗi buổi ăn, chưa kể đến việc cầu nguyện trong các tình huống khác. Qua ví dụ này, các em có thể thấy rằng mình không nên đánh giá thấp những thời gian ngắn dành cho Chúa mỗi ngày. Nó sẽ là một khác biệt lớn nếu chúng ta đến với Chúa mỗi ngày và mở cánh cửa cho Chúa vào lòng chúng ta. Trong những khoảng thời gian ngắn này, chúng ta dọn dẹp trái tim của mình cùng với Chúa, để nó trở thành một trái tim không bị chia sẻ, chỉ yêu mình Chúa, và Cha chúng ta cũng rất quý một trái tim như vậy.
Các câu Kinh Thánh khác:
- 2. Sử Ký 19:9: “Người dạy biểu chúng rằng: Các ngươi phải kính sợ Đức Giê-hô-va, lấy lòng trọn lành và trung tín mà làm như vậy“
- Gióp 34:21: “Vì mắt Ngài xem xét đường lối loài người, Ngài nhìn thấy từng bước đi của họ“
- Thi Thiên 33:13-15, 18: “Đức Giê-hô-va từ trên trời ngó xuống, Nhìn thấy hết thảy con cái loài người. Ngài ngó xuống từ nơi ở của Ngài, Xem xét hết thảy người ở thế gian. Ngài nắn lòng của mọi người, Xem xét mọi việc của chúng nó. Kìa, mắt của Đức Giê-hô-va đoái xem những người kính sợ Ngài và những người hy vọng vào sự nhân từ Ngài“
- Thi Thiên 101:6: “Mắt tôi sẽ chăm xem người trung tín trong xứ để cho họ ở chung với tôi; ai đi theo đường trọn vẹn, sẽ được phục vụ tôi”
- Giê-rê-mi 32:18-19: “Ôi! Ngài là Đức Chúa Trời vĩ đại và quyền uy, danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân! Kế hoạch của Ngài thật lớn lao, công việc Ngài đầy quyền năng. Mắt Ngài soi thấu mọi đường lối của con cái loài người để ban thưởng cho mỗi người tùy theo đường lối và kết quả công việc họ làm“
- Khải Huyền 21:7: “Người nào thắng sẽ nhận được những điều nầy làm cơ nghiệp; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người, và người sẽ làm con Ta“
Phần 5: Cùng bước đi trên con đường của sự sống
“… Chúng sẽ nghe tiếng ta, rồi sẽ chỉ có một đàn, và một người chăn mà thôi” (Giăng 10:16).
Trong sách Phúc Âm Giăng, chúng ta thấy người chăn chiên hiền lành luôn chăm sóc chiên của mình “Ta là người chăn chiên hiền lành, Ta quen chiên Ta, và chiên Ta quen Ta” (Giăng 10:14).
Một mặt, người chăn chiên biết từng con chiên của mình rất rõ. Ông biết cả tên, tính cách, điểm mạnh và điểm yếu của từng con. Ông biết khi nào một con chiên có vấn đề và có thể giúp nó. Không chiên nào sợ người chăn cả, mà tất cả đều biết ngươi chăn luôn muốn làm điều tốt nhất cho mỗi chiên.
“… Chúng sẽ nghe tiếng Ta, rồi sẽ chỉ có một đàn, và một người chăn mà thôi” (Giăng 10:16). Người chăn chiên không chỉ có từng con chiên riêng lẻ mà có cả một bầy chiên. Chính sự dẫn dắt của người chăn đã kết hợp những con chiên lại với nhau. Chúng ta ở trong hội nghị này cũng là một đàn chiên nhỏ. Đức Chúa Trời đã tập trung chúng ta ở đây. Do Chúa Jesus đã chết trên thập giá vì chúng ta và tất cả chúng ta đã cảm ơn Ngài về điều này và đã tin Ngài, nên chúng ta đã quyết định tham dự trại này. Trại này là một trại rất đặc biệt. Từ một thời điểm nào đó trong cuộc đời, chúng ta đã bắt đầu đi con đường của sự sống cùng với Chúa Jesus. Bây giờ, chúng ta muốn cùng nhau tiến lên trên con đường này.
Giăng 10:11 “Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành hy sinh sự sống mình vì chiên”. Đi một chặng đường dài mà chỉ có một mình thì thật là mỏi mệt. Đi đoạn đường ngắn đến trường một mình thì không sao, nhưng nếu các em định đi du ngoạn khoảng 10 km thì là chuyện khác. Nhất là khi con đường này có nhiều ngã rẽ đi xuyên qua rừng, qua suối. Lúc đó, nếu ở trong nhóm (trong đàn), người ta sẽ cảm thấy an toàn hơn. Trong lúc đi, người ta cũng làm quen với nhau tốt hơn. Mỗi người tham gia có thể có các kỹ năng đặc biệt để cả nhóm có thể đến mục tiêu nhanh hơn và an toàn hơn. Có người có khả năng đọc bản đồ tốt, người khác thì có nhiều cơ bắp và to con nên có thể cõng những người nhỏ hơn qua suối. Một người khác thì biết tất cả những cây cỏ và sinh vật ở trong rừng. Một người khác có thể giữ không khí tốt cho cả nhóm.
Đức Chúa Trời cũng ban cho mỗi người trong chúng ta một số khả năng như thế, để tất cả chúng ta đều cùng nhau tiến lên trên con đường của sự sống.
Rô-ma 12:6 “Vì chúng ta có các ân tứ khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta”
1.Cô-rinh-tô 12:4-6 “Tuy có nhiều ân tứ khác nhau, nhưng chỉ có cùng một Thánh Linh. Có nhiều sự phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có cùng một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có cùng một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người”.
Có lẽ các em tự hỏi rằng mình có ân tứ gì. Các em thường không rõ điều này. Đức Chúa Trời đặt các em ở trong đàn chiên vì đàn cần các em. Mỗi em là một phần rất đặc biệt và quan trọng của đàn chiên. Nếu thiếu các em thì cả đàn sẽ thiếu một cái gì đó. Ví dụ, các em thử nghĩ xem ngón tay út của các em dùng để làm gì? Đơn giản là nó hoạt động cùng với các ngón tay khác để làm điều mà các em cần. Nếu ai trong các em có em trai hay em gái thì hãy suy nghĩ xem em của mình có ích cho điều gì? Mỗi người trong chúng ta là quan trọng đối với Chúa và với đàn của Ngài.
1.Cô-rinh-tô 12:18 “Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể trong thân, mỗi chi thể theo ý Ngài muốn“.
Vì thế chúng ta nên chấp nhận lẫn nhau, vì Chúa Jesus, người chăn của chúng ta, đã chấp nhận chúng ta và mang chúng ta vào bầy của Ngài. Người nào cũng có điều gì đó để khám phá và chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Kể cả người lớn nhất ở đây cũng có thể học điều gì đó từ người nhỏ nhất. Trong thời gian này, chúng ta cùng nhau thực hiện nhiều điều trong cả ngày. Thật tuyệt vời! Khi các em cầu nguyện, đọc một câu Kinh Thánh, hay chia sẻ gì đó về Kinh Thánh, thì điều đó tác động đến mỗi người chúng ta. Nếu ai làm chứng về Chúa Jesus bằng cả trái tim, thì những người nghe sẽ được khích lệ và được làm tươi mới. Dù các em nói nhiều hay nói ít, nhưng nếu nói bằng trái tim thì không chỉ Chúa sẽ vui mà mọi người cũng sẽ vui mừng. Vì thế các buổi nhóm rất quan trọng. Tại đó, chúng ta được tiếp thêm sức mạnh mới, nhận được Lời Đức Chúa Trời làm thức ăn cho chúng ta và sẽ được vui mừng.
Khi Chúa Jesus bắt đầu đi giảng Phúc Âm và chữa nhiều người bệnh, Ngài không có một mình. Ngay từ đầu, Ngài đã chọn 12 người, luôn ở bên Ngài trong mọi lúc. Ngài gọi những người đó là các môn đồ (học trò). Họ cùng đi với Ngài trên cả chặng đường. Ngài đi đâu, họ đi theo Ngài đến đó, như đàn chiên đi theo người chăn vậy. Các em đã được làm quen với các môn đồ trong buổi nhóm thiếu nhi. Một đặc điểm nổi bật của các môn đồ là họ đã không có hoàn hảo và có nhiều tính cách rất khác nhau. Nhưng Chúa đã gọi từng người trong họ đến với Ngài và gọi họ vào đàn của Ngài, vì Ngài yêu thương họ và vị họ rất quan trọng đối với đàn, nhờ đó Ngài đã có thể đạt được mục tiêu cùng với họ. Khi chúng ta tin Chúa Jesus, chúng ta không trở thành các “thiên sứ”. Nhưng chúng ta tin Ngài, yêu Ngài và luôn dâng cho Ngài trái tim chúng ta để Ngài có thể sống trong chúng ta nhiều hơn nữa. Bây giờ chúng ta hãy xem xét các môn đồ đầu tiên kỹ hơn. Có lẽ qua đó, chúng ta sẽ nhận ra chính mình.
Về Phi-e-rơ: Trong Ma-thi-ơ 16, chúng ta thấy ông đã nhận ra Jesus là Con của Đức Chúa Trời. “Ngài nói với họ: Còn các ngươi thì nói Ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ trả lời và nói: Thầy là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống. Rồi Jesus nói với ông: Hỡi Si-môn, con Giô-na, phước cho ngươi; vì không phải thịt và máu bày tỏ điều nầy cho ngươi, mà là Cha Ta ở trên trời” (câu 15-17). Thật không dễ dàng để nói điều đó, nhưng Phi-e-rơ đã yêu mến Chúa Jesus, nên Đức Chúa Trời có thể bày tỏ Con của Ngài cho ông một mức xa hơn.Tuy nhiên, Phi-e-rơ lại hấp tấp trong một số tình huống và đôi lúc đánh giá mình quá cao. Ví dụ, buối tối trước khi Chúa Jesus chịu chết trên thập giá, Phi-e-rơ nói là sẵn sàng chịu chết cùng với Chúa. Nhưng Chúa biết rõ Phi-e-rơ nên cho biết trước rằng Phi-e-rơ sẽ chối Ngài ba lần trước khi gà gáy ngay tối hôm đó (Lu-ca 22:33-34). Nhưng Chúa Jesus đã không buộc tội hay quở trách ông vì ông sẽ chối Ngài, mà trước đó Ngài đã cầu nguyện cho ông. Chúa Jesus thật là tuyệt vời. Chúa biết từng người trong chúng ta và biết chúng ta đã lớn lên trong đức tin như thế nào, cũng như đã tăng trưởng qua những hoản cảnh nào. Chúa không trách móc như chúng ta, mà Ngài hỗ trợ chúng ta trong mọi lúc để chúng ta luôn được khích lệ. Chúa biết trước những gì sẽ xảy đến cho chúng ta. Nhưng Ngài đứng về phía chúng ta một cách thành tín. “Nhưng Ta đã cầu nguyện cho ngươi, để đức tin ngươi không bị chấm dứt”.
Hơn nữa, 12 môn đồ đã tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất (người giỏi nhất, thành công nhất,.. ) trong họ. Chúa Jesus đã không mắng họ, mà Ngài nói rằng nếu ai muốn là người lớn nhất thì phải trở thành người phục vụ của tất cả. Vì ai tự nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Lu-ca 22:24-26 “Các môn đồ lại tranh luận với nhau xem ai trong họ sẽ là người lớn nhất. Nhưng Ngài phán với họ: Các vua của các dân ngoại thống trị họ, những ai thi hành quyền lực trên họ thì được gọi là ân nhân. Nhưng các ngươi thì đừng như vậy! Mà người lớn nhất trong các người phải như người nhỏ nhất, và người lãnh đạo phải như người phục vụ”.
Có thể áp dụng lời này rất dễ ở trong đàn. Nếu em muốn trở nên lớn thì hãy giúp những người ở quanh em. Đừng có trỏ ngón tay vào ai đó vì người ta không giỏi như em, mà hãy thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ các anh em. Điều này sẽ làm các em lớn. Tính cách này làm Đức Chúa Trời rất đẹp lòng. Do đó, Hội Thánh của Đức Chúa Trời hoàn toàn khác với một lớp học hay câu lạc bộ bóng đá,.. vì tất cả chúng ta đều có sự sống của Chúa Jesus ở bên trong.
Tất cả chúng ta là học trò, không chỉ của một trường học mà còn là học trò của Chúa Jesus. Mỗi người học trò có quyền được học và luyện tập. Và chúng ta cũng học từ Chúa Jesus trong cuộc sống hằng ngày và trong khi chúng ta đến với nhau.
Ê-phê-sô 4:20 “Nhưng anh em đã không học Đấng Christ như thế“.
Thay vì các em bức xúc về một anh em nào đó, rồi chỉ trích hay tránh mặt người ta thì các em hãy dành thời gian để cầu nguyện cho anh em này. Nếu các em làm như vậy, một lúc nào đó các em sẽ hiểu được tại sao Chúa Jesus lại mang người này vào trong đàn: “để qua đó tôi học tha thứ và nhân từ”, như câu Kinh Thánh sau:
Cô-lô-se 3:12-15 “Vậy, là những người được chọn của Đức Chúa Trời, là người thánh và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy một trái tim đầy sự thương xót, nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhẫn nại; hãy chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau, nếu ai có điều gì phàn nàn với người khác; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Nhưng trên tất cả những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo. Hãy để sự bình an của Đấng Christ ngự trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến trong một thân thể (một đàn), và hãy tỏ lòng biết ơn“.
Chúa Jesus có thể làm thay đổi tình huống hoàn cảnh, và hơn nữa Ngài có thể làm thay đổi lòng tôi và các em. Chúng ta cùng đến với Ngài và cùng cầu nguyện cho một điều cụ thể. Ngài là người chăn của các chiên. Một mình Ngài gánh toàn bộ trách nhiệm cho mỗi người chúng ta.
Nếu chúng ta có thái độ này và dùng đức tin nơi Chúa Jesus hằng sống để cùng nhau tiến lên trên con đường của sự sống, chúng ta cũng sẽ đón nhận những trẻ em khác, là những người quan tâm đến Chúa Jesus. Trong Hội Thánh, chúng ta có điều gì đó mà thế giới này không thể cho được. Trong thế giới này, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình. Chỉ vì một bất đồng nhỏ về quan điểm mà người ta có thể cãi nhau, thậm chí đánh nhau, mặc dù người ta biết rằng đó không phải là giải pháp. Kể cả bóng đá cũng gây nhiều sự tranh cãi. Chúng ta không được như thế. Chúng ta có hòa bình của Đấng Christ. Chúng ta lấy Đấng Christ làm hòa bình của chúng ta và chúng ta bày tỏ điều này cho các bạn cùng lớp. Chúng ta cũng là những người giảng hòa, là những người cùng với Chúa mang hòa bình vào tình huống xấu và rối loạn, thay vì làm sự tranh cãi nhỏ trở nên tồi tệ hơn.
Ma-thi-ơ 6:9 “Phước cho những ai đem lại hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Ðức Chúa Trời“
Nếu những trẻ em trong trường chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời hằng sống và Chúa Jesus Christ, thì họ phải tìm thấy Ngài nơi chúng ta. Chúng ta mời họ đi trên con đường của sự sống cùng với chúng ta.
Phần 6: Hoàn tất cuộc chạy đua – Giữ vững đức tin
“Ta đã chiến đấu trong một trận chiến tốt, ta đã hoàn tất cuộc chạy đua, ta đã giữ vững đức tin. Từ nay vòng hoa chiến thắng của sự công bình đã dành sẵn cho ta; Chúa là thẩm phán công bình sẽ ban nó cho ta trong Ngày ấy; nhưng không chỉ cho ta mà cũng cho tất cả những ai yêu mến sự hiện ra của Ngài” (2.Ti-mô-thê 4:7-8)
Đức Chúa Trời đã bắt đầu với tất cả chúng ta và đã mang chúng ta đến con đường của sự sống. Ngài đã gọi chúng ta, cũng như Ngài đã gọi Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời là Cha tuyệt vời của chúng ta không chỉ gọi Áp-ra-ham một lần, rồi sau đó Áp-ra-ham phải tự định hướng và chiến đấu một mình. Không, Chúa đã hiện ra nhiều lần với ông. Áp-ra-ham đã gọi Ngài và dần dần quen biết Ngài tốt hơn. Ngay cả khi Áp-ra-hạm phạm lỗi, Đức Chúa Trời cũng đặc biệt quan tâm đến ông và làm tươi mới sự tương giao với ông. Và theo thời gian, Áp-ra-ham đã để ý rằng tìm kiếm Đức Chúa Trời và trò chuyện với Ngài rất có ích cho ông. Ông đã nói với Ngài tất cả những gì ở trong lòng mình. Ví dụ, đối với những gì Đức Chúa Trời đã hứa với ông thì ai là người thừa kế của ông? Áp-ra-ham có đạt được mục tiêu mà Đức Chúa Trời đã đặt cho ông không? Áp-ra-ham phải đi đâu? Và sẽ nhận được gì? Ông phải đi đến đất tốt lành, ở Ca-na-an. Ông nhận được đất này làm cơ nghiệp đời đời, một xứ đượm sữa và mật. Sau đó, ông sẽ có một hậu duệ, là người sẽ nhận được tất cả những sự giàu có này. Vào cuối cuộc chạy, Áp-ra-ham đã đạt được mục tiêu. Ông đã giữ vững đức tin và hoàn tất cuộc chạy. Đức Chúa Trời, Đấng kêu gọi ông, đã rất vui và đẹp lòng về những gì Áp-ra-ham đã cùng làm được với Ngài.
Các em đã bao giờ bắt đầu một việc gì đó thật tốt, những sau đó lại không thể kết thúc nó không? Đây là điều đáng tiếc, chúng ta cũng không có vui. Chính chúng ta và cả người tạo điều kiện cho chúng ta, ví dụ như cho chúng ta học nhạc hay học thể thao, cũng không vui.
Cha chúng ta ở trên trời rất yêu thương chúng ta, đã ban sự sống của mình cho chúng ta. Cha sống trong chúng ta và đã bắt đầu con đường sự sống này cùng với chúng ta. Nếu Cha chứng kiến cảnh chúng ta không chạy về đích thì Cha sẽ rất buồn. Cha hoàn toàn muốn chúng ta giữ vững đức tin trong suốt cuộc đời và đi đến đích cùng với Cha. Cha muốn ban phần thưởng cho chúng ta. Chúng ta có biết rõ đích đến là gì không? Và chúng ta có biết phần thưởng là gì không? Đích đến của Áp-ra-ham chính là đất tốt lành, đất Ca-na-an, và Chúa đã dẫn dắt ông đến đó một cách thành tín, như Ngài đã hứa. Thư Hê-bơ-rơ đã bày tỏ cho chúng ta một điều bí mật về Áp-ra-ham, là điều không dễ nhận ra trong Sáng Thế Ký. “Bởi đức tin, ông đã cư trú trong đất hứa như người khách trên đất ngoại quốc, và sống ở trong các lều với Y-sác và Gia-cốp, là những người đồng thừa kế một lời hứa” (Hê-bơ-rơ 11:9). Như vậy, Áp-ra-ham đã đến đất hứa, là cơ nghiệp và đích đến của hành trình ông. Thế nhưng, vẫn còn một điều gì đó bởi vì ông đã sống ở đó như một người khách lạ. Đó là điều gì? “vì ông trông đợi một thành có nền tảng do Ðức Chúa Trời thiết kế và xây dựng” (câu 10). Như vậy có một thành mà Áp-ra-ham cũng như nhiều tín đồ trung tín khác đã “trông thấy và đón chào từ đàng xa; họ tự xưng là những người khách và kẻ xa lạ trên trái đất” (câu 13). Cái thành tuyệt vời, đầy bí ẩn này là gì mà Áp-ra-ham và rất nhiều người khác đã trông chờ? Đức Chúa Trời rất muốn cho chúng ta thấy thành tuyệt vời này và dẫn chúng ta đến đó. Đó là thành thánh của Đức Chúa Trời! Thành này là điều huyền nhiệm của Đức Chúa Trời và điều quý nhất mà Ngài muốn có ở trên trái đất này. Nó là nơi an nghỉ của Ngài, là nơi mà Ngài cùng các thánh đồ của Ngài sống trong cõi đời đời. Thành này không thuộc về trái đất mà thuộc về trời và có sự vinh hiển. Nó đến từ Đức Chúa Trời, từ trời mà xuống trái đất và có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nó thật là tuyệt đẹp và độc nhất vô nhị. Đức Chúa Trời không bày tỏ nó cho tất cả mọi người mà chỉ bày tỏ cho những người quen biết Ngài và muốn thấy thành này.
Khải Huyền 21 mô tả về nó. Chúng ta hãy đọc câu 2-5, một điều vĩ đại và tuyệt vời đang chờ đợi chúng ta. “Tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem Mới từ trên trời, từ nơi Ðức Chúa Trời, hạ xuống, và chuẩn bị sẵn như cô dâu đã trang sức cho chồng nàng.
Rồi tôi nghe một tiếng lớn từ trên ngai, nói rằng: Kìa, lều tạm của Ðức Chúa Trời ở với loài người! Ngài sẽ ở với họ, họ sẽ là các dân tộc của Ngài, và chính Ðức Chúa Trời sẽ ở cùng họ.
Ngài sẽ lau sạch mọi giọt nước mắt ra khỏi mắt họ; và sự chết sẽ không còn nữa; đau buồn hay khóc lóc hay đau đớn sẽ không còn nữa, vì những điều cũ đã qua rồi.
Bấy giờ Ðấng ngồi trên ngai, phán rằng: Này, Ta làm tất cả trở nên mới. Và Ngài phán: Hãy chép, vì những lời này đáng tin và chân thật“.
Trong câu 10-11, Chúa chỉ cho sứ đồ Giăng thấy nhiều hơn nữa, cũng như trong câu 21-21, và cuối cùng là câu 1,2 của chương 22.
Khải Huyền 21:10-11: “Người mang tôi trong tâm linh, đi lên một ngọn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem từ trên trời từ nơi Ðức Chúa Trời mà xuống, thành có vinh hiển của Ðức Chúa Trời. Ánh sáng của thành ấy giống như một viên ngọc quý nhất, như ngọc thạch anh, trong suốt giống như pha lê“.
Khải Huyền 21:21-22 “Và mười hai cổng là mười hai viên ngọc trai; mỗi cổng được làm từ một viên ngọc trai duy nhất. Ðường trong thành làm bằng vàng tinh ròng, như thủy tinh trong suốt.Tôi không thấy đền thờ trong thành, vì Chúa, Ðức Chúa Trời Toàn Năng, và Chiên Con là đền thờ của thành“.
Khải Huyền 22:1-2 “Rồi thiên sứ chỉ cho tôi một dòng sông của nước sự sống; trong suốt như pha lê, chảy ra từ ngai của Ðức Chúa Trời và của Chiên Con, ở giữa con đường. Ở bên này và bên kia bờ sông, có cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân ngoại“.
Điều này có vẻ còn xa vời với chúng ta và cũng không dễ hiểu, nhưng điều Đức Chúa Trời hứa cho chúng ta cũng rất thực tiễn. Đức Chúa Trời sẽ trực tiếp ở giữa các tín đồ chúng ta, và chúng ta sẽ không bao giờ bị tách ra khỏi Ngài. Ngài sẽ lau sạch mọi giọt nước mắt khỏi mắt chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta phải khóc, kể cả những người trưởng thành. Nhưng nếu Chúa sống giữa chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ phải đau khổ và phải khóc nữa. Những người thân của chúng ta sẽ không chết, vì sự chết không còn tồn tại nữa. Chúa sẽ dẹp bỏ và chấm dứt nó, đây là điều mà ngày nay không ai có thể tưởng tượng được. Cũng sẽ không còn buồn rầu, than khóc và đau đớn! Những điều đó cuối cùng rồi sẽ qua đi. Ngày nay thường có khóc lóc, thỉnh thoảng có đau đớn và buồn khổ, là những điều mà chúng ta không thể tránh. Kể cả thời gian tốt đẹp của trại thiếu nhi, thỉnh thoảng các em cũng bị đau do bị thương khi chơi, một số em thì khóc vì lần đầu tiên xa nhà, hay vì đồ chơi bị hư hay bị mất. Nhưng khi Chúa, phần thưởng của chúng ta đến, thì tất cả những điều đó sẽ không còn nữa. Đó sẽ là thời kỳ của vui mừng và hòa bình trọn vẹn, là thời gian tuyệt vời cùng với Chúa và với các anh em.
Do thời gian ngắn ngủi, nên chúng ta không thể nói hết về đích đến tuyệt vời này, nhưng sẽ không có lời lẽ nào có thể diễn tả được sự tuyệt vời của nó. Chúng ta cũng không thể tưởng tượng được, nó cũng sẽ tuyệt hơn mọi điều đang có ở trái đất này. Không gì có thể sánh được! Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, sẽ ban tặng cho chúng ta tất cả những điều đó để chúng ta cùng thưởng thức với Ngài, và thời gian đó sẽ không bao giờ kết thúc. Chúng ta sẽ ở bên Ngài, và thấy Ngài mặt đối mặt. Chúng ta sẽ ngợi khen Ngài, sẽ hát và vui mừng. Cùng với Chúa, chúng ta cũng sẽ quản lý trái đất này, vì trong Khải Huyền 20:6 chép rằng “…những người ấy sẽ trở thành các thầy tư tế của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, và sẽ trị vì cùng với Ngài trong một ngàn năm“. Đó là phần thưởng cho những Cơ Đốc nhân trung tín, là những cùng sống và cùng bước đi với Chúa mỗi ngày, luôn lắng nghe được tiếng Đức Chúa Trời mỗi khi Ngài phán, và đi theo Ngài trong việc nhỏ lẫn trong việc lớn, như Áp-ra-ham vậy. Cùng trị vì với Chúa có nghĩa là Chúa cho chúng ta tham gia vào việc quản lý của Ngài trên tất cả mọi người và mọi sự. Ngày nay, cùng với Chúa, các em hãy tập giữ phòng của mình, cũng như giường, bàn, tủ quần áo ngăn nắp. Sau này, Chúa sẽ tin tưởng các em hơn, vì các em đã quen biết Ngài và biết chính xác được tất cả những gì Chúa muốn có.
Rồi sau thời gian 1000 năm này, sau khi Chúa cùng với các tín đồ trung tín đã chuẩn bị tất cả và làm sạch tất cả, thì thành thánh tuyệt vời này, Giê-ru-sa-lem Mới, thành mà Áp-ra-ham đã thấy và đón chào từ đàng xa, sẽ từ trời mà xuống trái đất. Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, rất mong muốn chúng ta sẽ cùng đi với Ngài trọn con đường này như Áp-ra-ham, và không bị kẹt ở giữa đường như Lót, cháu Áp-ra-ham, và gia đình ông. Chúng ta hãy như Áp-ra-ham và Sa-ra, luôn ở bên Chúa, nghe Chúa và gọi Ngài và để Ngài phán với chúng ta mỗi khi Ngài hiện ra. Chúng ta hãy dâng trái tim mình cho Chúa và nói với Ngài:
“Thưa Cha, xin giúp chúng con và làm chúng con vững lòng và trung tín để chúng con hoàn tất cuộc chạy, để Cha có thể ban cho chúng con vòng hoa chiến thắng. Hãy ở bên chúng con, hãy luôn hiện ra với chúng con như Cha đã luôn hiện ra với Áp-ra-ham và các tín đồ khác, đã nói với họ và khích lệ họ. Cám ơn Cha, vì Cha sẽ đi cả đoạn đường cùng với chúng con cho đến đích. Hãy mang chúng con vào Giê-ru-sa-lem Mới này cũng với tất cả anh em!”
Các câu Kinh Thánh khác:
“Hãy vui mừng và hớn hở, vì phần thưởng của các ngươi ở trên trời lớn lắm…” (Ma-thi-ơ 5:12)
“…được tái sinh…để hưởng một cơ nghiệp không bị hư mất, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các tầng trời cho anh em” (1.Phi-e-rơ 1:4)
“… đạt được mục tiêu (đích đến) của đức tin anh em, sự cứu rỗi của tâm hồn anh em” (1.Phi-e-rơ 1:9)