Trả lời: Có lẻ không có vấn đề gì gây tranh cãi trong Hội Thánh ngày nay bằng vấn đề phụ nữ có được làm mục sư, truyền đạo trong công tác mục vụ? Như là kết luận, vấn đề này rất quan trọng đừng xem như là vấn đề đối kháng giữa người nam và nữ. Có những phụ nữ tin rằng phụ nữ không nên phục vụ như là Mục sư, và Kinh Thánh làm cho phụ nữ bị ngăn trở trong công tác mục vụ. Và có những người đàn ông tin phụ nữ có thể phục vụ như nhà truyền giáo và không có sự ngăn cấm nào cho phụ nữ trong công tác mục vụ. Trong điều này không có vấn đề phân biệt hay cuồng tín, nhưng là vấn đề thực hiện theo lời Kinh Thánh.
I Ti-mô-thê 2:11-12 cho biết: “Ðàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng.” Trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời chỉ định vai trò đàn ông và đàn bà khác nhau. Đây là kết quả của đường lối tạo dựng nên loài người. (I Ti-mô-thê 2:13) và cách tội lỗi vào trong thế gian (II Ti-mô-thê 2:14) Đức Chúa Trời qua các thư tín của sứ đồ Phao Lô ngăn cấm đàn bà không được phục vụ trong vai trò của việc dạy dỗ thuộc linh vượt trên quyền của đàn ông.
Có nhiều sự phản đối trong việc phụ nữ làm mục vụ hay nữ mục sư. Quan điểm thông thường là Phao Lô ngăn cấm phụ nữ không được dạy dỗ bởi vì trong thế kỷ thứ nhất phụ nữ thuộc thành phần không được học hành. Tuy nhiên I Ti-mô-thê 2:11-14 không nơi nào chú ý đến tình trạng giáo dục. Nếu giáo dục là một phẩm chất của mục vụ, phần lớn các môn đồ của Chúa Giê Xu hình như không có điều kiện này. Sự phản đối thông thường thứ hai là Phao Lô chỉ ngăn cấm phụ nữ Ê-phê-sô trong sự dạy dỗ (Phao Lô đã viết thư Ti-mô-thê cho Ti-mô-thê mục sư của Hội Thánh Ê-phê-sô) Thành phố Ê-phê-sô nổi tiếng vì có đền thờ Atemis, nữ thần Hi Lạp – La Mã. Những phụ nữ có quyền hành trong sự thờ phượng của đền thờ Atemis. Tuy nhiên trong thư Ti-mô-thê không có chỗ nào đề cập đến thần Atemis, cũng không nói lý do Phao Lô ngăn cản phụ nữ dạy dỗ vì cớ sự thờ phượng Atemis I Ti-mô-thê 2:11-12.
Sự phản đối thông thường thứ ba là vì Phao Lô chỉ xem xét chồng và vợ, không phải đàn ông và đàn bà chung chung. Những từ ngữ Hi Lạp trong I Ti-mô-thê 2:11-14 có thể xem là những ông chồng và những bà vợ. Tuy nhiên nghĩa căn bản của những từ này là đàn ông và đàn bà. Hơn nữa những từ ngữ như thế trong Hi Lạp được dùng trong những câu 8-10. Có phải chỉ những người chồng giơ tay thánh lên trong khi cầu nguyện không có giận dữ và tranh cãi chăng? (Câu 8) Phải chăng chỉ có những bà vợ ăn mặc nhu mì, làm việc thiện, và thờ phượng Đức Chúa Trời? (Câu 9-10) Dĩ nhiên là không? Những câu 8-10 rõ ràng cho thấy những người đàn ông và những người đàn bà tổng quát không chỉ chồng và vợ. Trong nội dung thư tín không có gì cho thấy chuyển đổi ý nghĩa thành chồng và vợ trong những câu 11-14.
Tuy nhiên sự phản đối thường xuyên cho việc phụ nữ làm mục vụ, phụ nữ làm mục sư được sáng tỏ trong mối liên hệ với Mi-ri-am, Hun-da, Bê-rit-sin, Phê-bê.v.v… Những phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong Kinh Thánh. Sự phản đối này không ghi lại những yếu tố quan trọng. Trong mối liên hệ với Đê-Bô-Ra, bà là nữ quan xét duy nhất trong 13 nam quan xét. Trong mối liên hệ của Hun-Đa, bà là nữ tiên tri duy nhất trong số nhiều nam tiên tri ghi trong Kinh Thánh. Mi-ri-am kết nối với vai trò lãnh đạo duy nhất bởi vì bà là em gái của Môi se và A-rôn. Hai phụ nữ lỗi lạc nhất trong thời kỳ các vua là A-Tha-Li và Giê-sa-bên, hai người nữ lãnh đạo ác độc của tà thần.
Trong sách Công vụ các sứ đồ đoạn 18, Bê-rít-sin và A-qui-la được xem là những nhà truyền giáo trung thành cho Đấng Christ. Tên của Bê-rít-sin được chú ý trước nhất như cho thấy bà là người truyền giáo nổi bật hơn chồng bà. Tuy nhiên không có chỗ nào mô tả Bê-rít-sin như là một thành viên trong công cuộc truyền giáo để làm cho mâu thuẩn với I Ti-mô-thê 2:11-14. Bê-rít-sin và A-qui-la đã đem A-bô-lô vào nhà của họ, cả hai nhận ông làm môn đồ và giải thích lời Chúa cho ông cách chính xác hơn (Công vụ 18:26).
Trong Rô Ma 16:1, ngay cả nếu Phê-bê được xem là một “nữ chấp sự” thay vì là một “tôi tớ” điều đó cũng không cho thấy bà là một thầy giáo trong Hội Thánh. Một trưởng lão có thể dạy dỗ nhưng một chấp sự thì không. (1 Ti-mô-thê 3:1-13; Tít 1:6-9) Trưởng Lão, Giám mục, chấp sự được cho biết “Chồng của chỉ một vợ mà thôi” “Người có con cái tin kính” “Người đáng tôn trọng”. Hơn nữa trong I Ti-mô-thê 3:1-13 dùng đại danh từ giống đực để nói về các Trưởng Lão, Giám mục, Chấp sự.
Trong cấu trúc của I Ti-mô-thê 2:11-14 làm cho lý do trở nên thật rõ ràng. Câu 13 bắt đầu “Vì” và đưa ra “nguyên nhân” tình trạng mà Phao Lô đề cập đến trong các câu 11-12. Tại sao phụ nữ không được dạy dỗ và không có quyền trên đàn ông. Bởi vì A-Đam đã được tạo dựng đầu tiên rồi mới đến Ê-Va, và ông không phải là người bị lừa gạt nhưng là Ê-Va. Đó là lý do Đức Chúa Trời tạo nên A-Đam rồi sau đó mới tạo nên Ê-Va để giúp đỡ cho A-Đam. Đây là sự sắp đặt của tạo hóa cho toàn thể nhân loại trong gia đình (Ê-phê-sô 5:22-23) và Hội Thánh. Sự kiện bà Ê va bị lừa dối cũng được xem như là một lý do để phụ nữ không được hầu việc Chúa như một vị Mục sư, cũng không có quyền thiêng liêng trên đàn ông.Theo sự hướng dẫn này một số người tin rằng phụ nữ không nên dạy dỗ bởi vì họ dễ dàng bị lừa gạt. Khái niệm đó có thể gây tranh luận…Nếu như phụ nữ dễ bị lừa gạt tại sao họ được phép dạy dỗ trẻ em (Những đứa trẻ dễ bị lừa dối) hay những phụ nữ khác (là những người giả dụ rằng dễ bị lừa dối hơn)? Đó không phải là những gì nội dung nói đến. Đàn bà không được dạy dỗ cũng như không được cầm quyền trên đàn ông vì Ê-Va đã bị lừa dối. Như là kết quả, Đức Chúa Trời cho phép đàn ông được quyền ưu tiên dạy dỗ trong Hội Thánh.
Phụ nữ được những ân tứ trội hơn về lòng hiếu khách, tính nhân ái, dạy dỗ và giúp đỡ. Nhiều công tác mục vụ trong Hội Thánh tùy thuộc vào phụ nữ. Phụ nữ trong Hội Thánh không bị ngăn cấm trong việc cầu nguyện trước đám đông hay nói tiên tri (I Cô-rinh-tô 11:5) Kinh Thánh không có chỗ nào ngăn cản phụ nữ khỏi việc thực hành các ân tứ của Đức Thánh Linh (I Cô-rinh-tô đoạn 12) Nhiều phụ nữ cũng như đàn ông được kêu gọi làm nhà truyền giáo cho người khác, được bày tỏ bởi những bông trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22) và loan báo phúc âm cho người hư mất (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 1:8; I Phi-e-rơ 3:15).
Đức Chúa Trời đã qui định chỉ có những người nam mới có quyền dạy dỗ những việc thuộc linh trong Hội Thánh. Điều đó không phải vì những người đàn ông cần thiết hơn các giáo viên hay bởi vì những người đàn bà là thuộc cấp hay kém thông minh hơn. Đơn giản là vì Đức Chúa Trời đã hoạch định chức năng trong Hội Thánh. Đàn ông được đặt như là tấm gương về lảnh đạo thuộc linh – trong đời sống cũng như xuyên qua lời nói của họ. Phụ nữ thì nhận vai trò ít quyền hạn hơn. Phụ nữ được khuyến khích dạy dỗ cho những phụ nữ khác (Tít 2:3-5) Kinh Thánh cũng không ngăn trở phụ nữ dạy dỗ trẻ con. Chỉ có việc dạy dỗ hay cầm quyền trên đàn ông là bị ngăn cấm. Điều hợp lý này bao gồm cả việc làm Mục sư, truyền đạo của phụ nữ. Điều này không làm cho phụ nữ kém quan trọng hơn bởi bất kỳ ý nghĩa nào, nhưng tốt hơn là giúp họ tập trung vào những công tác mục vụ thích hợp với ân tứ của Chúa ban cho.