Chiến lược đơn giản để truyền giáo tốt hơn
Để được tăng trưởng trong sự truyền giáo trung tín trong năm nay, chúng ta không nhất thiết phải tham dự nhiều hơn những buổi hội thảo hay làm chủ những kỹ thuật phức tạp. Theo kinh nghiệm của tôi, ba mục tiêu đơn giản sau đây – cầu nguyện có chủ đích, hiện diện giữa vòng người chưa tin Chúa, và nói như một Cơ Đốc nhân – có thể giúp chúng ta phát triển.
Cuộc sống của chúng ta được chú ý bởi sự truyền giáo trung tín như thế nào?
Ngay cả việc đặt ra câu hỏi đó thôi cũng có thể tạo nên cảm giác có tội trong nhiều người chúng ta, bởi chúng ta thường cảm thấy mình thất bại. Tôi hiểu điều này. Tôi là một mục sư, nhưng tôi cũng chưa phải là một người truyền giáo tốt. Tuy nhiên, tôi muốn thay đổi. Năm nay tôi muốn nuôi dưỡng đức tin nơi Chúa nhiều hơn để tăng trưởng trong truyền giáo bởi tôi muốn vinh hiển Đức Chúa Trời được biết đến và những người hư mất có được sự vui mừng đời đời trong Ngài. Bạn cũng vậy phải không? Tôi chắc chắn là vậy mà.
Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác trong đời sống, bước đầu tiên để tăng trưởng là lên kế hoạch. Thất bại trong việc lên kế hoạch là lên kế hoạch để thất bại, phải không nào? Đây là kế hoạch rất đơn giản của tôi, nó không đảm bảo cho việc người chưa tin Chúa trở thành môn đệ Ngài, nhưng nó chắc chắn sẽ nuôi dưỡng sự trung tín: cầu nguyện, hiện diện, và bày tỏ như một Cơ Đốc nhân.
1. Cầu nguyện cho người cụ thể
Đầu tiên, chúng ta cần cầu nguyện để họ được cứu. Chỉ có Chúa mới có thể khiến những người đã chết về thuộc linh sống lại trong chúng ta. Chúng ta tìm kiếm điều gì nơi Chúa ngày qua ngày? Lời Chúa nói với chúng ta “Anh em không có gì cả vì anh em không cầu xin” (Gia-cơ 4:2). Tăng trưởng trong sự truyền giáo trung tín bắt đầu từ việc cầu hỏi Chúa nhiều hơn.
Vậy nên hãy bắt đầu một kế hoạch cầu nguyện cho truyền giáo. Với gia đình chúng tôi, chúng tôi có khoảng thời gian nhóm lại vài phút trước khi đi ngủ, để cùng đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Không quá màu mè. Đôi khi chúng tôi bỏ lỡ nó, nhưng chúng tôi thực hiện cách khá thường xuyên. Khi chuyển đến nơi này 5 năm trước, gia đình chúng tôi bắt đầu cầu nguyện thường xuyên để Chúa giúp chúng tôi giảng Tin Lành và môn đệ hóa những người hàng xóm. Mọi sự không xảy ra nhanh, nhưng chúng tôi thấy được những việc lạ lùng Chúa làm, chính là sự đáp lời trực tiếp cho lời cầu nguyện của chúng tôi.
Một kế hoạch cầu nguyện có thể (và nên) đơn giản. Đó có thể là một tấm giấy nhắc nhở trong Kinh Thánh, hình nền điện thoại, hay câu Kinh Thánh mà bạn nhớ. Bạn có thể bước qua nhà hàng xóm khoảng mười phút mỗi ngày và cầu xin Chúa cứu linh hồn họ. Có thể là những con số cụ thể, nhưng mấu chốt là cần đơn giản, có cấu trúc và có chủ đích cho những người cụ thể. Đây là điểm xuất phát của chúng ta.
2. Dành thời gian với người khác
Thứ hai, chúng ta cần hiện diện trong đời sống người khác. Điều này có nghĩa là gì vậy? Nó không có nghĩa là: bạn lái xe vào ga-ra hàng ngày sau khi tan làm và hiếm khi xuất hiện bên ngoài; hay việc bạn tránh tiếp xúc trò chuyện với các bậc phụ huynh khác trong buổi họp ngoại khóa của các con; cũng không phải việc bạn rất ít tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
Thay vào đó, hiện diện có nghĩa là có chủ đích đến gặp người chưa tin Chúa. Điều này khác biệt với mỗi một chúng ta, tùy thuộc vào ân tứ và hoàn cảnh cụ thể, nên chúng ta cần hỏi bản thân (và cầu nguyện) để biết việc hiện diện giữa vòng người ngoại như thế nào trong tầm ảnh hưởng của chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta, dù đồng ý với điều này, nhưng lại phải tranh chiến khi thực hiện. Nhưng một lần nữa, hãy bắt đầu thật đơn giản: lòng hiếu khách đơn sơ. Trong nền văn hóa ngày nay, con người dường như ít tin tưởng Hội Thánh hơn, nên rất có thể họ sẽ không xuất hiện trong buổi nhóm ngày Chủ Nhật. Nhưng hầu hết mọi người sẽ đến cùng dùng bữa với chúng ta. Tôi thường kể với các tín hữu trong Hội Thánh rằng, nói theo cách của con người, thì cái bàn có thể là nơi quyền lực nhất cho việc truyền giáo trong thế kỷ 21.
Khi chúng tôi mới chuyển đến nơi này, những người hàng xóm rất ít khi dành thời gian cùng nhau. Vậy nên chúng tôi đã quyết định sẽ tổ chức Giáng Sinh tại nhà, không quá tráng lệ, chỉ là một chút đồ uống và đồ tráng miệng. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên bởi số lượng người đến tham gia, trong khi chúng tôi biết rất ít người trong số họ. Tất cả mọi người đã có khoảng thời gian tuyệt vời.
Nên đầu tiên chúng ta cầu nguyện không thôi, và rồi tìm kiếm và hiện diện giữa vòng người ngoại để thấy cách Chúa đáp lời cầu nguyện thể nào.
3. Nói như một Cơ Đốc nhân
Cuối cùng, chúng ta cần bày tỏ bản thân là Cơ Đốc nhân. Điều này có nghĩa là gì? Nó đơn giản là việc chúng ta sẵn lòng nói chuyện như một Cơ Đốc nhân. Chúng ta không giấu đức tin của mình khi cơ hội đến để bày tỏ lẽ thật như cách Chúa đã định nghĩa. Chúng ta mở môi miệng và nói như một sứ giả của Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 5:18-21), kết nối đức tin với thế giới thật, dù chủ đề cuộc trò chuyện có là gì.
Ví dụ như, vài tháng trước cả thế giới bàn tán về vụ xả súng kinh hoàng ở Las Vegas. Nếu chủ đề này được người ngoại nhắc đến, chúng ta có thể nói điều gì đó như là, “Là một Cơ Đốc nhân, tôi biết ơn vì có Đức Chúa Trời của công lý, là Đấng chắc chắn rằng sẽ không có sự bất công nào không bị kết tội.”
Bạn có thể nhận thấy rằng tôi đã không đưa thông điệp của giáo lý Phúc Âm cần thiết vào đây, nhưng tôi đã nói về lẽ thật trong Kinh Thánh. Tôi đang bày tỏ bản thân là Cơ Đốc nhân. Và khi tôi kiên định luyện tập như thế này, nó sẽ đưa đến những cơ hội để bày tỏ Phúc Âm một cách rõ ràng – như việc công lý của Chúa là như thế nào, điều đó có ý nghĩa gì với chúng ta, và thập tự giá có vai trò gì trong vấn đề này.
Trong quá khứ, tôi đã từng cố gắng đưa tất cả mọi lẽ thật lịch sử về cuộc đời Chúa Giê-xu đến sự chết và sự phục sinh của Ngài vào cuộc trò chuyện với người ngoại. Nhưng tôi học được rằng cứ đơn giản bày tỏ tôi là Cơ Đốc nhân – nói chuyện về bất cứ điều gì thay vì cố gắng nói tất cả mọi thứ – thường giúp tôi chia sẻ đức tin một cách tự nhiên hơn.
Truyền giáo 101
Nếu bạn cũng như tôi và các tín hữu trong Hội Thánh của chúng tôi, khi nghĩ về chuyện này bạn có thể thấy nó không thỏa đáng. “Tôi không biết liệu tôi có thể diễn đạt rõ ràng sự cáo trách trong hoàn cảnh như thế này hay không.” Không sao cả! Hãy cứ bắt đầu từ nơi hiện tại và xây dựng từ đó. Đó là về việc chúng ta học hỏi, học cách vượt qua nỗi sợ và tin cậy Chúa.
Bày tỏ bản thân chúng ta là Cơ Đốc nhân có ảnh hưởng tốt đến việc giúp chúng ta đào sâu hơn vào Kinh Thánh, nhận được nhiều hơn từ bài giảng ngày Chúa Nhật, hỏi nhiều hơn trong nhóm nhỏ, đọc những cuốn sách bồi linh tốt (như cuốn Giáo lý Cơ Đốc của John Stott), 3 đến 4 lần một năm để trang bị tâm trí trong cách nhìn thế giới của Cơ Đốc nhân.
Để được tăng trưởng trong sự truyền giáo trung tín trong năm nay, chúng ta không nhất thiết phải tham dự nhiều hơn những buổi hội thảo hay làm chủ những kỹ thuật phức tạp. Theo kinh nghiệm của tôi, ba mục tiêu đơn giản sau đây – cầu nguyện có chủ đích, hiện diện giữa vòng người chưa tin Chúa, và nói như một Cơ Đốc nhân – có thể giúp chúng ta phát triển.
Theo: HộiThánhHàNội/DerisingGod