CHIẾN SĨ, LỰC SĨ, NÔNG DÂN
Nguyên Tác
The Soldier, The Athlete, The Farmer
by Paul Chase
(Tất cả phần Kinh Thánh Tân Ước được trích từ Bản Kinh Thánh Tân Ước Việt Ngữ, BẢN DỊCH MỚI)
NỘI DUNG
Lời Kính Tặng
Lời Cảm Ơn
Lời Giới Thiệu
PHẦN I – CHIẾN SĨ
Thái Độ của Người Chiến Sĩ
Bạn Có Ăn Mặc Hở Hang Không?
Trận Chiến Thuộc Linh Bắt Đầu Ngay Trong Tâm Trí
Vũ Khí Của Cuộc Chiến Thuộc Linh
Vũ Khí Của Satan
Có Một Mục Đích Để Bạn Hoàn Thành
PHẦN II – LỰC SĨ
7. Tầm Quan Trọng Của Thân Thể
8. Thái Độ Người Lực Sĩ
9. Cuộc Đua Đã Tổ Chức Sẵn
10. Có Niềm Vui Trong Cuộc Đua
PHẦN III – NÔNG DÂN
11. Thời và Kỳ
12. Cày Cấy, Gieo Trồng, Thu Hoạch
13. Cái Nhìn Của Người Nông Dân
14. Bạn Là Hạt Giống Của Đức Chúa Trời
15. Đức Tin Để Thu Hoạch
Lời Kính Tặng
Chúa đã rót sứ điệp này vào lòng tôi vào một buổi chiều đang khi tôi đang giúp đỡ cho một người. Vì thế tôi xin kính dâng cuốn sách này cho Tác Giả thật của nó:
Lạy Chúa Jesus, con cầu nguyện những lời trong sách này là Lời của Ngài. Cảm ơn Ngài vì đã giúp con giảng và viết những điều mà tự con không làm nỗi.
Tôi cũng kính tặng cuốn sách này cho bốn người yêu quý nhất trong đời tôi: Shoddy, vợ tôi, và các con của tôi, Brittany, Ryyan, và Steven. Tất cả họ đã mang lại niềm vui cho cuộc đời tôi.
Shoddy, anh cảm ơn em về tình yêu và đức tin của em cùng với sự khích lệ và lòng chân thành của em dành cho anh.
Anh cảm ơn mẹ con em không chỉ giúp anh trưởng thành trong đời sống của một chiến sĩ, lực sĩ và nông dân mà còn giúp anh trở thành một người chồng, người cha, người hầu việc Chúa như Ngài đã kêu gọi anh.
Anh yêu em.
Lời Cảm Ơn
Phải mất nhiều thời gian và công khó để chuẩn bị và hoàn tất cuốn sách này. Chỉ có tên tôi xuất hiện ở trang bìa nhưng đã có nhiều người cùng có trách nhiệm cho việc hoàn tất cuốn sách.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn Julie Powers rất nhiều vì đã dành nhiều thì giờ đánh máy và ghi băng cho sứ điệp này. Từ khi khởi đầu công việc này thì cô đã tham gia vào rồi. Thậm chí cô còn làm hỏng một máy ghi âm nữa!
Xin cảm ơn Kathy Coper, cô thật là một phước hạnh cho tôi. Ngoài việc trông nom văn phòng của chúng tôi, cô đã để nhiều thì giờ đọc, sắp xếp bản thảo, sửa bản in thử và thực hiện những cú điện thoại cần thiết để công việc trôi chảy.
Xin cảm ơn Andrell Stevens, người đã đóng góp nhiều cho cuốn sách này. Anh đã để nó vào trong lòng và cho phép nó trở thành một phần của anh. Trong suốt quá trình sắp xếp cuốn sách này, anh là một niềm vui và sự khích lệ cho tôi.
Cuối cùng, xin cảm ơn Fernando và Karen Marchatelli. Quí vị thật là những người bạn đáng yêu. Lần đầu tiên khi nghe giảng về sứ điệp này, hai bạn đã khích lệ tôi in nó ra và các bạn đã hậu thuẫn chúng tôi để quyển sách này được ra đời. Nguyện hết thảy những ai đọc sách này và nhận được ích lợi từ sứ điệp của nó sẽ gặt hái nhiều điều trong đời sống mình.
Lời Giới Thiệu
Trong vài năm qua, chúng ta đã thấy có nhiều sự dạy dỗ về trận chiến thuộc linh và cùng lúc nó được nhiều người vừa đón nhận vừa chống đối. Một số người nói sự dạy dỗ về trận chiến thuộc linh là quá khích và dư thừa. Còn những người khác thì tuyên bố, “Đây rồi. Đây là điều chúng ta đã chờ đợi bấy lâu. Đây là sứ điệp sẽ mang lại sự tái lâm của Jesus”.
Tuy nhiên, chỉ có một sứ điệp mà trở thành công cụ mở đường cho Chúa tái lâm. Sứ điệp đó là Phúc Âm.
Đối với nhiều Cơ Đốc Nhân, trước đây khi chưa được lập nền trong Lời Đức Chúa Trời, thì họ thường đổ lỗi mọi sự cho Đức Chúa Trời. Còn bây giờ khi đã được dạy dỗ nhiều về Lời Chúa, nhiều người trong số chúng ta lại quay sang đổ lỗi mọi sự cho ma quỷ, vì nếu không phải là ma quỷ thì họ đổ lỗi cho ai về những rắc rối trong đời sống họ?
Nếu chúng ta không thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời cũng không thể đổ lỗi cho ma quỷ thì chúng ta phải là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì đang xảy ra cho đời sống mình. Nhưng hầu hết mọi người không muốn nhận trách nhiệm đó.
Chiến trận thuộc linh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, chúng ta phải nhìn vào Lời Đức Chúa Trời để hiểu cục diện đích thực của nó. Hơn nữa, chúng ta phải biết sự tranh chiến xảy ra ở những lĩnh vực nào: lĩnh vực tâm linh, lĩnh vực hồn và lĩnh vực thể xác.
Nếu chúng ta không học cách xử lý tâm trí, xác thịt và ma quỷ thì chúng ta chẳng bao giờ tăng trưởng trong Chúa. Và mục đích của sách này là giúp bạn tăng trưởng và tiến triển đời sống tâm linh.
“Chiến Sĩ, Lực Sĩ Và Nông Dân” là sách bàn về một đời sống bước đi với Chúa và kết quả trong Nước Đức Chúa Trời. Lấy khúc Kinh Thánh II Tim 2:1-7 làm cơ sở, sách này sẽ dạy bạn phương cách xử lý tâm trí, xác thịt, thế gian và ma quỷ.
Khi bạn học cách để sống như một người chiến sĩ, lực sĩ, và nông dân thì bạn mới có thể công bố như Phao Lô, “Ta đã chiến đấu anh dũng trong trận mạc, đã hoàn tất cuộc chạy đua và giữ vững đức tin.” Nhưng bằng cách nào? Bằng cách sống như một người chiến sĩ, lực sĩ và nông dân.
Lời Tựa
Hiểu biết Lời Đức Chúa Trời là hiểu biết ý tưởng Đức Chúa Trời. Khi ta biết tư tưởng của Đức Chúa Trời về đời sống mà Ngài đã kêu gọi ta sống, thì ta có thể kinh nghiệm ý chỉ toàn hảo của Ngài dành cho chúng ta.
Paul Chase đã có sự sâu sắc, ân tứ, và kinh nghiệm để chia sẻ ý tưởng của Đức Chúa Trời với chúng ta. Trong sứ điệp này, Paul đã chia sẻ những lẽ thật mạnh mẽ từ trong Lời Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng, qua những lẽ thật này, bạn sẽ được lớn lên trong mối quan hệ với Chúa và với mọi người.
Ngày nay, một trong những yêu cầu lớn lao nhất trên thế giới là các Cơ Đốc Nhân phải biết làm thế nào để trở nên điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi và tạo dựng họ nhằm hoàn thành mục đích của Ngài. Chúng ta là những chiến sĩ của Đức Chúa Trời, những lực sĩ nổi danh, và là những nông dân gieo Lời Đức Chúa Trời và gặt hái. Khi chúng ta làm trọn những vai trò này trong thế giới của chúng ta, chúng ta không chỉ thấy những thay đổi lớn lao trong đời sống nhiều người quanh chúng ta, mà còn thấy sự thay đổi lớn lao trong chính chúng ta. Mục sư Paul sẽ giúp bạn hoàn tất những điều này khi bạn đọc và ứng dụng sứ điệp của cuốn sách này.
Trải qua nhiều năm, Paul và Soddy Chase đã cống hiến đời sống họ cho những người dân ở quần đảo Philippine và cho thế giới. Họ là những tôi tớ trung thành của Chúa, là những người đã vượt qua những thách thức lớn lao và đã đứng vững vì Phúc Âm của Jesus Christ. Tôi rất tự hào vì biết họ và dự phần trong chức vụ họ. Tôi cầu nguyện để khi đọc những trang sau đây, bạn sẽ mở lòng ra với họ và với Chúa. Do đó, hãy sẵn sàng. Có thể đây là biến cố làm thay đổi cuộc đời bạn khi đọc cuốn sách Chiến Sĩ, Lực Sĩ Và Nông Dân.
CASEY TREAT
Mục sư của Christian F CHIẾN SĨ,
LỰC SĨ,
NÔNG DÂN
Nguyên Tác
The Soldier, The Athlete, The Farmer
by Paul Chase
(Tất cả phần Kinh Thánh Tân Ước được trích từ Bản Kinh Thánh Tân Ước Việt Ngữ, BẢN DỊCH MỚI)
NỘI DUNG
Lời Kính Tặng
Lời Cảm Ơn
Lời Giới Thiệu
PHẦN I – CHIẾN SĨ
Thái Độ của Người Chiến Sĩ
Bạn Có Ăn Mặc Hở Hang Không?
Trận Chiến Thuộc Linh Bắt Đầu Ngay Trong Tâm Trí
Vũ Khí Của Cuộc Chiến Thuộc Linh
Vũ Khí Của Satan
Có Một Mục Đích Để Bạn Hoàn Thành
PHẦN II – LỰC SĨ
7. Tầm Quan Trọng Của Thân Thể
8. Thái Độ Người Lực Sĩ
9. Cuộc Đua Đã Tổ Chức Sẵn
10. Có Niềm Vui Trong Cuộc Đua
PHẦN III – NÔNG DÂN
11. Thời và Kỳ
12. Cày Cấy, Gieo Trồng, Thu Hoạch
13. Cái Nhìn Của Người Nông Dân
14. Bạn Là Hạt Giống Của Đức Chúa Trời
15. Đức Tin Để Thu Hoạch
Lời Kính Tặng
Chúa đã rót sứ điệp này vào lòng tôi vào một buổi chiều đang khi tôi đang giúp đỡ cho một người. Vì thế tôi xin kính dâng cuốn sách này cho Tác Giả thật của nó:
Lạy Chúa Jesus, con cầu nguyện những lời trong sách này là Lời của Ngài. Cảm ơn Ngài vì đã giúp con giảng và viết những điều mà tự con không làm nỗi.
Tôi cũng kính tặng cuốn sách này cho bốn người yêu quý nhất trong đời tôi: Shoddy, vợ tôi, và các con của tôi, Brittany, Ryyan, và Steven. Tất cả họ đã mang lại niềm vui cho cuộc đời tôi.
Shoddy, anh cảm ơn em về tình yêu và đức tin của em cùng với sự khích lệ và lòng chân thành của em dành cho anh.
Anh cảm ơn mẹ con em không chỉ giúp anh trưởng thành trong đời sống của một chiến sĩ, lực sĩ và nông dân mà còn giúp anh trở thành một người chồng, người cha, người hầu việc Chúa như Ngài đã kêu gọi anh.
Anh yêu em.
Lời Cảm Ơn
Phải mất nhiều thời gian và công khó để chuẩn bị và hoàn tất cuốn sách này. Chỉ có tên tôi xuất hiện ở trang bìa nhưng đã có nhiều người cùng có trách nhiệm cho việc hoàn tất cuốn sách.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn Julie Powers rất nhiều vì đã dành nhiều thì giờ đánh máy và ghi băng cho sứ điệp này. Từ khi khởi đầu công việc này thì cô đã tham gia vào rồi. Thậm chí cô còn làm hỏng một máy ghi âm nữa!
Xin cảm ơn Kathy Coper, cô thật là một phước hạnh cho tôi. Ngoài việc trông nom văn phòng của chúng tôi, cô đã để nhiều thì giờ đọc, sắp xếp bản thảo, sửa bản in thử và thực hiện những cú điện thoại cần thiết để công việc trôi chảy.
Xin cảm ơn Andrell Stevens, người đã đóng góp nhiều cho cuốn sách này. Anh đã để nó vào trong lòng và cho phép nó trở thành một phần của anh. Trong suốt quá trình sắp xếp cuốn sách này, anh là một niềm vui và sự khích lệ cho tôi.
Cuối cùng, xin cảm ơn Fernando và Karen Marchatelli. Quí vị thật là những người bạn đáng yêu. Lần đầu tiên khi nghe giảng về sứ điệp này, hai bạn đã khích lệ tôi in nó ra và các bạn đã hậu thuẫn chúng tôi để quyển sách này được ra đời. Nguyện hết thảy những ai đọc sách này và nhận được ích lợi từ sứ điệp của nó sẽ gặt hái nhiều điều trong đời sống mình.
Lời Giới Thiệu
Trong vài năm qua, chúng ta đã thấy có nhiều sự dạy dỗ về trận chiến thuộc linh và cùng lúc nó được nhiều người vừa đón nhận vừa chống đối. Một số người nói sự dạy dỗ về trận chiến thuộc linh là quá khích và dư thừa. Còn những người khác thì tuyên bố, “Đây rồi. Đây là điều chúng ta đã chờ đợi bấy lâu. Đây là sứ điệp sẽ mang lại sự tái lâm của Jesus”.
Tuy nhiên, chỉ có một sứ điệp mà trở thành công cụ mở đường cho Chúa tái lâm. Sứ điệp đó là Phúc Âm.
Đối với nhiều Cơ Đốc Nhân, trước đây khi chưa được lập nền trong Lời Đức Chúa Trời, thì họ thường đổ lỗi mọi sự cho Đức Chúa Trời. Còn bây giờ khi đã được dạy dỗ nhiều về Lời Chúa, nhiều người trong số chúng ta lại quay sang đổ lỗi mọi sự cho ma quỷ, vì nếu không phải là ma quỷ thì họ đổ lỗi cho ai về những rắc rối trong đời sống họ?
Nếu chúng ta không thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời cũng không thể đổ lỗi cho ma quỷ thì chúng ta phải là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì đang xảy ra cho đời sống mình. Nhưng hầu hết mọi người không muốn nhận trách nhiệm đó.
Chiến trận thuộc linh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, chúng ta phải nhìn vào Lời Đức Chúa Trời để hiểu cục diện đích thực của nó. Hơn nữa, chúng ta phải biết sự tranh chiến xảy ra ở những lĩnh vực nào: lĩnh vực tâm linh, lĩnh vực hồn và lĩnh vực thể xác.
Nếu chúng ta không học cách xử lý tâm trí, xác thịt và ma quỷ thì chúng ta chẳng bao giờ tăng trưởng trong Chúa. Và mục đích của sách này là giúp bạn tăng trưởng và tiến triển đời sống tâm linh.
“Chiến Sĩ, Lực Sĩ Và Nông Dân” là sách bàn về một đời sống bước đi với Chúa và kết quả trong Nước Đức Chúa Trời. Lấy khúc Kinh Thánh II Tim 2:1-7 làm cơ sở, sách này sẽ dạy bạn phương cách xử lý tâm trí, xác thịt, thế gian và ma quỷ.
Khi bạn học cách để sống như một người chiến sĩ, lực sĩ, và nông dân thì bạn mới có thể công bố như Phao Lô, “Ta đã chiến đấu anh dũng trong trận mạc, đã hoàn tất cuộc chạy đua và giữ vững đức tin.” Nhưng bằng cách nào? Bằng cách sống như một người chiến sĩ, lực sĩ và nông dân.
Lời Tựa
Hiểu biết Lời Đức Chúa Trời là hiểu biết ý tưởng Đức Chúa Trời. Khi ta biết tư tưởng của Đức Chúa Trời về đời sống mà Ngài đã kêu gọi ta sống, thì ta có thể kinh nghiệm ý chỉ toàn hảo của Ngài dành cho chúng ta.
Paul Chase đã có sự sâu sắc, ân tứ, và kinh nghiệm để chia sẻ ý tưởng của Đức Chúa Trời với chúng ta. Trong sứ điệp này, Paul đã chia sẻ những lẽ thật mạnh mẽ từ trong Lời Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng, qua những lẽ thật này, bạn sẽ được lớn lên trong mối quan hệ với Chúa và với mọi người.
Ngày nay, một trong những yêu cầu lớn lao nhất trên thế giới là các Cơ Đốc Nhân phải biết làm thế nào để trở nên điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi và tạo dựng họ nhằm hoàn thành mục đích của Ngài. Chúng ta là những chiến sĩ của Đức Chúa Trời, những lực sĩ nổi danh, và là những nông dân gieo Lời Đức Chúa Trời và gặt hái. Khi chúng ta làm trọn những vai trò này trong thế giới của chúng ta, chúng ta không chỉ thấy những thay đổi lớn lao trong đời sống nhiều người quanh chúng ta, mà còn thấy sự thay đổi lớn lao trong chính chúng ta. Mục sư Paul sẽ giúp bạn hoàn tất những điều này khi bạn đọc và ứng dụng sứ điệp của cuốn sách này.
Trải qua nhiều năm, Paul và Soddy Chase đã cống hiến đời sống họ cho những người dân ở quần đảo Philippine và cho thế giới. Họ là những tôi tớ trung thành của Chúa, là những người đã vượt qua những thách thức lớn lao và đã đứng vững vì Phúc Âm của Jesus Christ. Tôi rất tự hào vì biết họ và dự phần trong chức vụ họ. Tôi cầu nguyện để khi đọc những trang sau đây, bạn sẽ mở lòng ra với họ và với Chúa. Do đó, hãy sẵn sàng. Có thể đây là biến cố làm thay đổi cuộc đời bạn khi đọc cuốn sách Chiến Sĩ, Lực Sĩ Và Nông Dân.
CASEY TREAT
Mục sư của Christian Faith Center
Seattle, Washington.
Lời Tựa
Paul Chase đã trung tín hầu việc Chúa Hội Thánh địa phương trước khi ông bước vào lĩnh vực truyền giáo. Đời sống cá nhân và gia đình ông đã bày tỏ tình yêu của ông dành cho Chúa Jesus. Khi chúng tôi nhìn thấy Paul và Shoddy, vợ ông, đã thành công trong công việc phát triển chức vụ ở Philippine và lan sang Đông Nam Á, thì sự trung tín của họ đã gây ấn tượng cho chúng tôi hơn bất cứ điều gì khác.
Tất cả chúng ta đều có liên quan đến người chiến sĩ, lực sĩ và nông dân. Chúng ta cần học những nguyên tắc quan trọng ở mỗi loại người này. Qua cuốn sách được viết bằng chính kinh nghiệm sống, bạn sẽ được cảm động và dạy dỗ.
Bill Joe Daugherty
Mục sư của Victory Christian Center
Tulsa, Oklahoma. aith Center
Seattle, Washington.
Lời Tựa
Paul Chase đã trung tín hầu việc Chúa Hội Thánh địa phương trước khi ông bước vào lĩnh vực truyền giáo. Đời sống cá nhân và gia đình ông đã bày tỏ tình yêu của ông dành cho Chúa Jesus. Khi chúng tôi nhìn thấy Paul và Shoddy, vợ ông, đã thành công trong công việc phát triển chức vụ ở Philippine và lan sang Đông Nam Á, thì sự trung tín của họ đã gây ấn tượng cho chúng tôi hơn bất cứ điều gì khác.
Tất cả chúng ta đều có liên quan đến người chiến sĩ, lực sĩ và nông dân. Chúng ta cần học những nguyên tắc quan trọng ở mỗi loại người này. Qua cuốn sách được viết bằng chính kinh nghiệm sống, bạn sẽ được cảm động và dạy dỗ.
Bill Joe Daugherty
Mục sư của Victory Christian Center
Tulsa, Oklahoma.
PHẦN I
CHIẾN SĨ
Chiến Sĩ : Người Làm Việc Vì Một Chính Nghĩa Rõ Ràng
THÁI ĐỘ NGƯỜI CHIẾN SĨ
II TIMÔTHÊ 2:1-7
1. Vậy, con ta ơi, con hãy nhờ ân sủng của Đức Cơ Đốc Giê-su làm cho mình mạnh mẽ.
2. Những điều con đã nghe ta dạy trước nhiều nhân chứng, hãy truyền cho những người trung tín, có khả năng huấn luyện người khác.
3. Hãy dự phần chịu đựng gian khổ như một người lính giỏi của Đức Cơ Đốc Giê-su.
4. Không ai nhập ngũ rồi lại còn vướng víu với đời sống dân sự nữa, chỉ lo làm hài lòng người chiêu mộ mình.
5. Cũng thế, lực sĩ nào tranh tài, phải tranh tài đúng thể lệ mới được thưởng mão hoa chiến thắng.
6. Người nông phu làm ruộng khó nhọc thì phải được hưởng hoa lợi trước nhất.
7. Hãy suy nghiệm lời ta nói, vì Chúa sẽ ban cho con trí sáng suốt hiểu thấu mọi sự.
Trải qua nhiều năm, chúng ta đã nghe và đọc nhiều về chiến trận thuộc linh. Là những người rao giảng, chúng ta đã nhấn mạnh rằng tất cả con cái Chúa đều là những người lính trong đạo quân của Chúa, và thật đúng như vậy. Tuy nhiên, trong lá thư của Phao Lô gửi Timôthê, ông đã nêu ra ba loại người làm gương mẫu cho chúng ta noi theo và phải sống như vậy. Đó là người chiến sĩ, lực sĩ và nông dân.
Phao Lô nói rõ là chúng ta làm người chiến sĩ thôi thì chưa đủ, hoặc là lực sĩ thì cũng chưa đủ. Chúng ta còn phải sống như người nông dân nữa.
Người chiến sĩ, lực sĩ, và nông dân đều có những đặc tính riêng biệt, có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Điểm mạnh của người này sẽ bù đắp cho điểm yếu của hai người kia. Đức Chúa Trời đã vẽ ra cho chúng ta ba hình ảnh minh họa sống động để khiến chúng ta dễ dàng hiểu được Ngài muốn chúng ta sống như thế nào.
Trong II Timôthê 4:7, Phao Lô nói rằng: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin”. Trong câu này, Phao Lô đã cho chúng ta thấy, là một “người lính”, ông “đã đánh trận tốt lành”, là một “lực sĩ”, ông “đã xong sự chạy”, và là “một người nông dân”, ông “đã giữ được đức tin” nơi Chúa.
Đặc tính và phẩm chất của người lính, người lực sĩ và người nông dân có liên quan trực tiếp đến linh, hồn và thân thể của một con người. Khi chúng ta nghiên cứu nhân cách của ba loại người này, chúng ta sẽ học biết cách để hành động trên Lời Đức Chúa Trời và vâng lời Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Người chiến sĩ, lực sĩ và nông dân đã bày tỏ cách mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta xử lý với thế gian, xác thịt, ma quỷ và tâm trí chúng ta.
Trong cuốn sách này, tôi chọn người lính làm một gương mẫu về cách đối phó với hồn của các bạn. Đó chính là lý trí, ý chí và tình cảm của bạn. Bạn bước theo xác thịt hay bước theo Thánh Linh, sẽ xác định tính cách loại người của bạn là gì. Chăm về xác thịt sẽ sanh ra sự chết và sự hủy diệt nhưng chăm về Thánh linh, sẽ sinh ra sự sống và bình an. (Rôma 8:6).
Tất cả những ảnh hưởng bên ngoài xảy đến hoặc là để làm mạnh mẽ và củng cố hồn chúng ta, hoặc là để tranh chiến và làm suy yếu hồn chúng ta. Hồn của bạn phải được kỷ luật qua sự rèn luyện để phát triển tánh tự kiềm chế, bởi vì chính trong hồn là nơi bạn đưa ra những quyết định. Do đó, hồn của bạn phải được kỷ luật.
Cũng như người lính phải được kỷ luật tuân theo mệnh lệnh và vâng phục cấp trên thì chúng ta cũng phải kỷ luật hồn mình được vâng theo tiếng nói của tâm linh chúng ta.
Thái Độ Người Chiến Sĩ
Thái độ là cách hành động, suy nghĩ hay cảm nhận. Thái độ của một người là tính khí của người đó. Thái độ của người lính định rõ khả năng vâng theo mệnh lệnh cũng như khả năng chịu đựng cuộc chiến cho đến khi giành được thắng lợi. Khi những người lính của Chúa Jesus Christ mặc lấy sự can đảm và mạnh mẽ thì những đặc tính của thái độ chúng ta sẽ là sự vui mừng và bình an.
Thái độ của một người lính giỏi là không sợ hãi, bối rối hay nghi ngờ. Những thái độ trên cho thấy một người lính không biết làm gì hay tuân phục ai. Tuy nhiên, chúng ta đoan chắc về sự chiến thắng của chúng ta và tận hiến cho chính nghĩa của chúng ta , vì biết rằng chúng ta chiến trận từ vị trí đắc thắng, vị trí đồng ngồi với Đấng Christ.
Do đó, sự vui mừng, sự bình an cùng với sự can đảm của chúng ta có được qua sự hiểu biết về công tác đã hoàn tất của Đấng Christ trên thập tự giá. Chúng ta phải biết rằng cuộc chiến của chúng ta chỉ là duy trì sự đắc thắng mà Christ đã giành lấy rồi và nhìn thấy sự đắc thắng đó được thể hiện trong đời sống chúng ta và đời sống người khác.
Là những chiến sĩ của Đức Chúa Trời, mục tiêu của chúng ta phải đặt trên Ngài, trên Lời Ngài và trên Thánh linh của Ngài. Điều nhấn mạnh chủ yếu của chúng ta ấy là phải bước trong sự giao thông với Đức Chúa Trời, hành động trên Lời Đức Chúa Trời và biết vâng phục Đức Thánh linh. Khi chúng ta làm được những điều này, chúng ta sẽ xua đuổi được những công việc của sự tối tăm. Một khi đã mặc áo giáp sáng láng, chúng ta mới đứng vững chống lại mọi sự tấn công từ kẻ thù.
Hãy Cảnh Tỉnh
Cảnh tỉnh về ảnh hưởng và quyền lực của ma quỷ, và biết cách ứng phó khi nó tấn công, song đồng thời cũng không bị ám ảnh bởi ma quỷ. Một mặt bạn không thể đi lòng vòng để tìm kiếm ma quỷ dưới những tảng đá hay sau những gốc cây, nhưng mặt khác bạn cũng sợ phải đối phó với một sự tấn công của kẻ thù khi bạn gặp phải. Bỏ qua sự tấn công của kẻ thù, cho rằng nó không có, điều đó không phải là đức tin. Đó là thái độ khinh suất và dại dột.
Là một người lính, chúng ta cần phải chăm chú, lưu tâm và có tâm trí tỉnh táo. Có lẽ bạn đang bước đi trong sự đắc thắng, hưởng được sự đắc thắng của bạn trong Christ, nhưng có vô số người không hưởngï điều đó. Có nhiều người đã bị sự sợ hãi và sự áp chế trói buộc, và tâm tư của họ đã bị thần của thế gian này làm cho mù lòa. Cần có người công bố lẽ thật rằng Đấng Christ đã buông tha cho họ được tự do và sau đó phải dạy họ cách duy trì sự tự do đó trong đời sống. Người đó chính là bạn.
Bạn Hiện ở Trong Quân Đội Của Đức Chúa Trời
Sinh hoạt trong quân đội rất khác với sinh hoạt dân sự. Mặc dù tôi chưa hề ở trong quân đội nhưng ba tôi đã phục vụ trong không quân suốt 24 năm. Trong suốt 13 năm đầu của cuộc đời, tôi được nuôi dưỡng trong những căn cứ không quân ở khắp thế giới.
Trong quân ngũ, người lính rất hiểu ý nghĩa của uy quyền, sự tuân lệnh và kỷ luật. Uy quyền, sự tuân lệnh và kỷ luật trở thành nếp sống của người lính. Khi một người lính nhận được mệnh lệnh, nếu anh ta là một người lính tốt, anh ra sẽ làm ngay điều mà người ta bảo, cho dù anh ta không muốn làm điều đó.
Khi một viên tướng bảo một trung sĩ làm một nhiệm vụ nào đó thì người lính không thể nói “Ồ, thưa chỉ huy, tôi nghĩ là hôm nay tôi không có thì giờ làm điều đó”, hoặc “Thưa chỉ huy, có lẽ ngày mai tôi sẽ làm điều đó”. Không, viên trung sĩ phải nói “Tuân lịnh”. Tại sao vậy? Bởi vì trong quân đội có cấp bậc, uy quyền và mệnh lệnh. Là một người lính, bạn phải phục tùng uy quyền vì cớ bạn đang chịu sự điều khiển.
Những người lính được gọi là “G.I”, có nghĩa là “thuộc về chính phủ”. Nếu bạn là một “G.I.”, thì bạn ăn gì, mặc gì, sống ở đâu đều tùy thuộc vào chính phủ. Khi đề cập đến việc nghỉ hưu hoặc mãn hạn quân dịch thì phòng tổ chức trong quân đội gọi đó là “giải ngũ”. Trong khi bạn còn tại ngũ, bạn phải chấp nhận sự thật không đổi này: Bạn thuộc về người khác. Bạn đang ở dưới quyền cấp chỉ huy của bạn.
Bạn Thuộc Về Người Khác!
Là một người lính của Đức Chúa Trời, bạn cũng được gọi là một G.I. ; “Một công cụ của Đức Chúa Trời!” và có một chân lý quan trọng hơn mà bạn phải hiểu, không được quên. Chân lý này tác động và điều khiển mọi thái độ và hành động trong mọi lĩnh vực của đời sống bạn. Chân lý đó là: Bạn là công cụ của Đức Chúa Trời, do đó, bạn không còn thuộc về chính mình nữa. Bạn thuộc về người khác.
I Côrinhtô 6:19-20 chép rằng: “Anh chị em không biết rằng thân thể mình là đến thờ của Đức Thánh Linh đang ở trong anh chị em, là Đấng anh chị em đã nhận từ Đức Chúa Trời sao? Anh chị em cũng không còn thuộc về chính mình nữa. Vì anh chị em đã được mua bằng một giá rất cao. Vậy hãy lấy thân thể mình mà tôn vinh Đức Chúa Trời”.
Trong quân ngũ, bạn đã mất quyền độc lập về chính đời sống mình. Bạn phải ý thức và vâng lời một cách kính cẩn người có quyền trên bạn. Trong quân đội của Đức Chúa Trời, bạn không có quyền nói: “Lạy Đức Thánh Linh, con không muốn làm điều đó mà con sẽ làm điều này”. Bạn đã thuộc về Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã trả giá cho bạn bằng chính huyết của Con Ngài. Không những Đức Chúa Trời đã “mua” mà Ngài còn cung cấp cho bạn tất cả những gì bạn cần. Mọi ân tứ và sự kêu gọi trên đời sống bạn đều đến từ Đức Chúa Trời. Bạn không có quyền lựa chọn sự kêu gọi của mình cũng như không có quyền lựa chọn thứ bậc và chức vụ trong công việc Chúa. Đức Chúa Trời quyết định điều đó.
Do đó, vì bạn là tài sản đã được chuộc, được Đức Chúa Trời kêu gọi để làm vinh hiển danh của Ngài, bạn phải hoàn thành sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống bạn bằng cách đầu phục để vâng theo Đức Chúa Trời.
Trong thân thể của Christ, chúng ta thường nghe nói về sự đầu phục và uy quyền. Nhưng khi Đức Thánh Linh bảo chúng ta rằng “Ta muốn con làm điều này” thì chúng ta đáp “Có lẽ ngày mai con sẽ làm”. Khi Thánh Linh phán “Thứ bảy này, ta muốn con đi…” thì chúng ta đáp: “Thứ bảy à? Nhưng lạy Chúa, thứ bảy này con sẽ đi biển với bạn con!”. Đó không phải là cách đáp lời của một người lính giỏi.
Trong quân đội, ước muốn và sở thích cá nhân của bạn không quan trọng. Họ không hỏi thử bạn có thích màu xanh lá cây không. Họ không cần phải xem thử bạn thích kiểu tóc gì. Và họ cũng không cần phải biết bạn thích loại giày nào. Khi người ta bảo bạn phải làm gì, đi đâu, mặc gì thì người ta chỉ muốn bạn phải vâng lời.
Trong quân đội, khi một lệnh được ban ra, thì người lính phải đứng nghiêm và nói “Tuân lịnh”. Nhưng trong Thân Thể của Christ, nhiều Cơ Đốc Nhân cố gạt qua một bên những gì mà Thánh Linh ra lệnh cho họ. Nhiều khi chúng ta còn cố làm cho Ngài thay đổi ý định để dễ dàng cho chúng ta hơn.
Vâng Theo Kỷ Luật
Trong quân đội thì người lính phải biết vâng lời ngay tức khắc. Nhưng thường thì sự vâng lời Thánh Linh của chúng ta dựa trên sự có lợi cho chúng ta hơn là sự đầu phục Ngài. Chúng ta thiếu kỷ luật.
Tôi thường nghe nhiều Cơ Đốc Nhân phàn nàn về đời sống thuộc linh của họ trở nên khô hạn. Họ cảm biết sự trống rỗng trong đời sống họ, nhưng họ lại không sẵn lòng làm những gì cần thiết để bước vào trong sự đầy đủ về những điều Đức Chúa Trời dành cho họ. Vấn đề nằm ở chỗ là họ thiếu tính kỷ luật.
Kỷ luật không phải là mục tiêu mà con người nhắm tới, nhưng không có kỷ luật thì không đạt được mục tiêu nào cả.
Tự điển định nghĩa kỷ luật là một sự rèn luyện nhằm phát triển tính tiết độ và tính hiệu quả. Đó là một sự kiểm soát nghiêm ngặt để duy trì sự vâng lời. Kỷ luật rất cần thiết trong lĩnh vực tư tưởng và cảm xúc, vì đây là nơi định rõ hành động và thái độ của chúng ta.
Một môn đồ là đệ tử có kỷ luật. Do đó, một môn đồ của Đức Chúa Jesus là người để cho Lời Đức Chúa Trời và Thánh Linh Đức Chúa Trời rèn luyện cách sống của mình. Bạn phải xác định rằng bạn sẽ phải trả giá để áp dụng Lời Đức Chúa Trời và vâng phục Thánh Linh của Đức Chúa Trời trong mọi lĩnh vực của đời sống bạn.
Lẽ thật mà bạn biết là lẽ thật làm cho bạn được tự do. Và không có cách nào để thực sự biết được lẽ thật trừ khi bạn cứ ở trong lẽ thật. Và bạn không thể nào cứ ở trong lẽ thật – nghe và làm theo lẽ thật mà lại không có kỷ luật.
Nếu bạn không phát triển được thái độ kỷ luật của một người lính nhằm vâng phục bất cứ điều gì Đức Chúa Trời ra lịnh cho bạn thì bạn sẽ sống một cuộc đời thất bại, và chẳng bao giờ bước vào trong ý chỉ trọn vẹn của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời bạn.
Một trong những phẩm hạnh cốt yếu của người chiến sĩ là sự kỷ luật.
Làm Hài Lòng Người Chiêu Mộ
Kỷ luật của quân đội là sự bắt buộc, trái lại trong khi kỷ luật của Cơ Đốc Giáo lại là sự lựa chọn. Chúng ta phải quyết định để trở nên người có kỷ luật trong tâm linh, tâm hồn và thân thể để làm đẹp lòng Đấng mà chúng ta được kêu gọi để phục vụ.
Trong Luca 9:23, Chúa Jesus phán “Nếu ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, hằng ngày vác thập tự giá mình và theo Ta”. Vác thập tự giá và trở nên người theo Chúa có kỷ luật là điều mà bạn phải quyết định hằng ngày. Và đó là quyết định được thúc đẩy bởi tình yêu của bạn dành cho Chúa Jesus Christ.
“Không ai nhập ngũ rồi lại còn vướng víu với đời sống dân sự nữa, chỉ lo làm hài lòng người chiêu mộ mình.” (II Tim 2:4). Bạn có thể nói: “Từ từ một chút! Tôi đâu có được chiêu mộ đâu”. Bạn có đấy. Khi bạn tái sanh là bạn đã được chiêu mộ vào trong quân đội của Chúa. Khi bạn gia nhập vào Thân Thể của Christ thì bạn đã trở thành một người lính. Có thể bạn chưa phải là một người lính giỏi hoặc có lẽ là một người lính nhiều nan đề nhưng dù sao bạn cũng đã là một người lính.
Người Lính Không Nhận Lời Đề Nghị Mà Nhận Mệnh Lệnh!
Trong Cựu ước, Đức Chúa Trời không ban cho dân sự của Ngài 10 điều đề nghị nhưng Ngài ban cho họ 10 điều răn. Trong Tân ước, Chúa Jesus không nói: “Ta đề nghị với các ngươi như thế này. Nếu các ngươi cảm thấy thích, và nếu các ngươi có thời gian thì xin các ngươi hãy nghĩ đến việc thương yêu lẫn nhau, còn nếu các ngươi không thể yêu nhau được thì ít ra cũng phải cố mến nhau chứ?”.
Không, Chúa Jesus phán “Bây giờ Ta truyền cho các con một điều răn mới: ‘Các con hãy yêu thương nhau. Ta đã yêu thương các con thể nào các con cũng hãy yêu nhau thể ấy.” (Giăng 13:34). Chúa Jesus không đề nghị rằng chúng ta phải yêu nhau, Ngài cho chúng ta một mệnh lệnh là phải yêu thương lẫn nhau và Ngài mong muốn chúng ta phải vâng lời.
Nhiều Người Đang Chờ Bạn Vâng Phục
Cách đây vài năm, tôi có gửi một trong những đoàn mục sư của chúng tôi đi hướng dẫn những chiến dịch bố đạo ở quần đảo Philippine. Sau nhiều tuần chiến dịch và những giờ làm việc mệt nhọc, vào buổi tối trước khi đoàn truyền giáo trở về, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã giục giã tôi mạnh mẽ. Ngài phán rằng tối mai chúng tôi phải đến một căn cứ quân sự để tổ chức một chiến dịch rao giảng Phúc Âm.
Ngày hôm đó, khi đoàn truyền giáo trở về, tôi bảo họ: “Tối mai, chúng ta sẽ tổ chức một chiến dịch giảng Phúc Âm ở căn cứ quân đội đó.” Họ nói: “Anh Paul à, chúng ta không thể đi được. Sau nhiều tuần ra đi và giảng dạy, chúng ta đã mệt mỏi quá rồi. Nước độc đã làm chúng tôi ngã bệnh. Chúng tôi muốn thăm vợ con và gia đình. Chúng tôi không thể đi được.” Tôi nói với họ: “Tôi không yêu cầu quí vị – Tôi đang bảo với quý vị – Đức Thánh Linh không yêu cầu tôi – Ngài bảo tôi phải đi.”
Không phải là tôi láo xược quá, cũng không phải là tôi muốn làm chủ đoàn truyền giáo này. Nhưng tôi đã nhận một mạng lệnh rõ ràng và trực tiếp từ Chúa. Do đó, là người phục tùng mệnh lệnh, tôi phải phát lệnh của Ngài ra.
Tối hôm sau, chúng tôi đi đến căn cứ quân sự đó, và chiếu bộ phim “Chúa Jesus”. Gần cuối bộ phim, trong cảnh Chúa Jesus đang bị treo trên thập tự, tôi bảo họ cho cảnh đó đứng lại trên màn hình.
Với hình ảnh Chúa Jesus đang bị treo, bị đánh đập và đổ huyết trên thập tự trước mặt họ, tôi đã bước lên bục trước màn hình và nói “Chính các bạn đã làm những điều này cho Ngài”.
Sự sợ hãi cố bao phủ tôi. Tôi nghĩ “những người lính sẽ bắn tôi.”
Nhưng tôi vẫn nói tiếp “Vì sao Ngài bị treo lên đó? Vì sao Ngài bị đóng đinh? Vì sao Ngài đổ huyết? Ngài đã bị những điều ấy vì cớ bạn, vì Ngài yêu các bạn.”
Sự cáo trách tội lỗi đã lan khắp cử tọa. Những người lính bước lên phía trước mang trong người đầy súng ống và vũ khí. Họ quỳ xuống, cầu nguyện khẩn thiết để ăn năn với Đức Chúa Trời và chúng tôi dẫn họ đến với Chúa.
Một tuần sau, tôi nhận được cú điện thoại nói rằng có một cuộc phục kích ở tỉnh Banga. Quân đội đã gửi hai xe nhà binh chờ đầy lính tiến vào khu phục kích mà không biết là bị mắc bẫy. Hai mươi ba người lính đã bị chết. Tất cả những người lính đó đã dự buổi nhóm của chúng tôi vào tuần trước.
Tại buổi giảng Phúc Âm hôm đó, tôi nói với những người lính ấy rằng: “Các bạn không biết mình sẽ sống bao lâu nữa.” Thánh Linh của Đức Chúa Trời không nói với tôi rằng họ sẽ chết nhưng tôi cảm thấy một sự thúc giục trong lòng. Người ta cho rằng những người lính Philippine này đã chết, nhưng tôi biết rằng khi tôi gặp họ ở thiên đàng, họ sẽ chạy đến và nói với tôi rằng: “Anh Paul à, cảm ơn anh. Vì anh đã vâng lời Chúa nên chúng tôi mới có mặt ở đây được.”
Bạn có thể nào tưởng tượng được nỗi vui mừng của đoàn truyền giáo chúng tôi vì đã vâng Lời Chúa và tổ chức buổi truyền giảng ở căn cứ quân sự đó mặc dù rất mệt mỏi không? Khi Đức Chúa Trời bảo bạn làm một điều gì đó. HÃY VÂNG LỜI NGÀI! Nếu chúng tôi không vâng lời Ngài để đi đến căn cứ quân sự đó thì linh hồn của hai mươi ba người lính đó sẽ xuống địa ngục, và huyết của họ sẽ đòi ở nơi tay của chúng tôi! Bạn không biết được rằng sự vâng lời của bạn sẽ thực hiện điều gì đó trong đời sống của người khác.
Đừng Chiến Đấu Với Con Người
Bạn là người lính, nhưng bạn đang đánh trận với ai? Trong Ê-phê-sô 6:12 có nói: “Vì chúng ta chiến đấu không phải chống với loài người, nhưng chống với những giới thống trị, những uy quyền và những bậc quyền thế của thế giới tối tăm cùng những thần linh gian ác trên các tầng trời”.
Sứ đồ Phao Lô đang muốn nói với chúng ta điều gì? Ông muốn chúng ta hiểu rằng con người không phải là kẻ thù của chúng ta – kẻ thù chính là Satan. Nhưng nếu bạn hướng sự chú ý vào những hành động của con người, bạn sẽ đánh trận với con người.
Ma quỷ sẽ dấy lên những tình huống để tạo ra sự xung đột, khiến bạn hướng mục tiêu đánh trận của bạn vào con người. Một khi bạn đã trật mục tiêu, thì những giác quan thuộc linh của bạn trở nên lu mờ và mối thông công thông suốt của bạn bị ngẽn lại. Và khi mục tiêu đã sai lầm, bạn sẽ không giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được. Ma quỷ làm cho bạn lệch hướng, thay vì xử lý nguồn gốc thật sự của vấn đề, bạn lại tìm cách đối phó với con người.
Có thể nào bạn lại có xung đột, cay đắng, giận dữ, ganh tỵ, hay không tha thứ với chiếc xe, cái nhà hay con chó của bạn không? Không. Chỉ khi bạn đối phó với con người, mới làm cho những thái độ như thế chẳng bao giờ xuất hiện. Vậy giải pháp cho vấn đề là gì? Bạn có nên trốn chạy không? Không! Bạn cần phải thay đổi mục tiêu.
Ma quỷ muốn lừa dối bạn vào lối suy nghĩ cho rằng con người ta là vấn đề của bạn. Bạn hãy nhớ rằng: Bạn đánh trận không phải với con người nhưng bạn đánh trận với các chủ quyền và các thế lực.
Khi bạn nghĩ rằng con người (như cha mẹ, anh em, họ hàng, giám đốc hay người hàng xóm) là nan đề của bạn thì bạn đã mở cửa để bị tổn thương.
Khi có định kiến rằng con người là nan đề của bạn, thì bạn trở nên phẫn uất, cay đắng, khó thân thiện và khó nhận khuyên bảo. Và rồi những điều này lại đem đến sự đố kỵ và xung đột. Gia cơ 3:16 chép rằng: “Nơi nào có ganh ghét, tranh cạnh thì chỉ có rối loạn và đủ mọi hành động bất lương.” Đã bao nhiêu lần chúng ta đã đi đến một tình trạng lộn xộn mà nếu chúng ta biết giải quyết nguồn gốc của vấn đề là ma quỷ chứ không phải là con người, thì đã tránh được những vụ lộn xộn đó? Cảm tạ Đức Chúa Trời vì thương xót của Ngài.
Bởi nhiễm thói quen theo tự nhiên là đánh trận với con người nên chúng ta làm giảm khả năng để giải quyết hiệu quả trong nhiều tình huống. Không hiểu biết về cách hành động của Satan khiến chúng ta đánh trận với xác thịt. Những vấn đề thường xuyên trong đời sống của chúng ta sẽ chẳng bao giờ thay đổi cho đến khi nào chúng ta giải quyết những điều đó trong Thánh Linh. Đối phó với những vấn đề của chúng ta không có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn giáp mặt với những gì thấy được. Sự thật, nhiều khi những việc làm hiệu quả nhất của chúng ta nằm đằng sau sự cầu nguyện.
Ma Quỷ Là Kẻ Thù Của Bạn!
Trong II Côrinhtô 2:11, Phao Lô cho chúng ta biết rằng ma quỷ sẽ thắng chúng ta nếu chúng ta thiếu hiểu biết về những quỷ mưu của nó. Ma quỷ sẽ lợi dụng sự dại dột của chúng ta, vì nó không có quyền giáp mặt công khai với chúng ta. Nó biết chúng ta là ai: Là những con trai và con gái của Đức Chúa Trời.
Do đó, ma quỷ đến với chúng ta bằng sự ngụy trang, núp sau sự dụ dỗ và giả dối. Ma quỷ dùng sự sợ hãi để đánh trận và đối nghịch lại chúng ta. Nó sẽ không tấn công trực diện với chúng ta, vì khi chúng ta biết rằng đó chính là ma quỷ thì chúng ta sẽ quở trách nó và nó phải trốn chạy.
Gia cơ 4:7 chép rằng: “Vậy hãy đầu phục Đức Chúa Trời nhưng chống lại quỷ vương thì nó sẽ trốn xa anh chị em”. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy ma quỷ là nguồn gốc sự xung đột của chúng ta, thì chúng ta sẽ không chống trả hoặc quở trách nó và nó sẽ được tự do tiếp tục công việc và thắng hơn chúng ta.
I Phierơ 5:8,9 chép: “Hãy tự chủ [nghiêm túc, nghiêm trang] và tỉnh thức [canh chừng hoặc cảnh giác với sự nguy hiểm và rắc rối]. Kẻ thù của anh chị em là ma quỷ như sư tử rống đang rình rập chung quanh để tìm xem người nào nó có thể ăn nuốt được. Hãy chống cự nó, đứng vững trong đức tin, vì biết rằng anh chị em khác cũng đang gặp cùng sự khổ nạn trong thế gian”.
Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi cả. Chúng ta đã được đồng ngồi với Christ ở các nơi trên trời, VƯỢT TRÊN tất cả mọi chủ quyền và thế lực (Êphêsô 1:21; 2:6). Do đó, chúng ta không phải đánh trận để giành chiến thắng. Chúng ta đang ở trong một trận chiến đức tin với TƯ THẾ ĐẮC THẮNG nhằm duy trì sự đắc thắng đã thuộc về chúng ta qua Christ Jesus .
Đây chính là nền tảng cho sự can đảm của tôi. Tôi đã được đồng ngồi với Christ ở các nơi trên trời. Tôi đã có được một chỗ ngồi an toàn ngay bên cạnh Vua của tôi, Chúa của tôi, Đấng chăn giữ tôi. Một lần nọ, tôi thấy một tấm nhãn hiệu dán sau xe mà tôi rất thích. Nó diễn tả thái độ của tôi một cách chính xác. Đó là câu “Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi – Không có nan đề nào cả !”.
Là những người lính của Đức Chúa Jesus Christ, chúng ta phải tiết độ, tự chế, thức canh và bước đi trong đức tin. Satan có chiến lược để hủy diệt, chúng ta nhưng chúng ta không phải sợ nó. Chúa Jesus đã tước khí giới của ma quỷ rồi và nộp nó ra tỏ tường giữa thiên hạ (Côlôse 2:15).
Trong thế giới tối tăm, Chúa Jesus đã công khai đánh bại Satan trước các đạo quân của nó. Do đó Satan không có quyền trên chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống như thể là ma quỷ không thực hữu.
Nếu chúng ta không phải đối diện và bị thách thức bởi một kẻ thù có thật thì tại sao có đến hai lần trong Êphêsô 6:11 và câu 13, Phao Lô bảo chúng ta hãy mặc lấy mọi khí giáp của Đức Chúa Trời? Khí giáp của Đức Chúa Trời sẽ che chở và bảo vệ những yếu điểm của chúng ta. Lời Đức Chúa Trời bảo chúng ta rằng ai sinh bởi Đức Chúa Trời thì tự giữ lấy mình, và ma quỷ chẳng làm hại người ấy được (I Giăng 5:18).
Nếu bạn được bao phủ trong Christ và mặc lấy khí giáp của Đức Chúa Trời thì kẻ thù sẽ không hơn bạn được. Nhưng bạn phải tự giữ lấy mình. Đó là trách nhiệm của bạn. Không ai làm điều đó cho bạn.
VŨ KHÍ CỦA SATAN
Bạn có biết rằng Satan luôn bảo vệ những gì thuộc về nó không? Như Đức Chúa Trời có vũ khí và binh giáp của Ngài, thì ma quỷ cũng có vũ khí và binh giáp giả mạo mà nó tin cậy. Và nó tin binh giáp của nó bởi vì nó đã chứng minh rằng vũ khí đó rất hiệu quả.
Tôi biết có một số người cho rằng “Không có đâu! Ma quỷ đã bị đánh bại rồi. Bởi Chúa Jesus Christ, nó đã bị vô hiệu hóa rồi. Nó là một kẻ thù đã bị bắt phục rồi”. Vâng, về mặt pháp luật và địa vị thì đúng như vậy. Nhưng có phải sự thất bại của Satan là điều thực tế trong đời sống của bạn không? Satan bị đánh bại trong đời sống của những ai không nhường chỗ cho nó bằng cách bước đi trong uy quyền của Lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên chỉ nói một cách đơn giản rằng “Ma quỷ đã bị đánh bại” là không có ý nghĩa gì cả trừ khi đời sống của bạn bày tỏ sự thất bại của nó.
Trong Luca 11:21,22 Chúa Jesus phán rằng: “Khi một người mạnh sức cầm khí giới giữ cửa nhà mình thì của cải nó vững vàng. Nhưng có người mạnh hơn đến thắng được, thì cướp lấy khí giới người kia đã nhờ cậy và phân phát sạch của cải”.
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng khí giới mà ma quỷ tin cậy là gì không?
Satan đã trông cậy nơi vũ khí mà nó đã dùng để chống lại con người bởi vì trong quá khức, thứ vũ khí này đã tỏ ra có hiệu quả. Bạn hãy nhìn xem gương những người của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước đã từng bị vấp váp, thậm chí bị sa ngã bởi mưu kế của Satan. Samsôn là người mạnh mẽ nhất, Đavít là người xức dầu nhất, và Salômôn là người đầy tớ khôn ngoan nhất của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. Tuy nhiên mưu kế của ma quỷ đã làm cho từng người một bị sa ngã. Bạn có nghĩ rằng bạn có đủ khả năng để hành động coi như kẻ thù không có thực không? Tôi không nghĩ như vậy. Bạn cần phải hiểu công cụ mà ma quỷ đã dùng để chống lại những người của Đức Chúa Trời để bạn có thể đứng vững trong sự đắc thắng của bạn trong Christ, nếu không bạn sẽ trở nên một nạn nhân khác trong danh sách những người bị ma quỷ đánh bại.
Chẳng hạn, sự ngu dốt là một công cụ sắc bén mà Satan sử dụng. Nó biết rằng nếu con người có thể cứ bị ngu dốt về Lời Đức Chúa Trời, thì dù cho họ có được tái sanh chăng nữa nó cũng có thể phá hoại cuộc đời họ và hủy diệt họ. Đức Chúa Trời phán “dân ta bị diệt vì thiếu hiểu biết…” (Ôsê 4:6). Chắc chắn là Đức Chúa Trời không bao giờ hủy diệt dân Ngài. Sự hủy diệt là công việc của kẻ thù.
Mọi thứ vũ khí hủy diệt mà kẻ thù tin cậy đều là đồ giả mạo và thách thức khí giới mà Đức Chúa Trời đã cung cấp cho dân Ngài. Nếu bạn thật sự để ý đến những sự giả dối này, thì không có gì xảy đến thình lình cho bạn mà không có sự đồng ý của bạn cả. Còn nếu bạn nhường chỗ cho nó trong đời sống của bạn thì nó sẽ trở thành những đồn lũy của bạn.
Thật vậy, bạn chính là người tiếp tay của những ảnh hưởng trong đời sống bạn. Bạn đã ngầm phá hoại đời sống thll của bạn bởi một tâm trí không được đổi mới, bởi sự tham dục của xác thịt, bởi sự bất tuân Lời Đức Chúa Trời, và để cho kẻ thù có chỗ để gây ảnh hưởng trong đời sống của bạn.
Trong Luca 11:17, Chúa Jesus phán: “… Nước nào tự chia rẽ nhau thì tan hoang, nhà nào tự chia rẽ nhau thì đổ xuống”. Mặc dù khởi đầu, Chúa Jesus nói đến nước của sự tối tăm. Nhưng lẽ thật này cũng áp dụng vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus phán “MỌI NƯỚC”. Bạn có nghĩ rằng sự xung đột lại là vũ khí của ma quỷ không? Vì nó biết rằng sự xung đột sẽ dẫn đến sự hủy diệt!
Nếu trong đời sống bạn có sự xung đột thì bạn đã nhường chỗ cho sự chia rẽ trong đời sống của bạn rồi. Nước nào chia rẽ và chống nghịch nhau thì sẽ sụp đổ. Bạn có nghĩ rằng tại sao Đức Chúa Trời lại đuổi Lucifer khỏi thiên đàng không? Vì Đức Chúa Trời không chịu nhường chỗ cho sự chia rẽ và sự xung đột. Nơi nào có sự ghen tỵ và xung đột thì nơi đó xảy ra mọi điều ác. Điều đó có nghĩa là hệ thống, chức vụ và gia đình của bạn, sẽ sụp đổ nếu ở đó có sự chia rẽ.
Đức Chúa Trời không cho phép sự xung đột. Ngài sẽ xử lý nó rất nặng nề. Nếu bạn sợ xử lý sự xung đột, mà cho phép nó có trong Hội Thánh và chức vụ của bạn thì bạn sẽ đánh mất những gì bạn có bởi sự e sợ đó. Khi bạn hùa theo những tiêu chuẩn của bạn, khải tượng của bạn hoặc sự kêu gọi của bạn để giữ sự tán thành của con người, thì bạn sẽ mất điều đó. Hễ điều gì bạn thỏa hiệp để gìn giữ thì bạn sẽ mất điều đó.
VŨ KHÍ SATAN
Sự nói dối, sự lừa dối, tội lỗi, xung đột, kiện cáo, sợ hãi, bối rối, không tin chắc, nghi ngờ, vô tín, thất vọng, hờ hững, chán nản là những vũ khí của kẻ thù. Những vũ khí này được hoạt động qua một tâm trí chưa được đổi mới, một lòng ham muốn xác thịt và một lòng yêu mến thế gian để tạo nên thứ khí giới mà Satan tin cậy. Nếu có những điều này đang hoạt động trong đời sống bạn thì bạn phải nhận ra nó là khí giới mà ma quỷ chống lại đời sống bạn.
Khí giới của Satan là một sự thách thức trực tiếp với khí giới của Đức Chúa Trời. Do đó chúng ta có thể nhận ra và xác định vũ khí của Satan và phơi bày ra chiến thuật của nó khi chúng ta tra xét nó cách tương ứng với khí giới của Đức Chúa Trời.
Khí giới được tạo ra để làm một vật dụng che chắn chống lại một sự tấn công để hủy diệt. Kinh Thánh nói rằng bạn có mão trụ và sự cứu rỗi. Khí giới của Satan nhằm chống lại sự cứu rỗi là làm mù tâm trí con người để họ không thấy được tin lành của Đức Chúa Trời. II Cor 4:4 chép rằng “Cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời này đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời”.
Khí giới của Đức Chúa Trời là dùng lẽ thật để thắt lưng cho bạn. Ma quỷ dùng sự nói dối và lừa bịp để chống lại lẽ thật. Bạn phải mặc áo giáp bằng sự công bình bằng cách nương cậy nơi sự công bình trong Christ (II Cor 5:21).
Tuy nhiên, ma quỷ cứ cố lôi bạn trong cái áo giáp tội lỗi và kiện cáo của nó. Là một người lính của Đức Chúa Jesus Christ, chân bạn phải mang giày của tin lành bình an. Nhưng ma quỷ thì muốn chân bạn mang tin lành sợ hãi, bối rối, không tin chắc và chia rẽ. Những người lính của sự sáng phải mang lấy thuẫn đức tin. Nhưng các thế lực tối tăm đang cố thay thuẫn đức tin của bạn bằng thuẫn nghi ngờ và vô tín. Gươm của Thánh Linh tức là Lời của Đức Chúa Trời được nói qua môi miệng của bạn chính là một phần trong những vũ khí công kích của Đức Chúa Trời.
Sắc hơn gươm 2 lưỡi, Lời của Đức Chúa Trời qua môi miệng của bạn sẽ đem đến sự chữa lành và sự sống, như thể đâm vào lòng để phân chia hồn, linh, phân biệt những tư tưởng và ý định trong lòng. Satan đã dùng lưỡi lam cùn của nó để kháng cự với gươm của Thánh Linh, để lừa gạt những nạn nhân của nó qua những lời nói tầm phào, than phiền, kêu ca, nói dối và những lời pha trò dại dột.
Cùng với khí giới của Đức Chúa Trời chúng ta được dạy rằng phải thường xuyên dùng mọi thứ cầu nguyện để cầu thay cho các thánh đồ (Êphêsô 6:18), nhưng ma quỷ lại tìm cách tạo nên một sự thiếu tin chắc trong lời cầu nguyện của chúng ta bằng cách dùng công bình riêng, hoặc tạo ra sự thất vọng, hờ hững, chán nản với các thánh đồ để cản trở họ.
Nhưng chúng ta không thể cho phép chính mình còn bị cản trở nữa. Bây giờ, hơn lúc nào hết, đã đến lúc thân thể của Christ phải cầu nguyện với sự dũng cảm, tin quyết và hết sức sốt sắng.
Ma quỷ tin ở khí giới của nó. Vũ khí đó đang hành động trong đời sống của nhiều người, và không nghi ngờ gì nữa, vũ khí đó cũng đang hành động trong đời sống của nhiều cơ đốc nhân. Tại sao vậy? Bởi vì họ đã nhường chỗ cho nó.
Ma quỷ không thể nào trói buộc bạn bằng những khí giới của nó trừ khi bạn cho phép nó có chỗ trong đời sống bạn. Nó không thể thắng hơn bạn bởi vì Đấng lớn hơn đang ngự trong bạn. Nhưng nếu bạn cho nó đến gần, vũ khí của nó sẽ hành động trong đời sống bạn và bạn có thể bị hủy diệt.
CHƯƠNG 6
CÓ MỘT MỤC ĐÍCH ĐỂ BẠN HOÀN THÀNH
Nhiều người đã đọc sách Khải Huyền và nói: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, con đã học hết cuốn sách và chúng con sẽ đắc thắng”. Không, Đức Chúa Trời thắng. Bạn có thể thất bại! Vì Đức Chúa Trời sẽ thắng cho đến cuối cùng, không có nghĩa là bạn sẽ thắng đến cuối cùng. Khi bạn chết, bạn sẽ được lên thiên đàng. Điều đó không có nghĩa là bạn đã đắc thắng. Đối với một cơ đốc nhân, còn có nhiều điều phải hoàn thành trên đất này.
Đức Chúa Trời đã chọn bạn với một mục đích. Đức Chúa Trời đã thiết lập số phận cho mỗi cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên để hoàn thành số phận không phải chỉ giao phó hết vào tay Đức Chúa Trời thôi đâu. Bạn phải có một phần trong đó.
Những quyết định, lựa chọn mà bạn thực hiện hôm nay, ngày mai hoặc ngày mốt sẽ xác định rõ sự thành công của bạn trong việc hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời trên cuộc đời bạn.
Bạn không phải là một con búp bê. Bạn là người nam và người nữ có ý chí tự do để biết lựa chọn việc bước đi theo Thầy. Chúa Jesus phán: “Nếu ai khao khát đi theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống thì sẽ cứu. Nếu ai được cả thiên hạ mà chính mình phải bị hủy diệt hoặc hư mất thì có ích gì” (Luca 9:23-25).
Bạn phải khao khát Đức Chúa Trời mới bước theo Đức Chúa Trời. Nếu bạn chọn việc bước theo Ngài, bạn phải từ chối chính mình. Chúa Jesus đã phải từ chối chính Ngài. Là một người lính, bạn sẽ không thể bước theo Ngài một cách trọn vẹn nếu bạn không sẵn sàng từ chối chính mình.
Để hoàn thành ý chỉ trọn vẹn của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã phải chết. Bạn cũng vậy. Không, bạn sẽ không phải bị đóng đinh đâu nhưng những ước muốn xác thịt của bạn phải chết. Bạn phải chết việc làm theo ý riêng, theo cách riêng để bước theo Christ.
Khi người ta nói về sự chết của Chúa Jesus, họ chỉ nói đến sự chết của Ngài trên thập tự. Nhưng sự chết thân thể của Ngài ở Gôgôtha chỉ là kết quả của sự chết bản ngã của Ngài trong vườn Ghếtsẹmanê.
Chúa Jesus đã đem ý chí của Ngài đầu phục ý chỉ của Đức Chúa Trời, biết rằng điều đó có nghĩa là Ngài, Đấng không hề phạm tội, đã trở nên tội nhân. Ngài cũng biết rằng Ngài, Đấng đến từ Cha, thì bây giờ đã thật sự xa cách Cha. Đó là lý do tại sao Chúa Jesus phán: “…Dẫu vậy xin ý Cha được chứ không theo ý con” (Luca 22:24). Và lúc ấy Chúa Jesus đã chết thật sự.
Khi chúng ta kể mình, như chế, đóng đinh tham vọng ích kỷ với Christ thì sẽ trở nên sống cho Đức Chúa Trời và Thánh Linh sẽ được tự do hành động qua chúng ta như Ngài đã hành động qua Chúa Jesus lúc còn trên đất này.
CUỘC CHIẾN: THÁI ĐỘ TÂM LINH – KHÔNG PHẢI TÍNH NẾT XÁC THỊT
Đối với chúng ta, cố sống như người lính chỉ bằng cách bắt chước những đặc tính nào đó theo xác thịt là điều rất dại dột. Trận chiến của chúng ta không phải trong xác thịt, và những vũ khí chúng ta dùng cũng không phải thuộc xác thịt. Chiến trường mà chúng ta đang tham chiến là chiến trường thuộc linh.
Cùng ngồi với Christ, chúng ta sẽ đánh trận bằng cách duy trì sự đắc thắng mà Chúa đã đoạt lấy cho chúng ta rồi. Do đó, chúng ta được xem như một người lính theo thái độ của tâm linh chứ không phải theo những đặc điểm của xác thịt.
Nếu chúng ta chỉ bắt chước những tính cách bên ngoài của người lính thì chúng ta sẽ mắc sai lầm khi bắc chước luôn những yếu điểm của người lính.
YẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ
Chúng ta đã xem xét đến những điểm mạnh của người lính, nhưng người lính cũng có điểm yếu. Không phải lúc nào người lính cũng biết vũ khí của mình hoặc cách sử dụng nó.
Chẳng hạn, một người lính có một khẩu súng 9 ly, và biết nó là cái gì. Nhưng nếu anh ta không biết cách nạp đạn vào thì anh ta gặp rắc rối rồi. Khẩu súng này cần bao nhiêu viên đạn? Nó có nòng tròn hay có ổ đạn trong tay cầm? Bạn chỉ cần kéo cò rồi bắn hay trước hết phải kéo cần súng ra sao? Nếu một người lính không biết cách sử dụng vũ khí của mình thì mặc dù trong tay anh ta có vũ khí, nhưng khi kẻ thù tấn công, anh ta dễ dàng bị tử trận bởi vì anh ta không biết cách sử dụng vũ khí để tự vệ.
Lời của Đức Chúa Trời, Danh Chúa Jesus, Huyết Chúa Jesus, những ân tứ của Thánh Linh, sự cầu nguyện tiếng mới, sự ngợi khen và thờ phượng là những thứ vũ khí quyền năng trong chiến trận của chúng ta, nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng nó.
Cách chúng ta sử dụng vũ khí là làm cho vũ khí trở thành một phần trong cách sống của chúng ta. Bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành một người lính có hiệu quả nếu bạn chỉ cầm vũ khí lúc bị tấn công thôi. Thật thế, Đức Chúa Trời muốn bạn trở nên một công cụ trong tay của Ngài. Đức Chúa Trời muốn bạn làm thứ vũ khí để duy trì sự đắc thắng của Christ trên vương quốc của sự tối tăm (Êsai 49:1,2).
Một yếu điểm khác của người lính là thường rơi vào sự chỉ trích, phê bình. Người lính đã quen dùng vũ khí để phá vỡ, làm nổ tung, và đánh gục những đợt tấn công và những chiến lược của Satan, đến nỗi nhiều khi trong trận đánh ác liệt, anh ta muốn bắn mọi thứ trong tầm mắt. Khẩu hiệu của anh ta là “LÀM CHO NÓ NỔ TUNG”.
Người lính không phải là những người lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng. Nhiều khi, họ cũng hơi thô lỗ. Nếu có ai đó gặp nan đề, thay vì thương xót và nhơn từ với họ thì người lính lại chú ý đến trọng tâm của vấn đề, tức là kẻ thù, và họ đã nổ súng vào ma quỷ. Thật không may, sự nhiệt tình của người lính thường làm cho vết thương thêm nghiêm trọng nếu không nói là đã làm chết (về thuộc linh) người đó với nỗ lực hủy diệt nan đề.
Khi có người gặp nan đề hay sự tranh chiến thì người lại quá gay gắt với họ. Thái độ của người lính là “Tại sao anh lại để cho ma quỷ làm điều đó với anh? Anh đã để cho ma quỷ vào trong đời sống của anh. Anh có trục trặc gì?
Có khi bạn lại nổi tức giận với ai đó bị thương ở chiến trường không? Không. Bạn phải giúp đỡ họ. Nếu có người nằm gục trên đất vì bị thương và chảy máu, chắc là bạn sẽ không đá vào họ rồi nói “Anh ngu quá! Tạo sao lại để cho bị bắn?”.
Chúng ta chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ làm điều đó cho đồng đội của mình ở chiến trường, thế mà chúng ta lại làm điều cho những anh, chị em trong Chúa. Khi họ phạm tội và sa ngã, chúng ta đã bực dọc hỏi: “Anh làm điều đó để làm gì? Tôi tưởng rằng anh cho mình là một cơ đốc nhân chứ? Thế còn chứng cớ của anh thì sao?”.
Thay vì chữa trị cho người bị thương thì chúng ta lại bắn họ. Kẻ thù đã bắn họ rồi chúng ta cũng bắn họ nữa. Tính không nhạy bén này là yếu điểm lớn nhất của người lính. Nhưng người lính có thể khắc phục yếu điểm này bằng cách học tập sức mạnh của người lực sĩ và sự khôn ngoan của người nông dân.
ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ MỘT QUÂN ĐỘI
Đức Chúa Trời có một đội quân đang hành quân trên đất.
Bài ca của họ là sự giải cứu.
Trong đôi tay họ có sự chữa lành.
Trong lòng họ có sự vui mừng và sung sướng mãi mãi.
Và tôi được có mặt trong đạo quân này.
“Đức Chúa Trời có một đạo quân”
Tác quyền 1983
Bài thơ của E.Leroy Baker.
Nhiều khi trong các buổi nhóm, chúng ta hát mà không suy nghĩ hoặc lắng nghe lời bài hát. “Đức Chúa Trời có một quân đội” là một bài hát đã vẽ lên một bức tranh hào hùng và thái độ của người lính trong đạo quân của Đức Chúa Trời. Mỗi câu đều nên bật một khía cạnh quan trọng về tư cách người lính.
“Đức Chúa Trời có một đạo quân đang hành quân trên đất”. Đạo quân Đức Chúa Trời là những người nam, người nữ được huấn luyện và kỷ luật. Họ đang cùng nhau hành quân trên đất này với vị chỉ huy của họ.
Họ biết cách giữ vững hàng ngũ, vị trí bằng cách đứng ngay sau người ở trước mặt, để hướng dẫn trực tiếp cho người đang đứng ở sau họ. Đồng thời, họ cũng tiếp tục sát cánh bên nhau để hành quân. Những người nam, người nữ trong đạo quân của Đức Chúa Trời hành quân có sự hướng dẩn và mục đích.
“Bài ca của họ là sự giải cứu. Trong đôi tay họ có sự chữa lành”. Khi người lính hành quân, có khi họ cũng hát nữa. Nhịp điệu của bài hát giúp họ bước đều và lời của bài hát làm cho họ được cảm động về mục đích của họ. Bài hát của họ cũng nói lên được họ là ai, tại sao họ lại sống trên đất này và điều họ quan tâm đến là gì?
Trong quân đội của Đức Chúa Trời, bài ca của chúng ta là bài ca giải cứu. Chúng ta không hành quân với sự phàn nàn, than oán hoặc hỏi rằng tại sao họ phải làm điều này hoặc hỏi phải làm điều kia. Bài hát là một lời tuyên bố dạn dĩ. Chúng ta biết tại sao chúng ta ở đây. Và chúng ta biết vị chỉ huy của chúng ta bảo chúng ta làm gì. Chúng ta là thân thể của Christ. Chúng ta đem sự chữa lành của Ngài đến với các dân tộc. Ngài bào chúng ta hãy rao giảng tin lành giải hòa và đặt tay trên kẻ đau để họ được chữa lành.
“Trong lòng họ có sự sung sướng mãi mãi”. Trong sự hiện diện của Chúa có đầy sự vui mừng (Thi 16:11). Do đó, là những người lính trong quân đội của Đức Chúa Trời chúng ta có một sự bình an và vui mừng sâu thẳm vì chúng ta sống trong sự hiện diện của Ngài.
Sự vui mừng mà chúng ta có thì thế gian này không thể nào ban cho được. Sự vui mừng và sự sung sướng của chúng ta lưu ra các nguồn sự sống – đức tin, tình yêu thương, sự vui mừng và bình an – từ lòng chúng ta tuôn chảy ra. Sự vui mừng của Chúa là sức mạnh liên tục của chúng ta. Do đó ma quỷ không thể nào cướp mất sức mạnh của chúng ta vì nó không thể nào cướp mất sự vui mừng của chúng ta.
“Và tôi được có mặt trong đạo quân này”. Chúng ta đều có mặt trong thân thể Christ. Chúng ta là cánh tay của Ngài trên đất này để bày tỏ và đụng chạm đến quyền năng chữa lành của Đức Chúa Trời. Là những người đồng công trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Và vì sự vui mừng của Chúa là sức mạnh liên tục trong lòng của chúng ta nên tôi cũng có phần trong đạo quân đó.
Bài hát này chứa đựng thái độ và tinh thần của một người lính thật sự. Nhưng giữa vòng chúng ta có nhiều người lính quá tự phụ. Sức mạnh của họ đã trở nên yếu đuối và ngọn lửa nhiệt thành trong họ đã tắt ngấm. Thay vì hành quân với bài ca đắc thắng, những người lính vô ý, không hàng ngũ này đã lê bước với một bài hát khác. Với giọng ca rụt rè, họ hát rằng:
Đức Chúa Trời có một đạo quân nào đó trên đất này.
Bài ca của họ là sự giải cứu.
Họ có đôi tay lạnh lẽo, băng giá.
Sự vui mừng vĩnh cữu đã rời khỏi lòng họ.
Và tôi đã có mặt trong đạo quân này.
Những người lính rối loạn này đang hành quân “đâu đó” trên đất này. Thậm chí họ cũng không biết là họ đang ở đâu. Họ đã mất ý thức về mục đích và phương hướng. Họ biết rằng họ là những người lính nhưng họ không biết rằng tại sao họ phải hành quân và họ đang đi về đâu.
Họ đã từng hát bài ca giải cứu nhưng bây giờ họ đang hát bài hát thỏa hiệp và thất bại. Quyền năng của Đức Chúa Trời không còn tuôn chảy qua đời sống họ nữa để họ có thể đặt tay chữa lành kẻ đau. Thay vào đó, họ chỉ có đôi tay giá băng, lạnh lẽo cùng với đời sống yếu đuối, hâm hẩm của họ.
Những người lính này đã không còn kinh nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời quá lâu rồi nên họ cũng đã quên mất cảm giác của sự đắc thắng là gì. Không lạ gì khi thấy sự vui mừng của Chúa không còn có trong lòng họ nửa. Họ không để thì giờ mà ngồi dưới chơn Thầy để lắng nghe giọng nói của Đấng đang hướng dẫn bước chân của họ. Kết quả là họ đã là những người lính yếu đuối, mất tác dụng và không hạnh phúc. Bạn có ở trong đạo quân này không?
HỞI NHỮNG CHIẾN SĨ THẬP TỰ, HÃY TIẾN LÊN!
Khi bạn đã trở thành một cơ đốc nhân, bạn đã trở thành một người lính trong đạo quân của Đức Chúa Trời. Bạn hãy để ý thức này thách thức bạn. Cơ đốc giáo không phải là những hoạt động sáng chúa nhật với quần áo đẹp và những bữa ăn tối bằng gà rán. Cơ đốc giáo là một đời sống với sứ điệp thách thức mọi người hãy sờ vào lòng họ, hạ mình xuống, quỳ xuống để nhìn nhận rằng họ là tội nhân và đang cần một Cứu Chúa.
Không có tôn giáo nào cung cấp một cứu Chúa cho con người cả. Không có tôn giáo nào bảo người ta rằng hằng ngày phải vác thập tự giá và sống thành thật dù phải chết. Không có tôn giáo nào tuyên bố rằng không có sự đổ huyết của Đức Chúa Jesus Christ, Chiên con của Đức Chúa Trời thì con người sẽ hư mất và việc lành của họ chỉ là giẻ rách trước mặt của Đức Chúa Trời.
Trải qua các thời đại, những người nam, người nữ đã chịu chết để rao giảng phúc âm này. Còn ngày hôm nay, chúng ta cảm thấy khó chịu khi nói đến chiến trận thuộc linh, và cho rằng phải sống như người lính là một điều cực đoan. Tôi cho rằng những chỗ ngồi có lót nệm của chúng ta đã ru ngủ chúng ta rồi.
Tôi xin chia sẻ với bạn 4 câu của bài Thánh ca cổ mà trong thời đó được xem là quá khích:
Tinh binh Jesus tiến lên, xung phong vào trận tiến.
Cờ thập tự Chúa Jesus, phát lãnh đạo binh thiêng.
Kìa, Đại tướng Christ trước ta, thêm can đảm ta tiến.
Nhứt tâm nhìn xem lá cờ – Quyết xông pha trận tiền.
Như tinh binh anh dũng kia, ta nay Hội Thánh Christ.
Rập chơn noi dấu thánh xưa, thẳng tiến cùng nhau đi
Trong ta chỉ hiệp nhứt thân, yêu thương lẫn tâm chí
Đức tin, cậy trông tín điều, thảy chung nhau một lòng
Xưa nay bao phen bể dâu, trên muôn ngàn đế quốc
Mà hội thánh jesus christ, vẫn vững nghìn thu suốt
Địa ngục dẫu gầm thét vang, không sao thắng hội thánh
Biết bao lời tuyên hứa vàng. Chúa yêu ta trọn thành
Ôi muôn dân mau tiến mau, tham gia đoàn tranh đấu
Đồng thanh ta hát với nhau, khúc khải hoàn hòa tấu
Tôn vinh chúc tụng tán dương, Vua Jesus vạn tuế
Chúng ta cùng thiên sứ thường hát khúc hoan lạc hề
Xông lên tinh binh Jesus – Đi như xông trận tuyến
Cờ thập giá luôn phất cao – Quyết tiến ta trận tiền
(Do Sabine Baring – Gold và Arthiers Sullivan viết)
Bây giờ không phải là lúc uể oải, tự mãn. Thế gian này đang chết dần và đi vào địa ngục. Hội Thánh của Chúa Jesus là một đội quân mạnh mẽ. Bây giờ là lúc các chiến sĩ thập tự phải tiến lên.
Bạn và tôi đã quên lãng quá nhiều. Bây giờ là lúc cho bạn tiến lên như một chiến sĩ. Hãy rao giảng phúc âm! Giải phóng những người phu tù được tự do! Hãy chiếm đất mới cho Nước của Đức Chúa Trời!
Bạn là một người lính trong đạo quân của Đức Chúa Trời. Hãy tiến lên.
PHẦN II
LỰC SĨ
Lực Sĩ: Người Được Huấn Luyện Những Bài Tập Về Sự Sự Nhanh Nhẹn, Sự Phối Hợp Đồng Đội, Sức Chịu Đựng Hay Sức Mạnh
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÂN THỂ
II Tim 2:5
Cũng thế, lực sĩ nào tranh tài, phải tranh tài đúng thể lệ mới được thưởng mão hoa chiến thắng.
Sứ đồ Phao Lô nói “… Nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được khi Chúa Jesus Christ chúng ta đến”. Tâm linh, tâm hồn và thân thể của con người, mỗi phần đều có một chức năng do Đức Chúa Trời quy định.
Tâm linh không thể không dùng cùng cộng tác. Tuy nhiên tâm linh, tâm hồn và thân thể của chúng ta có thể thể hiện chức năng của nó theo như Đức Chúa Trời dự định nếu chúng ta làm theo sự chỉ dẫn của Phao Lô để sống như một người lính, một người lực sĩ và một người nông dân.
Hình ảnh người lính dạy chúng ta cách đổi mới tâm trí theo Lời của Đức Chúa Trời. Người lực sĩ cho chúng ta thấy làm thế nào rèn luyện xác thịt để nó thuận phục tâm linh và tâm hồn theo như Lời của Satan. Còn người nông dân bày tỏ cho chúng ta thấy làm thế nào để phát triển tâm linh chúng ta để có thể bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, về ngày và mùa, gieo trồng Lời của Đức Chúa Trời và sự chuẩn bị để thu hoạch mùa màng.
Phẩm chất và sự mạnh mẽ của người lính làm cho chúng ta có thể đổi mới tâm trí theo Lời của Đức Chúa Trời. Để bổ sung những thuộc tính đó, thì hình ảnh của người lực sĩ trong chúng ta cho thấy cách chúng ta có thể kỷ luật xác thịt mình để làm theo tâm linh và tâm hồn.
Cuối cùng bởi đức tính cần cù, trung tín của người cày ruộng, chúng ta học biết được cách phát triển tâm linh để bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận thức được thời vụ, như gieo ra Lời của Đức Chúa Trời và chuẩn bị cho mùa gặt. Chúng ta cũng học tập biết ngửa trông nơi Chúa.
Trong mỗi một con cái Chúa đều tiềm ẩn đặc tính về sự mạnh mẽ của người lính, người lực sĩ và người nông dân như điều mà Đức Chúa Trời đã tạo nên trong chúng ta.
Trong thân thể Christ, đã nhiều lần, chúng ta được nghe giảng rằng “Quí vị là một linh. Quí vị có tâm hồn. Quí vị có thân thể”. Đây là một lẹ thật quan trọng. Con người thật của bạn chính là tâm linh của bạn. Nhưng trong những chương sau tôi muốn nói đến vai trò của thân thể.
Thân thể của bạn hết sức quan trọng. Thân thể của bạn giữ một vai trò rất có ý nghĩa trong việc hoàn thành kế hoạch mà Đức Chúa Trời đã xếp đặt trước mặt bạn. Thân thể vật lý của bạn cho bạn có phương tiện để thực hiện uy quyền thuộc linh của bạn trên đất này. Nếu không có mott vật lý, bạn không thể sống được trên hành tinh này, vì không ai nhìn thấy bạn – bạn chỉ là một người không có thể thấy được bằng mắt thường.
Thân thể bạn là một cái bình mà qua đó Đức Chúa Trời có thể bàytỏ đặc tính của Ngài cho thế gian này.
Khi Đức Chúa Trời muốn hoàn tất kế hoạch của Ngài trên đất, Ngài phải cần đến một thân thể vật lý. Do đó, khi nữ đồng trinh Mary bởi đức tin tiếp nhận sứ điệp của Đức Chúa Trời do Thiên Sứ Gápriên rao báo, thì Ngài đã khiến cho bà thọ thai và sinh ra Ngôi Lời mang xác thịt hay chết này.
Đức Chúa Jesus Christ vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người. Vì mang thân thể con người, Chúa Jesus bước đi trên đất này, thân thể vật lý đã đầu phục của Ngài là một cái bình mà Đức Chúa Trời toàn quyền sử dụng để hành động giữa vòng loài người.
Ngày nay, là Hội Thánh của Christ, chúng ta phải đem thân thể mình đầu phục Đức Chúa Trời để Ngài có phương tiện đến với những tấm lòng và đời sống của con người, khi Ngài phán qua môi miệng chúng ta và Ngài đụng chạm đến người khác qua đôi tay chúng ta. Khi chúng ta dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời thì nó trở thành một công cụ để Đức Chúa Trời sử dụng cho vinh hiển của Ngài.
Sứ đồ Phao Lô đã bay tỏ giá trị lớn lao mà Đức Chúa Trời đã đặt trong thân thể của chúng ta khi ông viết “…Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (I Cor 6:19,20).
Là những tín đồ được tái sinh, chúng ta là kẻ dự phần bản tính thiên thượng của Đức Chúa Trời qua phần tâm linh. Nhưng, qua thân thể vật lý, chúng ta có thể thể hiện ra sự sống và bản tánh của Đức Chúa Trời.
Môi miệng của chúng ta nói ra Lời của Đức Chúa Trời để dắt đưa người khác đến với sự sống. Đôi tay của chúng ta đưa ra để giúp đỡ và chữa lành những tấm lòng tan vỡ bằng sự thương xót và rờ chạm chữa lành của Chúa Jesus. Thân thể của chúng ta là những cái bình mà qua đó quyền năng và sự hiện diện của Đức Chúa Trời có thể tuôn đổ để đáp ứng nhu cầu của người khác.
Ý chỉ của Đức Chúa Trời cho tín đồ là: Hãy dâng thân thể mình làm những chiếc bình để Đức Chúa Trời đổ đầy và tuôn chảy. Nhưng trước khi dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta phải để Lời Đức Chúa Trời đổi tâm trí của mình.
Tâm trí của bạn là nơi ngự của ý chỉ. Nếu bạn đưa ra những quyết định trong tâm linh, chẳng bao giờ bạn phạm tộu. Tâm linh của bạn thuần khiết, thánh thiện và công bình. NÓ có bản chất của chúng ta. Khi bạn được tái sanh, bạn là kẻ dự phần thần tánh của Đức Chúa Trời. Tâm trí của bạn chẳng hề có sự lựa chọn nào trái nghịch với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng những quyết định của bạn không ở trong tâm linh, mà ở trong tâm trí, nên nó có thể bị xác thịt gây ảnh hưởng lớn.
Một tâm trí không chịu thuận phục và làm theo Lời của Đức Chúa Trời sẽ đưa những quyết định trái ngược với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Kết quả là tâm trí chưa được đổi mới của bạn sẽ hiệp với thân thể không được kỷ luật của bạn, ngăn trở tâm linh của bạn.
Xác thịt của bạn – kể cả tâm trí chưa được đổi mới – cứ tìm cách ngăn cản sự dẫn dắt của Thánh Linh trong đời sống bạn. Sách Rôma cho chúng ta biết rằng Con người sống tho xác thịt vì tâm trí của họ hướng về xác thịt. Những lý lẽ của một tâm trí chưa đổi mới và của một thân thể chưa được kỷ luật tạo nên một sự thất bại trong đời sống.
Một tâm trí rập khuôn thế gian sẽ luôn luôn đồng ý với xác thịt, và sẽ không đặt xác thịt thuận phục tâm linh. Tuy nhiên, một tâm trí được đổi mới theo Lời của Đức Chúa Trời sẽ đồng ý với Linh của Đức Chúa Trời, nó bắt thân thể bạn vâng phục để thực hiện ý của Đức Chúa Trời.
Dù tâm trí của bạn có la hét phản đối, thì việc kỷ luật xác thịt là bí quyết chủ yếu để hoàn thành cuộc đua của bạn và trọn vẹn ý chỉ của Đức Chúa Trời.
JESUS CHRIST: ĐẤNG DỌN ĐƯỜNG
Sứ đồ Phao Lô đã cho chúng ta hình ảnh của người lực sĩ thấy sự kỷ luật của xác thịt. Người đấu sức không để những ham muốn của xác thịt điều khiển họ, mà ngược lại, anh ta đã kỷ luật và điều khiển thân thể mình.
Vì cớ giải thưởng nên người lực sĩ đã chịu những gian khổ cần thiết để đạt được mục tiêu. Bạn cũng phải có thái độ như vậy.
Thái độ trọn vẹn của người lực sĩ được thể hiện trong cuộc đời của Chúa Jesus: “… Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục…” (Heb 12:2).
Tôi đêm Chúa Jesus bị bắt, môn đồ của Ngài đã ngủ mê trong khi Ngài đang cầu nguyện. Ngài phán với họ: “… Tâm thần thì muốn lắm, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mat 26:41). Không phải chỉ nói điều này với các môn đồ nhưng Ngài cung nói cho chính xác thịt của Ngài nữa. Trong câu này, chúng ta có thể thấy cả hai ước muốn của tâm linh và ước muốn của xác thịt.
Chỉ mấy phút trước đó, Chúa Jesus đã cầu nguyện “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi con nhưng không theo ý con mà theo ý cha” (Mat 26:39).
Đức Chúa Jesus Christ, con của Đức Chúa Trời cũng phải xử lý xác thịt mình giống như bạn và tôi. Và xác thịt Ngài đã kêu lên “Đức Chúa Trời ôi, nếu có cách nào khác mà con có thể cứu được nhân loại mà không bị đánh đập, đóng đinh và bị xa cách Ngài thì con sẽ làm điều đó. Con không muốn lên thập tự giá”. Nhưng bạn hãy chú ý là Đức Chúa Jesus đã khiến xác thịt Ngài phải làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus đã cầu nguyện “Nhưng con chẳng bao giờ làm theo ý muốn con. Lạy cha, con chỉ muốn làm theo ý Ngài, dù ý chỉ đó là cái gì đi nữa”.
Trong vườn Ghếtsêmanê, nơi Chúa Jesus đã cầu nguyện đến nỗi mồ hôi tuôn ra như giọt máu, thì Chúa Jesus đã dâng thân thể Ngài làm của lễ sống cho Đức Chúa Cha.
Đó là một sự kết ước. Đó là một sự kỷ luật.
Trước khi thi đấu nhiều tháng trời, người lực sĩ đã tự chuẩn bị để trúng vào mục tiêu của mình. Tâm trí của anh ta chỉ hướng về một điều: giành lấy giải thưởng. Chúa Jesus cũng hướng đến mục tiêu của mình khi Ngài tự chuẩn bị để lên đồi Gôgôtha. Và trước những giờ phút cuối cùng, Ngài đã cầu nguyện nhiều trong vườn Ghếtsêmanê.
Chẳng hạn, vào lúc 12 tuổi, Chúa Jesus đã nói chuyện với các giáo sư luật pháp trong đền thờ, là Ngài đang đem mình vào trong kinh thánh để chuẩn bị mình cho mục đích thập tự.
Khi Chúa Jesus bị cám dỗ trong đồng vắng, Ngài đã không phạm tội. Ngài bắt xác thịt phải thuận phục tâm linh để chuẩn bị chịu sự đau đớn của thập tự. Cuối cùng, lúc chịu khổ và chết trên thập tự, tâm linh của Chúa Jesus đã được mạnh mẽ và Ngài đã bắt xác thịt Ngài phải vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời vì Ngài đã một thời gian tự chuẩn bị để hoàn thành sứ mạng mình, kể cả thập tự.
Trong Giăng 12:27-28, Chúa Jesus phán “Bây giờ, tâm hồ ta bối rối, ta sẽ nói gì? Lạy Cha, xin cứu con ra khỏi giờ này. Nhưng ấy cũng vì sự mà con Con đến giờ này! Cha ơi! Xin làm Sáng Danh Cha…”.
Mặc dù có nói đến sự đau khổ, Chúa Jesus cũng đã sẵn sàng hoàn tất sứ mạng của Ngài vì Ngài vẫn giữ mục đích trong lòng. Khi Chúa Jesus vâng phục điều công bình, Ngài đã làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển qua thân thể Ngài để đem đến phước hạnh cho toàn thể nhân loại.
Khi bạn dâng thân thể mình làm của lễ sống cho Đức Chúa Trời, bạn cũng làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển, và qua bạn, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho đời sống của người khác.
Trong Rôma 12:1, Sứ đồ Phao Lô nói: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em hãy dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”.
Không phải khi bạn tái sanh thì tự nhiên Đức Chúa Trời cai trị xác thịt bạn đâu. Thật thế, Đức Chúa Trời sẽ không cai quản thân thể bạn. Bạn có trách nhiệm cai trị xác thịt của mình. Bởi sự hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời và quyền năng của Thánh Linh Ngài, Đức Chúa Trời đã ban cho bạn khả năng để kỷ luật và kiểm soát thân thể. Và Ngài mong muốn bạn làm điều đó.
Thật không may, nhiều cơ đốc nhân đã lắng nghe những đòi hỏi xác thịt thay vì lắng nghe tiếng của Thánh Linh trong họ. Thay vì dâng thân thể mình làm của lễ sống như những cái bình để Thánh Linh có thể tuôn chảy, thì họ cứ sống một cuộc đời như trước khi tiếp nhận Chúa.
Do đó, Thánh Linh không được tự do hành động qua họ như ý Ngài muốn. Tại sao? Vì những cơ đốc nhân này đã nhốt Thánh Linh trong họ như một tù nhân. Kết quả là Thánh Linh rất đau buồn và Hội Thánh đã bị thế gian naỳ sỉ nhục vì không luôn sống như những gì đã công bố.
Bạn có làm cho Thánh Linh trở nên một tù nhân trong đời sống của bạn, hay bạn để cho Ngài được tự do hành động qua bạn?
THÂN THỂ BẠN LÀ “ĐỀN THỜ” HAY “NGỤC TÙ” CỦA THÁNH LINH
Giacơ 4:5 chép “Đức Thánh Linh ở trong chúng ta… đến nỗi ghen tương”. Bản Weymouth dịch câu đó là “Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong tâm linh bạn ghen tương với ý định làm theo xác thịt của bạn”.
Khi bạn ngồi trước tivi, ngã mình trên chiếc đivăng hàng giờ để xem tivi, ăn hàng galông kem và trở nên mập mạnh thì xác thịt của bạn sẽ hả hê với sự chăm sóc của bạn. Nhưng khi bạn đang làm hài lòng xác thịt thì Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng đang mong muốn một cách ghen tương rằng bạn phải quan tâm đến Ngài như bạn đã từng quan tâm đến thế gian và xác thịt.
Bạn có dâng thân thể bạn cho Đức Chúa Trời để Ngài được tự do hành động qua bạn không? I Cor 6:20 chép rằng: “Vì anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy hãy làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển trong thân thể bạn là để cho Ngài được tự do và có khả năng hành động qua bạn hầu bày tỏ mỹ đức của Ngài cho những kẻ khác. Điều này chỉ xảy ra khi nào bạn giữ xác thịt của bạn đúng vị trí của nó.
Rôma 6:12-13 chép rằng “Vậy chớ để tội lỗi cai trị trong xác chết của anh em và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi như là đồ dùng gian ác nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình”.
Đức Chúa Trời ghét tội lỗi vì nó cản trở khả năng của Ngài để sống và tự do vận hành qua bạn.
Đức Chúa Trời muốn sự thương xót và sự xức dầu của Ngài tuôn chảy qua bạn cách hanh thông. Nếu bạn kỷ luật thân thể bạn, phục những chi thể bạn cho sự công bình, bạn sẽ là một chiếc bình Chúa có thể đổ đầy quyền năng Ngài và sử dụng cho vinh hiển Ngài.
THÁI ĐỘ NGƯỜI LỰC SĨ
I COR 9:24-27
24 Anh chị em không biết rằng trên vận động trường, tất cả đều ganh đua, nhưng chỉ có một người thắng giải sao? Vậy, hãy chạy sao cho thắng cuộc.
25 mỗi lực sĩ đều theo kỷ luật khắc khe về đủ mọi thứ, họ chịu như vậ để đoạt mão hoa chiến thắng sẽ tàn héo, nhưng chúng ta ta chịu như thế để nhận được mão hoa chiến thăng không phai tàn.
26 Về phần tôi, tôi chạy đua không phải là chạy vu vơ, tôi đánh, không phải là đánh gió.
27 Nhưng tôi phải áp dụng kỷ luật và khắc phục thân thể tôi, e rằng sau khi giảng dạy cho người khác, chính tôi lại bị loại chăng.
Phao Lô cho chúng ta thấy rằng mỗi lực sĩ thi đấu đều biết tiết độ và kỷ luật trong mọi sự (I Cor 9:25). Bản King James dịch câu này là “… hễ ai phấn đấu để giành thắng lợi…”. Từ “phấn đấu” trong tiềng Hy Lạp là agonizomai, cũng có nghĩa là “chiến đấu”. Agonizomai là từ mà tiếng Anh đã vay mượn để làm thành từ “agonize: chịu đau đớn, vật lộn và từ “agony: sự đau đớn, sự vật lộn”.
Không ai trong chúng ta mong muốn sự đau đớn cả. Nhưng chúng ta hy vọng dự cuộc đua mà khỏi có sự đau đớn, phiền toái và những đòi hỏi của xác thịt, thì đáng nghi ngờ rằng chúng ta sẽ không chạy đến đích.
Khi một lực sĩ đang phấn đấu để đoạt giải thưởng, thì anh ta phải tập tự chế xác thịt để xem mình có chịu đựng được sự gian khổ của sự rèn luyện hay không. Nếu anh ta chịu đựng được một sự tự chế căng thẳng như thế thì anh ta đã tập trung được tâm trí. Nói cách khác là anh ta đã nắm vững được mục đích của mình. Phao Lô nói rằng ông không chạy bá vơ. Ông có lý do để kỷ luật xác thịt mình. Phao Lô đã nắm được mục đích.
KHÔNG GIEO THÌ KHÔNG GẶT!
Trải qua những năm đi học, tôi quan tâm đến nhiều môn thể thao. Tôi nhớ có một năm ở trường trung học, chúng tôi hết sức rèn luyện cho trận chung kết giải điền kinh. Phần lớn thời gian, chúng tôi đã luyện tập căng thẳng đến nỗi sau khi tập dượt, chúng tôi nằm lăn trên cỏ, bụng thì đau, hai chân đau nhức đến nỗi chỉ còn đủ sức dậy để đi tăm thôi.
Trong căn phòng của chúng tôi có dán một khẩu hiệu “Không quyết tâm, không vinh quang! Không đau đớn, không thắng lợi”. Ngày lại ngày, tuần lại tuần, chúng tôi lại càng đưa ra những yêu cầu cao hơn cho thân thể mình, tự đưa mình vào sự chịu đựng tới cùng và sau đó lại đưa ra những giới hạn mới. Kiên nhẫn và bền lòng chỉ để giành lấy một huy chương hoặc một chiếc cúp mà nó phải được đánh bóng đi đánh bóng lại.
Phao Lô nói rằng hễ ai thi đấu thì phải tiết độ, và họ làm điều đó vì mão miện hay hư nát. Trước hết, không phải tất cả các cơ đốc nhân đều đang thi đấu để được giải thưởng. Nhiều người chỉ đang chờ đợi thiên đàng. Thiên đàng không phải là “giải thưởng”. Vì chúng ta đã tái sanh nên chúng ta đã được thiên đàng.
Xác thịt của bạn muốn củng cố một hệ thống có giá trị trong đời sống bạn. Tuy nhiên xác thịt chỉ là điều thích thú hiện tại. Do đó những quyết định của xác thịt không có tầm nhìn cho ngày mai hoặc tháng sau, năm sau.
Lý do mà xác thịt của bạn chỉ chăm đến những điều thuộc về đất, hay hư nát và tạm thời, là vì xác thịt bạn thuộc về đất, hay hư nát và tạm thời.
Nhưng điều gì làm cho xác thịt điều khiển những tiêu chuẩn của chúng ta vì những giá trị của xác thịt chúng ta đều thuộc về đất, hay hư nát và tạm thời. Khi bạn để cho xác thịt đưa ra những tiêu chuẩn thì bạn đã trả giá để chỉ đem đến phần thưởng tạm thời. Bạn đã nỗ lực như thế nào để nhận được một phần thưởng thuộc về trời, không hay hư nát và có giá trị đời đời.
MÃO MIỆN PHAI TÀN HAY MÃO MIỆN BẤT DIỆT
Khi tôi còn ở trường trung học, tôi đã nhận được nhiều huy chương và cúp trong thi đấu. Nhưng nay tôi không biết những phần thưởng đó ở đâu rồi. Có lẽ nó nằm trong một cái hộp nào đó đầy bụi bặm, dơ dáy. Ngài đã hỏi tôi: “Bây giờ con có nỗ lực như thế nào và biết kỷ luật mình để lãnh mão miện không hay hư nát không?”. Đó là điều chúng ta cũng nên suy nghĩ đấy chứ.
Phần thưởng quý giá nhất cho bạn là phần thưởng mà bạn phải phấn đấu để giành lấy.
Điều gì đang thiết lập nên hệ thống giá trị trong đời sống bạn vậy?
AI ĐANG KIỂM SOÁT ?
Sức mạnh của người lực sĩ nằm trong sự kỷ luật và sự kiềm chế mà người ấy thực hiện trên xác thịt.
Mức độ uy quyền mà bạn có trong lĩnh vực thuộc linh tùy thuộc vào mức độ uiy quyền mà bạn thực hiện trên ma quỷ hay công việc của nó?
Thưa các ông, nếu các ông thấy một phụ nữ xinh đẹp đi ngang qua và nhìn cô ấy từ đầu đến chân đến 2,3 lần, thì các ông đã không có kỷ luật rồi. Các ông có thể nhìn một phụ nữ xinh đẹp và nói “Lạy Chúa, cô ấy đẹp quá”, và trong lòng các ông chẳng có tội lỗi gì. Nhưng nếu các ông không biết tự kỷ luật, các ông sẽ nhìn cô ấy nhiều lần. Và điều đó là sự vô kỷ luật. Xác thịt đã nắm quyền kiểm soát. Các bà cũng vậy, không có miễn trừ trong lãnh vực này. Hãy nhìn vào mặt ông ta thôi nhé.
Phao Lô nói “Tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc. Tôi bắt nó phải phục”. “Tôi” là ai? Chữ “tôi” ở đây là tâm linh. Nếu bạn đang bị một điều gì đó cai trị thì điều đó phải chính là tâm linh của bạn. Nếu tâm linh của bạn không cao tay hơn, thì xác thịt sẽ cai trị bạn chứ không vâng phục bạn, thì bạn đừng mong ma quỷ vâng lời bạn.
Chúa Jesus đã ban cho chúng ta chính danh của Ngài vượt trên quyền lực của kẻ thù. Nhưng bạn không thể mong có được quyền năng trên ma quỷ nếu bạn để cho ma quỷ ảnh hưởng trên thái độ và hành động của bạn và bước đi trong xác thịt là: Nhượng bộ ảnh hưởng của ma quỷ.
Xác thịt của bạn muốn sai khiến bạn làm gì, đi đâu và ăn bao nhiêu. Từ chối xác thịt và những ham muốn của xác thịt thật khó chịu. Những đau đớn của việc từ chối tham dục xác thịt còn tốt hơn việc chịu lấy những hậu quả của việc để cho xác thịt làm theo những gì nó muốn.
THAM VỌNG CÓ ÍCH GÌ CHĂNG?
Tôi xin hỏi các ông chồng một câu. Quý vị có muốn vợ mình cưới người khác vì quý vị đã không kỷ luật chính mình không? Quý vị đã không bắt phục xác thịt mình vì vậy bạn bè và gia đình sẽ phải dự đám tang của quý vị vì quý vị không thay đổi sự kiêng cữ và tập thể dục của quý vị không?
Bạn có muốn con bạn có cha khác để nuôi nấng chúng, yêu thương và dạy dỗ chúng không? Bạn có muốn người khác làm điều mà bạn định làm cho chúng không? Nếu bạn không thôi việc 60-70 tiếng đồng hồ một tuần, thì bạn sẽ đánh mất chúng. Sự mong muốn giàu có, địa vị và những điều vật chất đã lôi kéo bạn. Tham vọng có ích gì chăng?
Còn khi xác thịt của bạn bảo bạn rằng cô thư ký của bạn xinh đẹp quá và mắt bạn cứ nhìn chăm cô ấy lâu hơn cần thiết thì sao? Bây giờ xác thịt của bạn đang áp lực trên tâm trí bạn, và những điều tưởng tượng đã khích động suy nghĩ, cho đến khi ý chí của bạn phải tranh đấu để đưa ra một quyết định. Con cái của bạn sẽ phản ứng như thế nào với sự ly dị? Bạn có thể giải thích như thế nào nếu xác thịt của bạn ham muốn một điều mà lẽ ra nó phải có?
Phao Lô nói rằng hãy làm chết các công việc của thân thể, hạy làm chết của chi thể của bạn (Rô 6:13; Col 3:15). Bạn có biết từ “làm chết” có nghĩa gì không? Nó có nghĩa là bắt thân thể phải phục sự kiêng cữ, sự kỷ luật và tự giữ lấy mình. Từ gốc của nó là “motificare” có nghĩa là giết chết.
Nói cách khác, đừng đùa giỡn với xác thịt, hãy giết chết nó!
VÂNG LỜI SẼ GIA TĂNG SỰ XỨC DẦU
Xác thịt của bạn không muốn vâng lời bạn – và ma quỷ cũng không. Nếu bạn không kiểm soát được xác thịt bạn thì ma quỷ sẽ nhạo cười khi bạn cố nắm quyền trên nó.
Nếu bạn đang bước đi trong xác thịt thay vì phải tuôn trào trong quyền năng Thánh Linh, thì dù bạn có nói ra Lời của Đức Chúa Trời nhưng lời của bạn sẽ thiếu sự xức dầu và quyền năng. Hơn thế nữa, lời nói của bạn sẽ thiếu đức tin.
Lời nói của bạn là những nơi chứa đựng (container). Hễ lòng bạn chứa đầy một chất liệu chứa đựng và truyền đạt những điều đó. Chất liệu đó có thể là đức tin và quyền năng hay là sự nghi ngờ. Lời nói của bạn cũng có thể mạnh mẽ, đầy đức tin và quyền năng bạn sự sống của Thánh Linh. Nhưng lời nói của bạn cũng có thể yếu đuối, đầy sự vô tín, thiếu sự sống và sự xức dầu.
Sức mạnh của lời nói có quan hệ trực tiếp đến nguồn cung ứng Thánh Linh, hoặc sự xức dầu bề trong. Có một mức độ xức dầu trên những tín đồ làm cho họ có thể phụng sự vận hành ân tứ Thánh Linh. Nhưng cũng có một sự xức dầu ở trong mỗi tín đồ để làm họ bước đi hàng ngày trong quyền năng. Bạn sẽ nhận được mức độ xức dầu tùy theo thời gian mà bạn nghiên cứu và suy gẫm lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện và tương giao với Đức Chúa Trời, đầu phục Thánh Linh của Ngài.
Cần phải có kỷ luật để có những thì giờ quý giá cố định tương giao với Chúa qua lời của Ngài và sự thờ phượng. Xác thịt của bạn không thích bước theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Bạn phải thực tập quyền tự chế để bắt xác thịt vâng theo lời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nếu bạn không làm cho xác thịt vâng phục theo Lời Đức Chúa Trời, thì bạn sẽ chẳng bao giờ bước đi trong mức độ xức dầu mà Đức Chúa Trời mong muốn bạn kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày.
Cho phép xác thịt giữ bạn trong sự bất tuân sẽ khiến sự xức dầu trên đời sống bạn sẽ giảm sút. Nhưng sự vâng theo Lời và Linh của Đức Chúa Trời thì sẽ làm gia tăng sự xức dầu trên đời sống của bạn. Và chính sự xức dầu sẽ bức tung mọi ách nô lệ và giải phóng những kẻ phu tù.
Nếu lời nói của bạn không có sự xức dầu thì lời nói của bạn sẽ chẳng hề tạo ra sự sống trong lòng những kẻ nghe bạn. Và không có sự xức dầu thì những cái ách trói buộc con người sẽ không bị phá vỡ.
Lời nói của bạn bày tỏ chất liệu và tình trạng người bề trong của bạn. Bạn đầy đức tin và quyền năng hay đầy nghi ngờ và vô tín thì lời nói của bạn sẽ chứa đựng và truyền đạt những điều đó. Lời nói của bạn truyền đạt điều gì?
KHÔNG GÌ THAY THẾ CHO ĐỜI SỐNG CÔNG CHÍNH
Để đối phó với ma quỷ, một số người cho rằng chỉ cần la lớn là có được uy quyền trên nó. Do đó họ đã là hét với ma quỷ. Nhưng không phải bạn có giọng nói lớn mà làm cho ma quỷ trốn chạy đâu. Chính sự hiểu biết bạn là ai trong Đấng Christ mới có thể đặt ma quỷ vào đúng địa vị của nó. Chính sức mạnh và sự xức dầu trong lời của bạn mới làm cho ma quỷ trốn chạy chứ không phải bởi sự la hét của bạn đâu. Và sức mạnh của lời nói bạn dựa trên sức mạnh của đức tin trong lòng bạn bởi Lời của Đức Chúa Trời.
PHẢI KIÊN ĐỊNH
Sự vững vàng và sức mạnh của sự xức dầu trên đời sống bạn tùy thuộc vào sự vững vàng và cương quyết bước đi hằng ngày của bạn với Đức Chúa Trời. Đời sống của bạn có phù hợp vớ lời của Đức Chúa Trời không? Nếu bạn tin Lời của Đức Chúa Trời, bạn sẽ vâng theo Lời của Đức Chúa Trời. Và điều mà bạn thật sự tin thì phải là điều rõ ràng hơn cả. Đức Chúa Trời biết điều bạn đang tin và ma quỷ cũng biết.
Sự đắc thắng của bạn trên xác thịt và ma quỷ tùy thuộc vào điều mà bản thân bạn tin và làm theo. Điều người khác tin và làm theo sẽ không giúp gì cho bạn khi bạn chạm trán với ma quỷ.
Chẳng hạn bảy con trai của Sê-va đuổi quỷ ra khỏi một người đàn ông. Thay vì phải có lời Chúa hình thành trong lòng họ, họ lại dựa trên những gì Phao Lô tin để cố thi thố quyền năng trên ma quỷ. Những lời nói của họ vô quyền và ma quỷ biết điều đó.
Công vụ 19:13-16
13 bấy giớ có mấy thầy trừ quỷ là người Giuđa, đi từ nơi này sang chỗ kia, mạo kêu danh Đức Chúa Jesus trên kẻ bị quỷ dữ ám, rằng: Ta nhơn Đức Chúa Jesus này, là Đấng mà Phao Lô giảng để truyền khiến chúng bay.
14. Các kẻ làm việc đó là bảy con trai của Sê-va, tức là một người trong bọn thầy tế lệ cả Giuđa.
15. Song quỷ dữ đáp lại rằng: Ta biết Đức Chúa Jesus và rõ Phao Lô là ai, nhưng các ngươi là kẻ nào?
16. Người bị quỷ dữ ám bèn sấn vào chúng, thắng được hai người trong bọn và hành hạ dữ lắn, đến nỗi phải trần truồng và bị thương trốn ra khỏi nhà.
Câu 13 viết rằng: “Họ mạo kêu..”. Bạn không thể đối phó với ma quỷ một cách tự phụ. Nó sẽ vạch trần sự giả dối của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể phạm tội rồi khi đối phó với ma quỷ bạn sẽ sử dụng đến quyền năng của Đức Chúa Trời như bật đèn sáng lên, thì bạn đã lầm.
Bạn không thể nào sống như ma quỷ rồi sau đó lại vận dụng được quyền năng của Đức Chúa Trời. Ma quỷ sẽ ném lời nói dối của bạn vào mặt bạn.
MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN VÀ KIÊNG ĂN
Bạn có nghĩ rằng tại sao các môn đồ không thể đuổi được quỷ ra khỏi một cậu bé không? Chúa Jesus nói rằng đó là do sự vô tín của họ. Chúa Jesus giải thích rằng loại linh ám cậu bé đó chỉ có thể đuổi ra được bởi sự kiêng ăn cầu nguyện (Mat 9:14-29).
Có phải điều này có nghĩa là chỉ có kiêng ăn cầu nguyện mới đối phó được với ma quỷ không ? không, không phải sự kiêng ăn của bạn mà đối phó được với ma quỷ đâu. Chính quyền năng Thánh Linh tuôn chảy qua bạn mới đối phó được với ma quỷ.
Cầu nguyện và kiêng ăn vì có ích lợi cho bạn. Kiêng ăn cầu nguyện giúp bạn bắt phục xác thịt để được lớn lên trong quyền năng Thánh Linh. Và chỉ có Thánh Linh mới ban cho bạn quyền năng giải phóng kẻ thù.
Mục đích của sự kiêng ăn cầu nguyện là tạo nên một sự biến đổi trong đời sống bạn, để làm cho Thánh Linh cai trị cuộc đời bạn chứ không phải xác thịt. Và khi đã có một sự thay đổi trong bạn, thì bạn cũng có thể gây nên một sự thay đổi trong người khác.
TIẾT ĐỘ TRONG MỌI SỰ
Mọi lực sĩ muốn được giải thưởng đều phải điều độ và có kỷ luật trong mọi sự. Trong mọi sự! Các lực sĩ rất có kỷ luật trong cách giữ gìn thân thể, cụ thể là trong sự ngủ nghỉ, sự giải trí và chế độ ăn uống.
Chẳng hạn một lực sĩ biết rằng loại và số lượng thực phẩm mà anh ta dùng là một yếu tố quan trọng đối với thể lực của mình. Trong lĩnh vực thuộc linh cũng vậy.
ĂN GÌ SỐNG NẤY
Hồn và linh của bạn ăn điều gì thì sẽ qui định rõ phẩm chất thuộc linh của bạn bởi vì thứ bạn ăn đã trở thành một phần của bạn. Bạn có kỷ luật trong những gì bạn đang đọc không? Nếu bạn đọc nhiều báo chí, tiểu thuyết, tạp chí hơn Kinh thánh của bạn, thì bạn có thể quên việc thực hiện những điều lớn lao cho Đức Chúa Trời. Bạn xem tivi có nhiều không? Bạn có hay xem loại phim xếp loại “R” không? Khi bạn ăn quá nhiều điều thuộc về thế gian thì bạn sẽ làm cho xác thịt mạnh mẽ, trong khi đó tâm linh của bạn là đói và yếu đuối.
Phần nào trong con người bạn đang được cho “ăn” ngợi khen nhất – tâm linh, tâm hồn thay thể xác – thì phần đó sẽ trở nên mạnh mẽ nhất và nó sẽ cai trị và kiểm soát bạn. Do đó, giống như lực sĩ, bạn phải giám sát sự kiêng cử thuộc linh của bạn để kỷ luật xác thịt của bạn trong mọi sự. Nếu bạn không giới hạn những ham muốn xác thịt của bạn, thì bạn sẽ làm cho quyền lực của xác thịt thêm mạnh mẽ và xác thịt thịt sẽ kéo bạn xuống và đẩy bạn thụt lùi về phía sau.
KHẢ NĂNG PHI THƯỜNG ĐÒI HỎI NỔ LỰC PHI THƯỜNG
Bạn hãy nhìn xem những lực sĩ Olympic. Mỗi ngày những người này kỷ luật thân thể họ nhiều tiếng đồng hồ. Họ chuẩn bị cơ thể để phản ứng tức thì và chính xác trong khi thi đấu. Những lực sĩ chuyên nghiệm kiếm được hàng triệu đôla vì họ đã kỷ luật thân thể để trình diễn trong những ngày lễ, vượt xa những gì bạn và tôi có thể làm được.
Những lực sĩ ngoại hạng này là những người đã thể hiện một động cơ và kỷ luật phi thường. Họ đã để thì giờ và sự nổ lực phi thường để làm tăng khả năng của họ và phát triển kỷ năng của họ. Những ai đã từng được nổi bật trong thi đấu đều đã được huấn luyện vượt xa những gì người khác thấy là cần thiết để giảnh giải thưởng. Đã đến lúc Hội Thánh của Đấng Christ phải tỉnh thức và nhận thấy rằng Cơ đốc giáo không phải là một môn thể thao có khán giả. Bạn và tôi không thể đứng nhìn người khác. Chúng ta phải thức dậy, phải cùng nhau bước vào cuộc vui.
GIỮ CHO XÁC THỊT ĐÚNG CHỔ
Nếu bạn không kỷ luật thân thể thì xác thịt bạn sẽ chẳng bao giờ vâng phục bạn. Phao Lô nói: “… Tôi kỷ luật thân thể tôi và bắt nó phải phục…” (I Cor 9:27). Thân thể của bạn chỉ là ngôi nhà để bạn sống. Nếu bạn để một điều gì đó cai trị thì điều đó phải chính là tâm linh của bạn.
Đức Chúa Trời muốn bạn hưởng thụ những giác quan vật lý mà Ngài ban cho bạn. Nhưng những cảm xúc đó không được cai trị hành động và suy nghĩ của bạn. Tâm trí của bạn phải kiềm chế xác thịt của bạn nếu không thì những cảm xúc vật lý sẽ đưa bạn đi xa kế hoạch Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn.
Kinh thánh nói rằng xác thịt chống nghịch với Đức Chúa Trời xác thịt của bạn sẽ chống nghịch với sự dẫn dắt của Thánh Linh trong đời sống bạn và làm bạn xa cách ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tâm trí là yếu tố quyết định mang thân thể bạn suy phục theo tâm linh bạn.
Đó là lý do Phao Lô nói chúng ta phải được biến đổi bởi sự đổi mới theo lời của Đức Chúa Trời sẽ kiểm soát được xác thịt. Nhưng một tâm trí chưa đổi mới sẽ hòa đồng với xác thịt làm theo những đòi hỏi của xác thịt và làm thỏ mãn những mong muốn của xác thịt.
Nhiều cơ đốc nhân đang tìm kiếm một sự khải thị sâu xa là làm thế nào để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Họ hỏi “Làm thế nào để tôi được Thánh Linh dẫn dắt? Làm thế nào tôi có thể vận hành quyền năng phép lạ của Đức Chúa Trời? Câu trả lời cho vấn đề này rất đơn giản: D(ừng để xác thịt dẫn dắt.
Trong Giăng 14:12, Chúa Jesus phán “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hể ai tin ta cũng sẽ làm việc ta làm, và còn làm việc lớn hơn nữa vì ta đi về cùng cha”. Nhiều Cơ đốc nhân quan tâm đến những phép lạ và sự chữa lành của Chúa Jesus y như thể những điều này là những việc làm vĩ đại mà Ngài đã từng làm. Nhưng khi Chúa Jesus đắc thắng sự cám dỗ trong đồng vắng và không phạm tội cũng là một công việc lớn lao. Thật vậy, tất cả những phép lạ và sự chữa lành của Chúa Jesus đã làm khi Ngài vận hành quyền năng của Thánh Linh đều là kết quả trực tiếp của việc Ngài đắc thắng sự cám dỗ và tội lỗi.
Bạn nên nhớ: Nếu bạn không thể kiểm soát xác thịt và cai trị nó, nếu bạn không thể đối phó với một tưởng tượng bậy bạ ở trong tâm trí bạn 3 tuần lễ, thì bạn sẽ chẳng bao giờ cai trị được quyền lực của ma quỷ mà có trước Adam kia!
Khi Chúa Jesus chịu báp têm, Ngài đã nhận lãnh Thánh Linh. Và chính Thánh Linh ban năng lực cho Chúa Jesus đắc thắng sự cám dỗ. Nhưng nếu Chúa Jesus đã phạm tội khi bị ma quỷ cám dỗ, thì Ngài không thể bước ra khỏi đồng vắng trong quyền năng của Thánh Linh (Luca 4:14).
Là những Cơ đốc nhân, chúng ta cũng được đầy dẫy cùng một Đức Thánh Linh như trong Chúa Jesus, nhưng không có nhiều người trải qua “đồng vắng” mà không phạm tội. Tội lỗi trong đời sống bạn sẽ làm cho quyền năng của Thánh Linh ngừng hành động qua bạn. Làm theo những hành động và đòi hỏi của xác thịt sẽ tạo ra một cảm giác tội lỗi trong đời sống bạn và sẽ hủy diệt lòng tin quyết của bạn trước Đức Chúa Trời và sự dạn dĩ của bạn để chống lại ma quỷ.
Khi các Cơ đốc nhân phạm tội, thậm chí trước khi ăn năn, họ liền trích Rôma 8:1 “Vậy bây giờ không còn sự đoán phạt đối với kẻ ở trong Đức Jêsus Christ . .” Họ cần đọc phần còn lại của câu đó, “Là NHỮNG KẺ KHÔNG BƯỚC THEO XÁC THỊT NHƯNG BƯỚC THEO THÁNH LINH” (Câu này chỉ trong Bản Dịch Tiếng Anh -ND).
Tội lỗi sinh ra sự đoán phát, và nếu bạn bước đi trong xác thịt, bạn sẽ cảm nhận sự đoán phạt. Vì vậy thay vì cố quở trách tội lỗi và sự đoán phạt do tội lỗi mang đến, chỉ hãy thôi phạm tội. Khi bạn thôi bước theo xác thịt và bắt đầu bước theo Thánh Linh thì sự đoán phạt sẽ không còn là nan đề trong đời sống bạn.
VỨT BỎ MỌI GÁNH NẶNG
Bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn tất kế hoạch của Đức Chúa Trời cho đời sống mình nếu bạn không kỷ luật thân thể bạn, vì xác thịt bạn luôn luôn xen vào. Bạn có biết vì sao có rất nhiều mục sư và các Cơ đốc nhân đã thất bại không? Vì họ chẳng bao giờ kỷ luật xác thịt họ.
Họ đã để cho xác thịt ngăn cản họ vâng lời Đức Chúa Trời, khiến cho họ không làm được những gì Đức Chúa Trời giành cho họ. Họ đã nản lòng vì họ không chịu đổi mới tâm trí và bắt phục thân thể phải làm theo Lời Đức Chúa Trời. Kết quả là họ đã sống với sự đoán phạt, tội lỗi và thất bại và biết rằng xác thịt của họ đã ngăn trở họ. Tôi nghĩ rằng một số mục sư đã đọc câu nói của Phao Lô rằng “… Tôi đã đày đọa thân thể tôi…” (I Cor 9:27) – Bản King James) và họ nghĩ rằng theo Phao Lô đã nói “đày đọa” nên họ cũng không quan tâm đến chuyện ăn uống! Hêbơrơ 12:1 chép: “Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dẫn vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”.
Nếu bạn cột một vật nặng 100 ký trên lưng của một người chạy nhanh nhất thế giới thì có lẽ ai cũng có thể đánh bại được anh ta trong cuộc đua. Khi bạn mang một vật khá nặng, bạn không thể chạy quá xa hay nhanh chóng được. Đó là lý do tác giả sách Hêbơrơ bảo chúng ta hãy vứt bỏ những gánh nặng làm tiêu hao sức mạnh của chúng ta và làm cho chúng ta yếu đuối đến nỗi không thể tiếp tục chạy được nữa. Và điều gì đã lấy mất sức mạnh của bạn cũng sẽ lấy mất niềm vui của bạn.
BẠN LÀ NGƯỜI MANG GÁNH NẶNG VÀ CŨNG LÀ NGƯỜI VỨT BỎ NÓ!
Hãy chú ý rằng Hêb 12:1 không nói rằng người khác sẽ cất gánh nặng của bạn đi. Bạn là người phải cất bỏ những gánh nặng đó. Bạn là người đã chất gánh nặng và tội lỗi lên thì bạn cũng chính là người phải vứt bỏ những điều đó xuống. Bạn đã phạm tội bởi vì chính bạn đã chọn sự phạm tội.
Nếu bạn muốn đi chơi và uống rượu thì chính bạn là người đã chọn làm như thế. Không phải ngẫu nhiên mà bạn say rượu. Bạn đã quyết định uống thứ đó và chính tay bạn và miệng bạn đã uống cho đến say. Chính bạn là người đã quyết định làm điều đó.
Kinh thánh nói rằng tội lỗi không còn cai trị trên Cơ đốc nhân (Rô 6:14). Tội lỗi không thể tự đè ép chúng ta được. Chúng ta phạm tội bởi vì chính bạn đã chọn làm như thế. Nhưng nếu chúng ta đã chọn phạm tội được thì chúng ta cũng có thể chọn việc vứt bỏ những gánh nặng khiến chúng ta phạm tội.
Chúng ta phải chọn việc cất bỏ mọi sự đè ép, lo lắng, sợ hãi hoặc bất kỳ điều ngăn trở chúng ta hoàn thành cuộc đua của chúng ta. Bạn có thể đi xa hơn và nhanh hơn khi bạn không bị những gánh nặng đè bẹp. Ngay cả một gánh nặng nhỏ nhất cũng có thể làm cho bạn bị chậm chạp. Và cuối cùng nó sẽ làm bạn mất quân bình. Vì vậy ngay bây giờ bạn phải quyết định và sẽ vứt bỏ mọi gánh nặng – cả lớn lẫn nhỏ.
PHẦN II
LỰC SĨ
Lực Sĩ: Người Được Huấn Luyện Những Bài Tập Về Sự Sự Nhanh Nhẹn, Sự Phối Hợp Đồng Đội, Sức Chịu Đựng Hay Sức Mạnh
Chương 7
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÂN THỂ
II Tim 2:5
Cũng thế, lực sĩ nào tranh tài, phải tranh tài đúng thể lệ mới được thưởng mão hoa chiến thắng.
Sứ đồ Phao Lô nói “… Nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được khi Chúa Jesus Christ chúng ta đến”. Tâm linh, tâm hồn và thân thể của con người, mỗi phần đều có một chức năng do Đức Chúa Trời quy định. Tuy nhiên tâm linh, tâm hồn và thân thể của chúng ta có thể thể hiện chức năng của nó theo như Đức Chúa Trời dự định nếu chúng ta làm theo sự chỉ dẫn của Phao Lô để sống như một người lính, một người lực sĩ và một người nông dân.
Hình ảnh người lính dạy chúng ta cách đổi mới tâm trí theo Lời của Đức Chúa Trời. Người lực sĩ cho chúng ta thấy làm thế nào rèn luyện xác thịt để nó thuận phục tâm linh và tâm hồn theo như Lời của Chúa. Còn người nông dân bày tỏ cho chúng ta thấy làm thế nào để phát triển tâm linh chúng ta để có thể bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, về ngày và mùa, gieo trồng Lời của Đức Chúa Trời và sự chuẩn bị để thu hoạch mùa màng.
Phẩm chất và sự mạnh mẽ của người lính làm cho chúng ta có thể đổi mới tâm trí theo Lời của Đức Chúa Trời. Để bổ sung những thuộc tính đó, thì hình ảnh của người lực sĩ trong chúng ta cho thấy cách chúng ta có thể kỷ luật xác thịt mình để làm theo tâm linh và tâm hồn.
Cuối cùng bởi đức tính cần cù, trung tín của người cày ruộng, chúng ta học biết được cách phát triển tâm linh để bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận thức được thời vụ, như gieo ra Lời của Đức Chúa Trời và chuẩn bị cho mùa gặt. Chúng ta cũng học tập biết ngửa trông nơi Chúa.
Trong mỗi một con cái Chúa đều tiềm ẩn đặc tính về sự mạnh mẽ của người lính, người lực sĩ và người nông dân như điều mà Đức Chúa Trời đã tạo nên trong chúng ta.
Trong thân thể Christ, đã nhiều lần, chúng ta được nghe giảng rằng “Quí vị là một linh. Quí vị có tâm hồn. Quí vị có thân thể”. Đây là một lẽ thật quan trọng. Con người thật của bạn chính là tâm linh của bạn. Nhưng trong những chương sau tôi muốn nói đến vai trò của thân thể.
Thân thể của bạn hết sức quan trọng. Thân thể của bạn giữ một vai trò rất có ý nghĩa trong việc hoàn thành kế hoạch mà Đức Chúa Trời đã xếp đặt trước mặt bạn. Thân thể vật lý của bạn cho bạn có phương tiện để thực hiện uy quyền thuộc linh của bạn trên đất này. Nếu không có một thân thẻ vật lý, bạn không thể sống được trên hành tinh này, vì không ai nhìn thấy bạn – bạn chỉ là một người không có thể thấy được bằng mắt thường.
Thân thể bạn là một cái bình mà qua đó Đức Chúa Trời có thể bày tỏ đặc tính của Ngài cho thế gian này.
Khi Đức Chúa Trời muốn hoàn tất kế hoạch của Ngài trên đất, Ngài phải cần đến một thân thể vật lý. Do đó, khi nữ đồng trinh Mary bởi đức tin tiếp nhận sứ điệp của Đức Chúa Trời do Thiên Sứ Gápriên rao báo, thì Ngài đã khiến cho bà thọ thai và sinh ra Ngôi Lời mang xác thịt hay chết này.
Đức Chúa Jesus Christ vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người. Vì mang thân thể con người, Chúa Jesus bước đi trên đất này, thân thể vật lý đã đầu phục của Ngài là một cái bình mà Đức Chúa Trời toàn quyền sử dụng để hành động giữa vòng loài người.
Ngày nay, là Hội Thánh của Christ, chúng ta phải đem thân thể mình đầu phục Đức Chúa Trời để Ngài có phương tiện đến với những tấm lòng và đời sống của con người, khi Ngài phán qua môi miệng chúng ta và Ngài đụng chạm đến người khác qua đôi tay chúng ta. Khi chúng ta dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời thì nó trở thành một công cụ để Đức Chúa Trời sử dụng cho vinh hiển của Ngài.
Sứ đồ Phao Lô đã bày tỏ giá trị lớn lao mà Đức Chúa Trời đã đặt trong thân thể của chúng ta khi ông viết “…Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (I Cor 6:19,20).
Là những tín đồ được tái sinh, chúng ta là kẻ dự phần bản tính thiên thượng của Đức Chúa Trời qua phần tâm linh. Nhưng, qua thân thể vật lý, chúng ta có thể thể hiện ra sự sống và bản tánh của Đức Chúa Trời.
Môi miệng của chúng ta nói ra Lời của Đức Chúa Trời để dắt đưa người khác đến với sự sống. đôi tay của chúng ta đưa ra để giúp đỡ và chữa lành những tấm lòng tan vỡ bằng sự thương xót và rờ chạm của Chúa Jesus. Thân thể của chúng ta là những cái bình mà qua đó quyền năng và sự hiện diện của Đức Chúa Trời có thể tuôn đổ để đáp ứng nhu cầu của người khác.
Ý chỉ của Đức Chúa Trời cho tín đồ là: Hãy dâng thân thể mình làm những chiếc bình để Đức Chúa Trời đổ đầy và tuôn chảy. Nhưng trước khi dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta phải để Lời Đức Chúa Trời đổi tâm trí của mình.
Tâm trí của bạn là nơi ngự của ý chỉ. Nếu bạn đưa ra những quyết định trong tâm linh, chẳng bao giờ bạn phạm tội. Tâm linh của bạn thuần khiết, thánh thiện và công bình. NÓ có bản chất của chúng ta. Khi bạn được tái sanh, bạn là kẻ dự phần thần tánh của Đức Chúa Trời. Tâm trí của bạn chẳng hề có sự lựa chọn nào trái nghịch với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng những quyết định của bạn không ở trong tâm linh, mà ở trong tâm trí, nên nó có thể bị xác thịt gây ảnh hưởng lớn.
Một tâm trí không chịu thuận phục và làm theo Lời của Đức Chúa Trời sẽ đưa những quyết định trái ngược với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Kết quả là tâm trí chưa được đổi mới của bạn sẽ hiệp với thân thể không được kỷ luật của bạn, ngăn trở tâm linh của bạn.
Xác thịt của bạn – kể cả tâm trí chưa được đổi mới – cứ tìm cách ngăn cản sự dẫn dắt của Thánh Linh trong đời sống bạn. Sách Rôma cho chúng ta biết rằng Con người sống theo xác thịt vì tâm trí của họ hướng về xác thịt. Những lý lẽ của một tâm trí chưa đổi mới và của một thân thể chưa được kỷ luật tạo nên một sự thất bại trong đời sống.
Một tâm trí rập khuôn thế gian sẽ luôn luôn đồng ý với xác thịt, và sẽ không đặt xác thịt thuận phục tâm linh. Tuy nhiên, một tâm trí được đổi mới theo Lời của Đức Chúa Trời sẽ đồng ý với Linh của Đức Chúa Trời, nó bắt thân thể bạn vâng phục để thực hiện ý của Đức Chúa Trời.
Dù tâm trí của bạn có la hét phản đối, thì việc kỷ luật xác thịt là bí quyết chủ yếu để hoàn thành cuộc đua của bạn và trọn vẹn ý chỉ của Đức Chúa Trời.
JESUS CHRIST: ĐẤNG DỌN ĐƯỜNG
Sứ đồ Phao Lô đã cho chúng ta hình ảnh của người lực sĩ thấy sự kỷ luật của xác thịt. Người đấu sức không để những ham muốn của xác thịt điều khiển họ, mà ngược lại, anh ta đã kỷ luật và điều khiển thân thể mình.
Vì cớ giải thưởng nên người lực sĩ đã chịu những gian khổ cần thiết để đạt được mục tiêu. Bạn cũng phải có thái độ như vậy.
Thái độ trọn vẹn của người lực sĩ được thể hiện trong cuộc đời của Chúa Jesus: “… Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục…” (Heb 12:2).
Tối đêm Chúa Jesus bị bắt, môn đồ của Ngài đã ngủ mê trong khi Ngài đang cầu nguyện. Ngài phán với họ: “… Tâm thần thì muốn lắm, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mat 26:41). Không phải chỉ nói điều này với các môn đồ nhưng Ngài cũng nói cho chính xác thịt của Ngài nữa. Trong câu này, chúng ta có thể thấy cả hai ước muốn của tâm linh và ước muốn của xác thịt.
Chỉ mấy phút trước đó, Chúa Jesus đã cầu nguyện “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi con nhưng không theo ý con mà theo ý cha” (Mat 26:39).
Đức Chúa Jesus Christ, con của Đức Chúa Trời cũng phải xử lý xác thịt mình giống như bạn và tôi. Và xác thịt Ngài đã kêu lên “Đức Chúa Trời ôi, nếu có cách nào khác mà con có thể cứu được nhân loại mà không bị đánh đập, đóng đinh và bị xa cách Ngài thì con sẽ làm điều đó. Con không muốn lên thập tự giá”. Nhưng bạn hãy chú ý là Đức Chúa Jesus đã khiến xác thịt Ngài phải làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus đã cầu nguyện “Nhưng con chẳng bao giờ làm theo ý muốn con. Lạy cha, con chỉ muốn làm theo ý Ngài, dù ý chỉ đó là cái gì đi nữa”.
Trong vườn Ghếtsêmanê, nơi Chúa Jesus đã cầu nguyện đến nỗi mồ hôi tuôn ra như giọt máu, thì Chúa Jesus đã dâng thân thể Ngài làm của lễ sống cho Đức Chúa Cha.
Đó là một sự kết ước. Đó là một sự kỷ luật.
Trước khi thi đấu nhiều tháng trời, người lực sĩ đã tự chuẩn bị để trúng vào mục tiêu của mình. Tâm trí của anh ta chỉ hướng về một điều: giành lấy giải thưởng. Chúa Jesus cũng hướng đến mục tiêu của mình khi Ngài tự chuẩn bị để lên đồi Gôgôtha. Và trước những giờ phút cuối cùng, Ngài đã cầu nguyện nhiều trong vườn Ghếtsêmanê.
Chẳng hạn, vào lúc 12 tuổi, Chúa Jesus đã nói chuyện với các giáo sư luật pháp trong đền thờ, là Ngài đang đem mình vào trong kinh thánh để chuẩn bị mình cho mục đích thập tự.
Khi Chúa Jesus bị cám dỗ trong đồng vắng, Ngài đã không phạm tội. Ngài bắt xác thịt phải thuận phục tâm linh để chuẩn bị chịu sự đau đớn của thập tự. Cuối cùng, lúc chịu khổ và chết trên thập tự, tâm linh của Chúa Jesus đã được mạnh mẽ và Ngài đã bắt xác thịt Ngài phải vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời vì Ngài đã một thời gian tự chuẩn bị để hoàn thành sứ mạng mình, kể cả thập tự.
Trong Giăng 12:27-28, Chúa Jesus phán “Bây giờ, tâm hồn ta bối rối, ta sẽ nói gì? Lạy Cha, xin cứu con ra khỏi giờ này. Nhưng ấy cũng vì sự đó mà con Con đến giờ này! Cha ơi! Xin làm Sáng Danh Cha…”.
Mặc dù có nói đến sự đau khổ, Chúa Jesus cũng đã sẵn sàng hoàn tất sứ mạng của Ngài vì Ngài vẫn giữ mục đích trong lòng. Khi Chúa Jesus vâng phục điều công bình, Ngài đã làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển qua thân thể Ngài để đem đến phước hạnh cho toàn thể nhân loại.
Khi bạn dâng thân thể mình làm của lễ sống cho Đức Chúa Trời, bạn cũng làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển, và qua bạn, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho đời sống của người khác.
Trong Rôma 12:1, Sứ đồ Phao Lô nói: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em hãy dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”.
Không phải khi bạn tái sanh thì tự nhiên Đức Chúa Trời cai trị xác thịt bạn đâu. Thật thế, Đức Chúa Trời sẽ không cai quản thân thể bạn. Bạn có trách nhiệm cai trị xác thịt của mình. Bởi sự hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời và quyền năng của Thánh Linh Ngài, Đức Chúa Trời đã ban cho bạn khả năng để kỷ luật và kiểm soát thân thể. Và Ngài mong muốn bạn làm điều đó.
Thật không may, nhiều cơ đốc nhân đã lắng nghe những đòi hỏi xác thịt thay vì lắng nghe tiếng của Thánh Linh trong họ. Thay vì dâng thân thể mình làm của lễ sống như những cái bình để Thánh Linh có thể tuôn chảy, thì họ cứ sống một cuộc đời như trước khi tiếp nhận Chúa.
Do đó, Thánh Linh không được tự do hành động qua họ như ý Ngài muốn. Tại sao? Vì những cơ đốc nhân này đã nhốt Thánh Linh trong họ như một tù nhân. Kết quả là Thánh Linh rất đau buồn và Hội Thánh đã bị thế gian này sỉ nhục vì không luôn sống như những gì đã công bố.
Bạn có làm cho Thánh Linh trở nên một tù nhân trong đời sống của bạn, hay bạn để cho Ngài được tự do hành động qua bạn?
THÂN THỂ BẠN LÀ “ĐỀN THỜ” HAY “NGỤC TÙ” CỦA THÁNH LINH
Giacơ 4:5 chép “Đức Thánh Linh ở trong chúng ta… đến nỗi ghen tương”. Bản Weymouth dịch câu đó là “Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong tâm linh bạn ghen tương với ý định làm theo xác thịt của bạn”.
Khi bạn ngồi trước tivi, ngã mình trên chiếc đi văng hàng giờ để xem tivi, ăn hàng galông kem và trở nên mập mạnh thì xác thịt của bạn sẽ hả hê với sự chăm sóc của bạn. Nhưng khi bạn đang làm hài lòng xác thịt thì Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng đang mong muốn một cách ghen tương rằng bạn phải quan tâm đến Ngài như bạn đã từng quan tâm đến thế gian và xác thịt.
Bạn có dâng thân thể bạn cho Đức Chúa Trời để Ngài được tự do hành động qua bạn không? I Cor 6:20 chép rằng: “Vì anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy hãy làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển trong thân thể bạn là để cho Ngài được tự do và có khả năng hành động qua bạn hầu bày tỏ mỹ đức của Ngài cho những kẻ khác. Điều này chỉ xảy ra khi nào bạn giữ xác thịt của bạn đúng vị trí của nó.
Rôma 6:12-13 chép rằng “Vậy chớ để tội lỗi cai trị trong xác chết của anh em và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi như là đồ dùng gian ác nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình”.
Đức Chúa Trời ghét tội lỗi vì nó cản trở khả năng của Ngài để sống và tự do vận hành qua bạn.
Đức Chúa Trời muốn sự thương xót và sự xức dầu của Ngài tuôn chảy qua bạn cách hanh thông. Nếu bạn kỷ luật thân thể bạn, phục những chi thể bạn cho sự công bình, bạn sẽ là một chiếc bình Chúa có thể đổ đầy quyền năng Ngài và sử dụng cho vinh hiển Ngài.
Chương 8
THÁI ĐỘ NGƯỜI LỰC SĨ
I COR 9:24-27
24 Anh chị em không biết rằng trên vận động trường, tất cả đều ganh đua, nhưng chỉ có một người thắng giải sao? Vậy, hãy chạy sao cho thắng cuộc.
25 mỗi lực sĩ đều theo kỷ luật khắc khe về đủ mọi thứ, họ chịu như vậy để đoạt mão hoa chiến thắng sẽ tàn héo, nhưng chúng ta ta chịu như thế để nhận được mão hoa chiến thăng không phai tàn.
26 Về phần tôi, tôi chạy đua không phải là chạy vu vơ, tôi đánh, không phải là đánh gió.
27 Nhưng tôi phải áp dụng kỷ luật và khắc phục thân thể tôi, e rằng sau khi giảng dạy cho người khác, chính tôi lại bị loại chăng.
Phao Lô cho chúng ta thấy rằng mỗi lực sĩ thi đấu đều biết tiết độ và kỷ luật trong mọi sự (I Cor 9:25). Bản King James dịch câu này là “… hễ ai phấn đấu để giành thắng lợi…”. Từ “phấn đấu” trong tiếng Hy Lạp là agonizomai, cũng có nghĩa là “chiến đấu”. Agonizomai là từ mà tiếng Anh đã vay mượn để làm thành từ “agonize: chịu đau đớn, vật lộn và từ “agony: sự đau đớn, sự vật lộn”.
Không ai trong chúng ta mong muốn sự đau đớn cả. Nhưng chúng ta hy vọng dự cuộc đua mà không có sự đau đớn, phiền toái và những đòi hỏi của xác thịt, thì đáng nghi ngờ rằng chúng ta sẽ chạy đến đích.
Khi một lực sĩ đang phấn đấu để đoạt giải thưởng, thì anh ta phải tập tự chế xác thịt để xem mình có chịu đựng được sự gian khổ của sự rèn luyện hay không. Nếu anh ta chịu đựng được một sự tự chế căng thẳng như thế thì anh ta đã tập trung được tâm trí. Nói cách khác là anh ta đã nắm vững được mục đích của mình. Phao Lô nói rằng ông không chạy bá vơ. Ông có lý do để kỷ luật xác thịt mình. Phao Lô đã nắm được mục đích.
KHÔNG GIEO THÌ KHÔNG GẶT!
Trải qua những năm đi học, tôi quan tâm đến nhiều môn thể thao. Tôi nhớ có một năm ở trường trung học, chúng tôi hết sức rèn luyện cho trận chung kết giải điền kinh. Phần lớn thời gian, chúng tôi đã luyện tập căng thẳng đến nỗi sau khi tập dượt, chúng tôi nằm lăn trên cỏ, bụng thì đau, hai chân đau nhức đến nỗi chỉ còn đủ sức dậy để đi tắm thôi.
Trong căn phòng của chúng tôi có dán một khẩu hiệu “Không quyết tâm, không vinh quang! Không đau đớn, không thắng lợi”. Ngày lại ngày, tuần lại tuần, chúng tôi lại càng đưa ra những yêu cầu cao hơn cho thân thể mình, tự đưa mình vào sự chịu đựng tới cùng và sau đó lại đưa ra những giới hạn mới. Kiên nhẫn và bền lòng chỉ để giành lấy một huy chương hoặc một chiếc cúp mà nó phải được đánh bóng đi đánh bóng lại.
Phao Lô nói rằng hễ ai thi đấu thì phải tiết độ, và họ làm điều đó vì mão miện hay hư nát. Trước hết, không phải tất cả các cơ đốc nhân đều đang thi đấu để được giải thưởng. Nhiều người chỉ đang chờ đợi thiên đàng. Thiên đàng không phải là “giải thưởng”. Vì chúng ta đã tái sanh nên chúng ta đã được thiên đàng.
Xác thịt của bạn muốn củng cố một hệ thống có giá trị trong đời sống bạn. Tuy nhiên xác thịt chỉ là điều thích thú hiện tại. Do đó những quyết định của xác thịt không có tầm nhìn cho ngày mai hoặc tháng sau, năm sau.
Lý do mà xác thịt của bạn chỉ chăm đến những điều thuộc về đất, hay hư nát và tạm thời, là vì xác thịt bạn thuộc về đất, hay hư nát và tạm thời.
Nhưng điều gì làm cho xác thịt điều khiển những tiêu chuẩn của chúng ta vì những giá trị của xác thịt chúng ta đều thuộc về đất, hay hư nát và tạm thời. Khi bạn để cho xác thịt đưa ra những tiêu chuẩn thì bạn đã trả giá để chỉ đem đến phần thưởng tạm thời. Bạn đã nỗ lực như thế nào để nhận được một phần thưởng thuộc về trời, không hay hư nát và có giá trị đời đời.
MÃO MIỆN PHAI TÀN HAY MÃO MIỆN BẤT DIỆT
Khi tôi còn ở trường trung học, tôi đã nhận được nhiều huy chương và cúp trong thi đấu. Nhưng nay tôi không biết những phần thưởng đó ở đâu rồi. Có lẽ nó nằm trong một cái hộp nào đó đầy bụi bặm, dơ dáy. Chúa đã hỏi tôi: “Bây giờ con có nỗ lực như thế nào và biết kỷ luật mình để lãnh mão miện không hay hư nát không?”. Đó là điều chúng ta cũng nên suy nghĩ đấy chứ.
Phần thưởng quý giá nhất cho bạn là phần thưởng mà bạn phải phấn đấu để giành lấy.
Điều gì đang thiết lập nên hệ thống giá trị trong đời sống bạn vậy?
AI ĐANG KIỂM SOÁT ?
Sức mạnh của người lực sĩ nằm trong sự kỷ luật và sự kiềm chế mà người ấy thực hiện trên xác thịt.
Mức độ uy quyền mà bạn có trong lĩnh vực thuộc linh tùy thuộc vào mức độ uiy quyền mà bạn thực hiện trên ma quỷ hay công việc của nó?
Thưa các ông, nếu các ông thấy một phụ nữ xinh đẹp đi ngang qua và nhìn cô ấy từ đầu đến chân đến 2,3 lần, thì các ông đã không có kỷ luật rồi. Các ông có thể nhìn một phụ nữ xinh đẹp và nói “Lạy Chúa, cô ấy đẹp quá”, và trong lòng các ông chẳng có tội lỗi gì. Nhưng nếu các ông không biết tự kỷ luật, các ông sẽ nhìn cô ấy nhiều lần. Và điều đó là sự vô kỷ luật. Xác thịt đã nắm quyền kiểm soát. Các bà cũng vậy, không có miễn trừ trong lãnh vực này. Hãy nhìn vào mặt ông ta thôi nhé.
Phao Lô nói “Tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc. Tôi bắt nó phải phục”. “Tôi” là ai? Chữ “tôi” ở đây là tâm linh. Nếu bạn đang bị một điều gì đó cai trị thì điều đó phải chính là tâm linh của bạn. Nếu tâm linh của bạn không cao tay hơn, thì xác thịt sẽ cai trị bạn chứ không vâng phục bạn, thì bạn đừng mong ma quỷ vâng lời bạn.
Chúa Jesus đã ban cho chúng ta chính danh của Ngài vượt trên quyền lực của kẻ thù. Nhưng bạn không thể mong có được quyền năng trên ma quỷ nếu bạn để cho ma quỷ ảnh hưởng trên thái độ và hành động của bạn và bước đi trong xác thịt là: Nhượng bộ ảnh hưởng của ma quỷ.
Xác thịt của bạn muốn sai khiến bạn làm gì, đi đâu và ăn bao nhiêu. Từ chối xác thịt và những ham muốn của xác thịt thật khó chịu. Những đau đớn của việc từ chối tham dục xác thịt còn tốt hơn việc chịu lấy những hậu quả của việc để cho xác thịt làm theo những gì nó muốn.
THAM VỌNG CÓ ÍCH GÌ CHĂNG?
Tôi xin hỏi các ông chồng một câu. Quý vị có muốn vợ mình cưới người khác vì quý vị đã không kỷ luật chính mình không? Quý vị đã không bắt phục xác thịt mình vì vậy bạn bè và gia đình sẽ phải dự đám tang của quý vị vì quý vị không thay đổi sự kiêng cữ và tập thể dục của quý vị không?
Bạn có muốn con bạn có cha khác để nuôi nấng chúng, yêu thương và dạy dỗ chúng không? Bạn có muốn người khác làm điều mà bạn định làm cho chúng không? Nếu bạn không thôi việc 60-70 tiếng đồng hồ một tuần, thì bạn sẽ đánh mất chúng. Sự mong muốn giàu có, địa vị và những điều vật chất đã lôi kéo bạn. Tham vọng có ích gì chăng?
Còn khi xác thịt của bạn bảo bạn rằng cô thư ký của bạn xinh đẹp quá và mắt bạn cứ nhìn chăm cô ấy lâu hơn cần thiết thì sao? Bây giờ xác thịt của bạn đang áp lực trên tâm trí bạn, và những điều tưởng tượng đã khích động suy nghĩ, cho đến khi ý chí của bạn phải tranh đấu để đưa ra một quyết định. Con cái của bạn sẽ phản ứng như thế nào với sự ly dị? Bạn có thể giải thích như thế nào nếu xác thịt của bạn ham muốn một điều mà lẽ ra nó phải có?
Phao Lô nói rằng hãy làm chết các công việc của thân thể, hay làm chết chi thể của bạn (Rô 6:13; Col 3:15). Bạn có biết từ “làm chết” có nghĩa gì không? Nó có nghĩa là bắt thân thể phải phục sự kiêng cữ, sự kỷ luật và tự giữ lấy mình. Từ gốc của nó là “motificare” có nghĩa là giết chết.
Nói cách khác, đừng đùa giỡn với xác thịt, hãy giết chết nó!
VÂNG LỜI SẼ GIA TĂNG SỰ XỨC DẦU
Xác thịt của bạn không muốn vâng lời bạn – và ma quỷ cũng không. Nếu bạn không kiểm soát được xác thịt bạn thì ma quỷ sẽ nhạo cười khi bạn cố nắm quyền trên nó.
Nếu bạn đang bước đi trong xác thịt thay vì phải tuôn trào trong quyền năng Thánh Linh, thì dù bạn có nói ra Lời của Đức Chúa Trời nhưng lời của bạn sẽ thiếu sự xức dầu và quyền năng. Hơn thế nữa, lời nói của bạn sẽ thiếu đức tin.
Lời nói của bạn là những nơi chứa đựng (container). Hễ lòng bạn chứa đầy một chất liệu chứa đựng và truyền đạt những điều đó. Chất liệu đó có thể là đức tin và quyền năng hay là sự nghi ngờ. Lời nói của bạn cũng có thể mạnh mẽ, đầy đức tin và quyền năng ban sự sống của Thánh Linh. Nhưng lời nói của bạn cũng có thể yếu đuối, đầy sự vô tín, thiếu sự sống và sự xức dầu.
Sức mạnh của lời nói có quan hệ trực tiếp đến nguồn cung ứng Thánh Linh, hoặc sự xức dầu bề trong. Có một mức độ xức dầu trên những tín đồ làm cho họ có thể phụng sự vận hành ân tứ Thánh Linh. Nhưng cũng có một sự xức dầu ở trong mỗi tín đồ để làm họ bước đi hàng ngày trong quyền năng. Bạn sẽ nhận được mức độ xức dầu tùy theo thời gian mà bạn nghiên cứu và suy gẫm lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện và tương giao với Đức Chúa Trời, đầu phục Thánh Linh của Ngài.
Cần phải có kỷ luật để có những thì giờ quý giá cố định tương giao với Chúa qua lời của Ngài và sự thờ phượng. Xác thịt của bạn không thích bước theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Bạn phải thực tập quyền tự chế để bắt xác thịt vâng theo lời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nếu bạn không làm cho xác thịt vâng phục theo Lời Đức Chúa Trời, thì bạn sẽ chẳng bao giờ bước đi trong mức độ xức dầu mà Đức Chúa Trời mong muốn bạn kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày.
Cho phép xác thịt giữ bạn trong sự bất tuân sẽ khiến sự xức dầu trên đời sống bạn sẽ giảm sút. Nhưng sự vâng theo Lời và Linh của Đức Chúa Trời thì sẽ làm gia tăng sự xức dầu trên đời sống của bạn. Và chính sự xức dầu sẽ bức tung mọi ách nô lệ và giải phóng những kẻ phu tù.
Nếu lời nói của bạn không có sự xức dầu thì lời nói của bạn sẽ chẳng hề tạo ra sự sống trong lòng những kẻ nghe bạn. Và không có sự xức dầu thì những cái ách trói buộc con người sẽ không bị phá vỡ.
Lời nói của bạn bày tỏ chất liệu và tình trạng người bề trong của bạn. Bạn đầy đức tin và quyền năng hay đầy nghi ngờ và vô tín thì lời nói của bạn sẽ chứa đựng và truyền đạt những điều đó. Lời nói của bạn truyền đạt điều gì?
KHÔNG GÌ THAY THẾ CHO ĐỜI SỐNG CÔNG CHÍNH
Để đối phó với ma quỷ, một số người cho rằng chỉ cần la lớn là có được uy quyền trên nó. Do đó họ đã là hét với ma quỷ. Nhưng không phải bạn có giọng nói lớn mà làm cho ma quỷ trốn chạy đâu. Chính sự hiểu biết bạn là ai trong Đấng Christ mới có thể đặt ma quỷ vào đúng địa vị của nó. Chính sức mạnh và sự xức dầu trong lời của bạn mới làm cho ma quỷ trốn chạy chứ không phải bởi sự la hét của bạn đâu. Và sức mạnh của lời nói bạn dựa trên sức mạnh của đức tin trong lòng bạn bởi Lời của Đức Chúa Trời.
PHẢI KIÊN ĐỊNH
Sự vững vàng và sức mạnh của sự xức dầu trên đời sống bạn tùy thuộc vào sự vững vàng và cương quyết bước đi hằng ngày của bạn với Đức Chúa Trời. Đời sống của bạn có phù hợp với lời của Đức Chúa Trời không? Nếu bạn tin Lời của Đức Chúa Trời, bạn sẽ vâng theo Lời của Đức Chúa Trời. Và điều mà bạn thật sự tin thì phải là điều rõ ràng hơn cả. Đức Chúa Trời biết điều bạn đang tin và ma quỷ cũng biết.
Sự đắc thắng của bạn trên xác thịt và ma quỷ tùy thuộc vào điều mà bản thân bạn tin và làm theo. Điều người khác tin và làm theo sẽ không giúp gì cho bạn khi bạn chạm trán với ma quỷ.
Chẳng hạn bảy con trai của Sê-va đuổi quỷ ra khỏi một người đàn ông. Thay vì phải có lời Chúa hình thành trong lòng họ, họ lại dựa trên những gì Phao Lô tin để cố thi thố quyền năng trên ma quỷ. Những lời nói của họ vô quyền và ma quỷ biết điều đó.
Công vụ 19:13-16
13 bấy giớ có mấy thầy trừ quỷ là người Giuđa, đi từ nơi này sang chỗ kia, mạo kêu danh Đức Chúa Jesus trên kẻ bị quỷ dữ ám, rằng: Ta nhơn Đức Chúa Jesus này, là Đấng mà Phao Lô giảng để truyền khiến chúng bay.
14. Các kẻ làm việc đó là bảy con trai của Sê-va, tức là một người trong bọn thầy tế lệ cả Giuđa.
15. Song quỷ dữ đáp lại rằng: Ta biết Đức Chúa Jesus và rõ Phao Lô là ai, nhưng các ngươi là kẻ nào?
16. Người bị quỷ dữ ám bèn sấn vào chúng, thắng được hai người trong bọn và hành hạ dữ lắm, đến nỗi phải trần truồng và bị thương trốn ra khỏi nhà.
Câu 13 viết rằng: “Họ mạo kêu..”. Bạn không thể đối phó với ma quỷ một cách tự phụ. Nó sẽ vạch trần sự giả dối của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể phạm tội rồi khi đối phó với ma quỷ bạn sẽ sử dụng đến quyền năng của Đức Chúa Trời như bật đèn sáng lên, thì bạn đã lầm.
Bạn không thể nào sống như ma quỷ rồi sau đó lại vận dụng được quyền năng của Đức Chúa Trời. Ma quỷ sẽ ném lời nói dối của bạn vào mặt bạn.
MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN VÀ KIÊNG ĂN
Bạn có nghĩ rằng tại sao các môn đồ không thể đuổi được quỷ ra khỏi một cậu bé không? Chúa Jesus nói rằng đó là do sự vô tín của họ. Chúa Jesus giải thích rằng loại linh ám cậu bé đó chỉ có thể đuổi ra được bởi sự kiêng ăn cầu nguyện (Mat 9:14-29).
Có phải điều này có nghĩa là chỉ có kiêng ăn cầu nguyện mới đối phó được với ma quỷ không ? không, không phải sự kiêng ăn của bạn mà đối phó được với ma quỷ đâu. Chính quyền năng Thánh Linh tuôn chảy qua bạn mới đối phó được với ma quỷ.
Cầu nguyện và kiêng ăn vì có ích lợi cho bạn. Kiêng ăn cầu nguyện giúp bạn bắt phục xác thịt để được lớn lên trong quyền năng Thánh Linh. Và chỉ có Thánh Linh mới ban cho bạn quyền năng giải phóng kẻ thù.
Mục đích của sự kiêng ăn cầu nguyện là tạo nên một sự biến đổi trong đời sống bạn, để làm cho Thánh Linh cai trị cuộc đời bạn chứ không phải xác thịt. Và khi đã có một sự thay đổi trong bạn, thì bạn cũng có thể gây nên một sự thay đổi trong người khác.
TIẾT ĐỘ TRONG MỌI SỰ
Mọi lực sĩ muốn được giải thưởng đều phải điều độ và có kỷ luật trong mọi sự. Trong mọi sự! Các lực sĩ rất có kỷ luật trong cách giữ gìn thân thể, cụ thể là trong sự ngủ nghỉ, sự giải trí và chế độ ăn uống.
Chẳng hạn một lực sĩ biết rằng loại và số lượng thực phẩm mà anh ta dùng là một yếu tố quan trọng đối với thể lực của mình. Trong lĩnh vực thuộc linh cũng vậy.
ĂN GÌ SỐNG NẤY
Hồn và linh của bạn ăn điều gì thì sẽ qui định rõ phẩm chất thuộc linh của bạn bởi vì thứ bạn ăn đã trở thành một phần của bạn. Bạn có kỷ luật trong những gì bạn đang đọc không? Nếu bạn đọc nhiều báo chí, tiểu thuyết, tạp chí hơn Kinh thánh của bạn, thì bạn có thể quên việc thực hiện những điều lớn lao cho Đức Chúa Trời. Bạn xem tivi có nhiều không? Bạn có hay xem loại phim xếp loại “R” không? Khi bạn ăn quá nhiều điều thuộc về thế gian thì bạn sẽ làm cho xác thịt mạnh mẽ, trong khi đó tâm linh của bạn là đói và yếu đuối.
Phần nào trong con người bạn đang được cho “ăn” nhiều nhất – tâm linh, tâm hồn thay thể xác – thì phần đó sẽ trở nên mạnh mẽ nhất và nó sẽ cai trị và kiểm soát bạn. Do đó, giống như lực sĩ, bạn phải giám sát sự kiêng cử thuộc linh của bạn để kỷ luật xác thịt của bạn trong mọi sự. Nếu bạn không giới hạn những ham muốn xác thịt của bạn, thì bạn sẽ làm cho quyền lực của xác thịt thêm mạnh mẽ và xác thịt thịt sẽ kéo bạn xuống và đẩy bạn thụt lùi về phía sau.
KHẢ NĂNG PHI THƯỜNG ĐÒI HỎI NỔ LỰC PHI THƯỜNG
Bạn hãy nhìn xem những lực sĩ Olympic. Mỗi ngày những người này kỷ luật thân thể họ nhiều tiếng đồng hồ. Họ chuẩn bị cơ thể để phản ứng tức thì và chính xác trong khi thi đấu. Những lực sĩ chuyên nghiệm kiếm được hàng triệu đôla vì họ đã kỷ luật thân thể để trình diễn trong những ngày lễ, vượt xa những gì bạn và tôi có thể làm được.
Những lực sĩ ngoại hạng này là những người đã thể hiện một động cơ và kỷ luật phi thường. Họ đã để thì giờ và sự nổ lực phi thường để làm tăng khả năng của họ và phát triển kỷ năng của họ. Những ai đã từng được nổi bật trong thi đấu đều đã được huấn luyện vượt xa những gì người khác thấy là cần thiết để giảnh giải thưởng. Đã đến lúc Hội Thánh của Đấng Christ phải tỉnh thức và nhận thấy rằng Cơ đốc giáo không phải là một môn thể thao có khán giả. Bạn và tôi không thể đứng nhìn người khác. Chúng ta phải thức dậy, phải cùng nhau bước vào cuộc vui.
GIỮ CHO XÁC THỊT ĐÚNG CHỔ
Nếu bạn không kỷ luật thân thể thì xác thịt bạn sẽ chẳng bao giờ vâng phục bạn. Phao Lô nói: “… Tôi kỷ luật thân thể tôi và bắt nó phải phục…” (I Cor 9:27). Thân thể của bạn chỉ là ngôi nhà để bạn sống. Nếu bạn để một điều gì đó cai trị thì điều đó phải chính là tâm linh của bạn.
Đức Chúa Trời muốn bạn hưởng thụ những giác quan vật lý mà Ngài ban cho bạn. Nhưng những cảm xúc đó không được cai trị hành động và suy nghĩ của bạn. Tâm trí của bạn phải kiềm chế xác thịt của bạn nếu không thì những cảm xúc vật lý sẽ đưa bạn đi xa kế hoạch Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn.
Kinh thánh nói rằng xác thịt chống nghịch với Đức Chúa Trời xác thịt của bạn sẽ chống nghịch với sự dẫn dắt của Thánh Linh trong đời sống bạn và làm bạn xa cách ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tâm trí là yếu tố quyết định mang thân thể bạn suy phục theo tâm linh bạn.
Đó là lý do Phao Lô nói chúng ta phải được biến đổi bởi sự đổi mới theo lời của Đức Chúa Trời, sẽ kiểm soát được xác thịt. Nhưng một tâm trí chưa đổi mới sẽ hòa đồng với xác thịt làm theo những đòi hỏi của xác thịt và làm thỏa mãn những mong muốn của xác thịt.
Nhiều cơ đốc nhân đang tìm kiếm một sự khải thị sâu xa là làm thế nào để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Họ hỏi “Làm thế nào để tôi được Thánh Linh dẫn dắt? Làm thế nào tôi có thể vận hành quyền năng phép lạ của Đức Chúa Trời? Câu trả lời cho vấn đề này rất đơn giản: Đừng để xác thịt dẫn dắt.
Trong Giăng 14:12, Chúa Jesus phán “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hể ai tin ta cũng sẽ làm việc ta làm, và còn làm việc lớn hơn nữa vì ta đi về cùng cha”. Nhiều Cơ đốc nhân quan tâm đến những phép lạ và sự chữa lành của Chúa Jesus y như thể những điều này là những việc làm vĩ đại mà Ngài đã từng làm. Nhưng khi Chúa Jesus đắc thắng sự cám dỗ trong đồng vắng và không phạm tội cũng là một công việc lớn lao. Thật vậy, tất cả những phép lạ và sự chữa lành của Chúa Jesus đã làm khi Ngài vận hành quyền năng của Thánh Linh đều là kết quả trực tiếp của việc Ngài đắc thắng sự cám dỗ và tội lỗi.
Bạn nên nhớ: Nếu bạn không thể kiểm soát xác thịt và cai trị nó, nếu bạn không thể đối phó với một tưởng tượng bậy bạ ở trong tâm trí bạn 3 tuần lễ, thì bạn sẽ chẳng bao giờ cai trị được quyền lực của ma quỷ!
Khi Chúa Jesus chịu báp têm, Ngài đã nhận lãnh Thánh Linh. Và chính Thánh Linh ban năng lực cho Chúa Jesus đắc thắng sự cám dỗ. Nhưng nếu Chúa Jesus đã phạm tội khi bị ma quỷ cám dỗ, thì Ngài không thể bước ra khỏi đồng vắng trong quyền năng của Thánh Linh (Luca 4:14).
Là những Cơ đốc nhân, chúng ta cũng được đầy dẫy cùng một Đức Thánh Linh như trong Chúa Jesus, nhưng không có nhiều người trải qua “đồng vắng” mà không phạm tội. Tội lỗi trong đời sống bạn sẽ làm cho quyền năng của Thánh Linh ngừng hành động qua bạn. Làm theo những hành động và đòi hỏi của xác thịt sẽ tạo ra một cảm giác tội lỗi trong đời sống bạn và sẽ hủy diệt lòng tin quyết của bạn trước Đức Chúa Trời và sự dạn dĩ của bạn để chống lại ma quỷ.
Khi các Cơ đốc nhân phạm tội, thậm chí trước khi ăn năn, họ liền trích Rôma 8:1 “Vậy bây giờ không còn sự đoán phạt đối với kẻ ở trong Đức Jêsus Christ . .” Họ cần đọc phần còn lại của câu đó, “Là NHỮNG KẺ KHÔNG BƯỚC THEO XÁC THỊT NHƯNG BƯỚC THEO THÁNH LINH” (Câu này chỉ trong Bản Dịch Tiếng Anh -ND).
Tội lỗi sinh ra sự đoán phát, và nếu bạn bước đi trong xác thịt, bạn sẽ cảm nhận sự đoán phạt. Vì vậy thay vì cố quở trách tội lỗi và sự đoán phạt do tội lỗi mang đến, chỉ hãy thôi phạm tội. Khi bạn thôi bước theo xác thịt và bắt đầu bước theo Thánh Linh thì sự đoán phạt sẽ không còn là nan đề trong đời sống bạn.
VỨT BỎ MỌI GÁNH NẶNG
Bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn tất kế hoạch của Đức Chúa Trời cho đời sống mình nếu bạn không kỷ luật thân thể bạn, vì xác thịt bạn luôn luôn xen vào. Bạn có biết vì sao có rất nhiều mục sư và các Cơ đốc nhân đã thất bại không? Vì họ chẳng bao giờ kỷ luật xác thịt họ.
Họ đã để cho xác thịt ngăn cản họ vâng lời Đức Chúa Trời, khiến cho họ không làm được những gì Đức Chúa Trời giành cho họ. Họ đã nản lòng vì họ không chịu đổi mới tâm trí và bắt phục thân thể phải làm theo Lời Đức Chúa Trời. Kết quả là họ đã sống với sự đoán phạt, tội lỗi và thất bại và biết rằng xác thịt của họ đã ngăn trở họ. Tôi nghĩ rằng một số mục sư đã đọc câu nói của Phao Lô rằng “… Tôi đã đảy thân thể tôi…” (I Cor 9:27) – Bản King James) Hêbơrơ 12:1 chép: “Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dẫn vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”.
Nếu bạn cột một vật nặng 100 ký trên lưng của một người chạy nhanh nhất thế giới thì có lẽ ai cũng có thể đánh bại được anh ta trong cuộc đua. Khi bạn mang một vật khá nặng, bạn không thể chạy quá xa hay nhanh chóng được. Đó là lý do tác giả sách Hêbơrơ bảo chúng ta hãy vứt bỏ những gánh nặng làm tiêu hao sức mạnh của chúng ta và làm cho chúng ta yếu đuối đến nỗi không thể tiếp tục chạy được nữa. Và điều gì đã lấy mất sức mạnh của bạn cũng sẽ lấy mất niềm vui của bạn.
BẠN LÀ NGƯỜI MANG GÁNH NẶNG VÀ CŨNG LÀ NGƯỜI VỨT BỎ NÓ!
Hãy chú ý rằng Hêb 12:1 không nói rằng người khác sẽ cất gánh nặng của bạn đi. Bạn là người phải cất bỏ những gánh nặng đó. Bạn là người đã chất gánh nặng và tội lỗi lên thì bạn cũng chính là người phải vứt bỏ những điều đó xuống. Bạn đã phạm tội bởi vì chính bạn đã chọn sự phạm tội.
Nếu bạn muốn đi chơi và uống rượu thì chính bạn là người đã chọn làm như thế. Không phải ngẫu nhiên mà bạn say rượu. Bạn đã quyết định uống thứ đó và chính tay bạn và miệng bạn đã uống cho đến say. Chính bạn là người đã quyết định làm điều đó.
Kinh thánh nói rằng tội lỗi không còn cai trị trên Cơ đốc nhân (Rô 6:14). Tội lỗi không thể tự đè ép chúng ta được. Chúng ta phạm tội bởi vì chính bạn đã chọn làm như thế. Nhưng nếu chúng ta đã chọn phạm tội được thì chúng ta cũng có thể chọn việc vứt bỏ những gánh nặng khiến chúng ta phạm tội.
Chúng ta phải chọn việc cất bỏ mọi sự đè ép, lo lắng, sợ hãi hoặc bất kỳ điều ngăn trở chúng ta hoàn thành cuộc đua của chúng ta. Bạn có thể đi xa hơn và nhanh hơn khi bạn không bị những gánh nặng đè bẹp. Ngay cả một gánh nặng nhỏ nhất cũng có thể làm cho bạn bị chậm chạp. Và cuối cùng nó sẽ làm bạn mất quân bình. Vì vậy ngay bây giờ bạn phải quyết định và sẽ vứt bỏ mọi gánh nặng – cả lớn lẫn nhỏ.
Chương 9
CUỘC ĐUA ĐÃ TỔ CHỨC SẴN
Có một cuộc đua đặt ra cho bạn. Bạn không định đoạt cuộc đua của bạn. Đức Chúa Trời đã sắp xếp điều đó cho bạn rồi. Bạn phải biết ý chỉ của Đức Chúa Trời để hoàn thành kế hoạch của Ngài cho đời sống bạn. Nếu không biết ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho bạn, bạn sẽ đánh mất cuộc đua Ngài giao và sẽ chẳng bao giờ bạn hoàn thành được cuộc đua đó.
Chúng ta không sáng tạo ra hoặc phác họa cuộc đua của mình. Chúng ta chỉ thực hiện cuộc đua đó thôi. Ngày nay, chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn trong việc đồng đi với Đức Chúa Trời, thay vì cố gắng tự vạch kế hoạch cho mình ở ngày mai.
Đức Chúa Trời đã có kế hoạch cho bạn rồi. Số phận của bạn đã có sẵn trong trí của Đức Chúa Trời rồi. Khải tượng chúng ta nhận được về cuộc đua chúng ta phải thực hiện, đơn giản chỉ là việc Đức Chúa Trời mở ra cho chúng ta thấy số phận của mình. Đức Chúa Trời đã khải thị điều đó cho chúng ta từng bước để chúng ta có thể bước theo và hoàn tất. Khi Đức Chúa Trời bắt đầu một điều gì, thì điều đó được hoàn tất trong trí của Ngài rồi. Việc hoàn tất số phận bạn được xây dựng trong việc bước đi xứng đáng với Chúa. Khi bạn cứ duy trì sự tương giao khắng khít với Chúa, bạn sẽ thực hiện được sự lựa chọn để hoàn thành cuộc đua đó, và bạn sẽ cứ tiếp tục cuộc đua của mình. Cứ ở trong cuộc đua là chìa khóa để hoàn thành cuộc đua đó.
Luật Chạy Đua
Trong cuộc đua mà chỉ chạy không thôi là chưa đủ. Khi bạn chạy, bạn phải chạy như thế nào đó để hoàn thành cuộc đua. Phao Lô bảo Timôthê rằng nếu Timôthê là một lực sĩ giỏi thì ông phải dự thi theo luật.
Luật đua là gì? Luật là những sự hướng dẫn trong Lời của Đức Chúa Trời và theo Thánh Linh của Ngài. Nếu bạn cố chạy đua mà không làm theo luật và những sự hướng dẫn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra thì bạn không thể nào hoàn thành những gì mà Ngài kêu gọi bạn làm.
Nếu bạn để xác thịt níu kéo bạn không hoàn thành được cuộc đua thì khi đứng trước mặt Cha, bạn sẽ không đủ tiêu chuẩn để nhận được phần thưởng.
Không phải bạn chết và lên thiên đàng là hoàn tất được cuộc đua đâu. Nếu thế, thì chỉ cần một tai nạn xảy đến là bạn đã hoàn tất cuộc đua ngay. Không, bạn chỉ hoàn tất cuộc đua bởi đức tin, bước đi một cách khiêm nhường và vâng phục trước mặt Đức Chúa Trời, quyết định làm theo Lời của Đức Chúa Trời và sự dẫn dắt của Thánh Linh.
Trước khi chết, Phao Lô đã nói rằng ông đã hoàn tất được cuộc đua và phần thưởng trên trời đang chờ đợi ông.
II TIM 4:6-8
6 Vì mạng sống ta đang bị đổ ra làm tế lễ, ngày giờ qua đời của ta gần rồi.
7 Ta đã chiến đấu anh dũng trong trận mạc, đã hoàn tất cuộc đua và giữ vững đức tin.
8 Hiện nay, mão hoa công chính đã dành sẵn cho ta. Đến ngày ấy, Chúa là vị Thẩm Phán công minh sẽ trao mão hoa cho ta; chẳng những cho ta thôi đâu, nhưng cũng cho mọi người yêu mến sự quang lâm của Ngài.
Phao Lô biết rằng phần thưởng của ông – tức là mão triều thiên của sự công bình – đang chờ đợi, bởi vì ông đã hoàn tất những gì Chúa đã gọi ông làm theo sự dẫn dắt mà Chúa đã ban cho ông. Bạn có đang chạy cuộc đua theo luật của Đức Chúa Trời không?
Chạy Theo Luật
Khi một vận động viên bước vào cuộc đua, anh ta biết rằng phải tuân thủ một số luật lệ để đoạt giải. Lời của Đức Chúa Trời bày tỏ rất rõ ràng về những luật lệ và những chỉ dẫn mà chúng ta phải theo.
Cuộc đua của chúng ta chính là sự bước đi với Đức Chúa Trời. Đó là những điều chúng ta phải làm và cho biết chúng ta là ai. Đức Chúa Trời muốn chúng ta hoàn tất cuộc đua bằng sự vui mừng. Do đó, Ngài đã bày tỏ rất rõ ràng về những luật lệ để chúng ta chạy đua.
Trong THI THIÊN 15 :1-5 đưa ra một số luật lệ:
1. Hỡi Đức Giêhôva, ai sẽ ngụ trong đền tạm Ngài ? Ai sẽ ở trên núi thánh Ngài ?
2. Ấy là kẻ đi theo sự ngay thẳng, làm điều công bình, và nói chơn thật trong lòng mình.
3. Kẻ nào có lưỡi không nói hành, chẳng làm hại cho bạn hữu mình, không gieo sĩ nhục cho kẻ lân cận mình.
4. Người nào khinh dễ kẻ gian ác, nhưng tôn trọng kẻ kính sợ Đức Giêhôva, kẻ nào thề nguyện, dầu phải tổn hại cũng không đổi dời gì hết.
5. Người nào không cho vay tiền lấy lời. Chẳng hãnh hối lộ đặng hại người vô tội. Kẻ nào làm các điều ấy sẽ không hề rúng động.
Đoạn Kinh Thánh này bắt đầu bằng câu hỏi “Ai sẽ ở trên núi thánh Ngài ?” Điều này cho chúng ta biết rằng không phải mọi người đều sẽ bước đi và ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời đâu, chỉ có những ai bước đi cách ngay thẳng mà thôi. Đức Chúa Trời muốn chúng ta bước đi trong sự công bình. Nói cách khác, Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống theo một nền tảng vững chắc. Thi Thiên 15 phác họa cho chúng ta thấy một đời sống công bình. Mỗi câu cho chúng ta một sự chỉ dẫn về thái độ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời và với nhau, cũng như một mẫu mực cư xử hàng ngày.
Chẳng hạn câu 5 chép: “…Những người làm các điều ấy sẽ không hề bị rúng động”. Khi nếp sống hàng ngày của chúng ta đúng theo Lời Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ không lạc mất con đường đua mà Ngài đã ban cho chúng ta.
THI THIÊN 24:3-4 đưa ra thêm vài điều về điểm này:
3. Ai sẽ được lên núi Đức Giêhôva? Ai sẽ đứng nổi trong nơi thánh của Ngài?
4. Ấy là người có tay trong sạch và lòng thánh khiết, chẳng hướng linh hồn mình về sự hư không, cũng chẳng thề nguyện giả dối.
Hai câu này cho chúng ta một cái nhìn khác về người đấu sức đã kiêng cữ xác thịt và để tâm linh dẫn dắt. Người này đã duy trì một tấm lòng thánh khiết trong sự tương giao với Đức Chúa Trời. Người cũng có đôi tay trong sạch vì người đã không làm những việc ác để chống lại kẻ khác. Phần thưởng của người là gì? Người ấy sẽ được lên núi của Đức Chúa Trời và đứng trong nơi Thánh của Ngài.
Chất lượng của sự tương giao giữa tôi với Đức Chúa Trời sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc đời tôi.
Mối thông công của tôi với Đức Chúa Trời quyết định mối quan hệ của tôi đối với người khác. Nếu tôi không sẵn lòng yêu Chúa, làm thế nào tôi có thể hạ mình trước bạn được?
Trong mắt của Đức Chúa Trời, sự khiêm nhường có giá trị rất lớn. Đức Chúa Trời sẽ tôn trọng những ai bước đi khiêm nhường trước mặt Ngài và con người. Ai không sẵn sàng khiêm nhýờng trước Đức Chúa Trời hoặc con người, thì sự kiêu ngạo sẽ kéo người ấy ra khỏi cuộc đua.
Châm ngôn 4:18-27 không chỉ nêu lên sự tương phản giữa con đường người công bình với con đường người gian ác, mà còn đưa ra những chỉ dẫn sâu xa hơn để ở trong cuộc đua với Đức Chúa Trời.
CHÂM NGÔN 4:18-27
18. Nhưng con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng. Càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa.
19. Còn nẻo kẻ gian ác vẫn như tăm tối. Chúng nó chẳng biết mình vấp ngã vì đâu.
20. Hỡi con, hãy chăm chỉ về các lời ta, khá nghiêng tai nghe những bài giảng thuyết ta.
21. Các lời ấy chớ để xa khỏi mắt con. Hãy giữ lấy nơi lòng con.
22. Vì lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó, và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể của họ.
23. Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết. Vì các nguồn sự sống do nó mà ra.
24. Con hãy dẹp ra sự gian tà của miệng, và bỏ cách xa con sự giả dối của môi.
25. Mắt con hãy ngó ngay trước mặt, và mí mắt con khá xem thẳng trước mặt con.
26. Hãy ban bằng cái nẻo của chân con đi, và lập cho vững vàng các đường lối con.
27. Chớ xây qua bên hữu hay bên tả. Hãy dời chân con khỏi sự ác.
Năm Bước Để Giữ Sức Chạy
Từ câu 20 đến câu 27 của đoạn Kinh Thánh trên là những nguyên tắc cụ thể để duy trì cuộc đua một cách thành công. Chúng ta có được những sự chỉ dẫn cho tai, mắt, miệng và toàn thể con người của chúng ta:
1. Chú ý những gì Đức Chúa Trời phán.
2. Lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời.
3. Đọc Lời của Đức Chúa Trời.
4. Giữ Lời của Đức Chúa Trời trong lòng.
5. Hãy tìm kiếm sự sống của Đức Chúa Trời.
Là một người lực sĩ, bạn phải thýờng xuyên kiểm tra xem mình có đang đi đúng đường không. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách trả lời những câu hỏi sau. Tôi đang chăm chú đến những điều gì? Tôi đang lắng nghe những gì? Tôi đang nhìn xem điều gì? Tôi đang nói gì? Tôi đã để xác thịt tự do tới mức nào?
Khoảng Cách, Đích và Thời Gian
Trong mỗi cuộc đua, chạy nước rút hay chạy điền kinh đường dài, người ta đều qui định cho vận động viên khoảng cách, đích và thời gian.
Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ban tổ chức cuộc đua nói rằng: “Đây là một cuộc chạy marathon 26 dặm, chạy theo hướng nào không quan trọng, chỉ cần các bạn chạy được 26 dặm thôi.” Bạn có thể nào tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu các vận động viên đang ở hàng ngũ chỉnh tề, rồi khi tiếng súng hiệu vang lên, thì mỗi người đổ xô chạy theo hướng riêng của mình không? Đó chỉ là sự rối loạn thôi !
Trong lĩnh vực thuộc linh, nhiều Cơ Đốc Nhân đã làm như thế. Họ đang chạy nhưng không có phương hướng. Họ rất “bận rộn cho Đức Chúa Trời” nhưng họ không bận rộn “về công việc Cha”. Biết được khi nào và làm thế nào để chấm dứt điều đó và thay đổi phương hướng là một thách thức lớn cho nhiều người. Sự kiêu ngạo thýờng ngăn trở con người không chịu dừng lại để điều chỉnh và thay đổi hướng chạy hầu nhận được giải thưởng. Sự kiêu ngạo là một gánh nặng mà bạn phải dứt bỏ để hoàn tất cuộc đua. Cần phải khiêm tốn và cởi mở để nói rằng: “Đợi một chút. Tôi sẽ bỏ điều này. Tôi không cần phải làm điều này. Tốt hơn là tôi nên dành thì giờ để làm điều khác.”
Trong cuộc đua marathon, người thi đấu không những phải biết quảng đường và hướng đua, mà họ còn phải biết khoảng thời gian của cuộc đua ấy nữa. Ban tổ chức cuộc đua không bao giờ để khoảng thời gian thực hiện cuộc đua là ba ngày để chờ đợi tất cả mọi người đều hoàn thành cuộc đua. Nếu họ không hoàn thành cuộc đua trong thời gian đó thì ban tổ chức sẽ không công nhận là họ đã xong cuộc đua. Dù họ có tiếp tục chạy để đến đích, nhưng sẽ không có ai đứng đó để hoan nghênh sự nỗ lực đó của họ cả. Cuộc đua đã xong rồi.
Vì một lý do nào đó, hình như nhiều Cơ Đốc Nhân cho rằng dù họ có đình hoãn, chần chừ bao lâu thì Đức Chúa Trời cũng đã chờ họ hoàn tất cuộc đua. Bạn đã lầm rồi. Đức Chúa Trời đã xếp đặt thời gian để bạn chạy đua. Và việc bạn phải tuân thủ thời gian của Đức Chúa Trời cũng quan trọng như tuân thủ hướng chạy của Ngài đã định.
Bạn Là Người Chạy Nước Rút Hay Chạy Đường Dài
Có hai loại người chạy đua: loại người chạy nước rút quãng đường ngắn và loại người chạy đua quãng đường dài. Với người chạy nước rút, thì toàn bộ thời gian cho cuộc đua chỉ mýời một giây thôi. Anh ta phải chạy nhanh, quãng đường ngắn, vì vậy cuộc đua đã hoàn tất.
Nhiều Cơ đốc nhân đã sống một cuộc đời như thể là một cuộc chạy đua nước rút. Điều đó không đúng. Họ đã bắt đầu cuộc đua của họ bằng cách đọc Lời Chúa, thờ phượng Chúa, cầu nguyện, sống công bình và lìa xa tội lỗi. Họ làm được một tuần, một tháng hoặc một năm. Rồi bỗng nhiên, họ bỏ hết: Họ ngưng chạy, từ bỏ cuộc đua và ngã quỵ bên đường.
Đờii sống Cơ đốc không phải là một cuộc chạy nước rút! Cuộc đua của chúng ta là một cuộc đua bền bỉ và cuộc đua đó chính là nếp sống của chúng ta. Chúng ta phải chạy đua hằng ngày cho tới khi đến đích. Đó là lý do mà Kinh Thánh đã khuyên chúng ta rằng: “… hãy kiên nhẫn, vững vàng theo đòi cuộc đua đã chỉ định được bày ra trước chúng ta.” (Hêb 12:1 Bảng Amplified).
Chúng ta là những người chạy marathon (tức chạy thi đường dài). Chúng ta đã tự rèn luyện và tự kỷ luật để theo đòi cuộc đua đường dài. Khi cuộc đua khó khăn, chúng ta cũng phải kiên trì. Lúc cuộc đua dễ dãi, chúng ta cũng phải kiên trì. Dù có bão tố, chúng ta cũng phải kiên trì. Dù có bắt bớ, chúng ta cũng nhẫn nại. Khi vui, lúc buồn, chúng ta phải chịu đựng. Khi người ta đè ép chúng ta, chúng ta phải nhẫn nại. Người ta có làm giống chúng ta hoặc không như chúng ta, chúng ta phải kiên nhẫn. Bất cứ điều gì xảy đến, chúng ta phải nhẫn nại.
Chúng ta không nên dao động, mất tinh thần về cuộc đua hay tình trạng cuộc đua như thế nào. Chúng ta cứ nhắm đích mà chạy. Chúa Jesus đang đợi chúng ta tại điểm đích đó.
Trong bản Kinh Thánh Amplified, Hêbơrơ 12:2, được dịch là: “hãy quay mặt (với những điều làm chúng ta xao lãng) mà hướng về Jesus, Ngài là… Nguồn của đức tin chúng ta… và cũng là Đấng kết thúc đức tin đó…”
Chúa Jesus đang đứng ở đích để chờ đợi chúng ta. Ngài sẽ nói gì khi chúng ta đến đó? “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín. Hãy vào hưởng sự vui mừng của Chúa. Con chạy rất tốt. Con đã kiên nhẫn và không chịu bỏ cuộc. Khi những người khác xây qua bên hữu, bên tả, sa vào tội lỗi hoặc bị xao lãng vì cớ kiêu ngạo, hoặc yêu mến tiền bạc thì con vẫn vững vàng, chỉ nhìn xem Ta. Được lắm”.
Tôi cảm thấy buồn vì có những Cơ đốc nhân muốn được con người khen thưởng hơn là được Đức Chúa Trời khen thưởng. Tôi không biết bạn như thế nào, chứ đối với tôi sự ngợi khen của Đức Chúa Trời là điều tôi hằng mong mỏi. Nghe được Chủ bảo rằng, “Được lắm” là điều duy nhất mà tôi cần.
Vi Phạm Sẽ Bị Đuổi Khỏi Cuộc Đua
Đời sống Cơ Đốc Nhân thật sự của bạn được bày tỏ khi bạn ở một mình lúc không ai nhìn thấy bạn. Điều bạn làm vào sáng chủ nhật không phải là điều quan trọng. Chính những gì bạn nói và làm ở nơi nhà riêng, hoặc ở một thành phố ngoại quốc cách xa nhà mới thật sự là điều bày tỏ phẩm chất Cơ Đốc Nhân của bạn.
Khi không có ai nhìn thấy thì bạn có sống đúng như Lời mà bạn đã rao giảng cho người khác không? Nếu không thì bạn đã không đủ phẩm chất rồi.
Sứ đồ Phao Lô nói rằng: “Tôi không làm gì khác hơn điều tôi đã dạy dỗ kẻ khác. Nếu tôi không bắt thân thể tôi phục Lời của Đức Chúa Trời thì tôi đã không đủ tư cách”.
Các lực sĩ sẽ không đủ tư cách khi họ vi phạm luật thi đấu hoặc không chơi theo luật. Mất tư cách sẽ bị đuổi khỏi cuộc thi và không được lãnh thưởng.
Không phải bạn đang “chạy” là bạn đã tham dự vào cuộc đua mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho bạn đâu. Nếu bạn không chạy theo cuộc đua mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho đời sống bạn thì bạn sẽ không đủ tư cách để nhận phần thưởng đã dành cho bạn. Đừng để xác thịt làm cho bạn không đủ tư cách bằng cách nó níu kéo bạn ra khỏi cuộc đua mà Đức Chúa Trời dành cho bạn.
Chểnh Mảng sẽ Nhận Hậu Quả Nghiêm Trọng
Thân thể của bạn dễ bị dao động, dễ bị những điều trong thế gian lôi kéo. Thân thể của bạn được tạo nên bởi thế gian này nên nó dễ đáp ứng với thế gian. Thân thể của bạn từ đất mà ra nên khi chết, bạn sẽ trở về đất.
Vì xác thịt của bạn không được cứu. Do đó bạn phải kiểm soát nó, cai trị nó và bắt nó phải phục tâm linh của bạn. Đừng để xác thịt lôi kéo bạn, dù rất ít, bởi vì lệch cuộc đua sẽ nhận lấy hậu quả.
Cách đây vài năm, có một máy bay của Đại Hàn cất cánh từ Alaska, viên phi công không nhận ra là họ đã bị lệch đường bay vài độ. Vài giờ sau, máy bay đã bị tấn công và hủy diệt vì nó đã lệch đường bay và rơi vào không phận của kẻ thù.
Chỉ cần lệch khỏi cuộc đua một tí thôi là bạn sẽ gặp nguy hiểm ngay. Thật vậy, dường như chỉ là một sự khác biệt rất nhỏ giữa chỗ bạn đang đứng và chỗ lẽ ra bạn phải đứng. Bạn đã ở ngoài cuộc đua nhiều năm tháng nên bạn sẽ trả giá rất nhiều. Bạn càng lầm lạc xa cách cuộc đua, tức là xa cách ý chỉ trọn vẹn của Đức Chúa Trời cho cuộc đời bạn, thì bạn càng bước vào lãnh thổ của kẻ thù và có thể sẽ bị hủy diệt.
Điều Gì Lôi Kéo Bạn Khỏi Cuộc Đua?
Bạn đã bị lôi kéo khỏi cuộc đua như thế nào? Giacơ giải thích rằng “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn tư dục cưu mang.. sinh ra sự chết” (Giacơ 1:14-15).
Tư dục của xác thịt, tư dục của mắt và sự kiêu ngạo của đời là những vũ khí mà Satan đã sử dụng để chống lại Êva trong vườn Êđen. Và chính chiến lược mà Satan sử dụng để lôi kéo Adam, Êva khỏi cuộc đua trong vườn Êđen cũng chính là chiến lược mà ngày nay nó còn tin cậy để chống lại thân thể Christ.
Mọi loại tội lỗi đều do tư dục của mắt, tư dục của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời. “Tham dục” nghĩa là một ước muốn hoặc sự thèm muốn mạnh mẽ.
Thường thì chúng ta chỉ nghĩ rằng tham dục là những ham muốn tình dục. Điều đó không đúng. Bạn có thể tham dục nhiều điều. Chẳng hạn quyền lực, địa vị, danh vọng. Nếu bạn không biết cai trị xác thịt và lòng ham muốn thì nó sẽ kéo bạn xuống vũng bùn để thỏa mãn những ham muốn của nó.
I Giăng 2:15-17 chép “Chớ yêu thế gian cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa. Nếu ai yêu thế gian thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi điều trong thế gian tức là sự mê tham của mắt, sự mê tham của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời – chẳng phải từ Cha mà đến nhưng từ thế gian mà ra. Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi nhưng ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời.
Bản Amplified dịch là “Đừng yêu mến hoặc ấp ủ thế gian hoặc những điều trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì lòng yêu mến Cha không có trong người đó”.
Xác thịt của bạn sẽ ham mê thế gian và tất cả những gì thế gian ban cho nó. Nếu bạn cho phép thì xác thịt sẽ thay đổi tình yêu của bạn đối với Chúa. Và khi bạn bắt đầu đánh mất lòng yêu mến Đức Chúa Trời, thì bạn đã rời khỏi cuộc đua.
Khi lòng yêu mến Đức Chúa Trời trong bạn bị sự ham muốn mạnh mẽ một điều gì khác thay thế, thì hãy bắt nó dừng lại. Phải điều chỉnh ngay vì bạn đang lệch ra khỏi cuộc đua rồi đó!
Công việc hay những gì bạn đang làm không nhất thiết chỉ ra đó là những điều bạn đang yêu mến. Có thể bạn đang hoàn thành nhiều điều cho vương quốc của Đức Chúa Trời nhưng nếu động cơ của bạn không đúng thì công việc của bạn cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bạn hãy chú ý điều Chúa phán với Hội Thánh Êphêsô trong Sách Khải thị.
KHẢI THỊ 2:2-5
2. Ta biết công việc con, sự lao khổ và nhẫn nại của con, biết con không thể nào dung túng những kẻ tà ác, biết con đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà thực ra không phải, con đã nhận chân rằng chúng giả dối.
3. Con đã kiên nhẫn và chịu đựng vì danh Ta, không mõi mệt.
4. Nhưng, Ta có điều trách con vì con đã mất tình yêu ban đầu.
5. Vậy, con hãy nhớ lại con đã vấp ngã từ đâu, hãy ăn năn và làm lại công việc ban đầu. Nếu không, Ta sẽ đến và dời giá đèn của con ra khỏi chỗ của nó trừ khi con ăn năn.
Hội Thánh ở Êphêsô đã bị quở trách. Chúa Jesus khen họ có công việc tốt, có sự khó nhọc, sự nhịn nhục, và không dung chịu những kẻ ác. Ngài cũng biết họ nhịn nhục và chịu khó vì danh của Ngài. Tuy nhiên, lòng của họ không làm cho Đức Chúa Trời hài lòng. Thay vì cứ yêu thương Ngài thì lòng họ đã yêu mến một điều khác. Thật vậy, Chúa Jesus đã khuyên họ ăn năn, trở lại tình yêu ban đầu, và làm lại những công việc ban đầu. Nếu họ không chịu ăn năn thì Ngài sẽ đến và cất chơn đèn của họ đi.
Những Dấu Hiệu Cho Thấy Mình Đã Chệch Khỏi Cuộc Đua
Khi bạn bắt đầu theo đuổi một điều gì khác hơn là chính Đức Chúa Trời là bạn đã đánh mất tình yêu ban đầu. Đánh mất tình yêu ban đầu là bước đầu tiên dẫn đến sai lệch.
Khi bạn đang chạy đua, sự bối rối và gánh nặng sẽ không cai trị được đời sống bạn. Nhưng khi bạn bị sai lệch, đời sống trở nên đen tối, sợ hãi, bất định và rối loạn.
Nếu sự bình an của Đức Chúa Trời không còn nữa, sự vui mừng của Chúa đã biến mất, thì có thể nói rằng bạn đã bỏ cuộc, và bạn không còn nhớ đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời là như thế nào nữa. Nếu mục đích của bạn đã bị lu mờ bởi sự vui thích hiện thời, hoặc bởi những nan đề tạm thời thì bạn đã sai lệch rồi.
Mất cái nhìn về những điều thuộc về cõi đời đời vì những mối bận tâm tạm thời là bạn đã bỏ cuộc và lạc mục tiêu. Thế gian này là tạm thời, vì vậy những điều vui thú, những vấn đề và những mưu cầu của nó cũng chỉ là tạm thời. Ngay cả thân thể của bạn cũng chỉ là tạm thời. Đổi mão miện công bình đời đời để lấy những thú vui tạm thời của đời này thì có đáng gì không?
Xác thịt đòi hỏi sự ban thưởng tức thì mà không cần biết đến hậu quả tương lai. Êsau là một gương về người đã phạm sai lầm vì thiếu tôn trọng quyền thừa kế thuộc linh để thỏa mãn xác thịt. Vì một bữa ăn, Êsau đã bán quyền con trưởng. Sau đó, ông đã nhận thức được sự dại dột trong việc chọn lựa của mình, nhưng Êsau đã không thể nào thay đổi được hậu quả đó.
HÊB R 12:16,17
16. Hãy thận trọng để đừng có ai dâm dục hoặc phàm tục như Êsau, vì một bữa ăn mà tự mình bán đi quyền trưởng nam.
17. Anh chị em biết về sau ông muốn thừa hưởng phúc lành đó lại bị loại bỏ, vì không tìm được cơ hội ăn năn dù ông khóc lóc tìm cầu phúc lành.
Tội lỗi dẫn đến sự đoán phạt. Đừng bao giờ đùa giỡn hoặc tha thứ cho tham dục của xác thịt. Đừng giống như Êsau. Tuy nhiên, Môise lại là một gương mẫu về loại người không cho phép những ham thích tạm thời cướp mất của ông phần thưởng đời đời. Trong Hêb 11:24-26, ta thấy:
HÊB 11:24-26
24. Bởi đức tin, Môise lúc đã khôn lớn, từ khước tước vị con trai công chúa Pharaôn.
25. Thà chịu bạc đãi với con dân Đức Chúa Trời trong một thời gian còn hơn thụ hưởng khoái lạc tội lỗi.
26. Ông coi sỉ nhục vì Đức Cơ Đốc là quý hơn châu báu Ai Cập vì ông trông đợi được tưởng thưởng.
Hễ điều gì làm cho bạn chú ý đến những điều tạm thời mà không quan tâm đến những điều đời đời thì những điều ấy không thuộc về Đức Chúa Trời. Hãy từ bỏ nó. Nó sẽ kéo bạn ra khỏi cuộc đua đó.
Đừng để cho thân thể tạm thời của bạn chạy theo những thú vui chóng tàn trong thế gian tạm bợ này, để rồi bạn sẽ phải bỏ cuộc và hụt mất mão miện đời đời cùng với sự vinh hiển đời đời.
Cách Nào Để Quay Lại Cuộc Đua
Thường thì khi các Cơ Đốc Nhân thấy mình đã xa rời cuộc đua thì họ tìm cách bào chữa cho mình. Họ cho rằng, họ không phải chịu trách nhiệm về điều đó mà là do lỗi của kẻ khác. Thái độ đó cho thấy họ có một tấm lòng kiêu ngạo.
Thái độ kiêu ngạo là lý do khiến nhiều người sau khi khám phá rằng mình đã xa rời cuộc đua mà vẫn còn cứ ở trong tình trạng xa rời ấy rất lâu.
Cần phải có một sự khiêm nhýờng để quay lại cho đúng hướng. Sự khiêm nhường, ăn năn, sự thông công đúng đắn, sự tha thứ và đức tin là chìa khóa để bạn quay lại với cuộc đua. Chỉ có một người khiêm nhýờng mới biết nhận ra lỗi lầm của mình, xưng tội mình và ăn năn. Ngày hôm nay có bao nhiêu người sẽ chết trước khi họ nhìn nhận với Chúa rằng họ đã bỏ cuộc và không chịu quay lại khá lâu rồi?
Danh dự là một trong những cản trở lớn nhất làm cho họ khó ăn năn. Nhiều người đã quan tâm đến thanh danh của họ hơn là việc làm Đức Chúa Trời hài lòng. Trong lĩnh vực này, chúng ta nên bắt chước thái độ của Chúa Jesus.
PHILÍP 2:5-9
5. Hãy có cùng một tâm tình như Đấng Christ đã có.
6. Vì Ngài vốn có bản thể Đức Chúa Trời nhưng không coi sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều phải nắm giữ.
7. Nhưng chính Ngài tự bỏ mình, mang lấy bản thể của một tôi tớ, trở nên giống như loài người, có hình dạng như một người.
8. Ngài đã tự hạ mình xuống, chịu vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá.
9. Chính vì thế, Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh hiệu.
Một số người đã rơi vào tình trạng muốn tự tôn cao mình và tạo thanh thế cho mình giữa loài người. Họ không chịu hạ mình trước Đức Chúa Trời để làm cho Ngài đẹp lòng.
Dù bạn là ai, bạn đang làm gì hoặc chức vụ của bạn có cao trọng hoặc có nhiều ảnh hưởng thì bạn cũng phải biết rằng: Thanh danh của bạn phải bị hạ xuống. Đức Chúa Trời sẽ không làm tổn hại Danh của Ngài, sự chính trực của Ngài hoặc Lời của Ngài để giữ thanh danh của bạn, nếu bạn không biết đến mệnh lệnh của Ngài mà chỉ biết tự tôn cao chính mình.
Nếu sứ đồ Phao Lô, người đã viết hai phần ba Tân Ước, mà còn nói rằng ông phải chạy theo luật để không mất tư cách thì bạn là ai? Bạn sẽ không phải là người khỏi phải cần đến một tấm lòng khiêm nhýờng và vâng phục để duy trì sự tương giao với Chúa.
Sự ăn năn sẽ đem chúng ta quay lại với sự thông công đúng đắn với Chúa. Khi bạn xa rời cuộc đua thì bạn không hủy hoại liên hệ của bạn với Chúa nhưng bạn đã phá vỡ mối thông công của bạn với Ngài.
Khi đứa con trai hoang đàng bỏ nhà cha mà đi thì nó vẫn còn là đứa con trai của cha nó. Nhưng khi nó cắt đứt mối liên lạc với cha nó thì sự vui mừng và sức mạnh của mối liên lạc cha con không còn nữa và nó không hưởng được điều đó. Tại sao vậy? Vì nó và cha nó không còn giao thông với nhau nữa.
Khi không có sự thông công với Đức Chúa Trời, chúng ta đã kinh nghiệm được một sự im lặng nặng nề, chúng ta không còn nghe tiếng của Đức Chúa Trời nữa. Giữa Cựu Ước và Tân Ước có bốn trăm năm yên lặng cho đến khi Giăng Báp tít nói đến rằng “Hãy ăn năn”. Vì ngày nay, con người đã xa rời cuộc đua, khi nào họ ăn năn thì sự yên lặng mới bị phá vỡ và họ mới được nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời.
Khi bạn lìa xa cuộc đua, bạn không thể hưởng thụ được sự vui mừng, sức mạnh, sự cung cấp và phước hạnh của Đức Chúa Trời, vì sự thông công của bạn với Ngài đã bị đình trệ.
Trước khi quay lại cuộc đua, bạn phải sẵn sàng nhìn nhận rằng bạn đã bỏ cuộc, rồi bạn có thể điều chỉnh và đóng cánh cửa đó lại, không để cho ma quỷ lẻn vào đời sống bạn nữa.
Nếu bạn không biết điều gì đã khiến bạn xa rời cuộc đua, hoặc nếu bạn biết mà lại không xử lý nó một cách nghiêm túc, thì chỉ một thời gian bạn lại sai lệch nữa thôi. Nếu bạn không nghiêm túc xử lý mình và những thái độ lôi kéo bạn khỏi cuộc đua, thì bạn sẽ tiếp tục lặp lại sự sai lầm đó.
Hoàn cảnh, các mối quan hệ cùng những trách nhiệm của bạn có thể thay đổi, nhưng những lỗi lầm và nan đề của bạn vẫn còn nguyên, vì bạn đã không học tập được từ những sai lầm và thất bại trước.
Nếu bạn không điều chỉnh trong những lĩnh vực mà bạn đã bỏ qua thì ý chí của bạn sẽ chẳng họ có vai trò gì trong đời sống của bạn cả. Bạn sẽ cứ liên tục gặp lại điều đó mà không có một chút tiến bộ nào cả.
Ngay bây giờ, bạn hãy quyết định bắt phục xác thịt, và làm cho nó phải nằm trong khuôn khổ cuộc đua của bạn nơi Đức Chúa Trời. Bây giờ là lúc quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn phải tiến lên với một chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn.
Xác Định Vấn Đề
Bạn không cố gắng sống trở về quá khứ. Nhưng bạn hãy nhìn vào quá khứ một cách đúng đắn. Hãy xác định cho được những thất bại đã qua của bạn để bạn có thể phá vỡ hiểm họa mà xác thịt của bạn đã gài bẫy bạn. Nên tự hỏi mình một số câu quan trọng như:
Tôi đã quyết định điều gì mà khiến tôi sai lệch khỏi cuộc đua của tôi? Đó có phải là một lỗi lầm mà tôi đã nhận không?
Tôi có tổn thương hay giận dữ không?
Điều đó có phải là một sự không tha thứ cho người khác không?
Có phải sự tham dục đã dẫn tôi vào tội lỗi, cho đến khi sự định tội và sự cáo trách đã làm tôi xa cách với những người có thể giúp đỡ tôi không?
Có phải là do cái lưỡi không kiểm soát được không?
Có phải là do sự không sẵn sàng hạ mình để vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời không?
Bạn hãy tự hỏi là có phải bạn đã bỏ cuộc vì sự kiêu ngạo của bạn không? Tôi có cố chứng minh là mình đúng và có thể làm mọi điều theo cách của tôi không?
Có phải là do tôi thiếu sự vâng phục đến nỗi đã bỏ qua thì giờ để đọc Lời Chúa và cầu nguyện không?
Có phải sự nguội lạnh của lòng tôi đã làm tôi mất đi tình yêu ban đầu không?
Tôi quan tâm đến những điều tạm thời hay những điều đời đời? Tôi có bỏ qua những cáo trách trong lòng không?
Tôi có đề cao người khác đến nỗi đã cảm thấy thất vọng hoặc bị phản bội khi những người đó sa ngã không?
Tôi có quá quan tâm đến việc tự tôn cao mình hơn là tôn cao Chúa Jesus không?
Có phải tôi xa rời cuộc đua là do tôi không biết cấm cản xác thịt mình và đây là kết quả của điều đó không?
Sau khi bạn đã xác định điều gì đã khiến bạn bỏ cuộc thì hãy xử lý nó, hãy ăn năn và tiếp tục cuộc đua. Đừng nên đứng than khóc ở bên lề, vì xác thịt của bạn đã kéo bạn ra khỏi đường đua. Cuộc đua vẫn còn đó để bạn chạy. Hãy hạ mình xuống. Hãy điều chỉnh những điều cần thiết. Hãy quay lại cuộc đua. Và hãy chạy đi.
Đừng Nhìn Lại Sau!
Đừng quay nhìn lại. Đừng phí thì giờ hối tiếc những lỗi lầm quá khứ. Bạn đã đánh giá tình trạng của bạn. Bạn đã biết mình sai lầm ở chỗ nào. Bây giờ bạn phải gấp rút lên. Một vận động viên chạy đua không khi nào ngoái lại phía sau khi anh ta sắp tới đích. Làm như thế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bước chạy và thời gian của anh ta.
Vì sợ hãi nên vận động viên thýờng nhìn lại phía sau. Bạn đừng nên nhìn lại. Hãy nhắm đến đích bằng cách nhìn xem Jesus. Chúa Jesus là tác giả và là Đấng thành toàn đức tin của bạn. Ngài là Đấng sẽ kèm bạn chạy trong cuộc đua. Vì vậy, hãy kiên nhẫn mà chạy theo cuộc đua đã bày ra trước mắt bạn.
Cách Để Bám Sát Cuộc Đua
Cứ ở trong cuộc đua là kết quả của sự thông công giữa bạn với Đức Chúa Trời. Michê 6:8 chép “Hỡi ngươi, Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện, cái điều mà Đức Giêhôva đòi ngươi há chẳng phải là sự công bình, ưa sự nhơn từ và bước đi cách khiêm nhýờngvới Đức Chúa Trời ngươi sao?”
Tôi và bạn, không ai bước đi suốt cuộc đời mình hoặc chạy hết cuộc đua một cách đơn độc. Đức Chúa Trời luôn ở với chúng ta. Và khi lòng chúng ta hạ mình trước mặt Ngài, thì việc sửa chữa những bước đi lệch lạc qua bên tả hoặc bên hữu rất dễ dàng.
Khi bạn cứ giữ một tấm lòng khiêm nhường, nếu đột nhiên bạn bị lệch lạc trong một lĩnh vực nào đó, thì đừng cố biện hộ cho mình và đổ lỗi cho người khác. Khi lòng bạn chân thành, bạn sẽ tự xét mình và tự đưa mình trở lại cuộc đua. Lòng khát khao muốn làm đẹp Đức Chúa Trời để hoàn tất kế hoạch của Ngài cho đời sống bạn, sẽ làm cho bạn tiếp tục cuộc đua.
Bí quyết để duy trì cuộc đua là cứ giữ một sự thông công mật thiết với Cha.
Đức Chúa Trời không ghét bạn vì bạn đã bỏ cuộc đâu. Nếu bạn xưng tội ra, Ngài sẽ làm sạch những điều không công bình và sẽ tha thứ cho bạn. Sự tha thứ của Đức Chúa Trời là trọn vẹn.
Đức Chúa Trời đã đặt để cuộc đời bạn với một mục đích. Đức Chúa Trời không có ý định thay đổi kế hoạch của Ngài dành cho cuộc đời bạn. Bản Amplified dịch Rôma 11:29 rằng: “Vì các ân tứ của Đức Chúa Trời và sự kêu gọi của Ngài không thể nào bãi bỏ được – Một khi những ân tứ đó đã được ban cho thì Ngài chẳng bao giờ rút lại, và Ngài cũng không hề thay đổi ý định với những ai Ngài đã ban ân điển hoặc những người Ngài đã kêu gọi”.
Hãy giữ lấy cuộc chạy để hoàn tất mục đích của Đức Chúa Trời. Đừng quan tâm đến những điều có thể làm cho bạn quay trở lại. Bây giờ không phải là lúc để bạn dừng lại. Bạn sẽ tự đưa ra khỏi cuộc đua bởi đuổi theo những điều khác. Có lẽ bạn đã ngó lại sau quá nhiều đến nỗi bạn đã đánh mất nhiều thời gian.
Dù cho điều gì đã khiến bạn bỏ cuộc, hãy dừng lại, hạ mình xuống và nhìn nhận rằng bạn đã xa rời cuộc đua rồi. Đừng để sự kiêu ngạo làm cho bạn đứng ở ngoài lề, thậm chí còn kéo bạn xa cuộc đua hơn nữa. Hãy nhìn xem Chúa Jesus và bắt đầu chạy trở lại, kiên nhẫn theo đòi cuộc đua đã bày ra trước mặt bạn.
Hãy bắt đầu chạy bằng một sự tin chắc, biết rằng Đấng đã khởi làm việc tốt trong bạn sẽ làm trọn điều đó cho đến ngày của Chúa Jesus Christ (Phi 1:6).
Trong Philip 3:12-14, Phao Lô đã nói về cuộc đua của ông rằng: “Ấy không phải đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đương chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jesus Christ giựt lấy tôi rồi. Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích; nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích này mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ”.
Chương 10
CÓ NIỀM VUI CHO CUỘC ĐUA
Khi chúng ta nói đến sự kỷ luật xác thịt và đãi thân thể nghiêm khắc thì có một số Cơ Đốc Nhân hỏi rằng: “Thế còn sự sống sung mãn mà Chúa Jesus phán là chúng ta sẽ được hưởng là gì? Kỷ luật xác thịt của tôi là điều quá khó. Tôi không muốn trải qua cuộc đời như vậy.
Đó là cách suy nghĩ thiếu hiểu biết về điều mà Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta. Mặc dù có sự đau đớn trong xác thịt khi bạn cắt bỏ những điều tham dục, nhưng bạn sẽ có sự vui mừng trong tâm linh, sự bình an trong tâm hồn và sự tươi mới trên con đường mà bạn đang chạy đua.
Trong cuộc đua về thể lực, càng chạy lâu, càng mất sức vì bạn đã mệt. Tuy nhiên, trong cuộc đua Thánh Linh, càng chạy lâu, bạn càng biết Chúa hơn và quen thuộc với đường lối của Ngài hơn. Càng ở trong cuộc đua càng lâu thì bạn càng giống Đức Chúa Trời hơn, và bạn càng ở trong ý chí của Đức Chúa Trời, Bạn thấy rằng bạn sẽ hoàn thành cuộc đua chắc chắn hơn và vui mừng hơn lúc mới bắt đầu.
Có lẽ bạn sẽ nói rằng: “Chức vụ này khó khăn quá. Với tất cả những gì mà tôi đã gặp, thì không có gì ngạc nhiên khi tôi đã đánh mất sự vui mừng”. Không đâu, chức vụ này không khó khăn gì nếu bạn biết sống theo Thánh Linh. Nếu bạn mất sự vui mừng thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã lìa xa cuộc đua.
Đừng quan tâm đến những thách thức mà bạn đã đối diện. Bạn có thể giữ được niềm vui khi bạn đối diện với những sự thách thức đó bằng quyền năng của Thánh Linh, bằng sự xức dầu và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời muốn bạn có niềm vui để làm những gì Ngài muốn bạn làm. Ngài không muốn bạn buồn, chán nản hoặc nghèo khổ. Hễ khi nào bạn cứ ở trong cuộc đua mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho đời sống bạn thì bạn có thể được đầy dẫy sự vui mừng, bình an và mọi nhu cầu của bạn sẽ được thỏa mãn.
Chẳng hạn, dọc theo đường đua của các vận động viên, người ta có những trạm phun nước để họ được đã khát. Những miếng xốp thấm nước cũng được dùng để làm cho vận động viên được mát mẻ.
Dọc theo lộ trình, dân chúng đang theo dõi cuộc đua này, họ đã vỗ tay reo hò: “Chạy mau! Chạy mau! Có thể anh sẽ đoạt giải đấy! Chạy mau đi! Chạy mau đi!”.
Tất cả những điều này đã khích lệ vận động viên và giúp họ cảm thấy sung sức cho đến khi hoàn thành cuộc đua. Nhưng nếu vận động viên chạy sai hướng, anh ta sẽ tự rước thất bại vào thân. Anh ta sẽ không tìm thấy những cột nước làm cho mình được tỉnh táo. Anh ta sẽ không nghe thấy đám đông đang hò hét cổ vũ mình. Khi bạn bỏ cuộc, bạn đã tự làm hại mình. Sự tươi mát và khích lệ mà bạn cần sẽ không có, bởi vì những gì bạn cần chỉ nằm trên lộ trình đua của bạn thôi.
Điều Cần Làm Là Hãy Ở Trong Cuộc Đua Chúa Định Cho Bạn
Bạn sẽ tìm thấy mục đích và phương hướng cho cuộc đua chỉ trong mối quan hệ thông công của bạn với Chúa. Cuộc đua là đời sống của bạn trong Đức Chúa Trời, và sự kêu gọi của bạn trong Đức Chúa Trời. Khi bạn chạy theo cuộc đua đã được chỉ định thì mọi thứ bạn cần sẽ ở trong đường đua đó. Đó chính là quyền năng, sự khích lệ, sức mạnh, sự xức dầu hoặc tài chính – Hễ điều gì bạn cần đều nằm trên đường đua mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho đời sống bạn.
Trong Mathiơ 6, Chúa Jesus đã nói với các môn đồ về sự cung cấp của Cha cho đời sống họ và về sự lo lắng vô ích của họ.
MATHIƠ 6:30-33
30. Một loài hoa dại ngoài đồng, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà Đức Chúa Trời mặc cho chúng như thế, còn các con không quý hơn để Ngài chu cấp quần áo cho sao, hởi kẻ ít đức tin?
31. Vậy, đừng lo lắng mà hỏi rằng chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hay là mặc gì?
32. Vì tất cả những điều này, người ngoại vẫn tìm kiếm và Cha các con ở trên trời biết các con cần tất cả những điều ấy.
33. Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, rồi Ngài sẽ ban thêm cho các con mọi điều ấy nữa.
Đức Chúa Trời có trách nhiệm cung cấp cho bạn. Trách nhiệm của bạn là làm hài lòng Đức Chúa Trời và đuổi theo kế hoạch của Ngài dành cho bạn. Một số Cơ đốc nhân đã xa lìa cuộc đua vì cớ muốn thỏa mãn nhu cầu của mình bằng một kế hoạch mà họ nghĩ rằng sẽ tốt cho đời sống của họ hơn.
Nếu một người chạy marathon nói rằng: “Tôi khát nước quá. Tốt hơn là tôi nên chạy đến một cửa hiệu để mua nước uống rồi chạy tiếp”, thì sẽ như thế nào? Điều đó chỉ là trò cười thôi. Làm như thế, anh ta không chỉ tự đem mình ra khỏi cuộc đua đã được chỉ định mà còn làm kéo dài cuộc chạy. Nếu vận động viên chạy marathon cứ ở trong cuộc đua thì anh ta sẽ thấy mọi nhu cầu mà mình cần đã được dự bị sẵn trên lộ trình rồi.
Một số Cơ Đốc Nhân đã chạy rất tốt được một lúc nhưng sau đó họ đã bắt đầu quan tâm đến những nhu cầu đời sống của họ. Vì vậy, họ quyết định chạy sau khi có được những điều khác. Thay vì cứ ở trong cuộc đua và tin cậy nơi sự cung cấp của Đức Chúa Trời, thì họ đã tự bỏ cuộc để tự lo liệu cho nhu cầu của mình. Mặc dù họ vẫn tiếp tục chạy, nhưng đã sai hướng. Họ đã tự làm cho mình ngày càng yếu hơn, không nhận được sự tươi mới thuộc linh mà Đức Chúa Trời cung cấp. Họ ngày càng trở nên khô hạn, thất vọng, rã rời cho đến khi họ phải kêu la cùng Đức Chúa Trời trong nỗi tuyệt vọng “sự tươi mới ở đâu? Cơn khát và mệt mọi vì cuộc chạy này”.
Đức Chúa Trời chỉ có thể phán với họ rằng “Khi con không chạy đua theo ta, mà đuổi theo những phần thưởng khác, thì con đã xa lìa cuộc đua. Khi nào con quay lại cuộc đua mà ta đã sắp xếp cho con, và từ bỏ cuộc đua do chính con lập nên, thì con sẽ tìm thấy tất cả sự tươi mới mà con cần, và con sẽ nhận được sự vui mừng của ta. Ta sẽ làm điều đó, vì sự vui mừng của ta là sức mạnh của con”.
Tới Đích Cách Hớn Hở
Một số Cơ Đốc Nhân đã khủng hoảng trong đời sống thuộc linh vì không có nước hay sự khích lệ. Điều đó thật đáng buồn. Nhưng điều đó cũng chưa phải là sự tệ hại nhất. Sự tệ hại nhất là họ không bao giờ tới đích được.
Có lẽ bạn đã thi đấu mà không có nước. Nhưng điều tệ hại là dù bạn thi đấu cách gian khổ và lâu dài nhưng chẳng bao giờ đạt tới đích, là điều Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn thực hiện.
Tôi không muốn bò ngang qua đường đích, le lưỡi ra ngoài và nói: “Ồ, cảm tạ Đức Chúa Trời, mọi việc đã qua rồi! Con không dám nghĩ rằng con sẽ thực hiện được cuộc đua này”. Đó không phải là cách mà tôi muốn băng qua đích.
Tôi muốn kết thúc cuộc đua của mình trong sự vui mừng. Tôi muốn làm đứt dây băng ở điểm đích với khuôn mặt rạng rỡ nụ cười và nói như sứ đồ Phao Lô rằng: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong cuộc chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta. Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.” (II Tim 4:7,8).
Khi phải đối diện với những khó khăn làm cho ông xao lãng cuộc đua đã định sẵn, Phao Lô đã nói: “Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong cuộc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Chúa Jesus, để làm chứng về Tin Lành của Đức Chúa Trời.” (Công vụ 20:24).
Trước khi Phao Lô đề cập đến chức vụ của ông, ông đã đề cập đến cuộc đua của mình. Bạn sẽ không thể tìm thấy chức vụ mà Đức Chúa Trời dành cho bạn nếu bạn không ở trong cuộc đua và bước đi trong sự thông công với Ngài. Nhưng hễ khi bạn cứ ở trong cuộc đua thì sự vui mừng của Chúa sẽ làm cho bạn mạnh mẽ và bạn có thể phát hiện và hoàn thành chức vụ của mình. Mọi điều tốt đẹp mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho đời sống bạn đang chờ đợi bạn trên con đường đua mà Đức Chúa Trời đã định sẵn cho bạn.
Điểm Yếu của Người Lực Sĩ
Mục đích của việc nghiên cứu những đặc điểm của người đấu sức là để ứng dụng sức mạnh của họ vào việc xử lý xác thịt của chúng ta. Người đấu sức có kỷ luật, có định hướng mục đích và xác định phải hoàn tất cuộc đua.
Tuy nhiên, người lực sĩ có khuynh hướng nương cậy nơi sức riêng của mình, thời gian huấn luyện nghiêm khắc làm cho anh ta được trang bị tốt. Kết quả là anh ta rất tự tin nơi chính mình.
Một đời sống có kỷ luật, tiết độ và tự chế rất có ích lợi cho chúng ta khi chạy đua. Tuy nhiên, chúng ta không nên tự tin rằng mình đã đầy đủ. Chúng ta cần Đức Chúa Trời và cần người khác. Sự tương giao với Đức Chúa Trời và con người là điều rất quan trọng để hoàn thành cuộc đua của chúng ta.
Cứ nhắm đến mục tiêu sẽ tạo cho người đấu sức một mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, để dành được phần thưởng, người đấu sức phải hết sức cạnh tranh với những người khác. Anh ta cũng đánh giá sự tiến bộ của mình bằng cách so sánh với những vận động viên khác.
Sự cạnh tranh và so đo sẽ đưa đến sự chia rẽ và rối loạn. Trong thân thể Christ, chúng ta không nên có thái độ cạnh tranh khi chạy đua. Trong cuộc đua này, ai hoàn thành đều sẽ được thưởng. Chúng ta không nên tranh cạnh hoặc so đo. Trong cuộc đua của chúng ta, so đo là vô nghĩa bởi vì mỗi người chúng ta có mức độ ân điển khác nhau, với những ân tứ và sự kêu gọi khác nhau.
Do đó, tự sánh mình với người khác thì sẽ tạo ra sự kiêu ngạo hoặc tự ti. Hơn nữa, cách duy nhất mà chúng ta nhận được sự hiểu biết đúng đắn về tiến bộ của mình là hãy tự sánh mình với Lời của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời là Đấng xét xử động cơ của lòng chúng ta. Có nhiều người bên ngoài thì có vẻ đã đạt được nhiều nhưng thật ra lại là những người đã ngã về phía sau bởi vì lòng họ không đúng đắn với Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời tâm tánh quan trọng hơn bề ngoài.
Đức Chúa Trời không kêu gọi bạn phô diễn. Ngài kêu gọi bạn để vâng lời.
PHẦN III
NÔNG DÂN
Người Nông Dân: Người Phải Làm Lụng
Công Khó Để Trồng Tưới Cho Cây Cối Phát Triển
Chương 11
THỜI VÀ KỲ
Trong II Tim 2:3-6, Sứ đồ Phao Lô viết rằng, là MỘT NGƯỜI LÍNH GIỎI, bạn phải chịu khó nhọc, là MỘT LỰC SĨ, bạn phải kiên nhẫn chạy cuộc đua. Cuối cùng là MỘT NÔNG DÂN, bạn phải lao nhọc để thu hoạch.
Người lính, người lực sĩ và nông dân đã bày tỏ những khía cạnh cần thiết để bạn có thể thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hình ảnh của người cày ruộng cho thấy vai trò của tâm linh bạn có mối quan hệ đến hồn và thân thể của bạn, một đời sống có kết quả cho vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Chính việc làm của tâm linh con người mới mang lại kết quả trong đời sống. Chúa Jesus tthường dùng những hình ảnh về việc cày cấy, trồng tỉa và gặt hái để nói đến sự kết quả trong đời sống của chúng ta. Do đó, chúng ta phải có một sự hiểu biết về việc gieo trồng và thu hoạch để sống có kết quả theo những nguyên tắc của vương quốc Đức Chúa Trời.
Người nông dân cày đất và trồng tỉa lúa. Ông ta biết phải làm gì theo từng bước, từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch để có được sản phẩm. Dù bạn có gọi kết quả cuối cùng của bạn là khải tượng, là hệ quả là kết quả thuộc linh, thì kết quả cuối cùng là sự thu hoạch thuộc linh cho đời sống của bạn.
Đức Chúa Trời đã thiết lập những luật tự nhiên để quản trị trái đất này. Từ ban đầu, Đức Chúa Trời có thiết lập một qui luật tự nhiên mà cũng bày tỏ một lẽ thật thuộc linh. Đó chính là “Hễ đất còn thì MÙA GIEO GIỐNG VÀ MÙA GẶT HÁI… chẳng bao giờ tuyệt được” (Sáng 8:22). Chính nông dân là người đã làm việc theo dõi và chờ đợi thu hoạch sau khi đã trồng và tưới. Người lính không nghĩ đến việc cày xới hay trồng tỉa. Người lính thích bắn phá! Người lính chỉ nghĩ đến việc giải phóng người khác. Người lính không hề được trang bị hoặc biết đến việc trồng tỉa, cày cấy và thu hoạch.
Người đấu sức hiểu rõ sự kỷ luật và sự chịu đựng. Người đấu sức hiểu tầm quan trọng của sự kỷ luật và rèn luyện thân thể để tạo nên sự chịu đựng về thể chất. Những người đấu sức cũng không hề biết đến vòng quay của thời vụ, mùa màng để gieo hạt, tưới tiêu và thâu hoạch. Chỉ có người nông dân mới hiểu được thời vụ và mùa màng. Người nông dân biết làm thế nào và khi nào thì cày cấy, trồng tỉa và thu hoạch.
Có Kỳ Cho Mỗi Mục Đích
Truyền đạo 3:1 chép “Phàm sự gì có thì tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định”. Người nông dân hiểu được thời và kỳ. Người nông dân biết lúc nào nên cày cấy, lúc nào nên trồng tỉa và lúc nào thì thu hoạch.
TRUYỀN ĐẠO 3:1-8 nói lên một bức tranh về những kỳ của đời sống.
1. Phàm sự gì có thời tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định.
2. Có kỳ sanh ra và có kỳ chết, có kỳ trồng và có kỳ nhổ vật đã trồng.
3. Có kỳ giết và có kỳ chữa lành, có kỳ phá dỡ, và có kỳ xây cất.
4. Có kỳ khóc, và có kỳ cười, có kỳ than vãn và có kỳ nhảy múa.
5. Có kỳ ném đá và có kỳ nhóm đá lại; có kỳ ôm ấp, và có kỳ chẳng ôm ấp.
6. Có kỳ tìm, và có kỳ mất; có kỳ lấy và có kỳ ném bỏ.
7. Có kỳ xé rách và có kỳ may, có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra.
8. Có kỳ yêu, có kỳ ghét, có kỳ đánh giặc và có kỳ hòa bình.
Người nông dân hiểu chiếc đồng hồ vô hình của trái đất. Ông ta biết rằng làm đúng việc, đúng kỳ sẽ thu hoạch thành công. Người nông dân hiểu được tầm quan trọng của thời kỳ.
Học Biết Nguyên Tắc Thời Điểm
Yếu tố thời gian là một trong những nguyên tắc chủ yếu mà thân thể Đấng Christ phải biết đến. Biết phải làm cũng chưa đủ. Chúng ta cần biết khi nào thì mới làm.
Làm điều đúng tại một thời điểm sai thì chỉ tạo ra sự thất bại. Đây là lý do mà chúng ta, những người cày ruộng trong NƯỚC của Đức Chúa Trời, phải hiểu những thời kỳ của Thánh Linh. Do đó, để có một mùa thu hoạch có kết quả trong Nước Đức Chúa Trời, chúng ta phải hiểu và hợp tác theo thời kỳ của Đức Chúa Trời.
Chương 12
CÀY CẤY, GIEO TRỒNG VÀ THU HOẠCH
Theo tự nhiên, người nông dân hiểu rõ tầm quan trọng của các mùa trên đất, sự cần thiết của hạt giống và những công cụ để cày, để trồng và tỉa.
Trong Nước Đức Chúa Trời, để ứng dụng được những điểm tốt của người nông dân thì chúng ta cũng phải biết cách sử dụng những công cụ mà Đức Chúa Trời đã cung cấp cho chúng ta để cày cấy, trồng tỉa và thu hoạch hạt giống quý báu của chúng ta, là Lời Đức Chúa Trời.
Dù bạn có đức tin đến đâu, nếu bạn không trồng nó, thì đức tin đó cũng chẳng bao giờ kết quả. Bạn cũng sẽ không bao giờ trồng được nếu bạn không cày xới.
II Tim 2:6 chép: “Người cày ruộng đã khó nhọc thì phải trước nhứt được thâu hoa lợi”. Người cày ruộng khó nhọc không phải là người lười biếng, đã đặt tay lên cái cày thì không hề nhìn lại. Người cày ruộng đã cày xới, trồng tỉa, gìn giữ, chăm sóc và sau đó thâu được hoa lợi. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà người nông dân phải làm là cày.
Cày Cấy
Trong Luca 9:62 Chúa Jesus phán: “Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đàng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời”. Nếu chúng ta muốn bày tỏ quyền năng, bày tỏ sự vinh hiển và nhận được quyền lợi của nước Đức Chúa Trời thì chúng ta phải tra tay vào chiếc cày Tin Lành. Ai cày? Người nông dân!
Cày trong nước Đức Chúa Trời là sự sẵn sàng theo đuổi kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Cày phải mất thời gian. Cày cần có sự kiên nhẫn. Cày là một công việc khó nhọc.
Nếu bạn muốn có phần trong nước Đức Chúa Trời, muốn kinh nghiệm phước lành, quyền lợi, phần thưởng mà nói rằng “Thánh Linh ơi, Ngài tiếp tục cày đi”. Đức Thánh Linh không suy gẫm Lời Đức Chúa Trời thay cho bạn đâu. Ngài sẽ không cầu nguyện hết cho bạn đâu và Ngài sẽ không giấu Lời Đức Chúa Trời trong lòng bạn thay cho bạn đâu.
Trong Rôma 8, Kinh Thánh chép rằng Đức Thánh Linh chỉ đi theo để giúp chúng ta thôi. Ngài giúp chúng ta trong những sự yếu đuối của chúng ta. Điều này có nghĩa là tôi muốn dời một điều gì đó đi trong lĩnh vực thuộc linh thì tôi sẽ trình điều đó lên trong sự cầu nguyện, Thánh Linh cũng sẽ chia xẻ điều đó với tôi và chúng tôi cùng nhau dời nó đi.
Nếu chúng ta không quyết định tin nơi Đức Chúa Trời, vận dụng đức tin, bước ra để dời điều đó, thì Thánh Linh sẽ chờ đợi chúng ta hành động. Thánh Linh sẽ không tự gánh lấy tình trạng của chúng ta và dời điều đó đi thay cho chúng ta. Thánh Linh sẽ cùng chúng ta làm điều đó. Ngài muốn cày bên cạnh chúng ta.
Có Kỳ Làm Ruộng và Có Kỳ Đánh Trận
Trong nước Đức Chúa Trời, chúng ta phải hiểu vai trò và trách nhiệm của mình như những người lính, người đấu sức và người cày ruộng. Thật là quan trọng nếu chúng ta biết được khi nào nên sử dụng những nguyên tắc của người cày ruộng và khi nào thì giữ lập trường của một người lính. Chúng ta cũng cần phải biết khi nào thì ngưng hành động theo kiểu người lính để làm theo kỷ luật của người đấu sức.
Trong sách Các Quan xét, chúng ta thấy Ghêđêôn là một nông dân. Ông đã ngưng làm ruộng để đánh trận theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
CÁC QUAN XÉT 6:11,12
11. Đoạn Thiên Sứ của Đức Giêhôva đến ngồi dưới cây thông Óp-ra, thuộc về Giô-Ách, người A-bi-ê-xê-rít. Ghê-đê-ôn, con trai người, đương đập lúa mạch trong bàn ép, đặng giấu khỏi dân Ma-đi-an.
12. Thiên-sứ của Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người mà rằng: “Hỡi người dõng sĩ ! Đức Giêhôva ở cùng ngươi.
Thiên-sứ không gọi Ghê-đê-ôn là người nông dân vĩ đại nhưng Ngài gọi ông là người dõng sĩ. Phàm ở dưới trời đều có kỳ định cho mọi mục đích. Không phải lúc nào bạn cũng là một nông dân nhỏ bé.
Có lúc bạn phải trổi dậy và hành động như một chiến sĩ đã được huấn luyện tốt. Có lúc bạn phải lấy lưỡi cày để rèn lưỡi kiếm. Nhưng cũng có lúc bạn phải biến ngọn giáo thành lưỡi hái để tỉa sạch những cỏ dại trong đời sống của bạn.
Là một người nông dân thực thụ thì phải uyển chuyển theo các mùa trên đất, là một nông dân trong nước Đức Chúa Trời thì phải hòa hợp theo Đức Chúa Trời và các kỳ của Thánh Linh. Là một nông dân, bạn phải nhạy bén để biết khi nào nên cày xới và trồng trọt. Tuy nhiên, bạn cũng phải biết khi nào là lúc phải đặt lưỡi cày xuống để cầm gươm lên. Với sự khôn ngoan và nhạy bén để cày ruộng, bạn phải biết khi nào nên đặt vũ khí xuống, cầm lưỡi hái để tỉa những cây cỏ.
Người nông dân hiểu rất rõ về tầm quan trọng của thời gian. Vì thế, ông ta đã chờ đợi trong sự kiên nhẫn và hy vọng qua mỗi mùa. Theo sự hiểu biết và tính kiên nhẫn của người làm nông, chúng ta cũng cần biết phải chờ đợi như thế nào. Điều này thật khó đối với những người thiếu kiên nhẫn. Sau khi đã cày xới, trồng tỉa, tưới nước, chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi mùa thu hoạch. Khi chúng ta chờ đợi với một tấm lòng đầy đức tin và hy vọng thì chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự thành tín của Đức Chúa Trời và sẽ thu hoạch được hoa lợi.
Giống và Đất
Trong Mác 4:3-9, Chúa Jesus dạy các môn đồ Ngài về đức tính của người gieo giống. Nếu bạn không lĩnh hội và vững vàng trong lẽ thật thuộc linh ẩn giấu trong đặc tính của người gieo giống thì bạn sẽ gặp trở ngại trong sự hiểu biết nhiều lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời.
MÁC 4:3-9
3. “Hãy nghe đây! Một nông dân đi ra gieo giống.
4. Khi gieo, có hạt rơi trên đường mòn, chim đến ăn hết.
5. Hạt khác rơi vào nơi có đá, chỉ có ít đất nên liền mọc ngay, vì đất không được dày,
6. lúc mặt trời mọc lên, thì bị sém nắng và không có rễ nên phải khô héo.
7. Hạt khác nữa rơi nhằm chỗ gai góc, gai mọc rậm lên làm nghẹt ngòi không kết hạt được.
8. Còn hạt rơi vào nơi đất tốt thì lớn lên, nẩy nở ra và kết quả, một hạt ra ba chục, hạt khác sáu chục, và hạt khác một trăm.
9. Rồi Ngài bảo: “Ai có tai để nghe, hãy lắng nghe”.
Hầu như ai cũng có lỗ tai, nhưng không phải ai cũng có “lỗ tai bên trong” của tâm linh để nghe những gì Đức Chúa Trời phán. Đó là lý do mà sau khi nói với các môn đồ về ví dụ này, Ngài đã hỏi “Các ngươi không hiểu thí dụ ấy sao? Vậy thì thế nào hiểu mọi thí dụ được? Người gieo giống ấy là gieo đạo” (Mác 4:13,14).
Giống của người nông dân là Lời Đức Chúa Trời. Mảnh đất để gieo giống là lòng người. Chúa Jesus đã liệt kê bốn loại đất: Đất bên lề, đất đá, đất có gai và đất tốt.
Chúa Jesus giải thích rằng những loại đất này biểu thị cho những tình trạng của tấm lòng. Từ câu 15 đến câu 20, Chúa Jesus giải thích rằng Lời được thu hoạch như thế nào tùy thuộc vào tình trạng của tấm lòng đó.
Các Loại Đất
được vui mừng, nhưng Loại đất dọc đường biểu thị cho những người không nhận và làm theo Lời mà họ đã nghe. Kết quả là Satan đã đến và cướp Lời khỏi lòng họ. Loại đất đá biểu thị cho loại người không để cho Lời Chúa đâm rễ trong họ. Do đó, mặc dù khi nghe Lời Chúa, họhọ đã không có khả năng chịu những nghịch cảnh trong đời sống. Kết quả là họ cũng chẳng tạo ra một quả nào. Đất gai gốc biểu thị cho những người đã nthường chỗ cho thế gian và xác thịt thay vì nthường chỗ cho Lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời đã bị nghẹt ngòi trong lòng họ, bởi họ đã để những lo lắng tràn lấp. Cuối cùng, loại đất tốt biểu thị cho những người có lòng sẵn sàng tiếp nhận Lời Chúa. Họ nghe và làm theo Lời Chúa. Họ không để cho hạt giống Lời Chúa bị đào bới lên hoặc bị nghẹt ngòi.
Những ai mà tấm lòng của họ là đất tốt cho hạt giống Lời Đức Chúa Trời thì đã được cày xới để nhận hạt giống. Hơn nữa, họ còn tưới nước để hạt giống đâm rễ sâu hơn. Do đó, đời sống của họ kết quả bởi vì họ đã sẵn sàng nuôi hạt giống Lời Đức Chúa Trời.
Có lẽ người nông dân không hiểu rõ làm thế nào mà một hạt giống nhỏ bé như thế lại có thể sinh ra một vụ mùa lớn. Nhưng họ khiêm nthường nhìn thấy rằng chính sự sống đã nảy mầm trong hạt giống.
Quan hệ sinh hóa giữa hạt giống và đất là một điều bí ẩn mà chỉ có Đức Chúa Trời biết. Đó là một phép lạ. Do đó, người nông dân phải tin rằng đó là điều vượt quá khả năng của mình. Đức tin của ông đặt nơi sức mạnh của hạt giống. Chúng ta cũng phải có sự khôn ngoan như người nông dân để có đức tin nơi hạt giống mà chúng ta đã trồng. Ấy là Lời Đức Chúa Trời.
Chúng ta cũng phải hiểu được mối quan hệ giữa hạt giống (là Lời Đức Chúa Trời) với đất (là tấm lòng). Chúng ta phải biết cách kết hợp hai điều ấy để tạo ra mùa vụ.
Trước hết Lời phải châm rễ trong lòng của bạn. Nếu Lời Đức Chúa Trời không chiếm chỗ trong lòng bạn thì nó không thể sản xuất được gì trong đời sống của bạn cả. Lời của Đức Chúa Trời là trọn vẹn và đầy quyền năng ban sự sống. Do đó, chúng ta không quá quan tâm đến hạt giống. Chúng ta có trách nhiệm về loại đất là tấm lòng của chúng ta.
Sự sống cần thiết để tạo nên quả nằm trong hạt giống. Chúng ta nên quan tâm đến loại đất là tấm lòng của chúng ta. Nếu chúng ta không chuẩn bị để nhận hạt giống Lời Đức Chúa Trời và giữ tấm lòng của chúng ta trong tình trạng giúp cho hạt giống lớn lên thì chúng ta không thu hoạch được gì cả!
Khi hạt giống Lời Đức Chúa Trời đã có chỗ trong lòng chúng ta và rễ nó đã đâm sâu thì nó sẽ tạo ra quả. Nhưng để cho điều này xảy ra, người nông dân phải biết xử lý với đất cũng như cày cấy và tưới hạt giống như thế nào.
Làm Hơn Là Chỉ Nghe – Nghe Bằng Tấm Lòng
Nhiều người nghĩ rằng chúng ta càng nghe Lời Chúa, chúng ta càng biến đổi. Điều này không đúng, cứ hướng mình về hạt giống không có nghĩa là nó sẽ tự động kết quả trong đời sống của bạn đâu.
Lời Đức Chúa Trời là trọn vẹn và có giá trị đời đời. Nhưng hạt giống có kết quả hay không, không chỉ tùy thuộc vào hạt giống thôi đâu. Tình trạng của mảnh đất lòng bạn sẽ cho thấy hạt giống Lời Đức Chúa Trời có kết quả trong lòng bạn hay không.
Không ai đã gieo giống thuộc linh tốt hơn Chúa Jesus khi Ngài còn ở trên đất này. Chưa từng có giáo sư nào lớn hơn Đức Chúa Jesus Christ. Lời mà Chúa Jesus phán là thần linh và sự sống (Giăng 6:63). Nhưng ngay cả những lời mà Ngôi Lời hằng sống đã phán không phải lúc nào cũng tạo nên sự sống trong người nghe. Tại sao vậy? Bởi vì dù hạt giống có tốt đến đâu, khi nó đã được trồng thì phải phụ thuộc vào tình trạng của mảnh đất đó.
Đây là lý do tại sao nhà nông lại quan tâm đến việc cày xới đất. Ông ta biết rằng khi hạt giống được gieo vào mảnh đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng thì nó sẽ tạo ra sự sống.
Bạn cũng như người nông dân cực nhọc ấy. Bạn phải chịu trách nhiệm về mảnh đất có giá trị nhất đó. Chính là lòng của bạn. Bạn có nhiệm vụ phải cày bừa miếng đất trong tấm lòng bạn để khi Lời Đức Chúa Trời đến thì sẽ tìm được trong bạn một miếng đất tốt. Chỉ bởi nghe mà để Lời Đức Chúa Trời vào lòng là chưa đủ. Đó chỉ là đất bên lề trong ví dụ về người gieo giống thôi. Không, bạn phải nhận hạt giống, để cho nó được trồng bên trong bạn.
Không phải là Lời mà bạn nghe bằng tai sẽ tạo ra sự biến đổi và kết quả trong đời sống bạn đâu, chỉ có Lời mà bạn nghe bằng tấm lòng mới có kết quả như thế.
Ba Hình Ảnh – Một Mục Đích
Mục đích của việc nghiên cứu những đặc điểm của người lính, người đấu sức và người cày ruộng là để học biết làm thế nào để chuẩn bị, làm mạnh mẽ và bảo vệ tấm lòng của chúng ta. Tại sao vậy? Bởi vì lòng của chúng ta, tâm linh của chúng ta, là nguồn của sự sống (Châm 4:23).
Trong tâm linh đã tái sinh của bạn không có tội lỗi chi cả. Hễ điều gì dẫn bạn đến chỗ phạm tội là không xuất phát từ tâm linh. Nó xuất phát từ xác thịt hoặc hồn của bạn. Chính tâm linh bạn là nơi ra lịnh cho bạn đuổi theo sự thánh khiết. Chính tâm linh bạn đã hướng dẫn bạn, chỉ dạy bạn, và chuẩn bị bạn để nhận Lời Đức Chúa Trời với sự vui sướng.
Bằng cách nhận Lời Đức Chúa Trời với sự vui mừng, bạn sẽ làm cho sự sống này không bị ngăn trở, nghẹt ngòi, hoặc đốt cháy hạt giống đã trồng trong lòng bạn. Chính tấm lòng bạn là nơi hết sức quan trọng cho Đức Chúa Trời.
Quyền năng của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, và sự xức dầu của Đức Chúa Trời được truyền vào trong lòng của chúng ta, chứ không vào trong tâm trí hoặc thân thể của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải đổi mới tâm trí và kỷ luật thân thể của mình hầu cho hợp tác với tấm lòng, thay vì cùng xung đột với tấm lòng. Đây là lý do chúng ta phải thực hành những đặc tính tốt nhất của người chiến sĩ, lực sĩ và nông gia.
Như những nông dân chuẩn bị đất, là những tín đồ, chúng ta cũng phải chuẩn bị và gìn giữ lòng của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không nên ứng dụng chỉ những đặc điểm của người cày ruộng thôi. Chúng ta cũng phải ứng dụng đặc điểm của người đấu sức nữa.
Tốt hơn hết là chúng ta nên sửa soạn miếng đất trong lòng của chúng ta để nhận lấy hạt giống Lời Đức Chúa Trời như người đấu sức đã kỷ luật xác thịt và bắt nó phải phục. Bởi ứng dụng những thuộc tánh của người lính để có thể bẻ gãy quyền lực của kẻ thù và chống lại bất kỳ một xâm lược nào để có thể bảo vệ được hạt giống và tạo nên một vụ mùa lớn.
Nguyên Do Để Có Mùa Gặt Ba Chục, Sáu Chục, Và Một Trăm
Nếu từ hạt giống đã gieo trong đời sống bạn chỉ kết quả có 30 hột, thì ma quỷ đã cướp mất 70% kết quả của bạn rồi. Đó chỉ là một mùa ít ỏi. Trong lĩnh vực tự nhiên, thì bạn sẽ bị đói nếu bạn chỉ thu hoạch 30%.
Trong lĩnh vực thuộc linh, nhiều Cơ đốc nhân đã bị đói, yếu đuối, không có khải tượng vì họ chỉ thu hoạch một vụ mùa với 30% những gì họ đã gieo. Cho dù bạn có thu hoạch được 60% vụ mùa (ngợi khen Chúa, còn tốt hơn chỉ có 30%) thì kẻ thù cũng đã cướp của bạn gần một nửa rồi. Đây là hạt giống đã gieo nơi đất tốt đó, còn nếu là đất xấu thì bạn có thể tưởng tượng người ta đau khổ như thế nào không?
Khi tâm linh của bạn (tức là người nông dân) bị ép buộc phải tự làm trọn công việc, là vì tâm hồn của bạn (tức là người lính) đã đi “NGHỈ PHÉP” và xác thịt của bạn (tức là người đấu sức) đã trở nên lười biếng và vô kỷ luật. Nếu tâm linh có thể thuyết phục được tâm hồn và thân thể cùng làm việc, thì tâm linh có thể đem lại một vụ mùa 60%.
Tôi tin rằng bạn sẽ có đủ khả năng để nhận lãnh vụ mùa 100 đến khi bạn dâng trọn 100%. Khi toàn bộ con người của bạn phụng sự Đức Chúa Trời thì vụ mùa của bạn sẽ đạt được như thế!
Số lượng và chất lượng của kết quả mà bạn có tùy thuộc vào việc bạn gìn giữ mảnh đất lòng bạn tốt đến đâu.
Kinh Thánh chép rằng bạn đã được tái sanh chẳng phải bởi giống hay hư nát nhưng bởi giống chẳng hay hư nát (I Phi 1:23). Do đó, giống thì tốt và có giá trị đời đời, nhưng tình trạng tấm lòng của bạn có thể ngăn trở Lời Đức Chúa Trời kết quả trong đời sống của bạn.
Chẳng hạn, Chúa Jesus phán rằng một tấm lòng đầy sự lo lắng về đời này, sự lừa dối về giàu có và những ham muốn khác là loại đất gai gốc. Nói cách khác, nếu lòng của bạn đầy dẫy sự lo lắng đời này, sự sợ hãi, lo âu và chán nản thì lòng bạn sẽ làm cho Lời Đức Chúa Trời bị nghẹt ngòi và không kết quả.
Đức Chúa Jesus ví sánh sự lo lắng như gai gốc. Do đó bạn phải giữ lòng bạn khỏi những mối lo đời này. Nhưng những bận tâm của đời này đã vào chỗ nào đời sống bạn ở? Những mối quan tâm đã lẻn vào qua lĩnh vực tâm hồn, tức là qua tâm trí, ý chí và tình cảm và chính lĩnh vực hồn là nơi cần đến những đặc tính của người lính.
Tính kỷ luật của người đấu sức sẽ bắt phục xác thịt, để linh và hồn của bạn nhắm đến phần thưởng về sự kêu gọi trên cao. Chính sự hiểu biết của người cày ruộng về thời kỳ gieo giống và thu hoạch sẽ giúp bạn làm cho Lời Đức Chúa Trời có kết quả đúng đắn và tạo nên một vụ mùa trong đời sống bạn.
Bạn có thể thấy những phẩm chất của người lính và người đấu sức cùng hành động trong đời sống của bạn là quan trọng như thế nào không? Khi người lính và người đấu sức đều thi hành phận sự của họ thì không có điều gì trong đời sống bạn làm nghẹt ngòi Lời của Đức Chúa Trời cả.
Khi những đặc điểm của người lính người đấu sức và người cày ruộng hoạt động hài hòa thì đời sống của bạn sẽ kết quả dư dật, vì khi đó lòng bạn đã là một mảnh đất tốt.
Dọn Sạch Cỏ Trong Vườn
Điều gì làm cho lòng bạn thành mảnh đất tốt? Bạn phải từ bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của thế gian, xác thịt và ma quỷ và bạn phải tiếp nhận và làm theo Lời Đức Chúa Trời. Muốn cho lòng bạn thành mảnh đất tốt thì cần được chăm sóc và bảo vệ, nếu bạn muốn kết quả. Có lẽ đã đến lúc phải làm cỏ.
Trong Sáng 2:15 chép “Giêhôva Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Êđen để trồng và giữ vườn”. “Trồng và giữ vườn” có nghĩa là bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc. Đức Chúa Trời đã đặt Adam trong vườn để bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc nó. Ngài đã ban cho Adam quyền quản trị trên mọi thứ trong vườn.
Lỗi lầm đầu tiên của Adam không phải là khi ông ăn trái cây cấm Êva đưa. Lỗi lầm đầu tiên của Adam là để cho ma quỷ vào trong vườn. Có bao giờ bạn dừng lại để suy nghĩ rằng lý do mà Đức Chúa Trời ban cho Adam quyền quản trị để bảo vệ vườn, là vì có một kẻ thù muốn xâm lược khu vườn không? Rõ ràng là Adam đã không sử dụng quyền quản trị của mình, và ông đã để cho ma quỷ vào vườn.
Ngay khi Adam để cho ma quỷ vào vườn, thì sự hủy diệt cũng theo đến. Êphê 4:27 chép “cũng đừng nthường chỗ cho cho ma quỷ”. Hễ khi nào bạn nthường chỗ cho ma quỷ thì bạn sẽ gặp nan đề ngay!
Trong Châm 4:23, Đức Chúa Trời bảo chúng ta “hãy giữ” tấm lòng. Đó cũng chính là từ Đức Chúa Trời đã dùng để bảo Adam “giữ” khu vườn. Đức Chúa Trời muốn chúng ta gìn giữ, bảo vệ khu vườn tấm lòng của chúng ta vì từ đó tuôn ra các “nguồn” sự sống.
Đức Chúa Trời nói rằng bạn là người gìn giữ và bảo vệ khu vườn tấm lòng của bạn. Bạn phải ngăn chặn bất cứ điều gì có tính hủy diệt vào trong lòng bạn. Bạn phải giữ cho lòng bạn được trong sạch.
Bạn cần phải đi qua khu vườn của bạn để xem bạn đã cho phép bao nhiêu cỏ dại mọc lên. Bạn có thấy những mảng cỏ xung đột, không tha thứ, oán giận, ghen tị không? Đây là bông trái của những rễ đắng sanh ra trong lòng bạn nếu bạn cho phép nó vào và cứ ở trong đó. Làm vườn không phải là một việc thú vị. Đó là một công việc lâu dài. Một khu vườn không được làm cỏ sẽ xấu đi. Một tấm lòng không được bảo vệ cũng sẽ xấu đi.
Bạn phải hành động như một nông gia khôn ngoan với một trách nhiệm mà Đức Chúa Trời ban cho để chăm sóc khu vườn. Nếu bạn bảo vệ được khu vực của bạn thì đức tin, sự hy vọng, sự vui mừng và tình yêu thương sẽ tràn đến. Bạn có thể nhìn thấy đức tin, hy vọng, sự vui mừng hay tình yêu thương không? Không, nhưng bạn có thể nhìn thấy kết quả của chúng. Đức tin, hy vọng, sự vui mừng và tình yêu thương là những nguồn thuộc linh không nhìn thấy được. Sức mạnh của những nguồn này tùy thuộc vào tình trạng khu vườn của bạn.
Gieo Gì Mọc Nấy
Trong Sáng 1:12 chép “Đất sanh cây cỏ: cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”.
Hạt giống mà bạn đã trồng bởi lời nói và hành động trong đời sống bạn sẽ kết quả theo loại đó. Một số người đã phải cầu nguyện một cách tuyệt vọng vì họ đã gieo một số hạt giống xấu! Ngay cả những người chưa được cứu cũng tin luật nhân quả này, chỉ có điều họ nói rằng, “Phát ra điều gì, sẽ thu lại điều đó. Gieo điều tốt sẽ gặt điều tốt, gieo điều xấu sẽ gặt điều xấu”.
Chúng ta gieo điều gì và gieo như thế nào sẽ quyết định điều kiện của cuộc đời mình.
Ô-sê 10:12,13
12. Hãy gieo cho mình trong sự công bình, hãy gặt theo sự nhơn từ, hãy vỡ đất mới. Vì là kỳ tìm kiếm Đức Giêhôva, cho đến chừng nào Ngài đến và sa mưa công bình trên các ngươi.
13. Các ngươi đã cày sự gian ác, gặt sự gian ác, ăn trái của sự nói dối, vì ngươi đã nhờ cậy trong đường lối ngươi, trong muôn vàn người mạnh bạo của ngươi.
Sản lượng vụ mùa tùy thuộc vào lượng hạt giống mà chúng ta gieo ra. Sứ đồ Phao Lô viết “Hãy biết rõ điều đó. Hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều” (II Cor 9:6).
Thật là buồn vì nhiều Cơ đốc nhân muốn gặt nhiều, trong khi họ gieo rất ít hoặc không gieo gì cả. Bất kỳ một nông dân nào ở bất kỳ một quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, thất học hay có học, đều biết rằng nếu bạn không gieo một hạt giống nào thì bạn đừng mong thu hoạch gì sau ba tháng. Tại sao lại phải mất nhiều thì giờ để đem một lẽ thật đơn giản về luật gieo và gặt vào lòng và trí của một số Cơ đốc nhân.
Chúa Jesus phán rằng Cha sẽ được vinh hiển khi chúng ta được kết quả nhiều (Giăng 15:16). Để kết nhiều quả thì việc gieo và gặt phải trở thành một công việc liên tục chứ không phải thỉnh thoảng. Chỉ đọc sách về việc cày xới, trồng trọt và thu hoạch thì vẫn chưa đủ. Thật vậy, chúng ta cũng phải chú ý đến tiến trình nữa. Một nhà nông cần cù phải biết và hiểu những điều này.
Dù chúng ta có nhận biết hay không, quy luật gieo và gặt vẫn có hiệu lực trong chúng ta “Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu vì HỄ AI GIEO GIỐNG CHI, LẠI GẶT GIỐNG ẤY” (Gal 6:7). Vì đây là một sự thật, nên chúng ta phải học biết làm thế nào để nguyên tắc này có ích cho chúng ta và cho vinh hiển của Đức Chúa Trời trong bước đi hằng ngày của chúng ta.
Nguyên tắc gieo và gặt này không chỉ nằm trong lĩnh vực tài chính mà còn trong lĩnh vực tình yêu thương nữa. Bạn tha thứ, đối xử, và nói năng với người khác như thế nào thì bạn đã gặt như thế.
Luca 6:38 chép “Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắt cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy”.
Đây là một câu Kinh Thánh hay. Ngợi khen Chúa, khi người ta chỉ dùng câu này để nói về sự dâng hiến. Không được giới hạn như vậy cho câu Kinh Thánh này. Bạn hãy đọc Luca 6:27-37 thì bạn sẽ thấy sự ban cho mà Chúa nói không chỉ là chuyện tài chánh.
Cách ban cho hoặc gieo ra mà Chúa Jesus đang nói đến có giá trị trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Cách gieo này sẽ thu được mùa lớn. Bạn hãy chú ý đến điều Chúa Jesus phán.
LUCA 6:47,48
47. Ta sẽ cho các con biết người đến cùng Ta, nghe lời Ta và thực hành thì giống như ai?
48. Người ấy giống như kẻ xây nhà, đào xuống thật sâu đặt móng trên nền bằng đá; khi có lụt, nước sông chảy xiết, ập vào nhà ấy, nhưng không lay chuyển nổi, vì nhà được xây cất kiên cố.
Khi những người khác bị rúng động mà bạn vẫn đứng vững tức là bạn đã gặt được một vụ mùa rồi. Lời được gieo trong đời sống bạn sẽ kết quả. Bạn vâng lời để trở thành người làm theo Lời Đức Chúa Trời, thì đã là một phần mùa gặt của bạn rồi.
Trong khi những người khác đang trôi nổi trên một khúc gỗ của con sông, vì bão tố cuộc đời đã làm sụp đổ nền móng yếu ớt của nó, thì bạn vẫn đang đứng vững. Tại sao vậy? Việc bạn vâng theo lời Đức Chúa Trời đã làm cho bạn trở thành người ban cho. Người ban cho thì có phước. Luật gieo, gặt, cho và nhận bảo đảm một điều rằng khi bạn ban cho với tấm lòng vâng theo Lời Chúa, thì bạn sẽ thu được vụ mùa đủ cung cấp cho những nhu cầu của bạn.
Chương 13
CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
MÁC 4:26-32
26. Ngài lại bảo: “Nước Đức Chúa Trời cũng ví như một người kia gieo hạt giống xuống đất.
27. Dù ngủ hay thức, dù ngày hay đêm, hạt giống cứ mọc lên, đâm chồi nẩy lộc thể nào người ấy cũng không hay biết.
28. Vì đất tự nó sinh hoa màu, trước hết là cây non, lớn lên trổ hoa, rồi kết hạt.
29. Khi lúa chín, người cho gặt hái ngay vì đã đến mùa thu hoạch.
30. Ngài lại bảo: “Chúng ta nên ví Nước Đức Chúa Trời với chi hay nên dùng ngụ ngôn nào để trình bày?
31. Nước Đức Chúa Trời ví như trường hợp hạt cải, lúc gieo xuống đất thì nhỏ hơn hết thảy các loại hạt trên đất.
32. Nhưng khi gieo rồi, hạt mọc thành cây, lớn hơn mọi thứ rau, cành lá sum sê đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới tàn cây.
Đức Chúa Jesus tthường dùng những thí dụ về hạt giống gieo xuống đất để giúp chúng ta hiểu được Nước Đức Chúa Trời. Qua bốn sách Tin Lành, trong những thí dụ, Chúa Jesus đã dùng hình ảnh của người làm ruộng để dạy về Nước Đức Chúa Trời và những nguyên tắc về đức tin.
Khi chúng ta đã nhìn thấy Nước Đức Chúa Trời theo con mắt của người cày ruộng thì chúng ta mới có cái nhìn sâu sắc về những lẽ thật thuộc linh mà Chúa Jesus đã dạy. Người nông dân bình thản, kiên nhẫn, không lay động vì hiểu biết rõ những điều ông không nhìn thấy. Ông tin tưởng nơi hạt giống. Ngay cả khi người nông dân theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của những gì mình đã trồng thì ông cũng hiểu rằng sự tăng trưởng phù hợp với những sự thay đổi liên tục. Sự thay đổi không làm cho người nông dân bối rối. Ông biết rằng không thể nào thay đổi các mùa, do đó ông đã điều chỉnh và dựa theo sự thay đổi mùa để làm những điều cần thiết hầu đem lại sự thu hoạch lớn.
Người nông dân phải làm theo một số quy luật nhất định để có được một vụ mùa tốt: Đó là cày xới, trồng, tưới, tỉa. Mỗi công việc đều có liên quan trực tiếp đến những phương pháp mà chúng ta dùng để tạo nên vụ mùa thuộc linh trong đời sống chúng ta, cũng như trong nước Đức Chúa Trời.
Cày Đất
Cày là bước đầu tiên để chuẩn bị đất trước khi gieo hạt. Cày là làm cho đất vỡ ra và mềm đi để giữ nước và hạt giống. Đá, gai gốc, rễ cây, rác rưởi, xà bần sẽ được gom lại và đem đi. Những vật gây trở ngại này sẽ bị cày lên và được đem đi để hạt giống được gieo xuống mọc rễ và lớn thành cây. Những thứ còn sót lại khi cày xới thì sau này sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.
Nếu đất không bị làm vỡ ra và cày lên thì hạt giống chỉ nằm trên mặt đất, sẽ bị chim ăn hoặc bị gió thổi đi. Nếu đất không bị cày xới thì nước cũng chỉ chảy được trên bề mặt, mà không thấm sâu xuống được.
Có bao nhiêu lĩnh vực trong lòng bạn không cày lên? Đôi khi chúng ta tin rằng nếu chúng ta cứ tiếp tục gieo giống, chẳng chóng thì chầy, chúng ta sẽ kết nhiều quả. Điều này không đúng. Có lẽ chúng ta chỉ làm cho những con chim mập béo lên, vì nó đã ăn những hạt giống trên mặt đất cứng của tấm lòng cứng cỏi của chúng ta thôi! Lời Đức Chúa Trời chỉ có ảnh hưởng cạn cợt trên chúng ta, mà không đem lại một kết quả lâu dài.
Bạn phải cày lên những rễ đắng hoặc những tảng đá kiêu ngạo và dại dột đang nằm trong lòng bạn. Nếu không, Lời Đức Chúa Trời sẽ không bén rễ và đạt kết quả trong bạn đâu. Một tấm lòng được cày xới là một tấm lòng tan vỡ, chứ không phải bị thương tích và tổn thương, mà là một tấm lòng khiêm nthường và ăn năn.
Hãy thành thật nhìn vào chính mình. Có tảng đá, hoặc cỏ dại nào không? Nếu có hãy xử lý tấm lòng của bạn đi.
Hãy đem cày ra và phá vỡ mảnh đất cứng cỏi và gai gốc của bạn đi.
Gieo Giống
Giống phải được gieo cẩn thận chứ không ném bừa bãi. Giống vãi trên lề đường sẽ sinh quả rất ít hoặc không sinh sản gì cả. Người nông dân biết mình đang trồng gì, và cần phải trồng ở đâu. Hễ ai để thì giờ cày xới thì sẽ có hướng cho việc trồng trọt. Mọi việc mà người nông dân làm đều có một mục đích, đó là thu hoạch cao. Mục đích của người nông dân khiến ông trông thấy ngay khi kết quả chưa hiện ra. Mục đích của ông là hướng về viễn cảnh tương lai.
Người nông dân có khả năng nhìn thấy mình đang đứng trong một cánh đồng đầy những gié lúa vàng, đu đưa trong gió để chuẩn bị cho mùa gặt. Nhưng trong thực tế, ông ta đang đứng trong một cánh đồng đã được cày xới, và trong tay chỉ cầm một vài hạt giống. Nhưng hằng ngày ông vẫn cày xới, luôn gieo giống, càng ngày bức tranh về mùa gặt càng hiện rõ trong trí ông.
Có rất nhiều lĩnh vực trong đời sống chúng ta cần phải nhìn thấy một mùa gặt. Nếu chúng ta đã cày xới trong những lĩnh vực đó thì bước tiếp theo phải là gieo trồng Lời Chúa vào. Tất cả chúng ta đều muốn được nhìn thấy một sự thay đổi tức thì. Một số người đã thất vọng khi họ không nhìn thấy có kết quả tức thì. Nhưng bạn đang nhìn thấy những quả xấu ngày nay, đó là kết quả của việc gieo trồng những hạt giống xấu.
Vụ mùa bạn có bây giờ không phải chỉ qua một đêm là có được, vì vậy đừng mong rằng sẽ nhận được mùa gặt mới chỉ qua một đêm. Hôn nhân của bạn, con cái của bạn, nghề nghiệp, tính khí, sự vui mừng của bạn đều có thể thay đổi… và những điều này sẽ thay đổi nếu bạn bắt đầu gieo những hạt giống đúng. Chỉ ước ao sự thay đổi, chỉ nói đến sự thay đổi không thôi, thì chúng ta chẳng tạo ra sự thay đổi nào cả đâu.
Nếu bạn muốn có một mùa vụ mới, bạn phải trồng loại hạt giống mà sẽ tạo ra loại kết quả mà bạn muốn. Bạn phải trồng Lời Đức Chúa Trời vào trong lòng bạn mà những lời đó có quan hệ trực tiếp tới những lĩnh vực mà bạn cần có kết quả tốt.
Không thể có một vụ mùa tốt mà không làm việc. Nó đòi hỏi một sự nổ lực. Là một nông dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời, bạn phải trồng và trông nom những quả tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Nếu bạn không trồng tỉa, vun xới, và tưới nước cho hôn nhân, con cái, công việc và chức vụ của bạn thì những điều đó sẽ khô héo và chết đi. Hãy nhìn con cái của bạn. Nếu nó còn nhỏ thì bạn cần phải trồng vào trong nó điều gì? Bạn cần phải tỉa sửa những gì trong đời sống nó? Theo thời gian, một cây non thành cây lớn, con cái bạn sẽ trở nên người trưởng thành. Khi nó đã trở thành người lớn thì nó sẽ mang những loại quả gì? Điều đó tùy thuộc vào loại hạt giống được gieo trong đời sống nó và sự quan tâm tthường xuyên khi nó đang trưởng thành.
Có lĩnh vực nào trong đời sống bạn cần nhìn thấy những kết quả tốt không? Là một nông dân khôn ngoan, bạn phải nhìn thấy loại vụ mùa mà bạn muốn. Bạn phải trồng những hạt giống tốt và làm những gì phải làm để bảo đảm cho sự trưởng thành chắc chắn của điều bạn đã trồng.
Bạn có thấy bạn có nhu cầu thiết yếu về một vụ mùa không? Một điều gây cản trở, khiến cho người ta không thu hoạch được vụ mùa là họ đã không nhìn thấy họ sẽ có được vụ mùa khi họ bắt đầu cày xới, trồng trọt và tưới tiêu. Thậm chí khi họ nhìn thấy cánh đồng chín vàng, thì họ cũng chỉ thấy rằng có nhiều việc quá. Họ không hề kinh nghiệm được sự vui mừng của mùa gặt vì cớ tầm nhìn sai lầm của họ. Kết quả là họ đã sống một cuộc đời thất vọng, thiếu bình an, đầy lo lắng.
Trong lĩnh vực tự nhiên, người nông dân có sự bình an về vụ mùa của họ bởi vì họ đã làm theo các mùa của trái đất. Khi bạn ở trong vị trí của người nông dân, bạn phải có một bức tranh sáng tỏ về những gì hạt giống sẽ sản sinh ra. Con mắt đức tin và sự khôn ngoan của bạn phải nhìn thấy xa hơn để bạn có được một sự bình an và vui mừng bên trong, bởi vì bạn biết làm theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Do đó, bạn có được sự nhẫn nại và tin chắc trong mỗi trách nhiệm của bạn.
Sự hiểu biết về mục đích của người nông dân làm cho họ có tầm nhìn về tương lai. Tầm nhìn ở tương lai, đòi hỏi ông ta phải có trách nhiệm ở hiện tại.
Tưới và Bảo Vệ Giống
Người nông dân biết sẽ có nhiều điều làm cho hạt giống của mình bị nghẹt ngòi và không sinh sản. Đá, cỏ dại, và hạn hán sẽ ngăn trở sự phát triển của nó. Dù hạt giống có tốt bao nhiêu cũng sẽ trở nên vô ích nếu chung quanh nó chỉ toàn là cỏ dại.
II Tim 2:6 chép rằng: “Người cày ruộng đã khó nhọc thì trước nhất phải được thâu hoa lợi”. Nếu một người nông dân chịu khó nhọc, thì ông ta không gieo trồng cẩu thả. Trước khi trồng giống, người nông dân đó phải cày đất lên. Sau khi giống đã được trồng, ông tưới nước và tiếp tục dọn sạch những gì không cần thiết có thể mọc lên làm cho hạt giống bị nghẹt ngòi.
Người nông dân siêng năng chuẩn bị và bảo vệ vụ mùa tương lai của mình, biết rằng giá trị của sự sống mình tùy thuộc vào công việc khó nhọc của mình.
Trong đời sống của chúng ta, chúng ta cũng phải siêng năng như người nông dân nếu chúng ta muốn gặt hái những gì mà mình đã trồng. Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần nghe Lời Đức Chúa Trời, trồng nó xuống, rồi quên lửng đi. Nếu làm như vậy, bạn chẳng gặt được gì cả. Không, bạn phải tưới nước cho nó và bảo vệ nó.
Mặc dù Lời Đức Chúa Trời là hạt giống chẳng hay hư nát, nhưng những vướng bận của đời này, những lo âu, và những ham muốn sẽ làm cho Lời ấy bị nghẹt ngòi và không kết quả được trong đời sống của bạn.
Ngày nay có nhiều Cơ ốc Nhân đang tự hỏi rằng tại sao sau khi tham dự nhiều buổi thảo luận, nghe nhiều cuộn băng, đọc nhiều quyển sách, mà họ vẫn không hưởng thụ được một đời sống đầy dẫy sự vui mừng. Lý do thật đơn giản: Họ đã không tưới nước hoặc bảo vệ Lời mà họ đã nghe, và lòng họ thì đầy dẫy những điều khác.
Bạn đã tưới nước và bảo vệ như thế nào? Giôsuê 1:8 chép: “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong. Vì như vậy ngươi mới được may mắn trên con đường mình và mới được phước”.
Cách tốt nhất để bảo vệ hạt giống là phải trồng sâu. Giôsuê 1:8 sẽ làm cho hạt giống nằm sâu xuống để sự sống trong hạt giống đó không bị mất đi.
Khi bạn suy gẫm Lời Đức Chúa Trời, bạn đang tưới cho hạt giống mà bạn đã trồng. Bởi cẩn thận làm theo Lời Chúa, bạn sẽ kết quả. Sự vâng theo Lời Chúa là hành động để tạo nên kết quả trong đời sống bạn; điều đó sẽ khiến bạn bước đi trong sự thích ứng và thành công. Đây chính là mùa gặt của bạn: thạnh vượng và thành công.
Hoa lợi của bạn không phải là tự động. Không phải bạn chỉ trồng hạt giống rồi đột nhiên thâu hoa lợi. Không, bạn phải có một trách nhiệm nào đó để mang lại kết quả. Ham thích Lời Chúa và suy gẫm Lời Chúa sẽ đem đến kết quả trên đời sống bạn. Vì vậy bạn còn chờ gì nữa? Hãy làm việc đi. Hãy thôi than khóc về sự thiếu kết quả trong đời sống bạn mà hãy bắt đầu làm một điều gì đó để thay đổi và sinh ra hoa lợi.
Quyết Định Thì Sẽ Thu Hoạch
Loại hoa lợi có trong đời sống bạn là kết quả của loại hạt giống mà bạn đã gieo bởi sự chọn lựa của bạn. Điều bạn làm ngày hôm nay sẽ có hiệu quả trong ngày mai. Kết quả mà bạn có ngày hôm nay là kết quả của những gì bạn đã quyết định cách đây vài ngày, vài tháng hoặc vài năm.
Với tầm nhìn xa của một nông dân, tâm linh của bạn có khả năng nhìn thấy xa hơn hiện tại và thấu suốt tương lai. Tâm linh của bạn biết những gì là cần thiết cho hôm nay để sinh ra những gì bạn mong muốn ở ngày mai. Người nông dân biết những hành động, thái độ và sự chọn lựa nào đó sẽ tạo ra những trái thuộc linh nào. Do đó, người nông dân phải tìm cách tỉa, dọn sạch, bứt hết những rễ có hại, chặt những nhánh thừa, nhổ hết cỏ dại và gai gốc.
Giăng 15:1-3 chép “Ta là cây nho thật. Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài sẽ chặt hết, hễ nhánh nào kết quả thì Ngài sẽ tỉa sửa để được sai trái hơn. Các ngươi đã được sạch vì Lời ta đã bảo cho”. Chúa Jesus nói rằng nhánh nào không kết quả thì Cha sẽ chặt đi. Nói cách khác, cha sẽ tỉa những cây đó và chặt nó đi.
Có lẽ chúng ta nghĩ rằng chúng ta là một cây đẹp, có vóc dáng, hình thức tuyệt vời. Nhưng trong thực tế, nếu theo cách của người nông dân thì ít nhất ông ta cũng chặt hết nửa số nhánh của bạn. Nếu bạn không kết quả, người nông dân sẽ tỉa hết những nhánh không ra quả. Kkhi bạn đã tạo ra những quả tốt, thì ông ấy sẽ tỉa sửa nữa để bạn sai trái hơn. Có khi nào cây của bạn được người nông dân tỉa nhánh chưa? Hãy tin nơi tôi, không thích thú gì đâu nhưng lại rất cần thiết.
Cách đây vài năm, tôi có nhận được một băng nhạc thờ phượng. Vào một buổi tối, khi tôi đang ngồi nghe băng đó, có một bài hát chạm mạnh vào lòng tôi khiến tôi òa khóc. Tôi cứ liên tục hát bài đó trong suốt 45 phút. Tôi đã thờ phượng Đức Chúa Trời khi tôi hát những Lời trích trong Thi thiên 42.
Trong khi tôi thờ phượng và khóc với Chúa thì bỗng nhiên giữa bài hát, Chúa phán trong lòng tôi, thách thức tôi về những lời tôi đang hát, rằng “những lời này có thật đúng với lòng con không?”. Chúa đã chất vấn tôi Thánh Linh Ngài bắt đầu xử lý những lĩnh vực trong đời sống tôi.
Khi tôi ngồi im lặng ở nơi đó, nước mắt chảy ràn rụa thì vợ tôi bước vào. Tôi nói cho nàng biết tôi bình tthường. Tôi ngồi đó trong sự hiện diện của Chúa và để Thánh Linh làm công việc của Ngài trong lòng tôi.
Một tiếng hoặc lâu hơn sau đó, tôi ra khỏi phòng và hỏi vợ tôi rằng “Trông anh như thế nào? Anh cảm thấy giống như một người đi cà nhắc”. Đức Chúa Trời đã cắt bỏ và ném đi nhiều nhánh cây của tôi đến nỗi sau khi Ngài tỉa xong tôi cảm thấy như bị đốn, chặt và bị cà nhắc.
Nhiều khi chúng ta tự nhìn mình theo một cái nhìn nông cạn. Vâng, dường như bỏ mặt thì chúng ta rất tốt, đời sống chúng ta có một vài kết quả nhưng chúng ta có đang tạo ra những quả để làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời không? Chúng ta phải được tỉa sửa để sai trái hơn.
Trong Giăng 15:8, Chúa Jesus phán, “Này, cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: ấy là các ngươi sẽ được kết nhiều quả thì là làm môn đồ của ta vậy”. Kết nhiều quả sẽ làm cho Đức Chúa Trời được sáng danh. Người nông dân, cũng như Thánh Linh, sẽ làm cho Lời Đức Chúa Trời, chặt đứt những thay đổi không cần thiết và dẹp bỏ những động cơ sai lầm. Lúc nào Ngài cũng làm cho đất được sẵn sàng để Lời Đức Chúa Trời cứ ở trong mình và kết quả nhiều.
Cắt Tỉa
Bạn đã nghe câu này “Không đau đớn, không được gì”. Người lính đã học được ý nghĩa của điều đó trong trại huấn luyện. Người đấu sức đã kinh nghiệm được thực tế của điều đó trong sự rèn luyện và trong sự kỷ luật liên tục. Người nông dân cũng biết ý nghĩa của câu “Không đau đớn, không đạt được gì cả”. Câu này chính là thực tế của sự tỉa sửa.
Chẳng hạn, cây táo thì cần phải tỉa sửa nhiều mới ra quả tốt. Càng tỉa sửa, trái càng ngon. Khi bạn được tỉa sửa để sai trái thì nhiều khi sự tỉa sửa đó lại là sự điều chỉnh hoặc sự sửa trị.
Tỉa sửa là cách Đức Chúa Trời dùng để cất đi những dịp tiện mà kẻ thù có thể nắm lấy để kiểm soát bạn. Khi những dịp tiện đó, như thái độ, hành động, động cơ bị tỉa đi bởi sự sửa trị hoặc điều chỉnh, thì Heb 12:11 nói rằng chúng ta sẽ sinh ra được bông trái công bình và bình an trong đời sống của chúng ta.
Khi trong đời sống bạn kết quả ít hoặc không có kết quả gì cả, thì bạn phải xem xét lại đường lối mình.
AGHÊ 1:5-7
5. Vậy bây giờ Giêhôva vạn quân phán như vầy: Các ngươi khá xem xét đường lối mình.
6. Các ngươi gieo nhiều mà gặt ít, ăn mà không no, uống mà không đủ, mặc mà không ấm, và kẻ nào làm thuê đựng tiền công mình trong túi lủng.
7. Đức Giêhôva vạn quên phán như vầy: Các ngươi khá xem đường lối mình.
Nếu bạn đã gieo Lời Chúa trong đời sống mình, nhưng đã kết quả ít, thì đã đến lúc bạn phải tự kiểm tra mình, xem xét đường lối mình và điều chỉnh đi.
Nhánh Khô, Mọc Lú Lú Hay Nhánh Mọc Thẳng
Trong quá trình tỉa sửa, có bốn loại nhánh đáng chú ý: Đó là nhánh khô, nhánh non, nhánh gây cản trở, và những nhánh tốt.
Nhánh đầu tiên mà cần phải tỉa nhất là nhánh khô. Trong những nhánh này không có sự sống gì cả và tất nhiên không có một quả nào. Những nhánh khô chết này lẽ ra nên chặt đi từ lâu mới phải.
Có lẽ bạn không có thời gian để suy gẫm Lời Chúa và cầu nguyện để tỉa những nhánh chết trong đời sống bạn. Hoặc có lẽ bạn không sẵn lòng chấp nhận rằng có một số điều trong đời sống bạn nằm ngoài ý chí của Đức Chúa Trời.
Những nhánh này là những gánh nặng cho bạn và làm cho đời sống bạn nặng nề. Hãy cất nó đi, hãy ném những nhánh chết đi và hãy tiếp tục bước đi với Đức Chúa Trời. Đây là những lĩnh vực mà Đức Chúa Trời sẽ sửa trị. Hãy vâng phục sự điều chỉnh của Ngài. Bây giờ điều đó có thể là không vui sướng gì, bạn hãy dẹp bỏ những nhánh khô ra khỏi đời sống bạn.
Nhánh tiếp theo mà bạn cần tỉa đi là nhánh mọc lú một bên. Những nhánh này đâm ra từ những nhánh già cỗi. Dù những nhánh này tthường lớn hơn những nhánh khác nhưng nó không có quả. Dù nó là những nhánh lớn, lá rộng nhưng vẫn vô dụng. Nó hút chất dinh dưỡng và sự sống của cây nhưng không tạo ra được gì cả.
Trong đời sống bạn có bao nhiêu điều có vẻ tốt nhưng lại không có kết quả gì. Những điều đó là mất thì giờ và năng lực của bạn, nhưng chẳng có kết quả gì. Những điều đó không có gì khác hơn là những nhánh đâm lên vô dụng. Nó đã hút trộm chất sống của những phần khác trong cây, làm cản trở sự phát triển của cây, còn nó thì ngày càng to lớn ra.
Nếu những nhánh này không bị tỉa đi, nó sẽ hút hết sự sống của cây, làm cho trái của cây nhỏ đi, kém ngọt và số lượng ít hơn. Thế gian và Hội Thánh đầy dẫy những loại người như nhánh này. Cứ nhận, nhận nhưng nó cho rất ít quả hoặc chẳng cho quả nào cả. Trước hết, bạn hãy tỉa sạch những nhánh này khỏi đời sống bạn.
Nói về những nhánh cây này làm tôi nhớ đến thái độ hâm hẩm – không nóng cũng không lạnh, không chết nhưng cũng không kết quả – chỉ có vẻ gây ấn tượng cho người khác thôi.
Một đặc tính khác của loại nhánh này là nó rất thích ánh sáng mặt trời. Nhiều người rất thích khoe mình trong sự tôn trọng và ca ngợi của loài người. Họ có nhiều tư tưởng lớn và nhiều dự tính nhưng họ không có quả gì. Giống như những nhánh này, họ rất tốt, nhưng khi bạn xem xét kỹ, bạn sẽ không thấy một quả nào.
Loại nhánh thứ ba mà cũng rất dễ bị nhầm lẫn là nhánh hay gây cản trở. Nhánh này đã bắt đầu mọc hoang và không theo hình dáng chung của cây. Nó không theo hình dáng chung và sự phát triển của cây. Nếu không tỉa thì những nhánh này có thể phá hoại, thậm chí còn ngăn cản sự lớn lên và sự phát triển của những nhánh bên cạnh.
Dường như những nhánh này có trí khôn của riêng nó để tự mọc lên theo ý nó. Những nhánh này mọc lên theo hướng riêng, nhưng vẫn còn gắn với cây để hút nhựa sống từ cây đó. Nó có thể mang một số quả dường như để bào chữa rằng nó cũng là những nhánh có giá trị.
Trong đời sống bạn, có những lĩnh vực nào mà bạn đã để phát triển không theo sự dẫn dắt của Chúa. Bạn cảm thấy cũng có thể biện hộ được, vì có thấy một ít quả? Bạn cần phải xử lý những nhánh này trong đời sống của bạn. Chúa Jesus phán rằng, nếu không cứ ở trong cây nho thì không một nhánh nào kết quả cả (Giăng 15:4).
Trong một bài báo tôi đọc được của tác giả David Wilkerson, ông có nói đến một điều mà tôi tin rằng nó giải thích rõ ràng về một mối nguy hiểm của việc không tỉa những nhánh này trong đời sống của chúng ta: Khi không nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời, con người đã làm việc và lao khổ cho Ngài mà không được Ngài chỉ bảo – Họ đang làm theo ý riêng của họ. Tôi cũng từng như vậy; đã làm những điều tốt; nhận những lời thách thức, chống lại những kẻ làm điều tội lỗi! Tôi đã phải nợ hàng ngàn đô-la, đã chán nản, thất vọng kêu cứu liên tục. Tôi đã không được Đức Chúa Trời sai đi. Tôi không thể hiểu được. Tôi đã tan vỡ, đã cưu mang, sẵn sàng từ bỏ nhiều điều. Nhưng điều đó không do sự cầu nguyện mà ra – Đó chỉ là lòng trắc ẩn của con người thôi. Đó không phải là cách của Đức Chúa Trời! Nhưng một khi tôi đã nói: Lạy Chúa con sẽ không như thế nữa! Bạn hãy kêu la và đừng hành động cho đến khi Ngài nghe lời của bạn! Sau đó tiền bạc mà bạn cần sẽ được cung cấp, bởi vì Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cho những gì mà Ngài đã khởi động làm. Đó là sự vui mừng mà không có gánh nặng, sự bình an mà không có sự ăn xin! Sự ăn xin ngày hôm nay trong chức vụ là kết quả của việc làm những điều tốt mà không do Đức Chúa Trời sai khiến. Ước ao của riêng họ đã cản trở tiếng phán của Đức Chúa Trời.
David Wilkerson
Những nhánh cản trở này phải được Lời Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện tỉa sửa đi. Có nhiều người đã không nhận ra được những nhánh này trong đời sống của họ. Nhưng là một nông dân kinh nghiệm, bạn sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa ước muốn của con người và khải tượng từ Đức Chúa Trời đến. Làm thế nào để biết được? Người nông dân có kinh nghiệm sẽ biết được điều gì thuộc về Đức Chúa Trời và điều gì thuộc về con người bởi vì ông ta hiểu được đường lối của Đức Chúa Trời.
Loại nhánh cuối cùng là loại nhánh tốt. Loại nhánh này được phát triển, nó là kết quả của việc chăm sóc đất kỹ lưỡng, được tưới cây và nhổ cỏ dại. Nhánh tốt có khả năng sinh ra nhiều quả, vì người nông dân tthường xuyên và cẩn thận tỉa đi những nhánh cản trở sự phát triển của nó.
Người nông dân chuyên cần đốn đi những nhánh khô, nhánh mọc lú một bên, những nhánh vô ích mà đã cướp đi sức sống kết quả của cây nho. Kết quả là nhánh tốt không những có khả năng sinh trái tốt mà còn sinh ra nhiều nữa.
Chúa Jesus bảo bạn phải kết quả luôn (Giăng 15:16). Đời sống bạn có kết quả tốt không? Cha có được sáng danh vì số lượng quả trong đời sống của bạn không? Mỗi chúng ta phải tthường xuyên kiểm tra về sự phát triển thuộc linh của mình.
Tôi khuyên bạn hãy kiểm tra những nhánh đang mọc lên trong đời sống bạn. Khi làm, bạn hãy tự hỏi “Đây là nhánh khô, nhánh lú lú, nhánh vô ích hay nhánh tốt?”. Hãy chân thật với chính mình, và để cho Thánh Linh hành động trong đời sống bạn!
Mùa Gặt Bội Thu
Sau khi đã cày xới khó nhọc, mất nhiều ngày trồng trọt và nhiều tháng chờ đợi, tưới tiêu, tất cả sự chăm sóc đó sẽ được đền bù khi mùa gặt đến. Từ ngày đầu tiên làm việc, người nông dân đã nhìn thấy ngày này.
Mong mỏi về mùa gặt là động cơ đã thúc giục người nông dân làm việc trong những ngày tháng nóng bỏng, dài dằng dặc, lúc mà lưng họ đau nhức, tay ê ẩm và thân thể rên rỉ rằng “Mệt quá, hôm nay hãy đi ngủ đi”. Xác thịt đã thúc giục người nông dân bỏ qua một vài ngày tưới nước và bỏ qua việc làm cỏ một thời gian. Nhưng người nông dân biết ông đang muốn gì và cũng biết phải làm gì để đạt được mục đích là mùa gặt.
Mùa gặt là thời kỳ ăn mừng, mặc dù có nhiều việc phải làm. Đối với người nông dân, giá trị của sự đau đớn mệt mỏi là được nhìn thấy kho đầy thóc lúa.
Thức dậy sớm để tăng thêm thời gian làm việc thì bây giờ đã được trả công. Người nông dân đã nhìn thấy ngày thu hoạch này từ ngày ông cày luống đất đầu tiên. Ông đã nhìn thấy ngày thu hoạch này khi ông gieo những hạt giống đầu tiên xuống đất. Mỗi lần nhổ cỏ, tưới cây, tỉa nhánh, người nông dân đã nhìn thấy ngày thu hoạch này. Ông cày xới, trồng trọt, tưới tiêu, tỉa sửa và cuối cùng, ông đã sẵn sàng thu hoạch.
Từ những đặc điểm này của người nông dân, là những tín hữu, chúng ta phát hiện được những gương mẫu cho sự thay đổi và hành động trong đời sống thuộc linh của chúng ta. Chẳng hạn, giữa khoảng gieo và thu hoạch, có một khoảng thời gian mà bạn phải chờ đợi. Trong khoảng thời gian này, giống như người nông dân kiên nhẫn, bạn đừng nên lo lắng, căng thẳng và sợ hãi. Bạn đã chuẩn bị loại đất trong lòng bạn rồi. Bạn biết đó là đất tốt. Bạn phải tin tưởng vào hạt giống Lời Đức Chúa Trời. Đó là hạt giống tốt. Do đó, với đức tin và sự kiên nhẫn của một nông dân, bạn phải chờ đợi hạt giống lớn lên và sinh sản.
II Cor 9:10 chép “Đấng phát hạt giống cho kẻ gieo, giống và bánh để nuôi mình, cũng sẽ phát hột giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều, Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình anh em nữa”.
Khi mùa vụ của bạn thành công thì lần sau sự gieo hạt bạn sẽ gia tăng. Khi mùa vụ của bạn thành công hơn thì bạn càng gieo giống nhiều hơn.
Một lỗi lầm lớn nhiều người tthường chạm phải là họ cứ liên tục gia tăng mức sống mà lại không gia tăng mức gieo. Vụ mùa của bạn sẽ ngưng gia tăng ngay sau khi bạn tạm ngưng gia tăng sự gieo hạt.
Một phần trong vụ mùa của bạn phải để lại để gieo tiếp vào trong Nước Đức Chúa Trời. Một phần khác là để cho bạn giữ. Không có sự kiên nhẫn và cần cù thì sẽ không có vụ mùa nào cả. Đừng để những thái độ phê phán, những lời nói xét đoán, hoặc sự ghen ghét của con người làm cho bạn mất phần kết quả lao nhọc của bạn: “… Có ai trồng vườn nho mà không ăn trái?” (I Cor 9:7).
Bạn hãy hiểu điều này: Vụ mùa của bạn là một phép lạ. Tất cả chúng ta đều sẽ được phần thưởng do sự nhẫn nại của mình, nhưng sự khiêm nthường đòi hỏi chúng ta phải nhớ những sự kiện này. Bạn phải cày xới, gieo trồng và tưới nước như chính Đức Chúa Trời làm cho lớn lên (I Cor 3:6).
Cày xới, trồng trọt, tưới nước, bảo vệ, tỉa sửa, kiên nhẫn rồi mới được vụ mùa. Tất cả những nguyên tắc này cho thấy hạt giống Lời Đức Chúa Trời sẽ kết quả dư dật như thế nào trong mọi lĩnh vực của đời sống bạn, từ đời sống yêu thương đến chuyện tài chánh. Nếu bạn chuẩn bị trong lòng bạn, gieo giống Lời Đức Chúa Trời vào, tưới cho hạt giống đó bằng cách suy gẫm và làm theo Lời Chúa, tỉa đi những nhánh khô và không kết quả, đồng thời còn biết kiên nhẫn chờ đợi thì bạn sẽ thu hoạch một vụ mùa đầy những trái ngon.
Bạn hãy nhìn một cây tốt, cây lê hay cây xoài nào đó, có nhiều quả thì bạn sẽ thấy rằng cây đó không ăn trái của nó, chúng ta đã được chỉ định là kết nhiều quả vì cớ người khác, chớ không phải vì chúng ta.
Nếu Bạn Muốn Được Phước –
Hãy Chúc Phước Người Ta
Khi Sdoddy, vợ tôi và tôi tốt nghiệp Trung tâm Huấn Luyện Kinh Thánh RHEMA vào năm 1980, Mục sư T.L.Osborn đã giảng ở buổi lễ tốt nghiệp. Shoddy và tôi không bao giờ quên một lẽ thật đơn giản nhưng sâu sắc mà ông ấy đã nói đến: “Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy làm cho người khác được hạnh phúc. Nếu bạn muốn được phước hạnh, hãy đi chúc phước cho người khác. Nếu bạn muốn giàu có, hãy làm cho người khác được giàu có…”.
Shoddy và tôi tthường lập lại những lời này. Những lời này thúc đẩy chúng tôi chẳng bao giờ quên trách nhiệm để làm việc như một nông dân trên đồng ruộng đang thu hoạch của Đức Chúa Trời, gieo hạt giống và hay đổi nhiều cuộc đời.
Một trong những lý do cần thiết phải kết quả là vì trong quả có nhiều hạt giống cho vụ mùa tương lai. Không có hạt giống, bạn không tạo ra quả được. Và không có quả thì bạn sẽ không có nhiều hạt để trồng. Sự phát triển và sự sống của hạt giống tương lai nằm trong quá khứ.
Quả trong đời sống chúng ta sẽ làm vững mạnh, phục hồi và nuôi nấng những ai tiếp xúc với chúng ta. Nhiều quả trong đời sống chúng ta sẽ làm cho Đức Chúa Trời được vinh hiển khi bản tính của Ngài được biểu lộ trong chúng ta và qua chúng ta.
Mục đích cuối cùng của việc bắt chước đức tin của người nông dân cần cù là để người ta nhìn thấy được bản tánh của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn. Hãy chôn giấu Lời Đức Chúa Trời vào thì sẽ là có khả năng kết quả và với sự khôn ngoan của người nông dân, bạn sẽ khám phá ra rằng mọi giá trị ẩn sâu trong hạt giống sẽ được phóng thích khi bạn làm theo những đức tính của người nông dân chăm chỉ.
Hình ảnh người nông dân cho thấy những nguyên tắc làm thế nào để chuẩn bị mảnh đất lòng bạn, làm thế nào để trồng hạt giống Lời Chúa và làm thế nào để tưới nước. Tâm linh của bạn phải làm gì để nhìn thấy ý chỉ Đức Chúa Trời được lộ ra trong đời sống của bạn. Và tâm linh của bạn sẵn sàng hợp tác với Thánh Linh khi Ngài hướng dẫn tỉa sửa những nhánh vô dụng khỏi đời sống bạn để đem đến sản lượng tối đa.
Quả mà bạn hưởng tùy thuộc vào việc bạn để tâm linh bạn được tự do hành động như một nông gia trong đời sống hàng ngày của bạn.
Điểm Mạnh Của Người Nông Dân
Trong hạt giống Lời Đức Chúa Trời là bản tánh của Chúa Jesus Christ. Tâm linh bạn khao khát được nhìn thấy bản tánh này lộ ra trong bạn mà không bị một tâm trí chưa đổi mới hoặc một thân thể không được kỷ luật cản trở. Tiến trình này cần có thời gian, sự kiên nhẫn và tầm nhìn. Người nông dân có những phẩm chất này.
Điểm mạnh lớn nhất của người nông dân là sự nhạy cảm, sự khôn ngoan và thông hiểu. Những phẩm chất này rất có ích cho chúng ta khi chúng ta làm việc như những nông dân chăm chỉ trên cánh đồng của Đức Chúa Trời. Khi tâm linh bạn nắm quyền điều khiển trên hồn và thân thể của bạn thì thái độ và hành động của bạn sẽ phản ánh sự khôn ngoan, nhạy bén và sự thông hiểu của người nông dân đang chuẩn bị cho mùa gặt.
Trong mối quan hệ với người khác, nếu bạn thực hiện sự khôn ngoan và thông hiểu của một người nông dân chăm chỉ thì bạn sẽ thấy nhiều người được trưởng thành và biến đổi. Do đó, bạn cần phải nhẫn nại với người khác, khi mà họ dường như yếu đuối và không kết quả. Bạn sẽ chậm đoán xét và phê bình, nhưng sẽ nhanh chóng chăm sóc, tưới nước và gìn giữ họ.
Thái độ của người nông dân cho bạn khả năng nhìn vượt qua tình trạng hiện tại của một người nào đó, để thấy rằng cuối cùng thì hạt giống Lời Đức Chúa Trời cũng sẽ kết quả trong đời sống của họ.
Có lẽ phẩm tính và điểm mạnh quan trọng nhất của người nông dân là niềm tin vững chắc vào quyền năng của hạt giống và vào Đức Chúa Trời là Đấng làm cho nó lớn lên. Nói cách khác, điểm mạnh đó là đức tin của họ. Người nông dân tin vào quy luật của thời điểm gieo hạt và thu hoạch. Ông ra biết rằng ông đã gieo giống gì thì sẽ gặt giống đó, vì Đức Chúa Trời sẽ làm cho hạt giống lớn lên.
Niềm tin vững chắc của bạn vào Đức Chúa Trời và Lời của Ngài sẽ làm cho bạn gặt hái được một vụ mùa lớn từ hạt giống bạn đã gieo.
Hạt giống là mầm mống của sự sống. Hạt giống là nguồn gốc. Mọi sự sống đều bắt nguồn từ hạt giống. Từ khi Đức Chúa Trời phán “Hãy có như vậy…” cho đến bây giờ thì mọi sự vẫn tiếp tục và gia tăng lên từ hạt giống.
Lời Đức Chúa Trời là hạt giống để tạo nên bản tánh của Ngài trong chúng ta. Thật rất có giá trị cho chúng ta để hiểu được nguyên tắc về thời vụ và thu hoạch. Đối với chúng ta, để cho những thuộc tánh của người nông dân khôn ngoan được ứng dụng trong chúng ta thì thật là quan trọng. Từ những thuộc tánh của người lính, người đấu sức và người nông dân, chúng ta phải đặt những thuộc tính của người nông dân lên cao nhất.
Chương 14
BẠN LÀ HẠT GIỐNG CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI
MA-THI-Ơ 13:37-38
37. Ngài phán: “Người gieo giống tốt là Con Người.
38. Ruộng là thế gian, hạt giống tốt là con dân Nước Đức Chúa Trời, cỏ lùng là con cái quỷ vương.
Đức Chúa Trời không chỉ muốn trồng Lời Ngài vào trong lòng bạn, Ngài còn muốn trồng bạn trong thế gian này. Trong thế gian này, Đức Chúa Trời chỉ nhìn thấy hai loại người: Những người sống trong sự sáng và những người sống trong sự tối tăm. Đức Chúa Trời không nhìn màu da của bạn. Ngài nhìn vào lòng bạn và ân tứ của Ngài trong bạn.
Khi Đức Chúa Trời bảo tôi đến Philippine, Ngài đã không đem một người Mỹ trồng ở Philippine. Đức Chúa Trời chỉ đem một hạt giống trồng vào xứ này.
Khi chúng ta xét đoán một người theo màu da và hình dáng bên ngoài thì chúng ta đã không làm đúng mục đích của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng đã ngăn trở những gì Đức Chúa Trời muốn dùng người khác truyền đạt vào trong chúng ta. Đừng nên phân biệt con người do sự khác nhau về màu da hay chủng tộc. Đức Chúa Trời không xét đoán như con người xét đoán, vì Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng (I Sam 16:7).
Đức Chúa Trời không thấy tôi là người Mỹ. Ngài thấy tôi là con cái của Ngài. T ôi là đứa con trong nước của Ngài. Tôi là hạt giống được Ngài trồng ở Philippine, và tôi phải kết quả ở đó. Hễ khi nào bạn trồng một hạt giống, hạt giống đó phải sinh ra một cây mới. Khi bạn được trồng, bạn phải lớn lên và kết quả. Trong quả của bạn là hạt giống để kết quả nhiều hơn. Nhưng trước hết bạn phải được trồng.
Chúa Jesus phán rằng BẠN là hạt giống tốt (Mat 13:37). Nếu bạn được Thánh Linh của Đức Chúa Trời sanh lại, bạn là con trong nước Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời muốn trồng bạn. Đức Chúa Trời muốn bạn ở đâu? Ở thế gian này.
Nơi đầu tiên mà Đức Chúa Trời muốn trồng bạn là một Hội Thánh tốt. Thi thiên 92:13 chép “Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giêhôva, sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta”. Sau đó Đức Chúa Trời muốn trồng bạn vào trong một nghỀ nghiệp hay chức vụ nào đó. Mục đích trồng của Ngài là để bạn đi đến với thế giới của bạn.
Để hoàn thành mục đích Đức Chúa Trời cho đời sống bạn, thì bạn phải được trồng đúng chỗ – trong đất tốt. Đức Chúa Trời muốn trồng bạn vào trong đất đã chuẩn bị cho bạn. Nhưng mặc dù mảnh đất đó đã được chuẩn bị nhưng không có nghĩa là sẽ có kết quả dễ dàng!
Không thể qua hoàn cảnh của bạn mà bạn phán quyết được mình có ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời hay không có trong ý chỉ của Ngài. Không phải khi mọi sự tốt đẹp là bạn đang ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời đâu. Dù mọi sự có vẻ tồi tệ cũng không có nghĩa là bạn đã ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nếu trường hợp này là đúng thì Sứ đồ Phao Lô luôn ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Hầu như đối với Phao Lô, mọi sự đều không trôi chảy. Ông bị chìm tàu, bị tống giam, bị ném đá gần chết, nhưng vẫn không ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phao Lô vẫn ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phao Lô vẫn ở trong cuộc đua. Ông không bị lệch đường, Đức Chúa Trời đã sửa soạn nơi chỗ và tình trạng để trồng Phao Lô xuống. Cũng vậy, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị nơi chỗ và hoàn cảnh để trồng bạn xuống. Những nơi này là chặng đua của bạn.
Không thể căn cứ vào những điều xung quanh mà bạn có thể đánh giá được những gì Đức Chúa Trời đang làm trong đời sống bạn hay qua đời sống bạn. Bạn phải xét thử xem bạn đang ở đâu trong cuộc đua và tình trạng thật của bạn theo như Thánh Linh đang phán bên trong bạn là gì. Bạn có được trồng trong một hoàn cảnh nào đó không? Cần có bao nhiêu thời gian để cây lớn lên? Bạn hãy nhớ rằng: mười bốn năm sau khi được cứu, Phao Lô mới lên Jerusalem để thông công với các anh em.
Chúng ta rất tthường quan tâm đến việc tôi làm gì và tôi muốn hoàn thành điều gì mà quên mất một điều là chúng ta cần phải trở thành cái gì. Chúa Jesus phán với các môn đồ “Hãy theo ta, ta sẽ KHIẾN CÁC NGƯƠI trở nên tay đánh lưới người” (Mat 4:19). Điều Chúa Jesus muốn nói là “Ta sẽ khiến các ngươi trở thành một người nào đó trong Ta để các ngươi có thể làm một điều gì đó cho ta”.
Chúng ta đã gây nhiều nan đề trong chức vụ khi sự quan tâm hàng đầu của chúng ta là làm một điều gì đó, thay vì phải trở nên một người nào đó trong Christ để Đức Chúa Trời được vinh hiển.
Bạn đang trở nên điều gì, như kết quả của Lời Chúa được gieo trong lòng bạn? Đức Chúa Trời sẽ không được vinh hiển khi bạn làm việc trong xác thịt. Chẳng hạn, nếu bạn đang làm một điều gì đó chỉ vì bạn nghĩ là nên làm thì bạn đang hành động trong xác thịt.
Đối với người khác, điều bạn đang làm, có thể là tốt, hoặc có vẻ tốt, dường như tốt, tuyệt lắm! Nhưng Đức Chúa Trời sẽ không được vinh hiển với những gì bạn đang làm nếu điều đó không phải là điều Đức Chúa Trời bảo bạn làm.
Cho nên, khi bạn thực hiện một kế hoạch nào đó mà không có sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời thì sẽ có sự thất bại. Bạn bắt đầu kêu la và phàn nàn vì bạn không thể tiến hành được những gì do bạn xếp đặt. Đức Chúa Trời không có trách nhiệm ủng hộ những gì mà Ngài không bảo hoặc không muốn bạn làm.
Thứ tự ưu tiên hàng đầu và cũng là trách nhiệm trước hết của bạn là bạn sẽ trở thành con người như thế nào, chứ không phải những gì bạn làm.
Bạn là hạt giống trong tay Đức Chúa Trời. Bạn đang để Ngài trồng bạn hay bạn đang tự trồng mình? Chức vụ của bạn không thể đặt trên cơ hội. Chức vụ của bạn phải được đặt trên sự vâng lời. Bạn sẽ gặp những cơ hội nhưng không phải tất cả những cơ hội đều đến từ Chúa.
Sẽ không có đủ thời gian để bạn đi khắp nơi mà bạn có cơ hội đi, hoặc làm mọi điều mà bạn có cơ hội để làm. Bạn không cần phải có trách nhiệm cho toàn thế giới!
Nhưng bạn có trách nhiệm lắng nghe Đức Chúa Trời. Nếu bạn đặt phương hướng đời sống của bạn hoặc chức vụ của bạn trên việc làm theo cơ hội, thì bạn sẽ không biết phải đi đâu vì thế gian này đầy những nhu cầu. Bạn phải được Thánh Linh dẫn dắt.
Trong Êsai 1:19 chép, “Nếu bạn sẵn lòng và vâng lời, bạn sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất.” Chúa Jesus phán rằng Cha được sáng danh khi bạn kết quả nhiều (Giăng 15:8). Nhưng nếu bạn không được trồng đúng chỗ, bạn sẽ chẳng kết được nhiều quả đâu.
Hãy để Đức Chúa Trời trồng bạn. Đừng để bạn bè trồng bạn. Đừng để áp lực của những người thân trồng bạn. Hãy để Thánh Linh của Đức Chúa Trời trồng bạn. Điều đó không có nghĩa là chỉ có bạn mới nghe được Thánh Linh của Đức Chúa Trời phán thôi đâu. Bạn cũng cần sự góp ý của những anh chị em trong Christ, những người có sự nhạy bén và sự vâng lời Thánh Linh.
Khi bạn đã lắng nghe Chúa một cách chính xác rồi, thì một ai đó sẽ làm chứng và đồng ý với bạn. Một người khác cũng nhận được một sự xác quyết trong sự cầu nguyện. Tuy nhiên bạn phải có trách nhiệm vâng theo điều Đức Chúa Trời đã phán với lòng bạn, chứ không vâng theo những gì mà con người đã tưởng tượng ra trong tâm trí họ.
Tưới Nước : Làm Cho Người Khác Được Phước
Châm ngôn 12:25 chép “Lòng rộng rãi sẽ được no nê, còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội”. Nếu bạn muốn được phước thì hãy tìm dịp để làm cho người khác được phước. Khi bạn gieo, bạn sẽ gặt. Hễ khi nào đất còn, thì mùa gieo giống và mùa gặt hái vẫn còn. Người nông dân hiểu điều này.
Tình trạng đời sống của bạn ngày hôm nay phản ánh hạt giống mà bạn đã gieo ở tháng trước chứ không phải ở hạt giống gieo hôm qua. Khi bạn gieo giống, không phải qua một đêm là nó mọc lên đâu. Cách duy nhất để thu hoạch liên tục là bạn phải trồng liên tục. Nếu bạn muốn thu hoạch hàng tuần thì bạn cũng phải gieo giống hàng tuần. Hoa lợi của bạn có tthường xuyên hay không phụ thuộc vào việc gieo giống tthường xuyên của bạn.
Châm ngôn 20:4 chép “Vì có mùa đông, kẻ biếng nhác chẳng cày ruộng. Qua mùa gặt nó sẽ xin ăn nhưng chẳng được gì hết”. Kẻ biếng nhác chẳng cày ruộng vì là mùa đông. Anh ta để ngoại cảnh quyết định hành động của mình, bởi vì anh ta là kẻ biếng nhác, là người không có tính kỷ luật và không có động cơ sống. Anh ta không có một sự quyết định bên trong để thúc đẩy mình cày ruộng. Anh ta không có cái nhìn về mùa gặt. Anh ta bào chữa. Nếu bạn là người lười biếng vào lúc cày xới, thì bạn sẽ là người ăn xin khi đến mùa gặt.
Nhiều Cơ Đốc Nhân nghĩ rằng họ đang sống bằng đức tin, nhưng họ không có gì hơn là sự ăn xin thuộc linh. Họ đã trích Lời Chúa và nghĩ rằng đó là đức tin, nhưng sự thật nếu họ không trồng thì họ chẳng gặt gì cả. Những Cơ Đốc Nhân nào là kẻ ăn xin thuộc linh, thì đó là những người không dùng thời gian để cày, trồng và chăm bón Lời Chúa trong lòng họ. Do đó, khi họ “trích lời Đức Chúa Trời” thì chỉ là ăn xin Đức Chúa Trời, hy vọng rằng Ngài (và bất cứ ai khác có thể nghe lời “kêu xin” của họ) sẽ giúp đỡ họ.
Bạn công bố điều gì hay bạn tin điều gì không phải là vấn đề. Nếu bạn không gieo hạt, bạn sẽ chẳng có gì để thu hoạch cả. Hễ khi nào đất còn thì mùa gieo gặt và mùa thu hoạch vẫn còn. Nguyên tắc này vẫn còn hiệu lực.
Bạn không thể đợi đến mùa xuân hay mùa hè thì mới cày xới. Đó là những mùa trồng và thu hoạch. Bạn đừng nên nói rằng “Lẽ ra bây giờ tôi đi cày, nhưng tôi không thể làm được bởi vì…”.
Luôn luôn có một “lý do” làm cho bạn thấy dường như không thể. Xác thịt của bạn sẽ đoán chắc điều đó! Tâm trí của bạn sẽ đồng tình với xác thịt mà viện ra nhiều loại lý do để bào chữa vì sao bạn không cày.
Nếu bạn chịu đi ra và dâng mình vâng lời Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ chúc phước cho bạn, bất kể hoàn cảnh của bạn có như thế nào. Đừng hạn chế Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lớn hơn hoàn cảnh của bạn. Kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời sẽ cung cấp mọi nhu cầu của bạn theo sự giàu có của Ngài ở trong nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jesus Christ (Phi4:19). Thi thiên 34:10 chép “…sư tử tơ bị thiếu kém và đói nhưng người nào tìm cầu Đức Giêhôva sẽ chẳng thiếu của tốt gì”.
Hãy nhớ rằng: Một đời sống ban cho hoặc gieo ra sẽ tạo nên một đời sống phước hạnh.
Trong Phục truyền 28 và Galati 3:13, tôi đọc thấy rằng tôi được chuộc khỏi sự rủa sả của luật pháp. Đó là sự nghèo khổ, đau ốm và bệnh tật. Tôi đã được hưởng những phước hạnh của Ápraham. Những câu Kinh Thánh này là điều thực tế trong đời sống tôi bởi vì tôi đã để thì giờ trồng và tưới nó trong lòng tôi. Những câu Kinh thánh này sẽ hành động trong đời sống bạn nếu bạn trồng nó. Nếu bạn không gieo giống, bạn sẽ chẳng gặt được gì cả.
Thu hoạch không đòi hỏi một đức tin lớn. Nếu bạn đã cày, trồng, tưới, tỉa thì bạn chỉ còn kiên nhẫn chờ đợi. Đến mùa, bạn sẽ gặt. Tuy nhiên, cần phải có đức tin lớn để mà trồng.
Nhiều người trong chúng ta đã trở thành những kẻ ăn xin thuộc linh. Chúng ta đã không trồng trong đức tin . Do đó, khi mà lẽ ra chúng ta được hưởng hoa lợi của mình thì chúng ta đã không có gì cả. Vì vậy, chúng ta đi xin hoa lợi của người khác và nài xin Đức Chúa Trời ban cho một phép lạ để cứu chúng ta khỏi sự bất tuân của chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự thương xót của Ngài!
Chương 15
ĐỨC TIN ĐỂ THU HOẠCH
Khi nhìn thấy lúa trên cánh đồng, bạn dễ dàng nhìn thấy có một mùa gặt. Không cần có đức tin để nhận những gì có sẵn trước mắt. Bạn cần đức tin nơi những gì bạn không thể nhìn thấy.
Khi bạn đã cày cánh đồng và gieo hạt xuống đất, bạn không thấy gì cả. Đó là lúc vận dụng đức tin để tin rằng sẽ có mùa gặt. Nhưng khi hạt giống đã nảy mầm và đất mọc lên và bạn có thể thấy được hạt đã đậu thì bạn không cần có đức tin để tin rằng sẽ thu hoạch hoa lợi.
Người nông dân nhìn bằng đôi mắt đức tin. Họ có thể nhìn thấy dưới bề mặt đất và biết rằng phép lạ đang xảy ra.
II Cor 4:18 chép, “Bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được nhưng chăm sự không thấy được, vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự thấy được là đời đời không cùng vậy”.
Trong lúc đói kém, cần phải có đức tin để trồng. Cần phải có đức tin để nhìn thấy mùa gặt trong một cánh đồng trống không. Chỉ có một nhóm người trỗi dậy giữa nghịch cảnh và gieo hạt giống giữa sự đói kém. Ai vậy? Đó là những nông dân chịu khó nhọc.
Nguyên tắc gieo và gặt không chỉ nằm trong lĩnh vực vật chất. Bạn có đang gieo sự vui mừng trong gia đình của bạn không? Bạn có đang gieo sự bình an giữa lúc đang thất vọng không? Bạn có đang gieo sự tha thứ và hòa nhã giữa cơn bối rối, kinh hãi không?
Hãy nhớ: Điều gì mà bạn trồng trong cuộc đời bạn và cuộc đời người khác sẽ trở lại với bạn.
Hãy biết chắc là hễ ai tưới nước thì cũng sẽ được tưới nước, ai không chịu tưới nước thì sẽ chịu hạn hán. Vậy, nếu bạn muốn được điều đó, bạn phải gieo!
Làm thế nào để có thể trải qua được những lúc khó khăn? Ai trông cậy Đức Chúa Trời, vâng lời Ngài và cứ gieo trồng. Chúa Jesus phán: “…Nếu các ngươi có đức tin bằng hột cải, sẽ khiến núi này rằng: hãy dời qua đây đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng làm gì được.” (Giăng 20:17).
Nếu bạn có đức tin như hạt cải, đức tin bạn có bao nhiêu thì không quan trọng, nhưng vấn đề là bạn làm gì với lượng đức tin bạn có. Đức Chúa Trời muốn bạn trồng nó.
Có nhiều người đi đây đó, khoe khoang về đức tin của mình (dĩ nhiên họ không cho rằng đó là điều họ đang làm). Nhưng đức tin của bạn sẽ chẳng bao giờ tạo nên điều gì nếu bạn không trồng nó. Có thể bạn đang có một túi hạt giống, nhưng bạn phải chết đói vì bạn chẳng hề gieo nó ra. Không phải đức tin mà bạn có sẽ tạo nên hoa lợi cho bạn đâu. Chính đức tin mà bạn trồng mới tạo nên hoa lợi cho đời sống bạn.
Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ban hạt giống cho kẻ gieo (II Cor 9:10). Nếu bạn không có giống để gieo thì Đức Chúa Trời sẽ cho bạn có giống mà trồng. Đức Chúa Trời đã dạy tôi nguyên tắc này theo một cách mà tôi chẳng hề quên được.
Đức Chúa Trời Ban Giống Cho Kẻ Gieo
Tôi đã dự một buổi nhóm của một vị mục sư ở Hoa Kỳ, khi vị mục sư hướng dẫn buổi nhóm đang kêu gọi dâng hiến để mua một đài truyền hình. Ông yêu cầu những người dâng 10.000 (mười ngàn) đô la giơ tay lên.
Tôi nghĩ “Ô lạy Chúa, đừng yêu cầu con”. Một vài người giơ tay lên. Sau đó ông hỏi có bao nhiêu người sẵn sàng dâng 5.000 đô la. Một hai người giơ tay lên. Sau đó vị mục sư hỏi “Có bao nhiêu người dâng 1.000 đô la?”. Thánh Linh bảo tôi đứng dậy! Tôi nghĩ “Ai? Con hả Chúa?”. Thánh Linh phán “Vâng, Con đó. Hãy đứng dậy”. Vì thế, tôi đứng lên. Tôi là người đứng lên duy nhất.
Vị mục sư nhìn quanh và nói “Hãy nhìn người này. Đây là một giáo sĩ ở hải ngoại, và ông ấy là người duy nhất đã đứng lên. Tất cả các vị mục sư nên hổ thẹn. Quí vị có Hội thánh và lương bổng, nhưng các vị lại ngồi im trong khi người giáo sĩ này lại đứng lên. Các vị nghĩ thế nào về điều này”. Tất cả phòng đồng loạt đứng lên.
Lúc đó tâm trí tôi rối loạn. Tôi nghĩ “Tôi đang làm gì vậy? Tôi tự nhận là dâng 1.000 đô la trong khi tôi chẳng có đồng nào trong túi. Sau buổi nhóm, tôi sẽ quay lại khách sạn để gọi điện thoại cho văn phòng của tôi xem thử có 1.000 đô la ở đó không”.
Tôi biết tôi phải tin rằng Đức Chúa Trời cung cấp tiền bạc nhưng tôi cũng phải tin những gì Ngài bảo tôi làm. Cuối cùng vị mục sư bảo mọi người ngồi xuống. Ba mươi giây sau khi ngồi xuống, một người đến bên tôi trao cho tôi một phong bì và nói, “Anh Paul, một người ngồi ở phía sau bảo tôi đưa cái này cho anh”. Tôi mở ra và thấy có cái check 1.000 đô la! Đức Chúa Trời đã ban giống cho kẻ gieo! Đối với tôi thật là một điều vui mừng về số tiền đã dâng hôm đó.
Đức Chúa Trời muốn tôi vâng lời Ngài để dâng 1.000 đô la. Tôi đã không đem tiền theo. Đức Chúa Trời biết tôi không đem tiền theo. Nhưng tôi đã chịu dâng số tiền đó vì Đức Chúa Trời bảo tôi dâng.
Khi tôi vâng lời Đức Chúa Trời và đứng lên, Ngài đã bảo một người nào đó ở phía sau viết cho tôi một cái check 1.000 đô la. Tôi đã nhận phần thưởng vì đã dâng hiến 1.000 đô la, và người đó đã nhận phần thưởng vì đã ban cho 1.000 đô la. Hai người đã nhận phần thưởng vì cùng ban cho 1.000 đô la.
Nhưng xin đừng dại dột là dâng hiến nhiều như vậy nếu con cái bạn không có gì ăn và hóa đơn của bạn chưa được thanh toán. Hãy trung tín trong vấn đề tài chánh hằng ngày của bạn và trong dâng hiến 1/10. Sau đó Đức Chúa Trời sẽ yêu cầu thêm nữa.
Sự sẵn sàng và vâng lời của một người sẽ khiến cho Đức Chúa Trời ban giống cho kẻ gieo. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban giống cho bạn gieo. Khi Ngài đã ban giống thì bạn hãy trồng đi – đừng giữ lại làm chi!
Thi thiên 1:1-3 chép, “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ kẻ nhạo báng, song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giêhôva và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, là nó cũng chẳng tàn héo, mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.” THẠNH VƯỢNG. Thật là một từ tuyệt vời! Thạnh vượng có nghĩa là thành công hoặc phát đạt, phát triển. Tôi muốn đời sống và sự quan hệ của tôi được thạnh vượng và phát triển. Có khi nào bạn vào nhà hàng, gọi trái cây và tiếp viên nói rằng “Xin lỗi, quả đó không đúng mùa? Vâng, trong nhà của Đức Chúa Trời, quả phước hạnh của Ngài luôn luôn đúng mùa.”
Lời Đức Chúa Trời nói rằng nếu bạn làm theo những lời chỉ dẫn trong Thi thiên 1, thì bạn sẽ được trồng và kết quả theo mùa. Bạn có thu hoạch theo mùa không? Bạn có kết quả đúng kỳ không? Một số người đã bị lỡ mùa! Mùa kết quả tùy thuộc nơi bạn. Lòng bạn có là mảnh đất tốt không? Là một nông dân, bạn có tưới cho hạt giống, có tỉa đi những nhánh không sinh sản không?
Một số người chỉ kết quả mỗi năm một lần. Những người khác thì kết quả một năm hai, ba, bốn và rất nhiều lần. Bạn muốn kết quả bao nhiêu? Điều đó tùy thuộc vào cách sống của bạn. Cách sống của người nông dân là trọng tâm của hoa lợi. Đó là lý do sứ đồ Phao Lô khuyên chúng ta ứng dụng những nguyên tắc mà người nông dân đã sử dụng.
GALATI 6:9-10
9. Chớ nản chí trong việc làm điều lành, vì nếu không chểnh mảng thì đến đúng kỳ chúng ta sẽ gặt.
10. Vậy, đang khi có dịp tiện, chúng ta hãy làm việc lành cho mọi người, nhất là cho những anh chị em trong cùng gia đình đức tin.
Khi bạn có cơ hội để làm lành, chúc phước và yêu mến mọi người thì hãy làm đi. Nếu bạn cứ tiếp tục yêu thương và chúc phước cho người khác mà không mệt mọi, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt được tình yêu thương và phước hạnh. Đừng nản lòng. Đừng nên từ chối. Đừng mệt mỏi và ngừng nghỉ. Bạn gieo điều gì, bạn sẽ gặt điều đó.
Mathiơ 12:35 chép “Người lành do nơi đã chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, nhưng kẻ dữ do nơi đã chứa điều ác mà phát ra điều ác”.
Bất kỳ điều gì được tạo ra trong đời sống bạn là kết quả của tình trạng tấm lòng của bạn. Điều gì đang xảy đến trong đời sống của bạn là kết quả của những gì từ lòng bạn phát ra. Điều gì từ lòng bạn phát ra bày tỏ bạn tuân thủ những nguyên tắc của người nông dân như thế nào.
Bạn sẽ ăn trái của bạn sinh ra – hoặc tốt hoặc xấu. Tôi đã thấy có nhiều người chán nản, thậm chí còn giận dữ về tình trạng đời sống của họ. Nhưng chính sự dại dột của họ đã tạo nên đời sống của họ. Bây giờ họ đang ăn quả của hạt giống mà chính họ đã gieo.
Bạn sẽ ăn những gì bạn đã trồng. Niếu bạn không thỏa lòng về đời sống bạn thì bạn sẽ đổ thừa ai? Đó không phải là lỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn bạn được phước, được vui mừng, được xức dầu, được mạnh mẽ và tự do. Đức Chúa Trời muốn bạn được vui mừng, bình an và đắc thắng. Nếu không có những điều này trong đời sống bạn là do bạn đã không làm những gì cần thiết để đạt được điều đó và duy trì nó.
Mọi sự mà bạn cần trong đời sống đã có sẵn trong bạn khi bạn tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa. Kinh Thánh chép rằng chúng ta đã được dự phần thần tánh của Ngài khi chúng ta nhận được những lời hứa quý báu và lớn lao của Ngài (II Phi 1:4). Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự quan hệ đến sự sống và sự kỉnh kiền (II Phi 1:3). Những điều này nằm ở đâu? Nó có sẵn trong tâm linh tái tạo của bạn. Tùy thuộc nơi bạn để đem nó ra.
Hãy bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, làm theo những nguyên tắc mà Ngài đã dạy – hãy chăm sóc tấm lòng của bạn, hãy trồng những hạt giống tốt và hãy làm theo tiếng phán của “người cày ruộng khôn ngoan”. Làm như thế, bạn sẽ có được một đời sống đẹp đẽ.
Giữ Cho Đời Sống Thánh Sạch
Những đặc điểm tốt nhất của người lính, người đấu sức và người nông dân cho chúng ta một hình ảnh về cách mặc lấy Christ vào đời sống bạn. Thuộc tính của người lính như sự chăm chỉ và vâng lời, dạy cho bạn biết phải mặc lấy tâm trí của Christ, một tâm trí được đổi mới bởi Lời của Đức Chúa Trời. Sự vâng phục quyền uy của người lính là một hình ảnh cho thấy làm thế nào để bắt ý chí bạn đầu phục sự dẫn dắt của Thánh Linh, thay vì để tình cảm cai trị và hướng dẫn đời sống bạn.
Khi bạn bắt phục xác thịt bằng sự kỷ luật của người đấu sức thì bạn sẽ làm cho thân thể mình trở thành đền thờ của Thánh Linh thay vì là một nhà tù cho Ngài. Thái độ của người đấu sức dạy bạn cách dâng thân thể làm của lễ sống và thánh, đó là cách thờ phượng phải lẽ của bạn.
Là một nông dân, khi bạn đã hiểu và vận dụng luật gieo và gặt, thì sự sống của Đức Chúa Trời đã trồng bên trong bạn sẽ kết quả có ích cho người khác. Kết quả là ảnh tượng của Christ bên trong bạn sẽ được lộ ra bên ngoài.
Khi bạn sống và bước đi theo những thuộc tánh của người lính, người đấu sức và người nông dân thì bạn sẽ giữ linh hồn và thân thể của bạn không bị tì vít cho đến ngày Chúa đến.
Tra Xét Tấm Lòng
Đến lúc bạn phải thành thật với chính mình. Đời sống thuộc linh bạn đang ở mức độ nào? Bạn có tăng trưởng không? Bạn có vâng lời như một người lính giỏi không?
Bạn có áp dụng kỷ luật của người lực sĩ để chạy cuộc đua của bạn, hay đã để xác thịt kéo bạn ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn rồi?
Bạn có bước đi trong sự khôn ngoan, nhạy bén và sáng suốt của một người nông dân không? Bạn có cày cấy, gieo trồng và thu hoạch không? Nếu không, bạn cần để một ít thì giờ cầu nguyện và chấn chỉnh cấp thiết.
Người chiến sĩ, lực sĩ, và nông dân. Hãy để cho những đức hạnh của ba hạng người này tác động trong bạn mỗi ngày. Khi làm thế, bạn sẽ trở thành người mà Đức Chúa Trời đã định. Một khi bạn chịu khổ như một người chiến sĩ giỏi, giữ sự tiết độ như người lực sĩ và chuẩn bị thu hoạch như người nông dân siêng năng, bạn sẽ hưởng được sự sung mãn của Đức Chúa Trời cho tâm linh, hồn và thân thể.
LỜI CẦU NGUYỆN TIN CHÚA VÀ NHẬN BÁP TÊM TRONG THÁNH LINH
Nếu bạn chưa tin Chúa Jêsus và chưa nhận Báp Têm trong Thánh Linh, xin bạn hãy nhắm mắt lại và cầu nguyện theo lời cầu nguyện sau đây:
“Lạy Cha trên trời, con đến với Ngài trong Danh Jesus. Lời Ngài nói, “…ai cầu khẩn danh Chúa đều sẽ được cứu” (Công vụ 2:21). Con đang kêu cầu Ngài. Con cầu nguyện xin Jesus bước vào lòng con và làm Chúa trên đời sống con theo như Rôma 10:9-10. “Vì nếu miệng ngươi xưng nhận Đức Giêsu là Chúa và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu.” Con làm điều đó bây giờ. Con công bố Jesus là Chúa, và con tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Bây giờ con được tái sanh! Con là một Cơ Đốc Nhân – một con cái của Đức Chúa Trời Toàn Năng! Con đã được cứu rỗi! Ngài cũng nói trong Lời Ngài, “Nếu các con là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt, huống gì Cha trên trời lại không ban Thánh Linh cho những người cầu xin Ngài sao ?” (Lu 11:13). Con cũng cầu xin Ngài đầy dẫy cho con bằng Thánh Linh. Hỡi Đức Thánh Linh, hãy dấy lên trong con khi con ngợi khen Chúa. Con hoàn toàn mong đợi nói tếng lạ như Ngài ban cho nói (Công vụ 2:4).”
Hãy bắt đầu ngợi khen Chúa về sự đổ đầy Thánh Linh cho bạn. Hãy nói những lời nói hay âm nào mà bạn nhận được – không phải tiếng Việt, mà là tiếng mà Thánh Linh đã ban cho bạn. Bạn phải dùng giọng nói của bạn. Đức Chúa trời không bắt bạn nói ra. Bây giờ bạn là một tín hữu đầy dẫy Thánh Linh. Hãy tiếp tục với phước lành mà Đức Chúa trời đã ban cho bạn và cầu nguyện trong tiếng lạ mỗi ngày. Bạn sẽ thay đổi hẳn! Hãy tìm một Hội Thánh giảng dạy Lời Chúa tốt, và trở thành một phần tử của gia đình Hội Thánh. Họ sẽ yêu thương và chăm sóc bạn. Chúng ta cần gắn chặt lẫn nhau. Điều này sẽ gia tăng sức mạnh chúng ta nơi Chúa. Nó cũng là kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.