By Tom Brown
Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà các Cơ-đốc-nhân có thể hỏi, vì sự sống đời đời của họ tùy thuộc vào điều này.
Sự lừa dối lớn nhất do Satan đã bày ra và được rất nhiều Cơ-đốc-nhân chấp nhận là một học thuyết sai lằm khẳn định rằng “một khi được cứu, thì mãi mãi được cứu.” Lý luận của học thuyết này cho rằng một khi một người được cứu thì dù người ấy có làm điều gì đi nữa người đó cũng không bao giờ mất đi sự cứu rỗi. Kể cả người đó không còn bông trái và phạm những tội lỗi nghiêm trọng đi nửa, triết lý này dạy rằng người đó vẫn được cứu. Đây là một Triết lý hoàn toàn sai với lẽ thật.
Lý do khiến nhiều Cơ-đốc-nhân Mỹ tin vào sự dối trá này là do ảnh hưởng của John Calvin đối với đạo Cơ-đốc bên châu Âu. (Và, dĩ nhiên, Châu Âu ảnh hưởng đến Mỹ). Calvin là người đầu tiên loan truyền triết lý là tất cả các Cơ-đốc-nhân sẽ mãi mãi được cứu.
John Calvin sinh ra tại Pháp vào năm 1509, – John Calvin là người kế nhiệm Martin Luther với tư cách là nhà thần học Tin lành ưu việt. Calvin đã có tác động mạnh mẽ đến các học thuyết cơ bản của Đạo Tin lành, và được nhiều người ghi nhận là nhân vật quan trọng nhất trong thế hệ thứ hai của cuộc Cải cách Tin lành.
Mặc dù ĐCT chắc chắn đã hứa sẽ thực hiện phần của Ngài là cứu rỗi chúng ta cho đến cùng, Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta không có phần gì. Chúa hứa một sự an ninh đời đời, nhưng không phải một sự an ninh đời đời vô điều kiện.
Hầu như tất cả lời hứa của Chúa đều có điều kiện, nghĩa là, để những lời hứa đó được thành chúng ta cũng phải làm trọn phần của mình.
Lê-vi Ký 26:3 Nếu các ngươi tuân theo luật pháp ta, gìn giữ các điều răn ta và làm theo, thì ta sẽ giáng mưa thuận-thì, đất sẽ sanh hoa lợi
Lê-vi Ký 26:14 Song nếu các ngươi không nghe ta, không làm theo các điều răn nầy , Ta sẽ giáng cho các ngươi sự kinh khủng, bịnh tổn và rét làm hư mòn con mắt và nhọc mệt tâm hồn.
1 Giăng 1:9 Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.
. Ma-thi-ơ 11:28 Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.
KINH THÁNH DẠY ĐIỀU GÌ?
Điều quan trọng là chúng ta phải dựa vào Kinh Thánh – và chỉ Kinh Thánh thôi – để xem Chúa đã phán điều gì cho chủ đề quan trọng này. Bài học này sẽ chứng minh rằng sự cứu rỗi là món quà miễn phí từ Chúa, và phải được gìn giữ bằng sự thánh khiết và sinh ra trái tốt lành.
1. Gìn giữ sự cứu rỗi bằng Đời sốngThánh khiết:
1Phi-e-rơ 1:15 Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, 16 bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh.
Đời sống thánh khiết sẽ dẫn chúng ta vào mối tương quan cha-con với Đức Chúa Trời là Đấng Thánh Khiết. Sống Thánh khiết là sống theo một tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn của người đời, là vâng phục điều răng, luật lệ và mạng lệnh của ĐCT. Chúng ta không phải chiến đấu một mình để đạt đến sự thánh khiết nhưng chính Chúa Giê-xu đã ban cho điều chúng ta cần để bước vào mối tương quan thánh khiết với Ngài. Đó là “huyết báu của Chúa Cứu Thế, Chiên Con vô tội không tỳ vết” (1Phi-e-rơ 1:19). Nhờ tin nơi Ngài chúng ta đã được “tẩy sạch” và “tái sinh” bước vào địa vị thánh để rồi từ đó tiến lên trên con đường thánh khiết, Nhờ Chúa giúp đở để càng ngày càng được thánh hóa và càng giống Chúa hơn.
2. Gìn giữ sự cứu rỗi bằng cách sinh ra trái tốt lành.
Ga-la-ti 5:22 Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ:
Nếu chúng ta vâng phục sự hướng dẫn của DTL thì đời sống chúng ta sẽ sanh bông trái và làm vinh hiển danh Chúa.
Có hai khía cạnh quan trọng của sự cứu rỗi:
- Khía cạnh thứ nhất của sự cứu rỗi liên quan đến người có tội. Người có tội có được sự sống đời đời (hay sự cứu rỗi) bằng cách ăn năn tội và tiếp nhận Đấng Christ làm cứu Chúa của đời sống mình. Rô-ma 6:23 Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Chúng ta thấy rằng Sự cứu rỗi, là món quà miễn phí từ ĐCT
- Khía cạnh thứ hai của sự cứu rỗi liên quan đến Cơ-đốc-nhân đã tái sinh thì chúng ta cần phải gìn giữ sự cứu rỗi của mình bằng sự thánh khiết và sinh ra trái tốt lành.
Chúng ta không cần phải làm những việc tốt để được cứu rỗi . Sự cứu rỗi là miễn phí, nhưng việc gìn giữ sự cứu rỗi lại tốn kém.
Thí du trường hợp ba tôi đã mua cho tôi một chiếc xe tặng cho tôi sau khi tôi tốt nghiêp đại học. Ong giao cho tôi giấy chủ quyền cùng với chìa khóa xe và nói “đây là xe của con, hãy tùy ý xử dụng. Tôi chỉ cần nhận lấy và nói, “Cám ơn ba!”
Tôi xin hỏi các bạn một câu hỏi. Chiếc xe là một món quà miễn phí cho tôi hay tôi phải mua nó? Nó miễn phí, đúng! Nhưng tôi xin hỏi thêm một câu nữa. Tôi có phải tốn tiền để giữ gìn và bảo trì chiếc xe không? Chắc chắn có. Tôi sẽ phải đổ xăng, thay nhớt, chỉnh máy,v.v… Chiếc xe cần được bảo trì để hoạt động tốt, nhưng khi tôi nhận nó thì hoàn toàn miễn phí.
Sự cứu rỗi cũng tương tự như vậy. Tôi không phải làm gì để được nó. Chúa tặng không cho tôi có được sự cứu rỗi vì Đức Chúa Jesus đã trả giá cho sự cứu rỗi bằng sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá. Nhưng một khi tôi đã nhận được sự cứu rỗi, tôi phải trả giá để gìn giữ nó. Đây chính là ý của Phao-lô khi ông nói, “…mà lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu rỗi mình.” (Phi-líp 2:12)
Phao-lô nói, “làm nên tức là gìn giữ sự cứu rỗi mình.” Bạn không thể gìn giữ cái mà bạn không có. Bạn phải có sự cứu rỗi trước khi bạn có thể gìn giữ nó. Sự cứu rỗi đến trước, sự gìn giữ đến sau. Gìn giữ sự cứu rỗi là điều chúng ta đang nói đến trong bài này.
Đức Chúa Trời là Đấng đầu tiên đã đặt câu hỏi rằng người công bình (đã được cứu) có thể mất đi sự cứu rỗi hay không.
Trong Ê-xê-chi-ên 18:24, Ngài hỏi “Nhưng nếu kẻ công bình xây bỏ sự công bình của mình, nếu nó phạm sự gian ác, nếu nó bắt chước mọi sự gớm ghiếc mà kẻ dữ tự làm, thì nó sẽ sống không?” Đức Chúa Trời đang hỏi, “Nó sẽ sống không, nếu nó xa rời con đường công bình của nó?” Và câu trả lời như thế nào? “Không có một việc công bình nào nó đã làm sẽ được nhớ lại; vì cớ sự phạm pháp mà nó đã làm, và tội lỗi nó đã phạm, nên nó sẽ CHẾT trong đó.”
Người đó sẽ chết về tâm linh, không phải thân xác, vì tất cả chúng ta đều chết về thân xác. Sự chết ở đây là chết về tâm linh và sự chết đời đời. Kinh Thánh gọi hồ lửa là sự chết thứ hai. Sự hình phạt đời đời được Kinh Thánh gọi là sự chết.
Nhiều người sẽ muốn tranh luận với Đức Chúa Trời, nhưng những gì Đức Chúa Trời đã phán là vững bền. Đức Chúa Trời phán nó sẽ chết. Chúng ta phải nhìn nhận Lời của Ngài.
TÂN ƯỚC DẠY ĐIỀU GÌ?
Đức Chúa Jesus cảnh báo một cách rõ ràng, “Hễ nhánh nào TRONG TA [là các tín đồ] mà không kết quả, Cha ta chặt hết.” Và kết quả của những nhánh không ra quả này là sao? Đức Chúa Jesus tiếp, “Các nhánh khô sẽ bị quăng vào lửa.” (xem Giăng 15:1-6).
Chúng ta còn muốn Đức Chúa Jesus nói rõ ràng hơn như thế nào nữa ?
Trong Rô-ma 11:21, Phao-lô ghi lại những lời cảnh báo của Đức Chúa Jesus đối với các tín đồ không kết quả “Vì nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các nhánh nguyên [dân Y-sơ-ra-ên không tin], thì Ngài cũng chẳng tiếc ngươi nữa [các tín đồ là dân ngoại].” Trong câu sau, Phao-lô tiếp “Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời: sự nghiêm nhặt đối với những kẻ đã ngã xuống, còn sự nhân từ đối với ngươi, miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhân từ Ngài. Bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt.” Nếu đây không phải là lời cảnh báo cho Cơ-đốc-nhân về việc mất đi sự cứu rỗi mình thì tôi cũng không biết là điều gì.
Phao-lô đưa ra nhiều lời cảnh báo trong hầu hết các bức thư của người. Thí dụ, trong Ti-mô-thê II 2:11-12 “…Nếu chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài; lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị…” Đến đây thì chưa ai có nan đề gì. Chính trong lời tiếp theo đã chỉ ra nan đề cho Cơ-đốc-nhân. “Nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta.” Hãy lưu ý hai từ “chúng ta” này. Các từ này rõ ràng nói đến chúng ta, các tín đồ. Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ chối chúng ta nếu chúng ta chối Ngài. Lời cảnh báo này cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Trong Phi-e-rơ II 2:20-21, Phi-e-rơ mô tả các Cơ-đốc-nhân bị mất đi sự cứu rỗi họ như sau “Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jesus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở nên xấu hơn lúc đầu. Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn.” Phi-e-rơ nói rằng các Cơ-đốc-nhân mà bị mất đi sự cứu rỗi mình còn tệ hơn những người chưa tin và chưa được cứu. Đây chính là lời thức tỉnh các Cơ-đốc-nhân đang ngủ quên.
Và chúng ta nên nhớ 1 chương nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh nói về các Cơ-đốc-nhân bị mất đi sự cứu rỗi họ. Đó là Hê-bơ-rơ 6. 4 Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, 5 nếm đạo lành Đức Chúa Trời, và quyền phép của đời sau, 6 nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường.
Phao Lô đã viết Thư gửi cho người Hê Bơ Rơ để khuyến khích các tín hữu Do Thái của Giáo Hội giữ vững đức tin của họ nơi Chúa Giê Su và không quay trở lại con đường cũ của họ
Hê-bơ-rơ 10:26-27 Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, 27 nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi.
KT đã cảnh báo rõ ràng điều gì sẽ xảy ra cho Cơ-đốc-nhân đã tái sinh, đã được đổ đầy Đức Thánh Linh, đã biết KT, được xức dầu nhưng lại vấp ngã. Phao-lô nói, “thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa.” Phao-lô mô ta những kẻ bội đạo này giống như cỏ rạ, gai gốc sẽ cuối cùng bị đốt. Tôi mong sẽ có nhiều Cơ-đốc-nhân xem xét lời cảnh báo này một cách nghiêm túc.
NHỮNG LỜI CẢNH BÁO CUỐI CÙNG
Chúng ta hãy ghi nhớ những lời cuối cùng Đức Chúa Jesus nói với các hội thánh. Đó là những lời trong Khải-huyền chương 2 và 3.
Hãy nghe cho rõ một số lời cảnh báo mà Ngài gửi cho các hội thánh sa ngã cũng như những lời hứa dành cho các Cơ-đốc-nhân chiến thắng.
“Nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó.” (Khải-huyền 2:5)
“Kẻ nào thắng sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai” (Khải-huyền 2:11). Điều ngược lại cũng đúng. Nếu ngươi không thắng, ngươi sẽ bị hại bởi lần chết thứ hai, chính là hồ lửa đời đời.
“Kẻ nào thắng sẽ được mặc áo trắng. Ta sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống và sẽ nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài” (Khải-huyền 3:5). Hãy lưu ý cây viết của Chúa, đã viết tên bạn vào sách sự sống của Chiên Con, cũng có thể xóa tên đó đi bởi đầu kia. Tên có thể bị xóa khỏi sách sự sống nếu bạn không thắng.
“Hãy giữ lấy điều ngươi có, hầu cho không ai cất lấy mão triều thiên của ngươi” (Khải-huyền 3:11).
“Vậy, vì ngươi hâm hẩm – không nóng cũng không lạnh – nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta” (Khải-huyền 3:16). Lời cảnh báo này càng rõ ràng hơn.
LÀM SAO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC SỰ cứu rỗi?
Bí quyết ĐỂ GIỮ ĐƯỢC SỰ cứu rỗi:
Bí quyết này được tìm thấy trong Phi-e-rơ II đoạn 1.
Phi-e-rơ II 1:10 “… Vì nếu anh em làm điều đó, anh em sẽ không hề bị vấp ngã.” Đó là những điều gì chúng ta có thể làm giúp chúng ta không bị vấp ngã?
Phi-e-rơ II 1:3-7 3 Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta, 4 và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bản tánh Đức Chúa Trời. 5 Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức (đức tin trong sạch, không vụ lợi), thêm cho nhân đức sự học thức, 6 thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục (nhẫn nại, kiện nhẫn, bền đỗ), thêm cho nhịn nhục sự tin kính, 7 thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến (bố thí).
Phi-e-rơ nói hãy thêm vào đức tin của bạn những bổn tính tuyệt vời của Đức Chúa Trời như sự nhân đức, sự tiết độ, tình yêu thương,v.v… Người nói, “Vì nếu các điều đó có đầy đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jesus Christ chúng ta đâu” (Phi-e-rơ II 1:8). Bạn cần có những bổn tính này càng thêm hơn. Nói cách khác, bạn cần luôn luôn lớn lên.
Không ai bị sa ngã khỏi Đức Chúa Trời nếu họ đang lớn lên. Người ta thường sa ngã khi ngừng lớn lên. Khi bạn còn lớn lên, bạn sẽ không bao giờ sa ngã.
Vậy lời hứa tuyệt vời của Đức Chúa Trời đối với Cơ-đốc-nhân đang lớn lên là gì? “Anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta” (Phi-e-rơ II 1:11). Tôi không muốn lặng lẽ bước vào thiên đàng . Tôi muốn bước vào thiên đàng một sự chào đón huy hoàng. Bạn cũng có thể nhận được sự chào đón huy hoàng vào vương quốc đời đời. ! Nếu bạn sống vì mục đích đời đời.
Phao-lô đã chạy đến đích. Ông công bố trong 2 Ti-mô-thê 4:7-8 7 Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. 8 Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.
TT19: 13 Xin Chúa giữ kẻ tôi tớ Chúa khỏi cố ý phạm tội; Nguyện tội ấy không cai trị tôi; Thì tôi sẽ không chỗ trách được, và không phạm tội trọng.
http://tbm.org/tbm-articles.html#!/can-christians-lose-their-salvation