Smith Wigglesworth
Tôi hiểu được Đức Chúa Trời nhờ Lời Ngài. Tôi không thể hiểu được Đức Chúa Trời nhờ cảm xúc hay ấn tượng của tôi. Tôi không thể hiểu được Đức Chúa Trời nhờ sự nhậy cảm của bản thân. Tôi chỉ có thể nhận biết Ngài nhờ Lời của Ngài.
Rất nguy hiểm nếu sống noi theo các cảm xúc của mình. chúng ta được cứu không nhờ cảm xúc, mà nhờ Lời Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi thì không thể nào lay chuyển nổi, còn cảm xúc thì hay đổi thay.
Wigglesworth (Uígs-vớt) sẵn lòng đồng cảm của mình cho những tội nhân, những kẻ bệnh, những người bị ức chế, và những người bị quỉ ám, bởi vì ông yêu mến Đức Chúa Trời và dành nhiều thời gian ở trong sự hiện diện của Ngài.
Có ai đó một lần hỏi Uígs-vớt rằng ông thường dành thời gian mình cầu nguyện bao lâu. Ông đáp: “Tôi rất ít khi dành thời gian cầu nguyện nhiều hơn nửa tiếng một lần, nhưng tôi cũng không bao giờ sống nửa tiếng mà không cầu nguyện.” Cầu nguyện là một phần sự sống của ông. Đó là điều mà ông ưa thích nhất. Đó là một trong những bí quyết của quyền năng của ông.
Khi người ta nhận được sự chữa lành ngay trong các buổi nhóm của Uígs-vớt, thì đó không chỉ là kết quả của sự đáp lời của Đức Chúa Trời cho lời cầu nguyện, bởi vì rất thường xuyên là thay vì cầu nguyện cho những nhu cầu, Uígs-vớt giảng Lời Chúa cho họ.
Khi Phi-e-rơ và Giăng đến đền thờ để cầu nguyện, họ đụng đầu với một người bệnh vô phương cứu chữa, bị què từ khi lọt lòng mẹ, và người ta đem ông ta đến đền thờ để ăn xin. Anh ta tưởng nhận được tiền bố thí của Phi-e-rơ và Giăng. Nhưng thay vào đó họ lại nói: “Hãy nhìn xem chúng ta.” (Công vụ 3:4).
Có thể là chúng ta sẽ nói: “Có thể rút ra kết luận gì ở đây? Dù sao đi nữa thì họ là ai nào? Chắc họ phải có thần kinh vững lắm”. Nhưng sau đó Phi-e-rơ nói ra những lời tuyệt vời sau:
Bạc và vàng thì ta chẳng có, song điều ta có thì ta cho ngươi: nhân danh Đức Chúa Jê-sus ở Na-xa-rét hãy đứng dậy và bước đi. Phi-e-rơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chân và mắt cá người trở nên cứng vững; người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi, vừa nhẩy, vừa ngọi khen Đức Chúa Trời. (Công vụ 3:6-8).
Hãy để ý những lời đó “… song điều ta có thì ta cho ngươi” (Công vụ 3:6). Đó là sự phục vụ ban cho. Công vụ của Uígs-vớt đã ở cũng chính mức độ đó.
Có một lần ông kể cho tôi, rằng ông đã trải qua một trường hợp tuyệt như thế nào khi dành thời gian đến thăm một thầy tu ở nước Anh. Ông và người tu sĩ ngồi và nói chuyện với nhau sau bữa ăn tối. Chắc chắn chủ đề của câu chuyện là về lời nhờ cầu nguyện giúp, vì con người đáng thương đó không có cả hai chân. Những chân giả thời đó thật khác xa với những chiếc xe lăn tay và nạng chống thời bây giờ.
Uígs-vớt đột nhiên nói với người đàn ông đó (ông thường phục vụ kiểu như vậy trong các trường hợp tương tự): “Sáng mai hãy đi mua lấy đôi giầy.”
Người anh em đáng thương kia đã thầm nghĩ rằng đó thật là một câu đùa đau lòng. Dù vậy, khi Uígs-vớt đi về phòng mình ngủ, thì Đức Chúa Trời phán với người thầy tu kia: “Hãy làm theo như đầy tớ Ta đã nói.” Thật là một vinh dự làm sao cho bất kỳ ai – đầy tớ của Ta! Chính Đức Chúa Trời đã đánh đồng Mình với Uígs-vớt.
Đêm hôm đó người đàn ông kia không ngủ được. Ông ta dậy thật sớm vào thành phố và đến đợi ở cửa hàng giầy cho đến giờ mở cửa. Người chủ cửa hàng cuối cùng cũng đến mở cửa hàng. Người thầy tu vào trong và ngồi xuống.
Một chút sau có người giúp việc đến và hỏi: “Xin chào buổi sáng, thưa ngài, tôi có thể giúp gì được cho ngài không?”
Người đàn ông nói: “Vâng, anh làm ơn bán cho tôi một đôi giầy.”
“Vâng, thưa ngài, cỡ nào và mầu nào?”
Người đàn ông lưỡng lự. Người giúp việc nhìn thấy tình trạng của ông ta và nói: “Xin lỗi ngài, chúng tôi không thể giúp gì cho ngài được.”
“Không sao, anh bạn trẻ ơi. Tôi cần có một đôi giầy. Cỡ 8, mầu đen.”
Người giúp việc đi lấy đôi giầy đã đặt hàng. Năm phút sau đó anh ta quay lại và trao chúng cho ông ta. Người này xỏ ống chân của mình vào trong giầy, và ngay lập tức cả cẳng chân và bàn chân được thành hình! Sau đó điều tương tự cũng xảy ra với cái chân kia!
Đối với Uígs-vớt điều đó hoàn toàn không bất ngờ chút nào. Ông đã trông đợi kết quả đó. Ông thường thích nhận xét: “Khi chuyện có liên quan đến Đức Chúa Trời, thì Ngài không thấy khác biệt giữa việc làm ra một chi thể mới hay là chữa lành một cái xương gẫy.”