Để Có Được Quyền Năng Siêu Nhiên Của Đức Chúa Trời
Khám Phá Bí Quyết Của Sự Cầu Nguyện Thành Công
Có câu chuyện kia kể về một người đến du lịch ở một thành phố nọ vào một buổi sáng lạnh lẽo. Khi đến khách sạn của mình, ông ta để ý thấy các thư ký, các vị khách, mọi người… đều đi chân không. Tại cửa hàng cà phê trong khách sạn, ông ta để ý một anh chàng ăn bận lịch sự ngồi ở bàn bên cạnh, bèn hỏi “Vì sao anh không đi giày? Chắc anh không biết về giày dép, phải không?
Anh ta trả lời, “Ồ, dĩ nhiên là tôi biết về các thứ giày dép chứ.”
Người khách hỏi, “Thế thì tại sao anh không đi giày?”
Anh ta trả lời, “À, đó chính là vấn đề đấy, tại sao tôi lại không đi giày nhỉ?”
Sau bữa điểm tâm, người khách du lịch bước ra khỏi khách sạn và đi vào giữa trời tuyết. Một lần nữa, ông lại thấy mọi người đi chân không. Vì tò mò, ông lại hỏi một người khách qua đường, “Vì sao ở đây không ai mang giày dép cả? Bộ các anh không biết rằng giày dép bảo vệ bàn chân khỏi giá rét hay sao?”
Người khách qua đường trả lời, “Chúng tôi cũng có biết đến giày dép chứ. Ông có thấy tòa nhà kia không, đó là xưởng sản xuất giày dép đó. Chúng tôi rất tự hào về nhà máy, đó là nơi chúng tôi tụ tập hàng tuần để nghe một người khách có trách nhiệm cho chúng tôi biết giá trị của giày dép tuyệt diệu như thế nào.”
Vị khách này cứ hỏi tiếp, “Thế thì tại sao các anh không đi giày?”
Người khách qua đường trả lời, “À, đó chính là vấn đề đấy, vì sao chúng tôi lại không mang giày nhỉ?”
Khi nói đến vấn đề cầu nguyện, nhiều Cơ Đốc nhân cũng giống như người dân tại thành phố đó. Họ biết về sự cầu nguyện, họ tin nơi quyền năng của sự cầu nguyện, họ thường xuyên nghe những bài giảng về sự cầu nguyện, nhưng điều đó không phải là phần quan trong trong đời sống họ.
Trong việc học tập Lời Chúa cũng như trong các cuộc lưu hành khắp thế giới của mình, tôi đi đến một sự xác quyết hoàn toàn rằng hễ nơi nào người ta thật sự cầu nguyện theo như các nguyên tắc của Kinh Thánh, thì Đức Chúa Trời hành động trong đời sống họ và qua họ Ngài đã hành động trong đời sống những người khác một cách đặc biệt. Hãy chỉ cho tôi một Hội Thánh hoặc một tổ chức Cơ Đốc nhấn mạnh đến sự cầu nguyện, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một chức vụ với những người được dức dấy về Chúa Jêsus và đang làm chứng đạo cho Ngài. Trái lại, bạn hãy chỉ cho tôi một Hội thánh hoặc một mục tiêu Cơ Đốc ít chú trong đến sự cầu nguyện, tôi sẽ cho bạn thấy rằng những Cơ Đốc nhân ấy sống theo đời này và ít có lòng quan tâm đến linh hồn của những người nam và người nữ chưa được cứu. Đời sống họ có thể được mô tả đúng nhất theo từng trãi của Hội thánh Êphêsô (Khải Huyền 2:1-28) và Hội thánh Laođixê ( Khải Huyền 3:1-22)
Khi chúng ta xem xét bí quyết của sự cầu nguyện thành công, hãy để tôi trả lời sáu câu hỏi hết sức quan trong.
Cầu Nguyện Là Gì?
Nói cách đơn giản, cầu nguyện là tương giao với Đức Chúa Trời. Với tư cách là con của Chúa, bạn được mọi gọi để đến trước ngôi Ngài một cách dạn dĩ, “Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trãi qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời ” Sứ đồ Phao Lô viết, “…Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót, và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờcó cần dùng. ” (Heb 4:14-16)
Vì cớ Đức Chúa Trời là ai, Ngài là Vua của các vua, là Chúa của các chúa, là Đấng dựng nên trờiđất, nên chúng ta phải đến trong sự hiện diện của Ngài với lòng tôn kính. Nhưng Ngài cũng là Cha thiên thượng yêu thương của chúng ta, là Đấng quan tâm chăm sóc chúng ta và vui mừng khi có mối thông công với chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể đến với Ngài với Ngài với một tấm lòng kỉnh kiềng, vui mừng, vì biết rằng Ngài yêu chúng ta hơn bất cứ người nào khác đã từng yêu chúng ta hoặc sẽ yêu thương chúng ta.
Có người nói rằng, “Cầu nguyện là sáng tạo và cũng là ống dẫn của lòng yêu Chúa. Tinh thần yêu Chúa là tinh thần cầu nguyện. Cầu nguyện và lòng tận hiến được hiệp nhất như là linh hồn và thân thể được hiệp nhất, như sự sống và trái tim được hiệp nhất. Không có sự cầu nguyện thật nếu không có lòng yêu Chúa, không có lòng yêu Chúa nào mà không kèm theo sự cầu nguyện.” Sự cầu nguyện thật sự là sự bày tỏ lòng tận tâm của chúng ta đối cùng Cha thiên thượng của mình, mời Ngài trò chuyện cùng chúng ta đang khi chúng ta thưa chuyện với Ngài.
Ai Là Người Có Thể Cầu Nguyện?
Bất cứ ai cũng có thể cầu nguyện, nhưng chỉ những ai bước đi trong đức tin và trong sự vâng lời Chúa Cứu Thế thì mới có thể mong đợi lời cầu nguyện của mình được Chúa nhận. Chúa Jêsus phán, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha. (Giăng 14:6) Mối liên hệ với Đức Chúa Trời bắt đầu khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus vào đời sống mình với tư cách là Chủ và là Cứu Chúa của mình.
Cầu nguyện với một tấm lòng trong sạch cũng là một yếu tố quan trong để lời cầu nguyện được nhận. Tác giả Thi Thiên nói rằng, “Nếu lòng tôi có chú về điều ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi (Thi Thiên 66:18). Chúng ta không thể mong đợi Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của mình nếu còn có tội lỗi nào chưa xưng nhận trong đời sống.
Một trong những cản trở thường xuyên với sự cầu nguyện là tinh thần không tha thứ. Chúa Jêsus phán, “Khi các ngươi cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi. ” (Mac 11:25). Không có lời cầu nguyện nào được Đức Chúa Trời nhậm ngoại trừ lời cầu nguyện xưng tội với một tấm lòng đã tha thứ và không còn cay đắng: Các bạn và tôi phải đến cùng Chúa với một tấm lòng tha thứ nếu chúng ta muốn nhận được tài sản kế thừa của Cơ Đốc nhân về quyền năng trong sự cầu nguyện.
Ngoài ra, chúng ta phải có một tấm lòng tin cậy nếu chúng ta mong đợi Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của mình. Chúa Jêsus phán, “Trong khi cầu nguyện, nếu các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả. ” (Mat Mt 21:22) và “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy. ” (Mat 9:29). Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta nhận những lời ấy một cách nghiêm túc, và rất ít người dám xưng nhận điều Chúa đã hứa cách quá rộng lượng ấy thuộc về chúng ta.
Vì Sao Chúng Ta Phải Cầu Nguyện?
Đức Chúa Trời truyền dạy chúng ta phải cầu nguyện. Nhiều mạng lệnh trong Tân ước truyền lệnh chúng ta phải cầu nguyện. Đây là một vài mạng lệnh: “Hãy thức canh và cầu nguyện (Luca 21:36; Mác 14:38) Hãy cầu nguyện với sự cảm tạ (Phi 4:6; Colose 4:2) Cầu nguyện trong Thánh Linh (ICo 14:15) Cầu nguyện không thôi (Luca 18:1)
Chúng ta cầu nguyện để có mối tương giao với Chúa. Cầu nguyện không phải chỉ là “cánh cửa cứu nguy” để chúng ta thoát ra khỏi trong lúc khó khăn của mình, để tự làm vừa lòng mình, hoặc để đạt được những mục tiêu vị kỷ của mình. Cầu nguyện chính là “đường dây nóng” của sự truyền thông và của mối tương quan giữa chúng ta với Chúa, đồng thời chúng ta nhận được sự nuôi dưỡng thuộc linh và sức mạnh để sống một đời sống đắc thắng, và chúng ta duy trì được sự dạn dĩ cần thiết của lời làm chứng sống động cho Chúa Cứu Thế.
Thật vậy, lời cầu nguyện đặt nền tảng trên Kinh Thánh làm thay đổi nhiều sự việc. Sự cầu nguyện ấy làm thay đổi những con người cầu nguyện đến nỗi Chúa được tự do bày ttỏ ý muốn của Ngài cho họ. Sự cầu nguyện cũng lay động quyền năng lớn lao của Đức Chúa Trời để thay đổi hướng đi của thiên nhiên, của con người, và của các quốc gia. Từ trước đến nay những lời cầu nguyện đầy đức tin của những người đầy dẫy Đức Thánh Linh vẫn chứng minh điều đó xuyên suốt Kinh Thánh và lịch sử nhân loại.
Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Với Ai?
Chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong danh Chúa Cứu Thế Jêsus qua chức vụ của Đức Thánh Linh. Khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha, những lời cầu xin của chúng ta được nhậm nhờ Chúa Cứu Thế Jêsus và được giải thích cho Đức Chúa Cha nhờ Đức Thánh Linh.
Nhưng vì cớ Đức Chúa Trời là một Đấngđược bày tỏ qua ba thân vị, và bởi vì không có sự ganh tị giữa ba thân vị của Ba ngôi, nên lời cầu nguyện với Chúa Jêsus hoặc với Đức Thánh Linh cũng đều được chấp nhận cả.
Trong khi chúng ta cầu nguyện, cả Chúa Jêsus lẫn Đức Thánh Linh đều đang cầu thay cho chúng ta. Phao Lô ký thuật trong RoRm 8:34 rằng, “Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. ” Trước đó, cũng trong cùng một đoạn, Phao Lô đã viết rằng, “Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. ..vì Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý muốn Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy. ” (Câu 26,27)
Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Khi Nào?
Lời Chúa truyền cho chúng ta hãy “Cầu nguyện không thôi ” (Ro 5:17)
Charles Spurgeon đã nói rằng, “Cầu nguyện là kéo sợi dây ở bên dưới, và làm chiếc chuông lớn rung lên bên tai Đức Chúa Trời. Một số người không lay động nỗi tiếng chuông, bởi vì họ cầu nguyện quá uể oải; những người khác chỉ giật sợi dây có một lần. Nhưng người thông công được với thiên đàng là người nắm chặt sợi dây và kéo liên tục bằng tất cả sức lực của mình.”
Chúng ta có thể ở trong sự cầu nguyện thường xuyên, suốt cả ngày, bày ttỏ tấm lòng yêu mến chuyên chú vào Chúa trong lúc làm các công việc hàng ngày.
Tôi khám phá ra rằng bắt đầu bằng một buổi sáng cầu nguyện là điều thật có ý nghĩa. Khi bước ra khỏi giường, tôi quì gối sấp mình thờ phượng Ngài bằng cách nói rằng, “Lạy Chúa, con cúi đầu trước mặt Ngài và xưng nhận Ngài là Chủ của con.”
Suốt cả ngày, tôi tập trung tâm trí vào Chúa, thường xuyên trò chuyện với Ngài, ca tụng Ngài và cảm tạ Ngài vì sự nhân từ, lòng yêu thương và ân điển Ngài đối cùng tôi. Tôi cầu xin sự khôn ngoan trước vô số những quyết định tôi phải lập mỗi ngày. Tôi cầu nguyện vì sự cứu rỗi của các bạn hữu và những người không quen, sự chữa lành cho những người bệnh, và nhu cầu thuộc linh cũng như thuộc thể của Chiến Dịch Chinh Phục Sinh Viên Cho ĐấngChrist và cho các chức vụ hầu việc khác. Thậm chí tôi cũng cầu nguyện sao cho cách ăn mặc cùng lời lẽ của tôi, hành động của tôi sẽ mang vinh hiển lại cho Chúa. Tôi xin Ngài hãy dùng tâm trí tôi để suy nghĩ, yêu thương bằng tấm lòng của tôi, và nói bởi môi miệng của tôi. Vì Ngài đã đến để tìm và cứu kẻ bị hư mất, tôi xin Ngài hãy tìm và cứu những kẻ bị hư mất qua tôi.
Vào buổi chiều tôi cầu xin rằng, “Lạy Chúa, có điều chi trong con làm buồn lòng Ngài, có điều nào con cần phải xưng ra?” Nếu Thánh Linh bày tỏ tội lỗi hoặc bất cứ sự yếu nhược nào, tôi lập tức xưng các điều ấy ra và kể rằng bởi đức tin sự chiến thắng của Chúa đã dành cho tôi. Sau đó, tôi muốn dành thì giờ để đọc và suy gẫm lời Chúa, hầu cho những ý tưởng vô thức của tôi đều thuộc về Chúa Cứu Thế Jêsus trong suốt cả đêm.
Không nhất thiết chúng ta phải luôn luôn quì gối hoặc vào phòng yên tĩnh để cầu nguyện. Chúa muốn chúng ta luôn luôn liên lạc với Ngài ở bất cứ nơi đâu. Chúng ta có thể cầu nguyện lúc đang ở trong xe, khi đang rửa chén bát, hoặc đang đi trên đường phố. Càng thường xuyên chia xẻ những suy nghĩ và những ước ao của mình với Chúa, mối tương giao của chúng ta và sự gần gũi của chúng ta với Ngài càng có ý nghĩa.
Chúng Ta Nên Cầu Nguyện Những Điều Gì?
Mặc dầu sự cầu nguyện không thể bị rút gọn thành một hình thức, song những yếu tố căn bản nhất định nên được kể vào trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời, gồm có: Sự suy tôn, Lời xưng tội, Sự cảm tạ, Sự cầu xin.
Sự Suy Tôn
Suy tôn Chúa là thờ phượng và ca tụng Ngài, tôn kính và tôn cao Ngài trong tấm lòng và tâm trí chúng ta bằng môi miệng của mình. Lời Chúa dạy rằng Cha chúng ta mong muốn sự tương giao với các con cái của Ngài, trong đó sự suy tôn là phần trọng yếu (Giăng 4:24; Hê-bơ-rơ 12:28) Sự suy tôn bày tỏ lòng tin cậy hoàn toàn của chúng ta đặt nơi Chúa và phản ảnh sự quả quyết của chúng ta rằng Ngài nghe lời chúng ta. Sự suy tôn chứng tỏ lòng tôn kính, kính sợ, yêu thương và biết ơn của chúng ta.
Sự Xưng Tội
Khi chúng ta bắt đầu phương pháp cầu nguyện bằng sự suy tôn, Đức Thánh Linh có cơ hội để bày tỏ bất cứ tội lỗi nào cần được xưng ra trong đời sống chúng ta. Bởi việc nhìn xem Đức Chúa Trời trong sự trong sạch, sự thánh khiết, và trong sự yêu thương của Ngài, chúng ta đến chỗ nhận biết tình trạng tội lỗi và sự bất xứng của mình. Việc xưng tội và tiếp nhận sự tha thứ của Ngài đưa chúng ta trở lại với mối tương giao với Ngài và làm thông ống dẫn đủ để Chúa nghe và nhậm lời cầu nguyện của chúng ta. (I Giăng 1:7-9)
Sự Cảm Tạ
Không điều gì làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hơn là việc chúng ta kiên trì bày tỏ đức tin của mình. Còn có cách tốt đẹp nào hơn là khi chúng ta nói, “cảm tạ Ngài”? Lời Chúa truyền “phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa, vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy ” (I Tê 5:18). Thái độ cảm tạ giúp chúng ta nhận biết Chúa là Đấng kiểm soát mọi việc, không phải chỉ những phước hạnh, mà cả những nan đề cũng như những nghịch cảnh. Khi chúng ta đến cùng Chúa với tấm lòng cảm tạ Ngài, Ngài càng thực hiện công việc cách mạnh mẽ vì cớ lợi ích của chúng ta; trái lại thái độ oán trách, không tin, làm buồn lòng Chúa và cản trở những nỗ lực của Ngài nhằm ban phước và làm phong phú chúng ta để sử dụng chúng ta cho sự vinh hiển của Ngài.
Sự Cầu Xin
Sự chu cấp nhu cầu bao gồm sự cầu xin cho các nhu cầu của chính mình và cầu thay cho người khác.
Ví dụ như bạn thưa chuyện cùng Chúa, hãy cầu nguyện xin cho con người bên trong của bạn được làm mới lại, luôn nhạy bén với Thánh Linh và được Ngài ban quyền năng. Hãy cầu nguyện về những nan đề của mình, xin sự khôn ngoan và sự chỉ dẫn, cầu nguyện xin Chúa ban sức mạnh để chống lại sự cám dỗ, để được an ủi trong lúc đau buồn. Hãy cầu nguyện về mọi sự (Phi Pl 4:6)
Sau đó hãy cầu nguyện cho những người khác, như cho người phối ngẫu, con cái, cha mẹ và những người hàng xóm và bạn bè của bạn. Hãy cầu nguyện cho vị Mục sư của bạn và các nhà truyền giáo cũng như cho nhiều Cơ Đốc nhân khác, là những người được Chúa giao cho một trách nhiệm đặc biệt. Hãy cầu nguyện cho những bậc cầm quyền của bạn (ITi 1:1-2)
Hàng ngày hãy cầu nguyện đặc biệt cho công tác cứu rỗi linh hồn, cho cơ hội giới thiệu về Chúa cho người khác, và cho công tác của Đức Thánh Linh, cho việc hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo 2:3-4). Hãy bắt đầu với trường đại học của bạn hoặc cộng đồng nơi bạn đang sống. Hãy cầu nguyện và tìm kiếm để có được một hoặc nhiều bạn hữu Cơ Đốc hơn và bạn sẽ cùng với họ thiết lập các mối thông công cầu nguyện (Mat 18:19)
Những yếu tố về sự suy tôn, sự xưng tội, sự cảm tạ và sự cầu xin đã giúp cho nhiều Cơ Đốc nhân phát triển một đời sống cầu nguyện toàn diện hơn.