ĐỀ TÀI: ĐỜI NGƯỜI
Kinh thánh: Gióp 14:1-2
Kinh thánh: Gióp 14:1-2
Dẫn nhập:
Kính thưa Tang quyến và Hội Thánh,
Đẹp ý muốn của Chúa đã đưa cụ bà _____ về yên nghỉ trong nước Chúa. Hội Thánh đã làm lễ nhập quan cho cụ và bây giờ là lễ di quan.
Trong tình yêu thương của Chúa, chúng ta đến đây để chia sẻ với gia đình và tìm sự dạy dỗ và an ủi trong lời của Ngài. Sách Truyền đạo chép: “Đi đến nhà tang chế hơn là đi đến nhà yến tiệc, vì tại đó thấy sự cuối cùng của đời người và người sống để vào lòng.” (Tđ.7:2).
Ai cũng thích đi đến nhà yến tiệc vì tại đó có sự vui vẻ, ăn uống thỏa thích với bạn bè nhưng ít ai muốn đi đến nhà tang chế vì tại đó có sự buồn bã, chia ly. Thế nhưng, nhà truyền đạo đánh giá “đi đến nhà tang chế hơn là đi đến nhà yến tiệc” vì sự vui vẻ của yến tiệc sẽ chóng qua, ít ai còn nhớ đến nó nữa nhưng sự buồn bã chia ly của nhà tang chế sẽ tạo ấn tượng khó quên. Trong cuộc vui, bạn có thể vắng mặt nhưng trong lúc tang chế thì mọi người thân đều phải có mặt và sự hiện diện của bạn có giá trị đem lại sự yên ủi cho tang quyến biết bao. Và hơn thế nữa, tại đó ta tìm thấy ý nghĩa của đời người mà người còn đang sống suy gẫm để vào lòng.
Chúng ta để vào lòng điều gì khi đứng trước sự ra đi của cụ bà? Chúng ta hãy cùng nhau suy gẫm lời Chúa với đề tài: ĐỜI NGƯỜI, Kinh Thánh: Gióp 14:1-2: Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, bị đầy dẫy sự khốn khổ. Người sanh ra như cỏ hoa, rồi bị phát; Người chạy qua như bóng, không ở lâu dài.
Điều thứ nhất chúng ta thấy ở đây:
1. Đời người thì khốn khổ:
– Gióp 14:1
– Thi thiên 90:10: Tuổi tác của chúng tôi…
– Con người sinh ra khốn khổ trong cuộc sống: Mới sinh ra đã cất tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên phải vất vả, gian khổ với cuộc sống một nắng hai sương, bươn chải để kiếm sống, gặp nhiều thử thách, hoạn nạn, mất mát, đau yếu bệnh tật…
Khi thấy nhân tình thế thái, Đức Phật cũng phải kêu lên: “Đời là bể khổ” với “sinh, lão, bệnh, tử”. Đây không phải là chủ trương bi quan nhưng thực chất đời sống của con người là khốn khổ, kể cả người giàu: “người giàu cũng khóc”. Tại sao cuộc sống con người lại khốn khổ như vậy? Kinh Thánh xác định rằng nguyên nhân của sự đau khổ của con người là do tội lỗi, vì sự bất tuân của con người, phạm tội với Đức Chúa Trời nên hậu quả là sự khốn khổ và sự chết.
– Sáng 3:16-19: Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con;…Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.
Vì thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết lời của bài hát Cát Bụi: có lời như sau: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi…Sau sự khốn khổ thì con người sẽ trở về với cát bụi mà thôi nên điều thứ hai chúng ta thấy ở đây:
2. Đời người thì ngắn ngủi: (14:2)
Dân gian có câu: “Đời người như bóng câu qua cửa sổ”.
Kinh thánh chép:-Thi 90:5-6: Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn; chúng nó khác nào một giấc ngủ.Ban mai họ tựa như cây cỏ xanh tươi: Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi; Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo.
-Thi 39:5: Kìa, Chúa khiến ngày giờ tôi dài bằng bàn tay, và đời tôi như không không trước mặt Chúa
-Thi 89:47-48: Ôi Chúa! Xin nhớ lại thì-giờ tôi ngắn dường nào: Chúa dựng nên con loài người hư không dường bao! Ai là người sống mà sẽ chẳng thấy sự chết? Ai sẽ cứu linh hồn mình khỏi quyền Âm phủ?
Mỗi ngày có hàng ngàn người chết vì các lý do khác nhau: Thiên tai, chiến tranh, khủng bố, tại nạn, rủi ro, già yếu, đau bệnh… Có người chết già, có người chết trẻ, thậm chí có một vài ngày tuổi hoặc chưa có ngày nào thì cũng đã chết trong bụng mẹ. Ở Việt nam, mỗi ngày trôi qua, bình quân có 25 người chết về tai nạn giao thông, 250 người chết vì bịnh ung thư và hàng ngàn người chết vì các căn bệnh tai nạn, rủi ro khác nữa. Tại sao con người phải chết và tại sao cuộc đời con người lại ngắn ngủi như vậy? Như đã nói ở trên, đó là hậu quả của tội lỗi mà con người phải gánh chịu:
– Rô-ma 5:12: Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.
Nhưng đó không phải là mục đích ban đầu của Chúa Tạo Hóa. Chúa tạo dựng con người để hưởng phước hạnh Ngài ban cho, chính vì thế, khi con người phạm tội ở trong sự đau khổ thì Chúa đã có phương cách giải cứu con người ra khỏi tình trạng đó.
3. Đời người phước hạnh khi tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa đời sống mình:
– Chúa vì yêu thương con người đã đến thế gian cách đây 2015 năm, rồi hi sinh chịu chết cho con người trên thập tự giá để giải quyết vấn đề tội lỗi của chúng ta vốn là căn nguyên của sự đau khổ và sự chết, rồi ban cho chúng ta sự sống, sự sống đời đời với niềm vui thật khi ở trong Ngài. (Giăng 3:16, Rô-ma 6:23).
Cụ bà _____ thật được phước hạnh khi tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của cuộc đời mình. Khi còn mạnh khỏe, cụ đi nhà thờ thờ phượng Chúa, khi đau yếu cụ vẫn nhớ đến Chúa và vui mừng khi Hội Thánh Chúa đến thăm viếng,cầu nguyện cho cụ. Dẫu cụ phải gặp sự đau yếu phải nằm trên giường thời gian lâu rồi qua đời như qui luật chung của mọi người nhưng cụ cũng thuộc vào loại “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, sống đến 82 tuổi cũng đã thọ lắm rồi. Và bây giờ cụ về với Chúa, an nghỉ cả xác lẫn hồn là điều phước hạnh chọ cụ.
Khi còn sống:
– Thi 23:6: Quả thật trọn đời tôi…
– Thi 115:13-14: Ngài sẽ ban phước cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va,Hoặc nhỏ hay lớn đều cũng vậy. Nguyện Đức Giê-hô-va gia thêm phước Ngài, cho các ngươi và cho con cháu các ngươi.
Lúc qua đời:
– Khải 14:13: Phước cho người chết trong Chúa
– I Tês 4:13: Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài…
Như vậy, cuộc sống có Chúa thì không còn đau khổ nữa, nhất là trông tâm linh mình. Sự đau đớn của thể xác chỉ là tạm thời, không còn thấy cuộc đời khốn khổ hay ngắn ngủi nữa vì sống chết trong tay Chúa định và được đi về với Chúa là phước hơn. Sự chết không còn đáng sợ nữa, nó chỉ như một giấc ngủ rồi đến kỳ sẽ thức dậy…
Cụ bà Phạm Thị Đảng hưởng thọ 82 năm trên trần gian, quỹ thời gian Chúa cho chúng ta có mặt trên trần gian nầy dài hay ngắn theo ý định của Ngài nhưng điều quan trọng và vui mừng là cụ đã biết Chúa, tin thờ Ngài nên Chúa đã tiếp rước linh hồn cụ về ở với Ngài. Mai kia, khi Chúa trở lại trần gian nầy lần thứ hai, thân thể cụ nơi phần mộ dù có tan ra bụi đất đi nữa cũng sẽ được sống lại với một thân thể vinh hiển, hiệp với linh hồn đang sống để đồng sống đời đời với Chúa trên thiên quốc.
4.Đời người bất hạnh khi khước từ Chúa Giê-xu:
Nhưng nếu khước từ Chúa Giê-xu, cuộc đời chúng ta chỉ có bất hạnh mà thôi: Trong đời nầy, sống không có Chúa, không có sự bình an, vui mừng, cuộc sống không có lối thoát, không có Chúa hướng dẫn nên bế tắt. Lúc đối diện sự chết thì sự hãi, lo lắng vì không biết đi đâu, về đâu. Trong đời sau thì chắc chắn không được cứu rỗi mà bị hình phạt đời đời trong hỏa ngục. (Giăng 3:36)
Những người thân yêu muốn gặp lại cụ bà trong nước thiên đàng ngày Chúa tái lâm thì hãy tin nhận Chúa Giê-xu, theo Chúa trung tín bền lòng cho đến cuối cùng sẽ được cứu và gặp lại người thân yêu của mình.
Kết luận:
Dù cuộc đời con người ngắn ngủi, đầy khổ đau và cả sự chết nữa nhưng đến với Chúa Giê-xu, Ngài sẽ hóa giải những nỗi niềm đau thương đó khi tha thứ tội lỗi cho chúng ta qua dòng huyết vô tội của Ngài trên thập giá, ban cho chúng ta đời sống mới, vui mừng và bình an trong Ngài. Chúng ta còn có hi vọng vì Chúa sống lại thì chúng ta cũng được sống lại. Sự sống đời nầy chỉ là tạm thời, chúng ta hướng đến sự sống đời đời trong nước trời vinh hiển. Sinh ký, tử qui. Sống gởi, thác về. Người đời không biết về đâu nhưng chúng ta thì về với Chúa. Ngày mai kia khi Chúa trở lại đem chúng ta ra khỏi đau khổ và chết chóc nầy để vui hưởng phước hạnh trường sinh nơi thiên đàng vinh hiển.
Nguyện Chúa dùng lời Ngài an ủi tang quyến và mỗi một chúng ta và khích lệ chúng ta tiếp nhận Ngài, trung tín với Chúa cho đến cùng. Đây là điều mà người sống phải để vào lòng. A-men!
Kính thưa Tang quyến và Hội Thánh,
Đẹp ý muốn của Chúa đã đưa cụ bà _____ về yên nghỉ trong nước Chúa. Hội Thánh đã làm lễ nhập quan cho cụ và bây giờ là lễ di quan.
Trong tình yêu thương của Chúa, chúng ta đến đây để chia sẻ với gia đình và tìm sự dạy dỗ và an ủi trong lời của Ngài. Sách Truyền đạo chép: “Đi đến nhà tang chế hơn là đi đến nhà yến tiệc, vì tại đó thấy sự cuối cùng của đời người và người sống để vào lòng.” (Tđ.7:2).
Ai cũng thích đi đến nhà yến tiệc vì tại đó có sự vui vẻ, ăn uống thỏa thích với bạn bè nhưng ít ai muốn đi đến nhà tang chế vì tại đó có sự buồn bã, chia ly. Thế nhưng, nhà truyền đạo đánh giá “đi đến nhà tang chế hơn là đi đến nhà yến tiệc” vì sự vui vẻ của yến tiệc sẽ chóng qua, ít ai còn nhớ đến nó nữa nhưng sự buồn bã chia ly của nhà tang chế sẽ tạo ấn tượng khó quên. Trong cuộc vui, bạn có thể vắng mặt nhưng trong lúc tang chế thì mọi người thân đều phải có mặt và sự hiện diện của bạn có giá trị đem lại sự yên ủi cho tang quyến biết bao. Và hơn thế nữa, tại đó ta tìm thấy ý nghĩa của đời người mà người còn đang sống suy gẫm để vào lòng.
Chúng ta để vào lòng điều gì khi đứng trước sự ra đi của cụ bà? Chúng ta hãy cùng nhau suy gẫm lời Chúa với đề tài: ĐỜI NGƯỜI, Kinh Thánh: Gióp 14:1-2: Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, bị đầy dẫy sự khốn khổ. Người sanh ra như cỏ hoa, rồi bị phát; Người chạy qua như bóng, không ở lâu dài.
Điều thứ nhất chúng ta thấy ở đây:
1. Đời người thì khốn khổ:
– Gióp 14:1
– Thi thiên 90:10: Tuổi tác của chúng tôi…
– Con người sinh ra khốn khổ trong cuộc sống: Mới sinh ra đã cất tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên phải vất vả, gian khổ với cuộc sống một nắng hai sương, bươn chải để kiếm sống, gặp nhiều thử thách, hoạn nạn, mất mát, đau yếu bệnh tật…
Khi thấy nhân tình thế thái, Đức Phật cũng phải kêu lên: “Đời là bể khổ” với “sinh, lão, bệnh, tử”. Đây không phải là chủ trương bi quan nhưng thực chất đời sống của con người là khốn khổ, kể cả người giàu: “người giàu cũng khóc”. Tại sao cuộc sống con người lại khốn khổ như vậy? Kinh Thánh xác định rằng nguyên nhân của sự đau khổ của con người là do tội lỗi, vì sự bất tuân của con người, phạm tội với Đức Chúa Trời nên hậu quả là sự khốn khổ và sự chết.
– Sáng 3:16-19: Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con;…Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.
Vì thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết lời của bài hát Cát Bụi: có lời như sau: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi…Sau sự khốn khổ thì con người sẽ trở về với cát bụi mà thôi nên điều thứ hai chúng ta thấy ở đây:
2. Đời người thì ngắn ngủi: (14:2)
Dân gian có câu: “Đời người như bóng câu qua cửa sổ”.
Kinh thánh chép:-Thi 90:5-6: Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn; chúng nó khác nào một giấc ngủ.Ban mai họ tựa như cây cỏ xanh tươi: Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi; Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo.
-Thi 39:5: Kìa, Chúa khiến ngày giờ tôi dài bằng bàn tay, và đời tôi như không không trước mặt Chúa
-Thi 89:47-48: Ôi Chúa! Xin nhớ lại thì-giờ tôi ngắn dường nào: Chúa dựng nên con loài người hư không dường bao! Ai là người sống mà sẽ chẳng thấy sự chết? Ai sẽ cứu linh hồn mình khỏi quyền Âm phủ?
Mỗi ngày có hàng ngàn người chết vì các lý do khác nhau: Thiên tai, chiến tranh, khủng bố, tại nạn, rủi ro, già yếu, đau bệnh… Có người chết già, có người chết trẻ, thậm chí có một vài ngày tuổi hoặc chưa có ngày nào thì cũng đã chết trong bụng mẹ. Ở Việt nam, mỗi ngày trôi qua, bình quân có 25 người chết về tai nạn giao thông, 250 người chết vì bịnh ung thư và hàng ngàn người chết vì các căn bệnh tai nạn, rủi ro khác nữa. Tại sao con người phải chết và tại sao cuộc đời con người lại ngắn ngủi như vậy? Như đã nói ở trên, đó là hậu quả của tội lỗi mà con người phải gánh chịu:
– Rô-ma 5:12: Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.
Nhưng đó không phải là mục đích ban đầu của Chúa Tạo Hóa. Chúa tạo dựng con người để hưởng phước hạnh Ngài ban cho, chính vì thế, khi con người phạm tội ở trong sự đau khổ thì Chúa đã có phương cách giải cứu con người ra khỏi tình trạng đó.
3. Đời người phước hạnh khi tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa đời sống mình:
– Chúa vì yêu thương con người đã đến thế gian cách đây 2015 năm, rồi hi sinh chịu chết cho con người trên thập tự giá để giải quyết vấn đề tội lỗi của chúng ta vốn là căn nguyên của sự đau khổ và sự chết, rồi ban cho chúng ta sự sống, sự sống đời đời với niềm vui thật khi ở trong Ngài. (Giăng 3:16, Rô-ma 6:23).
Cụ bà _____ thật được phước hạnh khi tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của cuộc đời mình. Khi còn mạnh khỏe, cụ đi nhà thờ thờ phượng Chúa, khi đau yếu cụ vẫn nhớ đến Chúa và vui mừng khi Hội Thánh Chúa đến thăm viếng,cầu nguyện cho cụ. Dẫu cụ phải gặp sự đau yếu phải nằm trên giường thời gian lâu rồi qua đời như qui luật chung của mọi người nhưng cụ cũng thuộc vào loại “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, sống đến 82 tuổi cũng đã thọ lắm rồi. Và bây giờ cụ về với Chúa, an nghỉ cả xác lẫn hồn là điều phước hạnh chọ cụ.
Khi còn sống:
– Thi 23:6: Quả thật trọn đời tôi…
– Thi 115:13-14: Ngài sẽ ban phước cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va,Hoặc nhỏ hay lớn đều cũng vậy. Nguyện Đức Giê-hô-va gia thêm phước Ngài, cho các ngươi và cho con cháu các ngươi.
Lúc qua đời:
– Khải 14:13: Phước cho người chết trong Chúa
– I Tês 4:13: Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài…
Như vậy, cuộc sống có Chúa thì không còn đau khổ nữa, nhất là trông tâm linh mình. Sự đau đớn của thể xác chỉ là tạm thời, không còn thấy cuộc đời khốn khổ hay ngắn ngủi nữa vì sống chết trong tay Chúa định và được đi về với Chúa là phước hơn. Sự chết không còn đáng sợ nữa, nó chỉ như một giấc ngủ rồi đến kỳ sẽ thức dậy…
Cụ bà Phạm Thị Đảng hưởng thọ 82 năm trên trần gian, quỹ thời gian Chúa cho chúng ta có mặt trên trần gian nầy dài hay ngắn theo ý định của Ngài nhưng điều quan trọng và vui mừng là cụ đã biết Chúa, tin thờ Ngài nên Chúa đã tiếp rước linh hồn cụ về ở với Ngài. Mai kia, khi Chúa trở lại trần gian nầy lần thứ hai, thân thể cụ nơi phần mộ dù có tan ra bụi đất đi nữa cũng sẽ được sống lại với một thân thể vinh hiển, hiệp với linh hồn đang sống để đồng sống đời đời với Chúa trên thiên quốc.
4.Đời người bất hạnh khi khước từ Chúa Giê-xu:
Nhưng nếu khước từ Chúa Giê-xu, cuộc đời chúng ta chỉ có bất hạnh mà thôi: Trong đời nầy, sống không có Chúa, không có sự bình an, vui mừng, cuộc sống không có lối thoát, không có Chúa hướng dẫn nên bế tắt. Lúc đối diện sự chết thì sự hãi, lo lắng vì không biết đi đâu, về đâu. Trong đời sau thì chắc chắn không được cứu rỗi mà bị hình phạt đời đời trong hỏa ngục. (Giăng 3:36)
Những người thân yêu muốn gặp lại cụ bà trong nước thiên đàng ngày Chúa tái lâm thì hãy tin nhận Chúa Giê-xu, theo Chúa trung tín bền lòng cho đến cuối cùng sẽ được cứu và gặp lại người thân yêu của mình.
Kết luận:
Dù cuộc đời con người ngắn ngủi, đầy khổ đau và cả sự chết nữa nhưng đến với Chúa Giê-xu, Ngài sẽ hóa giải những nỗi niềm đau thương đó khi tha thứ tội lỗi cho chúng ta qua dòng huyết vô tội của Ngài trên thập giá, ban cho chúng ta đời sống mới, vui mừng và bình an trong Ngài. Chúng ta còn có hi vọng vì Chúa sống lại thì chúng ta cũng được sống lại. Sự sống đời nầy chỉ là tạm thời, chúng ta hướng đến sự sống đời đời trong nước trời vinh hiển. Sinh ký, tử qui. Sống gởi, thác về. Người đời không biết về đâu nhưng chúng ta thì về với Chúa. Ngày mai kia khi Chúa trở lại đem chúng ta ra khỏi đau khổ và chết chóc nầy để vui hưởng phước hạnh trường sinh nơi thiên đàng vinh hiển.
Nguyện Chúa dùng lời Ngài an ủi tang quyến và mỗi một chúng ta và khích lệ chúng ta tiếp nhận Ngài, trung tín với Chúa cho đến cùng. Đây là điều mà người sống phải để vào lòng. A-men!