Bài 3
ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG QUÂN BÌNH
LỜI GIỚI THIỆU:
Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết, yêu thương, thành tín, nhưng là Đấng công chính, ngay thẳng. Ngay nay nhiều người có một quan điểm phiến diện về Đức Chúa Trời, một số quá nhấn mạnh đến tình yêu thương của Ngài và quên rằng Ngài đồng thời cũng là Đấng công bình, thánh khiết. Tình yêu của Đức Chúa Trời khiến Ngài tha thứ tội lỗi và tỏ sự thương xót đối với một tội nhân biết ăn năn.
Sự thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội lỗi phải bị hình phạt theo đúng tiêu chuẩn của luật pháp. Rô-ma 6:23 “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.” Xuất 18:20. Nếu Đức Chúa Trời là một người thường thì Ngài sẽ hoàn toàn bối rối với những cảm xúc xung khắc nhau vẫn thường xuyên tranh chấp giữa hai phía. Tuy nhiên Đức Chúa Trời không phải là người thường nên hai cảm xúc đối nghịch nhau nầy đã hòa nhịp cách trọn vẹn vì tính nầy quân bình cho tính kia.
Lý luận cho rằng không thể có địa ngục được vì một Đức Chúa Trời yêu thương không thể bỏ con người vô vọng vào cõi đời đời, là một quan điểm thiếu quân bình về Đức Chúa Trời. Để hiểu rõ sự khủng khiếp của địa ngục và sự thống khổ ở thập tự giá, ta cần suy nghĩ nhiều đến sự thánh khiết và đức uy nghiêm của cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời chống lại tội lỗi (II Cô-rinh-tô 5:11).Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải nên thánh. Luật pháp của Đức Chúa Trời tuyên bố sự hình phạt đời đời cho tội nhân, phù hợp với sự công bình của Đức Chúa Trời. Một trong những sự kỳ diệu nhất ở thời đại chúng ta là Đức Chúa Trời đã tìm thấy một con đường cứu rỗi, có thể làm thỏa mãn đức thánh khiết và đức yêu thương của Đức Chúa Trời.
Giải pháp nầy cũng thỏa mãn luật pháp nữa.Tuy nhiên, giải pháp này để cho con người là loài thọ tạo có ý chí tự do, có quyền lựa chọn, giữa sự cứu rỗi và sự đoán phạt, giữa thiên đường và địa ngục.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG THÁNH KHIẾT :
Chúng ta khó có thể hình dung ra một Đức Chúa Trời thánh khiết hoàn toàn. Thánh có nghĩa là tự do khỏi mọi sự ô uế, nghĩa là trong sạch trọn vẹn. Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết tuyệt đối.
– Ha-ba-cúc 1:3.
– Xuất 15:11.
– 1 Sa-mu-ên 2:2.
– Ê-sai 6:3.
– Phi 1:15, 16.
Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời phân cách Ngài khỏi loài người sa ngã. Ê-phê-sô 2:13. “Nhưng nay trong Christ Jêsus anh em là kẻ xa cách đã được lại gần nhờ huyết của Chúa Jêsus.”
Con đường duy nhất mà con người có thể đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết là thông qua huyết báu Đấng Christ. Đức Chúa Trời là thánh, Ngài ghét tội lỗi, sự thạnh nộ của Ngài đòi hỏi tội lỗi phải bị hình phạt. Đây là sự giải thích. Ê-sai 53:16. Khi Đức Cha từ bỏ và hình phạt con Ngài trên cây thập tự, khi con Ngài gánh thay tội lỗi cả nhân loại.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với tội nhân sẽ không bao giời được đánh giá cho đúng, cho đến khi thấy được trong ánh sáng của cơn thạnh nộ Ngài chống lại tội lỗi. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi tội lỗi phải bị hình phạt, sự đòi hỏi này đã được Chúa cứu thế tình nguyện gánh chịu trên thập tự giá, đã hoàn toàn thỏa mãn Đức Chúa Trời.
II. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG YÊU THƯƠNG:
– I Giăng 4:8 “Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương”.
Đây không chỉ là một động từ mô tả hành động Chúa yêu thương nhưng là một danh từ chỉ về Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Nếu Đức Chúa Trời sống trong lòng tôi thì tôi phải yêu thương vì chính tình yêu thương đang ngự trong lòng tôi.
– 1 Giăng 4:7 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời.
Tình yêu là gì? Tình yêu là một ước vọng ban cho, và là sự thích thú trong một đối tượng mà tình yêu đó dành cho. Tình yêu thật yêu cả tội nhân và kẻ thù. (Ma-thi-ơ 5:44;45).
Tình yêu của Đức Chúa Trời được thể hiện và bày tỏ ra trong Chúa Con và các tín đồ cách đặc biệt. Giăng 16:27 “Cha yêu thương các con, vì các con yêu Ta và tin rằng Ta ra từ Cha.”
Giăng 3:16 “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian.” Khiến cho Ngài phải nghĩ ra một kế hoạch cứu rỗi để ban cho con người một cơ hội thoát khỏi án phạt và thạnh nộ. Đức Chúa Trời là Cha thương yêu cũng thể hiện tình yêu của Ngài dành cho tín đồ, là con cái của Ngài bằng sự sửa phạt. (Hê-bơ-rơ 12:16).
III. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG THÀNH TÍN:
– 1 Cô-rinh-tô 1:9.
– Phục truyền 7:9.
Chữ thành tín có nghĩa gì? Nó có nghĩa là một người nào đó có thể tin cậy được cách hoàn toàn, là người đáng tin, đáng nhờ cậy. Đức Chúa Trời là thành tín vì Ngài thành thật và không hề thay đổi. “Sự thành tín Chúa to lớn dường bao? Nó thấu đến tận các bầu trời” (Thi thiên 36:5).
Tất cả các việc của Đức Chúa Trời được thực hiện trong sự thành tín. Thi 33:4. Sự thành tín của Đức Chúa Trời được thể hiện trong sự Ngài giữ mọi lời hứa và làm ứng nghiệm mọi lời Ngài phán. Đức Chúa Trời không thể thay đổi vì Ngài không thể nói dối cũng không ăn năn. Đức Chúa Trời sẽ giữ mọi lời hứa để bảo vệ, phù hộ và hướng dẫn các con cái Ngài khi có cần.
– 2 Ti-mô-thê 2:13.
– I Cô-rinh-tô 10:13.
IV. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG THƯƠNG XÓT:
– Thi 103:8.
– Phục truyền 4:31.
Thay vì giáng sự đau khổ và sự chết vì tội lỗi, Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và ban cho chúng ta nhiều ơn phước, sức khỏe, sự an ủi, và các sự vui vẻ trần gian cho người được cứu lẩn người hư mất ( Ma-thi-ơ 5:45).
Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng tể trị, Ngài có thể lựa chọn người mà muốn thương xót (Rom 9:15, 18). Sự thương xót của Đức Chúa Trời có thể tỏ ra cho đám đông. Xuất 20:6 “Và làm ơn đến ngàn đời cho kẻ nào yêu mến Ta và giữ các điều răn Ta.”
Sự thương xót của Chúa lớn lao dường nào? – Thi 103:11,17.
Đức Chúa Trời thương xót đói với người tin cậy nơi Ngài. Thi 32:10.
Khi tội nhân ăn năn đến với Chúa Jêsus để được tha thứ, người đó không nên cậy công đức mà chỉ ngã mình vào sự thương xót của Chúa. – Thi 51:1.
V. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG CÔNG CHÍNH:
– Phục truyền 32:4.
– Thi 19:9.
Đức Chúa Trời là Đấng ngay thẳng và công bình, Ngài sẽ phán xét từng cá nhân cách công bình.
– Ê-sai 45:21.
Đức Chúa Trời là Đấng công bình thánh khiết phải hành động theo phương thức công chính, đúng đắn và ngay thẳng.
– I Sam 2:3.
Bản tính của Đức Chúa Trời khiến Ngài luôn luôn làm việc công chính, ngay thẳng.
Đức Chúa Trời là Đấng công chính sẽ là quan án sau cùng để phán xét mọi sự mọi người.
– I Các vua 8:38.
KẾT LUẬN
Làm thế nào Đức Chúa Trời vừa yêu thương vừa thánh khiết cùng lúc? Làm thế nào Ngài vừa thương xót vừa đồng thời đối xử công bình với tội nhân? Câu trả lời duy nhất chỉ có thể tìm thấy được nơi thập tự giá. Thập tự giá là sự mô tả cả cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời chống lại tội lỗi và sự thương xót của Đức Chúa Trời đối với tội nhân.
Đức Chúa Trời là tình yêu thương nhưng không phải là thứ tình cảm bỏ qua tội lỗi. Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu thánh khiết, công chính. Để tìm hiểu được Đức Chúa Trời và bản tính của Ngài, ta hãy nghiên cứu về thập tự giá, từ đó ta sẽ hiểu được làm thế nào mà Đức Chúa Trời có thể ghét tội lỗi và lại yêu mến tội nhân.
Thập giá thỏa mãn sự thánh khiết và sự công chính của Đức Chúa Trời bằng cách làm phu phỉ, thỏa mãn mọi đòi hỏi của luật pháp và cho phép tội nhân bước vào thiên đàng cách hợp pháp.
Chúng ta hãy cúi đầu cúi đầu trước Đức Chúa Trời cao cả và tôn thờ Ngài là Đấng toàn vẹn tuyệt đối.
Câu hỏi :
21. Hãy kể tên 5 thuộc tánh đạo đức của Đức Chúa Trời.
22. Tại sao Đức Chúa Trời không bối rối bởi các thuộc tánh đạo đức dường như tương phản nầy?
23. Sự kiện Đức Chúa Trời là Tình yêu có loại bỏ giáo lý địa ngục hay không?
24: Chữ “Thánh” có nghĩa gì?
25. Theo I Phi-e-rơ 1:15, 16 sự áp dụng thực tế cho giáo lý này là gì?
26. Hãy kể tên 3 người khác nhau mà Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài?
27. Sử thành tín của Chúa to lớn dường nào?
28. Tại sao sự thương xót của Đức Chúa Trời cuối cùng không đưa hết mọi người lên thiên đàng?
29. Khi nói Đức Chúa Trời công chính ngụ ý gì?
30. Ở đâu ta thấy sự quân bình giữa sự thương xót và sự công chính của Đức Chúa Trời? Hãy giải thích.