Bài 61
SỰ THỜ PHƯỢNG
LỜI GIỚI THIỆU:
Sự thờ phượng khác với sự cầu nguyện và ngợi khen. “Lạy Chúa, xin cứu linh hồn con.” là sự cầu nguyện. “Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì Ngài đã cứu con ” là sự ngợi khen.
” Cảm tạ Chúa vì Ngài là Đấng Toàn năng, Toàn tri, Chí ái, Chí nhân”… là sự thờ phượng.
Sự thờ phượng lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh thánh là ở Sáng thế ký 25:5,
Áp-ra-ham nói cùng các người đầy tớ “Ta và đứa trẻ sẽ đi đến đàng kia để thờ phượng và sẽ trở lại cùng các ngươi.”
Ma-thi-ơ 2:2,11. Các bác sĩ đến thờ lạy Chúa Cứu thế.
Ma-thi-ơ 4:10 Chúa Jêsus trưng dẫn điều luật “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.”
Giăng 4:24 “Đức Chúa Trời là Thần nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.”
I. Ý NGHĨA SỰ THỜ PHƯỢNG :
Danh từ “thờ phượng ” giống như “ân điền ” và “tình yêu ” rất khó định nghĩa.
Nó có nghĩa là tỏ lòng kính trọng hay cung kính trước một Đấng siêu việt, cao cả. Con người phải thờ phượng Đức Chúa Trời. Đó là:
“Sự trào dâng của tấm lòng biết ơn, cảm xúc trước ơn huệ của Đấng thiêng liêng.”
Thi 23:5.
“Sự tuôn đổ của một linh hồn nghỉ yên trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.” Nhã ca 2:3,4.
“Sự thờ phượng là tấm lòng sôi trào dâng lên Đức Chúa Trời là Đấng ban ơn, Đức
Chúa Con là Chúa Cứu thế và Đức Thánh Linh là Đấng đang ngự trị trong lòng.”
Sự thờ phượng là công tác của chính tấm lòng, không với nhu cầu hay phước hạnh
của nó, mà với chính Đức Chúa Trời. II Sa-mu-ên 7:18-22.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG :
1. Đây là mạng lịnh đầu tiên của luật pháp: Xuất 20:1? , Xuất 34:14 “Người đừng sấp mình xuống trước mặt Chúa nào khác bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy.”
2. Đức Chúa Trời khiến xây dựng Đền Tạm và Đền thờ nhằm mục đích thờ phượng. Có nhiều điều chỉ dẫn tường tận được chép trong sách Lê vi ký liên quan đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Chân thần.
3. Đức Chúa Trời đã dạy những người như Áp-ra-ham, Môi-se, Ê-sai, Đa-vít và những người khác nghệ thuật thờ phượng.
4. Sự thờ phượng sẽ là công tác trong cõi đời đời. Khải chương 4 và 5.
III. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG :
Kinh thánh dạy rất rõ trong Lu-ca 4:8, Thi 45:11. “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, ngươi phải thờ phượng Ngài.”
Chúng ta không được phép thờ hình tượng. Xuất 20:3 “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.” Trên thế giới, nhiều người thờ các hình tượng vô tri bằng gỗ, đá. Nhiều người thờ các thần khác như bản ngã, tiền bạc, công việc, thú vui, giải trí, gia đình, của cải, quyền lực, khoa học.
Chúng ta không được phép thờ người. Công vụ 10:25,26. Câu chuyện Cọt-nây quì lạy Phi-e-rơ.
Chúng ta không được phép thờ lạy thiên sứ. Khải 19:10, 22:8,9. Giăng bị khiển trách khi thờ lạy thiên sứ.
Chúng ta không được phép thờ lạy thiên nhiên, vạn vật. Phục truyền 4:14-20, Gióp
31:24-28. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng chúng ta không được thờ phượng mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, sông núi, cây cối..v..v.
1. Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời là Cha. Giăng 4:23. “Đó là sự thờ phượng mà Cha ưa thích.” Chúng ta phải thờ phượng Cha và tất cả những gì Ngài làm cho chúng ta. Ngài yêu ta và ban Con Ngài cho chúng ta.
2. Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Jêsus Christ, là Đức Con, là Chúa và Cứu Chúa chúng ta. Giăng 9:38. Chúng ta phải thờ phượng Ngài vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Ngài đã giáng thế, đã sống và hy sinh cho chúng ta. Chúng ta phải thở phượng Ngài vì hiện nay Ngài đang cầu thay cho chúng ta.
3. Chúng ta không được chỉ dạy phải thờ phượng Đức Thánh Linh, dẩu điều ấy không có gì sai cả.
IV. NỀN TẢNG CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG :
Làm thế nào một tội nhân có thể được Đức Chúa Trời thánh khiết chấp nhận sự thờ phượng của mình? Nền tảng duy nhất là nhờ huyết báu của Chúa Jêsus Christ như lả một sinh tế đã được Đức Chúa Trời chấp nhận. Hê-bơ-rơ 10:19.
Chúng ta phải thờ phượng Chúa trong mối liên hệ Cha con vì Ngài đã bằng lòng nhận ta làm con cái của Ngài. Ma-thi-ơ 6:9, Rô-ma 8:15.
V. ĐỨC THÁNH LINH DẪN NGƯỜI TÍN ĐỒ VÀO SỰ THỜ PHƯỢNG:
Sức mạnh của sự thờ phượng là chỗ Đức Thánh Linh hướng dẫn và đưa chúng ta vào sự thờ phượng Chúa.
Đức Thánh Linh dạy ta thờ phượng và nhìn biết Ngài, hiểu Ngài trong khi đọc Kinh thánh.
Sự thờ phượng không phải chủ yếu là dồn chứa lại rồi bìu lộ ra trong buổi nhóm họp nhưng là sự biểu lộ liên tục của linh hồn người tín đồ. Đối với sự thờ phượng trọn vẹn, chúng ta không thể sở hữu một Đức Thánh Linh bị buồn lòng hay một Đức Thánh Linh bị dập tắt.
Bạn hãy để cho Đức Thánh Linh dạy dỗ và dẫn dắt bạn vào sự thờ phượng đẹp lòng Đức Cha và Đức Con.
VI. TINH THẦN THỜ PHƯỢNG :
1. Chúng ta phải thờ phượng cách thiêng liêng nghĩa là trong tâm linh. Giăng 4:24 “Lấy tâm thần mà thờ phượng.” (Thờ Chúa trong Thánh Linh).
2. Chúng ta phải thờ phượng cách thành thật nghĩa là trong lẽ thật Đức Chúa Trời nhìn thấy tấm lòng để xem thử lời nói nơi miệng ta có phải là lời thành thật, phát xuất từ đáy lòng hay không.
3. Chúng ta phải thờ phượng cách tỉnh táo, thông sáng. Đức Chúa Trời không ban thưởng hay khuyến khích cho sự ngu dốt. Ngài muốn chúng ta hiểu biết những gì Kinh thánh dạy dỗ. Một số người cố thờ Đức Chúa Trời bằng cách cúi đầu trong nhà thờ và đọc đi đọc lại những bài cầu nguyện mà họ không hiểu. Theo suốt một chương trình thờ phượng ở nhà thờ chưa hẳn là đã thờ phượng Đức Chúa Trời. Đôi khi có người ngồi trong nhà thờ mà tâm trí đi xa hàng dậm đường, đưa tâm hồn chuẩn bị bữa ăn hoặc câu được con cá to hoặc kiếm được món tiền. Mỗi một người tín đố có bổn phận phải xét lại xem sự thờ phượng mà mình dâng lên Chúa có thiêng liêng, thành thật và tỉnh táo hay không. Lòng Đức Chúa Trời muốn chúng ta ai nấy hết lòng, hết sức, hết trí, hết linh hồn mà thờ phượng Ngài.
VII. NHỮNG SỰ NGĂN TRỞ TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG :
Sự thờ phượng là chức năng cao cả nhất của người tín đồ Cơ đốc, cho nên luôn bị Sa-tan chống đối.
1. Ý riêng: Na đáp và A-bi-hu đã chết vì đã dâng lửa lạ cho Đức Chúa Trời. (Lê-vi 10:1-11). Ở đây tỏ ra người thờ phượng không tỏ lòng tin cậy nơi Chúa nên bị quở trách.
2. Tinh thần thế tục: Người tín đồ ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Giăng 17:11-15. Đấng Christ trở thành trung tâm của đời sống người Cơ đốc. Sự thờ phượng là cả toàn thân, con người và trí óc đều tập trung vào chính mình Chúa.
3. Tinh thần phê phán, chỉ trích: Những ai đến nhà thờ và để rồi phê bình, chỉ trích người hướng dẫn không phải là người thờ Chúa. Sự thờ phượng thật phải vượt lên cả vị Mục sư, cả nhà thờ, cả ban hát. Ga-la-ti 5:15. Hãy nhìn nhận những người khác cũng chỉ là người và cũng có thể sai lầm. Hãy có tinh thần thông cảm và đổ lòng mình ra trong tình yêu thương và sự tôn thờ Chúa với mong ước xin Ngài giúp đỡ. Đừng lưu ý đến cái gì đó để mà phê phán. Thà hãy tìm những gì đó để khen ngợi thì hơn.
4. Sự uể oải, biếng nhác: Sự thờ phượng rất cần tinh thần sốt sắng. Châm 24:30-34. Nhiều người cố gắng thờ phượng Chúa tuy thể xác không buồn ngủ nhưng tâm trí đã ngủ gục. Và như thế không đạt được yêu cầu thờ phượng Chúa. Sự biếng nhác thuộc linh phải được xem như tội lỗi và sự mê ngủ thuộc linh phải thay thế bằng sự tỉnh thức thuộc linh.
5. Sự thiếu kiên nhẫn, hấp tấp: Chúa phán “Hãy chờ đợi ” (Ê-sai 40:31. Thế hệ ngày nay hay vội vã và đã không học được bài học ngồi yên lặng trong sự hiện diện của Chúa để suy gẫm về sự tốt lành và công việc của Ngài.
6. Chủ nghĩa hình thức, thay tấm lòng tự do thờ Chúa bằng những nghi thức rườm rà, cứng ngắc.
7. Một tinh thần không chịu tha thứ, Ma-thi-ơ 5:23,24.
8. Tinh thần kiêu ngạo về con người, chủng tộc, về học thức, về công danh, ngăn trở sự thờ phượng thật. Gia-cơ 4:6.
KẾT LUẬN:
Chúng ta thờ phượng Chúa ở đâu?
Ở núi Gerizim hay ở Giê-ru-sa-lem? Giăng 4:20.
Chúa Jêsus trả lời rằng nhóm ở đâu cũng được. Chính tinh thần thờ phượng và điều kiện tâm linh của người thờ phượng là quan trọng hơn nơi chốn thờ phượng. Chúng ta có thể thờ Chúa nơi nhà thờ, nơi nhà riêng hoặc ngoài trời. Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời khi chúng ta bước vào sự hiện diện của Ngài. Có hai kết quả chính của sự thờ phượng
thật.
1. Đức Chúa Trời được vinh hiển vì Ngài tiếp nhận sự tôn vinh, chúc tụng xứng đáng với Ngài.
2. Người tín đồ được phước. Đức Chúa Trời sẽ làm đầy dẫy tấm lòng người thờ phượng với sự vui mừng và bình an. Nguyện lòng bạn và tôi dấy lên nguồn cảm xúc sâu xa tận đày lòng dâng lên tôn thờ Chúa, đẹp lòng Chúa và làm vinh hiển Danh Ngài.