a. Khi bạn cảm nhận tâm linh mình bơ phờ, liên tục thiếu hụt vị ngọt đối với sự ăn nuốt Lời Chúa, sự cầu nguyện và thông công nhóm lại với Hội thánh.
b. Khi lời Đức Chúa Trời thật sự hiếm ban phước cho bạn; khi bạn ít khao khát có thêm thì giờ được và ăn nuốt lời Ngài; khi bạn ít cảm nhận Thánh Linh phán dạy đang khi bạn đọc lời Đức Chúa Trời.
c. Khi bạn thấy mình thiếu sự khiêm nhường sâu xa, sự nhân từ của Thánh Linh, sự nhẫn nhục yêu thương.
d. Khi bạn thật thiếu lòng thương xót những người đang thống khổ và có nhu cầu; khi bạn thấy mình ít quan tâm đến những người chưa có Đấng Christ, ít có trách nhiệm cá nhân với sự hiện diện và phước hạnh của Đức Chúa Trời trên Hội thánh hoặc nhóm địa phương của mình.
e. Khi sự cầu nguyện là một nghĩa vụ hơn là niềm vui; khi Chúa ít đặt vào lòng bạn gánh nặng cầu nguyện cho người khác; khi bạn thực sự ít cảm nhận được Chúa gần gũi mình lúc cầu nguyện.
* Khi nào bạn cần cầu nguyện cho nhóm được phục hưng?
Làm sao biết được khi nào bạn cần quan tâm sâu sắc và
cầu nguyện đâỳ đủ cho sự phục hưng tươi mới trên Hội thánh địa phương hoặc bất cứ nhóm nào mà bạn đang tham dự?
a. Khi buổi cầu nguyện của nhóm không còn sức sống;
khi các thành viên dường như không còn háo hức để hướng dẫn cầu nguyện; khi chỉ có vài người ngợi khen Đức Chúa Trời cách nửa vời vì những gì Ngài đang làm.
b. Khi các buổi nhóm của Hội thánh ít cảm nhận có Đức Chúa Trời đang hiện diện và phán bảo cách riêng tư với mọi người; khi sự thờ phượng dường như thiếu sự tự do vận hành của Thánh Linh, niềm vui và lời tạ ơn tuôn tràn; khi có một hội chúng gìa nua thiếu hún các cặp vợ chồng trẻ và thanh niên.
c. Khi các thành viên dường như thờ ơ với sự nghiêm trọng của tội lỗi hoặc không bày tỏ ý thức rõ rệt về trách nhiệm luân lý đạo đức; khi Hội thánh thiếu khải tượng và mối quan tâm sâu sắc đến việc chinh phục cộng đồng và những người mới cho Đấng Christ.
d. Khi người ta ít được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt để làm chứng cho người khác, trợ giúp kẻ đang thiếu thốn hoặc khích lệ người khác; khi việc dâng hiến cho sự nghiệp của Đức Chúa Trời không còn là niềm vui nhưng miễn cưỡng, không thỏa đáng; khi dân sự thiếu khải tượng về điều Đức Chúa Trời muốn làm qua họ với tính cách là một nhóm.
e. Khi có sự căng thẳng giữa các cá nhân, linh phân rẽ hoặc sự không tha thứ trong Hội thánh hay nhóm.
* lời cầu nguyện của bạn dọn đường cho phục hưng
Bạn có thể giúp dọn đường cho sự thức tỉnh tâm linh mới mẻ, cho sự thăm viếng thật của Thánh Linh Đức Chúa Trời trên dân sự Ngài, và sự tươi mới về tâm linh và đạo đức mà sự phục hưng chân thật đem lại. Các gợi ý đơn giản và các minh họa đầy cảm xúc như sau có thể giúp hướng dẫn bạn.
1. Hãy nài xin Đức Thánh Linh làm sâu sắc lòng đói khát của bạn. Đức Chúa Trời luôn khởi sự chuẩn bị cho sự phục hưng từ lòng khao khát quyền năng và sự hiện diện mới mẻ của Ngài qua một,hoặc nhiều người. Có người đã nói, khi Đức Chúa Trời có kế hoạch ban phước cho dân sự Ngài, thì Ngài kêu gọi Hội thánh cầu nguyện. Nếu bạn có sự đói khát để được thấy Đức Chúa Trời hành động giữa vòng dân sự Ngài, thì sự khao khát thánh khiết đó đến từ Đức Thánh Linh. Hãy nài xin Đức Chúa Trời làm sâu sắc hơn nữa sự đói khát của bạn đối với công tác thiêng liêng của Ngài trong đời sống bạn, trong hội thánh, nhóm sinh hoạt của bạn, hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới mà Chúa dẫn dắt bạn để tập trung vào sự cầu nguyện.
2. Hãy nài xin Đức Chúa Trời đặt gánh nặng cầu nguyện của Ngài cho phục hưng trong lòng bạn. Đây chính là một món quà quý giá Chúa ban cho bạn để làm thành mục đích của Ngài. Hoặc liên hệ với sự phục hưng cho bạn, cho Hội thánh hay công trường truyền giáo nào đó, Đức Chúa Trời vui lòng phân bổ trách nhiệm thuộc linh đặc biệt cho các người cầu thay của Ngài.
Cách đây nhiều thập kỷ, một anh em tin kính Chúa ở Anh quốc đã là một trong số người cầu thay kín giấu của Đức Chúa Trời (Êsai 62:6–7). Ông cầu nguyện liên tục cho công tác của một hiệp hội truyền giáo đang làm việc tại Trung Hoa. Sau khi ông qua đời, người ta tìm thấy trong nhật ký của ông hơn 20 danh sách ghi tên một trong các trạm truyền gíao ở Trung Hoa và Đức Chúa Trời đã khiến ông cầu nguyện bằng đức tin cho cơn phục hưng tại đó. Khi kiểm lại, họ thấy Đức Chúa Trời đã đổ cơn thức tỉnh thuộc linh trên mỗi nơi này suốt khoảng thời gian nhiều năm, theo đúng thứ tự mà người cầu thay của Đức Chúa Trời cho biết Ngài đã giúp ông công bố bằng đức tin việc làm đầy năng quyền của Thánh Linh Đức Chúa Trời! Không ai biết đến người chiến sĩ cầu nguyện này mãi cho đến sau khi ông qua đời; nhưng Chúa đã cho ghi lại. Thật là vinh dự và là sự ngạc nhiên khi thiên đàng bày tỏ các con cái của Đức Chúa Trời đã từng khó nhọc quặn thắt trong sự cầu nguyện nhận được phần thưởng đặc biệt dành cho họ!
3. Hãy xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một lời hứa để
công bố bằng đức tin. Đức Chúa Trời giữ các giao
ước của Ngài; những lời hứa của Ngài là chân thật.
Hãy xin Đức Chúa Trời khắc sâu vào lòng bạn một
lời hứa để bạn đứng vững bằng đức tin khi cầu
nguyện cho sự phục hưng. Một lời hứa thường xuyên
sử dụng được ghi trong 2 Sử ký 7:14. Nhưng cũng có
những lời hứa tuyệt diệu khác trong lời của Đức
Chúa Trời. Đức Thánh Linh có thể khắc ghi trong
lòng bạn bất kỳ lời hứa nào trong số này.
4. Hãy hạ lòng mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Hãy thưa với Đức Chúa Trời rằng bạn thật không xứng đáng khi cầu thay cho các nhu cầu này. Ngài ban phục hưng và ân điển lớn lao cho những ai hạ mình xuống trước ngôi Đức Chúa Trời (Êsai 57:15).
5. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn gặp một đối tác cầu nguyện. Sau đó hãy hiệp ý trong sự cầu nguyện. Khi mối quan tâm của bạn sâu xa hơn, thì Đức Chúa Trời có thể dẫn bạn đến với một người đã chia xẻ khải tượng và gánh nặng của bạn hoặc sẽ nhanh chóng trở nên một trong tâm linh với bạn. Khi các con cái Chúa hiệp một trong sự cầu nguyện (Mat 18:19), thì Đức Chúa Trời đáp lời nhanh chóng hơn.
Lịch sử đầy đủ về cách Đức Chúa Trời sử dụng các lời cầu nguyện của con cái Ngài để chuẩn bị cho sự phục hưng hiếm khi được mọi người trên thế giới này biết đến. người bạn thân yêu của tôi, Mục sư Duncan Campbell, hầu việc Chúa ở Hội thánh Scotland và nhiều năm liền là hiệu trưởng Trường Kinh Thánh và Trung tâm đào tạo Truyền giáo Đức Tin ở Edinburgh, đã chia xẻ với tôi về những sự khởi đầu của cuộc phục hưng đầy kinh ngạc ở Hebrides, được biết đến như là “Cơn Thức Tỉnh Lewis”.
Hai phụ nữ lớn tuổi ở làng Barvas thuộc đảo Lewis bắt đầu các buổi cầu nguyện hằng đêm khi hiệp nhau nài xin Đức Chúa Trời đổ cơn phấn hưng xuống địa phương họ. Đêm qua đêm, họ cầu thay trước mặt Ngài. Sau vài tháng, họ không hề biết rằng có vài nam thanh niên yêu mến Chúa đã bắt đầu nhóm lại hằng đêm bên bờ làng bên kia để cầu nguyện cho sự phục hưng. Khi các bà này tiếp tục cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã tỏ cho họ rằng Mục sư Duncan Campbell nổi tiếng sẽ đến Barvas để dẫn dắt họ. Khi họ viết thư mời, ông phúc đáp: Thật tiếc là phải từ chối vì lịch công tác đã quá đầy. họ thưa: “Ông có thể nói là mình sẽ không đến, nhưng Đức Chúa Trời đáp rằng ông đang trên đường đến đây!”
Một thời gian sau đó, quản nhiệm Hội thánh Trưởng Lão địa phương, Mục sư James M. Mackay đi dự một hội đồng của các hải đảo thuộc Anh quốc. Tại đó, Tiến sĩ T. Fitch đã mời ông Campbell đến dự các buổi nhóm đặc biệt.
Vào tháng 12/1949, cuối cùng Mục sư Duncan Campbell cũng đã đến Hebrides để bắt đầu một loạt các buổi nhóm. Sau vài đêm, sự hiện diện đầy kinh ngạc của Đức Chúa Trời đã đổ xuống làng này, đem lại sự cáo trách sâu sắc về tội lỗi. Từ đó, cơn phấn hưng lan từ làng này sang làng khác theo làn sóng, tiếp diễn từ năm 1949-1953, cho đến khi đời sống của toàn thể các cộng đồng được biến đổi. nhiều người, thình lình bị Đức Thánh Linh cáo trách khi đang ngồi ở nhà, ngã sấp mặt xuống trước Đức Chúa Trời và được hối cải tin Chúa cách đầy năng quyền. Các người khác thì được Thánh Linh bắt phục khi họ đang đi trên đường phố và ngã quị xuống, quì gối cầu nguyện. Chỉ riêng có một đêm kia, có quá nhiều người đang cầu nguyện bên ngôi đồn cảnh sát đến nỗi các sĩ quan cảnh sát phải cho người đi gọi tôi tớ Chúa và Duncan Campbell.
Các quán rượu đóng cửa vì không có khách. Xe buýt đến từ khắp đảo, đem những đoàn người đến dự các buổi nhóm. Đôi khi các buổi nhóm kéo dài và kết thúc mãi đến tận 2, 3 giờ sáng. Các hội thánh trước đây chỉ có 4, 5 người nhóm lại vào sáng Chúa Nhật giờ đây đông nghẹt mỗi tuần. Các buổi nhóm cầu nguyện trở thành trung tâm của đời sống thôn dã ở nhiều địa phương. Cuộc phục hưng này đến từ Đức Chúa Trời, nhưng theo mức người ta biết thì nó đã bắt đầu khi Đức Chúa Trời đẫn dắt hai bà lớn tuổi kia cùng hiệp nhau cầu nguyện.
6. Hãy mời gọi những người khác gia nhập các buổi nhóm cầu nguyện đặc biệt cho sự phục hưng. Các buổi nhóm địa phương có thể được kêu gọi cho mục đích tìm kiếm Đức Chúa Trời. Có thể gửi thư cho cả những ai ở xa để kêu gọi cầu thay cho đến khi Đức Chúa Trời đáp lời. Sự phục hưng đã đến với công tác của Hội OMS ở Bắc Kinh, Trung Hoa, sau khi các giáo sĩ cầu nguyện và kiêng ăn mỗi buổi trưa trong 6 tuần lễ. Một số mục sư bản xứ đã được mọi gia nhập nhóm cầu nguyện. Sự phục hưng đã đổ xuống, trước tiên là các hội thánh ở thành phố Bắc Kinh và sau đó là các hội thánh thôn quê.
Cơn phấn hưng lớn đã trải khắp nước Mỹ vào năm 1857-58 được biết đến như “Cuộc Phấn Hưng của Buổi Nhóm Cầu Nguyện Hiệp Một”. Nó bắt đầu khi có người đã mời một số người khác đến để cùng cầu nguyện vào buổi trưa ngày 23/09/1857 tại một Hội thánh Cải Chánh Miền Bắc của người Hà lan ở thành phố New York. Dần dần đám đông gia tăng. Khi tin tức về buổi nhóm cầu nguyện lan đến các thành phố bên ngoài, thì các nhóm cầu nguyện nở rộ.
Sau 6 tháng, 10,000 thương gia nhóm họp hằng ngày vào buổi trưa chỉ riêng ở thành phố New York thôi. Đến tháng 5, 50,000 người đã được đem về với Chúa ở thành phố đó. Các buổi cầu nguyện hiệp một bắt đầu lan rộng khắp vùng New England, vượt Thung Lũng Ohio xuống tận Texas và trải dọc bờ biển phía Tây. Nhiều phần thuộc Hoa Kỳ và Canada được vây phủ bởi tinh thần cầu thay này, đã được nuôi dưỡng và cưu mang từ các buổi nhóm cầu nguyện.
Nhóm Giám Lý báo cáo đã có 8,000 tân tín hữu trong các hội thánh của họ trong 1 tuần lễ. Nhóm Báptít cho biết đã có hơn 17,000 người trở về với Đấng Christ trong vòng 3 tuần. Suốt 2 năm có sự gia tăng bình quân 10,000 người mỗi tuần gia nhập các hội thánh khắp Hoa kỳ. người ta dè dặt ước tính trong 2 năm, đã có ít nhất 1 triệu người tin Chúa trên tổng số 30 triệu dân Hoa Kỳ lúc đó: Đây là cơn phấn hưng toàn quốc. Theo cái nhìn của con người, sự phục hưng đã khởi sự từ một người ở một thành phố bắt đầu một buổi cầu nguyện cho phục hưng.
7. Đừng mệt mỏi về việc tiếp tục nằm vững sự cầu nguyện. Cầu nguyện cho sự phục hưng đất nước hoặc địa phương có thể liên tục trong nhiều tháng hoặc thậm chí vài năm trước khi sự đáp lời đầy đủ đến.
Đừng bỏ cuộc. Trong thời điểm của Đức Chúa Trời, sự phục hưng sẽ đến khi bạn bền đỗ cầu nguyện (Galati 6:9).
Hãy nhớ rằng, bạn không thể ấn định cách Đức Chúa Trời sẽ hành động trong sự phục hưng. Bạn không thể chọn những ai Chúa sẽ sử dụng trong việc giúp đem phục hưng đến. Ngài đã quyết định hành động qua các công cụ là con người. Có thể bạn khơng bao giờ biết hết những người Chúa dùng vào việc dọn đường cho sự phục hưng. Nhưng bạn cần biết chắc điều này: Đức Chúa Trời luôn muốn cáo trách dân sự về tội lỗi và đưa họ vào sự ăn năn. Ngài luôn muốn thăm viếng dân sự Ngài cách mới mẻ qua sự phấn hưng và phước hạnh thuộc linh. Bạn có sẵn lòng là một trong các ống dẫn của Ngài cho sự phấn hưng không? Bất cứ Đức Chúa Trời phán bảo điều gì, bạn hãy làm đi, Ngài sẽ ban phước cho bạn.
(Lay Động Thế Giới Qua Sự Cầu Nguyện – Wesley L. Duewel, 1986)