Ngày 6, tháng Chín, nằm 1620, những tín đồ Thanh Giáo người Anh rời Plymouth, nước Anh để đế Tân Thế Giới. Chuyến đi đầy dẫy sự bấp bênh và nguy hiểm nhưng hứa hẹn mang đến tự do cả về tôn giáo lẫn quyền dân sự.
Trong hơn hai tháng ròng, 102 hành khách trên tàu đã dũng cảm chống chọi lại những trận cuồng phong, bão táp giữa đại dương: cuối cùng, với lòng tin cậy nơi sự chu cấp của Thiên Chúa và một mục tiêu kiên định, người ta đã nghe được một tiếng reo to, “Đất liền! ”
Những người Thanh Giáo đến Massachusetts vào cuối tháng 11 và họ tìm được một chỗ thích hợp để bắt đầu lập nghiệp. Ngày 11 tháng Mười Hai, trước khi đỡ hành lý xuống Plymouth Rock, họ đã ký “Hiệp ước Mayflower”, đây là văn kiện đầu tiên về quyền dân sự và quyền tự trị của Mỹ.
Sau một buổi lễ cầu nguyện, họ vội vàng bắt tay vào việc dựng nên những chỗ trú thân tạm thời. Tuy nhiên, vì không được chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt ở vùng đất mới, gần phân nửa số người đến từ Plymouth đã chết vì đói và bệnh. Những người còn lại tiếp tục kiên trì trong sự cầu nguyện; nhờ sự giúp đỡ của những người da đỏ hiếu khách, họ đã có được một mùa bội thu vào mùa hạ kế tiếp.
Thế rồi, những người Thanh Giáo với tấm lòng biết ơn đã tổ chức một buổi tiệc ăn mừng kéo dài đến ba ngày, bắt đầu từ ngày 13 tháng 13 để cảm tạ Đức Chúa Trời và để chung vui với những người bạn thổ dân da đỏ của mình. Mặc dù đây không phải là ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên ở Mỹ (người dân ở Virginia đã tổ chức Lễ Tạ Ơn từ năm 1607) nhưng đó là Lễ Tạ Ơn đầu tiên của nước Mỹ.
Edward Winslow, một người trong đoàn đã mô tả ngày Lễ Tạ Ơn của người Thanh Giáo như sau:
“Mùa màng đã được thu hoạch xong. Thị trưởng của chúng tôi phái bốn người đàn ông đi săn chim để mọi người cùng ăn mừng sau khi thu hoạch bong trái mà mình đã gieo trồng. Bốn người họ chỉ trong một ngày đã săn được chim và gà tây đủ cho toàn bộ chúng tôi ăn đến gần một tuần… Nhiều người da đỏ cũng đã đến với chúng tôi, vị Đại Tù Trưởng Massasoit cùng với 90 người đàn ông đã cùng với chúng tôi vui chơi và ăn mừng trọn ba ngày. Họ cũng đi vào rừng và mang về năm con nai… Mặc dù không phải lúc nào cũng có dư dật như lúc này, nhưng bởi sự tốt lành của Đức Chúa Trời, chúng tôi không hề bị thiếu thốn.”
Vào năm 1789, nước Mỹ chính thức tổ chức Lễ Tạ Ơn Đức Chúa Trời theo hiến pháp mới của quốc gia sau lời công bố được đưa ra bởi Tổng Thống George Washington. Cũng trong năm ấy, Hội Thánh Tin Lành Tân Giáo, nơi Tổng Thống Washington nhóm lại, đã ra thông báo chọn ngày Thứ Năm đầu tiêng của tháng Mừơi Một làm ngày Tạ Ơn hằng năm “trừ khi chính quyền chọn ra một ngày khác.”. Mặc dầu Tổng Thống đã tuyên bố, nhưng Lễ Tạ Ơn thường chỉ được cử hành trong phạm vi các bang.
Người có công lớn nhất trong việc đưa Lễ Tạ Ơn trở thành ngày lễ chính thức hằng năm của toàn quốc là Bà Sarah Joseph Hale, biên tập viên của quyển Godey’s Lady’s Bơok. Trong ba mươi năm, bà đã liên tục đề xướng ký kiến về ngày Lễ Tạ Ơn trong phạm vi cả nước. Bà liên lạc hết vị Tổng Thống này đến Tổng Thống khác cho đến khi Abraham Lincoln đáp lời vào năm 1863 bằnq quyết định chọn ngày Thứ Năm cuối tháng Mười Một làm ngày Lễ Tạ Ơn trên toàn lảnh thổ. Các đời Tổng Thống 75 năm sau đó tiếp tục đi theo tiền lệ của Lincoln, hằng năm tổ chức ngày Lễ Tạ Ơn. Và rồi, vào năm 1941, Quốc Hội đã vĩnh viễn chọn ngày Thứ Năm của tuần thứ tư của tháng Mười Một làm ngày Lễ Tạ Ơn của nước Mỹ.
Là những người Việt sinh sống tai Hoa Kỳ, chúng ta vinh dự hoà cùng hằng triệu người trên đất Mỹ duy trì ngày lễ mang đầy ý nghĩa này. Hằng năm, khi cử hành Lễ Tạ Ơn, ao ước rằng mỗi chúng ta sẽ bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với Đức Chúa Trời giống như những người đầu tiên lập nên Mỹ quốc đã bày tỏ đối với Đấng đã giữ gìn và chu cấp cho họ. Tôi tin rằng mỗi người chúng ta khi nhìn lại đời sống mình đều biết mình có quá nhiều điều phải cảm tạ Chúa.
Lời Kinh Thánh phán, “Hãy vui mừng mãi mãi. Cầu nguyện không thôi. Phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa.. ” 1 Tesalonica 5:16 – 18. Chúa ta hãy dâng lời cảm ơn Chúa vì ngày hôm nay!
Nguyên Tác: Nguồn gốc ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm ở Hoa Kỳ
Tác Giả: NDT (tổng hợp)
Trích Đặc San Hướng Đi – số 8