MẪU CẦU NGUYỆN CỦA TẤN SĨ CHO
BiQuyetCauNguyen (sachnoi.asia)
Cuốn sách này dành cho hàng ngàn người đã hỏi tôi chia sẻ cho họ cách tôi cầu nguyện , và cách mà họ cũng có thể cầu nguyện trên mười phút . Nếu bạn là người có ước muốn sâu xa để gia tăng chất lượng, thì giờ cầu nguyện , thông công và tương giao với Chúa Cha, tôi cầu nguyện để cuốn sách này sẽ ban phước cho bạn !
MỤC LỤC
CHƯƠNG I : CẦU NGUYỆN KIỂU TỰ DO
CHƯƠNG II : CẦU NGUYỆN THEO ĐỀ TÀI
CHƯƠNG III : CẦU NGUYỆN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ
CHƯƠNG IV : CẦU NGUYỆN THEO GỢN SÓNG
CHƯƠNG V : CẦU NGUYỆN THEO KIỂU ĐỀN TẠM
CHƯƠNG VI : LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA.
CHƯƠNG VII : LỜI CẦU NGUYỆN SUY GẨM
CHƯƠNG VIII: LỜI CẦU NGUYỆN NGỢI KHEN
CHƯƠNG IX : CẦU NGUYỆN TIẾNG LẠ
CHƯƠNG X : SỨ ĐIỆP RHEMA ĐẶC BIỆT
LỜI CẦU NGUYỆN QUYỀN NĂNG NHỜ GIAO ƯỚC HUYẾT
Giao ước Huyết là nền tảng vững chắc để xây dựng đức tin và cầu nguyện cách hiệu quả. Để lời cầu nguyện chống lại thế lực Satan có quyền năng thì phải đặt cơ sở trên Giao ước Huyết của Jesus Christ . Không có nền tảng nào khác cho ta sự hiểu biết cần thiết và dẫn dắt ta trong những lúc thử thách và nghi ngờ . Lời Đức Chúa Trời là cơ sở qua đó ta có thể hiểu ý nghĩa đầy đủ của giao ước và tầm quan trọng của nó đối với mọi tín hữu. Trước khi ta có thể hiểu làm sao giao ước này trở thành nền tảng cho lời cầu nguyện hiệu năng, thì trước tiên ta phải hiểu ý nghĩa của giao ước .
GIAO ƯỚC LÀ GÌ ?
Giao ước là một hợp đồng hai bên giữa các cá nhân và đặc biệt là giữa các vua chúa . Apraham lập giao ước với Abimêléc (Sáng 21:27 ) . Giô suê lập giao ước với dân sự Chúa ( Giô 24 :25 ) . Giônathan lập giao ước với nhà Đavít ( I Sa 20 : 16 ) . Aháp lập giao ước với Bên Ha Đát ( I Vua 20 : 34 ) . Tại sao phải cần có một giao ước ? Để hiểu giao ước ta phải tra xem dữ kiện Kinh Thánh về giao ước trong thời Kinh Thánh cùng nhiều yếu tố liên hệ đến nó .
Mối quan hệ của Đức Chúa Trời với con người từ trước đến nay luôn luôn là mối quan hệ giao ước . Từ mối quan hệ của Ngài với Ađam trong vườn Eđen đến mối quan hệ của Ngài với Hội Thánh trong giao ước mới, Đức Chúa Trời luôn luôn định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan hệ của Ngài . Nếu ta thực hiện phần của ta trong giao ước , Đức Chúa Trời hứa thực hiện phần của Ngài . Nếu ta vi phạm phần của ta trong giao ước , thì những hậu quả đích đáng sẽ xảy ra sau đó. Giao ước của Đức Chúa Trời với con người luôn luôn nêu rõ tên hay các nguyên tắc mỗi bên liên hệ, điều khoản hai bên , cùng lời hứa và điều kiện rõ ràng
.
CÁC BÊN
Trong giao ước mới được lập nhờ huyết đổ ra của Jesus Christ , thì có các bên là Đức Chúa Trời và con người sa ngã . Bởi nguyên tội của Ađam , con người đã sa ngã khỏi ân sũng của Đức Chúa Trời . Tøừ ngày đó đến nay , tất cả con cháu Ađam đều sống không có thông công với Đấng Tạo Hóa và hư mất trong vũng bùn nhơ của tội lỗi . Con người không phải là tội nhân vì mình phạm tội mà con người phạm tội vì mình là tội nhân . Được thúc đẩy bởi tình yêu thương bao dung của Đức Chúa Trời , Đức Chúa Jesus tự nguyện xuống trần mang lấy bản chất con người . Mục đích của Ngài là để sống một cuộc đời trọn vẹn , vô tội như một con người hoàn toàn, để biết những cám dỗ mà con người gặp phải, song vẫn sống cuộc đời trọn vẹn , không hề phạm tội, để chứng minh rằng con người đã được ban cho khả năng ban đầu để sống trên tội lỗi . Sau đó, bằng cách mang tội lỗi thế gian trên chính Ngài , Jesus Christ gánh chịu cái giá của tội lỗi con người , tức là cái chết thảm khốc trên thập tự giá. Qua sự chết của Ngài , Ngài đã chuộc tôi cho tội lỗi con người . Cơn thạnh nộ và sự phán xét tội lỗi của Đức Chúa Trời đã được thỏa mãn. Con đường mới và sống vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã mở sẵn cho con người .
Trong giao ước của Đức Chúa Trời với Ysơraên , Môise là người trung gian của giao ước đó. Môise đã được ban cho trách nhiệm thay mặt Đức Chúa Trời giải thích những ý nghĩa của giao ước cho dân sự .
Trong giao ước mới bằng Huyết , Jesus Christ đã thành Đấng Trung Gian giữa Đức Chúa Trời và con người . Ngài là Đấng Trung Gian cho những ân nhân của giao ước mới . Sách Hê-Bơ -Rơ xét lại hai giao ước và đánh giá giao ước mới tốt hơn giao ước cũ nhờ những lời hứa của Đấng Trung Gian lập ra . Đức Chúa Trời thực hiện công việc. Con người là người hưởng ích lợi. Trong thực tế, khi xem xét kỹ lưỡng , giao ước ấy thật sự là giữa Đức Cha và Đức Con mà trong đó Đức Cha hứa cho Đức Con một cơ nghiệp và một vương quốc, và Đức Cha hoàn thành lời hứa của Ngài khi Ngài khiến Đấng Christ sống lại từ kẻ chết .
Trong Thi 40, Hê 10 , Gi 17:4 và Ga4 :4 Đức Chúa Trời bày tỏ tính chất của công tác Đấng Christ trên đất. Những phần tham khảo này cùng nhiều phần khác bày tỏ rõ chương trình đời đời hay giao ước giữa Đức Cha và Đức Con mà đem đến sự cứu chuộc .
NHỮNG LỜI ĐẤNG CHRIST HỨA VỚI CHÚA CHA
Phần của Đức Con trong giao ước là :
1. Chuẩn bị một nơi ở thích hợp và lâu dài trên đất cho Đức Chúa Trời . Đức Chúa Trời đã không thỏa mãn với đền tạm Môise bởi vì nó chỉ là bóng của những việc tương lai. Ngài cũng không thỏa mãn hoàn toàn với đền thờ do Salômôn xây hay đền thờ do HêRốt xây. Ngài ước ao một nơi cư ngụ để ở liên tục với con người ngõ hầu con người có thể ngắm nhìn và thưởng ngoạn vinh quang tỏ bày của Ngài. Do đó , Jêsus Christ chuẩn bị nơi ngự này trong thân thể của tín hữu, là Hội Thánh của Ngài. Ngài cũng chuẩn bị một Thân Thể qua đó Đức Chúa Trời có thể thực hiện mục đích Thiên thượng của Ngài trên đất. Chính Đấng Christ sẽ là đầu của Thân Thể. Thân Thể này sẽ trọn vẹn và không tì ố, như thân thể nguyên thủy của Ađam trước khi phạm tội. Tuy nhiên , Thân Thể mới này sẽ tốt đẹp hơn vì nó bao gồm hàng triệu tín hữu tái sanh khắp thế giới và Thân Thể này sẽ không bao giờ bất tuân vì Đầu là Chính Con Đức Chúa Trời .
2. Đức Con phải sai Đức Thánh Linh và quyền năng Thánh Linh vô hạn đến trên gia đình tín hữu mới trên đất, là Hội Thánh. Trong thời Cựu ước, Đức Thánh Linh thỉnh thoảng đã đến trên con người xác thịt, khiến con người tiên tri, làm phép lạ và bày tỏ bản chất cùng ý muốn Đức Chúa Trời. Tuy nhiên lời hứa mới là sai Thánh Linh đến trong sự đầy dẫy. Qua việc ban Chúa Jesus để chuộc nhân loại theo cách này, Hội Thánh mới có đủ ân điển để hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời, không phải do bổn phận mà do khát khao. Đức Thánh Linh cũng có thể đảo ngược hậu quả trong bản chất con người và sẽ trang điểm Thân Thể Đấng Christ bằng vẻ đẹp, quyền năng và sự thánh khiết của Ngài.
3 . Jesus Christ hứa rằng Ngài sẽ trở lại Cha Ngài và ngồi với Cha trên ngai Ngài và đang cầu thay cho hết thảy những ai hoàn thành ý muốn Ngài. Khi làm như vậy, kết quả của việc giày đạp đầu Satan sẽ lên đến cực điểm tức là hủy diệt toàn bộ vương quốc Satan, cuối cùng tiêu trừ mọi điều ác khỏi mặt đất .
NHỮNG LỜI HỨA CỦA CHÚA CHA HỨA VỚI
ĐẤNG CHRIST
1. Đức Cha sẽ giải cứu con khỏi quyền lực sự chết. Những người khác đã chết và đã sống lại khỏi kẻ chết một thời gian nhưng sau đó họ cũng đã chết. Tuy nhiên không ai từ Ađam đến Đấng Christ đã chết và đã sống lại để sống đời đời. Khi làm như vậy, Cha không chỉ khiến Con sống lại mà còn bẻ gãy chính quyền lực sự chết. PhaoLô gọi quyền lực sự chết là quyền lực kinh khiếp nhất phải bị hủy diệt. “Kẻ thù cuối cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết” (I Cô :15-26 ). Vì vậy, qua việc hủy phá quyền lực sự chết, tất cả uy quyền trên trời, dưới đất đã giao cho Đấng Christ.
2 . Đức Cha sẽ ban cho Đấng Christ khả năng ban Thánh Linh đầy dẫy cho bất cứ ai Ngài muốn. Có được uy quyền này, Ngài có thể ban khả năng cho các thành viên của Thân Thể Ngài để thực hiện ý muốn Cha.
3 . Đức Cha sẽ đóng ấn và bảo vệ hết thảy ai nhờ Thánh Linh mà đến với Đấng Christ.
4 . Đức Cha sẽ ban cho Ngài một cơ nghiệp gồm những người từ mọi quốc gia trên đất. Và vương quốc hay uy quyền của Ngài sẽ còn đến đời đời.
5 . Qua sự to lớn của Đấng Christ như là đầu Hội Thánh, Thân Thể này có thể làm chứng cho tất cả giới thống trị và quyền lực về sự khôn ngoan muôn mối và đời đời của Cha, chứng minh tình yêu sáng tạo của Đức Chúa Trời đối với nhân loại đến đời đời vô cùng.
ĐIỀU KIỆN
Điều kiện trong giao ước quan trọng giữa Đức Cha và Đức Con là Con sẽ mặc lấy hình thể và bản chất con người, phục dưới mọi cám dỗ con người mà không nhờ vào thần tánh của Ngài. Ngài sẽ chiến thắng mọi thử thách theo cùng một cách mà con người có thể chiến thắng nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh. Đấng Christ cũng đầu phục chính Ngài để chịu chết, thậm chí chết nhục nhã trên cây thập tự. Đấng Christ sẽ đổ huyết báu vô tội của Ngài để đóng ấn đời đời những kẻ tin nơi Ngài.
Là bên hợp pháp thứ hai đối với giao ước đời đời và tốt hơn, Đấng Christ đã làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài, đã nhận lời hứa của Cha và đã thỏa mãn mọi điều kiện mà đã được thiết lập rõ ràng, đề bây giờ ta có thể đến với Cha trong sự cầu nguyện.
Hiện nay chúng ta có quyền hợp pháp để đến gần Cha một cách cá nhân trong sự cầu nguyện .
TẠI SAO ĐIỀU NÀY RẤT QUAN TRỌNG?
Satan không còn đến với Cha để kiện cáo con người như nó đã làm trong Gióp 1 :6-12. Khúc Kinh thánh này bày tỏ thể nào Satan đã lên trời và có thể kiện cáo cả Đức Chúa Trời và Gióp công bình. Nó kiện cáo Đức Chúa Trời vì nó nói rằng lý do duy nhất Gióp phục vụ Ngài là vì ông được ban phước, vậy Đức Chúa Trời bất công quá. Nó kiện cáo Gióp và nói rằng Gióp có thể rủa sả Đức Chúa Trời nếu tất cả của cải của ông bị lấy đi. Ma quỷ từ trước tới giờ luôn luôn là kẻ kiện cáo số một.
Đấng Christ, Đấng đã thấy Satan sa ngã từ ban đầu (Luca : 10 -18), khải thị một khía cạnh về sự thành công trong sự cứu chuộc của Ngài: Đó là con đường của Satan đến Thiên Đàng đã bị đóng lại. “ Tôi nghe một tiếng lớn trên trời tuyên bố : Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng và vương quốc Thượng Đế chúng ta và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã thể hiện, vì kẻ buộc tội anh em của chúng ta, ngày đêm buộc tội họ trước mặt Thượng Đế đã bị quăng xuống rồi. Họ đã chiến thắng nó bởi huyết Chiên Con và bởi lời chứng mình; họ chẳng tham sống sợ chết (Khải :12 :10-11 ).
Satan không còn đến với Đức Chúa Trời nữa . Nó không còn liên tục kiện cáo dân sự Chúa nữa. Nhưng nó kiện cáo chúng ta trong tâm trí của chúng ta. Nó kiện cáo như thế nào? Nó nói với chúng ta rằng chúng ta không đáng cầu nguyện với Cha. Nó liên tục tìm cách gieo những ý tưởng trong trí chúng ta rằng chúng ta không có quyền bước vào ngai ân điển là nơi ta có thể tìm thấy sức mạnh trong lúc có nhu cầu .
Điều hết sức quan trọng là chúng ta nhận biết rằng lời cầu nguyện hiệu quả đặt cơ sở trên Giao ước Huyết, tức huyết đổ ra của Jêsus Christ. Điều này đặc biệt đúng khi ta đang chiến đấu với ma quỷ trong sự cầu nguyện. Chúng ta có thể gọi ma quỷ là kẻ nói dối và là cha của kẻ nói dối, vì Kinh Thánh cho ta biết nó là kẻ nói dối và cha của kẻ nói dối. “Khi hắn nói dối là hắn làm theo bản tánh hắn, vì hắn chính là kẻ nói dối và là ông tổ nói dối.” (Gia : 8-44 )
Chúng ta có thể chiến thắng mọi ý tưởng nào mà không thuộc Đức Chúa Trời! Chúng có thể trói mọi lời kiện cáo tiêu cực và lời tự hủy diệt nào bước vào tâm trí để xóa đi hình ảnh bản thân của chúng ta có thể làm điều này bởi vì Đức Chúa Jesus đã mua quyền hợp pháp để bước vào ngai ân điển rồi! ( Ma 18 :18 )
Ngày nay, bạn có thể can đảm đến với Chúa trong sự cầu nguyện! Bạn thuộc về nhóm người thân thiết và tuyển chọn mà đã được để cho bước vào ngai của Cha. Đặc quyền đó là miễn phí, nhưng không phải là rẻ. Đối với bạn thì miễn phí, song Đấng Christ đã trả mạng sống của Ngài để bạn có được đặ quyền đó. Nếu bạn không thực hành quyền hợp pháp để bước vào Cha, bạn đang phủ nhận công tác chuộc tội của Đấng Christ tại thập tự giá .
Công cụ tấn công duy nhất của Satan là làm chúng ta bỏ lơ quyền cầu nguyện kỳ diệu của chúng ta. Nó biết cách nào để trộm cướp, nhưng chúng ta phải nhận ra kẻ thù của chúng ta là ma quỷ để chúng ta không bị lừa bởi quỷ kế của nó. Chúng ta là những người thắng hơn Đấng chinh phục qua Đấng Christ yêu thương chúng ta !
Bạn có khát khao có một mối thông công với Jesus Christ và Cha qua Đức Thánh Linh không? Điều này chỉ có thể có được trong sự cầu nguyện. Có phải bạn có những lời cầu xin không được đáp lời, có nhu cầu chữa lành, nhu cầu tha thứ hay phấn hưng không? Quyền để bước vào ngai Đức chúa Trời nhờ giao ước huyết là của bạn. Hãy đến gặp gỡ Chúa ngay bây giờ.
LỜI GIỚI THIỆU
CÁCH CẦU NGUYỆN
Lời cầu nguyện của một Cơ Đốc Nhân là một mối tương giao với cha Thiên Thượng. Khi một đứa bé ra đời, nó lớn lên và phát triển để học cách thưa chuyện với cha mẹ nó. Khi mối tương giao giữa cha mẹ và con cái trở nên sâu đậm hơn, thì sự thông công giữa cha mẹ và con cái cũng phát triển mật thiết hơn. Đức tin của Cơ Đốc Nhân cũng diễn tiến tương tự. Việc tiếp nhận Jesus Christ làm Chúa và Cứu Chúa là sự tái sinh thuộc linh và Đức Thánh Linh bắt đầu ngự trong chúng ta. Một trong những điều đầu tiên Ngài dạy chúng ta là cầu nguyện. Khi chúng ta là những Cơ Đốc Nhân càng học nhiều về sự cầu nguyện và thật sự cầu nguyện ngày càng nhiều, thì đức tin nơi Chúa sẽ càng mạnh mẽ và tình yêu đối với Chúa cũng càng nẩy nở và sâu đậm trong đời sống chúng ta. Mặc dù tất cả các Cơ Đốc Nhân đều tin nơi Jesus Christ, song hầu hết trong số họ không biết cầu nguyện cách hiệu quả. Đây là lý do họ không tăng trưởng đúng mức trong đức tin, ngược lại đời sống và kinh nghiệm Cơ đốc của họ cứ ở trong tình trạng ấu trĩ. Vì vậy, tôi thúc giục tất cả Cơ Đốc Nhân chúng ta hãy học cách cầu nguyện. Hầu hết các Cơ Đốc Nhân đều có ao ước mãnh liệt để cầu nguyện song họ không biết cách bắt đầu. Nhiều người cũng muốn cầu nguyện nhiều giờ hơn song họ không biết chắc cách nào để thực hiện đều này, vì vậy họ lại mất tinh thần. Tôi muốn giúp các Cơ Đốc Nhân này cầu nguyện hiệu quả và đây cũng là lý do tôi viết cuốn sách này .
Một người càng cầu nguyện, người đó càng kinh nghiệm và sống trong lĩnh vực thuộc linh. Vô số Cơ Đốc Nhân không thể cầu nguyện trên mười hay mười lăm phút. Những Cơ Đốc Nhân này không dám nghĩ tới việc cầu nguyện nửa giờ, một giờ hay ba giờ. Tuy nhiên, khi một người thực hành và kỷ luật chính mình nghiêm túc, người đó có thể cầu nguyện nhiều giờ hơn.
Cá nhân tôi ước ao rằng tất cả Cơ Đốc Nhân đều có thể cầu nguyện sâu nhiệm hơn và lâu hơn. Khi tôi là một Cơ Đốc Nhân non trẻ, tôi cũng không thể cầu nguyện lâu hơn. Tuy nhiên, khi tôi lớn lên trong đức tin và trải qua nhiều năm trong chức vụ, tôi kinh nghiệm sự cầu nguyện sâu nhiệm hơn và lâu hơn và cũng hiểu được tầm quan trọng số môâït của cầu nguyện.
Qua sự kỷ luật liên tục, tôi có thể cầu nguyện lâu hơn và đời sống cầu nguyện của tôi trở nên sâu nhiệm hơn. Khi tôi đi tiên phong mở một Hội Thánh vào năm 1958_ tôi thường cầu nguyện năm giờ một ngày. Thì giờ này gồm có thì giờ cầu nguyện sáng sớm, thì giờ cầu nguyện cá nhân vào buổi sáng, thì giờ cầu nguyện buổi chiều và thì giờ cầu nguyện buổi tối. Dường như tôi cầu nguyện liên tục. Ngày nay tôi vẫn duy trì thì giờ cầu nguyện ít nhất một giờ cho tới ba giờ một ngày. Tôi dâng mọi vinh hiển cho Chúa về việc này.
Không có cầu nguyện nhiều như vậy, tôi không thể nhận đủ quyền năng thuộc linh để giúp đỡ dân sự. Qua sự cầu nguyện, tôi được Chúa ban quyền năng để tiếp tục chức vụ của tôi. Tôi tha thiết hy vọng tất cả tín hữu sẽ cầu nguyện hiệu quả hơn và để nhiều thì giờ cầu nguyện sâu nhiệm hơn.
Làm sao một Cơ Đốc Nhân cầu nguyện như mình muốn? Để cầu nguyện sâu nhiệm và hiệu quả hơn trong thời gian cầu nguyện như ta ước ao, ta phải cố gắng khám phá ra nhiều cách để cầu nguyện. Ta phải nghiên cứu những phương pháp này và dự định cầu nguyện với lòng tha thiết. Tuy nhiên không cầu nguyện thật sự, chúng ta không bao giờ có thể cầu nguyện như chúng ta muốn.
Qua việc chia sẻ những mẫu cầu nguyện của đời sống cá nhân tôi, tôi muốn giúp bạn xây dựng đời sống cầu nguyện riêng sâu nhiệm, hiệu quả và thỏa lòng.
CHƯƠNG I
CẦU NGUYỆN KIỂU TỰ DO
Nếu tôi ví cầu nguyện như cuộc đi dạo, thì Cầu Nguyện Kiểu Tự Do giống như bước đi mà không ý định đi đâu cả. Chân tôi dẫn đâu thì tôi theo đó, rồi lại về nhà. Trong một cách tương tự, khi lòng tôi cảm động với Chúa thì tôi cầu nguyện chớ không cầu nguyện theo đề tài cầu nguyện đặc biệt nào cả. Cầu Nguyện Kiểu Tự Do này thường được nhiều Cơ Đốc Nhân cầu nguyện. Hầu hết lời cầu nguyện của hội chúng thực hiện theo kiểu này. Tuy nhiên, dù cầu nguyện tự do có ích lợi là cầu nguyện khi mình muốn, song có bất lợi là hay sao lảng và thiếu tập trung. Cũng khó để cầu nguyện lâu vì bạn sẽ không còn điều gì để cầu nguyện nữa. Cầu Nguyện Kiểu Tự Do thì tốt khi bạn có ít thì giờ song vẫn nhắm mục đích về hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta phải canh chừng trong sự Cầu Nguyện Kiểu Tự Do là ta không bắt đầu cầu nguyện với lời cầu xin độc thoại “ xin ban cho con …. “ “xin ban cho con …” Hãy nhớ, chúng ta đang thưa chuyện với Cha Thiên Thượng đáng kính của chúng ta, là Đấng sáng tạo trời đất. Vậy ta phải chuẩn bị tấm lòng khi đến gần ngai của Cha Thiên Thượng. Ta phải ăn năn tội lỗi mình. Nếu ta cứ chất chứa sự phản nghịch với Chúa mà vẫn cầu nguyện với Ngài, thì tất cả lời cầu nguyện chúng ta đều vô hiệu. Hãy lệ thuộc Đức Thánh Linh để dò xét tấm lòng bạn. Hãy xưng tội lỗi của bạn để được tẩy sạch bởi Huyết báu của Chúa Jesus trước khi bạn bắt đầu cầu xin Chúa bất cứ đều gì.
Dù ta cầu nguyện tự do, ta phải đến với Chúa bằng lời cảm tạ và ngợi khen dâng cho Ngài. Đavít , tác giả Thi Thiên đã ngợi khen Chúa như vầy : “ Hãy lấy lòng cảm tạ mà bước vào sự hiện diện Ngài và cất tiếng mừng rỡ bằng Thi Thiên.” (Thi 95 : 2 ) Ta phải nhớ ân huệ và phước hạnh của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ở quá khứ rồi dâng lên lời cảm tạ Ngài. Ta cũng ngợi khen Ngài với lòng mong chờ vui mừng rằng Ngài yêu chúng ta và sẽ đáp lời cầu nguyện chúng ta. Chúng ta có thể cầu nguyện hiệu quả chỉ khi nào ta được Thánh Linh dẫn dắt. Thánh Linh Đức Chúa Trời giúp đỡ sự yếu đuối chúng ta. Khi ta không biết cách cầu nguyện, Thánh Linh sẽ giúp chúng ta. Đó là lý do tôi luôn dạy tín hữu tôi hoan nghênh Thánh Linh vào lòng họ và nhờ cậy Ngài ngõ hầu dẫn dắt họ thoải mái trong lời cầu nguyện. Thánh Linh của Đức Chúa Trời là một Thân vị đáng kính. Ngài là Đấng An ủi đang ngự trong chúng ta và Ngài muốn giúp chúng ta rất nhiều. Khi lệ thuộc Đức Thánh Linh để cầu nguyện, chúng ta thật sự vui hưởng thì giờ kỳ diệu cầu nguyện theo Kiểu Tự Do nhờ sự giúp đỡ của Ngài.
Trong buổi thờ phượng tại Hội Thánh hay thì giờ ngắn ngủi ở riêng với Chúa, thì Cầu Nguyện Kiểu Tự Do này rất ích lợi.
CHƯƠNG II
CẦU NGUYỆN THEO ĐỀ TÀI
Nếu tôi cố gắng giải thích Lời Cầu Nguyện Theo Đề Tài, tôi sẽ nói nó giống như đi mà biết rõ nơi đến. Không giống như lời Cầu Nguyện Kiểu Tự Do, Lời Cầu Nguyện Đề Tài có một mục đích đặc biệt cho sự cầu nguyện. Đó là lý do tôi gọi nó là “Cầu Nguyện Theo Đề Tài.” Chuẩn bị tấm lòng trước ngai Đức Chúa Trời vẫn là yêu cầu trước tiên như trong Cầu Nguyện Kiểu Tự Do. Chúng ta phải ăn năn và xưng tội, được tẩy sạch khỏi mọi bất tuân trước mặt Đức Chúa Trời rồi mới đến trước ngai. Dâng lời cảm tạ và ngợi khen cũng là điều kiện tiên quyết đối với Cha chúng ta. Lời Đức Chúa Trời nói Ngài ngự trong lời ngợi khen của con cái Ngài. Lời cảm tạ và ngợi khen chuẩn bị con đường cho Ngài đến với chúng ta.
Một đều rất quan trọng phải nhớ là khi ta cầu nguyện cho môâït nhu cầu đặc biệt, ta phải loại trừ sự tham lam khỏi lòng chúng ta. Nếu ta có lòng tham đòi Chúa về những mục đích ta đặt ra, lời cầu nguyện như thế sẽ không mang lại kết quả nào. Dù mục đích của ta là gì, trước tiên ta phải đặt nó trên bàn thờ Chúa và xem xét điều nào làm vinh hiển Ngài trước tiên. Nếu mục đích của lời cầu nguyện không phải vì vinh hiển Chúa, ta phải chấp nhận sự thật là mục đích đó không ở trong ý muốn Đức Chúa Trời. Nếu mục đích đó nằm trong ý muốn Đức Chúa Trời, ta phải có đức tin nơi Ngài rằng Ngài chắc chắn trả lời chúng ta. Ước muốn hàng đầu của chúng ta là ý muốn Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
Trong sự Cầu Nguyện Theo Đề Tài, ta phải có mục đích rõ ràng trong trí. Lời cầu nguyện mơ hồ sẽ không bao giờ hiệu quả. Ví dụ, nếu ta cầu nguyện, “Cha ơi, con cầu nguyện Ngài ban phước cho chúng con ” thì chỉ là lời cầu nguyện mơ hồ, hay cầu nguyện, “Cha ơi, xin ban phước cho đất nước chúng con” thì cũng tương tự .
Khi điều gì xảy ra trong đời sống chúng ta mà vẫn không biết rõ có phải có phải là sự đáp lời hay không, thì lời cầu nguyện như thế không thể gọi là lời Cầu Nguyện Theo Đề Tài. Lời Cầu Nguyện Theo Đề Tài là lời cầu nguyện đặc biệt, và khi được đáp lời, ta biết rõ đó là sự đáp lời đặc biệt từ Chúa và ta có thể làm chứng rằng mình kinh nghiệm sự đáp lời.
Lời cầu nguyện của bà góa được viết trong sách Luca. Bà ta cứ đến nài xin vị thẩm phán, “Xin xét xử công minh cho tôi đối lại kẻ chống nghịch tôi.” Nhưng vị thẩm phán thành đó không sợ Thượng Đế cũng chẳng nể loài người. Do vậy lời nài xin của bà bị khinh miệt và bà cũng bị sỉ nhục. Nhưng bà tiếp tục đến quấy rầy ông ta. Cuối cùng vị thẩm phán bất lương ấy nói, “Dù ta không sợ Thượng Đế cũng chẳng nể loài người, nhưng vì mụ góa này quấy rầy ta, nên ta xét xử công minh cho mụ, kẻo mụ cứ trở lại mãi, thì rốt cuộc ta cũng bị bực mình!” Chúa bảo : “Các con hãy nghe lời thẩm phán bất lương ấy nói! Lẽ nào Thượng Đế lại không xét xử công bình cho những kẻ được Ngài chọn, là những kẻ ngày đêm kêu xin Ngài mà Ngài còn trì hoãn hay sao? Ta bảo các con: Ngài sẽ nhanh chóng xét xử công minh cho họ.”
Đức Chúa Jesus cũng dạy về sự cầu nguyện bằng cách dùng câu chuyện. Giả định một người trong các con cóù người bạn, nửa đêm đến nhà bạn ấy yêu cầu: “Anh ơi, cho tôi mượn ba ổ bánh, vì tôi có bạn đi đường mới tới, nhưng tôi không có gì mời ăn.” Người bạn trong nhà đáp: “Anh đừng quấy rầy tôi! Cửa đã đóng rồi; các con tôi đang ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể nào dậy lấy bánh cho anh được!” Ta bảo các con : “ Dù người kia không chịu dậy đưa bánh vì tình bạn hữu, nhưng cũng phải dậy đưa đủ số bánh bạn mình cần vì bị quấy rầy.” Ta cũng bảo các con : “Hãy xin sẽ được, Hãy tìmsẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở ra cho các con. Vì ai xin sẽ được, ai tìm sẽ gặp, ai gõ thì cửa sẽ mở. “ (Luca11:9 -10 ).
“Trong các con, có người nào làm cha mà con mình xin cá lại cho rắn, xin trứng lại cho bò cạp không? Vậy, nếu các con là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt, huống gì Cha trên trời lại không ban Thánh Linh cho những người cầu xin Ngài sao?” (Luca11:11-13).
Vì vậy, khi ta cầu nguyện ta phải có mục đích rõ ràng như , “ Xin xét xử công minh cho tôi đối lại kẻ thù nghịch tôi, “ hay “cho tôi mượn ba ổ bánh .”
Cầu nguyện mà không có mục đích rõ ràng không thể gọi là Cầu Nguyện Theo Đề Tài. Trong những tháng qua tôi cầu nguyện lời cầu nguyện theo đề tài đặc biệt. Thật là khó để tìm một tòa nhà mới cho Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn Tokyo của chúng tôi và càng khó hơn để tìm một tòa nhà thích hợp cho Hội Thánh tại thành Tokyo. Thậm chí khi chúng tôi tìm được một tòa nhà để thuê, nếu chúng tôi nói nhà này để Hội Thánh thờ phượng thì hầu hết các chủ nhà từ chối, đặc biệt đối với các Cơ Đốc Nhân Nam Triều Tiên. Vì thế đối với mục đích đặc biệt này, tôi phải vật lộn trong sự cầu nguyện nhiều tháng và Đức Chúa Trời đã trả lời và giúp chúng tôi thuê một tòa nhà đẹp tại trung tâm Tokyo. Nó tốt hơn cái tòa nhà hiện tại và còn có một sân đậu rộng. Cũng vậy, một lời cầu nguyện không có mục tiêu rõ ràng giống như đánh gió bá vơ.
Trước đây, trên đường về Seoul, tôi dừng chân tại buổi nhóm ở San Francisco để dự một cuộc mitting. Vợ của một Mục sư dẫn đến tôi một phụ nữ độc thân, nhờ tôi cầu nguyện để cô lấy một người chồng Cơ Đốc Nhân. Người phụ nữ này khoảng 30 tuổi. Tôi hỏi cô mẫu người chồng nào cô muốn là chồng của cô. Cô trả lời rằng đó là vấn đề của Đức Chúa Trời. Ngài biết điều gì tốt nhất cho cô. Vì thế tôi bảo cô “Không, cô không nên cầu nguyện cách mơ hồ. Cô phải cầu nguyện Chúa một cách cụ thể.” Rồi tôi giúp cô phác thảo nhu cầu của cô. Cô ấy nói cô thích một người có tấm lòng nồng hậu, cao và ốm, làm nghề thầy giáo, thích hát, nếu có thể được cha mẹ còn sống. Bây giờ cô đã có mục tiêu rõ ràng cho lời cầu nguyện xin một người chồng. Chúng tôi cùng nhau cầu nguyện một cách cụ thể, và sau này tôi nghe tin tức tốt lành nơi cô, cô đã lập gia đình cách đây một năm và đã lấy một người chồng đúng như điều cô đã cầu nguyện cụ thể. Cô đã cầu nguyện theo bản danh sách của cô và đã nhận được chính xác sự trả lời của Chúa.
Cầu nguyện theo đề tài là lời cầu nguyện khẩn thiết kéo dài trong nửa giờ hay một giờ cho một nhu cầu đặc biệt.
Sự kiên nhẫn là điều kiện tiên quyết cho sự cầu nguyện theo đề tài. Trong sự cầu nguyện theo đề tài nhiều lúc mục tiêu của chúng ta dường như bị hủy bỏ và dường như nó không thể thành được. Tuy nhiên, các cơ Đốc Nhân không nên bỏ cuộc. Trong sự cầu nguyện theo đề tài bạn phải nhẫn nại. Đôi lúc, bạn sẽ kinh nghiệm mục tiêu của mình dường như bị hủy bỏ và không thể hoàn thành. Nhưng bạn không nên nản lòng mà phải kiên trì trong sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Trong kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi đã trải qua nhiều lần giấc mơ và mục tiêu của tôi bị tiêu tan trong sự cầu nguyện theo đề tài của tôi. Nhưng giữa những lúc thất vọng như thế tôi vẫn tiếp tục tin cậy Đức Chúa Trời và cuối cùng đã kinh nghiệm sự trả lời của Ngài cho lời cầu nguyện của tôi. Đức Chúa Trời đã làm sống lại giấc mơ đã bị tiêu tan của tôi.
Chúng tôi đã cầu nguyện để có một miếng đất để xây một ngôi nhà làm tờ nhật báo của chúng tôi và Đức Chúa Trời đã giúp đỡ chúng tôi tìm mua được một miếng đất khoảng 71.160 mét vuông. Tất cả chúng tôi đều vui mừng và cảm tạ Đức Chúa Trời về điều đó. Nhưng hoàn cảnh bất trắc xảy ra và chúng tôi hầu như mất miếng đất. Giấc mơ xây dựng một toà nhà làm tờ báo hầu như bị tiêu tan. Chúng tôi nản lòng và bị cám dỗ mất hết hy vọng. Tuy nhiên chúng tôi khóc lóc và tiếp tục cầu nguyện, nhớ lại rằng Aùpraham đã sinh con khi ông một trăm tuổi và Sara chín mươi tuổi trong khi đối với con người thì việc này không thể được. Khi chúng tôi kiên trì trong sự cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã trả lời chúng tôi. Giấc mơ của chúng tôi được sống lại và chúng tôi bắt đầu xây dựng. Khi chúng ta cầu nguyện một cách cụ thể cho một giấc mơ rõ ràng chúng ta sẽ đi qua một giai đoạn giấc mơ bị tắt lịm, nhưng Đức Chúa Trời sẽ làm sống lại giấc mơ đã tắt lịm để chúng ta không lui đi trong đức tin.
CHƯƠNG V
CẦU NGUYỆN THEO KHUÔN MẪU ĐỀN TẠM
Cầu nguyện là nền tảng của sự phấn hưng trong tấm lòng và Hội Thánh của bạn. Nhưng nhiều người vẫn không biết cách cầu nguyện hơn một tiếng đồng hồ. Jesus phán với các môn đồ: “Các con không thức nỗi với ta một giờ trong sự cầu nguyện sao?”. Tại vườn Ghếtsêmanê các môn đồ không thể cầu nguyện với Chúa Jesus thậm chí chỉ một tiếng đồng hồ. Jesus bắt đầu chức vụ của Ngài bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn bốn mươi ngày. Trong lúc Ngài sống trên đất, đời sống của Ngài bão hòa bằng sự cầu nguyện. Cuối cùng Ngài kết thúc chức vụ tại Ghếtsêmanê bằng sự cầu nguyện sốt sắng. Cuộc đời của Chúa Jêsus giáp vòng bằng một đời sống cầu nguyện. Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng tôi một chức vụ lớn tại Seoul Nam Hàn. Ngay bây giờ tôi đang coi sóc 700.000 người tại Hội Thánh của chúng tôi. Hàng năm chúng tôi chinh phục hơn 300.000 người mới trở lại với Jêsus Christ. Nhiều người hỏi tôi “bí quyết là gì ?”. Vâng, có nhiều bí quyết cho sự tăng trưởng của chúng tôi nhưng bí quyết quan trọng hơn hết là sự cầu nguyện. Tôi bắt đầu hầu việc Chúa vào năm 1958 tại một vùng ngoại ô của thành phố Seoul. Nó là một khu nhà ổ chuột. Từ đầu, Đức Thánh Linh dạy tôi rằng nền tảng của Hội thánh là sự cầu nguyện. Tôi cố gắng chinh phục linh hồn về cho Chúa bởi chính sức mạnh của tôi. Tôi đã giảng hơn sáu tháng, nhưng tôi không thể dẫn dắt một linh hồn nào trở lại với Chúa Jesus Christ .Và chưa đầy một năm tôi đã xếp va li hơn tám lần để rời khỏi chức vụ. Lúc đó tôi chắc chắn rằng tôi không được kêu gọi làm Mục sư. Tôi không dám mơ rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành một Mục sư của Hội thánh rất lớn . Lúc đó giấc mơ lớn nhất là có ba mươi tín hữu trong Hội thánh của tôi, nhưng Đức Chúa Trời dạy tôi rằng tôi phải nương dựa vào Ngài. Vậy tôi bắt đầu cầu nguyện trên năm tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tôi nói với bạn rằng cầu nguyện trên năm tiếng đồng hồ không phải là một công việc dễ. Tôi tranh đấu và chống lại xác thịt. Sau đó, và nhiều điều lớn lao bắt đầu xảy ra và tôi được thay đổi, lúc đó dân sự cũng thay đổi và cả thành bắt đầu thay đổi. Trong ba năm chúng tôi dẫn sáu trăm người trở lại với Jêsus Christ. Chúng tôi xây dựng xây Hội Thánh thật đẹp tại đó vào năm 1961 rồi tôi dời xuống vùng thành phố Seoul. Bởi vì tôi đã kinh nghiệm một ít thành công với sáu trăm người. Tôi muốn xây một Hội Thánh trong vòng những Hội thánh rất lớn. Người ta đã cười tôi bởi vì tôi trẻ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng một lần nữa tôi quyết định cầu nguyện, tôi cầu nguyện rất nhiều và Đức Chúa Trời bắt đầu vận hành. Mẹ vợ của tôi là nguôøn cảm ứng về sự cầu nguyện của tôi lúc đó, đặc biệt bà quấy nhiễu tôi làm để tôi không thể nào ngủ quá bốn giờ rưởi sáng, bởi vì chúng tôi có buổi nhóm cầu nguyện sáng sớm tại Nam Hàn.
Hết thảy những người đựơc bảo phải thức dậy bốn giờ rưởi và cầu nguyện. Đặc biệt, đầy tớ Chúa không được ngủ quá bốn giờ rưởi sáng. Mỗi buổi sáng mẹ vợ của tôi nhúng chiếc khăn trong nước lạnh rồi đặt trên mặt tôi. Nhiều lần tôi thức dậy ngồi cạnh giường mà nói: “Mẹ ơi! điều đó chỉ giết con thôi.”
Một sáng nọ tôi thức dậy để nghe chuông điện thoại, tôi nhấc điện thoại lên thì mẹ vợ tôi nói. Tôi không biết về những nền văn hóa khác nhưng ở Nam Hàn bà mẹ vợ mà nói thì bạn sẽ gặp rắc rối. Bà ta nói “Con đang làm gì?” “Mẹ ơi, con đang ngủ.” “Ô mắc cở quá, chúng tôi đang đợi anh ba mươi phút rồi, anh không biết rằng bây giờ đã năm giờ rồi sao? Chúng tôi muốn biết anh có còn có phải là Cơ Đốc Nhân không?”.
Tôi sợ quá nên tôi xông vào phòng tắm, đánh răng, chải tóc và lấy cuốn Kinh Thánh rồi phóng nhanh đến nhà thờ, hết thảy mọi người đang chờ đợi. Tôi xông lên bục giảng thì lúc đó mọi người bắt đầu cười, khi tôi nhìn tôi thì tôi vẫn còn mặc bộ đồ ngủ. Dù vậy, nhờ lời cầu nguyện tha thiết, mà Chúa bắt đầu ban phước cho chúng tôi! Vì Mục sư cầu nguyện như thế nào thì Cơ Đốc Nhân cũng cầu nguyện như Mục sư. Vì vậy, khắp nước Nam Hàn, các Cơ Đốc Nhân cầu nguyện tha thiết mỗi ngày. Chúng tôi không chỉ có buổi nhóm cầu nguyện sáng sớm mà cũng có những buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm vào thứ sáu. Đến với Hội thánh chúng tôi có hơn 15.000 người đến vào đêm thứ sáu để cầu nguyện. Ngoài ra, cũng có nhiều núi cầu nguyện ở Nam Hàn. Tại núi cầu nguyện của chúng tôi, có hơn một triệu người đến cầu nguyện, kiêng ăn từ ba đến bốn mươi ngày.
Xứ sở chúng tôi bão hòa bằng lời cầu nguyện và kết quả là quyền lực của Satan đã bị trói và bị bẽ gãy. Hàng triệu người đã đến với Chúa Jêsus Christ. Tôi tin vào thập niên chín mươi xứ sở chúng tôi sẽ trở nên một quốc gia Cơ Đốc Giáo lớn nhất thế giới. Tất cả cuộc phấn hưng này đã đến với chúng tôi qua sự cầu nguyện. Bạn có thể có một Hội thánh lớn, và một phong trào lớn lao của Đức Chúa Trời, nếu bạn chỉ quỳ gối cầu nguyện. Cha thiên thượng của chúng ta có một nhu cầu lớn trong tấm lòng của Ngài. Đức Chúa Trời là yêu thương và muốn có mối tương giao. Bạn có yêu chồng của bạn không? Bạn có yêu vợ của bạn không? Bạn có yêu con cái của bạn không? Lúc đó bạn sẽ muốn để nhiều thì giờ hơn để gần Chúa. Ngài muốn có mối tương giao với bạn, nếu bạn không thể làm thỏa mãn tấm lòng của Ngài thì Chúa sẽ không làm thỏa mãn bạn được. Đức Chúa Trời rất buồn lòng với nhiều Cơ Đốc Nhân và nhiều Hội Thánh. Tại sao? Bởi vì Mục sư và những người lãnh đạo Hội thánh quá bận rộn giúp đỡ nhu cầu dân sự mà họ không thỏa mãn nhu cầu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn bạn và tôi đến với Ngài giúp đỡ nhu cầu của Ngài, Đức Chúa Trời đã sáng tạo bạn để thông công. Đó là trách nhiệm số một của bạn trong đời sống. Chức vụ đối với Chúa phải đến trước chức vụ đối với dân sự. Khi tôi có ba trăm tín hữu, tôi ở ngã ba đường quyết định. Dân sự của tôi muốn tôi thăm viếng họ, cố vấn cho họ và cầu nguyện cho họ. Và tôi phải mất nhiều thời giờ để giúp đỡ dân sự _ Tôi đã mệt đừ nên tôi không đủ thì giờ để phụng sự Chúa. Tôi phân vân nên làm gì đây. Cuối cùng, sau nhiều sự cầu nguyện tôi đi đến quyết định. Nhiều người nói rằng họ sẽ bỏ Hội thánh nếu tôi không chú tâm nhiều với họ. Nhưng tôi quyết định chú tâm nhiều tới Chúa. Tôi bắt đầu cầu nguyện hơn ba giờ mỗi ngày, và Đức Chúa Trời bắt đầu đổ phước hạnh của Ngài trên chức vụ của tôi một cách lớn lao. Hội Thánh bắt đầu tăng trưởng. Vì vậy, tôi khích lệ bạn là độc giả, phải để nhiều thì giờ trước mặt Chúa. Hãy thỏa mãn tấm lòng của Chúa. Bạn càng để nhiều thì giờ với Chúa thì bạn càng đầy dẫy Thánh Linh hơn. Bạn không thể đầy dẫy Thánh Linh mà không có sự cầu nguyện. Không có sự cầu nguyện trên một giờ, bạn không thể nói rằng bạn đầy dẫy Thánh Linh. Ma quỉ sẽ không sợ khi bạn đến Hội Thánh, ma quỉ cũng sẽ yên lặng khi bạn nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng ma quỉ sẽ chống cự bạn khi bạn bắt đầu cầu nguyện. Ma quỉ không đứng nỗi khi bạn cầu nguyện. Khi bạn cầu nguyện, ma quỉ sẽ gây rắc rối. Nhưng khi bạn cầu nguyện nhiều hơn, ma quỉ sẽ lìa khỏi bạn. Bạn không biết ma quỉ sẽ khiến những rắc rối giữa bạn, gia đình của bạn, con cái, công việc làm ăn, Hội Thánh và nhiều điều mà rất quan trọng trong đời sống của bạn nhiều thể nào. Nhiều người nói, “Vâng, đây là thế kỷ hai mươi mốt chúng ta không tin rằng có ma quỉ. Đó là mưu trước của Satan. Jesus đã để thì giờ đuổi quỉ hơn công tác nào khác. Khi bạn đuổi quỉ bạn cũng có một sự vận hành của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh của bạn. Chỉ qua sự cầu nguyện, Đức Chúa Trời sẽ đáp lời những nan đề trong đời sống của bạn. Vâng, Ngài biết về nan đề của bạn. Đức Chúa Trời có quyền năng để giải quyết những những nan đề của bạn, nhưng Ngài chờ đợi cho đến khi bạn cầu nguyện về những nan đề này. Chỉ qua sự cầu nguyện bạn có thể đụng đến bạn hữu và láng giềng của bạn. Tôi có 51.000 lãnh đạo tế bào trong Hội thánh của tôi, và một lãnh đạo tế bào có từ năm đến mười gia đình trong tổ của họ. Họ dẫn dắt trung bình hai gia đình trở lại với Chúa mỗi năm. Tôi cũng yêu cầu họ chuẩn bị mục tiêu tương lai cho những gia đình láng giềng của họ mà họ định tới trong một năm, rồi sau đó cầu nguyện. Nhiều lãnh đạo tế bào của tôi nói:“Chúng tôi không dám đi gõ cửa, chúng tôi không được trang bị đủ để làm chứng cho họ về Chúa Jesus.” Vâng, họ đưa ra nhiều lời biện hộ. Nhưng tôi nói: “Nhưng các bạn không thể cầu nguyện sao?” Họ nói “Vâng!” Tôi bảo họ hãy cầu nguyện để láng giềng của họ được cứu. Tôi chỉ dẫn họ là hãy chọn người láng giềng nào mà họ muốn chinh phục cho Chúa, rồi hãy tập trung cầu nguyện cho họ trong sáu tháng. Thường thì gia đình đó đã được chinh phục về với Chúa Jêsus Christ. Khi bạn nghĩ về điều đó, thì mỗi lãnh đạo tế bào đã dẫn dắt hai gia đình hay sáu thành viên trở lại với Chúa Jêsus Christ hằng năm. 51.000 nhân cho 6 thì được 306.000 người mới. Chúng tôi không có những buổi nhóm truyền giảng lớn lao qui mô để chinh phục linh hồn mà là rất yên lặng, nhiều linh hồn được cứu mỗi ngày. Điều này có thể được thực hiện khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê, tôi khám phá rằng người ta không biết cách cầu nguyện trên một giờ đồng hồ để hoàn tất mục tiêu của họ. Tôi yêu cầu dân sự của tôi cầu nguyện trên một tiếng mỗi ngày. Tôi gọi loại cầu nguyện đó là loại cầu nguyện Ghết-sê-ma-nê tại đó. Tại Ghết-sê-ma-nê Jesus đã khiển trách các môn đồ của Ngài, vì họ không thể cầu nguyện hơn một tiếng. Khi bạn bắt đầu cầu nguyện hơn một tiếng mỗi ngày, thì một điều gì đó chắc chắn sẽ xảy ra trong đời sống của bạn. Người ta đã đưa ra đủ thứ lời biện hộ là họ bận rộn, nhưng Jesus không dung chịu những lời biện hộ này. Tôi đã có bốn trăm bảy mươi sáu Mục sư phụ tá trọn thì giờ làm việc dưới quyền của tôi trong Hội thánh của tôi. Họ rất bận rộn để chăm 700000 linh hồn, tuy nhiên tôi luôn truyền bảo họ hãy để trên ba tiếng để cầu nguyện mỗi ngày. Tôi bảo họ dù họ cảm thấy không thể cố vấn cho người khác, điều đó đúng thôi, nhưng họ phải để ba tiếng trong sự cầu nguyện trước khi họ đi ra đáp ứng nhu cầu của dân sự. Nhiều người trong bạn đã nghe những gì Đức Chúa Trời đã làm cho Hội thánh chúng tôi tại Nam Hàn. Ấy là nhờ đời sống cầu nguyện của họ. Họ có quyền năng nơi Chúa và nơi dân sự. Trong chính đời sống cầu nguyện của tôi, tôi đã được Chúa dạy dỗ: làm thế nào để cầu nguyện hơn một giờ.
Chúng tôi tổ chức một hội nghị Hội thánh tăng trưởng hằng năm tại Seoul, Đại Hàn. Hàng ngàn người ngoại quốc đã đến tham dự hội nghị đó. Đến ngày cuối cùng, tôi đem họ đến núi cầu nguyện của chúng tôi để cầu nguyện. Tôi nói họ học lý thuyết rồi thì bây giờ chúng ta sẽ thực hành. Tôi đi với họ đến phòng cầu nguyện. Tôi bảo họ bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện hơn một giờ. Sau khi cầu nguyện khoảng hai mươi đến hai mươi lăm phút, hầu hết những người Mỹ và người Âu ngừng cầu nguyện. Họ nằm dài trên đất rồi họ nhìn chung quanh. Tôi bảo họ “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện đi!”, nhưng họ luôn luôn nói: “Chúng tôi không biết cách cầu nguyện, chúng tôi cầu nguyện đủ rồi không còn điều gì để nói nữa!” Đó là nan đề. Bạn và tôi nên có một điều gì để nói trên một tiếng, nhưng nếu bạn không có kế hoạch cầu nguyện thì dĩ nhiên bạn không cầu nguyện trên một tiếng.
Giả sử tôi sắp thông công với một người thông dịch. Chúng tôi ngồi xuống và bắt đầu nhìn nhau. Sau khi nói mười phút, chúng tôi không có gì để nói nữa. Điều đó sẽ trở nên buồn chán và khó nhìn nhau trong những giờ còn lại mà không nói gì cả.
Chúng ta nên có một điều gì đó để nói. Trong sự cầu nguyện bạn đang ở trong sự diện của Cha Thiên Thượng.
Sau khi nói khoảng hai mươi phút, bạn không có điều gì để nói với Cha Thiên Thượng, thì điều đó sẽ trở nên buồn chán giữa Đức Chúa Trời và bạn. Câu trả lời là gì ? Bạn phải có một hình thức cầu nguyện, một kế hoạch cho một số loại cầu nguyện. Đức Chúa Trời dạy tôi cách cầu nguyện hơn một giờ mà tôi gọi điều này là “Bài thể dục chạy bộ về cầu nguyện.” Bạn có tập thể dục chạy bộ không ? Tôi luôn thích thể dục chạy bộ nhưng tôi ngừng chạy ở Strasbourg.
Trong thời gian có buổi nhóm tại Strasbourg. Tôi thức dậy lúc bốn giờ rưởi để chạy bộ thay vì cầu nguyện. Tôi chạy khắp thành phố và thình lình tôi thấy tim đau nhói, tôi nằm xuống bên đám cỏ gần đó rồi nghỉ để hít thở không khí. Thay vì cầu nguyện tôi đã chạy bộ.
Tôi trở lại khách sạn mà không có vấn đề gì và từ ngày đó tôi luôn luôn cầu nguyện trước khi tôi để thì giờ chạy bộ.
Khi bạn cầu nguyện bạn cần “bài cầu nguyện”, một kế hoạch để bước theo ngõ hầu sau khi bạn đã cầu nguyện, bạn biết rằng bạn đã cầu nguyện một cách có hiệu qua và quyền năng. Bạn có thể hoàn thành mục đích thời gian cầu nguyện của bạn. Lần nọ, Chúa tỏ cho tôi về đền tạm trong đồng vắng. Dân Ysơraên đã ra khỏi Ai Cập và hành trình đến Canaan. Đức Chúa Trời muốn họ đến với Ngài, thờ phượng Ngài ngay cả trong khi họ du hành đến Canaan. Đức Chúa Trời bày tỏ khuôn mẫu đền tạm cho Môise và ông xây đền tạm tại đồng vắng theo như sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời và dân Ysơraên đã đến thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng ngày nay đền tạm là bạn. Kinh thánh nói rằng “Anh em là đền thờ của Đức Thánh Linh. Bạn không cần đi đến đồng vắng để tìm đền tạm mà Môi-se đã thờ phượng. Bạn là đền thờ của Đức Thánh Linh, bạn có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong tấm lòng của bạn. Bạn có thể thờ phượng theo như khuôn mẫu của đền tạm trong đồng vắng. Tất cả sự dạy dỗ của Cựu ước là hình bóng về những điều thuộc linh sắp đến. Bạn có thể thấy “bài tập thể dục chạy bộ về cầu nguyện” kỳ diệu này khi hiểu được đền tạm.
Trong đền tạm nơi đầu tiên mà bạn sẽ nhớ là bàn thờ bằng đồng. Ở đó thầy tế lễ giết sinh tế, đổ huyết và đốt thịt con sinh tế cho Chúa. Tại đó, tội nhân nhận sự tha thứ và sự phục hòa với Đức Chúa Trời. Đó là điểm bắt đầu cho bài luyện tập cầu nguyện của bạn. Bạn phải bắt đầu tại bàn thờ bằng đồng. Điều này tượng trưng cho thập tự giá Gôgôtha nơi Chúa Jêsus Christ trở nên của tế lễ cho chúng ta. Bạn phải bắt đầu tại thập tự giá của Jesus. Bạn phải bắt đầu thờ phượng Chúa Jêsus tại đó. Ngài đã đóng đinh cho bạn tại đó. Khi thờ phượng Jêsus bạn phải nhớ rằng Ngài đã tha thứ tội lỗi của bạn. Bạn nhớ thập tự giá và cảm ơn Jêsus vì sự tha thứ và cứu rỗi của Ngài. Tại đó, Jêsus Christ giải cứu bạn khỏi sự phán xét của mười điều răn. Và Jêsus Christ đã cất đi tất cả các hình phạt của mười điều răn và Ngài đã hoàn thành mười điều răn, Ngài đã cất đi luật pháp và mở cánh cửa để chúng ta được cứu bởi đức tin nơi Jêsus Christ. “Jêsus ôi, Ngài cứu con khỏi sự phán xét của luật pháp. Bây giờ con đang sống trong thời đại ân điển. Bởi đức tin nơi Ngài, con được cứu, con cảm ơn Ngài vì huyết của Ngài đổ ra. Con cám ơn Ngài vì ân điển của Ngài và con cảm kích Ngài.” Sau đó, bởi thập tự giá Jêsus đã đụng độ Satan và tước đoạt vũ khí của nó. Bởi huyết của Jesus, ma quỉ mất hết quyền lực tại đó và Đức Chúa Trời đã hủy diệt hoàn toàn vương quốc của nó. Khi tôi thờ phượng Jêsus, thì lời cầu nguyện của tôi là: “Ôi Chúa Jêsus, bây giờ con đã được tự do khỏi sự kiểm soát của Satan. Bởi huyết Ngài, con hoàn toàn được tự do. Con không còn sợ Satan nữa hay lũ tà linh của nó. Con là người thắng hơn người chinh phục trong Jêsus Christ. Con ngợi khen Jêsus về những phước hạnh đó, cảm ơn Ngài về sự tẩy sạch và sự tha thứ. Sau đó tôi ngợi khen Jêsus về sự phục hòa mà đã xảy ra giữa Ngài và tôi. “Ôi Chúa Jêsus, Ađam đã đem sự thù nghịch giữa Đức Chúa Trời và chúng con. Nhưng Ngài đã hủy diệt bức tường thù nghịch và đem đến sự phục hoà. Con cảm ơn Chúa Jêsus! Đức Chúa Trời yêu mến con và con yêu mến Ngài. Trong Ngài chúng con có mối tương giao yêu thương. Sau đó, Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh Ngài vào lòng tôi và tôi bắt đầu thờ phượng Ngài lần nữa, “Con yêu mến Ngài, con thờ phượng Ngài, con cảm ơn Ngài về quyền năng của huyết Jêsus đã đem chúng con vào mối tương giao.
Sự chữa lành xảy ra tại thập tự giá, vậy, tôi ngợi khen Jêsus một lần nữa về sự chữa lành của Ngài đã cung ứng cho tôi. Cứu Chúa Jêsus yêu dấu. Ngài đã cất đi sự đau yếu của chúng con và mang bệnh tật của chúng con trên thập tự giá và bởi những lằn roi của Ngài chúng con đã được chữa lành và con ngợi khen Ngài về sự chữa lành Thiên Thượng.”
Khi tôi muời bảy tuổi số là tôi chết rồi. Tôi bị lao phổi ở thời kỳ cuối. Các bác sĩ bảo tôi rằng tôi chỉ còn sống được sáu tháng. Trong những ngày này, tôi trở nên Cơ Đốc Nhân, tôi đọc Kinh Thánh và thấy rằng Jêsus là Đấng chữa lành của tôi. Tôi đến với Jêsus và cầu xin Ngài đụng chạm tôi và chữa lành tôi. Bởi quyền năng mạnh mẽ của Ngài, Jêsus đã chữa lành tôi, Ngài vực tôi ra khỏi giường bệnh sắp chết. Vào thời điểm đó, tôi chưa hề thăm viếng Hội Thánh nào cả, tôi chưa hề nghe bài giảng nào cả nào. Tôi chỉ chấp nhận Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh. Tôi đã gặp gỡ Chúa Jêsus của tôi. Ngài là Đấng chữa lành đại tài. Tôi ngợi khen Chúa với tình yêu thương, với lòng cảm kích của tôi về sự chữa lành. Khi tôi tiếp tục nhìn vào thập tự giá, tôi nhớ rằng Jêsus cũng cất đi tất cả những sự rủa sả mà đã đặt trên Ađam. Khi Ađam và Êva sa ngã, họ đã đem sự rủa sả đến trên chính họ, và tất cả thế hệ kế tiếp. Đức Chúa Trời rủa sả đất và sự rủa sả của Ađam giáng trên chúng ta. Kể từ thời Ađam, con người đã sống dưới sự rủa sả và sự đau khổ tột cùng. Tất cả những phát triển của khoa học và xã hội cũng không bao giờ đem đến hạnh phúc thật cho con người. Nhưng Jêsus Christ đến cất đi sự rủa sả của chúng ta. Ga 3:13 nói: “ Đức Cơ Đốc đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của Kinh luật, khi Ngài chịu rủa sả thay cho chúng ta. Vì Thánh Kinh chép: Đáng rủa thay cho kẻ bị treo trên cây gỗ. Như thế, nhờ Đức Cơ Đốc Giê-su các phúc lành của Ápraham cũng được ban cho các dân ngoại và nhờ đức tin chúng ta nhận được Đức Thánh Linh đã hứa.” Tôi thờ phượng Chúa: “Ôi Chúa Jêsus Christ, con đã được cứu khỏi sự rủa sả, được phước hạnh bởi phước lành của Ápraham. Con sẽ không sống dưới vực sâu rủa sả, nhưng con đang sống nơi ngực của Ápraham. Con là người được phước. Nên bất cứ điều gì con làm sẽ được phước.” Vâng, bạn là một người được phước, bạn được giải cứu khỏi sự rủa sả. Hãy cất đi cất đi tất cả ý tưởng chông gai khỏi tâm trí của bạn! Hãy nói với chính bạn mỗi buổi sáng rằng bạn là người được Chúa ban phước. Hãy nói với Chúa rằng bạn được phước bởi phước lành của Đức Thánh Linh. Khi tôi ra nuớc ngoài, tôi cứ theo “bài tập thể dục chạy bộ về cầu nguyện” này vào sáng sớm, tôi cảm tạ Chúa rằng tôi được phước và vì vậy chức vụ tôi cũng được phước đối với dân sự. Jêsus cũng giải phóng bạn khỏi sự chết và hỏa ngục. Vậy, trong lúc bạn ở tại thập tự giá, bạn thờ phượng Ngài và cảm ơn Ngài vì giải phóng bạn khỏi sự chết và hỏa ngục. “Jêsus ơi, Ngài đã giải phóng con khỏi sự chết. Ngài đã chết thay cho con. Ngài đã chinh phục hỏa ngục. Ngài đã mở cửa nước Đức Chúa Trời. Con không sợ sự chết nữa. Con thờ phượng Ngài. Con yêu mến Ngài.”
Vì vậy qua việc suy gẫm và cầu nguyện theo cách này trước thập tự giá, tôi bắt đầu bài tập thể dục cầu nguyện của tôi. Bạn có thể ở vị trí ban đầu của thập tự giá mười hay mười lăm phút tùy lòng bạn muốn. Sau đó tôi rời vị trí của thập tự giá đi đến vị trí kế tiếp đó là chậu đựng nước. Chậu này chứa đầy nước. Ở đây thầy tế lễ rửa mình và được tẩy sạch, thánh hóa trước khi bước vào đền tạm. Khi tôi đi qua thập tự giá bây giờ tôi đứng trước chậu nước, là vị trí của sự nên thánh. Ở đó, tôi ngừng và cầu nguyện một lần nữa, “Chúa Jêsus ôi, con là một Cơ Đốc Nhân. Con đã được cứu khỏi Satan. Bây giờ con phải sống như một Cơ Đốc Nhân, con nói như một Cơ Đốc Nhân, con sẽ nghĩ như một Cơ Đốc Nhân và con sẽ không trở thành Cơ Đốc Nhân hữu danh vô thực nhưng con có lòng thành thực.
Rắc rối ngày nay là nhiều Cơ Đốc Nhân không còn là ánh sáng là muối nữa. Nhiều người trong họ có tôn giáo nhưng không có Jêsus Christ. Những gì chúng ta cần là một kinh nghiệm thật sự của chúng ta với Chúa Jêsus trong đời sống chúng ta. Tại chậu nước, tôi cầu nguyện, “Cha ơi, hãy khiến con công chính; qua lời của Ngài qua Thánh Linh, hãy khiến con trở thành người công chính, khiến con trở thành người thành thât. Nhiều người sống trong sự giả dối, họ nói dối với Chúa, họ nói dối với người láng giềng và họ đầy dẫy sự ngờ vực. Nhưng Cha ơi, khiến con trở thành người chân thật.”
Kế đó, tôi tiếp tục “Lạy Cha Thiên Thượng hãy khiến con thành người trung tín. Hãy giúp đỡ con giữ ngày thánh một cách trung tín. Hãy giúp đỡ con luôn dâng phần mười. Hãy khiến con trở thành một người chinh phục linh hồn trung tín, hãy khiến con trở thành con cái trung tín, hãy khiến con tha thứ, hãy khiến con yêu mến người khác.”
Điều hết sức quan trọng là phải tha thứ mọi người. Nhiều người xem nhẹ sự tha thứ. Nhưng trong Kinh Thánh, chúng ta khám phá mỗi lần Jêsus bảo người ta cầu nguyện Ngài truyền cho họ hãy tha thứ.
Trong Hội thánh của tôi, có một phụ nữ rất đẹp đến văn phòng của tôi nhờ cầu nguyện. Bà ta có một nụ cười dễ thương, tôi luôn luôn thích nụ cười của bà. Bà bị bịnh bại bán thân bất toại, khuôn mặt của bà méo đi và thần kinh giật liên tục. Tôi cảm thấy thương hại bà ta. Bà ta đã đến bác sĩ để tìm sự giúp đỡ, chữa lành nhưng các bác sĩ đều thất bại. Tôi đến gặp bà ta và cầu nguyện nhiều lần nhưng không có điều gì xảy ra cả. Tôi bối rối và bà ta thì nản lòng. Sau đó, một ngày nọ, bà ta đến văn phòng của tôi. “Mục sư ơi, sáng này khi tôi cầu nguyện về sự chữa lành, tôi nhận được một khải thị. Đức Chúa Trời không nói về sự chữa lành mà Ngài nói với tôi về sự tha thứ. Đức Chúa Trời bảo tôi rằng: ‘Đừng để một chút ghen ghét nào trong lòng của con, hãy tha thứ cho mọi người, ta không muốn con có sự ghen ghét nào trong tấm lòng’. Bà hỏi: “Đây có phải là khải thị từ Chúa không?” Tôi thốt lên một cách thích thú, “Vâng, đó là khải thị cho tấm lòng của bà. Điều đó có trong Kinh Thánh.” Bà ta nói : “Mục sư ơi, tôi gặp rắc rối, tôi không thể yêu cha mẹ chồng của tôi, chúng tôi đã sống với nhau và tôi đã làm nhiều điều tốt lành cho họ, nhưng họ là chông gai nơi xác thịt của tôi, tôi ghét họ và tôi không thể yêu họ ïvà tôi gặp rắc rối, thành thật mà nói tôi không thể yêu họ.” Tôi nói: “Chị ơi, đừng lo về chuyện đó. Kinh Thánh không có đề cập về sự yêu thương trước nhưng mà là tha thứ trước tiên. Khi bạn đã tha thứ, nếu có sức mạnh nào còn lại thì bạn bắt đầu yêu thương, nhưng bạn không có đủ sức còn lại thì chỉ tha thứ cho họ thôi. Bà ta nói: “Được, tôi có thể tha thứ”. “Tốt, vậy chúng ta hãy bắt đầu.” Chúng tôi quì gối và bà bắt đầu tha thứ và bắt đầu kêu khóc: “Chúa ơi, chúng con tha thứ cha mẹ chồng của con, anh chị em chồng của con, ôi Cha ơi, hãy ban cho con khả năng để tha thứ.” Rồi tôi đặt ta lên bà tôi nói “Cha ơi, hãy chữa lành bà ta”, tức thì bà ta được chữa lành. Khuôn mặt trở lại bình thường và tôi bị xúc động hơn là bà. Tôi cầu nguyện cho bà, song tôi không chuẩn bị cho điều gì xảy ra. Lúc đó, tôi nhận một sứ điệp nơi Chúa. Tôi cũng có một sự tranh chiến với sự ganh ghét trong chính tấm lòng của tôi. Lúc đó tôi có 500 trưởng lão và 51.000 chấp sự, 700.000 tín hữu. Có nhiều người tôi yêu thương và đôi khi cũng có nhiều người tôi ghét. Tôi cho rằng chúng ta là con người nên chúng ta yêu ghét thất thường nhưng ngày đó khi tôi thấy sự giải cứu mà tín hữu Hội thánh tôi đã tha thứ cho cha mẹ chồng của bà, thì tôi bị rúng động. Ngay lúc đó, tôi quỳ gối xuống và nói : “Ôi Chúa, con tha thứ tất cả các trưởng lão, con tha thứ tất cả các chấp sự, con tha thứ anh chị em này, anh chị em kia”. Sau khi cầu nguyện, tôi cũng kinh nghiệm sự giải cứu lớn, tôi đã được phước hơn người phụ nữ đó. Tôi đã được thay đổi và từ lúc đó, dẫu cho điều gì xảy ra, tôi không để một chút ganh ghét nào trong tấm lòng của tôi nữa. Sự tha thứ không phải là khó, yêu mến người ta mới là khó. Vậy bạn và tôi hãy bắt đầu từ điểm dễ. Chúng ta hãy nói: “ Oâi Chúa ơi, con tha thứ !” Và tại chậu nước, tôi cũng cầu nguyện: “Cha ơi hãy khiến con trở thành một người nhu mì! hãy cất đi tính kiêu ngạo ra khỏi tấm lòng con! hãy khiến con nhu mì trước mặt Ngài! hãy khiến con hạ mình!”.
Tôi cũng cầu xin Chúa khiến tôi được giải phóng ra khỏi sự tham lam là sự thờ hình tượng. Mỗi ngày khi tôi cầu nguyện, tôi đi qua tất cả những điểm này. Và nếu bạn muốn thêm lên thì hãy làm.Đây là những vấn đề riêng của tôi mà tôi đã bàn đến. Đúng theo lời cầu nguyện của tôi, Đức Thánh Linh thánh hóa tôi và thay đổi tôi mỗi ngày và Ngài cũng sẽ thay đổi bạn. Đôi lúc, thật là khó để giữ sự khiêm nhường bởi vì nhiều người trong dân sự của tôi có những lời nhận xét khen ngợi. Điều đó khiến tôi cảm thấy khó chịu, nên tôi luôn luôn cầu nguyện lời cầu nguyện đó Đức Thánh Linh đã chỉ cho tôi rằng tôi hoàn toàn bất lực nếu không có Ngài .
Sau khi rời chậu nước, bạn sẽ luyện tập đến nơi Thánh. Đến nơi Thánh, bạn sẽ thấy phía bên trái là chân đèn bằng vàng chiếu sáng. Không có một ánh sáng nào khác hơn là chân đèn. Bạn không thể đem một ánh sáng nào khác vào nơi Thánh. Ánh sáng này đại diện cho Đức Thánh Linh, Đức Thánh Linh là ánh sáng duy nhất trong nơi Thánh của Đức Chúa Trời. Ngài là ánh sáng duy nhất có thể bày tỏ tội lỗi và công chính cho bạn. Bạn không thể giải thích công việc của Đức Chúa Trời qua tâm lí học, lịch sử, triết lí hay khảo cổ học, những điều này đều trống rỗng và vô ích cho sự tăng trưởng thuộc linh. Có một nguồn ánh sáng duy nhất và đó là nguồn ánh sáng từ chân đèn vàng. Đó là ánh sáng của Đức Thánh Linh. Có bảy nhánh và bạn thấy có bảy ánh sáng, bảy linh của Chúa đang chiếu sáng và đang đứng trước chân đèn. Và bạn đang cầu nguyện:“Hỡi Thánh Linh của Chúa, Ngài là Thánh Linh của Đức Chúa Trời và là Thánh Linh của Jesus Christ ! Ngài ở với chúng con bây giờ và con nhận biết Ngài ! Con chào đón Ngài, con thờ phượng Ngài, cảm ơn Ngài! Hỡi Thánh Linh yêu dấu ! Ngài là linh hiểu biết, hãy ban cho con linh hiểu biết ! Ngài là linh mưu luận hãy ban cho con mưu luận khôn ngoan! Ngài là linh mạnh mẽ, hãy ban cho quyền năng của Ngài và khiến con mạnh mẽ một cách siêu nhiên! Ngài là linh tri thức, hãy khải thị Jesus và Đức Chúa Trời cho con! Ngài là linh kính sợ Chúa, hãy khiến con bước đi hạ mình trước mặt Chúa trong sự kính sợ Chúa! Hỡi Đức Thánh Linh, không có Ngài con không làm gì cả, qua Ngài con có thể được Đức Chúa Trời sử dụng.”
Vâng, hỡi bạn đọc, không sống với Đức Thánh Linh, chúng ta không là gì cả, chúng ta không là người gì cả. Nhiều người nghĩ Đức Thánh Linh chỉ là một kinh nghiệm để nhận lãnh. Đó là sự hiểu lầm và rất nguy hiểm. Đức Thánh Linh là một Thân vị đáng kính.
Mỗi ngày, tôi đối xử với Ngài như là một Thân vị yêu dấu. Khi tôi thức dậy buổi sáng, Tôi nói với Ngài, “Đức Thánh Linh yêu dấu, con xin chào Ngài hôm nay. Con thờ phượng Ngài. Con cảm tạ Ngài vì công việc của ngài trên đời sống của con. Con tùy thuộc Ngài. Xin hướng dẫn con đến ân điển Chúa Jesus Christ và sự yêu mến Đức Chúa Trời. Con sẽ mang Chúa Jesus đến cho thế hệ hư mất này.”
Trước khi tôi giảng , tôi luôn luôn nói “Đức Thánh Linh ơi, chúng ta hãy bắt đầu !”
Ngài là Chúa của mùa gặt. Ngài là Mục sư chính. Tôi là phụ tá. Tôi phải luôn luôn lệ thuộc vào Mục sư chính. Và khi tôi làm vậy, Đức Thánh Linh mang đến sự khôn ngoan, sự hiểu biết, sự cố vấn, quyền năng, sự hiểu biết về Chúa và sự kính sợ Chúa. Đây là điều cực kỳ quan trọng để nhớ.
Nhiều người nói rằng tôi gây dựng một Hội Thánh lớn nhất thế giới, nhưng chính Đức Thánh Linh , Ngài đã gây dựng Hội Thánh lớn nhất thế giới, và tôi luôn luôn thừa nhận điều đó.
Không có Đức Thánh Linh chúng tôi chỉ là những cái bình bằng đất. Vâng, Đức Thánh Linh là một Thân vị thật sự. Một thân vị đáng kính!
Ngài là Luật sư của tôi. Ngài là Lãnh đạo, Đấng Hướng dẫn, Đấng yên ủi của bạn ! Công việc và chức vụ của Ngài bạn thật là lớn lao. Ồ, tôi yêu Ngài! Đức Chúa Trời ở trên ngai. Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, nhưng Đức Thánh Linh ở với bạn. Ngài ở với chúng ta trong Hội Thánh. Ngài là Đấng quản lý tình yêu của Đức Chúa Trời và Chúa Jesus Christ. Không có Đức Thánh Linh thì nhà thờ chỉ là một tòa nhà trống rỗng. Những gì thế hệ này cần là khải thị về tầm quan trọng của thân vị Đức Thánh Linh. Bất cứ Hội Thánh nào hoặc giáo phái nào không có Đức Thánh Linh là một ngôi mộ chết.
Khi tôi đến châu Âu tôi thấy nghĩa trang của Cơ Đốc Giáo. Trước đây, nơi đó là Cơ Đốc Giáo nhưng bây giờ tôi thấy mồ mã. Có nhiều nhà thờ lớn ở châu Âu, nhưng bây giờ Châu Âu là nơi để du lịch.
Nhiều Hội Thánh trống không. Làm thế nào công việc của Đức Chúa Trời lại bị phá sản trên thế giới. Điều đó không thể được. Nhưng ở châu Âu tôi thấy rằng công việc của Đức Chúa Trời bị phá sản. Đổ lỗi cho ai? Đức Chúa Trời hay con người ? Con người ! Bạn có đang ở trong tình trạng phá sản thuộc linh không? Bạn đã thất bại. Tại sao? bởi vì bạn bỏ lơ Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh mang đến sự yêu thương của Đức chúa Trời, nhưng bạn đã đẩy ra ngoài và bạn đã đặt con người thế chỗ của Ngài. Và ủy ban con người cố gắng hành động giống như Đức Thánh Linh. Con người đã phá hủy công việc của Đức Chúa Trời và đặt nó vào tình trạng phá sản. Hổ thẹn đổ trên chúng ta. Chúng ta phải tỉnh thức với sự thật này. Ma quỉ đang cười chúng ta, bởi vì Cơ Đốc Giáo đang chết ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Đức Chúa Jesus muốn phục sinh Cơ Đốc Giáo qua Đức Thánh Linh. Chúng ta cần lễ ngũ tuần tại châu Âu. Chúng ta phải tìm Đức Thánh Linh trở lại. Chúng ta phải xây dựng lại mối quan hệ với Đức Thánh Linh.
Tôi sinh ra và lớn lên là người theo Phật giáo. Tôi không biết gì về các giáo phái Cơ Đốc, tôi không thấy sự khác nhau giữa Công giáo và Tin lành, tôi chỉ biết Jesus là Cứu Chúa và lúc đầu, tôi không quan tâm nhiều về các giáo phái. Vì Jesus là trung tâm của Cơ Đốc Giáo. Các giáo phái không có Jesus thì giống như là nấm mồ. Tại sao tôi đến nấm mồ và sống ở đó. Nhưng khi Đức Thánh Linh đến với các giáo phái, tất cả các giáo phái trở nên sống động trở lại. Trong lúc bạn thực hành trong sự cầu nguyện, bạn phải cầu xin Đức Thánh Linh đến và làm tươi mới bạn trở lại.
Bây giờ bạn rời cân đèn và di chuyển về phía bên phải. Ở đó, bạn sẽ tìm thấy bàn bánh trần thiết. Bánh trần thiết là hình bóng về thân thể Đấng Christ. Vì thế bạn đến đó và thờ phượng theo lời Đức Chúa Trời. Trong thời đại này người ta bỏ qua lời của Đức Chúa Trời mà chỉ nương dựa vào tình cảm của họ. Người ta đi sai lạc khỏi con đường đúng do những tà giáo. Bạn cần trở lại lời Đức Chúa Trời và đọc nó mỗi ngày. Mỗi ngày bạn phải cầu nguyện “Lạy Cha Thiên Thượng, hôm nay xin cho con ăn bánh của lời Ngài, ban cho con hiểu Lời Ngài. Hãy ban cho con sự mặc khải sâu xa về Đức Chúa Trời và Chúa Jesus Christ để con tăng trưởng bên trong.
Nếu bạn cầu nguyện như thế, bạn sẽ đói khát Lời Đức Chúa Trời. Bạn sẽ thích đọc và để thời gian trong Lời Đức Chúa Trời, vì Lời Chúa sẽ đặt đức tin vào lòng bạn. Nếu chỉ đến nhà thờ mỗi tuần một lần thì chưa đủ. Hãy cầu nguyện để yêu thích lời Chúa. Điều đó sẽ nuôi bạn suốt cả tuần.
Bây giờ, bạn hãy tiến về phía trước bàn bánh trần thiết, bạn sẽ thấy bàn thờ xông hương. Ở đó, các thầy tế lễ sẽ đốt hương hai mươi bốn giờ mỗi ngày để làm đầy nơi thánh với hương thơm cho Đức Chúa Trời. Mùi hương tượng trưng cho sự ngợi khen của các Thánh đồ của Đức Chúa Trời. Tại bàn thờ, bạn đứng trước hương thơm, bạn đưa tay lên và thờ phượng Đức Chúa Trời. Tôi luôn luôn nhớ lại những phước lành ở quá khứ và tinh thần ngợi khen dấy lên trong lòng tôi: “Ôi Chúa, con cảm ơn Ngài vì Ngài chữa lành con, đã sai nhiều người tốt để giúp đỡ con. Con cảm ơn Ngài vì Hội thánh Ngài ban cho con”. Khi tôi thờ phượng, tôi nhớ lại tất cả những điều tốt lành mà Chúa đã làm trong cuộc đời tôi, tôi chỉ ngợi khen mà không than phiền. Tại đền thờ này, bạn nên dâng thức hương ngợi khen, là thức hương ngọt ngào cho Chúa. Lời ngợi khen là thức hương ngọt ngào nhất mà Cha thiên thượng của chúng ta nhận lãnh từ môi miệng của chúng ta. Chúa ơi, con cảm ơn Ngài vì Ngài là Cha của con, cảm ơn Ngài vì Ngài đã cất đi nỗi sợ về tương lai. Sống hay chết, thì Ngài vẫn là Đức Chúa Trời của con. Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ngài là Đấng Chủ Tể. Con vâng lời Ngài, con tin cậy Ngài, con ngợi khen Ngài.” Đôi khi tôi hát cho Chúa.
Bây giờ, chúng ta rời bàn thờ xông hương để chúng ta đi qua bức màn vào nơi chí thánh. Tại giữa nơi chí thánh, bạn sẽ thấy hòm giao ước.
Sự vinh hiển shekinah của Đức Chúa Trời ngự trên hòm giao ước. Hòm giao ước tượng trưng về Chúa Jesus Christ. Tại đó thầy tế lễ thượng phẩm đem huyết, và rải ra vì sự tha tội cho dân Ysơraên. Tại đó, chúng ta nhớ Jesus, thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta đã rải huyết và qua huyết của Ngài, chúng ta nhận sự công chính, sự nên thánh, sự vinh hiển của Ngài. Bên trong hòm giao ước, chúng ta thấy bảng đá mười điều răn, mười điều răn nhắc nhở chúng ta rằng Jesus Christ bây giờ là giao ước mới của chúng ta. “Jesus ơi, Ngài là giao ước mới của con, Ngài là Đấng bảo đảm sự cứu rỗi của con.” Cũng có bình mana. “Jesus ơi, Ngài là mana cho đời sống chúng con hôm nay, con cảm ơn Ngài.”
Trong hòm giao ước, chúng ta cũng thấy cây gậy nở hoa của Arôn. “Jesus ơi, Ngài là sự sống lại của con, và qua Ngài con được sống lại một đời sống mới trong Ngài, và một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại đem con về nhà với Ngài. Jesus ơi, con yêu mến Ngài, và qua Ngài, con thờ phượng Đức Chúa Trời.” Sự vinh hiển shekinah của Đức Chúa Trời chỉ ngự trên hòm giao ước.
Có nhiều thần ở thế gian này, nhưng chúng đều đến từ vương quốc của ma quỉ. Đức Chúa Trời của chúng ta là Cha của Chúa Jesus Christ. Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta. Bạn không bao giờ phục vụ bất cứ một Đức Chúa Trời nào khác hơn là Cha của Chúa Jesus Christ. Vậy, chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta qua Chúa Jesus Christ. “Cha ơi, Ngài đến với chúng con qua Chúa Jesus Christ, con thờ phượng Ngài cũng là Cha của con. Cha ơi, Ngài là nguồn của tất cả cuộc đời con.” Cuối cùng, tôi đến ngai và cầu xin bất cứ những gì tôi cần.
Trước hết là cầu nguyện cho vợ của tôi, bởi vì nàng là người bạn thân nhất trong đời sống của tôi, tôi cầu nguyện trong sự thành công cho đời sống của nàng và cho sức khỏe của nàng và của tôi, tôi cầu nguyện cho con cái của tôi. Tôi có ba đứa con trai. Đứa đầu đã lập gia đình và đang sống tại Tokyo, Nhật Bản. Đứa con trai khác đang sống tại Los Angeles, đang học trường Kinh Thánh. Đứa con trai thứ ba bây giờ đang học đại học để trở thành một thương gia. Tôi rất tiếc là tôi không có con gái, tôi muốn có một đứa con gái, nhưng Đức Chúa Trời không ban cho tôi ước ao này. Bây giờ tôi biết tại sao rồi. Nếu tôi có con gái tôi sẽ không du hành khắp thế giới mà phải ở nhà với con gái của tôi.
Sau đó, tôi cầu nguyện cho cha mẹ, anh chị em của tôi, Hội thánh tôi, những đầy tớ Chúa, các trưởng lão và ba trăm ba mươi mốt giáo sĩ khắp thế giới. Mục đích của chúng tôi sẽ sai năm trăm giáo sĩ.
Lúc này, thì giờ của tôi đã hết và tôi chuẩn bị đi đến văn phòng. Nếu bạn không để một giờ, thì hãy để ba mươi phút để tiếp tục bài cầu nguyện của bạn, và điều đó vẫn là một lời cầu nguyện hiệu quả vô cùng. Bởi vì nó được kết thúc bằng lời thờ phượng, ngợi khen cầu nguyện và phước lành của Đức Chúa Trời sẽ dành cho một ngày của bạn. Khi tôi xong bài thực hành này, tôi cảm thấy sự hiện diện Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy quyền năng của Đức Chúa Trời trên tấm lòng của tôi, tôi không phí thì giờ. Nếu bạn không có một kế hoạch rõ ràng như bài thực hành này, thì bạn sẽ lang thang trong sự cầu nguyện, bạn sẽ cảm thấy lộn xộn trong lời cầu nguyện, thậm chí bạn không thể nhớ bạn cầu nguyện về điều gì. Bạn nên cầu nguyện một cách hiệu quả về quyền năng và biết rằng khi bạn cầu nguyện xong thì bạn đã hoàn thành xong thì giờ thờ phượng cũng như ngợi khen của bạn. Tôi thực hiện bằng bài thực hành này ba lần một ngày, một giờ vào buổi sáng, một giờ vào buổi trưa và một giờ vào buổi tối. Nếu bạn theo khuôn mẫu này để cầu nguyện, thì giờ cầu nguyện của bạn sẽ không nhàm chán, bạn sẽ thích thú cầu nguyện mỗi ngày và bạn cũng có thể đủ tập trung để cầu nguyện, rồi nhiều điều tốt lành sẽ xảy đến trong chính cuộc đời của bạn. Vậy, hãy cầu nguyện. Nếu bạn hỏi tôi, “Khi tôi chết tôi muốn để lại gì?” thì tôi sẽ nói với các Cơ Đốc Nhân “Hãy cầu nguyện.”
CHƯƠNG VI
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA
Các môn đồ của Chúa Jesus đã hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện, họ không hỏi Ngài cách để chuẩn bị sứ điệp, cách cầu nguyện cho người bệnh hay là cách đuổi quỉ. Họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện. Vì họ biết qua việc suy gẫm sâu xa chức vụ của Ngài, tất cả quyền năng bày tỏ trong công việc của Đức Chúa Trời, là do đời sống cầu nguyện của Ngài, dù đó là Ngài chữa bệnh hay đuổi quỉ. Từ sáng sớm, Ngài đã cầu nguyện trong nơi vắng vẻ. Và đôi lúc Ngài cũng cầu nguyện suốt đêm đối với công việc lớn lao của Chúa Jesus . Các môn đồ đã biết rõ công tác vĩ đại của Jesus nhờ đời sống cầu nguyện của Ngài nên họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện đúng theo lời cầu nguyện của Chúa ở Mathiơ 6.
Làm sao Ngài dạy các môn đồ qua lời cầu nguyện của Chúa? Làm sao chúng ta có thể học cầu nguyện theo như khuôn mẫu này?
Trước hết Jesus dạy họ cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, danh Cha được tôn Thánh”, đó là cách mà chúng ta nên bắt đầu cầu nguyện . Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không biết nhiều danh xưng của Đức Chúa Trời, Cha chúng ta.
Ở cựu ước, Giêhôva là một danh xưng cứu chuộc. Nói cách khác đó là một danh ban sự cứu rỗi cho con người. Trong Lời Đức Chúa Trời, chúng ta thấy bảy danh xưng của Cha chúng ta ở trên trời mà đã được khải trị cho con người. Khi chúng ta kêu cầu Danh Đức Chúa Trời qua các danh xưng này, chúng ta cầu nguyện theo từng danh, thì Danh của Ngài sẽ thật sự được tôn Thánh. Đây là kinh nghiệm quí báu mà Cơ Đốc Nhân nên vui hưởng mỗi ngày.
Giêhôva Dirê. Khi Ápraham dâng con mình là Ysác trên núi Môria khi vâng lời mạng lịnh của Đức Chúa Trời, thì Ngài đã ngưng ông lại và cung ứng cho ông một chiên con. Vậy Aùpraham dâng một chiên con làm của lễ thiêu và đặt tên tại đó là Giêhôva Dirê nghĩa là “Chúa sẽ cung ứng.” Qua danh này, Đức Chúa Trời bày tỏ với chúng ta rằng Ngài cung ứng tất cả cho chúng ta. Ngài biết mọi sự, Ngài định trước mọi sự và Ngài chuẩn bị mọi sự đúng theo sự quan phòng của Ngài. Sự quan phòng của Ngài được mô tả rõ ở I Côrinhtô 2:9, “Nhưng Kinh Thánh chép những điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng người chưa nghĩ đến thì Đức Chúa Trời lại chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu mến Ngài.”
Vậy khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hãy nhớ danh của Ngài là Giêhôva Dirê và cảm ơn Ngài là Đấng cung ứng của chúng ta. Chúng ta phải tin cậy Ngài, ngợi khen Ngài bởi vì Ngài đã cung ứng mọi sự cho chúng ta. Vậy chúng ta phải phó thác mọi sự cho Ngài và cầu nguyện để chúng ta bước vào con đường Ngài đã cung ứng.
Giêhôva Rôphêca. Danh Ngài được bày tỏ ở Xuất Êdíp Tô Ký 15:26 : Khi dân Isaren đến tại Mara, họ khát, tuy nhiên họ đã tìm thấy nước đắng đến nỗi họ không thể uống được. Họ lằm bằm với Đức Chúa Trời và Môi-se. Khi đó, Môi-se kêu cầu với Chúa và Đức Chúa Trời chỉ cho một cây gỗ. Môise ném cây gỗ xuống nước và ngay lập tức nước trở nên ngọt. Tại đó dân Ysơraen bị thử thách, nhưng Đức chúa Trời nói với họ “Nếu các ngươi chăm chỉ nghe lời Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta sẽ chẳng giáng cho ngươi một trong các bệnh nào mà ta đã giáng cho xứ Êdiptô; Vì Ta là Đức Giêhôva, Đấng chữa bệnh cho ngươi.” (Xuất 15:26)
Trong tiếng Hêbơrơ “Giêhôva Đấng chữa lành” là Giêhôva Rôphêca. Vì thế, chúng ta biết Danh Cha cũng là Giêhôva Rôphêca. Khi chúng ta tin cậy Ngài, lẽ tự nhiên là sự chữa lành thuộc linh và thuộc thể đều ở trong Ngài. Chúng ta biết sự thật này và vì thế, chúng ta đến Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus Christ để mong được chữa lành. Chúng ta cảm tạ Ngài là Giêhôva Rôphêca, Đấng chữa lành của chúng ta; và chúng ta ngợi khen vì ân điển chữa lành của Ngài trên chúng ta.
Trong I Phierơ 2:24 chúng ta đọc Chúa Jesus Christ đã gánh lấy sự yếu đuối của chúng ta trên thân thể Ngài khi vâng lời ý muốn của Cha Ngài. “Bởi lằn roi Ngài chúng ta đã được lành bệnh.” Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải biết rõ ràng đức tin của chúng ta đặt nơi Vị Thầy Thuốc Vĩ Đại của chúng ta và cảm tạ Ngài. Chúng ta phải ngợi khen Ngài và tôn vinh Danh Ngài là Đức Giêhôva Rôphêca của chúng ta.
Giêhôva Nissi. Trong Xuất Eâdiptô ký chương 17, dân Ysơraen đã bị tấn công bởi dân Amalec khi họ đến Raiphidim. Môi se sai Giôsuê với binh lính ra chiến trận, nhưng ông dẫn Arôn và Urơ lên đỉnh đồi cầu nguyện với nhau. Khi Môise đưa tay ông lên, dân Ysơraên thắng, khi ông hạ tay xuống , dân Amaléc thắng. Khi tay Môi-se mỏi, Arôn và Urơ mang đến một hòn đá cho Môise ngồi xuống và họ tiếp tục nâng cánh tay của ông cho đến khi mặt trời lặn. Và Giôsuê đã chiến thắng trận đánh! Tại đó, Môise xây một bàn thờ và đặt tên là Giêhôva Nissi, nghĩa là “Đức chúa Trời là cờ xí, là chiến thắng của chúng ta.” Qua ví dụ này, chúng ta phải biết rằng tất cả những chiến thắng trong đời sống chúng ta đều ở trong Giêhôva Nissi. Dưới ngọn cờ chiến thắng này, chúng ta phải đánh trận trong đời sống chúng ta qua sự cầu nguyện.
Giêhôva Salam. Trong Các quan xét 6:24 “Danh Chúa của chúng ta được biết là Giêhôva Salam. Khi Giêrubaan, mà cũng là Ghiđêôn, thấy Đức Chúa Trời, ông trở nên sợ hãi và nghĩ là mình sẽ chết. Trong thời Cựu Ước , nếu dân sự thấy Đức Chúa Trời họ cảm thấy họ chắc sẽ chết. Nhưng Đức Chúa Trời bảo đảm với ông, “Bình an cho ngươi; đừng sợ, ngươi sẽ không chết.” Ghiđêôn nghĩ rằng ông sẽ chết vì ông thấy thiên sứ của Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời nói ông sẽ không chết. Tại đó, Ghêđêôn xây một đền thờ cho Chúa và gọi là Giêhôva Salam. Đức Chúa Trời ban cho bạn và tôi sự bình an trong con Ngài là Chúa Jesus Christ. Bây giờ, với sự bình an và hy vọng lớn trong tấm lòng của chúng ta, chúng ta có thể đến cách dạn dĩ trước mặt Đức Chúa Trời. Bởi vì chúng ta đã thấy Ngài bởi đức tin, chúng ta có thể cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời là Giêhôva Salam của chúng ta, là sự bình an của chúng ta.
Giêhôva Rôhi. Thi thiên 23 :1 nói “Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi , tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” Ở đây, Rôhi có nghĩa là “Đấng Chăn Chiên . Trong lời Ngài, Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài đối với chúng ta là Đấng chăn giữ chúng ta. Ngài sở hữu chúng ta, vì thế chúng ta phải ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài vì sự dẫn dắt, sự nuôi nấng, sự nâng đỡ và sự bảo vệ chúng ta như người chăn chiên thật làm cho chiên mình. Chúng ta phải đặt lòng tin của chúng ta vào Đấng chăn chiên của chúng ta với tất cả tấm lòng, theo Ngài và tôn vinh Ngài với tất cả sức mạnh của chúng ta.
Giêhôva Tsidkeenu, “Đức Giêhôva , sự công bình của chúng ta.” Đức Chúa Trời đã khiến Đấng không biết tội lỗi trở nên tội lỗi thế chỗ chúng ta để chúng ta có sự công bình của Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta có sự công bình của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus, khi chúng ta đặt đức tin mình nơi Đấng Christ. Bởi vì Đức Giêhôva là Tsidkeenu của chúng ta, sự công bình của chúng ta, chúng ta phải cảm tạ và ngợi khen Ngài.
Giêhôva Shammah. Trong Êxêchiên 48:35 chép “Đức Giêhôva ở đó.” Điều này có nghĩa là sự hiện diện của Đức Chúa Trời luôn luôn ở trong đền thờ của Ngài suốt một ngàn năm. Cũng vậy, đời sống Cơ Đốc Nhân được biến đổi thành đền thờ của Đức Chúa Trời để Đức Thánh Linh ngự vào và Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với chúng ta, Gêhôva Shammah nghĩa là“Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với chúng ta”, là con cái của Ngài. Biết điều này chúng ta có thể sống trong sự tin tưởng rằng Đức Chúa Trời luôn ở với chúng ta, cho dù có điều gì đang xảy ra trong đời sống chúng ta.
Vì thế, sau khi cầu nguyện “Danh Cha được Thánh” chúng ta có thể tiếp tục cầu nguyện với Ngài qua những Danh xưng kỳ diệu của Ngài, suy nghĩ cách sâu xa ý nghĩa của Danh ấy đối với chúng ta. Thế nào mỗi danh xưng liên hệ cách cá nhân đối với chúng ta là con cái được cứu của Ngài. Khi chúng ta hiểu biết Ngài theo những danh xưng của Ngài, sự ngợi khen và sự cảm tạ sẽ luôn luôn sôi sục trong chúng ta. Qua Danh của Ngài, Đức Chúa Trời liên hệ với chúng ta một cách cá nhân hơn và thực hiện công việc mà Danh Ngài nói đến.
Thứ hai, chúng ta được dạy cầu nguyện “nước Ngài được đến”. Chúa Jesus Christ của chúng ta đem vương quốc của Đức Chúa Trời đến thế gian. Ngài giảng “hãy ăn năn vì nước thiên dàng đã đến gần”. Trong vương quốc của Satan, Chúa Jesus đem vương quốc của Đức Chúa Trời vào rao giảng ! Nhưng, để vương quốc Đức Chúa Trời được xâm nhập vào trong con người, Chúa Jesus phải sẳn sàng đến thập tự giá. Chính qua của lễ của thân thể tan nát của Ngài và sự đổ huyết mà vương quốc của Đức Chúa Trời có thể bước vào lịch sử nhân loại. Cùng với sự tha thứ tội lỗi, sự tẩy sạch tội lỗi, sự giảng hòa với Đức Chúa Trời và công việc của Đức Thánh Linh trên đất. Vương quốc của Đức Chúa Trời cũng cất đi sự rủa sả đối với con người và mang đến phước lành của Apraham. Bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Jesus Christ, Ngài đã hủy phá quyền lực của sự chết và địa ngục ! Bây giờ, qua vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta có sứ điệp năm mặt của Phúc Âm và những sự phước hạnh tam diện của sự cứu rỗi. Bây giờ, những sự cung cấp này đã có sẵn cho tất cả mọi người bất cứ ở đâu, vì bất cứ ai sẽ kêu cầu Danh Chúa thì được cứu (Rôma 10:13) và cho những ai đặt đức tin nơi Đức Chúa Jesus sẽ nhận được phước hạnh của Ngài: sự thạnh vượng trong hoàn cảnh và sức khoẻ cũng như tâm linh được sống động. Vương quốc của Đức Chúa Trời đang được bày tỏ trong Hội Thánh ngày nay, nơi nào Danh Chúa Jesus được tôn cao.
Mỗi quốc gia đều phải có chính phủ, quân đội , lực lượng cảnh sát. Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ không chỉ là chính thể của vương quốc Đức Chúa Trời mà còn bày tỏ quyền năng mạnh mẽ của Đức Thánh Linh để “bản chất” của vương quốc thiên đàng được thể hiện trong Hội Thánh của Ngài ngày nay. Chúa của chúng ta dạy dỗ cho chúng ta cầu nguyện cho sự hiện diện của Đức Thánh Linh để những dấu lạ, phép lạ được bày tỏ trong thân thể của Đấng Christ và là một lời chứng cho những người không tin. Quyền năng mạnh mẽ của Đức Chúa Trời tác động trong Hội Thánh Ngài sẽ là một bản sao quân đội mạnh mẽ để đánh bại lực lượng Satan tấn công công việc Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Quyền năng của Đức Thánh Linh cũng sẽ làm sứ điệp năm mặt của Phúc Âm và phước hạnh tam diện của sự cứu rỗi sống động. Để nó sống động trong đời sống của tín hữu. Điều này sẽ giúp cho vương quốc của Đức Chúa Trời được mở rộng.
Với sự mong đợi lớn lao này, Các Cơ Đốc Nhân phải cầu nguyện khẩn thiết cho nước thiên đàng được đến.
Thứ ba, Chúa chúng ta dạy chúng ta cầu nguyện “Ý muốn của Ngài được thực hiện ở dưới đất cũng như trên trời.” Ý muon của Đức Chúa Trời đã được hoàn thành đời đời ở thiên đàng rồi, bởi vì Đức Chuía Trời là Alpha và Ômêga, là đầu tiên và cuối cùng. Chỉ có ma quỷ và những người sống dưới ảnh hưởng của nó mới không tin cậy Đức Chúa Trời và do dự trong việc tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời trên đất, và họ là người ngăn n trở ý muốn Chúa không được hoàn thành trên đất. Satan và những người không tin kết hợp với nhau để ngăn trở. Chúng ta phải cầu nguyện để ý muốn của Cha chúng ta sẽ được mọi người tiếp nhận trên đất. Khi chúng ta cầu nguyện theo cách này, chúng ta có thể đuổi những tà linh ngăn trở và Đức Thánh Linh sẽ làm tan vở sự cứng cỏi của con người, bày tỏ Chúa Jesus Christ cho họ và vương quốc Đức Chúa Trời sẽ bước vào tấm lòng của họ. Mỗi ngày chúng ta cầu nguyện “Ý cha được nên, ở đất cũng như trời”
Thứ tư, Chúa Jesus nói chúng ta phải cầu nguyện “xin ban chúng con đồ ăn mỗi ngày” Chúng ta phải nhận thức ăn thuộc linh cho con người bề trong cũng như chúng ta nhận thức ăn cho thân thể chúng ta mỗi ngày để thỏa mãn sự đói khát vật lý của chúng ta mỗi ngày. Nhận thức ăn thuộc thể và thuộc linh là ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, Ngài sẽ cung cấp cả hai. Khi chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban bánh mỗi ngày, điều đó nghĩa là chúng ta đang cầu xin Ngài về tất cả nhu cầu cho đời sống chúng ta, nhận biết rằng tất cả những nhu cầu của chúng ta được Ngài cung cấp. Để có thức ăn hàng ngày, chúng ta cần làm việc. Để làm việc chúng ta cần giáo dục. Và để có được giáo dục, nhiều nhu cầu vật chất phải được cung ứng như sự đi lại, nhà cửa, thức ăn. Chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời một cách tin chắc và cầu xin Ngài cung cấp những điều này, thì chúng ta sẽ nhận được bất cứ điều gì chúng ta cầu xin Ngài.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu xin , vì thế Ngài dạy chúng ta cầu nguyện như vậy.
Thứ năm “hãy tha thứ tội lỗi chúng tôi cũng như chúng tôi tha thứ kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi”. Ở đây Chúa Jesus soi sáng chúng ta một lẽ thật. Nếu chúng ta muốn nhận sự tha thứ cho tội lỗi của chúng ta, chúng ta phải có trách nhiệm tha thứ người đã phạm tôị nghịch cùng chúng ta! Vì thế, nếu chúng ta không tha thứ cho người đã phạm tội cùng chúng ta, thì chúng ta cũng không được tha thứ .
Đây là một ý niệm nghiêm chỉnh, và một điều thực tế. Vì thế, sau khi chúng ta tha thứ người khác về những tội lỗi mà họ đã phạm cùng chúng ta, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của chúng ta thì chúng ta sẽ được tha thứ. Lời Chúa dạy chúng ta, khi chúng ta phạm tội, nếu chúng ta cố gắng trả thù thay vì tha thứ thì sự trả thù là chống lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Nuôi dưỡng thù hận thì dễ nhưng tha thứ thì khó. Tuy nhiên, để được Đức Chúa Trời tha thứ, chúng ta phải tha thứ ng người nào phạm tội cùng chúng ta!
Thứ sáu, “Xin chớ để chúng con bị cám dỗ” Sự cám dỗ là sự dụ dỗ và Chúa Jesus dạy chúng ta cầu nguyện để chúng ta không bị rơi vào bẫy của sự cám dỗ. Tất cả những người tin Chúa đều liên tục dễ bị cám dỗ như những người không tin. Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta chống trả ma quỉ, “Là kẻ đến như sư tử rống rình mò người nào nó có thể nuốt, và phải đứng vững trong đức tin. Để chiến thắng chống cự sự cám dỗ, chúng ta phải liên tục cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Bao lâu chúng ta còn sống trên đất, chúng ta dễ bị phạm tội. Chúng ta đang sống giữa sự cám dỗ vây quanh. Satan muốn cám dỗ chúng ta bằng sự quyến rủ mê tham xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời. Ma quỉ cũng muốn khiến chúng ta trở thành nô lệ cho thế gian. Chúng ta phải thiết tha bám lấy Đức Chúa Trời mỗi ngày và cầu nguyện. “Chớ để chúng tôi bị cám dỗ” và chúng ta sẽ nhận biết quyền năng gìn giữ của Ngài, dầu cho có những thử thách luôn vây quanh chúng ta.
Cuối cùng chúng ta phải cầu nguyện “xin giải cứu chúng tôi khỏi điều ác”. Kẻ thù chúng ta, Satan là kẻ ác. Trên thập tự giá đồi Gôgôtha, Satan đã bị tước vũ khí. Tuy nhiên, nó tiếp tục kiện cáo chúng ta trước ngai Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta lắng nghe sự kiện cáo của nó và rơi vào bẫy của nó, thì nó sẽ đến và tìm cách cướp giết và hủy diệt chúng ta. Chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày xin sự bảo vệ của Đức Chúa Trời để chúng ta không mắc bẫy và sa ngã.
Khi tôi ở châu Phi, một trong những trưởng lão của chúng tôi đang đi săn và chứng kiến một đoàn sư tử giết chủ của nó. Lời Đức Chúa Trời ví Satan như sư tử rống, tìm kiếm những người nào nó có thể cắn nuốt. Satan đi ra để cắn xé những người tin Chúa trong tâm linh, hồn và thân thể cách tàn nhẫn cho đến khi nó nuốt người ấy . Vì lý do này, phải cảnh giác và can đảm. Hãy chống cự nó cách vững vàng, và như thế bạn sẽ không rơi vào bẫy của nó.
CHƯƠNG VII
LỜI CẦU NGUYỆN SUY GẪM
Những Cơ Đốc Nhân non trẻ thường thấy khó cầu nguyện hiệu quả khi họ tranh chiến học cách cầu nguyện, thì đôi lúc họ cần có thì giờ để thiết lập đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện lớn tiếng sẽ rất có lợi cho những tín hữu mới cũng như cho mọi người khác. Nghe được tiếng nói rõ ràng giúp đỡ người đóù chú tâm và khiến người đó cầu nguyện dễ dàng và tha thiết.
Mục đích chính của sự cầu nguyện là thông công với Cha thiên thượng của chúng ta. Và khi làm vậy, thì sẽ phát triển mối tương giao và thông công với Ngài. Cầu nguyện lớn tiếng làm gia tăng sự thông công và tương giao, nó sẽ làm cho thì giờ cầu nguyện thật hữu ích. Nó sẽ tạo một cảm giác sâu sắc rằng người đó thật sự đang thưa chuyện với Cha.
Trong giai đoạn đầu học để cầu nguyện, cầu nguyện lớn tiếng không chỉ dạy nhiều người cách cầu nguyện mà nó cũng thật sự phát triển và mở rộng đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện thành tiếng cũng giúp đỡ một người nhận ra những ngăn trở trong sự cầu nguyện và rồi sẽ đuổi chúng đi. Từ những ngày ở trường Kinh thánh đến những năm 1958 đến 1961 lúc đó tôi tiên phong trong Hội Thánh lều trại, rồi từ năm 1961 đến 1974 khi Hội Thánh của tôi tọa lạc tại phố Suđaemoon cho đến khi chúng tôi dời đến vị trí hiện tại ở Yoido vào 1974, tôi cầu nguyện rất lớn tiếng và Đức Chúa Trời bảo chúng ta ở Giêrêmi 33:3 “ Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho, ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó là những việc ngươi chưa từng biết.”
Chúa Jêsus cũng câøu nguyện bằng những lời nài xin khóc lóc lớn tiếng với Cha Ngài để cứu con người. Rõ ràng là kêu cầu vàø cầu nguyện khóc lóc lớn tiêùng là sự cầu nguyện lớn tiếng . Kêu câøu lớn tiếng với Chúa có ích lợi cho linh hôøn chúng ta. Chúng ta có thể diễn tả những nhu câøu sâu xa nhâùt của tấm lòng. Chúng ta có thể cầu nguyện cách này ở nhà thơ,ø ở núi cầu nguyện. Tuy nhiên, ở nhà, trên máy bay và trên tàu hay xe buýt, chúng ta phải cẩn thâïn và chú tâm đến ngườøi khác đặc biêït là đốùi với những người chưa được cứu, cầu nguyêïn lớn tiếng có thể làm quấy rầy họ. Những ngườøi khác cũng có thể cần giấc ngủ. Tuy nhiên, cầu nguyện lớùn tiếng rất hữu ích, song có những lúc chúng ta phải chú tâm đến ngườøi khác. Trong những lúc này chúng ta có thể xem xét một phương pháp cầu nguyện khác đó là cầu nguyện suy gẫm.
Vậy cầu nguyện suy gẫm là gì?
Sau khi bạn và tôi đã học cầu nguyện một cách thành công , qua sự cầu nguyện lớùn tiếng , chúng ta có thể học cầu nguyện yên lặng trong tâm trí của chúng ta, xuất phát từø tấm lòng. Điều này chỉ có thể xãy đến sau khi thiết lập một đời sống cầu nguyện kỷ luật . Lúc đó bạn chú tâm kỹ vào những vấn đề, những nhu cầu mà bạn trình dâng cho Chúa trong sự cầu nguyện yên lặng. Điều này không nói là nói một người không nói gì cả khi cầu nguyện theo cách này. Bạn có thể cầu nguyện thì thầm. Bạn có thể cầu nguyện tiếng nhỏ lại hay hoàn toàn yên lăïng. Nhưng trong lờøi cầu nguyện suy gẫm bạn có thể hoàn thành thì giờø cầu nguyện cách hiệu quả như khi bạn cầu nguyện lớn tiếng Điều đó vẫn có thể theo ý tưởng của bạn cách trình tư.ï Loại cầu nguyện suy gẫm này rất ích lợi cho bạn.
Tôi đã du hành khắp thế giới nhiều lần và khi tôi phải mất nhiều giờ trên máy bay khi bay qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tôi nhắm mắt lại và cầu nguyện yên lăïng. Bởi vì tôi đã học cầu nguyện theo cách này rất kĩ .Tôi vui hưởng sự thông công và tương giao sâu xa với Chúa của tôi. Kinh nghiệm được tình yêu, quyền năng và ân điển của Ngài trong lời cầu nguyện suy gẫm. Lời cầu nguyện suy gẫm bao gồm những ý tưởng về nhiều điều mà tôi ước ao để cầu nguyêïn hoặc là để thờ phượng Cha của tôi.
Qua lời cầu nguyêïn suy gẫm, một người có thêû cầu nguyện loại cầu nguyện tự do, loạiø cầu nguyện theo đề tài, hay theo vị trí, cầu nguyện theo đền tạm hay loại cầu nguyêïn theo gợïn sóng, loại cầu nguyện của Chúa mà Chúa Jêsus đã dạy các môn đâồ. Một tín hữu cũng có thể chọn những câu Kinh thánh rồi cầu nguyện một cách yên lăïng và áp dụng những câu Kinh Thánh này cho nhu cầu riêng của mình. Trong đời sống Cơ Đôùc Nhân của chúng ta, chúng ta phải dùng nhiều hình thức cầu nguyện, đôi lúc cầu nguyện lớn tiếng, đôi lúc cầu nguyện yên lặng theo thì giờ và vị trí chúng ta ở. Thật là ích lợi đêû phát triển loại cầu nguyêïn suy gẫm này.
CHƯƠNG VIII
CẦU NGUYỆN NGỢI KHEN
Cầu nguyện ngợi khen Chúa là điều rất quí báu đối với Đức Chúa Trời. Đó là đến với Cha thiên thượng của chúng ta bằng những lời cảm tạ và ngợi khen Ngài, chớ không chỉ cầu nguyện về những nhu cầu đặc biệt. Đó là thì giờ đặc biệt bày tỏ nỗi vui sướng vô cùng và sự tạ ơn nơi Cha của chúng ta. Thi thiên 22:3 nói “Còn Chúa là Thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự khen ngợi của Ysơraên.”
Trong tiếng Hêbơrơ gốc, “sự ngợi khen” của Ysơraên có nghĩa là Đức Chúa Trời trên ngai ngợi khen. Khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời, Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ đến gần và ngự giữa sự ngợi khen chúng ta. Khi chúng ta không thể cầu nguyện và đụng đến Đức Chúa Trời bởi đức tin, hay là khi chúng ta khốn khổ và mang gánh nặng trong đời sống, nếu chúng ta bắt đầu ngợi khen Chúa và tiếp tục ngợi khen Ngài thì sức mạnh mà đè nén tấm lòng chúng ta sẽ bị nhấc đi và chúng ta sẽ được tự do trong tâm linh để ngợi khen Ngài. Ngợi khen và cầu nguyện là điều rất quan trọng đối với chúng ta là con cái của Chúa và cũng là quan trọng đối với Chúa.
Sau khi con cái Ysơraên dàn trận quanh thành Giêrêcô bảy lần, Giôsuê truyền lịnh cho dân sự la lên. Khi họ ngợi khen Chúa, thì thành Giêricô đổ xuống.
Khi Phao lô và Sila ngợi khen Chúa trong ngục tối, đất rúng động và các cửa ngục mở ra. Sự ngợi khen Chúa đem công việc vĩ đại của Đức Chúa Trời đến giữa vòng chúng ta.
Chúng ta sẽ làm gì trong sự ngợi khen Ngài và chúng ta sẽ ngợi khen Ngài như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải biết Ngài là ai? Và Ngài đã làm gì, rồi sẽ ngợi khen Ngài. Ngài là Đấng toàn năng! Ngài là Đấng toàn tri! Ngài là Đấng toàn tại! Ngài là Đấng sáng tạo trời đất và mọi sự trong đó! Ngài là Đâùng vĩ đại! Ngài là Đấng vinh quang! Chúng ta phải ngợi khen sự vĩ đại của Ngài. Ngài thánh khiết, Ngài công chính! Ngài yêu thương! Chúng ta cảm ơn Ngài về sự tốt lành của Ngài! Chúng ta phải nhớ ân sủng của Ngài đã ban cho chúng ta và ngợi khen Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài ngỏ hầu cho chúng ta có thể sống một đời sống nên thánh. Ngài chữa lành chúng ta, Ngài cất sự rủa rả khỏi chúng ta và ban cho chúng ta phước hạnh của Ápraham. Ngài giải cứu chúng ta khỏi sự chết và hỏa ngục. Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời. Chúng ta nên ngợi khen Ngài về hết thảy những đều này. Ngài tác đôïng trong chúng ta ngỏ hầu cho chúng ta được thạnh vượng và khỏe mạnh, như tâm linh chúng ta được sống động qua Jêsus Christ. Ngài ban chúng ta sự sống dư dâït. Khi còn sống, chúng ta đã kinh nghiệm nhiều ân huêï kỳ diêïu của Ngài. Khi chúng ta trải qua những hoạn nạn đau khổ của cuôïc đời, Ngài thành tín giải cứu chúng ta, chúng ta vẫn sống trong phước hạnh dư dâït của Ngài. Chúng ta phải nhớ về những phước hạnh này bằng lời ngợi khen. Hãy nhớ sự tốt lành của Chúa ở quá khứ và hãy mong chờ sự tốt lành của Chúa trong cuộc đời còn lại của chúng ta. Chúng ta luôn có nhiều điều để ngợi khen Ngài. Tính cao quý của đức tin Cơ Đốc nằm trong sự ngợi khen và cảm tạ đối với Chúa. Lời Đức Chúa Trời khẳng định. “Kẻ nào dâng sự cảm tạ làm của lễ tôn vinh Ta, còn người nào đi theo đường ngay thẳng Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.” (Thi thiên 50:23)
Sự cảm tạ và ngợi khen tuyệt đối phải được dâng lên cho Đức Chúa Trời. Dù đôi lúc chúng ta không nhận được bất cứù điềøu gì nơi Chúa, thì hãy ngồi trong sự diện của Chúa, thờ phượïng và ngợïi khen Ngài để chúng ta được nếm trải ân sủng của Ngài.
Cách đây nhiều năm, khi tôi tiên phong trong Hội thánh đầu tiên tại Bulknang-dong, khu ổ chuột của Seoul. Một Trưởûng lão trung tín đến buổi nhóm cầu nguyện sáng sớùm, ông luôn luôn cầu nguyện Cha ơi! con muốn tạ ơn Ngài, Cha ơi con muốn cảm ơn Ngài, cảm ơn Ngài, cảm ơn Ngài. Sựï cầu nguyện của ông chỉ nghe toàn là lời cảm tạ và ngợïi khen Chúa. Ông bắt đầu thì giờ cầu nguyện bằng sựï cảm tạ và kết thúc bằng sựï cảm tạ. Là một Mục sư trẻ tuổi, tôi không hiểu tại sao lúc nào ông nào cũng để nhiều thì giờ nói “cảm tạ Chúa” và ngợïi khen Ngài. Bây giơ,ø sau nhiều năm trong chức vu,ï tôi ngẫm nghĩ lại lờøi cầu ngụyện của vị Trưởng lão mà ngồi trong chiếc chiếu mành, tôi hiểu được ngườøi này đã có một đứùc tin sâu xa và một lòng cảm tạ về sựï tốt lành của Chúa dành cho ông. Ngẫm nghĩ lại đờøi sống của tôi, tôi không có đêøu gì đêû dâng lên cho Cha ngoại trừø lòng biết ơn về mọi lúc trong đời sống tôi. Và từø tận đáy lòng, tôi đã nhận mọi thứ qua ân điển của Ngài.
Tác giả Thi Thiên Đa vít, đượïc biết là một người theo lòng của Chúa, bởi vì ông ngợïi khen Chúa nhiều nhất. Ông đã để lại nhiều Thi Thiên ngợïi khen cho chúng ta. Hãy nhớù tấm gương của Đa vít , chúng ta là những Cơ Đốc Nhân không nên bỏ lở lờøi cầu nguyện ngợïi khen vớùi Cha của chúng ta.
CHƯƠNG IX
CẦU NGUYỆN TIẾNG LẠ
Công tác của Đức Thánh Linh đối với các tín hữu thì thật nhiều. Sau khi dẫn dắt chúng ta đến sựï cứùu rỗi, Thánh Linh đầy dẫy chúng ta và dẫn chúng ta theo ý muốn của Đứùc Chúa Trờøi. Khi chúng ta đầy dẫy Đức Thánh Linh, Thánh Linh sẽ ban cho chúng ta ngôn ngữ cầu nguyện riêng và đó là nói tiếng lạ hay ân tứ nói các thứ tiếng khác.
Nói tiếng lạ hay cầu nguyện tiếng lạ là một trong những cách cầu nguyện kỳ diệu của Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Khi một trăm hai mươi môn đồ của Jêsus nhận lãnh báp têm Thánh Linh ở phòng cao vào ngày ngũ tuần, họ nói các thứ tiếng khác. Mặc dầu họ đến từ nhiều xứ khác nhau nhưng họ đã nói một ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu được. Tuy nhiên, I Côrinhtô chương 12 và 14 cho chúng ta biết rằng tiếng lạ là người khác không thể hiểu được. Lời Đức Chúa Trời nói rằng: Nói tiếng lạ là nói những bí mật bởi Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Một số người nói rằng nếu họ không hiểu những gì nói trong tiếng lạ thì điều đó không thuộc Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng ta nhận lãnh sự đầy dẫy Thánh Linh, đôi lúc chúng ta nói ngôn ngữ biết được, mà đôi lúc chúng ta cũng nói trong ngôn ngữ mà con người không biết, cả hai đều được Thánh Linh ban cho.
Một số Cơ Đốc Nhân hỏi, “Nếu nói mà không hiểu thì có ích lợi gì?” Cá nhân tôi, tôi đã cầu nguyện tiếng lạ rất nhiều lần, sự tạ ơn của tôi đối với Chúa tuôn tràn và tôi không thể diễn tả đủ trong ngôn ngữ của tôi thì tôi nói trong tiếng lạ và tâm linh tôi được tươi mới trở lại. Khi không có điều gì đặc biệt để cầu nguyện, một người cũng có thể cầu nguyện với Chúa trong tiếng lạ, bởi vì đó là Thánh Linh cầu nguyện qua người đó. Trong buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm, khi một người muốn cầu nguyện lâu hơn, thì hãy cầu nguyện tiếng lạ có thể khiến người đó cầu nguyện thỏa mái trong Thánh Linh trong một thời gian lâu hơn.
Cầu nguyện tiếng lạ không phải là lời cầu nguyện được sắp xếp theo ý tưởng của con người mà chính là lời cầu nguyện của Đức Thánh Linh. Thánh Linh dùng tiếng nói và linh của một người. Cầu nguyện tiếng lạ không đặt gánh nặng về tâm trí trên chúng ta, nếu chúng ta cầu nguyện lâu trong tiếng lạ thì nó không gây ra sự mệt mỏi.
Nhiều Cơ Đốc Nhân thắc mắc rằng nói tiếng lạ có ích lợi gì không? Thứ nhất, I Côrinhtô 14:2 nói “Vì người nói tiếng lạ không phải nói với người nhưng nói với Đức Chúa Trời vì không ai hiểu người ấy nói gì, mà người do Đức Thánh Linh nói những sự huyền nhiệm.” Chỉ có hai bên chia sẻ bí mật cho nhau! Giữa vòng chúng ta, chúng ta chia sẻ những bí mật cho những người bạn thân nhất của chúng ta; Tuy nhiên, những bí mật đó được biết thì không còn là bí mật nữa. Lời Đức Chúa Trời nói chúng ta rằng nói tiếng lạ là Đức Thánh Linh chia sẻ những bí mật của lòng chúng ta với Đức Chúa Trời và qua tiếng lạ chúng ta được đến gần với Đức Chúa Trời và chia sẻ những bí mật để chúng ta trở nên thân thuộc hơn.
Đôi lúc chúng ta cảm nhận Đức Chúa Trời xa với chúng ta, nhưng khi chúng ta cầu nguyện trong tiếng lạ chúng ta kinh nghiệm sự hiện diện gần gũi của Ngài vây quanh chúng ta và đầy dẫy tấm lòng chúng ta.
Thứ hai, I Côrinhtô 14:4 nói “Người nói tiếng lạ chỉ xây dựng chính mình nhưng tiên tri xây dựng Hội thánh”. Từ “gây dựng” ở trong tiếng Hi Lạp là OIKOĐOMEO, từ “OIKOS” nghĩa là nhà và từ “ĐOMEO” nghĩa là xây một căn nhà. Ýù nghĩa đầy đủ là xây một căn nhà đức tin giống như đặt từng viên gạch để làm một căn nhà. Vì vậy, khi chúng ta cầu nguyện trong tiếng lạ chúng ta gây dựng chính mình, gây dựng căn nhà đức tin thuộc linh của chúng ta. Nếu chúng ta không gây dựng chính mình, chúng ta không thể làm mạnh mẽ và xây dựng các tín hữu khác, chúng ta không thể ban cho những gì mà chính chúng ta không nhận. Vì vậy, để dẫn dắt người khác đến với đức tin sâu nhiệm hơn thì cầu nguyện tiếng lạ là điều đáng đề nghị. Phao lô nói: “Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời, tôi nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em.”
Thứ ba, I Côrinhtô 14:18. Nói tiếng lạ không chỉ cho người ta nghe bởi vì nó không hiểu được, khi chúng ta cầu nguyện một mình hay trong lúc cầu nguyện hiệp một tại Hội Thánh, chúng ta nên cầu nguyện tiếng lạ trong giới hạn thì giờ cầu nguyện và trong giới hạn mà không làm quấy rầy người khác ở bên cạnh. Cách khác, cầu nguyện trong tiếng lạ thật sự là phước hạnh lớn lao để Cơ Đốc Nhân kinh nghiệm ân sủng của Đức Chúa Trời một cách đầy đủ hơn.
Thứ ba, I Côrinhtô 14:5 nói chúng ta biết rằng khi tiếng lạ được thông giải, chúng ta có hiểu nội dung sứ điệp trong tiếng lạ. Kinh nghiệm cầu nguyện cá nhân của tôi, tôi nói trong tiếng lạ và cũng thông giải nhiều lần, khi ân tứ thông giải bắt đầu vận hành trong tôi bởi Đức Thánh Linh, tôi thấy chính tôi thông giải tiếng lạ và hầu như những sứ điệp thông giải bằng những lời ngợi khen và tạ ơn Chúa. Một lần khác, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi sự dạy dỗ trực tiếp qua tiếng lạ và thông giải tiếng lạ. Ai mà cầu nguyện trong tiếng lạ nên cầu nguyện để được thông giải và hiểu được những gì Đức Thánh Linh đã nói. Cầu nguyện tiếng lạ cũng là dấu lạ cho những người không tin rằng Đức Chúa Trời ở với chúng ta.
Thứ tư, Hãy lắng nghe I Côrinhtô 14:22, “Như thế tiếng lạ là một dấu không phải cho những người tin nhưng cho những người không tin.” Thế thì các thứ tiếng lạ là một dấu, chẳng phải cho người tin Chúa nhưng cho người chẳng tin.
Ở Công vụ đoạn 2, chúng ta đọc các môn đồ của chúa Jêsus đều ở tại phòng cao của Giăng Mác và Đức Thánh Linh đến trên họ, hết thảy họ đều đầy dẫy Đức Thánh Linh và bắt đầu nói tiếng lạ. Những người Do Thái đang có mặt đều từ nước ngoài đến, cũng ngạc nhiên nghe chính ngôn ngữ của họ được các môn đồ nói ra. Những môn đồ này cầu nguyện một cách sốt sắng trong ngôn ngữ được biết cũng như cầu nguyện tiếng lạ. Khi Phierơ giảng Phúc Âm của Jêsus Christ, ba ngàn người ăn năn tội lỗi của họ. Nói tiếng lạ trở nên dấu lạ lớn cho những không tin về sự hiện diện sống động của Đức Chúa Trời. Ở Êsai 28:11-12 cho chúng ta biết nói tiếng lạ cũng ban cho chúng ta một sự tươi tỉnh và sự an ủi trong linh hồn của chúng ta. “Đây là nơi yên nghỉ, hãy để kẻ mệt nhọc được yên nghỉ, này là nước mát mẻ cho các ngươi.” Vậy, những ai trong chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy những căng thẳng về thân thể cũng như tâm trí, cầu nguyện trong tiếng lạ sẽ mang cho chúng ta sự tươi tỉnh giống như uống ly nước đá vào những ngày hè nắng gắt.
Ngày nay, có nhiều người hầu việc Chúa ngã lòng. Nhiều Mục sư đã kinh nghiệm sự kiệt quệ do những gánh nặng chồng chất trong công tác Mục sư, nhưng Thánh Linh biết nhu cầu của họ và khi họ cầu nguyện tiếng lạ, họ cũng sẽ kinh nghiệm sức mạnh, sự chữa lành và sự tươi mới. Khi chúng ta mệt mỏi và lòng chúng ta đầy dẫy đau đớn, cầu nguyện tiếng lạ sẽ giúp chúng ta nhận sự phục hồi. Thật sự, cầu nguyện tiếng lạ là cầu nguyện do Đức Chúa Trời khởi xướng, như ở Rôma 8:26 cho chúng ta biết, “Đức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ , nhưng chính Đức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên xiết không nói được.”
Vì chúng ta đang sống trong một thế giới bị giới hạn bởi thời gian và không gian, chúng ta không biết những hiểm nguy về hoàn cảnh của chúng ta hay những tai nạn sẽ đổ trên chúng ta trước đó. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời nói Ngài biết sự yếu đuối của chúng ta, vì vậy Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta cầu nguyện trong tiếng lạ, lúc đó Ngài sẽ giải cứu chúng ta khỏi những hiểm nguy không biết trước và sẽ khiến chúng ta chiến thắng những đau khổ trong cuộc đời.
Khi Đức Thánh Linh vận hành trong tấm lòng chúng ta bằng linh cầu thay, thúc giục chúng ta cầu nguyện, chúng ta có thể nhác sợ về những điều chúng ta cầu nguyện, nhưng những ai cầu nguyện tiếng lạ tha thiết có thể chắc chắn rằng chính Đức Thánh Linh cầu thay qua họ, về những nhu cầu cấp bách. Trong bối cảnh này, cầu nguyện tiếng lạ là kết quả và vui mừng.
Một trong những lãnh đạo tế bào của chúng tôi đang đi xuống thành phố Seoul, thình lình cô ta cảm thấy thúc giục để tìm một nơi cầu nguyện, cô ta ngưng lại và ngồi chồm hổm trong một góc đường gần đó để cầu nguyện tha thiết trong tiếng lạ, cũng không biết lý do nào lại được thúc giục để cầu nguyện. Khi gánh nặng cầu nguyện vơi đi, cô ta có sự bình an. Cô ta nhận ra rằng đám đông lớn đang vây quanh cô ta và cảnh sát đang ở trong đám đông đó. Cảnh sát quở cô ta “Nếu cô muốn cầu nguyện thì hãy cầu nguyện trong Hội Thánh chớ đừng cầu nguyện trong góc đường mà ngăn trở giao thông của những người đi bộ.” Khi buổi nhóm kết thúc, người lãnh đạo tế bào này trở về nhà thì đã thấy căn nhà mình bị lục lọi lung tung, có người đã phá nhà của cô và lấy hết mọi thứ trong nhà. Cô ta nghĩ tới vàng, số tín dụng và môït số ngân phiếu mà cô ta để trong ngăn kéo. Sợ rằng chồng của cô sẽ bắt bớ cô ta, nên cô ta chạy vào phòng thì thấy rằng mọi thứ trong phòng, đặc biêït là những vâït dụng trong ngăn kéo đã bị kéo ra, nhưng những vật giá trị vẫn còn nguyên như lúc cô ta bỏ vào. Cô ta hốt hoảng! Lúc mà tên trôïm lục lọi ngăn kéo thì Đức Thánh Linh thúc giục cô ta cầu nguyện nên tên trôïm này đã bị che mắt không thấy những vật giá trị. Biến cố đó trở thành một dấu lạ lớn cho người chồng vô tín của cô. Sau này, anh ta tiêùp nhâïn Chúa Jêsus Christ và đi đến trường Kinh Thánh. Ngày nay, anh ta là một Mục sư của chúng tôi.
Thâït ra, cầu nguyện tiếng lạ khi Đức Thánh Linh thúc giục chúng ta cầu nguyện, là môït ích lợi lớn lao trong sự tăng trưởng đời sống Cơ Đốc của chúng ta. Cầu nguyện tiếng lạ đem chúng ta bước vào ân điển sâu xa về sự quan tâm của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện tiếng lạ thâït sự là môït phước hạnh của Đức Chúa Trời giúp đỡ sự yếu kém của chúng ta trong sự cầu nguyện.Vì vậy, việc tìm kiếm để được đầy dẫy Đức Thánh Linh và nhận lãnh ân tứ nói tiếng lạ là điều rất đúng. Tôi đã giải thích nhiều mẫu cầu nguyêïn của Cơ Đốc Nhân trong cuốn sách nhỏ này.
Dẫu chúng ta rất ước ao cầu nguyện một cách hiêïu quả, nếu chúng ta không biết cách cầu nguyện, chúng ta sẽ không cầu nguyện môït cách sâu nhiệm mà cũng không duy trì thì giờ cầu nguyện lâu được. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết nhiều cách để cầu nguyện và áp dụng hữu hiêïu, chúng ta có thể phát triển thì giờ cầu nguyện một cách hiêïu quả ba mươi phút, một tiếng, hai tiếùng hay ba tiếng đồng hồ. Ngày nay, có môït phong trào đang tăng dần khắp thế giới để thức tỉnh các Cơ Đốc Nhân cầu nguyện như chưa hề có trước đó. Vì kỷ nguyên cầu nguyện mới này, những Cơ Đốc Nhân nên biết cách cầu nguyện một cách hiêïu quả. Chúng ta cũng có thể chia sẻ và dạy dỗ người khác sự hiểu biết mà chúng ta đã nhận lãnh về cách cầu nguyện hiêïu quả.Vì vậy, có thể chọn nhiều cách cầu nguyện và cầu nguyện theo. Khi dùng loại cầu nguyện tự do, cầu nguyện theo vị trí, cầu nguyện theo đề tài, cầu nguyện theo gợn sóng, cầu nguyện theo đền tạm, lời cầu nguyện của Chúa, cầu nguyện suy gẫm, cầu nguyện ngợi khen, cầu nguyện trong tiếng lạ, chúng ta có thể đến gần Đức Chúa Trời mà cầu nguyện hữu hiêïu. Chúng ta có thể bẻ gãy đồn lũy của ma quỷ và sống đời sống đắc thắng. Bởi vì chúng ta đang sống trong thế giới này, chúng ta phải chiến đấu với sự cám dỗ của Satan, chúng ta phải mở rôïng nước Trời bằng cách chinh phục linh hồn. Không cầu nguyện, chúng ta không thể làm điều đó. Cầu nguyện là môït công viêïc lớn lao được ban cho tín hữu để bẻ gãy đồn lũy của Satan. Đó là lý do Satan ngăn trở nhiều Cơ Đốc Nhân không cầu nguyện ngay từ đầu và dùng hết sức mạnh của nó để làm nản lòng những người đã cầu nguyện rồi. Nhưng nếu chúng ta cầu nguyện, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự phấn hưng lớn lao và vinh quang của Đức Chúa Trời sẽ đến trong đời sống cá nhân và trên Hôïi Thánh.
Đối với Cơ Đốc Nhân, ưu tiên số một là cầu nguyện, số hai là cầu nguyện, số ba là CẦU NGUYỆN.
Cá nhân cầu nguyện sẽ không bao giờ bị hủy diêït! Hôïi Thánh cầu nguyện sẽ tăng trưởng và tăng trưởng! Quốc gia cùng xã hôïi cầu nguyện sẽ được thịnh vượng!
Chúng ta hãy cầu nguyện để ý của Cha Thiên Thượng chúng ta sẽ được hoàn thành đời đời.
CHƯƠNG X
SỨ ĐIỆP RHEMA ĐẶC BIỆT
Chúng ta giảng phúc Âm của Chúa Jêsus Christ trong một thế giới mà đã bị Satan kiểm soát.
Ở I Giăng 5:19 chúng ta đọc, “… cả thế gian đều nằm trong sự kiểm soát của ma quỷ.” Dĩ nhiên, Jêsus đã chinh phục ma quỷ và đã tước đi vũ khí của nó khi Ngài ở trên thập tự giá. Tuy nhiên, ma quỷ vẫn còn ở thế gian, gầm hét giống như sư tử, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt. Nó vẫn cướp phá và hủy diệt con người. Nó cũng làm rối trí con người ngỏ hầu người ta không tiếp nhận Jêsus Christ là Cứu Chúa và Chúa của họ. Chúng ta là những Cơ Đốc Nhân phải xâm chiếm vào thế giới hiện tại đang hợp tác với Satan, xây dựng nước trời trong tấm lòng con người bằng cách chia sẻ Tin Lành của Jêsus.
Cái cuộc chiến thật sự mà chúng ta đối diện với sự tấn công của Satan ở đây. Lĩnh địa trước tiên là lĩnh địa cầu nguyện Từ ví dụ về người gieo, chúng ta đọc thấy rằng một số hạt giống được gieo dọc đường, một số hạt giống được gieo trên nơi có đá và một số hạt giống gieo nơi bụi gai. Chim sẽ ăn hạt giống dọc đường, mặt trời nóng sẽ làm khô héo hạt giống trên đất đá bởi vì nó không đủ rể và gai góc sẽ khiến hạt giống khác bị ngặt ngòi và cũng chết. Đây chính là điều Satan làm.
Nếu chúng ta giảng Phúc Âm mà không cầu nguyện, hạt giống Phúc Âm sẽ rơi xuống trên đất dọc đường và đất đá hay đất gai. Satan sẽ cười điều này, bởi vì nó biết rằng chính nó sẽ lấy đi Lời Chúa đã gieo trong lòng người, giống như “đất dọc đường”. Nó cũng biết Lời Chúa sẽ gieo trong tấm lòng mà giống như đất đá thì sẽ héo đi. Nó cũng biết rằng bụi gai sẽ làm nghẹt đạo cho đến khi chết.
Nếu tấm lòng không trở thành “đất tốt” thì dẫu chúng ta có giảng chăm chỉ đến đâu, lời chứng của chúng ta sẽ không bao giờ hiệu quả. Cách thứ nhất để khiến tấm lòng của người nghe trở thành đất tốt là qua sự cầu nguyện.
Nếu bạn cày xới đất dọc đường, đất đá hay bụi gai, thì chúng ta có thể chuẩn bị đất để gặt mùa gặt ba mươi, sáu mươi hoặc một trăm. Trong cùng một cách, nếu chúng ta chuẩn bị tấm lòng của con người qua sự cầu nguyện, chúng ta sẽ gặt hết mùa gặt ba mươi, sáu mươi và một trăm. Chính sự cầu nguyện sẽ khiến tấm lòng người nghe trở thành một đất dễ tiếp nhận. Đó là lý do Satan không chống cự sự giảng dạy mà nó sẽ chống cự một cánh khùng điên khi chúng ta giảng cùng với sự cầu nguyện nhiều. Chỉ qua sự cầu nguyện, chúng ta có thể chiến thắng tất cả công việc của Satan và thấy tấm lòng người ta trở nên dễ tiếp nhận khi mà chúng ta gieo hạt giống của Phúc Âm để thiết lập nước trời ở trong họ. Vì vậy, đối với Cơ Đốc Nhân ưu tiên hàng đầu là cầu nguyện , ưu tiên thứ hai là cầu nguyện, ưu tiên thứ ba là CẦU NGUYỆN. Không có dâng mình để cầu nguyện nhiều thì sẽ không có sự tăng trưởng Hội Thánh ! Không có cách nào khác ! Hội Thánh sẽ không được gây dựng ! Không có cách nào khác ! Chúng ta phải luôn nhớ điều này !
Cách Cầu Nguyện Theo Tấn Sỉ Paul Yongi Cho
Người viết: Paul Yongi Cho