Bài # 2
Hãy đọc Luca 9:23,24 “(23)Ngài lại bảo tất cả các môn đệ :Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, hằng ngày vác thập tự giá mình và theo Ta. (24) Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; nhưng ai hy sinh tính mạng vì Ta, thì sẽ được cứu.”
Trong sách Phúc Âm khác, Ngài nói “Nếu ai muốn làm môn đồ Ta thì hãy tự bỏ mình đi….” Hội Thánh là một cơ quan sinh sản sự sống. Sự sống không phát sinh từ Hội thánh, nhưng Hội Thánh phát sinh từ sự sống. Công việc của Hội Thánh không phải là sanh ra những người qui đạo, mà là tạo ra các môn đồ. Chúng ta đề cập đến môn đồ hóa và những dấu hiệu của môn đồ. Phải biết rằng khi Hội Thánh gia tăng, thế giới cũng gia tăng. Để chữa lành xã hội, anh em phải chữa lành cho Hội Thánh. Đây là sự kiện lịch sử. Chưa có xã hội nào hoặc nền văn hoá nào sụp đổ khi Hội Thánh chưa bị sa ngã. Khi những gì mà Đức chúa Trời đặt để làm trung tâm của xã hội, của dân sự của Ngài, của Hội Thánh Ngài ngưng thể hiện cho Đức Chúa Trời, khi đó toàn bộ nền văn hóa sẽ bị sụp đỗ. Mỗi Nhà Truyền Giáo từ Phao lô cho đến những nhà truyền giáo hiện tại là những người có tác động đến thế hệ của mình cho Đức Chúa Trời , thì họ đều đề cập đến cái mà chúng ta gọi là Hội Thánh. Sứ đồ Phao lô đã viết mười bốn sách Tân Ước. Mỗi sách ông viết để điều chỉnh những điều sai trật trong từng Hội Thánh. Dĩ nhiên ông đem đến một sựï khải thị, trong mỗi thư tín ông viết đều có chỉ ra một số điều sai trật trong Hội Thánh. Điều này nói lên vài điều quan trọng về giáo lý.
Để đặt Hội Thánh trong một trật tự anh em phải bắt đầu với những nền tảng. Kết quả chỉ được biết trong thế hệ thứ hai. Anh em không chỉ nói “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.” (Mathiơ 7:16) và đoán xét một người về cách người đó cư xử vào lúc đó. Đây không phải là điều Đức Chúa Trời muốn nói. Thông điệp này là Hội Thánh sẽ được biết qua những người qui đạo mà Hội Thánh tạo ra. Hội Thánh ngày hôm nay sẽ được đánh giá bởi những người qui đạo thành lập Hội Thánh ngày mai. Vì vậy chúng ta quan sát người mà Kinh Thánh gọi là môn đồ. Trong lời của Đức Chúa Trời chúng ta thấy rằng dấu hiệu chính của một môn đồ là sự trung thành.
Bây giờ chúng ta nói về dấu hiệu của sự can đảm. Sự can đảm là một dấu hiệu cho biết ai là môn đồ thật của Chúa. Trong Mathiơ 10:33, Chúa Jêsus đang nói về những người thiếu phẩm chất can đảm này. Ngài phán “Ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha Ta ở trên trời.” Nếu ngươi xưng Ta ra trước mặt thiên hạ, Ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha Ta ở trên trời. Trong câu 39 Ngài phán “Ai gìn giữ sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ Ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.” Đó là dấu hiệu của một môn đồ. Chúa Giêxu nói “Nếu ai làm môn đồ Ta, trước hết hãy từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.”
Để làm người ngay thẳng thì cần có sự can đảm. Trong thời đại của sự bội tín thì cần phải có can đảm để trở thành người trung tín, để đi với Đức Chúa Trời và nói những điều về lẽ phải. Đối với mỗi một cá nhân, để sống thánh khiết trong một thế hệ gian ác và đầy tội lỗi này thì cần nhiều sự can đảm hơn bất kỳ việc gì khác. Đây là thời kỳ mà sự căng thẳng đang áp chế trên Cơ Đốc Nhân. Sự cám dỗ ngày càng khó nhận ra. Điểm yếu của Hội Thánh được thể hiện là không có khả năng để đương đầu với sự cám dỗ. Khi Hội Thánh bị thách thức về những niềm tin, Hội Thánh lại buông trôi niềm tin của mình để tránh sự đối đầu với thế gian. Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên chưa bao giờ lo lắng về việc thế gian đang nghĩ gì về họ. Họ có một sứ điệp để rao giảng và họ đã rao giảng sứ điệp đó. Công chúng có đứng về họ hay không thì cũng không quan trọng. Họ biết rằng họ đúng và sự tin chắc mình là đúng đã làm cho họ mạnh dạn để đứng vững. Họ không bao giờ đặt Chúa Jêsus trên vũ đài thi đấu với những thần khác. Họ bước ra từ phòng cao công bố với các tôn giáo khác rằng không có sự cứu trong một ai khác cả, vì dưới trời không có Danh nào khácđược ban cho loài người để chúng ta nhờ Danh ấy mà được cứu” (Công vụ 4:12). Họ không tranh cạnh với ai. Họ chỉ nói với người nghe một cách đơn giản rằng “Đây là con đường, hoặc anh em đi trong đó hoặc bị hư mất.” Nếu thế gian gọi họ là những con người có đức tin mù quáng thì cũng không sao, họ biết điều họ tin là đúng, và theo lời Chúa họ hiến dâng hết mình cho sứ điệp này.
Đời sống và những hành động của những Cơ Đốc Nhân đầu tiên này là đặc trưng cho đức tin. Họ biến nơi tra tấn trở thành những bục giảng, nhà tù trở thành Hội Thánh, đánh bại những người hung bạo ở thành Êphêsô. Họ bị đánh đập, tra tấn, đuổi ra khỏi nhà nhưng họ vẫn rao giảng Phúc Âm và làm đảo lộn cả một đế chế. Sự thiếu can đảm trong thế hệ này là một lời nhận xét đáng buồn . Thời đại chúng ta là thời đại tuân theo những quy ước. Chúng ta đã trãi qua cái gọi là “phong trào Chúa Jêsus.” Những người trẻ tuổi tự cho là mình đang quyết liệt chống lại những quy ước của xã hội, tuy vậy mỗi một người trong số họ đều là một bản sao của người khác. Họ nói giống nhau, ăn mặc giống nhau, và đi chung nhóm với nhau.
Tôi nói với anh em rằng chúng ta đang phục vụ một Đức Chúa Trời không theo lề thói Ngài đã kêu gọi chúng ta trở nên khác biệt. Ngài kêu gọi chúng ta công bố một lẽ thật mà nó sẽ làm cho mọi người thay đổi. Người nào sợ chết thì không có quyền sống. Với tư cách là Cơ Đốc Nhân, đến khi nào chúng ta tin rằng mục tiêu mà chúng ta phục vụ vĩ đại hơn mục tiêu của chúng ta thì chúng ta sẽ tiếp tục cần sự can đảm để đương đầu với cuộc sống thực tiễn. Không ai biết được giá trị về cuộcï sống nếu như họ chưa hiến dâng điều gì xứng đáng trong cuộc đời của họ cho một mục đích nào đó. Người ta nói về những Cơ Đốc Nhân đầu tiên “Họ yêu, đến nỗi phó thác sự sống họ cho đến chết.”
Mặc dù là những người bị lừa dối, nhưng chín trăm người đi theo Jim Jone đến British Guiana vẫn tin rằng con đường của họ là con đường duy nhất của sự sống, họ sẽ giữ lấy chính sự sống của họ còn hơn là đánh mất. Họ đã bị lừa dối, tuy nhiên họ đã chứng minh cho thế giới thấy sự cam kết mà con người có thể có khả năng thực hiện. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy. Đấng Christ và mục tiêu của Ngài như Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhận biết Ngài thì cũng vậy chúng ta có thể thực hiện một kết ước như thế.
Đức Chúa Trời muốn Đấng Christ thực hữu trong đời sống của chúng ta chứ không như Jim Jone đối với những linh hồn bị lừa gạt. Chúa Jêsus phải là Chúa của chúng ta đến mức độ chúng ta nhận thức được rằng Ngài quan trọng đối với chúng ta hơn là chính cuộc sống của chúng ta. Đó là ý nghĩa của câu nói người nào sợ mất sự sống mình thì sẽ chết. Cuộc sống thật là đáng thương đối với người nhút nhát. Chúng ta sống trong thời đại của sự sợ hãi, với những song sắt trên các cửa ra vào và những nơi kinh doanh giống như các pháo đài. Tôi không bao giờ tin rằng xã hội chúng ta đạt được hết những mục tiêu mà nó đặt ra. Đó là ngày của vô số các tên sát nhân, hầu như là ma quỷ chiếm hữu toàn bộ thế giới. Điều này tạo ra nổi sợ hãi khiến cho con người núp sau những chấn song của các cánh cửa.
Thà chết hơn là sống một cuộc sống như vậy. Thà là sống một năm tự do hơn là một ngàn năm gặp nhiều trở ngại trốn tránh ma quỷ, cả cuộc đời bị săn đuổi bởi sự sợ hãi. Nhiều người quá yếu đuối không thể sống theo điều họ tin tưởng. Là những người lạc lỏng, không thích nghi và luôn thất bại. Thật là đáng buồn để nói rằng bạn sẽ thấy sự sợ hãi ở trong Hội Thánh nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác. Người ta đi đến nhà thờ nói về Chúa Jêsus tuyệt vời biết bao, sau đó tiếp tục thực hiện công việc nhưng lại sợ hãi không nói về danh Ngài. Thế gian hà hơi thở đầy mùi bia vào mặt chúng ta, áp đặt những trò vui đùa bẩn thỉu trên chúng ta, và chúng ta thì lại che dấu những điều mà Đức Chúa Trời đã làm trên đời sống chúng ta.
Chúng ta là những môn đồ của Chúa, chúng ta cần phải đứng lên, tuyên bố chúng ta là ai. Nói với họ rằng “Tôi là Cơ Đốc Nhân, tôi thuộc về Đức Chúa Trời.” Để làm điều này đòi hỏi cần phải có nhiều can đảm để thực hiện hơn là dùng nắm tay để đánh một người nào đó. Chúa Jêsus nói: “Nếu ai vả má bên phải ngươi, hãy đưa má bên kia luôn cho họ.” Điều đó đòi hỏi sự can đảm nhiều hơn là đánh trả người khác. Người sợ hãi sống theo những điều anh ta tin là người không thích nghi được với cuộc sống. Đức Chúa Trời tìm kiếm chất lượng chứ không phải số lượng. Sự thật, trong cuộc sống đó là khi đến càng gần Thập tự giá bao nhiêu thì ở đó càng có ít người bấy nhiêu. Khi Ngài đến trên đồi Galilê, bẻ bánh cho hàng ngàn người ăn thì có hàng ngàn người đến xem công việc của tôn giáo, nhưng khi Ngài đi đến Thập tự giá và nói với mọi người rằng: Các ngươi sẽ không có được sự sống trong mình cho đến chừng nào các ngươi ăn thịt của Con Người và uống huyết Người,” (Giăng 6:53). Họ đã rời Ngài và bỏ Ngài lại một mình.
Họ nói một cách thiết thực: Chúng tôi không đến đây nghe chuyện vớ vẩn này. Chúng tôi không đến đây để nghe ông nói những điều chúng tôi phải chịu đau đớn. Chúng tôi đến đây để xem phép lạ. Họ quay đi và rời bỏ Ngài. Ngày Lễ Ngũ Tuần không xuất hiện nhờ sự quảng cáo trên những trang đầu của cột báo Jerusalem Post hay trên 300 đài truyền hình. Nó xuất phát từ sự đối diện của Đức Chúa Trời với mười hai môn đồ. Ngài nhào nắn cảm xúc nhào nắn mỗi tham vọng cho đến khi Ngài phá vỡ nó. Họ nói “Hãy cho con ngồi ở bên tay hữu của Thầy.” Ngài nói, “Đó không phải điều Ta có thể ban cho.” Ngài kéo họ ra từ phòng thu thuế, phòng khám, và kéo ra từ những con thuyền đánh cá và dẫn họ đi. Khi Ngài rời họ, họ cảm thấy trống vắng, tan vỡ, bị bầm dập và chính từ những công cụ tan vỡ đó mà lần đầu tiên Lễ Ngũ Tuần đã xuất hiện. Cũng thông qua công cụ đó mà Ngài sẽ đến lần thứ hai.
Đức Chúa Trời tìm kiếm phẩm chất chứ không tìm kiếm số lượng. Ngài thay đổi thế gian bằng bàn tay của con người. Không phải là do đám đông tôn giáo to lớn, mềm mại và yếu đuốiđem đến một sự khác biệt gây ra nhưng đó là phẩm chất của tín đồ, khi anh ta thực hiện tất cả thì anh ta sẽ đứng vững. Cho dù sư tử gầm rống, sông chảy, lửa cháy anh ta vẫn đứng vững với thắt lưng lẽ thật của Đức Chúa Trời.
Khi Martin Luther bị triệu tập phải xuất hiện trước Diet of Worm. Dân sự van nài ông đừng đi. Họ nói với ông, “Họ sẽ trói ông vào cột để thiêu sống.” Câu trả lời của ông là, “Tôi không quan tâm đến việc họ có dựng lên một hỏa đài từ Wittenburg đến Rôma hay không, nhưng tôi có thể bước vào đó với lời ngợi khen Ngài đã mua linh hồn tôi đến Thập tự giá.” Điều duy nhất cần phải biết rằng anh em là đúng, sau đó bênh vực cho lẽ phải. Đức Chúa Trời sẽ đứng về phía những con người như vậy. Đức Chúa Trời không bao giờ sử dụng những con người không có quyết định dứt khoát, họ không có chỗ trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Nói một cách ngắn gọn “Hoặc có Jêsus hoặc là không có gì cả.” Sách Phúc Âm hoặc là có giá trị hoặc là không có giá trị gì cả. “Tôi đứng ở đây, tôi không thay đổi gì khác cả,” Luther nói những lời này trong giờ phút đen tối nhất của ông và chính thời điểm này ông viết bài hát “Đồn Lũy Đầy Quyền Năng là Đức Chúa Trời Chúng Ta”.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến nơi mà tất cả các đường biên giới bị chia cắt và chúng ta tin rằng sách Phúc Âm là lời đáp cho chúng ta. Chúng ta không chỉ có lẽ thật, mà chúng ta còn là lẽ thật. Chúng ta đang ở giữa một thế hệ gian ác và phạm tội đang đi sai đường, hãy nói với họ rằng “Đây là đường đi, anh em hãy đi vào đó.” Đức Chúa Trời đang kêu gọi các môn đồ can đảm. Ngài không sử dụng những người hay lay động. Đức Chúa Trời cần những người lính.
Phao lô đã dẫn Giăng Mác đi cùng trong chuyến đi truyền giáo. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Giăng, Mác đã thối lui. Trong chuyến đi kế tiếp, Banaba muốn Phao lô dẫn Giăng Mác đi cùng. Phao lô đã từ chối. Ông nói, “Tôi đã dựa vào cây sậy đó một lần và nó đã gẫy, tôi không dẫn anh ta nữa đâu.” Giăng Mác “đã cầu nguyện” và trở thành một người lính, nhưng ông phải chứng minh điều đó cùng Phao lô. Phao lô nói lý do ông từ chối dẫn Giăng, Mác theo “Tôi không thể sử dụng người không có quyết định dứt khoát.”
Anh em phải quyết định dứt khoát tâm trí của anh em. “Đó là một người phân tâm, không quyết đoán được việc gì.” (Gia cơ 1:8) Anh em phải xác quyết được rằng mình sẽ không bị lay động. Trong Hêbơrơ có viết “Nếu trong tâm trí họ nghĩ về nơi họ ra đi, họ sẽ ra trở lại nơi đó.” Phao lô nói “Đêma đã rời khỏi tôi, vì yêu thế gian này.” Đêma sẽ không bao giờ lìa bỏ thế gian, ông ta đã mơ tưởng đến thế gian và ông đã trở lại cùng nó.
Nếu anh em vẫn còn những khát vọng trong hệ thống thì anh em cuối cùng cũng sẽ trở lại với hệ thống đó. Đức Chúa Trời muốn sự sống của anh em và để Ngài có được sự cố gắng thì anh em phải mất nó. Đức Chúa Trời không tìm kiếm các thánh đồ trong ngày Chủ Nhật. Ngài không cần những con người chỉ “khẩn cầu” khi họ gặp nan đề. Ngài muốn anh em nói chuyện với Ngài. Trong II Sử ký 7:14, Đức Chúa Trời nói “Và nhược bằng dân sự Ta, hạ mình xuống cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta….” Đó không phải sự lặp lại “hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta.” Dân ngoại cũng cầu nguyện, Hồi Giáo cầu nguyện, người Hindu cầu nguyện. Tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời là tìm kiếm sự hiện diện của Đấng Toàn Năng, không chỉ để nhận điều gì đó từ Ngài mà còn phải thông công với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của sự tiện lợi. Ao ước của Ngài không dành cho những người ủng hộ Ngài trong ngày Chủ Nhật và ngày Thứ Hai lại sống như ma quỷ. Ngài muốn con người mỗi lúc mỗi ngày hãy để Ngài chiếm hữu. Có một người thì không vui thỏa về những gì Đức Chúa Trời làm cho họ, nhưng có một người thì vui thỏa về chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không bị bắt buộc là phải có anh em, nhưng anh em phải có Đức Chúa Trời. Tội lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối. Chúng ta nói về sự ham mê thế gian. Chúng ta cố tìm lời lẽ bình luận về loại quần áo nào đó, nơi nào anh em đi. Sự đam mê thế gian bị ảnh hưởng bởi một hệ thống sai trật.
Cách mà ma quỷ giữ anh em rời xa khỏi Hội Thánh là bằng cách đưa Bà Ngoại đến thăm anh em vào ngày Chủ Nhật, khi đó anh em sẽ giống như một người thế gian nếu anh em không muốn đi đến Hội Thánh. Nếu sự thăm viếng của Bà Ngoại đối với bạn quan trọng hơn nhà của Đức Chúa Trời, khi đó anh em bị ảnh hưởng bởi hệ thống sai trật. Chúng ta ở thế gian để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Bất kỳ điều gì khác chúng ta làm chỉ là phương tiện để thực hiện điều mà Ngài đã kêu gọi chúng ta làm. Ýù muốn của Đức Chúa Trời là để chúng ta trở thành một ông cụ qua đó Ngài có thể cư ngụ. Chúng ta ở đây để được đổ đầy Đức Thánh Linh và bất kỳ nơi nào chúng ta đi, Đức Chúa Trời cũng ở đó.
Tôi phải có sự can đảm với sự xác quyết là sẽ bày tỏ Đức Chúa Trời. Bấy giờ cho dù con người cần Đức Chúa Trời hay không thì cũng không quan trọng, tôi phải giúp họ biết về Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta lo sợ bị tách biệt với họ, thì khi đó chúng ta không có giá trị đối với Đức Chúa Trời. Nếu anh em là Cơ Đốc Nhân thì anh em khác với họ. Thế gian chẳng có gì giống Đức Chúa Trời và nếu anh em là một Cơ Đốc Nhân thật thì họ sẽ biết rằng anh em rất khác biệt. Nếu anh em lo sợ mình khác biệt với họ thì anh em sẽ bị chết cùng với đám đông. Đức Chúa Trời sẽ lìa bỏ anh em. Câu nói “Nhập gia tùy tục” là một nguyên tắc nghèo nàn của cuộc sống. Dầu khi bạn ở đâu thì hãy làm theo những điều mà Đấng Christ đã làm. Hãy can đảm trong sự tin quyết, đứng lên và rao giảng về Đấng Christ bất cứ nơi nào anh em đến.
Tất cả tội lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối. Sự nói láo là sự cố gắng che dấu những khuyết điểm trong tính cách của anh em. Lời nguyền rủa chứng minh khả năng yếu kém của anh em trong việc tự bày tỏ chính mình. Thật vậy “Hành động của một người say rượu là ý định của người đó khi tỉnh táo”. Người say rượu không có can đảm để làm điều anh ta muốn làm khi không có rượu. Phao lô nói “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” (Philíp 4:13). Tôi có thể yêu, tôi có thể tin tưởng, tôi có thể đứng vững và tôi trở nên trung tín nhờ Chúa Jêsus Christ là Chúa.
Trãi qua các thế kỷ thì đã có hàng triệu môn đồ thật đã qua đời. Họ có thể bị trói cột ở các cột để hỏa thiêu, bị cưa ra từng mảnh, chống lại những thú dữ đơn giản bởi vì họ làm chứng về Chúa Jêsus. Nếu họ muốn tránh khỏi những cực hình đó họ chỉ cần chối bỏ Đấng Christ. Tôi đã có mặt ở Scốtlen vào năm 1978, cách đó không xa nơi tôi rao giảng là một nơi được gọi là đồi của những người tuận đạo. Ba trăm ngàn người đã bị giết trong vòng 29 năm, đơn giản chỉ vì họ từ chối thừa nhận rằng Đức Giáo Hoàng là đầu Hội Thánh. Những Cơ Đốc Nhân này xếp thành hàng dài từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Họ có thể nhìn thấy máu của những người bị tàn sát chảy xuống đồi. Khi họ nhích đến gần nơi hành hình, họ có thể nghe tiếng búa. Trong lúc đó có một linh mục của tôn giáo bị ma quỷ chiếm hữu đang nói với những người đang đứng trong hàng “Hãy từ bỏ những điều các ngươi đang tin, hãy thừa nhận Đức Giáo Hoàng là đầu Hội Thánh và bước ra khỏi hàng”. “Họ đã phó sự sống họ cho đến chết”. Họ thà chế còn hơn là khước từ những điều họ đã tin cậy. Họ đã tin vào điều gì đó và điều đó có ý nghĩa hơn cả cuộc sống của họ.
Họ có thể cứu lấy sự sống của họ, nhưng họ biết nếu họ giữ lấy mạng sống thì họ sẽ mất nó. Dầu cho ở bất kỳ thế hệ gian ác như thế nào đi chăng nữa, Đức Chúa Trời không cần điều gì khác ngoài người chiến sĩ, môn đồ dũng cảm. Không phải đó là một tình yêu tuyệt vời sao!
Trong ngày của Nô-ê khi thế gian đã trở nên bại hoại đến nỗi Đức Chúa Trời phải hủy diệt bằng một trận lụt. Điều Đức Chúa Trời cần là một chiến sĩ rao giảng. Nô-ê là một trong những diễn giả có hiệu quả nhất ở trên thế gian này. Đứng giữa một thế hệ đầy sự gian ác và ngang bướng, ông đã công bố Phúc Âm về sự giải cứu cho tất cả mọi người nghe. Khi Ninive bại hoại đến nỗi con kênh kênh cũng phải bịt mũi lại khi bay ngang qua đó, điều mà Đức Chúa Trời cần ở nơi đó là một con người can đảm. Giôna vào thành Niniveh nói rằng: “Còn bốn muơi ngày nữa, Đức Chúa Trời sẽ phá hủy thành này” (Giôna 3:4). Tức khắc có sáu trăm hai mươi ngàn người đã ăn năn mặc bao gai và ngồi trong bụi tro. Điều Đức Chúa Trời cần để thay đổi tình trạng đó là một chiến sĩ sẽ đứng dậy và rao giảng điều mà anh ta tin.
Vị trí của người rao giảng không phải là diễu hành trên đường phố hay vận động những nhà chính trị, vị trí của họ đó là bục giảng đối với Hội Thánh. Tội lỗi trong Hội Thánh đủ để làm những người trưởng thành trong Chúa nôn mửa. Hãy thanh tẩy Hội Thánh, hãy để Hội Thánh đứng lên trong sự công bình của Đức Chúa Trời, và Hội Thánh sẽ quở trách sự tối tăm. Hãy để Hội Thánh dũng cảm trở nên khác biệt trong xã hội này và Đức Chúa Trời sẽ thay đổi mọi việc. Điều Đức Chúa Trời luôn luôn cần là một người dám đứng mũi chịu sào. Khi Sôđôm trở nên gian ác đến nỗi khiến cho Đức Chúa Trời không còn sự chọn lựa nào khác hơn là hủy diệt nó, Ngài thực hiện lời hứa với Ápraham vì cớ Lót. Đức Chúa Trời phán “Nếu ngươi tìm thấy mười người công bình, Ta sẽ chẳng diệt thành” (Sáng Thế Ký 18:32). Ápraham không phải cứu một người Sôđôm. Điều mà ông phải làm là phải tìm mười người công bình hầu cho Đức Chúa Trời sẽ ngự ở nơi đó.
Hãy để Hội Thánh đại diện cho Đức Chúa Trời và Ngài sẽ giải thoát cả dân tộc. Nhưng nếu chúng ta ở trong bi kịch trộn lẫn giữa cái thật và cái giả, giữa xác thịt và Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ cho phép sự phán xét xảy ra trên chúng ta như Ngài cho phép xảy ra ở Đông Âu. Hội Thánh thật ở Đông Âu cũng như Ngài cho phép Nêbucátnếtsa đến thành Jêrusalem. Lý do là để phá vỡ đồn lũy của tôn giáo giả.
Đức Chúa Trời không yêu nước Mỹ hay yêu bất cứ quốc gia nào nhiều hơn yêu Đông Âu hay Liên xô. Hội Thánh phải công bình hoặc là Đức Chúa Trời sẽ phán xét đất nước. Nếu trong bất kỳ thời đại nào nếu Đức Chúa Trời cũng có thể tìm thấy một người cùng đứng với Ngài và vì Ngài, thì dầu khi xã hội đó đã đến giai đoạn không thể quay trở lại được thì Ngài cũng có thể và sẽ cứu chuộc xã hội đó vì cớ người cùng đứng với Ngài. Những môn đồ thật biết rằng những gì mà Đức Chúa Trời đặt ở trung tâm của nền văn hóa thì Hội Thánh của Ngài sẽ tác động lên tất cả. Biết rõ điều này, họ không còn lo sợ khi nhấn mạnh vào trọng tâm của vấn đề.
Ân điển rẻ mạt được bán ở chợ giống như những món đồ chơi rẻ tiền, nghi lễ tôn giáo, sự tha thứ tội lỗi, lễ báp tem , và sự hợp nhất đức tin, được ném ra ngoài với một giá bèo. Hội Thánh hiện đại giảng về một Thiên Đàng không có địa ngục, Tiệc thánh mà không cần tra xét mình và tín đồ trong Hội Thánh không có bông trái của sự công bình. Theo đuổi trào lưu ân điển rẻ mạt này, Hội Thánh từ chối rao giảng cho toàn bộ hội đồng của Đức Chúa Trời để tránh xúc phạm những linh hồn thuộc về thế gian này là những người sẽ ban vinh dự cho Hội Thánh vào mỗi buổi sáng Chủ Nhật và tuyên bố là những môn đồ của Đức Chúa Trời, tuy nhiên họ sống giống ma quỷ vào ngày Thứ Hai.
Hội Thánh phải nói với những người như vậy, anh em không thể sống giống như ma quỷ và đòi hỏi Đức Chúa Trời đồng công với anh em. Các môn đồ không sợ hãi khi lên tiếng chống lại sự nhạo báng đó. Sự cống hiến của họ không phải là để đi đến thành công nhưng là cống hiến cho Chúa Jêsus Christ. Ân điển được tượng trưng như của cải không bao giờ cạn kiệt của Hội Thánh, từ đó Hội Thánh ban những ơn phước mà không cần hỏi những câu hỏi hay ấn định những giới hạn. Chúng ta dám in những sách chỉ chứa đựng những lời hứa của Đức Chúa Trời và gọi đó là Kinh Thánh. Không ai có quyền công bố lời hứa nào của Đức Chúa Trời bị trích ra khỏi mạch văn. Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đang tìm kiếm phẩm chất chứ không phải tìm kiếm số lượng. Để trở thành môn đồ của Chúa trong thế hệ đầy sự gian ác và tội lỗi này là điều rất can đảm. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta trở thành những người can đảm.
Những người này sẽ ban vinh dự cho Hội Thánh vào sáng Chủ Nhật, tự cho là môn đồ của Đức Chúa Trời, tuy nhiên họ lại sống giống như ma quỷ vào ngày thứ hai. Bây giờ anh em và tôi phải có lòng can đảm để đứng lên chống lại điều này, Hội Thánh phải nói với những người như vậy rằng, anh em không thể sống như ma quỷ mà lại đòi hỏi Đức Chúa Trời đồng công với anh em. Các môn đồ không sợ hãi để cất tiếng chống lại sự nhạo báng. Sự cống hiến của họ không phải là để đi đến sự thành công nhưng là cống hiến cho Chúa Jêsus Christ.
Ân điển được tiêu biểu là của cải không bao giờ cạn kiệt của Hội Thánh, từ đó Hội Thánh ban phước không cần hỏi những câu hỏi hoặc ấn định những giới hạn.
Chúng ta dám in những cuốn sách chỉ chứa đựng những lời hứa của Đức Chúa Trời và gọi đó là Kinh Thánh. Không ai có quyền công bố lời hứa của Đức Chúa Trời khi lời hứa đó bị lấy ra khỏi mạch văn. Ví dụ: Trong Xuất Êdíptôký 15:26 có câu “Vì ta là Đức Giê-Hô-Va Đấng chữa bệnh cho ngươi”, vậy Đức Chúa Trời là Chúa của con người hay Đấng chữa lành cho con người mà không vâng lời phần đầu của câu đó. Ngài phán rằng “Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữa mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bệnh nào mà ta giáng cho xứ Êdíptô, vì ta là Đức Giê-Hô-Va, Đấng chữa bệnh cho ngươi”.
Anh em không có quyền trích dẫn ra phần cuối của câu đó, anh em phải trích dẫn toàn bộ câu Kinh Thánh đó. Nếu anh em không vâng lời Đức Chúa Trời, Ngài không còn là Chúa của anh em nữa, và Ngài sẽ không chữa lành cho anh em. Ân điển rẻ mạc không ấn định số lượng, không đặt trách nhiệm về sự vâng lời trên những tín hữu. Ân điển rẻ mạc cho rằng chỉ cần đến tiếp nhận Chúa Jêsus làm Đấng cứu rỗi của anh em rồi sống theo cách nào mà anh em thích. Quyền làm chủ của Đấng Christ là sự chọn lựa. Chúng ta tin rằng bởi bản chất của ân điển thì giá đó đã được trả trước, và bởi vì nó đã được trả, mọi thứ đều miễn phí.
Đây là thông điệp đang được vang ra trong giờ này. Ân điển rẻ mạt giống như một giáo điều hay nguyên tắc, có nghĩa là sự tha thứ tội lỗi được rao giống như lẽ thật tổng quát. Tình yêu của Đức Chúa Trời được dạy như là những giả định hoặc những khái niệm của Cơ Đốc Nhân về Đức Chúa Trời. Những giả định hay những khái niệm đó là bản chất về sự sùng bái, thần tượng. Chúa Jêsus nói tình yêu thì lớn hơn điều mơ hồ mà thế gian thường nói đến “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta” (Giăng 14:15). Đó là tình yêu. Bản chất của sự sùng bái thần tượng là tưởng tượng ra Đức Chúa Trời là như thế nào và sau đó hành động theo như vậy. Sự phát triển tri thức đối với những giả định này qua con người được xem như là tất cả những gì cần thiết để đảm bảo sự tha thứ tội lỗi. Khi giảng dạy như vậy thì thế gian tìm thấy một ân điển rẻ mạc để bao che tội lỗi của thế gian.
Một người có thể rao giảng chống lại bất kỳ điều gì và công chúng sẽ đứng về phía anh ta, nhưng nếu để anh ta nói chống các tôn giáo thì sẽ có sự phản đối kịch liệt. Tôi đã bị ném ra khỏi đài truyền hình, một vài đài truyền hình thuộc tôn giáo, bởi vì tôi trình bày một lẽ thật: “Đức Chúa Trời không chấp nhận sự pha trộn”. Anh em không thể pha trộn hệ thống Ngũ Tuần với hệ thống tôn giáo công giáo La Mã và cho rằng Đức Chúa Trời sẽ hài lòng.
Giăng nói, Đức Chúa Trời ghét đường lối sai trật. Khi anh em nói chống lại cùng tôn giáo giả, anh em đang đối phó với con “ bò thiêng liêng” của thế gian và nếu anh em rao giảng chống lại điều đó anh em sẽ thấy rằng tự mình rước lấy điều rắc rối. James Robinson giảng chống lại tình dục đồng giới tính trên một kênh truyền hình ở Dallas và họ đã đuổi ông. Dân chúng, những diễn giả và các Hội Thánh điền kín toàn bộ trang báo của Dallas bằng hàng ngàn chữ ký. Những người này gởi một thông điệp đến đài truyền hình rằng chúng tôi sẽ không xem chương trình của các ông nếu các ông không đem James Robinson trở lại đài truyền hình. Đài truyền hình phải đưa ông ta trở lại làm việc.
Anh em có thể rao giảng chống lại tình dục đồng giới và những người sẽ đứng lên cùng anh em. Tuy nhiên, nếu anh em nói chống lại tôn giáo giả và anh em sẽ là người cô độc nhất trong thành phố. Cảm tạ Đức Chúa Trời, họ đã đứng lên khi họ đã quyết định. Để đứng lên chống lại ân điển rẻ mạt bị bán ngày hôm nay cần phải can đảm nhiều hơn là đứng lên chống lại tình dục đồng giới.
Mỗi người đều được tái sanh. Lắng nghe họ giảng về nó. Một số tuyên bố rằng có 60 triệu tín đồ tái sanh ở Mỹ. Tại sao? Vì chúng ta ở trong thời đại hoàng kim. Có thể có 60 triệu người đi đến Hội Thánh mỗi tháng một lần, nhưng tái sanh lại là việc hoàn toàn khác. Một người được tái sanh là một lực lượng chính trên thế gian. Anh ta là một tạo vật mới. Đấng Christ ở trong người đó. Anh em không thể có 60 triệu người của Đấng Christ trong một quốc gia nếu không thấy sự giám sát về điều gian ác. Sự thật là, trong hơn 2,3 thập kỷ gần đây xã hội đã đi xuống địa ngục nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, tuy nhiên ngày nay cũng có những tôn giáo hơn trước kia.
Theo khảo sát của tạp chí Reader’s Digest (một trong mười người) đã trở thành người có tình dục đồng giới hay ít nhất bị lưỡng tính trong 20 năm gần đây. Cùng một lúc đó, chúng ta bị tấn công dồn dập bởi tôn giáo. Việc phát thanh về tôn giáo ở Los Angeles trong vòng bảy ngày thì có thể phát ra lượng thông tin nhiều hơn bất cứ đài truyền thanh của nước nào phát trong vòng 6 tháng. Nó đến qua thư từ, qua những giấy dán, radio, ti vi, tuy nhiên lại không có sự giảm sút về tình trạng tội lỗi. 50% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng sự ly dị. Chúng tôi cho đẻ non 2 triệu đứa bé một năm. Sự nghiện ma túy đã len vào trường trung học. Tội ác gia tăng và tuổi của người phạm tội đang trở nên thấp dần. Những người bị quỷ ám đi nghênh ngang trên các đường phố của chúng. Đấy là lúc chúng ta giải quyết về vấn đề chính và đó chính là tôn giáo.
Nếu chúng ta muốn thấy sự phục hưng, chúng ta phải đứng về lẽ thật. Việc đứng về lẽ thật sẽ tự động khiến tôi đối đầu với sự lừa dối đảm bảo cho thế gian một giá rẻ mạt để bao phủ tội lỗi của thế gian. Sự lừa dối này ban cho sự cứu rỗi mà không cần ăn năn và không cần giao ước thật sự để giải thoát khỏi tội lỗi. Tôi biết những diễn giả cũng uống rượu. Đối với họ không có gì sai trật khi uống rượu. “Làm sao chúng ta, những người đã chết vì tội lỗi có thể sống trong tội lỗi? Đức Chúa Trời đã cấm!” Khi anh em nói chống lại điều đó, anh em phát hiện ra rằng đây không phải là sứ điệp phổ biến nhất. Đám đông sẽ không chạy để nghe sứ điệp đó. Khi anh em đặt thập tự giá đúng chỗ của nó, đám đông bắt đầu thưa dần. Nhưng, nếu chúng ta muốn thấy được quyền năng của Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của chúng ta và muốn thấy sự giải cứu đến, thì chúng ta phải xem lại Kinh Thánh. Anh em không thể vừa sống như ma quỷ vừa có Đức Chúa Trời đồng công (Vừa làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi ma môn nữa).
Ân điển rẻ mạt dẫn đến việc chối bỏ lối hằng sống của Đức Chúa Trời, chối bỏ sự hiện thân của Đấng Christ. Ân điển rẻ mạt nghĩa là chỉ phán xét tội lỗi chứ không phán xét tội nhân. Ân điển rẻ mạt không phải là một loại tha thứ tội lỗi có thể giải phóng chúng ta khỏi những công việc vất vả của tội lỗi. Hãy xem lại những gì mà chúng ta công bố là đã được cứu chuộc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Không có gì thay đổi trên đời sống của anh em cả. Một đức tin không thay đổi anh em, thì vô nghĩa đối với Đức Chúa Trời.
Chỉ có Lời của Đức Chúa Trời là sắc bén đủ để cắt lấy linh hồn và chạm đến tâm linh “Lời của Đức Chúa Trời là Lời sống? Linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng” (Hêbơrơ 4:12) Ân điển rẽ mạt đang giảng về sự tha thứ không cần ăn năn. Nếu chỉ tiếp nhận Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Rỗi cá nhân của bạn thì chưa hẳn là được tha thứ vì hoàn toàn không có sự tha thứ nếu không có sự ăn năn. Chúng ta hãy xem lại điều này một chút, không có sự tha thứ nếu không có sự ăn năn. Anh em phải từ bỏ điều anh em làm để đến với Đấng Christ.
Khi Giăng BápTít đến rao giảng về sự ăn năn, ông biến bờ sông Giô Đanh thành con đường đông đúc của thế gian. Người ta đến từ khắp mọi miền với câu hỏi. “Chúng tôi phải làm gì để được cứu?” Báp Tít đã nói thẳng.
Đối với quân lính ông nói “Đừng hà hiếp, đừng phỉnh gạt ai hết, nhưng hãy bằng lòng về lương hướng mình” Đối với người thâu thuế Giăng nói, “ chớ cân lường thêm….” . Đối với những lãnh đạo tôn giáo, ông nói: “Hỡi dòng dõi rắn lục, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn thạnh nộ ngày sau? Thế thì hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Luca 3:7).
Vua Hêrốt ngồi trên chiếc xe ngựa làm bằng vàng lắng nghe người đến từ đồng vắng này và rồi vua hỏi một câu, “Còn đối với vua thì sao?” Giăng nhanh chóng nạp vào “Súng phúc âm” với điều răn thứ bảy và chỉ ngay vào Hêrốt: “Đừng làm điều trái pháp luật để cưới vợ em mình” (Mác 6:18). Nó trị giá cả mạng sống của ông. Phải can đảm để trở thành một môn đồ. Ông phải sẵn sàng ban cho con người một câu trả lời và câu trả lời đó phải là lời Đức Chúa Trời.
Khi Cơ Đốc Giáo mở rộng ra khắp nơi trong những ngày đầu tiên, Hội Thánh càng ngày càng trở nên bị trần tục hóa. Sự nhận biết về giá trị ân điển của Đức Chúa Trời mờ đi và bị biến mất. Thế gian bị Cơ Đốc Giáo hóa và ân điển trở nên tài sản chung. Bấy giờ thì sự cải chính xảy ra, Đức Chúa Trời đã đưa Martin Luther lên để phục hồi lại ân điển thánh khiết qua Phúc Âm. Ông là một tu sĩ, tất cả đều trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã dạy dỗ ông. Ông là một thành viên trong hệ thống công giáo La Mã. Ông đã bỏ mọi thứ để theo Đấng Christ, nhưng Đức Chúa Trời đã làm tan vỡ niềm hy vọng của ông. Ngài cho Luther biết rằng đi theo Đấng Christ không phải là thành tựu hoặc công lao của một số người được chọn, nhưng mạng lệnh thánh đối với tất cả Cơ Đốc Nhân không có sự phân biệt. Mạng lệnh của Đức Chúa Trời rằng mỗi người đàn ông, hoặc đàn bà được sanh bởi Đức Chúa Trời, phải theo Đấng Christ. Sự cố gắng của Luther để trốn tránh thế gian thật ra cũng chỉ là một hình thức tinh vi của việc ham mến thế gian. Trong tu viện ông khám phá rằng đời sống ở tu viện chính nó là một thế giới trong một hình thức khác. Thế gian, tu viện đang đang đè nghiền ông, và Luther bám chắc lấy ân điển.
Ân điển ban cho ông là một ân điển quí giá. Nó phá vỡ toàn bộ sự tồn tại của ông. Điều răn của Chúa Jêsus phải thống nhất với sự vâng lời trọn vẹn trong đời sống và nghề nghiệp hằng ngày của ai đó. Anh em không phải trốn khỏi thế gian và đi trong những lễ nghi tôn giáo. Anh em đối diện với con người trên đường chính của thế gian với tư cách là một người ngoan đạo, người thánh, sống ngay thẳng giữa một thế hệ gian ác và tội lỗi. Cơ Đốc Giáo không phải là một vấn đề về môi trường, nó là điều gì đó bên trong môi trường. Trên con đường chính của thế gian chúng ta phải chứng minh ra đời sống Cơ Đốc Nhân. Sự xung đột giữa đời sống của Cơ Đốc Nhân và đời sống của thế gian là sự xung đột gay cấn nhất. Đó là sự xung đột tay đôi trực tiếp giữa Đấng Christ và thế gian, và cuộc xung đột đó không thể hòa hợp được.
Bấy giờ, trong thời kỳ của Luther, sự phán xét tội nhân trong thế gian đã thoái hóa thành sự phán xét tội lỗi thế gian. Thật là buồn khi nói như vậy , nhưng thế giới Ngũ Tuần đã rơi vào cùng một cái bẫy, con người xưng nhận Đấng Christ và tiếp tục đời sống cũ. Con người bây giờ được cứu bởi một công thức, bởi một cái bắt tay hay là qua sự Báp tem bằng nước. Ngày nay chúng ta có Lễ Ngũ Tuần không cần đến thập tự giá. Người nói tiếng lạ nhưng chưa bao giờ được tái sanh. Có vài người dạy người khác phải nói gì, đây là điều hầu như phổ biến ngày nay.
Nếu chúng ta là những môn đồ của Chúa, thì chúng ta phải đứng lên chống lại trào lưu đó. Sự Báp tem trong Đức Thánh Linh có ý nghĩa nhiều hơn là dạy người ta cách nói tiếng lạ. Tiếng lạ là kết quả của Đức Thánh Linh. Anh em có thể nói ngôn ngữ do con người tạo ra không cần Đức Thánh Linh nhưng anh em không thể được đầy dẫy thánh linh mà không nói tiếng lạ. Phép lạ không phải là việc tôi nói tiếng lạ nhưng phép lạ đó là Đức Chúa Trời đã ban cho tôi điều gì để nói “Khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Công Vụ 2:4). Dấu hiệu của một môn đồ là sự can đảm. Sự can đảm về niềm tin. Một niềm tin rằng chúng ta công bố lẽ thật về Chúa Jêsus và luôn luôn sống trong lẽ thật đó. Hãy luôn luôn thể hiện lẽ thật đó qua đời sống.
Sự can đảm là dấu hiệu thật của một môn đồ, chúng ta thật cần nghe điều đó biết bao. Chúng ta không phải ở thế gian này để kiếm những người qui đạo nhưng chúng ta mnh họ . Chúng ta có ở đây để đi khắp thế gian và môn đồ hóa muôn dân và tạo môn đồ. Bạn có thể làm bất cứ điều gì với những người qui đạo như môn đồ là một học viên. Có môn đồ học và áp dụng những gì người đó học. Đây không phải là vấn đề đòi hỏi đầu óc mà là đòi hỏi tấm lòng. Người đó không chỉ biết sự thánh khiết từ lời Đức Chúa Trời nhưng, môn đồ phải thể hiện sự thánh khiết trong thế gian này. Môn đồ biết lẽ thật và đứng về lẽ thật. Để làm được điều này thì đòi hỏi một sự can đảm lớn lao. Thế giới ngày nay thì hầu như trắng tay vì những con người như vậy. Đó là nan đề lớn. Không có khuôn mẫu thật nào để thể hiện những gì Chúa Jêsus đang dự định thực hiện. Hệ thống giáo hội tổng hợp mọi thứ thành Hội Thánh, và trong việc tìm kiếm của họ cho sự hiệp nhất, họ đã tước đi của Hội Thánh những gì là thật. Họ đã làm giảm Hội Thánh để phù hợp với những gì thế gian có thể tin hầu cho thế gian không cảm thấy khó chịu. Tất cả những luân thường đạo lý đã bị xóa bỏ. Mọi thứ được xem như là hành vi Cơ Đốc Nhân.
Nhu cầu thực sự ngày nay đó là cần những môn đồ thật đứng lên trong sự can đảm và dám chịu trách nhiệm giảng Phúc Âm mà không sợ hãi và không thiên vị. Hãy để những kẻ hèn nhát biến hết đi. Chớ sợ hãi để nói với “Hêrốt của thế gian này”. “Cưới vợ em gái mình là trái đạo đức, luật lệ”. Những môn đồ không sợ hãi đứng lên chống lại sự pha trộn tôn giáo mà Đức Chúa Trời không đẹp lòng, họ là những môn đồ can đảm. Nguyện Đức Chúa Trời sẽ tạo nên những môn đồ như vậy từ cá bạn là những ai ở trong trường này. Trong bài học kế tiếp, chúng ta sẽ đề cập ý tưởng “Một Môn Đồ”.