Hãy đọc sách Mác 8:34-35 “(34)Sau đó, Đức Jesus gọi dân chúng và các môn đệ đến truyền dạy rằng: Nếu ai muốn theo làm môn đệ Ta phải từ bỏ bản thân mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. (35) Vì người nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, nhưng ai vì Ta và Phúc Âm mà mất mạng thì sẽ cứu được mạng mình.”
Trong câu 35 “….vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Ta và đạo Tin Lành mà mất sự sống, thì sẽ được cứu.” Ở đây có hai từ khác nhau được dùng cho sự sống. Sự sống chúng ta phải mất đó là sự sống của bản chất xác thịt. Nếu chúng ta sẵn sàng để mất cái tôi của chúng ta, những tham vọng của chúng ta, và cho phép ý muốn đó thuận phục trong ý muốn của Chúa Jêsus thì khi đó và chỉ khi đó chúng ta mới nhận được sự sống của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể vừa có Đức Chúa Trời lại vừa có thế gian. Chúng ta phải từ bỏ điều này hoặc điều kia. Chúng ta sống trong thế gian, nhưng chúng ta không thuộc về thế gian. Chúng ta phải sử dụng sự sống nhưng chúng ta không được lạm dụng sự sống đó dù ở dưới bất kỳ điều kiện nào, vì chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời.
Trong những năm gần đây chúng ta được hướng dẫn để tin rằng thế gian thực sự không phải là kẻ thù của chúng ta, nhưng đúng hơn thế gian là người bạn bị hiểu lầm. Thay vì giảng về sự thánh khiết thì chúng ta lại giảng về sự giả tạo. Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu giải quyết với dân của Ngài một lần nữa và những ưu tiên đang được đặt vào đúng vị trí của nó. Cuối cùng, mọi việc đạt đến tốc độ chóng mặt. Trong khoảng đời của tôi, tôi đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về mọi việc. Chúng ta thay đổi từ xuồng độc mộc thành những chiếc tàu đi biển sang trọng, từ việc thay thế động cơ máy bay ở Kitty Hawk đến vệ tinh nhân tạo đang được đưa vào quỹ đạo của mặt trời. Từ lều da của người da đỏ đến các tòa nhà của tiểu bang có gắn máy lạnh. Từ cây súng trường thô sơ đến bom hạt nhân. Tất cả những điều này chỉ thay đổi trong một thời gian ngắn. Thế giới đã đạt đến tốc độ thay đổi thật chóng mặt.
Khi tôi còn nhỏ, kiến thức được gấp đôi lên sau mỗi bảy mươi lăm năm. Bây giờ cứ sau mỗi hai năm rưỡi thì kiến thức lại tăng lên gấp đôi. Các nhà khoa học sống ở thời đại này nhiều hơn tất cả các những nhà khoa học trước kia cộng lại. Khi đề cập đến Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời nói Ngài sẽ làm việc nhanh chóng. Chúng ta chuẩn bị chứng kiến tốc độ về mục đích của Đức Chúa Trời ù, vì Đấng Christ sẽ không trở lại với những cỗ máy tôn giáo cũ kỹ đó. Ngài sẽ đến khi Hội Thánh đầy dẫy chính Ngài và Hội Thánh đó khiêu chiến với địa ngục về mọi mặt. Đó là một Hội Thánh bày tỏ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng bắt đầu xem xét điều đó.
Cho đến những ngày gần đây thì tôi mới bắt đầu hiểu rõ hơn về Nhã Ca của Vua Salômôn. Đọc các chương I và II trong sách Các Vua, sau đó đọc Thi Thiên thứ 45 và câu chuyện bắt đầu hình thành rõ nét hơn. Trong sách I Các Vua có một cô gái tên là Abisác, người Sunem là người mà Salômôn đã yêu. Cô được đưa đến thành Giêrusalem khi Đavít đã già và sắp qua đời. Những người thân cận xung quanh Đavít, các quan lại biết rằng chẳng bao lâu nữa họ sẽ bị sa thải. Chẳng còn gì nghi ngờ nữa khi Vua mới lên ngôi thì sẽ thay đổi toàn bộ các quan lại , vì vậy họ tìm kiếm một người nữ đồng trinh trẻ đẹp với hy vọng có thể đem lại cho Vua David một sức sống mới. Abisác là một trong những người nữ đó. Đavít chưa hề chạm đến cô và trong suốt thời gian đó cả Salômôn và Ađônigia, anh trai của Salômôn, đều để ý đến cô gái người Sunem này. khi Đavít chết, cô trở lại vùng Sunem, làng của người Sunem là nơi mà Nhà Vua có một vườn nho ở đó. Salômôn cải trang thành người chăn chiên và chinh phục trái tim cô. Cô gái đã không biết ông là Vua cho đến khi ông đã chinh phục được trái tim của cô. Salômôn yêu nhiều người nữ khác, nhưng đối với cô gái người Sunem này đó là tình yêu chân thật duy nhất trong cuộc đời của ông.
Thật là một giây phút quan trọng đã xảy ra trong đời sống của cô gái nông dân đó khi ông trở lại tìm cô với tư cách là một Nhà Vua. Trong câu chuyện này, anh em thấy đây là một bức tranh hoàn hảo về Đấng Christ và Cô dâu của Ngài. Ngài đã đến thế gian, trong hình hài của một con người, và với tư cách là một con người Ngài đã chinh phục được tấm lòng của chúng ta. Ngài sẽ trở lại cùng Cô Dâu của mình với tư cách là Vua trên muôn Vua. Sau khi Salômôn đã chinh phục được cô gái người Sunem, ông chỉ dẫn cho cô biết người ta đang chờ đợi cô điều gì. Trước kia.Cô chạy qua các đồi ở Sunem với đôi chân trần, nhưng chẳng bao lâu nữa cô sẽ trở thành Hoàng Hậu. Salômôn nói với cô rằng khi trở thành Hoàng Hậu sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, cô không thể chạy trong thành Giêrusalem với đôi chân trần, vì mọi người sẽ không chấp nhận cô làm điều đó. Vì vậy ông bắt đầu quá trình biến hóa, giúp cô chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống ở hoàng cung. Ông nói với cô có những con chồn nhỏ cắn phá dây nho. Từ một nông trại ở vùng Sunem đến ngai vàng ở Giêrusalem, đó là một con đường dài, nhưng Salômôn với tình yêu dành cho cô sẽ cùng hành động với cô cho đến khi cô thật sự hoàn toàn là một nữ hoàng.
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta ra khỏi thế gian và sẽ mất nhiều thời gian thánh hoá để làm cho chúng ta phù hợp để đồng cai trị với Đấng Christ. Với sự tái sanh thì quá trình nên thánh của tạo vật mới của Đức Chúa Trời bắt đầu. Một số người thân trong tôn giáo sẽ sốt sắng thánh hóa anh em trước khi họ xưng cho anh em là công bình nhưng điều đó không có hiệu quả. Đức Chúa Trời xưng công bình cho người không công bình, sau đó sự nên thánh bắt đầu. Đó là toàn bộ công việc của ân điển. Không một ai trong chúng ta xứng đáng có mặt tại đây ngày hôm nay, đó chỉ là do ân điển của Đức Chúa Trời. Khi Lễ Vượt Qua đầu tiên được tiến hành, khi dân Ysơraên sắp rời khỏi xứ Ai Cập thì Thiên sứ bắt đầu đi ngang qua xứ, Thiên sứ chưa bao giờ hỏi xem họ là người thuộc về Ngũ Tuần hay là Báp Tít. Thiên sứ chỉ nhìn vào huyết. Đức Chúa Trời xưng công bình người không công bình và sau đó quá trình nên thánh bắt đầu.
Anh em và tôi được sanh lại bởi Đức Chúa Trời. Chúng ta những người được sanh lại bởi Đức Chúa Trời, chúng ta được xưng công bình hoàn toàn là do bởi ân điển của Ngài, dành cho tất cả chúng ta. Tiến trình nên thánh là một tiến trình chậm và đầy đau đớn. Chúng ta chậm chạp đến dưới một cái ách mà Chúa Jêsus nói là ách Ta dễ chịu và gánh Ta nhẹ nhàng. Bằng mọi giá chúng ta phải biết rằng để Đức Chúa Trời đồng công với chúng ta, thì chúng ta phải đồng công với Ngài. Hội Thánh ở đây không phải chỉ để tạo ra những người quy đạo. Hội Thánh phải tạo ra những môn đồ. Hầu hết dị giáo trong Hội Thánh là kết quả của việc đặt trọng tâm vào điều sai trật. Quả thật, Đại Mạng Lệnh truyền cho chúng ta “Vậy, hãy đi khắp thế gian và dạy dỗ muôn dân ….” (Mathiơ 28:19) Bất kỳ một giáo viên Anh Văn giỏi nào đi nữa khi phân tích câu này thì đều biết rằng động từ chính của câu là động tư ø“dạy dỗ”, chứ không phải là động từ “đi”. Chúng ta thì nhấn mạnh vào động từ “đi”. Có mạng lệnh “ra đi”, nhưng cũng có mạng lệnh “Nán lại cho đến khi…” Điều gì đó phải xảy ra trước khi họ đi. Những bi kịch xảy ra là do kết quả của sự ra đi mà không chờ đợi. Người ra đi đại diện cho một Đức Chúa Trời mà hầu như là họ không biết Đấng ấy là ai. Hội Thánh là cơ quan tái sản xuất. Sự sống không sinh ra từ Hội Thánh nhưng Hội Thánh sinh ra từ sự sống.
Thử thách thật sự cho các môn đồ là chúng ta có tạo ra những điều kiện cho sự sống? Tại nơi làm việc người ta có nhận biết rằng anh em có sự khác biệt hay không? Ở nhà của anh em có sự hiện diện của Đức Chúa Trời hay không? Đây là sự thử thách thực sự, sự thử thách của cuộc sống. Chúa Jêsus phán rằng một môn đồ phải sinh ra lắm trái. Trái là sản phẩm của sự sống, công việc chỉ là máy móc. Anh em có thể dạy dỗ một con khỉ bắt chước đưa tay cao lên nếu anh em có đủ thời gian để dạy nó. Anh em có thể dạy bất kỳ một người nào đó có trí thông minh trung bình bằng cách nói một vài từ mà anh em gọi là tiếng lạ. Điều đó không có nghĩa là họ đã nhận được Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh là sự sống. Tiếng lạ không ban cho anh em Đức thánh Linh, Đức Thánh Linh ban cho anh em tiếng lạ. Phép lạ có được không phải là do tôi có thể nói được vài từ tiếng lạ. Phép lạ đó là do Đức Chúa Trời Toàn Năng ban cho tôi điều gì đó để nói.
Khi một người sanh lại, thì một loạt các kinh nghiệm sẽ bắt đầu. Tạo vật mới đó là sản phẩm của sự sống đời đời. Cơ Đốc Giáo là một yếu tố quan trọng của sự sống, một sự sống đời đời, một sự sống mà không bao giờ bị phá hủy. Hội Thánh cũng tồn tại đời đời như Đức Chúa Trời. Hãy suy nghĩ về điều đó. Anh em không thể phá hủy được Hội Thánh. Khi, Mao, cầm quyền ở Trung Quốc thì lúc đó chỉ có một triệu tín đồ Tin Lành. Mao và Đảng Cộng Sản của ông đã giết những người lãnh đạo Hội Thánh, tịch thu tài sản của Hội Thánh, phân tán các con chiên đi khắp mọi miền ở Trung Quốc. Khi Mao xuống địa ngục, có khoảng từ năm mươi đến một trăm triệu tín đồ được tái sanh ở Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là có từ năm muơi đến một trăm lần hơn những người tin Chúa ở Trung Quốc khi Mao qua đời so với khi ông ta bắt đầu cầm quyền ở Trung Quốc.
Họ nhóm nhau trong những ngôi nhà và đó là Hội Thánh thầm lặng. Không có cách nào để họ có thể tổ chức những buổi truyền giáo, vì vậy người ta được cứu là không phải thông qua các buổi nhóm trong Hội Thánh. Họ được cứu bởi sự sống sinh ra sự sống. Lần lượt từng người một. Tôi được tái sanh, tôi gặp anh, tôi cứu anh. Gần một trăm triệu người đã được cứu mà không cần sự phát thanh qua rađiô hay tivi. Những môn đồ người Trung Quốc này đã có hiệu quả hơn chúng ta trong thế giới tự do môt ngàn lần. Tại sao, vì trong họ có sự sống ư? Đó không phải là một trò chơi. Họ biết có Chúa Jêsus và có ấn tượng sâu sắc về Ngài. Đó không phải là thuyết duy cảm. Họ đã sinh ra những trái công bình.
Trái là sản phẩm của sự sống, công việc chỉ là máy móc. Anh em có thể treo một quả cam trên một cây sồi, nhưng nó sẽ không tăng trưởng và nó sẽ thúi đi. Chúng ta đang nhìn thấy vô số những quả cam tôn giáo treo những trên cây sồi. Chúng ta đã dạy về một Đấng Christ, dạy về tiếng lạ, dạy múa. Những điều đó quáù máy móc đến nỗi một người vô tín cũng có thể làm được. Người ta đến Hội Thánh để có một thời gian tốt lành vào ngày Chủ Nhật, sau đó ra về và vào ngày thứ Hai sống như ma quỷ. Đức Chúa Trời muốn thế hệ này biết đến quyền năng của Ngài, nhưng để có điều đó Ngài phải bắt đầu từ Hội Thánh. Nếu chúng ta để quá trình nên thánh của Ngài thực hiện trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ sanh ra trái công bình. Trái công bình chỉ có thể đánh giá được ở thế hệ thứ hai. Đức Chúa Trời vẫn xưng những người chưa thánh khiết là công bình. Khi mới sanh ra, con người không hoàn hảo, tạo vật mới cũng vậy, nó phải được dạy dỗ rằng giáo dục thuộc linh và nên thánh là một và như nhau. Sự nên thánh sẽ không xảy ra một cách nhanh chóng ở một số người này như ở một số người khác.
Khi đọc Kinh Thánh Tân Ước chúng ta khó mà tin rằng, Hội Thánh Êphêsô và Hội Thánh Côrinhtô là cùng một gia đình. Tuy nhiên, Phao lô gọi họ là các thánh đồ. Một Hội Thánh được cất khỏi thế gian bước vào Thiên Đàng, còn Hội Thánh kia luôn tranh luận về vị diễn giả nào mà họ thích nhất. Trong Hội Thánh Côrinhtô, thì con người là chủ đề về mọi việc. Trong Hội Thánh Êphêsô, chỉ có con người duy nhất đó là một con người mới và Chúa Jêsus Christ là người mới đó. Tuy vậy họ vẫn ở chung một gia đình. Ân điển của Đức Chúa Trời đã được thể hiện trên Hội Thánh này nhiều hơn Hội thánh kia. Có những người trong Hội Thánh chưa tăng trưởng như những người khác, nhưng anh em vẫn không ngừng chăm sóc họ nếu họ chưa thật sự được tái sanh. Kết quả chỉ được biết đến trong thế hệ thứ hai. Chỉ trong thế hệ thứ hai chúng ta mới có thể nói về những dạng người qui đạo nào mà chúng ta đang tạo ra. Kết quả của sứ điệp ngày hôm nay sẽ là Hội Thánh của ngày mai.
Tôi đã quan sát điều này trong hơn một thập kỷ. Hội Thánh được đồng hoá với những người qui đạo được sanh ra. Chúng ta đã tạo ra những người qui đạo không có sự khao khát thuộc linh. Anh em không thể tổ chức buổi nhóm phục hưng trong vòng ba ngày. Anh em không thể bàn như vậy bởi vì để có được điều đó thì những bông trái của ngày hôm qua phải nhóm nhau lại trong những buổi cầu nguyện. Ngày hôm nay, người không được chú ý đặc biệt nhất trong Hội Thánh đó là Đức Chúa Trời. Nếu anh em thông báo là có nhóm ca nhạc nào đó đến hoặc chức buổi lễ tôn giáo tổ nào đó, mọi người sẽ đến. Nếu dùng bữa ngoài trời thì người ta đông đến nỗi anh em sẽ không thể nấu đủ thức ăn. Hãy nói với mọi người rằng sẽ có một buổi cầu nguyện vào tối thứ sáu và anh em sẽ là người cô đơn nhất thành phố. Chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ những người qui đạo luôn thu mình lại trước sức nóng của mặt trời.
Bởi vì kết quả chỉ được nhìn thấy ở thế hệ thứ hai, chúng ta sẽ nói đến một vấn đề tối ư là quan trọng. Chúng ta không cần tự hỏi tại sao chúng ta không nhìn thấy được phép lạ của Đức Chúa Trời. Có một khoảng cách quá xa giữa điều chúng ta giảng và điều chúng ta làm. Nếu chúng ta là Thân Thể của Đấng Christ, thì chúng ta phải thể hiện được Đấng Christ qua sự sống chúng ta. Điều mà Đấng Christ làm không xuất phát từ điều Ngài nói, nó xuất phát từ việc Ngài làm. Phao lô nói chúng ta biết đến không phải do lời nói, nhưng bởi quyền năng của chúng ta. Quyền năng có được xuất phát từ việc trở nên giống với Đấng Christ. Chúa Jêsus nói, “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta…” (Mathiơ 28:18) Với tư cách là Đức Chúa Trời, Ngài không cần được ban cho quyền năng. Quyền năng giao cho Ngài với tư cách là con người, có nghĩa là quyền năng thuộc về Hội thánh, nếu Hội Thánh thuận phục Đức Chúa Trời và để cho những nguyên tắc của Đức Chúa Trời để thực hiện công bằng cho tất cả mọi người.
Xã hội của chúng ta có tất ca,û nhưng đã bị phá hủy bởi những người am hiểu giảng giải luật pháp theo cấp trên của họï. Án tử hình thực sự chỉ dành cho người nghèo. Đối với tôi luật pháp có ý nghĩa khác, đối với người khác luật pháp được áp dụng khác đi. Đó là cảnh trạng đáng buồn. Anh em và tôi chẳng làm được gì cho thế gian nhưng có những điều chúng ta có thể làm được cho Hội Thánh. Người rao giảng không được rao giảng sai lệch Lời của Đức Chúa Trời rồi khiến cho người nghe hiểu lầm rằng đối với tôi thì Lời Chúa có nghĩa như thế này nhưng sẽ có ý nghĩa khác đối với người kia . Đức Chúa Trời đã viết quyển sách này, nếu anh em không thích điều trong Kinh Thánh nói, hãy nói với Ngài về điều đó. Đức Chúa Trời ra lệnh cho chúng ta, “…ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em” (Êphêsô 4:1).
Ngày hôm nay điều phổ biến đối với người hầu việc Chúa là đứng trên bục giảng thì nói khác với những điều ông ta nói khi ở trong phòng tư vấn. Trên bục giảng người hầu việc Chúa cần phải nói điều ông ta biết đó là lẽ thật. Nếu ông làm việc này một cách trung tín, thì rất ít khi cần đến phòng tư vấn. Tại bục giảng, dưới sự xức dầu của Đức Thánh Linh, người hầu việc Chúa hoàn toàn không thiên vị, tuy vậy cùng một người đó có thể để lòng trắc ẩn của ông ấy tác động đến sứ điệp của ông tùy theo từng tình huống. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những môn đồ. Môn đồ là người học và thực hành những điều mình đã học. Phao lô cũng nói đến những người được gọi là môn đồ, điều ông nói với những người này là “Vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được.” (II Timôthê 3:7) Những người này giữ lấy lẽ thật chỉ bằng lý trí,nhưng họ chưa bao giờ để họ trở thành lẽ thật.
Có những dấu hiệu để nhận biết được những môn đồ như Chúa ao ước. Đặc tính đầu tiên của người được gọi là môn đồ được tìm thấy trong Mác 8:34 “…hãy từ bỏ chính mình….” Tôi không biết anh em giảng giải điều đó như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn nó có nghĩa là môn đồ không phải là người ích kỷ. Không bao giờ có một Cơ Đốc Nhân ích kỷ.
Người tham lam không thể nào bước vào nước của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao lô nói người tham lam là người thờ thần tượng và sẽ không được hưởng được nước Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus hoàn toàn không ích kỷ. Ngài đến không phải để con người hầu việc, nhưng để hầu việc con người ta. Ngài đến để ban cho chớ không phải để nhận lấy. Ngài không đòi hỏi điều gì nhưng Ngài lại ban cho tất cả.
Khi một người được tái sanh, anh ta trở nên một người dự phần trong bản chất thiêng liêng của Ngài. Khi điều này xảy ra trong tín đồ, tín đồ sẽ có cùng tính rộng rãi như Chúa Jesus. Khi nói về Hội Thánh Maxêđoan, Phao lô nói, “Vì trong khi bị hoạn nạn thử thách ngặt nghèo thì lòng họ tràn đầy sự vui mừng và lúc nghèo khổ cùng cực thì tấm lòng giàu có rộng rãi càng dư dật.” Trong II Côrinhtô 8:5, “Đó là điều vượt quá điều chúng tôi mong mỏi, trước hết họ đã dâng hiến chính mình cho Chúa vàcũng cho chúng tôi theo ý muốn của Đức Chúa Trời.” Nếu anh em chưa dâng mình thì anh em chưa có gì cả. Phao lô nói sự hào phóngđã được tìm thấy ở các Hội Thánh ở Maxêđoan là sản phẩm trong ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển của Đức Chúa Trời khiến cho người nhận lấy trở nên khoan dung và rộng lượng. Trong thực tế nếu chúng ta là người dự phần trong ân điển của Ngài, sự rộng rãi trong ân điển đó sẽ khắc sâu vào tính cách của chúng ta.
Sau ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ của Chúa đã bán hết tài sản của họ và mang tiền thu được đặt dưới chân các sứ đồ. Đó là tinh thần rộng lượng đã bày tỏ qua họ và khiến cho cộng đồng biết rằng họ đã cùng đi với Chúa Jêsus. Họ dâng chính họ. Đây là dấu hiệu thật về một tín đồ tái sanh thật sự, một môn đồ thật thì không ích kỷ. Đây không chỉ là vấn đề tiền bạc mà thôi, nhưng chính đồng tiền của anh em nói rỏ về anh em nhiều hơn bất kỳ điều gì khác. Những gì anh em làm với tài nguyên mà anh em có điều đó nói về chính anh em nhiều hơn là việc anh em có tài nguyên đó.
Trong Luca 16, Chúa Jêsus đang nói về tiền bạc và người Pharisi trở nên giận dữ với Ngài. Chúa Jêsus nói họ giận dữ vì họ có tính tham lam. Sự ích kỷ đã chiếm hữu lấy họ. mỗi ý nghĩ và hành động phải được kiểm soát. Nếu chúng ta muốn được tha thứ chúng ta phải tha thứ. Nếu chúng ta muốn được thương xót, phải bày tỏ sự thương xót. “…Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, hằng ngày vác thập tự giá mình và theo Ta.” (Luca 9:23) Chúng ta phải để ý muốn của chúng ta thuận phục ý muốn của Chúa Jêsus . Thái độ của Ngài là, “Ta chẳng làm điều gì ngoại trừ Ta thấy điều Cha Ta làm.” “Những lời Ta nói chẳng phải là của Ta, nhưng là lời của Đấng sai Ta .” Cả cuộc đời Ngài tuân phục Cha một cách tuyệt đối. Đó là nước của Đức Chúa Trời. “Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, rồi Ngài sẽ ban thêm cho các con mọi điều ấy nữa.” (Mathiơ 6:33)
Nước của Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh ởtrong anh em đang hình thành Chúa Jêsus làm Chúa trên mọi lĩnh vực đời sống chúng ta . Đó là lúc mà lẽ sống duy nhất của anh em là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Cần có sự giải phóng trên đời sống bạn hơn là cần có ai đó đặt tay trên bạn. Bạn phải có đời sống ngay thẳng. Có nhiều khi trong cùng một buổi lễ nhưng anh em sẽ thấy một số người được chữa lành trong khi một số khác thì không. Anh em không thể chê trách những con người đang cầu nguyện. Một số người trong họ đang nhận được sự chữa lành. Chúng ta phải tự kiểm tra lại mình và sẵn sàng để giải quyết những điều đã làm Đức Chúa Trời không đẹp lòng. “Nhưng thức ăn đặc là dành cho người trưởng thành là người nhờ thực hành mà luyện tập được khả năng phân biệt điều thiện, điều ác.” (Hêbơrơ 5:14) Điều này không đề cập đến sự nhận biết rõ về tội tà dâm, say sưa.v.v.. chúng ta biết được những điều này là sai trật trước khi chúng ta được tái sinh. Phân biệt được điều thiện và điều ác tức là biết điều gì thuộc về Đức Chúa Trời và điều nào không phải là của Ngài.
Không ai tốt lành ngoài Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nhìn thông qua cái nhìn của Đức Thánh Linh chúng ta nhìn thấy cả hai con đường. Anh em thấy con đường của Đức Chúa Trời, vì vậy anh em được tự do để chọn lựa lẽ thật. Đức Chúa Trời sẽ không hành động cho đến khi anh em thực hiện sự lựa chọn của mình. Chúng tôi kết thúc bài học này. Khi trở lại lớp học chúng ta sẽ kiểm tra lại bài học “MỘT MÔN
Bài 5
MỘT MÔN ĐỒ (2)
Trong Hêbơrơ 5:14, “Nhưng thức ăn đặc dành cho người trưởng thành là nhọ thực hành mà luyện tập được khả năng phân biệt điều thiện, điều ác.” Chúng ta biết rõ rằng trước khi chúng ta được tái sanh, chúng ta biết rằng khi phạm tội tà dâm, say sưa, sự nguyền rủa và nói láo là nói sai. Để phân biệt điều thiện và điều ác thì phải biết điều gì thuộc về Đức Chúa Trời và điều gì không thuộc về Đức Chúa Trời. Không ai trọn vẹn ngoài Đức Chúa Trời. Qua Đức Thánh Linh chúng ta có thể thấy cả hai con đường. Anh em có thể thấy được đường lối của Đức Chúa Trời, vì bây giờ anh em có quyền tự do để lựa chọn. Điều đó tùy thuộc trong sự lựa chọn. Chúng ta xác định vận mệnh của mình. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ hành động cho đến khi anh em thực hiện sự lựa chọn của mình.
Khi đối diện với sự cám dỗ của vợ Phôtipha, Giô-sép đã bỏ chạy. Lời nói của ông là, “Thế nào tôi dám làm một điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” Giô-sép thực hiện việc chọn lựa của mình vì Đức Chúa Trời, ông đã bỏ chạy. Ông ta không chạy trốn con người Giô-sép, vì ông biết rằng nếu ông vẫn ở đó ông sẽ phạm tội. Bởi vì ở nơi Giô-sép đứng, ông thấy được cả hai con đường. Giô-sép chọn Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời ban sức cho để ông đứng vững. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ ép buộc anh em chọn lấy ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng nếu anh em chọn lấy ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài bắt anh em thi hành sự chọn lựa của mình. Khi Đaniên thực hiện quyết định của mình để cấu nguyện dù biết rằng sẽ bị ném vào hang sư tử, Đức Chúa Trời Ngài đã khóa hàm sư tử lại. Khi những người Hêbơrơ nói rằng: “Chúng tôi sẽ không quỳ lạy,” Chúa Giê-xu ở trong lửa với họ. Thiên Đàng không bao giờ hành động cho đến khi họ thi hành sự lựa chọn của họ. “Chẳng có cơn cám dỗ nào đã chinh phục anh chị em mà vượt quá sức loài người. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, Ngài sẽ không để anh chị em bị cám dỗ quá sức mình, nhưng trong khi bị cám dỗ sẽ mở đường để anh chị em có thể chịu đựng được.” Con đường của sự giải thoát là Chúa Jêsus đang đến cùng với chúng ta khi chúng ta vâng lời Ngài trong sự thử thách đó.
Đức Chúa Trời đã thực hiện kế hoạch cứu rỗi và giải thoát cho Hội Thánh. Cách đây nhiều năm John Kilpatrick đã đồng công với chúng tôi trong sự phấn hưng. Ông đề ra một kế hoạch tuyệt vời trong một thông điệp mà ông gọi là “Sứ Điệp Bốn P”:lời hứa (promise), luật pháp (principle), nan đề (problem), và sự tiếp trợ (provision). Thật là khó để Đức Chúa Trời nói với anh em nếu anh em không quen thuộc với Lời Chúa. Trong Lời của Đức Chúa Trời có một lời hứa giải quyết hết mỗi nan đề mà anh em chưa bao giờ đối diện. Khi anh em gặp nan đề, khi anh em có nhu cầu, có một lời hứa trong Lời của Đức Chúa Trời giải quyết lấy nhu cầu đó.
Trước hết có một lời hứa, tiếp theo có một nguyên tắc chi phối lời hứa đó. Nguyên tắc đó là “Sự vâng lời”. Đức Chúa Trời đặt Ađam và Êva trong vườn Địa Đàng, ngài ban cho đủ mọi thứ để hưởng thụ, nhưng đối vớ trái cây biết điều thiện và điều ác, Ngài ra lệnh họ không được ăn. Mối thông công của Ađam đối với Đức Chúa Trời dựa trên sự vâng lời của ông đối với mệnh lệnh đó. Khi Êva ăn trái cấm bà không biết điều đó nhưng Đức Chúa Trời đang xem xét trách nhiệm của bà. Đó là nan đề. Đức Chúa Trời chúng ta rút khỏi ý thức về sự hiện diện của Ngài.
Chúng ta đang bị khô hạn, chúng ta đang bị cám dỗ, chúng ta không cảm nhận được Đức Chúa Trời đang ở đó. Đức Chúa Trời không đi đâu cả vì Ngài có mặt ở khắp mọi nơi. Gióp biết điều nầy. Có thời điểm mà Gióp không thể thấy Đức Chúa Trời, nhưng Gióp hiểu rằng Đức Chúa Trời biết ông đang ở đâu. Lời tuyên bố của ông thật đơn giản “Chúa biết con đường của tôi đi”. Vì vậy trong lúc gặp khó khăn, trong lúc anh em không còn cảm nhận được sự hiện diện của Ngài, ma quỷ đến vây quanh anh em để kiện cáo anh em. Không từ bỏ anh em; Ngài chỉ rút ra khỏi anh em trong sự nhận thức về sự hiện diện của Ngài. Cách anh em hành động trong lúc gặp nan đề sẽ quyết định cho việc anh em nhận được sự tiếp trợ hay không. Anh em sẽ hành động như thế nào khi anh em không còn cảm nhận, không còn nghe, hoặc thấy Đức Chúa Trời nữa?
Khó để mà tiếp tục cầu nguyện khi không còn gì để tin tưởng việc tin vào lời hứa. Đức Chúa Trời đã nói với Giô-sép khi ông còn là một đứa trẻ. Trong giấc mơ Ngài bày tỏ cho Giô-sép biết rằng ông sẽ là người cứu giúp dân tộc Ysơraên. Sau giấc mơ đó ông bị bán làm nô lệ, kết thúc là ở trong ngục tối tại xứ Eâdíptô. Một ngàn con quỷ đã đến với Giô-sép nói với ông rằng Đức Chúa Trời đã không nói với ông. Ông không thấy và không cảm nhận được Đức Chúa Trời. Điều ông làm lúc bấy giờ sẽ xác định rằng ông sẽ thấy lời hứa được thực hiện hay không. Giô-sép đã giữ lấy lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngày hôm nay ông ngồi trên nền ngục lạnh lẽo nhưng ngày hôm sau ông đã trở thành người có địa vị thứ hai sau vua Pharaôn mà thôi.
Trong lúc gặp nan đề, hành động của anh em như thế nào thì sẽ xác định được liệu mình có nhận được tiếp trợ hay không. Khi ma quỷ đến với Êva và dụ dỗ Êva đừng vâng lời Đức Chúa Trời, bà không biết Đức Chúa Trời đang đứng đó lắng nghe cuộc đối thoại. Ngài đứng đó nhưng Ngài không can thiệp. Êva biết điều nào là đúng, bà có lời của Đức Chúa Trời. Lúc bấy giờ bà phải thực hiện quyết định của mình mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Đức Chúa Trời.Đức Chúa Trời sẽ không ép buộc tôi phải vâng lời Ngài, nhưng nếu tôi chọn lẽ thật, Đức Chúa Trời sẽ thúc đẩy tôi thực hiện những gì tôi đã chọn. Chúng ta còn bị thống trị bởi cảm giác rất nhiều. Khi tôi không còn cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khi đó tôi kết luận rằng chắc chắn là Đức Chúa Trời đã lìa bỏ tôi. Chúng ta trở nên nổi khùng với Đức Chúa Trời, nổi khùng với Hội Thánh, từ chối dâng một phần mưđi. Tất cả những hành động đó là biểu hiện của sự ích kỷ.
Trong khi gặp nan đề, “cái tôi” xuất hiện. Chúng ta không bao giờ hành động trái ngược với bản chất của chúng ta. Nếu chúng ta đi trong Thánh Linh, chúng ta sẽ hành động giống như Chúa Jêsus. Nếu chúng ta đi trong xác thịt, chúng ta sẽ hành động theo cái tôi của chúng ta. Nếu chúng ta ích kỷ, độc ác và khó chịu, khi đó những điều này sẽ được bộc lộ ra. Con người thuộc linh, mặc dù dường như không cảm nhận hoặc nghe từ Đức Chúa Trời thì người đó vẫn biết rằng Đức Chúa Trời vẫn ở đó. Chúng ta những người hay đặt câu họi và sẽ đến một lúc nào đó không ai có thể trả lời những câu họi của chúng ta. Trong những thời điểm đó chúng ta “sẽ cầu nguyện suốt” hoặc là không cầu nguyện gì cả. Chúng ta sẽ phải nắm chặt lấy Đức Chúa Trời, lắng nghe từ Thiên đàng, nhận câu trả lời cho chính mình từ nơi Đức Chúa Trời. Để thực hiện điều nầy, chúng ta phải tin rằng “Đức Chúa Trời là hiện hữu” cho dù chúng ta thấy Đức Chúa Trời hay không. Dấu hiệu đầu tiên về một môn đồ đó là không ích kỷ. Anh ta dâng mọi vật anh ta có. Mọi vật anh ta có điều thuộc về Chúa Jêsus. Anh ta là một người trung tín.
Phao lô nói “Hơn thế nữa người quản trị phải là người trung tín.” (I Côrinhtô 4:2) Anh ta trung tín không ích kỷ. Đó là loại người mà Đức Chúa Trời mong đợi. Hội Thánh có trách nhiệm đào tạo ra những môn đồ như vậy. Các môn đồ nghe, thực hiện, và nhận biết con đường duy nhất là con đường của sự vâng lời. Chúng ta hãy tiếp tục với ý tưởng này. Công việc của Hội Thánh là đào tạo những môn đồ, không phải tạo ra những người qui đạo. Anh em có thể làm cho một người tin bất cứ điều gì thông qua lý luận hay nhưng ở chúng ta đang nói về sự sống chứ không phải là lý thuyết suông. Hội Thánh được xem như là một tổ chức sinh sản và những đặc tính nào đó luôn luôn được nhận thấy trong môn đồ thật. Một trong những dấu hiệu rõ ràng mà chúng ta vừa nói đó là không ích kỷ.
Hội Thánh phát sinh ra từ sự sống, và sự sống sinh ra sự sống. Không phải là thừa khi tôi lập đi lập lại điều đó, nhưng điều đó phải được khắc sâu trong anh em, bởi vì đó không phải điều được dạy dỗ ở trong vòng lẩn quẩn. Thực nghiệm thật để xem thử chúng ta có phải là Hội Thánh hay không. Đó là chúng ta đã tạo ra những điều kiện cho sự sống chưa? Chúa Jêsus phán “Nếu ai là môn đồ ta,” và khi Ngài kêu gọi con người cùng các môn đồ đến với Ngài, Ngài phán cùng với họ rằng: “Nếu người nào muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” (Mathiơ 16:24) Đây là dạng người mà Hội Thánh có nhiệm vụ phải đào tạo ra. Dấu hiệu đầu tiên của những người như vậy là không ích kỷ. Nếu ân điển Đức Chúa Trời ở trong anh em, nó sẽ tạo ra tinh thần ban cho mà tinh thần đó có trong Chúa Jêsus Christ….linh hồn tự do sẽ được no đủ bởi vì linh hồn tự do là linh hồn hiệp nhất với Đức Chúa Trời. Có nhiều dấu hiệu về sự ích kỷ mà chúng ta phải giải quyết.
Tôi muốn nói vài điều có liên quan đến sự ích kỷ mà sẽ rất quan trọng nếu anh em thật sự nghiêm chỉnh nhận lấy bất cứ điều gì từ Đức Chúa Trời. Nếu anh em hình dung về việc đào tạo ra những môn đồ mà Đức Chúa Trời muốn qua chức vụ của anh em. Nếu anh em bệnh vì yêu những con người hư mất, nếu đó là những nan đề trong cuộc đềi của anh em, trước khi những điều này được chữa lành thì chúng ta với tư cách là Cơ Đốc Nhân phải được chữa lành về tâm linh. Chúng ta phải đi khắp nơi để trở thành những gì Đức Chúa Trời muốn, nếu chúng ta muốn Đức Chúa Trời hành động trong đềi sống chúng ta. Anh em không thể sống một đềi sống buông thả, phó mặc cho sự may rủi, ích kỷ đối với mình. Nếu anh em muốn được thương xót phải bày tỏ sự thương xót. Nếu anh em muốn có bạn, thế thì hãy tỏ ra chính mình là người thân thiện. Nếu anh em muốn có sự tha thứ thì hãy tha thứ.
Chúng ta hãy gieo ra hạt giống sanh ra một đềi sống không ích kỷ. Sự ích kỷ là luật rừng. Trong thời kỳ hoạn nạn, sự ích kỷ sẽ là con thú săn những con người đã bỏ lỡ thời kỳ hoan hỷ. Sự ích kỷ và vô luật pháp là những thuật ngữ đồng nghĩa. Chính tinh thần ích kỷ đã biến những con đường của chúng ta thành rừng rậm. Thật là một bi kịch khi một tinh thần như vậy được tìm thấy ở trong Hội Thánh. Luật rừng là quy luật cho sự tồn tại. Khi một động vật sanh con, và nếu con mẹ đói nó sẽ ăn chính con mình. Kinh Thánh nói về sự chia rẽ và sự tàn phá lẫn nhau trong Hội Thánh. Nó gây ra sự kinh ngạc cho mọi người, bởi vì dân sự trong Hội Thánh, những người chỉ thích ở trong Hội Thánh để được “nhận”. Họ không bao giờ đến để ban cho. Họ không quan tâm đến Lờic Đức Chúa Trời. Họ là những kẻ ăn bám, đơn thuần chỉ là những khách hàng. Họ sẽ đến ăn hết những hạt giống.
Khi tinh thần nầy xuất hiện trong Hội Thánh, Đức Thánh Linh rất đau lòng và công việc của Đức Chúa Trời bị ngưng lại. Tinh thần ích kỷ vạch ra một giới hạn mà không ai có thể vượt qua để được cứu rỗi va được chữa lành. Tiên tri Êsai nói về những đứa trẻ sắp ra đềi nhưng người mẹ không đủ sức để sinh. Anh em đã gặp tình trạng đó bao nhiêu lần rồi. Những linh hồn đến với đền thọ của chúng ta, họ tìm kiếm Đức Chúa Trời, nhưng họ rời Hội Thánh mà vẫn chưa được cứu rỗi. Chúng ta lại đổ lỗi cho họ, nhưng thật ra Hội Thánh không đủ sức để sinh con. Trước khi ngành y học biết về phần C, khi đến đúng thời điểm thì đứa bé phải được sinh ra nhưng nếu người mẹ không đủ sức sanh đứa bé ra thì cả mẹ lẫn con điều chết.
Điều đó cũng xảy ra cho Hội Thánh. Hội Thánh quá yếu bởi tinh thần chỉ muốn nhận mà không muốn ban cho, Hội Thánh không đủ sức để giải thoát những người đến với Đức Chúa Trời kêu cầu sự giúp đỡ. Đức Chúa Trời giúp chúng ta sửa chữa tình trạng này. Sự ích kỷ và vô luật pháp là những thuật ngữ điều giống như nhau và không có chổ trong Hội Thánh. Sự ích kỷ làm hư họng bản chất con người mà khải tượng gọi là xác thịt. Antichrist sẽ là kết quả cuối cùng về những điều được ngụ ý trong từ “cái tôi”. Vì vậy “cái tôi” sẽ là con thú của thời kỳ hoạn nạn. “Cái tôi” là bản chất cá tính của con người.
Có ba nhân tố trong cá tính con người: Sự đoán xét, tình cảm và ý chí. Sự đoán xét của con người sa ngã là không đáng tin cậy bởi vì có sự lẫn lộn giữa sự tối và sự sáng, sự sáng và sự tối. Tình cảm bị suy đồi. Thay vì tìm kiếm những điều từ nơi thiên thượng, họ lại tìm kiếm những điều ở nơi thế gian. Hãy lắng nghe theo thần học ngày nay trong thông điệp về sự thạnh vượng đang hình thành một Đức Chúa Trời là một người phục vụ cho con người. Nếu chúng ta lắng nghe thông điệp này, anh em được dẫn dắt để tin rằng tình yêu của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua vật chất mà Ngài ban cho anh em. Điều này đánh động vào “cái tôi”, vào lòng tham lam và nó lại phỉ báng vào đặc tính của Đức Chúa Trời. Một số các Cơ Đốc Nhân vĩ đại mà tôi biết thì đang sống nhọ vào Quỹ bảo hiểm xã hội và 90% cô dâu đã chưa bao giờ có tài sản, nhà cửa. Anh em không thể phán xét mối quan hệ của một người đối với Đức Chúa Trời qua những gì người đó có. Chúa Jêsus nói: “Hãy thận trọng, đề phòng mọi thứ tham lam, vì cuộc sống con người không cốt tại cải dư dật đâu!” (Luca 12:15)
Sự nhấn mạnh của thần học ngày hôm nay được đặt vào những điều mà Đức Chúa Trời nói là những tình cảm tập trung vào những việc trần gian. Đức Chúa Trời phán “Hãy tập trung tâm trí vào các việc thiên thượng, đừng lo nghĩ những việc trần gian” (Côlôse 3:2), hãy chăm vào nơi mà Đấng Christ ngồi bên hữu của Đức Chúa Trời. Với tư cách là các thánh của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể sẽ không bao giờ có nhiều hàng hoá của thế gian, nhưng thật là tốt để biết rằng thế gian là của Chúa và của cải cũng là của Chúa. Thế gian đang đếm tiền của chúng ta. Họ đang ngồi trên của cải của chúng ta. Họ là những kẻ xâm chiếm chứ không phảict. Chẳng bao lâu nữa Chúa Jêsus sẽ đến và đuổi ma quỷ cũng như những người thuộc về hắn, và chúng ta những người thừa kế và là dự phần thừa kế cùng Đấng Christ sẽ sở hữu tất cả. Chúng ta có đủ sức chọ đợi. Càng lúc chúng ta càng thấy sự nhấn mạnh tập trung vào bản chất xác thịt. Chúng ta muốn có của cải ngay bây giờ. �?ại từ tôi rất thịnh hành. Tôi muốn một ngôi nhà lớn hơn. Tôi muốn có một chiếc xe lớn hơn. Tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia. Nhưng tôi chưa bao giờ muốn điều mà Đức Chúa Trời muốn..
Không thể tin cậy vào những tình cảm xác thịt. tỏ di chúc đã mất hiệu lực. Nó mạnh những điểm mà đáng lẽ nó phải yếu, và yếu ở những điểm mà nó phải mạnh. “Cái tôi” là con thú sẽ săn và làm cho con người khiếp sợ trong thời kỳ hoạn nạn. Ngưđi ích kỷ sẽ trở nên cô độc nhưng không biết điều đó. Thật là một ngày kinh khủng cho những ai chỉ chú trọng vào mình trong thời kỳ đó. Linh hồn của anh ta trơ trụi không tình yêu thương, trái tim của anh ta không còn cảm giác gì với vũ trụ xung quanh mình, khi đó anh ta sẽ đối mặt với tình trạng cô đơn khủng khiếp về cái tôi không bao giờ chết, trong ngày đó con người có muốn chết cũng không chết được. Nếu anh em phó sự sống mình về Đấng Christ, anh em sẽ tìm thấy sự sống của Ngài. Nếu anh em tự cứu mình, anh em sẽ đánh mất Đấng Christ. Nếu anh em từ chối đóng đinh “cái tôi” của mình bây giờ thì chúng ta sẽ tỉnh dậy trong địa ngïục với “cái tôi” không bao giờ chết. Bây giờ chúng ta nói về môn đồ không ích kỷ, chúng ta phải biết sự ích kỷ thật sự là gì. Sự ích kỷ là bản chất của dòng giống đáng nguyền rủa. Nó là thành lũy của Satan.
Đức Chúa Trời đã chối bỏ “cá tôi” bị sa ngã trong vườn Địa đàng nơi mà con người đã chọn con đường cho riêng mình “(15) Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Êđen để trồng và giữ vườn. (16) Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; (17) nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ họ ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.” (Sáng Thế Ký 2:15-17). Con người muốn cây đó. Con người muốn điều mà Đức Chúa Trời nói với con người là không được phép. Trong sự sa ngã, Đức Chúa Trời đuổi con người ra khỏi sự hiện diện của Ngài. Kết quả của “cái tôi” là thó quen và chính là đềi sống tội lỗi. Khi Kinh Thánh nói về sự đắc thắng, Kinh Thánh luôn luôn nói đến sự đắc thắng “cái tôi”. “Cái tôi” là nguồn gốc của tất cả tội lỗi. Bất kỳ nơi nào anh em đi, con thú “cái tôi” điều có ở đó trong anh em. Bây giờ công việc của xác thịt được biểu lộ, đó là: ngoại tình, thông dâm, không tinh sạch, dâm đãng, thọ hình tượng, ganh ghét, bất hoà, tranh cạnh, xung đột, nổi loạn, dị giáo, giết người, say sưa, chè chén, và những điều tương tự. Nếu anh em không đóng đinh “cái tôi”, “cái tôi” sẽ đóng đinh Đấng Christ. Công việc của ma quỷ được thực hiện qua “cái tôi”.
Sự sống của Đấng Christ không thể có trong chúng ta, cho đến khi tinh thần thế gian, tính ích kỷ, tính tự tư tự lợi bị từ bỏ và quăng ra khỏi chúng ta. Mỗi sự nóng giận và đam mê là kẻ sát nhân và kẻ phá hoại sự sống của Chúa làm cho Đấng Christ không được hình thành trong linh hồn đó. Bản chất trụy lạc phải bị khuất phục. Để được cứu rỗi khỏi bệnh hủi của tội lỗi, anh em phải được cứu khỏi “cái tôi”. Trong sự tái sanh, huyết của Chúa Jêsus rửa sạch mọi tội lỗi trong quá khứ. được xưng công bình bởi đức tin có nghĩa là bây giờ anh em dường như chưa bao giờ phạm tội. Phải hiểu tội lỗi đã được rửa sạch, nhưng “cái tôi” vẫn còn đó. Quá trình thánh hoá bắt đầu ở đây.
Sự thánh hoá là sự thay thế sự sống này bằng sự sống khác. Qua sự tăng trưởng thuộc linh mà tạo vật mới nhận được uy lực đắc thắng bản chất cũ. Vì vậy được cứu chuộc khỏi tội lỗi là được cứu khỏi “cái tôi”. “Cái tôi”, bản chất cũ là gốc, là nhánh, là cây và là nguồn gốc của tội ác trên hành tinh này. Không luật pháp là sự ích kỷ. Sự ích kỷ thống trị tội nhân. Đó là lời giải thích cho những hành động của anh ta. Anh ta sẽ giết, trộm cắp, cướp đoạt bởi vì anh ta nghĩ rằng anh ta có quyền. Cũng giống như một con thú trong rừng rậm. Săn bắt những con thú yếu hơn, thú tính của “cái tôi” cướp bóc những con người khác. Tội lỗi là kết quả của “cái tôi” đang gia tăng thay thế quyền lực tối cao trong linh hồn. Các thánh đồ của Đức Chúa Trời luôn luôn đối phó với bản chất cũ. “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa” (Êphêsô 4:22).
Bây giờ chúng ta đến phần cuối của bài học, nhưng tôi cảm thấy rằng chúng ta phải tiếp tục. Có thể chúng ta còn rất ít thời gian cho bài học kế tiếp. Nhưng chúng ta phải tiếp tục, đây là điều mà anh em phải hiểu cặn kẽ. Điều này không nói về các tội nhân, nhưng nói về các thánh đồ. Anh em và tôi, bản chất hư họng vẫn còn đó. Mặc dù anh em đã được cứu, có hai con người trong anh em. Đó là con ngươì cũ và con người mới. “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người được dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, này mọi sự điều trở nên mới.” (II Côrinh tô 5:16). Vẫn còn con người cũ mà phải được đối phó trong cuộc sống anh em mỗi ngày. Nó đã bị đóng đinh với Đấng Christ nhưng nó vẫn được giữ trong phần mộ. Bản chất xác thịt ghét Đức Chúa Trời, ghét Đấng Christ, và ghét sự công bình. Bản chất đó ở trong anh em và nó phải được giữ trong tình trạng đã chết. Phao lô đã nói với các thánh đồ, những người được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Ông nói với họ rất nhiều điều mà ngày nay anh em không còn nghe nhắc đến.
Phao lô biết con đường duy nhất mà sự sống này được tuôn tràn là phải có một giới hạn rõ ràng giữa con người thuộc linh với Thiên đàng. Chúa Jêsus phán trong Giăng 16:7 “Dầu vậy, Ta nói thật cùng các ngươi : Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu Ta không đi, Đấng yên ủi không đến cùng các ngươi; nhưng nếu ta đi thì ta sẽ sai Ngài đến.” �?úng như lời của Ngài, Chúa Giêxu được cất lên và Đức Thánh Linh đã đến. Bấy giờ Chúa Giêxu nói về Hội Thánh của Ngài “ kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy trong lòng mình, dân Ysơraên như Kinh Thánh đã chép vậy.” ( Igiăng 7:38). Lời bình luận của sứ đồ Giăng về điều đó là ‘ Điều này nói lên Ngài là con sông” .Con sông chảy xuống từ ngôi của Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh. Con đường của Đức Chúa Trời là con sông được tuôn ra từ ngôi Đức Chúa Trời đến Hội Thánh và từ Hội Thánh đến con người.
Con sông cần có Hội Thánh nhưng Hội Thánh cần có con sông. Chúng ta là những công cụ của Đức Chúa Trời , là thân thể của Đấng Christ có nghĩa rằng chúng ta là những phương tiện để bày tỏ. Thân thể là một phương tiện mà qua đó cá tính được biểu hiện ra. Để thế gian biết sự đụng chạm của Đức Thánh Linh thế thì Ngài phải có một công cụ để qua đó Ngài tuôn đổ. điểm yếu của Hội Thánh là những đường giao thông chính bị tắt nghẽn. Con sông bị hạn chế. Ngành dân Y khoa đã biết rằng cholesterol làm nghẽn động mạch, gây ra hạn chế cho sự giao thông của máu. Khi không có đủ lượng máu đi qua, anh em đang ở trong nhịp đập nguy hiểm. Biện pháp cứu chữa duy nhất là không để máu ngưng đi qua các động mạch, hoặc bỏ chúng. V�? mặt thuộc linh, sự sống của Hội Thánh là Đức Thánh Linh.
Đức Thánh Linh được gọi là Linh của sự sống.”vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhọ Đức Chúa Giêxu Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết”(RôMa 8:2). Khi các đường giao thông chính thuộc linh bởi công việc của xác thịt, khi dòng chảy của sự sống bị hạn chế sẽ dẫn đến sự chết- cái chết của tâm linh là kết quả cuối cùng. Thân Thể của Đấng Christ bị tê liệt vì thiếu nhu cầu của sự sống. Ở nơi đang có sự sống, có sự chết. Để cho thế gian biết Đức Chúa Trời, Ngài phải tuôn đổ chính mình qua Hội Thánh. Ngài không thể chảy qua một thân thể xác thịt ích kỷ.
Phản ứng lại tình trạng đáng thương này, Phaolô đã thốt lên rằng “ anh em phải bỏ cách ăn ở ngày trước, thoát lốt người củ là người bị hư họng bởi tư dục dỗ dành.” ( Eâphêsô 4:22). Thật là một điều đáng nói với Hội Thánh! Ông nói về người say rượu, người nghiện ma tuý hay các cô gái ăn xương, ông nói với những con người sinh lại bởi Đức Chúa Trời. Một dân tộc đầy dẫy Đức Thánh Linh .
Phaolô nói vì một mục đích thiết thực, hãy cởi bỏ sự ích kỷ của mình còn nếu không thế gian sẽ chết mà không biết đến phúc âm. Cởi bỏ con người cũ. Chúng ta có khuynh hướng xem điều này đơn thuần như một điều thuộc cá nhân. Khi chúng ta nói về con người cũ, chúng ta nói về bản chất ở trong chúng ta nỗi dậy với sự kích động. Không chỉ thế thôi nhưng nó còn trổi dậy mãnh liệt hơn nữa. Cũng như con người mới là con người thuộc về vũ trụ thì con người cũ cũng thuộc về vũ trụ. Cũng như Đấng Christ là đầu của một dòng giống mới, trái đầu mùa của tạo vật mới thì là đầu của tạo vật cũ. Khi Đức Chúa Trời nói, hãy lột bỏ con người cũ cùng với cách ăn ở của nó. Anh em sẽ không khó gì hình dung ra điều phải lột bỏ, nếu anh em nhận biết rằng con người cũ thuộc về thế gian. Bất kỳ nơi nào trong hành tin này mà nah em đi đến anh em sẽ thấy rằng những con người cũ điều như nhau. Họ có thể khác về màu da, hoặc nói một ngôn ngữ khác, hoặc sống ở một khí hậu khác. Tuy nhiên nếu con người cũ không tái sanh thì con người cũ sẽ phạm tội tà dâm, giết người, trộm cắp, cũng là một con người thông dâm, nói láo, buôn bán ma túy, cho dù chúng ta đặt con người cũ ở bất cứ nơi đâu thì con người cũ cũng sẽ như vậy. Đức Chúa Trời phán hãy lột bỏ con người cũ. Ngưđi đàn bà phạm tội tà dâm được dẫn đến trước mặt Chúa Giêxu và những người buộc tội bà đã muốn ném đá bà cho chết. Chúa Giêxu đã trả lời họ như sau “ ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhất ném đá vào người.” ( Giăng 7:8). Nghe những lời đó những người buộc tội đã bỏ đi, và Chúa Giêxu nói với người đàn bà “ ( 10) Hỡi mụ kia, những kẻ cáo ngươi ở đâu? không ai định tội ngươi sao (11) người thưa rằng: Lạy Chúa, không ai hết. Đức Chúa Giêxu phán rằng: Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa.” ( Giăng 8:10-11) Lúc bấy giờ Chúa Giêxu nói với bà như nói với đứa con nhọ của Đức Chúa Trời, bởi vì bà đã gọi Ngài là Chúa. Bà đã thay đổi. Vì vậy Ngài nói bà: ta đây cũng không kết tội ngươi đâu. Tại sao Ngài không kết tội bà? Bởi vì là một tội nhân thì bà đã phạm tội rồi. Những tội nhân phạm tội tà dâm, các thánh đồ thì không. Hãy cởi bỏ con người cũ. Hãy nghe câu Kinh Thánh kế tiếp. Hãy mặc vào con người mới mà Đức Chúa Trời đã tạo ra trong sự công bình và thánh khiết thật sự. Hãy mặc vào con người mới. Đó cũng là điều phổ biến. Bất kỳ nơi nào anh em thấy những tín đồ được tái sanh, giống như nhau. Không có gì tuyệt vềi hơn gia đình của Đức Chúa Trời.
Nơi mà Đức Chúa Trời thấy tạo vật mới, bất chấp ngôn ngữ họ mới, màu da của họ, nơi họ sống, tất cả tạo vật mới điều giống nhau. “ Tại đây không còn chia ra người Giuda hoặc người G�?-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đền ông hoặc đền bà; vì trong Đức Chúa Giêxu Christ, anh em, thảy điều là một.” ( Galati 3:28). Tất cả mọi người là một trong Đấng Christ. Có thể thấy con người mới ở khắp mọi nơi. Con người mới phải mặc vào cái gì? Cởi bỏ tính ích kỷ. Tất cả chúng ta từng chứng kiến sự phân rẽ của tôn giáo. Nếu không có Thánh Linh con người với tôn giáo họ nhào nắn ra, họ muốn đổ mọi người vào tôn giáo của mình. Nếu anh em không giống họ và hành động giống họ, họ sẽ đưa anh em vào địa ngục mà không có chút động lòng. Họ là những người độc ác nhất trong thành phố. Khi “ cái tôi” đóng đinh “ cái tôi” thì sanh ra một hình thức mới của “ cái tôi” và “ cái tôi” đó còn tệ hại hơn con người ban đầu. Khi anh em nhìn thấy đàn ông hoặc đàn bà trong Thánh Linh đã đắc thắng con người cũ thì anh em thấy được Đấng Christ. Anh em thấy được tình yêu thương, sự vui mừng, sự bình an, và không còn ích kỷ nữa. Đó là monâ đồ mà Đức Chúa Trời ao ước.
Mặc vào con người mới. Điều này khiến cho anh em trở nên tốt hơn hoặc sẽ trở nên tệ hơn nếu anh em mặc lấy hoặc từ bỏ con người cũ. Trong Eâphêsô 4:24 chép rằng “ và mặc lấy con người mới, tức là con người được dựng lên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình, và sự thánh sạch của lẽ thật.” “ như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa trong sự nói dối, hãy nói thật với anh em mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau.” ( Eâphêsô 4:25). Từ “ where- fore” còn có nghĩa là bởi vì. Nói cách đơn giản, bởi vì anh em đã mặc vào con người mới, lột bỏ con người dối trá, nói lẽ thật với người lân cận… Chúng ta có chi thể của nhau. Lời này dành cho các thánh đồ. Đức Chúa Trời phán với con cái của Ngài, bởi sự dối trá đối với nhau. Có thể chúng ta không nói dối, nhưng chúng ta làm ra vẻ ta đây. Chúng ta đến Hội Thánh và hành động như các thánh đồ. Trong khi trong công việc chúng ta độc ác như ma quỷ. Chúng ta muốn mọi người tôn trọng chúng ta hơn con người thực sự của chúng ta.
Đức Chúa Trời bảo lột bỏ con người dối trá. Hãy mở rộng tấm lòng anh em. Nếu anh em cần giúp đỡ, hãy thú nhận sự yếu đuối của mình với người khác. Nếu anh em yếu đức tin, hãy nhọ anh em cầu nguyện cho mình. Đừng có cố thủ nhưng hãy cởi mở. Nếu có điều gì sai trật thì hãy thừa nhận sự sai trật đó. Nếu anh em có điều gì trong cuộc sống mà anh em cần phải xem xét lại và hành động như thể mọi việc điều ổn cả, nhưng anh em đang nói dối, và không có sự giúp đỡ nào cho một kẻ dối trá.Có một thời gian khi Hội Thánh Ngũ Tuần giảng về sự phục hồi. Không cần phải nói gì về điều đó nữa. Có lúc người của Đức Chúa Trời giảng : muốn ngay thẳng với Đức Chúa Trời thì anh em phải ngay thẳng với anh em mình. Bức thông điệp thì không rõ ràng. Nếu anh em làm điều gì sai trật với một người nào khác, anh em phải sửa lại cho đúng. Còn nếu không thì Đức Chúa Trời sẽ không nghe lời cầu nguyện của anh em . “ Vậy, hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bệnh: người công bình lấy lòng sốt sắn cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều.” ( Giacơ 5:16). Anh em nghe tiếng kêu khóc. Tôi không giúp gì được cho họ. Nó sẽ làm tôi bối rối. “ cái tôi” bối rối đủ để cho tôi không làm điều đó nữa.
Đức Chúa Trời phán hãy lột bỏ sự dối trá. Từ bỏ hành động làm như mọi việc điều tốt trong khi tội lỗi vẫn còn trong đềi sống của anh em. Anh em không dâng 1/10 của mình, anh em đã ăn cắp của Đức Chúa Trời. Anh em không phải rõ ràng về điều này hay là Đức Chúa Trời sẽ không nói với anh em nữa. Đức Chúa Trời yêu anh em, Chúa Giêxu chết vì anh em, vì vậy anh em được dự phần trong sự đắc thắng. Nhưng anh em sẽ không tăng trưởng nếu anh em vẫn còn có những điều gì dấu kín, vì người che dấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn. Nhưng nếu anh ta thú tội lỗi mình ra thì sẽ được thương xót. Có phải Ngài đang nói về các thánh đồ chăng? Dĩ nhiên rồi! Xác thịt nào chưa được thánh hóa sẽ lộ ra trong Hội Thánh , đó là điều Đức Chúa Trời muốn nói đến. Đừng phạm tội trong khi giận dữ.Đừng giận ai cho đến khi mặt trời lặn, có những điều làm cho anh em giận dữ nhưng Đức Chúa Trời phán đừng phạm tội trong khi giận dữ.
Sự cay đắng giống như bệnh ung thư. Nó sẽ phá hủy anh em về mặt vật lý cũng như tâm linh.Dẫu cho những người khác có làm gì đối với anh em, anh em phải là người ngay thẳng. Nếu anh em trả đũa, anh em cũng chẳng tốt hơn họ. Khi con người vẽ một cái vòng và cho họ đứng ở bên ngoài thì anh em phải vẽ cái vòng của mình lớn hơn để cho họ cùng đứng vào trong. Hãy cầu nguyện cho những người đối xử một cách ác ý đối với mình. Hãy yêu kẻ thù mình. Chúa Giêxu yêu anh em, vì vậy anh em phải yêu những người khác. Hãy giữ tấm lòng mình ngay thẳng. Đừng để những điều gì trong lòng làm gia đình mình cách xa Đức Chúa Trời . Hãy để người trộm cắp không còn trộm cắp nữa. Con người có thể ăn cắp của Đức Chúa Trời được sao? Tuy vậy, các ngươi đã ăn trộm 1/10 tiền dâng của ta, 1/10 là của Đức Chúa Trời. Đó là của lễ thánh. Hãy đoan chắc rằng lòng của anh em ngay thẳng, anh em không ăn cắp của Đức Chúa Trời. Anh em không hi�?m khích với bất cứ ai,. Đừng dối trá với Hội Thánh bằng cách cố gắng sống che dấu con người thật của mình. Đừng có những lời nói bại hoại nào thốt ra từ miệng anh em. Chỉ nói những điều đem đến sự gây dựng. Chúa Giêxu nói, ai là môn đồ ta trước hết hãy làm điều gì ? phải bỏ chính mình.
Môn đồ thật là một người không ích kỷ, không chứa chấp sự ganh ghét. Chúa Giêxu bị sỉ vả ( có nghĩa bị hành hạ), Ngài đã không sỉ vả lại. Amy Semple Mac Pherson là một trong những diễn giả vĩ đại. Một người bạn của tôi ở Los Angeles kể cho tôi nghe câu truyện này. Khi cô Mac pherson chăn bầy ở Los Angeles Temple thì bạn của tôi là người chuyên đi giao sữa và trên tuyến đường đi giao sữa anh ta sẽ đi ngang qua đền thọ vào lúc 4 giờ sáng. Mỗi buổi sáng, khi anh đi ngang qua, anh luôn nhìn thấy cô đứng trên tháp với đôi tay giơ cao lên chọ đợi Đức Chúa Trời. Khi anh ta trở về vào lúc buổi chiều cô vẫn ở đó với đôi tay đưa cao lên chọ đợi Đức Chúa Trời. Có một thời gian mọi người chống lại người phụ nữ đáng yêu này. Có nhiều điều nói láo kể về cô. Trong suốt thời gian này, một trong những luật sư giời ở Los Angeles, tôi biết hầu hết các điều gì đang đồn ra điều là dối trá và nếu cô đồng ý chúng ta sẽ kiện họ. Tôi có thể làm cho cô nhận được một số tiền bồi dưỡng thật xứng đáng. Câu trả lời của cô rất đơn giản. Tôi không bao giờ làm điều đó. Luật sư họi cô tại sao. Cô trả lời ông ta “ khi tôi còn là một cô gái, tôi đềc truyện thấy rằng một con chó sủa một bà Hoàng Hâu nhưng bà Hoàng Hậu không sủa trả lại.”
Đây là thái độ của môn đồ thật. Đây là ý nghĩ của việc đang trở nên giống với hình ảnh của Đấng Christ. Đó là tâm linh và đạo đức. Đó không phải là đi trên mặt nước. Không phải là làm cho kẻ chết sống lại. Đó là khi tôi bị sỉ vả, đánh đập, tôi không sỉ vả lại. Khi tôi bị lợi dụng một cách sai trật, khi đó tôi sẽ cầu nguyện cho những người lợi dụng tôi một cách sai trật.. Khi con chó sủa tôi, tôi sẽ không sủa lại con chó. Nếu anh em muốn được chữa lành, nếu anh em muốn có sự chúc phước, thì đó là cách để nhận lãnh. Điều đó không chỉ nói về đức tin suông, anh em có đức tin nếu anh em được tái sanh.Câu trả lời là hãy khơi cho dòng nước chảy được khai thông. “ Và đừng để cho ma quỷ nhơn dịp” ( Eâphêsô 4:27). LỜi này có nghĩa chúng ta đừng để ma quỷ bước vào và chiếm đoạt điều gì thuộc về chúng ta. Điều đó cũng đã là tốt rồi nhưng Đức Chúa Trời muốn nói nhiều hơn thế nữa. Ngài nói đừng để cho ma quỷ nhơn dịp trong sự giận dữ, trong thái độ và trong mối quan hệ của anh em với những người đồng công của anh em. Bất kỳ lúc nào anh em để “cái tôi” xuất hiện thì anh em đã để cho ma quỷ nhơn dịp, vì bản chất đó là thân thể , là đất của ma quỷ. “ Anh em chớ làm buồn Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhọ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.” ( Êphêsô 4:30)
Anh em đã làm buồn Đức Thánh Linh như thế nào? Qua việc để cho bản chất xác thịt điều khiển hành động của anh em. Qua sự sử dụng những vũ khí sai trật. Khi ai đó nói xấu anh em, anh em lại nói xấu về họ. Khi ai đó vả vào má anh em, anh em đánh trả lại. Điều này làm buồn Đức Thánh Linh. Những vũ khí của bản chất xác thịt trong trận chiến của chúng ta không phải là xác thịt. Trong trận chiến này, tình yêu thương được thay thế cho sự ghét bỏ. Môn đồ thật có thể yêu kẻ thù nghịch mình. Khi đưa luôn má bên kia của anh em cho đánh thì thật là an đảm hơn là đánh trả lại. Chỉ có Cơ Đốc Nhân thật mới làm điều đó. Khi chúng ta chân thật với Đấng Christ chúng ta không làm buồn lòng Đức Thánh Linh … “ anh em chớ làm buồn Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời , vì nhọ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.” Câu 31 chỉ ra giải pháp hãy lắng nghe “ phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng…” sự cay đắng độc hại đối với nhân linh con người thể nào thì cũng độc hại đối với đềi sống vật lý như thể ấy. Nó sẽ tàn phá anh em. Anh em sẽ dành thời gian để theo đuổi điều không đánh giá. “ Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc cùng mọi điều ác.” ( Eâphêsô 4:31)
Khi người đàn ông và vợ anh ta bất hòa với nhau, lời cầu nguyện của họ bị ngăn trở. Lời của Đức Chúa Trời chỉ dẫn chúng ta là hãy chấp nhận khuyết điểm của bạn. Tại sao tôi làm buồn lòng Đức Thánh Linh? Tại sao lại tranh luận? phải giống như Đấng Christ. Anh em sẽ thuyết phục ma quỷ bất cứ điều gì chẳng vì vậy Lời Đức Chúa Trời nói hãy bỏ điều đó ở lại đằng sau. Hãy đi trong Đức Thánh Linh. Hãy vứt bỏ tất cả những lời nói gian ác cùng với sự độc ác. Đây là hình ảnh đẹp. “ Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” ( Eâphêsô4: 32). Nếu thế gian tìm thấy sự nhơn từ của một cộng đồng như vậy thì nó sẽ mở một con đường đến các cửa của chúng ta. Thế gian tìm kiếm tình yêu thương, tìm kiếm những người quan tâm đến họ. Khi họ nhìn vào Hội Thánh họ thấy rằng tất cả những sự thù hận, tranh đấu, ẩu đả không còn nữa. Nơi đó “ cái tôi” đã chết trong Đấng Christ. Chúa Giêxu phán “ còn ta, khi ta được treo lên khỏi đất, ta sẽ khiến mọi người đến cùng ta.” ( Giăng 12:32). Nếu họ nhìn vào Hội Thánh, họ thấy được Chúa Giêxu Christ họ sẽ được kéo đến gần Ngài. “ (1) vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài.
(2) Hãy bước đi trong sự yêu thương, cũng như Đấng Christ đã yêu thương anh em, và vì chúng ta phó chính mình Ngài cho Đức Chúa Trời làm của lễ , của dâng và của tế lễ, như một thứ hương có mùi thơm. (3) Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ. (4) Chớ nói tục tỉu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng thà cảm tạ ơn Chúa thì hơn. (5) Vì anh em phải biết rằng kẻ gian dâm, ô uế, tham lam, tức là kẻ thọ hình tượng., không một kẻ nào được dự phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời.” ( Eâphêsô 5:1-5)
Trong chương 6, sau khi liệt kê cách sống mà Đức Chúa Trời mong đợi ở các thánh đồ của Ngài, Phaolô nói tiếp trong câu 10 “ (10) vả lại, anh em phải làm mạnh dạng trong Chúa, nhọ sức toàn năng của Ngài. (11) hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỷ. (12) Vì chúng ta đánh trận chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua Chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.” Trong thời đại này, sự giải cứu được đưa ra hầu hết là về mặc vật lý. Đây là khuyết điểm trầm trọng. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy sự giải cứu về mặt vật lý theo như Đức Chúa Trời dự định nếu không có một sự giải cứu về mặt tâm linh. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời để được đứng vững mà địch cùng sự cay đắng của ma quỷ. Để anh em đứng vững mà chống lại linh nói dối. Để anh em cầu nguyện cho những người lạm dụng anh em.
Tự anh em không thể làm được điều đó. Anh em không thể đắc thắng cơn tức giận bằng một cơn phẩn nộ. Ai dùng gươm sẽ bị chết vì gươm,. Ai mang lấy khí giới của Đức Chúa Trời sẽ sống mãi mãi. Chúng ta muốn có những điều này để giải cứu những ngưởi khác, nhưng Đức Chúa Trời muốn giải cứu chúng ta trước Ngài muốn giải cứu chúng ta khỏi những nổ lực của xác thịt, khỏi tất cả tôn giáo “ tự thực hiện” của chúng ta khỏi sự hô hào của các nhà chính trị. Xuống đường chống lại sự phá thai hay điều gì khác. Tôi phản đối sự phá thai. Tôi ao ước họ đừng bao giờ tách phân tử. Tôi rất muốn có sự cầu nguyện trở lại ở trong các trường đại học của chúng ta, nhưng để có điều tôi vừa nói, tôi phải nói nhiều hơn. Thật là vô ích khi cố gắng ép buộc những giáo viên chưa nhận được sự cứu rỗi cầu nguyện khi ngay cả chúng ta cũng không cầu nguyện trong Hội Thánh. Tại sao một giáo viên chưa được cứu lại cầu nguyện với con của anh em. Khi chính anh em chưa có lễ bái gia đình. Hãy làm điều tốt cho Hội Thánh . Hãy quăng ra khỏi chúng ta sự cay đắng, sự dối trá, trộm cắp và sự giận dữ. Hội Thánh sẽ chữa lành cho xã hội.
Chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh thực hiện sự chữa lành. Trong Thi Thiên, Đức Chúa Trời nói Biển Đỏ chạy trốn trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong dân Giuđa. Hãy làm Hội Thánh phục hưng . Hãy để Hội Thánh được chữa lành mặt thuộc linh và sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh dẽ khiến cho những người bị tà linh không còn xuất hiện trenâ đường phố của chúng ta nữa. Trong Cựu Ước, khi lời Đức Chúa Trời bị đánh mất đi, họ không còn nhìn thấy Lời Chúa trong trường học, họ tìm thấy Lời Chúa trong Lời Đức Chúa Trời. Đó là nơi đầu tiên nó bị đánh mất. Tôi đang nói về những môn đồ ích kỷ. Đó là những người đã được mua bởi một giá chuộc. Anh em muốn Đức Chúa Trời làm phép lạ trong Hội Thánh chúng ta hay không? Anh em muốn Đức Chúa Trời vận hành hay không? Thế thì chúng ta hãy ngưng việc làm buồn Đức Thánh Linh bằng sự ích kỷ của mình.
Bài học này coi như là hai bài. Chúng ta không nghỉ giải lao ở thời gian giữa hai bài này, thế thì bây giờ chúng ta sẽ nghỉ giải lao bù. Nhưng tôi đã cảm nhận rằng tôi phải tiếp tục bài học rất là quan trọng để cho chúng ta biết về phẩm chất này của một môn đồ. Một môn đồ thật thì hoàn toàn không ích kỷ. Có lẽ Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta khi chúng ta rời khỏi môi trường này, trở về các Hội Thánh của chúng ta, và qua Lời của Đức Chúa Trời , đào tạo ra những môn đồ như vậy cho Đức Chúa Trời .