Nhận thức quan trọng: Sự can dự của Satan
Hôn nhân là tuyệt đỉnh của tình yêu, là sự kết hợp thiêng liêng của Chúa dành cho loài người. Chữ “Hôn Nhân” trong nguyên bản tiếng Do Thái là do hai chữ “CHÚA” và “LỬA” . Nếu lấy chữ CHÚA ra khỏi thì chỉ còn chữ LỬA. Nếu loại Chúa ra khỏi tình yêu hai người, thì hôn nhân chỉ là Địa Ngục (lửa) mà thôi. Một hôn nhân vững bền và hạnh phúc, không chỉ “hai trở nên một” mà là “ba trở nên một”. Chúa phải luôn luôn hiện diện trong mối liên hệ vợ chồng thì hôn nhân mới tồn tại cách tốt đẹp.
Trên thực tế, khi đôi lứa yêu nhau thì 100% cặp tình nhân đều mơ uớc hạnh phúc bền chặt đến trọn đời.. Nhưng buồn thay những cuộc sưu tầm cho biết đã có 50% hôn nhân gảy đỗ; 50% còn sống với nhau thì chỉ có 3% là công nhận mình có hạnh phúc. Lý do nào dẫn đến hậu quả đau buồn nầy?
Đó chính là sự tham dự tích cực của Satan ẩn nấp trong bản ngả từng thành viên trong gia đình.
Satan, kẻ phá họai, kẻ thù truyền kiếp của Chúa đã không ngừng tìm cách phá hỏng mọi chương trình tốt đẹp của Chúa. Vì thế, Satan đã tấn công cách không mệt mỏi vào hạnh phúc hôn nhân với mục đích làm tổn thương mái ấm gia đình. Từng gia đình con cái Chúa là thành viên của Hội Thánh, mà hội thánh là người vợ hứa rất yêu dấu của Chúa. Làm cho vợ hứa của Chúa đau khổ là làm cho chính Ngài đau khổ. Đó chính là mục tiêu sống chết của Satan.
Lời Kinh Thánh báo trước rất rõ ràng:
“Ma qủy biết thì giờ của mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi. Hãy tiết độ và tỉnh thức; kẻ thù nghịch anh em là ma qủy, như sư tủ rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.”
(Khải Huyền 12:12; I Phierơ 5:8)
Mỗi thành viên trong gia đình Cơ Đốc cần luôn nhận ra và cảnh giác là Satan luôn thức canh, rình mò, chờ chực để tìm kiếm từng cơ hội tấn công vào hạnh phúc gia đình. Satan luôn vui thích can dự vào để phá họai tổ ấm gia đình Cơ Đốc bằng nhiều hình thức. Hình thức tinh vi nhất là qua dạng những con chồn nhỏ mà ít khi chúng ta nhận ra.
Những Con Chồn Nhỏ:
Hạnh phúc gia đình có thể ví như vườn nho. Để vườn nho luôn được xanh tốt và kết qủa cao nhất, người chủ vườn cần học biết đúng cách chăm sóc vườn nho.
Vườn nho luôn quyến rũ, hấp dẫn những con chồn kéo đến cắn phá.
Không nói đến những “con chồn lớn” đã tàn phá, hủy họai vườn nho hạnh phúc gia đình cách nhanh chóng.như: ngoại tình, cờ bạc, hút sách, ăn chơi trác táng, vô trách nhiệm, ly dị…
Thế nhưng còn rất nhiều những con chồn nhỏ. Thọat nhìn tưởng như vô hại, đôi khi còn có vẻ làm cho vườn thêm sinh động. Thế nhưng với kinh nghiệm của những người trồng vườn nho, họ biết rất rõ tác hại của những con chồn nhỏ, theo ngày tháng, có thể làm hư hao vườn nho là thế nào.
Gia đình thường mất hạnh phúc do những con chồn nhỏ ít khi nhận ra như: chồn ích kỷ, cay đắng, xét đoán, tự ái, thành kiến, lấn lướt, lãnh đạm..v..v.
Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta cùng suy nghĩ về tác hại của vài con chồn nhỏ tiêu biểu.
Con chồn ích kỷ
Tất cả mọi người theo bản ngã tự nhiên đều có khuynh hướng nghĩ đến mình, nghĩ sao cho lợi ích của chính mình trước nhất. Lời Kinh Thánh xác nhận:
“Vì người ta đều tư kỷ… ai nấy đều tìm lợi riêng của mình”
(II Timôthê 3:2a; Phiíip 2:21)
Nguyên nhân chính gây bất hòa, buồn giận trong gia đình thường bắt nguồn từ sự ích kỷ của mỗi thành viên trong gia đình. Ai cũng muốn người khác làm theo ý mình mà chẳng mấy khi mình sẵn lòng dẹp bỏ ý riêng để quan tâm và chìu theo ý của người khác. Nếu trong gia đình, ai cũng khăng khăng nghĩ cho ích lợi của phần mình không thôi thì bất hòa tất nhiên xảy ra, không thể tránh được. Hiểu rõ tác hại nầy, Phao Lô đã ân cần khuyên con dân Chúa:
“Mọi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” (Philíp 2:4)
Đây là một thách thức lớn trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong gia đình mà ai trong chúng ta đều kinh nghiệm.
Khi Chúa Giê-xu dạy:
“Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Ta mà mất sự sống thì sẽ được lại,”( Mathiơ 16:25)
Ngài cho biết rất tỏ tường kết qủa của hai sự chon lựa. Chúa cũng ban cho tất cả chúng ta sự tự do trong lựa chọn đó.
Cùng một ý đó, Chúa phán:
“Ta đặt trước mặt các ngươi con đường sống và con đường chết.”(Giêrêmi 21:8)
Trong cuộcsống cá nhân, gia đình, sở làm, hội thánh, hay ngòai xã hội, từng giây phút trong đời ta là một sự chọn lựa. Ai trong chúng ta đều đã kinh nghiệm ít nhiều về những hậu qủa đau buồn do sự chọn lựa sai lần của mình trong đời.
Điều nầy càng rõ hơn trong đời sống con dân Chúa. Chúng ta sẽ nhận kết qủa phước hạnh hay hậu qủa đau buồn là tùy thuộc vào sự chọn lựa của ta, y theoluật Chúa đã định:
“Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu. Hễ ai gieo giống chi, lại gặt giống nấy” (Galati 6:7)
Áp dụng lời vàng ngọc của Chúa chỉ dạy, ta sẽ thấy kết qủa hay hậu qủa thật linh nghiệm. Nếu vợ chồng khăng khăng quyết “cứu” sự sống mình, có nghĩa là quyết giữ ý riêng mình cách ích kỷ, chỉ muốn sống cho mình, nói sao, hành xử thế nào miễn sao cho được phần mình thì đó chính là lúc ta đã chọn con đường mà hậu qủa là “mất”. Chắc chắn ta sẽ mất không khí êm ấm, mất sự bình an trong tâm, mất niềm vui, mất hạnh phúc. Phao Lô nói:
“Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích” (ICôrinhtô 6:12)
Mỗi lần ta chọn sự ích kỷ cho được phần riêng mình, những tưởng rằng đó là sự chọn lựa khôn ngoan khi muốn thu nhận thêm, thêm mãi, mà không hay đó lại là mỗi lần ta mất, mất cơ hội làm theo lời Chúa, mất phước, mất sự êm ấm hòa thuận trong gia đình, sở làm, hội thánh … và điều mất quan trọng nhất là chính ta mất bình an, vui thỏa trong tâm hồn mình.
Trái lại, mỗi lần ta vì kính sợ Chúa, muốn sống đẹp lòng Chúa, muốn cho gia đình thuận hòa vui thỏa bằng cách ta quyết định dẹp bỏ ý riêng mình, đặt phúc lợi của người khác trước hơn phúc lợi của riêng mình, thì phước hạnh sẽ đến như một kết qủa tất nhiên: trước hết là làm đẹp lòng Chúa, rồi chính mình cũng nhận được lòng qúy mến của những người chung quanh. Ta kinh nghiệm được thế nào là phước hạnh vô giá của Chúa dành cho kẻ làm theo lời Ngài.
Nếu so điều nhận lãnh do lòng tự kỷ và vị tha đem đến thì giá trị của sư nhận được của lòng vị tha thật phước hạnh muôn phần hơn.
Lời Chúa dạy :
“Ban cho có phước hơn nhận lãnh”
Công Vụ 20:35
Có ai trên đời nầy thích ở gần, liên hệ với một người ích kỷ?
Có thể nào ta trồng cây gai mà mong sinh ra trái nho? Mỗi lần bằng mọi cách đòi cho bằng được người khác phải chìu theo ý mình cách ích kỷ, là mỗi lần ta gieo vào lòng người ấy sự bất bình, làm sao bông trái hạnh phúc nở hoa cho được?
Mỗi lần ta quyết định sống sao cho được lợi cho chính mình mà không quan tâm đến sự thiệt thòi của người khác là mỗi lần cầm dao rạch lên trên tấm kiếng của mối liên hệ một vết trầy. Lâu ngày tấm kiếng đầy vết trầy, còn đâu là đẹp nữa?
Lời Kinh Thánh dạy:
“Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp long kẻ lân cận mình… vì Đấng Christ cũng không làm cho đẹp lòng mình”
(Rôma 15:2-3)
Con chồn cay đắng: không tha thứ
Không ai trong đời mà không trải qua kinh nghiệm cay đắng về một người nào. Kinh Thánh ghi lại ít nhất là 48 lần kinh nghiệm cay đắng của con người.
Sưu tầm cho biết cứ ba nguời phụ nữ thì có một nguời, cứ bảy nguời đàn ông thì có một nguời bị hành hạ, bị đối xử cách rất tổn thuơng trong đời họ.
Con người cay đắng vì bị người khác làm tổn thương. Thế nhưng ai cũng hơn một lần vô tình hay cố ý là tổ thương người.
Để vui sống và xây dựng những mối liên hệ, chúng ta cần phải tha thứ cho những nguời làm tổn thuơng ta.
“Hãy tha thứ nhau, như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ nhau thể ấy” (Colose 3:13b)
Trong bài cầu nguyện Chúa dạy chúng ta: “xin tha tội lỗi cho chúng con như chúng con tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con” (Mathio 6:12)
Chúng ta không thế nào yêu người nào cách trọn vẹn khi trong lòng ta còn thù hận, buồn giận một nguời khác đuợc. Tôi không thể thật hết lòng yêu vợ tôi khi lòng tôi còn đang đầy sự phiền giận ba mẹ toi. Tôi không thể yêu con tôi khi lòng tôi còn đang tức tối, phiền muộn anh tôi. Chúng ta không thể nào ban cho tình yêu trọn vẹn khi trái tim ta đang bị chia đôi, một phần trái tim thì yêu nguời nầy, còn nửa trái tim kia thì đang cay đắng một nguời khác. Có thể nào một dòng suối mà nửa ngọt nửa đắng?
Một trái tim cay đắng là một trái tim bị chia đôi.
Ta có thể nghĩ rằng: “tôi không thể yêu nguời phối ngẫu của mình. Anh ấy, cô ấy là một nguời rất tốt, rất tuyệt, nhưng tôi không thể yêu nguời ấy đuợc”. Có thể lắm vì trong ta vẫn còn chất chứa trong lòng nỗi cay đắng thù hận một ai đó trong qúa khứ. Chính điều đó đã làm cho ta không thể yêu nguời phối ngẫu, và như thế thật không công bình cho nguời bạn đời của mình chút nào.
Khi bị người khác làm tổn thương, chúng ta cảm thấy cay đắng. Đó là điều tự nhiên của tình cảm con người. Điều đáng nói chính là thái độ của chúng ta đối với sự cay đắng trong lòng ta. Ôm giữ nó hay tìm mọi cách lọai nó ra khỏi lòng ta.
Mục Sư Paul Youngi Cho đã kể lại câu chuyện có thật trong hôi thánh ông quản nhiệm.
Một người nữ Hiệu Trưởng của một trường đã mắc bệnh thấp khớp lâu ngày. Bà đã tốn rất nhiều tiền bạc, công sức để trị mà bệnh tình không thuyên giảm. Sự đau đớn của từng khớp xương hành hạ bà không thôi. Một hôm bà đến với Mục Sư Cho để nhờ ông cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho bà. Mục sư Cho nói:
“Chị ơi, trước khi tôi cầu nguyện cho chị thì chị cần ly dị chồng chị trước đã”
Người nữ Hiệu Trưởng nầy hết sức ngạc nhiên:
“ Thưa Mục Sư, tôi là tín hữu lâu năm của Mục Sư, Mục Sư đã biết là tôi ly dị đã 11 năm nay rồi mà.”
Mục sự trả lời:
“Không đâu, chị chỉ ly dị trên giấy tờ thội. Mỗi sáng thức dậy, mỗi đêm về, chị đều nghĩ về anh ấy. Chị vẫn còn cay đắng, thù hận, đau đớn khi nghĩ về anh ấy. Chính những nỗi buồn đau nầy đã làm khô héo dần mòn từng đốt xương trong thân chị. Chị cần cầu nguyện, chúc phước cho anh ấy”.
Người phụ nữ bật khóc nức nở:
“Thưa Mục Sư, anh ấy đã dối gạt tôi, làm tan nát trái tim tôi. Khi cưới nhau về, anh ấy không chịu đi làm, xài hết tiền của tôi rồi bỏ tôi ra đi với một người đàn bà khác, làm sao tôi có thể không oán hận anh ấy được?”
Mục sư từ tốn nói:
-Đây là chuyện của chị. Nếu chị muốn hết bệnh, chị phải than thứ và cầu nguyện cho anh ấy.
– Tôi chỉ có thể không trả thù anh ấy chứ tôi không thể cầu nguyện cho anh ấy được.
– Tôi sẽ giúp chị. Chị hãy cầu nguyện theo tôi…
Ngừơi vợ đau khổ ban đầu khóc lóc, nhưng rồi sau đó, bởi sự ban ơn them sức của Chúa, bà đã bắt đầu cầu nguyện theo sự hướng dẫn của Mục Sư. Sau đó Mục sư khuyên bà mỗi ngày về cầu nguyện chúc phước cho người chồng. Bà đã làm theo lời khuyên của Mục Sư.
Mấy tháng sau, bệnh thấp khớp của bà hoàn toàn bình phục. Bà trở nên một người vui vẻ, khỏe mạnh, tích cực trong cuộc sống.
Lời Chúa nhắc nhở chúng ta:
“Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng.” (Hêbêrơ 12:15)
Chúng ta cần bỏ qua qúa khứ để sống với hiện tại. Để có thể sống đời yêu thuơng hôm nay, chúng ta cần đóng cửa lại với qúa khứ. Muốn bỏ qua đuợc qúa khứ, chúng ta phải học bài tha thứ. Tha thứ cho nguời đã làm tổn thuơng minh, tha thứ họ không phải vì họ đáng đuợc tha thứ mà vì cho ích lợi của chính đời chúng ta. Tha thứ để trái tim ta, tấm lòng ta đuợc chữa lành và nguyên lành trở lại. Chúng ta không thể để cho nguời trong quá khứ tiếp tục theo đuổi đời sống chúng ta mà hành hạ trái tim chúng ta, trừ khi chúng ta cho phép họ làm tổn thuơng chúng ta mãi bằng sự ôm giữ mãi nỗi cay đắng, buồn phiền, phẫn uất, oán hận họ.
Lời Kinh Thánh dạy:
“Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.” (Êphêsô 4:31)
Mỗi khi chúng ta phiền giận ai, là chúng ta đã cho họ một mảnh tim ta. Một mảnh của lòng chú tâm, một mảnh của tâm trí ta. Chúng ta có muốn cho họ như thế không? Chắc chắn là không! Vậy chúng ta nên lấy lại mảnh tim, mảnh trí đó của ta bằng sự tha thứ. Tha thứ cho nguời đã làm tổn thuơng ta. Thay vì để nỗi đau đớn, oán hận đó cứ mãi ám ảnh ta, gặm nhắm trái tim ta, tâm trí ta ngày này qua ngày kia. Hãy giải thoát chính ta bằng sự tha thứ.
Lời Chúa khuyên dạy:
“Nếu mọi nguời trong các nguơi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thi Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các nguơi như vậy” (Mathio 18:35)
Nghĩ cho mình trước hơn nghĩ cho người. Ôm giữ lòng cay đắng với những ai đã làm tổn thương mình… Thọat nghe như những gì hết sức thông thường trong cuộc sống hằng ngày, không có gì trầm trọng, chẳng khác nào những con chồn nhỏ chạy tung tăng trong vườn nho đang trổ bông.
Thế nhưng tác hại của nó âm thầm, lâu ngày thật trầm trọng. Nó có thể hủy phá vườn nho cũng như hủy phá hạnh phúc gia đình mà chúng ta không nhận ra.
Hai tháng cuối năm là thời gian đặc biệt
của mùa Tạ Ơn và mùa Yêu Thương.
Cầu xin Chúa gúp mỗi chúng ta giữa những ngày bận rộn, dành chút thì giờ yên tỉnh một mình đối diện với chính mình, nhìn lại những mối liên hệ ta đang có, trước nhất là với Chúa và với những người chung quanh mình. Lời Chúa dạy, không ai có thể làm theo bằng sức riêng. Chúa biết rất rõ điều nầy. Ngài chỉ muốn nhìn thấy trong ta có lòng khát khao, hết sức cố gắng làm theo lời Chúa, thì Ngài sẽ ban sức kỳ diệu của Ngài để chúng ta có thể làm được. Kinh nghiệm của Phao Lô :
“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”(Phi líp 4:13)
Sau đó ông ân cần khuyên chúng ta:
“Hãy như tôi gắng sức đẹp lòng mọi người trong mọi việc, chẳng tìm ích lợi riêng cho mình, nhưng cho phần nhiều người”
(1 Cô-rinh-tô 10:33
Phierơ cũng dạy chúng ta trong sự gắng sức:
“Về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức.”
(II Phierơ 1:5)
Lạy Chúa yêu dấu,
Con đã làm tổn thương những mối liên hệ với những người chung quanh con bởi tính ích kỷ của mình và kết qủa là phần con cũng chẳng vui gì. Con cầu xin Chúa tha thứ cho con và giúp con bớt tập trung vào nhu cầu của chính con, nhưng biết nghĩ đến nhu cầu, niềm vui, ước vọng của người khác trước hơn của bản thân con.
Cha yêu dấu ơi, con cũng đang âm thầm nuôi dưởng rễ cay đắng trong lòng con về những người đã làm tổn thương con và điều nầy cũng chẳng làm con vui vẻ nhẹ nhàng bao ngày tháng qua. Con cầu xin Chúa giúp con có thể tha thứ cho những người đã làm con đau buồn, như Chúa đã bao lần tha thứ cho con. Xin Tình Yêu vô biên của Cha Thánh chữa lành vết thương trong lòng con và giúp con sống theo lời Ngài để con kinh nghiệm niềm vui và phước hạnh mà dành cho kẻ kính sợ và vâng theo lời
Cha ơi, con cầu xin Cha ban cho sức sống, tình yêu và niềm vui mới để con có thể là nguồn phước cho những người Chúa đặt để chung quanh con. Amen.
Con Chồn Lấn Lướt:
Với phong tục “trọng nam khinh nữ” ngàn đời vẫn còn ít nhiều trong máu của người Việt, quen thuộc như ca dao:
Đàn ông nông cạn giếng khơi,
Đàn bà sâu sắc tựa cơi đựng trầu!
Câu nầy có nghĩa là người đàn ông dầu có nông cạn thế nào đi nữa cũng còn sâu như cái giếng; còn người đàn bà dẫu sâu sắc tới đâu giỏi lắm cũng chỉ cạn như các cơi đựng trầu của các bà cụ mà thôi.
Hay là tệ hơn:
Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng ngu dại cũng là đàn ông!
Nói lên qúa rõ sự xem thường đàn bà
của người Việt Nam xưa. Trong gia đình ảnh hưởng điều nầy rõ nhất. Đa số người chồng trong gia đình Việt Nam có tính đôc tài, nắm hết mọi quyền hành, quyết định mọi việc lớn nhỏ mà không cần lắng nghe ý kiến vợ con.
Ngay cả con dân Chúa, phần chịu ảnh hưởng bởi phong tục, phần hiểu Kinh Thánh cách phiến diện. Chỉ áp dụng một vài câu Kinh Thánh:
“Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa; vì chồng là đầu vợ…, đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự”
(Êphêsô 5:22-24)
Người chồng quên hay cố ý không muốn nhớ rằng, ngay dưới mấy câu Kinh Thánh trên, Phao Lô đã viết rất rõ:
“Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh… Chồng cũng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy”
(Êphêsô 5:25,28)
Đúng, Chúa muốn người chồng phài là người chủ, là người lãnh đạo trong gia đình. Thế nhưng phải lãnh đạo trong tinh thần phục vụ, hy sinh như Chúa Cứu Thế đã làm gương, chứ không phải là cách người chồng lấy quyền làm chủ để lấn lướt, hà hiếp vợ mình.
Lời Chúa dạy:
“Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau” (Êphêsô 5:21)
Như người xưa cũng đã khuyên dạy:
“Phu phụ tương kính như tân”
Nghĩa là vợ chồng kính trọng nhau như lúc mới cưới.
Trên thực tế, nhiều ông biết mình là chủ gia đình, mình là người có quyền nên dùng quyền đó để buộc vợ con làm theo ý mình. Nếu vợ con nói hay làm điều gì trái ý mình, những ông chồng này sẽ nổi giận, nạt nộ, la lối khiến vợ con hoảng sợ, phải chiều theo ý các ông cho yên nhà yên cửa. Nhiều người chồng thấy mỗi khi mình lớn tiếng, trấn áp vợ con là tất cả sợ hãi, vâng phục theo ý mình trong yên lặng. Chồng nghĩ thế là thượng sách, cứ thế mà “cai trị”vợ con. Nhưng người chồng không nhận ra một điều là cách dùng quyền hành lấn lướt vợ con đó đã làm thương tổn mối liên hệ tốt đẹp trong gia đình, giết dần mòn tình yêu của vợ con dành cho mình, nối dài thêm sự xa cách trong lòng vợ con. Con thì vâng lời bên ngoài nhưng trong lòng thì không phục, chờ cho đủ 18 tuổi thì chấp cánh bay, không muốn quay về gia đình. Vợ thì không có chỗ nào khác để đi thì trong lòng đau buồn, thầm tủi hận cho thân phận kém may mắn của mình. Tuy sống chung mà không thật sự cùng nhau chia bùi sẻ ngọt của cuộc đời cùng chung sống, cùng xây dựng mái ấm gia đình.
Nếu chồng thật sự yêu thương vợ mình, cha thật yêu con mình, thì dùng quyền hành để lấn lướt không phải là “thượng sách” mà là “hạ sách”.
Xin những người chồng đừng xem mình quá quan trọng, ý kiến của mình dù đúng dù sai lúc nào cũng phải được vợ con lắng nghe. Người vợ lúc nào chọn thái độ im lặng, chấp nhận chịu thiệt thòi, còn người chồng thì bắt nạt, áp chế, lấn lướt vợ trong mọi phương diện là trái với lời Chúa dạy, gia đình không thể nào hạnh phúc được.
Lời Chúa nhắc nhở:
“Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với nàng… Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình , e chúng nó ngã lòng chăng?”
(Côlôse 3:19,21)
Lấn lướt thường là cách của những người có tính cứng rắn, hay áp đảo người khác, là phương cách những người chồng hay áp dụng.
Thế nhưng trên thực tế, con chồn lấn lướt không chỉ sống trong các con trai của Chúa mà cũng sống cả trong các con gái của Ngài.
Nhiều ngừơi vợ nghĩ rằng mình khôn ngoan hơn, ý của mình luôn luôn đúng hơn, hay hơn và khôn ngoan hơn nên lấn lướt chồng con..
Có bà cũng rất nóng tính, độc tài, cứng rắn không thua cá tính của đàn ông. Hễ chồng con sai ý thì la lối, này sẽ nổi giận, nạt nộ, la lối om sòm khiến chồng con hoảng sợ, phải chiều theo ý các bà cho yên nhà yên cửa. Nhất là xã hội ngày nay, nhiều bà đi làm, có khi còn làm nhiều tiền hơn chồng. Do đó, các bà nghĩ mình có quyền trong gia đình mà lấn lướt chồng con. Một số bà khác dùng phương cách lấn lướt nhưng nhẹ nhàng và êm dịu hơn, nhưng vẫn có ý nhất quyết dành phần thắng về mình. Thí dụ như các bà dùng sự hờn dỗi, lời đay nghiến, phàn nàn, than thở không thôi, hoặc dùng vũ khí im lặng lạnh lùng. Có khi dùng nước mắt để chồng con không chịu nỗi mà phải nhường bước.
Dù là chồng hay vợ, người nuôi dưỡng
con chồn lấn lướt sẽ cắn nát vườn hạnh phúc gia đình.
Lời Chúa dạy:
“Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em, hãy lấy lẽ kính nhường nhau… xem người khác như tôn trọng hơn mình”
(Rôma 12:10; Philíp 2:3 )
Con Chồn Lãnh Đạm:
Lãnh đạm là con chồn sống trong khu vườn hạnh phúc, mới nhìn dường như vô hại. Nhưng thật sự, nó đã cắn nát hết những nụ hồng thơm ngát tên gọi tình yêu.
Trong hôn nhân lãnh đạm, gia đình không lớn tiếng cải vả, cũng không ai lấn lướt ai, có thể cũng chẳng có sự thù hận, cay đắng nào dành cho nhau, nhưng chẳng ai quan tâm đến ai, chẳng ai bày tỏ tình yêu với ai. Sống chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm, ngủ chung một giừờng, đi chung xe, chung đàn con, chung tiền, chung tài sản, chung tên chung họ, gần như mọi sự đều chung thế nhưng chẳng chung cuộc đời. Đời ai nấy sống, mỗi người có một thế giới riêng không chia xẻ cùng nhau. Chồng buồn vợ không hay; vợ đau chông không rõ. Thật không còn nỗi bi thảm nào hơn là sự lãnh đạm trong hôn nhân.
Vợ chồng vẫn tiếp tục sống với nhau có thể vì rất nhiều lý do: vì thể diện; vì không muốn mang tiếng là có gia đình đổ vỡ; vì con cái; vì không muốn phân chia tài sản; vì không muốn ly dị. Vợ chồng có thể cũng chẳng ghét bỏ gì nhau, cũng chẳng có tình ý gì với người khác.
Thế nhưng không biết tự lúc nào, con chồn lãnh đạm đã len lén rón chân bước vào khu vườn hạnh phúc của hôn nhân, từng ngày trôi qua, con chồn lãnh đạm đã âm thầm lặng lẽ gậm nhấm lòng quan tâm lẫn nhau trong lòng cả hai. Bếp lửa tình yêu đáng lẽ cần được giữ cho luôn cháy nóng thì đã lụi tàn theo thời gian.
Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lãnh đạm trong tình yêu cho nhau; âm thanh rộn ràng của hai tiếng “hôn nhân” của những ngày đầu cưới nhau đã lịm tắt từ bao giờ. Tại sao, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tẻ nhạt đáng buồn nầy? Có thể vì:
– Thất vọng về nhau, vì người phối ngẫu không như mình mong đợi. Thay vì chấp nhận lẫn nhau cả cái tốt lẫn cái xấu vì biết rõ không ai hoàn toàn trên cõi đời nầy. Thay vì cùng nhau xây dựng tổ ấm như vun quén cây hồng sao cho xinh tốt mỗi ngày, lại bỏ mặc, lơ là để cây hồng của tình yêu mỗi ngày thêm còi cọc, trông thật chẳng tươi đẹp như đáng phải có.
– Quá bận rộn với công việc làm, có khi phải làm hai sở, về đến nhà là chỉ muốn ăn rồi ngủ.
– Quá bận tâm đến những trách nhiệm đang mang từ nhiều phía. Nào sở làm, gia đình, hội thánh, cộng đồng, bạn bè, bà con họ hang… Không nhận ra được tầm quan trọng của sự sắp xếp đời sống sao cho quân bình. Không xếp đặt đúng thứ tự ưu tiên khi sử dụng hai mươi bốn giờ trong ngày. Không học nói: “không” với một số công việc với mục đích làm tốt hon, chu toan hon một số việc khác. Không đủ ý chí để từ bỏ những việc thật sự không quan trọng hoặc không hữu ích. Dù biết nhiều chương trình trên Tivi chẳng ích lợi gì, thế nhưng vẫn ngồi bất động trước Tivi mỗi đêm nhiều tiếng đồng hồ, cuối cùng mỏi mệt mới hối hả vào giường. Nhiều gia đình vợ chồng chẳng hề trò chuyện trao đổi tâm tình. Chỉ nói với nhau những thông tin cần thiết.
Lãnh đạm cả đối với mối liên hệ tâm linh với Cha Thánh . Dù vẫn biết là Chúa yêu thương luôn nhẫn nhục chờ đợi từng giây phút để được nhìn thấy ta dành thì giờ tâm tình với Ngài, thế nhưng vẫn không mạnh mẽ du de thay đổi lại cách sống.
– Qúa bận tâm đến đời sống cùng những sinh họat của riêng mình. Không nhận ra ra tim ta, óc ta cũng có giới hạn như nhà kho. Nếu ta chứa đầy đồ cũ hằng năm chẳng xài tới thì nhà kho chắc chắn không có chỗ để chứa đồ mới, đồ tốt được. Nếu tâm trí ta chứa đầy những gì của “mình”, thì chẳng còn chỗ nào để chứa những gì của Chúa, của người khác.
-Mệt mỏi, lười biếng, chỉ muốn sống cho qua ngày, làm vừa đủ những gì tối thiểu cần phải làm trong bổn phận của cuộc sống hằng ngày ; không nghĩ ngợi gì thêm, không muốn cố gắng thêm gì nữa.
-Bị tiêm nhiểm bởi quan niêm “Cá Nhân Chủ Nghĩa” tại xứ người, không muốn nghĩ cho ai, không muốn sống cho ai.
Vườn hồng đẹp phải được chăm sóc thường xuyên. Hạnh phúc gia đình không phải tự nhiên có. Mọi điều không tốt thì tự nhiên phát sinh như loài cỏ dại không trồng cũng mọc. Mọi mỹ đức, phẫm hạnh, cùng thói quen tốt cần có sự gắng sức tập tành cách đầy ý chí mới có đuợc.
Chúa sẵn lòng giúp những ai chọn lựa và hết sức muốn làm điều tốt. Nhưng Chúa không ban cách nhưng không những điều tốt cho những ai không tha thiết muốn và không cố gắng hết sức, nổ lực phần mình.
Phao Lô kinh nghiệm:
“Tôi làm được mọi sự nhờ Đáng thêm sức cho tôi” (Philíp 4:13)
Kinh Thánh đầy dẫy những chữ: “Hết sức”, “gắng sức” “cố sức”, “học tập”, “học”…
Đối với Cha Thánh:
-“…chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài”.
(Ôsê 6:3)
-“…hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” (Phục truyền 6:5)
-“… tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta” (Công vụ 17:27)
-“…làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.”
(II Côrinhtô 5:9)
-“…hãy gắng sức vào cửa hẹp”
-“… phải học tập và cẩn thận làm theo (Luca 13:24)
“…học theo Ta” ( Mathiơ 11:29)
“…học cho biết Đấng Christ”
(Êphêsô 4:20)
Đối với người chung quanh:
-“… gắng sức đẹp lòng mọi người trong mọi việc, chẳng tìm ích lợi riêng cho mình, nhưng cho phần nhiều người”
(I Côrinhtô10:33)
-“…hãy gắng sức giải hòa” ( Luca 15:28)
-“…gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người”(Công vụ 14:26)
– “…gắng sức khuyên bảo (Công vụ 28:23)
“Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình(Truyền Đạo 9:10)
-“Hãy học làm lành…” (Êsai 1:17)
“…học tập chuyên làm việc lành” ( Tít 3:4)
Được làm con Chúa là một sự ban cho nhưng không, là mot món qùa vô giá từ Cha Thánh mà không ai tự sức hay nổ lực để có được. Thế nhưng để kinh nghiệm được muôn ngàn lời hứa phước hạnh Cha dành cho con Ngài trong Kinh Thánh phải có điều kiện. Đó là sự lựa chọn của mỗi chúng ta trong từng giây phút của đời mình.
Chọn sống kính yêu Chúa và vâng giữ theo lời Ngài. Chọn sống yêu người và được người yêu. Chọn sống một đời sống phước hạnh và đầy ý nghĩa. Chọn quyết bắt cho được hết những con chồn nhỏ phá họai vườn hạnh phúc trong gia đình.
Còn có con chồn nào mà bạn đang dung dưỡng trong vườn hạnh phúc của bạn?
St