NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Mười: William Branham
“Ông la lên: Anh là ma quỷ và anh đang lừa gạt mọi người, một kẻ mạo danh, một con rắn trong cỏ, đồ giả mạo, và tôi sẽ cho những người này thấy con người thật của anh!’ Đó là một lời thách thức táo bạo và mọi người trong khán giả có thể nhìn thấy đây không phải là lời đe dọa vẩn vơ… Nó thể hiện là một giây phút gian ác cho một nhân vật nhỏ xíu trên sân khấu, và hầu hết mọi người hẳn phải cảm thấy rất tiếc cho anh ấy. Chắc chắn họ có thể thấy không có chỗ nào cho thủ đoạn gian trá. Người đàn ông trên sân khấu hoặc phải có tài sản này hoặc sẽ nhận hậu quả.
“Nhiều giây trôi qua… Hiện tại nó thể hiện rằng một điều gì đó đang ngăn chặn kẻ thách thức khỏi việc thực hiện mưu đồ gian ác của mình. Giọng nói của nhà truyền giảng nhẹ nhàng nhưng dứt khoát… chỉ có thể nghe được ở khoảng cách gần… ‘Sa-tan, vì mày đã thách thức đầy tớ Đức Chúa Trời trước hội chúng lớn này, bây giờ mày phải quỳ xuống trước ta. Trong danh Chúa Giê-xu Christ, mày phải ngã xuống dưới chân ta.’
“Bất thình lình, người mà trước đó vài phút còn rất trâng tráo coi thường người của Đức Chúa Trời với những lời lẽ hăm dọa và buộc tội đáng sợ, đã rên rỉ khủng khiếp và ngã xuống sàn khóc một cách điên dại. Nhà truyền giảng bình tĩnh tiếp tục buổi nhóm như thể chẳng có điều gì xảy ra khi người đàn ông đó đang lăn lộn dưới đất.”1
William Branham là một người khiêm nhường, nói năng nhẹ nhàng, đã quen với những bi kịch, nỗi đau và nghèo đói. Hiểu biết nông cạn theo tiêu chuẩn của thế gian, Branham được dạy dỗ qua những sự kiện siêu nhiên. Gordon Linsay, nhà sáng lập Christ For the Nations (Đấng Christ cho mọi dân tộc), là một người bạn của Branham, và là người viết tiểu sử chính thức về ông. Ông nói rằng cuộc đời của Branham “quá xa với thế giới này và vượt hơn điều bình thường” mà nếu đây không phải là những sự thật có tài liệu chứng minh, thì dưới những hoàn cảnh bình thường, một người có thể xem những câu chuyện của cuộc đời và chức vụ của ông là điều “khó tin và lạ thường”.1
Đơn giản trong luận điểm và kém thành thạo trong tiếng Anh, Branham đã trở thành người lãnh đạo trong cơn phấn hưng Tiếng nói của sự chữa lành đã được bắt đầu vào cuối những năm bốn mươi. Có nhiều nhà phấn hưng chữa lành đi đầu trong thời kỳ này và mỗi người đều có sự độc đáo riêng của họ. Nhưng không ai có thể kết hợp chức vụ tiên tri, những biểu hiện siêu nhiên, và sự chữa lành thiên thượng như William Branham đã làm.
Đáng buồn là, giai đoạn cuối cùng của chức vụ ông dẫn đến sự tối tăm. Khi chương này của Branham tiếp diễn, điều được viết sẽ gây sốc đối với một số người, và buồn với một số người khác.
Cần hiểu rằng những chi tiết này dành để dạy dỗ. Cuộc đời của Branham là một minh họa đầy bi kịch về điều xảy ra khi một người không đi theo thời điểm và mùa của thiên đàng. Tuy nhiên, sự khởi đầu của cuộc đời và chức vụ của Branham là một bằng chứng về tầm ảnh hưởng siêu nhiên của Chúa trên đất này. Nếu có bất kỳ truyền thống “tôn giáo” nào trong bạn, không nghi ngờ gì, cuộc đời và thời gian đầu của William sẽ gửi một làn sóng xung kích vào hệ thống của bạn.
MỘT LUỒNG ÁNH SÁNG
Khi bình minh hé rạng vào ngày 6 tháng Tư năm 1909, một cậu bé năm pound nhỏ nhắn đã chào đời trên những ngọn đồi ở Kentucky. Bước trên sàn nhà bằng đất của ngôi nhà gỗ cũ kỹ, người cha mười tám tuổi đã diện bộ đồ mới cho dịp này. Người mẹ của đứa bé, vừa mới tròn mười lăm tuổi, đã bồng đứa con trai mới khi họ quyết định tên của cậu bé: William Marrion Branham.
Với ánh sáng bắt đầu xuyên qua bầu trời buổi sáng sớm, bà nội quyết định mở cửa sổ ra để gia đình Branham có thể nhìn thấy đứa con mới sinh của mình rõ hơn. Đây là sự kiện siêu nhiên đầu tiên đã xảy ra với bé sơ sinh Branham. Nói theo cách của ông, ông kể câu chuyện này như thể nó đã được mô tả với mình: “Bất thình lình, một ánh sáng xoáy qua cửa sổ, khoảng cỡ một cái gối, và xoáy vòng quanh nơi tôi đang nằm, và chiếu xuống chiếc giường.”3
Những người xung quanh chứng kiến cảnh tượng đó đều kinh ngạc, tự hỏi đứa bé được sinh ra trong nhà Branham là đứa trẻ như thế nào. Khi cọ vào bàn tay bé xíu của cậu bé, bà Branham không biết rằng cũng đôi bàn tay ấy sẽ được Chúa sử dụng để chữa lành nhiều người, và dẫn đầu một trong những cuộc phấn hưng chữa lành lớn nhất đến bây giờ.
Hai tuần sau, đứa bé William Branham đã có chuyến viếng thăm đầu tiên đến Hội Thánh Báp-tít Missionary.
SÀN ĐẤT VÀ NHỮNG CHIẾC GHẾ BẰNG VÁN
Gia đình của William Branham nghèo nhất trong những người nghèo. Họ sống ở những ngọn đồi phía sau Kentucky, với sàn nhà bằng đất và những tấm ván làm ghế ngồi. Những người này hoàn toàn không có học thức, theo như tiêu chuẩn của thế giới bấy giờ. Vì vậy, việc đọc Kinh Thánh, hay sách vở nào đó, là điều gần như không thể.
Sống trong thân phận nghèo và rất ít chú trọng đến việc hầu việc Chúa. Gia đình Branham có sự nhận biết chung về Chúa, nhưng đó là tất cả những gì họ biết. Hoàn cảnh của họ vất vả, và họ nỗ lực hết mình để sống sót. Gia đình Branham đi nhóm chủ yếu như một bổn phận theo lương tâm, hay đôi khi như một sự kiện xã hội.
Khi bạn hiểu được hoàn cảnh của Branham, bạn sẽ dễ hiểu hơn về lý do Chúa đã dùng nhiều dấu hiệu siêu nhiên để phán với William Branham. Cậu không biết tự mình đọc hay học Kinh Thánh. Branham không biết cầu nguyện thế nào, và trong những năm thiếu thời, cậu chưa từng nghe ai cầu nguyện.
Nếu bạn không biết đọc, thì bạn không thể nghe tiếng Chúa từ Lời của Ngài.
Nếu bạn không cầu nguyện, thì bạn không thể nghe được từ tiếng nói bên trong, hay tâm linh của bạn.
Nếu không có ai xung quanh bạn biết Chúa, thì chẳng có ai dạy dỗ bạn. Trong những tình cảnh này, Chúa chỉ còn cách truyền đạt thông điệp của Ngài cho một người qua dấu kỳ và phép lạ. Điều này hiếm, nhưng Chúa không bị giới hạn vì cớ sự ngu dốt hay nghèo đói. Điều đó đã từng xảy ra thì nó cũng có thể xảy ra thời nay. Chúa sẽ gửi thông điệp của Ngài đến một người nào đó, bằng cách này hay cách khác.
Căn nhà gỗ/ nơi sinh của Branham gần Berksville, Kentucky
Trong Cựu Ước, một con lừa đã nói với Ba-la-am. Đó là cách duy nhất mà Ba-la-am sẽ nghe Lời của Chúa.
Chúa đã phán với Môi-se qua một bụi gai cháy. Trong sách Công vụ, những dấu kỳ phép lạ ban quyền năng cho các tín hữu để làm đảo lộn thế giới “tôn giáo” tối tăm.
Chúa không bị giới hạn bởi những sự ngu dốt về thần học. Ngài là Đức Chúa Trời – và đôi khi, Chúa sẽ gọi một ai đó giống như William Branham đến và phá vỡ những đặc trưng tôn giáo của chúng ta.
Tôn giáo muốn chúng ta quên chữ “siêu nhiên” mô tả sự hiện diện của Chúa. Nó khiến một số người cảm thấy e ngại khi Chúa bứt phá xuyên qua những giới hạn của “lòng mộ đạo” của họ.
Chính Chúa là Đấng hành động qua các dấu kỳ và phép lạ để khiến Branham biết Chúa, biết sự kêu gọi của Chúa trên đời sống mình, và cuối cùng để bước đi trong sự kêu gọi đó.
ĐƯỢC CỨU KHỎI CHẾT CÓNG
Sự phù hộ của Chúa đã ở với Branham từ lúc ông mới ra đời. Cha của ông, là tiều phu, phải xa nhà trong thời gian dài. Khi Branham chỉ mới sáu tháng tuổi, một trận bão tuyết dữ dội đã bao trùm các ngọn núi, khiến cho đứa trẻ nhỏ và người mẹ mắc kẹt trong căn nhà gỗ của họ. Khi củi và thức ăn hết, cái chết dường như là điều chắc chắn.
Vì thế mẹ của Branham đã quấn những cái chăn tả tơi lên người mình và đứa bé, sau đó họ nằm đói và run trên giường để phó mình cho số phận.
Nhưng “số phận” không thể thay đổi kế hoạch của Chúa. Ngài đang quan phòng họ qua đôi mắt của một người hàng xóm.
Người hàng xóm này, để ý thấy khói không còn bốc ra từ ống khói của họ, đã chậm chạp bước qua lớp tuyết dày đến căn nhà gỗ của họ và phá cửa vào.
Ông nhanh chóng gom củi lại để đốt lửa sưởi ấm và vất vả đi qua lớp tuyết dày trở về nhà mình để lấy thức ăn cho gia đình Branham. Sự tử tế và sự chú ý của người đàn ông này đã cứu mạng sống của họ.
Không lâu sau sự thử thách đó, cha của Branham dời gia đình ông từ khu rừng xa xôi hẻo lánh ở Kentucky để đến Utica, Indiana, là nơi ông làm việc như một nông dân. Sau này, gia đình ông chuyến đến Jeffersonville, Indiana, là nơi được biết đến như là quê nhà của William Branham.
Dù gia đình ông đã chuyển đến Jeffersonville, một thành phố trung bình, thì họ vẫn rất khó khăn. Năm bảy tuổi, cậu bé Branham thậm chí không có một cái áo để đến trường ngoài một chiếc áo khoác. Nhiều lần cậu ngồi mồ hôi nhễ nhại trong cái nóng của ngôi trường nhỏ, ngượng ngùng không dám cởi áo khoác ra vì cậu không có cái áo nào bên trong cả. Chúa không bao giờ chọn lựa giữa người nghèo và người giàu. Ngài nhìn vào tấm lòng.
CƠN GIÓ TỪ THIÊN ĐÀNG
Trường học chỉ vừa mới kết thúc ngày hôm đó, bạn bè của Branham chuẩn bị đi ra hồ câu cá. Branham muốn cùng đi với chúng, nhưng cha của cậu bảo cậu phải đi lấy nước cho buổi tối hôm đó.
Branham khóc trong lúc cậu lấy nước, bực tức vì mình phải làm việc thay vì đi câu cá. Khi cậu xách xô nước nặng nề từ nhà kho đến nhà mình, cậu ngồi xuống một cái cây dương già để nghỉ mệt.
Thình lình, cậu nghe âm thanh của cơn gió đang thổi trên ngọn cây. Cậu nhảy lên để xem, và cậu để ý thấy cơn gió đó chẳng đang thổi đến một nơi nào khác. Lùi lại, cậu nhìn lên cây, và một tiếng nói vang lên rằng: “Đừng bao giờ say rượu, hút thuốc, hay làm ô uế thân thể con bằng bất kỳ cách nào, vì ta có một công việc dành cho con làm khi con lớn lên.”
Giật mình bởi tiếng nói và việc rung lên, cậu bé chạy về nhà khóc trong vòng tay của mẹ. Tưởng rằng con mình bị rắn cắn, bà cố gắng vỗ về cậu. Không thể dỗ dành cậu, bà đặt cậu lên giường và gọi điện thoại cho bác sĩ, sợ rằng cậu đang bị một dạng rối loạn thần kinh kỳ lạ nào đó.
Với phần còn lại của thời thơ ấu, Branham đã làm mọi thứ cậu có thể để tránh việc đi ngang qua cái cây đó.
Kỳ lạ như kinh nghiệm đã từng xảy ra cho Branham, cậu nhận thấy mình không bao giờ có thể uống rượu, hút thuốc hay làm ô uế thân thể mình. Nhiều lần, do áp lực của bạn bè, cậu đã thử. Nhưng khi cậu vừa cầm điếu thuốc lên hoặc một đưa rượu lên môi, một lần nữa cậu lại nghe âm thanh của cơn gió đó đang thổi trên ngọn cây. Ngay lập tức, cậu nhìn xung quanh để xem, nhưng mọi thứ vẫn tĩnh lặng và yên bình như trước đó. Nỗi sợ kỳ lạ đó cuốn lấy cậu và cậu đánh rơi điếu thuốc hay chai rượu đó rồi bỏ chạy.
Kết quả của cách cư xử kỳ lạ của mình, Branham có rất ít bạn bè trong những năm tháng cậu lớn lên. Branham tự nhủ: “Dường như cả cuộc đời mình, mình giống như một con cừu đen không ai hiểu mình, ngay cả mình cũng không hiểu bản thân nữa.” Cậu thường nói rằng cậu có một cảm giác kỳ lạ, “giống như một ai đó đứng gần tôi, cố gắng nói điều gì đó, đặc biệt khi tôi ở một mình.”5 Vì thế, Branham dành những năm tháng trẻ tuổi tìm kiếm và nản lòng, không thể trả lời hay hiểu được sự kêu gọi của Chúa cho cuộc đời mình.
KHÔNG NƠI TRỐN CHẠY
Dù Branham đã nhận nhiều sự bày tỏ siêu nhiên trong đời sống mình thì cậu vẫn chưa được tái sanh. Khi cậu lên mười bốn tuổi, cậu đã bị chấn thương trong một tai nạn đi săn khiến cậu phải nằm viện bảy tháng. Tuy nhiên, cậu vẫn chưa nhận được sự cấp bách của sự kêu gọi Chúa đang thúc bách trên mình. Cậu không hề biết gì về điều đang xảy ra với mình. Cha mẹ của cậu không biết nhiều về Chúa, vì thế cậu không nhận được sự khích lệ nào từ họ. Tất cả những gì cậu có chỉ là kiến thức hạn hẹp của mình, vì thế cậu chống lại sự kêu gọi của Chúa.
Năm mười chín tuổi, Branhma đã quyết định dời đi, với hi vọng rằng nơi ở mới sẽ làm cậu giảm bớt áp lực này. Biết rằng mình sẽ không được mẹ đồng ý, cậu bảo bà rằng cậu sẽ đi đến một nơi cắm trại chỉ cách nhà mười bốn dặm, trong khi thật ra cậu đi đến Phoenix, Arizona.
Với môi trường mới và một lối sống khác, Branham có một công việc làm ban ngày ở một nông trại địa phương. Ban đêm, cậu theo đuổi nghề quyền anh chuyên nghiệp, và thậm chí đã thắng vài huân chương. Nhưng dù cố gắng hết sức có thể, Branham vẫn không thể nào chạy trốn khỏi Chúa, ngay cả trong sa mạc. Khi cậu nhìn lên các vì sao ban đêm, cậu lại cảm nhận về sự kêu gọi của Chúa trên cuộc đời mình lần nữa.
Một này nọ, cậu nhận được tin tức từ người em của mình là Edward, người gần bằng tuổi của cậu, đang bệnh rất nặng. Buồn bã, Branham cảm nhận rằng mọi thứ sẽ ổn, vì thế cậu tiếp tục làm việc ở nông trại. Chỉ vài ngày sau đó, Branham nhận được tin đau lòng là em trai cậu đã qua đời.
Nỗi buồn đó gần như quá sức chịu đựng đối với Branham. Branham thuật lại, “Điều đầu tiên tôi nghĩ là em tôi có được sửa soạn để chết không… Một lần nữa, Chúa gọi tôi, nhưng như bình thường, tôi đã cố gắng né tránh.”6
Khi Branham về nhà, những giọt nước mắt lăn dài trên má khi cậu nghĩ về thời thơ ấu của họ với nhau. Nhớ về mọi thứ đã khó khăn như thế nào, cậu tự hỏi liệu Chúa có đem Edward đi đến một nơi tốt hơn không.
Cái chết của em cậu là điều rất khó khăn với cả gia đình, vì không ai biết Chúa, nên họ không thể tìm được sự bình an. Như một vấn đề thực tế, chính tại tang lễ của em mình là nơi Branham đã cầu nguyện lần đầu tiên.7 Chính tại nơi này mà cậu quyết định học cách cầu nguyện. Sau khi chôn cất, Branham định trở về Arizona, nhưng mẹ cậu nài xin cậu hãy ở lại gia đình. Branham đồng ý và tìm một công việc ở một nhà máy sản xuất khí đốt tại New Albany.
ĐỐI MẶT VỚI SỰ CHẾT
Khoảng hai năm sau, trong lúc đang kiểm tra độ khí gas, Branham đã bị ngộ độc khí gas. Toàn bộ niêm mạc dạ dày của cậu bị phủ bởi a-xít hóa học, và cậu phải đau đớn nhiều tuần trước khi tìm sự giúp đỡ y tế từ các chuyên gia.
Bác sĩ chẩn đoán Branham bị viêm ruột thừa và bảo cậu nhập viện để phẫu thuật. Vì cậu không cảm thấy đau, Branham yêu cầu một liều thuốc gây tê một phần mà thôi. Sau đó, cậu có thể tiếp tục tỉnh táo và quan sát ca phẫu thuật. Dù cậu chưa được tái sanh, Branham đã nhờ một mục sư Báp- tít vào phòng phẫu thuật cùng với mình.
Sau ca phẫu thuật, Branham được chuyển đến phòng của mình, là nơi cậu cảm thấy mình càng ngày càng yếu. Khi nhịp đập của tim trở nên yếu hơn, cậu cảm nhận cái chết gần kề.
Dần dần, căn phòng bệnh viện trở nên tối với Branham, và từ xa cậu lại nghe âm thanh của gió. Như thể nó đang thổi qua khu rừng, xào xạc những chiếc lá trên cây. Branham nhớ rằng mình đã nghĩ: “Ồ, đây chắc là sự chết đang đến với mình.”
Cơn gió đến gần hơn – và âm thanh lớn hơn.
Branham nói: “Thình lình, tôi biến mất. Tôi quay trở lại như một cậu bé nhỏ với đôi chân trần trên còn đường mòn đó, dưới cái cây đó. Và tôi cũng nghe thấy tiếng nói đó ‘Đừng uống rượu hay hút thuốc.’ Nhưng lần này, tiếng nói đó vang lên ‘Ta đã gọi con mà con không chịu đi.’ Lời nói lặp lại ba lần.
“Sau đó tôi nói: ‘Chúa ơi, nếu đó là Ngài, xin cho con quay trở lại thế gian, và con sẽ giảng Tin Lành của Ngài từ mái nhà cho đến mọi góc phố. Con sẽ nói cho mọi người biết.’”
Thình lình, Branham tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trong phòng bệnh viện. Cậu cảm thấy tốt hơn, nhưng bác sĩ nghĩ rằng cậu đã chết. Khi ông bước vào và thấy Branham, ông nói: “Tôi không phải là người đi đến nhà thờ… nhưng tôi biết Chúa đã viếng thăm cậu bé này.”8
Vài ngày sau, Branham được xuất viện, và đúng như lời hứa nguyện, ngay lập tức cậu bắt đầu tìm kiếm Chúa.
HÃY LÀNH! VÀ TỰ HÀO VỀ NÓ!
Branham tìm từ Hội Thánh này sang Hội Thánh khác, cố gắng vô ích để tìm một ai đó giảng về sự ăn năn. Cuối cùng, trong lúc tuyệt vọng, cậu đi ra nhà kho cũ ở phía sau nhà và cố gắng cầu nguyện. Cậu không biết phải nói gì, vì thế cậu chỉ bắt đầu thưa chuyện với Chúa như cách cậu nói chuyện với bất kỳ ai.
Thình lình, một ánh sáng chiếu lên tường của nhà kho, tạo thành một thập tự giá. Branham tin rằng đó là Chúa, như thể “một ngàn pound đã được nhấc khỏi mình.” Chính tại nơi nhà kho cũ kỹ đó, Branham đã được tái sanh.
Tai nạn mà cậu trải qua với a-xít hóa học đã để lại những tác dụng phụ kỳ lạ trên Branham, và khi cậu nhìn vào một thứ gì đó quá lâu, đầu của cậu sẽ rung lên. Branhma nói với Chúa rằng nếu cậu cần phải giảng, cậu phải được chữa lành hoàn toàn. Vì thế, cậu tìm đến một Hội Thánh Báp-tít độc lập nhỏ tin vào sự chữa lành, đi đến đó để cầu nguyện và được chữa lành ngay tức thì. Nhìn thấy năng quyền mà Hội Thánh này thể hiện, Branham bắt đầu cầu nguyện và tìm kiếm Chúa về năng quyền đó cho cuộc đời mình. Sáu tháng sau, cậu nhận được sự đáp lời.
Branham trong những năm đầu của ông
Sau khi chấp nhận lời kêu gọi để rao giảng, Branham được phong chức như một mục sư Báp-tít độc lập. Ổn định trong một túp lều nhỏ, cậu bắt đầu hầu việc Chúa với nhiều kết quả lớn lao.
ÁNH SÁNG TRƯỚC ĐÂY!
Vào tháng Sáu năm 1933, ở tuổi hai mươi bốn, Branham đã tổ chức trại phấn hưng lớn đầu tiên của mình ở Jeffersonville. Có khoảng 3 ngàn người đến tham dự vào một buổi tối.
Anh tổ chức lễ báp tem bằng nước vào ngày 11 tháng Sáu, làm báp tem cho một trăm ba mươi người ở dòng sông Ohio. Khi anh làm báp tem cho người thứ mười bảy, một sự việc siêu nhiên khác
đã xảy ra. Chính Branham đã mô tả điều này:
“Một cơn gió cuốn từ thiên đàng giáng xuống, cùng với ánh sáng chiếu xuống… nó ở ngay tại nơi tôi đang đứng… và tôi sợ phát khiếp…”
Nhiều người trong số bốn ngàn người tại bờ sông nhìn thấy ánh sáng, đã chạy trong sự sợ hãi, một số người ở lại và bắt đầu thờ phượng Chúa. Một số người nói rằng họ nghe được một tiếng phán thật, một số khác thì không.9
Mùa thu năm đó, những người đến dự các buổi nhóm của anh đã xây một cái rạp, gọi là “Lều Tạm Branham”. Từ năm 1933 đến 1946, Branham vừa là mục sư của Lều Tạm đó trong lúc anh vẫn có một công việc bình thường.
CÔ “HOPE” TUYỆT VỜI CỦA ANH
Chính trong thời gian hạnh phúc này của những năm 30 mà Branham đã gặp được một người nữ Cơ Đốc tuyệt vời. Tên của cô là Hope Brumback. Cô hợp với những yêu cầu của Branham; cô chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu, và anh yêu cô rất nhiều.
Sau nhiều tháng, Branham quyết định cầu hôn Hope. Nhưng vì quá mắc cỡ để cầu hôn, anh làm điều tốt nhất có thể là viết cho cô một lá thư. Vì sợ mẹ của cô sẽ nhận lá thư trước, anh lưỡng lự bỏ lá thư vào thùng thư. Nhưng Hope đã nhận lá thư trước tiên và nhanh chóng trả lời: “Vâng!”
Hai người kết hôn với nhau một thời gian ngắn sau, và Branham nhớ lại: “Tôi không tin rằng có nơi nào khác trên đất này hạnh phúc hơn gia đình nhỏ của chúng tôi.” Hai năm sau, Billy Paul, một đứa con trai đã chào đời trong gia đình Branham. Khi mô tả khoảnh khắc đó, Branham nói: “Khi lần đầu tiên tôi nghe tiếng khóc của bé trong bệnh viện, tôi có thể đoán đó là con trai, và tôi đã dâng bé cho Chúa thậm chí trước khi tôi nhìn thấy bé.” 10
MỘT LƯỢNG QUYỀN NĂNG MỚI
Thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm 1930 đã tấn công Lều Tạm Branham, và đôi khi khó khăn hơn. Không lâu sau, Branham bắt đầu giảng mà không tiền bồi dưỡng. Anh tiếp tục làm việc bình thường để chu cấp cho gia đình mình. Sau khi để dành một số tiền, anh quyết định đi đến Michigan đánh bắt cá. Không lâu sau, anh hết tiền và bắt đầu trở về nhà.
Trên chuyến trở về, anh thấy một đám đông tụ họp vì một buổi nhóm và anh thắc mắc họ là những người nào, vì thế anh dừng lại và có kinh nghiệm đầu tiên của mình với “Ngũ Tuần”.
Buổi nhóm đó là một buổi nhóm của “Duy Giê-xu” (Những người theo Duy Giê-xu là một hệ phái mà theo như họ giải thích là họ “chỉ tin nơi Chúa Giê-xu mà thôi”). Branham rất ấn tượng bởi cách họ hát và vỗ tay. Anh cần ở lâu bao nhiêu, anh càng nhận ra có một điều gì đó về quyền năng mà họ đang nói đến.
Tối hôm đó, Branham lái chiếc Model T vào cánh đồng ngô và ngủ trong xe. Anh háo hức trở lại vào ngày hôm sau. Anh tự giới thiệu mình là một mục sư, và ngày hôm đó người lãnh đạo đã thông báo rằng hội chúng đó sẽ được nghe giảng từ một mục sư trẻ kế tiếp đang ở đó, William Branham.
Branham rất sốc, điều đó khiến anh cúi mặt xấu hổ. Anh không muốn ai biết rằng mình ở đó. Anh đã sử dụng cái quần tốt của mình để làm gối ngủ đêm hôm trước và anh đang mặc một cái quần cũ vải sọc nhăn.
Vị diễn giả một lần nữa mời William Branham tiến lên bục giảng, nhưng Branham cứ ngồi yên, quá mắc cỡ để đáp ứng. Sau cùng, không ai biết anh là ai cả, vì thế anh nghĩ mình an toàn.
Cuối cùng, một người đàn ông nghiêng qua phía anh và hỏi: “Anh có biết William Branham là ai không?” Branham nói: “Là tôi,” nhưng anh giải thích rằng anh không thể giảng trước mọi người với diện mạo này. Người đó nói: “Chúng tôi quan tâm nhiều đến tấm lòng của anh hơn vẻ bề ngoài của anh.” Người đàn ông đó đứng dậy và chỉ vào Branham, hét to: “Anh ấy đây nè!”
Branham lưỡng lự đi lên trên sân khấu, và khi anh bắt đầu giảng, quyền năng của Chúa bao phủ anh và buổi nhóm kéo dài hai giờ đồng hồ. Sau đó, các mục sư từ khắp đất nước đến gặp Branham, mời anh đến Hội Thánh của họ để tổ chức buổi nhóm phấn hưng. Khi Branham rời khỏi, lịch của anh đã đầy ắp cho năm đó. Những người theo giáo phái Duy Giê-xu không hề biết rằng họ vừa mới mời một người Báp-tít đến tổ chức những tuần lễ nhóm trong Hội Thánh của họ!
“RÁC” VÀ BI KỊCH
Branham đua về nhà. Khi anh lái xe vào nhà, Hope chạy ra gặp anh. Phấn khởi từ kinh nghiệm của mình, Branham kể với Hope về buổi nhóm đó và các buổi nhóm anh được mời. Dường như cô cũng phấn khởi như anh, nhưng gia đình và bạn bè thì không vui mừng như thế. Sự chống đối chủ yếu đến từ mẹ vợ của branham là người luôn sắt đá trong sự chống đối của bà. Bà la lên: “Con không biết rằng đó là những bọn cuồng tín sao?… Con có nghĩ là mình đang kéo con gái ta ra giữa những thứ như thế không?… Thật nực cười! Điều đó chỉ là rác rưởi mà những Hội Thánh khác đã vứt ra ngoài.”11
Bị ảnh hưởng bởi mẹ vợ mình, Branham hủy hết các buổi nhóm của những người Ngũ Tuần Duy Giê-xu. Về sau, anh hối hận xem đó là sai lầm lớn nhất đời mình. Nếu anh tổ chức những buổi nhóm đó, gia đình anh đã không phải ở trong trận lụt lớn ở Ohio năm 1937.
Mùa đông năm 1937 rất khốc liệt. Khi những lớp tuyết dày bắt đầu tan, nó khiến sông Ohio tràn hơn giới hạn bình thường của nó. Thậm chí các mương rạch và đê cũng không ngăn được cơn nước tràn đó.
Cơn lũ không thể đến trong một lần tồi tệ hơn cho nhà Branham. Hope chỉ vừa mới sinh một đứa con khác, và lần này họ được Chúa ban cho một bé gái, đặt tên là Sharon Rose. Vì sinh con, hệ thống miễn dịch của cô không được khôi phục hoàn toàn, hậu quả là cô đã bị mắc bệnh phổi trầm trọng.
Chính trong lúc Hope đang dưỡng bệnh thì con đê trên dòng sông Ohio đã mở đường cho cơn lũ nhanh chóng tràn khắp khu vực. Còi báo động kêu lên lời cảnh báo rằng mọi người phải di tản để được an toàn. Hope đang ở trong tình trạng không thể đi lại, nhưng không còn sự lựa chọn nào. Bất kể trời mưa và lạnh, cô đã được chuyển đến một bệnh viện tạm thời ở nơi cao hơn. Cũng trong cơn lũ lớn của năm 1937, cả hai đứa con của nhà Branham đều bị ốm nặng bởi bệnh viêm phổi.
“GIA ĐÌNH TÔI Ở ĐÂU?”
Dù anh muốn ở lại với người thân yêu của mình, Branham biết anh phải giúp thị trấn này chống lại cơn lũ đang dâng cao. Vì thế, anh gia nhập đội cứu hộ, chỉ quay trở lại bệnh việc bốn tiếng sau và phát hiện ra nước lũ đã phá vỡ nhiều bức tường, và gia đình anh đã đi khỏi.
Branham điên cuồng tìm kiếm gia đình mình cả đêm. Cuối cùng, anh được bảo rằng họ đã được đem lên một chiếc xe lửa và chuyển đến một thị trấn khác. Anh luống cuống tìm cách đến với họ, nhưng nước lũ ngăn anh lại. Trong hai tuần anh bị bỏ lại và không thể đi hay nghe được tin tức gì về gia đình mình.
Khi nước vừa rút xuống, anh lên xe đi tìm gia đình. Anh không biết là họ còn sống hay đã chết. Khi anh lái xe đến thị trấn kế đó là nơi anh đoán họ được chuyển đến, chẳng ai biết tin về bệnh viện nào cả, tin về gia đình anh thì càng không.
Nản lòng hoàn toàn, Branham đi trên đường, tay cầm nón, vừa đi vừa cầu nguyện, vừa khóc vì gia đình mình. Một ai đó nhận ra anh và nói với anh nơi mà gia đình anh được chuyển đến, nhưng nước lũ đã ngăn đường đến thành phố đó. Branham cảm ơn người đó và tiếp tục việc tìm kiếm của mình.
Thình lình, như thể đó là hành động của Chúa, anh chạy đến một người bạn đã nói là biết gia đình anh đang ở đâu, và vợ của Branham đang hấp hối. Hai người đó đã tìm cách cho đến khi họ tìm được một lối đi đường vòng qua nước lũ, và đến buổi tối thì Branham và người bạn của anh đã đi đến thị trấn đó và gặp được gia đình anh.
“EM SẮP VỀ NHÀ RỒI…”
Hội Thánh Báp-tít trong thị trấn này đã trở thành một bệnh viện tạm thời. Khi Branham tìm được Hope, anh quỳ bên giường cô, chỉ nghe nói tia x-quang cho thấy bệnh lao phổi đang ăn sâu hơn vào phổi của cô. Branham nói nhỏ với Hope, và cô ấy nói rằng các con của họ đang ở với mẹ của cô. Khi anh tìm ra chúng, sức khỏe của chúng cũng đang xấu đi.
Branham quyết định anh sẽ làm việc và kiếm được số tiền cần thiết để nhìn thấy Hope và các con mình được bình phục. Một ngày nọ trong lúc làm việc, anh nhận được cú điện thoại từ bệnh viện. Bác sĩ bảo Branham rằng nếu anh muốn nhìn thấy vợ mình sống, anh cần phải đến ngay.
Chạy đến bệnh viện, Branham chạy qua cánh cửa, là nơi bác sĩ gặp anh và dẫn anh đi thẳng vào phòng vợ của anh. Tấm khăn đã phủ mặt của cô ấy. Tuy nhiên, Branham ôm lấy cô và lắc, kêu khóc: “Em ơi, hãy trả lời anh!… Chúa ơi, xin hãy để nàng nói với con lần nữa.” Bất thình lình, Hope mở mắt ra. Cô cố gắng đưa tay về phía Branham nhưng cô quá yếu.
Cô nhìn vào chồng mình và thì thầm: “Em sắp về nhà rồi. Vì sao anh lại gọi em?” Sau đó, trong giọng nói ấp úng, yếu ớt của mình, cô bắt đầu kể cho Branham về thiên đàng. Cô nói: “Anh yêu, anh từng giảng về nó, anh từng nói về nó, nhưng anh chưa biết nó vinh hiển như thế nào đâu.”
Mắt ngấn lệ, cô cảm ơn Branham vì đã là một người chồng tốt, rồi cô bắt đầu yên lặng… Branham kết thúc câu chuyện theo cách này: “Cô ấy kéo tôi cúi xuống và hôn tạm biệt tôi… Rồi cô ấy về với Chúa.”
Khi Branham lái xe về nhà, một mình trong bóng tối, mọi thứ anh thấy đều nhắc anh nhớ về Hope. Nỗi đau dường như không thể chịu nổi. Ở nhà, nghĩ về những đứa con không còn mẹ, anh thiếp đi, và chỉ bị đánh thức bởi một tiếng gõ cửa.
ĐÊM BUỒN NHẤT TRÊN ĐẤT
Một người đứng ngoài cửa nói: “Billy, con của anh đang hấp hối.”
Cảm thấy như cuộc sống của mình đã đến chỗ tận cùng, Branham leo lên chiếc xe tải nhỏ của người đó và họ chuyển bé Sharon đến bệnh viện, nhưng chẳng ích lợi gì. X-quang cho thấy đứa bé đã bị viêm nhũng màng bao quanh tủy sống.
Bệnh viện chuyển Sharon xuống tầng hầm là nơi họ đặt những trường hợp phải tách riêng. Căn bệnh chí tử này đã khiến đôi chân nhỏ bé của Sharon cong quẹo và cơn đau khiến mắt bé bị lé. Không thể nhìn thấy con mình ở trong sự đau đớn như thế, Branham đặt tay trên Sharon và cầu nguyện, xin Chúa cứu lấy mạng sống cô bé. Buồn thay, Branham nghĩ rằng Chúa đang trừng phạt mình vì đã không đi đến các buổi nhóm của giáo phái Duy Giê-xu. Không lâu sau khi cầu nguyện, bé Sharon đã về cùng với mẹ trên thiên đàng.12
Chỉ trong một đêm, Branham đã mất hai trong số ba người quý báu nhất của anh trên đất này. Chỉ còn lại Billy Paul.
Hai ngày sau, một người đàn ông đầy tan vỡ chôn cất đứa con gái mình trong vòng tay của người mẹ. Dường như nỗi đau buồn của anh quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, trong những năm sắp đến, việc tưởng nhớ những cảm xúc đó sẽ khiến cho những giọt nước mắt của lòng thương xót lăn dài trên má anh khi William Branham cầu nguyện cho người bệnh.
CƠN GIÓ QUAY TRỞ LẠI
Giai đoạn 5 năm kế tiếp là “kinh nghiệm đồng vắng” đối với Branham. Dường như không ai hiểu. Hội Thánh Báp- tít của anh dường như không còn kiên nhẫn với anh, họ gọi khải tượng của anh là của ma quỷ. Thậm chí họ cho rằng ánh sáng xuất hiện lúc anh chào đời có lẽ là dấu hiệu về sự hiện hữu của một con quỷ trong đời sống anh. Họ tiếp tục cảnh báo Branham hãy dừng lại những kinh nghiệm hão huyền, hoặc là chức vụ của anh “sẽ mang tai tiếng.”13
Trong những năm này, Branham tái hôn. Anh nhiều lần nói rằng mình sẽ không tái hôn, nhưng Hope đã yêu cầu anh phải kết hôn vì cớ con cái.
Anh tiếp tục giảng ở Lều Tạm Branham, bên cạnh đó làm việc như người quản lý khu vực cấm săn bắn. Vào ngày 7 tháng Năm năm 1946, một ngày xuân rất đẹp, Branhma về nhà dùng trưa, và một người bạn đã ghé thăm. Hai người ngồi bên ngoài dưới một cây lớn, theo lời Branham, “Dường như trên đầu ngọn cây mở ra… dường như có cái gì đó rơi từ trên cây đó xuống giống như một ngọn gió thổi rất mạnh.”
Vợ anh chạy ra khỏi nhà để xem là anh có ổn không. Cố gắng để làm chủ cảm xúc mình, Branham ngồi xuống và kể với cô câu chuyện của hai mươi năm trước. Vào lúc đó, anh đã quyết định sẽ tìm kiếm, một lần đủ cả, điều gì đằng sau “ngọn gió” này. Anh nói: “Tôi nói lời tạm biệt cô ấy (vợ của anh) và con của tôi và bảo rằng nếu tôi không quay trở lại trong vài ngày tới, có lẽ tôi sẽ không bao giờ trở lại nữa.”
THIÊN SỨ CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐẾN
Branham đi đến một nơi hẻo lánh để cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Sự khó nhọc của anh nhiều đến nỗi dường như linh hồn anh có thể ra khỏi thân xác. Anh kêu lên: “Chúa ơi, Ngài sẽ phán với con bằng cách nào đó chứ? Nếu Chúa không giúp con, con không thể tiếp tục nữa.”
Khoảng 11 giờ đêm hôm đó, anh để ý một ánh sáng lập lòe trong phòng. Nghĩ rằng ai đó cầm đèn pin đến, anh nhìn ra cửa, nhưng không thấy ai. Thình lình, ánh sáng đó bắt đầu lan ra trên sàn nhà. Giật mình, Branham nhảy lên khỏi ghế mình khi anh thấy một quả cầu lửa chiếu sáng trên sàn nhà. Sau đó anh nghe tiếng một người bước vào. Khi anh nhìn, anh thấy bàn chân của một người đang tiến đến anh. Khi anh ngước lên, anh thấy một người hiện ra nặng khoảng 200 pounds, mặc một áo choàng trắng
Khi Branham run lên trong sự sợ hãi, người đó nói: “Đừng sợ. Ta được sai đến từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng để nói với ngươi rằng cuộc đời kỳ lạ và những cách hiểu nhầm của ngươi cho thấy rằng Chúa đã sai ngươi đem món quà về sự chữa lành thiên thượng đến cho nhiều người trên khắp thế giới.”
VỊ THIÊN SỨ TIẾP TỤC…
“Nếu ngươi chân thành, và có thể khiến mọi người tin ngươi, không gì có thể đứng nổi trước sự cầu nguyện của ngươi, thậm chí là ung thư.”
Phản ứng đầu tiên của Branham giống như Ghi-đê-ôn thời xưa. Anh nói với thiên sứ rằng mình nghèo và không có tri thức, và anh cảm thấy không ai đón nhận chức vụ của anh hay lắng nghe cả.
Nhưng thiên sứ tiếp tục nói với Branham rằng anh sẽ nhận hai ân tứ như dấu hiệu xác chứng chức vụ của anh. Đầu tiên, Branham sẽ có thể phát hiện ra những căn bệnh bằng một sự rung động vật lý trong tay trái của anh.
Một số người chế nhạo sự bày tỏ vật lý này, hoặc gọi nó là điều thuộc về ma quỷ. Để hiểu được Lời Chúa, chúng ta phải nắm bắt luật của sự công bình và luật của Thánh Linh rồi mới trình bày nguyên tắc này. “Sự rung động” này có thể được giải thích chính xác theo cách này: Khi bệnh ô uế trong thân thể người bị bệnh tiếp xúc với quyền năng siêu nhiên của Chúa qua Branham, nó sẽ xuất hiện một sự phản ứng vật lý, hoặc một sự rung động. Khi điều ô uế chạm trán điều tinh sạch, thì sẽ có phản ứng xảy ra!
Trong nhiều năm sau đó, Gordon Lindsay đã chứng kiến hiện tượng siêu nhiên này. Ông nói rằng sự rung động “giống như dòng điện” đôi khi rất mạnh, nó có thể ngay lập tức dừng đồng hồ đeo tay của Branham. Tay “đỏ và sưng” của Branham sẽ trở về tình trạng bình thường.
Thiên sứ tiếp tục hướng dẫn Branham, rằng khi ông cảm nhận sự rung động thì ông phải cầu nguyện cho người đó. Nếu sự rung động đó rời khỏi, người đó được lành. Nếu không, ông chỉ cần “cầu nguyện chúc phước và bước đi.”
SẼ CÓ DẤU HIỆU THỨ 2
Branham đáp lời thiên sứ: “Thưa ngài, tôi sợ rằng họ sẽ không tiếp nhận tôi.” Thiên sứ đáp: “Sẽ đến lúc ngươi biết được điều bí mật của lòng họ. Và vì điều này họ sẽ nghe.”14
Kết nối với dấu hiệu thứ hai, thiên sứ đã nói lời này: “Trên thiên đàng, suy nghĩ của con người có tiếng nói lớn hơn lời nói của họ trên đất này.” Bất kỳ tội nào trong đời sống một người mà ở dưới dòng huyết sẽ không bao giờ bị phơi bày. Nhưng nếu tội nào không được xưng ra hay được bao phủ, nó sẽ bị mang ra ánh sáng qua ân tứ thuộc linh này, lời nói tri thức. Khi điều này xảy ra trong lời cầu nguyện, Branham cần phải tránh khỏi mi- rô và nói riêng với người đó, dẫn người đó đến chỗ ăn năn ngay tức thì.
Đây có thật sự là sự viếng thăm đến từ Chúa? Đúng thế. Làm sao chúng ta biết được? Vì các thiên sứ được sai đi để phục vụ những người thừa hưởng sự cứu rỗi (xem Hê-bơ-rơ 1:14). Các thiên sứ báo tin về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu và phục vụ Ngài trong suốt cuộc đời trên đất của Ngài. Xuyên suốt Kinh Thánh, các thiên sứ phục vụ, công bố Lời Chúa cho con người.
Thiên sứ của Chúa sẽ không bao giờ bày tỏ điều gì ngược với Kinh Thánh. Thiên sứ sẽ không thêm vào hoặc bớt đi điều gì từ Lời Chúa. Nói cách khác, thiên sứ của Chúa sẽ không bịa thêm hay xuyên tạc Kinh Thánh. Lời Chúa luôn là tiêu chuẩn.
Trong suốt sự viếng thăm, thiên sứ của Chúa tiếp tục nói với Branham về nhiều điều liên quan đến chức vụ của của anh. Trước tiên, thiên sứ nói rằng Branham, một diễn giả không ai biết, sẽ sớm đứng trước hàng ngàn người trong những khán đài đông nghẹt. Thứ hai, thiên sứ bảo rằng nếu anh trung tín với sự kêu gọi của mình, kết quả sẽ lan ra khắp thế giới và làm rúng động nhiều quốc gia. Sự viếng thăm đó kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ.15
KHÔNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN
Sau chuyến viếng thăm từ thiên sứ, Branham trở về nhà mình. Buổi tối Chúa nhật kế đó, anh đã kể với mọi người trong lều tạm về chuyến viếng thăm của mình. Trớ trêu thay, họ hoàn toàn tin vào sự bày tỏ của anh.
Lời Chúa đã trở thành hiện thực một cách nhanh chóng. Trong lúc Branham đang giảng, một ai đó bước vào và đưa cho anh bức điện. Đó là bức điện từ Mục sư Robert Daughtery, mời Branham đến St. Louis để cầu nguyện cho con gái ông được lành. Ông đã mệt mỏi với sự giúp đỡ của các bác sĩ và cảm thấy sự cầu nguyện là câu trả lời duy nhất.
Branham không có tiền để đi. Vì thế hội chúng nhanh chóng dâng hiến, thu đủ số tiền cho chi phí hai chiều bằng xe lửa. Anh mượn một bộ đồ từ một trong những người anh em của mình, và một cái áo khoác từ người khác. Vào giữa đêm, nhiều người trong hội chúng hộ tống anh đến xe lửa để đi St. Louis.
PHÉP LẠ ĐẦU TIÊN
Bé gái ở St. Louis đang hấp hối bởi một chứng bệnh không biết. Hội Thánh đã kiêng ăn cầu nguyện cho cô bé nhưng không có kết quả. Các bác sĩ giỏi nhất của thành phố cũng đã được mời đến nhưng họ không thể khám ra bệnh tình của cô bé.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má của Branham khi anh bước đến gần bé gái ấy. Cô bé chỉ còn da bọc xương và đang nằm trên giường, đang cào mặt như một con thú. Cô bé bị khàn giọng vì la hét trong đau đớn. Cô bé đã bị đau đớn như thế trong ba tháng.
Branham cùng cầu nguyện với mọi người, nhưng không có gì xảy ra. Cuối cùng anh xin một nơi yên tĩnh để ở riêng và tìm kiếm Chúa. Điều này đã trở thành cách của anh trong những thời gian đầu phục vụ Chúa. Trong lúc tìm kiếm Chúa, anh thường thấy câu trả lời qua một khải tượng. Anh sẽ chờ cho đến khi hoàn cảnh xảy ra chính xác như điều anh nhìn thấy trong khải tượng rồi anh mới hành động theo điều mình đã thấy. Kết quả luôn là tức thì khi anh làm theo cách này.
Sau một lúc, Branham tự tin vào trong nhà. Anh hỏi người cha và những người khác: “Mọi người có tin rằng tôi là tôi tớ của Chúa không?” Họ la lên: Có! “Vậy hãy làm như điều tôi bảo quý vị, đừng nghi ngờ gì cả.” Branham bắt đầu yêu cầu một số điều, rồi cầu nguyện cho đứa bé, theo như khải tượng Chúa ban cho anh. Ngay lập tức, ác linh ra khỏi đứa bé và nó được lành. Cô bé sống khỏe mạnh và bình thường.
Khi tin tức về sự chữa lành này lan ra, mọi người kéo đến để gặp Branham, nhưng anh tránh khỏi họ, hứa rằng sẽ quay trở lại sau. Anh đã trở lại trong vài tuần sau đó.
NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC SỐNG LẠI
Vào tháng Sáu năm 1946, Branham trở lại St. Louis và tổ chức một buổi nhóm mười hai ngày để giảng và cầu nguyện cho người bệnh. Cả rạp đều đầy những người đứng bên ngoài, ngay cả dưới cơn mưa xối xả. Nhiều sự bày tỏ kỳ diệu xảy ra khi người què bước đi, người mù nhìn thấy và
người điếc nghe được. Một mục sư từng bị mù hai mươi năm đã được sáng mắt, một người phụ nữ từ chối Thánh Linh Chúa đã ngã chết bên ngoài rạp từ một cơn đau tim. Branham đi ra cầu nguyện cho cô. Cô sống lại và tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Nhiều sự chữa lành cứ gia tăng đến nỗi không thể đếm được.
Branham thường ở lại cầu nguyện cho người bệnh đến 2 giờ sáng.
Từ St. Louis, anh được mời đến tổ chức buổi nhóm phấn hưng ở Jonesboro, Arkansas, là nơi có khoảng hai mươi lăm ngàn người tham dự trong nhiều buổi nhóm.16 Trong suốt buổi nhóm này, Branham đã rời khỏi buổi nhóm để vào trong một chiếc xe cứu thương nơi có một người phụ nữ lớn tuổi đã qua đời. Sau khi cầu nguyện đơn giản, bà cụ đã ngồi dậy và ôm chồng mình. Có quá nhiều người đứng bên ngoài cửa xe cứu thương đến nỗi không thể mở cho Branham ra ngoài. Vì vậy, người lái xe cứu thương cầm áo khoác của mình che trên cửa sổ trước để Branham có thể ra ngoài bằng cửa trước.17 Một người phụ nữ, đã lái xe hàng trăm dặm, nỗ lực sắp khóc để mô tả với người khác sự khiêm nhường, lòng thương xót và sự nhu mì của Branham. Khi cô nhìn Branham, cô nói “tất cả những gì mình thấy là Chúa Giê-xu”, và nói thêm rằng “bạn sẽ không bao giờ như trước nữa sau khi gặp ông ấy.”18
HÃY LAN RỘNG
Ở Arkansas, Branham kiếm được người quản lý chiến dịch đầu tiên của anh, W. E. Kidson, một biên tập viên cho The Apostolic Herald. Đây là bản tin mà họ đăng các kết quả trong chức vụ của Branham. Kidson, là một người tiên phong bảo thủ về tín lý Duy Giê-xu, đã giới thiệu Branham đến hệ phái đó, và đã dẫn ông đi đến nhiều Hội Thánh nhỏ.
Năm 1947 được nhớ đến như thời gian nổi tiếng cho chức vụ của Branham. Tạp chí Time xuất bản tin tức về các chiến dịch của anh và đội chức vụ của ông đã đi chuyến đầu tiên đến các tiểu bang phía Tây.
T. L. và Daisy Osborn được ảnh hưởng rất nhiều bởi các buổi nhóm của ông ở Portland, Oregon. Họ chỉ vừa trở về từ Ấn Độ, là nơi họ hầu việc Chúa như những giáo sĩ. Họ đã đánh mất khải tượng và mục đích, và gần như sẵn sàng rời bỏ chức vụ đó.
Câu chuyện được kể rằng T. L. đã có mặt khi Branham quay mặt đứa bé gái mắt lé về phía khán giả. Khi Branham đặt tay trên đứa bé, T. L, nhìn thấy mắt của đứa bé dần dần thẳng lại. Chính T. L. đã nghe những lời này: “Quý vị có thể làm được! Quý vị có thể làm được!” Sau buổi nhóm của Branham, gia đình được tươi mới, được nhen lại, và tập chú lại. Cuối cùng họ tìm được câu trả lời cho điều họ đang tìm kiếm. Kết quả là một vị giáo sĩ thế giới kỳ diệu và chức vụ chữa lành qua gia đình Osborn đến với nhiều quốc gia trên thế giới.
Cũng trong năm 1947, Branham đã gặp và tham gia cùng Gordon Lindsay. Jack Moore là một mục sư thuộc Duy Giê-xu cũng từng đi cùng Branham khi họ cùng đồng hành với Lindsay. Dù Lindsay là người tin vào Đức Chúa Trời Ba Ngôi, nhưng hai người này đã tạo ra một sự liên kết minh chứng cho sự thành công của Branham.
Khi Lindsay nhận ra rằng có một sự vận hành thiêng liêng chưa từng có của Chúa đã bắt đầu, ông khuyên Branham hãy đem chức vụ mình vượt xa giới hạn của những người trong vòng giáo phái Duy Giê-xu và bước vào thế giới của những người thuộc Phúc Âm Toàn Vẹn (Full Gospel). Nhận thấy Lindsay được dùng để làm ứng nghiệm lời ông từng nhận được trong chuyến viếng thăm của thiên sứ, Branham đồng ý. Lindsay là một bậc thầy trong việc tổ chức, một điều mà Branham thiếu. Vì thế Branham đưa cho Lindsay quyền tự do tổ chức và quảng bá một trong những buổi nhóm phấn hưng chữa lành lớn nhất của thời này.
Moore và Lindsay tạo ra Chiến dịch Liên Hiệp đầu tiên vào mùa thu năm 1947. Những buổi nhóm này nhằm mang các tín hữu thuộc giáo phái Duy Giê-xu và các tín hữu tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi đến cùng với nhau trong một buổi nhóm lớn. Được tổ chức trong các tiểu bang tây bắc và nhiều nơi ở Canada, Chiến dịch Liên Hiệp đã được đón nhận nồng nhiệt vì sứ điệp của Branham luôn tránh nói về sự khác biệt trong tín lý. Những người tham dự kinh nghiệm “những kinh nghiệm tôn giáo tuyệt vời nhất từ trước đến nay của họ”. Thông thường, theo như tường thuật, có khoảng một ngàn năm trăm người được tái sanh trong một buổi nhóm. W. J. Ern Baxter tham gia vào đội chữa lành ở Canada, và ghi lại rằng có khoảng ba mươi lăm ngàn sự chữa lành được bày tỏ trong năm đó.19
“TIẾNG NÓI CHỮA LÀNH” ĐƯỢC RA ĐỜI
Trong nỗ lực truyền bá sứ điệp chữa lành trong cả xứ, đội ngũ của Branham nghĩ ra một phương cách quảng cáo mới. Họ quyết định rằng một tờ báo mới sẽ được xuất bản, sẽ truyền bá bên ngoài những hội chúng Duy Giê-xu bị cô lập và vào mọi lãnh vực của Cơ Đốc giáo. Nhận biết được lần nữa rằng điều này ứng nghiệm lời Chúa phán về mình, Branham đồng ý. Tuy nhiên, Kidson, biên tập viên của ông, đã không đồng ý, vì thế Branham giảm bớt trách nhiệm cho Kidson và chỉ định Lindsay với Moore làm biên tập viên và ông là nhà xuất bản. Cả đội cùng với nhau hình thành tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành.
Ban đầu, chỉ có một tạp chí sẽ được xuất bản, giới thiệu Branham. Nhưng vì nhu cầu quá lớn, người chủ nhiệm tạp chí phải in lại nhiều lần. Cuối cùng, cả đội quyết định xuất bản Tiếng nói của sự chữa lành vào mỗi tháng.
Từ thời điểm đó trở đi, Branham quyết định vấn đề quan trọng là không bao giờ bàn đến những điều thuộc tín lý. Ông nói:
“Chúa không đặt sự tán thành của Ngài trên một Hội Thánh cụ thể nào, nhưng Ngài phán rằng người có lòng trong sạch sẽ thấy Đức Chúa Trời,” Branham thường nói thêm; “Hãy để người anh em tin vào bất kỳ điều gì về điều này. Dù sao thì những điều này cũng không quan trọng lắm. Hãy là anh em với nhau, hãy có mối thông công với nhau.”
Branham thường nói rằng những người tín hữu có thể “bất đồng một triệu dặm về thần học”, nhưng nếu họ đến mức độ không thể trân trọng nhau như anh em, thì họ nên cảm thấy “sa ngã.”20
NAN ĐỀ CỦA NHỮNG NGÀY ĐẦU
Vào năm 1948, chức vụ của Branham bất ngờ ngừng lại khi ông bị suy nhược thần kinh. Ông mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần vì làm việc quá sức. Trước khi thuê Lindsay làm người chỉ đạo chiến dịch, ông đã cầu nguyện đến sáng cho những người trong đội ngũ chữa lành, ông hoàn toàn kiệt sức. Ông không biết khi nào mình dừng lại. Cân nặng của ông sút giảm rất nhiều, và có nhiều lời đồn rằng Branham sắp chết bắt đầu lan ra.
Hậu quả là người quản lý các chiến dịch của ông, Lindsay, đã giảm thời gian chức vụ của Branham chỉ còn lại 1 giờ đồng hồ mỗi tối hoặc ít hơn, và những vị khách không còn được phép vào phòng khách sạn của Branham nữa. Lindsay mở rộng các buổi họp của Branham, nhưng khôn khéo giảm bớt sự gián đoạn và những gì vượt quá giới hạn.
Khi Branham trải qua sự suy nhược, ông bắt đầu đổ lỗi cho những người khác về bệnh của mình. Ông lên án Lindsay vì đã bắt ông phải làm quá sức. Sau đó, ông thông báo với Lindsay và Moore rằng trong tương lai tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành sẽ chỉ do họ chịu trách nhiệm.
Lindsay rất sốc vì những lời kết án của Branham. Ông chỉ vừa mới lên kế hoạch cho một chiến dịch chữa lành lớn cho Branham, và cảm thấy bị bỏ rơi khi tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành bị đổ trách nhiệm cho mình. Nhưng ông vẫn tiếp tục xuất bản tạp chí này, mở rộng các bài báo để nói về những chức vụ chữa lành khác. Dù họ vẫn tiếp tục làm việc với nhau thì từ thời điểm đó trở đi mối quan hệ thân thiết giữa Lindsay và Branham đã không thể khôi phục lại.
Trong suốt thời gian này, nhiều nhà truyền giáo chữa lành khác bắt đầu xuất hiện. Oral Roberts, người đã bước vào chức vụ một năm sau Branham, đã nhờ mọi người cầu nguyện cho sự bình phục của Branham. Sáu tháng sau, Branham đột nhiên quay trở lại, tuyên bố rằng ông đã được chữa lành một cách lạ kỳ. Sự trở lại của ông đã được đón nhận với sự phấn khởi lớn bởi những người đi theo ông.
Branham đã tổ chức chiến dịch lớn đầu tiên của ông sau khi bị bệnh vào năm 1950. Chính tại thời điểm đó mà F. F. Bosworth, nhà truyền giáo chữa lành vĩ đại từ những năm 1920 đã gia nhập vào đội của Branham. Những đám đông hơn 8 ngàn người đã đến trong mỗi buổi nhóm.
Chính thời điểm này là lúc hầu hết những bức ảnh nổi tiếng trong chức vụ của Branham được chụp lại. Nó được biết đến như là bức ảnh “vầng hào quang”. Một mục sư Báp-tít đã thách thức Branham tranh luận về sự chữa lành. Branham chấp nhận. Mục sư Báp-tít đó đã thuê một nhiếp ảnh gia để chụp lại sự kiện đó. Một trong những bức ảnh được chụp ở đó có một quầng sáng trên đầu của Branham. Ngay lập tức, Lindsay chứng minh rằng bức hình đó như là bản gốc, xác nhận rằng không hề có sự chỉnh sửa hay thay đổi nào trên tấm hình hay âm bản cả.
CÁC QUỐC GIA RÚNG ĐỘNG
Tháng Tư năm 1950, Branham đi đến Scandinavia, trở thành nhà truyền giáo đầu tiên của Tiếng nói của sự chữa lành đi đến Châu Âu.
Trước khi đến Châu Âu, Branham có một khải tượng về một đứa bé trai bị xe đụng và được sống lại. Ông đã kể khải tượng này khắp nước Mỹ.
Trong lúc ở Phần Lan, xe của Branham đang ở phía sau một chiếc xe đã tông vào hai cậu bé. Người trong đội của Branham đã bồng một đứa bé và đi vào bệnh viện. Nhận ra nhịp đập và sự tuần hoàn máu đã ngừng, Branham quỳ trên sàn của chiếc xe và cầu nguyện xin Chúa thương xót. Cậu bé sống lại và bắt đầu khóc. Ba ngày sau, cậu bé đã rời khỏi bệnh viện. Ngày hôm sau, Branham nhận được một khải tượng cho ông biết rằng cả hai đứa bé đó đều sống.
Người đi cùng ông đã viết khải tượng thứ nhất về cậu bé đó trên một tờ giấy vào thời điểm khải tượng đó xảy ra, sau đó bỏ tờ giấy đó vào ví của mình. Sau khi sự việc này xảy ra, người bạn đó đã lấy tờ giấy ra khỏi ví mình và đọc cho Branham nghe. Đó chính xác là khải tượng Branham đã nói khắp nước Mỹ.
Ông cũng nhận nhiều lời thỉnh cầu cầu nguyện từ Châu Phi, một số được gửi kèm với vé máy bay. Vào mùa thu năm 1951, Branham cùng đội ngũ chức vụ của mình đi đến Nam Phi. Họ tổ chức nhiều chiến dịch suốt tháng Mười Hai. Người ta tường thuật rằng nhiều buổi nhóm tuyệt vời nhất từ trước đến nay ở Nam Phi, với nhiều đám đông ước tính khoảng 50 ngàn người, với hàng ngàn người trở lại với Chúa.
Thành phố Durban có dân số hơn hai trăm ngàn người. Tất cả các xe buýt đều phải lưu thông nhưng mọi người vẫn không thể đi đến các buổi nhóm của Branham. Những kết quả kỳ diệu đến mức một quyển sách có tựa đề Một nhà tiên tri viếng thăm Nam Phi đã được viết để mô tả về điều đó.
ÔNG ĐÃ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Tính tình của Branham rất thu hút. Ông không có tính khí lôi cuốn, hồ hởi, nhưng được mọi người nhớ đến nhiều nhất vì sự sự khiêm nhường và lai lịch khiêm tốn của ông. Ông thường xin lỗi vì học vấn thiếu kém và khả năng về văn hóa của mình. Branham không thể nói lưu loát trước đám đông.
Nhưng khi ông nói, thường đó là một giọng nói rất nhỏ nhẹ và hơi lắp. Branham thường để phần giảng cho Bosworth và những người khác, rồi sau đó ông thi hành chức vụ chữa lành thiên thượng cho vô số người.
Mọi thứ về chức vụ của ông đều hướng đến sự siêu nhiên. Ông bắt bẻ một người theo thuyết duy lý, và không để họ đứng trên sân khấu với mình. Cả đội ngũ chức vụ của ông đều tập chú vào việc tạo ra một bầu không khí mà sự chữa lành thiên thượng có thể xảy ra. Baxter và Bosworth giảng vào các buổi nhóm sáng và chiều. Baxter giảng trong vai trò truyền giáo của mình, trong khi Bosworth đưa ra những sự hướng dẫn đặc biệt cho việc nhận lãnh và duy trì sự chữa lành. Lindsay, người điều phối các chiến dịch, sẽ chịu trách nhiệm phần kêu gọi. Dù Branham khăng khăng cho rằng vai trò chính của mình là cầu nguyện cho người bệnh thì ông luôn giảng vào các buổi nhóm tối.
Vì nhu cầu cho chiến dịch của Branham quá lớn, các buổi nhóm của ông trở nên bị giới hạn chỉ vài đêm trong mỗi thành phố. Để giải quyết với lượng người đến, Lindsay đã nghĩ và viết một quyển sách nhỏ, Sự chữa lành thiên thượng trong các buổi nhóm của Branham, mà nó sẽ được phân phát rộng rãi trong thành phố trước khi đội ngũ của ông đến. Không giống như các nhà truyền giáo chữa lành trước đó, Branham không thể dành nhiều tuần hướng dẫn họ về sự chữa lành trước khi ông cầu nguyện cho họ. Quyển sách nhỏ này phục vụ như một công cụ dạy dỗ cho những ai tìm kiếm sự chữa lành. Kết quả là, họ đã sẵn sàng để nhận lãnh và Branham có thể cầu nguyện cho họ trong suốt đêm đầu tiên trong chiến dịch của mình.
Branham tránh né mọi sự phỏng vấn cá nhân trước các buổi nhóm tối. Hầu hết thời gian, ông dành ba ngày cầu nguyện và kiêng ăn trước mỗi chiến dịch.
Branham sẽ không cầu nguyện cho người khác cho đến khi ông cảm nhận thiên sứ của mình đứng ngay bên phải ông.
Bosworth nói: “Không nhận ra điều này, ông ấy dường như bất lực hoàn toàn. Khi ông ấy nhận ra sự hiện diện của thiên sứ, ông dường như đột phá ra khỏi bức màn của xác thịt để vào trong thế giới của Thánh Linh, để được xuyên qua và xuyên qua với một cảm nhận về điều không thấy được.”
Một vài nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy thiên sứ đứng bên cạnh Branham. Tuy nhiên, phần đông người cảm nhận sự hiện diện đó, thường mô tả nó như “ánh sáng thiên đàng”. Bosworth đã viết vào năm 1951, trong chiến dịch ở Nam Phi, một ánh sáng được nhìn thấy trên đầu của những người có đức tin đạt đến một mức độ thiết yếu nào đó. Trong lúc dưới sự xức dầu, Branham sẽ nhận ra ánh sáng đó.21
Khi Branham cầu nguyện cho mọi người đang đứng xếp hàng, ông hướng dẫn họ đứng ở phía bên phải mình. Bằng cách này, ông cảm nhận họ nhận được một lượng năng quyền gấp đôi vì họ được thiên sứ và Branham đi ngang qua. Đội ngũ của Branham thường sử dụng “thẻ cầu nguyện” nổi tiếng, là khi mỗi người được phát một tấm thẻ có ghi một con số trên đó, và các con số sẽ được gọi một cách ngẫu nhiên trong buổi nhóm. Branham thường cầu nguyện trên các khăn tay để được mang đến cho những người bệnh (xem Công vụ 19:12).
TÍN LÝ CỦA ÔNG TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU
Branham tin rằng sự chữa lành là công việc đã được hoàn tất của đồi Gô-gô-tha. Ông cũng tin rằng mọi bệnh tật và tội lỗi đều do Sa-tan gây ra. Branham đã giảng “Những gì bác sĩ gọi là ‘ung thư’, Chúa gọi đó là một con quỷ.” 22
Branham cũng có một chức vụ giải cứu mạnh mẽ. Bên cạnh tội lỗi và bệnh tật, ông cũng cho rằng tình trạng mất trí, tính trẻ con, sự hoài nghi, và các thói quen tham dục như là công việc của ma quỷ. Branham không tin rằng sự giải cứu chữa lành một người, nhưng ông tin rằng nó dọn đường cho sự chữa lành có thể bước vào.
Trước khi Branham đuổi quỷ trong những buổi nhóm của ông, ông sẽ dừng lại để nói với những người hoài nghi lúc đó rằng ông sẽ không chịu trách nhiệm cho “những hậu quả xấu xảy ra trên họ.”23
Nếu một người mong ước sự chữa lành trong buổi nhóm của ông, người đó phải làm hai điều: (1) tin và xứng nhận rằng Chúa Giê-xu đã chết cho sự chữa lành của mình và (2) tin rằng Branham là tiên tri của Chúa sai đến để thi hành sự chữa lành.
Branham tin rằng đức tin là giác quan thứ sáu. Với ông, đức tin là tin vào điều Chúa đã bày tỏ. Nhiều người đánh mất sự chữa lành của họ vì họ không còn tin vào điều đã được bày tỏ cho mình. Branham lập luận: “Như đức tin đã giết bệnh tật, sự vô tín sẽ làm nó sống lại.”24 Theo Branham, một người không cần phải trở thành Cơ Đốc Nhân để được lành, nhưng họ phải trở thành Cơ Đốc Nhân để duy trì sự chữa lành.
Trong khi Branham ủng hộ công việc của các bác sĩ, ông cũng tin rằng công việc của họ bị giới hạn. Ông cảm thấy thuốc men đơn thuần “giữ cho thân thể sạch sẽ trong lúc Chúa thi hành sự chữa lành.” Branham khẳng định: “Không có một chút nào trong y khoa có thể chữa lành bệnh cả.” Branham cho rằng ông sẽ “nổi giận” khi ai đó mô tả sự chữa lành như sự cuồng tín. Ông sẽ đáp trả bằng cách nói rằng “y học không bao giờ được xem như là sự cuồng tín khi một người chết từ việc uống sai thuốc.”25
Branham cũng chống lại sự thịnh vượng của các Cơ Đốc Nhân, đặc biệt các mục sư. Ông thường tuyên bố rằng ông có thể trở thành triệu phú từ thu nhập trong chức vụ của mình, nhưng ông chọn không làm thế, ông từ chối những món quà tài sản lớn bằng cách nói: “Tôi muốn giống như những người đến để được cầu nguyện”. Cuối cùng, khi ông nhận một chiếc xe Cadillac như món quà, ông đã để nó trong ga-ra 2 năm vì xấu hổ.26
ÔNG BẮT ĐẦU TRƯỢT NGÃ…
Branham vẫn rất ảnh hưởng trong chức vụ chữa lành thiên thượng của mình trong 9 năm. Trong thời gian này, nhiều nhà truyền giáo chữa lành bắt đầu xuất hiện khắp cả nước, vận hành qua nhiều dấu kỳ phép lạ. Năm 1952, một trong những đỉnh cao nhất của cuộc phấn hưng Tiếng nói của sự chữa lành, bốn mươi chín nhà truyền giáo chữa lành nổi bật được mô tả trong tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành. Sự bày tỏ về sự chữa lành thiên thượng đã đạt đến đỉnh cao của mọi thời đại khắp thế giới. Nhưng từ năm đó trở đi, những ngọn lửa chữa lành phấn hưng bắt đầu giảm dần. Đến năm 1955, Branham bắt đầu trải qua nhiều khó khăn, và chức vụ của ông đã thay đổi hoàn toàn.
ĐÁNH MẤT LINDSAY
Gordon Lindsay là một trong những điều tuyệt vời đã từng xảy ra trong chức vụ của William Branham. Lindsay có Lời Chúa và Branham có ân tứ. Lindsay cũng có những kỹ năng tổ chức để hỗ trợ cho ân tứ và chức vụ của Branham. Hiển nhiên, họ là một đội ngũ chức vụ do thiên đàng thiết lập.
Nhưng Branham không chịu thừa nhận giá trị của Lindsay. Thay vào đó, Branham chỉ ngón tay về phía Lindsay, tố cáo ông và từ bỏ ông trong một mức độ nào đó. Tôi tin chắc rằng Chúa đã bổ nhiệm Lindsay để giúp Branham, vì Branham không thể tự mình làm được. Do đó, tôi cũng tin rằng việc Branham tách ra với Lindsay là một sai lầm lớn, và khiến Branham lao vào sự sai lầm về mặt tín lý vì cớ điều này.
NHỮNG NGƯỜI “VÂNG” Ở XUNG QUANH
Vì sự lãnh đạm của Branham đối với mình, cộng thêm thực tế rằng chức vụ của ông đang phát triển, Lindsay đã rời khỏi đội của Branham sau bốn năm. Những người thế chỗ Lindsay có phẩm chất và sự ngay thẳng thua xa Lindsay.
Branham không thể hợp với trí thông minh và tinh vi của những người để khéo léo lợi dụng ông. Một thực tế được công bố rộng rãi là Branham không có ý thức công việc và thật sự ít quan tâm về điều này. Hàng rào bảo vệ cùng với sự trông nom của Lindsay không còn, nhiều người cảm thấy những người quản lý của Branham đã lợi dụng ông và các ngân quỹ chức vụ của ông để sử dụng cho bản thân và việc làm giàu riêng. Trong lúc Lindsay còn làm quản lý, chức vụ của Branham đã luôn xuất sắc về mặt tài chánh, nhưng dưới sự quản lý mới, chức vụ đang bị thiệt hại vì tiền bạc. Nó trở nên xấu đến nỗi Branham nghĩ rằng ông phải rời bỏ chức vụ và đi làm công việc thế tục bình thường.
Nhiều đám đông của Branham đã giảm sút về số lượng, và không lâu sau, chức vụ đã bị thiếu hụt 15 ngàn đô-la. Số lượng thư của Branham đã giảm sút từ một ngàn lá thư mỗi ngày chỉ còn khoảng bảy mươi lăm lá thư.
Trong đỉnh cao của sự phấn hưng, sự bất cẩn trong những vấn đề tài chánh của Branham dường như không lộ ra. Nhưng bây giờ khi mọi thứ đều khó khăn, sự bất cẩn của ông đã khiến Sở thuế vụ chú ý. Năm 1956, một vụ tố tụng về việc trốn thuế đã chống lại nhà truyền giáo này. Bất kể những sự phản đối của ông, Branham đã phải thanh toán 40 ngàn đô ngoại tụng, một món nợ mà ông phải gánh chịu cả đời mình.27
Cuối cùng, Branham thấy một sự sùng bái hình thành xung quanh tính cách ông. Khi những nhà truyền giáo khác bắt đầu tiến lên hàng đầu, những người này xoa dịu cái tôi của Branham. Họ khuyến khích Branham trong những khải tượng kỳ lạ của mình, hãy tuyên bố ông là Ê-li mới, một người dọn đường cho sự trở lại của Đấng Christ, và là người đứng đầu trong thời đại thứ bảy của Hội Thánh. Họ nói rằng chỉ có Branham mới có thể thực hiện sự kêu gọi của sứ giả Lao-đi-xê, không ai khác có thể thực hiện vai trò này.
Đến năm 1958, chỉ còn khoảng mười hai nhà truyền giáo chữa lành nổi bật. Mọi người có thể thấy những ngày vinh quang của cuộc phấn hưng Tiếng nói của sự chữa lành đã đến hồi kết thúc. Bây giờ là lúc tìm kiếm Chúa và nhận ra những vai trò sẽ ở trong sự vận hành kế tiếp của Chúa.
ÔNG KHÔNG Ở TRONG SỰ KÊU GỌI CỦA MÌNH
Branham đã không tiếp nhận sự thay đổi này tốt lắm, thật ra ông đã không thực hiện sự thay đổi nào. Thay vì tìm kiếm Chúa cho vị trí chức vụ của mình trong sự vận hành kế tiếp của Chúa, ông đã quay sang tín lý cực đoan và thuyết duy cảm. Branham đã đảm nhận văn phòng của giáo viên theo ý riêng, không phải bởi sự truyền lệnh của Chúa.
Có thể qua ân tứ tiên tri của mình, Branham nhìn thấy sự đánh thức về ân tứ dạy dỗ sẽ vận hành trên đất này qua phong trào Lời của Đức tin, sẽ bắt đầu vào cuối những năm 70. Ông đã đi trước thời điểm của nó, có lẽ với hy vọng lấy lại địa vị của mình như là người lãnh đạo về điều này. Branham đã thất bại trong việc nhận ra ông đã là một nhà lãnh đạo không thể phủ nhận trong giới Hội Thánh, ông chỉ cần quay trở lại với sự kêu gọi của mình.
Chúa không kêu gọi Branham làm thầy, vì ông không biết Lời Chúa. Hậu quả là, những tín lý quấy rầy đã được dạy dỗ và được nhấn mạnh trong chức vụ của ông. Mọi điều ông đã từng bênh vực trong những thời gian chức vụ trước đây dường như đã ra khỏi ông.
Không nghi ngờ gì, một sai lầm lớn đã khiến cuộc đời ông kết thúc sớm và tiếp tục làm lu mờ chức vụ của ông trong hiện tại.
Oral Roberts tham gia chiến dịch của Branham campaign tại thành phố Kansas năm 1948. Bức hình trên khá hiếm, từ trái qua phải: Young Brown, Jack Moore, William Branham, Oral Roberts, và Gordon Lindsay
Các nhà truyền giáo lãnh đạo hội nghị Tiếng nói của sự chữa lành tháng Mười Hai năm 1949, có Anh Branham tham dự. Hàng phía sau, từ trái qua phải: Orrin Kingsriter, Clifton Erickson, Robert Bosworth, H. C. Noah, V. J. Gardner, H. T. Langley, Abraham Tannenbaum….Hàng giữa: Raymond T. Richey, William Branham, Jack Moore, Dale Hanson, 0. L. Jagger, Gayle Jackson, F. F. Bosworth, Gordon Lindsay….Hàng phía trước: Bà Erickson, Mrs. Kingsriter, Bà Lindsay, Cô Anna Jeanne Moore, Bà Bosworth, Bà Jackson, và Bà Langley
Giảng Lời Chúa!
Branham ở Nam Phi
Branham và F. F. Bosworth
Thi hành chức vụ trong một Hội Thánh nói tiếng Tây Ban Nha, Phoenix, Arizona, 1947
Gordon Lindsay, William Branham, và W. V Grant in Dallas, Texas, 1964
Bức hình hào quang nổi tiếng
ÔNG ĐÃ LÀM THEO ĐƯỜNG LỐI RIÊNG
Branham tuyên bố rằng mình có những khải tượng thuộc linh kỳ lạ khiến ông luôn tìm kiếm và được thúc đẩy để nhìn thấy nó được hoàn thành. Trong những năm 60, ông đã than vãn về sự nổi tiếng đã giảm sút, để ý thấy những nhà truyền giáo khác đã vượt xa ông.28 Điều đó trở thành một cuộc chạy đua cạnh tranh với ông.
Branham cố gắng đẩy mạnh sự nổi tiếng của mình qua sự dạy dỗ các tín lý, mà theo ông, là những điều được ban cho từ sự mặc khải mang tính tiên tri. Bằng việc lạm dụng ân tứ của mình, các lời tiên tri trở nên sai lệch. Thay vì sử dụng ân tứ tiên tri của mình để kêu gọi tấm lòng của nhiều người trở lại với Chúa, ông cố gắng tiên đoán những sự việc mang tính quốc tế.
GẮNG HẾT SỨC MÌNH
Khi bạn đọc ví dụ về những tín lý này, bạn sẽ hiểu vì sao việc Branham để Lindsay rời đi là một sai lầm lớn. Nếu Lindsay còn ở lại, tất cả những sai lầm khác có thể được tách ra khỏi cuộc đời của Branham. Đây là một ví dụ về những tín lý “tiên tri” gây sốc mà Branham đã dạy dỗ đến cuối đời mình.
KHÔNG CÓ ĐỊA NGỤC ĐỜI ĐỜI
Được giới thiệu như một sự mặc khải mới, Branham dạy rằng không có địa ngục đời đời. Ông nói rằng địa ngục là mãi mãi, như không phải là đời đời. Với ông, mãi mãi có nghĩa là một giai đoạn thời gian nào đó. Sau giai đoạn đó, những người ở trong địa ngục sẽ bị hủy diệt.29
DÒNG DÕI CỦA CON RẮN
Ông cũng dạy rằng những người phụ nữ không phải là tạo vật của Chúa, nhưng là một sản phẩm phụ của người nam. Thậm chí ông còn nói rằng các con thú là loài cấp cao hơn phụ nữ vì chúng được tạo dựng từ cái không có. Theo như Branham, thân phận thứ yếu khiến người nữ là “loài dối trá và dễ bị lừa dối nhất trên đất.”
Branham cũng dạy rằng những người nữ mang dòng dõi của con rắn. Tín lý này dạy rằng Ê-va và con rắn đã có sự liên hệ về mặt tình dục trong vườn Ê-đen và tạo ra Ca-in. Branham nói rằng Chúa có ý định cho sự nhân rộng ra từ bụi đất, như điều xảy ra với A-đam, nhưng hành động của Ê-va với Sa-tan đã thay đổi kế hoạch này. Vì Ê-va và mối quan hệ tình dục của bà với Sa-tan, phương cách thấp kém về sự sinh sản đã xuất hiện. Theo Branham, mọi người nữ đều mang dòng dõi của ma quỷ theo nghĩa đen.
Branham từng nói:
“Mỗi khi có một đám tang đi trên đường, một người nữ nào đó đã gây ra điều này… Mọi điều sai xảy ra là do người nữ làm. Và rồi lại cho họ làm lãnh đạo Hội Thánh… thật nhục nhã.”30
Vì cớ tính di truyền và hành động nhục nhã với Sa-tan, Branham tranh luận rằng những người nữ không xứng đáng rao giảng lời Chúa. Ông cũng dạy rằng dòng dõi siêu nhiên của Ê- va, Ca-in, đã xây dựng những thành phố lớn mà các nhà khoa học và những người theo thuyết duy lý được sinh ra. Do đó, với Branham, tất cả những nhà khoa học và những người theo thuyết duy lý khước từ bản chất siêu nhiên của Phúc âm, đều ra từ dòng dõi của con rắn.31
LY DỊ
Theo Branham, vì những người nữ giới thiệu tình dục cho người nam nên chế độ đa thê mới nảy sinh. Những người nữ phải bị trừng phạt. Vì thế, người nam có thể có nhiều vợ, nhưng phụ nữ chỉ có một chồng. Branham dạy rằng khi Chúa Giê-xu dạy về sự ly dị, Ngài đang nói với những người nữ, không phải với người nam. Một người phụ nữ không thể tái hôn trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng một người nam có thể ly dị bất cứ khi nào mình muốn và tái hôn với một người nữ đồng trinh.31
DẤU CỦA CON THÚ
Branham dạy rằng chủ nghĩa hệ phái là dấu của con thú, rằng những người theo đạo Tin Lành là điếm đĩ, và những người Công giáo là Con thú. Từ một khải tượng, (dù chưa bao giờ chính thức thừa nhận) ông ám chỉ rằng ông là sứ giả thời kỳ cuối cùng, là nhà tiên tri của Lao- đi-xê, người có thể mở ấn thứ bảy của sách Khải huyền. Ông tiên đoán rằng sự hủy diệt của nước Mỹ sẽ bắt đầu vào năm 1977.33
MIỆNG CỦA ÔNG CÓ NĂNG QUYỀN
Branham cảm nhận rằng sẽ có một ngày trong chức vụ của ông khi mà “Lời phán ra” từ miệng ông sẽ thay đổi các thân thể vật lý thành những thân thể vinh hiển cho sự cất lên. Quyền năng lớn lao này sẽ được khai phóng vì những lời của Branham sẽ khôi phục danh ban đầu của Chúa là JHVH. Trước đây, danh ấy chưa từng được đọc một cách chính xác, tuy nhiên, “miệng của Branham đã được tạo ra đặc biệt để đọc danh ấy.”34
DUY GIÊ-XU?
Dù ông phủ nhận nó lúc ban đầu trong chức vụ, bây giờ Branham công khai tuyên bố tín lý của Duy Giê-xu. Tuy nhiên, Branham chỉ trích các Hội Thánh “Duy Giê-xu”, nói rằng “có nhiều người đặt tên là ‘Giê-xu’ nhưng chỉ có một Đức Chúa Giê-xu Christ. Ông dạy rằng một ngày nào đó những người tin giáo lý Ba Ngôi sẽ không được tái sanh, và vào những thời điểm khác, ông sẽ công bố rằng chỉ có một số người được tái sanh. Thậm chí ông tiên tri rằng “những người tin giáo lý Ba Ngôi là thuộc về ma quỷ”, rồi ông truyền lệnh mọi người phải nghe băng về sứ điệp được báp tem trong danh của Chúa Giê-xu Christ.35
Ông cũng thường thay đổi trong tín lý về sự cứu rỗi của mình. Đôi khi, ông sẽ nói rằng “bất kỳ ai cũng được cứu”. Sau đó, người ta nghe ông giảng giống với tín lý của Calvin. Ông sẽ nói: “Có hàng triệu người sẽ làm điều này nếu họ có thể, nhưng họ không thể. Nó không phải là điều dành cho họ.”36
Một nhóm người được sản sinh từ nhóm môn đồ này. Họ tự xưng mình là “Các sứ giả”. Ngày nay, họ cũng được biết đến như là “Những người theo Branham”. Những Hội Thánh này không gia nhập vào bất kỳ hệ phái nào, vì Branham căm ghét hình thức tổ chức. Họ là những người đi theo Branham, rin rằng ông là sứ giả Lao-đi-xê cho thời đại Hội Thánh ngày nay. Ngày nay, một tấm hình chân dung lớn của Branham vẫn được treo trong Hội Thánh, giới thiệu Các sứ giả, hay những người theo Branham, là một phong trào rộng khắp thế giới. Thực tế, Hội Thánh lớn thứ tư trong quốc gia Zaire là của nhóm này.37
CÂU CHUYỆN VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG
Branham giảng sứ điệp cuối cùng của mình trong tuần lễ Tạ Ơn vào năm 1965 tại Hội Thánh của Jack Moore. Dù Moore không đồng ý với tín lý của Branham, ông vẫn là bạn của Branham trong suốt thời gian chức vụ.
Vào ngày 18 tháng Mười Hai năm 1965, trong lúc trở về Indian theo đường Texas, Billy Paul Branham đang ngồi lái xe ở phía trước Branham và vợ ông. Một tài xế say rượu thình lình đổi hướng và trượt khỏi Billy Paul, nhưng vượt qua tuyến giữa và đâm vào đầu xe của Branham.
Quay đầu xe lại, người đó tiến đến hiện trường tai nạn. Nhảy ra khỏi xe, ông nhận ra Branham đã văng ra khỏi kính chắn gió và văng trở lại.
Kiểm tra cha của mình, Billy Paul nhận ra rằng các xương của ông đã bị gãy, nhưng còn nhịp đập. Khi kiểm tra bà Branham, không còn nhịp đập. Bà đã qua đời.
Thình lình, Branham cử động. Khi nhìn thấy con của mình, ông đã hỏi: “Mẹ có sao không?”
Billy Paul trả lời: “Ba ơi, mẹ mất rồi.” Sau đó Branham nói: “Hãy đặt tay của ba trên mẹ”.
Billy Paul cầm lấy bàn tay đầy máu của Branham và đặt trên bà Branham. Thình lình, nhịp tim của bà trở lại và bà đã sống lại.38
Williamm Branham ở trong tình trạng hôn mê trong 6 ngày trước khi qua đời ngày 24 tháng Mười Hai năm 1965. Bà Branham đã sống.
Dù đau buồn về cái chết của ông, giới Ngũ Tuần vẫn không ngạc nhiên. Gordon Lindsay đã viết lời khen ngợi rằng cái chết của Branham là ý muốn của Chúa. Ông nói: “Chúa có thể nhìn thấy chức vụ đặc biệt của một người nào đó đã đạt đến kết quả của nó và đã đến thời điểm mang người đó về nhà.39
Tôi nghĩ điều thú vị khi lưu ý rằng Lindsay đã chấp nhận sự giải thích của nhà truyền giáo trẻ tuổi Kenneth E. Hagin từ Tulsa, Oklahoma. Chúa đã nói với Hagin về cái chết của Branham hai năm trước khi nó xảy ra. Trong một lời nói mang tính tiên tri do Hagin nói, Chúa đã phán rằng Ngài đang “cất nhà tiên tri” ra khỏi sân khấu. Branham đã qua đời đúng theo điều Chúa phán với Hagin.
Hagin đang tổ chức một buổi nhóm khi tin tức về vụ tai nạn của Branham được truyền đến. Hagin đã gọi các thánh đồ đến trước bục giảng để cầu nguyện. Khi Hagin quỳ gối cầu nguyện, Thánh Linh Chúa đã phán với anh: “Con cầu nguyện cho điều gì? Ta đã phán với con rằng Ta sẽ mang ông ấy về.” Hagin đứng dậy, không thể cầu nguyện được nữa.
Vì sự không vâng lời trong sự kêu gọi của Branham và việc tạo ra sự hoang mang trong tín lý, Hagin tin rằng Chúa đã đem “người cha” của cuộc phấn hưng chữa lành này rời khỏi đất.
Bốn lần Đức Thánh Linh đã phán với Lindsay rằng Branham sẽ chết, và ông phải nói với Branham
Cuối cùng, ông đã vượt qua rào cản đó, lẻn vào gặp Branham mà không báo trước. Ông cố gắng lý luận với Branham. Ông đã hỏi Branham: “Vì sao anh không vận hành trong chỗ Chúa muốn và thi hành ân tứ mà Chúa đã ban cho anh? Đừng cố gắng nhảy qua chức vụ khác.”
Branham chỉ đáp: “Ờ, nhưng tôi muốn dạy.”40
Branham có một ân tứ chữa lành kỳ diệu. Nhưng việc không có kiến thức Kinh Thánh kèm theo, ông đã trở thành thảm họa về tín lý. Sự ngu dốt không phải là điều vui vẻ, đặc biệt khi bạn ảnh hưởng vô số người với lời nói của mình. Chúa đã ban cho Branham ân tứ tuyệt vời, Ngài không thể lấy
lại. Ân tứ đó đã làm mê muội nhiều người, khiến họ đi theo tín lý của branham, vì thế Chúa đã thực hiện quyền tể trị của Ngài trong I Cô-rinh-tô 5:5: “chúng ta phó kẻ như thế cho Sa-tan hủy hoại phần thân xác để phần tâm linh được cứu trong ngày của Chúa”. Thực ra, đây là một hành động thương xót của Chúa. Có người tin rằng Chúa đã cứu Branham khỏi địa ngục.
KHÔNG THỂ SỐNG LẠI
Dù tang lễ được tổ chức vào ngày 29 tháng Mười Hai năm 1965, thi thể của Branham đã không được chôn đến tận Phục sinh năm 1966. Mọi lời đồn đại dấy lên. Một trong những lời đồn đó là thi thể của ông được ướp và giữ đông lạnh. Nhiều người đi theo ông tin rằng Branham sẽ sống lại từ cõi chết. Cho dù lý do là gì, lời tuyên bố chính thức ra từ con trai của ông vào ngày 26 tháng Giêng năm 1966, tại buổi lễ tưởng nhớ.
Người ta thuật rằng bà Branham đã yêu cầu trì hoãn việc chôn cất vì bà đang cố gắng đưa ra quyết định là có dời đến Arizona hay ở lại Indiana. Bà muốn thi thể ông được chôn nơi bà chọn sinh sống. Cho đến khi bà quyết định, thi thể của Branham vẫn ở trong tầng gác mái của nhà tang lễ.
Tuy nhiên, vẫn có hy vọng lớn giữa vòng Các sứ giả là Branham sẽ sống lại vào ngày Chúa Nhật Phục sinh. Con trai của Branham xác nhận rằng cha mình đã tuyên bố Phục sinh là thời điểm mà sự cất lên sẽ xảy ra.
Miễn cưỡng và với sự thất vọng lớn, William Branham đã được chôn cất vào ngày 11 tháng Tư năm 1966. Ngôi mộ tưởng niệm của ông là một hình chóp lớn với con đại bàng trên đỉnh. (Không may thay, con đại bàng đó cứ bị đánh cắp). Branham được tưởng nhớ như là người duy nhất mở ấn thứ bảy, như là đầu của thời đại thứ bảy của Hội Thánh.
Những người đi theo Branham không chịu xem ông là con người bình thường, và nhiều lời đồn về sự trở lại của ông tiếp tục được lan truyền thậm chí trong những năm 80. Mỗi năm, Lều tạm Branham tiếp tục có một buổi nhóm Phục sinh đặc biệt, và những người đi theo sẽ nghe các bài giảng được ghi lại của Branham. Một số người vẫn bí mật hi vọng ông sẽ quay trở lại vào thời điểm đó. Theo như được biết, mục sư hiện tại không khuyến khích việc suy đoán về sự sống lại của Branham, tuy nhiên, những người theo Branham không bao giờ chấp nhận cái chết của ông.
HỌC ĐƯỢC MỘT BÀI HỌC
Câu chuyện về William Marrion Branham không phải được viết ra để phê bình. Tôi tin rằng nó chứa đựng một bài học quyền năng hơn điều mà một chương sách có thể chứa đựng.
Bài học ở đây là: Hãy làm điều Chúa bảo mình làm, đừng làm nhiều hơn hay ít hơn. Không có trò chơi ở đây. Chỉ có một lượt thôi, và nó thuộc về Chúa. Công việc của bạn là đi theo lượt đó.
Trong thế hệ này, thiên đàng phải quyết định thời điểm của cuộc đời bạn và Hội Thánh của bạn nói chung. Hoặc là bạn ở trong ý muốn Chúa, hoặc là ở ngoài ý muốn Ngài. Bạn được kêu gọi đứng với thời điểm của thiên đàng.
Tất cả mọi điều Branham muốn là một tiếng nói. Nếu ông cứ ở trong chương trình của Chúa, Branham có thể là một trong những tiếng nói vĩ đại nhất từng có trên đất này. Sự vĩ đại trong chức vụ của ông chưa bao giờ bị lãng quên hay xem thường, ân tứ của ông là có thật. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng sai lầm lớn đến từ việc không có Lời Chúa và Thánh Linh vận hành cùng với nhau trong đời sống chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta chưa chào đời khi những người nam người nữ này của Chúa có các chức vụ vĩ đại của họ. Kết quả là, chúng ta không có cơ hội để nhìn xem và học từ cuộc đời họ. Và đây là lý do tôi viết quyển sách này. Để học từ điều bạn đã đọc và rút kinh nghiệm từ điều đó. Hãy kêu cầu Chúa giúp đỡ bạn trong những thứ bạn không biết chắc. Hãy xin Ngài huấn luyện và dạy dỗ bạn cách vận hành qua Thánh Linh và ở trong thời điểm của Ngài. Hãy đi theo kế hoạch chính xác của Chúa trọn cả đời mình, và đừng bao giờ xa rời khỏi nó vì cớ những ý tưởng của riêng bạn hay áp lực từ người khác. Sự xức dầu của bạn sẽ chỉ đến khi bạn đi theo chương trình mà Chúa đã vạch ra cho bạn. Vì vậy, hãy đón nhận chương trình đó, và hãy nắm giữ nó thật chặt. Sau đó, hãy chạy bền với nó và làm nên những thành tích vĩ đại, trong Danh Chúa Giê-xu.
https://ebookcodoc.com/nhung-tuong-lanh-cua-duc-chua-troi/chuong-muoi-william-branham.html