Dẫn nhập:
Cột trụ của Phật giáo là thuyết VÔ NGÃ. Thuyết Vô Ngã do chính Phật Thích Ca, giáo chủ của Phật giáo giảng dạy. Trong kinh Pháp Cú 20:5-7 ghi lại lời dạy của Phật Thích Ca như sau:
“Chư Hành vô thượng (Mọi sự vật bị giới hạn đều là vô thượng – luôn biến đổi)
“Chư Hành là khổ (Mọi sự vật bị giới hạn đều là khổ – đời sống không có sự vui thỏa)
“Chư Pháp vô ngã (Mọi pháp là vô ngã -“pháp” bao gồm sắc pháp tức vật lý và tâm pháp tức tâm lý)
Chữ “pháp” là một thuật ngữ độc đáo trong Phật học, nó bao gồm tất cả những gì thuộc về thế giới vật lý lẫn những gì thuộc về thế giới tâm lý, nó bao gồm cả Niết bàn. Theo giáo lý Nguyên Thủy (Theravàda) không có Ngã trong các pháp (mọi sự vật) cũng như không có Ngã trong con người. Trong Trung Bộ Kinh,Phật Thích Ca dạy rằng:
“Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian – quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?”
Từ thuyết Vô Ngã, Phật Thích Ca khai mở một chủ thuyết, về sau chủ thuyết này trở thành giáo lý cột trụ của một tôn giáo lớn gọi là Phật giáo. Hơn 2500 năm đã trôi qua kể từ ngày Phật Thích Ca rao giảng thuyết Vô Ngã, hàng tỉ người trên thế giới đã tin vào thuyết này và cố gắng “tu tập” để có thể chiêm nghiệm được cái lý lẽ của thuyết Vô Ngã. Danh
từ “Phật” dùng để gọi một người đã quán triệt Vô Ngã, thể nhập Không Tánh. Phật Thích
Ca xưng rằng Ngài là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành, nhưng trên 2500 năm qua, lịch sử chỉ ghi nhận có mỗi một mình Ngài Thích Ca tự xưng là Phật. Nói cách khác, chỉ có mỗi một mình người lập ra thuyết Vô Ngã xưng nhận là mình đã chứng nghiệm được thuyết ấy.
Có phải thuyết Vô Ngã quá thâm diệu cho nên suốt hơn 2500 ngàn năm nay ngoài Phật Thích Ca ra không ai có đủ trình độ, khả năng, sự thông sáng, hoặc lòng nhiệt thành
để giác ngộ? Bài viết này nhằm phân tích và so sánh thuyết Vô Ngã của triết Phật và tín lý Hữu Ngã trong Thánh Kinh. Tác giả ước mong những điều được trình bày dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tương phản giữa hai phạm trù nói trên.
Định nghĩa một số từ ngữ:
Ngã: Mỗi tôn giáo hoặc trường phái triết học có những định nghĩa khác nhau về Ngã,(Ngã là một danh từ Hán Việt). Một cách tổng quát, Ngã là một thực thể (một cái gì có thật), trường tồn và là một phần của con người, là một “cái tôi” tuyệt đối riêng biệt, không ai thay thế được, là phần làm chủ và trách nhiệm mọi tư duy, tình cảm, ý chí, hành động của con người. Tiếng Phạn (Sanskrit) gọi Ngã là “Atman”, tiếng Anhgọi là “Self”, tiếng Việt gọi nôm na là “cái Tôi” hoặc “cái Ta”. Cơ-đốc-giáo (Christianity) gọi là Linh hồn (Soul). Triết Phật dạy rằng, một Ngã như vậy không có thật, mọi quan niệm về Ngã chỉ là ảo tưởng, mọi nhận thức về Ngã chỉ là ảo giác.
Nhập Không Tánh: Trạng thái quán triệt Vô Ngã dẫn đến sự quán triệt Tánh Không của mọi pháp.(Tánh Không của mọi pháp là: vạn vật, kể cả “cái Ta” không có thật, không có tự tánh, không thể nắm bắt nên thật ra không sinh không diệt. Sự sinh và diệt mà chúng sinh kinh nghiệm mỗi ngày chỉ là sự sinh và diệt của những ảo ảnh.) Nhập Không Tánh tức đắc đạo, tức nhập Niết bàn.
Niết bàn: Không phải là một nơi chốn như Thiên Đàng hay Hỏa Ngục mà là trạng thái giải thoát, an nhiên tự tại, nhờ thấu hiểu (giác ngộ) chân tướng của vạn vật là Không, nên chấm dứt và thoát ra ngoài mọi ý niệm, thoát mọi chấp Ngã (thoát khỏi sự cho rằng Ngã có thật), thoát mọi chấp pháp (thoát khỏi sự cho rằng mọi vật có thật, có tự tánh, có sinh, có diệt), thoát khỏi luân hồi, tức thoát vòng sinh tử.
Pháp: (1) Chư Pháp: Mọi sự vật, sự việc trong thế giới vật lý lẫn thế giới tâm lý, kể cả Niết bàn. (2) Phật pháp: Lời dạy của Phật Thích Ca. (3) Pháp môn: Phương cách tu tập để quán triệt Vô Ngã và Không Tánh. Theo Phật Thích Ca, có đến 84,000 Pháp môn. Các nhà Phật học không thống nhất với nhau về ý nghĩa của con số 84,000 pháp môn.
Dưới đây là luận giải của tác giả:
– Tứ Diệu Đế thiên biến = (4) X (1000) = 4000
– Bát Chánh Đạo vạn hóa = (8) X(10,000) = 80,000
– Pháp môn tu tập để Giác Ngộ =
Tứ Diệu Đế thiên biến + Bát Chánh Đạo vạn hóa (4000 + 80,000= 84,000 pháp môn)
Phật: Người quán triệt, tức giác ngộ Vô Ngã (thấy và hiểu sự vận hành của mọi “pháp” như chúng vốn là như vậy, tức vạn vật chỉ là ảo giác) dứt mọi ý niệm (nguyên cớ tạo ra ảo giác) nên thoát vòng sinh tử (ra khỏi luân hồi), nhập Không Tánh (thoát Khổ, trở về Chân Không, đạt Niết bàn), trở thành Phật, tức Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vô Minh: U mê, tăm tối, phát sinh ra những ý niệm không thật khiến tạo ra các ảo giác (các pháp của thế gian) dẫn đến những nhận thức sai lầm, tạo ra nghiệp lực, thu hút Tứ
Đại (tạo thành thân xác), giam giữ chúng sinh miệt mài luân chuyển trong 12 yếu tố của Duyên Khởi (luân hồi). Nếu có 84,000 pháp môn giải thoát thì cũng có 84,000 cảnh
giới vô minh.
– Ngũ Uẩn: Sắc, Thể, Tưởng, Hành, Thức (5) X (12) Yếu tố Duyên Khởi = 60 (sựChấp Pháp)
– Tam Độc: Tham, Sân, Si (3) X (8) Tám Thức: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt,Thân, Ý, Tống Truyền, Tàng = 24 (sựChấp Ngã)
– Khổ: Chấp Pháp + Chấp Ngã X thiên biến = vạn hóa (60 + 24 X 1000 = 84,000 cảnh giới)
* Khổ thiên biến mà thành ra vạn hóa: Khổ = thiên biến —> vạn hóa.
* Giác Ngộ vừa thiên biến mà vừa vạn hóa: Giác Ngộ = thiên biến + vạn hóa.
Chương I: Lập luận Vô Ngã (Anatta) của triết Phật
Phật Thích Ca lập thuyết Vô Ngã dựa trên các suy luận sau đây:
A. Nhận định Duyên khởi:
Được sinh trưởng trong môi trường văn hóa của Ấn giáo, ít nhiều gì Đức Thích Ca cũng ảnh hưởng thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo. Đối diện với cuộc sống, chứng kiến thế nhân sinh, lão, bệnh, tử – nhìn thấy vạn vật thành, trụ, hoại, diệt; Đức Thích Ca suy ra mọi sự vật đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau theo công thức sau
đây:
1) Cái này có thì cái kia có (vì có hột lúa nên có cây lúa)
2) Cái này sinh thì cái kia sinh (vì cây lúa sinh ra hột lúa nên từ hột lúa lại sinh ra cây lúa khác)
3) Cái này không có thì cái kia không có (không có hột lúa thì không có cây lúa)
4) Cái này diệt thì cái kia diệt (hột lúa bị diệt thì cây lúa – sẽ sinh ra từ hột lúa ấy – cũng bị diệt)
Theo Tương Ứng Kinh bộ II thì 12 yếu tố Duyên Khởi trong triết Phật là:
1. Vô Minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh Sắc
5. Lục Nhập
6. Xúc
7. Thể
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sinh
12. Lão – Tử (Ưu, Bi, Khổ não)
Vô Minh sinh ra Hành, Hành sinh ra Thức, Thức sinh ra Danh Sắc, Danh Sắc sinh ra Lục Nhập, Lục Nhập sinh ra Xúc, Xúc sinh ra Thể, Thể sinh ra Ái, Ái sinh ra Thủ, Thủ sinh ra Hữu, Hữu sinh ra Sinh, Sinh sinh ra Lão, Tử, (Ưu, Bi, Khổ não).
Từ nhận định đó (dựa vào thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo), Đức Thích Ca
lập ra thuyết Duyên Khởi, cho rằng mọi sự vật tương quan và luân chuyển trong
một vòng tròn của luật Duyên Khởi (duyên=sinh ra, khởi=bắt đầu).
B. Phân tích Ngũ Uẩn:
Khi suy tư về bản thể của con người, Đức Thích Ca nhận thấy con người là một tổng thể bao gồm các phần thấy được, đụng chạm được và các phần không thấy được, không đụng chạm được. Đức Thích Ca phân tích con người thành Ngũ Uẩn. Uẩn là một tập hợp, một nhóm. Ngũ Uẩn (năm tập hợp) đó là:
1) Sắc Uẩn: Tức Thân + Tâm (được cấu tạo bởi
Tứ Đại là đất +nước + gió + lửa), Sắc Uẩn bao gồm các Giác Quan (Căn)
2) Thể Uẩn: Tức là những Cảm Thể (cảm giác nhận được) do sự tiếp xúc
giữa 6 Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và 6 Trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)
3) Tưởng Uẩn: Tức là những Tư Duy phát sinh từ những Cảm Thể, tạo ra các Khái Niệm
4) Hành Uẩn: Sự Lưu Chuyển của các Khái Niệm, biến Khái Niệm thành Hành Động.
5) Thức Uẩn: Sự Nhận Biết và Phân Biệt các Khái Niệm. Riêng Thức Uẩn chia làm 8 Thức khác nhau:
a) Nhãn Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do mắt nhìn thấy vạn vật.
b) Nhĩ Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do tai nghe từ vạn vật.
c) Tỷ Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do mũi ngữi được từ vạn vật.
d) Thiệt Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do lưỡi nếm lấy từ vạn vật.
e) Thân Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do thân thể tiếp xúc với vạn vật.
f) Ý Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm tổng hợp từ các khái niệm do 5 thức trên đem lại.
g) Mạt Na Thức (Manas Vijnãna) còn gọi là Ý Căn, là nơi phát sinh ra Ý Thức. Mạt Na Thức truyền các hệ quả (hạt giống – chủng tử) của những Khái Niệm đã biến thành hành động (pháp hiện hành) vào Tàng Thức và tống đưa các hệ quả đã nhuần thấm, chín mùi ra hiện hành, nên còn được gọi là Tống Truyền Thức. Mạt Na Thức khiến chúng sinh nhìn thấy một ảo giác về Ngã, là gốc của sự Chấp Ngã, là nguồn gốc của 4 phiền não
căn bản:
– Ngã Si (sự vô minh, u mê, ngu tối về bản ngã)
– Ngã Ái (sự yêu thương quyến luyến bản ngã)
– Ngã Kiến (sự nhìn thấy những sai lầm của bản ngã)
– Ngã Mạn (sự kiêu căng, ngạo mạn cho bản ngã là cao cả hơn hết)
Tương truyền Phật Thích Ca nói câu sau đây: “Thiên Thượng Địa Hạ Duy Ngã Độc Tôn”.
Nhiều người giải luận câu này cho rằng Phật Thích Ca có ý tuyên bố rằng: “Trên TrĐi Dưới Đất Chỉ Mình Ta (Phật Thích Ca) Đáng Tôn Quý”. Thật ra, nếu quả thật Phật Thích Ca có tuyên bố câu này, thì chỉ là nhằm kiên định cái thuyết Vô Ngã mà thôi. Ý của câu
đó có thể giải luận như sau: “Khắp vũ trụ (trên trời dưới đất) chỉ có cái NGÃ của chúng sinh là được chúng sinh tôn làm cao cả hơn hết (mặc dầu cái Ngã không có thực).
h) A Lại Da Thức (Alaya Vijnãna) còn gọi là Tàng Thức. Thức này bao gồm 3 chức năng:
– Năng Tàng: Chức năng chứa đựng, gìn giữ các chủng tử (hạt giống) của các pháp, tức chứa đựng nhữn hệ quả của các hành động yhiện cũng như ác của chúng sinh.
– Sở Tàng: Chức năng ấp ủ, nhuần thấm những chủng tử được chứa trong Tàng Thức. Khi đã nhuần thấm, chín mùi thì các chủng tử này được Tống Truyền Thức tống đưa ra thành hành động.
– Ngã Ái Chấp Tàng: Chức năng duy trì một ảo giác về cái Ngã (Chấp Ngã), yêu thương cái Ngã, độc tôn cái Ngã, và đó chính là lực lượng qui tụ Tứ Đại để kết thành thân xác chúng sinh.
C. Suy luận Tánh Không:
Triết Phật không công nhận “Nguyên Nhân Đầu Tiên”. Triết Phật cho rằng duyên khởi là vì Vô Minh (u mê, ngu tối). Vì u mê, ngu tối cho nên chúng sinh mới tưởng các pháp (vạnvật) là có thật, tức Chấp Pháp. Vì Chấp Pháp (cho rằng vạn vật là có thật) nên chúng sinh tưởng rằng mỗi pháp đều có tự tính, dẫn đến Chấp Ngã (cho rằng mỗi con người có một bản ngã, còn gọi là “cái Tôi”, “cái Ta”, hoặc Linh Hồn.)
Ví như một lữ hành trong sa mạc nóng cháy, khao khát tìm được nước uống. Đến một
lúc nào đó, sự khao khát nước uống cho cơ thể thiếu nước khiến cho người đó bị ảo giác thấy một vũng nước hay một ốc đảo giữa sa mạc:
1. Vũng nước hay ốc đảo có hình ảnh hiện ra nhưng không có thật (sắc tức thị không: tưởng là có mà thật ra không có).
2. Vũng nước hay ốc đảo tuy không có thật nhưng vẫn có hình ảnh hiện ra (không tức thị sắc: dù là chẳng có thật nhưng vẫn hiện ra như có thật).
3. Sự khao khát nước uống, bóng mát làm cho người lữ hành nhìn thấy ảo ảnh của vũng nước hoặc ốc đảo mà tưởng là nó có thật (vô minh khiến chúng sinh tùy theo các ý niệm mà nhìn thấy những hình ảnh [Danh Sắc] của vạn vật [các Pháp] và tưởng các pháp là có thật, tức Chấp Pháp).
4. Cái mệt mõi, khát nước của thể xác khiến cho người lữ hành ý thức rằng: “Tôi mệt”, “Tôi khát”, “Tôi cần uống nước”, “Tôi cần nghĩ ngơi trong bóng mát” … nhưng bóng mát không có thật, nước uống không có thật nên không thoả mãn được nhu cầu, sinh ra Khổ.
(Vô minh khiến chúng sinh vì Chấp Ngã – tưởng mình là có thật, mà sinh ra
Chấp Pháp – tưởng các pháp là có thật. Ví như người lữ hành tưởng là thể xác mình có thật, cho rằng sa mạc có thật, mặt trời có thật, vũng nước có thật, ốc đảo có thật nên đau khổ vì cát nóng, nắng cháy, vì thân thể bị mất nước, vì thèm được uống nước nhưng vũng nước không có thật, vì thèm được núp bóng mát nhưng ốc đảo không có thật.)
D. Lập thuyết Vô Ngã:
Sự luận giải về thuyết Vô Ngã của triết Phật có thể tóm tắt như sau: Từ vô lượng kiếp, chúng sinh quay cuồng trong vòng luân hồi sinh tử, bởi vì trong một lúc nào đó, ở thời quá khứ vô cùng khởi (có thể đến hàng tỉ tỉ tỉ năm về trước!) vì u mê, ngu tối (Vô Minh) mà chúng sinh phát khởi các ý niệm hoặc thiện hoặc ác (Hành). Những ý niệm này hình thành các khái niệm (Thức). Các khái niệm tạo ra những hiện tượng tâm lý và vật lý tức là ảo ảnh về vạn vật (Danh Sắc). Ảo ảnh khiến sinh ra các giác quan và ý thức (Lục Nhập). Các giác quan và ý thức phát sinh ra sự đụng chạm và tiếp xúc (Xúc). Sự đụng chạm và tiếp xúc đem lại cảm giác và nhận định (Thể). Cảm giác và nhậnđịnh sinh ra sự ham muốn (Ái). Sự ham muốn tạo thành ý chí bám víu, giữ lấy (Thủ). Ý chí bám víu, giữ lấy kết tinh thành thực thể (Hữu). Thực thể trở thành sự sống (Sinh). Sự sống suy tàn rồi tiêu tan dẫn đến già cỗi và sự chết (Lão – Tử), cùng những lo, buồn, đau đớn. Chu trình này sẽ tái diễn đến vô lượng lần, mỗi lần là một kiếp, trong tương lai vô cùng tận.
Trong chu trình Duyên Khởi (12 yếu tố kể trên) mỗi yếu tố vừa là nhân của yếu tố này mà
là quả của yếu tố kia. Tùy theo những ý niệm phát sinh mà Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa) kết thành thân xác của chúng sinh. Thân Tứ Đại sinh ra khi hội đủ Pháp hiện hành và
chết đi khi Pháp hiện hành đã hết, đó là một kiếp củachúng sinh. Tuy nhiên, trong một kiếp đó sự luân chuyển, thể hiện của các Pháp hiện hành đã tạo ra các nhân thiện hoặc ác khác (Chủng Tử) và được Tống Truyền Thức đem cất giữ vào Tàng Thức. Khi những
chủng tử này đã được thấm nhuần trong Tàng Thức thì Tống Truyền Thức phóng chúng ra thành các Pháp Hiện Hành mới, thu hút Tứ Đại, tạo ra một thân xác mới. Tiến trình này
được gọi là Nghiệp Lực. Nghiệp lực cứ khiến cho chúng sinh quay cuồng trong chu trình
bất tận của Duyên Khởi nghĩa là chúng sinh có thể trải qua vô lượng kiếp!
Trong 12 yếu tố của Duyên Khởi, nếu phá được Vô Minh thì diệt được Hành. Hành không
có thì diệt được Thức. Thức không có thì diệt được Danh Sắc. Danh Sắc không có thì diệt được Lục Nhập. Lục Nhập không có thì diệt được Xúc. Xúc không có thì diệt được Thể. Thể không có thì diệt được Ái. Ái không có thì diệt được Thủ. Thủ không có thì diệt
được Hữu. Hữu không có thì diệt được Sinh. Sinh không có thì diệt được Lão, Tử, Ưu, Bi, Khổ não.
Làm sao để phá được Vô Minh? Bằng cách quán triệt chân tướng của sự vật (các
pháp) chỉ là KHÔNG! Như vậy, muốn thoát khổ (được giải thoát) con người cần phải quán triệt Chân Tướng của sự vật, của chính mình. Khi quán triệt Chân Tướng của sự vật, của chính mình, thì sẽ Giác Ngộ, nghĩa là nhận ra vạn vật, trong đó có mình, chỉ là
ảo giác, không có thật. Có thể nói như sau: Những gì tôi nhận thấy chung quanh tôi hoặc về chính tôi chỉ là ảo giác. Tại tôi tưởng là chúng có thật cho nên có cái tôi yêu thích, có cái tôi ghét bỏ, có cái tôi khao khát, có cái tôi tìm cầu, có cái tôi muốn nắm giữ, có cái tôi muốn vứt bỏ… và khi không thoả mãn được ý mình thì tôi khổ. Cho đến lúc tôi nhận ra, vạn vật, trong đó có tôi, đều không có thật, đều Vô Ngã, thì tôi hết khổ, tôi nhập Niết bàn.