Sự Kiêng Ăn
GIỚI THIỆU :
Các tài liệu được trích từ tập 2, “Các Nghiên Cứu Về Bài Giảng Trên Núi” (Studies in the Sermon on the Mount) của Tiến Sĩ D.Martyn Lloyd Jones: James Hastings. “Tự Điẻn Kinh Thánh”: Tillotson, Unger.
Tại các hộp thư câu hỏi của các Hội nghị bàn về cuộc sống sâu nhiệm hơn thì thỉnh thoảng các câu hỏi loại này thường hay xuất hiện: “Chúng ta có nên dành thêm thì giờ cho sự kiêng ăn không?”, “Phải chăng sự kiêng ăn là một ân tứ bị bỏ quên trong Hội Thánh thuộc Kinh Thánh Tân Ước không? ” “Bạn có kiêng ăn không? Có thừơng lắm không ? Tại sao như vậy?”
Bài học này là một sự cố gắng nhằm trả lời cho các câu hỏi căn bản nêu trên.
Sự kiêng ăn không được tìm thấy trong năm sách “Ngủ Kinh”, nhưng thường thấy trong các sách lịch sữ.
Rất có thể lần đầu tiên sự kiêng ăn được chép trong sách Các Quan Xét 20:26, vào khoảng 1,400 năm trước Chúa.
Bởi vì các Hội Thánh Công Giáo La Mã và các người theo Đạo Hồi kiêng ăn thường xuyên. Những người Tin Lành đã tiến đến một sự chống đối thái quá nên hiếm khi hay không bao giờ kiêng ăn.
Trong các phân đoạn Kinh Thánh như trong Lê-vi-ky 16:ù 29-31; Lê-vi-ký 23:27:32, nó nói về “sự ép tâm hồn (linh hồn)” và trong ánh sáng của các đoạn Kinh Văn như Thi-thiên 35:13, điều này được diễn dịch như là sự kiêng ăn.
Thi-thiên 35:13 “ tôi bèn mặc lấy bao, Kiêng ăn ép linh hồn tôi”
Sách Nê-hê-mi (7:70-9:38) ký thuật về một sự kiêng ăn tổng quát.
Trong suốt thời kỳ bị bắt làm phu tù, dân Y-sơ-ra-ên đã thêm vào bốn lễ kiêng ăn cùng với một lễ trong Ngày Lễ Chuộc Tội – Xa-cha-ri 7:3-5; 8:19.
1. Một lễ kiêng ăn để kỹ niệm sự chiếm được thành Giê-ru-sa-lem (ngày thứ 17 của tháng thứ 4)
2. Một lễ kiêng ăn để kỹ niệm sự đốt cháy đền thờ (ngày thứ 9 của tháng thứ 5)
3. Một lễ kiêng ăn để kỹ niệm về sự sát hại của Ghê-đa-lia (ngày thứ 10 của tháng thứ 7)
4. Một lễ kiêng ăn để kỹ niệm sự bao vây thành Giê-ru-sa-lem (tháng thứ 10)
Trong thời kỳ Tân Ước, người Pha-ri-si giữ 2 lễ kiêng ăn hằng tuần(thứ hai vả thứ năm).
Lịch của người Do Thái ngày nay cho phép 22 lễ kiêng ăn thêm vào Lễ Chuộc Tội.
I.TIÊU CHUẨN CỦA KINH THÁNH CỰU ƯỚC VỀ SỰ KIÊNG ĂN:
Theo Tillotson thì nó bao gồm 6 điều:
1. Kiêng cử nghiêm ngặt về thực phẩm (Một số người cho rằng đậu lăng ti thì có thể được ăn)
2. Hạ mình xưng tội lỗi ra với Đức Chúa Trời.
3. Háo hức tìm kiếm mặt ngài – điều này bao gồm cả việc mặc quần áo gai hay nằm trong tro bụi, Đa-ni-ên 9:3.
4. Chân thành cầu nguyện cho chính họ hay cầu thay cho người khác
5. Bố thí cho kẻ nghèo.
6. Sống đúng như đã cầu nguyện và thề hứa
II.CÁC LÝ DO CỦA KINH THÁNH CỰU ƯỚC CHO SỰ KIÊNG ĂN :
1. Diễn tả nổi buồn rầu sâu sắc – I.Sa-mu-ên 31:13, ăn chay 7 ngày dành cho Sau-Lơ.
2. Tránh cơn thạnh nộ của Chúa – II.Sa-mu-ên 12:16-17, kiêng ăn để cầu cho đứa bé được sống.
3. Diễn tả sự ăn năn và buồn rầu về tội lỗi. Giô-na 3:7, thành Ni-ni-ve
III. CÁC LOẠI KIÊNG ĂN SAI:
Đem một điều hoàn toàn tốt đẹp rồi lạm dụng nó là điều có thể xảy ra. Khiến cho nó trở nên suy đồi, trở thành hình thức chỉ có bề ngoài mà không có ý nghĩa chân thành ở trong lòng.
Trong Ê-Sai 58:3-5, Đức Chúa Trời chỉ ra tội lỗi của hình thức kiêng ăn chỉ có bề ngoài:
1. Như là một lối trình diễn cho Đức Chúa Trời thấy – câu 3.
2. Đơn thuần chỉ là ép linh hồn của họ mà thôi – câu 3, sự kiêng cử các thứ thức ăn.
3. Chỉ để dành cho sự thoả lòng cá Caauc – câu 3. Có điều gì đó để mà khoe khoang. Lu-ca 18:12
4. Buộc các công nhân phải làm việc nhiều.(ép buộc các công nhân phải tạo ra cho đầy đủ sản lượng thực phẩm hàng ngày. Câu 3)
5. Gây ra sự đấu tranh hay tranh cải – câu 4.
6. Đánh đập bằng nắm đấm cộc cằn. Câu 4
7. Làm cho Đức Chúa Trời nghe tiếng nói của họ – câu 4. Ép buộc Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của họ.
8. Cúi đầu như cây sậy – câu 5
9. Mặc bao gai và ngồi trong tro bụi – câu 5, một sự trình diễn mang hình thức bề ngoài của sự kiêng ăn.
IV. SỰ KIÊNG ĂN ĐÚNG: Ê-sai 58: 6-9.
Sự kiêng ăn đúng tự nó sẽ chứng tỏ trong đời sống thánh khiết được thực hành mỗi ngày.
1. Bẻ gãy những xiềng hung ác – câu 6
2. Cởi bỏ những gánh nặng – câu 6
3. Thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do – câu 6
4. Bẻ gãy mọi ách – câu 6
5. Chia bánh cho kẻ đói – câu 7
6. Đem những kẻ nghèo khổ bị đuổi trở về nhà mình – câu 7
7. Thấy kẻ trần truồng thì mặc cho – câu 7
8. Chớ trớ trinh với những người cốt nhục của mình – câu 7
Tám điều này có thể được tóm tắt trong các lời của Gia-cơ 1:27
V. CHÚA GIÊ-XU VÀ SỰ KIÊNG ĂN:
Ngài đã không tranh tụng về những sự kiêng ăn, nhưng hình như Ngài đã giữ những Lễ kiêng ăn chính của người Do Thái.
Ngài đã kiêng ăn trong 40 ngày và 40 đêm ngay trước khi chịu ma quỉ cám dỗ – Ma-thi-ơ 4:2
Ngài đã cảnh cáo để chống lại sự lạm dụng về việc kiêng ăn – Ma- thi-ơ 6:16
Ngài đã dạy rằng các môn đồ của Ngài sẽ kiêng ăn sau khi Ngài đã lìa xa họ – Mác 2:20
Ngài đã đưa ra một số hướng dẫn liên quan về việc kiêng ăn đúng : Ma-thi-ơ 6 :17-18
Ngài đã kết hợp sự cầu nguyện cùng với sự kiêng ăn – Mác 9:29
Ngài đã phán rằng một số quỉ nào đó chỉ có thể bị đuổi bởi sự cầu nguyện và kiêng ăn – Ma-thi-ơ 17:21
VI. SỰ KIÊNG ĂN CỦA HỘI THÁNH TRONG THỜI KỲ KINH THÁNH TÂN ƯỚC :
Sứ đồ Phao-lô đã kiêng ăn. II.Cô-rinh-tô 6:5; II.Cô-rinh-tô 11:27.
Hội Thánh đã kiêng ăn trước khi cầu nguyện – trong Công-vụ các Sứ -đồ 13:3, trước khi phân cách với Phao-lô và Ba-na-ba trong chức vụ là những nhà truyền giáo tại các khu vực ở xa xôi.
Hội Thánh đã kiêng ăn trước khi bổ nhiệm các trưởng lão trong Công-Vụ 14:23.
Trong Công-Vụ 10:30 Cọt-nây đã kiêng ăn trong 4 ngày
Trong I.Cô-rinh-tô 7:5, sự kiêng ăn dường như không chỉ bao gồm việc kiêng cử thực phẩm nhưng cũng còn kiêng cử cả những mối quan hệ tình yêu bình thường, chính đáng giữa người vợ và người chồng bở sự bằng lòng mang tính hổ tương.
VII. GIÁ TRỊ CỦA SỰ KIÊNG ĂN NGÀY NAY:
Nói về quan điểm vật lý và y khoa thì sự kiêng ăn là điều tuyệt vời đối với cơ thể, đa số chúng ta đều ăn quá nhiều và để cho hệ tiêu hoá được nghĩ ngơi theo định kỳ là điều rất tốt.
Những người tăng cân hay béo phì thì sự kiêng ăn sẽ được lời khuyên tốt để giảm cân.
Một bác sĩ người Mỹ đã viết như vầy: “sau khi quí vị ăn tiệc, thì quí vị nên ăn kiêng”
Các sinh viên, người phải đương đầu với những kỳ thi cam go thấy rằng kiêng ăn để tăng thêm lượng máu trong khu vực nảo bộ là điều rất đáng được ao ước, nó làm tư tưởng được sáng suốt hơn.
Một số người kiêng ăn để kéo dài tuổi thọ nói rằng ba hay bốn ngày đầu là khó khăn nhất nhưng sau đó tâm trí trở nên sáng suốt một cách lạ thường.
Các Cơ-Đốc nhân đang tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời có thể trải qua thời gian rất có lợi trong việc cầu nguyện và kiêng ăn, bằng một tư tưởng sáng suốt hơn, họ sẽ có thể có khả năng suy nghĩ và đánh giá một cách hợp lý hơn về những tình huống khác nhau và những yếu tố tác dụng hổ tương nhau.
Ngoài ra, sự kiêng ăn chứng tỏ với Chúa chiều sâu của lòng chân thành chúng ta, rằng chúng ta sẳn lòng nài nỉ gỏ cửa Ngài và cứ kiên trì gỏ cửa mãi cho đến khi đêm đến (Lu-ca 11:8)
Sự cầu nguyện của Hyde of India là một gương mẩu về sự cầu nguyện và kiêng ăn kinh điển. Ông sẽ bỏ trống giường mình mà chẳng hề đi ngủ và không động đến thức ăn đơn giản chỉ vì ông không còn nghĩ đến chúng, bởi ông quá bận bịu trong mối tương giao với Chúa đến nổi ông quên ăn và quên đi ngủ.
Ma-thi-ơ 6:17,18 (Bài Giảng Trên Núi, được dạy dỗ bởi chính Chúa Giê-xu) đề nghị rằng chúng ta phải kiêng ăn một cách kín nhiệm, một cách kín đáo như thể lén lút, không để lộ bất kỳä một dấu hiệu nào trên gương mặt.
Yù nghĩa căn bản của sự kiêng ăn là kiêng cử các thực phẩm vì các mục đích thuộc linh.
Tiến sĩ Jones đã chỉ ra một cách rõ ràng sự khác biệt giữa sự kiêng ăn và tính kỹ luật. Kỹ luật là điều mà chúng ta áp dụng mỗi ngày, suốt cả ngày trong khi sự kiêng ăn là điều hoàn toàn đặc biệt dành cho những trường hợp bất thường.
Kiêng ăn là điều mà chúng ta làm để đạt đến đến một lãnh vực thuộc linh cao cả hơn trong lời cầu nguyện, trong sự suy gẩm hay tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời.
KẾT LUẬN:
Không bao giờ kiêng ăn với tư tưởng cho rằng, bởi vì tôi kiêng ăn nên buộc lòng Chúa phải chúc phước cho tôi hay khiến cho tôi thành một nguồn phước lớn.
Chỉ vì chúng ta kiêng ăn, cầu nguyện hay dâng phần mười, chúng ta không thể ép buộc Đức Chúa Trời và khiến Ngài trở thành người đầy tớ của chúng ta.
Chúng ta không nên bao giờ tham dự vào sự kiêng ăn như là một phương tiện để đạt được phước hạnh trực tiếp: giá trị của sự kiêng ăn thì có tính gián tiếp và không phải trực tiếp.
Thế thì tại sao một Cơ Đốc nhân nên kiêng ăn? Bởi vì người ấy cảm thấy bị ép buộc để làm như thế vì một số hay nhiều duyên cớ thuộc linh.
Sự kiêng ăn không bao giờ nên là điều thường lệ hay máy móc, nó nên được thúc dục bởi Đức Thánh Linh và được tham dự vào mệnh lệnh của Ngài trong suốt khoảng thời gian mà Ngài ra lệnh.
CÁC CÂU HỎI ÔN LẠI:
921. Sự kiêng ăn có nguồn gốc trong Kinh Thánh Cựu Ứớc là gì?
922. Y-sơ-ra-ên đã làm đúng hay sai trong việc thêm vào 4 lễ kiêng ăn?
923. Tiêu chuẩn của Kinh Thánh Cựu Ước nói về sự kiêng ăn là gì?
924. Hãy liệt kê ba lý do chính cho việc kiêng ăn trong Kinh Thánh Cựu Ước?
925. Hãy mô tả tính chất bại hoại của việc kiêng ăn trong Ê-sai 58:3-5.
926. Tám điều gì sẽ được gây ra từ sự kiêng ăn thật theo như Ê-sai 58:6-9?
927. Sự dạy dỗ và thái độ của Chúa Giê-xu hướng đến sự kiêng ăn là gì?
928. Hội Thánh trong thời kỳ Tân Ước đã có thực hành sự kiêng ăn không?
929. Giá trị của sự kiêng ăn ngày nay là gì?
930. Sự kiêng ăn sẽ có bắt buộc Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta không? Hãy giải thích.