PHÚC ÂM GIĂNG
Chương 7: “NGÔN NGỮ BIỂU TƯỢNG CỦA GIĂNG”
Trong sáu tập sách nhỏ khác, tôi có cung cấp những lời chú giải cho quý thính giả của chúng tôi là những người đã nghe 130 chương trình trên đài phát thanh dạy về Phúc âm Giăng theo từng câu. Trong tập sách nhỏ nầy, tôi muốn cung cấp một số chú giải cho những ai đã nghe được các buổi phát thanh nói về sự khảo sát sơ lược sách Phúc âm thứ tư, và đó cũng chính là một phần của sự nghiên cứu Tân ước của chúng ta.
Bây giờ chúng ta đến một trong những sách mà tôi yêu thích nhất trong bốn sách Phúc âm. Phúc âm Giăng là sách rất được hàng triệu người ưa chuộng bởi vì Đức Chúa Trời đã dùng Phúc âm nầy để dẫn họ đến tin nhận Chúa Cứu Thế. Tôi yêu thích thể loại văn chương được Chúa linh ứng cho Giăng để ông viết ra sách Phúc âm nầy. Đây cũng là sách Phúc âm mà tôi mến chuộng bởi vì những mục đích mà Giăng đã viết trong sách, vì những lý luận có hệ thống lôgic mà ông đã trình bày xuyên suốt qua 21 chương của mình, và vì nội dung sách đã nói cho tôi biết tất cả về Chúa Jêsus. Đây là sách Phúc âm tôi ưa thích vì Giăng không những chỉ cho tôi biết làm thế nào để được cứu mà còn nhờ việc đọc sách Phúc âm nầy của ông khiến tôi nhận biết được Chúa Cứu Thế chính là Đấng đã cứu chuộc tôi.
Sứ đồ Giăng người viết sách Khải huyền cũng chính là tác giả của sách Phúc âm nầy. Nếu bạn quen thuộc với sách cuối cùng của Kinh thánh, thì bạn cũng sẽ có khả năng thấu hiểu sâu sắc những điều ẩn dấu dưới hình thức và thể loại văn chương của Giăng. Khi Giăng viết sách Khải huyền, ông đã dùng một từ để giúp chúng ta hiểu được hình thức và thể loại văn chương của ông. Bắt đầu cho sách cuối cùng của Tân ước, ông viết: “Sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến, thì Ngài đã sai thiên sứ đến tỏ những điều đó cho Giăng, tôi tớ Ngài”.Thật là thú vị vì từ “tỏ” rất tuyệt vời Giăng đã dùng để viết sách Khải huyền và sách Phúc âm Giăng đang nói với chúng ta rằng Giăng đã viết bằng một loại “ngôn ngữ biểu tượng” tuyệt diệu.
Sứ đồ Phaolô đã viết rằng Tin lành là sự rồ dại đối với người Hy lạp bởi họ cứ mải mê đi tìm kiếm những điều tri thức cao siêu, còn người Do Thái thì cứ khăng khăng “đòi hỏi một dấu lạ”. Ở đây Phaolô muốn nói rằng người Do Thái thường hay yêu cầu Chúa cho họ xem các dấu lạ để chứng minh Ngài là Đấng đang ở với họ và dẫn dắt họ (Mathiơ 12:38-42).Phaolô còn muốn nói rằng người Do Thái đôi khi cũng đã suy nghĩ và truyền đạt thông tin với nhau bằng một thứ “ngôn ngữ biểu tượng” tuyệt vời nào đó.
Toàn bộ sách Khải huyền được Đức Chúa Trời hà hơi trở nên rất sâu sắc và đã được viết ra bằng một thứ ngôn ngữ biểu tượng của tiếng Hêbơrơ. Mặc dầu thể loại ngôn ngữ biểu tượng nầy nhiều lúc không được rõ ràng rành mạch lắm, nhưng Giăng đã vẫn dùng nó viết nên sách Phúc âm nầy.
Những Chìa Khoá Để Khám Phá Phúc âm Giăng
Khi Giăng đóng góp hai sách được Chúa hà hơi nầy vào bộ Kinh thánh Tân ước (gồm sách Phúc âm Giăng và sách Khải huyền), thì gần như thể ông đang viết các sứ điệp cho dân sự Đức Chúa Trời bằng một thứ mật mã đã được Chúa hà hơi. Khi họ đọc đến những sứ điệp nầy, họ cần có “các chìa khoá để giải mã”. Sau đây có “một số chìa khoá” sẽ giúp bạn “giải mã” cho thứ ngôn ngữ biểu tượng sâu sắc mà Giăng đã dùng trong sách Phúc âm nầy.
Chìa Khoá Số Một
Chìa khoá đầu tiên giúp chúng ta hiểu được sách Phúc âm nầy là hãy nhận biết rằng 90 % nội dung của sách nầy không hề có trong ba sách Phúc âm đầu. Khi đọc sách Phúc âm nầy, chúng ta sẽ thấy Giăng rất khát khao chia sẻ với chúng ta về đời sống của Đấng Christ là điều chúng ta không thấy có trong các sách Mathiơ, Mác và Luca. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đọc thấy phần tiểu sử của Chúa Jêsus trình bày ở sách nầy có đặt điểm rất khác so với ở ba sách Phúc âm đầu mà chúng ta đã đọc.
Chìa Khoá Số Hai
Chìa khoá kế tiếp đây sẽ giúp chúng ta giải mã sứ điệp của sách Phúc âm kỳ diệu nầy là hãy nhận biết rằng sách Phúc âm Giăng – là sách duy nhất trong Kinh thánh đặc biệt nói cho những người chưa tin để đưa họ đến với sự sống đời đời.
Sứ đồ Phaolô viết rằng mục đích của cả Kinh thánh là: “…, cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (IITimôthê 3:16-17). Kinh thánh không chỉ dành cho những kẻ vô tín nói chung mà dĩ nhiên là còn dành cho mọi tín hữu nữa.
Trong Kinh thánh, Đức Chúa Trời có một sứ điệp duy nhất thực sự dành cho người vô tín là hãy ăn năn và tin nhận Phúc âm. Tuy nhiên, khi những người vô tín ăn năn và tin nhận Phúc âm rồi thì Chúa sẽ dành cho họ cả 66 sách chứa đựng lẽ thật, bởi vì Ngài muốn những kẻ tin được sắm sẵn để làm mọi việc lành mà Ngài đã hoạch định để hoàn tất qua đời sống họ. Đức Chúa Trời mong muốn tất cả con cái Ngài có đời sống thuộc linh tăng trưởng và được trọn vẹn thành dân sự mà Ngài đã tạo dựng, và nay được Ngài tái tạo để trở nên con cái Ngài (Êphêsô 2:10; 4:12).
Phúc âm Giăng là một sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho người chưa tin Chúa, là sách cần thiết trước tiên cho tất cả những ai mà Ngài muốn tiếp tục phán dạy họ qua 65 sách còn lại của Kinh thánh. Mặc dầu trong bốn sách Phúc âm được sắm sẵn cho mọi kẻ tin là những sách đều có chứa đựng rất nhiều lẽ thật uyên thâm, nhưng chỉ có Phúc âm Giăng là sách đặc biệt dành cho kẻ chưa tin với mục đích đưa họ đến tin nhận Chúa Cứu Thế Jêsus.
Giăng nói cho chúng ta biết lý do tại sao ông đã viết sách Phúc âm sâu sắc nầy: “Đức Chúa Jêsus đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách nầy. Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống” (Giăng 20: 30-31).
Có một bản dịch hiện đại chú thích ở cuối trang rằng: “dấu lạ là một chứng cứ bằng phép lạ bày tỏ quyền năng cứu chuộc trong ân điển của Đức Chúa Trời”. Dĩ nhiên, dấu lạ là một phép lạ chứng minh Chúa Jêsus chính là Đấng Mêsi, là Christ, là Con Đức Chúa Trời, và cũng chính là Chúa Cứu Thế của nhân loại.Trong câu cuối cùng của sách Phúc âm nầy, Giăng viết, nếu như đem chép lại hết tất cả các dấu kỳ phép lạ mà Chúa Jêsus đã làm thì cả thế gian nầy cũng không thể nào chứa hết những sách người ta chép đó. Hãy cố khám phá ở nhiều sách viết về cuộc đời, công việc và những ảnh hưởng của Chúa Cứu Thế Jêsus, bạn sẽ cảm thấy yêu thích sự quan sát thật gần
gũi của Giăng đối với Chúa Jêsus.
Giăng muốn chúng ta xem xét thật kỹ ký thuật của ông về những dấu lạ mà Chúa Jêsus đã làm để chứng minh các lời Ngài đã tuyên bố về mình. Ông có ý muốn viết rằng: “Hãy quan tâm đến tất cả những dấu kỳ phép lạ Chúa Jêsus đã làm – với một tinh thần rộng mở là những việc tôi đã ghi lại trong sách nầy. Điều đó sẽ khiến cho bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus người Naxarét chính là Đấng Mêsi, Con Đức Chúa Trời. Tôi muốn bạn tin điều nầy bởi vì khi bạn tin nhận các lẽ thật về Chúa Jêsus như vậy, bạn sẽ được tái sinh và nhận được sự sống đời đời.” (20:30-31; 1:12-13)
Có những người muốn bắt đầu đọc Kinh thánh, họ thường hỏi mục sư nên đọc sách nào trước, thường thì ông ta sẽ hỏi lại người đó: “Bạn là tín đồ phải không?” Vì Giăng viết sách nầy cho những người chưa tin Chúa, cho nên khi họ trả lời: “Không ạ! Nhưng vì tôi thích đọc Kinh thánh!”, nghe vậy, mục sư sẽ bảo: “Thế thì bạn nên bắt đầu đọc sách Phúc âm Giăng đi!” Các vị mục sư thường xuyên khuyên rằng bởi vì Giăng đã viết sách Phúc âm nầy với mục đích đầu tiên là để cho những kẻ vô tín được trở nên con cái Chúa và kinh nghiệm được sự sống đời đời.
Chìa Khoá Số Ba
Một chìa khoá nữa giúp chúng ta hiểu được Phúc âm Giăng là hãy nhận biết rằng Phúc âm nầy trình bày luận chứng một cách có hệ thống về Chúa Jêsus. Phúc âm Mathiơ và Phúc âm Luca trình bày về những chiến lược truyền giáo của Chúa Jêsus. Tuy nhiên, những luận chứng được Giăng trình bày có một rất chặt chẽ và có hệ thống trong sách Phúc âm của ông được tiếp tục thể hiện một cách mạch lạc qua từng chương cho đến hết cả 21 chương của sách Phúc âm Giăng.
Mục đích của bốn sách Phúc âm đều nói cho chúng ta biết việc Chúa Jêsus đã đến. Trong khi Mathiơ trình bày Chúa Jêsus là vua của nước trời, Mác mô tả Ngài là Đầy tớ và cũng là Con Người, Luca nhấn mạnh đến nhân tính của Ngài, thì Giăng chủ yếu muốn nói cho chúng ta rằng Ngài là Đức Chúa Trời.
Luận chứng có hệ thống của Giăng trình bày rằng Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế, là Đấng Mêsi theo như lời đã hứa, và cũng là Con của Đức Chúa Trời. Lần theo dấu vết lẽ thật nầy xuyên suốt Phúc âm Giăng bắt đầu kể từ chương một cho đến hết sách, bạn sẽ thấy từ chương nầy cho đến chương khác, Giăng luôn liên tục nhấn mạnh luận cứ nầy: Chúa Jêsus người Naxarét, con người của lịch sử, chính là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời và là Chúa Cứu Thế của cả nhân loại.
Đức Chúa Jêsus Christ không hề có tên kép như một người nào đó ví dụ như “John Brown”chẳng hạn. Ngài tên là “Jêsus”. Còn “Đấng Christ” là tước hiệu của Ngài. Khi chúng ta
gọi Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus, thì có nghĩa rằng Jêsus người Naxarét theo ghi nhận của lịch sử, là Đấng Christ. Từ “Đấng Christ” trong tiếng Hy lạp được gọi là “Đấng Mêsi” theo tiếng Hêbơrơ. Khi Giăng nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức ông muốn nói Chúa Jêsus mà chúng ta gặp ở trong Tân ước chính là Đấng Mêsi đã được dự ngôn và đã hứa ở Cựu ước.
Trong sách Công vụ các sứ đồ, chúng ta đọc thấy những chuyến hành trình truyền giáo của Sứ đồ Phaolô, ông vốn là một giáo sĩ người Do thái (Rabi), ông đi vào các Nhà hội của thành phố nầy đến thành phố khác và dùng Kinh thánh tranh luận với các Rabi Do Thái mà ông gặp ở đó, rằng Chúa Jêsus chính là Đấng Christ (Công vụ 17:2-3). Trong các thư tín của sứ đồ Phaolô, ông nói với chúng ta rằng nền tảng giáo lý của mối thông công trong Hội thánh thời Tân ước là “Đức Chúa Jêsus là Chúa.” (ICôrinhtô 12:3)
Trong bức thư đầu của ba thư tín được viết bởi Giăng mà bạn sẽ tìm thấy nó nằm ở gần cuối Tân ước, Sứ đồ Giăng viết rằng nền tảng giáo lý của sự thông công trong Hội thánh là “Chúa Jêsus là Đấng Christ” (IGiăng 2:22; 5:1). Luận chứng nầy được Giăng nhấn mạnh bằng hai câu ngắn gọn trong thư tín đầu của ông cũng chính là điều ông đã trình bày một cách có hệ thống trong sách Phúc âm nầy.
Chìa Khoá Số Bốn
Dựa trên ba chìa khoá đầu để mở ra sách Phúc âm Giăng, thì theo tôi chìa khoá kế tiếp nầy là chúng ta hãy đọc Phúc âm nầy. Chúng ta nên đọc hết cả 21 chương, sau đó tìm ra những câu giải đáp cho ba câu hỏi sau đây: Chúa Jêsus là ai? Đức tin là gì? Sự sống là gì? Giăng viết Phúc âm nầy nhằm đem lại cho chúng ta một ký thuật về các dấu lạ, hoặc những chứng cứ lạ lùng mà Chúa Jêsus đã làm do ông đã thu thập được, bởi vì ông muốn giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi thứ nhất rằng: Chúa Jêsus là Đấng Christ, là Đấng Mêsi, và cũng là Con Đức Chúa Trời. Hết chương nầy đến chương khác, Giăng sẽ chỉ cho chúng ta trong nhiều cách rằng, Chúa Jêsus là Đấng Christ, là Đấng Mêsi, là Con Độc Sinh của Đức Chúa Trời. Giăng luôn nhấn mạnh lẽ thật căn bản nầy qua nhiều cách khác nhau trong từng chương của cả 21 chương.
Ở mỗi chương, chúng ta hãy tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Đức tin là gì? Giăng đã viết, đại ý thế nầy “Tôi sẽ nói cho bạn nghe những điều về Chúa Jêsus. Nếu bạn tin các lẽ thật về Ngài, thì bạn sẽ được tái sinh và nhận lãnh sự sống đời đời” (20:30-31; 1:12-13). Trong mỗi chương, Giăng không chỉ thách thức chúng ta hãy tin vào luận chứng mà ông nói về Chúa Jêsus một cách có hệ thống. Ông còn bày tỏ cho chúng ta biết đức tin là gì khi ông khích lệ chúng ta nên tin những gì ông nói về Chúa Jêsus.
Vậy, đức tin là gì? Đức tin là một khái niệm rất khó định nghĩa và khó nói cách rõ ràng. Tuy nhiên, trong hết chương nầy đến chương khác, và qua nhiều hình thức rất lý thú, Giăng sẽ minh họa cho chúng ta được ý nghĩa của việc tin nhận Chúa Jêsus là Đấng Christ.
Trong mỗi chương, Giăng sẽ trình bày cho chúng ta biết thế nào là sự sống đời đời. Sự sống đời đời không phải chỉ là sự sống vĩnh hằng mà thôi. Ông cũng dùng từ ngữ đó, nhưng sự sống đời đời mà ông đang nói đến ở đây không chỉ là thời lượng của sự sống, mà còn là chất lượng của sự sống. Giăng viết rằng Chúa Jêsus đã nói: “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật” (Giăng 10:10). Vậy, sự sống dư dật mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn có chất lượng như thế nào mà loài người hằng luôn trông mong để tận hưởng?
Giăng đã dùng từ ngữ “Sự sống đời đời” để nói đến phẩm chất của sự sống ấy. Sự sống đời đời là sự sống vừa có chất, lẫn lượng. Sự sống đời đời là sự sống phong phú bắt đầu từ hiện tại và tiếp diễn cho đến cõi vĩnh cửu.
Giăng cho biết chúng ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự sống đời đời có chất lượng nầy khi sinh ra về phương diện thuộc thể. Nhưng, nếu chúng ta kinh nghiệm được sự tái sinh,là điều mà Giăng đã gọi “được sinh từ trên”, thì chúng ta sẽ sống một đời sống có chất lượng ở mức độ cao hơn. Chúng ta sẽ có một “đời sống phong phú”, hay là “sự sống đời đời”.
Chương nầy nối tiếp chương khác của sách Phúc âm Giăng, tác giả không chỉ nói với chúng ta mà ông còn bày tỏ cho chúng ta biết được ý nghĩa của điều mà ông nói đến sự sống đời đời. Dĩ nhiên, khi đọc từng chương của Phúc âm nầy, thế nào chúng ta cũng sẽ thắc mắc: “Thưa sứ đồ Giăng! Sự sống đời đời được nói đến trong chương nầy là gì vậy?” Khi bạn đọc tới mỗi chương, hãy suy gẫm với tinh thần cầu nguyện như vầy: “Trong chương nầy Giăng nói Chúa Jêsus là ai? Đức tin là gì? Sự sống là gì?” Hãy quan sát xem Giăng sẽ trả lời ra sao cho ba câu hỏi trên ở mỗi chương trong Phúc âm nầy.
Chìa Khoá Số Năm
Một chìa khoá khác nữa giúp chúng ta hiểu được Phúc âm Giăng, là sách mà ông đã dùng ngôn ngữ biểu tượng tuyệt vời để viết. Sách Phúc âm Giăng được viết cho hai cấp độ.Một đứa trẻ có thể hiểu được ở cấp một. Bạn có thể dùng Phúc âm nầy dạy cho con cái bạn đọc, bởi vì Giăng thường dùng nhiều từ đơn giản hơn nhiều so với các tác giả của các sách
Phúc âm khác. Một đứa trẻ có thể đọc hiểu được Phúc âm Giăng ở cấp một. Tất nhiên nội dung của Phúc âm nầy luôn có ý nghĩa ở cấp độ sâu hơn. Ngay cả các thánh đồ tin kính và trưởng thành nhất cũng không thể hiểu hết được ý nghĩa sâu nhiệm của Phúc âm nầy ở cấp hai.
Phúc âm Giăng là sách tôi rất ưa thích vì lý do ở chỗ cấp độ thứ hai của nó, là cấp độ mà Giăng đã viết bằng thứ ngôn ngữ biểu tượng thuộc linh, lối nói hình bóng, được thần cảm và vô cùng hấp dẫn. Có người cho rằng chúng ta ít ra cũng cần phải có bằng cấp thần học và triết học thì mới có thể hiểu được Phúc âm nầy ở mức độ sâu hơn. Tôi không đồng ý như vậy. Theo tôi thì chúng ta cần Đức Thánh Linh để bày tỏ cho chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu sắc hơn khi đọc Phúc âm Giăng. Hễ khi đọc Phúc âm nầy, bạn hãy cầu xin Đức Thánh Linh chỉ cho bạn thấy ý nghĩa của nó ở mức độ sâu sắc hơn trong từng chương sách.
Chìa Khoá Số Sáu
Có một cái nhìn khác mà tôi muốn chia sẻ với bạn khi chúng ta cùng đọc Phúc âm Giăng. Trong chương 12, có một số người Hylạp đến tìm sứ đồ Philíp với lời đề nghị: “Thưa ông! Chúng tôi muốn ra mắt Chúa Jêsus!” Hãy đề nghị như mấy người Hy lạp đó trong lời thầm nguyện riêng tư mỗi khi bạn đọc Phúc âm Giăng. Chìa khoá cuối cùng để giúp giải mã ngôn ngữ biểu tượng nầy của Giăng là tôi thách thức bạn đọc kỹ hết Phúc âm nầy trong sự thầm nguyện: “Kính lạy Cha! Con muốn gặp Chúa Jêsus!”
Nếu thực hiện như vậy, bạn sẽ khám phá ra Phúc âm Giăng giống như một “Toà nhà trưng bày tranh nghệ thuật thuộc linh” vậy. Mỗi chương sách giống như là một “phòng” của ngôi nhà đó. Sau khi treo tranh lên các “bức tường” (câu) của từng căn phòng (chương), bạn sẽ thấy những “bức tranh” của Chúa Jêsus đẹp đẽ vô cùng. Vị sứ đồ của tình yêu đang trưng bày những “bức tranh” thần cảm của Chúa Jêsus trong tất cả các chương của Phúc âm nầy.
Tôi tìm thấy ở chương đầu có 15 bức tranh của Chúa Jêsus và ở chương 4 có 14 bức. Thử xem bạn sẽ tìm được bao nhiêu bức tranh như thế khi đọc thật kỹ hết sách Phúc âm nầy.Sau đó, ở mỗi chương của Phúc âm Giăng, bạn hãy chọn ra một bức tranh của Chúa Jêsus. Hãy hình dung ra những cái nhãn ghi tên bằng đồng bên dưới mỗi bức tranh mà bạn vừa chọn. Hãy nhớ tên 21 bức tranh của bạn. Đêm đến, trước lúc đi ngủ, bạn thờ phượng Chúa qua Phúc âm Giăng, hãy suy gẫm đến những hình ảnh của Đấng Christ mà bạn đã chọn ra từ mỗi chương của sách Phúc âm nầy.
Sau đây là những “bảng tên bằng đồng” dưới mỗi bức tranh của tôi về Chúa Jêsus dành cho từng chương.
Từ chương 1 đến chương 7:
Chiên Con Của Đức Chúa Trời – Đấng Hoá Nước Thành Rượu
– Chúa Cứu Thế Duy Nhất Đến Từ Đức Chúa Trời – Nước Hằng Sống – Chìa Khoá Kinh thánh – Bánh Hằng Sống – Giáo Sư Đến Từ Thượng Đế.
Từ chương 8 đến chương 14:
Đấng Giải Phóng Chúng Ta – Ánh Sáng Của Trần Gian – Người Chăn Vĩ Đại – Sự Sống Lại Và Sự Sống – Hạt Lúa Mì Chết Để Vinh Hiển Đức Chúa Trời – Người Đầy Tớ Với Chiếc Khăn –Đường Đi, Lẽ Thật Và Sự Sống.
Từ chương 15 đến chương 21:
Cây Nho Mong Đợi Nhánh Nho – Đấng Sai Phái Đức Thánh Linh – Thầy Tế Lễ Cả Cầu Nguyện – Nhân Chứng Hoàn Hảo – Đấng Christ Bị Đóng Đinh – Đấng Christ Sống Lại và Uỷ Thác Trọng Trách.
Đây là những bức tranh Đấng Christ mà tôi ưa thích qua 21 chương của Phúc âm Giăng. Khi nghiên cứu Phúc âm nầy, bạn hãy viết ra nội dung các bức tranh mà bạn phát hiện được trong từng chương sách, vì những bức tranh về Đấng Christ của riêng bạn sẽ có ý nghĩa nhiều hơn những gì tôi suy nghĩ.
Những người cao tuổi trong Hội thánh đầu tiên của tôi đã đặt lời đề nghị giống như những người Hylạp kia, trên một tấm bảng nhỏ bằng đồng gắn ở phía bên trong bục giảng, để cứ mỗi buổi sáng Chúa nhật khi bước lên bục giảng, tôi sẽ nhìn thấy câu: “Thưa ông! Chúng tôi muốn ra mắt Chúa Jêsus!” Họ không chỉ muốn tôi nhìn thấy những lời đó khi tôi giảng, mà họ còn muốn những diễn giả khác được mời đến giảng cũng sẽ nhìn thấy câu ấy nữa. Ở đây ý họ muốn nói rằng “Chúng tôi muốn gặp Chúa Jêsus mỗi khi Lời Chúa được giảng ra từ toà giảng nầy.
”
Hãy cầu xin Đức thánh Linh cho bạn có một cái nhìn đa dạng về Chúa Jêsus khi bạn đọc Phúc âm Giăng. Sau đó, bạn hãy trả lời hai câu hỏi còn lại: “Đức tin là gì? Và sự sống đời đời là gì?” Bạn sẽ tin nhận, được tái sinh, được sự sống đời đời, khi bạn gặp Chúa Jêsus!
Chương 8:“KHÁI QUÁT VỀ PHÚC ÂM GIĂNG”
Khi các diễn giả học cách giảng một bài giảng, họ thường được khuyên phải làm ba điều sau: “Thứ nhất, hãy giới thiệu cùng thính giả những gì bạn sắp sửa nói với họ. Thứ hai, nói cho họ nghe những điều đó. Cuối cùng, tóm tắt lại với họ những gì bạn vừa nói xong!” Khi Giăng viết Phúc âm nầy thì 18 câu đầu của sách được xem là phần mở đầu mà Giăng đã dùng để giới thiệu những điều ông sắp sửa nói với chúng ta. Sau đó, từ câu 19 của chương 1 cho đến hết câu 29 của chương 20, ông nói cho chúng ta nghe những điều đó. Cuối cùng,qua những câu 30 và 31 của chương 20, ông tóm tắt lại những gì ông vừa nói với chúng ta.
Khi giới thiệu những điều sắp sửa nói với chúng ta, giữa những lẽ thật khác, ông cho chúng ta biết Ngôi Lời hằng sống của Đức Chúa Trời trở nên xác thịt sống giữa chúng ta, vậy hễ những ai nhận Ngài (tin Ngài) hoặc hết lòng đáp lại lời mời gọi của Ngài thì người đó sẽ được tái sinh. Họ sẽ nếm trải kinh nghiệm được một sự tái sinh không phải như sự sinh ra trong xác thịt hay tự nhiên. Nhưng, họ đã được sinh ra bởi Đức Chúa Trời.
Sau khi giới thiệu những điều sắp sửa nói với chúng ta, ông bắt đầu đưa ra những ví dụ về những người thực sự tiếp nhận Chúa Jêsus được sinh ra từ trên cao. Từ chương nầy đến chương khác, Giăng đưa ra nhiều thí dụ về cách người ta được sinh lại như thế nào khi họ thực sự tiếp nhận Chúa Jêsus Christ. Ông bắt đầu với việc kể cho chúng ta về cách mà các sứ đồ đầu tiên đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế của họ như thế nào. Họ hỏi Ngài sống ở đâu. Ngài liền mời họ đến thăm nơi Ngài ở và xem Ngài sống ra sao. Bởi vì họ quyết định đến xem Ngài ở đâu và sống thế nào, cho nên sau đó họ đã sống cho Ngài và chết vì Ngài, tất nhiên họ đã kinh nghiệm được ý nghĩa của việc được sinh lại bởi Đức Chúa Trời là thể nào khi họ sống cùng Ngài.
Trong chương 2, sự tái sinh được mô tả theo nghĩa bóng khi Chúa Jêsus được nói đến như là Đấng có thể hoá nước thành rượu. Những bước dẫn đến phép lạ nầy, bởi ứng dụng thực
tiễn, đưa đến sự tái sinh, đã được mô tả cho chúng ta theo lối nói hình bóng. Trước hết, qua câu nói của Mari: “Người ta không có rượu nữa.”(2:3) Vì trong Kinh thánh, rượu biểu tượng cho niềm vui, với sự ứng dụng thiêng liêng, những lời Mari vừa nói như là sự thừa nhận rằng họ không có niềm vui, hay là họ chưa được tái sinh.
Thỉnh thoảng, nước cũng được xem như là biểu tượng về Kinh thánh. Chúng ta đọc thấy Lời Đức Chúa Trời là “hạt giống” dẫn đến sự tái sinh, và chúng ta cũng được bảo rằng đức tin đến khi chúng ta nghe Lời Chúa. Hãy nhìn vào những cái chum lớn loại 70 lít đang được đổ đầy nước, đây là một bức tranh của đời sống chúng ta được đổ đầy Lời Chúa là bước dẫn đến sự tái sinh (Giăng 2:7; Êphêsô 5: 26; I Phi 1: 23; Rô 10: 17).
Những lời Mari nói với các đầy tớ đã tuyên bố rằng chìa khoá để khiến Lời Chúa trở nên có quyền năng trên đời sống chúng ta là: “Người biểu chi hãy vâng theo cả.” (2:5) Trong khi bạn đang đổ đầy Lời Chúa vào tâm trí mình, hễ Ngài bảo bạn làm điều gì thì bạn hãy luôn làm theo điều đó. Những bước dẫn đến sự tái sinh nầy cũng có thể được áp dụng như là một công thức cho sự phấn hưng đời sống tâm linh một cách cá nhân, khi sự phấn hưng tâm linh là cần thiết.
Những ai quen thuộc với Phúc âm Giăng đều biết rằng chương 3 là chương nói về việc Chúa Jêsus bảo Rabi Nicôđem rằng ông phải được sinh lại. Xem xét thật kỹ chúng ta sẽ thấy đây là lần duy nhất Chúa Jêsus dùng từ ngữ nầy để Ngài trò chuyện với một trong số những giáo sư tài ba lỗi lạc của dân Ysơraên. Cho dù Ngài không hề dùng từ ngữ “được sinh lại” nầy với những người khác, nhưng theo Giăng thì đó là điều sẽ xảy ra với người nào thực sự tin nhận Chúa Jêsus.
Nicôđem xưng nhận Chúa Jêsus bằng lời tuyên bố Ngài là Giáo sư đến từ Thượng Đế. Có người bảo: “Tất cả những gì chúng ta thực sự tin thì chúng ta mới làm. Những gì còn lại chỉ là lời nói giáo điều.” Như thể cuộc chuyện trò nầy được bắt đầu khi Nicôđem nói với Chúa Jêsus rằng: “Tôi có chứng kiến những việc Ngài làm, do đó bây giờ tôi đến đây để nghe Ngài nói về đạo”. Khi nghe sự xưng nhận nầy, Chúa Jêsus có ý muốn nói với vị Rabi lỗi lạc nầy rằng: “Ngươi phải được sinh lại. Ngươi phải bắt đầu bằng một cách khác, và chắc chắn ngươi phải bắt đầu với Ta.”
Chúa Jêsus nói với vị giáo sư của dân Ysơraên nầy rằng chớ ngạc nhiên khi ông ta phải được sinh lại, là điều nghe thực sự khó hiểu, không có chứng cứ, và không thể nào xảy ra được. Theo Chúa Jêsus, mục đích của sự tái sinh nầy là để thấy được vương quốc của Đức Chúa Trời và bước vào đó. Điều nầy đơn giản dạy rằng Đức Chúa Trời là Vua và chúng ta sẽ là những thần dân của Ngài. Điều quan trọng mà chúng ta nhìn xuyên suốt Kinh thánh đều tập trung vào cụm từ: “Đức Chúa Trời là trên hết !”
Trong cuộc trò chuyện với Nicôđem, Chúa Jêsus đã đưa ra những lời tuyên bố quả quyết nhất về chính mình Ngài. Ngài tuyên bố rằng Ngài là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, là Giải pháp duy nhất đối với vấn đề tội lỗi, và Ngài chính là Chúa Cứu Thế duy nhất đến từ Đức Chúa Trời. Ngài khẳng định hễ ai tin Ngài khi nghe Ngài tuyên bố về chính mình Ngài sẽ nhận được sự cứu rỗi đời đời, còn nếu không tin Ngài thì chắc chắn sẽ bị án phạt mãi mãi (3: 14-21). Những lời tuyên bố nầy là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai của Nicôđem. Câu hỏi đó là: “Phải làm thế nào?” Chúa trả lời ông chỉ với một từ: “Tin”. Về phần chúng ta, để kinh nghiệm được sự tái sinh, trước hết chúng ta phải tin. Về phần Đức Chúa Trời thì giống như gió. Chúng ta không thể thấy hoặc đoán trước được gió. Theo Chúa Jêsus thì: “Hễ người nào sinh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy”. Mặc dầu chúng ta không thấy trong cuộc trò chuyện nầy có sự xưng nhận đức tin của Nicôđem, hoặc ở các chỗ khác trong Phúc âm nầy khi đề cập đến ông ta, nhưng theo truyền khẩu thì chúng ta biết ông đã được sinh lại (7:50;
19:38-42).
Chương 4 kể lại câu chuyện về một phụ nữ Samari tội lỗi được tái sinh. Mặc dù Chúa Jêsus đã không dùng hai từ “tái sinh” nầy để nói với bà ta, khi Ngài làm cho các ẩn dụ nầy thích ứng với các nan đề của bà, chúng ta vẫn nhận thấy rằng đây là một hình ảnh khác về người đã được sinh lại bởi vì bà đã thực sự tiếp nhận Ngài. Ngài bày tỏ chính Ngài là Nước Hằng Sống và nói với bà rằng hễ ai uống Nước Hằng Sống nầy sẽ không bao giờ còn khát nữa.
Chúa bảo rằng Nước Hằng Sống mà bà đang uống đây sẽ trở thành mạch nước từ trong bà phun ra khiến nhiều người khác cũng đến để uống nữa. Điều nầy đã được ứng nghiệm khi người phụ nữ nầy thực sự được tái sinh, bà liền đi rao báo cho nhiều người Samari khác nghe về Đấng Christ. Bà khám phá ra hai từng trải lớn nhất trong cuộc sống: bạn cần phải được tái sinh, và bạn sẽ trở thành ống dẫn sự sống để qua đó nhiều người khác cũng sẽ được tái sinh.
Hãy suy nghĩ về những câu trả lời cho ba câu hỏi trong 4 chương đầu của sách Phúc âm nầy.Chúa Jêsus là ai? Ngài là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời, Đấng đã trở nên xác thịt sống giữa chúng ta và nhờ Ngài chúng ta mới có thể được sinh lại. Ngài là Đấng có khả năng biến nước thành rượu. Ngài là Chúa Cứu Thế, niềm hy vọng duy nhất của chúng ta. Ngài là Nước Hằng Sống làm thoả cơn khát cho đời sống chúng ta, và trở thành mạch nước sống phun ra từ trong chúng ta để từ đó nhiều người khác cũng có thể đến uống và được tái sinh.
Đức tin là gì? Đức tin là đáp lại một cách đúng đắn với những lời Chúa Jêsus đã tuyên bố về Ngài. Đức tin là “Đến để xem nơi Ngài ở và cách Ngài sống thế nào”. Đức tin là nghe và vâng theo Lời Đức Chúa Trời. Đức tin thì đơn giản như việc uống nước mà bạn tin rằng nước đó sẽ làm cho bạn đã khát.
Còn sự sống là gì? Sự sống là sự sinh lại. Sự sống là điều làm cho nước của bạn hoá thành rượu. Sự sống là sự nhìn thấy và bước vào vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Sự sống giống như là bạn uống nước Hằng Sống là nước làm thoả cơn khát của đời sống bạn, và nước ấy cũng sẽ trở thành mạch nước cho người khác được thoả mãn cơn khát thuộc linh
của đời sống họ.
Những Lời Tuyên Bố Của Đấng Christ:
Bốn chương kế tiếp của Phúc âm nầy ký thuật về một cuộc đối thọai rất lâu và căng thẳng giữa Chúa Jêsus với các lãnh đạo tôn giáo. Cuộc đối thọai nầy bị gián đoạn và thay đổi bởi nơi chốn và thời điểm khác nhau, nhưng nó vẫn được tiếp tục cho đến khi có một số lãnh đạo tôn giáo tin nhận Ngài và một số khác thì lại cố ném đá Ngài vì họ cho rằng Ngài phạm thượng – bởi vì Ngài tuyên bố Ngài bằng Đức Chúa Trời và cũng thật sự là Đức Chúa Trời. Rõ ràng Chúa Jêsus muốn cuộc chạm trán nầy xảy ra. Ngài xác chứng những gì Ngài đã nghe với các lãnh đạo tôn giáo đó qua việc cố tình vi phạm Luật ngày Sabát.
Ngài đã chữa lành cho một người nọ trong ngày Sabát tại ao Bêtếtđa, là nơi rất gần Đền thờ. Ngài ra lịnh cho người đàn ông đó đứng lên xếp giường mình lại vác đi đến trước Đền thờ. Đây là việc phạm vào Luật ngày Sabát là không được mang vác nặng trong ngày ấy. Sự chữa lành nầy là chất xúc tác khiến cho cuộc đối thoại thù địch đó lại tiếp tục cho đến hết chương 8.
Sự chữa lành cho người đàn ông nầy tiếp tục trở thành hình ảnh điển hình về những người được tái sinh mà Giăng đã ghi lại, đó là người đã thực sự tiếp nhận Chúa Jêsus. Trong trường hợp nầy, mặc dầu có vô số bịnh nhân, nhưng Chúa Jêsus chỉ chữa lành cho một người mà thôi. Ngài đã chữa lành cho con người đặc biệt nầy bởi vì anh ta đã từ bỏ cái hồ nước cùng với niềm tin mê tín về quyền năng chữa lành của cái hồ kia. Trong câu chuyện nầy, đức tin trở thành là vấn đề từ bỏ mọi điều mà chúng không làm cho chúng ta trở nên tốt được.
Khi cuộc đối thọai bắt đầu, Chúa Jêsus đưa ra những lời tuyên bố khiến Ngài trở nên khác thường: Ngài tuyên bố Đức Chúa Trời đã trao mọi quyền phán xét cho Ngài. Ngài tuyên bố quả quyết rằng Ngài có thể làm được những gì Đức Chúa Trời làm. Nếu chúng ta có sẵn một cuốn sổ tay và ghi xuống tất cả những lời tuyên bố nầy của Chúa Jêsus, thì chúng ta sẽ thấy rằng Ngài để cho chúng ta có quyền chọn lựa giống như mấy người kia, hoặc tin nhận Ngài hoặc ném đá xua đuổi Ngài ra khỏi đời sống chúng ta mãi mãi. Theo lời của một tác giả người Anh nọ, hoặc chúng ta sẽ cho Ngài là một người nói dối hay là một kẻ điên, hoặc chúng ta phải gọi Ngài là Cứu Chúa để rồi chúng ta thờ phượng và bước theo Ngài. Sau khi làm cho những nhà lãnh đạo tôn giáo ở đó kinh ngạc vì những lời xác nhận của Chúa Jêsus, Ngài bảo họ rằng họ không hề thiếu chứng cớ để có thể tin những lời xác nhận ấy. Biết họ hết lòng tôn kính Môise, nên Chúa Jêsus khẳng định với họ rằng chính Môise đã viết về Ngài. Họ sẽ không thể phủ nhận Giăng Báptít là đấng tiên tri. Do đó, Chúa Jêsus đã trích dẫn những lời xác nhận của Giăng nói về Ngài. Ngài trích dẫn Lời Đức Chúa Cha đã phán lúc Ngài chịu phép báptem như là một chứng thực về những lời tuyên bố của Ngài.Ngài cũng đưa cho chúng ta những câu nền tảng của toàn bộ Kinh thánh khi Ngài nói với họ rằng cả Kinh thánh đều làm chứng về Ngài và xác thực những lời tuyên bố của Ngài (5:39 40)
Trong chương 6, sau khi Ngài làm phép lạ hoá bánh cho 5000 người ăn thì Ngài đã giảng một bài giảng khó hiểu nhưng sâu sắc vô cùng. Bài giảng Bánh Sự Sống thực sự là công việc đầy ý nghĩa. Ngài bắt đầu cuộc đối thoại ấy bằng việc nói chuyện với các chức sắc tôn giáo là những người đang làm công việc vô ích. Họ hỏi Ngài thường làm gì cả ngày, Ngài liền nói cho họ biết về công việc của Ngài.
Thực chất, Ngài nói rằng Ngài phán những lời Thần Linh và sự sống, là những lời mà Đức Chúa Trời bảo Ngài phán. Khi người nào tích cực đáp ứng những lời nầy, thì họ sẽ khám phá ra Ngài chính là Bánh Sự Sống, Đấng đến từ trời.
Trong chương 4, Ngài là Nước Hằng Sống, còn trong chương nầy, Ngài là Bánh Hằng Sống.Có nhiều người tự xưng là môn đồ đã từ chối không tiếp tục đi theo Ngài nữa sau khi họ nghe bài giảng nầy, bởi vì Ngài nói rằng họ “phải ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài” thì mới nhận lãnh được sự sống đời đời, và việc nầy có thể được thực hiện nhờ vào Bánh Hằng Sống mà Ngài đã tuyên bố. Tại đây, Phierơ đã đưa ra cho chúng ta câu trả lời rất hay cho câu hỏi “Đức tin là gì?” Khi Chúa Jêsus hỏi Phierơ có phải ông cũng sẽ lìa bỏ Ngài chăng, cho dầu chưa hiểu hết được nhưng ông nói tin Ngài. Hãy như Phierơ, chúng ta nên tin Chúa Jêsus và bước theo Ngài ngay cả khi chúng ta chưa hiểu.
Chúa Jêsus thực sự muốn dạy rằng việc ăn và uống là những minh họa cho đức tin. Bạn tin ly nước kia sẽ làm cho bạn hết khát và cứu sống bạn. Bạn bày tỏ niềm tin đó của mình khi bạn uống ly nước ấy. Bạn tin bánh sẽ làm cho bạn no, vì vậy bạn ăn bánh đó. Theo Chúa Jêsus, đức tin là ăn và uống.
Ăn thịt Ngài có nghĩa là tin vào mọi điều Ngài dạy dỗ và làm gương khi Ngôi Lời đã trở nên xác thịt. Uống huyết Ngài có nghĩa là tin vào ý nghĩa sự chết của Ngài trên thập tự giá rằng Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời khi Ngài bị treo lên trên đó. Về phương diện tiệc thánh và thập tự giá tiêu biểu cho điều nó muốn nói đến xem ra còn dễ hiểu hơn nhiều so với ẩn dụ rất khó hiểu nầy. Các sứ đồ và môn đồ lúc đó đều không thể hiểu được điều nầy.
Trong chương 7, Ngài khẳng định sự dạy dỗ của Ngài cũng chính là sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Khi lời tuyên bố nầy bị chất vấn thì Ngài đã cho chúng ta một câu trả lời khác để giải đáp cho câu hỏi đức tin là gì. Ngài bảo những ai đến nghe sự dạy dỗ của Ngài với ý muốn làm theo thì sẽ nhận biết sự dạy dỗ của Ngài cũng là sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời (7:17). Theo tri thức của đời nầy là “Tôi hiểu thì tôi mới làm!” Tức là, có hiểu biết thì mới dẫn đến hành động. Còn theo Chúa Jêsus thì hành động sẽ dẫn đến sự hiểu biết.
Chương 8 đã đưa cuộc đối thoại đến hồi gay cấn. Chúa Jêsus giảng một cách hùng hồn khi bảo những chức sắc tôn giáo kia là con cái của ma quỷ và họ hiện đang ở trong sự trói buộc của ma quỷ là cha của họ. Ngài nói họ là những nô lệ của tội lỗi và họ sẽ chết trong tội lỗi mình nếu họ không chịu tin Ngài. Ngài tuyên bố Ngài đã đến từ trời, còn họ đến từ địa ngục, và họ sẽ phải xuống địa ngục nếu họ không tin.
Khi Ngài kết thúc bài giảng đầy khâm phục nầy, có nhiều người trong số các lãnh đạo tôn giáo tin Ngài (8:30-36). Để đáp lại sự xưng nhận đức tin của họ, Ngài đã trình bày 3 giai đoạn của sự tái sinh.
Bước thứ nhất để được tái sinh là tin. Ngài bảo những người đã tin nhận Ngài hãy tiếp tục tin Lời Ngài và trở thành môn đồ thật của Ngài. Ngài giải thích giai đoạn thứ hai là tiếp tục tin Lời Ngài và trở nên môn đồ thật của Ngài.
Sau đó Ngài mô tả giai đoạn ba khi hứa rằng họ sẽ kinh nghiệm được sự tự do thật. Giai đoạn ba là tiếp tục tin Lời Chúa sẽ dẫn họ đến sự hiểu biết về mối tương giao với Đấng Lẽ Thật. Ngài hứa rằng nếu Con buông tha họ thì họ sẽ thật được tự do. Theo lời hứa của Chúa Jêsus, giai đoạn ba của sự tái sinh giống như việc ra khỏi tù vậy (8:30-36).
Lời tuyên xưng cuối cùng của Ngài trong cuộc đối thoại nầy là khi những người Do Thái kia không tin nên tố cáo Ngài vì đã dám ngụ ý rằng Ngài biết Ápraham từ trước. Ngài đáp: “Trước khi chưa có Ápraham, đã có Ta!” Đó là khi một số trong bọn họ cố tình ném đá Ngài. Hãy suy ngẫm tất cả những lời tuyên bố nầy của Chúa Jêsus và sau đó, trong tinh thần cầu nguyện, hãy trả lời câu hỏi mà đã có lần Chúa hỏi các sứ đồ của Ngài: “Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” (Mathiơ 16:15).
Chương 9 bắt đầu với một phép lạ về sự chữa lành tiếp theo sau bài giảng mạnh mẽ khác của Chúa Jêsus. Các diễn giả ngày nay thường thì họ trình bày về lẽ thật mà họ muốn giảng trước, rồi sau đó mới minh họa cho lẽ thật ấy. Tương tự như tiên tri Giêrêmi và Êxêchiên là những diễn giả đã bắt đầu bài giảng của mình bằng những hành động biểu tượng,hoặc kịch câm để thu hút sự chú ý của thính giả, Chúa Jêsus đã nói trước các bài giảng của Ngài về Nước Hằng Sống, Bánh của Sự Sống, và Sự Sáng của thế gian, kèm theo những sự kiện minh họa cho sứ điệp mà Ngài sắp giảng.
Sau khi chữa lành cho một người đàn ông 40 tuổi đã bị mù bẩm sinh, Chúa Jêsus giảng rằng Ngài là Sự Sáng của thế gian. Ngài tuyên bố Ngài là Sự Sáng đặc biệt có thể chỉ ra sự mù lòa cho những ai bị đui mù thực lòng muốn nhìn thấy, và Ngài sẽ ban ánh sáng cho người nào nhận biết mình bị mù.
Có một số công nhân mỏ than bị mắc kẹt trong hầm mỏ suốt ba ngày đêm vì xảy ra một vụ nổ làm sập hầm, nhưng cuối cũng họ đã được cứu sống. Khi một trong số các thợ mỏ đó hỏi những người cứu hộ tại sao lại không mang theo đèn, lúc ấy cả mấy người thợ mỏ lẫn các nhân viên cứu hộ mới vỡ lẽ ra anh ta đã bị mù do vụ nổ gây nên. Anh đã bị mù suốt ba ngày qua, thế nhưng anh ta đã không biết mình bị mù mãi cho đến khi các nhân viên cứu hộ đến giải cứu, là những người thực sự có mang theo đèn. Chúa Jêsus tuyên bố rằng Ngài là loại Sự Sáng đó – Sự Sáng của thế gian, đã đem đến ánh sáng cho người mù tâm linh và chỉ ra sự đui mù của những ai không nhận biết mình bị mù lòa.
Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu ra được điều Ngài đang nói, họ liền hỏi Ngài có phải Ngài bảo họ là những kẻ mù thuộc linh chăng. Ngài trả lời nếu họ bị mù thì hẳn họ đã không phạm tội. Nhưng bởi vì họ tự hào cho mình là người thấy, nên họ không khỏi phạm tội. Theo ý nghĩa thần học, chúng ta có kết luận là không thấy thì không phạm tội, còn theo Chúa Jêsus thì chối bỏ Sự Sáng chính là phạm tội (9: 40-41; 15: 22).
Chương 10 giống như là chương nối tiếp Thi thiên về Đấng Chăn Chiên của Đavít. Chúa Jêsus tuyên bố thật rõ rằng Ngài là Đấng Chăn Chiên Hiền Lành mà Đavít đã viết trong Thi Thiên ấy. Ngài dùng nhiều ẩn dụ để tuyên bố rằng Ngài đang dẫn những người Do Thái cuồng tín kia đi ra khỏi tôn giáo xưa cũ để theo Ngài đến với sự cứu rỗi. Điều nầy đã được ứng dụng theo nghĩa đen đối với người mù mà Chúa đã chữa lành cho, là người bị đuổi ra khỏi Nhà hội vì đã xưng nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa của mình.
Chương 11 là chương nói về sự sống lại kỳ diệu trong Phúc âm Giăng. Đây là câu chuyện rất thú vị cho thấy Chúa Jêsus đã cho phép ba người được kinh nghiệm về hai vấn đề nan
giải nhất trong cuộc sống là bệnh tật và sự chết chóc, bởi vì Ngài vô cùng yêu thương họ. Ngài muốn họ học được rằng Ngài chính là Sự Phục Sinh (đắc thắng sự chết), và là chìa khoá
để khám phá ra sự sống đời đời. Họ kinh nghiệm được bài học nầy qua sự chết của Laxarơ, là người tin và sống trong sự liên hiệp với Đấng Christ nên không hề chết (11: 25-26). Câu chuyện phép lạ kỳ diệu nầy đã mang một luồng sinh khí mới và sự sống đời đời đến với hàng triệu người nghe giảng về câu chuyện nầy trải qua nhiều thế kỷ của lịch sử Hội thánh.
Chương 12 phân chia Phúc âm Giăng thành hai phần. Gần một nửa số chương của sách bao gồm nội dung chính nói về 33 năm đầu đời của Đấng Christ, nửa phần còn lại trong Phúc âm nói về tuần lễ cuối cùng của cuộc đời Ngài trên đất.
Qua Phúc âm nầy, chúng ta đọc thấy cụm từ “Thì giờ của Ngài chưa đến”. Trong chương nầy, chúng ta nghe Chúa Jêsus cầu nguyện: “Lạy Cha! Thì giờ đã đến rồi. Con sẽ nói gì đây? Xin cứu Con ra khỏi thì giờ nầy ư? Nhưng vì thì giờ đã định nầy mà Con đến thế gian. Cha ơi! Con xin làm sáng danh Cha!” Bấy giờ có tiếng từ trời phán rằng: “Ta đã làm sáng danh Ta qua cuộc đời của Con rồi, và Ta sẽ còn làm cho sáng danh nữa! ”
Kế đó, Chúa Jêsus lui về ẩn mình tại một phòng cao cùng với 12 sứ đồ. Ngài làm cái điều mà tôi gọi là “Cuộc triệu hồi cuối cùng của Cơ Đốc nhân”. Ngài đã bắt đầu nhiệm mạng của Ngài với “Cuộc triệu hồi đầu tiên” khi Ngài Giảng Bài Giảng Trên Núi. Đó là nơi Ngài đã chiêu mộ các sứ đồ. Ngài dạy dỗ, chỉ dẫn và huấn luyện họ suốt trong 3 năm. Lần cuối cùng của Ngài ở với họ chính là “bài tốt nghiệp”của họ sau 3 năm học “thần học” nầy.
Trong phần nầy, Chúa Jêsus giảng bài giảng dài nhất được gọi là “Bài Giảng Trên Phòng Cao”. Nó được ghi lại từ chương 13 đến hết chương 16 của Phúc âm nầy. Chương 17 là lời cầu nguyện đặc biệt của Chúa Jêsus cho các sứ đồ, và cho những người sẽ tin Chúa qua họ, kể cả bạn và tôi.
Bài giảng nầy thực sự chỉ là một cuộc chuyện trò thân mật giữa Chúa Jêsus với các sứ đồ. Họ hỏi Ngài về những thắc mắc của họ, và qua bài giảng nầy nhiều câu hỏi của họ cũng đã được giải đáp. Trong chương 13, chúng ta đọc thấy Ngài bắt đầu bài giảng bằng một hành động biểu tượng là Ngài rửa chân cho họ. Luca nói cho chúng ta biết tại phòng cao đó,
các sứ đồ đã tranh cãi với nhau về việc ai sẽ là lớn hơn hết trong Nước Trời mà họ tin rằng Ngài sắp thiết lập (Luca 22: 24-30). Thật là ấn tượng khi Ngài là Thầy và cũng là Chúa của
họ đóng vai trò của một người đầy tớ đi rửa chân cho họ.
Khi rửa chân cho các môn đồ xong, Chúa Jêsus hỏi: “Các ngươi có hiểu điều Ta đã làm cho các ngươi chăng?” (13:12) Câu hỏi đã được giải đáp trong Giăng 13:1 là: “Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian thì cứ yêu cho đến cuối cùng”. Ngài đưa ra ứng dụng: “Vì Ta đã làm gương cho các ngươi. Nếu Ta rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân cho nhau.”Sau đó, Ngài thực sự trả lời cho câu hỏi nầy và đưa ra ứng dụng sống động khi Ngài dạy: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau. Như Ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.” (13: 34-35)
Trong ba năm sống với Chúa Jêsus, các sứ đồ đã được Ngài yêu thương bày tỏ qua nhiều cách mà trước đây họ chưa bao giờ có được. Tất cả họ đang ở trên phòng cao đó bởi vì Chúa đã yêu thương họ và họ cũng đang cố gắng làm điều gì tốt nhất để đáp lại tình yêu thương ấy. Họ cùng nhau lập một kết ước với Đấng Christ vì đây là lần cuối cùng họ ở với Ngài trước khi Ngài chịu chết. Điều răn mới nầy thách thức họ lập một giao ước mới và một cam kết mới – một cam kết với những người khác. Điều răn mới nầy cũng đã tạo ra một cộng đồng mới, và nó đã trở thành Hội thánh Chúa. Ngài muốn cộng đồng mới nầy là cộng đồng bao gồm những người biết sống yêu thương nhau – một cộng đoàn yêu thương.
Trong chương 14, Chúa Jêsus đã giảng trước một bài giảng cho “Tang lễ” của Ngài trước khi Ngài chết. Ngài bảo các sứ đồ Ngài sẽ lìa xa họ (nghĩa là Ngài sắp phải chịu chết),nhưng lòng họ chớ có bối rối vì Ngài đang chuẩn bị cho họ một nơi ở. Họ cũng đừng nên bối rối bởi vì sẽ có một Đấng khác đến an ủi họ. Và nhờ Đấng Yên ủi nầy, họ sẽ luôn có sự bình an siêu nhiên trong lòng, như điều Chúa đã nói với họ là “Sự bình an của ta”.
Ngài cũng an ủi họ bằng cách nói với họ rằng mối tương giao của họ với Ngài thậm chí sẽ càng trở nên mật thiết hơn sau khi Ngài chết. Ngài bảo họ chìa khoá để khám phá ra mối tương giao đó là hãy vâng lời Ngài và sự dạy dỗ của Ngài, Đức Thánh Linh sẽ ban phước cho sự vâng lời đó bằng cách tạo ra mối tương giao mật thiết giữa họ và Chúa Cứu thế phục sinh. Chìa khoá để khám phá ra lời Chúa và các công việc Ngài chính là ở trong sự tương giao mật thiết của Ngài với Đức Chúa Cha, còn chìa khoá để khám phá ra lời nói và việc làm của họ là ở trong mối tương giao mật thiết của họ với Ngài qua Đấng Yên ủi,tức là Đức Thánh Linh (10:30; 14:22-23).
Sau khi dạy dỗ những điều nầy nơi Phòng Cao, Ngài dẫn các sứ đồ đi vào một khu vườn và có lời động viên để cấp văn bằng tốt nghiệp cho họ. Ngài kéo xuống một dây nho có nhiều nhánh đang trĩu quả. Ngài dùng nó để minh họa cho ẩn dụ có ý nghĩa rất thâm thuý trong bài học mà Ngài vừa dạy họ nơi Phòng Cao. Ngài chỉ ra cho họ thấy lẽ thật qua hình ảnh những nhánh nho đang ra lắm trái bởi vì chúng được gắn liền với dây nho, sau đó Ngài khích lệ họ hãy cứ ở trong mối liên hệ với Ngài, và Ngài hứa rằng nếu họ làm đúng như vậy thì họ sẽ được kết quả.
Kế tiếp, Ngài cho họ biết sáu lý do tại sao họ cần phải kết quả. Họ phải kết quả vì đó là cách họ cho thế gian nầy biết họ là môn đồ của Ngài. Họ phải kết quả vì qua đó họ mới làm sáng danh Đức Chúa Trời, điều nầy sẽ đem đến cho họ niềm vui lớn, Ngài đã chọn và chỉ định họ phải có kết quả, Ngài ra lịnh họ phải kết quả, và họ bắt buộc phải kết quả bởi vì Ngài không còn cách nào khác để đến với thế gian nầy ngoại trừ qua họ (15:1-6).
Có một bài thơ mô tả hình ảnh Chúa Jêsus ngự trên đám mây sau khi Ngài chịu chết và đã sống lại. Ngài đang đàm luận với các thiên sứ về cuộc đời và công việc Ngài, kể cả kế hoạch đến với thế gian qua các sứ đồ của Ngài. Một trong số các thiên sứ hỏi Ngài sẽ làm gì nếu như các sứ đồ không dắt đem thế giới nầy về cho Ngài? Ngài đáp: “Vậy thì Ta chẳng còn kế hoạch nào khác!”Lý do cuối cùng tại sao các sứ đồ của Ngài phải kết quả là vì Ngài là Cây Nho và họ chỉ là những nhánh của Cây Nho ấy. Ẩn dụ nầy là một sự khích lệ để kết quả, là lời động viên để cấp văn bằng của Ngài dành cho các sứ đồ, và bày tỏ Đấng Christ là Đấng hôm qua ngày nay không hề thay đổi: vẫn chính là Cây Nho đang trông chờ các nhánh nho.Trong chương 16, Chúa Jêsus hứa sẽ phái Đức Thánh Linh mà Chúa gọi là Đấng Yên ủi đến với họ. Ngài nói về bản tính và nhiệm vụ của Đức Thánh Linh khi đến cùng họ. Nội dung chương nầy đã hoàn toàn được ứng nghiệm trong ngày lễ Ngũ tuần.
Trong chương 17, Chúa Jêsus đã cầu nguyện cho các sứ đồ với lời cầu nguyện thật sâu sắc và đầy cảm động. Xuyên suốt Phúc âm Giăng, Chúa Jêsus luôn đề cập đến những công việc mà Ngài phải hoàn thành. Khi suy gẫm về lời cầu nguyện nầy, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng các sứ đồ là những người làm những công việc trọng đại nhất cho Ngài. Trong phần đầu của lời cầu nguyện nầy, Ngài đã cầu nguyện cho công việc của chính Ngài và Ngài tuyên bố rằng Ngài đã làm vinh hiển Cha qua việc Ngài đã hoàn tất công tác mà Cha đã giao cho Ngài.
Kế tiếp, Ngài cầu nguyện cho công việc của các sứ đồ là những người Ngài đã đầu tư rất nhiều trong suốt ba năm thi hành chức vụ của Ngài. Phần cuối cùng trong lời cầu nguyện nầy là sự cầu xin cho những người sẽ tin đến Tin lành qua các sứ đồ. Có nghĩa là Ngài đang cầu nguyện cho Hội thánh Ngài. Ngài cầu nguyện cho chúng ta sẽ sống hiệp một thiêng liêng với Ngài và với nhau để qua đó thế gian sẽ nhận biết và tin rằng Đức Chúa Cha luôn yêu thương họ cũng như Ngài đã yêu thương Con Ngài vậy.
Khi đọc thêm một số câu ở chương 20 bạn sẽ gặp khái niệm nầy trong lời cầu nguyện thật cảm động của Ngài, chúng ta sẽ có sự giải thích của Giăng về Đại Mạng lịnh (20:21). Đến phần kết thúc, Ngài không thể cầu xin Cha đem các sứ đồ hay Hội thánh của Ngài ra khỏi thế gian, bởi vì Ngài đã sai chúng ta vào trong thế gian, như Cha đã sai Ngài đến để tìm và cứu kẻ lạc mất (17:18).
Chương Kết
Hầu hết các học giả đều cho rằng Phúc âm Giăng được kết thúc ở câu 31 của chương 20. Chương 21 được viết như là một phần của Phúc âm nầy thì họ lại cho đó chỉ là phần tái bút.Trong chương kết nầy, Chúa Jêsus nhắc nhở 7 trong số 12 sứ đồ – và Phierơ – rằng Ngài đã giao cho họ nhiệm vụ không phải là đi đánh cá mà là đi đánh lưới người! (21:1-14)
Các sứ đồ nầy đang để hết tâm trí vào việc đánh bắt cá suốt đêm nhưng chẳng kiếm được gì. Từ bờ biển, Chúa Jêsus sau khi sống lại đã hiện ra và trực tiếp bảo họ hãy thả lưới bên hữu thuyền. Ngay khi nhìn thấy lưới mắc đầy cá, Giăng liền nhận ra vị khách lạ đang đứng trên bờ kia chính là Chúa.
Một lần khác Chúa Jêsus sau phục sinh đã hiện ra với các môn đồ vốn từng biết và yêu mến Ngài nhưng họ lại chẳng nhận ra Ngài (Luca 24:30-31). Chính việc đánh bắt cá lạ lùng nầy đã khiến họ biết rằng vị khách lạ trên bờ kia chính là Chúa của họ. Khi Phierơ nhận ra đó là Chúa, ông liền nhảy xuống nước bơi vào bờ. Chúa của họ đã dành cho họ một bữa điểm tâm gồm cá và bánh do chính Ngài sửa soạn.
Trong lúc nầy, Chúa Jêsus có một cuộc trò chuyện với Phierơ đầy lý thú, Ngài đang dạy dỗ cho con người nầy để trở thành vị lãnh đạo đầu tiên của Hội thánh, có hơn 3 bài học sống động nói về việc đánh lưới người tương tự những bài học chúng ta đã suy gẫm khi xem xét cuộc gặp gỡ của Ngài với Phierơ mà Luca đã ký thuật (Luca 5:1-11). Chúng ta có thể nói rằng trong cuộc trò chuyện nầy, Chúa Jêsus đang dấy lên một nhân vật quan trọng từ một con người tầm thường(21:15-17).
Kể từ ngày gặp nhau ấy, Chúa Jêsus đã lần lượt dạy Phierơ 3 bài học: ông là một kẻ tầm thường, ông sẽ là một nhân vật vĩ đại, và điều Chúa Jêsus có thể làm cho một nhân vật vĩ đại đã nhận biết mình vốn là kẻ vô dụng. Phierơ học được bài học thứ nhất kể từ lần đầu ông gặp Chúa Jêsus cho đến khi ông bước ra ngoài bóng tối và khóc lóc đắng cay, bởi vì ông đã chối Chúa của mình ba lần.
Trong thì giờ tâm tình nầy, Chúa Jêsus đang chú tâm dạy Phierơ bài học thứ hai: rằng ông sẽ là một nhân vật vĩ đại. Trong ngày lễ Ngũ tuần, Phierơ, Hội thánh, và cả thế gian học được bài học thứ ba, đó là điều mà Đấng Christ hằng sống đã phục sinh có thể làm cho một nhân vật vĩ đại đã nhận biết mình là kẻ chẳng ra gì.
Bảy người có mặt tại đó vào sáng hôm ấy, là những người đã từng có mặt tại Phòng Cao, khi Phierơ khoe là ông yêu Chúa nhiều hơn họ. Trong sự hiện diện của 7 người nầy, Chúa Jêsus bước vào cuộc đối thoại một cách sâu sắc với Phierơ. Có nhiều cách diễn giải về ý nghĩa sâu sắc của các câu hỏi và những câu trả lời mà Chúa Jêsus và Phierơ đã trao đổi trong cuộc trò chyện nầy. Rất có thể Chúa Jêsus hỏi Phierơ có phải ông thực lòng yêu Chúa nhiều hơn những người đã cùng ăn sáng với Ngài và ông tại bờ biển ấy chăng.
Còn một cách hiểu khác nữa là Chúa hỏi Phierơ rằng có phải ông yêu Chúa hơn yêu những con cá mà ông vừa đánh bắt được không. Điều nầy liên quan đến chính nghề đánh cá nữa. Trong cuộc nói chuyện kỳ trước của Phierơ và Chúa Jêsus, chúng ta học được rằng Chúa có giao cho Phierơ nhiệm mạng “hãy đi đánh lưới người”, vậy mà bây giờ ông ta lại quay về để đánh bắt cá (Luca 5:1-11).
Để hiểu rõ những lời mạnh mẽ đầy cảm xúc mà Chúa Jêsus và Phierơ đã trao đổi với nhau, trước hết chúng ta phải hiểu được ngôn ngữ trong cuộc đối thọai được tường thuật cho chúng ta, ý nghĩa của những từ nói về sự yêu thương mà họ đã nói với nhau. Ví dụ như, khi Chúa Jêsus hỏi Phierơ trước sự chứng kiến của 7 người kia rằng, có phải tình yêu ông dành cho Chúa lớn hơn tình yêu của mấy người nầy dành cho Ngài chăng, thì Chúa đã dùng từ trong tiếng Hylạp là “Agape”.
Điều nầy có nghĩa là Chúa Jêsus đã hỏi Phierơ có phải tình yêu ông dành cho Chúa là tình yêu hoàn toàn hết lòng và vô điều kiện không (I Côr 13: 4-7). Khi Phierơ trả lời rằng ông yêu Chúa, thì ông đã dùng từ “phileo” trong tiếng Hy lạp. Điều nầy có nghĩa là Phierơ đã xưng nhận tình yêu của ông dành cho Chúa Jêsus chỉ là tình bằng hữu bình thường thôi.
Chúa Jêsus hỏi Phierơ lần thứ hai ông có thật lòng yêu Chúa chăng. Một lần nữa Chúa lại dùng từ “agape”. Nhưng, lần nầy Ngài không hỏi Phierơ rằng có phải tình yêu ông dành cho Chúa lớn hơn so với tình yêu của 7 sứ đồ kia đối với Ngài hay không. Trong câu đáp lại lần thứ hai nầy, Phierơ vẫn dùng từ “phileo”. Lại một lần nữa Phierơ thừa nhận tình yêu của mình đối với Chúa chỉ là thứ tình yêu bằng hữu.
Đến lần thứ ba, Chúa Jêsus hỏi Phierơ ông có yêu Chúa không, chỉ có duy nhất lần nầy Ngài mới dùng từ “phileo”. Lúc bấy giờ ý Chúa muốn hỏi Phierơ rằng có phải tình yêu ông dành cho Chúa chỉ là tình bằng hữu thôi sao. Phierơ cảm thấy rất tự ái nên đáp: “Lạy Chúa! Chúa biết hết mọi việc. Chúa biết rằng tôi yêu Chúa!”, và trong lần đáp thứ ba nầy, Phierơ lại dùng tiếng Hy lạp “phileo”. Có lẽ Phierơ như đang nói với Chúa Jêsus thế nầy: “Chúa biết dù gì đi nữa ít nhất tôi cũng là bạn của Chúa mà!”
Suy ngẫm những từ Hylạp nầy chúng ta biết được rằng Phierơ là một con người tan vỡ. Lúc nầy ông không còn khoác lác như hồi còn ở tại phòng cao nữa. Bây giờ ông đang xưng tội và đang nếm trải hai Phước lành đầu tiên: Ông đang than khóc bởi vì ông nhận biết mình là người nghèo khó về tâm linh.
Cuộc trò chuyện giữa Chúa Jêsus và Phierơ thực sự gây xúc động khi chúng ta nhận biết rằng mỗi lần Phierơ xưng nhận tình yêu hèn mọn của mình dành cho Chúa, thì Ngài đã đáp lại sự xưng nhận đơn sơ của ông bằng việc giao phó nhiệm vụ cho ông là hãy nuôi dưỡng và chăn bầy chiên Ngài. Đấng Chăn chiên vĩ đại đã nói rõ ràng rằng Ngài muốn chọn một người từng kinh nghiệm thất bại sẽ là người nuôi dưỡng và chăm sóc chăn bầy chiên cho Ngài. Hiển nhiên Chúa không hề muốn chọn một người hoàn hảo để làm người chăn bầy cho Ngài vì họ sẽ không nhạy cảm và không thể đáp ứng thực tế trước những nhu cầu của bầy chiên Ngài.Tại sao Đấng phục sinh đã tuôn đổ quyền năng phi thường trong ngày lễ Ngũ tuần qua Phierơ? Khi hiểu được những động cơ của cuộc nói chuyện tại bờ biển sáng hôm đó, chúng ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi trên. Hơn bất cứ các sứ đồ nào khác, Phierơ học được điều Đấng Christ có thể làm qua một nhân vật quan trọng đã nhận biết mình là một con người hèn
mọn.
Tại đây, Chúa Jêsus còn dạy một bài học quan trọng về ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống của một sứ đồ (21:18-23). Phierơ thường khoe khoang là sẽ chết với Chúa Jêsus. Trong chương kết của Phúc âm nầy, chúng ta đọc thấy rằng Chúa Jêsus sau khi sống lại đã quyết định nói cho Phierơ biết ông sẽ phải chịu chết cách nào. Nếu lời truyền khẩu chính xác, thì điều nầy có nghĩa là Chúa Jêsus bảo Phierơ rằng ông có đặc ân là sẽ bị đóng đinh ngược lại với Chúa của mình.Lúc nghe điều nầy, Phierơ vẫn biểu lộ cá tính của mình khi đưa tay chỉ vào Giăng, là đồng nghiệp của ông, và hỏi Chúa Jêsus: “Còn người nầy thì sao? Ý Ngài muốn người nầy sống chết như thế nào?” Chúa Jêsus đáp lời Phierơ rằng ý của Ngài về việc sống chết của Giăng thì không có can hệ gì đến ông cả. Lời của Chúa chúng ta dành cho ông là: “Còn ngươi? Hãy theo Ta!”
Trong sự Quan phòng của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta ai nấy đều đã được Chúa định cho mỗi người một vẻ không ai giống ai trên đất nầy. Chúng ta sẽ tìm thấy được chính mình qua sự cứu rỗi của chúng ta. Tại sao chúng ta cần phải khát khao tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống chúng ta, là điều sẽ làm cho chúng ta trở nên phân biệt với mọi người khác trong thế gian nầy, bằng cách so sánh chính chúng ta với ý muốn Ngài trên đời sống của những tín hữu khác?” Trong lần xuất hiện sau phục sinh nầy, Chúa Jêsus nhắc nhở các sứ đồ một cách rõ ràng rằng họ đã được Chúa của họ giao thác nhiệm vụ là hãy ra đi cứu vớt đồng loại. Ngài cũng khích lệ họ hãy chăn dắt và nuôi dưỡng những con chiên lạc mất, là những người họ sẽ tìm kiếm được qua mùa gặt lớn sắp đến.
Trong cuộc tâm tình với Phierơ, Chúa Jêsus thách thức các sứ đồ hãy khám phá ý muốn Ngài trên mỗi đời sống cá nhân của họ rằng Ngài muốn họ đóng vai trò đặc biệt trong chức vụ thu hoạch và chăm sóc, là việc mà họ sẽ bắt đầu vào ngày lễ Ngũ tuần – ngày Hội thánh được khai sinh.
Chương cuối nầy của Phúc âm Giăng giống như một bản nhạc giao hưởng gồm 3 phần. Phần thứ nhất là phần Chúa Jêsus thách thức các sứ đồ hãy dồn tâm trí sức lực vào vụ thu hoạch lớn sắp đến, và chắc chắn sẽ đánh được một mẻ lưới khổng lồ. Phần thứ hai là Ngài thách thức Phierơ và 7 sứ đồ kia hãy đầu tư sức lực và tâm trí vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, những người chắc chắn được cứu trong mùa thu hoạch. Phần thứ ba là phần không những dành cho họ mà còn được ứng dụng cho cả bạn và tôi, rằng hãy khám phá ý muốn của Đức Chúa Trời trên từng đời sống cá nhân chúng ta là hãy vâng theo Đại Mạng Lịnh của Ngài.
Khi các tác giả của 3 sách Phúc âm đầu thuật lại sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, họ chỉ ghi mấy chữ đơn giản: “Họ đã đóng đinh Ngài”. Vì gần phân nửa sách Phúc âm Giăng đều dành để nói về tuần lễ cuối cùng của cuộc đời Chúa Jêsus, cho nên khi Ngài chết và đã sống lại từ kẻ chết, thì Phúc âm nầy trở thành bản ký thuật đầy đủ nhất về khoảnh khắc quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời Ngài. Như tôi đã có nói, hiện tôi có 6 cuốn sách nhỏ cung cấp thêm những bài bình Luận rất sâu sắc về Phúc âm Giăng thể hiện trên hơn 100 bài giảng được truyền rao qua làn sóng phát thanh. Tôi sẽ dành cho những cuốn sách nhỏ nầy sự bình luận của tôi liên quan đến cái nhìn của Giăng về sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.
Tôi xin kết thúc bài nghiên cứu khảo sát sơ lược về Phúc âm Giăng nầy với một sự thách thức. Khi bạn đọc xong Phúc âm Giăng có ý nghĩa sâu sắc nầy, hãy thể hiện lại tất cả các bức họa của bạn về Chúa Jêsus và tự hỏi: Chúa Jêsus là Ai? Đức tin là gì? Sau đó trong tinh thần cầu nguyện, hãy tự vấn chính mình, bởi đức tin bạn nhận biết được Đấng Christ sau khi bạn đã đọc sách Phúc âm nầy. Nếu bạn nhận biết Ngài bởi đức tin, bạn sẽ có sự sống đời đời, giống như nhánh nho sống được là nhờ nó gắn liền với Gốc nho, bạn cũng phải ở trong mối tương giao với Đấng Christ hằng sống, phục sinh.
Một môn đồ của Đấng Christ phục sinh, sống trong mối tương giao với Chúa, đã phản ánh những quan điểm hiện đại và tự do về Đấng Christ khi nói rằng: “Tôi tin Ngài luôn hiện hữu còn người ta thì không tin có Ngài. Ngay cả khi người ta không tin những việc Ngài đã làm, thì tôi vẫn biết rằng Ngài vẫn còn làm”. Có một con cái Chúa ở tuổi cao niên đã từng bảo: “Đấng Christ phục sinh là Đấng nói rằng Ngài luôn hiện hữu, và Ngài có thể làm được mọi sự như Ngài đã nói. Bạn là người mà Ngài nói rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì mà Ngài bảo bạn làm, bởi vì Ngài luôn hiện hữu và luôn ở cùng bạn”.
Đó là những gì Phierơ học được từ Chúa trên bờ biển vào buổi sáng hôm ấy. Tôi xin có lời cầu nguyện chân thành và tha thiết rằng bạn cũng sẽ học được những giá trị đời đời nầy khi bạn kinh nghiệm được sự sống đời đời, bởi vì bạn đã cùng tôi nghiên cứu sách Phúc âm lý thú nầy.
Nguồn tài liệu: HỘI HỢP TÁC TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THÁNH KINH