Luca l Giăng
Biên Soạn: Dick Woodwar
KHẢO CỨU PHÚC ÂM LUCA VÀ GIĂNG
Chương 1:“NHÌN CHUNG VỀ PHÚC ÂM LUCA”
Tác giả Phúc âm Luca không phải là người Do Thái và cũng không phải là một trong số mười hai sứ đồ. Ông là người Hy lạp, ông viết Phúc âm nầy để gởi cho một người Hy lạp.Các học giả tin rằng Luca đã nhờ Mari, mẹ Chúa Jêsus và Giacơ, em Ngài cùng nhiều nhân chứng khác làm nguồn tư liệu để viết Phúc âm nầy. Phaolô xem Luca là “thầy thuốc rất yêu dấu” và là bạn đồng hành của mình. Hiển nhiên, Luca đã đi cùng Phaolô để chữa trị chứng bệnh thuộc thể là “cái dằm xóc vào thịt” cho vị sứ đồ nầy (IICôrinhtô 12). Phaolô đề cập đến Luca ba lần trong các thư tín được Chúa hà hơi của ông (Côlôse 4:14; II Timôthê 4:11; Philíp 2:4).
Luca cũng là tác giả sách Công Vụ Các Sứ Đồ, là sách được ông viết để gởi cho cùng một độc giả như ở Phúc âm Luca, đó là Thêôphilơ. Vì tên nầy có nghĩa là “người yêu kính Chúa”, cho nên một số học giả cho rằng hai sách nầy cũng được gởi cho bất kỳ ai yêu kính Chúa. Trong khi đó, có nhiều học giả khác lại bảo Thêôphilơ chỉ là một quý nhân đáng kính đối với Luca mà thôi.
Tác giả Phúc âm Luca hẳn là người có trình độ học thức uyên thâm. Thiên hạ thời bấy giờ xem ông như một nhà khoa học. Ông dùng thuật ngữ y học nhiều hơn cả Hippocrates người được mệnh danh là “cha đẻ của nền y học hiện đại”. Và so với tất cả các tác giả Tân ước, kể cả Phaolô thì ông là người vận dụng ngữ pháp Hy lạp siêu đẳng nhất. Ông là một nhà văn thiên tài và là nhà sử học rất đáng tin cậy.
Khi Luca ký thuật về những cuộc hành trình truyền giáo của Phaolô, ông thường dùng các đại từ nhân xưng như “chúng ta” và “họ” xen kẽ nhau. Đọc kỹ những phân đoạn Kinh thánh trong sách Công vụ có đại từ “chúng ta”, chúng ta sẽ thấy Luca đồng hành với Phaolô trên suốt những chặng đường truyền giao đo. Phaolo viet cho ngươi Côrinhto rằng Đưc Chua Trời không gọi nhiều người được cho là khôn ngoan theo đời nầy để đến với sự cứu rỗi (ICôrinhtô 1:26-29). Ông và Luca là trường hợp ngoại lệ với quy luật ấy, là quy luật có thể được xem như là sự lý giải khác cho mối liên hệ thân thiết của họ.
Luca ghi lại tất cả hai mươi phép lạ, nhưng chỉ có sáu trong số đó được ký thuật ở Phúc âm của ông. Ông ghi lại hết thảy hai mươi ba câu chuyện ẩn dụ, riêng sách Phúc âm của ông chỉ ghi nhận mười tám ẩn dụ mà thôi.
Luca là sách Phúc âm được rất nhiều người ưa thích vì trong sách nầy Đấng Christ được mô tả như là Đấng có tình cảm rất con người, có lòng hay thương xót, rất chu đáo, và có nhân tính hoàn toàn giống với con người chúng ta. Là một thầy thuốc, chắc chắn Luca có lương tâm tốt đối với mọi người, và ông đã cho chúng ta thấy lai lịch của Chúa Cứu Thế Đấng cũng có tấm lòng đại lượng như vậy. Vì lúc nào cũng chú trọng đến phương diện giao tế của con người, cho nên Luca kể cho chúng ta nghe câu chuyện Mathê đã nổi giận bởi lẽ Mari không giúp đỡ bà ta để chuẩn bị bữa ăn chiều, trong khi Chúa Jêsus là thượng khách của họ sẽ dùng bữa (Luca 10: 8-42). Với cái nhìn chính xác của một sử gia khi quan sát những chi tiết của sự việc, cùng với tấm lòng bao dung, hay thương xót của một danh y, Luca cho chúng ta thấy ánh mắt Chúa Jêsus đã gặp ánh mắt Phierơ rất đúng lúc, khi gà cất tiếng gáy thì Phierơ vừa mới chối Chúa lần thứ ba (Luca 22: 60-61).
Qua tất cả những việc ghi nhận trong Phúc âm Luca, chúng ta thấy được tính cách con người của Chúa Jêsus. Khi xem xét tất cả, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy một diện mạo cùng hình ảnh tinh thần của Chúa Jêsus đã góp phần rất nhiều cho việc chứng thực rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời và là Con người, và hiện nay Ngài cũng đang hiện hữu. Sứ điệp của sách Phúc âm thứ ba nầy nói về nhân tính của Đấng Thần Nhân. Ở đây, điều cần nhấn mạnh rằng Con người chính là Đức Chúa Trời, Đấng đã tự đồng hóa với nhân tính của chúng ta.
Là một sử gia đáng tin cậy và là nhà văn lỗi lạc, Luca đã sắp đặt “mọi sự theo thứ tự” cho người bạn của mình là Thêôphilơ, một người nổi tiếng rất mực yêu kính Chúa mà ông rất đổi yêu mến (Luca 1:3). Trong lời giới thiệu ở cuốn sách lịch sử duy nhất đầy thần cảm của Tân ước, ông đã mô tả Phúc âm thứ ba nầy như là một bản ký thuật về “mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm và dạy từ ban đầu, cho đến ngày Ngài được cất lên trời” (Công vụ 1:1-2).
Nhà viết sử được Chúa hà hơi nầy đã kể cho chúng ta nghe về sự giáng sinh và ba mươi năm đầu đời của Chúa Jêsus nhiều hơn các trước giả Phúc âm khác. Hai chương đầu ông dành hết một trăm ba mươi hai câu cho khoảng thời gian bình lặng ấy. Phúc âm Luca là một ký thuật trình bày chính xác về những điều Chúa Jêsus đã làm và sự dạy dỗ mang tính lịch sử rất thứ tự, từ sự giáng sinh cho đến thăng thiên của Ngài. Nhiều học giả cho rằng Luca 19:10 “Bởi Con Người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất” chính là câu chìa khóa của Phúc âm nầy.
Chương 2: SUY NGHĨ VỀ SỰ GIÁNG SINH
Theo Luca thì khi Đức Chúa Trời đến chia đôi dòng lịch sử nhân loại và trở thành người, Ngài đã mời gọi một số người dự phần vào phép lạ vĩ đại của Ngài. Cho dù chỉ có vài người trong số họ, là những tấm gương đã đem lại nhiều điều dạy dỗ chúng ta.
Trinh Nữ Mari
Thiên sứ Gápriên viếng thăm Mari, một trinh nữ đã được hứa gả cho một người có tên là Giôsép. Thiên sứ công bố cho Mari nghe cùng một sứ điệp như đã nói với Xachari thầy tế lễ và cũng là cha của Giăng Báptít – rằng, Đức Chúa Trời sắp trở thành người. Thầy tế lễ nầy không tin lời thiên sứ nói và bởi sự nghi ngờ đó, thiên sứ cho biết là ông sẽ bị câm,không nói được và không được phép nói với bất cứ ai về phép lạ vĩ đại nầy cho đến chừng nó được ứng nghiệm. Thiên sứ Gápriên bảo cho Mari biết là bà sẽ thọ thai và mang lấy Con Đức Chúa Trời trong lòng mình. Mari liền hỏi: “Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào, thì làm sao có được sự đó?”(Luca 1:34).
Mặc dù thắc mắc với thiên sứ về việc một trinh nữ như bà thì làm sao tự nhiên lại mang thai được, thế nhưng Mari không phản ứng lại bằng sự nghi ngờ như Xachari. Thầy tế lễ nầy không tin vào phép lạ làm sao có thể sinh con trong lúc vợ ông bị vô sinh, vì cả hai đều đã lớn tuổi. Mari không nghi ngờ mà chỉ tự hỏi không biết Đức Chúa Trời sẽ làm thế nào để có thể khiến nàng là một trinh nữ lại có thể sinh con được. Thật vậy, ở đây chúng ta nhận thấy Mari đã tin những lời thiên sứ nói khi Êlisabét bảo bà: “Phước cho người đã tin, vì lời Chúa truyền cho sẽ được ứng nghiệm!” (Luca 1:45).
Đức Tin Của Những Kẻ Chăn Chiên
Nhiều thiên sứ hiện đến với mấy gã chăn chiên đang thức đêm canh giữ bầy chiên của mình. Các thiên sứ báo cho họ biết Tin Mừng là Chúa Cứu Thế vừa giáng sinh (Luca 2:10-11). Chúng ta hãy đến xem Tin Mừng đã được các thiên sứ loan báo. Sau khi nhận được thông điệp nầy – tức là vào trước và sau khi chứng kiến phép lạ ấy mấy kẻ chăn chiên vội đi thuật lại cho mọi người nghe những điều mà các thiên sứ đã nói với họ.
Bạn có bao giờ tự hỏi là tại sao Đức Chúa Trời lại nói cho mấy kẻ chăn chiên biết phép lạ về Giáng Sinh đầu tiên không? Tất cả những người đã được báo cho biết về phép lạ nầy đã đóng một vai trò quan trọng và dường như Đức Chúa Trời đã báo cho họ về một điều cơ bản cần phải biết. Thầy tế lễ Xachari cùng vợ là Êlisabét – song thân của Giăng Báptít cần phải biết. Mari và Giôsép cần phải biết và tin, nhưng chúng ta đọc thấy rằng “còn Mari thì ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng” (Luca 2:19).
Trên một phương diện khác, các gã chăn chiên đã nói cho mọi người biết những gì mà họ đã thấy và nghe, trước và sau khi họ chứng kiến phép lạ vĩ đại nầy. Tại sao Đức Chúa Trời đã nhắc đến những kẻ chăn chiên trong phép lạ vĩ đại của Ngài? Bởi vì Ngài biết rằng họ sẽ tin và sẽ nói cho mọi người biết phép lạ về Chúa Cứu Thế, là Đấng Christ Đấng Mêsi đã được hứa, và cũng là Chúa.
Chúa Jêsus Lên Đền thờ Năm Mười Hai Tuổi.
Luca ngắt khoảng thời gian yên lặng và chỉ kể cho chúng ta biết về một câu chuyện ở trong ba mươi năm Chúa Jêsus đã sống, giữa thời khoảng được sinh ra cho đến lúc bắt đầu ba năm chức vụ công khai của Ngài. Đây là một sự việc bất ngờ đã xảy ra khi Ngài được mười hai tuổi. Lúc ấy, cha mẹ Ngài dẫn Ngài lên thành Giêrusalem cùng với những đoàn hành hương về dự lễ.
Trên đường về nhà, mãi ba ngày sau cha mẹ Ngài mới nhận ra Ngài không cùng về với họ. Họ hoảng hốt quay lại, theo đường cũ đến Giêrusalem tìm Ngài, và họ thấy Ngài ở trong Đền thờ, đang tranh luận với các vị lãnh đạo tôn giáo. Khi cha mẹ Ngài cho biết là họ đã hoảng hốt đi tìm Ngài ra sao thì Ngài trả lời rằng: “Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao!” (Luca 2:49).
Việc nầy khiến cho cha mẹ Chúa Jêsus trông có vẻ rất con người việc để lạc mất con mình và trở lại kiếm Ngài ở chỗ cũ nơi mà họ nghĩ rằng Ngài còn ở đó. Thế rồi Ngài lại nói với họ rằng họ cần phải nhận biết Ngài đang còn phải phụng sự Cha Ngài ở Đền thờ, nơi mà họ thấy Ngài đang học hỏi, chất vấn các thầy thông giáo và Rabi. Đây là một sự kiện đáng chú ý.
Những Ứng Dụng Cá Nhân
Cả Cựu ước lẫn Tân ước đều cho chúng ta biết rồi đây Chúa Jêsus sẽ chia cắt dòng lịch sử nhân loại một lần nữa bằng một phép lạ, ấy là sự tái lâm của Ngài. Thực chất của sự Giáng sinh đầu tiên là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt đặng đem đến sự cứu rỗi cho chúng ta. Sự tái lâm của Đấng Christ cũng tương tự như vậy. Nói một cách khác, Đức Chúa Trời sắp sửa giáng thế lần thứ hai. Sự Giáng thế đầu tiên của Ngài chính là niềm hy vọng duy nhất cho sự cứu rỗi của chúng ta. Còn sự Tái lâm chính là niềm hy vọng phước hạnh của Hội thánh và là niềm hy vọng duy nhất cho thế gian nầy.
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự hiểu biết về niềm hy vọng phước hạnh duy nhất qua Lời Ngài. Ngài muốn dùng chúng ta đi rao báo cho những ai đang sống trong tuyệt vọng biết về Tin Mừng về sự trở lại trần gian của Con Ngài sẽ được ứng nghiệm. Nếu chúng ta nghi ngờ phép lạ nầy giống như Xachari, thì chắc chắn sự vô tín ấy sẽ khớp miệng chúng ta lại, và chúng ta sẽ chẳng chia sẻ cho ai được niềm hy vọng ấy. Còn nếu giống như Mari, chúng ta mãi lo tìm hiểu thắc mắc và phân tích tất cả các chi tiết về sự trở lại của Chúa, khiến chúng ta cứ suy nghĩ cân nhắc về những điều đó trong lòng, thì chúng ta cũng sẽ không thể nói được cho những người đang tuyệt vọng nghe về niềm hy vọng duy nhất của họ.
Chúng ta phải noi theo gương những người chăn chiên, hãy đi nói cho mọi người biết Tin Mừng nầy trước khi chúng ta tự mình suy xét nó. Bạn có sẵn lòng theo gương những người chăn chiên đi thuật lại cho mọi người nghe về niềm hy vọng phước hạnh là niềm hy vọng mà một Cơ Đốc Nhân như bạn đang có, và bạn có nói cho họ biết về niềm hy vọng duy nhất của thế gian nầy thực sự là gì không?
Chương 3:“BẢN TUYÊN NGÔN CỦA ĐẤNG MÊSI”
Có hai câu Kinh thánh thực sự đã cho chúng ta sự hiểu biết về Phúc âm Luca. Tôi đã đề cập đến câu thứ nhất ở phần trên (Luca 19:10). Chúa Jêsus ban cho chúng ta câu thứ hai khi Ngài đi vào Nhà hội ở quê hương Ngài và đọc những lời được chép trong sách tiên tri Êsai (Luca 4:18). Nếu so sánh hai câu nầy với nhau, bạn sẽ thấy cả hai đều tuyên bố rõ ràng về mục đích đến trần gian của Chúa Jêsus.
Hãy xem xét kỹ nội dung từng câu. Câu thứ nhất mô tả sinh động hình ảnh Chúa Cứu Thế của thế gian nầy, là hình ảnh Ngài đã bỏ ra rất nhiều thì giờ – “để tìm và cứu kẻ bị mất” (Luca 19:10). Tuy nhiên, khi suy gẫm nội dung câu thứ hai, chúng ta thấy đó chính là “Bản Tuyên Ngôn Của Đấng Mêsi” (Luca 4:18). Bản Tuyên ngôn nầy là lời tuyên bố đầy đủ do chính Chúa Jêsus, công bố lý do tại sao Ngài đến thế gian và nói về những việc Ngài đang làm trên thế gian. Đôi khi nó còn được gọi là “Bản Tuyên Ngôn Naxarét”, vì nó được công bố tại quê hương của Chúa vào Lúc Ngài bắt đầu thi hành chức vụ của mình.
Bản Tuyên Ngôn Được Công Bố
“Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào Nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Êsai cho Ngài, Ngài giở ra, gặp chỗ có chép rằng: Thần của Chúa ngự trên Ta; vì Ngài đã xức dầu cho Ta đặng truyền Tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai Ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa. Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc, rồi ngồi xuống; mọi người trong Nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài. Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó” (Luca 4:16-21).
Nhiều nhà lãnh đạo đời nầy thường bắt đầu sứ mạng của họ bằng việc viết ra một bản tuyên ngôn để đưa ra những trách nhiệm cùng những giải pháp của họ đối với những vấn đề của dân chúng. Khi nghe Chúa Jêsus bắt đầu ba năm thi hành chức vụ của Ngài bằng việc đọc lên “bản Tuyên ngôn Naxarét”, ấy là chúng ta đang nghe Ngài đọc một bản Tuyên ngôn vĩ đại nhất mà thế giới nầy đã từng nghe. Đây không chỉ là sự thật bởi vì nội dung của bản Tuyên ngôn đó là lời Kinh thánh đã được Đức Chúa Trời hà hơi và sự ứng nghiệm của lời tiên tri. Bản Tuyên ngôn Naxarét là bản Tuyên ngôn vĩ đại nhất mà thế gian nầy từng nghe bởi vì nó thi hành một cách hoàn hảo bởi Đấng đã công bố nó.
Chúng ta cũng sẽ nhận thấy Chúa Jêsus đang tuyên đọc bản Tuyên ngôn của Hội thánh ngày nay, bởi cách Luca nói cho chúng ta biết về sự bắt đầu chức vụ của Ngài. Bản Tuyên ngôn Naxarét không những cho chúng ta thấy những điều Ngài đã làm khi còn tại thế trong xác thịt, mà còn cho chúng ta biết những điều Ngài mong muốn thực hiện qua chúng ta ngày nay là những người tự nhận mình là “Thân Thể của Đấng Christ”.
Có một phong trào trên thế giới mà rất ít người theo đuổi bản Tuyên ngôn mà họ đã soạn thảo trong nhiều năm. Sau đó, một thành viên trong nhóm đã viết một cuốn sách nhỏ với tựa đề: “Chúng ta Cần Phải Làm Gì?” Trọng tâm của cuốn sách nhỏ nầy là: “Những người tin vào bản Tuyên ngôn này đã làm gì?” Và rồi cuốn sách nhỏ đó đã khích lệ, mời gọi được hàng triệu người tham gia vào phong trào ấy.
Đời sống và những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus chính là bản Tuyên ngôn của những người làm môn đồ Ngài. Những người thực sự tin Chúa Jêsus Christ, tin vào sự sống và sự sống lại của Ngài là giải pháp duy nhất cho các nan đề của mọi người trên thế gian nầy. Lời Tuyên ngôn về mục đích mà Chúa Jêsus tuyên đọc khi bắt đầu thi hành chức vụ, là một bản Tuyên ngôn ngắn gọn không chỉ nói cho chúng ta biết những gì Ngài dự định làm, mà còn cho chúng ta biết mỗi môn đồ của Ngài ngày nay cần phải làm gì.
Lời tuyên bố tuy vắn tắt nầy song rất đầy đủ về mục đích, sứ mạng của Chúa Jêsus đã giúp tôi có một cái nhìn tổng quát về Phúc âm Luca. Khi cùng nhau nghiên cứu sách Phúc âm thứ ba nầy, tôi sẽ trình bày việc Chúa Jêsus đã tuyên bố bản Tuyên ngôn của Ngài ra sao khi Ngài đọc sách tiên tri Êsai ở Naxarét, kế đến Ngài đã chứng minh cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời ấy rằng Ngài có thẩm quyền để thi hành bản Tuyên ngôn ấy. Phúc âm Luca tiếp tục chỉ cho chúng ta thấy cách mà Chúa Jêsus đã thi hành bản Tuyên ngôn mà Ngài đã tuyên đọc và chứng minh. Cuối cùng, tôi sẽ trình bày việc Luca đã vẽ nên bức tranh sinh động với khung cảnh Chúa Jêsus mời gọi và thách thức những người khác (kể cả bạn và tôi), nhằm khiến chúng ta trở thành người cùng dự phần với Ngài thực thi đầy đủ bản Tuyên ngôn và sứ mệnh của Ngài trên thế gian nầy.Cách Luca trình bày về tiểu sử Chúa Jêsus đã đem lại cho chúng ta một định nghĩa khác của việc làm thế nào để trở thành môn đồ của Ngài. Ông cũng cho chúng ta thấy Hội thánh của Chúa Jêsus Christ cần phải làm gì trong thế giới ngày nay.
Tôi thường nghĩ sẽ thật tuyệt vời biết bao nếu như có môn đồ nào đó của Chúa Jêsus đọc bản Tuyên ngôn của chúng ta và sau đó đặt tựa đề cho một cuốn sách nhỏ là: “Môn đồ tin vào bản Tuyên ngôn của Chúa Jêsus đã làm gì?” Cuối cùng, tôi nhận thấy rằng, không một môn đồ nào có thể viết nổi cuốn sách đó cho hết thảy chúng ta, bởi vì Đức Chúa Trời đã định sẵn ý muốn Ngài cho đời sống mỗi cá nhân chúng ta. Ngài sẽ bày tỏ ý muốn Ngài cho chúng ta biết qua một cách nào đó để khiến chúng ta phải đến trước Ngài, như Phaolô đã đến trên đường Đamách, và thưa với Ngài: “Lạy Chúa! Bây giờ Chúa muốn con làm gì đây?” (Công vụ 9:6).
Nếu bạn chưa phải là môn đồ Chúa Jêsus, tôi ước mong cuốn sách nhỏ nầy sẽ giới thiệu bạn với Đấng đã đến với con người một cách cá nhân, Ngài đã chứng minh rằng Ngài chính là Đấng đã đến theo lời hứa và Ngài cũng muốn chạm đến đời sống của chính bạn. Còn nếu bạn đã là môn đồ của Chúa Jêsus, thì tôi hy vọng tập tài liệu khảo sát sách Phúc âm Luca nầy sẽ chỉ cho bạn biết Ngài muốn bạn làm gì. Có lẽ mỗi một chúng ta vẫn còn nghe tiếng nói nhỏ nhẹ của Chúa hằng sống, phục sinh của chúng ta, đã khiến cho chúng ta biết được những gì Ngài muốn chúng ta làm khi chúng ta trở thành những cộng sự với Ngài, và Ngài vẫn còn đang thi hành bản Tuyên ngôn của Ngài trong và qua chính con người xác thịt chúng ta.
Bản Tuyên Ngôn Của Đấng Mêsi Được Minh Chứng
Lúc bấy giờ, Chúa Jêsus đang chữa bệnh và dạy dỗ trong một căn nhà nọ tại thành Cabênaum. Các vị lãnh đạo tôn giáo là những người được mô tả như “những thầy dạy Luật”, đã từng đi suốt dọc theo chiều dài đất nước Ysơraên. Họ từ Giêrusalem đến Galilê, để điều tra về phép lạ không thể bác bỏ được, đó là việc Chúa Jêsus chữa lành cho người phung. Điều nầy đã chứng thực cho nội dung của bản Tuyên ngôn mà Chúa Jêsus đã tuyên bố tại Naxarét. Ngài còn làm phép lạ chữa bệnh khác nữa được ghi nhận trong phân đoạn Kinh thánh nầy, ấy là những việc làm nhằm để “cho các ngươi biết Con Người ở thế gian có quyền tha tội!” (Luca 5:17-26).
Trong khi Chúa Jêsus đang giảng dạy, kìa, có bốn người đàn ông dỡ mái nhà ra, dùng dây thừng để đưa một người bạn bị bại liệt của họ đang nằm trên một cái giường nhỏ xuống trước mặt Ngài. Chúa Jêsus không hề bị gián đoạn trong việc giảng dạy, nhưng đây chính là cơ hội cho Ngài. Giờ đây, Ngài dùng cơ hội nầy để chứng minh cho bản Tuyên ngôn của Ngài khi Ngài bảo người bệnh rằng: “Tội lỗi ngươi đã được tha!” Những nhà lãnh đạo tôn giáo đạo mạo nghe vậy rất sững sờ, bèn chất vấn: “Ngoài Đức Chúa Trời, há có ai tha tội được sao?”
Chúa Jêsus đáp lời họ bằng một câu hỏi: “Các ngươi nghị luận gì trong lòng? Nay nói rằng: Tội ngươi đã được tha, hoặc rằng: Ngươi hãy đứng dậy mà đi, thì bên nào dễ hơn? Vả,hầu cho các ngươi biết Con Người ở thế gian có quyền tha tội: Ngài phán cùng kẻ bại rằng:Ta biểu ngươi đứng dậy, vác giường trở về nhà. Tức thì kẻ bại đứng dậy trước mặt chúng, vác
giường mình đã nằm, và đi về nhà, ngợi khen Đức Chúa Trời” (Luca 5:23-25).
Khi Chúa bảo người bệnh rằng anh ta đã được tha tội, thì những vị khách đặt biệt nầy có lẽ nghĩ rằng: “Chúng tôi thấy chỉ có ông là người duy nhất mới nói như vậy!” Ngài nhất trí với các giáo sư thần học đó rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội. Qua phép lạ nầy, Ngài chứng tỏ rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời đang ở với chúng ta, và ở thế gian nầy Ngài cũng có quyền tha tội như Đức Chúa Trời ở trên trời vậy. Do đó Ngài đã minh chứng rằng Ngài có năng lực và uy quyền để thực hiện bản Tuyên ngôn của Ngài.
Bản Tuyên Ngôn Naxarét Được Thực Hiện
Chúa Jêsus tuyên bố Thần của Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Ngài vì một mục đích “truyền Tin lành cho kẻ nghèo”. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa không đề cập đến người nghèo về vật chất, nhưng nghèo về tâm linh, là những người chưa từng được nghe Tin lành cứu rỗi. Họ nghèo khổ trong ý nghĩa là họ bị đui mù thuộc linh, là những con người đang bị trói buộc và có những cõi lòng tan nát.
Những người nghèo mù lòa nầy là những người không phân biệt được phải trái, họ như chiên không người chăn (Mathiơ 9:6). Họ đã bị mù về phần tâm linh. Mục đích sứ mệnh của Ngài là rao giảng và dạy dỗ Phúc âm để cho những kẻ mù thuộc linh nầy có thể nhìn thấy được. Ngài giảng dạy qua những bài giảng, những câu chuyện ẩn dụ, những cuộc gặp gỡ trao đổi riêng tư, và qua những hành động nhằm đem lại ánh sáng cho những người mù thuộc linh.Chúa Jêsus còn đem Tin lành của Ngài đến cho những người đang bị trói buộc. Ngài được sai đến “để rao cho kẻ bị cầm được tha”. Mặc khác, “để kẻ bị hà hiếp được tự do” (Luca 4:18-19). Khi quan sát các sách Phúc âm, chúng ta sẽ không bao giờ thấy Chúa Jêsus rời khỏi một người nào còn đang bị trói buộc mà Ngài không giải cứu cho. Một minh họa tuyệt vời cho điều nầy là trường hợp người phụ nữ bị quỷ Satan trói buộc suốt mười tám năm cho đến lúc được Chúa Jêsus giải cứu (Luca 13:16). Ngài cũng làm sáng tỏ mục đích sứ mệnh của Ngài trong cuộc đối thoại không thân thiện với các nhà lãnh đạo tôn giáo (Giăng 5:30-35; 8:30-35).
Chúa Jêsus mô tả những thực tế khó khăn trong cuộc đời giống như những cơn bão tố vậy. Ngài tuyên bố các cơn bão ấy thường xảy đến trên đời sống chúng ta. Khi các cơn bão giáng xuống trên con người, một số thì chao đảo và một số khác thì bị ngã nhào. Những người có tấm lòng đau thương tan vỡ mà Êsai và Chúa Jêsus đã mô tả chính là những người đã bị ngã nhào bởi những cơn bão đời của họ. Sự thương xót của Chúa Jêsus dành cho những người tan vỡ nầy là một trong những khía cạnh gây xúc động nhất trong cuộc đời và chức vụ của Ngài. Là một thầy thuốc với tấm lòng trắc ẩn, Luca thường nhấn mạnh đến lòng nhân ái và thương xót của Chúa Jêsus đối với những người có cõi lòng tan vỡ trong cuộc đời nầy.
Bạn có đang bị đui mù thuộc linh không? Bạn có cảm thấy mình đi lạc quá xa và không biết làm thế nào để quay trở về không? Hiện tại bạn có tự do không? Có phải bạn thường làm theo những gì mà bạn muốn hay những gì mà bạn đáng phải làm không? Bạn có đang ở trong sự trói buộc của tội lỗi hay là một thói quen xấu nào đó mà không có khả năng để thoát ra khỏi sự trói buộc đó không? Có phải bạn đang là người có cõi lòng tan vỡ, mà không thể tìm được sự chữa lành cho những tổn thương của mình chăng?
Để trả lời một cách xác quyết cho tất cả những câu hỏi trên, Luca đã kể về cuộc đời của Chúa Jêsus để bày tỏ cho bạn và tôi biết rằng, chúng ta chính là những người đã khiến cho
Chúa Jêsus phải đến trần gian nầy. Ngài đến để đem lại sự sáng cho bạn khi bạn đang bị mù lòa, để giải phóng bạn thoát khỏi sự trói buộc, và chữa lành những vết thương lòng của bạn. Hãy quyết định tin nhận Chúa Cứu Thế mà bạn gặp được trong Phúc âm Luca. Hãy hứa nguyện theo Ngài, làm môn đồ của Ngài và Ngài sẽ khiến bạn trở nên trọn vẹn trong mọi lĩnh vực.
Chương 4:“CÙNG DỰ PHẦN THỰC HIỆN BẢN TUYÊN NGÔN”
Một nhận xét cuối cùng về cách mà bản Tuyên ngôn nầy đã phát thảo trong Phúc âm Luca là để nhận thức rằng Chúa Jêsus vẫn đang tiếp tục dạy dỗ và thực tập cho các sứ đồ Ngài. Ngài cũng thách thức những người khác trở nên đồng sự của Ngài để thi hành các mục đích sứ mệnh mà Ngài đã tuyên bố ở Naxarét. Thí dụ điển hình thứ nhất cho điều nầy là cách mà Chúa Jêsus đã chiêu mộ Phierơ để cộng tác với Ngài thực thi bản Tuyên ngôn của Ngài.
Vào một buổi sáng sớm tinh mơ, tại bờ hồ Galilê, trong khi Chúa Jêsus đang giảng đạo cho một đoàn dân đông, Ngài đã hỏi mượn chiếc thuyền của Phierơ, là người vừa mới trở về từ một đêm đánh cá không thành công, để làm bục giảng. Dường như Chúa Jêsus cần đứng cao hơn một chút để có thể truyền đạt hiệu quả hơn cho cả đoàn dân đông đang chen lấn Ngài ra sát mép nước (Luca 5:1-11).
Đây không phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus gặp Phierơ. Trước đây Anhrê đã từng giới thiệu ông với Ngài (Giăng 1:41-42). Chúng ta được biết Chúa Jêsus đã đưa ra lời kêu gọi cho hai anh em nầy, cùng với các cộng sự của họ trong việc đánh bắt cá, là hai anh em Giacơ và Giăng. Lời kêu gọi đó là: “Hãy theo Ta! Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người!” (Mathiơ 4:19). Có thể đây là sự kể thêm của Luca cho điều mà Mathiơ chỉ mô tả trong một câu. Hoặc có thể Luca đang cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đang nhắc lại và củng cố thêm cho lời kêu gọi của Ngài, và đang bày tỏ những gì mà Phierơ cần phải học nếu như ông muốn trở nên tay đánh lưới người.
Sau khi giảng dạy, Ngài có ý muốn nói với Phierơ: “Ta muốn ngươi đưa Ta đi đánh cá!” Ngài bảo Phierơ đưa thuyền ra chỗ nước sâu lần nữa. Sau đó, Ngài bảo ông hãy thả lưới xuống nước và kết quả là được một mẻ cá lớn! (Luca 5:4-6).
Trong lúc Chúa Jêsus đang dạy dỗ dân chúng, chúng ta thấy Phierơ đang giặt giũ lưới và thu dọn mọi thứ mà đêm qua ông đã không đánh bắt được gì. Tôi hình dung sáng hôm ấy Phierơ đang ở trong tâm trạng không vui, và khi Chúa Jêsus dạy dỗ đoàn dân đông, thì Ngài dường như đã để tâm đến tay ngư phủ cừ khôi nầy nhiều hơn là đoàn dân ấy.
Chúa Jêsus biết rằng sau ba năm ngắn ngủi, tay ngư phủ nầy, là người đã từng có lần không thể đánh bắt được cá, sẽ giảng một bài giảng trong ngày lễ Ngũ tuần đem lại kết quả ba ngàn người ăn năn tin nhận Chúa, và hàng ngàn người khác sau đó đã được cứu mỗi khi ông rao giảng Phúc âm (Công vụ 2:4-42).
Chúa Jêsus cũng biết rằng sau ba năm kể từ buổi sáng ấy, cái bóng của ngư phủ cừ khôi nầy đi ngang qua những tấm thân của mấy người què tuyệt vọng, họ liền được chữa lành một cách lạ lùng! (Công vụ 5:12-16). Đó là lý do tại sao tôi nghĩ Chúa Jêsus đã lưu tâm đến Phierơ hôm ấy nhiều hơn tất cả những người khác.Chúa Jêsus đã thay đổi chàng ngư phủ nầy như thế nào, để rồi sau đó đã cùng với Phaolô trở nên những tay đánh lưới người vĩ đại nhất mà thế giới nầy biết đến? Những động lực thuộc linh trả lời cho thắc mắc của tôi đang diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Jêsus với Phierơ. Chúa đang thách thức Phierơ để khiến ông trở nên người cùng với Ngài thi hành những mục đích của sứ mệnh mà Ngài đã từng tuyên bố trong bản Tuyên ngôn Naxarét của Ngài.Khi Chúa Jêsus và Phierơ ra chỗ nước sâu, Ngài bảo Phierơ hãy thả lưới xuống đó. Phierơ đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã làm suốt đêm không bắt được chi hết…”. Một lần nữa, tôi thử dùng trí tưởng tượng của mình và suy nghĩ, có lẽ Phierơ hơi thoáng ngập ngừng khi ánh mắt ông và Chúa Jêsus gặp nhau, rồi sau đó ông tiếp: “…dầu vậy, tôi cũng theo lời Thầy mà thả lưới” (Luca 5:5).Khi lưới được kéo lên thì đầy những cá! (Luca 5:6-7). Đáp ứng lại trước phép lạ vĩ đại nầy, Phierơ liền quỳ xuống dưới chân Chúa Jêsus, thưa: “Lạy Chúa! Xin ra khỏi tôi vì tôi là người có tội” (5:8). Chúa Jêsus bảo: “Đừng sợ chi! Từ nay trở đi, ngươi sẽ trở nên tay đánh lưới người” (5:10).
Trước khi gặp Chúa Jêsus, đời sống Phierơ dành hết mọi sự ưu tiên của ông cho việc đánh bắt cá. Chúa đã phán với Phierơ ba từ mà tôi rất thích và được xem như là Đại Mạng lịnh: “Đánh lưới người (nam)!” Nhiều người trong Hội thánh ngày nay có xu hướng truyền bá Phúc âm cho phụ nữ và trẻ em mà thôi vì thấy dễ dàng hơn. Nhưng Chúa Jêsus biết rõ phụ nữ và trẻ em lại thường phải nghe theo người đàn ông và nếu chúng ta bắt phục được người đàn ông thì chúng ta sẽ có thể đem cả gia đình về cho Ngài.Tại sao Phierơ đã đáp ứng với phép lạ đánh cá bằng việc tự nhận mình là tội nhân, và xin Ngài đừng làm gì cho ông cả? Một số học giả cho rằng Chúa Jêsus đang giảng cho đoàn dân về vấn đề tội lỗi của loài người, bấy giờ Phierơ đang nhận thức về tội lỗi, và điều nầy đã thực biến đổi Simôn Phierơ.
Nhiều học giả khác lại nghĩ Chúa Jêsus đang kêu gọi Phierơ để cùng dự phần với Ngài và giúp Ngài thực hiện bản Tuyên ngôn của Ngài. Có lẽ Phierơ đã nhận biết rằng Chúa Jêsus đang hỏi ông: “Con có sẵn lòng góp sức với Ta đem ánh sáng đến cho kẻ mù, đem tự do đến cho người bị trói buộc, và chữa lành cho người có cõi lòng tan nát không? Con sẽ không dành ưu tiên đời mình cho việc đánh lưới cá nữa, mà dùng cuộc đời mình để đánh lưới người chứ?” Những học giả nầy tin Phierơ là người đã nhanh chóng nhận thức được mình là kẻ có tội với một xúc cảm mạnh mẽ, vì vậy ông cảm thấy mình hoàn toàn không xứng đáng chút nào đối với lời kêu gọi đó.Có thể lúc ấy ông nói với Chúa thế nầy: “Thưa Chúa! Con là một con người tội lỗi! Ngài không thể kêu gọi con để đi đánh lưới người được, bởi vì con thấy mình hoàn toàn không xứng đáng và không đủ tư cách!” Nếu đây thực chất là điều Phierơ đang nói thì đúng là ông đang nói đến Phước lành thứ nhất mà Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ Ngài: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn…” (Mathiơ 5:3).
Để biến đổi một người đánh cá thất bại như Phierơ thành tay đánh lưới người thành công, trước hết Chúa Jêsus phải dạy Phierơ biết về Đấng đánh lưới người đang ở trên thuyền của Phierơ hôm đó. Khi Phierơ gọi Chúa là “Thầy”, có nghĩa là ông muốn nói Chúa mới chính là người Thầy, còn ông chỉ là người đánh cá mà thôi. Kế đó, ông tiếp tục nói cho Chúa biết về việc đánh cá – “mọi ngư dân đều biết nếu đi đánh cá ban đêm mà chả được con nào thì đừng hòng đánh bắt được gì vào ban ngày!”có vẻ như đây là thái độ phản đối của Phierơ vậy.
Thứ hai, Chúa Jêsus phải dạy cho Phierơ hiểu ông sẽ chẳng bao giờ có thể đi đánh lưới người được cho đến khi học biết rõ Đấng Christ Hằng sống, Phục sinh chính là Đấng đánh lưới người thật. Hai lần đánh cá nầy của Phierơ – một lần thì hoàn toàn thất bại, còn lần kia thì thành công một cách lạ thường – Phierơ đã được biến đổi ấy là nhờ ông hiểu ra một số bí quyết thuộc linh sau đây:
“Việc đánh lưới người không phải là vấn đề tôi là ai mà là chính Ngài là ai. Đánh bắt linh hồn không phải là vấn đề tôi có thể làm gì mà là Ngài có thể làm gì. Trở thành tay đánh lưới người là việc không liên quan đến điều tôi muốn, nhưng liên quan đến điều Chúa muốn. Và khi phép lạ của việc đánh lưới người xảy ra, tôi phải luôn nhớ rằng tất cả những sự cải đạo kỳ diệu là điều không phải do tôi làm mà là phép lạ siêu nhiên mà Ngài thực hiện qua con người xác thịt yếu đuối của tôi.”
Bạn có biết lý do tại sao Đấng Christ hằng sống, phục sinh đã chọn Phierơ để rao giảng trong ngày lễ Ngũ tuần và tiếp theo sau đó đã dẫn đưa hàng ngàn người đến với sự cứu rỗi không? Đó là Phierơ đã học biết được những bí quyết thuộc linh nầy nhiều hơn bất cứ ai trong những sứ đồ còn lại. Vào ngày lễ Ngũ tuần, khi những dấu kỳ phép lạ đang xảy ra, Phierơ tuyên bố rằng chính Chúa Cứu Thế hằng sống, phục sinh là Đấng làm nên những sự đó trong ngày ấy (Công vụ 2:32-33).
Sống bởi Christ, trong Christ và cho Christ
Sau cuộc gặp gỡ nầy, chúng ta đọc thấy Phierơ cùng với mấy đồng nghiệp của ông đã “bỏ hết thảy mà theo Ngài” (Luca 5:11). Trong chương hành trình thuộc linh của Phierơ cho chúng ta thấy có nhiều mức độ trong mối tương giao trên bước đường chúng ta đồng hành với Chúa. Mức độ thứ nhất là sống bởi Đấng Christ – có nghĩa là chúng ta nhận lãnh được phước hạnh lớn lao qua mọi cách kỳ diệu mà Ngài đã cứu rỗi và biến đổi đời sống chúng ta. Phierơ trải nghiệm được mức độ tương giao thứ nhất nầy với Đấng Christ khi ông được Chúa ban ơn qua việc đánh cá siêu nhiên nầy.
Mức độ tương giao thứ hai với Đấng Christ là khi chúng ta áp dụng chương trình của Chúa vào trong đời sống, và dẹp bỏ mọi kế hoạch của chính mình. Có bao giờ bạn nghe người ta nói thế nầy chưa: “Tôi nhất định đem Chúa Jêsus Christ vào những hoạch định của tôi”? Câu nầy mới nghe ra tưởng chừng như có vẻ thiêng liêng lắm, nhưng nếu suy nghĩ một chút, chúng ta không có muốn để mời Chúa Jêsus bước vào kế hoạch của chúng ta đâu. Bèn là Ngài mới là Đấng luôn mong muốn mời gọi chúng ta cùng dự phần vào kế hoạch của Ngài.
Có một cụm từ trong Tân ước mà các sứ đồ thích chọn để mô tả mức độ tương giao thứ hai với Đấng Christ. Cụm từ nầy chỉ gồm có hai từ đơn giản: “Trong Christ”. Chúa Jêsus mô tả mức độ tương giao nầy bằng một ẩn dụ thật đẹp. Theo Chúa Jêsus, chúng ta phải ở trong mối tương giao với Ngài giống như nhánh nho gắn liền với gốc nho (Giăng 15:1-16). Những chùm trái nho nặng trĩu trên các nhánh nho trong ẩn dụ nầy của Chúa Jêsus, dạy cho chúng ta hiểu được về hai chữ “trong Christ”, nó còn có nghĩa rằng con người chính là phương tiện để qua đó công việc của Đấng Christ sẽ được thực hiện trong thế gian nầy, vì vậy chúng ta phải hoàn toàn “ở trong” – tức là phải gắn kết chặt chẽ với Đấng Christ hằng sống, phục sinh.
Mức độ tương giao thứ ba với Đấng Christ là sống cho Ngài. Mức độ mối tương giao nầy tập trung động cơ của chúng ta vào việc bước theo Chúa và phục sự Ngài khi Ngài đưa chúng ta vào trong chương trình của Ngài để rao giảng cho thế gian biết Tin lành cứu rỗi của Ngài. Ở mức độ tương giao nầy, chúng ta trở thành người cùng đồng công với Đấng Christ khi Ngài ban ánh sáng cho những người mù thuộc linh, giải phóng cho người bị tù, rịt lành những vết thương lòng của những người bị hà hiếp trên thế gian nầy. Hãy sống nhờ vào Christ, trong Christ và cho Christ, chúng ta trở thành những đồng sự của Ngài khi Ngài hoàn tất các mục tiêu sứ mệnh mà Ngài đã tuyên bố trong bản Tuyên ngôn Naxarét của Ngài. Trong câu chuyện lý thú nầy, Phierơ đã trải qua ba mức độ mẫu trong mối tương giao với Đấng Christ. Bạn đã nhận được phước hạnh lớn lao bởi Đấng Christ chưa? Bạn có đang ở trong Đấng Christ không? Bạn có đang kết quả không? Bạn đang sống cho chính mình hay đang sống cho Đấng Christ vậy
Chương 5:“NHỮNG ẨN DỤ VỀ SỰ CỘNG TÁC”
Khi đọc Phúc âm Luca chương 15, bạn sẽ nhận thấy rằng mình đang đọc một trong những ẩn dụ hay nhất mà Chúa Jêsus đã từng giảng dạy. Trọng tâm của ẩn dụ nầy cũng dạy về lẽ thật mà chúng ta đã theo dõi trong chương nầy về hành trình thuộc linh của Phierơ. Chúa Jêsus đang tuyển mộ những người cùng dự phần làm việc với Ngài để hoàn tất các mục tiêu sứ mệnh của Ngài trên đất nầy. Chương 14 được kết thúc với việc Chúa Jêsus rao giảng một trong những bài giảng hóc búa nhất của Ngài, được biết đến như là một trong những lời phán cứng rắn của Ngài. Trong bài giảng đó, Chúa Jêsus đòi hỏi sự dâng mình trọn vẹn từ những người sẽ trở thành những môn đồ của Ngài.
Ẩn Dụ Về Những Thứ Bị Lạc Mất
Chương 15 bắt đầu bằng việc cho chúng ta biết có hai sự đáp ứng rất khác nhau đối với bài giảng đầy năng lực của Chúa Jêsus. Các nhân viên thu thuế và những kẻ có tội đã đáp ứng lại bài giảng của Ngài rất nồng nhiệt. Họ đến gần và ngồi thành vòng tròn quanh Ngài. Còn bọn người Pharisi và các thầy thông giáo thì lùi ra xa khoảng hai mươi bước chân và ngồi thành vòng tròn ở bên ngoài. Chúa Jêsus đưa ra một ẩn dụ vĩ đại nhất của Ngài nói về hai vòng tròn đồng tâm của hai hạng người rất khác nhau: Ngồi gần với Chúa Jêsus nhất là vòng tròn nhỏ ở trong bao gồm những người có tội và người thu thuế là những người đang được cứu. Kế đó, có một vòng tròn lớn hơn ngồi bên ngoài là của mấy người sùng đạo nhưng đã lùi ra xa và thắc mắc: “Tại sao Người nầy lại tiếp xúc với những kẻ có tội và bọn thu thuế?” Sự dạy dỗ tuyệt vời nầy của Chúa Jêsus không phải như một số người đã tưởng rằng đó là một loạt những câu chuyện ngụ ngôn, nhưng nó là một “Ẩn dụ về những thứ bị lạc mất”.
Ẩn dụ nầy chủ yếu nói đến những người ở vòng tròn ngoài, giải thích cho họ biết điều gì đang xảy ra với những người ở vòng tròn trong. Tại đây, Chúa Jêsus cũng đang kêu gọi những người ở vòng tròn ngoài hãy tham dự với Ngài vào những việc đang diễn ra ở vòng tròn bên trong.
Chúa Jêsus bắt đầu ẩn dụ đó như vầy: “Một người nọ có một trăm con chiên nhưng bị lạc mất một con. Người liền để chín mươi chín con lại đó rồi vội chạy đi tìm con chiên bị lạc. Khi tìm thấy chiên, người nói: ‘Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được con chiên lạc mất.’ Tương tự như vậy, thiên đàng sẽ vui mừng mỗi khi có một kẻ phạm tội ăn năn”.
Chúa Jêsus đang nói các lời ấy với ý muốn bảo những người ở vòng ngoài rằng: “Các ngươi hãy nhìn vào những người ở vòng trong mà xem, toàn là những người thâu thuế, kẻ có tội, bọn ma cô, phường điếm đĩ, những kẻ chuyên lừa đảo và là quân trộm cướp. Nhưng hãy để Ta nói cho các ngươi biết Đức Chúa Trời nhìn thấy gì. Ngài nhìn thấy những người nầy giống như những chiên đi lạc. Hễ khi nào có một con chiên lạc được tìm về, thì thiên đàng sẽ có sự vui mừng.” Chúa Jêsus đang thách thức những người ở vòng ngoài thế nầy: “Đức Chúa Trời luôn coi trọng đến những tội nhân bị lạc mất. Vậy tại sao các ngươi lại không vui mừng khi những chiên lạc nầy được tìm về?”
Kế tiếp, Chúa Jêsus kể câu chuyện về đồng bạc bị lạc mất. Ngài nói, một người phụ nữ kia có mười đồng bạc và bà ta làm mất một đồng. Bà thắp đèn lên, lấy chổi quét nhà, lục lọi, tìm kiếm suốt cả ngày cho đến khi tìm được đồng bạc bị mất đó mới thôi. Khi tìm được rồi, bà liền nói với bạn bè mình: “Hãy chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc bị mất!” Chúng ta có thể có nhiều cách hiểu đối với ẩn dụ nầy. Tuy nhiên nội dung chính ở đây là đồng bạc do người phụ nữ nọ sở hữu bị lạc mất và sau đó đã được tìm lại.Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã đánh rơi một đồng tiền có giá trị. Đồng tiền ấy lăn xuống một cái rãnh thoát nước được đậy bên trên một tấm vĩ sắt.Đồng tiền tôi đánh rơi nằm cách tôi khoảng bốn mươi centimét nhưng tôi với tay không tới vì những ô trống của tấm vĩ sắt quá bé nên tôi không thể thò tay vào lấy. Tôi như muốn điên lên được.
Có một ông già cầm cây dù đi ngang qua liền vui vẻ đến giúp tôi. Ông ta nhả miếng kẹo gum trong miệng ra rồi lấy dán nó vào đỉnh cán dù. Sau đó ông thọt cán dù đó xuống rãnh thoát nước, rà đầu cán dù có miếng gum tới cho dính vào đồng tiền rồi kéo nó lên và gỡ đồng tiền ra đưa cho tôi. Đồng tiền đó bấy giờ đã trở nên có giá trị gấp hai lần bởi vì tôi đã đánh mất nó nhưng bây giờ tìm lại được rồi.“Chuộc lại” có nghĩa là “mua trở lại” hoặc “mang trở về” những thứ đã bị lạc mất. Bạn và tôi giờ đây trở nên quý giá hơn đối với Đức Chúa Trời, bởi vì chúng ta giống như đồng tiền bị lạc mất kia mà Chúa đã tìm lại được qua sự cứu chuộc bằng sự chết và sự phục sinh của chính Con Ngài.
Đó là thực chất khái niệm của sự cứu chuộc và của đồng tiền bị lạc mất nhưng đã tìm lại được trong ẩn dụ của Chúa Jêsus. Rõ ràng đây là một ẩn dụ về sự cứu chuộc là điều Kinh thánh đã dạy trong các sách Xuất Êdíptô Ký, Phục Truyền Luật Lệ Ký, Rutơ, và qua các thư tín của các sứ đồ trong Tân ước (I Phi 1:18-19). Chắc chắn Chúa Jêsus đang nói với những
người ở vòng ngoài rằng: “Những người nầy đã bị lạc mất nhưng nay họ đang được chuộc lại. Kìa! Tất cả các thiên sứ trên trời đang vui mừng biết bao! Vậy tại sao các ngươi lại không vui mừng hả?”Chúa Jêsus lại kể: “Một người kia có hai con trai. Đứa con thứ nói với cha nó: Cha à! Hãy cho con những gì sẽ thuộc về con vì con muốn đi phương xa để làm ăn.” Đây là câu chuyện nói về người con trai hoang đàng rất quen thuộc. Chúa Jêsus mượn nội dung câu chuyện nầy để nói về những hạng người tại hai vòng tròn đồng tâm đang được đề cập ở đây. Ngài dùng ẩn dụ về người con trai hoang đàng để dạy cho những kẻ đang ở vòng tròn ngoài biết điều gì đang diễn ra với những người ở vòng tròn trong. Chúa muốn nói với những người Pharisi đã tự cho mình là người công chính: “Có một số trong những người nầy là những người con phóng đãng đang trở về nhà mình.
Tất cả các thiên sứ trên trời thảy đều đang vui mừng. Vậy tại sao các ngươi lại tỏ ra không vui khi những người con hoang đàng nầy đang quay về nhà?”Tóm lại, nội dung của ẩn dụ tuyệt vời nầy là sự miêu tả sinh động của Chúa Jêsus khi Ngài muốn nói với những kẻ vòng ngoài rằng: “Tất cả các ngươi chỉ nhìn thấy họ là những người thâu thuế và những người tội lỗi mà thôi! Hãy để Ta nói cho các ngươi biết Đức Chúa Trời nhìn thấy gì. Ngài nhìn thấy họ như chiên đi lạc không phân biệt được phải quấy,nhưng họ đang được tìm về và cả thiên đàng đang vui mừng về họ. Đức Chúa Trời nhìn thấy họ như đồng bạc bị lạc mất kia. Ngài đang chuộc lại và làm cho hồi tâm tỉnh trí những ai lầm đường lạc lối. Đức Chúa Trời nhìn thấy họ như những con cừu non, và thậm chí tự họ cũng nhận thấy mình như vậy, nhưng họ không phải là những cừu non bình thường bởi vì họ đang phải sống trong những chuồng chiên hôi hám của thế gian nầy. Họ đang trở về từ những chuồng chiên ấy bởi vì họ là những đứa con thừa tự! Cả thiên đàng đều vui mừng khi những kẻ lạc mất được tìm về. Thế tại sao các ngươi lại không vui mừng?”Khi tâm đắc với ẩn dụ về người con trai hoang đàng mà chúng ta vừa được dạy dỗ, chắc chắn chúng ta sẽ thấy được trọng tâm câu chuyện lúc đứa con phóng đãng quay về. Có một buổi đại tiệc vui vẻ. Người ta làm thịt bò con mập. Anh trai của người con hoang đàng đang làm công việc lao động khó nhọc thường ngày vội chạy về nhà. Anh ta là người luôn làmviệc vất vả mỗi ngày để giúp đỡ cha mình. Anh liền hỏi một trong số các đầy tớ: “Có chuyện gì mà cha tôi lại tổ chức tiệc tùng um sùm vậy?” Người đầy tớ thành thực đáp: “Ồ! Em trai anh mới về nhà và ông chủ liền giết bò con mập, ông ấy vì vui mừng quá đỗi nên đã không giấu được niềm vui của mình.”
Kế đó chúng ta thấy người anh cả nổi giận không chịu vô nhà để cùng chung vui với cha mình tổ chức bữa tiệc mừng đứa em vừa mới trở về. Tuy nhiên người cha, hình ảnh của một ông cụ già chạy đến giang tay ôm chầm lấy đứa con bị thất lạc của mình, nhưng ông cũng rất yêu thương người con trai cả. Ông ra năn nỉ: “Con à! Con luôn luôn ở bên cha và trung thành với cha, mọi thứ gì của cha cũng chính là của con, còn em trai con thì bị lạc mất, con không hiểu sao? Và bây giờ nó đã được tìm về. Nó đã chết nhưng nay được sống lại.Vậy tại sao con không vào cùng dự tiệc mừng vì phép lạ đặc biệt nầy hả con?” Ngụ ý thâm thúy nầy đã giải thích cho nội dung ẩn dụ tuyệt vời mà chúng ta vừa được dạy dỗ. Người con trai cả trong câu chuyện được ví như vòng tròn ngoài gồm những người Pharisi và các thầy thông giáo, là những người đã không chịu dự phần với các thiên sứ trên trời mở tiệc mừng đón những kẻ lạc mất trở về. Người Cha đang cố nài nỉ đứa con cả hãy tham gia bữa tiệc mừng kia chính là Chúa Jêsus đang mời gọi các vị lãnh đạo tôn giáo hãy dự phần với Ngài, thực hiện mục đích sứ mạng vĩ đại của Ngài, tìm kiếm và cứu vớt những ai bị hư mất như đã được tuyên bố trong những câu Kinh thánh nền tảng của Phúc âm nầy (Luca 4:18;19:10).
Về một phương diện nào đó thì những gì Chúa Jêsus đang làm ở đây đều giống với việc Ngài đã làm khi Ngài bảo Phierơ đưa Ngài đi đánh cá vậy (Luca 5:1-11). Mặc dù không thể chứng minh được điều nầy, nhưng theo tôi, đây là sứ mệnh vĩ đại nhất mà Chúa Jêsus đã từng kêu gọi được một trong số những chức sắc tôn giáo ở vòng tròn ngoài thực hiện – đó là Saulơ người Tạtsơ.
Bạn hãy hình dung ra khung cảnh Chúa Jêsus đang đứng giữa vòng tròn trong gồm các kẻ thâu thuế và tội lỗi, Ngài mời gọi mấy nhà lãnh đạo tôn giáo kia hãy tham gia vào công tác cứu chuộc những linh hồn bị hư mất, chắc chắn bạn sẽ thấy sự mời gọi đầy nhiệt tâm trong ẩn dụ hấp dẫn kia, chính là sự mời gọi của Chúa Jêsus đang dành cho bạn và tôi, hãy dự phần với Ngài thực thi bản Tuyên ngôn Naxarét của Ngài. Với suy nghĩ cá nhân, tôi có thể nói rằng Chúa Jêsus đang dạy dỗ cho tất cả những người thuộc nhiều hệ phái khác nhau coi
mình là Hội thánh của Ngài ngày nay, tại sao chúng ta là những người Tin lành tự hào về Tin lành mà lại không chia sẻ Tin lành cho những người đang bị hư mất?
Hai Ẩn Dụ Về Người Giàu Có
Trong chương 16, chúng ta thấy có hai ẩn dụ đáng sợ của Chúa Jêsus về người giàu có. Chúng ta sẽ gặp cả hai chuyện nầy ở phần nội dung của ẩn dụ về những thứ bị lạc mất mà Chúa Jêsus đã dạy trong chương 15. Chúa Jêsus kể cho các môn đồ Ngài nghe hai ẩn dụ nầy, nhưng khi Ngài vừa kể xong câu chuyện thứ nhất thì bọn người Pharisi lấy làm bực mình
khó chịu. Điều nầy có nghĩa là họ đã hiểu hết những sự dạy dỗ mà Chúa Jêsus đã cố tình dùng hai câu chuyện nầy để nói về họ.
Ẩn dụ thứ nhất kể về một người giàu có, đó là “Ẩn dụ về người quản gia bất trung”. Chuyện nầy có vẻ như là một minh họa tiêu cực, nhưng thực chất nó lại là lời tuyên bố tích cực về việc thực thi với Đấng Christ trong bản Tuyên ngôn Naxarét của Ngài. Câu chuyện thứ hai “Người giàu và Laxarơ” là lời tuyên bố rất tiêu cực về một kẻ hoàn toàn đối ngược với cộng sự mà Chúa Jêsus đang chiêu mộ.
Câu chuyện thứ nhất làm rối trí một số người bởi vì họ tin rằng trong câu chuyện nầy Chúa Jêsus có vẻ tán đồng những việc làm ám muội của một kẻ tham ô. Họ đã không hiểu hết ý nghĩa của ẩn dụ nầy một cách đúng đắn. Chuyện kể về một người kia có một quản gia là người lo việc quản lý tài sản. Đây là câu chuyện mà chúng ta tìm thấy ở đó một trong những từ ngữ quan trọng nhất của Tân ước. Cựu ước dạy dân sự Đức Chúa Trời về việc dâng phần mười, và việc tiếp theo sau là dâng các của lễ,dâng các sinh tế có giá trị thay cho họ ở một mức độ nào đó (II Sam 24:24). Nhưng khi đến Tân ước, bạn sẽ gặp một từ rất thực tế là từ “Quản gia”. Khái niệm về “sự quản lý” không phải là bạn sẽ dâng cho Đức Chúa Trời phần mười của những gì bạn có hoặc bạn đạt được. Nhưng nó có nghĩa là mọi thứ bạn có và tất cả những gì của bạn đều thuộc về Ngài. Đó chính là sự quản lý. Bạn có đang quản lý những thứ mà Chúa đã ban cho bạn vì trách nhiệm của bạn không? Những thứ đó không chỉ bao gồm tiền bạc của bạn mà còn là tài năng, thì giờ, sức lực, những ân tứ và các talâng của bạn nữa. Chung quy lại là tất cả những gì bạn có.
Hãy nhớ cho rằng bất cứ một ẩn dụ nào được nói đến ở đây, đều là những ẩn dụ chứa đựng lẽ thật nào đó mà Chúa Jêsus muốn dạy dỗ chúng ta. Lẽ thật Ngài đang muốn đề cập đến là sự quản lý. Câu chuyện Ngài đưa ra kèm theo lẽ thật là câu chuyện có nội dung kể về một người giàu có, người nầy có một quản gia. Ông ta nghe nói quản gia của ông không làm tốt công việc quản lý của mình, chẳng hạn như làm thất thoát tiền bạc và thậm chí còn tham ô biển thủ tài chánh của ông nữa. Ông liền bảo tay quản gia nọ hãy đi gọi các soát sổ viên đến kiểm tra sổ sách.
Thế rồi, người quản gia ngồi xuống và tự nhủ: “Ngay bây giờ mình còn có quyền cai quản tiền bạc của chủ, chứ để đến lúc mấy viên soát sổ kia đến kiểm tra xong sổ sách thì chắc
chắn mình sẽ bị đuổi việc và đâu còn có thể kiểm soát tài chánh của chủ nữa. Vậy bây giờ mình phải làm gì đây?” Nghĩ thế nên hắn ta quyết định lập kế hoạch đi gặp mấy kẻ đang
mắc nợ chủ mình.
Hắn ta có chiến lược lo xa cho tương lai mình nên lý luận rằng: “Hiện giờ ta đang sống trong một nơi mà ta được thuê để quản lý tiền bạc, tài sản, của cải vốn không phải của ta. Ta sẽ có cách sử dụng những tài sản nầy là những thứ không thuộc quyền sở hữu của ta, để trong những ngày đến khi bị sa thải ta đâu còn được quyền quản lý tài sản của chủ nữa. Nên ta sẽ kết nhiều bạn để họ sẽ vui vẻ tiếp đón ta. Rồi họ sẽ bày tỏ cho ta lòng mến khách của họ khi ta không còn nơi nương tựa.”
Khi chủ của người quản gia nầy (là người chủ đã thuê hắn – chứ không phải Chúa Jêsus) nghe được những việc hắn ta đã làm, ông không khen ngợi hắn bởi vì hắn là một kẻ tham ô. Có một bản dịch nói là: “Hắn ta được khen ngợi bởi vì hắn nghĩ đến tương lai của mình.”
Ứng Dụng Cá Nhân
Khi kể cho chúng ta nghe câu chuyện nầy, Chúa Jêsus muốn dạy chúng ta lẽ thật gì? Ý nghĩa và sự ứng dụng của ẩn dụ nầy quả thật rất thâm thuý. Chúa Jêsus muốn bảo rằng: Các ngươi giống như tay quản gia kia. Mọi thứ các ngươi có thực sự đều thuộc về Đức Chúa Trời. Còn các ngươi chỉ là kẻ quản lý những gì mà mình được ban cho mà thôi. Tương tự như viên quản gia nọ khi hắn ta biết mình sắp bị đuổi việc, thì cũng là lúc các ngươi biết mình sắp lìa đời nầy và sẽ không còn có thể quản lý tất cả tiền tài, của cải mà Đức Chúa Trời đã giao cho mình quản lý nữa. Thế rồi, bạn sẽ nghe tiếng nói nghiêm chỉnh rằng: “Ngươi không còn là quản gia nữa. Nào! bây giờ hãy giao lại bản kê khai về sự quản lý của ngươi đi!”
Cốt lõi của ẩn dụ trên là nói về việc người quản gia nọ đã sống theo hai lối sống. Ở lối sống thứ nhất, hắn ta có quyền cai quản tiền bạc, tài sản của chủ mình, nhưng hắn biết rõ rồi đây mình phải rời khỏi công việc nầy và sẽ sống theo lối sống thứ hai, tức là khi hắn không còn có quyền quản lý nữa. Trong khi còn sống theo lối sống thứ nhất, hắn ta dùng tài quản
trị của mình sử dụng tài sản của chủ theo những cách thức nào đó để hắn có thể kết được nhiều bạn, là những người sẽ tiếp rước hắn khi hắn bước vào lối sống thứ hai.Giống như người quản gia bất trung kia đã dùng của cải vốn không phải của mình để kết bạn ở lối sống thứ hai, chúng ta cũng hãy sử dụng những gì mình có để kết bạn ở đời sống thứ hai như vậy, tức là ở vương quốc đời đời. Khi chúng ta bị “sa thải” hoặc qua đời, chúng ta sẽ có nhiều bạn đang chờ đón chúng ta bước vào nơi ở vĩnh hằng, là nơi có sự sống đời đời.
“Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta” (Châm 11:30). Đó là điều mà câu chuyện ẩn dụ nầy thực sự muốn dạy dỗ ở đây. Hãy sử dụng những gì bạn đã được ban cho trong cuộc sống hiện tại bằng mọi cách, để đến lúc qua đời thì sẽ có nhiều người tại vương quốc đời đời nói với bạn thế nầy: “Anh đã dâng tiền bạc cho một phái đoàn truyền giáo nọ giúp họ thực hiện được cuộc truyền giáo rao giảng Phúc âm ra cho mọi người. Và chính trong dịp ấy, chúng tôi đã gặp được Chúa Cứu Thế. Nếu như anh không từng làm người quản gia trung tín thì chắc chắn chúng tôi sẽ không được có mặt ở vương quốc đời đời nầy đâu!”
Mặt khác, ẩn dụ trên còn có ý dạy dỗ rằng tất cả những gì bạn có đều thực sự không phải của bạn, và bạn cũng sẽ không thể đem chúng theo. Nhưng, bạn có thể dùng chúng để mua các cổ phần cho bạn ở trên thiên đàng. Có một cách giúp bạn có thể mua được cổ phần trên thiên đàng là bạn hãy quản lý tiền bạc, tài sản mình có theo phương cách nào đó để cho Vương quốc Đức Chúa Trời được mở rộng và để cho Chúa Jêsus Christ xây dựng Hội thánh Ngài. Người ta có thể đến tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế bởi vì bạn là người
trung tín quản lý những gì Ngài đã giao phó cho bạn.
Sau khi kể xong câu chuyện nầy, Chúa Jêsus đã đưa ra sự áp dụng nghiêm túc nầy: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc rất lớn. Ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ,cũng bất nghĩa trong việc lớn. Vậy, nếu các ngươi không trung tín về của bất nghĩa (tiền tài), có ai đem của thật giao cho các ngươi ?” Sự liên hệ nầy thực chất có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ không ban phước cho chúng ta về phương diện thuộc linh nếu chúng ta không trung tín trong việc quản lý tiền bạc. Ở đây hoàn toàn không nói đến vấn đề chúng ta phải dâng bao nhiêu tiền mà là nói đến việc chúng ta sử dụng cai quản như thế nào cho tốt những thứ mà chúng ta đã được trao ban. Hãy trung tín, đó là tính thiết yếu cần có nơi người làm chức vụ quản lý, và đó cũng là sự dạy dỗ chính của câu chuyện.
Bạn có đang cùng với Chúa Jêsus thực hiện bản Tuyên ngôn của Ngài không? Hiện nay bạn có đang dự phần cùng Đấng Christ để thực thi sứ mệnh vĩ đại của Ngài trong thế gian không? Bạn có thể thực hiện những điều đó trong vai trò một nhà truyền giáo, một tín đồ rao giảng Phúc âm, một mục sư, hoặc một chứng nhân trung tín cho Chúa Jêsus Christ. Theo ẩn dụ nầy, bạn cũng có thể làm những điều đó bằng cách trung tín đầu tư vào những công việc mà Đức Chúa Trời đã uỷ nhiệm cho bạn, chẳng hạn góp phần dâng tài chánh cho những người đang dự phần với Chúa là các nhà truyền giáo, mục sư truyền đạo, cùng những chứng nhân trung thành của Đấng Christ.
Có rất nhiều cách để dự phần với Chúa Cứu Thế, nhưng trước hết tôi cần hỏi bạn câu nầy, bạn có thực sự muốn cùng Đấng Christ hằng sống, phục sinh thực hiện các mục đích sứ mệnh của Ngài ở giữa thế gian nầy không? Nhiều sự dạy dỗ của Chúa Jêsus cho chúng ta biết rằng chúng ta sắp sửa sống mãi trong tình trạng đời đời với một thực tế đáng sợ theo cách mà chúng ta trả lời cho các câu hỏi trên ngày nay.
Trong ẩn dụ thứ hai nói về một người giàu có, Ngài kể rằng: “Có một người giàu nọ hằng ngày sống xa hoa, mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn sang trọng, ở trong một lâu đài rất tiện nghi sung sướng mà trên đời nầy không còn gì bằng. Thường nằm trước cổng nhà ông ta là một người nghèo tên là Laxarơ đang sống trong cảnh tồi tệ nhất trần gian”.
Nếu bạn nghĩ câu chuyện nầy như thể một vở kịch có ba màn, thì ở màn một, bạn sẽ thấy đêm đêm, người giàu kia nằm ngủ trên nhung lụa, và ngày đến thì ăn uống thoả thích tại bàn tiệc sang trọng của mình. Lại mỗi ngày, khi đi ra đi vào cổng nhà, ông ta phải nhìn thấy một người ăn mày nằm đó và có chó đến liếm ghẻ người. Người giàu ấy đang hưởng cuộc sống sung sướng nhất trần gian; còn người nghèo Laxarơ kia thì đang sống đời sống khổ ải nhất trong đời nầy. Đó chính là Màn Một của vở kịch.
Màn Hai nói về sự chết của cả hai người. Cả hai đều qua đời. Sự chết là mẫu số chung thú vị nhất cho cả hai. Người giàu chết đi trên nhung lụa phú quý trong toà lâu đài sang trọng của mình, được an táng theo nghi lễ rườm rà. Còn Laxarơ thì nằm chết ngay ngoài cổng nhà của người giàu nọ. Chúng ta không thấy Laxarơ được chôn cất gì cả. Có thể giả định rằng lúc ấy có một đội làm công tác vệ sinh môi trường kéo đến nhặt xác người quăng lên trên một chiếc xe ngựa nào đó. Thế rồi thi thể của người có lẽ đã bị ném chung với bao rác rưởi vào trong một đống rác khổng lồ nọ nằm ở ngoại vi thành Giêrusalem, được gọi là trũng “Hinôm”.Khi bức màn sân khấu của Màn Ba được kéo lên, chúng ta sẽ khám phá ra lẽ thật mà Chúa Jêsus muốn dạy dỗ chúng ta khi Ngài kể câu chuyện nầy. Bấy giờ, cả hai người kia đều đang ở trong nơi ở đời đời của mỗi người. Kẻ ăn mày Laxarơ thuở nào, hiện đang sống đời sống tốt đẹp không gì sánh bằng. Người đang ở trong lòng Ápraham, điều nầy có nghĩa là
người đang có mối tương giao hết sức mật thiết với Ápraham. Còn người giàu kia thì ở nơi địa ngục trầm luân, phải hứng chịu những gì tồi tệ nhất.
Chúng ta đọc thấy ông ta đang ở trong sự đau đớn, khốn nạn, khổ sở vô cùng. Có một vực sâu thẳm phân cách giữa hai người và không ai có thể qua lại được. Khi người giàu kêu lên: “Hỡi Ápraham tổ phụ của tôi ơi! Xin sai Laxarơ nhúng đầu ngón tay vào nước và đến nhỏ vào lưỡi tôi; vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đỗi!” Nhưng Ápraham đã trả lời thế nầy: “Không được, bởi vì hiện giờ đang có một vực thẳm lớn phân cách giữa ngươi và Laxarơ đến nỗi có ai muốn từ chỗ Laxarơ qua chỗ ngươi cũng không thể nào qua được. Và có ai muốn từ chỗ ngươi sang chỗ của Laxarơ cũng chẳng thể nào sang được. Đã có sự ngăn cách rồi.”Lúc ấy, người giàu hiểu ra được vấn đề nên hết sức lo sợ cho năm anh em còn lại của mình hiện ở trên dương gian. Người bèn kêu nài: “Thưa Ápraham tổ phụ tôi ơi! Vậy thì xin Người hãy khiến Laxarơ từ kẻ chết sống lại và hãy sai anh ta mau đi khuyên bảo năm anh em của tôi để họ sẽ không phải đi đến nơi ở khốn khổ đau đớn nầy!” Ápraham bảo: “Họ đã có Môise và các đấng tiên tri rồi. Cứ để họ nghe lời khuyên của các vị ấy!” Người giàu đáp: “Ồ! Nhưng nếu có ai đó từ kẻ chết sống lại đến khuyên họ thì chắc họ sẽ tin liền!”
Chúa Jêsus đánh giá rất cao về những lời rao bảo đã được Đức Chúa Trời hà hơi của Môise và của các đấng tiên tri qua lời Ápraham đáp lại người giàu nọ: “Nếu họ không tin Môise và các đấng tiên tri, thì họ cũng sẽ chẳng tin ai cho dầu người đó có từ kẻ chết sống lại đi chăng nữa!” Điều nầy quả thật đã được ứng nghiệm khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết và Ngài tuyên bố Phúc âm có thể giúp con người thoát khỏi số phận như số phận của người giàu kia, nhưng người ta đã không tin lời Ngài.
Thật là một câu chuyện hãi hùng biết bao! Đây là bức tranh sinh động mô tả nơi ở đời đời mà Kinh thánh nói đến. Đó là nơi cho chúng ta các khái niệm về lửa hừng hực cháy, đầy sự nguyền rủa với những cảnh tượng đoạ đày vô tận, về những sự trừng phạt khủng khiếp và về những thống khổ triền miên không dứt. Không phải đây là sự dạy dỗ duy nhất của Chúa Jêsus về địa ngục. Rằng có một nơi rất khủng khiếp chẳng khác nào địa ngục nằm bên ngoài thành Giêrusalem được gọi là “Trũng Hinôm” – từ ngữ mà Chúa Jêsus đã dùng tượng trưng để cho dễ hiểu hơn khi Ngài nói về địa ngục. Từ nầy miêu tả một cái trũng khổng lồ nằm ngay bên ngoài thành Giêrusalem, nơi mà mọi thứ rác rưởi đều được người ta ném vào đó kể cả xác chết động vật và thi thể của những người nghèo bị chết. Khi vài trang sử vô cùng đen tối của dân tộc Hêbêrơ đã được viết, thì đó là thời kỳ mà các bậc cha mẹ người Do Thái đem chính con cái mình làm sinh tế dâng lên cho các thần ngoại giáo tại trũng nầy. Chúa Jêsus đã dùng từ ngữ “trũng Hinôm” lúc Ngài dạy rằng nếu chúng ta mắng anh em mình là đồ ngu thì chúng ta đã có nguy cơ phải vào địa ngục rồi. Từ nầy đưa đến khái niệm về sự hư mất. Theo Chúa Jêsus thì,được cứu thoát khỏi địa ngục tức là được cứu thoát khỏi đời sống hư mất.
Tuy nhiên, câu chuyện người giàu và Laxarơ là một sự mô tả rất rõ ràng về số phận cuối cùng của những ai không được cứu rỗi. Một trong những điều kinh khủng nhất của nơi ở đời đời như đã được mô tả sống động đó là người giàu kia vẫn cứ luôn có tri giác. Lúc nào người cũng phải nhớ về quãng đời mình đã sống trên dương gian sáu, bảy mươi năm gì đó.Người đã làm gì với suốt quãng đời ấy của mình? Và bây giờ người sẽ phải mãi mãi sống trong đau khổ đọa đày với câu hỏi ấy.
Câu chuyện nầy được kể tiếp theo sau ẩn dụ về người quản gia bất trung. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mỗi người một cuộc đời và chúng ta là những người quản lý suốt cả cuộc đời đó chứ không chỉ quản lý tiền bạc mình có mà thôi, và quản lý tiền bạc thực sự là việc ít quan trọng nhất đối với cương vị quản gia của chúng ta. Đời sống, thì giờ, sức lực, các ân tứ, khả năng, và sức khoẻ của chúng ta hết thảy đều cần thiết cho cả cuộc đời chúng ta. Câu hỏi trường tồn mà người giàu kia luôn phải đối diện là: “Ngươi đã làm gì với cả cuộc đời mình?”
Trong ẩn dụ về người quản gia bất trung, Chúa Jêsus đang hỏi bạn và tôi: “Các ngươi có sẵn lòng cùng với Ta để thực thi và ứng dụng bản Tuyên ngôn của Ta bằng cách trung tín quản trị đời mình và mọi thứ mà các ngươi được giao phó hay không?” Câu chuyện thứ hai kể về một người giàu nầy là sự minh họa kinh hãi cho kẻ nào đáp lại câu hỏi trên của Chúa Jêsus bằng tiếng: “Không!”
Ứng dụng của câu chuyện thứ hai còn hướng đến lòng nhân ái của Chúa Jêsus và vị thầy thuốc Luca đầy lòng trắc ẩn. Lúc đọc câu chuyện nầy, chúng ta cũng thấy được có nhiều chi tiết nói về nơi ở đời đời thật hết sức sinh động nhưng đầy bi kịch mà chúng ta có thể sẽ không nhìn thấy trong những ứng dụng của câu chuyện vào thực tế xã hội.
Có một người tên là Albert Schweitzer nói rằng sự dạy dỗ của Chúa Jêsus qua câu chuyện trên đã biến đổi cuộc đời anh mãi mãi. Anh đã từ bỏ tất cả mọi tài sản biểu trưng cho uy thế của một chủ nhân, và từ bỏ mọi thú giàu sang, phú quý mà anh đã hưởng thụ như một trong số những nhạc công chơi đàn organ, những nhà triết học, những bác sĩ y khoa, và những nhà thần học tiếng tăm lừng lẫy ở Châu Âu. Thế rồi, anh đi đến Châu Phi và trở thành một nhà truyền giáo trong lĩnh vực y học. Anh đem ứng dụng y học vào một vùng quê hẻo lánh của Châu Phi là nơi có rất nhiều người bị bệnh. Và nếu như anh không đến đó chữa trị cho họ thì chắc hẳn họ sẽ không nhận được bất cứ sự chữa trị và sự chăm sóc y tế nào cả.Schweitzer bảo khi anh ta đọc câu chuyện nầy của Chúa Jêsus, anh đã mau chóng nhận thấy rằng người tên Laxarơ đang nằm tại cổng nhà của người giàu kia chính là một thế giới đau khổ đang nằm ngay cổng nhà của cuộc sống chúng ta.
Khi Schweitzer đến Châu Phi, anh nói: “Châu Phi là Laxarơ”. Anh còn tuyên bố: “Đời là một cuộc tranh luận”. Tôi nghĩ đó là một câu nói có ý nghĩa hết sức sâu sắc. Schweitzer đã dùng cuộc đời mình đúc kết nên câu nói nầy nữa: “Những gì chúng ta thật sự tin, chúng ta sẽ làm. Còn tất cả những gì còn lại chỉ là lời nói giáo điều. Tôi vẫn thường tự hỏi không biết bạn và tôi có biết Laxarơ là ai không nhỉ?”Theo tôi, lời thách thức của sự dạy dỗ vĩ đại nầy là hãy suy gẫm bức tranh sống động nhưng đầy bi kịch, mô tả nơi ở đời đời dành cho những người hư mất mà Chúa Jêsus đã vẽ lên.
Viễn cảnh của sự trừng phạt đời đời sẽ thúc đẩy chúng ta hãy mau rao giảng sự cứu rỗi của Chúa ra cho tất cả những ai chưa từng nghe Phúc âm. Giống như sứ đồ Phaolô, chúng ta được thúc đẩy hành động bởi ba sứ mệnh sau đây: Có một người đã chết vì mọi người, tất cả loài người đều hư mất, và toàn nhân loại phải được nghe Tin lành (IICôrinhtô 5:13- 62).Tuy nhiên, câu chuyện trên còn có một ứng dụng nữa đã được nhấn mạnh và đóng vai trò chủ đạo trong Phúc âm Luca. Đó là: Bạn và tôi có sẵn sàng dự phần với Chúa Jêsus thi hành và áp dụng thực tế các mục đích sứ mệnh mà Ngài đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Naxarét của Ngài vào trong đời nầy hay không? Chúng ta có sẵn lòng tham gia với Ngài đem ánh sáng đến cho người mù, giải phóng người bị trói buộc, chữa lành người bị đau thương, hà hiếp trên thế gian nầy hay không?
Ba Triết Lý Sống
Trong Phúc âm Luca, chúng ta hãy tìm thử xem có bao nhiêu lần và bao nhiêu chỗ nói về việc Chúa Jêsus thách thức chúng ta hãy dự phần với Ngài thi hành bản Tuyên ngôn của Ngài. Chắc có lẽ vì Luca là thầy thuốc nên chỉ có ông là tác giả duy nhất ghi lại cho chúng ta câu chuyện ẩn dụ về người Samari nhơn lành. Chúa Jêsus kể câu chuyện nầy rằng có một người kia bị cướp và bị bỏ mặc dở sống dở chết bên vệ đường. Sau khi anh ta bị bọn cướp trấn lột, đánh cho trọng thương rồi bỏ lại đó sắp chết, thì có ba người khác lần lượt đi ngang nhìn thấy anh đang nằm bơ vơ tuyệt vọng bên đường (Luca 10:25-37).
Con đường trong câu chuyện nầy chạy từ thành Giêrusalem đến thành Giêricô. Các thầy tế lễ thường đi trên con đường đó về lại Giêricô sau khi làm xong công việc mình ở Đền thờ của Salômôn. Lần ấy, có hai trong số các thầy tế lễ ấy đi về ngang qua trông thấy người bị cướp sắp chết đang nằm một mình ở đó trong tình trạng khủng khiếp, nguy kịch. Có lẽ người nầy bảo người kia rằng: “Anh có muốn xen vào vấn đề người nầy thì cứ việc! Còn tôi, tôi không muốn liên lụy!” Chúng ta đọc thấy họ tránh sang bên kia đường rồi đi luôn.
Tuy nhiên, có một người Samari cũng đang đi trên con đường đó. Khi người thấy nạn nhân sắp chết, liền lại gần sơ cứu băng bó các vết thương rồi đỡ nạn nhân lên lưng con vật mình đang cỡi đưa đến một quán trọ. Sau khi trả một số tiền cho chủ quán, người ấy bảo: “Nếu còn thiếu, lúc quay về tôi sẽ trả thêm!”
Sự dạy dỗ trong ẩn dụ nầy thay cho câu trả lời của Chúa Jêsus, khi có một thầy dạy luật hỏi Ngài: “Ai là người lân cận tôi?” Câu trả lời sâu sắc nầy của Chúa trình bày về ba triết lý sống của ba loại người lân cận. Sau khi kể xong câu chuyện nầy, Chúa Jêsus đã trả lời thầy dạy luật bằng một câu hỏi: “Vậy, trong ba người đó, ai là người lân cận thật?”
Trước hết, Chúa dùng hình ảnh bọn cướp là những kẻ đã đánh người đàn ông kia bị thương nguy đến tính mạng để giải đáp thắc mắc của thầy dạy Luật. Triết lý sống của bọn cướp rằng: “Cái gì của tôi là của tôi. Cái gì của anh rồi đây sẽ là của tôi vì trước sau gì tôi cũng chiếm đoạt chúng”. Ngày nay có rất nhiều người trên thế gian đang sống với triết lý nầy. Đó
là lý do tại sao chúng ta cần phải có chính quyền, cảnh sát và quân đội.
Thầy tế lễ và người Lêvi – hai nhân vật ngoan đạo trong câu chuyện thể hiện cho triết lý sống thứ hai của người lân cận: “Cái gì của tôi là của tôi và cái gì của anh là của anh.Tôi có hạnh phúc của tôi và anh có hạnh phúc của anh. Tôi có những vấn đề riêng của tôi và anh có những vấn đề riêng của anh. Đúng là anh đang gặp rắc rối, nhưng triết lý sống của tôi là: ‘Hãy sống và cứ sống. Cái gì của tôi là của tôi; cái gì của anh là của anh. Tôi không muốn can hệ đến chuyện người khác!” Hiện nay, có rất nhiều người ngoan đạo vẫn thường sống với triết lý như vậy.
Trong câu chuyện còn có câu trả lời thứ ba cho câu hỏi của Chúa Jêsus về triết lý sống của chúng ta và của người lân cận. Rõ ràng Chúa đã dùng ẩn dụ nầy chứa đựng một lẽ thật để dạy dỗ chúng ta. Lẽ thật đó được thể hiện qua hành động của người Samari như một câu trả lời cho câu hỏi của Chúa Jêsus. Triết lý sống của người Samari lân cận ấy là: “Cái gì của anh là của anh và cái gì của tôi thì cũng là của anh nếu bất cứ khi nào anh cần đến.”
Triết lý sống nầy sẽ làm cho bạn không giàu có được, nhưng đó là triết lý của Chúa Jêsus khi Ngài nói về Laxarơ đang nằm ngay trước cổng nhà chúng ta – tượng trưng cho thế giới của những nghèo khó tâm linh bởi vì họ đang bị mù, bị trói buộc, và đang đau khổ.
Khi bạn sống giữa bao người khác, xin hãy học cách lưu tâm đến những người đang chi phối đời bạn, có thể là những người đang bị mù lòa, bị trói buộc và đang đau khổ, vì bởi cớ họ mà Chúa Jêsus đã đến trần gian nầy. Hãy học cách tìm kiếm những người hiện nay đang như chiên đi lạc, như những đồng tiền bị đánh mất, như đứa con hoang đàng và như “Laxarơ” đang nằm tại cổng các nhà thờ. Sau đó, hãy nhận biết Chúa Cứu Thế là Đấng hiện đang sống trong bạn sẽ đến với họ qua bạn, khiến bạn trở thành giải pháp đáp ứng các nhu cầu cho họ trong đời nầy và cả trong đời sau nữa.
Người ta bảo Hội thánh ngày nay chẳng khác nào trận bóng đá tranh Cúp Thế giới. Khi theo dõi trận đấu trên truyền hình, bạn sẽ thấy hàng ngàn khán giả là những người đáng lý ra rất cần vận động, thì lại nghỉ ngơi. Trong khi đó họ ngồi để xem hai mươi hai con người kia là những người cần được nghỉ ngơi thì họ lại phải cật lực vận động! Khi xem xét sứ mệnh của Chúa Jêsus đối với thế giới ngày nay, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng xin bạn hãy kết ước với Đấng Christ hằng sống, phục sinh rằng bạn sẽ không làm khán giả chỉ để ngồi xem, nhưng sẽ làm cầu thủ gây ấn tượng trên sân trong việc môn đệ hóa cho Ngài trong mọi quốc gia, nhưng trước hết hãy bắt đầu với những người lân cận của bạn.
Chương 6: “MỘT CỨU CHÚA ĐANG TÌM KIẾM”
Câu Chuyện Chữa Lành Tuyệt Diệu (Luca 8:26-39)
Những ai đã từng làm việc trong các bệnh viện tâm thần, trước các bệnh nhân ắt sẽ rất cảm kích câu chuyện nầy. Bất kỳ ai có quan hệ với các thành viên trong bệnh viên tâm thần hoặc có những người thân yêu mắc phải căn bệnh khổ sở nầy, thì chắc rằng họ có thể đánh đổi mọi thứ để có thể nhìn thấy người thân yêu của họ trở lại bình thường. Các chuyên gia y tế là những người làm việc với những người bị bịnh tâm thần, cần nên biết thêm cách mà Chúa Jêsus đã thực hiện phép lạ chữa lành nầy.
Khi Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đi đến vùng Giêrasê, họ gặp phải một người bị quỷ ám. Vừa gặp, người đàn ông tội nghiệp nầy liền hỏi Chúa Jêsus rằng: “Lạy Đức Chúa Jêsus, tôi với Ngài có sự chi chăng?” (8:28). Nhiều người trên thế gian nầy hiện đang gặp rất nhiều vấn đề rắc rối nhưng họ không nghĩ rằng Chúa Jêsus và sự cứu rỗi của Ngài sẽ có thể đem lại sự giải quyết thích đáng cho họ. Họ bị chính căn bệnh khổ sở của mình chế ngự đến nỗi họ không thể nào nghĩ rằng Chúa Jêsus sẽ chữa lành cho họ, hoặc Ngài sẽ giải cứu họ thoát khỏi những nan đề của họ. Trong câu chuyện rất hay nầy, người bị quỷ ám đó đã khám phá ra rằng Chúa Jêsus và sự cứu rỗi của Ngài sẽ tác động đến hoàn cảnh sống thật tồi tệ của ông.
Còn có một sứ điệp quan trọng khác trong câu chuyện hấp dẫn nầy. Sau khi được chữa lành, ông ta bèn xuống thuyền muốn cùng đi với Chúa Jêsus. Chúng ta có thể dễ dàng đoán
được lý do tại sao người ấy muốn rời khỏi nơi mà ai nấy cũng đều biết ông đã trải qua sự đau khổ tột cùng trong nhiều năm qua. Chúng ta cũng có thể nhận biết được lý do tại sao người ấy lại muốn ở cùng Chúa Jêsus.
Thế nhưng, Chúa bảo người rằng: “Hãy về nhà ngươi, thuật lại mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho ngươi!” (8:39). Có bản dịch khác nói rằng người ấy phải nói ra cho người ta biết những điều vĩ đại mà Đức Chúa Trời đã làm cho người. Chính người là phép lạ của Chúa Jêsus, và giờ đây ông ta trở thành nhà truyền giáo cho Ngài, ông ta phải đi tỏ cho những người mà ông quen biết về câu chuyện đã xảy ra với ông.
Điều nầy đem lại cho chúng ta định nghĩa thế nào là một nhà truyền giáo. Nếu Đức Chúa Trời đã làm những điều vĩ đại cho bạn, thì sau đó bạn sẽ trở thành nhà truyền giáo. Giống như cây nến đặt trên giá đèn, hoặc như một thành phố toạ lạc trên một ngọn đồi, chúng sẽ không thể nào bị che khuất, chúng ta hãy đi ra làm chứng và nói cho người khác biết những
điều kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Công việc truyền giáo được giao cho chúng ta hãy bắt đầu tại nơi khó khăn nhất, ấy là nơi mà người ta biết chúng ta rõ nhất, và
là nơi ưu tiên số một – quê nhà của chính chúng ta.
Phép lạ chữa lành nầy thực ra là một sự đuổi quỷ. Chúa Jêsus trực tiếp gọi tên và đuổi những quỷ dữ đang ở trong người nầy. Giả sử ngày hôm nay có Chúa Jêsus ở đây, liệu Ngài có chữa lành cho một người cũng bị quỷ ám tương tự như thế dưới hình thức nào đó hay không? Hay Ngài sẽ bảo tình trạng của người nầy là “bị bệnh tâm thần phân liệt với chứng hoang tưởng”, rồi tống khứ anh ta vào một nhà thương điên nào đó, để rồi bắt anh ta phải chịu sống đời sống của một người điên suốt phần đời còn lại của mình? Bạn nghĩ sao?
Người Pharisi Và Kẻ Thâu Thuế (Luca 18: 9-14)
Ở đây, chúng ta gặp hai người cầu nguyện với hai thái độ và nội dung khác nhau. Điều quan trọng đáng nói ở hai con người nầy ở chỗ kết thúc của câu chuyện, một người nhờ Chúa Jêsus được xưng công bình còn kẻ kia thì không – nghĩa là một người được cứu còn một người thì không. Hay nói cách khác, một người được nhận ân điển và người kia thì không.“Được xưng công bình” có nghĩa là, “Được xem như thể tôi chưa từng phạm tội”. Thêm vào đó, nó còn có nghĩa là Đức Chúa Trời kể chúng ta là công bình. Sách Rôma sẽ cho
chúng ta biết một cách toàn diện về việc Đức Chúa Trời đã thực hiện điều nầy ra sao. Trong ẩn dụ nầy, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết Tin lành là chân lý. Theo Ngài, để được xưng
công bình thì phải cầu nguyện như kẻ thâu thuế nọ: “Kính lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!”
Chúng ta đọc thấy rằng người Pharisi đã cầu nguyện “với chính mình”. Lời cầu nguyện của ông ta được bắt đầu với bản thân mình, nó chỉ dành để nói về ông ta, và nó kết thúc cũng chỉ với chính ông ta mà thôi. Đó là lời cầu nguyện không bao giờ vượt qua được con người ông ta. “Cầu nguyện” theo nghĩa đen có nghĩa là “cầu xin”. Và theo định nghĩa nầy thì người Pharisi nọ đã chẳng cầu nguyện gì cả vì anh ta đâu có cầu xin Đức Chúa Trời điều gì.
Ẩn dụ nầy cho chúng ta biết những kẻ nào tự cho mình là công bình thì sẽ xem thường người khác. Làm sao để một người là tội nhân trở nên công bình được? Đức Chúa Trời có thể xưng một tội nhân là công bình bằng cách nào? Có phải là kết quả của sự tự nổ lực không? Có phải tôi là người công bình hoặc được xưng công bình bởi vì tôi tin vào những nổ lực của bản thân tôi để trở nên công bình không? Ẩn dụ nầy trả lời là “Không!” Đức Chúa Trời sẽ xưng tôi là công bình “như thể tôi chưa hề phạm tội” vậy. Khi tôi thừa nhận mình là tội nhân thì tôi vẫn không thể tự cứu chính mình được, mà tôi phải cầu xin Đức Chúa Trời thương xót.
Trong ẩn dụ nầy, Chúa Jêsus tuyên bố Tin lành là lẽ thật! Mọi người dù là đàn ông hay đàn bà, là nam hay nữ trên thế gian nầy thảy đều có thể được xưng công bình nếu họ bằng lòng cầu nguyện với thái độ khiêm nhường hạ mình, ăn năn thống hối xưng nhận tội lỗi mình ra, tương tự như là “Kính lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi, vì tôi là kẻ có tội!” Thái độ của người Pharisi kia hoàn toàn trái ngược với thái độ của một người cầu nguyện khiêm nhường. Ăn năn hối cải và xưng nhận tội lỗi mình là những yếu tố sẽ đưa chúng ta vào trong vương quốc ân điển.
Có một học giả tin kính nọ cho rằng Xachê kẻ làm đầu bọn thâu thuế là người chúng ta sẽ gặp trong chương kế tiếp, cũng chính là người thâu thuế trong ẩn dụ nầy. Căn cứ vào việc Chúa Jêsus đã gọi đích danh ông ta, cho thấy Ngài và ông ta có quen biết nhau từ trước. Qua đó, chúng ta cũng thấy được rằng Chúa Jêsus đi đến thành Giêricô để “theo dõi” người cầu nguyện tên là Xachê là người ra sao – đặng giải thích cho ông ta biết thế nào là sự ăn năn thật và cần phải bày tỏ sự ăn năn đó ra sao trên đời sống mình. Điều nầy rõ ràng có liên quan đến việc ông phải phân phát tiền bạc của mình ra, là số tiền ông đã kiếm được một cách bất chính trước đó. Khả năng phỏng đoán cho sự việc nầy là rất lớn, dầu vậy, nó
vẫn đem lại cho chúng ta sự thích thú về một trong những câu chuyện tuyệt vời của Tân ước.
Chúa Jêsus Và Người Thâu Thuế (Luca 19: 1-10)
Khi đọc tới Luca 18 và 19, chúng ta khám phá ra thêm hai câu chuyện nữa nói về những người giàu có. Chúng ta cũng có thể thấy sự gặp gỡ của Chúa Jêsus với người trưởng phòng thuế vụ nầy giống như một vở kịch ba màn vậy. Màn thứ nhất là khung cảnh nơi Chúa Jêsus nhìn thấy và hỏi han Xachê. Màn kịch thứ hai xảy ra tại nhà Xachê, nơi Chúa Jêsus trải qua cả ngày trò chuyện và trao đổi với người đàn ông nầy là người mà dân thành Giêricô chẳng ai ưa.
Khi bức màn sân khấu được kéo lên tiếp tục diễn đến màn ba của vở kịch, Chúa Jêsus và Xachê đang ra khỏi nhà ông ta, sau đó Ngài cùng ông ở bên nhau trọn cả ngày hôm đó.Ông gọi Ngài là “Chúa” và tuyên bố sẽ đi phân phát một nửa số tiền bạc của mình cho người nghèo, ông cũng dùng nửa số tiền còn lại để bồi thường đền 400 % cho những ai trong thành Giêricô đã từng bị ông làm thiệt hại. (Giả sử ông không bồi hoàn cho ai hết, thì ông sẽ không phải tốn nửa gia tài còn lại của mình để giải quyết vấn đề ấy).
Màn hai là màn kịch quan trọng nhất của “vở kịch” nầy. Chúng ta không biết được những gì đã diễn ra ở màn kịch thứ hai, hoặc những gì đã xảy ra tại nhà Xachê. Thế họ đã nói về những gì suốt cả ngày ở đó vậy? Chắc họ đã thảo luận với nhau vấn đề ăn năn nghĩa là thế nào, để được tha thứ và bước theo Chúa Jêsus. Nội dung của cuộc thảo luận chắc hẳn có liên quan đến chuyện tiền bạc, bởi vì đó là thứ mà Xachê khi mở lời thì đã đề cập đến nó trước tiên. Lúc Chúa Jêsus nghe những lời ấy được nói ra từ một kẻ tội lỗi xấu xa nhất của thành Giêricô, thì Ngài liền tuyên bố người nầy là con cháu Ápraham và rằng sự cứu rỗi đã vào nhà người ngay ngày hôm đó.
Chi tiết tôi lấy làm tâm đắc nhất trong câu chuyện nầy, ấy là khi Chúa Jêsus đi đến thành Giêricô thì Ngài đã dành trọn một ngày ở đó với một kẻ hèn hạ chuyên đi lừa gạt nầy, và thiên hạ đang bàn tán với nhau về chuyện ấy. Tôi rất thích thú khi đặt cho một họa sĩ nọ vẽ bức tranh về Chúa Jêsus mà theo nhà sử học Do Thái Josephus thì đó là hình ảnh một Đấng vĩ đại đang bước vào nhà dang rộng vòng tay ôm choàng lấy Xachê một người nhỏ thó thấp bé, trong khi tất cả những kẻ tự cho mình là công bình đứng quanh đó bàn tán xôn xao vì cớ gì mà Chúa Jêsus chỉ có một ngày duy nhất ở thành Giêricô, nhưng lại dành trọn cho kẻ làm đầu bọn thâu thuế nầy.
Câu chuyện được kết thúc với một lời đẹp đẽ khắc trên tấm bản nhỏ bằng đồng thau đính vào bên dưới cạnh khung của bức tranh: “Bởi Con Người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất!”Đây là một trong những lời tuyên bố rất rõ ràng của Phúc âm thứ ba nầy, là lời đem lại cho chúng ta một sứ mạng hết sức ngắn gọn, đầy đủ và súc tích về sự quan trọng nhất đối với đời người sống trên đất nầy (19:10).
Chúng ta cũng thấy được chiến lược của Chúa Jêsus trong lần gặp gỡ nầy. Ngài chỉ đi ngang qua thành Giêricô, và mục đích của Ngài rõ ràng là để đến với một người có thể gây nên một ảnh hưởng mạnh mẽ tới dân chúng thành Giêricô sau khi Ngài đã rời xa khỏi đó.Hãy tưởng tượng sự ảnh hưởng nầy sẽ lan rộng ra khắp cả thành Giêricô, khi Xachê bắt đầu mời những người mà ông đã từng thu thuế quá mức ở đó lại, cộng thêm với uy lực mà những người thu thuế thường có. Thử hình dung ra khung cảnh mọi người lấy làm ngạc nhiên, vui mừng xen lẫn sợ hãi khi nghĩ rằng hầu bao của họ lại sắp sửa phải lưng thêm, thế rồi họ mới vỡ lẽ ra Xachê mời họ đến là để trả lại cho họ gấp bốn lần những gì mà ông đã từng lấy của họ trước đó, chỉ vì cớ ông đã gặp được Chúa Jêsus! Theo tôi thì đây là sự kiện vĩ đại nhất đã xảy ra tại thành Giêricô kể từ khi những bức tường của thành phố nầy bị sụp đổ trong thời Giôsuê.
Gặp Gỡ Một Người Giàu Khác (Luca 18:18-27)
Có một câu chuyện khác kể về một người giàu có nọ trong chương trước được nối tiếp với câu chuyện Chúa Jêsus và Xachê vừa rồi. Khi đem so sánh và đặc biệt là khi bạn đem đối chiếu hai người giàu nầy với nhau, thì trước hết bạn sẽ thấy họ có những điểm chung như sau:Cả hai đều giàu có. Cả hai đều là người Do Thái. Cả hai đều khao khát gặp Chúa Jêsus. Xachê trèo lên một cái cây, người giàu kia là một viên quan trẻ tuổi đã chạy đến với Chúa Jêsus và quỳ xuống trước Ngài. Cả hai đều đến với Chúa một cách công khai. Rõ ràng cả hai đều quan tâm đến việc muốn biết phải làm thể nào để được cứu, và cần làm sao để có sự sống đời đời. Hiển nhiên là Chúa Jêsus rất đỗi yêu thương cả hai người nầy. Chúa bảo họ hãy ăn năn tội lỗi mình và phải bày tỏ sự ăn năn đó ra bằng cách phân phát tiền bạc của mình ra cho người khác.
Nhưng khi đem đối chiếu với nhau, bạn sẽ thấy họ có những điều khác biệt đến kinh ngạc: người giàu trẻ tuổi là một người đạo đức và sùng đạo, trong khi Xachê lại là người ngược lại. Người giàu trẻ tuổi luôn được dân chúng ngưỡng mộ và kính trọng, trong khi đó chúng ta biết rõ rằng đối với Xachê thì không hề được như vậy.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai người nầy là Xachê đã hết lòng ăn năn hối cải tội lỗi mình và đi phân phát tiền bạc của mình ra cho người khác, trong khi người giàu đạo đức và sùng đạo kia thì không ăn năn chút nào. Cho dù anh ta sống thanh liêm chính trực, có đạo đức và ngoan đạo đến cỡ nào chăng nữa thì anh ta vẫn không được cứu, còn Xachê lại được cứu đấy! Trừ phi về sau người giàu trẻ tuổi nầy có chịu ăn năn hay không, chúng ta có thể giả định rằng anh ta đã chết đi với đời sống của con người đạo đức nhưng đó cũng chỉ là một kẻ hư mất mà thôi. Điều đó có nghĩa là ngay cả Xachê, một người xấu xa chẳng ra gì, từng sống một đời sống vô đạo trước khi gặp Chúa Jêsus, thì hiện nay, ông lại đang ở trên thiên đàng, còn viên quan trẻ tuổi giàu có kia thì lại đang ở trong địa ngục!
Chúng ta không được hiểu sai nội dung câu chuyện nầy. Chúa Jêsus không bảo chúng ta sẽ được cứu nhờ vào những việc chúng ta làm hoặc bởi những gì chúng ta thôi không làm nữa. Ngài dạy rằng, nếu chúng ta ăn năn và từ bỏ tội lỗi mình thì chúng ta mới được cứu rỗi thực sự. Chúng ta đã nhìn thấy hai hình ảnh tương phản được minh họa sống động của hai con người trên về cái cách họ đã đáp lại Chúa Jêsus ra sao.
Câu chuyện của Chúa Jêsus và Xachê thực sự đã được bắt đầu với ẩn dụ về người Pharisi và kẻ thâu thuế. Khi chúng ta tiếp tục đọc tiếp ẩn dụ nầy, chúng ta sẽ khám phá ra có một câu Kinh thánh phát họa rõ nét hình ảnh Chúa Jêsus quả thật là Đấng Cứu Thế mà chúng ta đang tìm kiếm. Chúng ta sẽ thấy chân dung Chúa Jêsus và bản Tuyên ngôn của Ngài lần cuối cùng khi Luca đưa ra cho chúng ta lời diễn tả của ông về Đại Mạng lịnh ở phần kết của sách Phúc âm nầy (Luca 24: 46-49).
Chương Kết: “SUY NGHĨ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN”
Chúa Jêsus đưa ra nhiều sự dạy dỗ trong “Ẩn dụ về người gieo giống” là ẩn dụ chỉ cho chúng ta biết cách để tiếp cận và ứng dụng sự dạy dỗ của Ngài. Luca có ghi lại ba ẩn dụ mà Chúa Jêsus đã dùng cho mục đích ấy (Luca 5:36-39; 7:31-35). Hai ẩn dụ đầu nói về một miếng vải mới được vá vào chiếc áo cũ, và rượu mới được đổ vào bầu da cũ.
Người ta nghe Chúa Jêsus dạy về mấy ẩn dụ nầy thì đều hiểu cả vì chúng rất quen thuộc hàng ngày, và đó là những minh họa có ý nghĩa rất sâu sắc. Người phụ nữ nào biết may vá áo quần thì cũng đều biết rằng bạn chớ bao giờ đi vá một miếng vải mới vào áo quần cũ. Vì miếng vải mới đó quá chắc nên nó sẽ kéo chằng tấm áo cũ ra và càng làm cho rách to thêm chỗ đã bị rách trước đó.
Nhiều người nghe Chúa Jêsus dạy hôm ấy có lẽ họ cũng đã từng mắc sai lầm khi đổ rượu mới, là rượu chưa lên men vào trong bình rượu da cũ dễ bị vỡ. Khi rượu mới lên men, thì bình rượu da cũ sẽ bị căng lên và không thể chịu được áp lực ở bên trong. Cho đến một hôm, người ta bỗng nghe một tiếng nổ lớn và thấy rượu đổ xòa ra lai láng xuống tường là chỗ họ đã treo bình rượu da cũ đó. Họ chợt nhận ra rằng tại sự sai lầm của họ nên đã xảy ra tiếng nổ ấy – khiến bình rượu da bị bể tan tành còn rượu thì bị chảy sạch.
Ứng dụng thực tiễn ở đây là sự dạy dỗ của Chúa Jêsus sẽ là áp suất đặt trong chúng ta khi chúng ta tiếp thu nó. Những ai trở thành con người mới là kết quả của sự tái sinh thì hiển nhiên đó là “những bình rượu da mới” để cho “rượu mới” là sự dạy dỗ của Ngài được đổ vào (II Côr 5: 17). Chỉ có những con người mới nầy mới có thể hiểu được, chấp nhận, và ứng dụng sự dạy dỗ của Chúa, như ứng dụng ẩn dụ nầy chẳng hạn.
Nếu chúng ta không mềm mại co giãn thì áp suất là sự dạy dỗ của Chúa Jêsus đặt trên những ý muốn, những suy nghĩ của chúng ta sẽ thực sự bị nổ tung! Đây là lý do tại sao Chúa Jêsus bảo chúng ta không được trở nên là những người bị “chứng tâm thần phân liệt thuộc linh” bởi việc chúng ta cố gắng làm tôi hai chủ (Mathiơ 6:24). Nếu chúng ta không tiếp cận và đáp ứng sự dạy dỗ của Chúa Jêsus bằng cách đầu phục và vâng theo lời dạy dỗ của Ngài, thì chúng ta chẳng khác nào những kẻ mà sứ đồ Giăng đã gọi là sự tuyên xưng “hâm hẩm” của chúng ta bởi đức tin trong Đấng Christ sẽ làm cho chúng ta trở nên bị chán ngấy, và khiến cho Đấng Christ phục sinh sẽ mửa chúng ta ra mỗi khi Ngài nghĩ đến chúng ta (Khải 3:15-16).
Chúa Jêsus dùng ẩn dụ thứ ba để lên án việc các vị chức sắc tôn giáo đã chối bỏ sự dạy dỗ của Ngài và sự rao giảng của Giăng Báptít (7: 31-35). Bọn trẻ con chơi đùa ở nơi họp chợ những trò chơi giống như “đám cưới” và “đám tang”, bởi vì chúng có nhìn thấy những cảnh ấy trước đó. Chúng muốn những người buôn bán bận rộn kia dừng lại để cùng chơi các trò chơi đó với chúng.
Qua mấy ẩn dụ nầy, Chúa Jêsus muốn nói rằng những thầy thông giáo và bọn người Pharisi kia chẳng khác nào đám trẻ con nọ rủ Ngài chơi trò “đám tang” với chúng vì Ngài đã đưa ra hình ảnh thế nào là một người có đời sống phước hạnh. Họ đề nghị Giăng Báptít chơi trò “tiệc cưới” vì người đã quá nghiêm túc, sống đời sống thuộc linh quá nguyên tắc trong hoang mạc, và đã đi rao giảng về sự ăn năn.
Vấn đề Chúa Jêsus bàn đến ở đây là Ngài và Giăng Báptít đã đến nhưng không phải để chơi những trò trẻ con của họ. Ngài và Giăng cũng không phải đến để làm theo những sự chỉ giáo của họ, nhưng đến để làm một cuộc cách mạng về sự dạy dỗ tôn giáo cần phải được củng cố.
Sự dạy dỗ sống động đầy năng lực của Chúa Jêsus giờ đây sẽ khiến cho bạn phải bộc lộ mình ra. Bạn sẽ đáp ứng như thế nào đối với những gì mà bạn đã học được từ cái nhìn sơ lược về Phúc âm Luca nầy? Bạn sẽ làm gì ngay bây giờ sau khi bạn đã nhận biết được nội dung những mục đích sứ mạng của Đấng Christ phục sinh, là Đấng hiện đang sống trong bạn? Sự dạy dỗ của Ngài luôn hướng đến việc thay đổi suy nghĩ, đời sống và giá trị con người của bạn. Chúa Jêsus cảnh cáo bạn và tôi rằng nếu chúng ta không đáp lại lời dạy của Ngài thì “cái nhìn nước đôi thuộc linh” của chúng ta sẽ khiến cho tâm trí của chúng ta dễ bị nổ tung. Phúc âm Giăng là sách chứa đựng ký thuật đầy đủ nhất về sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus. Vì tôi có sáu tập sách nhỏ cung cấp nội dung những lời chú giải cho 130 chương trình trên đài phát thanh về Phúc âm Giăng nầy, cho nên tôi sẽ dành những lời bình giảng của tôi về cuộc đời sống động của Chúa Jêsus và nhiệm mạng của Ngài cho nội dung các tập sách nhỏ đó. Sự thấu hiểu những điều ẩn dấu bên trong có ý nghĩa đầy đủ nhất về sự chết của Ngài mà chúng ta lĩnh hội được từ Luca chính là chỗ Ngài bảo với các sứ đồ rằng lễ Vượt Qua sẽ được trọn khi Ngài đã chịu chết trên thập tự giá (22:16). Trừ Giăng ra, các tác giả Phúc âm chỉ đơn giản nói vắn tắt như vầy: “Họ đóng đinh Ngài” khi thuật lại sự chết của Chúa Jêsus trên cây thập hình.
Nếu bạn chưa nhận biết Đấng Christ là Chúa Cứu thế của bạn một cách cá nhân, thì với cương vị là một nhà truyền giáo Phúc âm của Đấng Christ, tôi nài xin bạn hãy nhận biết rằng Chúa Jêsus đã đến để đem lại ánh sáng cho bạn vì bạn đang ở trong sự mù lòa thuộc linh,và để giải phóng bạn thoát khỏi mọi thói đam mê tội lỗi dưới nhiều hình thức. Ngài muốn chữa lành vết thương lòng cho bạn và đời sống đau khổ của bạn, và như vậy Ngài đã trở thành Chúa Cứu thế của chính bạn. Sau đó Ngài muốn đem mục đích vĩ đại vào cuộc đời bạn, bằng cách khiến bạn trở thành người cùng dự phần với Ngài thực hiện sứ mạng trọng đại của Ngài, là tìm kiếm và cứu vớt những ai lạc mất. Bây giờ hãy tin cậy nơi Ngài là Chúa Cứu thế của bạn. Hãy tôn Ngài làm Cứu Chúa của đời sống bạn, và sau đó hãy sống đời sống tương giao với Đấng Christ hằng sống, phục sinh, hoàn tất bản Tuyên ngôn vĩ đại nhất trên đất nầy.