TỘI LỖI LÀ GÌ ?
Rôma 3:23; Rôma 6:23; Ê-sai 59:2.
B. Lời mở đầu :
Phạm tội là làm điều gì đó không đẹp lòng Đức Chúa Trời( displease God). Mọi người sinh ra trong thế gian đều phạm tội. Cho dầu người nào đó có tuyệt vời nhất, hoặc vô tư như một đứa trẻ đều không tránh khỏi phạm tội. Không phải hành vi phạm tội lần đầu tiên trong đời của trẻ em bị kể là phạm tội nhưng từ lúc được sinh ra nó đã mang trong mình bản chất tội lỗi ( sinful nature) ( Thi thiên 51:5) Một đời sống tự nhiên luôn chú trọng cái tôi (self) của mình hơn là vào Thượng Đế. Cái tôi vốn là trung tâm của ước muốn và mục đích của đứa trẻ. Nó nhất quyết mọi việc phải được vừa lòng và đòi cho bằng được điều nó muốn. Hành vi như vậy là tự nhiên đối với một người từ lúc được sinh ra, do vậy không thể tránh được tội lỗi và không hài lòng Thượng Đế ( Rôma 3:23).
Tội lỗi không chỉ làm buồn lòng Đức Chúa Trời mà còn phân cách loài người khỏi Đấng tạo dựng họ từ sự vinh hiển mà muốn dành cho họ. Từ đây cho thấy tính hủy diệt của tội lỗi. Tội nhân trở nên thù địch với Thượng Đế, không nhận biết Ngài, thậm chí không muốn có sự thông công với Ngài. Từ lúc được sanh ra mọi người đã bị phân cách với Trời Chúa Trời.
C. Một vài hậu quả của tội lỗi:
– Làm buồn lòng Đức Chúa Trời ( Sáng Thế Ký 6:5-7)
– Sanh ra tội ác ( Thi thiên 51:3-4)
– Gây nên sự phân cách với Đức Chúa Trời ( Ê-sai 59:1-2)
– Đem đến sự đoán xét & hình phạt đời đời ( Mathiơ 25:46)
– Trở thành tôi mọi tội lỗi (Rôma 6:17)
– Làm mù lòa tâm linh ( 2Côrinhtô 4:4)
– Sự chết thuộc linh ( Ê-phê-sô 2:1)
– Đánh mất hy vọng & thiếu mất hy vọng ( Eâphêsô 2:12)
– Làm hư hoại ( Tít 1:5)
– Bị đoán phạt ( Giacơ 5:12)
D. Từ ngữ Thánh kinh về Tội Lỗi :
Thánh kinh dùng nhiều từ ngữ để mô tả thực trạng chung của loài người khi bị phân cách và thù địch với Đức Chúa Trời. Ở đây được chia thành bốn nhóm chính :
(1) Sai lệch khỏi tiêu chuẩn:
– Chattah: lệch khỏi mục tiêu, đi sai ( Giu-đe 20:16; Thi thiên 51:4)
– Avon : dùng sai hay làm sai ( to bend or pervert) chủ ý làm sai điều gì đó dù bạn có thể làm điều đúng. ( Gióp 33:27)
– Shagah: đi lạc hay lầm lạc (Gióp 19:4, Lêviký 4:13)
– Parabasis: ngoặt quẹo khỏi đường ngay thẳng, chẳng hạn đi vượt quá khỏi giới hạn (Rôma 4:15, Galati 3:19)
– Hamartia : (to miss the mark) xem Rôma 6:23.
– Paraptoma: sự phạm pháp, bước trượt khỏi đường lẽ thật (Côlôse 2:13 ; Eâphêsô 2:5)
(2) Loại hạng xấu xa :
– Rasha : thường được dịch để chỉ về kẻ ác ( wicked) hay không kính Chúa ( ungodly) (
thi thiên 1:6; 37:28)
– Asham : Gây phiền hà hay lỗi lầm ( Sáng thế ký 26:10 Lêviký 5:15-16)
(3) Sự nổi loạn chủ ý : người ta cảm thấy có thể tự sống mà không cần Thượng Đế. Bởi sự kiêu ngạo mà một người có thể tuyên bố sống độc lập ngoài Thượng Đế.
– Persha : giơ nắm đấm nghịch cùng Đức Chúa Trời ( Ê-sai 1:2 ; 1Các Vua 12:19)
– Anomia: vô luật hay nổi loạn ( 2Côrinhtô 6:14 ; 1Giăng 3:4)
(4) Những hành vi quanh co hay thái độ không ngay thẳng :
– Marah : vẫn tiếp tục, trở nên cứng đầu, hay nổi loạn ( Thi thiên 78:8)
– Marad : dấy loạn, phiến loạn ( Dân số ký 14:9)
– Ra’ah : trở nên hiểm ác hay xấu xa ( Sáng thế ký 19:7)
E. Thái độ chúng ta :
Mỗi người phải chịu trách nhiệm đối với tội của mình ( Rôma 14:12). Đức Chúa Trời muốn chúng ta từ bỏ tội lỗi để quay về ( Eâxêchiên 18:20-23). Loài người chọn tội lỗi nghịch cùng ĐCT, biết hậu quả của tội lỗi nhưng Ngài cho họ có quyền tự do để lựa chọn.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết Ngài, biết ý muốn của Ngài đối với chúng ta, yêu Ngài thật lòng để chuẩn bị hoàn thành ý chỉ Ngài trên mỗi chúng ta. Ngài muốn chúng ta trở nên con cái Ngài , cùng dự phần trong vương quốc Ngài. Trước tiên (1) tội lỗi mình phải đuợc tha (2) bản chất tội lỗi trong chúng ta từ lúc được sinh ra phải chấm dứt bởi việc mỗi chúng ta phải được tái sanh (Giăng 3:5-7) để được trở nên mới mà có thể nhìn biết Đức Chúa Trời và vui hưởng sự thông công với Ngài.
F. Tóm tắt và ứng dụng :
1. Tất cả mọi người đều được sinh ra với bản chất tội lỗi trong mình.
2. Là con người nên bản năng tự nhiên thường xu hướng về những việc làm buồn lòng Đức Chúa Trời.
3. Mỗi một người phải chịu trách nhiệm và gánh lấy tội lỗi của chính mình.
4. Đức Chúa Trời là Cha đã sai Chúa Jesus đến để gánh tội lỗi chúng ta trên chính Ngài.
5. Để hưởng ơn cứu mạng của Chúa Jesus, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ tất cả những gì mình làm buồn lòng Ngài, đương nhiên phải tiếp nhận Chúa Jesus làm cứu Chúa cho chính mình.
G. Câu hỏi và các điểm thảo luận :
1. Hậu quả của tội lỗi là gì ? ( Ê-sai 59:1-2)
2. Vì sao Đức Chúa Trời ban quyền tự do chọn lựa cho loài người dầu Ngài biết họ có thể phạm tội mà bị phân cách khỏi Ngài ?
3. Điều gì đã xảy đến cho A-đam sau khi ông phạm tội ?
4. Hậu quả xảy đến cho dòng dõi con cháu của A-đam là gì sau khi ông đã phạm tội ?
5. Tại sao tội lỗi mới là vấn đề chính đối với con người ?
6. Tại sao hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng họ đang làm buồn lòng Đức Chúa Trời ?