Tôi Tin Phép Lạ – Katherine Kulman
Hàng trăm người đã từng được chữa lành, chỉ cần ngồi yên trong phòng nhóm mà chẳng có dấu hiệu gì báo trước, hoặc một điều gì đó tương tự. Không có gì cả. Thậm chí nhiều khi còn chưa đến bài giảng. Đôi lúc thậm chí khi còn chưa hát một bài hát nào.an
Hàng trăm người đã từng được chữa lành, chỉ cần ngồi yên trong phòng nhóm mà chẳng có dấu hiệu gì báo trước, hoặc một điều gì đó tương tự. Không có gì cả. Thậm chí nhiều khi còn chưa đến bài giảng. Đôi lúc thậm chí khi còn chưa hát một bài hát nào. Không hề có những sự phô bày ầm ĩ, không có những tiếng kêu lớn tiếng lên Đức Chúa Trời, cứ như là Ngài nặng tai. Không có tiếng la hét, không có những tiếng kêu thán phục, trong yên lặng trước sự hiện diện của Ngài. Hàng trăm lần sự hiệu hữu của Đức Thánh Linh rõ rệt đến nỗi dường như có thể nghe được tiếng hàng ngàn con tim đập như hoà làm một.
Và trong sự yên lặng hoàn toàn đó một giọng nói cất lên: “Tôôôi – tiiiin – vàoooo – phép lạạạạ…!” Đột nhiên hàng tràng pháo tay đinh tai phát ra, và hàng ngàn người nhìn thấy một thân hình dỏng cao, thanh mảnh, xuất hiện trong bộ váy trắng xoè rộng. Nó trượt nhanh tới giữa sân khấu, và một buổi thờ phượng kỳ diệu (phép lạ) nữa của Ket-rin Kul-man lại bắt đầu.
Trong công vụ quốc tế của mình Miss Kul-man đã đặt nền tảng cho sự vận hành của Đức Thánh Linh trong đời hàng ngàn ngàn con người trên khắp thế giới. Công vụ đặt biệt của bà đã hướng chú ý của thân thể Đấng Christ từ những thể hiện bên ngoài của các ân tứ siêu nhiên của Đức Thánh Linh trở lại về Đấng Ban ân tứ, tức là Đức Thánh Linh.
Mặc dù bà gọi mình là “một con người bình thường”, Ket-rin thực ra rất đặc biệt. Nhiều người đã cố thử bắt chước giọng nói và cách diễn xuất của bà, nhưng vô ích. Những người khác thử biến sự xức dầu của bà thành kỹ nghệ và các phương thức, nhưng cũng không làm nổi.
Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ Ket-rin Kul-man. Bà là tấm gương một con người biết dũng cảm trả giá, để bước đi trong sự phục vụ Đức Chúa Trời. Tôi cảm tạ Chúa vì những bài học tôi học được từ đời sống bà. Và trong phần này tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài bài học trong số đó.
Những lọn tóc vàng
Thành phố Con-cor-dia bang Mis-su-ri được các kiều dân Đức xây dựng nên vào những năm 30 của thế kỷ 19. Theo những ghi chép của trường học, Ket-rin Gioan-na Kul-man sinh ra ngày 9 tháng 5 năm 1907 trong trang trại của gia đình. Thời đó thậm chí giấy chứng sinh còn chưa đòi hỏi phải có.
Người bạn gái cùng trường còn nhớ Ket-rin như sau “… những lọn tóc dài lượn sóng và lông mày màu vàng. Không thể nói rằng Ket-rin xinh đẹp. Cô ta không phải là có dáng dấp kiều diễm, hay là có nữ tính đầy lôi cuốn. Cô cao, xương xương, và hình dáng giống một cậu bé hơn. Cô đi những bước dài khiến chúng tôi vất vả lắm mới theo kịp.”
Từ khi còn là cô bé, Ket-rin đã khác thường bởi “tính độc lập, tự tin, muốn làm mọi sự theo ý muốn mình”. Ket-rin nhận được từ người bố tất cả tình yêu thương và sự quan tâm cần có. Bà yêu quí người bố mình đến nỗi 30 năm sau cái chết của ông, nước mắt vẫn tràn lên mắt bà khi nhắc đến ông.
“Bố ơi, Chúa Jê-sus vừa bước vào lòng con!”
Ket-rin 14 tuổi khi cô được tái sanh. Nhiều lần trong đời bà kể lại câu chuyện về sự mình đáp lại lời kêu gọi cảm tưởng như đến từ chính Đức Thánh Linh, chứ không phải từ một con người nào. Bà đi ra từ một môi trường “tôn giáo” thì đúng hơn, vì Hội Thánh mà bà đến dự chưa bao giờ kêu gọi người ta lên ăn năn tin nhận Chúa để nhận được sự cứu rỗi.
Sau này, bà thuật lại như sau:
“Tôi đứng cạnh mẹ, và đồng hồ của nhà thờ chỉ 12 giờ kém năm. Tôi không nhớ tên của người hầu việc Chúa đó, thậm chí cả những lời giảng của ông ta nữa, nhưng có điều gì đó đã xẩy ra với tôi. Điều này bây giờ đối với tôi vẫn là hiện thực rõ ràng cũng như vào lúc đó – đó là điều thực hữu nhất từng xảy ra với tôi.
Đứng tại đó, tôi bắt đầu run lên đến nỗi không còn cầm nổi tập bài hát trong tay nữa. Tôi đặt nó xuống ghế, và khóc nấc lên. Tôi cảm thấy gánh nặng (sự cáo trách) và hiểu rằng tôi là một tội nhân. Tôi thấy mình là một cá nhân tồi tệ nhất trên thế giới. Thế mà lúc đó tôi mới có 14 tuổi.
… Tôi hiểu ra rằng tôi chỉ cần làm có một việc: tôi luồn khỏi chỗ mình đứng, tới hàng ghế thứ nhất, ngồi xuống ghế băng và khóc. Ôi, tôi khóc mới dữ làm sao!
Tôi trở thành một người hạnh phúc nhất thế giới. Gánh nặng đã được cất khỏi tôi. Tôi đã trải qua điều mà sau này sẽ không bao giờ dừng tôi lại nữa. Tôi đã được tái sanh, và Đức Thánh Linh đã làm chính điều mà Chúa Jê-sus đã nói về Ngài trong Giăng 16:8″
Bố của Ket-rin đang ở trong bếp, khi cô chạy về nhà từ Hội Thánh để chia sẻ với ông tin mừng mới của mình. Cô bé nhẩy bổ đến với ông và nói: “Bố ơi… Chúa Jê-sus vừa bước vào lòng con!”
Không hề có một chút cảm xúc nào, ông đáp: “Bố vui lắm”.
Ket-rin nhớ lại, rằng không biết bố mình có hiểu mình thực sự hay không. Bà nói rằng bà không biết chắc chắn là bố mình đã được tái sanh hay chưa. Bà chỉ nhớ ông rất không thích những thầy giảng đạo, vì ông nghĩ rằng họ chỉ “giảng đạo vì tiền”. Ông chỉ đến Hội Thánh vào các ngày lễ, hay trong những dịp Ket-rin đọc thơ. Bà không nhớ là ông có cầu nguyện hay đọc Kinh-Thánh hay không nữa.
Họ ôm nhau lần đầu tiên
Đối với Ket-rin di Hội Thánh cũng quan trọng như đi làm vậy. Cô từng đi Hội Thánh dòng Giám-lý (Methodist) với mẹ mình, cũng chính tại đó cô được tái sanh vào năm 1921. Nhưng từ năm 1922 cả gia đình cô được tính là thuộc một Hội Thánh dòng Báp-tít. Mặc dù bà xuất thân từ một môi trường giáo phái nhất định, nhưng sự hầu việc Chúa sau này của bà là không giáo phái, và bà cảm thấy rất thoải mái trong tất cả các Hội Thánh từ Ngũ tuần đến Công giáo. Những cản trở khác biệt về giáo phái không bao giờ ràng buộc được công vụ của Ket-rin Kul-man. Bà từ chối không là thành viên của bất cứ một giáo phái nào và không liên hiệp công vụ của mình với bất cứ một tổ chức nào. Bà chỉ ràng buộc mình với Đức Chúa Trời.
Khi Ket-rin còn nhỏ, mẹ của cô dạy trong trường học chủ nhật cho những thanh niên Hội Thánh Giám-lý. Người hàng xóm nói rằng: “Missis Kul-man là một giáo viên dạy Kinh-Thánh tuyệt vời, và có lẽ là Ket-rin với chị và anh trai mình chắc đã được giáo dục tốt ở nhà”.
Dù mẹ của Ket-rin là giáo viên tốt trong Hội Thánh, thực ra bà vẫn chưa được tái sanh cho đến tận năm 1935, trong một buổi truyền giảng của Ket-rin tại Den-ver.
Ket-rin mời mẹ đến dự một trong những buổi truyền giảng của mình. Sau buổi nhóm đầu tiên cô đi vào phòng cầu nguyện sau bục giảng để cầu nguyện cho những người đáp ứng lời kêu gọi tiếp nhận sự cứu rỗi. Sau đó bà mẹ cũng vào phòng đó, và nói rằng bà cũng muốn biết Chúa Jê-sus như Ket-rin biết Ngài.
“Ket-rin xúc động đến trào nước mắt, đưa tay ra và đặt tay lên gáy mẹ. Vào thời điểm, khi những ngon tay cô chạm đến mẹ, bà mẹ run lên và bật khóc. Đó cũng giống như sự run rẩy và tiếng khóc mà Ket-rin ghi nhớ khi đứng cùng mẹ tại nhà thờ Giám-lý xưa kia. Nhưng lần này còn có điều gì mới lạ hơn. Bà mẹ ngẩng đầu lên và bắt đầu nói chậm rãi, sau đó nhanh dần lên. Nhưng những lời đó không phải là tiếng Anh, mà là một thứ ngôn ngữ lạ rõ ràng, lanh lảnh.
Ket-rin phủ phục quỳ xuống cạnh mẹ mình, vười cười vừa khóc. Mở mắt mình ra, bà Em-ma kéo Ket-rin lại và ôm cô. Theo như Ket-rin nhớ, thì đây là lần đầu tiên mẹ ôm cô.”
Sau đó bà mẹ không ngủ trong ba ngày hai đêm liền. Bà đã trở nên một con người mới, và cho đến cuối đời mình ở Con-cor-đia Em-ma Kul-man vẫn giữ những mối thông công dịu dàng tuyệt vời với Đức Thánh Linh.
Người giảng Tin lành – Người đầy tớ
Những người mà Đức Chúa Trời sử dụng cách mạnh mẽ thường nổi bật bởi mong muốn tự bỏ đi tất cả để noi theo sự dẫn dắt của Ngài. Năm 1913 chị của Ket-rin là Mirtl lấy chồng E-ve-ret Par-rot là một nhà truyền giảng trẻ đẹp trai vừa mới kết thúc khoá đào tạo tại trường Kinh-Thánh Mu-đi (Moody). Họ bắt dầu sự truyền giảng lều trại. Khoảng mười năm sau, đến năm 1924 họ thuyết phục bố mẹ rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là để Ket-rin đi cùng với họ.
Nhưng gia đình Par-rot bắt đầu gặp những khó khăn về kinh tế. Vì những khó khăn đó lẽ ra Ket-rin có thể thương hại bản thân, nhưng cô cố gắng làm việc nhà của gia đình này nữa.
Trong thời kỳ đó Ket-rin học được không những chịu đựng những hoàn cảnh tồi tệ, mà còn không để chỗ cho sự thương hại bản thân mình. Đối với Ket-rin sự thương hại bản thân và tính ích kỷcũng chỉ là một.
“Hãy cẩn thận với những người, cho dù họ là thành viên trong gia đình bạn, hay là những người cộng sự, hãy cẩn thận với những người mà không biết nói: “Tôi xin lỗi”. Những người như vậy rất ích kỷ.
Vì thế nên tôi nhắc lại hàng nghìn lần rằng chỉ có một con người duy nhất mà Chúa Jê-sus không giúp được, người duy nhất mà không được tha tội, đó là người không nói: “Con xin tha tội cho con.” Con người ích kỷ như vậy thường thu hút bệnh tật về mình như nam châm vậy.”
Ket-rin hiểu rất sớm rằng thái độ chỉ chú ý đến bản thân, (thương hại bản thân, dễ dãi với bản thân, thậm chí căm thù bản thân) cùng với mọi tội lỗi khiến con người đoán xét hay là lên án mình. Nhưng chính điều đó cản trở Đức Thánh Linh hành động trong đời sống con người.
Ket-rin bao giờ cũng nói là mỗi người đều có thể nếm trải quyền năng Đức Thánh Linh trong đời mình, nếu chịu trả giá. “Trả giá” – không phải là chỉ một lần trải qua. Nó bắt đầu từ sự dâng mình thực sự, quyết định đi theo Chúa trong mỗi ngày cuộc sống mình.
Năm 1928 gia đình Par-rot chuyển đến bang Ai-đa-hô. Họ đã mua một cái lều, và họ có một nghệ sĩ dương cầm tên là Hê-len. Không lâu sau đó gia đình Par-rot tách ra, rời đi nơi khác. Ket-rin và Hê-len được một mục sư địa phương mời truyền giảng tại một bể bơi nhỏ, đã được chuyển thành giáo đường.
Sau đó họ chuyển đến Po-ka-tel-lo, tại đó Ket-rin được giảng trong một nhà hát ô-pê-ra cũ. Toà nhà rất bẩn, nên chính Ket-rin phải lo rửa sạch nó.
Nhiều lần trong những năm đầu tiên đó họ phải sống trong những điều kiện cực kỳ đáng thương. Có lần nơi họ thoả thuận được ở lại hết chỗ, khi đó họ phải dọn chuồng gà tây. Ket-rin thường nói là bà ngủ trên rơm cũng vui lòng – lòng mong muốn được truyền giảng trong bà lớn như vậy đấy. Sau này bà vừa cười vừa đùa rằng bà đóng cửa lại không cho ai ra cho đến khi không biết chắc rằng mọi người đã nhận được sự cứu rỗi.
Trong những nơi khác mà Ket-rin dừng lại nghỉ trọ, có thể không đến nỗi bẩn như chuồng gà, nhưng lại thiếu hơi ấm. Bà có khi cuộn mình dưới cả đống chăn để chỗ mình nằm được đủ ấm. Sau đó nằm đọc Lời Chúa, có khi hàng tiếng đồng hồ.
Trái tim bà đã được “bán cho Chúa”. Đó là bí quyết của chức vụ của bà. Trái tim bà luôn hướng tới Jê-sus. Bà quyết định sẽ trung tín với Ngài và không làm buồn lòng Đức Thánh Linh.
Trong những năm đầu tiên của chức vụ mình Ket-rin đã phát triển hai đức tính – trung thành với công việc và thành tín với Đức Chúa Trời và dân sự Ngài. Trên cơ sở những tính cách đó Ket-rin mở mang và phát triển những hiểu biết thuộc linh của mình.
Sự thành tín của Ket-rin
Điều gì giữ được con người dâng mình cho sự kêu gọi của mình? Câu trả lời của Ket-rin là “sự thành tín”.
Từ thành tín trong thời chúng ta không có ý nghĩa gì đặc biệt lắm, vì nó rất ít khi được gặp… Trung tín – đó không phải là điều không thể đạt được… Nó như là tình yêu. Chỉ có thể hiểu được nó khi nó thể hiện ra… tình yêu – đó là hành động, cũng đúng như vậy đối với thành tín. Đó là sự chân thật. Đó là sự trung thành. Đó là sự dâng mình.
… Trái tim tôi không thay đổi. Tôi sẽ thành tín với anh, dù cho có phải trả giá nào. Thành tín – đó còn lớn hơn nhiều là có mối quan tâm tình cờ đến ai đó hay là đến điều gì đó. Đó là sự dâng mình cá nhân. Cuối cùng, nó có nghĩa là: “Tôi đây. Anh có thể tín đến tôi. Tôi sẽ không khiến anh thất vọng.”
Tôi muốn nó phải lớn!
Sau những đợt truyền giảng ở Ai-đa-hô, Ket-rin và Hê-len chuyển đến Co-lo-ra-đo. Sau sáu tháng ở Pueblo, họ đến Đen-ver. Nhà doanh nghiệp Hê-vít liên hiệp với họ tại Pueblo, thành giám đốc điều hành cho họ. Năm 1933 cuộc khủng hoảng (lớn nhất trong lịch sử Mỹ) đang lúc mạnh nhất. Các xí nghiệp phải đóng cửa, hàng triệu người mất việc làm, và các Hội Thánh phải tranh đấu cho sự tồn tại của mình.
Ket-rin là một nhà truyền giảng lưu động không có sự ủng hộ tài chính của một giáo phái nào, nhưng bà tin vào Đức Chúa Trời vĩ đại, mà có những tiềm năng vô tận. Bà tin rằng nếu bạn phục vụ Đức Chúa Trời với lượng tài chính eo hẹp, thì đó có nghĩa là bạn phục vụ không đúng Chúa Trời đó. Bà luôn sống bởi nguyên tắc đức tin và lòng trông cậy vào Chúa Trời.
Bà nói với Hê-vít đến Đen-ver và hành động cứ như là họ có cả triệu đô-la. Khi ông nhắc cho bà là họ thật ra chỉ có 5 đô-la, bà đáp:
“Ngài (Đức Chúa Trời) không bị hạn chế bởi những gì chúng ta có, hay chúng ta là ai. Ngài có thể sử dụng năm đô-la của chúng ta mà nhân lên cũng dẽ dàng như Ngài đã nhân năm cái bánh và hai con cá… Hãy đến Đen-ver. Hãy tìm toà nhà lớn nhất. Hãy kiếm cái đàn tốt nhất cho Hê-len. hãy đặt ghế đầy gian phòng. Hãy đặt quảng cáo lớn trên báo “Denver’s Post” và thông báo trên những kênh ra-điô. Đây là công việc của Đức Chúa Trời, và chúng ta sẽ làm nó theo cách của Đức Chúa Trời – thật lớn!”
Hê-vít nắm lấy lời bà, và nghe theo những chỉ dẫn. Toà nhà mà ông thuê là một kho lớn của một công ty. Các buổi giảng kéo dài năm tháng, và họ thuê thêm một kho nữa. Buổi chiều đầu tiên chỉ có 125 người dự, nhưng đến chiều thứ hai đã có hơn 400. Sau đó gian phòng chật hết chỗ mỗi buổi chiều. Sau năm tháng Ket-rin thông báo là đợt truyền giảng đã kết thúc, nhưng người ta không muốn nghe điều đó. Một người trong số họ đề nghị trả tiền mua một toà nhà cố định, và treo trên đó một biển quảng cáo bằng đèn nê-ông: “Lời cầu nguyện biến đổi hoàn cảnh”.
Người ta chạy đến với Lời Chúa. Nhưng sứ điệp chính của bà trong những năm đó là về sự cứu rỗi. Thỉnh thoảng có những mục sư được tái sanh khi bà kêu gọi tiếp nhận Jê-sus làm Chúa và Cứu Chúa cho mình. Chức vụ của Ket-rin lúc đó là chức vụ của hy vọng và đức tin. Thời kỳ đó Hê-len đã tổ chức một ban hát gồm 100 người và hát những bài hát mà họ đã sáng tác.
Thấy có sự đáp ứng lớn như vậy đối với chức vụ mình, Ket-rin đồng ý ở lại Đen-ver. Mọi sự có vẻ diển ra thật tốt đẹp, cho nên họ quyết định tìm một chỗ nhóm cố định. Sau đó bỗng nhiên tai hoạ đến từ một phía bất ngờ.
Bố đã đi
Nỗi đau lớn đầu tiên Ket-rin trải qua trong đời đó là vào cuối tháng 12 năm 1934, khi người bố thân yêu của bà bị chết.
Bà được tin là trong một cơn bão tuyết ông bị trượt chân ngã trên đường và bị xe cán phải.
Bà chạy xe hết tốc độ từ Đen-ver qua Kan-sas về Mis-su-ri. Nhưng ông đã chết sáng 30/12. Nỗi đau tưởng chừng không thể chịu đựng được đối với Ket-rin. Trong bà dường như nổi dậy lòng căm thù đối với người thanh niên đã lái chiếc xe kia.
“Ngồi đó trên hàng ghế đầu, tôi vẫn không chấp nhận được cái chết của bố. Điều này là không thể có được… Lần lượt từng người thân của tôi đứng dậy và tiến đến quan tài. Hai người chị của tôi, và anh trai tôi. Chỉ có tôi ngồi lại trên ghế.
Người chịu trách nhiệm tang lễ đến gần tôi và nói: “Ket-rin, chẳng lẽ chị không muốn nhìn người bố mình trước khi tôi đóng nắp quan tài sao?”
Bỗng nhiên tôi nhận thấy mình đang đứng nhìn từ trên xuống – cặp mắt tôi bị hút chặt không phải vào mặt bố, mà là vào vai ông, nơi vai mà tôi thường nép vào đó… Tôi cúi xuống và dịu nhẹ đặt tay lên vai của ông trong quan tài. Và khi tôi làm thế, có gì đó đã xẩy ra. Những ngón tay tôi chỉ đang vuốt ve bộ comp-lê… trong cái hòm đó chỉ còn một cái gì đó không còn cần thiết nữa, trước kia từng được yêu mến, nhưng bây giờ đã bỏ sang một bên. Bố tôi không có ở đó.
Lần đầu tiên quyền năng của sự sống lại Đấng Christ chạy xuyên suốt qua tôi một cách thực hữu. Tôi không còn sợ cái chết nữa… khi nỗi sợ biến đi thì sự thù hận cũng biến theo. Bố không chết. Ông vẫn sống.”
Được đổi mới và tươi cười
Ket-rin quay về Đen-ver với sự hiểu biết và lòng thương cảm mới. Vào năm 1935, ngày 30 tháng 5 toà nhà “Đền tạm phấn hưng” tại Đen-ver đã mở cửa, với hàng chữ được hứa trước “Lời cầu nguyện biến đổi hoàn cảnh”. Gian phòng có sức chứa hai ngàn người, và tên của Đền tạm được thấy rõ từ xa. Trong bốn năm tiếp theo hàng ngàn ngàn người đến dự các buổi nhóm của Ket-rin từ các vùng lân cận. Các buổi nhóm diễn ra vào các buổi chiều trừ ngày thứ hai.
Trung tâm phấn hưng rất nhanh chóng trở thành một Hội Thánh có tổ chức. Nó không thuộc bất cứ giáo phái nào. Sau đó bắt đầu có trường học chủ nhật, tổ chức xe buýt để đưa người đến nhóm. Những sự phục vụ trong các nhà tù và trong các trại trẻ cũng bắt đầu. Sau đó ít lâu Ket-rin bắt đầu dẫn chương trình truyền thanh với tên gọi: “Hãy luôn mỉm cười.”
Vết thương liên quan đến cái chết của bố được Ket-rin gọi là kinh nghiệm “trũng bóng chết” sâu sắc nhất, nhưng bà còn phải trải qua một kinh nghiệm nữa, cũng không kém phần sâu nặng.
Uol-trip là ai? – Ông “sai lầm”
Vào năm 1935 một nhà truyền giảng tên là Be-rou Uol-trip được mời đến Đền tạm. Ông ta là một người đàn ông rất đẹp trai, hơn Ket-rin 8 tuổi. Không lâu sau đó họ bắt đầu có cảm tình với nhau.
Nan đề duy nhất là ở chỗ ông ta đã có vợ và hai con. Cảm tưởng như Ket-rin đã bỏ qua sự báo trước của Đức Thánh Linh rằng mối quan hệ này là sai lầm. Còn Uol-trip không lâu sau chuyến thăm Đền tạm lần đầu tiên đã ly dị vợ, và nói với mọi người rằng vợ ông ta đã bỏ ông. Nhưng vợ ông ta Gies-sy lại nói rằng ông ta tự cho rằng nếu lấy ai mình không yêu thì đó không phải là giao ước, cho nên có quyền đi lấy người khác (là một điều ngụy biện dối trá ghê gớm – BBT).
Bỏ gia đình, ông ta đến Mei-son city bang Ai-o-va, tại nơi đó tự giới thiệu mình là người độc thân, và bắt đầu xây dựng Trung tâm phấn hưng với tên gọi Đài phát thanh “Nhà cầu nguyện”. Ông ta là một nhà truyền giảng có phong thái đầy ấn tượng. Ket-rin và Hê-len đến thành phố và giúp ông ta quyên góp tài chính cho công việc.
Không lâu sau đó tình cảm của họ được mọi người biết đến. Hê-len và những người bạn khuyên Ket-rin không nên lấy ông ta, nhưng bà suy luận rằng nếu vợ đã bỏ ông ta, thì ông ta là tự do và có quyền lấy vợ khác.
Ket-rin rơi vào tình trạng bị lừa ngay từ đầu. Bà tin vào câu chuyện của ông ta kể, nhưng lòng bà không thấy bình an trong mọi kế hoạch cưới.
Thậm chí chính mẹ của ông ta cũng khuyên bà không nên cưới con trai mình. Bà ta hy vọng nó sẽ quay về với vợ con trước của mình. Bạn có thể hỏi vì sao Ket-rin còn cưới ông ta?
Trước đám cưới bí mật (16/10/1938) Ket-rin cũng bàn với các bạn gái mình Lot-ty và Hê-len. Lot-ty còn nhớ chính Ket-rin nói: “Tôi dường như không thấy ý muốn Đức Chúa Trời trong việc này.” Những người bạn khuyên bà hãy đợi và noi theo sự dẫn dắt của Chúa, nhưng bà không nghe họ.
Hai người bạn cuối cùng từ chối không đi dự đám cưới. Ket-rin tìm người khác làm chứng cho lễ thành hôn của mình với Uol-trip. Trong lúc hành lễ Ket-rin đã ngã ngất, Uol-trip phải đỡ bà dậy để làm cho xong.
Trên đường về, bà từ chối không đến phòng khách sạn với người chồng mới cưới của mình, chạy đến ngồi khóc với những người bạn gái. Ba người bạn sau đó lên đường trở về Đen-ver, để giải thích với hội chúng điều đã xẩy ra. Nhưng hội chúng không còn muốn nghe họ. Người ta giận giữ vì cớ sự nhẹ dạ và đám cưới bí mật. Thế là họ đã đẩy Ket-rin ngược trở lại với Uol-trip.
Những ước mơ tan vỡ
Tất cả công việc mà Ket-rin xây dựng trong năm năm cuối sụp đổ nhanh chóng. Vì cớ sai lầm của mình bà đã đánh mất cả Hội Thánh, những người bạn thân và chức vụ của mình. Và cả mối quan hệ của bà với Đức Chúa Trời cũng bị thương tổn.
Ket-rin Kul-man mà được nhiều người tôn sùng như một “người nữ trọn vẹn”, thật ra cũng là một con người, cũng bị những cám dỗ con người. Bà là một người nữ vĩ đại của Đức Chúa Trời, nhưng điều đã khiến bà trở nên vĩ đại, đó là quyết định và hành động để sửa chữa sai lầm. Trong điều kiện những cặp mắt xiên xéo, lời đồn đại và thái độ hắt hủi chung, để phục hồi lại được chức vụ của mình đòi hỏi một đức tin và lòng quyết tâm lớn. Người ta nói rằng những sai lầm đó đã giúp bà nhận được những sự tỏ ra đầy quyền năng mà tràn đầy những bài giảng của bà sau này về sự cám dỗ, sự tha thứ và chiến thắng.
Nỗi đau của cái chết
Đến năm 1944, Ket-rin rời bỏ Uol-trip, nhưng ông ta không chịu cho bà ly dị cho đến tận năm 1947. Có lần bà nói như sau về những năm tháng đó
“Tôi cần phải lựa chọn, tôi sẽ phục vụ con người mà tôi yêu, hay là Đức Chúa Trời, là Đấng tôi yêu? Tôi biết rằng tôi không thể vừa phục vụ Chúa vừa sống với “ông ta”. Không ai biết được nỗi đau của cái chết, như tôi đã nhận biết, bởi vì tôi yêu ông ta hơn cả sự sống mình. Và có lúc nào đó tôi yêu ông ta còn hơn cả Đức Chúa Trời. Cuối cùng tôi nói với ông ta rằng tôi phải rời bỏ ông ta, vì Đức Chúa Trời không bao giờ giải phóng tôi khỏi sự kêu gọi ban đầu. Tôi không chỉ sống cùng ông ta, mà tôi còn sống với lương tâm mình, và sự cáo trách của Đức Thánh Linh thật là không thể nào chịu nổi. Tôi đã quá mệt mỏi tìm cách tự biện hộ cho mình.”
Ra khỏi hang
Từ khi quyết định Ket-rin không lúc nào lay động trong việc đáp ứng lại sự kêu gọi của đời mình nữa, không bao giờ bà còn lùi bước khỏi con đường của Đức Chúa Trời đã định cho bà, và bà không bao giờ gặp lại “ông ta” nữa. Bà mua vé xe lửa một chiều đến Pen-sil-van-nia.
Sau đó bà di chuyển dần xuống phía nam, đến miền tây Vir-gin-nia và Ka-ro-li-na. Nơi thì tiếp đón bà tốt, nơi thì bới chuyện cũ của bà lên và đóng cửa sự phục vụ của bà. Bà phải quay lại Thành phố Frank-lin.
Năm 1946 Ket-rin được mời dẫn một đợt truyền giảng tại Đền tạm Tin lành khoảng 1500 chỗ ngồi tại Frank-lin, bang Pen-sil-van-nia. Và công vụ của Ket-rin tại nơi đó thật tuyệt vời, dường như không hề có 8 năm kia.
Không lâu sau đó bà bắt đầu dẫn chương trình truyền thanh hàng ngày tại Oil-city, bang Pen-sil-van-nia. Sự đáp ứng lớn đến nỗi vài tháng sau đó bà mở thêm một đài phát thanh nữa ở Pitsburg.
Bây giờ người ta không tránh né bà nữa, mà gửi thư từ đến ngập nhà. Đài phát thanh phải không cho khách đến thăm, vì cản trở đến công việc của các nhân viên.
Chiến tranh thế giới thứ hai vừa mới kết thúc, và Đức Thánh Linh hành động để phục hồi thân thể Đấng Christ qua ân tứ chữa bệnh. Sự phấn hưng chữa bệnh đang trên cao trào, và những sự chữa lành vĩ đại được thể hiện qua chức vụ của nhiều người như Oral Roberts, William Branham, Jack Coe…
Thời kỳ đó Ket-rin chủ yếu cầu nguyện cho người ta được cứu rỗi. Nhưng bà cũng bắt đầu cầu nguyện cho những người ốm, đặt tay lên những ai đến tìm sự chữa lành. Bà đi dự những buổi nhóm của những người hầu việc Chúa kia, muốn tìm hiểu hơn về điều kỳ diệu này của Đức Chúa Trời. Ket-rin không thể ngờ rằng chính sự phục vụ chữa lành sẽ mang đến cho bà sự nổi tiếng toàn thế giới.
Phép lạ đã đến
Khi Ket-rin nhìn thấy trong Lời Chúa rằng sự chữa lành cũng được ban cho mọi kẻ tin cũng giống như sự cứu rỗi, bà cũng hiểu ra mối quan hệ giữa cơ-đốc nhân với Đức Thánh Linh. Năm 1947 bà bắt đầu một loạt bài giảng về Đức Thánh Linh. Nhiều điều khi bà giảng trong buổi nhóm đầu tiên cũng là sự tỏ ra mới cho chính bà. Bà kể lại là đêm trước đó bà thức trắng, cầu nguyện và đọc Lời Chúa.
Đến buổi chiều thứ hai một điều kỳ lạ xẩy ra. Một lời làm chứng đặc biệt về sự chữa lành được kể ra trong công vụ của Ket-rin Kul-man. Một phụ nữ đứng dậy và nói rằng đã được lành bệnh trong trong khi Ket-rin giảng buổi chiều hôm trước. Không có ai đặt tay lên bà cả, thậm chí Ket-rin cũng không biết điều gì đã xẩy ra, dù vậy bà ta vẫn được lành khối u. Trước khi đến nhóm lần sau, bà đã đi bác sĩ để kiểm tra lại.
Đến chủ nhật sau đó một phép lạ nữa xẩy ra. Một cựu chiến binh chiến tranh thế giới thứ hai, được xác nhận là mù hoàn toàn do tai nạn lao động, được phục hồi thị lực ở con mắt bị chấn thương lại thành 85%, còn mắt kia thì cả 100%.
Khi những phép lạ và sự chữa lành bắt đầu xẩy ra, người ta đến Đền tạm còn
đông hơn trước kia. Đức Chúa Trời đã cho sự phục vụ của Ket-rin thành
công lớn, nhưng ma quỉ cũng tìm cách để cản trở hành động và trào lưu
Đức Thánh Linh. Đầu tiên là chủ của Đền tạm. Nhưng những người ủng hộ
Ket-rin tìm đủ 10.000 đô-la để mua một gian phòng cũ trước dùng làm nơi
trượt ba-tanh. Họ gọi đó là Đền thờ của đức tin. Nó còn lớn gấp đôi toà
nhà cũ và ngay từ buổi nhóm đầu tiên đã chật ních người.
Thật đặt biệt, nhưng trong giai đoạn căng thẳng và mang tính quyết định đó
vào năm 1947 lại có một sự kiện đáng kinh ngạc xẩy ra. Một lần và buổi
chiều Ket-rin nghe tiếng gõ cửa nhà mình. Khi bà mở cửa, thì trước mặt
bà là ông cảnh sát trưởng trong bộ quân phục. Ông đến để nói với bà
rằng “ông ta” (Uol-trip – ND) đã nộp đơn ly dị, và giấy tờ đã đến nơi
phòng làm việc của ông.
Ket-rin cúi mặt xuống và thấy giấy tờ ở trong tay ông. Bà đứng đó, không ngẩng
đầu lên. Thấy nỗi xấu hổ và thất vọng của bà, ông cảnh sát trưởng đỡ
lấy cánh tay bà. Ông đã từng dự buổi nhóm của Ket-rin Kul-man và hiểu
rằng bà được Đức Chúa Trời phái đến. Và biết rằng tên tuổi của những
người nổi tiếng trong các giấy tờ ly hôn rất dễ bị đưa lên báo chí, ông
đã quyết định giữ kín chuyện này và đích thân đến chuyển tận tay cho bà.
Ông cũng nói rằng chỉ có hai người, là ông và bà biết chuyện này thôi.
Ket-rin nói với ông, là bà biết ơn ông cho đến hết đời. Lòng tốt của
ông đã cứu bà khỏi nỗi đau vĩ đại. Bẩy năm sau các nhà báo cũng bới ra
được chuyện này, nhưng đến lúc đó công vụ của Ket-rin đã rộng lớn đến
nỗi những chuyện cũ không còn ảnh hưởng đến nó được nữa.
Những buổi thờ phượng chữa lành tiếp tục trong gian phòng mới và lan sang
những thành phố lân cận. Đức Thánh Linh đã tìm được một công vụ không
tìm cách qui về cho mình những công việc Ngài làm, cùng với vinh hiển –
kết quả của những hành động của Ngài.
Một nữ thư ký của bà nhớ lại:
“Miss
Kul-man thật là mềm mại với Đức Chúa Trời. Sau buổi nhóm tôi ngó vào
phòng thu âm. Miss Kul-man, không biết là có người nhìn, đang quỳ gối
và ngợi khen Chúa về buổi thờ phượng.”
Cùng với sự lớn lên của chức vụ, bà bắt đầu nhấn mạnh hơn về Đức Thánh Linh
toàn năng. Trong các buổi nhóm của bà không có các thẻ cầu nguyện,
không có hàng dài những người ốm để đợi bà đặt tay cầu nguyện. Bà cũng
không bao giờ lên án người ta rằng họ không nhận được sự chữa lành vì
cớ đức tin mình yếu đuối. Cảm tưởng như sự chữa lành có thể xẩy ra tại
mọi nơi trong gian phòng, trong khi người ta ở tại chỗ của mình, hướng
lên trời và tập trung vào Chúa Jê-sus.
Trước buổi nhóm của bà tại Kar-ne-gi-hall ở Pitsburg người gác cổng nói rằng
ngay cả các danh ca ô-pê-ra cũng chưa bao giờ được đầy phòng thính giả,
nhưng Ket-rin ra lệnh đặt ghế thêm cho đủ kín phòng. Bà thật đã biết
trước – không còn chỗ trống nữa.
Hội Thánh trên không trung
Những bài giảng của bà được nghe đến trên toàn Hợp chủng quốc và trên nhiều
nơi khác ở nước ngoài nhờ truyền thanh trên sóng ngắn. Cảm tưởng như cả
nước Mỹ nóng lòng chờ đợi giọng nói ấm áp, đễ thương đó, mà thường hỏi
thính giả vào đầu chương trình: “Xin chào, các bạn đợi tôi phải không?”
Những chương trình phát thanh của bà không hề mang tính tôn giáo hay là buồn
tẻ. Ngược lại, những thính giả cảm thấy như Ket-rin đến thăm họ uống
tách cà-fê. Bà phục vụ những nhu cầu của họ, những lo lắng và nan đề
của họ, và những lời động viên của bà đã biến đổi đời sống thính giả.
Bà rất hay đùa, cho mọi người đều biết rằng đây là cuộc nói chuyện tâm
tình. Nếu bà muốn hét lên – bà sẽ hét, nếu bà muốn hát – bà sẽ hát.
Ket-rin biết cách phục vụ trên ra-điô cũng như trước đám đông. Người ta
vẫn tiếp tục đăng ký cát-sét những bài giảng của bà cho tới sáu năm sau
khi bà đã chết…
Trong tám năm trước khi bà chết những chương trình truyền hình được truyền đi
khắp đất nước. Những năm đó chương trình nửa tiếng đồng hồ của bà là
dài nhất trong các chương trình được ghi tại CBS.
Mọi sự như Ket-rin muốn
Nơi nhóm thờ phượng của bà được chuyển sang Hội Thánh Trưởng lão thứ nhất
tại Pitsburg, và nhiều năm sau đó những giáo sư Kinh-Thánh nổi tiếng và
được kính trọng cũng đến đó dự nhóm. Trong mười năm cuối đời bà tổ chức
những tháng truyền giảng tại Los-Angeles, nơi đó bà phục vụ vô số ngàn
người và hàng trăm người được lành bệnh. Bà cũng giảng ở các Hội Thánh
lớn, trong các đại hội và các hội nghị quốc tế.
Phải mất vài năm bà mới chịu đồng ý tổ chức những buổi thờ phượng phép lạ
trong các hội nghị. Bà cảm thấy là thời khoá biểu hạn chế của các hội
nghị có thể hạn chế sự tự do của Đức Thánh Linh là điều chính nhất
trong công vụ bà. Nếu có ai muốn phát biểu cùng đợt với bà, họ phải
thay đổi mình theo ý bà muốn…
Bà đã hàng ngàn lần chết
Người ta nói rằng sự cầu nguyện là sự sống của bà. Bà thường xuyên di chuyển
và không có chỗ và thời gian cố định, nên bà đã học được cách biến mọi
chỗ thành phòng cầu nguyện của mình. Trước buổi thờ phượng có thể thấy
Ket-rin đi đi lại lại, lúc ngẩng đầu lên, lúc cúi xuống, lúc giơ tay
lên, lúc đặt tay sau lưng. Khuôn mặt bà đẫm nước mắt…
Lời cầu nguyện sâu thẳm như vậy có thể thấy như là một việc kín rất riêng
tư, nhưng đối với Ket-rin thì không phải như vậy. Nhiều lần người ta
cắt ngang bà bằng một câu hỏi nào đó, và bà đáp lại, sau đó lại chìm
ngập vào độ sâu cầu nguyện mà người ta mới lôi bà ra khỏi. Oral Roberts
mô tả mối quan hệ của bà với Đức Thánh Linh như sau: “Cảm tưởng như họ
đang nói chuyện với nhau, và không thể nói được là lúc nào thì Ket-rin
bắt đầu còn lúc nào thì Đức Thánh Linh tiếp tục. Đó là một sự hiệp
nhất.”
Những người từ mọi tầng lớp xã hội đến với buổi nhóm của bà. và bà biết rằng
bà là chiếc bình phải dùng để hướng họ lên Đức Chúa Trời. Bà biết cách
vượt qua những biên giới và đưa mọi người cùng đến một sự hiểu biết
chung. Bằng cách nào bà làm được điều đó? Có lẽ do sự dâng mình trọn
vẹn cho Đức Thánh Linh. Bà luôn luôn nói: “Tôi đã hàng ngàn lần chết
trước mỗi một buổi thờ phượng.”
Ket-rin bao giờ cũng biết là đến một ngày bà sẽ phải đứng trước Đức Chúa Trời
và trình lại với Ngài về chức vụ của mình. Bà không bao giờ tin mình là
lựa chọn số một của Đức Chúa Trời cho công vụ này. Bà tin rằng những
người khác cũng được kêu gọi, nhưng họ không chịu trả giá cho sự đó.
Không thể kể hết mọi sự
Những phép lạ đáng kinh ngạc đã xẩy ra như thế nào? Dù chúng xẩy ra đến hàng
ngàn, đối với Ket-rin phép lạ lớn nhất vẫn là sự con người tái sanh. Có
một trường hợp cậu bé què quặt từ khi sinh ra đã đứng dậy lên sân khấu
giảng của Ket-rin mà không cần ai giúp đỡ. Trường hợp khác một phụ nữ
tàn tật đã bị ràng buộc vào ghế lăn tay đã 12 năm tự đi lên sân khấu
không phải tựa vào tay chồng. Một người từ Phi-la-đen-phia, 8 tháng
trước được lắp tim nhân tạo bằng máy, đã cảm thấy đau nhói nơi ngực khi
Ket-rin đặt tay lên ông. Khi quay về nhà, ông thấy vết sẹo nơi người ta
mổ lắp tim vào cho ông đã biến mất, và ông không hiểu là cái máy còn
làm việc hay không nữa. Sau này, khi bác sĩ chụp X-quang, ông ta phát
hiện ra rằng cái máy tim nhân tạo không có ở đó nữa, và quả tim của ông
này đã thay đổi.
Chuyện những khối u, ung thư biến đi, người mù được sáng mắt, người điếc nghe
thấy là thường tình. Những cơn đau đầu hết ngay lập tức. Thậm chí cả
những cái răng đau được phục hồi theo cách của Đức Chúa Trời. Đơn giản
là không thể đếm hết những phép lạ dã xẩy ra tại các buổi thời phượng
của Ket-rin Kul-man. Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được hết.
Ket-rin khóc vì vui mừng khi thấy hàng ngàn người được chữa lành bởi quyền năng
Đức Chúa Trời. Người ta còn nhớ nước mắt bà rơi xuống tay của họ như
thế nào.
Người ta cũng nói là Ket-rin cũng khóc khi nhìn thấy những người ra về mà
chưa được lành bệnh hay trên những chiếc xe đẩy. Bà không bao giờ thử
tìm cách giải thích, tại sao một số người này thì được chữa lành, số
khác thì không. Nhưng bà cũng nói rằng đó sẽ là một trong những câu hỏi
đầu tiên bà sẽ hỏi Chúa khi về trời.
Bây giờ Ket-rin đã trở nên một nhân vật sáng chói cả giữa vòng cơ-đốc nhân,
lẫn giữa người thế gian. Những ngôi sao điện ảnh cũng đến dự các buổi
thờ phượng của bà. Giáo hoàng Lamã mời Ket-rin gặp gỡ cá nhân tại
Va-ti-căng và tặng bà tấm bảng có chạm nổi hình con chim bồ câu. Những
thành phố lớn nhất nước Mỹ đón mừng bà với “chìa khoá” của thành phố
mình. Thậm chí Việt nam cũng tặng bà huy chương danh dự về sự cứu giúp
những người bệnh.
“Tôi muốn về nhà”
Buổi thờ phượng phép lạ cuối cùng Ket-rin Kul-man đã dẫn tại Los-Angeles,
bang California, 16/11/1975. Sau buổi nhóm người cộng sự của bà tại văn
phòng Hollywood nhìn thấy điều mà không bao giờ quên được.
Khi mọi người đã ra hết khỏi gian phòng, Ket-rin nhẹ nhàng tiến đến rìa sân
khấu. Bà ngẩng đầu lên và chăm chú nhìn lên ban-công, như soi xét từng
ghế ngồi. Việc đó kéo dài lâu như cả sự vĩnh cửu. Sau đó Ket-rin chuyển
cái nhìn sang ban-công thứ hai, chăm chú nhìn từng hàng ghế và mối
chỗ ngồi. Sau đó bà nhìn xuống hàng ghế bên dưới, nghiên cứu từng chiếc
ghế.
Chúng ta chỉ có thể giả định điều gì đang diễn ra trong đầu bà lúc đó. Bà
đang chia tay với chức vụ trên đất của mình? Chỉ ba tuần sau đó Ket-rin chết sau khi mổ tim.
Oral và Evelyn Roberts ở trong số ít những người được phép gặp Ket-rin tại
trung tâm y tế Hil-rest. Oral nhớ lại, là khi họ vào phòng và cúi xuống
cạnh giường bà để cầu nguyện cho bà lành bệnh, thì một việc kỳ lạ đã
xẩy ra. “Khi Ket-rin hiểu ra rằng chúng tôi đến để cầu nguyện cho bà
khoẻ lại, bà giơ tay ra cản, và sau đó chỉ lên trời.” Evelyn Roberts
nhìn sang chồng và nói: “Bà không muốn lời cầu nguyện của chúng ta. Bà
muốn về nhà.”
Chị của Ket-rin cũng nhận được điều đó từ Ket-rin. Bà nói: “Ket-rin muốn về nhà.”
Người phụ nữ tóc vàng tuyệt vời đã giới thiệu Đức Thánh Linh cho thế hệ chúng
ta cuối cùng đã nhận được điều lòng mình mong muốn. Người ta kể, là Đức
Thánh Linh còn giáng trên bà một lần nữa, và khuôn mặt bà rạng sáng
lên. Nữ y tá trong phòng nhận thấy một vầng hào quang bao quanh giường
bà và tạo nên một tâm trạng bình an lạ lùng. Tám giờ rưỡi tối thứ sáu,
20/2/1976, Ket-rin đã về nhà để đến với Chúa Jê-sus. Bà được 68 tuổi.
Ket-rin Kul-man là một của báu đặc biệt. Chức vụ của bà đã mở đường cho chúng
ta nhận biết Đức Thánh Linh trong thế hệ chúng ta. Bà đã cố gắng chỉ
cho chúng ta biết làm thế nào có được mối thông công với Ngài và yêu
mến Ngài. Bà thật sự biết cách tỏ Đức Thánh Linh ra cho chúng ta như
một Người Bạn. Chính lời bà đã nói:
“Thếgian gọi tôi là người ngu dại vì tôi đã dâng cả đời mình cho Đấng mà
tôi chưa bao giờ được nhìn thấy. Tôi biết chắc điều mình sẽ nói khi đến
trước sự hiện hiện của Ngài. Nhìn vào khuôn mặt tuyệt vời của Jê-sus,
tôi sẽ chỉ nói một điều: “Con đã cố gắng.” Tôi đã dâng mình theo như
tôi biết. Sự cứu chuộc của tôi sẽ trọn vẹn, khi tôi sẽ sẽ đứng và nhìn
thấy Đấng đã làm điều đó trở thành có thể thực hiện được.”
(trích dịch từ một chương của sách “Các tướng lĩnh của Đức Chúa Trời” – Roberts Liardon