Vết Thẹo Của Phục Sinh
Ngài Biết Những Vết Thương của Nhân Loại – Bàn Tay Ngài Chứng Minh Điều Đó
MP3
Nhà toán học và vật lý gia Isaac Newton có lần nói rằng, “Nếu không có bất kỳ bằng chứng nào khác, chỉ một mình ngón tay trỏ cũng đủ thuyết phục tôi về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.” Sau 40 năm là một nhà giải phẩu chuyên về tay, tôi bị lôi cuốn để đồng ý về ý tưởng đó. Không có bất cứ thứ gì trong thiên nhiên có thể ví sánh với bàn tay – hỗn họp của sức mạnh và nhanh chóng, khoan dung và nhạy cảm. Chúng ta dùng bàn tay cho hầu hết các hoạt động tuyệt vời nhất: nghệ thuật, âm nhạc, chữa bệnh, sờ mó… Khi tôi suy nghĩ về sự giáng sinh thành nhục thể của Chúa và sự đớn đau của Ngài, tôi hình dung đến bàn tay của Chúa Jêsus Christ
Nhiều người đi đến buổi hòa nhạc hay trận tranh tài thể thao để xem cuộc trình diễn; tôi đi xem bàn tay. Theo tôi, trình diễn một buổi hòa nhạc dương cầm là một vũ điệu ba-lê (ballet) của các ngón tay – quang vinh ỏng ảnh nhảy nhót của dây chằng và khớp, gân, thần kinh, và cơ bắp thịt. Tôi cố gắng ngồi gần sân khấu để xem các chuyển động đó.
Nhiều người đi đến buổi hòa nhạc hay trận tranh tài thể thao để xem cuộc trình diễn; tôi đi xem bàn tay. Theo tôi, trình diễn một buổi hòa nhạc dương cầm là một vũ điệu ba-lê (ballet) của các ngón tay – quang vinh ỏng ảnh nhảy nhót của dây chằng và khớp, gân, thần kinh, và cơ bắp thịt. Tôi cố gắng ngồi gần sân khấu để xem các chuyển động đó.
Trừ khi bạn cố gắng tái sản xuất chỉ một cái giật nhỏ của cái bàn tay cơ khí, bạn không thể nào thông hiểu được sự chuyển động của nó. Thường khi tôi đứng trước một nhóm sinh viên y khoa hay là những nhà giải phẩu để phân tách sự chuyển động của một ngón tay. Tôi cầm cho họ xem một bàn tay của một người chết, với những sợi dây gân còn khỏe mạnh, và thông báo rằng tôi sẽ làm cho đầu ngón tay út chuyển động. Để làm động tác đó, tôi phải để bàn tay đó lên trên một cái bàn và phải mất khoảng bốn phút để vạch xuyên qua những cái gân và mấy cái bắp thịt rối ren lộn xộn. Có bảy mươi bắp thịt khác nhau góp phần vào việc chuyển động của bàn tay. Nhưng để cho những vận động vừa khéo léo vừa nhẹ nhàng như việc chơi dương cầm, ngón tay lại không có bắp thịt của riêng nó, gân phải chuyển động lực từ những bắp thịt trong cánh tay đến các ngón tay. (Những người tập tạ phải biết điều này để tạ ơn: cứ thử tưởng tượng những hạn chế về sự chuyển động của ngón tay nếu ngón tay có bắp thịt có thể tăng trưởng ra và cồng kềnh.) Sau cùng, sau khi tôi đã sắp xếp thứ tự ít nhất mười hai bắp thịt chính xác, tôi có thể cơ động chúng để làm ngón tay út có thể động đậy. Thông thường tôi dùng cách biểu diễn này để làm thí dụ về cách thức sửa chữa lại bàn tay bằng cách mổ xẻ. Trong hơn 40 năm hành nghề, chính cá nhân tôi có lẽ đã mổ xẻ ít nhất 10,000 bàn tay. Tôi có thể bày ra đầy cả phòng về những phương pháp khác nhau để sửa chữa lại bàn tay bị thương. Nhưng suốt thời gian dài đó, tôi chưa tìm thấy một kỹ thuật nào để gia tăng sự hữu hiệu của một bàn tay bị thương so với bàn tay bình thường, khoẻ mạnh. Chính vì lý do đó tôi bị cám dỗ để đồng ý với Isaac Newton.
Tôi đã từng thấy những bàn tay nhân tạo phát triễn bởi các nhà khoa học và kỷ sư trong các cơ sở sản xuất vật liệu phóng xạ. Với niềm tự hào lớn lao một kỷ sư đã biểu diễn cho tôi những máy móc phức tạp để bảo vệ những nhân công khỏi phơi nhiễm bức xạ. Bằng cách điều chỉnh mấy cái cầm tay và mấy cái đòn bẩy ông điều khiển một bàn tay điện tử với cổ tay có thể lật ngửa và quay tròn. Ông nói những mô hình với kỷ thuật tinh vi có tính năng cao cấp với ngón tay cái đối mặt ngược lại được, đặc biệt dành cho những loài động vật có tay trong thiên nhiên. Ông kỷ sư vừa mĩm cười như một người cha tự hào, ngọ nguậy ngón tay cái cơ khí cho tôi xem.
Tôi gật đầu tỏ vẻ tán đồng và thán phục cái bàn tay cơ khí có nhiều chuyển động vượt bực. Nhưng ông cũng như tôi đều biết rằng nếu so với ngón tay cái thật và bình thường, bàn tay của thời đại nguyên tử của ông bị vụng về và hạn chế – có thể nói nó khó khăn thảm bại – với hình thù như món đồ chơi trẻ con nếu so với tuyệt tác của danh họa Michelangelo.
Tôi làm việc với những kỳ lạ của bàn tay hầu như mỗi ngày. Nhưng một lần trong năm sự phi thường này có một ý nghĩa đặc biệt cho tôi với tư cách là một Cơ đốc nhân; rồi, ý nghĩ của tôi tập trung vào bàn tay con người. Khi cả thế giới nghênh đón tuần lễ Thương Khó, tuần lễ long trọng nhất của thế giới Cơ Đốc, tôi mường tượng lại bàn tay của Chúa Jêsus.
Giống như các họa sĩ trong suốt lịch sữ cố hình dung gương mặt của Chúa Jêsus Christ, tôi cố gắng hình dung bàn tay của Ngài. Tôi suy tưởng chúng xuyên qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời Ngài. Khi con Trời giáng sinh trong hình dáng của con người, bàn tay Ngài như thế nào? Tôi khó có thể nhận thức được Thượng Đế ở trong thân thể một hài nhi, nhưng niềm tin của chúng ta tuyên bố rằng Ngài đã một lần có bàn tay nhỏ nhắn, quờ quạng của một trẻ sơ sinh. Nhà văn và biện giải gia người Anh, G.K. Chesterton, diễn tả một cách nghịch lý như thế này, “cái bàn tay đã sáng tạo mặt trời và các ngôi sao lại quá nhỏ bé để đụng đến mấy cái đầu to tướng của mấy con vật trong chuồng chiên.” Lại quá nhỏ nhắn để có thể tự thay quần áo hay đưa thức ăn vào miệng. Giống như một hài nhi nào khác, Ngài có những móng tay tí tẹo và những nếp nhăn xung quanh khớp nối, và làn da mềm mại chưa bao giờ biết đến vẻ chai mòn hay thô kệch. Con Trời kinh nghiệm sự bất lực của trẻ sơ sinh.
Vì tôi đã có lần thực tập làm một người thợ mộc, tôi có thể dễ dàng tưởng tượng ra được bàn tay vị thành niên của Chúa Jêsus, người đang học nghề nghiệp trong cái cửa hàng thợ mộc của cha mình. Da của bàn tay Ngài phải có nhiều chỗ chai gốc này da non chỗ nọ.
Và sau đó đến bàn tay của Đấng Christ trong vai trò bác sĩ. Kinh Thánh cho chúng ta biết có một nguồn lực từ bàn tay đó tuôn ra khi Ngài chữa lành người bệnh. Ngài thích làm những phép lạ chữa bệnh không phải cho một đám đông, nhưng cho từng người một, chạm tới mỗi người Ngài chữa lành.
Khi Chúa Jêsus chạm đến con mắt đã khô quằng, thình lình chúng nhận lãnh được ánh sang và nhận ra màu sắc trở lại.Có một lần Ngài chạm đến một người đàn bà bị xuất huyết, biết rằng theo luật Do Thái nàng làm cho Ngài bị ô uế. Ngài chạm đến những người bị bệnh phung – những người không ai dám chạm đến. Qua những cách tuy nhỏ nhoi nhưng thân thiết, bàn tay của Ngài đặt đúng lại những gì đã bị trục trặc khi được Sáng Tạo.
Một quang cảnh quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Jêsus – một đặc điểm chúng ta truy niệm trong tuần lễ Thương Khó có liên quan đến bàn tay Ngài. Cũng chính bàn tay đã làm quá nhiều điều tốt lành cho thế gian, bị đem ra một lần đâm thủng với đinh nhọn. Trí óc tôi kinh hoàng khi hình dung về điều đó.
Trong cuộc giải phẩu tôi cắt một cách tinh tế, dùng những lưỡi dao mỗ, để cắt từ từ từng lớp thịt hầu để lộ các dây thần kinh và mạch máu cùng với những cái xương nhỏ và thịt trong đó. Tôi biết sự treo trên cây gỗ hành hạ như thế nào vào bàn tay con người.
Những người lính La Mã thi hành án tử hình đóng những đinh nhọn xuyên qua cổ tay, phải xuyên qua ống cổ tay chứa đựng những gân và dây thần kinh liên lạc để điều khiển các ngón tay. Hầu như không thể đóng đinh được nếu không làm bại lụi bàn tay thành một cái mốc. Và lúc đó Chúa Jêsus không có bị đánh thuốc mê khi tay Ngài bị làm cho thương tổn và tiêu hủy.
Sau đó, sức nặng của thân thể Ngài treo trên chỗ bị đóng đinh, xé rách mô thịt nhiều hơn, làm tuôn trào ra nhiều màu. Có bao giờ có được một hình ảnh bất lực hơn là Con Trời bị treo bại xụi trên cây gỗ? Những môn đồ Ngài, những người mong Ngài là Đấng Mê-si, Đấng Cứu Tinh, thu rút vào trong bóng tối hay đã lẫn tránh đi xa. Nhưng đó không phải lúc hé nhìn cuối cùng về bàn tay của Chúa Jêsus mà kinh thánh Tân Ước mô tả. Ngài hiện ra một lần nữa, trong phòng kín, chỉ có một trong số các môn đồ Ngài tranh chấp câu chuyện không tưởng được, cho rằng đồng lao của mình vẻ vời lên sự kiện. Người ta không có sống lại từ trong kẻ chết, Thô-ma cãi lại. Họ phải đã thấy một bóng ma, hay là một ảo ảnh.
Ngay thời điểm đó, Chúa Jêsus xuất hiện và giơ ra bàn tay không thể nhầm lẫn được. Những vết xẹo chứng minh nó thuộc về Ngài, cũng chính là người đã chết trên cây thập tự. Dầu thân thể có thể thay đổi theo cách nào đó, những vết sẹo vẫn còn. Chúa Jêsus mời Thô-ma đến và dấu chứng những vết xẹo với ngón tay của mình.
Thô-ma trả lời một cách đơn giản, “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” Đây là lần đầu tiên sự kiện này được ghi chép là một trong những môn đồ của Chúa Jêsus gọi Ngài là Đức Chúa Trời. Đáng kể là lời thốt ra như khẳng định lại những vết thương của Chúa Jêsus. Bàn tay có những vết xẹo của Chúa.
Suốt trong lịch sử, người có đức tin bám víu vào niềm tin rằng có một Thượng Đế hiểu được tiến thoái lưỡng nang của nhân loại. Hiểu rằng chúng ta chịu đau khổ trên trần gian không phải là vô nghĩa. Hiểu rằng lời cầu nguyện nài xin của chúng ta Chúa nghe. Trong mùa Thương Khó, chúng ta những người Cơ Đốc tập trung vào biến cố hi hữu khi Thượng Đế đã chứng minh cho mọi thế hệ rằng Ngài hiểu thấu nỗi đau khổ của chúng ta.
Để nhắc nhở thời gian của Ngài trên đất, Chúa Jêsus đã chọn những dấu đinh để dấu vết lại trong tay Ngài. Vì thế đó tôi tin Thượng Đế nghe và hiểu sự đau khổ của chúng ta, và thậm chí hấp thụ nó vào chính mình – vì Ngài giữ lại những vết xẹo đó như là hình ảnh đời đời của nhân loại bị đau thương. Ngài biết cuộc đời trên trần thế này như thế nào vì Ngài đã từng hiện diện ở đây. Bàn tay Ngài chứng minh điều đó. Ngài đã gánh chịu bản án. Sự đau thương của con người trở thành sự đau thương của Thượng Đế.
Vài lời về tác giả:
Paul Brand phục vụ 18 năm tại trường cao đằng Y Khoa Cơ Đốc ở Vellore, Ấn Độ, và khi viết bài này, ông là trưởng văn phòng chỉnh hình tại trung tâm Y Tế Dịch Vụ về bệnh cùi ở Carville, Louisiana.
Anh Châu _TNPA chuyển ngữ
Tôi đã từng thấy những bàn tay nhân tạo phát triễn bởi các nhà khoa học và kỷ sư trong các cơ sở sản xuất vật liệu phóng xạ. Với niềm tự hào lớn lao một kỷ sư đã biểu diễn cho tôi những máy móc phức tạp để bảo vệ những nhân công khỏi phơi nhiễm bức xạ. Bằng cách điều chỉnh mấy cái cầm tay và mấy cái đòn bẩy ông điều khiển một bàn tay điện tử với cổ tay có thể lật ngửa và quay tròn. Ông nói những mô hình với kỷ thuật tinh vi có tính năng cao cấp với ngón tay cái đối mặt ngược lại được, đặc biệt dành cho những loài động vật có tay trong thiên nhiên. Ông kỷ sư vừa mĩm cười như một người cha tự hào, ngọ nguậy ngón tay cái cơ khí cho tôi xem.
Tôi gật đầu tỏ vẻ tán đồng và thán phục cái bàn tay cơ khí có nhiều chuyển động vượt bực. Nhưng ông cũng như tôi đều biết rằng nếu so với ngón tay cái thật và bình thường, bàn tay của thời đại nguyên tử của ông bị vụng về và hạn chế – có thể nói nó khó khăn thảm bại – với hình thù như món đồ chơi trẻ con nếu so với tuyệt tác của danh họa Michelangelo.
Tôi làm việc với những kỳ lạ của bàn tay hầu như mỗi ngày. Nhưng một lần trong năm sự phi thường này có một ý nghĩa đặc biệt cho tôi với tư cách là một Cơ đốc nhân; rồi, ý nghĩ của tôi tập trung vào bàn tay con người. Khi cả thế giới nghênh đón tuần lễ Thương Khó, tuần lễ long trọng nhất của thế giới Cơ Đốc, tôi mường tượng lại bàn tay của Chúa Jêsus.
Giống như các họa sĩ trong suốt lịch sữ cố hình dung gương mặt của Chúa Jêsus Christ, tôi cố gắng hình dung bàn tay của Ngài. Tôi suy tưởng chúng xuyên qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời Ngài. Khi con Trời giáng sinh trong hình dáng của con người, bàn tay Ngài như thế nào? Tôi khó có thể nhận thức được Thượng Đế ở trong thân thể một hài nhi, nhưng niềm tin của chúng ta tuyên bố rằng Ngài đã một lần có bàn tay nhỏ nhắn, quờ quạng của một trẻ sơ sinh. Nhà văn và biện giải gia người Anh, G.K. Chesterton, diễn tả một cách nghịch lý như thế này, “cái bàn tay đã sáng tạo mặt trời và các ngôi sao lại quá nhỏ bé để đụng đến mấy cái đầu to tướng của mấy con vật trong chuồng chiên.” Lại quá nhỏ nhắn để có thể tự thay quần áo hay đưa thức ăn vào miệng. Giống như một hài nhi nào khác, Ngài có những móng tay tí tẹo và những nếp nhăn xung quanh khớp nối, và làn da mềm mại chưa bao giờ biết đến vẻ chai mòn hay thô kệch. Con Trời kinh nghiệm sự bất lực của trẻ sơ sinh.
Vì tôi đã có lần thực tập làm một người thợ mộc, tôi có thể dễ dàng tưởng tượng ra được bàn tay vị thành niên của Chúa Jêsus, người đang học nghề nghiệp trong cái cửa hàng thợ mộc của cha mình. Da của bàn tay Ngài phải có nhiều chỗ chai gốc này da non chỗ nọ.
Và sau đó đến bàn tay của Đấng Christ trong vai trò bác sĩ. Kinh Thánh cho chúng ta biết có một nguồn lực từ bàn tay đó tuôn ra khi Ngài chữa lành người bệnh. Ngài thích làm những phép lạ chữa bệnh không phải cho một đám đông, nhưng cho từng người một, chạm tới mỗi người Ngài chữa lành.
Khi Chúa Jêsus chạm đến con mắt đã khô quằng, thình lình chúng nhận lãnh được ánh sang và nhận ra màu sắc trở lại.Có một lần Ngài chạm đến một người đàn bà bị xuất huyết, biết rằng theo luật Do Thái nàng làm cho Ngài bị ô uế. Ngài chạm đến những người bị bệnh phung – những người không ai dám chạm đến. Qua những cách tuy nhỏ nhoi nhưng thân thiết, bàn tay của Ngài đặt đúng lại những gì đã bị trục trặc khi được Sáng Tạo.
Một quang cảnh quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Jêsus – một đặc điểm chúng ta truy niệm trong tuần lễ Thương Khó có liên quan đến bàn tay Ngài. Cũng chính bàn tay đã làm quá nhiều điều tốt lành cho thế gian, bị đem ra một lần đâm thủng với đinh nhọn. Trí óc tôi kinh hoàng khi hình dung về điều đó.
Trong cuộc giải phẩu tôi cắt một cách tinh tế, dùng những lưỡi dao mỗ, để cắt từ từ từng lớp thịt hầu để lộ các dây thần kinh và mạch máu cùng với những cái xương nhỏ và thịt trong đó. Tôi biết sự treo trên cây gỗ hành hạ như thế nào vào bàn tay con người.
Những người lính La Mã thi hành án tử hình đóng những đinh nhọn xuyên qua cổ tay, phải xuyên qua ống cổ tay chứa đựng những gân và dây thần kinh liên lạc để điều khiển các ngón tay. Hầu như không thể đóng đinh được nếu không làm bại lụi bàn tay thành một cái mốc. Và lúc đó Chúa Jêsus không có bị đánh thuốc mê khi tay Ngài bị làm cho thương tổn và tiêu hủy.
Sau đó, sức nặng của thân thể Ngài treo trên chỗ bị đóng đinh, xé rách mô thịt nhiều hơn, làm tuôn trào ra nhiều màu. Có bao giờ có được một hình ảnh bất lực hơn là Con Trời bị treo bại xụi trên cây gỗ? Những môn đồ Ngài, những người mong Ngài là Đấng Mê-si, Đấng Cứu Tinh, thu rút vào trong bóng tối hay đã lẫn tránh đi xa. Nhưng đó không phải lúc hé nhìn cuối cùng về bàn tay của Chúa Jêsus mà kinh thánh Tân Ước mô tả. Ngài hiện ra một lần nữa, trong phòng kín, chỉ có một trong số các môn đồ Ngài tranh chấp câu chuyện không tưởng được, cho rằng đồng lao của mình vẻ vời lên sự kiện. Người ta không có sống lại từ trong kẻ chết, Thô-ma cãi lại. Họ phải đã thấy một bóng ma, hay là một ảo ảnh.
Ngay thời điểm đó, Chúa Jêsus xuất hiện và giơ ra bàn tay không thể nhầm lẫn được. Những vết xẹo chứng minh nó thuộc về Ngài, cũng chính là người đã chết trên cây thập tự. Dầu thân thể có thể thay đổi theo cách nào đó, những vết sẹo vẫn còn. Chúa Jêsus mời Thô-ma đến và dấu chứng những vết xẹo với ngón tay của mình.
Thô-ma trả lời một cách đơn giản, “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” Đây là lần đầu tiên sự kiện này được ghi chép là một trong những môn đồ của Chúa Jêsus gọi Ngài là Đức Chúa Trời. Đáng kể là lời thốt ra như khẳng định lại những vết thương của Chúa Jêsus. Bàn tay có những vết xẹo của Chúa.
Suốt trong lịch sử, người có đức tin bám víu vào niềm tin rằng có một Thượng Đế hiểu được tiến thoái lưỡng nang của nhân loại. Hiểu rằng chúng ta chịu đau khổ trên trần gian không phải là vô nghĩa. Hiểu rằng lời cầu nguyện nài xin của chúng ta Chúa nghe. Trong mùa Thương Khó, chúng ta những người Cơ Đốc tập trung vào biến cố hi hữu khi Thượng Đế đã chứng minh cho mọi thế hệ rằng Ngài hiểu thấu nỗi đau khổ của chúng ta.
Để nhắc nhở thời gian của Ngài trên đất, Chúa Jêsus đã chọn những dấu đinh để dấu vết lại trong tay Ngài. Vì thế đó tôi tin Thượng Đế nghe và hiểu sự đau khổ của chúng ta, và thậm chí hấp thụ nó vào chính mình – vì Ngài giữ lại những vết xẹo đó như là hình ảnh đời đời của nhân loại bị đau thương. Ngài biết cuộc đời trên trần thế này như thế nào vì Ngài đã từng hiện diện ở đây. Bàn tay Ngài chứng minh điều đó. Ngài đã gánh chịu bản án. Sự đau thương của con người trở thành sự đau thương của Thượng Đế.
Vài lời về tác giả:
Paul Brand phục vụ 18 năm tại trường cao đằng Y Khoa Cơ Đốc ở Vellore, Ấn Độ, và khi viết bài này, ông là trưởng văn phòng chỉnh hình tại trung tâm Y Tế Dịch Vụ về bệnh cùi ở Carville, Louisiana.
Anh Châu _TNPA chuyển ngữ