(Dựa trên bài thuyết trình “Die tote Religion oder der lebendige Gott” của Christian Schauz)
Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời luôn muốn con người đến trực tiếp gặp Ngài, chứ không muốn con người đến với một tôn giáo nào cả. Xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh là hai đường thẳng song song với nhau: đường thẳng của tôn giáo và đường thẳng của sự sống (sự sống mà bài này nói đến là sự sống của Đức Chúa Trời).
Trước khi đi vào hai đường thẳng này, chúng ta hãy xem Kinh Thánh định nghĩa như thế nào về tôn giáo: là những người “giữ hình thức tin kính, nhưng chối bỏ quyền năng của sự tin kính đó” (2.Ti-mô-thê 3:5). Nghĩa là chỉ có hình thức bên ngoài nhưng không có sức bên trong để làm. Nếu chúng ta dùng muốn giữ gìn luật lệ của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta không làm được vì không có sức của Chúa thì chúng ta đang ở trong tôn giáo. Đây là đặc điểm chung của mọi tôn giáo của loài người, bao gồm Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa giáo). Tất cả đều có những quy tắc, luật lệ để giữ, nhưng lại không có quyền năng để làm.
Table of Contents
1) Cây hiểu biết và cây sự sống
2) Cái áo bằng lá và áo bằng da
3) Ca-in và A-bên
4) Ích-ma-ên và Y-sác
5) Người Pha-ri-si và Chúa Jesus
6) Ba-by-lôn và Giê-ru-sa-lem
1) Cây hiểu biết và cây sự sống
Đường thẳng tôn giáo bắt đầu với cây hiểu biết điều thiện và điều ác, còn đường thẳng sự sống bắt đầu với cây sự sống. Hai đường thẳng này kéo dài xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh.
Khi xưa, Đức Chúa Trời đặt con người trước hai cây: cây sự sống và cây hiểu biết điều thiện và điều ác. Cây sự sống này tượng trưng cho sự sống của Đấng Christ. Chúa muốn con người tiếp nhận Chúa để sống bằng sự sống của Chúa. “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta sống bởi Con” (1.Giăng 4:9, so sánh với Ga-la-ti 2:20). Phao-lô cũng làm chứng như vậy trong: “Đấng Christ là sự sống của tôi” (Phi-líp 1:21). Tiếc rằng A-đam và E-va đã ham thích hiểu biết hơn sự sống của Đức Chúa Trời nên đã ăn trái của “cây hiểu biết điều thiện và điều ác”. Tên nghe rất “kêu”, nhưng bản chất của nó là tội lỗi và sự chết. Sau khi ăn trái cây này, thì tội lỗi (nguyên nhân gây ra tội) đã vào trong xác thịt của con người làm hủy hoại con người. Tội lỗi giết chết tâm linh của con người (cái ăng-ten “để bắt sóng” của Đức Chúa Trời), nên con người trở nên xa cách Đức Chúa Trời. Và hiểu biết làm con người độc lập khỏi Ngài.
Con người biết đúng và sai, nhưng lại không có quyền năng để làm vì thiếu sự sống của Đức Chúa Trời. Qua toàn bộ lịch sử, chúng ta có thể thấy rõ điều này. Con người ngày càng văn minh, hiện đại, nhưng con người có trở nên tốt đẹp hơn không? Không, tội ác, bất công, chiến tranh, thiên tai ngày càng nhiều hơn.
Còn đối với thế giới của Cơ Đốc nhân thì sao? Chúng ta ngày càng hiểu biết Kinh Thánh nhiều hơn, nhưng chúng ta cũng thiếu sức mạnh để gìn giữ theo những điều ở trong đó. Trong Rô-ma 7:6-25, chúng ta có thể thấy một mâu thuẫn rất lớn của Phao-lô. Ông biết luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời là thánh thiện và tốt lành (câu 12). Nhưng mỗi khi ông gắng sức để giữ, khi ông muốn làm điều lành thì ông lại làm điều xấu mà mình không muốn (câu 15, 16). Tại sao vậy? Tại vì tội lỗi và sự chết trong xác thịt ông nắm quyền điều khiển và bắt ông phải làm ngược lại điều ông muốn (câu 13, 17-25). Cả Phao-lô cũng không thể dùng sức riêng của mình để gìn giữ điều răn và luật pháp của của Đức Chúa Trời. Thế tại sao Cơ Đốc nhân chúng ta ngày nay lại cố sức để làm? Chúng ta giỏi hơn Phao-lô sao?
Dùng sức riêng để giữ gìn luật lệ hoàn toàn trái với ý của Đức Chúa Trời. “Chính Ngài đã ban cho chúng tôi khả năng phục vụ giao ước mới, không phải giao ước bằng chữ viết, mà là giao ước trong Thánh Linh, vì chữ viết đem lại sự chết, nhưng Thánh Linh làm sự sống” (2.Cô-rinh-tô 3:6). Giao ước bằng chữ chính là những luật lệ được khắc trên bảng đá. Giao ước mới không phải viết bằng mực trên bảng đá mà viết bằng Thánh Linh, Ngài viết vào tim chúng ta (2.Cô-rinh-tô 3:3). Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh, rồi dùng sức mình để làm theo thì chúng ta làm theo giao ước bằng chữ. Làm như vậy là chúng ta tự giết mình, vì chữ viết làm cho chết, nghĩa là đem lại cái chết thuộc linh. Nó làm chúng ta không nghe được lời phán hằng sống của Thánh Linh. Nếu khi đọc Kinh Thánh mà chúng ta không nghe được Thánh Linh nói với chúng ta hay không chạm được sự sống thì nó cũng không có ích lợi gì cho chúng ta cả. Không phải là trong Giăng 6:63, Chúa nói Lời Ngài là “Thánh Linh và sự sống” sao? Nếu chúng ta không chạm được Thánh Linh, không nhận thêm được sự sống của Đức Chúa Trời, thì lời trong Kinh Thánh chỉ là chữ viết đối với chúng ta thôi. Mà chữ viết thì làm cho chết.
Khi xưa, những người lãnh đạo Do Thái giáo như Pha-ri-si, thầy thông giáo,…, họ là những người học và dạy thần học, họ nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng Chúa Jesus nói gì về họ:”Các ngươi tra cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó có sự sống đời đời. Chính Kinh Thánh làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi không muốn đến với Ta để được sự sống đời đời.” (Giăng 5:39-40). Toàn bộ Kinh Thánh nói về Chúa Jesus, nhưng họ chỉ nghiên cứu Kinh Thánh, và không chịu đến với Chúa Jesus, nhân vật chính của Kinh Thánh. Chính vì vậy, khi Chúa đứng trước họ, họ không nhận ra Chúa mà còn chống lại Ngài. Những câu Kinh Thánh này không chỉ nói đến quá khứ mà đang nói đến tình hình hiện tại. Cơ Đốc nhân quá quen thuộc với từ “học Kinh Thánh”, nhưng ít người ý thức được rằng Kinh Thánh là một cánh cửa để đến với Chúa. Thay vì nghiên cứu vật liệu và hình dáng của cánh cửa này, thì chúng ta phải mở cánh cửa ra, đi qua nó để gặp Chúa.
2) Cái áo bằng lá và áo bằng da
Sau khi A-đam và E-va phạm tội, tội lỗi vào trong xác thịt con người, làm hủy hoại con người, hai ông bà xấu hổ, muốn che đậy xác thịt tội lỗi của mình nên lấy lá cây làm quần áo, nhưng lá cây thì mau héo. Những việc làm công chính của xác thịt chính là cái áo bằng lá này. Ê-sai 64:6 xác nhận điều này: “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá”.
Vì loài người ý thức được sự không công chính và tội lỗi của mình nên đã lập ra vô số tôn giáo, chỉ nhằm mục đích là tạo ra cái vỏ bề ngoài để che đậy sự không công chính ở trong xác thịt. Nhưng tất cả chỉ là lá cây, không thể bền được. Khi lá cây bị héo thì xác thịt xấu xa bị giấu kín lâu ngày sẽ lộ ra. Chúng ta cũng có thể thấy điều này trong Thiên Chúa giáo qua các vụ các giám mục, linh mục lạm dụng tình dục hàng ngàn ấu nhi ở nhiều nước châu Âu trong thời gian gần đây.
Những việc lành của con người không thể che đậy được tội lỗi của con người, không thể làm con người trở nên công chính. Không ai dùng sức riêng để giữ gìn luật lệ mà được công chính trước mặt Đức Chúa Trời: “Vả lại, không ai nhờ luật pháp mà được xưng công chính trước mặt Đức Chúa Trời, điều này thật rõ ràng…” (Ga-la-ti 3:11).
Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời về tình yêu của Ngài dành cho loài người. Ngài đã giết một con thú để làm áo da để mặc cho A-đam và Ê-va. Ngài đã chuẩn bị sẵn một sự công chính cho loài người, và sự công chính này có tác dụng với chúng ta. Chúa Jesus chính là con thú bị giết và là chiếc áo da mà Đức Chúa Trời đã mặc cho A-đam và E-va. Ngợi khen Chúa. Huyết của Chúa rửa sạch tội lỗi chúng ta, và đức tin nơi Ngài làm chúng ta trở nên công chính. Sau khi chịu phép báp-tem thì chúng ta được mặc một chiếc áo mới, là chính Chúa Jesus.
Và Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận sự công chính đến từ Đấng Christ: “Nhưng vì chúng tôi biết rằng con người được trở nên công chính không phải vì tuân giữ luật pháp, nhưng vì tin vào Chúa Giê-su Christ, nên chính chúng tôi đã tin Giê-su Christ để được nên công chính bởi tin Đấng Christ, không phải nhờ vào việc tuân giữ luật pháp; vì chẳng có ai được nên công chính nhờ tuân giữ luật pháp cả” (Ga-la-ti 2:16). Chúng ta hãy suy gẫm câu Kinh Thánh sau: “Vì mọi kẻ cậy các việc tuân giữ luật pháp đều bị rủa sả…” (Ga-la-ti 3:10). Nếu chúng ta nghĩ mình có thể giữ điều răn Đức Chúa Trời để được cứu rỗi thì chúng ta đang ở dưới sự rủa sả!
Thế Đức Chúa Trời ban điều răn và luật pháp cho con người để làm gì? “…Để cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời; vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Rô-ma 3:19-20)
Vậy chúng ta phải làm sao? “Như thế, luật pháp là người hướng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, để bởi đức tin chúng ta được xưng công chính. Nhưng khi đức tin đến rồi, chúng ta không còn dưới quyền người hướng dẫn đó nữa” (Ga-la-ti 3:24-25). Trong bản dịch sát nghĩa tiếng Đức, thì từ “người giữ trẻ” được dùng thay cho từ “người hướng dẫn”. Trước khi Đấng Christ đến thì luật pháp là người trông trẻ. Đấng Christ đã đến rồi, chúng ta không cần người trông trẻ nữa, mà chúng ta cần đến trực tiếp gặp Đấng Christ.
3) Ca-in và A-bên
Sáng Thế Ký 4:1-5 tường thuật lại việc Ca-in và A-bên dâng lễ vật cho Đức Chúa Trời. A-bên chỉ giết một con chiên có sẵn trong bầy rồi dâng cho Ngài. Ca-in tốn nhiều công sức và thời gian hơn, phải bỏ công trồng trọt vất vả. Nhưng Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận lễ vật của A-bên nhưng không đoái hoài đến lễ vật của Ca-in. Tại sao vậy? Tại vì A-bên hiểu Đức Chúa Trời và dâng lễ vật theo ý Ngài. Trước đó, trong Sáng Thế Ký 3:17-19, Đức Chúa Trời đã nguyền rủa đất đai, con người phải khó nhọc mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Ca-in đổ mồ hôi trồng trọt và đem những bông trái của đất đai bị nguyền rủa đó dâng cho Đức Chúa Trời thì làm sao Ngài chấp nhận được. Mồ hôi và đất đai bị nguyền rủa đó thật ra nói đến chính xác thịt của con người. Nếu chúng ta dùng sức của xác thịt tội lỗi mà phục vụ Chúa thì làm sao Chúa chấp nhận được? Trong mắt Ngài, xác thịt chúng ta đã bị thối rữa từ lâu rồi.
Khác với Ca-in, A-bên gần gũi Đức Chúa Trời nên mới hiểu được ý Ngài. Con chiên mà A-bên giết để dâng chính là hình ảnh của Chúa Jesus. Một lần nữa, chúng ta có thể thấy là Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận những gì mà Ngài đã chuẩn bị sẵn. Nếu chúng ta phục vụ bằng sự sống của Chúa Jesus, Ngài sẽ đẹp lòng. Nếu dùng sức của xác thịt, chúng ta tốn sức vô ích, có khi còn chống lại Ngài nữa.
Qua câu chuyên A-bên và Ca-in, chúng ta cần thấy điều này thật rõ: Không phải lễ vật nào Đức Chúa Trời cũng chấp nhận. Cả Ca-in và A-bên đều phục vụ Chúa, nhưng Ngài chỉ chấp nhận A-bên. Như vậy, cái quan niệm “Phục vụ Chúa gì cũng được, thờ phượng Chúa sao cũng được, Chúa sẽ chúc phước cho” được phổ biến rộng rãi trong Cơ Đốc giáo hoàn toàn sai. 1.Cô-rinh-tô 3:11-15 cho biết rằng sau này tất cả Cơ Đốc nhân sẽ đứng trước Đấng Christ, và Ngài sẽ dùng lửa để thử các công việc mà chúng ta đã làm. Nếu chúng ta làm bằng “vàng, bạc, đá quý” thì việc làm sẽ còn và chúng ta nhận được phần thưởng. Vàng, bạc, đá quý chính là bản chất của Đức Chúa Trời, nghĩa là những gì đến từ sự sống của Đấng Christ. Nhưng nếu chúng ta dùng “gỗ, cỏ khô, rơm rạ” (nghĩa là sức của xác thịt) thì những việc làm đó sẽ bị lửa thiêu cháy hết. Chúng ta không được thưởng gì cả, phải ở trong lửa một thời gian, rồi sau đó vẫn được cứu rỗi.
4) Ích-ma-ên và Y-sác
Đường thẳng tôn giáo nối tiếp với Ích-ma-ên, và đường thẳng sự sống dẫn đến Y-sác. Cả hai đều là con trai ruột của của Áp-ra-ham, khau nhau ở chỗ là Ích-ma-ên là con của Ap-ra-ham với nô tì A-ga, còn Y-sác là con của Sa-ra, vợ Áp-ra-ham. Cả hai người đều là con trai của Ap-ra-ham.Tại sao Áp-ra-ham phải đuổi A-ga và Ích-ma-ên đi? Ích-ma-ên được sinh bởi ý riêng và sức của con người, còn Y-sác được sinh bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, vì lúc đó Sa-ra cao tuổi, không còn khả năng sinh con. Y-sác chính là đứa con mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham với Sa-ra. Một lần nữa chúng ta có thể thấy rõ không phải điều gì Đức Chúa Trời cũng chập nhận cả, Ngài chỉ chấp nhận những gì theo ý Ngài và từ Ngài mà ra. Sa-ra biết mình không còn khả năng sinh con được, bà cũng muốn giúp đỡ Đức Chúa Trời nên đã kêu Áp-ra-ham ngủ với A-ga để làm ứng nghiệm lời Chúa đã phán. Đây chính là quan niệm của tôn giáo. Đức Chúa Trời toàn năng không cần chúng ta giúp đỡ Ngài kiểu đó, Ngài chỉ chấp nhận những gì từ Ngài mà ra.
Qua việc Y-sác được sinh bởi lời hứa và quyền năng của Đức Chúa Trời, và Áp-ra-ham dâng Y-sác cho Đức Chúa Trời, chúng ta thấy trong Y-sác phảng phất hình bóng của Chúa Jesus. Ngài chính là người hậu duệ mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham, vì bởi Chúa Jesus mọi dân tộc được phước. Ngài cũng là con chiên được dâng cho Đức Chúa Trời để chuộc tội cho cả nhân loại. Ngợi khen Chúa!
Câu chuyện Ích-ma-ên và Y-sác không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn kéo dài đến thời đại chúng ta và có liên quan trực tiếp đến mỗi Cơ Đốc nhân. Ga-la-ti 4:22-31 cho biết mâu thuẫn giữa Ích-ma-ên và Y-sác chính là sự mâu thuẫn giữa xác thịt và tâm linh.Trước khi đi vào đoạn này, chúng ta hãy tìm hiểu tâm linh của con người là gì?
Tâm linh của con người
1.Tê-sa-lô-ni-ca 5:23: “…Nguyền xin tâm linh, tâm hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được…”. Các bản Kinh Thánh tiếng Việt dịch câu này và những câu Kinh Thánh liên quan đến tâm hồn và tâm linh không chính xác, bị lẫn lộn. Từ “spirit” (tâm linh) thường được dịch là tâm thần, còn từ “soul” dịch thành linh hồn làm người ta hiểu sai lời Chúa, vì linh hồn là từ đồng nghĩa với tâm linh.
Câu Kinh Thánh trên cho biết con người được cấu tạo gồm 3 phần:
– Thân thể: là vỏ bọc bên ngoài, là phần duy nhất nhìn thấy được, có nhiệm vụ là trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
– Tâm hồn (soul): là cảm xúc, lý trí, ước muốn của con người, dùng để giao tiếp giữa con người với con người. Tâm hồn chính là tâm lý hay cái tôi của mỗi người. Chúng ta tuy không thấy được tâm hồn nhưng nó thật rõ đối với mỗi người.
– Tâm linh (spirit): là phần ẩn sâu bên trong, có một chức năng đặc biệt là giao tiếp với Đức Chúa Trời. Có thể nói tâm linh của con người là cái ăng-ten để “bắt sóng” của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không bật TV thì không thể bắt sóng truyền hình được dù sóng truyền hình ở khắp nơi. Cũng như vậy, nếu chúng ta không biết dùng tâm linh của mình để đến với Chúa thì không thể nào nghe tiếng Chúa và hiểu Chúa muốn gì.
Khi con người phạm tội, thì tội lỗi vào bên trong con người, giết chết tâm linh của con người ngay lập tức. Từ đó con người xa cách Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời thương xót con người, luôn muốn con người đến với Ngài. Nên Ngài đã ban con một của mình xuống thế gian để cứu con người. Chúa Jesus không chỉ chết vì tội lỗi chúng ta mà Ngài đã sống lại và ban Thánh Linh của Ngài cho những người tin Ngài.
Nếu bạn tin và tiếp nhận Chúa Jesus, bạn được tha hết mọi tội lỗi trong quá khứ và tương lai, từ lúc đó bạn có sự sống đời đời. Không chỉ có thế, mà lúc bạn tiếp nhận Chúa, bạn được sinh lại bởi quyền năng của Đức Chúa Trời.”Nhưng bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho họ quyền trở nên con của Đức Chúa Trời, là những người được sinh ra không phải bởi khí huyết, hoặc bởi ước muốn xác thịt, hoặc bởi ý người, nhưng bởi Đức Chúa Trời” (Giăng 1:12,13).
Nhưng lúc tôi tiếp nhận Chúa, thân thể tôi vẫn như vậy, tôi đâu có cao hơn tí nào đâu. Suy nghĩ tôi cũng không có thay đổi bao nhiêu, tôi vẫn là tôi, nghĩa là tâm hồn tôi vẫn vậy. Vậy cái gì của tôi đã được sinh lại? Kinh Thánh cho biết, tâm linh của tôi đã được sinh lại: “Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt, điều gì bởi Thánh Linh sinh ra là tâm linh” (Giăng 3:6). Ba mẹ tôi sinh ra thân thể tôi, nhưng khi tôi tiếp nhận Chúa Jesus, tâm linh tôi không còn chết nữa mà Thánh Linh đã sinh lại tâm linh của tôi. Không chỉ thế mà Ngài vào sống trong tâm linh tôi đến đời đời. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tâm linh là phần quan trọng nhất của con người. Trong xác thịt chúng ta (thân thể và tâm hồn) có tội lỗi và sự chết ngự trị, nhưng trong tâm linh có Chúa ở đó, có quyền năng của sự phục sinh.
Một số chức năng của tâm linh
Thờ phượng Chúa chân thật:
Trong Giăng 4:20, người đàn bà Sa-ma-ri tranh luận với Chúa về nơi thờ phượng Đức Chúa Trời: người Sa-ma-ri thờ ở trên núi, dân Do Thái thì ở đền thờ Giê-ru-sa-lem. Ngài trả lời là sẽ có lúc những nơi đó (nơi thờ phượng bằng vật chất) không còn ý nghĩa nữa. Trong câu 23 và 24, Ngài nói đến nơi thờ phượng thật:”Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật thờ phượng Cha trong tâm linh và lẽ thật: đó là những kẻ thờ phượng mà Cha tìm kiếm. Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ phượng Ngài thì phải thờ phượng trong tâm linh và lẽ thật”.
Cả dân Do Thái lúc đó thờ Đức Chúa Trời, họ giữ rất nhiều luật lệ, truyền thống. Thế tại sao Cha phải đi tìm kiếm những người thờ phượng thật. Nếu chính Đức Chúa Trời mà còn phải tìm kiếm, thì có nghĩa là rất hiếm những người thờ phượng thật. Ngày nay cũng vậy, có rất nhiều người tin Chúa, nhưng rất hiếm những người thờ phượng thật. Ngày nay, Cha cũng đang tìm kiếm những người thờ phượng thật. Thế nào là người thờ phượng thật? Ai muốn thờ phượng Chúa thì PHẢI thờ phượng trong tâm linh của người đó và trong lẽ thật. Từ “PHẢI” có nghĩa là bắt buộc. Có thể tưởng tượng thể xác và tâm hồn như hai căn buồng dơ bẩn, đang chìm trong nước tội lỗi và sự chết, nên chúng ta không thể thờ Chúa ở trong đó được. Còn tâm linh của những người đã được cứu là một phòng sạch sẽ, nổi lên trên nước tội lỗi và sự chết, và Chúa đang ở trong cái phòng này. Chính vì vậy, chúng ta hãy vào trong tâm linh mình để thờ Chúa. Đức Chúa Trời là Thánh Linh nên chúng ta phải dùng tâm linh của mình vì tâm linh và Thánh Linh “đồng chất” với nhau (Thánh Linh sinh ra tâm linh). Còn tâm hồn và thân thể không “cùng chất” với Thánh Linh.
Lần đầu tiên khi nghe những điều như vậy về tâm linh của con người, tôi đã hết lòng và bền bỉ xin Chúa cho tôi biết tâm linh của tôi. Có lần tôi trốn tiết đi vào khu rừng gần trường đại học để kêu gào với Chúa của tôi: “Chúa ơi, tâm linh của con đâu. Chúa tạo ra tâm linh của con để làm gì mà lại không cho con biết. Con muốn dùng nó để thờ phượng Chúa. Con muốn là một người thờ phượng thật ở trong tâm linh và lẽ thật. Xin làm con trở thành một người thờ phượng thật mà Cha có thể tìm thấy ở con”. Sau vài tháng hết lòng cầu xin, Chúa đã cho tôi biết tâm linh của tôi. Kể từ đó, mối quan hệ giữa tôi và Chúa bước sang một giai đoạn hoàn toàn khác và tôi thực sự sống trong sự hiện diện của Ngài, có thể nghe Ngài nói với tôi.
Còn thờ phượng Chúa ở trong lẽ thật là gì? Trong tiếng Hy Lạp, thì từ “lẽ thật” cũng có nghĩa là hiện thực (reality). Chúa không muốn Lời Chúa đối với chúng ta chỉ là một lẽ thật khách quan hay một mớ lý thuyết, mà Chúa muốn chúng ta có hiện thực của Lời Ngài. Tôi xin lấy hai câu Kinh Thánh trong Giăng 10 để minh họa: “Ta là người chăn hiền lành, Ta quen chiên Ta, và chiên Ta quen Ta” (câu 14) và “Khi người đã đem chiên ra hết, thì đi trước, chiên theo sau, vì chiên quen tiếng người” (câu 4). Khi đọc hai câu này, chúng ta phải xem mình có thực sự quen biết Chúa hay chỉ có hiểu biết về Chúa, và chúng ta có nghe được tiếng Chúa hay không? Nếu nghe được vài lần thì vẫn chưa đủ, bạn chỉ có thể quen tiếng Chúa khi đã nghe được tiếng Ngài nhiều lần.
Hiểu Đức Chúa Trời:
“Vả, người sống theo tâm hồn không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi vì người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thuộc linh. Nhưng người thuộc linh dò xét mọi sự, và chính mình không bị ai xét đoán.” (1.Cô-rinh-tô 2:14, 15). Người sống theo tâm hồn (hay sống theo xác thịt) là người đi theo Chúa bằng suy nghĩ, ý riêng của mình hay theo quan niệm của con người, và người đó sẽ không thể hiểu Chúa và con đường của Ngài được, vì mọi điều liên quan đến Chúa đều không thuộc về tâm hồn (suy nghĩ, lý trí, ước muốn) mà thuộc lĩnh vực của tâm linh. Chính vì vậy, bạn chỉ có thể dùng tâm linh để hiểu Chúa và con đường của Ngài thôi.
Nếu bạn không là một người thuộc linh, bạn sẽ không biết mình đi theo Chúa như thế nào, sẽ đi về đâu, giống như dân Chúa đi vòng vòng 40 năm trong sa mạc vậy. Nhưng ở trong tâm linh, bạn sẽ thấy rõ Đức Chúa Trời và con đường của Ngài. Ngay từ sách Sáng Thế Ký chương 1 và chương 2, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chương trình đời đời của Ngài, chỉ ra cách chúng ta đi theo Ngài ra sao và mụch đích của Ngài khi tạo dựng vũ trụ là gì.
Chiến thắng thế gian:
Cơ Đốc nhân chúng ta là những người đã được chuộc bằng huyết của Đấng Christ, nên thuộc về Ngài. Trong Giăng 17, Chúa nói chúng ta tuy sống trên thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cả thế gian này ở dưới sự thống trị của Satan (1. Giăng 5:19). Nhưng tại sao chúng ta lại bị thế gian chi phối, yêu thế gian? Tại sao những điều của thế gian như các thần tượng âm nhạc, game, sự nghiệp, của cải… lại hấp dẫn chúng ta hơn là Chúa và quyển Kinh Thánh. Tại sao chúng ta không thể thắng thế gian được? Nếu chúng ta dùng tâm linh của mình thì chúng ta sẽ thắng thế gian, vì tâm linh được sinh bởi Đức Chúa Trời: “vì những gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng thế gian” (1.Giăng 5:4).
Chiến thắng tội lỗi:
Nếu biết dùng tâm linh của mình, chúng ta sẽ chiến thắng tội lỗi: “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hạt giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời” (1. Giăng 3:9). Tâm linh của chúng ta không thể phạm tội được vì được sinh bởi Đức Chúa Trời. Hallelujah!
Chiến thắng xác thịt:
Ga-la-ti 5:16-17 nói đến sự mâu thuẫn giữa tâm linh và xác thịt.“Hãy bước đi bởi tâm linh, như thế chắc chắn anh em sẽ không làm trọn được những điều ưa muốn của xác thịt. Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của tâm linh, tâm linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên đối nghịch nhau như vậy, nên anh em không làm được điều mình muốn.” (chữ Thánh Linh trong các bản dịch Tiếng Việt không chính xác bằng từ tâm linh, vì đây là sự mâu thuẫn giữa xác thịt và tâm linh của con người). Không phải tất cả chúng ta cũng có kinh nghiệm như vậy sao? Nếu chúng ta biết dùng tâm linh mình, chúng ta sẽ không làm theo những ham muốn của xác thịt.
Bởi tâm linh trở thành người cùng thừa kế với Đấng Christ:
Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện Ích-ma-ên và Y-sác. Ga-la-ti 4:21-31 cho biết Ích-ma-ên, con của nô tì, là con sinh ra bởi xác thịt, còn Y-sác là người con sinh ra bởi Thánh Linh. Trong mỗi người chúng ta đều có Ích-ma-ên và Y-sác. Ích ma-ên là xác thịt, còn Y-sác là tâm linh của con người. Cũng như Ích-ma-ên bắt bớ Y-sác thì xác thịt cũng thường bắt bớ tâm linh. Nhưng chúng ta phải đuổi nô tì và con của nó ra ngoài, vì con của nô lệ không được quyền thừa kế với con của người tự do. Nếu chúng ta dùng xác thịt để đi theo Chúa, chúng ta sẽ mất quyền được cùng thừa kế với Đấng Christ. Xác thịt và tâm linh không thể nào cùng thừa kế cùng một lúc. Chúng ta phải chọn một trong hai.
5) Người Pha-ri-si và Chúa Jesus
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thấy kẻ thù của Chúa Jesus chính là tôn giáo. Những người lãnh đạo Do Thái giáo như Pha-ri-si, tư tế,.. luôn tìm cách bắt bớ Ngài, và chính họ đã giết Ngài. Ma-thi-ơ 16:21 cho biết “Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại”.
Trong bốn sách Phúc Âm, Chúa Jesus đã nhiều lần vạch trần bộ mặt của tôn giáo ở những điểm sau.
Có hiểu biết nhưng không có hiện thực
Trong Giăng 5:39-40, Chúa nói với người Pha-ri-si:”Các ngươi tra cứu Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!” Những người Pha-ri-si rất am hiểu Kinh Thánh. Họ đọc Kinh Thánh chỉ nhằm mục đích tìm kiếm hiểu biết nhưng không chịu đến với Chúa. Nên khi Chúa đứng trước mặt họ, thì họ không nhận ra Ngài. Không phải Cơ Đốc giáo ngày nay cũng vậy hay sao? Từ “học Kinh Thánh” đã được khắc quá sâu trong lòng Cơ Đốc nhân. Mọi người ai cũng thích học Kinh Thánh cả, nhưng ít người ý thức rằng mình phải đến với Chúa. Toàn bộ Kinh Thánh nói đến Chúa Jesus. Nếu khi đọc Kinh Thánh mà chúng ta không chạm được Chúa thì chúng ta không có hiện thực.
Hiện thực của Kinh Thánh không phải là hiểu biết mà là sự sống, sự sống bản chất của Chúa. Chúa ban Lời Ngài cho chúng ta không phải để chúng ta học mà là để chúng ta ăn và qua đó sống bởi Lời Ngài. Không phải trong Ma-thi-ơ 4:4, Chúa nói: “người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”sao? Trong Giăng 6, Chúa nói Ngài là bánh của sự sống (câu 48) và Lời Ngài là Thánh Linh và sự sống (câu 63). Chúng ta đừng học Lời Chúa nữa, mà xem Lời Chúa là lương thực của chúng ta. Trong từng câu Kinh Thánh có ẩn chứa Thánh Linh và sự sống. Nếu biết ăn Lời Chúa đúng cách thì chỉ cần hai ba câu Kinh Thánh thôi thì chúng ta đã chạm được Thánh Linh, và sự sống Chúa chảy trong lòng chúng ta. Lời Ngài ngọt ngào hơn mật ong trong miệng.
Giữ gìn luật lệ và hình thức bề ngoài nhưng không quen biết Chúa
Trong Ma-thi-ơ 12, người Pha-si-si chất vấn Chúa, khi Chúa và các môn đồ không giữ ngày Sa-bát. Thật ra, Chúa đã cố ý không giữ ngày Sa-bát, những biến cố trong ngày đó chẳng qua là do Ngài sắp đặt. Ngài canh vào ngày Sa-bát để đi giảng, lúc các môn đồ đang đói thì lại đi ngang qua cánh đồng để tạo điều kiện cho môn đồ vi phạm luật Sa-bát. Sau đó khi thấy người bị teo bàn tay trong nhà hội thì Chúa lại chữa cho người đó. Luật Sa-bát là một luật rất quan trọng, không giữ ngày Sa-bát có thể bị ném đá cho đến chết. Thế tại sao Chúa lại cố ý không giữ nó? Luật ngày Sa-bát trong Cựu Ước chỉ là hình bóng của Chúa Jesus thôi, chính Ngài mới là ngày sa-bát thật, “vì Con Người là Chúa của ngày Sa-bát”(Ma-thi-ơ 12:8). Chỉ khi đến với Ngài, chúng ta mới có sự yên tĩnh của ngày Sa-bát. Chúa luôn kêu gọi chúng ta đến với Ngài: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của Ta, và học theo Ta; thì tâm hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28-29). Nếu chúng ta đến bên Chúa, thì ngày nào cùng là ngày Sa-bát cả. Ngày Sa-bát thật đang ở trong tâm linh chúng ta, chúng ta hãy vào đó để có sự yên tĩnh, dù bên ngoài có thể có bão tố.
Hơn nữa, các sứ đồ và những Cơ Đốc nhân đầu tiên cũng chọn ngày đầu tiên trong tuần chứ không phải ngày sa-bát để nhóm lại và làm lễ bẻ bánh. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong thời Tân Ước thì những luật lệ bề ngoài không còn quan trọng nữa. Thật vậy, Chúa Jesus đã làm trọn mọi đòi hỏi của luật pháp và Ngài cũng đã chấm dứt luật pháp: “vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, để xưng mọi kẻ tin là công bình” (Rô-ma 10:4). Ở trên thập giá, “Ngài đã đã hủy bỏ giấy nợ chống lại chúng ta với những luật lệ ràng buộc chúng ta. Ngài loại bỏ bằng cách đóng đinh nó vào thập tự giá” (Cô-lô-se 2:14). Những luật lệ ràng buộc chúng ta chính là luật pháp, mỗi khi chúng ta vi phạm luật pháp thì tội chúng ta được ghi vào “giấy nợ”. Nhưng tạ ơn Chúa! Ngài đã loại bỏ luật lệ và giấy nợ bằng cánh đóng đinh nó vào thập giá để chúng ta được tự do đến với Ngài.
Do đó, trong thời nay, vấn đề quan trọng không phải là bạn được làm gì, hay bạn không được làm gì. Mà vấn đề chủ yếu là bạn có nghe được tiếng Chúa nói với bạn hay không. Nếu chúng ta gần gũi Chúa, khi làm điều gì đó không đẹp lòng Chúa thì Chúa góp ý liền. Trong thời Tân Ước, chúng ta không thể đi theo Chúa bằng luật lệ viết bằng chữ viết, mà đi theo Ngài bằng luật Thánh Linh sự sống. Nghĩa là chúng ta có một mối quan hệ gần gũi với Chúa, và làm theo mọi điều Ngài nói với chúng ta.
Tôn kính con người
Những người Pha-ri-si và những người dạy luật lệ rất thích người ta gọi mình bằng danh hiệu “Ra-bi”. Trong Ma-thi-ơ 23:8, Chúa Jesus nói về điều này với các môn đồ: “Nhưng các ngươi đừng để người nào gọi mình là Ra-bi (thầy); vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cà đều là anh em”. Danh hiệu “Ra-bi” ngày nay chính là “mục sư”, “thầy truyền đạo”. Cũng như các Pha-ri-si, những người lãnh đạo Cơ Đốc giáo rất khoái địa vị và muốn người ta gọi mình bằng danh hiệu. Nếu mục sư của bạn nhỏ tuổi hơn bạn, bạn dám gọi mục sư là “em” hay “cháu”không? Thậm chí người ta dù lớn tuổi hơn cũng phải gọi vợ mục sư bằng danh hiệu là “bà mục sư”. Điều này trái với ý Chúa. Chúa muốn Cơ Đốc nhân ngang hàng với nhau, không có danh hiệu hay địa vị. Tất cả các Cơ Đốc nhân đều là anh em và có chỉ có một Thầy ở trên trời. Trong bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt thì từ “sự phục vụ” được dịch sai thành “chức vụ”. Còn chữ “mục sư”trong Ê-phê-sô 4:11 đã bị lạm dụng quá mức trong nhà thờ Tin Lành. Trong Kinh Thánh, từ này chỉ có nghĩa là người chăn, nói đến một sự phục vụ, chứ không phải là một cái nghề nghiệp, cũng không phải là một danh hiệu để người ta tôn kính hay để ghi vào danh thiếp. Nếu Phao-lô sống vào thời này, tôi không tin Phao-lô ghi danh hiệu “sứ đồ Phao-lô” vào trong danh thiếp. Trong 1.Cô-rinh-tô 1:12-17, 3:4-7, chúng ta có thể thấy thái độ của Phao-lô như thế nào khi người ta đề cao ông và nói ”Tôi thuộc về Phao-lô”. Phao-lô nói các sứ đồ chỉ là đầy tớ. Người trồng và người tưới chẳng là cái gì cả, chỉ có Đức Chúa Trời mới làm lớn lên. Không ai lại đi tôn kính đầy tớ.
Nếu bạn chấp nhận con người làm thầy của bạn và bạn lệ thuộc vào thầy là con người thì bạn phải trả một giá rất đắt. Bạn bỏ mất cơ hội được học từ Thầy ở trên trời. Chúa muốn chính Ngài là thầy của chúng ta.
“Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh Ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi” (Giăng 14:26)
“Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho hết; nhưng vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà sự ấy là thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy dỗ mà các con đã nhận” (1.Giăng 2:27).
Chính hệ thống mục sư đã thay thế vị trí của Thánh Linh. Cơ Đốc nhân ngày nay dù mới tin Chúa hay đi theo Chúa mấy chục năm vẫn bị lệ thuộc vào các mục sư. Nếu không có mục sư, họ không đến với Chúa được. Điều này là ý Chúa sao? Ngay cả Phao-lô còn không muốn dạy người khác cả đời nữa: “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc”(Hê-bơ-rơ 5:12). Các mục sư đã làm Cơ Đốc nhân lệ thuộc mình. Đa số Cơ Đốc nhân sau nhiều năm vẫn là những trẻ thơ cần người khác đút sữa cho. Không phải như vậy hay sao?
Chúa nói tiếp trong Ma-thi-ơ 23:9 “Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời”. Cũng như trong câu 8, câu này không nói đến mối quan hệ ngoài đời mà nói đến mối quan hệ giữa những Cơ Đốc nhân. Chúa muốn tất cả đều là anh em với nhau, vì có cùng một Cha trên trời. Giáo hội Công Giáo đã làm trái câu này bằng cách bắt người ta gọi giáo hoàng, linh mục,.. là cha. Những người này đã thay thế ví trị của Cha trên trời. Người ta phải gọi giáo hoàng là “Thánh Cha” (Holy Father). Đây là một sự phạm thượng nghiêm trọng, vì “Thánh Cha” là cái tên mà Chúa Jesus gọi Cha của mình trong Giăng 17.
Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12). Đối với quan hệ ngoài đời, khi cha ruột còn sống thì không ai trong chúng ta muốn gọi người khác là cha mình. Thì đối với quan hệ thuộc linh, chúng ta cũng không được thay thế vị trí làm cha của Đức Chúa Trời bằng một người trần tục.
Lệ thuộc vào con người
Ma-thi-ơ 23:10 “Cũng đừng để người nào gọi mình là lãnh đạo; vì các ngươi chỉ có một Lãnh Đạo, là Đấng Christ”. Ai là người lãnh đạo trong nhà thờ Tin Lành và Công Giáo? Thậm chí người ta còn lấy tên mục sư để gọi nhóm Tin Lành nữa, ví dụ “nhóm của mục sư X.”. Tôi từng chứng kiến cảnh khi mục sư bỏ đi, cả nhóm như rắn mất đầu, phải xin Chúa gửi cái đầu khác đến. Một nhóm khác mà tôi từng sinh hoạt thì mục sư làm nhiều điều sai, cả nhóm chịu không nổi nên mới đuổi mục sư đi. Sau đó cả nhóm lao đao trong thời gian dài, cho đến khi có mục sư khác đến thế. Chúng ta có thể thấy rõ một điều là mục sư, linh mục quyết định mọi chuyện trong nhà thờ. Họ là những người lãnh đạo. Đó có phải là ý Đức Chúa Trời không? Cô-lô-se 1:18 cho chúng ta biết ý muốn của Đức Chúa Trời về người lãnh đạo của Hội Thánh: “cũng chính Ngài (Đấng Christ) là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh”. Chỉ có Đấng Christ mới đủ tư cách là người lãnh đạo Hội Thánh thôi. Nếu là Ngài thực sự là đầu Hội Thánh thì dù những người “quan trọng” bỏ đi, Hội Thánh cũng không bị rúng động và cũng không cần xin Chúa bổ nhiệm cái đầu khác đến. Qua đây, tôi muốn nói một điều: Mọi nhóm có lãnh đạo là con người chứ không phải Chúa, thì nhóm đó chắc chắn không phải là Hội Thánh thật của Đức Chúa Trời hằng sống. Những nhóm đó chỉ là nhóm của kẻ chăn thuê thôi (những người nhận tiền để chăn chiên). Giăng 10:16 cho biết rằng có nhiều chuồng chiên mà Chúa không phải là người chăn, và Chúa muốn mang chiên của Ngài về chuồng của Ngài, rồi chỉ có một bầy mà chính Ngài là người chăn.
Nhiều mục sư tự cho mình là các tiên tri và bắt người khác phải nghe mình. Sự dạy dỗ này đã bị “lạc hậu” rồi và chắc chắn không đến từ Chúa. Trong thời Cựu Ước, Chúa dùng các tiên tri để nói với dân Ngài, nhưng trong thời Tân Ước là thời đại ngày nay, Đức Chúa Trời không cần một tiên tri nào cả, vì Ngài nói trực tiếp qua Con (Hê-bơ-rơ 1:1-2). Mà Con thì đang ở trong chúng ta. Không phải trong Giăng 10 (câu 3-5, 16, 27), Chúa muốn chiên của Ngài nghe tiếng Ngài sao?
Trong Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa giáo), hệ thống linh mục, mục sư đã trở thành một tầng lớp trung gian giữa Đức Chúa Trời và dân của Ngài: các linh mục, mục sư là hàng giáo phẩm, còn đa số chỉ là giáo dân. Chúa có cần một tầng lớp trung gian như vậy không? “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung gian ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người” (1.Ti-mô-thê 2:5). Đức Chúa Trời chỉ bổ nhiệm một người trung gian duy nhất và chỉ chấp nhận người này: Jesus Christ. Chúa Jesus đang ở trong tôi, ở trong bạn, nên chúng ta không cần thêm một người trung gian nào nữa để đến với Đức Chúa Trời.
Để biết được thái độ của Chúa như thế nào về hàng giáo phẩm thì chúng ta hãy đọc Khải Huyền 2:6: “Ấy là ngươi ghét những công việc của nhóm Ni-cô-la, mà Ta cũng ghét nữa”. Chữ “Ni-cô-la” trong tiếng Hy Lạp bao gồm hai từ “Ni-cô” (cai trị) và “la” (dân). Nhóm Ni-cô-la là một nhóm người cai trị trên dân của Đức Chúa Trời, đó chính là hàng giáo phẩm. Câu Kinh Thánh này cho biết Chúa rất ghét hàng giáo phẩm, nghĩa là ghét hệ thống mục sư, linh mục. Tại sao Chúa ghét họ? Vì họ dám thay thế vị trí làm thầy, làm lãnh đạo, làm cha của Chúa và đã làm dân của Đức Chúa Trời bị lệ thuộc vào họ. Nếu bạn không tin điều này, bạn có thể đến gặp Chúa để hỏi.
Khải Huyền 2:15-16 cho biết thêm: “Ngươi lại cũng có những kẻ theo sự dạy dỗ của Ni-cô-la. Vậy, hãy ăn năn đi, nếu không, Ta sẽ nhanh chóng đến với ngươi, lấy thanh gươm ở miệng Ta mà giao chiến cùng chúng nó”. Ở đây, Chúa không chỉ ghét, mà Ngài còn sẽ đến để giao chiến với những người theo sự dạy dỗ của Ni-cô-la nữa. Chúng ta hãy ăn năn và từ bỏ hàng giáo phấm, đừng chấp nhận họ nữa, nếu không một ngày nào đó Chúa sẽ giao chiến với chúng ta.
Trong Ma-thi-ơ 15:14, Chúa nói về những người Pha-ri-si: “Cứ để mặc họ; họ là những kẻ dẫn đường đui mù. Nếu người mù dẫn dắt người mù thì cả hai đều ngã xuống hố”. Nếu chúng ta chấp nhận và nghe theo hàng giáo phẩm thì chúng ta sẽ té xuống hố theo họ. Chỉ mình Chúa mới đủ tư cách là người dẫn đường của chúng ta mà thôi. Chúa muốn chúng ta theo Ngài vì chúng ta quen tiếng Ngài, quen biết Ngài và bước theo Ngài như trong Giăng 10.
Theo hình thức bề ngoài và giả dối
Chúa Jesus phơi bày một mặt khác của tôn giáo: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi rửa bề ngoài chén và mâm, nhưng ở trong thì đầy dẫy sự ăn cướp cùng sự quá độ. Hỡi người Pha-ri-si mù kia, trước hết phải lau bên trong chén và mâm, để cho bên ngoài cũng được sạch sẽ” (Ma-thi-ơ 23:25-26).
Tất cả tôn giáo đều cố gắng để thay đổi con người, nhưng chỉ được ở bề ngoài, nhưng bản chất bên trong cũng vậy. Một lúc nào đó khi người ta kiệt sức, thì bản chất bẩn thỉu bên trong lại lộ ra. Nhiều vụ án hiếp dâm ấu nhi trong thời gian qua của các giám mục và linh mục là một ví dụ điển hình.
Nhưng Chúa Jesus muốn thay đổi con người từ bên trong ra bên ngoài. Chúng ta xem lại 1.Tê-sa-lô-ni-ca 5:23: “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm linh, tâm hồn, và thân thể…”. Khi một người tin và tiếp nhận Chúa Jesus, tâm linh của người đó được cứu và được sinh lại, rồi Chúa Jesus vào sống trong tâm linh của người đó. Sau đó, Ngài tiếp tục thay đổi tâm hồn của con người. Khi Chúa trở lại, thân thể của con người sẽ được biến đổi hoàn toàn.
Bắt bớ chứng cớ thật
Trong các sách Phúc Âm chúng ta có thể thấy những người lãnh đạo tôn giáo luôn tìm mọi cách bắt bớ Chúa Jesus. Họ thay phiên đặt nhiều câu hỏi hóc búa nhằm mục đích gài bẫy Ngài (xem Ma-thi-ơ 22). Kế đó, những Hội Thánh đầu tiên cũng bị Do Thái giáo bắt bớ. Trong lịch sử châu Âu, biết bao Cơ Đốc nhân trung tín với Chúa đã bị Giáo hội Công Giáo bắt bớ và giết hại. Người ta chỉ cần sở hữu vài trang Kinh Thánh là bị đưa lên giàn hỏa rồi. Ngày nay, những ai từ bỏ con đường tôn giáo để đi theo con đường của Chúa cũng sẽ bị những anh em trong tôn giáo bắt bớ và bị nghi là đi theo tà giáo, còn ai không nghe theo mục sư mà chỉ muốn nghe Chúa thì bị nói là nổi loạn.
6) Ba-by-lôn và Giê-ru-sa-lem
Đường thẳng tôn giáo kết thúc ở Ba-by-lôn và đường thẳng sự sống kết thúc tại Giê-ru-sa-lem. Lúc này, sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và sự sống không còn ở phương diện cá nhân nữa mà là ở phương diện của dân Chúa.
Trước khi nói về mâu thuẫn giữa Ba-by-lôn và Giê-ru-sa-lem, tôi xin tóm tắt lại lịch sử của dân Isarel.
Lịch sử của dân Israel
Lúc đầu họ làm nô lệ ở Ai Cập, rồi Đức Chúa Trời giải thoát họ ra khỏi đó, dẫn họ đi qua biển đỏ, đi vào sa mạc. Ngài không muốn dân Ngài ở trong sa mạc mà dẫn họ vào miền đất tốt lành mà Ngài đã hứa ban. Nhưng Đức Chúa Trời không chỉ muốn dân sự hưởng thụ miền đất tốt lành mà Ngài đã chọn một nơi trong Israel làm nơi ở của Ngài, để Ngài sống ở giữa dân sự. Khi dân Israel còn ở trong sa mạc thì Chúa đã bày tỏ điều này rồi. Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 12, Chúa không muốn dân sự thờ phượng Ngài theo ý riêng, bạ đâu thờ đó như dân ngoại mà phải tìm đến đúng nơi Ngài chọn để thờ phượng và dâng lễ vật.
Trong khoảng 500 năm sau đó, không ai để ý đến điều này và không ai hỏi Đức Chúa Trời rằng nơi Ngài chọn là nơi nào. Vua Đa-vít, người được Kinh Thánh gọi là “người theo lòng của Đức Chúa Trời” đã phát hiện ra khao khát này của Đức Chúa Trời. Một hôm, Đa-vít nghĩ mình đang ở trong cung điện, còn Đức Chúa Trời thì ở trong lều, nên ông muốn làm cho Ngài một đền thờ (2.Sa-mu-ên 7). Đức Chúa Trời rất cảm động, vì Ngài chưa từng nói ước muốn nào cho ai cả. Đa-vít là người đầu tiên nhìn thấy được sự khao khát này ở trong lòng Chúa. Thi Thiên 132:13-14 bày ước muốn của Đức Chúa Trời: “Vì CHÚA đã chọn Si-ôn; Ngài ước ao Si-ôn làm nơi ở của Ngài; Ngài phán: Đây là nơi an nghỉ của Ta đời đời; Ta sẽ ngự ở đây vì Ta ước ao như thế”. Chúa đã chọn Si-ôn làm nơi ở đời đời của Ngài và Ngài ao ước Si-ôn. Thế chúng ta có chọn điều Chúa đã chọn và khao khát điều mà Chúa chúng ta khao khát không? Sau đó, Đức Chúa Trời vui đến nỗi đã hứa sẽ làm cho ngai vàng của Đa-vít được bền vững và một hậu duệ của Đa-vít sẽ ngồi trên ngai vàng của ông để cai trị đời đời. Ma-thi-ơ 1:1 cho biết người hậu duệ này chính là Chúa Jesus. Sau đó, vua Sa-lô-môn, con của Đa-vít, đã xây cho Chúa đền thờ trên núi Si-ôn tại thành Giê-ru-sa-lem. Đây chính là nơi mà Phục Truyền 12 nhắc đến. Hằng năm, mười hai chi phái của Israel, dù ở mọi miền đất nước, phải cùng nhau đến đền thờ để ra mắt Đức Chúa Trời khoảng ba lần trong năm. Núi Si-ôn là biểu tượng của sự hiệp nhất (Thi Thiên 133). Qua những sách nói về thời kỳ này, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã chúc phước dồi dào cho Israel, và Israel đã đạt đến kỳ hưng thịnh của mình. Tại sao vậy? Vì Đức Chúa Trời có được điều Ngài muốn: Ngài có được cái nhà để có thể sống ở giữa dân của mình.
Tiếc rằng không lâu sau đó, dân Chúa lại sa ngã, họ nổi loạn nghịch với Đức Chúa Trời và thờ thần của các dân ngoại. Thậm chí, họ còn vượt trội dân ngoại trong lĩnh vực này khi họ giết con cái mình để tế các thần. Đức Chúa Trời đã nhiều lần sai các tiên tri đến để cảnh cáo họ. Nhưng họ không vâng lời. Cuối cùng, Đức Chúa Trời không chịu đựng được nữa, mà buộc lòng phải phán xét dân của Ngài. Ngài cho vua của nước Ba-by-lôn là Na-bu-cát-nết-sa đem quân qua Giê-ru-sa-lem, tàn phá đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem, và bắt phần lớn dân sự mang sang Ba-by-lôn để lưu đày. Ba-by-lôn là ngục tù của dân Chúa. Lúc đó, chứng cớ của Đức Chúa Trời trên trái đất này không còn nữa, vương quốc của Ngài cũng không còn.
Qua tiên tri Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời cho biết giai đoạn này kéo dài bảy mươi năm. Đúng bảy mươi năm sau, Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm điều này. Ngài đã cảm động lòng Si-ru, vua nước Ba Tư. Si-ru ban ra một chiếu chỉ: “Trong các ngươi, ai thuộc về dân Ngài — xin Đức Chúa Trời ở cùng người ấy — hãy lên Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa để xây cất đền thờ của Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Ngài vẫn ngự tại Giê-ru-sa-lem” (E-xơ-ra 1:3). Nhưng chỉ một phần thiểu số của dân, Kinh Thánh gọi là phần còn sót lại, chịu từ bỏ Ba-by-lôn, trở về lại Giê-ru-sa-lem để xây dựng lại nhà cho Đức Chúa Trời toàn năng. Đa số ở lại vì quá quen thuộc với Ba-ba-lôn. Cuối cùng, Đức Chúa Trời có lại được đền thờ.
Tình trạng Cơ Đốc nhân thời nay
Lịch sử của Israel có liên quan đến Cơ Đốc nhân chúng ta ngày nay. Trước khi được cứu, chúng ta đã từng ở Ai Cập, là hình ảnh của thế gian, và chúng ta ở dưới sự thống trị của Sa-tan. Ngay lúc chúng ta tiếp nhận Chúa, Chúa giải thoát chúng ta khỏi Ai Cập và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Phần lớn Cơ Đốc nghĩ rằng sự sống đời đời là tất cả. Không phải như vậy. Sự cứu rỗi đời đời (giải thoát khỏi Ai Cập) chỉ là bước đầu tiên mà thôi, nhưng Chúa muốn có Si-ôn. Chúa đã giải thoát dân Israel ra khỏi Ai Cập nhằm mục đích để họ xây dựng đền thờ cho Ngài trên núi Si-ôn. Vì Ngài khao khát Si-ôn làm nơi ở của Ngài. Chúng ta cần xin Chúa mở mắt chúng ta để thấy được điều này.
Ngày nay, Hội Thánh thật của Chúa chính là núi Si-ôn thuộc linh: “Nhưng anh em đã đến núi Si-ôn, thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời,…đến Hội Thánh…” (Hê-bơ-rơ 12:22-23). 1.Ti-mô-thê 3:15 cho biết Hội Thánh chính là nhà của Đức Chúa Trời, là nơi Ngài chọn để ở giữa dân của Ngài. Những Hội Thánh đầu tiên có sự hiệp một và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (xem Công Vụ. 2:42-47, 4:32-37). Trên 10000 anh em trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem dù xuất thân từ nhiều dân tộc, văn hóa,…khác nhau, nhưng tất cả đều hiệp một trong cùng một Hội Thánh, có cùng một lòng và cùng một tiếng nói. Cả dân chúng thấy được sự hiệp một này, nên họ đẹp lòng, và mỗi ngày có thêm nhiều người được cứu. Qua đó, lời Chúa trong Thi Thiên 133 và Giăng 17:21-23 đã được ứng nghiệm hoàn toàn. Hallelujah! Đức Chúa Trời có được sự vinh hiển, Ngài đã làm nhiều phép lạ và chúc phước dồi dào, như lúc Ngài có được đền thờ tại núi Si-ôn vậy.
Tiếc rằng sau đó Hội Thánh dần dần sa ngã, sự chia rẽ bắt đầu xuất hiện. Kinh Thánh đã tường thuật lại điều này. Trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, người ta nâng cao một số người lên (1.Cô-rinh-tô 1:10-13), và cũng xuất hiện nhiều sự dạy dỗ khác nhau. Trong nhiều tài liệu viết về lịch sử Hội Thánh, chúng ta có thể thấy chứng cớ Đức Chúa Trời ngày càng đi xuống và mất dần. Thay thế vào đó là giáo hội Công Giáo La Mã. Từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15, là thời kỳ đen tối trong lịch sử, thì giáo hội đạt đển đỉnh cao của quyền lực, đến nỗi vua các nước châu Âu còn phải phục dưới quyền giáo hoàng nữa. Chứng cớ của Đức Chúa Trời trên trái đất đã bị mất hoàn toàn, như thời dân Israel bị tù đày ở Ba-by-lôn. Cũng như ngày nay có Giê-ru-sa-lem thuộc linh thì Ba-ba-lôn thuộc linh cũng tồn tại. Qua Khải Huyền 17 và 18, chúng ta biết rằng Công Giáo chính là Ba-by-lôn thuộc linh và những tôn giáo xuất thân từ Công Giáo là những “người con gái” của nó (xem bài “Bí mật về Ba-by-lôn”).
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không bao giờ từ bỏ ý định của Ngài. Cũng như Ngài đã kêu gọi dân Ngài ra khỏi Ba-by-lôn trong sách Ê-sơ-ra, thì vào khoảng thế kỷ 15, Ngài cũng kêu gọi một số anh em, trong đó có Martin Luther, ra khỏi Công Giáo, để làm cuộc cải chánh giáo hội. Qua đó, sự cứu rỗi bởi đức tin được phục hồi và dân thường có thể tiếp cận được Kinh Thánh (trước đó dân thường không đọc Kinh Thánh được, ai sở hữu Kinh Thánh có thể bị lên giàn hỏa). Tuy nhiên, sự cải chánh giáo hội này không được trọn vẹn trong mắt Đức Chúa Trời (Khải Huyền 3:2). Hội Thánh tại Sạt-đe chính là hình ảnh ám chỉ giáo hội Tin Lành. Từ “Sạt-đe” có nghĩa là sự khôi phục. Giáo hội Tin Lành đã “thừa kế” rất nhiều nghi lễ, truyền thồng từ Công Giáo cũng như tầng lớp hàng giáo phẩm. Sau đó, Cơ Đốc nhân lại tiếp tục chia rẽ, rồi lại tiếp tục chia rẽ,… hình thành trên 1500 hệ phái. Ngày nay, tiến trình chia rẽ vẫn còn tiếp diễn. Trong vòng bán kính 1 km ở quanh nhà tôi có đến năm cái nhà thờ khác nhau. Chúa thật muốn như vậy sao?
Có một nhận định được phổ biến rộng rãi: “Nhiều hệ phái tượng trưng cho sự đa dạng của Đức Chúa Trời”. Xin lỗi, nó tượng trưng cho sự xấu hổ của Đức Chúa Trời mới đúng, vì nó đã hoàn toàn trái với sự hiệp một mà Chúa đã cầu nguyện trong Giăng 17. Tại sao 2000 năm nay, ít người tin Chúa? Trong Giăng 17:21-23 và qua những Hội Thánh đầu tiên, chúng ta thấy người thế gian chỉ tin Chúa khi họ thấy được chúng ta hiệp một với nhau. Một người vô tín đã từng nói với chúng tôi lý do tại sao người đó không chịu tiếp nhận Chúa: “Không có tổ chức nào của loài người mà chia rẽ nhiều như Cơ Đốc giáo. Nếu Chúa Jesus tồn tại thì đã không có sự chia rẽ như vậy.”
Nếu chỉ mới xuất hiện vài nhóm ở trong cùng một Hội Thánh tại Cô-rinh-tô mà Phao-lô đã nói là: “Đấng Christ bị chia rẽ sao?”, thì Phao-lô phải nói gì nếu nhìn thấy tình trạng hiện nay. Sự chia rẽ không xuất phát từ Chúa mà là một tội lỗi của xác thịt (Ga-la-ti 5:19-21). Không phải vì bất đồng về quan điểm mà người ta bỏ đi để lập hệ phái mới hay sao? Ôi Chúa Jesus! “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” (Ê-sai 53:6). Chúa không chỉ chết vì tội lỗi của chúng ta, mà Ngài đã chết để nhóm các con cái Đức Chúa Trời bị tản lạc thành một đàn (Giăng 11:51-52). Chúa luôn muốn tập hợp chiên của Ngài thành một bầy, nơi Ngài là người chăn (Giăng 10:16). Chúa nói rõ Chúa muốn như vậy, còn chúng ta có muốn vậy không? Nhưng sự hiệp một không thể đến được bằng sự nỗ lực của chúng ta mà chỉ có thể đến được từ Chúa. Mời các bạn đọc bài “Sự hiệp nhất của Hội Thánh: http://www.angospel.com/hoi-thanh/su-hiep-nhat-hoi-thanh.html) để biết thêm.
Sự chia rẽ là một đặc điểm nổi bật của Ba-by-lôn, tháp Ba-bên ở Ba-by-lôn, nơi phát sinh nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngày nay Cơ Đốc nhân cũng nói nhiều thứ tiếng khác nhau, không ai hiểu ai cả. Bên cạnh sự chia rẽ thì Ba-by-lôn còn có đặc đểm nổi bật là sự ô uế và sự trộn lẫn với thế gian. Nhiều nghi lễ, truyền thống không liên quan gì đến Kinh Thánh mà bắt nguồn từ việc thờ hình tượng. Điển hình là lễ Giáng Sinh. Ngày 25-12 thật ra là ngày sinh của thần mặt trời (Sự phát triển sai lệch của Hội Thánh). Nhiều mục sư biết điều này nhưng vẫn cố ý tổ chức lễ Giáng Sinh. Họ nghĩ một cách “ngây thơ” là làm gì Đức Chúa Trời cũng chấp nhận hết. Hãy nhớ đến lễ vật của Ca-in. Chúa không cần chúng ta tổ chức sinh nhật cho Ngài, mà Chúa muốn chúng ta vâng lời và sống trong mối quan hệ gần gũi, hai chiều với Ngài. “CHÚA có đẹp lòng của lễ thiêu và của lễ thù ân bằng sự vâng theo lời phán của Ngài ư? Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng” (1.Sa-mu-ên 15:22-23).
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy truyền thống và chính trị có ảnh hưởng đến Cơ Đốc giáo nhiều như thế nào. Hiện tượng các nhà thờ “bị ế” hay chỉ có người già đi lễ là hiện tượng phổ biến tại các nước phương Tây. Thế rồi người ta tổ chức “thăm dò thị trường” là làm sao để nhà thờ “hấp dẫn” hơn. Kết quả là đừng nói đến tội lỗi nữa mà chỉ nói đến “Chúa là tình yêu thôi”, nhiều mục sư Đức không dám đả động đến vấn đề tội lỗi, sợ “mếch lòng” tín hữu, vì nếu họ bỏ đi thì ai nuôi mục sư. Rồi có ý kiến là đem các loại nhạc hiện đại vào. Có nơi còn tổ chức disco Cơ Đốc, rock Cơ Đốc, mời thể thao Cơ Đốc,.. hoặc mời những Cơ Đốc nhân thành đạt đến nhằm mục đích thu hút các bạn trẻ… Vì bị ảnh hưởng của chính trị, một số giáo hội Tin Lành lớn của Đức không chỉ chấp nhận hôn nhân đồng tính, mà còn chấp nhận luôn cả mục sư đồng tính… Đây chỉ là một số ví dụ nhỏ.
Đức Chúa Trời gọi những điều này là sự ô uế. Chúa muốn Hội Thánh, là cô dâu của Chúa, phải thánh thiện, vinh hiển, trinh khiết cho Chúa. Câu Kinh Thánh sau cho chúng ta thấy lòng của Phao-lô “Vì tôi đang ghen cho anh em với cái ghen của Đức Chúa Trời vì tôi đã đính hôn anh em cho một người chồng duy nhất, dâng anh em như một trinh nữ tinh sạch cho Đấng Christ” (2.Cô-rinh-tô 11:2).
Vậy chúng ta phải làm sao?
Hãy rời bỏ Ba-by-lôn mà trở về Si-ôn
Đức Chúa Trời của chúng ta không bao giờ thay đổi. Một khi Chúa đã chọn Si-ôn làm nơi ở đời đời thì Ngài không bao giờ thay đổi ý định này. Khi xưa, dân Israel không thể ở lại Ba-by-lôn để xây dựng đền thờ mà phải ra khỏi Ba-by-lôn để trở về Giê-ru-sa-lem, thì bây giờ cũng vậy. Ngày nay, Đức Chúa Trời đang kêu gọi dân Ngài ra khỏi Ba-by-lôn: “Hỡi dân Ta; hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng; vì tội lỗi nó chất cao tày trời, và Đức Chúa Trời đã nhớ đến các sự gian ác nó” (Khải Huyền 18:4-5). Xin Chúa cho dân của Ngài nghe được lời kêu gọi này. Chúa không nói chúng ta ở lại Ba-by-lôn để cải tiến Ba-by-lôn mà Ngài kêu chúng ta ra khỏi đó.
Thi Thiên 126:1-3 nói về tâm trạng của phần dân sót đã trở về Giê-ru-sa-lem để xây dựng đền thờ: “Khi CHÚA dẫn các phu tù của Si-ôn về, thì chúng tôi khác nào kẻ nằm chiêm bao. Bấy giờ miệng chúng tôi đầy sự vui cười, lưỡi chúng tôi hát những bài mừng rỡ. Trong các dân ngoại người ta nói rằng: CHÚA đã làm cho họ những việc lớn. CHÚA đã làm cho chúng tôi những việc lớn; Nhân đó chúng tôi vui mừng”. Đây cũng chính là niềm hạnh phúc của chúng tôi, những Cơ Đốc nhân tại Đức. Nhiều người trong chúng tôi đã từng ở trong nhiều hệ phái khác nhau. Cách đây khoảng 40 năm, Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng tôi ra khỏi các hệ phái, không phải để thành lập một hệ phái mới mà trở về với điều có từ ban đầu, theo kiểu mẫu của các Hội Thánh trong Tân Ước:
Chúa Jesus thực sự là cái đầu và là lãnh đạo của Hội Thánh. Chúa là người quyết định mọi việc.
Không có tầng lớp trung gian (giai cấp hàng giáo phẩm) mà mọi Cơ Đốc nhân đều là tư tế như 1.Phi-e-rơ 2:5, 9. Rất nhiều người trong chúng tôi nghe được tiếng Chúa. Và Chúa là thầy của chúng tôi, không ai học thần học cả.
Không thầy, không cha, mọi người đều là anh em theo tinh thần của Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi, từ “Phi-la-đen-phi” có nghĩa là “tình yêu anh em”, brother love. Cũng như trong Thi Thiên 133, vì các anh em trong sự hiệp một, Đức Chúa Trời đã chúc phước dồi dào cho họ, thì tình yêu anh em là điều đã làm Đức Chúa Trời đẹp lòng đối với Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi.
Sự hiệp một dựa trên ranh giới địa phương như các Hội Thánh trong Kinh Thánh: một địa phương (hay thành phố) chỉ có một Hội Thánh, như Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, Hội Thánh tại Lao-đi-xê,… Chúng ta có thể thấy bảy Hội Thánh trong sách Khải Huyền nằm ở bảy địa phương khác nhau, và là bảy Hội Thánh độc lập, không có tổ chức mẹ.
Các Cơ Đốc nhân trong cùng một địa phương hiệp một với nhau trong một thân thể, bỏ qua mọi khác biệt về dân tộc, ngôn ngữ, màu da, truyền thống, địa vị, và sự dạy dỗ,…. Không phải người Hy Lạp và người Do Thái đã nhóm chung trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô hay sao? Sự hiệp một này không phải do chúng tôi cố gắng mà chính Chúa là sự hiệp một của chúng tôi, một sự hiệp một này có thể nhìn thấy được.
Cũng như trong Tân Ước, tên của Hội Thánh chỉ là tên của địa phương: Hội Thánh tại Stuttgart (như Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, Hội Thánh tại Ê-phê-sô,…)
40 năm qua Đức Chúa Trời đã chúc phước dồi dào cho chúng tôi, vì Chúa có được điều mà Ngài muốn, vì Chúa có được điều mà Ngài khao khát. Trong các Thi Thiên, chúng ta thấy không nơi nào Ngài chúc phước nhiều bằng ở Si-ôn. Đặc biệt, là sự hiện diện của Ngài. Nhiều người trong chúng tôi có thể làm chứng rằng không nơi nào khác, chúng tôi có thể kinh nghiệm sự hiện diện dồi dào của Chúa như ở đây. Ở trong Hội Thánh, chúng tôi thực sự như những người nằm chiêm bao, rất hạnh phúc vì sự hiện diện của Đấng Toàn Năng.
Câu chuyện của tôi
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Năm lớp ba, tôi đã dâng cuộc đời mình cho Đức Chúa Trời, tôi muốn trở thành một linh mục của Chúa. Nhưng tôi nói với Ngài rằng tôi chỉ muốn phục vụ Chúa theo ý Ngài, chứ không muốn làm theo cách của con người. Từ lúc đó, tôi rất khao khát được nghe tiếng Chúa. Có mấy đêm, tôi xin Chúa: “Chúa ơi, xin hãy gọi con như Chúa đã gọi Sa-mu-ên trong đêm tối. Chúa ơi, con muốn nghe tiếng Ngài”.
Khi tôi sang Đức du học, tôi chuyển sang đạo Tin Lành. Nhưng tôi không thấy sự hiện diện của Chúa, mỗi buổi nhóm như một cái show với những nghi thức được lặp đi lặp lai. Tôi thấy nhiều điều không đến từ Chúa mà đến từ loài người. Tôi cũng không không thấy được những người trẻ tuổi yêu Chúa. Do đó, tôi đã đi một số nhóm thanh niên của người Đức để tìm kiếm. Nhưng nơi nào cũng vậy, cũng là sự lẫn lộn của thế gian, của truyền thống và văn hóa. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu trên Internet. Càng tìm kiếm, tôi càng chán nản. Không gì có thể làm tôi thỏa lòng được, tôi chỉ muốn kinh nghiệm Chúa thôi.
Sau gần 5 năm thì tôi gặp được một nhóm sinh viên trong trường đại học, họ tổ chức nhóm Kinh Thánh trong trường đại học. Mỗi tuần tôi đến nhóm với họ một lần. Ngay từ những lần đầu tiên, tôi thấy họ tuy nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng có điều mà tôi khao khát trong 20 năm qua: họ có hiện thực của Chúa. Sau buổi nhóm thứ hai, họ hỏi xem có ai thắc mắc gì không? Thì tôi nói: “Làm thế nào để tôi có thể kinh nghiệm được Chúa?” Và họ đã chỉ cách tôi đến với Chúa. Sau đó không lâu, họ dẫn tôi đến Hội Thánh tại Stuttgart. Thế rồi niềm khao khát lớn nhất của cuộc đời tôi, sự khao khát mà tôi đã ấp ủ trên 20 năm, đã trở thành hiện thực, chính tôi cũng nghe tiếng Chúa được nhiều lần. Chúa đã từng xác nhận với tôi rất rõ: “Đây là nơi con tìm kiếm. Ở đây, trong nhà của Ta, con là tư tế”. Ngợi khen Chúa! Từ đó đến nay đã đúng bảy năm rồi, tôi vẫn còn nằm chiêm bao như trong Thi Thiên 126. Tôi năm nay 34 tuổi, nhưng bảy năm qua là giai đoạn hạnh phúc nhất cuộc đời tôi, vì tôi được sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, được gần gũi Ngài. Chúng tôi chỉ cần gọi vài lần: “Chúa Jesus ơi!” là Ngài đáp lại. Lời Ngài trở nên ngọt ngào đối với tôi, sự sống của Ngài tuôn chảy trong lòng tôi thật “đã”.
Lời kết
Khi viết bài này, tôi không có ý chỉ trích bất kỳ ai, mà chỉ muốn trình bày ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu người đọc cảm thấy bị xúc phạm, thì tôi chân thành xin lỗi. Vấn đề không phải là ai đúng ai sai, vấn đề là Chúa chúng ta khao khát điều gì và chúng ta muốn làm Ngài thỏa lòng không.
Trong Thi Thiên 126:4-6, những người trở về Giê-ru-sa-lem năm xưa không chỉ muốn mừng rỡ hay nằm chiêm bao một mình họ, mà họ cầu xin Đức Chúa Trời thương xót giải thoát dân Ngài khỏi Ba-by-lôn. Không những thế, trong nước mắt, họ đã quay lại kêu gọi những anh em ở Ba-by-lôn trở về Si-ôn để cùng hưởng phước. Thì lòng chúng tôi đối với anh em cũng vậy. Hôm nay chúng tôi gieo trong nước mắt, ngày mai chúng tôi sẽ gặt hái trong vui mừng. Chúng tôi tin rằng: “Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, Ắt sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình”.
Anh em ơi, anh em không thuộc về Ba-by-lôn và mà thuộc về Si-ôn. Sự chúc phước dồi dào của Đức Chúa Trời ở Si-ôn cũng dành cho anh em. Trong Hội Thánh thật của Đức Chúa Trời, anh em có thể gần gũi Ngài hơn bất kỳ nơi nào. Xin Chúa cho anh em nghe tiếng Ngài gọi trong Khải Huyền 18:4.
Nguyễn Trường An (05/2013)