Bài 17
SỰ CHẾT CỦA CHÚA JÊSUS
LỜI GIỚI THIỆU:
Có hai giáo lý bị người ta chống đối hơn cả là sự nhập thể và sự chết của Chúa Giê-xu. “Hai giáo lý nầy bày tỏ tình thương vô hạn, lạ lùng và không dò hiểu được của Đức Chúa Trời đối với con người khổ nghèo tội lỗi ” (tiến sĩ Adolph Saphir). Sự chết đền tội là giáo lý quan trọng mà Phi-e-rơ, Phao-lô, Gia-cơ và Phi-líp đã giảng trong Công vụ: “Không có một tia hy vọng nào cho con người ở ngoài sự đền tội ” (D.l. Moody). Sự chịu chết là công tác lớn nhất mà Chúa Jêsus đã thực hiện trên mặt đất. Chúng ta ra đời để sống, và sự chết chấm dứt công tác chúng ta; còn Đức Chúa Con ra đời để chết, và sự chết của Ngài khởi sự cứu rỗi chúng ta. Mục đích giáng thế của Ngài không thể đạt được bằng đường lối nào khác.
Tội lỗi đưa đến sự chết đó là hình phạt tất nhiên, người có tội phải chết, cho nên người thay thế phải chết. Trên tòa án Thiên đàng không thể có sự hối lộ để xí xóa, bỏ qua tội lỗi. Sự đền tội là quả tim của Cơ đốc giáo. Sự đền tội giải quyết vấn đề tội lỗi. Tội lỗi và sự đền tội là nội dung của Kinh thánh, sợi chỉ đỏ bằng máu chạy suốt xuyên qua Kinh thánh từ Sáng thế đến Khải huyền.
I. GIÁO LÝ VỀ SỰ CHẾT CỦA CHÚA JÊSUS.
1. Được Đức Chúa Trời báo trước:
o Ê-sai 53:8 Ngài bị cất khỏi đất kẻ sống.
o Đa-ni-e ân 9:26 Chữ cắt đứt ở đây nói đến sự chết.
o Xa-cha-ri 13:7 Ta đánh kẻ chăn, bầy chiên tan lạc.
2. Đức Chúa Trời chỉ định sự chết của Ngài:
o Ê-sai 53:6 Đức Giê-hô-va làm cho tội lỗi chúng ta
o Ê-sai 53:10 Đức Chúa Trời đẹp lòng làm tổn thương người.
o Công vụ 2:23 Bởi sự biết trước của Đức Chúa Trời, các người đóng đinh Ngài.
3. Ý nghĩa sự chết của Chúa:
o Đền tội: được dùng 77 lần nghĩa là bao phủ tội lỗi. Đây là từ ngữ dùng ở trong cựu ước và chỉ xuất hiện một lần trong Tân ước ở Rô-ma 5:11.
o Sự làm lành: làm nguôi cơn giận: Đây là ý niệm về ngôi thi ân. I Giăng 2:2.
o Sự thay thế: Đây là ý niệm về người nầy thay thế cho người kia. Người vô tội chịu phạt thế người phạm tội. Giăng 10:11 Người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình.
o Sự cứu chuộc: Tội nhân trong tình trạng nô lệ được Đức Chúa Trời mua chuộc lại bằng một giá chuộc. I Phi-e-rơ 1:18-19. Anh em được cứu chuộc không phải bởi vàng bạc, nhưng bởi huyết báu Jêsus Christ.
o Sự giảng hòa: Đức Chúa Trời và loài người là kẻ thù địch, chúng ta được làm hòa với Đức Chúa Trời nhờ sự chết của con Ngài và trở thành bạn hữu. Rô-ma 5:10 “khi chúng ta còn là thù nghịch thì nhờ sự chết của con Ngài nên chúng ta được giảng hòa với Đức Chúa Trời.”
o Giá chuộc: Giá trả cho sự giải phóng một tù nhân (người bị tội lỗi bắt cóc). Ma-thi-ơ 20:28 “Con người đến không phải để người ta phục vụ mình, nhưng để phục vụ người ta và phó mình làm giá chuộc nhiều người.” Xem Giăng 19:18.
4. Phương thức Chúa chịu chết:
o Ngài chết do bị đóng đinh Ma-thi-ơ 27:35; Mác 15:24; Lu-ca 23:33.
o Ngài chịu treo trên thập tự như con rắn treo lên nơi đồng vắng Dân 21:8; Giăng 3:14.
o Chúa chịu chết cách sỉ nhục Hê-bơ-rơ 12:2 “Chịu thập giá khinh điều sỉ nhục ”
o Chúa chịu cái chết bị rủa xả Ga-la-ti 3:23 “Đáng rủa sả kẻ bị treo trên cây gỗ.”
5. Chúa chết cách tình nguyện:
Chúa tình nguyện chịu chết thay chúng ta, không ai bắt buộc Ngài làm điều đó ngoài tình thương Ngài. Giăng 10:18 Không ai cất mạng sống Ta, Ta phó.
6. Lý do Chúa chết:
Tại sao Chúa Jêsus Đấng vô tội phải chịu chết? Chúng ta thường thấy thế nào một tội nhân phải chịu chết vì tội của mình như là hậu quả của tội lỗi.
Nhưng Chúa Jêsus đã mang lấy tội chúng ta và chịu chết để thỏa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời thánh khiết trên thiên đàng thay cho chúng ta. Tội lỗi đòi phải trả giá và tiền công của tội lỗi là sự chết. Chỉ có Đấng Christ mới có thể trả giá cách đầy đủ. Mọi thuộc tánh của Đức Chúa Trời phải hòa hợp nhau để đem lại sự cứu rỗi cho loài người. Bản tánh yêu thương của Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tội lỗi được cho đến khi bổn tánh công bình Ngài được thỏa mãn. Tại thập tự giá, mọi thuộc tánh của Đức Chúa Trời được đáp ứng cách thỏa đáng.
7. Kết quả sự chết của Chúa:
Sự cứu rỗi nhân loại chấp nhận Ngài làm Đấng thay thế. I Ti-mô-thê 4:10 Ngài là Chúa cứu thế của mọi người.
II. NHỮNG LÝ LẼ CHỐNG ĐỐI SỰ CHẾT THAY CỦA CHRIST.
1. Con người không thể chịu đau khổ vì tội mình sao? Vâng, nhưng hình phạt đầy trọn là sự chết đời đời, và cõi đời đời cũng không đủ để trả xong nợ.
2. Con người có thể đền tội chính mình không? Không: Sự đau khổ đời đời cũng không đủ để đền tội. Hê-bơ-rơ 9:22 không có huyết thì không có sự tha thứ. Chỉ có cái chết mới thỏa mãn những đòi hỏi của Đức Chúa Trời, và linh hồn không bao giờ tiếp tục chết nơi địa ngục (có người định nghĩa địa ngục là chết đời đời mà không bao giờ có thể chết).
3. Giáo lý đền tội do Phao-lô sáng chế? Không đúng, chính Chúa Jêsus đã giảng đến khi Ngài còn ở trên đất.
a. Ma-thi-ơ 16:21… chịu chết và sống lại.
b. Giăng 12:24 hạt lúa gieo xuống đất và chết sẽ đem lại nhiều bông trái.
4. Giáo lý nầy không khiến con người cảm thấy vô vọng và phạm tội càng thêm nữa sao? Không, thập giá dạy rằng Đức Chúa Trời rất ghét tội lỗi. Xem Rô-ma 6:1,2.
5. Bắt một người vô tội chịu khổ vì tội chùng ta ngược với ý muốn người đó là không hợp lý: Nếu Chúa Jêsus bị bắt buộc làm điều đó thì bất công thật, nhưng Chúa Jêsus đã tình nguyện chết, chính Chúa lựa chọn làm điều đó.
6. Đức Chúa Trời không thể tha tội nhân mà không cần cái chết khủng khiếp trên thập giá sao? Tội lỗi đã phạm nghịch với chính Đức Chúa Trời, tại sao Ngài không loại tội đó được? Đức Chúa Trời không thể tự động xóa tội chúng ta được vài luật của Đức Chúa Trời phải được thỏa mãn. Sáng 2:17 “ngày ngươi ăn chắc sẽ chết.” Ê-xê-chi-ên 18:4 “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết.” Rô-ma:23 “tiền công tội lỗi là sự chết.” Sự ăn năn không loại bỏ nhu cầu hình phạt tội lỗi. Tội lỗi đã phạm và tội phải được xử lý theo quan điểm của chính Đức Chúa Trời. Sự công bình và vinh hiển của Chúa cần bảo tồn, sự thánh khiết Chúa đòi phạt tội bằng sự chết.
7. Có thể chuyển tội của người phạm tội cho người vô tội được không? Các tòa án con người chỉ phạt người phạm tội, nhưng họ có thể phạt người chịu thế nếu người ấy bằng lòng tự nguyện chịu thế, không do áp lực nào bắt buộc.(Ê-sai 53:4,5; 1 Phi-e-rơ 2:4).
8. Nếu mỗi tội đòi phải chịu chết đời đời, thì làm thế nào Chúa Jêsus có thể chịu khổ thế cho vô số cái chết của vô số tội nhân chỉ trong vài giờ ngắn ngủi trên thập tự giá?
Không phải là số lượng đau khổ được kể như là sự công bình của Đức Chúa Trời được thỏa mãn, hơn nữa sự kiện một Đấng vô tội chịu chết thay lại là việc khác. Đấng chịu khổ thay không phải là người thường, Ngài là Đấng thần nhân. I Ti-mô-thê 2:5. Ê-sai 52:14 “Mặt mày người xài xể lấm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người” câu nầy gợi ý cái chết quá khủng khiếp, đến nỗi Đức Chúa Trời phải kéo xuống bức màng tối tăm ở thập tự giá kẻo con người thấy vẻ mặt xài xể đó. (Lu-ca 23:44).
KẾT LUẬN:
Cái chết của Chúa đầy đủ cho mọi tội nhân, Ngài chết thay tội lỗi toàn thế gian, Ngài chết vì tội của bạn và đặc biệt là vì tội của tôi.
Câu hỏi:
1. Jêsus phải làm gì để hoàn tất sứ mạng của Ngài trên thế gian?
2. Đưa ra 2 câu tiên tri cựu ước để chứng minh câu trả lời của bạn ở câu 1.
3. Đưa ra 2 câu Kinh Thánh chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời sẵn sàng để cho Chúa Jêsus chết trên đất.
4. Đưa ra 5 ý nghĩa cái chết của Đấng Christ và giải thích từng ý nghĩa.
5. Bạn có thể đền tội cho tội mình không? tại sao?
6. Tại sao Chúa Jêsus chết trên thập tự giá?
7. Kết quả cái chết của Jêsus Christ là gì?
8. Đức Chúa Trời có thể tha tội mà không cần cái chết của Chúa Jêsus không? tại sao?
9. Người ta có thể chuyển tội một phạm nhân cho một người vô tội không?
10. Nếu sự hình phạt cho mỗi tội là sự chết thì làm sao Chúa Jêsus chịu chết cho vô số cái chết được?