Bài 5
CÁC DANH HIỆU, TÌNH CHA VÀ SỰ YÊN LẶNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
LỜI GIỚI THIỆU :
Chúng ta đã học về sự thực hữu của Đức Chúa Trời, về bản tánh và về sự hiệp nhất của Ngài. Ờ xứ Thánh các Danh hiệu khác với chúng ta ở Tây phương và ở Việt Nam.
Trong khi nghiên cứu về các Danh hiệu của Chúa chúng ta học được nhiều điều về Đức Chúa Trời.
I. CÁC DANH HIỆU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:
Các tên của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong ba hình thức:
1. Tên độc nhất.
2. Tên hợp với chữ EL.
3. Tên hợp với chữ Giê-hô-va.
1. Tên độc nhất: gồm chỉ một chữ: El; Elah; Elohim; Giê-hô-va; Adon; Adon; Adonai; Đức Chúa Trời; Chúa.
2. Tên hợp với El: Đức Chúa Trời toàn năng; Đức Chúa Trời chí cao; Đức Chúa Trời đời đời.
3. Tên hợp với Giê-hô-va: Chúa là Đức Chúa Trời; Giê-hô-va; Chúa đời đời.
Ý nghĩa của các danh hiệu:
1. Elohim: Sáng thế 2:4: Đấng toàn năng: Chúa sáng tạo
2. El Elion: Sáng 14: 22: Đấng tối cao: Chúa sở hữu
3. Adonai: Sáng 15:2: Đấng tể trị: Chúa là thầy chúng ta
4. El Olam: Sáng 21:23: Đấng mầu nhiệm: Chúa khải thị
5. Jireh: sáng 22:14: Đấng cứu chuộc: Chúa sắm sẵn
6. Rophi: Xuất 15:26: Đấng chữa bịnh: Chúa chữa lành
7. Nissi: Xuất 17: 15: Đấng chiến đấu cho chúng ta: Chúa cờ xí tôi
8. Yekaddia: Xuất 31:13: Đấng là sự nên Thánh: Chúa thánh hóa
9. Shalom: Quan xét 6:24: Đấng ban bình an: Chúa hòa bình
10. Sabaoth: 1 Sa-mu-ên 1:3: Đấng sở hữu: Chúa cả đạo quân
11. Sidkeru: Ê-xê-chi-ên: Đấng là công chính: Chúa sự công bình
12. Shammah: Ê-xê-chi-ên 45;35: Đấng hiện diện: Chúa bên cạnh
13. Elion: Thi 7:17: Đấng ban phước: Chúa ban phước
14. Roi: Thi 23:1: đấng chăm sóc: Chúa chăn giữ ta
II. TÌNH CHA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI :
“Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Ma-thi-ơ 6:9). Đây là quan niệm vui mừng nhất của chúng ta về Đức Chúa Trời. Các ngoại giáo không hề biết về Đức Chúa Trời là Cha yêu thương ở trên trời. Các tôn giáo ngoại bang trình bày về Đức Chúa Trời như là một Đấng khủng khiếp tàn bạo và đáng sợ hãi. Kinh thánh trình bày Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, thân thuộc đầy lòng thương xót, để đến gần và để nhờ vả. Chính Chúa Cứu thế đã dạy chúng ta cầu nguyện “Lạy Cha.” Đây là một sự khải thị mới về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được khải thị như Cha trong 2 hình thức:
1. Cha của Chúa Jêsus: Giăng 5:17; Giăng 1:14.
2. Cha của kẻ tin Chúa Jêsus: Giăng 1:12.
Người Do thái nghĩ về Đức Chúa Trời như Cha họ theo ý nghĩa thơ ca và dân tộc.
1. Thơ ca: Thi 68:5. Cha của người mồ côi.
2. Dân tộc: Xuất 4:22″ Y-sơ-ra-ên là con Ta, con đầu lòng Ta.”
Dân Y-sơ-ra-ên không có sự ý thức cá nhân về sự làm con Chúa như: “Đức Chúa Trời là Cha của tôi” các nhà Tân phái lý luận “Đức Chúa Trời là Cha tôi,và cha tôi sẽ không làm hại tôi nên tôi cứ chơi bời, ăn uống say sưa và vui vẻ vì Ngài sẽ yêu thương tôi cho đến cùng.”
Giăng 8:44 Chúa Jêsus phán với người Do thái, “Các ngươi bởi Cha mình là ma quỷ mà sanh ra, và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của Cha mình.” Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa của muôn loài vạn vật, nhưng Ngài chỉ là Cha cho những người ở trong gia đình của Ngài. 2 Cô-rinh-tô 6:17;18.” Ta sẽ làm Cha các ngươi… con trai,con gái của Ta.”Là Cha, Đức Chúa Trời ban sự sống cho con cái Ngài, muốn là con Chúa phải được sanh lại. Là cha Đức Chúa Trời ban tỏ tình yêu cho con cái Ngài, tức là cho những người ở trong gia đình của Đức Chúa Trời. Mối liên hệ nầy là tình phụ tử, chứ không phải là mối liên hệ chủ tớ.
Chúa là Cha, Ngài nghe và trả lời sự cầu nguyện của ta, Ngài cũng sửa dạy và đối xử với chúng ta như người cha thật đối với con.
III. SỰ YÊN LẶNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:
Trong những giờ phút khó khăn, con người hay lý luận “Nếu có một Đức Chúa Trời là Cha yêu thương, tại sao Ngài nín lặng? Tại sao ngài cho phép việc nầy xảy ra? Tại sao Ngài không ngăn cản được?”
Tại sao Ngài không ngăn ngừa những vụ nổ thảm khốc, những tai nạn thiên tai, chiến tranh?. Người không tin sự thực hữu của Chúa hay lý luận về sự yên lặng của Đức Chúa Trời, đó là vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta. Gióp 23:3;4 “Ôi! chớ chi tôi biết nơi nào tìm được Chúa,hầu cho đi đến trước tòa của Ngài, tôi hẳn sẽ giãi bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài và làm đầy miệng tôi những lý luận.” Thi 28:1 “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi kêu cầu Ngài, hỡi Hòn đá tôi, chớ bịt tai cùng tôi, kẻo nếu Ngài làm thinh với tôi, tôi phải giống như kẻ xuống huyệt chăng.”
Con người đã sáng chế ra một số câu trả lời cho vấn đề xưa cũ nầy bằng các chữ nghĩa.
1. Thần luận: Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành, nhưng Ngài không có thì giờ chăm sóc từng chi tiết của đời sống. Đức Chúa Trời chỉ là quan sát viên của sinh hoạt đời sống nầy mà thôi.
2. Vô thần: sự yên lặng chứng tỏ Đức Chúa Trời chỉ là một huyền thoại, một Đức Chúa Trời hằng sống phải lên tiếng chứ.
3. Duy vật; Thế giới được tể trị bởi các quy luật, không có Đức Chúa Trời nào cả. Thuyết nầy dạy rằng chúng ta được thương xót nhờ sự tình cờ, mù quáng. Khước từ Đức Chúa Trời và Kinh thánh chỉ đưa con người đến sự tối tăm càng ngày càng hơn.
Vậy tại sao Đức Chúa Trời im lặng? Một số câu trả lời phù định được đưa ra.
1. Tại Chúa vô tình: Đấng Christ trên thập tự giá kêu “Đức Chúa Trời tôi ôi: Đức Chúa Trời tôi ôi: sao Ngài lìa bỏ tôi “Thật ra, Đức Chúa Trời quan tâm đến linh hồn nhân loại chúng ta đến nỗi Ngài tiếp tục để cơn thạnh nộ trên Con Ngài.
2. Chúa không quan sát tới: Điều nầy đi ngược lại với sự toàn tri của Đức Chúa Trời.
3. Chúa không yêu thương: Cha mẹ thực sự yêu con sẽ sửa phạt con. (Hê-bơ-rơ 12:7;8)
4. JChúa không muốn: Ngài thấy sự cuối cùng từ lúc đầu tiên, và hoạch định cả cuộc đời chúng ta.
Nếu các câu trả lời phủ định nầy là sai, thì câu trả lời đúng ở đây là gì?
1. Quan điểm chung: Một số lớn các khó khăn xảy ra là kết quả tất nhiên hoàn toàn do con người bất cẩn, điên rồ, từ khước luật tự nhiên, chẳng hạn như các tai nạn. Ga-la-ti 6:7 “Ai gieo giống chi lại gặt giống ấy.”
2. 2. Quan điểm kỉnh kiền: Trí óc hạn hẹp của tôi lại chất vấn công việc của Đức Chúa Trời toàn năng liệu có được không? Ê-sai 55:8 không nghi ngờ gì nữa về kế hoạch của Đức Chúa Trời, cho dầu đời sống của tôi bao gồm cả sự đau khổ buồn bã.
3. Quan điểm triết lý: Ý chí tự do của con người liên hệ đến các hậu quả của hành động mình. Sự tự do của con người có nghĩa là con người có trách nhiệm đạo đức, ví dụ tà dâm đưa đến bệnh giang mai.
4. Quan điểm người yêu: Đức Chúa Trời là người yêu hay ghen. Xuất 20:5 Ngài muốn chúng ta li dị với tất cả mọi sự và khiến chúng ta gắn bó với Ngài.
5. Quan điểm về mạng Trời: Đây là thời đại của con người,thời đại của tội lỗi, thời đại của ân điển, khi Đức Chúa Trời vẫy tay mời gọi “Hãy ăn năn về nhà”,nhưng một ngày phán xét sẽ đến và khi sự yên lặng của Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt với sự định tội công khai, Đức Chúa Trời sẽ tính sổ với con người và mối liên hệ của họ với Đức Chúa Trời cùng với xã hội.
6. Quan điểm đức tin: Giăng 13:7″ Việc Ta làm bây giờ con chưa biết nhưng về sau con sẽ biết.” Chúa dạy tôi phải kiên nhẫn chờ đợi.
7. Thử thách đức tin tôi: 1 Phi-e-rơ 1:7 Sự thử thách đức tin sanh ra.
8. Công việc mầu nhiệm của Đức Chúa Trời: Giăng 9:3 “Chúa phán không phải tội lỗi của cha, hay của ai nhưng để việc Đức Chúa Trời được tỏ ra.”Đây là câu chuyện của người bị mù từ thuở sanh ra. Tôi có thể chịu khổ không phải vì tội tôi, nhưng để làm một ơn phước cho người khác. Chỉ những người đã từng trải sự đau khổ mới an ủi người khác được.
Kết luận:
Chúng ta hãy sống trong ý thức về sự hiện diện của Đức Chúa Trời dần Ngài dường như yên lặng. Hãy học cách suy nghĩ một cách xác định. Tôi biết Đức Chúa Trời, tôi nói chuyện với Ngài hôm nay, Ngài đã phán với tôi qua lời hằng sống của Ngài, Ngài phán qua sự trả lời cầu nguyện tôi. Chúng ta hãy sống theo hiểu biết mà chúng ta có về Chúa. Cẩn thận để ý Rô-ma 1:21 “Họ dầu biết Đức Chúa Trời mà không làm sáng Danh Ngài.”rồi hãy đọc tiếp Rô-ma 1:24 -32. Ma-thi-ơ 11:27 dạy rằng công việc Chúa Con là giãi bày Cha cho chúng ta biết.
Giờ tĩnh nguyện là cơ hội của chúng ta làm sâu sắc thêm sự quen biết của chúng ta với Chúa.Thi 46:10 “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời.”
Câu hỏi:
1. Đưa ra 3 tên Đức Chúa Trời và ý nghĩa tên đó.
2. Quan niệm vui sướng nhất của chúng ta về Đức Chúa Trời.
3. Giá trả cho mối liên hệ vui tươi với Đức Chúa Cha là gì?
4. Có phải sự yên lặng của Chúa chứng tỏ Chúa vô tình hoặc Ngài không có thật? tại sao.
5. Lý thuyết của Thần luận là gì?
6. Liệt kê 3 câu trả lời sai của con người giải thích về sự yên lặng của Đức Chúa Trời.
7. Thuyết duy vật giải thích thế nào về sự yên lặng của Đức Chúa Trời.
8. Đưa ra 5 lý do khả dĩ hiểu được về sự yên lặng của Đức Chúa Trời?
9. Làm thế nào để tôi ý thức về Đức Chúa Trời càng hơn?
10. Giờ tốt nhất để đào sâu mối quen biết với Đức Chúa Trời là khi nào?