Bài 8
SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đây là một vấn đề trọng đại, chúng ta phải nghiêm chỉnh, cung kính cúi đầu thờ lạy khi học Chân lý này. Nếu muốn hiểu sự cứu chuộc mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ngang qua sự chết đền tội của Chúa Giêxu trên Thập tự giá, chúng ta phải hiểu hai phưong diện về đức tánh qua Ngài, vừa Thánh khiết và Công nghĩa, cũng vừa Yêu thương và Nhân từ.
Chúng ta hay lẫn lộn, tưởng rằng Chúa quá Thánh khiết hay Chúa quá Yêu thương, nhưng hai điều đó gặp nhau tại Thập tự giá.
I. SỰ KIỆN VỀ SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Thi thiên 22:3: “Còn Chúa là thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự ngợi khen của dân Ysơraên”
Thi thiên 99:3,5,9: “Nguyện chúng tôi ngợi khen danh rất lớn, đáng sợ của Chúa. Ngài là thánh. Hãy tôn cao Giêhôva Đức Chúa Trời chúng tôi và thờ lạy trên núi thánh Ngài, và Giêhôva Đức Chúa Trời chúng tôi là thánh”. Thiết tưởng không nên giải thích gì, để lời của Chúa nói thẳng với lòng của chúng ta.
Êsai 6:3: “Các Sêraphin cùng nhau kêu lên rằng : Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay là Đức Giêhôva vạn quân. Khắp đất đầy dẫysự vinh hiển Ngài”. Ba lần Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay cho ba ngôi Đức Chúa Trời hiệp nhất.
I Phierơ1:15-16: “Nhưng, như Đấng gọi anh em là Thánh, thì anh em cũng phải Thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng :Hãy nên Thánh, vì Ta là Thánh” . Đức Chúa Trời là Đấng Thánh đòi hỏi mỗi người chúng ta phải Thánh trong mọi cách ăn ở của mình.
Giôsuê 24:19; Êsai 5:16; 57:15; Giăng 17:11 nói Đức Chúa Trời là Đấng Thánh. Riêng sách tiên tri Êsai có khoảng 30 lần chép “Đức Chúa Trời là Đấng Thánh của Ysơraên”
II. SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ NGHĨA GÌ?
Lêviký11:43-45:”Các ngươi chớ vì một con nào trong loài côn trùng mà lây cho thân thể mình phải gớm ghiếc, không tinh sạch hay là ô uế. Vì Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi; Ta là Thánh nên các ngươi phải nên Thánh, thì sẽ được Thánh. Các ngươi chớ vì một con nào của loài côn trùng trên mặt đất mà làm lây ô uế cho thân mình. Vì Ta là Giêhôva, Đấng đã đem các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô đặng làm Đức Chúa Trời của các ngươi ; các ngươi phải nên Thánh, vì Ta là Thánh”. Trong mấy câu nầy nói về hai phương diện Thánh khiết của Đức Chúa Trời là không có một chút ô uế nào, mà Thánh khiết tuyệt đối.
I Giăng1:5: “Đức Chúa Trời là ánh sáng”. Không có gì trong sạch, oai nghi, rực rỡ bằng ánh sáng như mặt trời lúc giữa trưa. Khi Chúa Giêxu hoá hình trên núi thì mặt ngài sáng loà như mặt trời, và áo Ngài trắng như ánh sáng. Điều đó tỏ ra Ngài là Đấng Thánh khiết.
III. SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC BIỂU LỘ :
1- Ngài gớm tội lỗi.
Habacúc 1:13: “Mắt Chúa thánh sạch, chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược”. Ngài không thể nhìn được sự bất khiết, vì Ngài Thánh khiết (Sáng 6:5-6; Phục 25:16; Châm15:9a,26a).
2-Ngài ưa sự công bình :
Châm ngôn 15:9: “Đường lối kẻ ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giêhôva, nhưng Ngài thương mến người nào theo sự công bình” . Đây nói cả hai phương diện :Ngài ghét kẻ ác, nhưng thương người công bình. Câu26: “Đức Giêhôva xa cách kẻ ác, nhưng Ngài nghe lời cầu nguyện của người công bình vì Ngài là Đấng Thánh khiết (thi45:7).
3-Ngài không bao giờ làm một điều bất công hay gian ác.
Thithiên 92:15: “Hầu cho tỏ ra Đức Giêhôva là ngay thẳng. Ngài là hòn đá tôi, trong Ngài chẳng có sự bất nghĩa”. Ngài công bình cực điểm. ( Gióp 34:10; 37:23)
4-Ngài xa lánh kẻ ác.
Êsai59:1-2: “Nầy, tay của Đức Giêhôva chẳng trở nên ngắn mà không cứu được, tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”. Đức Chúa Trời gớm ghê tội lỗi, nếu chúng ta phạm tội mà không ăn năn để được Chúa tha thứ, mà cứ giữ tội lỗi trong lòng mình, che đậy nó, thì Đức Chúa Trời xa lánh chúng ta, đến nỗi Ngài không nghe, cũng không cứu chúng ta, mặc dầu Ngài có thừa quyền năng. Sự thánh khiết của Ngài không chịu được tội lỗi, dầu nó ở đâu, dưới hình thức nào cũng vậy (Phục 31:17-18; Êsai 1:15).
5-Ngài hình phạt kẻ ác.
Xuất Êdíptôký 34:6-7 “Ngài đi qua mặt người, hô rằng : Giêhôva, Giêhôva là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ơn huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trong và tội lỗi, nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội và nhơn tội tổ phụ phạt con cháu trải ba bốn đời”. Mặc dầu Ngài nhân từ, thương xót,chậm giận, nhưng Ngài cũng rất Thánh khiết, Công nghĩa. Đối với tội nhân ăn năn, Chúa sẵn sàng tha thứ và ban ơn, rất dồi dào ; nhưng nếu cứng lòng, không chịu ăn năn thì không thoát khỏi sự hình phạt, vì Ngài không cầm bằng kẻ có tội là vô tội. Sự thánh khiết của Ngài đòi hỏi mọi người phải ăn ở thánh khiết. Nếu phạm tội, phải ăn năn, bằng không Ngài hình phạt.
Chúng ta thường nghĩ sai rằng Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, không muốn một người nào hư mất, nên đã sai con độc sanh giáng thế và chịu chết vì mọi người trên Thập tự giá. Nhưng Ngài đòi hỏi mọi người phải ăn năn. Nếu ai cứng lòng không chịu ăn năn thì hư mất.
IIPhierơ3:9: “Ngài không muốn cho một người nào hư mất, nhưng muốn cho mọi người ăn năn”.
Hêbơrơ12:29: “Vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt”. Cơn thạnh nộ của Ngài là đám lử hừng thiêu huỷ, tiêu diệt bất cứ một ai, một vật nào.
IV. LỊCH SỬ CHỨNG MINH SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚÁ TRỜI :
Không ai chối cãi được các việc mà Đức Chúa Trời đã làm cho thế giới, trải qua 6. 000năm. Trong đó có các dân tộc, các đoàn thể, các cá nhân, Ngài làm tất cả mọi sự đó để biểu minh sự Thanh khiết của Ngài.
1-Chúa đuổi Ađam, Êva khỏi vườn Êđen.
Sáng thếky 3:23-24: “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Êđen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía Đông vườn Êđen các thần Chêrubin với gươm lưỡi chói loà, để giữ con đường đi đến cây sự sống”. Ađam và Êva là hai người đầu tiên được Ngài thương yêu, đặt trong vườn Êđen, với đầy đủ mọi sự. Chúa thường đến đó mỗi ngày để trò chuyện với ông bà. Nhưng khi Ađam và Êva đã nghe lời cám dỗ, bất tuân, hái trái cấm mà ăn, thì Đức Chúa Trời đuổi ông bà ra khỏi đo ùlập tức, vì sự thánh khiết của Ngài không chịu được tội lỗi. Sự yêu thương và sự thánh khiết của Chúa luôn luôn gặp nhau một chỗ. Không vâng lời Chúa là một trọng tội.
2-Chúa hủy diệt nhân loại trong đời Nôê.
Sáng thế ký7:22-23: “Các vật có sanh khí trong lỗ mũi, các vật ở trong đất liền đều chết hết ; mọi loài người ở trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài côn trùng, cùng loài chim trời ; chỉ còn Nôê và các loài ở với người trong tàu mà thôi”. Nước dâng lên mặt đất trọn 150 ngày, tất cả các đỉnh núi đều ngập mà sau đây người ta đã tìm thấy vỏ ốc tai tượng trên đỉnh Hymãlạpsơn. Cơn thạnh nộ của Chúa đã hủy diệt nhân loại trong đời Nôê, bày tỏ sự Thánh khiết của Ngài.
3-Chúa hủy diệt nhân dân thành Sôđôm và Gômôrơ.
Sáng thếký19:24-25: “Đoạn, Đức Giêhôva giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sôđômvà Gômôrơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó”. Dân Sôđôm và Gômôrơ phạm lỗi ghê ghớm đến nỗi bây giờ người ta còn gọi là “thứ tội của dân Sôđôm” là người giao hợp với thú, đàn ông với đàn ông. Đức Chúa Trời không thể bỏ qua được, phải khiến lửa diêm sanh từ trời hủy diệt hết. Ngày nay người ta còn tìm thấy di tích của thành Sôđômva Gômôrơ mà lửa đã hủy diệt. Đức Chúa Trời Yêu thương Nhân từ, nhưng cũng rất Thánh khiết, không chịu được tội lỗi.
4-Chúa hủy diệt bảy sắc dân trong sứ Canaan trước khi dân Ysơraên vào đó.
Phục truyền 7:1-2: “Khi Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi vào sứ mình sẽ nhận được, đuổi khỏi trước mặt ngươi nhiều dân tộc, là dân Hêtít, Ghirêgasít, dân Amôrít, dân Canaan, dân Phêrêsít, dân Hêvít và dân Giêbusít, tức bảy dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi. Khi Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đã phó các dân ấy cho và ngươi đánh bại chúng thì phải diệt hết chúng đi, chớ lập giao ước cùng và cũng đừng thương xót lấy”. Tại sao? -Chúa chờ đợi 400 năm, hi vọng dân nầy ăn năn, nhưng mỗi lúc họ phạm tội càng nặng nề hơn, lìa bỏ Đức Chúa Trời mà thờ lạy hình tượng bằng gỗ, bằng đá, bằng bạc, bằng vàng, thờ đà điểu, thú, côn trùng. Ngài ra lệnh cho dân Ysơraên phải tận diệt họ, vì để lại, họ sẽ cám dỗ dân Ysơraên phạm tội như họ. Thật vậy, dân Ysơraên đã chừa lại một số dân đó, nên về sau, dân Ysơraên lại bị cám dỗ mà thờ lạy hình tượng, đến nỗi Chúa phải đày họ qua Babylôn 70 năm.
5-Chúa lưu đày dân Ysơraên 70 năm.
Giêrêmi 25:11-12: “Cả đất nầy sẽ trở nên hoang vu gở lạ, các nước nầy sẽ phục vụ vua Babylôn trong bảy mươi năm. Đức Giêhôva phán : Khi bảy mươi năm ấy mãn, Ta sẽ phạt vua Babylôn và dân người, vì cớ tội ác chúng nó. Ta sẽ phạt xứ người Canhđê và biến thành một nơi hoang vu đời đời. Giêrêmi29:10: “Vả,Đức Giêhôva phán như vầy : Khi bảy mươi năm sẽ mãn cho Babylôn, Ta sẽ thămviếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt lành cho các ngươi, khiến các ngươi trở về đất nầy”.
Đây là lời tiên tri mà Giêrêmi đã nói trước khi dân Ysơraên bị lưu đày. Vì Ysơraên không tin, họ ỷ lại vào Đền thời tại Giêrusalem nguy nga, tráng lệ, Chúa không bao giờ phó cho quân đội Canhđê, tức là Babylôn hủy diệt đâu (Giê7:4). Họ đã lầm, vì Chúa chờ đợi họ một khoảng thời gian 400 năm, nhưng họ không ăn năn, thì Chúa đã đày họ qua Babylôn. Lịch sử chứùng minh rằng Ysơraên từ Babylôn trở về, họ không còn thờ lạy hình tượng nữa cho tới ngày nay.
6-Chúa phạt hai thầy tế lễ Nađáp và Abihu :
Lêviký 10:1-2: ” Hai con trai Arôn, Nađáp và Abihu, mỗi người đếu cầm lư hương mình, để lửa vào, bỏ hương lên và dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giêhôva. Ấy là điều Ngài không phán dặn họ. Một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giêhôva loè ra, nuốt tiêu họ và họ chết trước mặt Đức Giêhôva. Thầy tế lễ được vào Đền thờ dâng hương mà không được phép dùng lửa nào khác ngoài lửa tại bàn thờ của lễ thiêu. Nhưng hai thầy tế lễ nầy có lẽ đã khinh thường sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời, nghĩ rằng lửa nào cũng được, miễn là cháy hương lên là đủ rồi. Họ không dùng lửa tại bàn thờ của lễ thiêu, mà dùng lửa tại một nơi khác. Vì vậy, họ bị ngã chết ngay trong Đền thờ đang khi còn mặc áo lễ. Đến gần Đức Chúa Trời Chí thánh phải coi chừng, kẻo e Ngài hại chúng ta vì sự Thánh khiết của Ngài.
Dâng hương đời xưa chỉ về sự cầu nguyện của chúng ta hôm nay. Bàn thờ của lễ thiêu chỉ về sự chết của Chúa Giêxu trên thâp tự giá. Chúng ta có phép cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời mà phải nhân danh Chúa Giêxu. Nếu chúng ta nhân danh một thần nào khác là dâng hương bằng lửa lạ. Nhân danh Chúa Giêxu chúng ta có đủ tư cách và khả năng đến gần Đức Chúa Trời và được Ngài cầu nguyện.
7-Chúa phạt Uxa:
II Samuên 6:5-7: “Khi đến sân đạp lúa của Nacôn, Uxa giơ tay lên nắm hòm của Đức Chúa Trời, bởi vì những con bò vấp ngã. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời bèn nổi phừng cùng Uxa. Đức Chúa Trời hành hại người vì cớ lầm lỗi người, và người chết tại đó, gần bên hòm Đức Chúa Trời” Trong nơi Chí thánh của Đền thờ, hòm giao ước chỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi vào xứ Canaan, chưa xây được Đền thờ, nên họ tạm để trong nhà của Uxa. Thời gian mấy năm ở trong nhà của Uxa, mỗi ngày người thấy hòm giao ước đó trước mặt mình, lần hồi trở nên xem thường nó. Khi Đavít đến rước hòm giao ước về Giêrusalem chuẩn bị đặt vào Đền thờ, thì phương tiện lúc bấy giờ là xe bò. Không hiễu tại sao họ không cẩn thận, nên khi con bò vấp chơn, chiếc xe nghiêng một bên. Uxa vội vàng đặt tay trên hòm giao ước để đỡ. Cơn thạnh nộ của Chúa nổi phừng lên, và Ngài giết ông ngay tại đó.
Đức Chúa Trời nhân từ nhưng Thánh khiết, Ngài đã ra một lệnh là không ai có quyền đụng đến hòm giao ước, đừng phạm thượng mà làm những việc không thuộc về mình, đừng vượt qua quyền hạn Chúa đặt mà làm điều trái phép với lý do nhu cầu như Báptêm, Tiệc thánh, Hôn nhân …Đừng xúc phạm Đức Chúa Trời Thánh khiết.
Xuất Êdíptôký3:4-5: “Đức Giêhôva thấy người trẻ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai nói rằng: “Chớ lại gần chốn ấy. . Hãy cởi giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất Thánh”.
Nơi nào có Đức Chúa Trời ngự thì nơi đó là nơi Thánh. Nếu Đức Chúa Trời ngự vào địa ngục thì Ngài cũng biến Địa ngục thành Thiên đàng. Đời sống chúng ta dầu xấu xa đến đâu mà được Chúa ngự vào thì Ngài cũng thay đỗi để trở thành tốt đẹp, thánh khiết. Chúa bảo: “Vì vậy, Chúa trách dân Ysơraên đã giày đạp hành lang Ngài (Êsai 1:12; Giê 7:9-11). Đến nhà thờ, dầu chúng ta không theo nghi thức cởi giày ra, nhưng lòng của chúng ta luôn giữ sự thánh khiết trong tư tưởng, trong ngôn ngữ, và hành vi hầu cho chúng ta được phước.
9-Gióp và Êsai run sợ khi thấy Đức Chúa Trời.
Gióp 42:5-6: “Trước lỗ tai tôi có nghe đến về Chúa, nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài,vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi và ăn năn trong tro bụi”. Chúng ta ý thức rằng tội lỗi thật ghê gớm.
Êsai cũng từng trải như vậy!
10-Chúa Giêxu chịu chết trên Thập tự giá.
Mathiơ 27:45-46: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Giêxu kêu tiếng lớn lên rằng : “Êli, Êli Lammasabáchtani, nghĩa là : Đức Chúa Trời tôi ôi ! Đức Chúa Trời tôi ôi!sao Ngài lìa bỏ tôi? “Đây là một ời kêu thảm thiết của Chúa Giêxu trên Thập tự giá. Ngài là con độc sanh, hai lần được Đức Chúa Cha công bố rằng :”Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng ” . Nhưng khi Ngài chết trên Thập tự giá thì Đức Chúa Trời xây mặt khỏi Ngài. Tại sao?-Vì Ngài mang lấy tội lỗi của chúng ta. Đấng chẳng hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, mang lấy sự rủa sả, sự hình phạt, nên Đức Chúa Trời đã phải lìa bỏ Ngài trong giờ phút đó. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời Thánh khiết là dường nào. Ngài không thể chịu được tội lỗi mặc dù nó ở đâu, dưới hình thức nào, dầu trên con độc sanh của Ngài cũng vậy.
11-Tội nhân sẽ bị hình phạt đời đời trong hỏa ngục.
Khải huyền 14:11; 20:10,15; 21:8 . Khi đọc những câu Kinh thánh nầy, chúng ta tự hỏi : “Tại sao Đức Chúa Trời hình phạt tội nhân trong hỏa ngục? Mà lại ở đó đời đời? Tự cảm biết nỗi đau đớn phải đấm ngực, nghiến răng, cắn lưỡi, lắc đầu như người nhà giàu đã phải lên tiếng : “Tôi bị khổ trong lửa nầy quá đổi !”
Hãy nhìn lên Thập tự giá để biết tại sao. Chính con Đức Chúa Trời đã chịu khổ vì chúng ta tại đó là dường nào. Nếu chúng ta không ăn năn tin nhận Ngài, có nghĩa là xem thường, xem khinh đến nỗi giày đạp Huyết Chí thánh của Ngài dưới chân mình, thì không còn có tế lễ nào chuộc tội được nữa, mà phải chờ sự đoán phạt kinh khiếp của lửa hừng đối với kẻ bội nghịch mà thôi. Vậy nếu có lỗi lầm thì hãy kịp thời ăn năn, để được Huyết Chúa Giêxu tha thứ và tiế tục cuộc sống Thánh khiết.
Ai chưa tin Chúa, còn mang nặng tội lỗi trong đời mình, hãy tin ngay bây giờ!.