Bài 63
LỄ BÁP TEM
LỜI GIỚI THIỆU:
Lễ Báp-tem là một đề tài gây tranh luận nhiều, nhưng là đề tài ta phải học hỏi. Trong Công vụ 8:26-40, Phi-líp đã dạy quan thái giám Ê-thi-ô-bi những chân lý sâu xa hơn về Lời Đức Chúa Trời. Chính quan thái giám đã la lên “Kìa, ở đây có nước.”Chúng ta dẫn linh hồn người ta đến với Đấng Christ, nhưng chúng ta cũng phải dạy họ sự bảo đảm của sự cứu rỗi. công vụ 8:39.
Lễ Báp-tem là một tín lý của Tân ước, nhưng chữ Báp- tem được tìm thấy ở Cô-rinh-tô 10:2 chỉ về dân Y-sơ-ra-ên vượt qua Biển Đỏ, ở dưới đám mây. Giăng Báp-tít, người tiên hô của Đấng Christ, đã đến giảng dạy và làm phép báp-tem.
Sứ điệp của Giăng là Mác 1:4 “Giăng làm phép báp-tem ở đồng vắng và giảng về sự báp-tem ăn năn cho được tha tội.”
Lễ báp-tem của Giăng đến từ trời. Mác 11:30.
Đoàn dân đông đến cùng Giăng chịu báp-tem. Lu-ca 3:7.
Giới trí thức gồm người PHA-RI-SI và các thầy dạy luật đã khước từ lễ báp-tem của Giăng và hậu quả là chịu hư mất thuộc linh. Lu-ca 7:30 “Không chịu Giăng làm phép báp-tem, nên chê bỏ ý Đức Chúa Trời định về mình.”
Giăng chỉ làm báp-tem cho những người có kết quả xứng đáng với sự ăn năn. Lu-ca 3:8.
Lu-ca 3:8-14 liệt kê các kết quả cần có là: lòng từ thiện, tử tế, yêu thương, rộng rãi, nhân từ, công chính, trung tín, nhu mì, yên lặng, bình tĩnh, thỏa lòng. Bảng liệt kê nầy có những nét tương đồng với các bông trái Thánh Linh được liệt kê trong Ga-la-ti 5:22.
I. Ý NGHĨA LỄ BÁP-TEM:
Báp-tem không có nghĩa là tái sanh hay tha tội. Lễ báp-tem xác nhận biến cố đã xảy ra trước đó. Lễ báp-tem là biểu hiệu bên ngoài của sự ăn năn thật và đức tin bên trong.
1. Nó có nghĩa là vâng theo mạng lịnh Đấng Christ. Mác 16:16 “Ai tin và chịu báp-tem thì được rỗi.” Lưu ý tin đi trước báp-tem.
2. Nó có nghĩa là noi theo gương của Chúa Jêsus. I Phi-e-rơ 2:21 “Vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ vì anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài.” Xem Giăng 13:15.
3. Nó có nghĩa là làm trọn mọi việc công bình. Ma-thi-ơ 3:15 “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Nếu Chúa Jêsus cần báp-tem, chắn chắn là tôi cũng cần.
4. Nó có nghĩa là phân rẻ khỏi tội lỗi bằng sự chết. Cô-lô-se 3:3 “Vì anh em đã chết, sự sống anh em đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời” Ga-la-ti 6:14.
5. Nó có nghĩa làm một cùng với Đấng Christ. Rô-ma 6:4-13.
a. Làm một cùng Ngài trong sự chết Ngài. Rô-ma 6:5.
b. Làm một cùng Ngài trong sự chôn Ngài. Rô-ma 6:4.
c. Làm một cùng Ngài trong sự sống lại của Ngài. Rô-ma 6:4.
6. Nó có nghĩa là sự kết hiệp với thân thể Đấng Christ. 1 Cô-rinh-tô 12:13 “Nhờ Thánh Linh chúng ta được báp-tem vào một thân thể.” Một thân thể, một Hội thánh, Hữu hình và vô hình.
II. AI CÓ THỂ CHỊU BÁP TEM?
Giăng chỉ làm báp-tem cho một số người đã đạt những tiêu chuẩn nhứt định.
1. Những người đã nghe Tin lành và tin nhận. Mác 16:16.
2. Những người đã được mở mắt. Công vụ 9:18 “Tức thì chỉ có cái chi như cái vảy từ mắt người rớt xuống, thì người được sáng mắt, rồi chờ dậy và chịu phép báp-tem.”
3. Những người đã ăn năn. Công vụ 2:38 “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Chúa Jêsus chịu phép báp-tem.” Ăn năn có hai mặt: Quay bỏ khỏi tội lỗi và hướng về Đức Chúa Trời.
4. Những người có kết quả xứng đáng với sự ăn năn. Lu-ca 3:8 và Ma-thi-ơ 3:8.
5. Những người đã nhận lãnh Đức Thánh Linh. Công vụ 10:47.
6. Những người đã được dạy Lời Đức Chúa Trời. Ma-thi-ơ 28:19,20 “Hãy đi…. dạy dỗ muôn dân… làm phép báp-tem cho họ. Và dạy họ giữ hết cả mọi điều ta đã bảo cùng các ngươi.” Lời Đức Chúa Trời ở đây liên quan đến cả Kinh thánh Tân ước.
7. Những người đã chịu chết, chịu chôn và sống trên nền tảng sự phục sinh. Đây là sự dạy dỗ căn bản của Rô-ma 6:1-13 và mọi tín đồ phải hiểu rõ.
III. MỘT NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC BÁP TEM THẾ NÀO?
1. Nhân danh ai?
a. Cha, Con và Thánh Linh. Ma-thi-ơ 28:19.
b. Trong Danh Chúa Jêsus. Công vụ 19:5.
c. Trong Danh Chúa. Công vụ 10:48.
2. Báp tem bằng gì?
Chỉ bằng nước. Công vụ 8:36 “Kìa, ở đây có nước.”
Giăng 3:23 “Giăng cũng làm báp tem ở Aenon…. vì nơi đó nhiều nước.”
3. Ai có quyền ban hành lễ báp tem?
Do một hay các đại diện của Hội thánh. Ví dụ Giăng Báp-tít, Phi-líp, Phi-e-rơ, Phao-lô và Si-la, A-na-nia…v.. v…
4. Làm báp tem ở đâu?
a. Nói chung ở dưới sông. Ma-thi-ơ 3:13-17, Giăng 3:22, 23.
b. Đôi khi ở trong nhà hoặc các điều kiện không rõ (như Ly-đi Công vụ 6:13-15, người đề lao và cả nhà Công vụ 16:33. Thuật sĩ Si-môn Công vụ 8:12,13.
5. Phương thức làm báp tem:
Một số giáo hội hành lễ báp tem theo các phương thức đổ nước hoặc rảy nước. Có lẽ là bắt chước việc xức dầu (I Sa-mu-ên 10:1), hoặc là hình thức cắt bì của Cựu ước.
Một số giáo phái Tin lành làm lẽ báp tem cho trẻ em bằng cách rảy nước tin rằng:
a. Họ không làm báp tem để cứu rỗi em bé.
b. Trẻ em con của các tín đồ, trước khi chúng nó ý thức tội lỗi, đều được cứu. 1 Cô-rinh-tô 7:14, Ma-thi-ơ 18:10.
c. Lễ báp tem thay thế cho lễ cắt bì. Trẻ em được cắt bì vào ngày thứ tám.
d. Các cha mẹ phải hứa nguyện với Chúa và với Hội thánh thay cho con cái.
e. Khi các em đã đến tuổi trưởng thành và ý thức được vai trò mình trong Hội thánh thì họ được nhận các giáo lễ khác liên hệ đến tư cách thuộc viên chính thức của Hội thánh.
Tuy nhiên, có một phương thức báp tem phù hợp nhất với Kinh thánh, đó là dìm mình xuống nước. Chữ báp tem trong nguyên văn “báptizo ” nghĩa là dìm xuống nước.
Ma-thi-ơ 3:16. Chúa Jêsus chịu báp tem dưới sông.
Công vụ 8:38.39. Cả Phi-líp và quan thái giám Ê-thi-ô-bi “xuống nước và lên khỏi nước.”
Theo Rô-ma 6:1-13, sự dìm mình xuống dưới nước phù hợp với ý nghĩa đồng chết,
đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ.
Sự đổ nước hoặc rảy nước chỉ diễn tả sự rửa sạch và sự biệt riêng.
Người tín đồ dìm mình xuống nước là dấu hiệu công khai tuyên bố với thế gian là người ấy đã chết, đã chôn, và đã sống lại và nay đang sống cho Chúa Jêsus.
Cô-lô-se 2:12 “Anh em đã bởi phép báp tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin… ”
Hội thánh Tin lành Việt nam hành lễ báp tem theo phương thức dìm mình xuống nước.
IV. KHI NÀO MỘT NGƯỜI ĐƯỢC BÁP TEM?
Không phải là khi tôi muốn được tha tội, không phải là khi tội quyết định trở thành người Tin lành. Không phải do các lý do xã hội hoặc công việc, hoặc do kết hôn với người có đạo.
1. Khi một người đủ lớn để hiểu biết ý nghĩa lễ báp tem và đủ điều kiện nhứt định.
Hội thánh đầu tiên có làm báp tem cho trẻ em không? Tân ước có ký thuật về ba gia đình được làm báp tem :
Người đề lao thành Phi-líp. Công vụ 16.
– Nhà Sê-pha-na – 1 Cô-rinh-tô 1:16.
– Nhà Ly-đi-a – Công vụ 16:15.
Nhưng không thất nhắc đến thiếu nhi.
Công vụ 8:12 “Cả đàn ông đàn bà đều chịu báp tem.”
Một số người thích dâng con trẻ cho Chúa hơn là làm báp tem cho con trẻ.
Nếu một em bé qua đời mà chưa chịu báp tem có bị hư mất không? Không! Lễ báp tem không hề cứu rỗi hay đoán phạt trẻ em. Sự cứu rỗi thông qua Đấng Christ chứ không qua báp tem. Công vụ 4:12.
Con trai Đa-vít trong II Sa-mu-ên 12:15-23 đã chết chưa chịu cắt bì và chưa báp tem, nhưng Đa-vít nói “Ta sẽ đến với nó.” Ta chắc rằng Đa-vít lên thiên đàng là nơi ông hy vọng gặp lại con.
KẾT LUẬN:
Qua lễ báp tem, tôi công khai tuyên bố đứng về phía Đức Chúa Trời, và sự công bình chống nghịch với ma quỉ và tội lỗi.
Báp tem là một thách thức cho các quyền lực của sự tối tăm. Tôi đang sống cho Chúa Cứu thế Jêsus.
Báp tem là hành động thuộc linh kêu gọi ân điển.
Đức Chúa Trời ban sức mạnh để chiến thắng.
Báp tem là một mạng lịnh. Tôi phải vâng theo và đầu phục.
Nếu Chúa Jêsus cần được báp tem để làm trọn mọi việc công bình thì chắc tôi cũng rất cần.
Chúng ta hãy cầu nguyện và kiên trì tìm cầu lễ báp tem và đời sống đắc thắng.