Bài 72
SỰ PHỤC HƯNG
LỜI GIỚI THIỆU:
Sự phục hưng là đề tài được rao giàng nhiều ngày nay. Đây là dấu hiệu tốt. Con đường duy nhất để tránh sự suy thoái thuộc linh là con đường đi tới. (Truyền giảng hay là Hóa Đá).
Từ Thi thiên 24:2,3 chúng ta học biết rằng một cuộc phục hưng ảnh hưởng đến ba điểm:
1. Bàn tay: Phải trong sạch. Nó tiêu biểu các hành động của chúng ta.
2. Tấm lòng: Phải tinh khiết. Tấm lòng ở đây tiêu biểu cho các cảm giác của chúng ta.
3. Môi miệng: Không được giả dối. Phải cho thành thật. Nó tiêu biểu do lời nói chúng ta.
Cả ba điều này: Hành động, cảm giác và lời nói tiêu biểu cho nhân cách thật sự của chúng ta.
I. PHỤC HƯNG LÀ GÌ?
Phục hưng là sống lại, ý thức trở lại, trở lại với tình trạng sốt sắng, nhiệt thành ban đầu. Có sự khác nhau giữa sự Truyền giảng và phục hưng. Một tội nhân cần Truyền giảng để đem người đó đến với Chúa. Bạn không thể phục hưng một người chết. Người đó cần sự tái sanh. Nhưng người tín đồ đã được sanh lại nhưng sa ngã hay phạm tội cần được phục hưng. Sự phục hưng là sự trở lại của người tín đồ Đấng Christ khỏi sự sa ngã yếu đuối của mình. Sự phục hưng là sự vâng lời Chúa cách mới.
Sự phục hưng đem đến cảm xúc sâu xa về tội lỗi, tạo ra hiệu quả lớn lao trong đời sống người được phục hưng và đem lại cảm xúc sâu xa về sự hiện diện, sự vinh hiển và kinh ngạc về Đức Chúa Trời.
II. KHI NÀO CẦN PHỤC HƯNG?
Bạn không mua một cái mũ nếu bạn không cần nó. Bạn sẽ không được phục hưng trừ khi bạn cảm thấy cần sự phục hưng và ao ước sự phục hưng.
Khi bạn đói khát sự phục hưng, Đức Chúa Trời sẽ ban cho. Sông nước của Đức Chúa Trời đang chảy nhưng bạn sẽ không uống nước cho đến khi bạn khát nước.
Sự phục hưng là cần thiết khi ta cần tình yêu thương anh em. Khi trong vòng anh em có sự bất hòa, nói xấu nhau, ghen ghét nhau… . Đó là các dấu hiệu cho ta thấy cần có sự phục hưng. Lòng tôi có đầy sự cay đắng hay thù hận không? Nếu có, tôi cần được phục hưng.
Sự ham mến thế gian là dấu hiệu ta cần sự phục hưng. Tôi yêu thích thế gian hơn Kinh thánh? Tôi thích được tôn vinh hơn là khiêm nhường hầu việc Chúa? Tội lỗi công khai, ăn cắp, nói dối, không vâng lời. Đó là những dấu hiệu cho thấy sự phục hưng là cần. Người tín đồ được phục hưng quan tâm đến kẻ bị hư mất. Còn người tín đồ yếu đuối nguội lạnh không để ý gì đến tội nhân đi địa hay đi đâu.
III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC PHỤC HƯNG?
2 Sử ký ký:14 đề ra 4 bước để phục hưng. Trong câu nầy định nghĩa người phục hưng phải là “Dân ta… gọi bằng Danh ta.” Chỉ có con cái thật của Đức Chúa Trời mới được phục hưng. Tội nhân cần ăn năn tin Chúa trước để được làm con Đức Chúa Trời trước. Người Cơ đốc là người có Chúa Cơ đốc sống trong mình. Chỉ người Cơ đốc mới được phục hưng, khi :
1. Hạ mình xuống: Hạ mình là khiêm nhường nhìn nhận sự yếu đuối, tội lỗi, nguội lạnh của mình. Phải loại bỏ tính kiêu ngạo, tự mãn, tự cao.
2. Cầu nguyện: Đức Chúa Trời đang chờ đợi bạn mở miệng ra tỏ lời xưng tội, hãy phơi bày tấm lòng của bạn cho Chúa cách thành thật, không giấu diếm che đậy.
3. Tìm kiếm mặt ta: Tìm kiếm là hết lòng, là sốt sắng. Tại sao tìm kiếm mặt Chúa? Bởi vì khi ta phạm tội, Ngài xây mặt khỏi ta. Xưng tội khôi phục lại mối tương giao với Chúa.
4. Từ bỏ con đường tà: Đây là sự ăn năn thật. Xin Chúa cho bạn sự gớm ghiếc tội lỗi. Chính tội lỗi đã đóng đinh Chúa Cứu thế. Đó là tội của tôi. Tôi ghét, gớm nó. Tôi từ bỏ nó.
Kết quả khi bạn đáp ứng 4 điều kiện trên là:
– Đức Chúa Trời sẽ nghe lời cầu nguyện của bạnnghe trong nghĩa là tiếp nhận và trả lời bạn.
– Đức Chúa Trời sẽ chữa lành và tăng cường sức mạnh cho đời sống bạn. Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt bạn.
IV. TẠI SAO TA CẦN PHỤC HƯNG?
I Phi-e-rơ 4:17 “Nếu người công bình còn khó được rỗi thì kẻ vô đạo và tội lỗi sẽ ra thế nào? ”
– Chúng ta cần được phục hưng vì cớ tội lỗi. Sự nguội lạnh và sa ngã là hậu quả của tội lỗi. “Khó được rỗi ” là điều khủng khiếp, là sự thật đáng buồn. Nhiều người bỏ cuộc giữa chừng.
– Chúng ta cần yêu Chúa hơn cha mẹ, vợ con và mọi sự khác. Chỉ có người được phục hưng mới có thể yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn. Lu-ca 10:27.
– Chúng ta cần ham thích và học Lời Đức Chúa Trời mỗi ngày. Tấm lòng nguội lạnh sẽ đọc Kinh thánh cách máy móc, lạnh lẽo, nhưng tấm lòng phục hưng sẽ đọc Lời Chúa cách vui mừng phấn khởi.
– Chúng ta cần cầu nguyện. Sự cầu nguyện của người yếu đuối rất lạnh lẽo, dài dòng, không thích thú, hình thức và chết. Nhưng lời cầu nguyện của người phục hưng khuấy động lòng sốt sắng của người khác khi nó động đến Ngôi Trời.
– Chúng ta cần bước đi ngay thẳng, tỉnh thức, cẩn thận, dè dặt giữa thế gian. Người tín đồ nguội lạnh sẽ sống như người buồn ngủ gục và rất dễ trở thành mục tiêu của ma quỉ.
– Chúng ta cần được kỷ luật. Điều này được nhấn mạnh ở Lu-ca 14:25-33.
1. “Không thể làm môn đồ ta.” Nếu ta yêu cha mẹ, vợ con, anh em và sự sống mình hơn yêu Chúa Jêsus.
2. “Không thể làm môn đồ ta.” Nếu ta từ chối vác thập tự giá theo Ngài.
3. “Không thể làm môn đồ ta.” Nếu ta không chịu từ bỏ những thú vui trần tục hoặc những sự dễ chịu của cuộc sống và bất cứ điều gì ta có để cứu vớt một linh hồn về cho Chúa Jêsus.
Chúng ta cần được giải phóng khỏi các tội lỗi: tội lớn, tội nhỏ, tội rõ ràng, tội kín giấu, nóng giận, ô uế, dối trá, không kiên nhẫn, không thành thật, lạnh lùng, trống rỗng, khô khan, cứng cỏi, sợ hãi, lo lắng, rượu chè, cờ bạc, hút xách, kiêu ngạo, lên mình, vô tín, ghen ghét, tự ti, phê bình, bất nhân, cáu kỉnh, lừa đảo, giả hình, tham muốn, xấu xa, tư tưởng xấu, ích kỷ, tham lam, nói hành, ham muốn thế gian, ăn cắp, tà dâm, giết người, bỏ ngày Chúa nhật, không vâng lời cha mẹ, đánh nhau, nguyền rủa, hận thù, không chịu làm chứng đạo, không chịu làm gương tốt, không chịu đọc Kinh thánh, không chịu cầu nguyện, làm buồn và dập tắt Thánh Linh…
V. KẾT QUẢ CỦA CUỘC PHỤC HƯNG :
1. Cuộc phục hưng quần đảo Hebrides: Dân chúng chìm ngập trong vinh quang và sự kinh ngạc về Đức Chúa Trời, một sự cảm nhận sâu xa về sự hiện diện của Đức Chúa Trời, một ý thức sâu xa về tội lỗi, tội nhân ăn năn tội,… các bài giảng chú trọng đến sự nghiêm khắc của Đức Chúa Trời, gia đình lễ bái được khôi phục, những thói xấu xã hội bị quét sạch trong một đêm như trận lụt. Người tín đồ sa ngã được khôi phục địa vị trong Chúa.
2. Cuộc phục hưng ở xứ Wales: Từng nhóm người được phục hưng đi ra rao giảng khắp nơi, nợ nần được trả đủ, tội lỗi được xưng ra, không ai đi rạp hát, không ai thích các trò chơi thể thao, các khiêu vũ trường vắng khách, các buổi nhóm thờ phượng Chúa ngoài trời được tổ chức khắp nơi, các thợ mỏ đối xử nhẹ nhàng với các con ngựa, mọi nơi đầy dẫy Thánh ca thay sự rủa sả, có sự nhấn mạnh đến sự ca hát ngợi khen.
3. Cuộc phục hưng ở miền Đông Trung Phi: Nhấn mạnh nhiều đến sự ăn ở hằng ngày, tinh thần tan vỡ, ý thức mới về sự khủng khiếp của tội lỗi, thông công thường xuyên với Đức Thánh Linh sự xưng tội lập tức, nhấn mạnh nhiều đến Huyết Chúa, sự tăng trưởng thường xuyên, sự phục hưng lan tràn sâu rộng.
4. Cuộc phục hưng ở Trung Hoa: Xưng tội, ăn năn tin Chúa, đuổi quỉ, sự chia rẽ trong Hội Thánh được cứu chữa, sự hiệp tác giữa các Hội Truyền giáo và các giáo phái các Hội thánh.
5. Cuộc phục hưng xứ Moravia: Một cuộc nhóm cầu nguyện kéo dài 100 năm (1727 đến 1827). Trong 30 năm. Hội thánh đã đem Tin lành đến khắp các quốc gia Châu Âu, đến các dân tộc dã man ở Bắc và Nam Mỹ, Phi châu rồi Greenlands. Từ cuộc phục hưng này, Hội thánh đã thành lập các Hội Truyền giáo thế giới ngày nay.
KẾT LUẬN:
Bạn có khao khát cuộc phục hưng không?
Chúng ta có thể có nếu chúng ta trả giá. Mỗi người chúng ta có một ảnh hưởng. Người được phục hưng có tiềm năng lớn đem lại phước hạnh cho mọi người.