RU-TƠ
1. BẠN KHÔNG THỂ TRỐN CHẠY (Ru-tơ 1:1-22)
(Chuyện xảy ra tại một gia đình nọ chỉ vì có quyết định sai lầm khiến xảy đến đói kém, gây ra ba đám tang)
“Chúng ta cố gắng nổ lực hầu thoát ra khỏi số phận mình, thế nhưng tất cả cũng chỉ dẫn chúng ta đến với nó mà thôi”.
Nhà văn tiểu luận người Mỹ tên là Ralph Waldo Emerson đã viết như vậy trong tác phẩm của mình “The Conduct Of Life” (Hướng Dẫn Đời Sống), và điều đó cũng rất đúng đối với ngày nay khi sách ấy được tái bản vào năm 1860. Vì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta quyền tự do chọn lựa, cho nên chúng ta có thể coi thường ý chỉ của Chúa, không đồng ý với Ngài, không nghe lời Ngài, thậm chí còn chống nghịch Ngài nữa. Nhưng đến giờ phút chót thì ý chỉ của Ngài sẽ thắng thế; bởi lẽ “Mưu của Đức Giê-hô-va được vững lập đời đời Ý tưởng của lòng Ngài còn đời nầy sang đời kia” (Thi Thiên 33:11) và “Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất chẳng ai có thể cản tay Ngài” (Đa-ni-ên 4:35 NKJV).
Tộc trưởng Gióp từng hỏi rằng: “Đức Chúa Trời có lòng trí huệ và rất mạnh sức: Ai cứng cỏi với Ngài mà lại được may mắn?” (Gióp 9:4 NKJV), ông biết rõ câu trả lời ở đây là gì và chúng ta cũng vậy: đó là không ai cả. Nếu chúng ta vâng theo đường lối Chúa thì mọi sự trong đời sống sẽ hiệp lại cùng nhau; còn nếu chúng ta bất tuân ý Ngài thì tất cả sẽ bắt đầu tan rã. Trong Kinh Thánh không có chỗ nào ghi lại lẽ thật này được minh họa rõ ràng hơn là ở sự mô tả các từng trải của Ê-li-mê-léc cùng vợ mình là Na-ô-mi.
Chúng ta xem trong Ru-tơ 1:1-22 này sẽ thấy có ba sai lầm mà chúng ta cần phải tránh khi chúng ta giải quyết các nan đề trong cuộc sống.
1. Sự vô tín: cố tình trốn chạy khỏi các nan đề của chính mình (Ru-tơ 1:1-5)
Thời điểm: Trong những ngày đó cuộc sống thật không đơn giản chút nào cả: vì suốt thời Các Quan Xét, “Trong lúc đó, không có vua nơi Y-sơ-ra-ên, mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải” (Cac 17:6 Cac 18:1 Cac 19:1 Cac 21:25). Sách Các Quan Xét là câu chuyện kể về dân Y-sơ-ra-ên sống vào một trong những thời kỳ tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại, đó là bản ký thuật về các cuộc phân tranh, tính tàn ác vô nhân đạo, sự bội đạo, các cuộc nội chiến và sự mất phước của dân tộc. Nói về phương diện thuộc linh, ngày nay chúng ta cũng đang sống với tình trạng tương tự như ở sách Các Quan Xét: trong Y-sơ-ra-ên không có vua, và chúng ta cũng vậy cho đến khi Chúa Giê-xu tái lâm.Giống như Y-sơ-ra-ên ngày xưa, nhiều con cái Chúa ngày nay đang sống đời sống vô tín, bất tuân và dĩ nhiên họ không hưởng được phước hạnh gì từ nơi Chúa cả.Dường như có vẻ thật khó tin câu chuyện tình yêu đẹp đẽ này lại có thể diễn ra trong thời kỳ đầy tai ương như thế của lịch sử dân tộc, nhưng thời nay thì có khác gì như vậy? Hiện tại, chúng ta cũng đang đối diện với những rắc rối phức tạp xảy ra trên thế giới và trong chính quốc gia của mình, đối diện với sự suy đồi đạo đức cùng nhiều thứ tồi tệ khác nữa, dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn hằng yêu thương nhân loại hư mất và Ngài tiếp tục tìm kiếm cô dâu. Mặc kệ những sự cảnh báo từ các tin tức truyền thông, báo đài, chúng ta hãy cứ tin chắc rằng Chúa luôn yêu thương thế gian và Ngài muốn cứu rỗi những tội nhân hư mất. Khi bạn nhận biết Đức Chúa Giê-xu Christ chính là Chúa Cứu Thế và là Chúa của đời mình, hì vấn đề thời kỳ không còn quan trọng nữa, và bạn sẽ có mặt trong câu chuyện tình yêu tuyệt vời đó.
Còn sách Ru-tơ là câu chuyện kể về mùa gặt và cũng là chuyện tình yêu. Trong thời kỳ đen tối này của lịch sử Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời vẫn đang tìm kiếm một cô dâu và Ngài đang thu hoạch mùa màng. Chắc chắn, Y-sơ-ra-ên lúc ấy đang phải gặt lấy hậu quả do sự bất tuân của họ đối với Chúa (Ga-la-ti 6:7), tuy nhiên, Đức Chúa Trời lại đang ban bông trái Thánh Linh trên đời sống của Ru-tơ và Na-ô-mi. Ngày nay, Đức Chúa Trời hiện đang đến với mùa gặt và Ngài kêu gọi chúng ta hãy tham gia làm thợ gặt thu hoạch mùa vụ cho Chúa (Giăng 4:34-48). Hiện giờ, “mùa gặt thì trúng nhưng con gặt thì ít” (Lu-ca 10:2).
Nơi chốn: Thật là lạ khi xảy ra nạn đói ở Bết-lê-hem, nơi được người ta mệnh danh là “Nhà bánh”!Trong Kinh Thánh Cựu Ước, sự đói kém thường là chứng cớ trừng phạt của Đức Chúa Trời xảy ra trên dân sự Ngài khi họ dấy loạn chống nghịch Ngài (Lê-vi Ký 26:18-20 Phục truyền 28:15,Phục truyền 28:23-24). Trong thời kỳ Các Quan Xét, Y-sơ-ra-ên lại tái phạm tội lỗi xây bỏ Chúa và quay sang thờ hình tượng của các dân ngoại sống quanh họ; thế là Đức Chúa Trời phải trừng phạt họ (Cac 2:10-19). Những người ngoan đạo sống đời sống tin kính Chúa lại phải chịu khốn đốn vì cớ những kẻ vô đạo, thậm chí ngay tại Bết-lê-hem.
Quyết định: Khi có khó khăn rắc rối nào đó xảy đến trên đời sống chúng ta, thường thì chúng ta sẽ phản ứng theo một trong ba hình thức sau: cam chịu, àm lơ tránh né hoặc thâm nhập vào nan đề ấy. Nếu chúng ta chấp nhận thái độ cam chịu những hoàn cảnh gian truân của mình thì chúng sẽ biến thành ông chủ khống chế chúng ta và khiến chúng ta càng ngày càng có xu hướng trở nên cay đắng. Nếu chúng ta cố tình làm ngơ trốn tránh các nan đề của chính mình thì chúng ta sẽ có thể đánh mất mục tiêu Đức Chúa Trời muốn đạt được trên đời sống chúng ta. Nhưng nếu chúng ta học cách thâm nhập vào những nan đề, hì thay vì trở nên những ông chủ của chúng ta, chắc chắn chúng sẽ biến thành những đầy tớ làm việc cho chúng ta; Đức Chúa Trời thường dùng mọi sự hiệp lại làm ích cho chúng ta và để làm vinh hiển Ngài (Rô-ma 8:28).
Ê-li-mê-léc có quyết định sai khi ông nhất định rời bỏ quê hương. Điều gì khiến ông quyết định sai lầm trầm trọng như thế?
Ê-li-mê-léc đã bước đi bằng mắt thấy chứ không phải bằng đức tin: Áp-ra-ham cũng có quyết định sai lầm như vậy khi ông gặp phải nạn đói tại trong xứ mà ông đã được Chúa hứa ban cho (Sáng Thế Ký 12:1-20). Thay vì chờ đợi Thiên Chúa phán bảo ông sẽ làm việc gì kế tiếp, ông lại chạy trốn sang Ê-díp-tô và rơi vào gian truân. Cho dù chúng ta gặp hoàn cảnh khó khăn, căng thẳng đến đâu đi chăng nữa cũng không thành vấn đề, quan trọng là chúng ta phải nhận biết được đó là nơi tốt nhất và bình an nhất của chúng ta theo ý Chúa. Thật dễ dàng để cùng với Đa-vít nói rằng: “Tôi có nói: Ôi! Chớ chi tôi có cánh như bồ câu, Ắt sẽ bay đi và ở được yên lặng” (Thi Thiên 55:6). Nhưng khôn ngoan hơn khi chúng ta tuyên ra lời hứa của Chúa trong Ê-sai 40:31 và chờ đợi Chúa khiến chúng ta “cất cánh bay cao như chim ưng” sải cánh đức tin bay cao hơn lên trên cả cơn giông bão cuộc đời. Bạn không thể trốn chạy khỏi những nan đề của chính mình
Bạn thường bước đi bởi đức tin bằng cách nào? Bằng cách tuyên ra những lời hứa của Đức Chúa Trời và vâng theo Lời Ngài bất chấp bạn thấy gì, cảm nhận ra sao, hoặc xảy ra bất cứ điều gì. Điều đó có nghĩa là bạn đã tự nguyện kết ước với Chúa và nhờ cậy Chúa hoàn toàn để Ngài lo liệu mọi sự cho bạn. Khi chúng ta sống bởi đức tin, điều ấy sẽ làm vinh hiển Đức Chúa Trời, là bằng chứng cho Ngài giữa thế gian hư mất này và hình thành tính cách Cơ Đốc nhân trên đời sống chúng ta. Chúa đã khẳng định: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin” (Ha-ba-cúc 2:4 Rô-ma 1:17 Ga-la-ti 3:11 Hê-bơ-rơ 10:38 2Cô-rinh-tô 5:7); cho nên khi chúng ta không chịu tin cậy Ngài thì đồng nghĩa với việc chúng ta cho rằng Ngài là kẻ nói dối và sẽ không tôn kính Ngài.
Sự khôn ngoan đời này thường dẫn người ta đến với những hành động điên rồ và những điều sầu não, còn sự khôn ngoan đến từ nơi Chúa thoạt đầu thì trông có vẻ như là ngu dại theo cái nhìn của thế gian nhưng nó sẽ dẫn chúng ta đến với phước hạnh (1Cô-rinh-tô 3:18-20 Gia-cơ 3:13-18). “Khốn thay cho kẻ chính mắt mình coi mình là khôn ngoan, tự mình xét đoán mình là thông sáng!” (Ê-sai 5:21 KJV).
Ê-li-mê-léc trưởng thành về thể xác chứ không trưởng thành về tâm linh: Bất kỳ người chồng người cha nào cũng đều muốn che chở nuôi nấng vợ con và gia đình mình, tuy nhiên người đó ắt sẽ không làm được điều mình muốn đó, một khi anh ta đánh mất ơn phước của Đức Chúa Trời. Lúc Sa-tan gặp Chúa Giê-xu trong đồng vắng, ám dỗ đầu tiên của nó là đề nghị Đấng Christ hãy thỏa cơn đói khát của mình trước rồi hảy làm hài lòng Cha Ngài (Ma-thi-ơ 4:1-4 Giăng 4:34). Một trong những lời nói dối mà ma quỷ ưa thích nhất đó là: “Các ngươi bắt buộc phải sống!”. Nhưng khi chúng ta ở trong Đức Chúa Trời “thì chúng ta sẽ được sống, động và có” (Công vụ 17:28 NIV), và Ngài luôn chăm sóc chúng ta.
Lời làm chứng của Đa-vít thật đáng suy gẫm: “Trước tôi trẻ, ày đã già nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, hay là dòng dõi người đi ăn mày” (Thi Thiên 37:25 NKGV)Khi Phao-lô đối mặt với tương lai khủng khiếp của mình, ông làm chứng rằng: “Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh” (Công vụ 20:24 KJV). Trong những lúc khó khăn, nếu chúng ta tự hi sinh bản thân mình và đặt để ý Chúa lên trên hết (Ma-thi-ơ 6:33) thìchúng ta có thể tin chắc rằng Chúa hoặc sẽ đem chúng ta ra khỏi gian truân đó hoặc sẽ đưa chúng ta vượt qua nó.
Ê-li-mê-léc sợ kẻ thù chứ không sợ Chúa: Ê-li-mê-léc cùng gia đình mình rời bỏ quê hương xứ sở và dân sự Đức Chúa Trời để ra đi đến nơi ở cùng cư dân của kẻ thù cách đó chừng 50 dặm đường. Dân Mô-áp là hậu tự của Lót được sinh dòng nối dõi ra từ sự quan hệ loạn luân của ông với chính người con gái đầu ruột thịt của mình (Sáng Thế Ký 19:30-38), và sau này họ thành kẻ thù của người Do Thái bởi cái cách họ đã đối đãi với Y-sơ-ra-ên trong suốt chuyến hành hương của Y-sơ-ra-ên đi từ Ê-díp-tô đến Ca-na-an (Phục truyền 23:3-6 Dân Số Ký 22:1-25:18). Trong thời Các Quan Xét, Mô-áp đã xâm lược Y-sơ-ra-ên và cai trị dân sự Chúa 18 năm (Cac 3:12-14); vậy tại sao Ê-li-mê-léc lại còn quay sang xin họ giúp đỡ nữa? Họ là một giống dân kiêu ngạo (Ê-sai 16:6) mà Đức Chúa Trời rất khinh bỉ, “Mô-áp là cái chậu nơi ta tắm rửa”, gài đã nói như vậy đó (Thi Thiên 60:8 KJV), hình ảnh của một dân tộc làm công việc đầy nhục nhã xấu xa là đi rửa chân cho những người lính đến xâm lăng xứ họ.
Hậu quả: Tên “Ê-li-mê-léc” có nghĩa: “Đức Chúa Trời của tôi là vua”. Thế nhưng, Đức Chúa Trời không phải là vua trên đời sống của Ê-li-mê-léc, vì ông hoàn toàn loại bỏ Ngài ra khỏi những quyết định của mình. Ông đã thực hiện một quyết định nằm ngoài ý Chúa là ông đã đi tới Mô-áp, việc này dẫn đến một quyết định sai lầm tồi tệ khác là hai con trai ông đã lấy hai người nữ Mô-áp làm vợ. Mạc-lôn cưới Ru-tơ (Ru-tơ 4:10), còn Ki-li-ôn thì cưới Ọt-ba. Dân Do Thái cấm lập gia đình với những người nữ ngoại giáo, đặc biệt là đối với dân Am-môn và dân Mô-áp (Phục truyền 7:1-11 Phục truyền 23:3-6 Nê-hê-mi 13:1-3 E-xơ-ra 9:1-4). Chính những người nữ Mô-áp trong thời Môi-se đã xui giục, dụ dỗ những người nam Do Thái sống sa đọa suy đổi đạo đức và thờ hình tượng; kết cuộc và cũng là hậu quả đã có 24.000 người phải chết (Dân Số Ký 25:1-18).
Ê-li-mê-léc cùng gia đình mình phải trốn khỏi Giu-đa để tránh bị giết, nhưng rốt cuộc cả ba người đàn ông này đều bị chết giống nhau. Gia đình ông xuất hiện ở Mô-áp chỉ để “tạm trú” đỡ mà thôi, ai dè họ đã cư ngụ tại đó đến 10 năm (Ru-tơ 1:4). Khi kết thúc thập kỷ của sự bất tuân đó, tất cả những gì còn lại của gia đình ấy chỉ là ba góa phụ cô đơn cùng ba nấm mồ chôn ba người đàn ông Do Thái tại xứ của người ngoại giáo mà thôi. Ngoài ra chẳng còn gì cả (c.21). Đối với những kẻ vô tín thì thường phải gặt lấy hậu quả đáng buồn như thế.
Chúng ta không thể bỏ chạy khỏi những nan đề của mình. Chúng ta không thể trốn tránh sự thật rằng chúng ta là nguyên do chính đưa đến hầu hết các nan đề của chúng ta, đó là bởi chúng ta có tấm lòng bất tuân và vô tín. “Đa số chúng ta đều thường bắt đầu với những vấn đề nan giải hơn từ bên ngoài nhưng lại quên mất nan đề chính yếu từ bên trong”, Oswald Chambers đã viết như vậy. “ Cần phải nhận biết “nguyên nhân gây ra là bởi từ tâm của mình” trước khi đi giải quyết các nan đề của chính mình…” (trích từ “The Shadow of an Agony” trang 76).
2. Sự dối trá: Cố tình che giấu những lỗi lầm của mình (Ru:1:6-18)
Chúng ta cần xem xét ba lời chứng trong phần này.
Lời chứng của Na-ô-mi (Ru-tơ 1:6-15): Đức Chúa Trời thăm viếng tất cả dân sự Ngài có đức tin tại Bết-lê-hem ngoại trừ người con gái bất tuân này của Ngài ở Mô-áp. Na-ô-mi nghe nói nạn đói không còn nữa, và khi nghe tin tức tốt lành đó bà liền quyết định trở về quê. Khi chúng ta đi trong đường lối Chúa thì chúng ta sẽ luôn luôn có “bánh ăn dư dật” (Lu-ca 15:17 KJV). Nhưng khi dân sự Chúa chỉ nghe nói suông về ơn phước của Ngài mà không nếm trải được gì hết thì thật đáng buồn thay, bởi vì họ không chịu ở trong nơi để Ngài có thể ban phước cho họ.
Cách đây nhiều năm, tôi có dự một buổi nhóm cầu nguyện với một số vị lãnh đạo của “Hội Tuổi Trẻ Sống Cho Christ”, trong số họ có Jacob Stam, em trai của John Stam có vợ tên là Betty đã tử đạo tại Trung Quốc năm 1934. Chúng ta thường cầu xin Chúa ban phước cho công tác chức vụ của mình, và tôi thiết nghĩ rằng từ vựng “ban phước” đã được dùng này chiếm rất nhiều thì giờ khi chúng ta cầu nguyện. Còn Jacob Stam thì cầu nguyện như vầy: “Kính lạy Chúa! Chúng con nài xin Ngài ban phước cho tất cả mọi sự; tuy nhiên chúng con cầu xin Ngài khiến chúng con trở nên có phước”. Giá mà Na-ô-mi có mặt trong buổi nhóm cầu nguyện đó thì chắc hẳn bà đã phải thú nhận rằng: “Chúa ơi! Con là người thật vô phước!”
Hễ khi nào chúng ta bất tuân với Chúa và xa lìa đường lối Ngài, thì chúng ta phải xưng tội mình ra và đồng thời quay trở lại trong nơi phước hạnh. Áp-ra-ham phải rời khỏi Ai Cập trở về chỗ bàn thờ mà ông rời bỏ trước đó (Sáng Thế Ký 13:1-4), còn Gia-cốp thì phải quay lại Bê-tên (Sáng Thế Ký 35:1). Các tiên tri cũng thường nhắc đi nhắc lại điều này với dân sự Chúa, khuyên họ hãy từ bỏ tội lỗi mình và trở lại cùng Đức Chúa Trời. “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào” (Ê-sai 55:7).
Na-ô-mi có quyết định đúng, nhưng động cơ của bà thì sai hoàn toàn. Trước hết bà quan tâm đến cái ăn chứ không phải quan tâm đến việc thờ phượng Chúa. Bạn không hề nghe bà xưng tội mình ra với Đức Chúa Trời và cũng chẳng thấy bà cầu xin Ngài tha thứ gì cả. Bà trở về quê cũ chứ không phải trở về với Thiên Chúa.
Na-ô-mi còn sai phạm khi quyết định: Không cho hai con dâu của bà đi cùng bà. Nếu đúng là Na-ô-mi đi đến Bết-lê-hem là nơi Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật đang được thờ phượng, thì bà nên để cho Ọt-ba với Ru-tơ đi cùng mới phải. Đáng lý ra bà phải nói với họ như điều mà Môi-se đã từng nói với anh vợ mình thế này: “Chúng tôi đi đến xứ mà Đức Giê-hô-va có phán rằng: Ta sẽ ban xứ đó cho các ngươi. Xin anh hãy đi cùng chúng tôi, chúng tôi sẽ đãi anh tử tế vì Đức Giê-hô-va có hứa ban ơn cho dân Y-sơ-ra-ên” (Dân Số Ký 10:29 KJV). Đằng này, bà lại cố thuyết phục hai người đàn bà kia hãy quay lại với gia đình họ và trở về với các thần của họ.
Tại sao một người nữ Do Thái tin Chúa, là con cháu Áp-ra-ham lại đi khuyến khích hai người nữ ngoại đạo trở về thờ lạy những thần tượng giả dối như thế? Có lẽ tôi phán đoán sai, nhưng tôi vẫn có ấn tượng rằng Na-ô-mi không hề muốn dắt Ọt-ba với Ru-tơ đi cùng tới Bết-lê-hem, bởi vì họ là những bằng chứng sống cho thấy bà với chồng bà đã để cho hai con trai mình lấy vợ là người ngoài giao ước của dân tộc. Mặt khác, Na-ô-mi đang cố tình che giấu sự bất tuân của mình. Nếu bà trở về Bết-lê-hem một mình thì sẽ không ai biết gia đình bà đã không tuân giữ Luật Pháp Môi-se.
“Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn
Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót.” (Ch 28:13 NKJV).
Khi chúng ta cố tình che giấu tội lỗi mình, thì đó chính là bằng chứng cho thấy chúng ta đã không thực sự đối mặt với chúng một cách thành thật và không xử lý chúng theo Lời Chúa dạy. Sự ăn ăn thật có liên quan đến sự xưng tội thật lòng và sự tan vỡ tấm lòng. “Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương:Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17). Thay vì tan vỡ tấm lòng với Chúa, Na-ô-mi lại trở nên cay đắng.
Bi kịch ở đây là Na-ô-mi đã không hề ra mắt Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên theo cách thức nào đó mà bà có thể. Trong Ru-tơ 1:13, bà cho rằng Đức Chúa Trời đã gây ra nỗi sầu thảm đớn đau cho cả bà cùng hai con dâu bà, “Không, ỡi chúng con, nỗi sầu thảm của mẹ cay đắng muôn phần hơn của chúng con, vì tay của Đức Giê-hô-va đã giơ ra hại mẹ” (c.13 NIV). Nói cách khác, ý bà muốn bảo rằng: “Mẹ thật đáng đời khi bị thử thách như thế này, các con còn ở lại với mẹ làm chi nữa? Ai mà biết được Đức Giê-hô-va sẽ còn để xảy ra những gì cho mẹ nữa đây?”. Nếu Na-ô-mi đang cùng bước đi với Chúa, thì chắc hẳn bà đã thu phục được Ọt-ba đưa nàng đến với niềm tin nơi Chúa và mang hai món quà ân điển về quê nhà ở Bết-lê-hem.
Lời chứng của Ọt-ba (Ru-tơ 1:11-14): Lúc đầu hai nàng dâu này đi cùng Na-ô-mi (c.7), nhưng sau đó bà khuyên họ đừng đi theo bà nữa. Thậm chí bà còn cầu nguyện cho họ rằng (c.8-9) xin Đức Chúa Trời đối đãi tử tế với họ và chúc họ tìm được người chồng mới đem lại cho họ sự bình yên tĩnh dưỡng sau bao nỗi đau thương sầu não đã xảy ra với họ. Nhưng những lời cầu nguyện của con cái Chúa đã bị sa ngã phạm tội thì có giá trị gì? “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, Ắt Chúa chẳng nghe tôi” (Thi Thiên 66:18) Na-ô-mi khuyên Ọt-ba và Ru-tơ quay về nhà họ đến ba lần (Ru-tơ 1:8,Ru-tơ 1:11-12).
Khi thấy họ còn lưỡng lự, Na-ô-mi bắt đầu viện lý do thuyết phục họ: “Mẹ đã quá già rồi thì làm sao có thể lấy chồng được nữa để tạo lập nên gia đình khác cơ chứ?”, bà đã nói như vậy. “ Và mẹ cũng không thể có con có cái gì nữa, chẳng lẽ các con phải lãng phí thời gian thêm nhiều năm chờ chúng lớn lên hay sao? Các con nên trở về nhà mẹ ruột của mình cùng với gia đình sum vầy và tiếp tục vui hưởng cuộc sống”.
Trong hai nàng dâu thì Ọt-ba là người yếu đuối hơn. Cô muốn trở về Bết-lê-hem cùng với Na-ô-mi, cô hôn bà, khóc lóc với bà nhưng rốt cuộc cô đã không ở lại với bà. Cô “chẳng cách xa nước Đức Chúa Trời” (Mác 12:34 NIV), thế nhưng cô quyết định sai nên đã trở về nhà mình. Ọt-ba hôn mẹ chồng nàng nhưng chúng ta không biết nàng có tình cảm thật lòng đối với bà hay không nữa: vì quyết định nàng đưa ra chứng minh rằng tâm tư tình cảm của nàng đã hướng về quê nhà là nơi nàng hy vọng sẽ tìm cho mình một người chồng khác nào đó. Ọt-ba rời khỏi khung cảnh của câu chuyện ấy và từ đó trở đi Kinh Thánh không hề nhắc đến nàng lần nào nữa.
Lời chứng của Ru-tơ (Ru-tơ 1:15-18): Na-ô-mi thì cố tình che giấu; Ọt-ba lại quyết tâm từ bỏ, còn Ru-tơ thì sẵn sàng đứng lên đương đầu với cuộc sống! Cô quyết không nghe theo lời khuyên của mẹ chồng và không làm theo gương xấu của người em bạn dâu kia. Tại sao vậy? Tại vì cô thực sự muốn đến tin cậy, nương dựa nơi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên (Ru-tơ 2:12) Cô vừa phải nếm trải gian truân, thử thách và thất vọng, nản lòng biết bao, thế nhưng cô không hề oán trách hay đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ô tin cậy Ngài và không hổ thẹn xưng nhận đức tin của mình. Bất chấp gương xấu của người mẹ chồng bất tuân, Ru-tơ vẫn quyết tìm kiếm, nhận biết Đức Chúa Trời hằng sống chân thật; cô muốn được ở với dân sự Chúa và cùng cư ngụ trong đất của Ngài.
Sự trở lại đạo của Ru-tơ là bằng chứng về ân điển thật lạ lùng, kỳ diệu của Thượng Đế, vì cách duy nhất giúp tội nhân có thể được cứu là nhờ ân điển (Ê-phê-sô 2:8-10). Cho dù bị nhiều trở lực bên trong và chung quanh ngăn cản niềm tin của Ru-tơ, tuy nhiên nàng vẫn một mực tin cậy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Nền tảng dân tộc cũng gây trở ngại cho Ru-tơ trong vấn đề niềm tin bởi vì nàng xuất thân từ Mô-áp là dân thờ cúng thần Kê-móc (Dân Số Ký 21:29 1Các vua 11:7,1Các vua 11:33) vị thần tiếp nhận những của lễ dùng con người làm vật sinh tế (2Các vua 3:26-27) và xui cho người ta sống bại hoại, suy đồi đạo đức (Dân Số Ký 25:1-18). Hoàn cảnh của Ru-tơ đã gây cản trở, khó khăn cho cô rất nhiều và đáng lý ra vì hoàn cảnh ấy cô sẽ oán trách Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên và cay đắng lắm. Trước hết, cha chồng cô chết, tiếp theo chồng cô với anh chồng cũng chết luôn; và bây giờ còn lại mình cô góa bụa không nơi nương tựa. Nếu quả thật Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã đối đãi với dân sự Ngài như vậy, thì tại sao giờ đây cô còn theo Ngài làm chi nữa?
Ru-tơ hết lòng yêu thương mẹ chồng mình, dẫu vậy, Na-ô-mi vẫn không ủng hộ cô; vì vậy bà thúc hối cô trở về nhà cha mẹ ruột mình với các thần của cô ở Mô-áp. Vì Ê-li-mê-léc và Mạc-lôn giờ đây đã qua đời, cho nên theo phương diện luật pháp thì Ru-tơ phải ở dưới sự bảo hộ của Na-ô-mi; và cô phải vâng lời khuyên dạy của mẹ chồng mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã can thiệp vào và khoan dung độ lượng cứu rỗi Ru-tơ bất chấp mọi trở lực đó, “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài” (1Ti-mô-thê 3:5 NKJV). Đức Chúa Trời thường lấy làm vui thích bày tỏ lòng thương xót Ngài ra (Mi-chê 7:18) đối với những người vô năng, yếu đuối hèn mọn nhất trong những nơi tưởng chừng như không thể. Đây là ân huệ kỳ diệu của Thiên Chúa “Đấng muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật” (1Ti-mô-thê 2:4 KJV).
Lời Ru-tơ nói trong Ru-tơ 1:16-17 là một trong những lời thú nhận có ý nghĩa quan trọng nhất được tìm thấy trong Kinh Thánh. Trước hết, Ru-tơ thú nhận nàng rất yêu thương Na-ô-mi và nàng muốn chung sống với mẹ chồng mình đến trọn đời. Kế tiếp, Ru-tơ xưng nhận nàng có niềm tin nơi Đức Chúa Trời hằng sống chân thật và quyết định thờ lạy Ngài. Ru-tơ đã lìa cha mẹ mình (Ru-tơ 2:11) để đến dính díu với Na-ô-mi và Thượng Đế của dân tộc bà. Ru-tơ cương quyết đi cùng Na-ô-mi (Ru-tơ 1:18) về sống ở Bết-lê-hem với dân tộc của giao ước Đức Chúa Trời.
Nhưng Luật Pháp Chúa có nói rằng: “Dân Am-môn và dân Mô-áp sẽ không được phép vào hội Đức Giê-hô-va, dầu đến đời thứ mười cũng chẳng hề bao giờ vào được” (Phục truyền 23:3 NKJV). Điều này có nghĩa là sự loại trừ vĩnh viễn. Vậy Ru-tơ sẽ vào được hội Đức Giê-hô-va bằng cách nào? Bằng cách Ru-tơ tin vào ân điển của Đức Chúa Trời và giao phó chính mình cho Ngài hoàn toàn để hưởng ơn thương xót của Ngài. Luật Pháp loại trừ chúng ta ra khỏi gia đình Đức Chúa Trời, nhưng ân điển Ngài sẽ kể chúng ta vào đó nếu chúng ta đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế.
Khi bạn đọc gia phả Chúa Giê-xu Christ trong Ma-thi-ơ 4, bạn sẽ thấy tên 5 người nữ thì trong số đó có đến 4 người có lắm vấn đề lôi thôi: Ta-ma phạm tội loạn luân với cha chồng (Sáng Thế Ký 38:3) Ra-háp vốn là một kỹ nữ ngoại giáo (Giô-suê 2:5) Ru-tơ là người nữ Mô-áp ngoại giáo vô gia cư, bị xã hội ruồng bỏ (Ru-tơ 1:5) và còn “vợ của U-ri” là một người đàn bà phạm tội tà dâm (2Sa-mu-ên 11:6). Vậy họ trở thành phần tử của gia đình Đấng Mết-si-a là nhờ cách gì thế? Nhờ ân điển lạ lùng và lòng thương xót của Đức Chúa Trời! Ngài là “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (2Phi-e-rơ 3:9 NKJV). (Ma-ri là người nữ thứ năm trong gia phả này, bà được kể vào đó nhờ ân điển của Đức Chúa Trời và bởi đức tin của bà. (Lu-ca 1:26-56).
3. Sự cay đắng: Đổ lỗi cho Đức Chúa Trời đã gây ra gian truân hoạn nạn cho chúng ta (Ru-tơ 1:19-22)
Có lẽ hai góa phụ này đã đến viếng ba ngôi mộ ba người thân yêu của họ lần cuối cùng trước lúc họ rời Mô-áp. Sau đó họ tự kết ước với Thượng Đế và bắt đầu bước vào đời sống mới. Thật lý thú để biết được Na-ô-mi và Ru-tơ đã nói gì về chuyến đi của họ từ Mô-áp đến Bết-lê-hem. Có phải Na-ô-mi đã dạy cho đứa con dâu này của bà biết một vài giáo huấn căn bản của lụât Môi-se không? Có phải Ru-tơ đã hỏi mẹ chồng mình về vấn đề niềm tin của người Do Thái, ề dân tộc Do Thái và về quê hương mới của nàng ở Bết-lê-hem chăng? Chúng ta không biết Na-ô-mi trả lời cô thế nào giữa lúc bà đang cay đắng và nao núng đức tin nơi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên như vậy.
Na-ô-mi rời khỏi quê hương 10 năm qua, và nhiều phụ nữ ở đó rất ngạc nhiên khi thấy họ trở về (trong c.19, đại từ “họ hỏi” thuộc giống cái). Họ hỏi: “Có phải là Na-ô-mi chăng?” cho thấy họ vừa ngạc nhiên vừa hoang mang. Tên gọi “Na-ô-mi” có nghĩa là “sự ngọt ngào”, nhưng lúc bấy giờ bà đang sống không đúng như ý nghĩa của tên ấy.Bà không phải là Na-ô-mi mà họ đã quen biết trước đó 10 năm. Mười năm đầy khó khăn gian khổ của bà ở Mô-áp cùng những nỗi sầu não đau thương mất mát đã bào mòn đi dáng vẻ và tính cách của bà. Thay vì làm cho bà trở nên tốt hơn, những thử thách cuộc đời lại khiến bà càng thêm cay đắng hơn, là ý nghĩa của từ “mara”.
Chúng ta không thể kiểm soát được những tình huống xảy ra trong cuộc sống mình, nhưng chúng ta có thể biết cách ứng phó với chúng. Đó là tất cả những gì mà chúng ta muốn nói về đức tin, tức là dám tin vào điều Đức Chúa Trời đang hành động trên mọi sự vì cớ ích lợi của chúng ta, cho dù chúng ta không cảm thấy như vậy hay là như thể không thấy gì xảy ra cả. “phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18) là điều không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng làm được, nhưng nếu chúng ta thực hiện được mạng lịnh này thì đó là phương thuốc trị độc hữu hiệu nhất giúp chúng ta loại bỏ được sự cay đắng và thái độ hay chỉ trích người khác. George H. Morrison một diễn giả người Scottish nói rằng, “9/10 trong số chúng ta thường có thái độ không vui là do tính ích kỷ của chúng ta mà ra, đó là đức tính xấu xa rất đáng hổ thẹn khi chúng ta đứng trước mặt Chúa”. Bởi vì Na-ô-mi đã bị tính ích kỷ nhỏ mọn giam hãm khống chế, cho nên bà trở nên cay đắng đối với Đức Chúa Trời.
Đầu tiên, bà kết tội Chúa đã gây ra nỗi cay đắng cho bà (Ru-tơ 1:20). Bà cùng chồng rời Bết-lê-hem đi đến Mô-áp sống đời sống nghèo túng khó khăn ở đó, nay lại trở về quê cũ mà không có gì cả. Giờ đây bà trở thành người đàn bà tay trắng, không nhà không cửa cùng với một tấm lòng trống rỗng. Bởi vì bà không chịu đầu phục Thượng Đế và không chịu chấp nhận sự sửa phạt vì lòng yêu thương của Ngài, cho nên bà không kinh nghiệm được “bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập” (Hê-bơ-rơ 12:11).
Bà cho biết Đức Chúa Trời không chỉ gây cay đắng cho bà mà Ngài còn đem tai họa, hoạn nạn đến cho bà nữa (Ru-tơ 1:21). Có đúng là Na-ô-mi đang xưng tội mình ra, thừa nhận rằng bà và gia đình bà đã phạm tội vì đã đi đến Mô-áp không? Có phải Na-ô-mi nói bóng gió rằng gia đình bà gặp tất cả những tai ương bất hạnh như vậy thì thật là đáng đời không? Na-ô-mi gọi Đức Chúa Trời là “Đấng Toàn Năng” hai lần, theo tiếng Hê-bơ-rơ là Ên Sa-đai (El Shaddai)nghĩa là “ Đấng nắm hết mọi quyền lực” (c.20-21). Đúng là phải nhận biết danh Đức Chúa Trời và ý nghĩa của danh Ngài để tin cậy vào danh ấy, để Ngài hành động trong những tình huống, hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống chúng ta. “Hỡi Đức Giê-hô-va, phàm ai biết danh Ngài sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài. Vì Ngài chẳng từ bỏ kẻ nào tìm kiếm Ngài” (Thi Thiên 9:10, KJV). Na-ô-mi vốn có biết rõ danh Chúa, dẫu vậy bà đã không hành động bằng đức tin.
Nhưng Na-ô-mi có nghèo túng thực sự không? Hoặc bà có đang thổi phồng hay cường điệu quá mức hoàn cảnh của bà bởi vì bà đang yếu đuối thể xác và đau đớn tâm hồn? Giá như bà nghĩ đến nguồn an ủi từ Chúa thì có lẽ bà đã được khích lệ rất nhiều.
Thứ nhất, bà còn có sự sống và đây là món quà quý báu đến từ Đức Chúa Trời món quà mà chúng ta vẫn thường cho rằng đó là điều hiển nhiên. Na-ô-mi để lại Mô-áp ba nấm mồ, nhưng Đức Chúa Trời với sự nhân từ Ngài đã giữ lại mạng sống bà và đem bà trở về Bết-lê-hem. “Đừng sợ mất sự sống mình là sự rồi đây sẽ không còn nữa”, John Henry Newman nói, “nhưng điều đáng sợ hơn là sẽ không bao giờ có được sự bắt đầu”. Na-ô-mi nghĩ rằng đời bà thế là hết, uy nhiên thử thách gian truân của bà thì thực sự mới bắt đầu. Bà sắp sửa đánh mất đức tin và hy vọng của mình, nhưng Đức Chúa Trời đã dành sẵn một chương trình khác cho bà!
Na-ô-mi không những còn có sự sống mà bà còn có cơ hội nữa.Bà còn có nhiều bạn bè chung quanh, tất cả mọi người đều muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho bà. Bước đầu, sự sầu não và nỗi đắng cay đã cô lập bà với cộng đồng, nhưng dần dần tình hình đã thay đổi. Thay vì ngồi đó buồn bã ngó vào bức tường, bà quyết định nhìn ra cửa sổ; sau đó bà đứng lên bước ra mở cửa! Khi màn đêm buông xuống tối tăm nhất, nếu chúng ta ngước nhìn lên, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những vì sao. Một trong những điều an ủi Na-ô-mi nhiều nhất lúc này chính là Ru-tơ cô con dâu của bà. Đúng vậy, Ru-tơ là người đã được Đức Chúa Trời dùng và ban phước cho hết cả những người còn lại trong sách này; vì Ru-tơ là một phụ nữ biết tin cậy Chúa và đầu phục Ngài hoàn toàn. Na-ô-mi sớm nhận ra rằng Thượng Đế đã đưa tay ra ban phước trên người thiếu phụ trẻ này và rồi đây Ngài sẽ thực hiện những điều vĩ đại qua sự vâng lời của cô ấy.
Nhưng trên hết mọi sự, Na-ô-mi vẫn còn có Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Đức Giê Hô Va được đề cập khoảng 25 lần trong quyển sách ngắn ngủi này, bởi vì Ngài là Diễn Viên Chính của vở kịch này, ặc cho Na-ô-mi có nhận ra được điều đó hay không. “ Tôi tin quyết nơi Đức Chúa Trời là Đấng Thánh”, Tổng thống Woodrow Wilson nói, “Nếu không như vậy, tôi nghĩ là tôi là người không khôn ngoan chút nào. Vì nếu không có Chúa thì thế giới này chắc chắn sẽ loạn lên mất, sẽ vô cùng rối rắm hỗn độn không biết đâu mà lần!”. Khi chúng ta kính sợ Chúa, chúng ta sẽ không cần phải lo sợ điều gì nữa. Vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời, trong cơn hấp hối, John Wesley nói rằng, “Điều tuyệt vời nhất là Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta!” Chúa không chỉ ở với chúng ta mà thôi, mà Ngài còn vùa giúp chúng ta nữa; và “Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? ” (Rô-ma 8:31 KJV).
Mùa thu hoạch lúa mạch đến và cũng là lúc hai góa phụ kia trở về Bết-lê-hem, là thời điểm dân chúng bày tỏ sự vui mừng ngợi khen Đức Chúa Trời về sự nhân từ Ngài. Lúc ấy đang là mùa xuân, thời kỳ của sự sống mới và sự bắt đầu mới. Alexander Whyte thường bảo giáo đoàn truyền giáo Edinburgh rằng đời sống Cơ Đốc nhân đắc thắng là “một chuỗi những sự khởi đầu mới”, và ông đã nói đúng. Na-ô-mi sắp sửa bước vào sự khởi đầu mới; vì đối với Đức Chúa Trời, không bao giờ là quá trễ để bắt đầu lại.
Bạn có tin rằng Đức Chúa Trời rất ủng hộ cho sự bắt đầu mới của bạn không? Cuối cùng, hi Đức Chúa Trời đứng về phía bạn, sự yên ủi sẽ đến với bạn gấp bội phần so với những gánh nặng bạn đang mang.
Thôi, đừng có dán mắt vào bức tường nữa, nhưng, bởi đức tin, hãy đứng dậy mở cửa ra nhìn về ngày mai tươi mới.
2. TÍNH VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NHỮNG ĐIỀU NÀY (Ru-tơ 2:1-23)
(Chuyện kể rằng Bô-ô có được tình yêu bất ngờ, còn Ru-tơ thì được tràn ngập ân điển)
Trước khi Thượng Đế làm thay đổi hoàn cảnh của chúng ta, gài muốn biến đổi tấm lòng chúng ta trước. Nếu hoàn cảnh chúng ta được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì con người chúng ta sẽ vẫn như cũ, sau đó chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mục đích Chúa giúp đỡ chúng ta không phải để chúng ta cảm thấy được dễ chịu, thoải mái hơn nhưng nhằm an ủi chúng ta, “để nên giống như hình bóng Con Ngài” (Rô-ma 8:29).Tính cách trở nên giống Đấng Christ là mục đích thánh của Đức Chúa Trời mong muốn được hình thành ở mỗi con cái Ngài.
Na-ô-mi cay đắng với Chúa, còn Ru-tơ thì sẵn lòng để cho Ngài thực hiện ý muốn Ngài trên đời sống cô; vì vậy Đức Chúa Trời bắt đầu hành động bởi lòng thương xót đối với Ru-tơ. Chắc hẳn Ru-tơ sẽ tác động đến Na-ô-mi, au đó Chúa sẽ khiến xảy ra công việc lạ lùng để cuối cùng đưa đến sự giáng thế của Con Đức Chúa Trời. Ru-tơ và Na-ô-mi không hề nghĩ rằng họ sẽ là một phần trong kế hoạch đời đời mà Thiên Chúa đã hứa với Áp-ra-ham sẽ thực hiện rằng dòng giống của ông sẽ đem phước hạnh đến cho toàn cầu (Sáng Thế Ký 12:1-3). Câu chuyện Ru-tơ bắt đầu bằng cái chết của một người chồng và kết thúc bằng sự sinh nở một em bé. Những dòng lệ đau thương của Ru-tơ nay biến thành niềm vui chiến thắng.
Nếu chúng ta muốn Thượng Đế hành động trên đời sống, trên những hoàn cảnh của chúng ta và hoàn tất các mục đích bởi sự nhân từ Ngài, thì bản thân chúng ta phải thực hiện một số điều kiện nào đó. Những điều kiện đó được nói đến rất rõ qua những kinh nghiệm, từng trải của Ru-tơ trong phân đoạn Kinh Thánh này.
1. Chúng ta phải sống bởi đức tin đặt nơi Chúa (Ru-tơ 2:1-3)
Có một câu danh ngôn La-tinh nói rằng: “Trời giúp chúng ta không phải để chúng ta chẳng làm chi cả”. Vì Ru-tơ không phải là loại người thích ăn không ngồi rồi, cho nên cô xin phép được đi ra đồng mót lúa về đặng có cái ăn. Đây là bước đi đức tin của Ru-tơ dựa trên nền tảng mạng lịnh của Đức Chúa Trời ghi trong Luật Pháp (Lê-vi Ký 19:9-10 Lê-vi Ký 23:22 Phục truyền 24:19-22). Hễ khi nào gặt lúa, dân sự Đức Chúa Trời đều phải nhớ đến người nghèo và chừa phần lúa sót lại trên ruộng cho họ mót. Xét cho cùng, Đức Chúa Trời là Đấng ban cho con người mùa gặt, cho nên Ngài có quyền bảo người ta phải biết cách xử lý mùa gặt đó như thế nào.
Sự tồn tại của luật lệ này là một bằng chứng cho thấy Chúa có lòng quan tâm đến người nghèo giữa vòng dân sự. Dân tộc được Chúa chỉ dạy phải biết cách đối đãi rời rộng (Lê-vi Ký 19:9-10) và cư xử khoan dung độ lượng, hợp tình hợp lý đối với người nghèo (Xuất Ê-díp-tô 23:3,Xuất Ê-díp-tô 23:6 Lê-vi Ký 19:15 Ch 22:22-23). Đức Chúa Trời còn quan tâm đến những người góa bụa, vì phần lớn trong số họ rất nghèo, do đó Ngài bảo dân sự phải chăm sóc họ (Xuất Ê-díp-tô 22:22-24 Ê-sai 10:1-2). Ru-tơ không những là một goá phụ mà còn là một ngoại kiều. Bởi vậy, cô có đủ quyền tìm kiếm Đức Chúa Trời xin Ngài giúp đỡ, chu cấp, Ngài là Đấng “bào chữa công bình cho kẻ mồ côi và người góa bụa, thương người khách lạ, ban đồ ăn và áo xống cho người ” (Phục truyền 10:18, IV).
Sống bởi đức tin có nghĩa là nắm lấy lời hừa của Đức Chúa Trời và hành động dựa trên những lời hứa ấy, bởi vì “đức tin không có việc làm thì chết” (Gia-cơ 2:20, NKJV). vì Ru-tơ tin quyết rằng Thượng Đế rất yêu thương cô, sẽ chu cấp cho cô cho nên cô quyết định đi đến cánh đồng nào đó để mót lúa. Đây là hành động hoàn toàn bởi đức tin, vì bản thân cô là một người lạ, cô lại không biết ai là chủ của các ô ruộng lúa nối tiếp nhau tạo thành những cánh đồng lúa đó. Mỗi ô ruộng đều có đường biên bao quanh làm ranh giới, hưng không có hàng rào nào cả và cũng không có bất cứ dấu hiệu nào ghi tên của từng gia đình chủ ruộng như chúng ta thấy ở các nông trại ngày nay. Hơn nữa, là một phụ nữ và là người từ xứ khác đến, Ru-tơ sẽ dễ dàng bị người ta ăn hiếp, ấn công; cho nên đi đến đâu cô cũng phải hết sức thận trọng.
Bô-ô bắt đầu bước vào câu chuyện từ chỗ này (Ru-tơ 2:1,Ru-tơ 2:3), ông có bà con với Ê-li-mê-léc, ông vốn là một người “có quyền thế và giàu”trong cộng đồng xã hội lúc bấy giờ. Tên của ông có nghĩa là “sức mạnh nội tại”.Nhờ sự phù hộ của Đức Chúa Trời, Ru-tơ đã đến mót lúa trong phần ô ruộng thuộc sở đất của Bô-ô. Câu chuyện ghi rằng Ru-tơ “đã tình cờ” (“té ra may cho nàng”) đến chỗ ô ruộng ấy, tuy nhiên ấy không phải là tình cờ đâu. Thượng Đế đã đưa dẫn từng bước chân của nàng đi đến đó, “Khi đương đi, Đức Giê-hô-va dẫn dắt tôi đến nhà anh em của chủ tôi vậy” (Sáng Thế Ký 24:27 KJV). Hành động vùa giúp, phù hộ của Chúa trên đời sống chúng ta vừa lý thú lại vừa bí ẩn. Chúa thường hành động phối hợp với chúng ta (Mác 16:20), trong chúng ta (Phi-líp 2:12-13), ì cớ chúng ta (Rô-ma 8:28) và để hoàn thành những mục đích bởi ân điển của Ngài. Chúng ta hãy cầu nguyện, tìm kiếm ý chỉ của Ngài, và chúng ta hãy quyết định (đôi khi cũng có những quyết định sai lầm); nhưng Đức Chúa Trời sẽ bố trí các biến cố, sự kiện và dẫn dắt con cái Ngài có thiện chí. Trong một sự hiện thấy lạ lùng, tiên tri Ê-xê-chi-ên thấy công trình trợ giúp, phù hộ của Đức Chúa Trời được mô tả như cái ngai ngự trên “bầu trời” chạy tới chạy lui “kiểu như là bánh xe trong bánh xe” vậy (Ê-xê-chiên 1:1-28). bạn không tài nào lý giải nổi điều đó có nghĩa gì, nhưng nhờ Đức Chúa Trời bạn có thể tin cậy nó và nương dựa vào nó!
2. Chúng ta phải sống bởi ân điển Ngài (Ru-tơ 2:4-16)
Sáng hôm ấy, Ru-tơ bắt đầu ra đồng mót lúa, cô tìm xem có ai đó sẽ cho cô ân huệ (c.2,10,13). Ân huệ là đặc ân dành cho ai đó vốn không xứng đáng được nhận lãnh và cũng không thể tìm được. Là một phụ nữ, lại là góa phụ ngoại bang nghèo, Ru-tơ chắc chắn chẳng dám đòi hỏi gì ở ai hết. Cô là người ở dưới đáy xã hội thời bấy giờ.
Ống dẫn lưu ân huệ ấy đến cho Ru-tơ chính là Bô-ô. Thật tuyệt vời biết bao khi biết rằng Đức Chúa Trời vẫn còn có những người tốt sống trong thời kỳ xấu đầy tối tăm! Nếu bạn chỉ biết nội phần ký thuật về điều này trong sách Các Quan Xét, có lẽ bạn sẽ kết luận rằng người công bình nhân đức thì lại thường bị tàn diệt khỏi thế gian (Thi Thiên 12:1-2 Ê-sai 57:1 1Các vua 19:10 Mi-chê 7:2). Tuy nhiên vẫn còn có những người như Bô-ô có sự nhận biết Đức Chúa Trời, hết lòng tìm kiếm Ngài và vâng theo ý chỉ Ngài. Bô-ô luôn có lòng quan tâm đến các công nhân của mình và mong muốn họ cũng được nhận hưởng ơn phước Chúa (Ru-tơ 2:4).
Vừa khi chào đón các công nhân của mình đến làm việc trên đồng, Bô-ô phát hiện ra liền có một người lạ trông dáng vẻ thật đáng yêu cũng có mặt trong số họ. Tôi có ấn tượng rằng Bô-ô đã đem lòng yêu mến Ru-tơ ngay từ cái nhìn đầu tiên; vì kể từ giây phút đó, Bô-ô cứ hay để ý đến nàng chứ chẳng để tâm gì đến vụ thu hoạch nữa.Mặc dù là người nước ngoài, nhưng Ru-tơ vẫn là một thiếu phụ trẻ duyên dáng xinh đẹp gây cho cánh đàn ông trẻ ở thị trấn đó chú ý (Ru-tơ 3:10). Ru-tơ 2:11 cho biết Bô-ô trước đó có nghe nói về Ru-tơ rồi, nhưng đến giờ ông mới gặp mặt.
Một lần nữa, húng ta rất đỗi ngạc nhiên về sự tể trị và phù hộ này của Đức Chúa Trời. Chúa dẫn Ru-tơ đến đồng lúa của Bô-ô, sau đó Ngài lại đưa Bô-ô đến thăm ruộng mình trong lúc Ru-tơ đang còn ở đó. Lúc Bô-ô đến nơi, có lẽ Ru-tơ đang nghỉ giải lao trong ngôi nhà tạm mà Bô-ô dùng cho công nhân làm chỗ nghỉ ngơi tạm; hoặc có thể cô đã cảm thấy mệt nhoài nên vội trở về nhà với Na-ô-mi. Khi chúng ta giao phó đời sống mình cho Chúa, thì những gì xảy đến với chúng ta đều do có ý định của Ngài chứ không hề bởi sự ngẫu nhiên. Ru-tơ đang là một góa phụ ngoại bang nghèo, nhưng Thượng Đế vẫn chuẩn bị tạo ra một mối quan hệ mới cho cô để làm thay đổi hoàn cảnh của cô.
Các học giả xem Bô-ô như là hình ảnh Chúa Cứu Thế Giê-xu trong mối quan hệ Ngài với cô dâu là Hội Thánh Ngài. Tương tự Ru-tơ, tội nhân bị hư mất là những người ở bên ngoài gia đình của giao ước Đức Chúa Trời, trong tay không có thứ gì cả và không dám đòi hỏi sự thương xót của Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời chủ động tìm đến giúp đỡ, hù hộ, chỉ cho chúng ta con đường dẫn vào gia đình Ngài thông qua đức tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, (Ê-phê-sô 2:10-22). Tôi sẽ bàn đến mối liên hệ này rõ hơn ở chương kế tiếp và xem xét kỹ về “người bỏ tiền chuộc bà con” này.
Bây giờ chúng ta hãy chú ý đền những chứng cớ về ân điển của Đức Chúa Trời thể hiện qua mối quan hệ giữa Bô-ô với Ru-tơ:
a. Bô-ô chủ động (Ru-tơ 2:8):
Ân điển có nghĩa là Đức Chúa Trời tự động đến giúp đỡ chúng ta trước, không phải vì chúng ta xứng đáng được như vậy, nhưng vì Ngài yêu chúng ta và mong muốn chúng ta thuộc về Ngài, “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước” (1Giăng 4:19 NKJV). Đức Chúa Trời chủ động cứu rỗi chúng ta khi chúng ta bị chết mất tâm linh (Ê-phê-sô 2:1-10), không còn sức lực nữa (Rô-ma 5:6), là những tội nhân (Rô-ma 5:8), là là kẻ thù nghịch lại Ngài (5:10). Sự cứu rỗi không phải là cách giải quyết đến sau của Đức Chúa Trời mà là kế hoạch Chúa đã lập từ trước vô cùng chuẩn bị cho tương lai đời đời. Chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng Bô-ô vì yêu mến Ru-tơ cho nên những bước đầu tiên của ông cần làm cho nàng là đáp ứng những nhu cầu của nàng.
b. Bô-ô trò chuyện với Ru-tơ (Ru-tơ 2:8):
Chính Bô-ô mở lời nói chuyện với Ru-tơ trước, vì Ru-tơ không dám trò chuyện với ai cả, đặc biệt đối với một người lạ và còn là “ông chủ của đồng lúa” đang được thu hoạch đó nữa. Một góa phụ ngoại bang lấy tư cách gì mà dám nói chuyện với một người có quyền có thế như Bô-ô cơ chứ? Tuy nhiên Bô-ô đã cắt ngang cuộc trò chuyện với viên quản đốc để bảo người thiếu phụ lạ mặt kia hãy vào mót lúa trong ruộng ông.
Cách đây một vài năm, vợ tôi cùng đứa con gái nhỏ và tôi đến thăm nước Anh và chúng tôi tự tìm đến Lichfield nơi chúng tôi biết được Nữ Hoàng Ê-li-za-bét sắp sửa thành lập một ngôi trường mới dành cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chúng ta tạm thời từ bỏ kế hoạch của mình, ghìm dây cương ngựa lại kiên nhẫn chờ xem đoàn hộ tống Nữ Hoàng sắp đi qua đó, và cuối cùng nó đã xuất hiện. Lúc ấy, có lẽ chúng tôi đứng cách Nữ Hoàng khoảng mười bước chân và khi ấy, Bà đang ở trên một chiếc xe ngựa do một nữ tỳ điều khiển chạy chầm chậm, Bà đưa tay vẫy đám đông với một cử chỉ, phong cách rất đặc biệt.
Lúc bấy giờ, giả sử Bà hạ tấm rèm cửa sổ xe xuống và gọi chúng ta: “xin chào Warren! Xin chào Betty và July! Ta sẽ bảo các nhân viên bảo vệ của ta đến chăm sóc các vị!”. Nếu xảy ra điều đó thật, có lẽ mọi người sẽ có ấn tượng rằng chúng ta là những nhân vật rất quan trọng và thế nào họ cũng đến xin chữ ký của chúng ta cho mà xem. Hãy tưởng tượng thử, làm sao Nữ Hoàng lại có thể đến trò chuyện với từng công dân Hoa Kỳ đang ở khắp đó đây một cách cá nhân cho xuể!
Nữ Hoàng Ê-li-za-bét chưa bao giờ nói chuyện với tôi cả, và có lẽ sẽ không bao giờ; nhưng Đức Chúa Trời Toàn Năng thì đã trò chuyện với tôi trong Chúa Cứu Thế Giê-xu và qua Lời Ngài rồi! “Đức Chúa Trời …rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài” (Hê-bơ-rơ 1:1-2 NKJV). Bất kể những gì mà người thế gian đầy tội lỗi này đã làm đối với Chúa, Ngài vẫn trò chuyện với chúng ta trong ân điển Ngài. Ngài không những nói về sự cứu rỗi mà Ngài còn ban cho chúng ta sự hướng dẫn cần thiết cho chúng ta trong đời sống mỗi ngày. Giống như Bô-ô chỉ dẫn Ru-tơ, Đức Chúa Trời cũng thường chia sẻ lời khôn ngoan của Ngài để hướng dẫn đời sống chúng ta hằng ngày. Ngài là “Chủ mùa gặt” giao nhiệm vụ cho chúng ta và phân bổ công việc, ị trí của chúng ta trên cánh đồng của Ngài.
c. Bô-ô hứa bảo vệ Ru-tơ và chu cấp những sự cần thiết cho nàng (Ru-tơ 2:9,Ru-tơ 2:14-16):
Bô-ô gọi Ru-tơ là “con gái ta” bởi vì nàng trẻ hơn ông rất nhiều (Ru-tơ 3:10), nhưng đó cũng là một cách nói biểu lộ lòng yêu mến. Ông đối đãi với nàng giống như đối với thành viên trong gia đình ông. (Đa-vít cũng đã đối đãi với Mê-phi-bô-sết như vậy. 2Sa-mu-ên 9:1-13). Bô-ô ra lịnh cho bọn thợ gặt là những nam thanh niên phải bảo vệ Ru-tơ, còn mấy đầy tớ nữ trẻ kia cũng hãy để cho nàng mót lúa cùng họ. Ru-tơ cùng mấy nữ đầy tớ đó đi theo ngay phía sau các con gặt. Như vậy, ngay từ bước đầu Ru-tơ đã có cơ may tốt nhất để mót lúa! Thậm chí Bô-ô còn dặn đám nhân công gặt lúa hãy để cho Ru-tơ mót giữa những bó lúa và nên cố tình bỏ sót lúa cho nàng nhặt.Bô-ô cho phép Ru-tơ nếu đói khát thì nàng cứ tự đến ăn uống ở chỗ các con gặt của ông. Thực tế, Bô-ô đã cùng ăn với Ru-tơ và còn tự tay trao thức ăn cho cô nữa! (Ru-tơ 2:14).
Thật là một bức tranh đẹp đẽ biết bao về ân huệ của Đức Chúa Trời! Ông chủ này trở nên giống như các đầy tớ là ông có thể thổ lộ tình yêu đối với một người nước ngoài.Ru-tơ không nghĩ rằng Bô-ô đã ra lịnh cho các con gặt phải đối đãi tử tế rộng lượng với cô, nhưng cô tin lời ông ta nói và nhận thấy các nhu cầu cô cần đã được ông đáp ứng. Chúa Cứu Thế Giê-xu đến thế gian như thể một tôi tớ vậy (Phi-líp 2:1-11) để có thể cứu vớt chúng ta và khiến chúng ta được dự phần vào trong gia đình Ngài, Ngài chia sẻ cho chúng ta sự giàu có về ơn thương xót và tình yêu thương của Ngài (Ê-phê-sô 2:4), sự giàu có về ân huệ Ngài (c.7), về tính khôn ngoan và thông biết của Ngài (Rô-ma 11:33), về sự vinh hiển Ngài (Phi-líp 4:19), vâng, sự giàu có của Ngài quả là “không thể nào đo lường được” (Ê-phê-sô 3:8 NIV). Chúng ta, không bị Đức Chúa Trời xem là “những kẻ ngoại bang” nữa nhưng là thành viên của gia đình Ngài, được hưởng sản nghiệp mà Ngài đã dành sẵn cho chúng ta.
d. Bô-ô khích lệ Ru-tơ (Ru-tơ 2:10-13):
Ru-tơ tỏ thái độ khiêm nhường và lòng biết ơn đối với Bô-ô. Nàng biết mình không xứng đáng nhận lãnh ân huệ của Bô-ô. Nàng tin tưởng vào những lời Bô-ô hứa hẹn và nàng cảm thấy vui mừng về những lời hứa đó. Ru-tơ không cần phải lo lắng gì nữa cả, bởi vì ông chủ của mùa gặt giàu có này sẽ lo liệu và chăm sóc cho nàng với Na-ô-mi. Dựa vào đâu Ru-tơ có thể biết được ông ta sẽ chăm sóc nàng? Dựa vào những lời ông hứa với nàng và nàng biết ông là người đáng tin cậy.
Ru-tơ đã không nhìn lại bi kịch cuộc sống mà nàng đã trải qua, nàng cũng chẳng nhìn vào chính mình và ngẫm nghĩ về hoàn cảnh khốn cùng, khổ đau đáng buồn của mình nữa. Nàng quỳ xuống dưới chân ông chủ ấy và tự nguyện vâng phục ông. Nàng không để tâm đến sự nghèo túng của mình nữa và hướng về sự giàu có của ông ta. Nàng quên đi những nỗi sợ hãi và tin quyết vào những lời hứa ông đã hứa. Thật là một tấm gương tuyệt vời mà dân sự Đức Chúa Trời ngày nay hãy noi theo!
Tôi thấy có rất nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng bởi vì họ đã không vâng theo lời khuyên răn trong Hê-bơ-rơ 12:2 “Hãy nhìn xem Đức Chúa Giê-xu”.Họ chỉ lo bỏ ra quá nhiều thì giờ nhìn vào chính bản thân họ, nhìn vào các hoàn cảnh của họ, và nhìn vào người khác, cho nên họ đã thất bại không làm được điều mà Ru-tơ đã làm, đó là, hãy tập trung chú ý đến Ông Chủ của mình. Thay vì tin vào sự toàn hảo của Chúa, người ta lại chỉ lo hướng đến sự bất toàn của bản thân họ. Thay vì tìm kiếm những sự giàu có thuộc linh của Chúa, họ lại chỉ biết lằm bằm oán trách về sự phá sản, trắng tay của mình mà thôi. Họ đi nhà thờ “để xin được đáp ứng những nhu cầu họ cần” thay vì đến để thờ phượng Chúa là Đấng quan trọng hơn bất cứ nhu cầu nào. Họ nên lưu ý đến lời khuyên của một bài thơ ngắn do một thính giả của đài phát thanh gởi đến cho tôi cách đây nhiều năm:
Nhìn vào chính mình thì sẽ gặp khổ đau
Nhìn vào người khác ắt sẽ mau thất vọng
Nhìn vào Chúa Giê-xu bạn sẽ được phước hạnh vui tươi!
e. Bô-ô nhìn thấy nhu cầu Ru-tơ cần (Ru-tơ 2:14-18):
Vì Ru-tơ đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên cho nên điều ấy đã xảy ra với nàng. Bô-ô nắm rõ chuyện của Ru-tơ, vì vậy ông không phải mất nhiều thì giờ đi lại trong thành Bết-lê-hem bé nhỏ này để tìm các thông tin về nàng nữa. Ông biết rằng Ru-tơ đã lìa bỏ gia đình, quê hương xứ sở và các thần của mình ra đi đến đây đặt lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va.Nàng đến xin “ẩn nấp dưới cánh bóng Ngài”. Hình ảnh này cho chúng ta tháy cảnh gà mẹ bảo vệ đàn gà con của mình (Thi Thiên 91:4 Ma-thi-ơ 23:37), nhưng nó còn ám chỉ cánh chê-ru-bim trong nơi chí thánh (Thi Thiên 36:7 Thi Thiên 61:4). Ru-tơ bây giờ không còn là người ngoại bang hay là người lạ nữa. Không những nàng được Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên chấp nhận, mà nàng còn được ở trong nơi chí thánh với Ngài (Ê-phê-sô 2:11-22). Từ “đáp” trong Ru-tơ 2:11 theo nghĩa đen là “ông ấy lên cao giọng”. Bô-ô đang rất phấn khích! Ông muốn mọi người nghe được những gì ông nghĩ về Ru-tơ, và ông không xấu hổ chút nào khi tỏ ra đồng cảm với nàng. Ru-tơ tin cậy Đức Giê-hô-va, nàng chứng minh điều đó bằng cách trung thành với mẹ chồng mình và trở thành phần tử của dân tộc Y-sơ-ra-ên tại Bết-lê-hem. Cụm từ “an ủi và giục lòng” trong câu 13 có nghĩa là “nói với con tim”. Lời Đức Chúa Trời xuất phát từ con tim Ngài (Thi Thiên 33:11) đến với mọi lòng của dân sự Ngài (Ma-thi-ơ 23:18-23) và ban cho họ sự khích lệ với niềm hy vọng (Ru-tơ 15:4). Nếu bạn lắng nghe tiếng Chúa từ Lời Ngài, thì lòng bạn ắt sẽ được khích lệ.
Lời Chúa và Con Ngài có thể làm thỏa mãn lòng kẻ tin. Khi chúng ta đi tìm kiếm sự thỏa mãn ở bất cứ nơi nào khác, chúng ta sẽ nhận thấy mình thật bất tuân và không tìm được sự thỏa lòng chút nào. Thế gian hư mất đã uổng phí công lao nó cho những điều mà nó không tìm thấy ở đó sự thỏa mãn (Ê-sai 55:2), còn Cơ Đốc nhân thì luôn được thỏa lòng nhờ ân điển của Chúa Cứu Thế Giết:
Dòng nước cứ mãi phun trào
Bánh hằng sống dư dật nhưng không
Sự giàu có không kể xiết sẽ không bao giờ hết
Đấng Cứu Chuộc tôi sẽ đến với tôi
Ha-lê-lu-gia! Tôi đã tìm gặp được Ngài
Là Đấng mà linh hồn tôi khao khát chờ đợi đã lâu!
Ngài làm thỏa lòng mong ước của tôi
Bởi dòng huyết Ngài nay tôi đã được cứu.
(Clara T. Williams)iê-xu (Thi Thiên 36:7-9 Thi Thiên 63:5 Thi Thiên 65:4 Thi Thiên 103:5 Thi Thiên 107:9).Như có một tác giả Thánh Ca đã v
Chúng ta hãy sống bởi đức tin, trông cậy vào ân điển Ngài.Và chúng ta cần đáp ứng thêm điều kiện thứ ba sau đây.
3. Chúng ta phải sống trong hy vọng (Ru-tơ 2:17-23)
Suốt cả ngày dài, Ru-tơ làm công việc mình với tinh thần rất vui vẻ, hy vọng. Nàng không còn lo sợ bị đám đàn ông kia quấy rầy và cũng không sợ mấy người làm công còn lại ở đó gây trở ngại. Khi nào đói thì nàng lại được ăn, khát thì được cho uống, lại có chỗ nghỉ ngơi lúc nàng đuối mệt.Nàng mót được chừng nửa giạ lúa, đủ nuôi sống hai mẹ con nàng khoảng một tuần lễ. Ru-tơ không chỉ làm lụng siêng năng mà nàng còn rất cẩn thận chu đáo không bỏ phí bất cứ chút gì do Đức Chúa Trời ban cho nàng.
Na-ô-mi sẽ phản ứng ra sao trước những từng trải của Ru-tơ?Lần gần đây nhất khi chúng ta gặp Na-ô-mi là lúc bà san sẻ nỗi đắng cay của mình với những phụ nữ ở Bết-lê-hem và lằm bằm oán than Đức Chúa Trời sao lại để xảy ra cho bà niềm đau thương sầu não với sự phá sản nghèo túng như vậy.Khi Ru-tơ xin phép bà đi ra đồng mót lúa thì bà bảo: “Hỡi con! Hãy đi đi!” (Ru-tơ 2:2).Bà không hề khích lệ nàng dâu này của mình lời nào, thậm chí cũng không hứa cầu nguyện cho nàng gì cả.
Nhưng giờ đây chúng ta nghe có một từ mới mẻ phát ra từ môi miệng Na-ô-mi “phước!” (c.19-20).Bà không chỉ chúc phước chongười có lòng hảo tâm đã giúp đỡ Ru-tơ, mà bà còn chúc phước cả Đức Giê-hô-va! Chúng ta vừa từ bỏ sự đắng cay để đi đến với sự phước hạnh. Khi Na-ô-mi nhìn thấy những hạt lúa mạch, bà liền chúc phước cho người đã cho phép Ru-tơ đến mót lúa trong ruộng ông ta; và khi bà nghe kể về người đàn ông đó chính là Bô-ô, bà liền chúc phước cho Đức Chúa Trời. Một cơ hội tuyệt diệu biết bao đã đến trong lòng của người góa phụ đang chứa chất biết bao nỗi buồn khổ này!
Cơ hội này xuất hiện đem vào trong tâm tưởng bà niềm hy vọng mới, và người đã đưa đến cho bà niềm hy vọng đó chính là Bô-ô.
Na-ô-mi hy vọng bởi vì bà biết Bô-ô là ai đó là một người bà con với bà mà lại có quyền thế, tiếng tăm và giàu có nữa. Rồi đây chúng ta sẽ thấy, chính người đàn ông bà con này đã cứu bà con của mình thoát khỏi cảnh phá sản nghèo túng và ban cho họ sự khởi đầu mới (Lê-vi Ký 25:25-34). Nhưng Na-ô-mi còn có hy vọng vì những điều Bô-ô làm: Ông ta thổ lộ lòng nhân từ, tử tế đối với Ru-tơ và quan tâm cá nhân đến hoàn cảnh của nàng.Khi Ru-tơ nói cho Na-ô-mi nghe những điều Bô-ô đã nói với nàng, niềm hy vọng của Na-ô-mi càng lớn dậy mạnh mẽ hơn bởi vì những lời Bô-ô nói đó bày tỏ cho bà biết ông rất yêu mến Ru-tơ và ông có nguyện vọng sẽ đem lại hạnh phúc cho nàng.Việc Bô-ô cứ một mực nài Ru-tơ ở lại ngoài đồng bên cạnh các đầy tớ của ông là bằng chứng cho Na-ô-mi thấy rằng người bà con phía chồng mình này đang trù tính điều gì đó có liên quan đến bà và con dâu của bà .
Lẽ nào chúng ta đã tin Chúa Cứu Thế Giê-xu mà lại không hy vọng gì ở Ngài sao? Khi bạn nhận biết được Ngài là ai rồi, thấy rõ những điều Ngài đã làm cho chúng ta và đã hiểu được Ngài muốn nói gì với chúng ta qua Lời Ngài, vậy thì chúng ta còn có lý do gì để thất vọng ở Ngài nữa cơ chứ. Chúa Cứu Thế Giê-xu chính là Con của Thượng Đế. Ngài chịu chết vì chúng ta và hiện giờ Ngài đang ở trên thiên đàng cầu thay cho chúng ta. Trong Lời Ngài, Ngài ban cho chúng ta “lời hứa rất quí rất lớn” (2Phi-e-rơ 1:4 KJV) là những lời không hề dối. Ngày nay bạn cảm nhận ra sao không thành vấn đề, hoàn cảnh bạn gặp phải dù khó khăn cách mấy cũng chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng là bạn có thể vui mừng hy vọng hướng đức tin của mình về Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Robert G.Ingersoll, một giảng viên đại học người Mỹ đã gọi sự hy vọng là “tên nói dối trứ danh, là kẻ không bao giờ vì sự trung thực mà đành phải đánh mất tiếng tăm của mình”. Còn Norman Cousins đã quá cố, một biên tập viên của tờ báo The Saturday Review, người đã từng bị bệnh nan y và hay có cơn đau tim bộc phát rất trầm trọng nhưng đã được cứu sống bằng phép lạ, ông tỏ ra bất đồng ý kiến với cách gọi trên của Ingersoll rất quyết liệt. “Thể xác con người thường được một lực hút hấp dẫn mạnh mẽ kéo về phía có sự hy vọng”, cousins đã viết như vậy. “Đó là lý do tại sao những niềm hy vọng sống của bệnh nhân luôn là vũ khí bí mật của các bác sĩ. Chúng là những thành phần thuốc đã được giấu diếm ở các toa thuốc điều trị”. Trong quá trình làm việc của mình với các bệnh nhân tại Trường Y Khoa UCLA, Cousins đã chứng minh được sức mạnh của sự hy vọng đã làm thay đổi đời sống con người.
Đối với Cơ Đốc nhân, hy vọng không phải là thứ “cảm xúc mơ hồ” nông cạn được nảy sinh ra bởi ý tưởng lạc quan quá khích. Hy vọng là cảm xúc vui mừng khởi phát ra từ nội tâm bởi sự chắc chắn, tin quyết khi chúng ta tin cậy các lời hứa của Đức Chúa Trời và hướng tới tương lai trong sự phù hộ, giúp đỡ của Ngài. Niềm hy vọng này là món quà của Đức Chúa Trời ban cho con cái Ngài thông qua Đức Thánh Linh, là Đấng luôn nhắc nhở chúng ta nhớ lại những lời Đức Chúa Trời đã hứa trong Kinh Thánh (Rô-ma 15:13).
Nửa giạ lúa mạch của Ru-tơ mót về chính là “bông trái đầu mùa” khởi đầu cho tất cả những điều còn lại mà Bô-ô sẽ làm trong tương lai cho nàng, tương tự Đức Thánh Linh luôn ngự trong chúng ta là “bông trái đầu mùa” của tất cả những điều mà Đức Chúa Trời đã hứa sẽ làm cho chúng ta (Rô-ma 8:23). Phần lúa mà Ru-tơ được Chúa chu cấp đó sau một tuần lễ rồi cũng hết, nhưng chứng cớ về Đức Thánh Linh có ngự trong ta vẫn cứ còn lại mãi cho đến chừng những niềm hy vọng của chúng ta được đáp ứng tất cả và đó là lúc chúng ta gặp được Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Niềm hy vọng mới đầy khích lệ ấy giờ đây luôn thường trực trong lòng hai góa phụ kia đều hướng về một người, đó là Bô-ô, tương tự như niềm hy vọng của chúng ta hướng về Con Đức Chúa Trời vậy. Quả thật, Chúa Cứu Thế Giê-xu chính là hy vọng của chúng ta (1Ti-mô-thê 1:1 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:3 Cô-lô-se 1:27). Bởi đức tin đặt nơi Đấng Christ, chúng ta được tái sinh để “có sự trông cậy sống” (1Phi-e-rơ 1:3); và bởi vì đó là niềm hy vọng sống cho nên nó sẽ lớn lên từng ngày và sinh ra bông trái. Những niềm hy vọng mà người thế gian bám lấy là những niềm hy vọng chết, còn những niềm hy vọng của chúng ta là những niềm hy vọng sống bởi lẽ nó được châm rễ ra từ Đấng Christ hằng sống.
Na-ô-mi có giải thích cho Ru-tơ nghe về luật lệ “người thân thích có quyền chuộc lại đồ đạc, ản nghiệp” (Lê-vi Ký 25:47-55). Không phải chỉ có tình yêu thương và lòng tử tế của Bô-ô dành cho Ru-tơ là những điều đã đem lại cho Na-ô-mi niềm tin cậy, mà là chính cảm xúc tuyệt diệu về những điều đó đã làm biến đổi bà thật bất ngờ. Đó là nguyên tắc cứu chuộc của Đức Chúa Trời được ghi trong Kinh Thánh là điều đã đem lại cho Na-ô-mi sự đảm bảo rằng Bô-ô chắc chắn sẽ cứu giúp họ. Là một người bà con gần, Bô-ô có quyền chuộc lại sản nghiệp gia đình của Ê-li-mê-léc mà Ê-li-mê-léc đã đem cầm cố, thế chấp cho người ta lúc ông ấy đưa gia đình đến Mô-áp. Na-ô-mi không có đủ tiền của để chuộc lại số sản nghiệp ấy, nhưng Bô-ô thì có dư khả năng mua lại sản nghiệp đó và giữ lại chúng cho gia đình bà.
Tuy nhiên, còn một việc nữa có liên quan đến vấn đề trên: Vợ người quá cố cũng phải thuộc quyền sở hữu cùng với sản nghiệp gia đình. Do vậy, người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp ấy bắt buộc phải cưới luôn góa phụ đó để sinh con đẻ cái tiếp tục duy trì danh dự của dòng họ người đã chết. Như vậy họ có quyền thừa kế sản nghiệp ấy, và tên tuổi dòng họ cùng tài sản gia đình của người quá cố kia lại sẽ được tiếp tục duy trì như trước. Đó là “cuộc hôn nhân chắp nối để nối dõi tông đường” (Phục truyền 25:5-10). Từ “levir”trong tiếng La-tinh có nghĩa là “một người anh trai hoặc em trai của chồng”.Tác giả sách Ru-tơ không giải thích chồng của Ru-tơ là Mạc-lôn có liên hệ như thế nào với sản nghiệp của cha người để lại đến nỗi Ru-tơ phải bị kể vào trong cuộc mua bán ấy. Bắt đầu từ lúc nào và lý do tại sao người Do Thái lại nối kết luật về người có bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp này với luật về hôn nhân chắp nối để nối dõi tông đường kia thì chúng ta không được nghe nói đến, hưng đó là một phong tục tập quán của người ta trong thời Ru-tơ.
Na-ô-mi khuyên Ru-tơ hãy vâng theo lời đề nghị của Bô-ô và mỗi khi ra đồng mót lúa thì cứ việc ở lại bên cạnh các đầy tớ của người. Mùa thu hoạch lúa mạch thường diễn ra trong suốt tháng Ba và tháng Tư, còn mùa gặt lúa mì thì vào tháng sáu và tháng bảy. Trong khoảng thời gian hai mùa đó, Ru-tơ rất bận rộn lo tìm cái ăn đủ nuôi sống bản thân mình và mẹ chồng. Nhưng giờ đây nàng đang làm việc do động cơ là vì có niềm hy vọng tuyệt vời: Nàng vui mừng biết rằng rồi đây mình sẽ có ngày được cứu chuộc! (Rô-ma 8:23 Ê-phê-sô 4:30).
Thật đáng khích lệ khi thấy những đổi thay xảy ra với Na-ô-mi vì cớ những điều Ru-tơ đã làm.Đức Chúa Trời dùng Ru-tơ để biến nỗi đắng cay của Na-ô-mi thành lòng biết ơn, biến sự vô tín của bà thành sự tin quyết, và đổi sự thất vọng của bà ra sự hy vọng.Đối với một người nào đó, hễ tin cậy nơi Chúa và vâng theo ý chỉ Ngài thì Ngài sẽ làm biến đổi tình thế của người đó từ thất bại thành chiến thắng.
Đức tin của Ru-tơ đặt nơi Lời Chúa đã dẫn nàng đi đến đồng lúa của Bô-ô. Tình yêu Bô-ô dành cho Ru-tơ đã thúc giục ông dốc đổ ân huệ của mình ra cho nàng và đáp ứng mọi nhu cầu nàng cần. (Ân huệ là tình yêu phải được trả giá để cứu giúp ai đó là người không xứng đáng). Sự nếm trải ân huệ của Ru-tơ đã đem lại cho nàng niềm hy vọng mới khi nàng đoán định được những việc mà người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp kia rồi đây sẽ làm.
“Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, sự trông cậy, ình yêu thương” (1Cô-rinh-tô 13:13), và chúng ta vẫn hằng có những điều này nếu chúng ta cứ ở trong Chúa Cứu Thế Giê-xu và tin cậy nơi Ngài luôn luôn.
3. CUỘC GẶP GỠ LÚC NỬA ĐÊM (Ru-tơ 3:1-18)
(Phần này của câu chuyện kể về một hành động đức tin đơn sơ đã đem lại bình minh cho ngày mới).
Kể từ khi Bô-ô bước vào cuộc đời Ru-tơ, Na-ô-mi trở thành một con người khác. Bà không còn quan tâm đến cá nhân mình và lo nghĩ về nỗi gian truân cay đắng của mình nữa, bây giờ bà chuyển sang quan tâm Ru-tơ và lo cho tương lai nàng. Khi chúng ta phục vụ chăm sóc người khác thì đó là lúc chính chúng ta tìm thấy niềm vui lớn nhất và sự thỏa lòng nhất. Dietrich Bonhoeffer, một Mục Sư người Đức đã tuận đạo, ông từng gọi Chúa Giê-xu là “Đấng sống vì người khác”, và đó là tên gọi rất xứng hợp với con người Chúa. “Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, hưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:3-4 TLB).
Khi hai góa phụ này đến Bết-lê-hem, kế hoạch của họ là Ru-tơ sẽ chăm sóc Na-ô-mi và hai mẹ con họ sẽ giúp đỡ hổ trợ lẫn nhau để có cuộc sống tốt hơn. Nhưng giờ đây Na-ô-mi lại có kế hoạch khác: Ru-tơ sẽ kết hôn với Bô-ô, rồi đây trở về sau mẹ con họ ắt sẽ có cuộc sống vui vẻ hơn. Qua lời Ru-tơ thuật lại, Na-ô-mi biết được Bô-ô rất có thiện chí ủng hộ kế hoạch ấy, cho nên bà bắt đầu tiến hành công việc. Trong thời đó, cha mẹ có quyền sắp xếp hôn nhân cho con cái mình; vì vậy, Na-ô-mi cũng phải tuân theo lẽ định đó.
Hãy nhớ rằng sách Ru-tơ còn chứa đựng nhiều điều có ý nghĩa hơn rất nhiều chứ nó không đơn thuần chỉ là câu chuyện kể lại cuộc hôn nhân của một người nước ngoài đáng bị khước từ với một người Do Thái rất tôn trọng nọ. Đó cũng là hình ảnh mô tả mối tương giao của Đấng Christ với những ai tin cậy Ngài và thuộc về Ngài. Tương tự từng bước đi mà Ru-tơ đã bước trong phân đoạn Kinh Thánh này, dân sự Chúa cũng phải như vậy nếu họ muốn tiến vào mối tương giao mật thiết hơn với Ngài. Giống như Ru-tơ, chúng ta không phải chỉ thỏa lòng với việc duy trì cuộc sống bằng những phần thức ăn thừa (Ru-tơ 2:2), hoặc thậm chí chỉ bằng những vật thực được ban bố cho mà thôi (Ru-tơ 2:14,Ru-tơ 2:15). Nhưng chúng ta phải khát khao duy nhất mình Ngài, vì khi chúng ta có Ngài, chúng ta ắt sẽ có tất cả những gì Ngài có. Đó không phải là những sự ban cho do chúng ta tự tìm kiếm được mà là nhờ Đấng Ban Cho chúng ta mới có.
1. Ru-tơ sửa soạn gặp gỡ Bô-ô (Ru-tơ 3:1-5)
chắc có lẽ nhiều người đàn ông khác cũng rất vui sướng nếu họ cưới được Ru-tơ làm vợ (Ru-tơ 3:10), tuy nhiên, ọ không có khả năng chuộc lại nàng. Chỉ có một người bà con gần mới có thể làm được điều đó mà thôi, người ấy chính là Bô-ô. Vì Na-ô-mi biết đêm ấy Bô-ô sẽ dùng sân đạp lúa và ở lại đó canh giữ lúa của mình, cho nên bà liền chỉ dẫn Ru-tơ hãy mau sửa soạn đến gặp ông ta. Ru-tơ chuẩn bị thân mình thật tươm tất, hơm tho qua năm hành động sau đây trước khi tự nàng sẽ đến ra mắt Bô-ô.
Thứ nhất, nàng tắm rửa sạch sẽ (Ru-tơ 3:3a): Mỗi ngày tại Hoa Kỳ, có đến 450 tỷ ga-lông nước (1 ga-lông = 4,54 lít Anh) được dùng cho sinh hoạt gia đình, xí nghiệp, nông trại, là lượng nước đủ để đổ đầy tràn hồ Manhattan sâu đến 96 bộ. Ở phương Đông, sự nóng bức và đất đai thường xuyên làm mất đi một lượng nước đáng kể, trong khi đó không phải lúc nào chúng ta cũng có nước dồi dào. Đối với người Do Thái, Luật Pháp Môi-se có liên quan tới họ là nhiều lúc họ phải thực hiện việc giặt giũ, tắm rửa mình và thay đổi quần áo, trang phục theo nghi lễ trước khi có một biến cố đặc biệt nào đó sắp diễn ra (Sáng Thế Ký 35:1-3). Thậm chí Na-ô-mi còn khuyên Ru-tơ hãy có những hành động cử chỉ như một cô dâu đang sửa soạn cho đám cưới của mình vậy (Xuất Ê-díp-tô 16:9-12).
Nếu chúng ta muốn bước vào trong mối tương giao mật thiết hơn với Chúa chúng ta, thì chúng ta phải “làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh củaCh chúng ta” (2Cô-rinh-tô 7:1 NKJV). Hễ khi nào phạm tội, chúng ta hãy cầu nguyện rằng: “Xin Chúa rửa sạch con” (Thi Thiên 51:2,Thi Thiên 51:7) nhưng cũng có lúc Đức Chúa Trời bảo chúng ta: “Con hãy tự mình rửa đi, hãy tự mình làm cho sạch” (Ê-sai 1:16 NKJV). Khi chúng ta tìm kiếm sự tha thứ, Đức Chúa Trời sẽ rửa sạch tội lỗi chúng ta theo như Kinh Thánh đã nói (1Giăng 1:9); nhưng Chúa sẽ không làm cho chúng ta những việc mà chúng ta bắt buộc phải tự mình làm lấy. Chỉ có chúng ta mới có thể loại ra khỏi đời sống chúng ta được những thứ có khả năng làm ô uế chúng ta, và chúng ta biết đó là những thứ gì. Có thể nó có nghĩa là hãy loại bỏ chúng ra khỏi tủ sách (Công vụ 19:18,Công vụ 19:20), khỏi hộp băng cassette hoặc hộp đĩa CD của chúng ta, ra khỏi giá để sách báo, hoặc có lẽ ra khỏi cả chương trình xem ti vi của chúng ta nữa. Chúng ta phải biệt riêng chính chúng ta ra khỏi bất cứ điều gì làm ô uế chúng ta và làm buồn lòng Cha (2Cô-rinh-tô 6:14-7:1 Gia-cơ 4:7-8).
Nếu các thầy tế lễ thời Cựu Ước đã bị ô uế mà còn bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, thì chắc chắn họ sẽ có nguy cơ bị giết chết (Xuất Ê-díp-tô 30:17-21). Dân Do Thái biết rõ họ phải thánh khiết thì họ mới được đến thờ phượng những công việc mà Hội Thánh Chúa đang làm ắt vẫn cứ tiếp tục ngay; và có lẽ sẽ không ai nhận ra được có điều khác thường này”. Hội Thánh ngày nay của chúng ta có quá dồi dào nguồn nhân lực mà chúng ta có thể sử dụng để “hầu việc Chúa” mà không cần đến sự xức dầu của Đức Thánh Linh hành động trên đời sống chúng ta nữa.Nhưng Đức Chúa Trời có muốn như vậy không? Khi còn tại thế, Chúa Giê-xu đã sống đời sống và hành động thông qua việc xức dầu của Đức Thánh Linh (Lu-ca 4:16-19).Đến cả Con Trai không tì vết của Thượng Đế mà vẫn cần đến quyền năng của Đức Thánh Linh như vậy, thì chúng ta lại càng phải cần đến quyền năng ấy biết chừng nào! Chúng ta có dám cầu nguyện bằng sức lực của thể xác trong khi Đức Thánh Linh đang hiện diện để giúp đỡ chúng ta không? (Rô-ma 8:26 Ê-phê-sô 2:18). Chúng ta có ra sức làm chứng cho Đấng Christ mà không cần cầu xin Đức Thánh Linh phù hộ cho chúng ta không? (Công vụ 1:8). Chúng ta có thể nào kết giao với Chúa qua Lời Ngài nhưng lại xa rời công việc của Thần Linh Ngài? (Ê-phê-sô 1:15-23 Ê-phê-sô 3:14-21).
Hành động chuẩn bị thứ ba của Ru-tơ là thay quần áo (Ru-tơ 3:3c): Nàng cởi bỏ áo choàng ngoài ra là thứ trang phục mà những góa phụ đang có nỗi niềm sầu đau thường mặc, sau đó nàng diện vào một tấm áo cưới dành cho cô dâu (Ê-sai 61:1-3). Có lẽ Ru-tơ không có tủ quần áo lớn nào cả, nhưng chắc chắn nàng có một cái áo choàng ngoài rất đẹp và rất đặc biệt để nàng mặc vào những dịp lễ hội. Na-ô-mi tin quyết rằng rồi đây Ru-tơ sẽ sớm có một đám cưới!
nhận cho họ mặc quần áo vào, Ngài đã phải đổ huyết mình ra để thực hiện điều đó (Sáng Thế Ký 3:1-8,Sáng Thế Ký 3:21). Các thầy tế lễ Do Thái thường mặc những chiếc áo choàng dài mà những ai không phải là thầy tế lễ thì không được phép mặc như vậy (Xuất Ê-díp-tô 28:1-43).Sự cứu rỗi được mô tả như là sự thay đổi trang phục vậy (Lu-ca 15:22 Ê-sai 61:10), à đời sống Cơ Đốc nhân có nghĩa là phải cởi bỏ “quần áo tang” của đời sống cũ đi và hãy mặc lấy “áo xống của ân điển” dành cho đời sống mới (Cô-lô-se 3:1-17 Giăng 11:44).
Chúng ta không thể bước vào trong sự hiện diện của Chúa bằng sự công bình của cá nhân chúng ta, bởi vì “mọi sự công bình của chúng ta trước mặt Chúa chỉ là những áo nhớp”mà thôi (Ê-sai 64:6 KJV). chúng ta có thể đến với Ngài trong sự công bình của Chúa Cứu Thế Giê-xu (2Cô-rinh-tô 5:21), vì “chúng ta được Chúa chấp nhận cách vô điều kiện trong Con Yêu Dấu của Ngài” (Ê-phê-sô 1:6 KJV). Nếu chúng ta làm theo ý chỉ của Chúa và hết lòng làm đẹp lòng Ngài, thì áo xống của chúng ta sẽ trắng phau (Khải Huyền 19:8);còn nếu chúng ta phạm tội, thì chúng ta phải xưng tội mình ra với Chúa và cầu xin Ngài làm sạch tội lỗi chúng ta (Xa-cha-ri 3:1-10). Hễ bạn muốn bước vào trong mối tương giao mật thiết hơn với Chúa chúng ta, thì hãy “Khá hằng mặc áo trắng, hớ thiếu dầu thơm trên đầu ngươi” (Truyền Đạo 9:8 KJV).
Ru-tơ tiếp tục lo sửa soạn chính mình để gặp gỡ Bô-ô bằng cách học hỏi xem nàng sẽ tự ra mắt ông tatheo cách như thế nào (Ru-tơ 3:3-4): Xem ra thì những hành vi này của Ru-tơ không có gì là không phải phép cả, bởi lẽ đây là cách duy nhất để Ru-tơ tự Trong Kinh Thánh, ỗi loại trang phục đều có mang ý nghĩa thuộc linh nào đó. Sau khi phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời, hai vị cha mẹ tổ tiên đầu tiên của chúng ta đã cố che lại thân thể họ; nhưng chỉ có Thiên Chúa mới có thể tha thứ họ và chấp dâng chính mình cho người bà con gần kia là người có quyền chuộc lại nàng. Nàng phải đặt mình tại chân của ông chủ mùa gặt, còn ông ta chắc chắn sẽ làm nốt phần việc còn lại của mình.
Giả định trên đường đi tới sân đạp lúa, Ru-tơ quyết định thực hiện cách tiếp cận khác. Tại sao mình lại phải nằm ngay dưới chân của người mà mình muốn kết hôn như vậy? Tại sao mình phải dở vạt áo choàng ngoài của ông ấy để hở chân ông ta ra, rồi sau đó lại xin ông ta đắp phần áo đó lên người mình? Chắc chắn sẽ còn có cách khác tốt hơn chứ! Nếu Ru-tơ dùng cách tiếp cận khác, có lẽ nàng sẽ bị Bô-ô từ chối; và như thế thì toàn bộ công trình chuẩn bị của nàng sẽ trở nên công cốc.
Các thầy tế lễ thời Cựu Ước biết rõ cách nào để đến gần Đức Chúa Trời bởi vì Ngài đã ban cho họ những lời chỉ dẫn trong Luật Pháp. Cơ Đốc nhân thời Tân Ước cũng biết rõ làm cách nào để có thể đến gần Chúa bởi lẽ trong Lời Ngài, Ngài có chỉ dạy chúng ta cả rồi. Mỗi khi chúng ta tương giao riêng tư với Chúa hoặc giữa nơi thờ phượng chung, chúng ta không có quyền sửa đổi các nguyên tắc đến gần Ngài mà Ngài đã ấn định.
Trong thời gian thi hành chức vụ suốt một tuần lễ gần Springfield, thì Illinois vợ tôi và tôi quyết định đến thăm nhà Tổng thống Ápraham Lincoln. Để vào được trong tòa nhà ấy, mỗi người trong chúng tôi phải có một tấm vé và chỉ được sử dụng vào đó một lần. Chúng ta bắt buộc phải đi theo nhân viên hướng dẫn và không được đi sai tuyến của chuyến đi thăm đó. Còn một điều nữa, chúng tôi phải nhả bỏ kẹo sing-gum đang nhai trong miệng vào thùng rác để ở bên ngoài tòa nhà! Nếu chúng ta muốn đến thăm nhà ngài Lincoln, thì chúng ta phải tuân theo những luật lệ như thế.
Tương tự Người Con Trai Hoang Đàng (Lu-ca 15:11-24), những kẻ tội lỗi hư mất có thể đến với Thượng Đế nếu họ muốn. Ngài sẽ đón nhận họ và biến đổi họ. Nhưng con cái Chúa phải “thi hành các luật lệ” của Ngài nếu họ muốn tương giao với Cha mình (Hê-bơ-rơ 10:19-25).Khi dân sự Đức Chúa Trời nhóm họp thờ phượng Chúa, chúng ta phải “lấy tâm thần và lẽ thật” mà thờ phượng Ngài cách cẩn thận (Giăng 4:24), tuân theo các nguyên tắc đã được Chúa ban trong Kinh Thánh. Khi đến thờ phượng Chúa, thường thì người ta hay làm những việc mà họ cho là đúng và họ hay dùng những nổ lực đầu tư của con người thay thế cho những sự giáo huấn thánh của Chúa.
Cuối cùng, Ru-tơ hứa vâng lời (Ru-tơ 3:5): “Mọi điều mẹ đã nói với con, con sẽ làm” (NKJV).Nàng không chỉ là người chỉ biết nghe Lời Chúa mà còn là người làm theo Lời Ngài. Sự sẵn lòng vâng theo Chúa là bí quyết để nhận biết được ý Ngài muốn chúng ta làm gì và Chúa sẽ chúc phước cho chúng ta thực hiện những điều đó. “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta” (Giăng 7:17 bản dịch theo nguyên văn). Ý Chúa không phải là quán ăn tự phục vụ, là nơi chúng ta có thể nhặt lên và chọn lấy cho mình những món chúng ta thích. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận tất cả những gì Ngài đã hoạch định cho chúng ta và chúng ta phải tuyệt đối vâng theo Ngài. Nếu chúng ta đến với Chúa bằng tấm lòng dè dặt và che giấu nhiều thứ thì việc ấy chỉ dẫn chúng ta đến chỗ làm buồn lòng Đức Thánh Linh mà thôi và khiến chúng ta bỏ lỡ những điều tốt đẹp nhất của Đức Chúa Trời vốn dành sẵn cho chúng ta.
2. Ru-tơ đầu phục Bô-ô (Ru-tơ 3:6-9)
Mùa gặt là thời gian vui vẻ đặc biệt đối với người Do Thái (Ê-sai 9:3 Ê-sai 16:10), là mùa Đức Chúa Trời lấy làm vui thích. “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho các mùa màng và mọi công việc của tay ngươi rồi ngươi sẽ vui mừng trọn vẹn” (Phục truyền 16:15). Hầu hết thiên hạ ngày nay đều sống xa rời những nguồn lương thực nuôi sống họ hằng ngày và họ không nhận biết những gì có liên quan đến việc tạo ra thức ăn cho họ. Có lẽ những lời cầu nguyện tại bàn ăn của chúng ta chan chứa niềm vui mừng với tinh thần biết ơn Chúa nhiều hơn nếu chúng ta nhận biết tất cả những gì chúng ta có được để ăn lúc này đây đều nhờ người nông phu nào đó đã phải làm lụng khó nhọc để giúp chúng ta giữ lại sự sống mình.
Công việc gặt lúa và đập lúa là những công việc phải được làm phối hợp với nhau. Cánh đàn ông trong làng sẽ thay phiên nhau đến làm việc ở sân đạp lúa, đó là một cái sân được người ta đắp cao lên có bề mặt bằng phẳng nằm bên ngoài làng và thường là ở trên một ngọn đồi nào đó để nó có thể hứng được gió đêm. Các nam nhân công sẽ đem lúa đã bó thành từng bó đến để trên sân rồi họ cho bò đi tới đi lui dẫm lên trên các bó lúa ấy làm rời hạt lúa ra khỏi cọng rơm (Phục truyền 25:4) hoặc họ sẽ đập vào bó lúa cho hạt lúa rụng ra (Ru-tơ 2:17). Sau khi đập giũ lúa xong, nhân công sẽ giê lúa; gió thổi bay đi những hạt lúa lép với rơm rạ, và phần lúa chắc sẽ còn lại trên sân. Lúa này được người ta đổ dồn thành đống, sau đó mang đi chợ bán hoặc đem vào cất trong kho. Nhân công ở đây thường làm việc vào ban đêm là lúc có nhiều gió thổi đến, và họ sẽ phải ngủ lại tại sân đạp lúa đó để giữ lúa.
Trong chương này có đề cập đến bàn chân bốn lần (Ru-tơ 3:4,Ru-tơ 3:7-8,Ru-tơ 3:14). Ru-tơ đã sấp mình phủ phục dưới chân Bô-ô để đáp lại những lời nói đầy ơn của ông (Ru-tơ 2:10), nhưng giờ đây nàng đang đến chỗ chân ông để cầu hôn. Nàng đề nghị ông làm theo luật lệ về người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp và hãy lấy nàng làm vợ.
Có lẽ chúng ta thắc mắc: “Tại sao Ru-tơ lại không đợi Bô-ô ngỏ lời cầu hôn nàng trước mới phải chứ?” Lời ông ta nói trong Ru-tơ 3:10 cho chúng ta biết vì lý do thứ nhất sau: Ông hoàn toàn ngỡ rằng Ru-tơ chắc sẽ kết hôn với một ai đó trong số những người đàn ông còn độc thân ở Bết-lê-hem. Còn Bô-ô thì đã già rồi, trong khi Ru-tơ lại còn quá trẻ đối với ông (Ru-tơ 4:12). Rõ ràng ông cứ kể như mình không còn có cơ hội thắng nữa. Nhưng lý do quan trọng nhất đã được nói đến trong Ru-tơ 3:12 rằng: Còn có một người bà con khác gần hơn ông đang ở trong thị trấn đó có quyền ưu tiên chuộc lại Ru-tơ và sản nghiệp của gia đình nàng, và Bô-ô đang có ý nấn ná chờ đợi người kia hành động. Ru-tơ muốn thúc tiến nhanh vấn đề này, cho nên giờ đây Bô-ô có thể đến gặp người đàn ông ấy đề nghị ông ta quyết định.
“Cuộc sống thường đầy dẫy những hành vi nhận thức rất mất lịch sự!”, có một chú chó trong một bộ phim hoạt hình nổi tiếng thường thích thốt lên như vậy, và đối với tính cách mà Kinh Thánh đòi hỏi thì điều đó lại càng đúng hơn nữa. A-đam đi ngủ và khi thức dậy ông khám phá ra rằng mình vừa trải qua cuộc phẫu thuật khiến ông giờ đây đã biến thành một người đàn ông thực thụ. Gia-cốp tỉnh giấc thì phát hiện ra mình đã kết hôn nhầm với một người nữ! Còn Bô-ô thức giấc lúc nửa đêm thì ông chợt nhìn thấy có một người đàn bà đang nằm dưới chân mình.
Khi ông hỏi nàng là ai, Ru-tơ đáp rằng nàng là Ru-tơ; nhưng nàng không tự nhận mình là “người nữ Mô-áp”. Giờ đây nàng trở thành “người hầu gái” của Bô-ô. Nàng đang bước vào thực hiện một sự khởi đầu mới. Bạn sẽ tìm thấy tên Ru-tơ được dùng 12 lần trong quyển sách nhỏ này, và được dùng 5 lần chỉ rõ nàng là người Mô-áp (Ru-tơ 1:22 Ru-tơ 2:2,Ru-tơ 2:21 Ru-tơ 4:5,Ru-tơ 4:10).
Nếu bạn trải vạt áo choàng ngoài của mình ra đắp lên người ai đó thì có nghĩa là bạn tuyên bố rằng người ấy đã thuộc về bạn (E-xơ-ra 16:8 1Các vua 19:19), đặc biệt là trong hôn nhân. Từ được dịch là “vạt áo” đó còn có nghĩa nữa là “cánh”. Ru-tơ đã đến nấp dưới cánh của Đức Giê-hô-va (Ru-tơ 2:12); và giờ đây nàng đang ẩn mình dưới cánh của Bô-ô, là người chồng yêu quý của nàng. Một bức tranh hôn nhân thật đẹp đẽ biết bao!
3. Ru-tơ lắng nghe Bô-ô (Ru-tơ 3:10-14)
Qua những việc Bô-ô đối đãi với Ru-tơ, chúng ta thấy được cái cách mà Đức Chúa Trời cũng đã dùng đối đãi với chúng ta như vậy khi chúng ta tìm kiếm sự tương giao mật thiết sâu nhiệm hơn với Ngài. Tương tự Bô-ô nói với Ru-tơ, Đức Chúa Trời cũng thường nói với chúng ta qua Lời Ngài.
Ngài chấp nhận chúng ta (Ru-tơ 3:8-10): Bô-ô có thể từ chối không làm bất cứ điều gì cho Ru-tơ cả; nhưng bởi tình yêu ông dành cho nàng, cho nên ông đã chấp nhận nàng. Thậm chí ông gọi nàng là “Hỡi con gái ta!” (Ru-tơ 2:8) và công khai chúc phước cho nàng (Ê-phê-sô 1:3). Cha Thiên Thượng của chúng ta và Đấng Cứu Chuộc chúng ta vẫn thường luôn tìm kiếm mối tương giao gần gũi với chúng ta hơn, và chúng ta không phải sợ hãi khi đến gần nhận hưởng tình yêu thương của Ngài (Giăng 14:21-24 Gia-cơ 4:7-8). Nếu chúng ta nhận biết được tình yêu thương vĩ đại của Đấng Cứu Chuộc dành cho chúng ta thể hiển qua cách thức nào đó thậm chí không đáng chú ý gì mấy, thì chắc chắn chúng ta sẽ từ bỏ được mọi thứ khác và vui mừng trong mối tương giao với Ngài.
Ngài bảo đảm với chúng ta (Ru-tơ 3:11-13):
Lúc nửa đêm tối tăm, Ru-tơ không tài nào nhìn thấy được khuôn mặt của Bô-ô, nhưng nàng có nghe giọng nói của ông; và giọng nói đó đang nói với nàng những lời bảo đảm đầy yêu thương: “Chớ sợ chi!”. Chúng ta có sự bảo đảm không phải ở những cảm xúc hay ở những hoàn cảnh của chúng ta mà là ở trong Lời Ngài. Hỡi những người con thánh thiện của Chúa, hãy đặt đức tin mình nơi Lời tuyệt diệu của Ngài, vì đó là nền tảng vững chắc biết bao!
Trong Cuộc Nổi Dậy Của Nghĩa Hòa Đoàn xảy ra ở Trung Quốc (1900-1901), khi các công nhân với Hội Truyền Giáo Trung Hoa đang phải trải qua những nỗi khốn khổ cùng cực, thì James Hudson Taylor nhà sáng lập Hội, là người sau đó đã qua đời ở tuổi thất tuần, từng nói với các đồng sự của mình rằng: “Tôi không biết đọc, tôi không biết suy nghĩ, thậm chí tôi không thể cầu nguyện, nhưng tôi có thể tin cậy Chúa”. “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, à người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rô-ma 10:17 NKJV).
“Chớ sợ chi!” là lời bảo đảm mà Đức Chúa Trời đã ban cho rất nhiều người trong số các đầy tớ Ngài như: Áp-ra-ham (Sáng Thế Ký 15:1), I-sác (Sáng Thế Ký 26:24), Gia-cốp (Sáng Thế Ký 46:3), Môi-se và dân tộc Y-sơ-ra-ên (Xuất Ê-díp-tô 14:13), Giô-sua (Giô-suê 8:1 Giô-suê 10:8), vua Giô-sa-phát (2Sử Ký 20:17), hững người Do Thái sống sót sau cuộc lưu đày trở về quê hương mình (Ê-sai 41:10,Ê-sai 41:13-14 Ê-sai 43:1,Ê-sai 43:5 Ê-sai 44:2), tiên tri Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chiên 3:9), tiên tri Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:12,Đa-ni-ên 10:19), Giô-sép (Ma-thi-ơ 1:20), Xa-cha-ri (Lu-ca 1:13), Ma-ry (Lu-ca 1:30), những kẻ chăn chiên (Lu-ca 2:10), hao-lô (Công vụ 27:24), và sứ đồ Giăng (Khải Huyền 1:17). Bạn và tôi có thể nói với những người có đời sống thuộc linh phi thường này rằng: “Thượng Đế là Đấng giúp đỡ tôi; tôi sẽ không sợ chi!” (Hê-bơ-rơ 13:6 NKJV).
Bô-ô không những làm cho Ru-tơ hết sợ hãi, mà ông còn hứa với nàng về một tương lai có liên quan đến nàng: “Ta sẽ làm cho nàng mọi điều nàng sẽ nói” (Ru-tơ 3:11 NKJV). Bất kể điều gì do Chúa khởi nên, thì Ngài sẽ cho kết thúc; và khi Ngài làm việc gì thì Ngài sẽ làm trọn mới thôi (Phi-líp 1:6 Mác 7:37). Đúng là Ru-tơ không bắt buộc tự mình phải làm cho mình những điều mà chỉ có Bô-ô mới có thể làm.
Cái điều mà đối với Na-ô-mi dường như là đơn giản thì giờ đây hóa ra hơi rắc rối một chút, bởi vì còn có một người đàn ông khác cũng là bà con gần hơn đang ở Bết-lê-hem. Bô-ô không thoái thác vấn đề này với Ru-tơ, vì ông không muốn nàng trở về nhà với những sự thất vọng trong lòng. Có được vui mừng và bình an không phải là không biết gì đến những sự kiện có thật đang diễn ra nhưng đó không phải là những ảo tưởng dẫn đến sự thất vọng, ngã lòng. Mối quan tâm lớn nhất của Bô-ô lúc này là việc chuộc lại cho được Ru-tơ, dù là người bà con gần có quyền chuộc lại kia làm điều đó cũng được.
Khi bạn xem bức tranh mô tả sự cứu chuộc chúng ta trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, chắc chắn bạn sẽ có ấn tượng mạnh mẽ nhất rằng Đức Chúa Trời đã tuân giữ Luật Pháp Ngài khi Ngài thực hiện xong sự cứu rỗi chúng ta qua Đấng Christ. Luật Pháp Ngài nói thế này: “Linh hồn nào phạm tội thì linh hồn đó sẽ chết” (Ê-xê-chiên 18:4 NKJV), và Thượng Đế đã không tìm cách khác để né tránh luật định này. “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho” (Rô-ma 8:32).Dĩ nhiên, sẽ không có “một người bà con gần” nào nữa có thể cứu chuộc được thế gian hư mất này. “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4:12 KJV).
4. Ru-tơ nhận lãnh ân huệ của Bô-ô (Ru-tơ 3:15-17)
Trong những ngày đi mót lúa, Ru-tơ được Bô-ô đối đãi rất tử tế, rời rộng. Nhân công của ông để cho nàng đi sau lưng các con gặt mà mót; họ bảo vệ nàng không bị ai quấy rầy, hiếp đáp; họ cố tình làm rơi lúa cho nàng lượm. Bô-ô san sẻ phần ăn trưa của mình cho nàng, thậm chí ông còn tận tay trao cho nàng những hạt ngũ cốc rang (Ru-tơ 2:14). Ngay từ ngày đầu đi mót, u-tơ đã mang về nhà được hơn nửa giạ lúa đủ nuôi sống hai mẹ con nàng hơn hai tuần lễ.
Bô-ô không những giúp nàng bớt sợ hãi mà còn ban cho nàng một sự đảm bảo về tương lai, đồng thời, với lòng thương yêu ban cho vô điều kiện, ng cũng chu cấp cho nàng rất rời rộng những nhu cầu nàng cần ngay trong hiện tại. Nàng không mở miệng xin xỏ gì cả, nhưng ông đã cho nàng lúa bởi vì ông thương yêu nàng. Ông sắp cưới nàng, ho nên ông không muốn cô dâu tương lai của ông phải mót lúa trên đồng giống như những người lao động nghèo khổ khác.
Câu hỏi của Na-ô-mi trong Ru-tơ 3:16 đã làm bối rối các dịch giả và những người thông dịch. Tại sao chính mẹ chồng Ru-tơ lại đi hỏi nàng rằng nàng là ai? Bản dịch của Kinh Thánh Hằng Sống (The Living Bible) thì dịch câu hỏi này như sau: “Ồ! Có chuyện gì xảy ra vậy, con yêu?” và cả hai bản dịch NIV với NASB đều dịch thế này: “ Con gái của ta ơi! Hôm nay con đi mót thế nào hả?”, Còn bản Kinh Thánh nhuận chánh (Authorized Version King James) thì dịch câu ấy sát nghĩa theo cổ bản Hê-bơ-rơ:“ Hỡi con gái ta! Con là ai?”. Nói cách khác là: “ Có phải con vẫn là Ru-tơ người nữ Mô-áp chăng, hoặc con là phu nhân Bô-ô tương lai phải không?”
Ru-tơ ghi nhớ những lời Bô-ô nói những lần trước đó (Ru-tơ 2:19-21); và nàng thuật lại cho Na-ô-mi nghe Bô-ô đã hứa với nàng những gì. Sau đó Ru-tơ đưa cho Na-ô-mi thấy món quà rời rộng mà Bô-ô đã ban cho họ. Hễ có người đàn ông nào gởi biếu mẹ vợ tương lai của mình món quà gì đó thật hào phóng thì chắc chắn người đó sẽ được ưu ái chọn làm người chồng!
Na-ô-mi không còn nói rằng bà ta là người trắng tay nữa (Ru-tơ 1:21). Giờ đây, họ đã được no đủ bởi ân huệ của người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp kia. Đức tin và sự vâng lời của Ru-tơ đã làm cho đời sống họ được biến đổi hoàntoàn, và họ đang sống đời sống nhờ ân điển.
5. Ru-tơ chờ Bô-ô hành động (Ru-tơ 3:18)
Đúng là “bởi đức tin và lòng nhịn nhục” mà chúng ta được hưởng lời hứa (Hê-bơ-rơ 6:12 Hê-bơ-rơ 10:36). Vì Na-ô-mi và Ru-tơ tin rằng Bô-ô sẽ hoàn thành ý nguyện mà ông đã nói là ông sẽ làm, cho nên họ kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi họ nhận được tin tức tốt lành là Ru-tơ sẽ thành cô dâu. “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi Thiên 37:5).
Tôi xin thú thật chờ đợi là một trong những việc khó nhất đối với tôi, dù là ngồi chờ ngay bàn ăn tại nhà hàng nào đó hay chờ chuyến bay đã bị hoãn lại không cất cánh. tôi là người hoạt động xã hội theo bản năng tự nhiên, và tôi thích nhìn thấy mọi việc xảy ra đúng lúc. Có lẽ đó là lý do tại sao Chúa lại hay bắt tôi phải chờ đợi.Trong những lúc chờ đợi đó, tôi thường được ba cụm từ trong Kinh Thánh khích lệ động viên tôi, đó là : “Hãy ở đây!” (Ru-tơ 3:18 KJV), “Hãy ở đó!” (Xuất Ê-díp-tô 14:13 KJV), và “Hãy ở yên lặng!” (Thi Thiên 46:19 KJV).
“Hãy ở đây!” là lời Na-ô-mi khuyên Ru-tơ, một lời khuyên thật khôn ngoan. Ru-tơ ắt sẽ không đạt được gì nếu nàng cứ theo Bô-ô đi đây đó khắp Bết-lê-hem và ra sức thúc ép ông ta phải giữ lời hứa của mình. “Các ngươi sẽ được sức mạnh, là tại yên lặng và trông cậy” (Ê-sai 30:15 KJV). Bản tính tự nhiên của con người chúng ta là hay nóng nảy và chỉ muốn bươn qua tình huống khó khăn nào đó trước cả Chúa; nhưng khi chúng ta càng ra sức xoay trở thì chúng ta lại càng làm cho vụ việc trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
“Hãy ở đó!”là mạng lệnh của Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi quân đội Ê-díp-tô đang truy sát phía sau họ. Họ không cần phải hốt hoảng vì Đức Chúa Trời đã nắm chắc tình huống này trong tay. Sau đó, Chúa truyền bảo dân sự “Cứ đi tới!” (Xuất Ê-díp-tô 14:15), và Ngài đã đưa dẫn họ vượt ngang qua biển một cách an toàn. Có thời kỳ dừng lại ở yên vị trí mình và có thời xuất hành, cho nên chúng ta cần luôn tỉnh thức cảnh giác để nhận biết lúc nào thì Chúa muốn chúng ta làm gì.
“Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 46:10 KJV) là một phương thuốc giải độc thần diệu dành cho tinh thần bồn chồn không yên. Tiếng Hê-bơ-rơ dịch cụm từ “hãy yên lặng” này ra nghĩa là “hãy thả lỏng hai tay và thư giản!”. Chúng ta rất thường thiếu kiên nhẫn đối với Chúa và cứ thế lao vào can thiệp những vấn đề mà đáng lý ra chúng ta không nên can dự đến. Ngài là Đức Chúa Trời, và Ngài có thể ra tay làm được những việc không thể. Còn khi chúng ta ra tay thì có lẽ chỉ tổ gây trở ngại thêm và khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Bô-ô đang bận rộn hành động vì Ru-tơ, và Na-ô-mi tin quyết rằng ông ta sẽ không bỏ cuộc cho đến chừng nào ông giải quyết xong vấn đề. “Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ” (Phi-líp 1:6 KJV). Lời này khích lệ lòng tôi nhận biết rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đang làm việc không mệt mỏi vì cớ dân sự Ngài đó là Ngài hiện ở trên trời đang luôn cầu thay cho chúng ta (Hê-bơ-rơ 8:34), và Ngài đang hành động trong chúng ta, khiến chúng ta làm thành ý muốn trọn vẹn của Ngài (Hê-bơ-rơ 13:20-21 Phi-líp 2:12-13).
Bạn có đang sấp mình dưới chân của Ông Chủ Mùa Gặt không?Và bạn có tin Ngài đang hành động không?
Chứng cớ về lòng tin cậy nơi Chúa của bạn chính là bạn hãy sẵn lòng ở yên đó và cứ để Ngài hành động theo cách của Ngài.
4. TÌNH YÊU TÌM RA LỐI ĐI (Ru-tơ 4:1-22)
(Trong phần này, Bô-ô và Ru-tơ cưới nhau, Na-ô-mi cảm thấy tâm hồn trống trải cô đơn của mình giờ đây tràn ngập niềm vui, đôi bàn tay trống rỗng của bà đã được lấp đầy bằng một em bé trai).
Sách Ru-tơ mở ra với ba đám tang nhưng khép lại bằng một đám cưới. Trong phân đoạn Kinh Thánh đầu chứa đựng rất nhiều tiếng khóc than, nhưng ở chương Kinh Thánh cuối đã ký thuật lại có một niềm vui vô bờ bến tại thị trấn Bết-lê-hem bé nhỏ kia. “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng” (Thi Thiên 30:5 KJV).Không phải tất cả mọi câu chuyện trong cuộc sống đều có kết thúc vui vẻ hạnh phúc như vậy; nhưng quyển sách nhỏ này nhắc nhở chúng ta rằng đối với Cơ Đốc nhân, thì Đức Chúa Trời vẫn đang tiếp tục viết chương sách cuối cùng. Chúng ta không phải lo sợ cho tương lai của mình.
Phân đoạn Kinh Thánh này tập trung vào 3 nhân vật: Chàng rể, cô dâu và một em bé.
1. Chàng rể (Ru-tơ 4:1-10)
Luật về người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp được Kinh Thánh nêu lên trong Lê-vi Ký 25:23-34 còn luật về hôn nhân chắp nối để nối dõi tông đường cơ bản được kể đến trong Phục truyền 25:5-10. Mục đích hai luật này là nhằm bảo tồn, duy trì danh các gia đình và bảo vệ sản nghiệp của họ trong Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời là Chủ mọi đất đai và Ngài không muốn bọn người giàu lợi dụng đất ấy của Ngài để bóc lột người nghèo với người góa bụa. Khi được áp dụng, những luật này đảm bảo rằng danh của gia đình có người qua đời sẽ không bị mai một theo người đã khuất đó và sản nghiệp của anh ta sẽ không bị bán sang, chuyển nhượng ra bên ngoài bộ lạc hoặc thị tộc mình. Nhưng thường xảy ra bi kịch ở đây là không phải lúc nào các nhà cầm quyền Do Thái cũng thi hành đúng luật này, và nhiều nhà tiên tri đã lên án họ là những kẻ cướp đất của người nghèo bơ vơ, đơn thương độc mã (1Các vua 21:1-29 Ê-sai 5:8-10 Ha-ba-cúc 2:9-12). Sự lạm dụng đất đai của dân tộc là nguyên nhân đưa họ đến với Cuộc Lưu Đày (2Sử Ký 36:21).
Ý nghĩa của sự chuộc lại: Từ “chuộc lại”nghĩa là “giải phóng bằng một giá phải trả”. Trong trường hợp của Ru-tơ và Na-ô-mi, Sản nghiệp của Ê-li-mê-léc có lẽ hoặc đã bị bán đi hay bị đem cầm cố, hế chấp dưới những hình thức nào đó, và các quyền đối với đất đai đó đã được chuyển sang cho Mạc-lôn chồng của Ru-tơ khi Ê-li-mê-léc qua đời. Điều này giải thích lý do tại sao Ru-tơ vẫn còn bị dính líu đến việc giao dịch này. Tuy nhiên, nàng lại quá nghèo khổ cho nên không chuộc lại nổi đất ấy.
Khi đến với sự cứu chuộc về tâm linh, tất cả mọi người đều đang ở trong xiềng xích của lỗi với Sa-tan (Ê-phê-sô 2:1-3 Giăng 8:33-34), và họ không có khả năng tự giải phóng mình.Chúa Cứu Thế Giê-xu đã hy sinh chính mạng sống Ngài để làm giá chuộc cho mọi tội nhân (Mác 10:45 Khải Huyền 5:9-10), và nhờ đức tin họ đặt nơi Ngài họ sẽ được giải thoát khỏi kiếp phu tù, nô lệ.
Mỗi lần tôi đi hiệu sách, tôi thường cố tìm xem những cuốn sách có tiêu đề đang được người ta chú ý đến nhiều; và trong những năm gần đây, đề tài chính của nhiều sách là sự cứu nguy. Tôi tìm ở các kệ sách có sách nói về bệnh nghiện ma tuý, sự nô lệ cho ma túy và làm cách nào để thoát khỏi điều đó. Trong một thế giới mà người ta chỉ lo chú trọng đến việc tìm hưởng niềm vui được tự do về chính trị hơn bất kỳ thứ gì khác mà thôi, do đó đang có hàng triệu người hiện phải nô lệ cho sự ăn uống, tình dục, ma tuý, rượu mạnh, bài bạc, công việc, cùng với hàng lô hàng lốc những “ông chủ” khác nữa. Trong khi chúng ta xin Chúa ban cho sự giúp đỡ từ các nhà tư vấn và các bác sĩ chuyên khoa, thì chỉ có Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng duy nhất có khả năng đem lại sự tự do cho những ai đang bị nô lệ. “Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do” (Giăng 8:36 NKJV).
Tiêu chuẩn của người chuộc: Không phải ai cũng đều có thể thực hiện đủ bổn phận của người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp. Trước hết, người đó bắt buộc phải là người có bà con gần (Lê-vi Ký 25:25).Đây là trở ngại chính đối với Bô-ô mà ông phải vượt qua bởi vì còn có một người khác ở Bết-lê-hem có quan hệ bà con gần với Ru-tơ hơn cả ông (Ru-tơ 3:12-13). Khi bạn xem điều này như là hình bóng về Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì nó sẽ nhắc nhở bạn rằng Ngài phải trở nên bà con gầnvới chúng ta thì Ngài mới chuộc chúng ta được. Ngài trở nên xác thịt và huyết để Ngài có thể chết thế cho chúng ta trên cậy thập hình (Hê-bơ-rơ 2:14-15). Khi Ngài được sinh ra ở thế gian này trong hình hài xác thịt của một con người, Ngài đã trở thành “người có bà con gần” của chúng ta; và Ngài sẽ vẫn là “người bà con”của chúng ta mãi mãi. Thật là một tình yêu không gì có thể so sánh được!
Để đạt được điều kiện người ta đưa ra, người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp còn phải có khả năng chi trả cho giá chuộc. Ru-tơ và Na-ô-mi quá nghèo cho nên họ không thể tự chuộc lại mình được., nhưng Bô-ô có đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết để giải phóng họ cho họ được tự do. Khi đến với sự cứu chuộc các tội nhân, không ai ngoại trừ chính Chúa Cứu Thế mới có đủ sự giàu có để trả giá chuộc cho chúng ta. Quả thật, giá chi trả bằng tiền sẽ không bao giờ có thể giải phóng được tội nhân; Phải có sự đổ huyết báu của Đấng Christ ra thì mới hoàn tất được sự cứu chuộc (1Phi-e-rơ 1:18-19 Thi Thiên 49:5-9). Chúng ta được cứu chuộc nhờ huyết Chúa Giê-xu Christ (Ê-phê-sô 1:7), bởi vì Ngài đã hy sinh chính mạng sống Ngài thay cho chúng ta (1Ti-mô-thê 2:14) và đã trả xong giá chuộc đời đời cho chúng ta (Hê-bơ-rơ 9:12).
Còn có đòi hỏi thứ ba sau đây: Người bà con gần có quyền chuộc lại sản nghiệp phải sẵn lòng chuộc. Khi chúng ta đọc đến chương Kinh Thánh này, chúng ta sẽ thấy vì người bà con gần hơn kia không hề sẵn lòng chuộc lại Ru-tơ, cho nên Bô-ô hoàn toàn tự do mua lại sàn nghiệp cùng với người vợ của kẻ có sản nghiệp đó nhưng đã quá cố. Người bà con gần hơn kia tuy có tiền của nhưng ông ta không có động cơ để chuộc: ông sợ sẽ gây họa cho sản nghiệp của chính gia đình mình.
Cách thức chuộc: Trong thời cổ đại, người ta thường đặt một văn phòng xử án tại nơi cửa thành làm công việc xét xử do các bật trưởng lão ở thành đó chủ trì (Phục truyền 21:18-21 2Sa-mu-ên 15:2 Gióp 29:7-25). Khi Bô-ô đến nơi cửa ấy, ông mời 10 trưởng lão làm chứng cho cuộc giải quyết ấy. Khi thấy người bà con gần hơn kia vừa đi ngang qua một bằng chứng nữa cho thấy sự sắm sẵn của Đức Chúa Trời Bô-ô liền gọi ông ta lại. Bấy giờ mọi thứ đều đã sẵn sàng cho công việc giải quyết quan trọng ấy là công việc mà cuối cùng nó sẽ can hệ đến sự xuất hiện của Con Đức Chúa Trời trong thế gian.
Đề tài chính của chương Kinh Thánh này là sự chuộc lại:
Từ “chuộc”, “mua”được dùng ít nhất 15 lần. Sẽ không thể có sự chuộc lại nếu không trả bằng một giá chuộc nào đó.Theo quan điểm này của chúng ta, thì sự cứu rỗi hoàn toàn miễn phí đối với “bất kỳ ai cầu khẩn danh Chúa” (Công vụ 2:21 KJV);nhưng theo quan điểm của Đức Chúa Trời thì sự cứu chuộc phải được trả một cái giá rất đắt.
Người bà con gần hơn kia sẵn sàng mua lại đất, nhưng khi biết được rằng Ru-tơ vẫn còn dính dáng đến việc giải quyết này, thì ông rút lui. Ông giải thích là nếu ông cưới Ru-tơ e rằng ông sẽ hủy hoại phần sản nghiệp của chính mình. Nếu ông có con trai với Ru-tơ thì con trai đó sẽ trở thành người duy nhất thừa kế sau này của ông, còn tài sản của Mạc-lôn và phần điền trang mà ông đang làm chủ rồi đây hóa ra lại trở thành của dòng họ nhà Ê-li-mê-léc. Thêm một thực tế nữa, Ru-tơ là người nữ Mô-áp cũng là một vấn đề rắc rối cho ông. (Vì cả Mạc-lôn và Ki-li-ôn đều cưới người nữ Mô-áp và đều đã chết cả!).
Chắc chắn Bô-ô không cảm thấy căng thẳng gì khi người bà con gần kia bước sang một bên và ông đã mở ra cho Ru-tơ một lối đi là trở thành vợ ông. Thật đáng chú ý rằng người bà con gần hơn kia đã ra sức bảo vệ danh với sản nghiệp của ông ta mà thôi;nhưng thậm chí chúng ta cũng không biết được ông tên gì hay chuyện gì đã xảy ra với gia đình ông ta nữa! Bô-ô đã liều mình mạo hiểm vì tình yêu và sự vâng lời, ên ông được lưu lại trong Kinh Thánh và luôn được người ta kính trọng. “Song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Giăng 2:17 NKJV). Điều này cũng giải thích lý do tại sao không thấy nhắc đến tên Ọt-ba trong Ru-tơ 4:9-10.
Phong tục cởi giày có lẽ có liên quan đến mạng lịnh thánh của Đức Chúa Trời là hễ chân bước đi đến đâu trên đất thì sẽ được sở hữu đến đó (Sáng Thế Ký 13:17 Phục truyền 11:24 Giô-suê 1:3).Trong những năm sau đó, mười nhân chứng kia sẽ có thể làm chứng rằng vụ việc chuộc lại này đã được giải quyết ổn thỏa bởi vì họ có chứng kiến người bà con gần hơn kia tự tay tháo giày mình trao cho Bô-ô. Hành động này tượng trưng cho việc ông bằng lòng nhường quyền sở hữu đất đai ấy lại cho người bà con là Bô-ô.Giờ đây Bô-ô vừa có đất – lại vừa có cả Ru-tơ nữa!
Tôi có đề cập trước rằng Bô-ô là hình ảnh của Chúa Giê-xu Christ, Người Bà Con Gần và cũng chính là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta; và trong tình huống này cũng có ý nói như vậy. Tương tự Bô-ô, Chúa Giê-xu không hề quan tâm, bận lòng đến việc e rằng sẽ làm tiêu tan sản nghiệp mà mình đang làm chủ; thay vào đó, Ngài đã khiến chúng ta trở nên một phần trong sản nghiệp của Ngài (Ê-phê-sô 1:11,Ê-phê-sô 1:18). Giống như Bô-ô, húa Giê-xu đã thực hiện kế hoạch của mình một cách riêng tư, nhưng Ngài phải trả giá công khai; và chẳng khác gì Bô-ô, Chúa Giê-xu đã hành động vì tình yêu và vì cô dâu của Ngài.
Tuy nhiên, có một số điểm tương phản giữa Bô-ô và Chúa Cứu Thế Giê-xu. Bô-ô mua lại Ru-tơ bằng cách ban phát sự giàu sang của mình ra, còn Chúa Giê-xu đã mua lại cô dâu cho mình bằng cách phải hy sinh chính mình Ngài trên thập tự giá. Bô-ô không phải chịu đau thương đến chết mới có được cô dâu. Bô-ô phải cạnh tranh với người bà con gần hơn kia, nhưng đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu thì không phải như thế. Bô-ô lấy Ru-tơ để làm sáng danh người đã khuất (Ru-tơ 4:10), còn chúng ta là những Cơ Đốc nhân thì làm vinh hiển danh Đấng Christ hằng sống. Có nhiều nhân chứng trên đất làm chứng rằng Ru-tơ đã thuộc về Bô-ô (c.9-10), còn dân sự Đức Chúa Trời thì có những chứng cớ từ trời, từ Đức Thánh Linh và từ Lời Chúa (1Giăng 5:9-13).
Trong Ru-tơ 4:1-2, ạn sẽ tìm thấy có mô tả năm lần việc người ta ngồi xuống. Khi Chúa Giê-xu Christ hoàn tất xong việc mua lại cô dâu, Ngài đã ngồi xuống nơi Thiên Đàng (Hê-bơ-rơ 1:3 Mác 16:19) bởi vì vụ việc đã được giải quyết xong. “Xong rồi!”.
2. Cô dâu (Ru-tơ 4:11-12)
Thật tuyệt vời khi có nhiều niềm vui chân thành của sự kết ước đến với cô dâu chú rể nhờ những điều họ đang làm ở trong đường lối Chúa.Trong chức vụ Mục Sư của mình, tôi có tham dự một số đám cưới có đủ mọi thứ nhưng không vui vẻ chút nào. Chúng ta thích rầu rĩ thay vì chúc tụng, tán dương vui vẻ. George Jessel, một người làm trò tiêu khiển nổi tiếng đã định nghĩa hôn nhân là “sự sai lầm mà mọi người đều mắc phải”, nhưng điểm dừng cuối cùng khiến bạn mắc phải sai lầm ấy chính là sự thay đổi trong hôn nhân. Ngược lại với những gì người ta nghĩ, hôn nhân không phải là “việc riêng”. Đó là sự phối hiệp thánh của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài, và mọi cô dâu chú rể đều mong muốn hôn nhân của họ được tràn ngập ơn phước của Đức Chúa Trời và của dân sự Ngài.
Dân sự cầu nguyện cho Ru-tơ có con cái, vì đối dân Y-sơ-ra-ên thì việc có con cái được xem là có phước chứ không bị coi là gánh nặng (Thi Thiên 127:3-5). Nhưng than ôi! Xã hội thời nay lại không nghĩ như vậy. Tại Hoa Kỳ mỗi năm, có đến 1500 bào thai bị hủy một cách hợp pháp, những bộ phận thân thể của chúng bị người ta đem thủ tiêu đi như thể chúng là những khối ung thư gây chết người vậy. Một ngày nọ, có một nữ y tá là Cơ Đốc nhân nói với tôi rằng: “Bệnh viện chúng tôi, một phần trong đó có chúng tôi đang ngày đêm làm việc cố gắng giữ lại sinh mạng cho những đứa trẻ sơ sinh. Còn số khác thì lại đang giết hại chúng. Đức Chúa Trời sẽ nói gì về điều này?”
Những người vợ Do Thái sinh con đẻ cái là việc rất quan trọng, bởi vì đó không chỉ là việc duy trì nòi giống dân tộc mà còn vì để qua Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời sẽ sai Đấng Mết-si-a đến thế gian. Người Do Thái rất ghét tình trạng nạo phá thai và việc đem vứt con ngoài đường cho đến chết là những việc phổ biến ở các quốc gia khác. Hai người vợ của gia-cốp là Lê-a và Ra-chên đã sinh cho ông tám con trai những người đã “dựng nên” nhà Y-sơ-ra-ên bằng việc sáng lập và dẫn dắt các chi phái Y-sơ-ra-ên (Sáng Thế Ký 29:31-30:24 Sáng Thế Ký 35:18). Việc dùng từ Ép-ra-ta (Ephrathah) trong Ru-tơ 4:11 rất có ý nghĩa, bởi vì từ này theo tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là “sinh sản nhiều”. Dân sự mong muốn Ru-tơ sinh được nhiều con cái và trở nên nổi tiếng đem lại vinh dự cho thôn làng bé nhỏ này của họ. Đó là nơi Ra-chên đã được chôn cất (Sáng Thế Ký 35:19), nhưng quan trọng hơn nữa là, người ta sẽ biết đến nơi này là nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu được sinh ra.
Mấy người hàng xóm cũng muốn nhà Bô-ô được trở nên giống nhà Pha-rết (Ru-tơ 4:12 Mác 1:3). Gia đình Pha-rết sống ở Bết-lê-hem (1Sử Ký 2:5,1Sử Ký 2:50-54), à Bô-ô là hậu duệ của Pha-rết (c.18). Ta-ma, mẹ Pha-rết, là một người đàn bà không tin kính Chúa; thế nhưng bà lại có tên trong gia phả Chúa Cứu Thế của chúng ta (Ma-thi-ơ 1:3).
Có nhiều sự đổi thay tuyệt vời đến với đời sống Ru-tơ bởi vì nàng tin cậy Bô-ô và để cho ông hành động vì cớ ích lợi của nàng! Nàng đi từ sự côđơn đến tình yêu, từ công việc làm lụng vất vả đến sự nghỉ ngơi, và từ tuyệt vọng đến hy vọng. Nàng không còn là “Ru-tơ người nữ Mô-áp” nữa, vì quá khứ đã đi qua, và nàng đang thực hiện một sự bắt đầu mới. Giờ đây, nàng là “Ru-tơ, vợ của Bô-ô”, một cái tên làm cho nàng rất hãnh diện.
Một trong nhiều hình ảnh nói về Hội Thánh trong Kinh Thánh là “cô dâu của Đấng Christ”. Trong Ê-phê-sô 5:22-23, điều được nhấn mạnh về tình yêu thương của Đấng Christ dành cho Hội Thánh thể hiện trong quá trình thi hành chức vụ của Ngài là: Ngài đã chết thay cho Hội Thánh (quá khứ), Ngài thanh tẩy Hội Thánh và nuôi dưỡng Hội Thánh qua Lời Ngài (hiện tại), và sẽ có ngày Ngài đem Hội Thánh vào trong sự vinh hiển (tương lai). Đấng Christ hiện đang sửa soạn ngôi nhà đẹp đẽ cho cô dâu Ngài và sẽ có một ngày lễ cưới của Ngài rồi đây sẽ được diễn ra (Khải Huyền 19:1-10,Khải Huyền 19:21-22).
3. Em bé (Ru-tơ 4:13-22)
Đức Chúa Trời đối đãi với Ru-tơ rất nhân từ độ lượng nên đã đưa nàng rời khỏi Mô-áp, ban cho nàng đức tin để nàng tin cậy Ngài và được cứu rỗi. Sự nhân từ Ngài còn tiếp tục tuôn đổ trên đời sống nàng khi nàng chuyển đến Bết-lê-hem, vì vậy Ngài đưa dẫn nàng tới đồng lúa của Bô-ô và tại nơi đó Bô-ô đã phải lòng nàng. Sự nhân từ Chúa lại cứ tiếp tục đến tại nơi cửa thành là nơi người bà con gần hơn kia từ chối Ru-tơ và Bô-ô đã chuộc được nàng.Sau đám cưới, Đức Chúa Trời lại đổ ân điển của Ngài ra trên Bô-ô và Ru-tơ khiến nàng có thai (Sáng Thế Ký 29:31 Sáng Thế Ký 30:1-2 Sáng Thế Ký 33:5) và Chúa cho nàng sinh hạ một bé trai rất bình an, người ta đặt tên đứa trẻ đó là Ô-bết (nghĩa là “đầy tớ”).
Đức Chúa Trời sẽ dùng đứa trẻ này làm nguồn phước cho nhiều người.
Ô-bết là sự phước hạnh cho Bô-ô và Ru-tơ: Đây không phải là một đứa trẻ bình thường, bởi vì đó là món quà đặc biệt của Đức Chúa Trời ban tặng cho Bô-ô và Ru-tơ; quả thật, -bết bé bỏng là ơn phước biết bao cho gia đình của họ! Nhưng đứa trẻ nào cũng đều là quà tặng đặc biệt của Đức Chúa Trời cả và đều được Ngài đối đãi như thế. Mọi đứa trẻ đều xứng đáng được gia đình yêu thương và được cha mẹ chúng quan tâm chăm sóc là những người mong muốn nuôi dạy chúng trong “sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (Ê-phê-sô 6:4 NKJV) Thật là một đặc ân lớn lao khi đem một sự sống mới vào trong thế gian và sau đó dẫn dắt sự sống mới đó lớn lên trưởng thành trở nên như điều Đức Chúa Trời đã hoạch định!
Ô-bết còn là phước hạnh cho Na-ô-mi: Ô-bết được người bà thân tình này nhận làm con và Na-ô-mi coi Ô-bết như con ruột của mình vậy, thế là bà trở thành mẹ nuôi của Ô-bết. Mấy người phụ nữ ở Bết-lê-hem đến chung vui với Na-ô-mi, họ nói với bà rằng: “Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va chẳng từ chối cho bà một người có quyền chuộc lại” (Ru-tơ 4:14 NKJV)Lời này ám chỉ Ô-bết chứ không phải nói về Bô-ô.
Ô-bết chính là “người làm hồi sinh cuộc đời” của Na-ô-mi. Các bậc ông bà có thể làm chứng rằng đối với họ thì những đứa cháu của họ còn tốt hơn cả nguồn tuổi xuân bởi vì chúng ta “sẽ được trẻ lại” khi có các cháu đến thăm viếng chúng ta. Mặc dù không phải vị ông bà nào cũng đồng ý như vậy, nhưng tất cả họ đều biết câu nói này: “Chúng được gọi là “cháu” bởi vì khi chúng đến thăm hay đi khỏi thì chúng đều rất tuyệt”. Không có cách gì làm cho chúng ta vui sống hơn là hãy bắt tay đầu tư chính bản thân mình cho thế hệ trẻ hơn.Mỗi đứa trẻ được sinh ra trên thế gian này là mỗi ngân sách dành cho tương lai, và các bậc ông bà cần tập trung chú ý đến tương lai ấy chứ đừng nhìn về quá khứ nữa. Khi bạn bồng bế đứa trẻ nào đó, thì chính là bạn đang ôm lấy tương lai trong vòng tay của mình.
Ô-bết sẽ là phước hạnh đối với Na-ô-mi trên một phương diện khác nữa: Rồi đây người sẽ chăm sóc gia đình có người bà là Na-ô-mi, vì chính gia đình này đã đem Ô-bết vào trong thế gian. Bô-ô đã chuộc lại sản nghiệp cho gia đình bà; giờ đây Ô-bết lại tiếp tục duy trì dòng họ gia đình tồn tại, bảo vệ sản nghiệp và dùng nó nuôi sống Na-ô-mi dài lâu. Người sẽ sống đúng với tên của người là “đầy tớ” đối với Na-ô-mi, “mẹ nuôi” của người.
Sự bảo đảm về tính pháp lý cho chuyện này không phải ở luật đất đai mà là ở tình yêu thương của Ru-tơ đối với mẹ chồng nàng. Ô-bết sẽ sớm học biết yêu thương Na-ô-mi tương tự như Ru-tơ đã yêu thương bà. Ô-bết là con trai một của Ru-tơ, nhưng lòng yêu mến của người dành cho mẹ và bà sẽ ngang bằng lòng yêu mến của bảy con trai gộp lại.
Ô-bết sẽ đem phước hạnh đến cho Bết-lê-hem: Đứa trẻ này sẽ đem lại tiếng tăm cho dòng họ gia đình mình và cho cả thành phố quê hương mình. Tên của Ê-li-mê-léc hầu như đã biến mất khỏi Y-sơ-ra-ên, thế nhưng Ô-bết sẽ làm cho tên ấy được nổi tiếng và đem vinh quang đến cho Bết-lê-hem. Dĩ nhiên, điều này đã xảy ra thật qua cuộc đời với công việc, chức vụ của vua Đa-vít (c.22) và qua Con Trai vĩ đại cao trọng hơn cả ông là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Na-ô-mi chắc được an ủi rất nhiều vì bà biết danh của gia đình bà sẽ không bị mai một đi, nhưng ngày càng trở nên được nổi tiếng.
Ô-bết sẽ đem phước hạnh đến cho Y-sơ-ra-ên: Ô-bết là cháu nội vua Đa-vít, một trong những nhà thống trị xuất chúng nhất của Y-sơ-ra-ên. Khi nhắc đến tên Đa-vít, chúng ta thường nghĩ đến Gô-li-át hoặc Bát-sê-ba. Đa-vít phạm phải một trọng tội, nhưng dù sao đi nữa ông vẫn cứ là người có đức tin vĩ đại đã được Đức Chúa Trời dùng để xây dựng nên vương quốc Y-sơ-ra-ên. Ông lãnh đạo dân sự đánh bại mọi kẻ thù, mở rộng lãnh thổ, gia tăng thêm sản nghiệp và quan trọng hơn tất cả là ông đã dẫn dắt con dân Chúa thờ phượng Ngài. Ông sáng tác nhiều bài hát để cho người Lê-vi hát khi thờ phượng, ông còn chế tạo ra nhiều nhạc cụ nữa. Ông bỏ ra cả cuộc đời mình tích góp của cải để dùng vào công việc xây cất Đền Thờ, và Đức Chúa Trời đã cho ông biết trước những kế hoạch, dự liệu cho Đền Thờ đó để Sa-lô-môn có thể tiến hành công việc xây cất ấy. Bất kể cả những lúc Đa-vít cầm trong tay cây ná, hoặc thanh gươm, hoặc cây đàn hạc hay bài thi thiên, thì ông vẫn luôn là một tôi tớ vĩ đại của Đức Chúa Trời, là người đã đem lại biết bao ơn phước không xiết kể cho Y-sơ-ra-ên.
Ô-bết sẽ đem phước hạnh đến cho toàn thế giới: Điều lớn lao nhất mà Đức Chúa Trời đã làm cho Đa-vít là Ngài đã không ban cho ông chiến thắng trên các kẻ thù của ông hoặc trên của cải ông dành để xây xất Đền Thờ. Đặc ân vĩ đại nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông là ông được làm ông tổ của Đấng Mê-si-a. Đa-vít mong muốn xây cất một ngôi nhà cho Đức Chúa Trời, nhưng Ngài lại bảo với ông rằng Ngài sẽ xây một tòa nhà (dòng dõi) cho Đa-vít (2Sa-mu-ên 7:1-29). Đa-vít biết rõ Đấng Mê-si-a sẽ đến từ chi phái Giu-đa là chi phái hoàng gia (Sáng Thế Ký 49:8-10), nhưng không ai biết được đích xác gia đình nào trong Giu-đa sẽ được chọn cho sự ra đời của Ngài. Đức Chúa Trời đã chọn dòng dõi Đa-vít, và Đấng Cứu Chuộc sẽ được biết đến là “con cháu Đa-vít” (Ma-thi-ơ 1:1).
Dân thành Bết-lê-hem có biết sơ rằng Đức Chúa Trời đã dành sẵn những chương trình quan trọng cho đứa trẻ bé bỏng ấy! Ô-bết sau này có một con trai đặt tên là Gie-sê; và Gie-sê sinh được tám người con trai, thì người con trai út trong số đó về sau này chính là vua Đa-vít (1Các vua 16:6-13). Hễ khi nào bạn nhìn thấy một em bé sơ sinh hay một đứa trẻ nào đó, thì xin hãy nhớ cho rằng có thể em bé đó sẽ là người mà Đức Chúa Trời đã có kế hoạch sau này dùng đến cho một tương lai vĩ đại. Thầy giáo thời xưa thường hay đập nhẹ mũ của mình vào những học trò nào có ý tưởng hay và chính đáng, bởi vì trong số các học trò ấy có lẽ sẽ có người trở thành vị tướng hoặc thành hoàng đế không chừng.
Người Mô-áp sẽ không được phép vào hội Đức Giê-hô-va “dầu đến đời thứ mười cũng chẳng hề bao giờ vào được” (Phục truyền 23:3). Nhưng sách Ru-tơ ngắn ngủi này đã khép lại với bảng phả hệ đời thứ mười mà đỉnh cao đáng chú ý nhất là tên Đa-vít!
Đừng bao giờ đánh giá thấp quyền năng ân điển của Đức Chúa Trời.
PHẦN CHUYỂN TIẾP: NHỮNG ĐIỀU NHẬN XÉT TỪ SÁCH RU-TƠ
Mục đích chính của sách Ru-tơ là ở tính lịch sử. Nó diễn giải cho chúng ta biết về tổ tiên của Đa-vít và nó xây một chiếc cầu nối giữa thời kỳ Các Quan Xét với giai đoạn Đức Chúa Trời ban cho Y-sơ-ra-ên một vua.
Nhưng Kinh Thánh còn hơn cả một cuốn sách lịch sử. Người ta học được nhiều bài học thực tiễn được rút ra từ những sự kiện này – là những bài học có khả năng khích lệ, động viên chúng ta trong bước đi thuộc linh của mình. Sách Ru-tơ cũng mang tính chất như vậy.
Chắc chắn cuốn sách ngắn ngủi này đã tiết lộ cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời phù hộ, làm ơn cho Ru-tơ và Na-ô-mi theo như cách mà Ngài đã dẫn dắt họ. Sách khích lệ tôi nhận biết rằng Đức Chúa Trời vẫn hằng chăm sóc chúng ta ngay cả những khi chúng ta cay đắng với Ngài giống như Na-ô-mi vậy. Đức Chúa Trời hướng dẫn Ru-tơ, một “tân tín hữu”, và dùng đức tin với sự vâng lời của nàng để chuyển thất bại thành chiến thắng. Đức Chúa Trời quan tâm đến từng chi tiết trong đời sống chúng ta, và sự thật này sẽ đem lại cho chúng ta sự khích lệ và niềm vui khi chúng ta mưu cầu ý nghĩ mỗi ngày sống làm đẹp lòng Ngài.
Sách Ru-tơ chứa đựng những hình ảnh minh họa đẹp đẽ về công việc cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Câu chuyện mở ra với một Ru-tơ là người ngoài, à một người lạ mặt, nhưng sách kết thúc với một Ru-tơ là thành viên thuộc cộng đồng của giao ước Chúa bởi vì nàng đã kết hôn với Bô-ô, một người bà con gần của nàng có quyền chuộc lại sản nghiệp. Ông ta phải trả một giá để nàng được chuộc lại.
Nhưng sách Ru-tơ còn minh họa về mối tương giao mật thiết của Cơ Đốc nhân với Chúa. Trong phân đoạn 1, Ru-tơ thậm chí không biết rằng có mặt Bô-ô trên đời này. Trong phân đoạn 2, Ru-tơ là một người lao động chân tay nghèo khổ, đi mót lúa trong ruộng của Bô-ô và đón nhận những món quà của ông ban tặng. Đối với nàng, Bô-ô chỉ là một người giàu có quyền thế đã bày tỏ lòng tử tế với nàng mà thôi. Trở lại điểm này trong phân đoạn 3 chỗ Ru-tơ tự nguyện phủ phục dưới chân Bô-ô và tin vào những lời hứa hẹn của ông ta. Kết quả được ký thuật trong phân đoạn 4: Ru-tơ không còn là người lao động nghèo khổ nữa, vì giờ đây nàng đã có Bô-ô, và mọi thứ gì ông có thì thảy đều thuộc về nàng.
Có quá nhiều người trong dân sự Chúa ngày nay bằng lòng sống đời sống như trong phân đoạn 2, i nhặt những phần thức ăn thừa của người ta bỏ và làm hết sức mình để có thể vượt qua hoàn cảnh khó khăn của họ. Họ mong muốn nhận được quà của Đức Chúa Trời, nhưng họ lại không muốn tương giao mật thiết với Ngài. Thật quan trọng và có ý nghĩa biết bao nếu như họ biết đầu phục Chúa, dâng mình cho Ngài và luôn hướng về Đấng Ban Cho chứ không phải lo hướng về những món quà! Giăng đã ngẫm nghĩ về điều này trong Giăng 14:21-24.
Sách Ru-tơ nhắc chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời đang làm việc trong thế giới chúng ta, Ngài đang tìm kiếm cô dâu và đang thu hoạch mùa màng; chúng ta phải tìm cho mình vị trí trong chương trình tìm kiếm những linh hồn hư mất của Ngài. Những sự kiện trong sách Ru-tơ xảy ra thuộc thời kỳ Các Quan Xét, là thời kỳ chẳng khác gì mấy so với thời hiện tại này của chúng ta. Nếu bạn chỉ cứ mãi lo nghĩ về những điều xấu, điều ác trong xã hội thời nay thì chắc chắn bạn sẽ trở nên người bi quan, yếm thế và hay hoài nghi; nhưng, nếu bạn cầu hỏi Đức Chúa Trời để biết Ngài muốn bạn đến làm việc tại cánh đồng nào của Ngài và bạn hãy trung tín hầu việc Ngài, thì bạn sẽ nếm trải được ân huệ, tình yêu thương và niềm vui thoả từ nơi Ngài.
Các Quan Xét là cuốn sách “không vua” (Cac 17:6 Cac 18:1 Cac 19:1 Cac 21:25). Sách I Sa-mu-ên là sách nói về “vua do loài người lập nên”, khi Đức Chúa Trời ban Sau-lơ cho Y-sơ-ra-ên theo như điều họ cầu xin Ngài. Những sự việc này sẽ khiến thế giới chúng ta trở nên hết sức tồi tệ đến nỗi rồi đây sẽ có ngày mọi dân mọi nước sẽ kêu khóc vì họ đã trót đòi hỏi cần có một vua để nuôi dưỡng họ và bảo vệ họ. Vua ấy rồi sẽ xuất hiện; và chúng ta gọi tên hắn là AntiChrist.
Nhưng sách I Sa-mu-ên không phải là sách kết thúc của câu chuyện này, vì sách II Sa-mu-ên là sách nói về vua do Đức Chúa Trời lập nên!Đa-vít đã xuất hiện trong bối cảnh ấy, và ông thiết lập vương quốc trong danh Đức Giê-hô-va. tương tự như thế, khi vua do loài người lập nên làm những điều tồi tệ nhất, thì Vua đến từ Đức Chúa Trời sẽ xuất hiện, đoán xét thế giới tội lỗi xấu xa này, sẽ tiêu diệt những kẻ vô tín và không có đời sống tin kính Chúa, sau đó Ngài sẽ thiết lập vương quốc vinh hiển của Ngài.
Trong lúc ấy, dẫu rằng chúng ta hiện đang sống trong thời kỳ tối tăm giống như thời Các Quan Xét là khoảng thời gian Y-sơ-ra-ên không có vua, nhưng trước hết chúng ta vẫn có thể tìm thấy vương quốc của Đức Chúa Trời và trở thành những thần dân thuộc về hoàng gia của Vua trên muôn vua (Ma-thi-ơ 6:33). Tên Ê-li-mê-léc có nghĩa là “Đức Chúa Trời của tôi là Vua”, nhưng Ê-li-mê-léc đã không sống đúng theo ý nghĩa đó của tên mình, vì ông hoài nghi Chúa và bất tuân với Ngài. Mặc dù trong Y-sơ-ra-ên không có vua và tất cả mọi thứ chung quanh chúng ta trông có vẻ như đang sụp đổ, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể có một Vua trên đời sống mình, Ngài sẽ cai trị trong mỗi lòng chúng ta.
Chính sự giao phó của Ru-tơ đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống nàng và đời sống của những người mà nàng yêu thương.
Bạn có bao giờ tự nguyện sấp mình dưới chân Chúa là Ông Chủ mùa gặt chưa? nếu bạn chưa làm điều đó thì Đức Chúa Trời sẽ không thể khiến bạn trở nên như điều mà Ngài muốn xảy ra trên đời sống bạn.