“Anh em đã được kêu gọi đến điều đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, lưu lại cho anh em một tấm gương để anh em noi dấu chân Ngài; Ngài không hề phạm tội, nơi miệng Ngài không thấy điều dối trá. Khi bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa lại; lúc chịu đau khổ, Ngài không hề hăm dọa, nhưng phó thác chính mình cho Đấng phán xét công minh” (1.Phi-e-rơ 2:21-23).
Ở đây, Phi-e-rơ nhắc nhở chúng ta rằng Đấng Christ đã để lại cho chúng ta một tấm gương. Có phải chúng ta chỉ quý lời của Ngài, chẳng hạn như bài giảng trên núi trong Ma-thi-ơ chương 5 đến 7, hay chúng ta cũng thấy tấm gương của Chúa, Ngài đã sống như thế nào? Một tấm gương có giá trị hơn cả ngàn lời nói. Trong những câu này, chúng ta thấy ít sự dạy dỗ, mà thấy một tấm gương. Dạy dỗ thì tương đối dễ, nhưng trở thành một tấm gương thì khó khăn hơn nhiều. Chắc chắn từ ngữ và lẽ thật là rất quan trọng, nhưng đối với con đường của Chúa, đối với sự phục vụ, một tấm gương còn quan trọng hơn. Tôi đã nghe rất nhiều thông điệp tốt trong những năm gần đây, nhưng tôi đã không thấy nhiều tấm gương. Tôi không chỉ nói về những người khác mà cũng nói đến bản thân tôi. Tôi có ít điều để nói về anh em, nhưng tôi phải nói đến bản thân mình: “Chúa ơi, con là một tấm gương như thế nào cho các thánh đồ?” Tấm gương rất quan trọng.
khải thị từ trời
Hơn nữa, các câu Kinh Thánh này cũng nói rằng Chúa đã để lại dấu chân để chúng ta đi theo. Điều này có nghĩa là chúng ta phải phục vụ như Ngài đã từng phục vụ. Hầu hết các tín đồ đều nghĩ rằng một đầy tớ của Chúa phải là một người truyền đạo. Đó là quan niệm của chúng ta và đó là lý do tại sao nhiều tín đồ đi học trường Kinh Thánh. Nhưng ở đó họ không học được cách để trở thành một tấm gương, mà họ học thần học và nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, ở đó người ta học cách để quyên góp tiền như thế nào. Đáng tiếc là chúng ta không thấy bất kỳ tấm gương thực sự nào cho những tín đồ khác.
Đặc biệt, bốn sách Phúc m cho chúng ta thấy một tấm gương tuyệt vời của Chúa. Do đó, các sách này không phải là sách thần học mà là một tiểu sử của Chúa, để chúng ta có thể thấy được Ngài đã sống như thế nào trên đất. Tôi hy vọng rằng đặc biệt là bây giờ, vào cuối thời đại này, Chúa sẽ vực dậy nhiều anh em và nhiều chị em để phục vụ theo cách này. Chúa cần những người không chỉ rao giảng lẽ thật mà còn sống theo đó. Ê-sai cho chúng ta thấy điều này trong các chương từ 49 đến 57.
Bây giờ chúng ta hãy đọc 1 Phi-e-rơ 4:1 “Vậy, vì Đấng Christ đã chịu khổ trong thể xác, thì anh em cũng hãy lấy tư tưởng ấy làm vũ khí; vì người nào đã chịu khổ trong thể xác thì đã đoạn tuyệt với tội lỗi”. Chúng ta nên tự trang bị gì cho mình? Với tâm trí sẵn sàng chịu khổ trong xác thịt. Nhiều người muốn phục vụ Chúa, nhưng họ không sẵn sàng chịu khổ. Nhiều đau khổ sẽ đến cùng với sự phục vụ. Chúa là một tấm gương cho chúng ta. Tôi hy vọng chúng ta học được điều này từ Chúa. Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 4:20 “Nhưng đó không phải là điều mà anh em đã học từ Ðấng Christ”. Chúng ta không chỉ học sự dạy dỗ và lẽ thật, mà chúng ta học từ Đấng Christ.
Trong Giăng 13:14-15, Chúa đã rửa chân của các môn đồ: “Nhưng nếu Ta là Thầy, là Chúa, mà còn rửa chân cho các ngươi thì các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như Ta đã làm cho các ngươi”. Chúa đã ban cho chúng ta một tấm gương để chúng ta cũng làm như Ngài đã làm cho chúng ta. Thật quý giá để chúng ta học điều này. Chúng ta đừng chỉ dùng lý trí để nắm bắt sự dạy dỗ và lẽ thật.
(sưu tầm và dịch)