Mục sư Trần Thái Sơn
Biên soạn
******
TÌM HIỂU PHẬT GIÁO
(Tài lịệu nầy được tổng hợp từ tài liệu của nguyên Đại Đức Triều Dương và “Chuyện Phật Đản Sinh” của Phạm Phong Dinh đăng trên báo Việt Mercury, số 330 – 20/5/05)
Kinh Thánh phán:
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”.
“Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”
(Giăng 14:6; Công vụ 4:12)
NỘI DUNG
Lời mở đầu
Sơ Lược Tiểu Sử Phật Thích ca 7
Sĩ-Đạt-Ta và Phật Thích ca 11
Tóm Tắt về Các Vị Phật 16
Kinh Phật và Kinh Thánh 18
Bà-la-môn giáo và Phật giáo 21
Phật là gì? 26
Phật Giáo và Giác Ngộ 28
Phật Giáo và Ý Nghĩa Phương Tiện 32
Phật Adiđà và Biết Bàn 36
Địa Tạng Vương và Địa Ngục 38
Quán Thế Âm trong Phật Giáo 40
Vấn Đề Ăn Chay và Cử Sát Sanh 46
Phật Giáo Ấn – Hoa – Việt 50
Phật Giáo Trung quốc hay Thiền Giáo 53
Phật Giáo Việt Nam 60
Phật Giáo Thời Hậu Lê 64
Sự Biến Thiên của Phật Giáo 67
Phật Giáo và Phương Pháp Tự Giác Ngộ 69
Niết Bàn
LỜI NÓI ĐẦU
Trong ân điển của Chúa, tôi được tác giả Triều Dương, nguyên là một Đại Đức Phật giáo tặng tập tài liệu nầy, ông có ý nhờ tôi xem qua và nếu được thì phổ biến với nh người tin Chúa Jêsus.
Sau khi đọc, tôi thấy rất ích lợi cho người tin Chúa Jêsus muốn làm chứng về Chúa Jêsus Christ cho những người theo Phật giáo tham khảo.
Nội dung tài liệu có cái nhìn thoáng và mang tánh chất trao đổi hơn là tranh luận hơn thua, tuy rằng cũng có vài ý cần xem lại (như bùa chú). Nhìn chung, đây là tài liệu tốt.
Tôi mong rằng tập tài liệu nầy được Chúa dùng đem phước hạnh cho người đọc, ngay cả những người đang theo Phật giáo.
THẬP TỰ SINH
Mục sư Trần Thái Sơn.
Winston-Salem, NC.
msthaison@yahoo.com
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ PHẬT THÍCH CA
Cứ theo tinh thần Phật giáo để lại, Phật Thích Ca sinh ngày 8 tháng 4 âm lịch, lúc còn nhỏ là một vị Thái tử tên Tất Đạt Đa hay Sĩ Đạt Ta, con của vua Suddhodana (chúng ta thường quen gọi là Tịnh Phạn Vương, tên nầy là do vua năng tắm gội trai giới, ăn uống chay tịnh) và Hoàng hậu Maya, thuộc nước Xá Vệ (Kapilavastu), một nước lớn và mạnh tại Bắc Ấn Độ khoảng 565? – 480 TC. (Năm sinh của Đức Phật không được ghi chép chính xác trong kinh sách, nhưng hầu hết các nhà sử học đều cho là những năm nầy), thuộc dòng họ Shakya, một bộ tộc thuộc về giai cấp chiến sĩ Kashatrya vùng Trung Á di cư về miền Bắc Ấn, gần với khu vực thành Benerès, Ấn Độ, và biên giới phía Nam của nước Nepal ngày nay.
Vì thuộc dòng họ Shakya nên sau nầy sử sách thường gọi Người là Phật Shakyamuni, tức Thích Ca Mâu Ni. “Thích Ca” được diễn giải theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “chân như” (chân nhân tính – capable of true humanity), còn Mâu Ni là tên ghép đi chung với họ.
Trong kinh sách cổ và huyền thoại kể lại giây phút sinh Thái tử Sĩ Đạt Ta như sau: nhơn chuyến về thăm cha mẹ ở xứ Davadaha, theo tuc lệ thời đó thì người đàn bà mang thai sắp sinh phải về nhà cha mẹ ruột (cũng có sách chép rằng Hoàng hậu Maya rất thích phong cảnh tu nhàn nên bà cùng đoàn tùy tùng đi dạo chơi ra khỏi nước Kapilavastu. Khi đến khu vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), bà đến gần cây Ưu Đàm (cây Plaksa, có sách gọi là cây Ashoka, hoặc cây sala). Theo nhà thực vật học Nguyễn văn Ba tức ông Thái Minh Kiệt, thì chính là cây sung), thì hoàng hậu chuyển bụng.
Bảy ngày sau đó, Hoàng hậu Maya từ trần, Thái tử được giao cho Vương phi Mahaprajapati Gotami, là em ruột của Hoàng hậu, cũng là vợ của vua Tịnh Phạn (các Phật tử gọi bà là Đạo Ái, vì bà rất sùng đạo Phật)
Vua Tịnh Phạn cho mời các tu sĩ Bà-la-môn giáo đến để làm lễ đặt tên cho thái tử là Siddharta, phiên âm theo tiếng Hoa là Tất Đạt Đa, hay Sĩ Đạt Ta, nghĩa là ‘người đạt tới mọi chân lý và sở hữu những điềm may mắn’. Trong các Tu sĩ hiện diện có người tiên đoán Thái tử có ‘ba mươi hai tướng tốt, năm mười chín tuổi, nếu sống đời trần thế thì sẽ là một đấng quân vương vĩ đại. Nếu lìa bỏ ngai vàng, người sẽ trở thành một đấng giác ngộ và dạy con đường giải thoát cho cõi trời và cõi người’.
Lúc trưởng thành, mười bảy tuổi, Thái tử vâng lệnh vua cha kết duyên cùng Công chúa Da Du Đà La (Yasodara), con gái vua Thuận Giác, một nước lân cận, và sanh được một con trai là La Hầu La (Rahula – nghĩa là ‘chướng ngại’).
Một ngày kia, lúc được 23 tuổi, Thái tử dạo chơi bốn cửa thành, chính mắt nhìn thấy cảnh: Sinh – Lão – Bịnh – Tử, lòng Thái tử bắt đầu ngao ngán trước cảnh phù du. Trong một đêm khuya, Thái tử cùng tên hầu cận là Xa-Nặc phi ngựa về hướng rừng sâu, lên đường tầm đạo. Đến bìa rừng, Thái tử giao ngựa và gươm báu cho Xa-Nặc đem về, còn mình thì vào rừng sâu tu khổ hạnh.
Sau 12 năm tu khổ hạnh theo Bà-la-môn giáo, lúc 30 tuổi Thái tử thấy mình gầy yếu, kiệt sức, mà chẳng kết quả gì, Người bèn từ giả các nhà sư khổ hạnh, tự đi tìm Chân lý. Người đến sông Di Liên Thuyền (Nairanjana) tắm mát, có một thôn nữ tên Sujata dâng cho người một sô cơm trộn sữa bò tươi, người thọ thực. Bấy giờ người thấy cần phải ăn uống đầy đủ để thân thể tráng kiện mới có thể tầm ra lẽ đạo, người gọi đó là Trung Đạo không ép xác thái quá cũng không dễ dãi quá. Thái tử đến ngồi dưới cây Pipala lớn cách sông ba dặm phát nguyện: ‘Nếu không giác ngộ (bodhi), không rời khỏi cây nầy’. Vì vậy cây Pipala còn có tên là Bodhi Tree (Bồ Đề). Sau 48 ngày đêm, từ nửa đêm ngày thứ 49, nhằm ngày 8 tháng chạp, người được quả giác ngộ (Phật Buddha: bậc giác ngộ, người đã ra khỏi vòng luân hồi sinh tử), người là vị Phật thứ tám của cõi trần gian mà Phật giáo quen gọi là cõi Ta Bà (theo lời Phật dạy thì hàng tỉ năm trước, trên trái đất nầy đã có bảy vì Phật xuống trần gian trong thể xác phàm tục, cũng lìa bỏ vợ con gia đình ra đi tìm đạo, ngồi nhập định và giác ngộ dưới bảy loại cây khác nhau rồi đi giảng đạo.
Vị Phật thứ chín sẽ là Phật Di-Lặc, một vị Bồ-tát còn đang ở trên cung Đâu Suất sẽ giáng trần chấn hưng Phật pháp khi đến thời điểm
Phật Thích ca thu nhận môn đồ đủ hạng, có cả vua, quan, giàu sang quí phái, cùng đinh Thủ-đà-la và hạng không giai cấp là Ba-ly-a đều ngang nhau. Phật Thích ca hành đạo tại thế trên năm mươi năm, Khi 80 tuổi, Người vào một làng nhỏ tên Kushinagara, người thấy thể xác mòn mỏi dần, không giảng dạy được nữa, các đệ tử trải đệm cho người nằm dưới gốc cây ưu đàm nghiêng mình về phía tay phải, dạy các vị Tỳ Kheo (hay Tỳ Khưu – Bhishu, nghĩa là người cầu xin được học hỏi, nghĩa đen là người đi khất thực) phải nương cậy vào chính pháp và chuyên trì giới luật. (có sách Phật giáo nói người vào làng thọ thực bữa cơm có thịt, bị trúng độc và chết). Đệ tử xây tháp, lấy xương làm Ngọc Xá Lợi.
Sau đó hàng đệ tử họp lại để ghi chép lời Phật dạy, xếp thành kinh điển. Đây là cuộc kết tập lần thứ nhất. Đệ tử lớn nhất là Ma Ha Ca Diếp, lãnh được ý chỉ của Phật nên kế tục làm Tổ thứ hai tại Ấn Độ. Phật Thích Ca có hai đệ tử xuất sắc nhất là Xá-Lợi Phất (Sariputra) và Mục Kiền Liên (Maudgalyana) đều đã chết trước Phật Thích Ca.
Từ Ca-Diếp truyền đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma thì Đạo Phật truyền sang Trung hoa, từ đó vào Việt-nam.
SĨ-ĐẠT-TA VÀ PHẬT THÍCH CA:
Có một câu hỏi được đưa ra: Phật Thích ca có mấy vợ và mấy con? Câu trả lời là: Phật Thích ca không có vợ cũng không có người con nào hết.
Vậy thì Công chúa Da Du Đà La với các cung phi mỹ nữ và La Hầu La là vợ và con của ai? Câu trả lời: Tất cả vợ và con là của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta.
Câu hỏi và câu trả lời có vẻ hài hước, nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta là Cơ-Đốc nhân, khi nhìn vào Phật giáo, phải có cặp mắt và quan niệm khách quan, để nhận định đúng hơn. Nhờ vậy, khi đối diện với những người theo Phật giáo, chúng ta sẽ giữ được cảm tình với họ, nhơn đó truyền giảng Tin Lành vinh hiển của Chúa Jêsus Christ cho họ.
Chúng ta phải hiểu Thái tử Sĩ-Đạt-Ta là con của vua như các người con của vua khác. Người cũng đầy dẫy lục dục thất tình ham muốn đời nầy. Chung quanh Người có vợ đẹp, con xinh và một đám cung tần mỹ nữ. Trong một xã hội chia nhiều giai cấp lúc bấy giờ, Người là một Thái tử thì việc đó là phải có, không có gì mâu thuẫn, bất công hết.
Còn Phật Thích ca thì khác. Thái tử Sĩ-Đạt-ta sau khi từ bỏ ngai vàng điện ngọc, giác ngộ, đã lột bỏ tất cả hình tướng, tư tưởng phàm tục của mình đã có lúc xưa, để trở thành Phật Thích ca. Trước mắt Phật Thích ca, xã hội lúc bấy giờ là một bể khổ trầm luân, đầy dẫy bất công, hà khắc. Đạo Bà-la-môn không còn là khuôn vàng thước ngọc, Kinh Vệ-đà của Bà-la-môn giáo không còn là Chân lý nữa, mà chính thật có nhiều sai lầm. Phật Thích ca giờ đây với cuộc sống tu hành giản dị, hòa đồng, bình đẳng với mọi người, sự bất công sai lầm cần có một sự thay đổi. Phật Thích ca là người đã châm ngòi nổ san bằng những bất công tại Ấn Độ.
Vậy Sĩ-Đạt-Ta là một vị Thái tử, còn Phật Thích ca giác ngộ trở thành một nhà cách mạng xã hội của Ấn Độ.
PHẬT THÍCH CA VÀ CHÚA JÊSUS CHRIST:
Từ một vị Thái tử, Sĩ-Đạt-Ta gắng công tu tìm Chân lý và giác ngộ được người đời xưng tụng, Phật Thích ca có một triết lý cao siêu, là một nhà cách mạng lớn.
Tin Lành chúng ta có Chúa Jêsus Christ với cuộc đời hi sinh cao cả, chịu chết cứu chuộc loài người. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu bằng cách so sánh:
PHẬT THÍCH CA:
1/. Phật Thích ca cũng là một người, hình thể giống mọi người. Nguyên căn cũng được thọ thai và được sanh ra bởi cha mẹ, không có gì đặc biệt. Chỉ có điểm đặc biệt là Sĩ-Đạt-Ta là con của một vua. Khi mang thai Sĩ-Đạt-Ta, Hoàng hậu Ma-gia có điều kiện dinh dưỡng đầy đủ nuôi dưỡng thai nhi. Rồi Thái tử được sanh ra trong cung vua khác xa dân gian nghèo khổ.
2/. Trước khi Thái tử Sĩ -đạt-Ta được sanh ra, tại nước Xá-vệ nói riêng và Ấn Độ nói chung, không có sách nào tiên tri về sự sanh ra của Thái tử. Do đó, tại Ấn Độ hay toàn thế giới không ai trông đợi sự sanh ra của Người, không ai biết trừ ra trong Hoàng cung của vua Tịnh Phạn. Sự ra đời của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta là một sự ngẫu nhiên như tất cả mọi người.
3/. Phật Thích ca lúc còn làm Thái tử rất thông minh, được học hỏi rất nhiều bởi địa vị Thái tử. Nhưng sự thông minh ấy không có gì đáng nói, vì sự thông minh đó nhiều người có. Giả sử cũng con người của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta, gặp phải cảnh quốc biến gia vong. lang thang trốn chạy, không ai dạy dỗ, thì cũng sẽ tầm thường như bao người khác. Ta có thể kết luận rằng sự thông minh hiểu biết của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta chỉ là do sự chuyên cần học hỏi của con người trong điều kiện rộng rãi.
4/. Sau khi giác ngộ và hành đạo, Phật Thích ca không nói tiên tri hậu vận cuộc đời của Người, cũng không có kinh sách nào ghi chép Người trị bịnh cho dân chúng, hay quyền năng đặc biệt gì. Người chỉ giảng dạy về triết lý thôi. Ngay cả khi Người ăn bữa cơm có thịt do một tín đồ dâng cúng, bị ngộ độc và chết, Người cũng không biết. Chỉ thấy Người có nói rằng về sau đạo của Người sẽ bị hàng đệ tử phá hoại toàn bộ. Phật Thích ca hay nói đến Niết Bàn (Thiên đàng), địa ngục, nhất là hay nói về tiền kiếp tu hành của Người. Nhưng các việc ấy đầy mơ hồ vì Người có thân xác phàm tục, chết là chết luôn.
5/. Chúng ta thử tìm hiểu qua về quyền phép của Phật Thích ca. Trong kinh Đại thừa Diệu pháp Liên hoa có ghi Phật Thích ca và Bồ Tát Quán Âm hay đọc thần chú. Việc nầy ngày xưa rất thịnh hành, phàm ai tu hành muốn làm Tổ làm Phật mà không giỏi môn bùa chú thì khó có kết quả được giải thoát về nơi cực lạc của Phật. Các đệ tử của Phật, ai muốn giỏi bùa chú, phải ra công gắng sức gắng sức, trường chay diệt dục, kiêng cữ đủ thứ, trì chí kéo dài nhiều năm mới hi vọng đạt thành (theo Giáo lý Phật giáo).
Trong kinh Ai-di-đà ghi Phật Thích ca đọc chú để cứu đệ tử cũng là em ruột khỏi tay mụ phù thủy Ma-Lăng-già của Bà-la-môn giáo.
Trong Pháp Bảo Đản kinh có ghi lại chuyện Lục Tổ Huệ Năng dùng phép bắt rồng. Luyện bùa chú gần như có một công thức rõ ràng, miệng đọc chú, tay bắt quyết ấn, phải đọc một hơi nếu chú ngắn, hoặc hai ba hơi nếu chú dài. Vấn đề thuộc về siêu hình không thể giải thích hay chứng minh.
Bùa chú đó nếu có chỉ để trị bịnh, trừ tà ma (?), không bao giờ được dùng gọi được người chết sống lại. Chính Phật Thích ca cũng ở trong luật sinh-lão-bịnh-tử như mọi người. Tóm lại bùa chú là do người ta luyện, trong đó có thể do một phần phản ứng hóa học hoặc vật lý, cũng do ma quỉ cho. Chính Phật Thích ca cũng phải vận dụng tu luyện, khổ công hành trì.
CHÚA JÊSUS CHRIST:
Chúa Jêsus Christ khác hẳn với Phật Thích ca:
1/. Trước khi Chúa giáng sanh thì Kinh Thánh Cựu Ước đã tiên báo về Ngài rất nhiều và từng chi tiết. Bởi thế, sự giáng sanh của Chúa Jêsus Christ được dân Y-sơ-ra-ên, và một số nhà thông thái trông đợi, họ tin rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu chuộc họ. Tất cả đều ứng nghiệm hoàn toàn.
2/. Chúa Jêsus Christ được sanh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, không được đến trường học chánh thức, thế mà lúc 12 tuổi, Chúa Jêsus đã bàn luận với các Giáo sư của người Y-sơ-ra-ên khiến họ đều ngạc nhiên về sự hiểu biết của Ngài (Luca 2:41-52). Một nhân vật không học mà biết tất cả mọi việc từ trên trời đến dưới đất, vậy thì Ngài là ai? Ngài từ đâu đến? Và đến thế gian để làm gì?
Câu trả lời phải là: Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời cao cả, từ trời đến, và đến để cứu chuộc loài người (I Tim.1:15)
3/. Khi còn ở thế gian, ngoài việc giảng Tin Lành, dạy dỗ mọi người, Chúa Jêsus Christ cũng từng nói tiên tri nhiều việc, trong đó cũng nói về Ngài, về những việc liên quan thế giới, lần lượt những lời tiên tri đó đều ứng nghiệm.
4/. Sau khi chết trên thập tự giá đúng như Lời Tiên tri trong Kinh Cựu Ước, Chúa Jêsus Christ đã sống lại hiện ra cho nhiều người xem thấy, sau đó thăng thiên về trời trước sự chứng kiến của độ 500 người. Tất cả đều ứng nghiệm Kinh Thánh tiên tri trước (I Côr.15:3-4). Theo Phật giáo, con người là sự kết hợp của tứ đại: đất, nước, gió, lửa và chuyển hóa theo định luật hành trụ hoại không, cho nên con người được sanh ra thì phải chết đi (Hê. 9:27). Nhưng Chúa Jêsus Christ thì không phải là sự kết hợp tứ đại mà bởi Thánh Linh, nên Ngài không ở trong định luật hành trụ hoại không (Giăng 1:13).
5/. Theo Kinh Thánh thì Chúa Jêsus Christ là toàn năng, tất cả quyền năng của Ngài, loài người không thể có được dù tu luyện khổ công suốt đời. Chúa Jêsus Christ không dùng bùa chú bằng miệng, hay quyết ấn bằng tay, Ngài chỉ cần phán một lời. Chúa Jêsus Christ hóa bánh, quở sóng gió yên lặng, chữa lành các thứ bịnh tật, đuổi quỉ, kêu người chết sống lại, biết được ý tưởng mọi người…
Một người giác ngộ, được giải thoát cao siêu đến đâu có được như vậy không?
Chúng ta hãy làm một bảng đối chiếu:
PHẬT THÍCH CA CHÚA JÊSUS CHRIST
- Sanh ra do ngẫu nhiên 1. Được dự ngôn trước
- Khôn ngoan nhờ dạy dỗ 2. Không được học chính qui
- Không nói tiên tri 3. Nói tiên tri nhiều việc
- Già rồi chết luôn 4. Tình nguyện chết, sau ba ngày sống lại và sống đời đời
- Dùng sức riêng tu luyện 5. Quyền phép từ trời, vô hạn
TÓM TẮT VỀ CÁC VỊ PHẬT:
***************
(1). Phật Thích ca:
- sinh tại Ấn Độ (nước Xá Vệ)
- Trước khi đi tìm Chân lý, có vợ và một con trai
- 29 tuổi vào rừng tu
- 35 tuổi giác ngộ Chân lý dưới gốc Bồ Đề
- 80 tuổi qua đời
- Chỉ là một người, không được tiên tri về cuộc đời.
- chết như mọi người.
- dạy làm lành lánh dữ là điều ai cũng biết.
(2). Phật A-di-đà:
- Do Thích Ca nói đến cho rằng là một người tu nhiều kiếp mà thành.
- Làm chủ Niết bàn.
- Cho ai tu hành niệm chú A-di-đà thì được vô Niết bàn
- Thích ca dạy như vậy, nhưng lại đặt kinh A-di-đà vào hàng tiểu thừa (xe nhỏ), dành cho hạng tu thấp cần phải dùng Niết bàn sung sướng để khích lệ.
(3). Địa Tạng Vương Bồ Tát:
- Do Thích ca dạy cho rằng là một chúng sinh tu thành, chưa phải là Phật
- Nhiệm vụ cai quản Địa ngục
- Vô chùa, gióng một hồi Đại hồng chung, đọc câu chú: ‘Ám gia la, đồ gia bà ha’ thì cửa địa ngục sẽ mở, linh hồn vượt địa ngục lên thế gian.
- Hoặc thỉnh chư tăng chú nguyện
- Như vậy người giàu sẽ được giải thoát, còn người nghèo không mời được chư tăng thì phải ở địa ngục.
(4). Quán Thế Âm Bồ Tát:
- Trước đời nhà Đường ở Trung quốc thì đọc là QUÁN, đến đời Nhà Đường vì húy kị tên nhà vua Đường Thái Tôn, nên đọc là QUAN, dù vẫn viết chữ QUÁN.
- Hình dạng tùy theo mỗi dân tộc:
- Người Việt Nam qua truyện Quan Âm thị Kính, thì Quán Âm Bồ tát rất đẹp, tha thướt, đứng tòa sen, cầm bình tị thủy – trước giống Trung quốc, sau đổi lại.
- Người Tây Tạng thì cho Quán Âm Bồ Tát là người đàn ông mạnh khỏe.
- Người Trung quốc thì Quán Âm Bồ Tát theo tích Ni Cô Diệu Thiện, có hình một người nữ đội mão, y phục sặc sỡ, cổ đeo chuổi cườm vàng, tay quyết ấn Tam muội, đứng trên tòa sen.
- Người Chàm thì Quán Âm Bồ Tát là một người phụ nữ mặc xà-rong, để ngực trần, đội mão có hình hiệu A-di-đà.
Thật ra tất cả các Vị Phật A-di-đà, Địa Tạng Bồ tát, Quán Âm Bồ Tát, đều là sản phẩm tưởng tượng của Phật Thích ca, dùng để hổ trợ trấn an chúng sinh: A-di-đà để khích lệ; Địa tạng để ngăm dọa; Quán Âm để trấn an lúc khẩn cấp
KINH PHẬT VÀ KINH THÁNH
Một câu hỏi được đưa ra là giữa kinh Phật và Kinh Thánh đều xa xưa như nhau, làm sao dám tin kinh Phật hay Kinh Thánh là tuyệt đối? Để giái đáp câu hỏi nầy, chúng ta phải bình tâm suy nghĩ:
I/. KINH PHẬT:
Phải nói rằng kinh sách Phật giáo có rất nhiều, được kết thành TẠNG, gọi là Tam Tạng Kinh Điển (Kinh tạng, Luận tạng, Luật tạng). Trải qua mấy ngàn năm, Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang Trung quốc, hàng Phật tử đã trước thuật ra nhiều kinh sách hơn nữa. Phật giáo có một kho tàng kinh điển triết học vô cùng phong phú, đủ thể, đủ hướng, đủ màu sắc, nhất là thời đại Nhà Đường bên Trung quốc, Triết học Phật giáo càng được đưa lên cao hơn. Kinh điển Phật giáo bổ ích cho phần tri thức con người, chớ không đưa đến một sự giải cứu tâm linh nào.
Có loại Kinh luận dành cho hạng Thượng lưu trí thức như các kinh Lăng Già Tâm Ấn, Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Hoa Nghiêm Kinh, Đại Thừa Kim Cang Kinh, v.v… Cũng có những bộ kinh dành cho hàng Phật tử dốt nát, bình dân, với dụng ý hù dọa để họ sợ mà ăn hiền ở lành hầu được sớm lên cõi cực lạc như: Kinh A-di-đà, Địa Tạng Kinh, Vu-lan Kinh, v.v…
Sau khi Phật Thích ca tịch diệt, đồ chúng họp lại để kiết tập kinh điển, lần kiết tập nầy chủ tọa là Nhị Tổ Ma Ha Ca Diếp, còn ông Anan là người nhớ dai, học giỏi (sau làm Tam Tổ) đọc các lời Phật dạy để mọi người cùng ghi chép. Vì vậy, kinh Phật thường mở đầu bằng câu: Như thị ngã, văn ngã (Tôi nghe như vậy… – đó là lời ông Anan nói). Đây là đợt kiết tập lần thứ nhất.
Năm mươi năm sau khi Phật Thích ca tịch diệt, trong nội bộ có nhiều sự trái ý nhau, tăng chúng bèn mở đợt kiết tập lần thứ hai để san định lại kinh kệ Phật giáo. Lần nầy, nội bộ đã chia rẽ thành hai phe: Phe tăng chúng già gọi là Thượng tọa bộ, chủ trương bảo thủ; Phe tăng chúng trẻ gọi là Đại Chúng bộ, chủ trương canh tân. Một khoảng thời gian sau khá lâu, họ lại tổ chức Đại hội kiết tập lần thứ ba, lần nầy nội bộ chia rẽ trầm trọng, họ kiết tập kinh Phật theo ý riêng và đả kích nhau kịch liệt, các chi phái biệt lập nhiều hơn, tư tưởng ý chỉ của Phật bị phân hóa.
Lúc bấy giờ Phật giáo có hai hướng Truyền giáo, một ngã đi xuống phía Nam qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, gọi là Phật giáo Nam Tông. Hướng thứ hai đi qua Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản, Việt-nam, gọi là Phật giáo Bắc Tông. Bắc tông tự cho mình là Đại Thừa cao siêu sẽ tự giác, giác tha (độ mình, độ người), còn Tiểu Thừa là thấp chỉ biết độ mình mà thôi. Ngược lại, Tiểu Thừa công kích Đại Thừa là khoác lác, nói dóc, đi sai đường hướng của Phật.
Khi Phật giáo truyền sang Trung quốc, kinh Phật bằng tiếng Phạn được dịch ra đôi khi cũng tam sao thất bổn, Kinh sách được các Thiền sư trước thuật thêm nhiều, cho nên có những ngụy kinh, ngoại kinh, có khi hầu như thêm các bài xưng niệm. Về Chánh kinh cho rằng do Phật nói, đại khái có Bát Dương Chân Kinh, Lương Hoan Sấm, Kinh Huỳnh Định, Kinh Thủy Sấm, Kinh Nhơn Quả, v.v…
Về sau, nhiều người cố gắng đem các kinh điển bằng chữ Phạn so sánh với những bản kinh dịch từ chữ Phạn ra tiếng Hán, và họ dịch trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt, để điều chỉnh sự sai lầm. Tuy vậy những gì ngày xưa sai trật đã ăn sâu vào tập quán truyền mãi đến ngày nay.
II/. KINH THÁNH:
Kinh Thánh được chia ra làm hai phần Cựu Ước và Tân Ước.
- Cựu Ước được viết ra từ thế kỷ 15 trước khi Chúa Jêsus giáng sanh thuật lại từ buổi sáng thế đến trước khi Chúa Jêsus giáng sanh độ 400 năm, được viết bằng Cổ Ngữ Hi-bá-lai của người Y-sơ-ra-ên bởi nhiều tác giả.
- Tân Ước được viết ra trong thời gian từ năm 40 đến năm 90 sau Chúa giáng sanh, lúc Đạo Chúa đã tràn ra khắp Đế Quốc La Mã được viết bằng tiếng Hi-lạp bởi các Thánh đồ, Sứ đồ của Chúa Jêsus Christ.
Điều đặc biệt là các sách trong cả hai Ước không hề trái nghịch nhau, mà lại bổ sung cho nhau, phù hợp nhau, được viết ra một lần không sửa đổi thêm bớt.
Mặc dù trong Cơ-Đốc Giáo có nhiều Hệ Phái nhưng có một điều đáng chú ý là không một Hệ Phái nào, hoặc một người nào dám sửa đổi Kinh Thánh, tất cả đều theo Kinh Thánh mà giảng dạy
Có nhiều sách được các nhân vật đáng tin cậy viết ra thời Cựu Ước hay Tân Ước, nhưng cũng không được thêm vào Kinh Thánh.
Cho đến nay, dù loài người văn minh, khôn ngoan đến đâu, cũng không ai tìm được một điểm mâu thuẫn hoặc sai lầm nào trong Kinh Thánh. Đặc biệt hơn nữa, cục diện thế giới lại cứ tiếp tục biến chuyển ứng nghiệm theo lời Kinh Thánh.
Như vậy chúng ta thấy rõ Kinh Thánh thật đáng tin tuyệt đối, mà đã tin Kinh Thánh thì tất cả những gì viết về Chúa Jêsus Christ là Chân lý vĩnh cửu với thời gian và không gian.
BÀ-LA-MÔN GIÁO
VÀ PHẬT GIÁO
Trước khi Phật giáo xuất hiện tại Ấn Độ, thì quốc gia nầy đã có một đạo gọi là Bà-la-môn giáo.
Đạo Bà-la-môn có quyển kinh Vệ Đà (Vedantha), chuyên thờ thần tượng, vị thần tối cao của họ là thần Phạm Thiên (Brahma). Thần nầy quyết định mọi việc trong thế gian, chủ của các chư thần. Dưới quyền thần Phạm Thiên còn có các thần như: Visnu, Tetna, Siva, v.v… Mỗi thần làm chủ một công việc riêng. Nhiều khi các thần bất bình ác chiến lẫn nhau. Cuối cùng thần chủ tể Phạm Thiên phải đứng ra can thiệp, có khi thần Phạm Thiên phải nổi giận dùng cực hình với các thần khác.
Theo Kinh Vệ Đà thì thân thể Brahma rất cao quý siêu thoát, vô biên, quyền năng trùm cả vũ trụ, ban phước giáng họa cho loài người.
Thái tử Sĩ-Đạt-Ta lúc chưa đi tu cũng đã được học hành tham khảo trong Kinh Vệ Đà, do đó khi giác ngộ, người giảng dạy có nhiều điều giống trong Bà-la-môn giáo. Theo các nhà nghiên cứu thì Phật giáo có nhiều điểm giáo lý thoát thai từ Bà-la-môn giáo.
Xã hội Ấn Độ thời bấy giờ chia làm 4 giai cáp chính:
- Bà-la-môn hay giai cấp tu sĩ.
- Sát-đế Lợi hay giai cấp vua chúa, quí tộc.
- Phệ Xá hay giai cấp trung lưu.
- Thủ Đà la hay giai cấp cùng đinh mục khổ bị khinh bỉ.
Trong mỗi giai cấp chính, còn chia nhiều giai cấp phụ khác. Như vậy trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ phân ra không biết bao nhiêu giai cấp. Theo qui định, giai cấp Bà-la-môn dù nghèo vẫn được giai cấp khác kính trọng; Giai cấp Phệ đà dù giàu có cũng không lên được giai cấp Bà-la-môn hay Sát-đế Lợi. Trong giai cấp chỉ được cưới gả nhau mà thôi, nếu giai cấp Bà-la-môn hay Sát-đế Lợi kết sui với giai cấp Phệ Xá thì dù cho giàu bậc nào cũng bị sa thải khỏi giai cấp cao và bị khinh bỉ.
Giai cấp Thủ Đà La hoặc Chiến Đà La bị khinh bỉ và ngược đãi. Người thuộc giai cấp nầy ra đường phải đội khăn che mặt, vì các giai cấp khác rất khỉnh bỉ và gớm ghiếc. Họ không được tham gia bất cứ một việc gì trong xã hội dù rất nhỏ. Họ chỉ được làm những nghề hạ tiện, luật lệ cấm họ làm những nghề đã qui định.
Ngoài ra cũng có một hạng người rất đông không được xếp vào giai cấp. Số phận hạng người nầy còn tệ hơn hạng người trong giai cấp Thủ Đà La. Họ bị người Thủ Đà La khinh bỉ và xua đuổi, bị gọi là hạng Ba-ly-a. Họ không có giai cấp, không có nhân phẩm, không có giá trị, không ai bảo vệ, sống thui thủi nơi nào mà các giai cấp kia không đến. Khi ra đường thoáng thấy người các giai cấp kia dù là giai cấp Thủ Đà La, họ cũng phải chạy trốn trong bụi vây hay áp mặt sát đất. Hạng giai cấp kia gớm ghiếc không thèm đẫm chân lên lưng họ nữa là. Nghề nghiệp sinh nhai của họ là hốt phân, hốt rác, nếu không thì vào rừng hái trái bắt cua.
Điều đáng ngạc nhiên là họ vẫn chấp nhận chia giai cấp như vậy là phải, giai cấp Thủ Đà La cũng cho rằng đúng, bởi vì công việc nầy không phải do loài người xếp đặt, mà do đấng Phạm Thiên tối cao định đoạt.
Kinh Vệ Đà chỉ dành riêng cho giai cấp Bà-la-môn và Sát-đế Lợi đọc tụng mà thôi, kỳ dư các giai cấp khác tuyệt đối không được phép ngó đến. Thần Phạm Thiên cũng chỉ ưu ái với giai cấp được đọc kinh Vệ Đà mà thôi.
Thái tử Sĩ-đạt-ta lớn lên có tư chất thông minh, gan dạ, nhìn thấy nh sự bất công to lớn trong xã hội đương thời và sự vô lý ngay trong kinh Vệ Đà, nên Người quyết định tìm phương giải thoát. Làm sao giải quyết vấn đề đó? Dù Người sẽ là vua thay cha mình, Người cũng không giải quyết được gì trước áp lực của Hoàng tộc, áp lực tôn giáo, áp lực xã hội, áp lực của các quốc gia láng giềng. Đã nằm trong guồng máy chính trị đó mà đi ngược lại thì thật nguy hiểm. Phải nói Thái tử Sĩ-đạt-ta có đầy lòng từ bi bác ái cảnh đau khổ của chúng sinh là cảnh khổ của Người. Người không thể ngồi nhìn cảnh trầm luân khổ ải nầy. Công việc nầy không phải là chuyện đơn giản, mau lẹ, mà là việc phức tạp lâu dài, đa dạng. Người quyết tâm làm một cuộc cách mạng toàn diện và hướng thượng, một cuộc cách mạng to lớn mà từ xưa tới thời của Người không một ai dám làm, đó là san bằng và xóa hẳn giai cấp đầy bất nhân vô lý ấy. Người đã lập nên một chủ thuyết nhân bản, nhân tính và nhân chủ, để phục hồi nhân vị của con người. Nhân vị ấy là bình đẳng, hòa ái lẫn nhau. Thành công được việc nầy sẽ rạng rỡ gấp trăm ngàn lần sự rạng rỡ của bậc đế vương trong thiên hạ.
Việc trước tiên là phải ly khai khỏi Hội Đồng Hoàng tộc, khỏi xã hội. Người cần phải đứng ngoài lộ tuyến bất công ấy để nhìn vào mà phán xét, lúc ấy mọi người sẽ cho rằng Người khách quan, dễ chấp nhận ý kiến của Người. Đó là con đường dẫn đến việc tầm đạo.
Việc tầm đạo của Phật Thích ca có hai ý nghĩ rõ ràng: (1) là xuất thế tĩnh; (2) là Nhập thế động. Hai mặt nầy phải đi đôi thì cuộc cách mạng vĩ đại của Người mới thành công.
Xuất thế tĩnh để đối kháng với Bà-la-môn giáo đầy những bất công, phù phép, huyễn hoặc, mê tín dị đoan. Bởi vậy, Phật Thích ca lập đạo cũng nói chuyện trên trời dưới đất, quá khứ vị lai, cũng bùa chú, phù phép huyền bí, v.v… Người từng dùi mài trong Bà-la-môn giáo nên hiểu biết ưu và khuyết điểm trong giáo lý Vệ Đà. Do đó, Người nhón gót cao hơn để đối trị Bà-la-môn giáo. Từ một vị Thái tử mà bỏ cả cung vàng điện ngọc đi tu, chấp nhận cái khổ, thế nên chủ trương của Phật Thích ca dễ được mọi người chấp nhận.
Khởi đầu, Phật Thích ca phế bỏ thần Phạm Thiên và thần ấy cũng phải luân hồi, phải vào địa ngục để đầu thai, v.v… Bất cứ dân tộc nào cũng chấp nhận một đấng quyền năng chủ tể vũ trụ, chỉ xưng hô khác danh mà thôi. Dân Ấn Độ cũng vậy, họ tôn sùng thần chủ tể Phạm Thiên vả tin tưởng tuyệt đối. Trong thâm tâm, Phật Thích ca cũng phải công nhận đấng quyền năng, nhưng dạng Phạm Thiên làm sao làm chủ tể được. Bởi vậy, trong kinh sách, Phật Thích ca thường bài xích thần Phạm Thiên. Chính vì thế đa số Phật tử cho rằng đạo Phật không công nhận có Trời. Theo Phật Thích ca thì Trời là một Đấng công bình, thương mọi người như nhau, hình tướng Trời trong suốt như ngọc pha-lê, nơi Trời ở thật là một cảnh cung trời đạo lợi mà trí tuệ loài người không thể hiểu tới, không phải hình tướng bằng đá trong các miếu thờ của Bà-la-môn giáo, cũng không có những đầy dẫy những bất công trong kinh Vệ Đà.
Sau khi xuất thế tĩnh để đối trị Bà-la-môn giáo, Phật Thích ca đã nhập thế động để đối kháng xã hội bất công, giai cấp đương thời.
Trước tiên Phật Thích ca đưa ra tinh thần triết lý nhân bản cổ súy mọi người. Trong Kinh A-Hàm có ghi chuyện Phật Thích ca kể lại kiếp quá khứ của mình, khi mới sinh ra đã biết một tay chỉ Trởi, một tay chỉ đất mà nói: Thiên Thượng, Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn.
Chữ Ngã ở đây không phải Cái Tôi, mà là “Ta”, tức là cái bản năng nội tại và ngoại tại của con người. Bản năng nầy rất quan trọng và tôn quí, có thể tiết chế thiên nhiên, tài bồi xã hội, tu kiến nhân sinh. Bản năng ấy ai cũng có, ít nhiều cũng có, thì nhân vị phải bằng nhau. Đã là người thì có nặng nhẹ khác nhau, người ốm người mập, kẻ mạnh người yếu, song nhân vị phải ngang nhau. Nhân vị đó là giá trị phần tâm tinh hay nhân phẩm con người. Như vậy, tại sao có sự phân chia giai cấp nặng nề trong xã hội? Vì thế, Phật Thích ca đã đánh tan sự bất công giai cấp, san bằng xã hội trong quốc gia mà vua Tịnh Phạn đang trị vì.
Phật Thích ca đi giảng đạo vừa nói chuyện cao siêu vừa đưa ra chủ trương nhân bản và thâu nhận đệ tử. Theo kinh sách thì đệ tử của Người rất đông, đủ hạng, vua chúa có, quan lại có, giàu sang có, cũng có hai hạng Thủ-Đà La và Ba-ly-a. Từ vua chúa xuống quan lại, đến Ba-ly-a đều ngang nhau, trước mắt Phật Thích ca không ai quí hơn ai. Nhiều người dân tại Ấn Độ thuở ấy đều chấp nhận, và giai cấp bị xóa từ từ. Hạng Thủ-Đà La và Ba-ly-a được giải phóng (nhưng sau nầy khi Phật giáo tàn lụn, Bà-la-môn giáo và Hồi giáo thống trị Ấn Độ, thì giai cấp lại hồi sinh như cũ).
Vậy, Phật Thích ca là một người lỗi lạc, nhưng không phải là một đấng toàn năng. Chính Người thường nói, Ta không cứu các con được, ta chỉ con đường mà các con phải đi để tự cứu.
PHẬT LÀ GÌ?
Đây là câu hỏi xưa nay có nhiều lối giảng khác nhau, tùy theo người, tùy theo hoàn cảnh, đôi khi câu trả lời lại vô nghĩa hay phạm thượng.
Phật có hai nghĩa:
- Phật theo nghĩa Tính từ – Phật tánh
- Phật theo nghĩa Danh từ (Phật danh)
- Phật Tánh:
Kinh Phật nói: ‘Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh’ – tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, bởi thế ai tu niệm cũng có thể thành Phật.
Có một Hòa thượng hỏi Sư Lâm Tố Nghĩa Huyền: Phật là gì? Ông hét lớn: ‘Càng thỉ quyết’ (que cức khô). Lại có khi ông nói: con chó cũng có Phật tánh. Phật tánh dễ dàng như vậy, ai là kẻ đạt được và có bao nhiêu người thành Phật?
Kinh Phật có nói: Phật giả giác giả hay Phật tại tâm. Tựu trung Phật có nghĩa là giác ngộ, không cần tìm Phật ở đâu cho xa, ta cứ đừng vọng tâm mê muội, tinh thần sáng suốt thì thành Phật. Nếu Phật là vậy thì làm sao giải thoát được tâm hồn? Vì giác ngộ thì thiếu chi người giác ngộ. Còn nói: Con chó cũng có Phật tánh, như vậy các loài khác cũng giác ngộ về Niết Bàn hết sao? Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Lăng, em ruột Trần Quốc Tuấn) trả lời câu hỏi của bà Khâm Từ Hoàng hậu (em ruột của ông), “Phật chẳng cầu anh, anh chẳng cầu Phật. Văn thù là Văn thù; giải thoát là giải thoát”. Qua các dữ kiện trên, chúng ta có thể hiểu rằng quả Phật rất gần, rất dễ với người trí. Khi đạt quả Phật cũng chẳng giải cứu được cho thân thể, chẳng qua đó chỉ là một thể tính nêu ra khi thì rất thực tế, khi thì quá trừu tượng, nêu ra để giới thượng lưu trí thức trong thiền môn bàn bạc tranh tài cao thấp mà thôi. Quả thật, nếu con người đều có Phật tánh, hễ tu một lúc nào đó giác ngộ thành Phật (theo Nam Bổn của Lục Tổ Huệ Năng), thì thế giới ngày nay không có chiến tranh và ngay trong cửa thiền đã không có những sự tranh giành khốc liệt xảy ra.
- Phật Danh:
Là tên của Phật. Trong kinh Phật có nói thuở vô lượng A Tăng kỳ kiếp (rất xa xưa, xưa hơn trái đất), có rất nhiều người thành Phật như kinh A-di-đà, sấm Hồng Danh, kinh Tam Thiên Phật, kể vô số tên Phật, dạy rằng phải niệm hồng danh chư Phật, lạy cúng lễ bái chư Phật, thì sẽ được cứu, lúc chết sẽ được Tây phương Giáo chủ A-di-đà Phật rước về nước cực lạc. Hãy xưng tụng danh hiệu nhiều sẽ được phước. Quái lạ, tại sao có kinh Phật Thích ca lại nói tất cả do tâm sanh (nhất thiết do tâm sanh), Phật không độ cứu ai được, ai càng cầu Phật sẽ là ma quỉ (‘dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, tại nhân hành tà đạo, bất năng kiến như Lai – Đại Thừa Kim Cang kinh). Vậy là nghĩa làm sao?
Trước Phật Thích ca có vô số Phật, nhưng từ khi Phật Thích ca tịch diệt không thấy có ai được nên danh thành Phật, chỉ có hạ lần xuống là Bồ-tát, rồi La-hán, rồi Thinh-văn, rồi Duyên giác. Cuối cùng là Hòa thượng, rồi đến thầy chùa.
Than ôi, đi tu cầu làm Phật cũng không được, không có Phật nào giải cứu mình, thì cái thân thể tội lỗi nầy sẽ ra sao? Trong câu đối của Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi tại triều đình nhà Nguyên vào thế kỷ 13, “Phât phật nhơn, hà sự nhơn Phật – Phật không phải là người, tại sao bảo người là Phật. Thật ấy là việc mơ tưởng viễn vông, do trí con người nặn ra (nhất thiết do tâm đạo).
PHẬT GIÁO
VÀ
SỰ GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT
Không bao giờ Phật Thích ca nói rằng chính Người tế độ mọi người, mà Người chỉ là người chỉ đường cho kẻ khác đi. Người từng nói: ‘Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành’. Ý của Phật bảo bản tánh Như Lai của ta và các con giống nhau, nhân bản, nhân tánh, nhân chủ giống nhau, do đó, các con sẽ đạt bậc giác ngộ như ta. Phật Thích ca vốn biết mình là một chúng sanh thọ tạo, sinh ra và lớn lên rồi chết đi, không thể thoát khỏi định luật của Tạo Hóa an bài, cho nên Người chỉ nhận mình là một bậc minh sư (thiên nhân sư) chứ không dám nhận mình là Đấng Cứu Thế.
Phật Thích ca đưa ra một phương cách để giác ngộ, tự cứu lấy mình và giúp người khác phương cach ấy để giác ngộ. Những phương cách tự tu, tự giác ấy, đại khái:
- Tứ diệu đế (khổ đế, tập đế, diệt đế, đại đế)
- Bát Chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, v.v…)
- Thập nhị nhân duyên (vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập,…)
- Tứ như ý túc
- Tứ niệm xứ
- Phật bồ đề phần.
- Bát chánh đạo phần, v.v…
Phật tử phải nương vào nơi ấy (gọi là qui y pháp) ra công tu trì thì sẽ giác ngộ và giải thoát. Ngoài ra, Phật còn thuyết minh nhiều điều nữa cũng không ngoài mục đích dạy người tự độ. Cái thân của Phật là vô nghĩa, vô thường, phẩm chất Như Lai của Phật cũng không đủ quyền năng tế độ ai. Đã có lần Phật gọi đồ chúng dạy đạo và nói rằng: ‘Hỡi các Tỳ Kheo, hãy nhìn tay ta để thấy trăng, nhưng đừng tưởng rằng tay ta là trăng’.
Trăng là chân lý phải đạt, ngón tay là phương tiện để đạt. Nương theo phương tiện để đi tới chân lý, nếu không có phương tiện thì không đạt đến chân lý, hoặc nương vào phương tiện sai cũng không đạt được chân lý.
Hễ nói đến giác ngộ và giải thoát là nói đến phần tâm linh tư tưởng hơn là thể xác, mà con người thì đầy dẫy lục dục thất tình, đầy dẫy tham – sân – si nghiệp chướng, lòng dạ không bao giờ chánh định. Nhà Phật ví lòng người là ‘Tâm Viên Ý Mã’ (tâm vượn ý ngựa). Những thứ ấy không bao giờ khô cạn giảm bớt, trái lại mỗi lúc một tăng. Than ôi, làm sao giác ngộ đây! Một khi con người còn biết ăn ngon mặc đẹp, biết no biết đói, biết sợ hãi, biết vui buồn, biết thỏa mãn và bất bình, biết tốt và biết xấu, v.v… thì dù phương cách nào đi nữa cũng không thể tự độ giải thoát được.
Người đã giác ngộ giải thoát thì hiểu ‘Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thị tướng hành thức, diễn phục như thỉ’ (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc ấy là không, không ấy là sắc, thị tướng hành thức đều như vậy cả), hoặc bất sanh bất diệt, bất cáu bất tinh, bất tăng bất giảm (chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt – Bát Nhã Mật Đa tâm kinh). Nhưng con người cũng còn biết tham lam, còn biết ăn no mặc ấm, thì giải thoát làm sao được; còn biết khóc vì sợ, thì siêu thoát giải thoát sao được? (Ông A-nan bị ma nữ Ma-Lăng Già của Bà-la-môn giáo đam mê vẻ đẹp trai của ông nên dùng bùa chú bắt nhốt ông trong phòng và ép ông làm chồng. Ông kinh khiếp khóc lóc và kêu cầu Phật). Đã có lần Phật Thích ca biết đồ chúng hay bất bình khi bị ngoại đạo tấn công nên có răn dạy môn đồ:
“Hỡi các Tỳ Kheo, nếu có kẻ đi trước ta phỉ báng Phật, phỉ báng Pháp, phỉ báng tăng, các con cũng đừng nên giận dữ. Hỡi các Tỳ Kheo, nếu có ai đi sau ta tán thán Phật, tán thán pháp, tác thán tăng, các con chẳng nên đem lòng mừng rỡ” (Trường A Hàm).
Lời dạy cao siêu mà lòng người lại quá hèn yếu. Do đó muốn giác ngộ để đạt được quả Phật chắc không thể được. Lòng trống không tự tại đừng để ngoại cảnh xâm nhập, ấy là Phật; ngược lại biết ham muốn yêu thương thì cũng không khác mọi người. Như chuyện Mục Kiền Liên đắc thiên nhản trông thấy mẹ là Thanh Đề ngồi thọ hình dưới địa ngục, chạnh lòng mẫu từ đến khóc van xin Phật giải cứu cho. Như vậy có giác ngộ giải thoát chưa? Trong khi hội chúng đủ mặt, Phật Thích ca đưa lên cành hoa, hội chúng ngơ ngác, riêng chỉ có ông Ma-Ha-Ca-Diếp hiểu ý nên mỉm cười. Phật bảo Ma-Ha-Ca-Diếp hiểu được lòng ta, vậy kể từ đây chánh pháp nhân tạng sẽ giao về Ca-Diếp, và sau khi Phật tịch, Ca-Diếp thay Phật làm Tổ thứ hai (Trong Thiền môn hay có công án hoặc thoại đầu “Thế Tôn Niệm Hoa, Ca-Diếp vi tiếu). Biết ý Phật trao cho chánh pháp nhân tạng, Ca-Diếp vui mừng, ý chữ sắc không, không sắc, chẳng trọn rồi, vậy thì có giác ngộ và giải thoát không?
Đó là hình ảnh của hàng Đại Tứ, còn kẻ sơ cơ thấp kém lòng tham luôn sôi sục, lại hay tụng kinh gỏ mõ xin Phật phù hộ làm giàu, xin Phật tiếp linh hồn về nước cực lạc sau khi chết, cầu Phật cho thành một con củ Phật… thì chắc không một ai được giải thoát thành Phật cả. Bởi thế từ ấy về sau trong chốn Phật đà cứ tiếp tục tranh giành, phân chia nhau Y Bát chân truyền của Phật Tổ. Cho nên kẻ thành bậc giác ngộ giải thoát không có, mà người không giác ngộ không giải thoát thì vô số.
Tóm lại, vấn đề giải thoát hay giác ngộ của Phật đưa ra là một lẽ, cũng để đối trị lại hình thức lễ bái, phù phép thờ hình tượng, mê tâm của Bà-la-môn giáo, còn làm được hay không, đúng hay sai thì không cần thiết.
Trung quốc có một Phật tử, sau một thời gian gắng công tu hành để mong giác ngộ giải thoát đạt thành quả Phật Như Lai, nhưng cuối cùng chẳng được chi, ông sực tỉnh đưa ra ý kiến nhập thế đem tài năng của mình thực tế giúp đời:
Thọ thủ qui y Phật tổ tiên,
Mạc sanh Tây thổ, mạc sanh thiên.
Nguyên vị nhất trúc dường chi thủy,
Sai tác nhân gian tịnh tâm liên
Tạm Dịch:
Quì trước Như Lai, con nguyện lời,
Chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng lên trời,
Nguyện làm giọt nước cành dương vẩy
Tẩy sạch nhân gian rửa bịnh đời.
PHẬT GIÁO
VÀ
Ý NGHĨA CHỮ PHƯƠNG TIỆN
Trong Phật giáo, việc cúng bái, thờ phượng khá phức tạp và đa dạng. Cách bài trí trong Điện Phật (nhất là các chùa cổ ở miền quê) có sắc thái tam giáo đồng lưu (Phật – Lão – Khổng). Họ tôn kính Phật bằng hình thức tụng niệm chuông mõ, trống phách ê sa, đêm cũng như ngày. Với hình thức nầy, nhà chùa gọi là ‘Ca Dương Phật Pháp’.
Nhưng khi tham khảo trong các kinh điển Phật đà thì không thấy các hình thức nầy. Phật giáo cho rằng đó là phương tiện để tế độ chúng sinh.
Thật ra ngày xưa, Phật Thích ca có thuyết về ý nghĩa chữ ‘Phương Tiện’. Hai chữ ‘Phương Tiện’ nằm trong nguyên văn tiếng Phạn Bali là Anúttara Viyayasha, Hán tự phiên âm là Bát Nhã Ba-la-mật, dịch là ‘phương tiện đáo bỉ ngạn’, hay trí huệ đáo bỉ ngạn. Việt ngữ dịch là ‘phương tiện qua bờ giác’. Bát Nhã như chiếc ghe, chiếc bè, hay chiếc tàu, Bali Mật là bờ giác ngộ. Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã làm một con thuyền Bát Nhã rất lớn, dự tính dùng thuyền ấy qua được bờ giác ngộ. Thế mà mấy chục năm qua chiếc tàu cũng nằm một chỗ nơi Cồn Phụng. Với đạo lý Phật đà, muốn qua bờ chánh giác phải dùng phương tiện, bất cứ phương tiện nào. Phương tiện ấy là những hình tướng màu sắc nói trên.
Ngày xưa, Phật Thích ca gọi đệ tử là Tôn giả A-nan lại mà hỏi rằng:
- Hỡi A-nan, muốn qua sông phải nhờ gì?
- Bạch Đức Thế Tôn, muốn qua sông phải nhờ ghe thuyền.
- Khi qua đến bờ có còn theo ghe thuyền nữa không?
- Bạch Đức Thế Tôn, khi qua sông đến bờ, chiếc ghe kia phải bỏ
- Hỡi A-nan, giáo pháp của Như Lai chỉ là phương tiện để giác ngộ. Khi giác ngộ rồi, cần phải bỏ đi (Trường A Hàm).
Với người sơ căn nông cạn thì dùng phương tiện thấp như hình tượng, chuông mõ, trống, cồng, v.v… Hạng thượng trí thì phương tiện cao hơn. Căn tu lực học mỗi lúc một cao, hễ vượt qua khỏi một bờ liền bỏ phương tiện đó, còn mải mê bám trụ, sẽ sống mãi trong cõi u minh. Đó là tín chỉ của công án (thoại đầu) ‘Ưng Vô Sở Trụ, Nhã Sanh Kỳ Tâm’, nghĩa là đừng bám trụ một chỗ, tâm sẽ sáng ra. Ngày xưa, Lục Tổ Thần Tú làm bài kệ với đại ý: ‘Bồ đề là thân thọ, hạng tu hành phải nương vào’. Lục Tổ Huệ Năng thì nói trái lại: ‘Thân Bồ đề không thọ, bám trụ vào sẽ không giác ngộ’. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng có diễn giảng ý nghĩa Bát Nhã Bala Mật rất rõ ràng. Theo Lục Tổ Huệ Năng, các pháp ấy chỉ là giả tạm mà thôi. Khi ý thức được chữ ‘phương tiện’ để tu hành thì chỉ trong một chốc lát sẽ thành Phật ngay (trực hỉ nhân tâm, kiên tinh thành Phật). Trái lại, Lục Tổ Thần Tú bám trụ nơi thân thọ bồ đề, triết thuyết của ông kém hơn của Lục Tổ Huệ Năng, nên phải bị mai một. Trong giới Phật giáo bảo rằng hình tướng kinh kệ, ca dương ngày nay trong thiền môn là ảnh hưởng lối tu của Lục Tổ Thần Tú.
Trong Đại Thừa Kim Cang Kinh, Phật Thích ca có nói với ông Thần Tú Bồ đề rằng: ‘Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm cầu ngã, tại nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai’, nghĩa là, ‘nếu lấy sắc ra mắt ta, nếu lấy âm thanh cầu khẩn ta, ấy là hàng tà đạo, không bao giờ thấy được Như Lai’. Nếu là bậc thượng trí đều cầu hình tướng hay phương tiện bề ngoài, cái hình tướng phương tiện sẽ thất bại trên con đường tìm cầu quả Phật. Thiền sư Đạm Hà Thiên Nhiên chỉ tượng Phật bằng gỗ để đốt lửa sưởi ấm. Đó là ý chỉ việc buông phương tiện ra để qua bờ giác.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật có thuyết: nhất thuyết chư hiểu pháp, như mộng huyền, như bào ảnh, như lộ diệc, như điện ung tác, như thị quán, nghĩa là tất cả các pháp như giấc mộng, như bọt nước, như sương, như chớp, phải xét hiểu rõ ràng. Các pháp tức là những cách tu niệm hình tướng, những thứ ấy không thật, kẻ tu hành muốn giác ngộ, giải thoát phải tạm nương và đứng trên các pháp ấy rồi bỏ đi, không được để các pháp áy vây quanh đè nén. Trong Thiền sử có chép chuyện Thiền sư Bách Trượng Hòa Hải đưa ngón tay chấm mực viết chữ Phật trên tảng đá rồi ngồi lên trên để đánh thức tâm tánh của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất. Bởi Bách Trượng thấy sư Mã Tổ đang gánh nặng cái phương tiện trên vai. Kệ Phật có câu:
- Nhược nhơn dục liểu tri,
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán pháp giới tánh,
Nhất thiết do tâm đạo.
Tạm dịch:
Nếu người muốn biết rõ,
Ba đời các đức Phật,
Xét về trong giới tánh,
Tất cả do tâm thanh
Đại khái chữ phương tiện là thế. Nhưng ta xét thấy rõ đâu có Phật tử, thầy tu nào buông bỏ cái phương tiện đâu! Họ không dám bỏ cái phương tiện ấy, vì nó là nguồn sống của họ, nếu họ không buông xả, chắc chắn họ sẽ chết khô. Không phải chỉ ngày nay mới có thế, mà đến ngàn sau cũng y như vậy thôi. Thấy các sách sử ghi lại có nhiều vua chúa Hoa Việt thấy đạo Phật cứ di hành tệ trạng xấu xa trong chốn thiền môn, họ chướng tai gai mắt, bắt buộc phải ra tay tẩy trừ. Mặc dù bị tẩy trừ, song gặp được vua nào sùng thượng Phật giáo, thì cái hình tướng sai lầm lại sống dậy và làn tràn. Đồi nhà Đường, ông Hàn Dũ thấy chướng tai gai mắt việc xây chùa đúc tượng, làm chay, nhất là việc nuôi xương Phật, ông đã liều mình can vua, trong lá sớ có câu: ‘Sao Bệ hạ mê muội tin vào cái xương mục nát ấy? Thần xin Bệ hạ hãy đem gói xương ấy liệng xuống dưới thành để chỉnh đốn lại thánh giáo’. Vua nổi giận hạ chiếu đày ông ra tận Triều Dương cách kinh đô tám ngàn dặm. Hàn Dũ chán ngán thốt lên:
‘…bản vị thánh minh trừ tệ chính,
Cảm tương suy hủ tích tan niệm’.
Đại ý:
‘Lòng muốn thánh quân trừ mối tệ,
Ta nào lo sợ cái thân già’
Ngày xưa Phật cho ta dùng phương tiện rồi bỏ đi. Phật đâu có bảo bày biện cách thức thờ hình tượng như ngày nay. Thế mà trong thiền môn khư khư ôm ấp sự sai lầm đó. Vậy, xưa nay ai là kẻ giác ngộ giải thoát? Người theo đạo Phật mãi ngồi trong thuyền lênh đênh phiêu dạt triền miên trên sông mê bể khổ, hết đời nầy sang đời khác tiếp tục bị chìm đắm giữa hố sâu.
PHẬT A-DI-ĐÀ
VÀ CỖI NIẾT BÀN
Trong kinh Adiđà, Phật Thích ca nói rằng trong cõi cung trời đạo lợi kia có một vị Phật hiệu là Adiđà làm Giáo chủ thế giới Tây Phương. Vị Phật nầy cũng là một chúng sanh tu thành Phật trong khoảng thời gian theo kinh Phật gọi là ‘Vô Lượng A Tăng Kỳ Kiếp’, rất xa xưa. Phật Thích ca mô tả thế giới của Phật Adiđà làm chủ gọi là nước Cực Lạc. Sự vinh hiển nơi đó không cùng tận, vàng ròng, bửu thạch, v.v… chỉ dùng để xây tường, xây nhà, cuộc sống nơi đó không già, không chết, không lo chuyện đói no, v.v… Phàm ai muốn vô thế giới ấy, phải tu hành tinh tấn luôn luôn niệm Phật hiệu Adiđà, khi chết sẽ được sứ giả của Phật rước về Tây phương. Bởi thế, mới khởi lập ra Tịnh Độ Tông, lấy kinh Adiđà làm đích, những ai hành trì theo Tông phái nầy họ hi vọng sẽ vô được Cực lạc. Hàng Phật tử từ xưa nay tu hành với mục đích cuối cùng là phần hồn sẽ được siêu thoát về cõi Tây phương.
Có điều đáng nói ở đây là Phật Thích ca từng bảo: ‘Thập phương chư Phật cũng là hàng chúng sanh tu thành Phật, chư Phật cũng không tế độ được ai, duy Phật Adiđà sẽ tế độ linh hồn nào thường đọc tụng Phật hiệu Adiđà. Như vậy, phẩm vị và quyền năng của Phật Adiđà cao hơn các Phật khác. Kệ Phật có câu:
Ái hà thiên xích lãng khổ hải vạn trường ba,
Dục thoát luân hồi khổ,
Tảo cấp niệm di đà
Tạm Dịch:
Sông vẫn ngàn thước sóng,
Biển khổ vạn ba đào,
Muốn ra khỏi chốn ấy,
Gấp rút niệm di đà.
Tuy nhiên, trong Phật giáo lại liệt Kinh Adiđà thuộc hàng tiểu thừa (xe nhỏ) dùng cho hạng hèn thấp, phải dùng cái Cực Lạc Niết Bàn để khích lệ họ. Riêng giới thiền sư tài giỏi không bao giờ nói tới chuyện tu hành để sớm về nơi cực lạc hưởng nhàn. Họ chỉ hành thiện trong cảnh thanh tịnh chứ không gỏ mõ tụng kinh ê a õm tỏi, và chẳng thấy hạng thiền sư nào khuyên nên niệm Adiđà Phật để được cứu độ. Các thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất, Lâm Tố Nghĩa Huyền đã dùng hèo đánh hoặc tát tai la lối khi có đệ tử hỏi cách tu hành nào tiện nhất để vô Niết Bàn Cực Lạc.
Tại sao có lúc Phật nói không ai cứu mình được mà chính mình phải tự cứu, có lúc lại nói tụng niệm danh Phật, sẽ được Phật cứu, hồi khác lại nói đó là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Còn giới thiền sư tài năng cao hơn thì lại không chấp cái thuyết ấy để vô Cực Lạc Niết Bàn. Chỉ có hạng thầy tu thấp kém và hàng Phật tử tại gia là thờ lạy và tin tưởng tuyệt đối mà thôi. Nếu đó là phương tiện thì ta có quyền kết luận rằng cõi Cực Lạc Niết Bàn của Phật giáo chẳng qua là sự mơ hồ huyễn hoặc. Vả lại, Phật Thích ca cũng có thể xác con người, không bao giờ cứu được ai thì làm sao biết được chuyện trên trời dưới đất.
ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
VÀ ĐỊA NGỤC
Trong một lần thuyết pháp tại vườn của ông Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ, Phật Thích ca khởi giảng về cõi u minh. Theo Địa Tạng Kinh, thì trong chốn u minh, hay gọi là Địa ngục ấy có một vị gọi là Địa Tạng Vương Bồ Tát làm giáo chủ cai quản cõi ‘Nam Diêm Phủ Đế’ tức Địa ngục, có cả thảy 10 cửa ngục, mỗi cửa ngục có một vị cai quản gọi chung là lũ Quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa, chuyên môn hình phạt những vong hồn có tội trên trần gian chết xuống. Theo Kinh nầy, ai ở trên trần gian ăn ở bất nhân, không kính sợ chư Phật, không biết làm lành lánh dữ, khi chết sẽ sa vào chốn nầy để luyện tội. Thời gian luyện tội dài ngắn tùy theo việc làm của người đó trên dương thế. Mãn hạn luyện tội, linh hồn ấy được cho đi đầu thai. Bồ Tát Địa Tạng Vương đáng lẽ làm Phật rồi, nhưng ông có hứa rằng khi nào trong Địa ngục không còn một chúng sinh luyện tội thì ông mới thành Phật.
Phật Thích ca cũng thương chúng sanh phạm tội bị hình phạt dưới Địa ngục, nên Người cũng thuyết một câu thần chú để phá Địa ngục là: ‘Án già la đế, gia ta bà ha’. Cứ vô chùa gióng đại hồng chung (chuông lớn) rồi đọc câu thần chú ấy tức thì Địa ngục mở ra và các linh hồn có dịp vượt ngục lên thế gian.
Địa Tạng Kinh cũng thuộc hàng kinh cho giới tiểu thừa. Đọc qua kinh nầy, ta thấy có nhiều chỗ khôi hài quá. Nếu quả thật có cõi Nam Diêm Phủ Đế tức là Âm phủ như vậy, thì bây giờ các nhà địa chất đã tìm thấy. Vả lại trong Kinh Vu Lan, Phật Thích ca có dạy: ‘Nếu ai có cha mẹ lúc sanh tiền làm ác, khi chết xuống Âm phủ sẽ bị định tội. Muốn trả hiếu cho cha mẹ, phải thỉnh chư tăng hiệp lại chú nguyện, thì linh hồn sẽ siêu thoát lên cõi Niết Bàn’. Nếu quả vậy, ắt hạng giàu có, linh hồn cha mẹ được lên Niết Bàn hết; còn hạng nghèo khó thì linh hồn cha mẹ sẽ bị mãi mãi ở chốn Địa ngục sao?
Một câu chú ‘Án già la đế gia ta bà ha’ mà có thể phá được cửa Địa ngục cho các linh hồn vượt ngục, như vậy, Phật Thích ca đã can thiệp vảo nội tình chốn u minh, gây mất trật tự và khó khăn cho Bồ Tát Địa Tạng Vương cùng Thập Điện Diêm Vương.
Người theo Phật giáo rất sợ Bồ Tát Địa Tạng Vương, nên càng tìm cách lấy cảm tình với ‘Thập Điện Diêm Vương’. Trong chùa thì ngôi vị cao nhất là Phật Adiđà, giáo chủ thế giới Cực Lạc, và thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng Thập Điện Diêm Vương.
Thật ra Kinh Địa Tạng mà Phật Thích ca thuyết với mục đích hù dọa loài người, nhờ đó họ chừa bỏ bớt sự ác, bớt hung hăng, chứ thật ra không có. Bởi vậy, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thập Điện Diêm Vương là những nhân vật giả tưởng của Phật Thích ca.
Phật Thích ca là một Triết gia lớn, một nhà cách mạng tài ba, mục đích của Ngài là xóa bỏ cảnh đau khổ giai cấp tại Ấn Độ thời bấy giờ, làm gì Người biết được chuyện Niết Bàn và Địa Ngục. Bởi vậy, hai quyển kinh Adiđà và Địa Tạng là dùng để hù dọa và khuyên giới Phật tử ăn hiền ở lành mà thôi.
QUÁN THẾ ÂM
TRONG PHẬT GIÁO
Trong Phật giáo có một vị Bồ Tát danh hiệu là Quán Thế Âm, giới Phật tử ai ai cũng thờ lạy, tụng niệm. nhưng rất ít người hiểu biết về nguồn gốc vị Bồ Tát nầy.
Bồ tát nguyên gốc chữ Phạn được người Trung quốc dịch âm là ‘Bồ đề tát tỏa’, gọi tắt là Bồ tát, có nghĩa là hạnh nguyên rộng lớn bao la, đắc được quả Phật, tuy nhiên vì đại nguyện tế độ chúng sanh nên chưa nhận quả Phật. Trong khi Phật giáo có nói ba vị đạt đến quả Phật thừa, nhưng vì đại nguyện chưa xong, do đó vẫn còn là Bồ tát, đó là Bồ Tát Di Lặc (còn gọi là Từ Thị), Bồ Tát Địa Tạng, va Quán Thế Âm Bồ Tát.
Trước đời nhà Đường bên Trung quốc, đọc là Quán Thế Âm, nhưng sau đó vì phạm húy của vua Đường Thái Tôn là Trình Quán, nên đọc trại đi là Quan, mặc dù vẫn viết chữ Quán. Đa số người Việt Nam hiểu Quán Thế Âm qua tác phẩm Quan Âm Thị Kính, do đó thờ hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngày nay vẽ theo trong tác phẩm thơ Quan Âm Thị Kính. Quán Âm đứng trên tòa sen tay cầm cành liễu, tay nâng bình tịnh thủy, đứa đồng tử đứng sau Quán Âm là con trai của Thị Kính; một con chim tha xâu chuỗi đó là vong hồn chàng Thiện Sĩ, người chồng của Thị Kính. Thật là hài hước hoang đường, thế mà xưa nay hàng Phật tử cứ cho là Phật.
Quán Thế Âm hay Quan Thế Âm, nguyên gốc chữ Phạn Bali viết là Loke ara hoặc Lokevacra, tiếng Trung quốc dịch là Quán tự tại hoặc Quán thế âm, có ghĩa là từ bi tế độ khi nghe tiếng kêu oan. Trong kinh điển nhà Phật thấy có nói đến Quán thế âm ba lần. Một lần trong Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phần Phổ môn; một lần ở thuyết phẩm kinh Bát Nhã Bala Mật với danh hiệu là Quán tự tại; một lần thuyết thần chú Đại Bi với danh hiệu là Thiên Thủ Thiên Nhản Vô Ngai. Đại Bi Kinh nói về Quán Thế Âm rõ nhất là phần Phổ môn. Trong phần nầy không thấy Phật Thích ca nói Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ, chỉ thấy Phật Thích ca thuyết minh hạnh nguyên, quyền năng của Quán Âm vô tận và độ chúng sanh.
Phật Thích ca bảo rằng ai gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào dù ở đâu, hễ niệm danh hiệu Quán Thế âm thì được cứu. Hình tướng Quán Âm, Phật Thích ca không nói nhất định, nhưng cho biết rằng tùy lúc, tùy nơi mà Quán Âm thị hiển, có thể là đàn ông hay đàn bà, có thể hiện ra là tu sĩ, Thiên Đại tướng quân, hoặc cả Thiên Long Dạ Xoa quỉ, rồng, v.v… Quán Âm có đủ nghìn tay, nghìn mắt, nghìn lỗ tai, do đó có thể thấy và nghe được khắp nơi, bất cứ ai kêu cầu thì có Quán Âm đến. Kết luận, Phật Thích ca thuyết về Quán Âm rằng:
“Diệu Âm Quán Thế Âm – Phan âm Hải triều âm – thắng bỉ thế gian âm. (Một thứ âm thanh vi diệu để tuyên úy, âm thanh cao mạnh hơn âm thanh hải triều, thắng tất cả mọi âm ba trong thế gian)”.
Quán Thế Âm rất được hâm mộ khắp nơi vì Phật Thích ca đã từng bảo: ‘Phật không cứu ai được’, nay chỉ rõ một người cứu độ thì có chi sung sướng bằng. Phật giáo truyền sang Tây Tạng bởi phái Mật Tông, với phần kinh Phổ Môn Mật được Tây Tạng chấp nhận, họ luyện chú, luyện bùa, mà thần chú đại bi và các chú khác lại do Quán Thế Âm thuyết. Người Tây Tạng tạc tượng Quán Thế Âm là hình người đàn ông thật mạnh khỏe uy nghi và dường như ở xứ đó hình tướng và ý nghĩa quán thế âm chủ trì cả tâm hồn họ.
Phật giáo Ấn Độ truyền sang Trung quốc, thì hình tượng Quán Thế Âm không phải là đàn ông như bên Tây Tạng, mà hình tướng không phân biệt đàn ông hay đàn bà, đầu thì đội mão có tương Phật Adiđà ở phía trước, y phục sặc sỡ, cổ đeo chuỗi cuờm vàng ròng tua tủa, tay quyết ấn Tam Muội, đứng trên tòa sen. Người Trung quốc cũng rất kính sợ và sùng bái Quán Thế Âm, họ lại nói rằng: ‘Quán Âm ở tại Nam Hải thuộc Trung quốc, khi cầu khẩn chắc mau chóng hơn, bởi đó còn gọi là Nam Hải Quán Âm. Các Thiền sư Trung quốc lại đặt thêm ‘Thập Nhị Đại Nguyện’ rồi ráp vào phần Phổ môn cho rằng đó là Phật Thích ca thuyết. Về sau, người ta dịch Diệu Pháp Liên Hoa Kinh từ tiếng Phạn ra, thì không thấy Mười Hai nguyện đó, cho nên khẳng định Mười Hai Nguyện là ngụy kinh.
Tại Việt Nam ngày xưa, hình tướng Quán Thế Âm cũng giống kiểu mẫu của Trung quốc. Kể từ khi tác phẩm Quan Âm Thị Kính ra đời, thì ảnh tượng Quán Âm lại một phen biến thể, ngoài một phần lớn ảnh hưởng Nam hải Quán Âm trong Tây Du Ký. Bởi cớ ấy, Việt Nam lại tưởng tượng Quán Thế Âm là phái nữ nên họ còn gọi là Phật Bà.
Quán Thế Âm theo Việt Nam là một cô gái rất đẹp, yểu điệu, uyển chuyển, tha thướt như một nàng tiên đứng trên tòa sen, tay cầm bình nước và cành dương liễu, sấm kinh gọi là ‘Dương Chi Tịnh Thủy’. Nếu vẽ ngồi trên toà sen cũng vẽ dáng đàn bà áo quần mão miện sặc sỡ.
Phật giáo vào đến người Chăm (Champa – Chiêm thành), thì hình tướng Quán Thế Âm lại khác.
Phật giáo vào Chiêm thành rất sớm qua ngõ phía Nam, nhưng không được thịnh hành. Qua đến triều vua Indra Aratt (ngang triều Đường Đức Tông bên Trung quốc) Phật giáo mới được thịnh hành. Vua nầy rất sùng thượng Phật giáo tại Đông dương – Quảng Nam (thời đó gọi là Indrabura), vua nầy cho xây chùa, đúc tượng Phật, và đặt nơi ấy làm kinh đô Phật giáo của nước Chiêm thành. Vua xuất công quỹ xây một ngôi Quốc Tự rất lớn, sai sứ giả qua tận Tích lan thỉnh kinh cầu sãi về dạy đạo. Rủi thay vua không có con, người em (hay cháu) được lập làm Thái tử nối ngôi. Tân vương nầy theo đạo Hồi của Giáo chủ Mahomed, do đó rất ghét Phật giáo, kể từ đó Phật giáo tại Chiêm thành bị ngược đãi và bài trừ tận gốc rễ. Di tích ngày nay còn lại là một tượng Phật Adiđà bằng đá, nhưng cái đầu đã bị các nhà khảo cổ Pháp cắt đem về nước, và tượng Quán Thế Âm cũng bằng đá hiện để tại Cổ Viện Chàm (Đà Nẵng).
Quán Thế Âm của Chàm thì khác, không y phục sặc sỡ như của Việt Nam, trái lại, Quán Thế Âm Chàm chỉ mang một cái xà-rong (cái váy) che phần dưới thôi, phần trên cỡi trần khoe bộ ngực to.
Với quan niệm của người Chàm, thì bộ ngực to, no tròn biểu hiện cho tình mẫu tử bao la, họ nhìn với đôi mắt thiêng liêng sùng bái. Bởi thế, họ cần phải chạm trổ bộ ngực thật no tròn để nói lên hạnh từ bi tế độ, cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Những trang vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu Quán Thế Âm của Ấn Độ, Tây Tạng, Trung quốc, Việt Nam, Chiêm Thành, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu chủ đích của Phật Thích ca thuyết về Quán Thế Âm trong phần kinh Phổ Môn có ý nghĩa gì?
Trong nhà Phật có Lục độ Ba La Mật là:
- Bố thí (giúp đỡ cúng dường)
- Trì giới (răn giữ giới cấm)
- Nhẫn nhục (nhường nhịn)
- Tịnh tấn (trong sạch tấn bộ)
- Thiền định (yên nghỉ nhập thiền)
- Trí tuệ (sáng suốt khôn khéo)
Trong sáu đìều đó, quan trọng nhất là Bố thí – Bố thí là giúp đỡ, cúng dường. Trong bố thí có ba cách khác nhau: Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí.
TÀI THÍ: là dùng của cải mình đem giúp đỡ kẻ nghèo khó.
PHÁP THÍ: là đem đạo thuyết giảng hướng dẫn con người từ bỏ nẻo ác, trở về đường thiện.
VÔ ÚY THÍ: là đến an ủi vỗ về khi người ta đang sợ hãi trước một sự việc. Kẻ có hạnh vô úy thì phải kịp thời đến tuyên úy cho. Theo Phật Thích ca thì trong ba cách bố thí cho kẻ khác, thì công đức sẽ vô lượng vô biên.
Phật Thích ca thường dạy tự giác tự độ, đừng cầu cạnh vô ích nơi chư Phật, nhưng phải hiểu rằng đối diện với những nghịch cảnh của xã hội và thiên nhiên, con người sẽ kinh khiếp, và đưa đến sự bất lực trước các tai họa ấy. Để tăng cường từ đây về sau, phải bình tỉnh tâm trí, cần có một chỗ nương dựa về tâm linh, Phật Thích ca đã đưa ra một bậc có quyền phép đó là Quán Thế Âm. Như vậy, Phật Thích ca đã bố thí Vô Úy Thí cho Phật tử. Phật Thích ca đã không phò hộ, cứu độ được bất cứ ai, mà mỗi người phải tự cứu, thế thì tại sao Bồ Tát Quán Thế Âm lại có quyền năng ấy? Đọc Kinh Phổ Môn, chúng ta thấy Bồ Tát Quán Thế Âm có quyền năng như một Thượng đế, vậy thì Quán Thế Âm còn quyền năng giác ngộ và siêu việt hơn Phật Thích ca sao?
Phật Thích ca thuyết về Phật Adiđà và cảnh cực lạc, Địa Tạng Bồ Tát với cõi Âm phủ, Quán Thế Âm Bồ Tát với những quyền năng vô số chẳng qua là những chuyện tưởng tượng dùng để hù dọa loài người đừng độc ác, khuyến khích con người làm lành và đưa ra một bậc quyền năng chuyên lắng nghe chúng sanh kêu cầu đến cứu độ. Một người đang kinh khiếp trước các hình bóng ma quỉ trong đêm tối giữa chốn đòng hoang, họ sợ quá có thể nhớ đến câu kinh trong phần Phổ môn:
‘Hoặc ngộ án La-sát, độc long chư quỉ đẳng, niệm bỉ quán âm lực, chúng oán tất thôi tán’ nghĩa là: ‘Rủi gặp quỉ la-sát, rồng dữ cùng nhiều loại quỉ, bèn niệm hiệu quán âm, các thứ ấy đều tan biến’. Vì vậy, họ thường niệm’Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tam Thinh Cứu Khổ, Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát’, tức thì họ hết sợ vì nghĩ rằng đã có Quán Thế Âm đứng bên và tinh thần họ chánh định thì các hình bóng quỉ ma kia tan mất.
Phật Thích ca đã làm một công việc bố thí vô úy cho Phật tử, chẳng qua Phật Thích ca cũng là một nhà tâm lý học giỏi biết đoán được ý chỉ tâm lý của con người. Còn các hình tướng Quán Thế Âm nói trên là sản phẩm của con người, tất cả đều hoang đường, vô nghĩa. Đúng như câu kệ:
Ưng quán pháp giới tính,
Nhất thiết do tâm đạo
Hay trong kinh: ‘nhất thiết chư hữu pháp, như lộ diệc như diện,… ưng tác như thị quán’.
Nhất là hàng Phật tử càng phải xét cho kỹ.
VẤN ĐỀ ĂN CHAY VÀ
CỬ SÁT SANH TRONG PHẬT GIÁO
Một người mới đầu Phật được nhà chùa ban cho tờ giấy qui y gồm có các điều gọi là: Tam Qui Ngũ Giới.
- Tam qui là: qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.
- Ngũ giới là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và ăn chay.
Nhà Phật dạy rằng chúng sanh bốn loại là: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh, đều có sự sống như nhau và có cả tiền kiếp cũng như hậu kiếp. Nhìn một người giàu sang quyền quí, hay cùng đinh lao khổ, nô tì, hoặc sự sống lao khổ của loài vật như bò, trâu, ngựa… thì biết được hành động của người đó lành hay dữ, sẽ biết được kiếp sau của họ. Nhà Phật có câu:
Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.
Nghĩa là:
Muốn biết kiếp trước của người, hãy nhìn kiếp sống nầy.
Muốn biết kiếp sau của người, nhìn xem hành động của họ.
Vậy muốn khỏi vào địa ngục phải cử sát sanh, ăn chay, niệm Phật. Thiền sư Qui Sơn Linh Hữu có soạn ra một số giới luật để trừng giới cho hàng tu hành. Trong đó quan trọng nhất là phải ăn chay và cử sát sanh. Bởi vì ăn cá thịt thì ham muốn đủ thứ, dục vọng tăng tràn, tội lỗi sẽ chồng chất đầy dẫy. Ăn chay là phương cách để dẫn đường cho sự giải thoát.
Nhưng xét cho kỹ thì Phật Thích ca không buộc ăn chay mà lại cho phép hàng đi tu được ăn ‘tam tinh nhục’. ‘Tam Tinh Nhục’ là:
- bất văn kỳ thanh (không nghe tiếng con vật kêu la khi bị giết);
- bất kiến kỳ sát (mắt không nhìn thấy con vật bị giết);
- tự thân bất sát (không phải chính mình giết)
Tóm lại, cá thịt ở đâu mang đến thì người tu có quyền ăn. Ngày xưa, Phật Thích ca có lúc ăn chay, có khi cũng ăn cá thịt. Ngày nay chi phái Phật giáo nguyên thủy (Theravada) cho ăn cá thịt, họ lý luận rằng tam tinh nhục ngày xưa Phật đã cho phép.
Nếu bảo rằng ăn chay để mau thành Phật, mau vô Niết bàn thì thật sai lầm:
- Muốn mau thành Phật, thích vô Niết bàn là phạm tội tham lam vọng tâm sẽ không bao giờ đạt được theo ý muốn.
- Phật Thích ca từng tu ép xác ăn chay, sau kiệt sức mới thấy được sự sai lầm của việc ăn chay, người bèn uống sữa bò tươi và ăn các chất khác để bồi bổ, nhờ đó thân thể tráng kiện để giác ngộ.
Vào thời nhà Trần ở nước ta, một dịp bà Khâm Từ Hoàng hậu (vợ của vua Trần Nhân Tôn) thết đại yến đãi Hoàng tộc. Trong bữa tiệc, bà có dọn sẵn một mâm chay cho Tuệ Trung Thượng Sĩ là anh ruột của bà, vốn là một Thiền sư. Nhưng Tuệ Trung ngồi vào bàn ăn cá thịt. Cả thực khách và Hoàng hậu rất ngạc nhiên, Thiền sư dường như không để ý đến mọi người. Sau đó Hoàng hậu mới hỏi:
- Bạch Thiền sư, tại sao Ngài lại ăn thịt cá?
Thượng sĩ xuề xòa cười trả lời:
- Anh chẳng phải là Phật, Phật chẳng phải là anh. Anh chẳng cầu Phật, Phật chẳng cầu anh. Hoàng hậu không nghe bậc cổ đức nói: ‘Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đấy ư’.
Như vậy, ăn chay và giải thoát thành Phật nào có liên quan gì! Ngày xưa Lục Tổ Huệ Năng đã nhận Y Bát của Ngũ Tổ Hoàng Nhân rồi mà còn ăn thịt với đám thợ săn trong lúc tị nạn. Thật tình mà nói, ăn chay ép xác làm cho thân thể mõi mệt, tinh thần bất ổn, khó phân biệt đâu là chân lý.
Đành rằng trong thịt cá có nhiều chất độc hại, ta sử dụng không đúng cách, không hợp vệ sinh thì hại thân thể. Nếu vậy, ta cũng có thể dùng chung với các thứ rau cải và ngũ cốc khác vẫn là hay hơn sao.
Vấn đề cử sát sanh.
Cử sát sanh nghĩa là đừng giết người hại mạng, chứ không phải cử giết các sanh vật khác. Nếu tất cả loài người trên trái đất đều cử sát sanh, thì các loài thú vật sẽ tràn lan đầu dẫy và trở lại làm hại loài người.
Nhà Phật khuyên đừng hại mạng giết người, nhưng gặp phải trường hợp giết cũng phải giết. Giết người để cứu người, vì quyền lợi đất nước giết giặc, thì sự sát sanh ấy sẽ không phải là quả báo. Phật Thích ca dạy Phật tử nên giữ hạnh từ bi, nhưng trường hợp cần dùng sức mạnh để đối phó, dĩ nhiên phải tự vệ, đó là lẽ Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi. Vũ khí trong nhà Phật dùng đến cũng có ba thứ, ấy là: Bảo Kiếm, Khí kiếm, và Tuệ kiếm. Bảo kiếm dùng để giết người; Khí kiếm dùng để trấn áp tinh thần con người; Tuệ kiếm dùng để cảm hóa người. Là Phật tử cần phải hiểu rõ để khỏi quay cuồng trong tăm tối tội lỗi mê muội.
Thời nhà Trần, giặc Nguyên xâm lược nước ta, thế giặc như vũ bão, ba vua nhà Trần phải bôn tẩu. Lúc bấy giờ có Hòa thượng Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Quốc Tảng (em ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, anh ruột của Khâm Từ Hoàng hậu), rất giỏi vỏ nghệ và binh pháp, đứng trước cảnh quốc biến gia vong, ông quyết… Chùa am bể lửa… tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha…
Tuệ Trung Thượng Sĩ dùng đến Bảo Kiếm, cởi áo nâu sòng, thân mang nhung phục, nắm quyền đại tướng, vác đao lên ngựa, xông ra trận chém giặc như chém chuối. Quân giặc bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, ông vô chùa tiếp tục tu. Hạnh tu của ông nổi tiếng qua đến Trung quốc và được suy tôn là Thượng Sĩ (cũng là quả Phật), người Trung quốc suy tặng là Bồ Tát Nam Phương.
Trong Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển Tỉnh sử Quảng Nam, có Hòa thượng Võ Đức Nghiêm tức là sư pháp danh Kim Minh Giác Trung, đời chúa Nguyễn Phúc Thuần cũng có việc làm như Thượng Sĩ Trần Quốc Tảng, được vua chúa khen tặng suy tôn.
Qua hai hình ảnh ấy, các bậc đó cũng ăn thịt cá giết người, chẳng lẽ mang tội sát sanh sao? Tóm lại, đừng giết người hại mạng một cách vô lý, bất nhân. Nhưng gặp kẻ thù tai hại cho tổ quốc là phải giết giặc. Nếu mãi bo bo ôm ấp hạnh ăn chay, cử giết gà giết vịt, giết heo bò, để thành Phật, hoặc để khỏi vô địa ngục, là một điều sai lầm rất trầm trọng của Phật giáo hiện nay.
Ông Thái dịch Lý Đông Á, trong tác phẩm Đạo Trường Ngâm, có viết:
Ước được tráng sĩ vài nghìn muôn,
Cùng ta dong ruỗi khắp doanh hoàn,
Lập lại giang san xưa Bách Việt,
Dựng nên thế giới mới duy tân
Chèo sang một bến bờ cực lạc
Vớt lấy trăm miền biển trầm luân.
Làm tròn giác mộng tiên sanh ấy,
Trở lại hang sâu nhập Niết Bàn.
(Đạo Trường Ngâm)
PHẬT GIÁO
ẤN – HOA – VIỆT
- Phật Giáo Ấn Độ.
Phật Giáo phát sinh tại Ấn Độ trước công nguyên khoảng năm trăm năm dư, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
Kể từ khi Phật Thích Ca thành đạo đến đời Bổ Đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28 sang Trung quốc là độ một ngàn năm. Trong khoảng thời gian ấy, đạo Phật tại Ấn Độ có lúc thăng lúc trầm, khi hưng khi thịnh, chuyển mình biến đổi đủ mọi hình thức. Khi Phật Thích ca còn tại thế, giáo pháp của Người được truyền bá sâu rộng khắp cõi Ấn Độ.
Lý do nào mà Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ như vậy?
Mặc dù lúc bấy giờ tại Ấn Độ có Bà-la-môn giáo. Giữa Bà-la-môn giáo và chính quyền có sự kết ước chặt chẽ, cùng nhau để củng cố cho nhau. Sự bất công giữa đạo và đời đầy dẫy, nhưng giới tu sĩ và vua chúa quí tộc so với các giai cấp Phệ Đà, Thủ Đà là và Balya, thì rất ít. Phật Thích ca thấy rõ điều đó nên đã tung nhân sự ra khắp nơi giải thích cho dân chúng biết là ‘giai cấp Thủ-Đà la, hạng Balya phải liên kết với Phệ Đà để đánh đổ giai cấp Bà-la-môn và Sát-đế lợi. Quần chúng nghe qua rất tán thành, lại có một số Sát-đế-lợi chịu đứng chung với đại đa số, cho nên Phật giáo bành trướng rộng rãi và thành công.
Sau khi Phật tịch diệt, hàng đệ tử và môn duệ thay nhau đời nầy sang đời kia lãnh Y Bát làm Tổ sư. Có tất cả là 28 đời Tổ sư (kể luôn Phật Thích ca) ở tại Ấn Độ. Trong số nầy có những vị nổi danh đã trước thuật nhiêu tác phẩm tư tưởng nổi tiếng. Như Thiền sư Long Thọ lập ra Thượng thừa Duy Thức Học, lưu truyền môn Triết học thượng đẳng nầy đến tận ngày nay. Có nhiều vua chúa qui y theo Phật và ủng hộ tận tình, các Phật tích và chùa viện được lập ra rất đồ sộ trang nghiêm như vua A Dục (A-sô-a) đã tích cực ủng hộ Phật giáo cả mọi mặt và đó là thời kỳ vàng son của Phật giáo tại Ấn Độ.
Sau khi Phật Thích ca tịch diệt đã có ba lần kiết tập trong Phật giáo, hai lần sau nội bộ bị chia rẽ trầm trọng. Phái Đại Chúng Bộ chủ trương canh tân Phật giáo và truyền sang ngã Tây Tạng, Trung hoa, gọi là Bắc Tông. Phái Thượng Tọa Bộ có tư tưởng bảo thủ truyền về phía nam qua ngã Tích lan, Điến điện, Thái lan, Camphuchia, Lào, gọi là Nam Tông. Nam Tông ngày nay qua Việt Nam là phái Phật giáo Thevarada (tức Phật giáo Nguyên thủy).
Sau Phật Thích ca hơn một ngàn năm, phía Tây Ấn Độ có một đạo phát sanh là đạo Hồi. Đạo Hồi do Giáo chủ Mahomed sáng lập cũng thờ phượng Thượng Đế là Alah. Hồi giáo có một kinh chính là Kinh Coran, truyền đạo bằng vũ lực, chiến sĩ Hồi giáo ra trận được chết đó là điều phước, nên họ không sợ chết và rất dũng cảm. Hồi giáo xâm nhập đến đâu đều bắt buộc người ta phải theo đạo, nếu không thì bị giết chết. Trong Kinh Coran, Giáo chủ Mahomed có bảo: “Ai động đến danh ta, ngươi hãy tắm trong huyết nó”. Bởi đó hàng tu sĩ Hồi giáo luôn luôn mang gươm bên mình và đôi mắt cùng vẻ mặt sẵn sàng tung gươm chém gục kẻ nào không chịu theo Hồi giáo, hoặc phản lại đạo Hồi, Giáo chủ Mahomed nói rằng ấy là đẹp lòng Thượng đế Alah.
Đạo quân Hồi giáo rất hùng mạnh, đã xâm lăng Ấn Độ mấy lần, cứ mỗi lần xâm lăng, thì Bà-la-môn giáo và Phật giáo bị tàn sát vô kể, hủy hoại kinh điển, đập phá đền đài di tích Phật giáo, các công trình của vua A Dục bị tiêu hủy ngày nay chẳng còn lại bao nhiêu. Quân Hồi bắt buộc dân Ấn Độ phải bỏ đạo cũ và theo đạo Hồi. Trước các đợt sóng khủng khiếp của Hồi giáo, Phật giáo tàn lụn mau chóng và rút dần ra cố thủ tại đảo Tích lan. Rất may là đạo quân Hồi không ra đến Tích lan. Ngày nay, Phật giáo tại Ấn Độ không có ảnh hưởng bao nhiêu, chỉ sót lại vài di tích của vua A Dục.
Thiền sư thứ 27 là Bát Nhã Bala Mật nhận thấy tại Ấn Độ không thể hành giáo được nữa, bèn giao Y Bát lại cho đệ tử lớn là Bồ Đề Đạt Ma lãnh ấn chỉ đời tổ thứ 28 và khuyên sang Trung quốc truyền đạo.
Kể từ đấy bóng dáng Phật giáo trên đất Ấn Độ không còn nữa, thời vàng son đã lui vào dĩ vãng. Giờ đây người đến Ấn Độ chiêm bái Phật tích chỉ còn thấy cảnh:
Dấu xưa xe ngựa, hồn thu thảo,
Bạn cũ lâu đài bóng tịch dương.
PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
HAY THIỀN GIÁO TRUNG QUỐC
Phật giáo Ấn Độ truyền sang Trung quốc rất sớm, đầu đời nhà Tây Hán đã thấy bóng Phật giáo rồi. Phật giáo đến Trung quốc do hai ngã, một ngã đường bộ băng ngang Tây Tạng, một ngã đường biển mạn Đông Trung quốc. Khi qua đến Trung quốc, sắc thái Phật giáo đã biến thể mọi mặt, như về y phục, nghi thức lễ bái, v.v… Kinh kệ được các Pháp sư trí độ dịch từ tiếng Phạn ra Hoa ngữ, cộng vào đó có một số tăng sĩ giỏi lại ưa thích khuynh hướng Hoàng Lão và Mật Tông, bày ra bùa phép, ngụy kinh, ngụy sấm, trộn lộn vào Phật giáo, cho nên hình thức Phật giáo Trung quốc biến thể khỏi đạo Phật Ấn Độ, đến khi Thiền tông thịnh hành, thì tại Trung quốc có thể nói không còn Phật giáo nữa mà là Thiền giáo.
Bồ Đề Đạt Ma đến Trung quốc vào triều đại nhà Lương, ông mang theo bộ kinh Lăng Già Tâm Ấn làm tôn chỉ. Vua Lương Võ đế vốn là một ông vua mê say đạo Phật, đã xuất tiền xây chùa viện, đúc tượng vô số, lại cung cấp lương thực cho một đám tăng sĩ biếng nhác trốn đời vào chùa ăn bám bá tánh thập phương. Nhà vua cho rằng như vậy là ơn phước. Hay tin có Bồ Đề Đạt Ma qua Trung quốc, vua sai sứ giả ra thỉnh về cung để khoe khoang việc làm của mình. Vua hỏi: ‘Từ ngày làm vua đến nay, trẫm đã xây dựng 72 ngôi chùa, bố thí cúng dường hằng vạn chúng tăng, vậy ơn phước công đức ấy lớn dường nào?’ Bồ Đề Đạt Ma xua tay lắc đầu nói: ‘Bệ hạ không có ơn phước chi cả’.
Vua Lương Võ đế nổi giận đuổi ra khỏi cung và Đạt Ma vào tu ở chùa Thiếu lâm, động Thiếu thất. Sau đó có hòa thượng Thần quang tự chặt tay cầu pháp. Đạt Ma thâu nhận cải pháp danh là Huệ Khả. Đạt Ma dạy Huệ Khả chỉ truyền Y Bát đến đời tổ thứ sáu là dứt, vì xét thấy người Trung quốc tu hành vẫn cầu danh, ưa tranh giành phẩm vị trong cửa Phật. Huệ Khả trao Y Bát cho Tam Tổ Tăng Xáng, vị nầy mang phải bịnh cùi, nhận được Y Bát cũng đi truyền đạo.
Phật giáo Trung quốc không chấp nhận phe Đạt Ma từ Ấn Độ qua là chánh giáo, họ công kích mạt sát dữ dội. Tam Tổ Tăng Xáng đến giảng tại một nơi kia, bị Hòa thượng trụ trì cho là giảng tà giáo, sai đệ tử ra đánh Tăng Xáng gần chết. Tăng Xáng trao Y Bát cho Đạo Tín làm tổ thứ tư, Hoàng Khâm làm tổ thứ năm ở tại đất Hoàng Mai. Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn có hai đệ tử giỏi là Thần Tú và Huệ Năng, hai ông nầy ganh tị nhau và đã sanh ra ý tranh giành Y Bát làm tổ thứ sáu.
Lúc nầy thế lực của phái Đạt Ma đã mạnh, có các vị tổ giỏi như Tăng Xáng đã chinh phục được các phe Phật giáo khác. Đến đời Lục Tổ Thần Tú và Huệ Năng thì càng thịnh hành hơn nữa, nhưng lúc nầy không còn là Phật giáo của Thích ca Mâu Ni, mà đã hóa thành một thứ Thiền giáo của Trung quốc. Sau khi Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn chết, Y Bát không rõ truyền cho ai, giữa hai ông Thần Tú và Huệ Năng đều cho là mình chánh thức lãnh Y Bát. Lục Tổ Thần Tú lập ngành Thiền Bắc tiệm, rất giỏi, gây một thế đứng vững mạnh trên đất Trung quốc. Còn Lúc Tổ Huệ Năng về nam lập ngành Thiền Nam Bổn cũng cường mạnh không kém phái Bắc Tiệm. Phật giáo lúc nầy gọi là Bắc Tiệm Nam Bổn, hay gọi Tiệm giáo và Bổn giáo. Cả hai bên công kích nhau kịch liệt, ghe phen dùng đến vũ khí giết nhau. Chính vì thế mà môn võ nghệ được dạy trong cửa chùa. Cả hai bên đều gây thế lực và yêu cầu đến Hoàng đế công nhận mình là chánh giáo. Vua Đường Thái Tôn lúc bấy giờ thấy cả hai bên đều giỏi và cùng có Y Bát như nhau, nên không biết công nhận ai chánh ai tà, cuối cùng vua xử hòa công nhận cả hai đều là chánh truyền Phật giáo của Bồ Đề Đạt Ma.
Lục Tổ Thần Tú lập Tiệm giáo phương Bắc. Tiệm có nghĩa là tu từng bước và giác ngộ từ từ, về sau mới thành Phật, nghi thức lễ bái rườm ra như: chuông, mõ, trống, phách, ca dương, v.v… Sau khi ông chết, được vua Đường Thái Tôn làm bia ca tụng tài năng hạnh tu và ban tặng là Chơn Thiền Sư. Phái nầy chẳng có nhân tài, do đó về sau phái Bắc Tiệm lần lần tàn lụi.
Theo Pháp bảo tàn kinh thì Huệ Năng mới là người chánh thức được Hoàng Nhẫn trao Y Bát. Truyện kể Hoàng Nhẫn đang giữa đêm gọi Huệ Năng vào Thiền thất trao cho Y Bát và sai đi gấp về Nam. Lúc nầy Huệ Năng vẫn còn là một cư sĩ. Sáng sớm hôm sau, Thần Tú mới hay được nên nổi giận họp đàn em lại và sai em út là Huệ Ninh mang gươm đuổi theo giết Huệ Năng giành Y Bát lại. Huệ Năng phải trốn vô rừng và sống chung với đám thợ săn qua ngày tháng. Về sau ngành Nam Bổn của Huệ Năng hưng thịnh và có cớ nói rằng Bắc Tiệm của Thần Tú tàn lụi là do không được Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn phó truyền. Lục tổ Huệ Năng chết cũng được vua Đường Thái Tôn ca tụng và công nhận là chơn truyền của Bồ Đề Đạt Ma.
Kể từ đó, Thiền giáo của Trung quốc là ngành Thiền Huệ Năng, Bắc Tiệm Thần Tu còn di truyền lại các thứ mõ chuông lễ bái. Nam Bổn của Huệ Năng có nghĩa là ‘tu đốt giai đoạn’, không còn phải tu lâu mới giác ngộ mà chỉ trong một sớm một tối liền thành Phật ngay. Họ chủ trương không truyền dạy bằng chữ hay bằng phương tiện hình tướng, mà truyền dạy bằng một lối riêng, cho nên các Thiền sư hay dùng công án (thoại đầu) Thiền Nam Bổn có bài:
Bất tập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.
Huệ Năng có hai đệ tử là Thành Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhương, không còn truyền Y Bát nữa, chỉ có tâm truyền. Có lẽ Huệ Năng sợ tranh giành trong cửa chùa, như kinh nghiệm giữa ông với Thần Tú, và cũng theo di chúc của Bồ Đề Đạt Ma. Kể từ đấy, đạo Thiền của Trung quốc phân làm năm ngành gọi là Ngũ gia pháp phái: Qui Ngưỡng, Tào Động, Lâm Tế, Vân Mộng, Pháp Nhãn. Cuối cùng chỉ có Thiền Tào Động truyền qua Nhật Bản và Thiền Lâm Tế tại Trung quốc là thịnh hành, còn ba nhánh kia tàn lụn mất.
Phải công nhận rằng hầu hết các Thiền sư có danh trong sách vở đều giỏi cả, mỗi Thiền sư là một giáo sư dạy Triết đương thời. Các ông có lối giảng luận thuyết minh trôi chảy. Ngành duy thức học được khai sáng thêm ra và dạy trong các chùa, nhờ đó mà Phật giáo Trung quốc thịnh hành. Các Thiền sư mỗi người có một lối lý luận hiểu biết khác nhau. Cũng cùng một câu hỏi mà mỗi vị giải thích trả lời mỗi khác. Ví dụ: Phật là gì?
Lâm Tế lúc thì nói là: ‘Càng thỉ quyết’ (Que cức khô), khi thi hét lớn rồi im lặng. Mã Tổ có lần cầm hèo đánh túi bụi kẻ hỏi, lại có khi nói: ‘Phùng Phật sát Phật, phùng tổ sát tổ’ (gặp Phật giết Phật, gặp tổ giết tổ). – xem trong Thiền Luận của Sutuki, Trúc Thiên và Tuệ Sĩ dịch. Cách thức đó gọi là công án hay thoại đầu. Công án (Thoại đầu) chỉ dùng riêng cho một số Thiền sư tăng sĩ có trình độ, còn giới thấp thì tu hành bằng lối luyện du-già (Yoga) của nhà sư Bà-la-môn Ân Độ. Giới này không có tụng kinh thờ Phật và không ưa nói chuyện Niết Bàn, Địa ngục, thành Phật, thành tiên, họ bài bác chê bai kẻ nào hỏi việc lên cực lạc Niết Bàn. Nếu ta theo dõi hành trình của họ, ta sẽ thấy gần như Thiền giáo Trung quốc phủ nhận cả cõi Niết Bàn, và các cảnh giới khác mà Phật Thích ca thuyết, ta cũng không hiểu kết quả cuộc đời tu niệm của họ sẽ về đâu. Họ bảo có ý là hữu tâm, không ý là vô tâm; kẻ hữu tâm sẽ không bao giờ giác ngộ, chỉ có vô tâm mới giác ngộ mà thôi. Mà đã không có các cảnh giới của Phật Thích ca nói, thì cái vô tâm giác ngộ sẽ đi về đâu? Đã không chấp nhận việc làm Phật, cho đó là hư ảo, thì tu làm gì cho mệt sức, đó là những điều mâu thuẫn trong Phật giáo và Thiền giáo.
Còn hàng hạ cấp khác, không biết nhập thiền giảng đạo, thì luyện bùa chú và gỏ mõ tụng kinh, ăn chay niệm Phật. Giữa phái luyện đan của Hoàng Lão và Thiền giáo đã hòa hiệp lẫn lộn vào nhau, đến nỗi cả vua chúa quan lại cũng mê muội tin theo Thiền giáo. Phật giáo Trung quốc lúc nầy di tệ không chi tả nỗi. Nhà chùa là nơi nương náu của bọn bất lương, trốn đời, có lắm chỗ giả làm ra nơi luyện võ nghệ của bọn bất đắc chí đội lốt nhà tu làm điều dâm loạn càn bậy.
Các vua Đường (Dục Tông) quá mê muội Phật giáo, nghe lời bày vẽ của các Thiền sư sai sứ sang rước xương Phật tận Ấn Độ về nước. Lễ rước xương Phật (gọi là Ngọc Xá Lợi) rất linh đình làm cho ông Hàn Dũ đang làm quan Phủ Doãn trong triều gai mắt trái tai, thẳng thắn dâng sớ can vua lời lẽ đanh thép:
‘… Nắm xương của ông Cù Đàm (tên Phật Thích ca) đem từ Tây trúc về có đáng giá chi mà Bệ hạ mê muội thỉnh rước linh đình như vậy? Bệ hạ đã làm hao công quĩ, gây thất chánh triều đình, hại đến thánh giáo (Nho giáo). Hạ thần e rằng cái họa sẽ đến không phải nhỏ. Hạ thần xin đề nghị Bệ hạ mau đem gói xương đó liệng dưới ao ngoài thành và đuổi hết bọn giả tu ra khỏi kinh đô để cho triều chánh có kỷ cương nghi vệ trở lại’.
Vua đọc sớ liền nổi giận lôi đình, hạ chiếu xử tử Hàn Dũ, may nhờ các quan can gián, vua đổi án tử thành lưu đày ra Triều Dương cách kinh đô tám ngàn dặm. Ông chán ngán từ Triều Dương gởi về cho con cháu một bài thơ bày tỏ ý mình:
Nhất triều phong tấu cửu trùng thiên,
Tịch biên triều dương lộ bát thiên.
Bản vị thánh minh trừ tệ chánh,
Can tương suy hủ tịch tàn niên.
Vân hoành Tản lĩnh gia là tại,
Tuyết ủng lân quan mã bất tiền,
Tự nhũ bản lai ưng hảo ý,
Hữu thu ngô cốt chướng giang biên.
Tạm dịch:
Buổi sáng dâng sớ lên can vua,
Buổi chiều bị đày ra Triều Dương xa tám ngàn dặm
Ý muốn vua hiền trừ mối tệ,
Nào có sợ chi cái thân già nầy.
Mây che ngang núi Tản không biết nhà ta nơi đâu,
Tuyết phủ cả ải lam làm ngựa không đi được.
Nếu cháu qua thăm có ý thương đến chú,
Hãy thu hài cốt chú chôn bên bờ sông.
Tuy vậy, Phật giáo Trung quốc đã ba lần bị ngược đãi bởi các vua không ưa, họ gọi là ‘Tam Võ Ách’. Sau đó được nâng đỡ lại tiếp tục di tệ không sao tưởng.
Ta thấy khi Phật giáo truyền sang Trung quốc đã bị biển đổi hoàn toàn so với Phạt giáo Ấn Độ. Các Thiền sư có trình độ tha hồ giải nghĩa biện thuyết kinh Phật theo ý mình, rồi lập ngành phái nầy, trường phái nọ, công kích lẫn nhau, ai cũng cho mình đạo cao đức trọng. Về sau, Phật giáo Trung quốc dung hòa cả hai ngành Thiền Bắc Tiệm và Nam Bổn lại, cho nên lễ bái thờ cúng trong thiền môn vô cùng ruờm rà. Lại có Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu (sáng lập ngành Thiền Qui Ngưỡng) viết ra tứ phần luật (Tỳ ni, sa di, cai nghi, cảnh sách) biến chế phẩm phục thêm giới cấm để trừng giới cho hàng tăng sĩ, nhưng chẳng mấy ai giữ được.
Sự biến thể thoát thai ấy, ta thấy giữa Phật giáo Ấn Độ và Trung quốc đã quá khác biệt thành hai thứ tôn giáo. Mặc dù khi qua Trung quốc, Bồ Đề Đạt Ma có mang theo quyển kinh Lăng Già Âm Ấn làm tín chỉ trong thiền môn, nhưng trước sức biến thể, Bồ Đề của Phật giáo Trung quốc, lập trường của Bồ Đề Đạt Ma và quyển kinh trên vẫn không giữ được mối chánh thống chơn truyền của Phật Thích ca.
Thiền giáo Trung quốc truyền bá sang các nước phía đông như cao ly, Nhật Bản; phía nam như Việt Nam, các nước đón nhận lại một phen biến thể cho hợp với đất nước mình, vì thế mà không phân biệt cái nào chánh, cái nào tà, cái nào nguyên thủy hay đã bị đồng hóa. Phật Thích ca nói một đường, họ hiểu một nẻo, tự vận dụng tri thức mà diễn giảng kinh theo ý riêng của mình di tệ nổi lên tràn lan, chỉ tội nghiệp cho kẻ ngu muội tin theo.
Bởi thế, chúng ta kết luận rằng Trung quốc không có Phật giáo chánh tông mà là một đạo Thiền khác biệt với giáo lý của Phật Thích ca, cả hai đạo cũng không đưa đến giải thoát họ xa vòng tội lỗi.
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
I/. PHẬT GIÁO THỜI: ĐINH – LÊ – LÝ – TRẦN.
Dựa vào các sử cũ, Phật giáo truyền vào đất Giao Châu rất sớm bởi các tăng đoàn Ấn Độ, Trung quốc, nhưng không kết quả được gì. Mãi về sau có hai ngành Thiền chánh thức truyền sang Việt Nam mạnh mẽ nhất là Thiền Tỳ Ni Da Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
Thiền sư Tỳ Ni Lưu Chi (Vinitaluci) là người Ấn Độ qua Trung quốc qui y Phật giáo và sang Việt Nam truyền đạo các thời Đinh – Lê – Lý – Trần, cũng phát xuất từ Thiền sư nầy, ông được tôn làm Việt Nam Phật giáo Tổ sư.
Còn Thiền sư Vô Ngôn Thông là người Trung quốc sang Việt Nam cùng lúc với Tỳ Ni Da Lưu Chi, nhưng ngành nầy không thịnh hành và sau đó tàn lụn.
Ngành Thiền Da Lưu Chi lưu truyền qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần, phát sanh ra nhiều Thiền sư danh tiếng có công với đất nước, như Sư Khuông Việt, Pháp sư Ngô Chân Lưu, Pháp sư Đổ Thuận, Quốc sư Vạn Hạnh, v.v… Thiền nầy thuộc Tông Lâm Tế, nhưng Mật Tông cũng đã lẫn lộn mạnh vào. Giới tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia rất đam mê bùa chú và họ tin rằng ai giỏi bùa chú pháp thuật sẽ dễ giác ngộ thành Phật. Hàng tu sĩ Hoa – Việt hầu hết đều tin tưởng môn Mật Tông, nhưng giới luật của Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu soạn ra rất hạn chế giới tu sĩ học theo.
Trong các tăng truyện có ghi lại truyện Sư Không Lộ sang Trung quốc dùng bùa thuật đánh cắp đồng đen của vua Trung quốc đem về nước đúc chuông. Truyện Sư Từ Đạo Hạnh vô núi tu luyện thần chú Đại Bi, sau về tử chiến với Lão Tổ để trả thù cha là Từ Vinh bị Tùng Hiền Hầu (em vua Lý) giết chết.
Các triều đại Đinh – Lê – Lý giới Thiền sư có công phò vua chống xâm lăng. Phật giáo lúc ấy còn phôi thai ít người theo, nên giữ được kỷ cương trong nhà chùa, do đó được vua chúa trọng dụng. Triều nhà Lý, Phật giáo rất được sùng thượng và công nhận là Quốc giáo. Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) nguyên là một đứa con hoang của một mụ vãi đem cho Thiền sư Lý Khánh Vân, được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lớn lên được Sư Vạn Hành dạy dỗ học hành, rồi đưa vào triều làm quan. Sau thấy Lê Long Đỉnh thất chính, Sư Vạn Hạnh mưu cùng tướng Đào Cam Mộc phế Long Đỉnh, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi dựng nên nhà Lý. Bởi đó, vua Lý rất sùng thượng Phật giáo, xuất tiền công dựng chùa đúc chuông khắp nơi. Phải công nhận rằng chính nhờ ảnh hưởng Phật giáo mà các vua đầu nhà Lý (Thái Tổ, Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn, Anh Tôn) rất nhân hậu sáng suốt, làm cho Đại Việt thuở ấy vô cùng hùng mạnh.
Phật giáo được ưu đãi, giới tu hành vô số, thế mà kẻ thành Phật, thành Bồ Tát thì không có, còn hạng sư hổ mang, thuồng luồng lại quá nhiều, Nho giáo lấy cớ ấy lần lần đánh bật Phật giáo ra khỏi triều chính. Giáo lý Phật đà đã không cứu chuộc tội lỗi cho ai và bế tắc trong sự giải thoát, các vua cuối triều Lý mê muội tin theo những sự dị đoan, vì cớ đó Trần Thủ Độ lấy quyền thế đuổi vua Lý Huệ Tôn vào chùa Chân Giác làm sãi, rồi cướp ngôi nhà Lý.
Trần Thủ Độ có tư tưởng sùng thượng Nho gia hơn, cho nên lập nhà Trần, tôn cháu mình là Trần Cảnh lên ngôi (Trần Thái Tôn), không quan tâm đến Phật giáo nữa. Tuy vậy, ảnh hưởng Phật giáo vẫn còn sâu đậm trong giới quý tộc, do đó về sau có phái Trúc Lâm hoặc như Thiền sư Tuệ Tạng.
Phái Trúc Lâm do vua Trần Thái Tôn sáng lập sau khi trao ngôi cho con để làm Thái Thượng Hoàng. Thái Tôn qui y vào tu tại Núi Yên Tử, lập ra phái thiền nói trên. Có lẽ nhà vua quá thống hối ăn năn vì nghe lời Thái sư Trần Thủ Độ cướp vợ của anh mình là Trần Liễu, trong lúc bà Thiên Thánh Công chúa nầy đã có mang ba tháng. Theo sử nhà Phật, thì Thượng Hoàng Thái Tôn tu thành đạo tự xưng là Giác Hoàng Điền Ngự Tổ Phật. Xưa nay Phật giáo Ấn Hoa Việt chưa có vị sư nào tu hành tự xưng là đã giác ngộ thành Phật, vậy mà vua Thái Tôn tự xưng, điều nầy đáng nghi ngờ khó tin. Kế Giác Hoàng Điền Ngự có Nhị Tổ Huyền Trang, tam tổ Pháp Loa, rồi sau đó thất truyền.
Phật giáo đời Lý còn giữ được ít nhiều sắc thái của Phật giáo Trung quốc, sang đời nhà Trần, Thiền Trúc Lâm đã tự tạo cho mình một sắc thái đặc thù độc lập cách thức thờ phượng tụng niệm, lễ bái khác hẳn Trung quốc. Trái lại phù hợp với tâm hồn Phật tử Việt Nam hơn. Khuynh hướng của ngành Thiền Trúc lâm được giải giảng trong các Thiền viện Việt Nam qua các thời đại cho đến khi các tăng đoàn người Minh hương sang hai xứ đàng trong và đàng ngoài thời chúa Nguyễn Phúc Trần, thì bị tiêu diệt. Kể từ đây, Phật tử Việt Nam không còn theo Phật giáo Việt Nam của đời Trần nữa, mà theo Phật giáo của Trung quốc truyền sang rất phức tạp.
Gần cuối đời nhà Trần, chính trị suy sụp, phái Thiền Ttrúc Lâm sau đời tam tổ Pháp Loa lần lần suy sụp, Phật giáo cũng tàn lụi lần lần. Lúc nầy giới tu sĩ quá nhiều nương náu đầy chủa chật miếu, họ trốn đời đội lốt nhà thu bày vẽ trăm đường. Hồ Quý Ly chấp chưởng quyền bính triều Trần, thấy trái tai gai mắt, bèn xin vua mở khoa thi gạn lọc một số hòa thượng chân tu cho chùa, kỳ dư buộc phải hoàn tục và sung vào quân ngũ đi đánh giặc.
Cuối đời các vua Nghệ Tôn, Thuận Tôn, Hồ Quý Ly chuyên quyền, điệt nhà Trần lập nhà Hồ. Hồ Quý Ly không ưa Phật giáo, suốt mấy năm trị vì, ông hạn chế việc tu hành, nhờ đó tệ trạng trong nhà chùa giảm bớt.
Con cháu nhà Trần là Trần Thiên Bình sang Trung quốc cầu cứu nhà Minh. Lợi dụng cơ hội, nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thanh, kéo quân xâm lăng nước ta, đặt ách cai trị mười mấy năm trời. Phật giáo Trung quốc lại ồ ạt sang, họ mất hẳn chánh thống kinh điển, biến thành một thứ tà giáo dị đoan, bày đủ lễ nghi cúng bái phù phép, làm hại cho thuần phong mỹ tục Việt Nam không ít.
PHẬT GIÁO
THỜI HẬU LÊ QUANG PHỤC
VÀ HẬU LÊ TRUNG HƯNG
Các nhà viết sử chia nhà Hậu Lê làm hai thời kỳ: Từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng là thời Hậu Lê quang phục; từ Lê Trang Tôn (Lê Huy Ninh) đến Lê Chiêu Thống (Lê Duy Kỳ) là Hậu Lê trung hưng. Bây giờ ta tìm hiểu Phật giáo trong thời Hậu Lê quang phục.
Trong thời Hậu Lê quang phục, Phật giáo Đại Việt không còn là Phật giáo Trúc Lâm thời Trần nữa, mà chính là Phật giáo pha trộn đủ thứ của Trung quốc. Thời Trần, trong các chùa viện chỉ có thờ Phật. Lúc đất nước và đạo pháp suy vi, hàng tu sĩ dùng bùa chú mê hoặc lòng người làm kế sinh nhai, gây nên những chuyện ô uế khác. Đến đời Hậu Lê, Phật giáo lúc nầy càng suy vi, suốt 18 năm nô lệ nhà Minh, giới tăng sĩ Trung quốc sang Việt Nam truyền giáo bày vẽ trong chùa nhiều chuyện như thờ Quan Công, bày đặt Nam Hải Quang Lâm, đốt vàng mả, quẻ xâm đế quân, những sao giải hạn, v.v… Quần chúng Việt Nam cứ mê muội tin theo không phân biệt được chánh tà, phải trái. Tệ trạng đó kéo dài cho đến ngày nay.
Suốt thời Hậu Lê quang phục, ba đạo Nho – Lão – Phật đều tàn tệ như nhau, họ hầu như kết ước lập ra chủ trương ‘Tam Giáo Đồng Lưu’. Trong Phật giáo lẫn lộn Hoàng Lão và ít nhiều tư tưởng Nho gia; giới phù thủy Hoàng Lão cũng đọc kinh chú như nhà chùa, có khi cạo đầu mặc áo nâu sòng nữa. Một số hủ nho cũng đội lớp nhà tu mượn nghề phù thủy đồng bóng làm kế sinh sống. Chính các nhà viết Phật giáo sử Việt Nam như các ông Thúc Ngọc Trần văn Giáp, Thượng tọa Thích Mật Thể, Nguyên Lang, v.v… cũng phải thành thật công nhận.
Các vua nhà Hậu Lê quang phục không quan tâm đến nhà chùa, nên họ tha hồ gây tội lỗi. Phật giáo lúc nầy không còn nữa, tất cả đều theo đạo ‘Tam Giao Đồng Lưu’, hay một thứ đạo thập cẩm từ Trung quốc.
Than ôi, Phật đà cũng không cứu nổi ai hết, mà bây giờ theo cái đạo thập cẩm nầy thì linh hồn kẻ theo đạo đi về đâu? Trong các thời Lê Huy Mục, Lê Tương Dực, giới luật trong thiền môn không ai giữ, một số lớn tu sĩ vẫn có gia đình, vẫn ăn cá thịt. Tuy rằng thỉnh thoảng triều đình có mở vài kỳ thi minh kinh, để khảo hạch chúng tăng, nhưng cũng chỉ hình thức bên ngoài. Bởi thế, trong thời Hậu Lê quang phục, trong giới thiền lâm không có một tăng sĩ nào nổi tiếng và không để lại một tư tưởng hay công trạng, hoặc sách vở nào.
Sang thời Hậu Lê trung hưng, thì đạo Phật cũng y như thời trước, chỉ có đàng trong, Phật giáo có chuyển mình.
Nguyễn Hoàng là con của Nguyễn Kim sợ họ Trịnh, nên tìm cách trốn vào Thuận hóa lập nghiệp. Các chúa Nguyễn nầy có tư tưởng sùng Phật, chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây chùa Thiên Mụ, bố thí cúng dường các sư ngoài Bắc vào. Qua đời chúa Nguyễn Phúc Trăn, mới chính thức giúp đỡ Phật giáo truyền bá. Chúa Nguyễn Phúc Trăn thấy Phật giáo trong nước tàn tệ quá, ông có chủ ý sai người sang Trung quốc rước các Thiền sư qua truyền dạy, Phật giáo có sáng sủa thêm ra. Nhưng chúa Nguyễn Phúc Nguyên nghĩ lầm, vì Phật giáo tàn tệ trong nước là vì di tệ từ thời Minh thuộc, bây giờ thỉnh các sư Trung quốc qua đây, thì họ cũng đưa ra một thứ đạo không có gì mới.
Bên Trung quốc, vào cuối đời nhà Minh quá yếu, bị vua Thanh Thuận Trị (Thái Tổ) hưng thịnh diệt mất. Một số di thần nhà Minh vượt biển sang xứ đàng trong tị nạn, trong đó có các ông Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu, trong đoàn có các nhà sư đi theo.
Tại Biên hòa có Thiền sư Bổn Kiều thuộc dòng kệ đạo chùa Thiên Khai bên Trung quốc, khai sáng chùa Long Thiên dạy đạo. Tại Bình định có Thiền sư Nguyên Thiên Siêu Bạch (thuộc dòng kệ Thiên Đồng) dựng lên chùa Thập Tháp Di Đà.
Cũng bởi đam mê Phật giáo, chúa Nguyễn Phúc Trăn nhờ sư Siêu Bạch (gốc người Minh hương) sang Trung quốc rước một số sư sãi qua Thuận hóa để dạy đạo. Tăng đoàn nầy gồm có sư Minh Hải Pháp Vản, sau về Hội an lập kệ chúc thánh, sư Minh Thành tại Trại và Minh Vật Nhất Trí ra Bắc cũng lập dòng kệ. Sư Minh Hoàng Tử Dương truyền pháp cho sư Thiện Điệu Liên Quán lập công kệ khiêm tốn tại Huế.
Các nhà sư nầy dạy lễ nghi thờ cúng theo lối Trung quốc, cũng tiếp tục thờ Quan Công, Thành hoàng, Thổ địa, Táo quân, đốt vàng mả, bói khoa, các sự dị đoan khác. Ngày nay, đến thăm các chùa cổ ở Đồng nai và Miền Trung, chúng ta thấy cách thờ phượng tụng niệm hoàn toàn do các sư Trung quốc bày ra. Sau nầy trong giới Phật giáo Việt Nam, có một số tu sĩ muốn phục hưng nghi lễ và cách thức thờ phượng Phật giáo của Việt Nam, còn đạo Phật Bắc Tông là do Trung quốc du nhập vào. Nhưng dù của Trung quốc hay của Việt Nam, nó cũng lạc mất chánh truyền của Phật Thích ca tại Ấn Độ.
Chúng ta phải công nhận rằng ở Á Châu, chỉ có người Trung quốc là mê tín dị đoan hơn hết. Họ không có đức tin chánh định, thờ rất nhiều tà thần, khi sang Việt Nam đã truyền bá tư tưởng nầy, một số đông người bị mê hoặc theo. Cho nên Phật tử Việt Nam ngày nay đã tin theo một đạo Phật thập cẩm của Trung quốc.
SỰ BIẾN THIÊN ĐA DẠNG CỦA PHẬT GIÁO ĐƯA ĐẾN HẬU QUẢ GÌ CHO ĐỨC TIN?
Kể từ khi Phật Thích ca thành đạo cho đến nay, trải qua 25 thế kỷ, Phật đưa ra thuyết nhân bản (Duy Ngã Độc Tôn – con người là quí trọng nhất – Kinh Hoa Nghiêm) để cân bằng hố bất công giai cấp trong xã hội. Phật dùng phương tiện để khai sáng tâm linh con người, dùng hạnh bố thí vô úy để trấn an lòng người. Phật Thích ca là một Triết gia lớn, một nhà cách mạng mà chúng ta ngày nay phải kính phục. Phật giáo không có sự cứu chuộc giải thoát tâm linh, lý thuyết Phật cũng có phần hiện thực trong xã hội loài người. Ông Phan văn Hùm, một nhà lý thuyết của Đệ Tứ Quốc Tế, sau khi nghiên cứu về Phật giáo, ông đã thốt lên trong tác phẩm của ông: ‘Phật giáo là Cộng sản’.
Suốt 25 thế kỷ qua, Phật giáo lúc trầm lúc bổng, khi thịnh khi suy, đồ chúng thay đổi, chuốt gậy năm lần bảy lượt, canh tân cải biên hết hình thức nầy qua hình thức khác, làm sao ngày nay chúng ta biết cái nào là Phật giáo chánh, cái nào là tà. Phật giáo từ Trung quốc sang Việt Nam lẫn lộn chung với Hoàng Lão, phù thủy, làm mê muội kẻ tin theo. Từ chỗ Phật Thích ca nói không cứu chuộc, đừng cầu cạnh thờ lạy cái hình tướng (Phật giáo gọi là ‘pháp’), thì bị hậu nhân nhồi nặn, vo tròn bóp méo, thành ra có sự cứu chuộc, và bày vẽ đủ thứ hình thức dị đoan mê tín trong nhà chùa. Kinh kệ thì có đó, nhưng chẳng mấy ai tìm đến để nghiên cứu tín chỉ của Phật Đà. Việc tụng niệm của tín ngưỡng Phật tử ngày nay chỉ quanh quẩn các quyển kinh sơ đẳng mà Phật Thích ca tạm làm phương tiện để sanh hạnh vô úy như Adiđà, Địa Tạng, Vu Lan, Phổ Môn, Đại Bi thập chú, Ngũ đế Lăng Nghiêm, tán tụng theo các ngụy kinh, bát dương, quan đế chơn kinh, v.v… để rồi suy diễn thêm nhiều sự dị doan mê muội.
Cả đến giới tu sĩ ngày nay, đại đa số cũng không hiểu biết giáo lý Phật đà cho sâu sắc, chỉ biết Phật giáo là như thế, một số ít rất thông hiểu kinh điển nhưng vì phẩm chức, quyền lợi cho cá nhân và Giáo hội, không nói rõ lẽ đạo ra, chỉ lướt đi lướt lại cái xưa bày nay làm. Cho nên người tin theo Phật giáo đến chùa với mục đích cầu cho họ được giàu, được địa vị cao, nhiều tài lợi,… Phật tử biến Phật thành một đấng có linh hồn biết ăn, biết sống, hễ ai dâng lễ vật nhiều sẽ được Phật chiếu cố hơn.
Trong lúc tội lỗi con người mỗi lúc một nặng, con người không thể cứu mình được, và không có một vị Phật nào tế độ được chúng sanh, thế mà ngày nay cứ mãi mê tin vào thì phần tâm linh con người sẽ đi về đâu?
Phật giáo của Phật Thích ca Mâu Ni đã chết tự ngàn xưa, ngày nay tại Việt Nam chỉ có đạo ‘Tạp Giáo Dị Đoan’ của Trung quốc, môt đạo dẫn người ta đến chỗ hư mất, chết cả tâm linh lẫn thể xác. Vậy muốn giải thoát lấy mình, chúng ta phải bình tâm tự hỏi:
- Loài người từ đâu mà đến và chết rồi sẽ đi đâu?
- Ai có thể tế độ và giải thoát con người khỏi tội lỗi được?
Phật Thích ca cùng các vị Bồ Tát không thể trả lời và làm chi được. Vây ta hãy tìm đến Chúa Jêsus Christ để xem Ngài là ai? Chúa Jêsus Christ đã làm gì và dạy gì cho chúng ta?
PHẬT GIÁO VÀ
PHƯƠNG PHÁP TỰ GIÁC NGỘ
(Tham khảo tài liệu Hội Đồng Huấn Luyện
Sinh Viên Tin Lành tại Nha-trang 1963)
Phật Thích ca đưa ra một phương pháp để tự giác ngộ, tự cứu lấy mình và giúp người khác. Phương pháp để tự tu tự giác ngộ đại khái như sau:
- Tứ diệu đế
- Bát Chánh đạo
- Thập nhị nhân duyên.
Phật giáo lấy những chân đế: khổ, vô thường, vô ngã làm tôn chỉ.
I/. Vô Thường:
Là nói vạn pháp trong thế gian không có vật nào không mất đi. Vạn pháp có được là bởi nhân duyên ở bên ngoài tạo tác nên và rồi lại theo nhân duyên mà tiêu diệt.
Phật Thích ca nói:
Tất cả pháp là vô thường, khổ
Tất cả vạn pháp là vô ngã,
Niết Bàn là nơi tịch mịch.
Vô thường, vô ngã và Niết Bàn tịch mịch là những đặc điểm trong kinh điển Phật giáo.
Pháp là danh từ chỉ tất cả các pháp Hữu vi, vô vi, hữu hình, vô hình, gồm cả thân và tâm. Không thể đặt tin tưởng nơi bậc toàn năng, thần quyền sáng tạo vạn vật. Vạn vật do bốn nguyên tố chính cấu hợp: chất cứng, chất lỏng, tính nóng, tính động. Có sanh tức có ly tán, không khác chi bèo trên mặt nước.
II/. Vô Ngã:
Các pháp sanh khởi từ nhân duyên, đủ nhân duyên thì kết hiệp; thiếu nhân duyên thì tan rã. Vì thế vạn vật nhân sinh, vũ trụ không có thực thể. Thân chúng ta do tâm thức và sắc pháp kết hiệp.
- TÂM: tức thụ, hưởng, hành, thức.
- SẮC: tức tinh huyết gồm 4 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió.
Tâm và Sắc không phải là thực thể. Vì thế, thân ta cũng không phải là thật và Phật giáo gọi là Vô Ngã.
Trong Kinh Vô Ngã, Phật Thích ca nói: ‘Thân nầy không phải là ta. Nếu thân nầy là ta thì thân nầy sẽ không bị chi phối bởi lẽ vô thường biến chuyển. Và nếu thân nầy là ta, tại sao thân nầy không theo ý định của ta trên phương diện nầy hay phương diện kia’.
III/. Khổ:
Phật Thích ca cho đời là bể khổ và tìm lấy sự giải thoát khỏi cái khổ. Vì thế, Phật Thích ca xướng lên thuyết Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên.
Tứ Điệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Thánh đế (đạo đế).
- Khổ đế:
Sinh ra là khổ, bệnh tật là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ, yêu chuộng mà phải xa lìa là khổ, muốn mà không được là khổ.
- Tập đế:
Tập là tu hợp và kết nạp mà thành. Cái gì tụ tập hành khổ? Phật Thích ca lấy Thập Nhị Nhân Duyên để giải nghĩa chữ Tập. Phật cho khổ gốc ở vô minh.
Vô minh là cái mờ tối che lấp cái sáng tỏ bản nhiên. Từ vô minh đến lúc già có 12 đoạn. Đoạn nầy do cái duyên làm quả cho đoạn kia, rồi quả do cái duyên mà thành nhân cho đoạn sau, tựa như cái dây xích chằng chịt với nhau (luân hồi) – nhân là mầm, duyên là cái dây. Có 12 nhân duyên, do đó chúng sanh sinh sinh hóa hóa mãi cứ hết kiếp nầy đến kiếp khác
12 nhân duyên là:
- Vô minh: mờ tối từ lúc vô thỉ. Do vô minh có hành.
- Hành: Tưởng – Nghĩ, mà hành động, tạo tác. Do Hành mà có Thức.
- Thức: là biết, là ý thức. Do Thức có Danh Sắc (tức là Thức làm quả cho Hành và làm nhân cho Sắc).
- Danh Sắc: Tên và hình. Do Danh Sắc có Lục Xứ.
- Lục Xứ: Sáu giác quan: ngũ quan và giác quan thứ sáu là trí tuệ. Do Lục Xứ mà có Xúc.
- Xúc: là tiếp xúc (tiếp thanh âm, hình sắc của ngoại vật). Do Xúc có Thụ.
- Thụ: là chịu lãnh nạp, ảnh hưởng. Do Thụ có Ái
- Ái: Khát vọng, yêu thích, mong muốn. Do Ái có Thủ
- Thủ: là lấy, vớ lấy, quyến luyến. Do Thủ có Hữu.
- Hữu: có ta, có sống trong thế gian. Bởi ta ham muốn những cái nó làm cho ta sống, làm cho ta thích, như là ngũ uẩn, tức năm thuộc tánh của vật có tri thức. Sắc, thọ (trí giác), tưởng (ý thức), hành, thức (nhận thức). Vì có ngũ uẩn cho nên ta mới trần dục, nó gây thành cái nghiệp (nợ tiền kiếp). Do Hữu có Sinh.
- Sinh: Sinh ra thế gian – làm thần thánh trên trời, làm người, làm quỉ, làm súc sinh, v.v… Do sinh có lão, có tử.
- Lão, Tử: Già và chết. Sinh và Tử như hai thế sáng tối, sống với chết cứ luân hồi thay đổi. Chết và sống cứ luẩn quẩn trong vô minh cho nên mang nghiệp mà lưu chuyển chìm nổi trong tam giới và lục đạo, tức là cứ theo bánh xe vận chuyển luân hồi.
- Diệt Đế: Diệt là giết bỏ
Thấy rõ căn nguyên của sự khổ là thấy rõ cái nhân và cái quả của của sự khổ. Cần phải lược bỏ hết các nhân quả ấy.
Ta lấy 12 nhân duyên mà tính ngược lên. Muốn không có già, chết, thì phải bỏ cái nhân làm cho chúng ta sinh ra trên thế gian. Muốn bỏ ra cái sinh thì phải bỏ cái Hữu… và dần dần đến nhân hành. Bỏ hành thì Vô minh, hết. Ta thấy rõ cái sáng ra khỏi vô minh, ta được giải thoát.
- Đạo đế: Con đường phải theo để được giải thoát.
Phật lấy sự sáng để phá hôn mê – sự sáng chưa đủ, còn cần Bát Chánh Đạo (đường tu cho thành đạo).
- Chánh kiên: Thấy, biết rõ chân lý.
- Chánh tư duy: Lập chí theo chân lý mà suy nghĩ cho đến chỗ giác ngộ.
- Chánh ngữ: Nói những điều đúng chân lý.
- Chánh nghiệp: làm những việc ngay, công bình.
- Chánh mệnh: sống theo con đường công chính, không tham lợi.
- Chánh tịnh tiến: cố gắng học tạp tu luyện cho tới bến đạo.
- Chánh niệm: đem ý niệm của mình chú vào đạo lý chân chánh.
- Chánh định: định tâm trí của mình vào đạo lý chân chánh.
Đó là mấy điều trọng yếu trong đạo lý của Phật. Riêng xét trong thuyết ‘Thập Nhị Nhân Duyên’ có hai nhân duyên quan trọng và chủ chốt là ‘Hành’ và ‘Ái’.
Hành: hành động, tạo tác hay xếp đặt, sửa soạn làm nên cái nếp… Vì có nếp mà sinh hóa mãi. Chính do hành động tạo tác của ta gây nên nghiệp.
Ái: là vòng dây thắt chặt ta vào cái nghiệp. Ái ở đây có nghĩa là yêu thích, mong muốn tất cả theo tư dục. Càng hành động theo tư dục thì nghiệp càng nặng, vì thế Phật chú ý ở chỗ dứt khỏi cái ‘Ái’. Đã dứt khỏi cái ‘Ái’, thì những khúc dây ràng buộc khác đều tức khắc rời rạc và Hành cũng mất sức mạnh để gây nghiệp.
Người theo Phật giáo phải nương vào nơi ấy (gọi là qui y pháp) ra công tu trì sẽ giác ngộ và giải thoát. Ngoài ra, Phật còn thuyết nhiều điều nữa cũng không ngoài mục đích dạy người tự độ. Cái thân của Phật là vô nghĩa, vô thường, phẩm chất Như Lai của Phật cũng không đủ quyền năng tế độ ai. Đã có lần Phật Thích ca gọi đồ chúng và dạy: “Hỡi các Tỳ Kheo, hãy nhìn theo tay ta để thấy trăng. Nhưng đừng tưởng ngón tay ta là trăng”. Trăng là chân lý phải đạt, ngón tay là phương tiện để đạt. Nương theo phương tiện đi tới chân lý, nếu không có phương tiện thì không đạt đến chân lý, hoặc nương vào phương tiện sai cũng không đạt đến chân lý.
NIẾT BÀN
Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo (Jainism) đều nói đến Niết Bàn (Nirvàna). Niết Bàn theo nguyên nghĩa của chữ Sanskrist là Nirvàna có nghĩa là KHÔNG CÓ GIÓ. Tiếp đầu ngữ NIR mang nghĩa phủ định; VÀNA là Gió.
Gió ám chỉ đời sống hoạt động bất an của chủ thể. Khi Gió lắng dịu, sự an nghỉ của nội tâm bắt đầu. Đó là sự thanh tịnh, là diệt (Extingwish), là cởi mở (Release), là tịch diệt (tanquil extinction), là an lạc (calm joy), là vô tái sinh (no rebirth), là tích diệt mọi đau khổ để nhập vào cõi vĩnh phúc (eternal bless).
Khi Phật giáo vào Trung quốc và Nhật Bản, một quan niệm mới đã phát sinh: Tịnh Độ Tông hay Tịnh Thổ (Pure Land) với giáo phái Tịnh Độ Tông (hay Liên Hoa Tông) mà Sư Tổ là Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra); vị sáng lập Tịnh Độ Tông tại Trung quốc là Huệ Viễn (thời Đông Tấn – 317-419); vị sáng lập Tịnh Độ Tông tại Nhật (Jodo-shin) là Pháp Nhiên (Thế kỷ 12).
Tịnh Độ (Sukhavàti) tức là cõi Tây thiên cực lạc (Paradise of West) do Phật Adiđà (Amitàbha) cai quản. Tịnh Độ Tông là một giai đoạn để tiến tới Niết Bàn. Ở Tịnh Độ Tông, con người nhờ thường niệm danh hiệu và quán tưởng Phật Adiđà, khi chết được Phật Adiđà dẫn độ về cõi Tịnh Độ của Phật.
Khác với đạo giáo chánh thống, Đạo giáo tu tiên, bùa chú, luyện đan, thì quan niệm về Tây thiên Cực lạc, đó là núi Côn lôn và Bồng lai. Núi Côn lôn tọa lạc ở bờ biển phía Đông của tỉnh Sơn Đông, núi Bồng lai ở phía cực Tây của Trung quốc. Núi Côn lôn do Tây Vương Mẫu cai quản, núi Bồng lai là nơi tiêu dao của Bát Tiên (Lý Thiết Quài, Chung Ly Quyền, Lam Thái Hòa, Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô, Lữ Đồng Tân, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cửu). Giới phương sĩ luyện đơn cho rằng luyện thần hườn hư, có thể guíp họ trở thành thần tiên, trường sanh bất tử ở cõi non Bồng nước nhược.
Dân tộc Trung quốc có óc tưởng tượng phong phú, nên những truyện Phong thần, Tây Du ký, hồi dương nhân quả, v.v… tùy theo việc thiện, việc ác đã tạo tác là linh hồn được về Tây phương cực lạc, Côn lôn, hoặc đầu thai kiếp khác.
(Trích VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG,
NXB Tp.HCM, tháng 5 – 1991)