Câu hỏi: Chúa Giêsu con Thiên Chúa có nghĩa gì?
Trả lời: Chúa Giê Su con Thiên Chúa không phải theo ý tưởng cha và con của con người. Thiên Chúa đã không có gia đình và có một con trai. Thiên Chúa không đụng chạm gì với Ma ri để sinh ra một con trai. Chúa Giê Su là con Thiên Chúa theo ý nghĩa rằng Ngài là Thiên Chúa biểu hiện dưới hình thức con người (Giăng 1:1, 14). Chúa Giê Su là Thiên Chúa trong đó Ngài đã hình thành trong bào thai của Ma ri bởi Đức Thánh linh. Lu-ca 1:35 tuyên bố, “Thiên sứ truyền rằng: Ðức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Ðấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Ðức Chúa Trời.”
Khi xét xử Chúa Giê Su các nhà lãnh đạo Do Thái, các thầy tế lễ ra lệnh cho Chúa Giê Su ” Thầy cả thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng? ” (Ma-thi-ơ 26:63). “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời; vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống.” (Ma-thi-ơ 26:64). Các nhà lãnh đạo Do Thái phản ứng bằng cách buộc tội Chúa Giê Su nói phạm thượng (Ma-thi-ơ 26:65-66). Sau đó, trước mặt Bôn-xơ Phi-Lát, “Dân Giu-đa lại nói rằng: Chúng tôi có luật, chiếu luật đó hắn phải chết; vì hắn tự xưng là Con Ðức Chúa Trời” (John 19:7). Tại sao lời công bố Ngài là con Thiên Chúa được coi là phạm thượng và đáng bị lảnh án tử hình? Các nhà lãnh đạo Do Thái hiểu chính xác những gì Chúa Giê Su muốn nói qua nghĩa của cụm từ “Con Thiên Chúa” Con Thiên Chúa là đồng nhất bản chất như Thiên Chúa. Con Thiên Chúa là “Thiên Chúa”. Lời công bố đồng nhất bản chất như Thiên Chúa, trong thực tế chính là Thiên Chúa.- là báng bổ đối với những nhà lãnh đạo Do Thái, do đó họ đòi cho được Chúa phải chết, trong việc giữ đúng luật trong Lê vi ký 24:15. Hê-bơ-rơ 1:3 diễn giải rất rõ ràng, ” Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Ðức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài.”
Một ví dụ khác có thể được tìm thấy trong Giăng 17:12 nơi Giu Đa được mô tả là con của sự hư mất Giăng 6:71 cho chúng ta biết Giu Đa là con trai của Si-môn Ích-ca-ri-ốt. Vậy Giăng 17:12 có phải mô tả Giu Đa theo nghĩa con trai của sự hư mất? Từ “Hư mất” có nghĩa là “trầm luân, diệt vong, đoạ đày” Giu Đa không phải là con trai của ” trầm luân, diệt vong, đoạ đày ” theo sát nghĩa nhưng những điều đó nhận dạng cuộc sống của Giu Đa. Giu Đa là một biểu hiện của sự hư mất. Theo cách đó, Chúa Giê Su con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa là Thiên Chúa. Chúa Giê Su là biểu hiện về Thiên Chúa. (Giăng 1:1,14).