SỰ CHỊU KHỔ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
LỜI GIỚI THIỆU:
Nhiều khi người tín đồ Cơ đốc đã gặp những sự thử thách nặng nề. Một số người bị ảnh hưởng đến thân thể, một số bị đụng chạm tinh thần, một số bị mất mát tài sản,và những người khác bị ma quỉ tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiều người kêu gào với Đức Chúa Trời “Tại sao? Tại sao tôi phải chịu khổ thế nầy?”
Phi-líp 1:29 “Không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa.“
Câu Kinh Thánh này đưa ra sự kiện rõ ràng. Bạn và tôi có một cơ hội hai chiều
1. Tin Chúa Jêsus Christ.
2. Chịu khổ vì cớ Ngài.
Chúng ta chắc muốn tin Chúa Jêsus Christ và được cứu. Chúng ta muốn sự cứu rỗi, sự tha thứ, thiên đàng, tình yêu, Chúa Jêsus.
Điều nầy đưa đến vinh dự chịu khổ. Phi-líp 3:10 “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài và quyền phép sự sống lại của Ngài và sự thông công thương khó của Ngài….”Đây là lời cầu nguyện của sứ đồ Phao-lô. Chúa Jêsus đã chịu khổ. Tại Bết-lê-hem Ngài đã bị hiểu lầm, bị rủa sả, bị nói xấu. Ở Ghết-sê-ma-nê Ngài chịu thử thách đắng cay. Ngài đã bị bắt, bị đánh, bị nhổ vào mặt và bị đóng đinh. So sánh với sự thương khó của Ngài thì sự đau khổ của chúng ta không đáng so sánh.
2 Cô-rinh-tô 4:17 “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời… .” Đối với một số người, đời là vô nghĩa vì chỉ gồm sự rắc rối khó khăn, đau khổ và nước mắt…
Đối với người Cơ đốc thật, đời sống có một kế hoạch, vì Đức Chúa Trời có một mục đích cho mỗi một đời sống. “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những kẻ được gọi theo ý định của Ngài.” (Rô-ma 8:28).
I. SỰ ĐAU KHỔ ĐẾN NHƯ THẾ NÀO?
1. Do sự lầm lỡ và tội lỗi chúng ta: Ga-la-ti 6:7 “Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy.” Người phạm tội giết người biết ăn năn có thể được Đức Chúa Trời tha thứ, nhưng anh ta vẫn phải mang chịu cảnh tù đày vì cớ hậu quả tội ác của anh ta. Người phá hủy thân thể mình bằng rượu chè, hút xách sẽ phải gặt lấy sức khỏe tàn tạ. Chúng ta phải chấp nhận những hậu quả nầy như là Chúa cho phép xảy đến và chúng ta phải xét lòng đầy đủ để ăn năn, tìm ơn của Chúa và không tái phạm nữa.
2. Do những sai lầm và tội lỗi của người khác: “Tại sao Đức Chúa Trời để cho ông ấy nói điều kinh khủng ấy?.” Thật ra không có sự đau khổ nào đến với bạn nếu không được Chúa cho phép.
3. Do những sự cám dỗ: 1 Cô-rinh-tô 10:13 “Chẳng có sự cám dỗ nào đến cho anh em quá sức loài người đâu. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu, nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.” Đức Chúa Trời biết rõ giới hạn của sự thử thách xảy đến cho ta.
4. Do sự can thiệp, quan phòng của chính Đức Chúa trời: Điều nầy có thể vượt quá trí hiểu của chúng ta đến nỗi có những linh hồn khốn khổ tuyệt vọng la lên: Tại sao? Tại sao? Đức Chúa Trời không hứa cho ta biết rõ lý do mọi hành động của Ngài. Ngài là Đấng Tể trị. Ngay cả trong những đau khổ sâu xa hơn hết, ta vẫn có sự bảo đảm chắc chắn về tình yêu thiên thượng của Ngài là Cha. Giăng Báp tít được đại dụng nhưng về sau bị tù buồn thảm. Chúa Jêsus ở gần nhưng Ngài không đến thăm hay trả lời rõ câu hỏi của ông Giăng. Chúa Jêsus chỉ phán “Hãy cứ ở tù và cứ tin cậy nơi Ta.”
II. TẠI SAO CÓ SỰ ĐAU KHỔ?
1. Là hậu quả của tội lỗi:
a. Giăng 5:14 “Sau lại, Chúa Jêsus gặp người đó trong đền thờ bèn phán rằng: Kìa ngươi đã lành rồi, đừng phạm tội nữa, e có sự gì càng xấu xa xảy đến cho ngươi chăng.” Câu nầy ngụ ý bệnh tật ông đã chịu 38 năm qua là hậu quả của tội lỗi.
b. Mi-ri-am. Dân số 12:10 Bà Mi-ri-am đã bị mắc bệnh phung trắng xóa vì đã lằm bằm chồng lại Môi-se, tôi tớ của Đức Chúa Trời.
c. Vua A-sa. 2 Sử ký ký 16:12. Lúc còn trẻ Vua tin cậy Chúa, nhưng lúc về già Vua khước từ sự lãnh đạo của Chúa và bị Chúa phạt “đau đớn đến nỗi nặng lắm.”
2. Hầu cho công việc của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra. Giăng 9:2,3, các môn đồ hỏi: “Ai mắc tội, người nầy hay là Cha mẹ người, mà khi mới sinh người đã bị mù? Chúa Jêsus khôn ngoan trả lời: Không phải ai cả, mà việc nầy xảy đến để Chúa Jêsus có thể chữa lành bệnh cho người mù. Khi những người khác mắc bệnh, đừng phán xét vội và nói rằng: “Bạn phạm tội gì mà bị phạt như thế?.” Đức Chúa Trời có thể cho phép bệnh tật xảy ra để đem một người đến với Ngài trong sự thông công mật thiết hơn.
3. Vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Giăng 11:4 “Bệnh nầy không đến nỗi chết, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” và La-xa-rơ đã được sống lại, nhiều người tin Chúa chắc chắn Đức Chúa Trời được vinh hiển nhiều qua câu chuyện nầy suốt cả cõi thời gian. Bất cứ sự thử thách xảy đến thế nào ta hãy tiếp nhận với tinh thần ngọt ngào. Nếu việc xảy đến cho ta đẹp lòng Chúa thì ta hãy vui lòng.
4. Công việc của kẻ thù: với sự cho phép của Đức Chúa Trời.
a. Đây là kinh nghiệm của ông Gióp.
b. Người bị quỉ ám ở Ga-da-ra bị đuổi ra nơi nghĩa địa. Mác 5:1-5.
c. Người đàn bà bị Sa-tan trói buộc 18 năm trong sách Lu-ca 13:16.
d. Công vụ 10:38 nói đến những người bị Sa-tan áp chế.
5. Sự sửa phạt (sự dạy con). Hê-bơ-rơ 12:5-13.
a. Cha mẹ không thể luôn để cho con cái theo ý muốn riêng. Đức Chúa Trời cũng vậy đối với chúng ta.
b. Cha mẹ sẽ vui vẻ sửa lại nếu con cái biết lựa chọn khôn ngoan. Đức Chúa Trời cố dạy chúng ta để khiển chúng ta đạt được những quyết định khôn ngoan, sáng suốt.
c. Mục đích của sự dạy dỗ sửa phạt là huấn luyện người con biết quyết định đúng cho dù đôi khi vượt quá quyền hạn của cha mẹ. Đối với Đức Chúa Trời thì sự đau khổ luôn luôn là một phần trong kế hoạch huấn luyện của Ngài dành cho đời sống ta.
III. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ ĐAU KHỔ :
1. Xác chứng quyền làm con của chúng ta.
– Hê-bơ-rơ 12:8 “Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cụng phải chịu thì anh em là con ngoại tình chứ không phải con thật.”
– II Ti-mô-thê 3:12 “Vả lại, mọi người muốn sống cách nhơn đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ.”
Nếu tôi không được chịu khổ thì tôi không phải là tín đồ thật của Chúa. Thương cho roi cho vọt. Sự đau khổ là bằng cớ tình yêu Chúa dành cho ta.
2. Nhằm đem lại ích lợi cho chúng ta:
– Hê-bơ-rơ 12:10 “Nhưng Đức Chúa Trời vì ích lợi cho chúng ta mà sửa phạt.”
Ta hãy lấy một ví dụ: Một cây sắt giá trị không bằng cùng cây sắt ấy, người ta mang vào lò cán, ép, đúc… để tạo thành những vật dụng có giá trị càng hơn: một cây sắt, một con dao, một cây kim đồng hồ, giá trị của chúng khác nhau nhờ chúng được rèn, đập, nghiến, lừa, đúc để càng ngày càng giá trị hơn.
3. Nhằm sinh ra sự thánh khiết:
– Hê-bơ-rơ 12:10 “để khiến chúng ta dự phần trong sự thánh khiết Ngài.”
Đức Chúa Trời muốn chúng ta càng ngày càng trở nên thánh khiết giống như Ngài. Điều nầy cần lò lửa thử thách.
4. Để thử thách chúng ta:
Chúng ta có thật sự là Cơ đốc nhân không? Chúng ta có thể tin cậy Ngài trong sự đau khổ và thiệt thòi không? Lửa làm tiêu cặn bã, nhưng để lại vàng y.
5. Sản xuất ra mùa giặt, sanh ra bông trái.
– Hê-bơ-rơ 12:11 “Sanh ra bông trái công bình và bình an cho nhũng kẻ chịu luyện tập.”
Đời sống chúng ta sẽ kết trái hay chỉ có lá không mà thôi? Ga-la-ti 5:22,23 là bông trái ta cần sản xuất ra.
Sự đau khổ là một trong những phân bón tốt nhất Đức Chúa Trời dùng để tăng sản lượng mùa gặt thuộc linh.
IV. SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI SỰ ĐAU KHỔ :
1. Chúng ta có thể chống nghịch thay vì đầu phục. Thái độ nầy dẫn đến sự cứng lòng.
2. Chúng ta có thể kiệt sức ngã quị trước sự đau khổ. Chúng ta không cần phải ngã quị vì Chúa phán: 2 Cô-rinh-tô 12:9 “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi.” Chúa cho ta đủ sức để gánh chịu sự thử thách và sự đau khổ xảy đến.
3. Chúng ta miễn cưỡng gánh chịu. Đây là hình thức đắc thắng thấp nhất.
4. Chúng ta vui vẻ đầu phục ý Chúa: chấp nhận ý Chúa và cầu xin Chúa cho tiến tới trong đời sống Cơ đốc nhân. Đây là hình thức đắc thắng cao cả nhất.
KẾT LUẬN: